Luận văn Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp sóng thần tỉnh Bình Dương

Cán bộ công đoàn cần sâu sát với đời sống của công nhân, đặc biệt là nữ công nhân để kịp thời nắm bắt nhu cầu cần giúp đỡ của công nhân, từ đó có sự hỗ trợ kịp thời và xây dựng những chương trình thiết thực phục vụ cho lợi ích của công nhân, trong đó có những chương trình giúp công nhân nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục. Cán bộ công đoàn cũng là người nêu ý kiến với ban lãnh đạo nhà máy về các chính sách đối với công nhân, trong đó cần đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân nói chung, nữ TNCN nói riêng. Các kế hoạch hoạt động của công đoàn cũng cần có mục tiêu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ TNCN. Cán bộ công đoàn có thể kiến nghị ban lãnh đạo nhà máy thành lập phòng thông tin ngay tại nhà máy nhằm hỗ trợ nhu cầu nâng cao nhận thức của công nhân đồng thời khuyến khích nữ TNCN tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ học vấn. Cán bộ công đoàn cần phối hợp với cán bộ các dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân công nhân tiếp cận được nguồn lực của dự án và dự án thật sự đem đến lợi ích cho công nhân.

pdf143 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp sóng thần tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và qua đó cũng cho thấy nữ TNCN bắt đầu dần có sự khẳng định cao hơn về bình đẳng giới. Với mức ý nghĩa được chọn cho thống kê là 0.05, kết quả Paired T-Test cho thấy phần lớn thái độ của nữ TNCN về an toàn tình dục trước và sau thực nghiệm có sự thay đổi khác biệt có ý nghĩa. Như vậy, quá trình thực nghiệm đã thành công trong việc xây dựng thái độ tích cực của nữ TNCN về an toàn tình dục. Có hai mệnh đề đo thái độ không có sự khác biệt trước và sau thực nghiệm là mệnh đề về sự tôn trọng trong quan hệ tình dục và mệnh đề về sự chung thủy của nữ trong quan hệ tình dục. Ở kết quả khảo sát trước thực nghiệm, kết quả điểm số của cả hai mệnh đề này đã ở mức cao nên không có sự gia tăng đáng kể thêm nữa. Điều khác biệt xảy ra ở chỗ, sau thực nghiệm, nữ TNCN cũng muốn chồng/bạn trai có sự chung thủy trong quan hệ tình dục bên cạnh sự sẵn sàng chung thủy của chính mình. Một số hình ảnh được ghi tại quá trình thực nghiệm Hình 1. Học viên trong lớp đang thảo luận nhóm với đề tài “Cơ quan nào của cơ thể phụ nữ cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt? tại sao?” Hình 3. Học viên đang thảo luận nhóm với đề tài “Trình bày về các biện pháp tránh mang thai ngoài ý muốn và tránh nhiễm bệnh lây qua đường tình dục ” Hình 2. Cả lớp đang nghe thuyết trình về cấu tạo hệ sinh sản Hình 4. Đại diện nhóm học viên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm Qua quá trình hướng dẫn, quan sát nhóm nữ TNCN tham gia lớp học trong suốt thời gian tiến hành thực nghiệm, người nghiên cứu rút ra được một số nhận định như sau. Nữ TNCN khá ngượng ngùng và e ngại lúc đầu khi trao đổi nội dung có liên quan đến tình dục. Đây là một vấn đề riêng tư và nhạy cảm. Vì vậy, việc tạo bầu không khí an toàn, thân thiện lúc bắt đầu thực nghiệm là rất quan trọng. Cần có thời gian để những nữ TNCN tham dự thực nghiệm làm quen và có sự đồng cảm với nhau. Sự khơi gợi nhu cầu cũng rất quan trọng, khi tất cả nữ TNCN tham dự đều nhận ra mình cũng như các thành viên khác trong nhóm, đều có nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản, có nhu cầu trang bị kiến thức về an toàn tình dục, việc hợp tác với nhau sẽ thuận lợi rất nhiều. Xuyên suốt quá trình thực nghiệm là sự tham gia của tất cả thành viên trong nhóm thực nghiệm. Sự động viên, khuyến khích có tác dụng rất lớn đối với các nữ TNCN còn nhút nhát, dè dặt. Giao nhiệm vụ phù hợp trong tập thể cũng là cách để mỗi thành viên nhận thấy giá trị của mình. Luôn luôn tôn trọng ý kiến của tất cả thành viên trong nhóm. Mỗi nữ TNCN tham gia nhóm thực nghiệm đều có cơ hội phát biểu ý kiến, nêu phản hồi. Sự phản hồi phải trên cơ sở xây dựng, đóng góp cho cái chung. Lớp học với 20 – 30 nữ TNCN là lớp có số lượng lý tưởng để tiến hành biện pháp tâm lý giáo dục với sự vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như trong thực nghiệm này. Số lượng này cũng vừa đủ giúp hình thành nên những hiệu quả giáo dục trong tập thể, vừa đảm bảo phát huy tính tích cực của từng thành viên. Kiến thức về an toàn tình dục cần được xây dựng một cách logic cho thấy mối liên quan giữa các thành tố sức khỏe thể chất – sức khỏe sinh sản – an toàn tình dục. Nội dung kiến thức về tình dục cần được cung cấp với một thái độ khoa học, không dung tục nhưng cũng không né tránh, đặt tình dục trong tương quan giá trị nhân bản, giá trị đạo đức của mối quan hệ và nhấn mạnh lòng tự trọng, ý thức bảo vệ bản thân. Phần lớn nhận thức về an toàn tình dục của nữ TNCN sau thực nghiệm đạt ở mức độ biết và một phần mức độ hiểu. Đối với những nội dung nhận thức này, cần có sự ôn tập, củng cố thường xuyên để tái hiện trí nhớ. Thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCN trở nên tích cực hơn sau thực nghiệm nhờ vào sự giao tiếp nhóm, chia sẻ ý kiến trong tập thể lớp học là nhóm nhỏ dưới sự dẫn dắt của giảng viên thông qua các phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục. Thái độ tích cực này có duy trì được hay không khi nữ TNCN tham gia những nhóm khác, trong đó có những nhóm lớn như nhà máy, công ty, khu phố, các nhóm xã hội khác còn tùy thuộc sự hỗ trợ của nhiều biện pháp khác. Nữ TNCN chưa bộc lộ rõ hứng thú, động cơ khi tham gia câu lạc bộ sức khỏe sinh sản hoặc sử dụng phòng thông tin. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là nữ TNCN cũng thiếu những kỹ năng để tham gia các hình thức tổ chức này, như thiếu kỹ năng tổ chức, quản lý, truyền thông giao tiếp nhóm, thiếu kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật dể phục vụ việc tìm kíếm tài liệu. Do đó, để thực hiện các biện pháp như thành lập câu lạc bộ sức khỏe sinh sản, thu hút nữ TNCN đến với phòng thông tin, cần trang bị cho nữ TNCN những kỹ năng như truyền thông giao tiếp nhóm, tổ chức, quản lý nhóm, sử dụng máy tính, sử dụng phương tiện thông tin, kỹ năng phân tích, tổng hợp tài liệu, TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Đúng như giả thuyết của đề tài nghiên cứu, có thể vận dụng các biện pháp tâm lý để nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ tích cực về an toàn tình dục của nữ TNCN. Để việc vận dụng các biện pháp này phát huy hiệu quả tối ưu, cần có sự khơi gợi giúp nữ TNCN nhận diện nhu cầu của bản thân trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản, thực hiện an toàn tình dục. Nhu cầu được nhận diện cùng với sự hiện diện của nguồn kiến thức sẽ trở thành động cơ thúc đẩy nữ TNCN trong việc điều khiển quá trình nhận thức nhằm lĩnh hội được kiến thức về sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục. Sự lĩnh hội nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCN không phụ thuộc vào những yếu tố hoàn cảnh như hôn nhân, con cái. Chỉ cần nữ TNCN có động cơ, hứng thú, có khả năng nhận thức và có chú ý thì sẽ tiến hành được quá trình nhận thức. Sự nhận thức và thái độ về giới cũng có thể thay đổi để trở nên tích cực hơn. An toàn tình dục là vấn đề của riêng cá nhân nhưng có thể tác động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ tích cực về an toàn tình dục bằng biện pháp tâm lý giáo dục được tiến hành trong tập thể. Như vậy, có thể tác động bằng biện pháp này đến cùng lúc nhiều cá nhân. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Dựa trên toàn bộ kết quả nghiên cứu lý luận, thực trạng và thực nghiệm của đề tài, chúng tôi rút ra một vài kết luận như sau. 1. Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu những vấn đề về sức khỏe sinh sản và một vài khía cạnh hành vi tình dục của công nhân nói chung, nữ công nhân nói riêng, những nghiên cứu này chủ yếu được tiến hành bởi ngành dịch tễ học và xã hội học. Tuy nhiên, còn hiếm có những nghiên cứu về an toàn tình dục liên quan đến công nhân, đặc biệt là nữ TNCN – lực lượng nữ lao động trẻ trong độ tuổi sinh sản, có nhiều vấn đề thể chất và tâm lý gắn liền với sự thay đổi kinh tế, xã hội của một địa phương, một quốc gia. Đặc biệt là còn hiếm những nghiên cứu của ngành tâm lý học về vấn đề này. Vì vậy, việc thực hiện một đề tài nghiên cứu mang tính chất tâm lý học về nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCN điều cần thiết. Nghiên cứu nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCN được đặt trong mục tiêu phục vụ cho nghiên cứu hành vi an toàn tình dục của nữ TNCN. 2. Nội dung lý luận về nhận thức, thái độ về an toàn tình dục đã trình bày những mức độ nhận thức, biểu hiện thái độ về an toàn tình dục. Nhận thức ở mức cao về an toàn tình dục là hiểu rõ lợi ích của an toàn tình dục đối với việc bảo vệ sức khỏe sinh sản, cũng như hiểu rõ những nguy cơ xảy đến cho sức khỏe sinh sản nếu không thực hiện an toàn tình dục, đồng thời hiểu rõ và vận dụng được cách thực hiện an toàn tình dục, sử dụng biện pháp an toàn tình dục. Biểu hiện thái độ ở mức tích cực nhất về an toàn tình dục là đánh giá cao tầm quan trọng của an toàn tình dục, cho thấy sự sẵn sàng thực hiện hành vi an toàn tình dục và sẵn sàng yêu cầu bạn tình cùng thực hiện hành vi an toàn tình dục. Để thành lập, củng cố và duy trì được hành vi an toàn tình dục, phải có sự kết hợp, hội nhập nhận thức và thái độ về an toàn tình dục thành ý thức trách nhiệm về an toàn tình dục. 3. Bản chất khái niệm an toàn tình dục bao gồm tránh mang thai ngoài ý muốn, tránh các bệnh lây qua đường tình dục khi có quan hệ tình dục. Bản chất khái niệm cho thấy phương diện sinh học nhắm đến mục tiêu y khoa liên quan đến hệ sinh sản của con người. Nhưng việc thực hiện hành vi an toàn tình dục không chỉ đơn thuần đặt cơ sở trên phương diện sinh học nhắm đến mục tiêu y khoa mà còn phải đặt trong bối cảnh của nhân bản, đạo đức, văn hóa, đây là phương diện tinh thần của an toàn tình dục. Phương diện tinh thần của an toàn tình dục chứa đựng sự an toàn về cảm xúc và an toàn về giá trị của người tham gia hoạt động tình dục. Do đó, an toàn tình dục cũng liên quan đến các vấn đề an sinh xã hội, quyền con người như quyền có sự tự nguyện, quyền được tôn trọng, quyền được đối xử và cư xử bình đẳng, quyền được bảo vệ tránh khỏi mọi hình thức xâm hại... 4. Nữ TNCNST trong đề tài có nhận thức chưa đúng, hoặc nhận thức đúng một phần nhưng chưa đầy đủ về an toàn tình dục, chưa có thái độ tích cực về việc sử dụng biện pháp an toàn tình dục. Bên cạnh đó, một bộ phận nữ TNCNST chưa có nhận thức về an toàn tình dục. Những yếu tố được xem là nguyên nhân góp phần đưa đến thực trạng này là tình trạng thiếu nguồn trang bị kiến thức về an toàn tình dục cho nữ TNCNST, thiếu sự tác động của các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về an toàn tình dục cho nữ TNCNST, đồng thời chưa có sự hướng dẫn, khơi gợi, nhắc nhở để nữ TNCNST nhận biết được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng, chăm sóc sức khỏe nói chung của bản thân. Thực trạng thái độ về việc sử dụng biện pháp an toàn tình dục của nữ TNCNST cho thấy nữ TNCNST chưa có sự sẵn sàng trong thái độ đối với việc sử dụng biện pháp an toàn tình dục, cũng chưa có sự mạnh dạn yêu cầu chồng/bạn trai sử dụng biện pháp an toàn tình dục và chưa kiên quyết từ chối có quan hệ tình dục trong tình huống thiếu biện pháp an toàn tình dục. Có những biểu hiện trong kết quả thái độ cho thấy thái độ của nữ TNCNST về an toàn tình dục có chịu ảnh hưởng của các định kiến về giới. Điều này cũng cho thấy nữ TNCNST chưa đánh giá cao giá trị bản thân trong mối quan hệ với chồng/bạn trai, thiếu tự tin và thiếu kỹ năng nên chưa mạnh mẽ và dứt khoát yêu cầu được thực hiện hành vi an toàn tình dục bảo vệ sức khỏe sinh sản nói riêng, sức khỏe nói chung của bản thân. 5. Về biện pháp tác động tâm lý, kết quả thực trạng đã cho thấy nữ TNCNST từng tham dự chương trình về an toàn tình dục, có theo dõi thông tin về an toàn tình dục – tức đã tiếp nhận sự tác động của các biện pháp – chiếm tỉ lệ nhiều hơn trong kết quả nhận thức đúng, đầy đủ về an toàn tình dục so với nữ TNCNST chưa từng tham dự chương trình hoặc ít theo dõi thông tin. Tuy nhiên, nữ TNCNST từng tham dự chương trình về an toàn tình dục, có theo dõi thông tin về an toàn tình dục vẫn chưa có thái độ tích cực về an toàn tình dục. Như vậy, những biện pháp truyền thông có hạn chế nhất định trong việc xây dựng thái độ tích cực về an toàn tình dục cho nữ TNCNST. Điều này có thể giải thích bằng những cơ sở lý luận của sự hình thành thái độ. Thái độ hình thành thông qua giao tiếp nhóm và sự trải nghiệm hoạt động của cá nhân, trong khi nữ TNCNST dự những chương trình hoặc theo dõi thông tin thường theo cách thụ động (nữ TNCNST trong đề tài cho biết chưa có dịp tham gia một chương trình được tổ chức theo mô hình lớp học có thảo luận, sắm vai,), thiếu sự hoạt động bộc lộ tâm lý của cá nhân, thiếu sự trao đổi, chia sẻ, hợp tác giữa các thành viên tham gia nên thái độ chưa được hình thành một cách tương xứng. Khi tiến hành thực nghiệm trên nhóm nữ TNCN bằng biện pháp tổ chức một chương trình giáo dục theo mô hình lớp học về an toàn tình dục, quá trình thực nghiệm của đề tài đã chứng minh biện pháp tâm lý phát huy hiệu quả tác động trên nhận thức và thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCN. Trong quá trình tham gia thực nghiệm, nữ TNCNST không tiếp nhận nội dung một cách thụ động mà có sự hoạt động tích cực của bản thân trong môi trường có sự đồng cảm, động viên của nhóm. Kiến nghị Dựa trên toàn bộ kết quả nghiên cứu lý luận, thực trạng và thực nghiệm của đề tài, chúng tôi trình bày một vài kiến nghị như sau, không chỉ đối với nữ TNCNST mà chung cho nữ TNCN tại các KCN khác. 1. Đối với ban quản lý KCN Ban quản lý KCN là cơ quan quản lý chung về các hoạt động của các công ty, nhà máy trong KCN nên công nhân cũng là đối tượng trong tầm quản lý, hỗ trợ của ban quản lý KCN. Sự hỗ trợ của ban quản lý đối với công nhân có thể thể hiện ở sự phối hợp của ban quản lý với ban lãnh đạo nhà máy, với công đoàn các cấp, với các ban ngành chức năng, các đơn vị y tế, tổ chức đoàn thể xã hội nhằm tạo điều kiện cải thiện đời sống nói chung của công nhân, trong đó có công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân. Ban quản lý KCN có thể phối hợp với các cơ quan, tổ chức nêu trên thành lập phòng thông tin, phòng tham vấn dành cho tất cả công nhân làm việc trong KCN, thành lập những sân chơi lành mạnh, tổ chức những chương trình giáo dục nâng cao trình độ nhận thức cho công nhân, trong đó có nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục. 2. Đối với ban lãnh đạo các nhà máy tại KCN Có sự quan tâm, đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân nói chung, trong đó có nữ TNCN. Thường xuyên tổ chức các chương trình hình thành nhận thức cho công nhân về sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục như mở chương trình phát thanh về sức khỏe sinh sản trong giờ ăn của công nhân, tổ chức các chương trình nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tạo điều kiện khám sức khỏe, khám phụ khoa định kỳ cho nữ công nhân. Cung cấp biện pháp an toàn tình dục ngay tại phòng y tế của nhà máy. Có cán bộ y tế và tham vấn viên thường trực tại nhà máy hỗ trợ nhu cầu tham vấn thực hiện an toàn tình dục của công nhân. Ban lãnh đạo nhà máy cũng cần tạo điều kiện cho công nhân học tập nâng cao trình độ học vấn, một khi trình độ học vấn được nâng lên, công nhân có khả năng lĩnh hội nhiều nguồn tri thức khác. Một mặt khác, các chính sách, chế độ do ban lãnh đạo ban hành cần có sự xem xét đến khía cạnh đặc trưng về giới, nhằm tạo điều kiện cho nữ công nhân được thụ hưởng những chính sách, chế độ phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản. 3. Đối với cán bộ công đoàn Cán bộ công đoàn cần sâu sát với đời sống của công nhân, đặc biệt là nữ công nhân để kịp thời nắm bắt nhu cầu cần giúp đỡ của công nhân, từ đó có sự hỗ trợ kịp thời và xây dựng những chương trình thiết thực phục vụ cho lợi ích của công nhân, trong đó có những chương trình giúp công nhân nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục. Cán bộ công đoàn cũng là người nêu ý kiến với ban lãnh đạo nhà máy về các chính sách đối với công nhân, trong đó cần đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân nói chung, nữ TNCN nói riêng. Các kế hoạch hoạt động của công đoàn cũng cần có mục tiêu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ TNCN. Cán bộ công đoàn có thể kiến nghị ban lãnh đạo nhà máy thành lập phòng thông tin ngay tại nhà máy nhằm hỗ trợ nhu cầu nâng cao nhận thức của công nhân đồng thời khuyến khích nữ TNCN tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ học vấn. Cán bộ công đoàn cần phối hợp với cán bộ các dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân công nhân tiếp cận được nguồn lực của dự án và dự án thật sự đem đến lợi ích cho công nhân. 4. Đối với cán bộ HPN, HTN, ĐTN, cán bộ dự án sức khỏe sinh sản dành cho công nhân, cán bộ y tế sản, phụ khoa Ở những địa phương có nhiều công nhân cư ngụ, cán bộ HPN, HTN, ĐTN, cán bộ y tế cần có sự phối hợp tạo thành mạng lưới hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao nhận thức an toàn tình dục cho công nhân nói chung, nữ TNCN nói riêng. Nếu có những dự án sức khỏe sinh sản cho công nhân được triển khai thì cán bộ dự án cũng cần tham gia vào mạng lưới phối hợp này. Cần thành lập Trung tâm hỗ trợ công nhân, tại trung tâm có phòng thông tin và phòng tham vấn là những giải pháp đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức của công nhân về mọi mặt, trong đó có nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục. Thường xuyên tổ chức các hoạt động làm bản tin, báo tường, tờ rơi, các hội diễn văn nghệ, hội thi có nội dung truyền thông về an toàn tình dục, bảo vệ sức khỏe sinh sản. Đối với HPN, có thể thành lập các câu lạc bộ sức khỏe sinh sản trong lồng ghép trong sinh hoạt của chi hội nữ TNCN, tổ chức các chương trình nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục cho nữ TNCN, cung cấp cho nữ TNCN địa chỉ những đơn vị chăm sóc sức khỏe sinh sản tại địa phương, chú trọng nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho nữ TNCN. Đối với HTN, ĐTN, thành lập các câu lạc bộ sức khỏe sinh sản cho nam, nữ thanh niên công nhân, chú trọng nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ tích cực về an toàn tình dục cho nhóm nam TNCN – những đối tượng có thể trở thành bạn trai, chồng của nữ TNCN, tổ chức những chương trình giáo dục đạo đức, lối sống cho nam, nữ TNCN, thông qua những chương trình giáo dục này, nam, nữ TNCN có định hướng giá trị tích cực trong việc xây dựng tình yêu, đời sống hôn nhân, đời sống tình dục. Đối với cán bộ dự án sức khỏe sinh sản cho công nhân, trong khi xây dựng kế hoạch hoạt động cho dự án có thể đưa vào mô hình phòng tham vấn, các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ tích cực về an toàn tình dục cho công nhân, đồng thời chú trọng cả những chương trình nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho công nhân, nhất là nữ công nhân. Đối với cán bộ y tế sản, phụ khoa, trong công tác khám chữa bệnh cho công nhân, thường xuyên tư vấn công nhân thực hiện biện pháp an toàn tình dục. Cán bộ y tế cũng cần biết mạng lưới hỗ trợ công nhân để hướng dẫn những công nhân có nhu cầu giúp đỡ tìm đến những nơi cần thiết, chẳng hạn như phòng tham vấn, dự án sức khỏe sinh sản. Các đơn vị y tế cũng nên có những hoạt động truyền thông về sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục cho công nhân như tổ chức nói chuyện chuyên đề, làm tờ rơi. 5. Đối với nữ TNCN Nữ TNCN, đặc biệt là những nữ TNCN chưa có gia đình cần dành thời gian và vượt qua sự ngại ngùng để tích cực tham gia các hoạt động do công đoàn và các tổ chức đoàn thể xã hội tổ chức, nhất là các hoạt động có nội dung về sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục. Nữ TNCN nên quan tâm đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe nói chung, chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng, mạnh dạn tìm đến các địa chỉ có uy tín cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu này. Trong khi tham gia những chương trình giáo dục về sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục, nữ TNCN nên mạnh dạn bày tỏ những thắc mắc về những vấn đề liên quan đến tình dục, cách cư xử trong những tình huống có yếu tố tình dục. Nữ TNCN cần có ham thích, có ý chí học tập nâng cao trình độ học vấn, trình độ nhận thức. Đối với bản thân mình, nữ TNCN cần có sự nhận thức tích cực về bản thân, không ngừng học hỏi hoàn thiện bản thân, biết đánh giá cao giá trị của bản thân và xây dựng mối quan hệ với nam giới dựa trên những giá trị như sự tôn trọng, tính trách nhiệm, sự bình đẳng. Khi đã được trang bị nhận thức về an toàn tình dục, nữ TNCN nên mạnh dạn tiếp xúc với các biện pháp an toàn tình dục. Sự mạnh dạn này cộng với ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân sẽ góp phần hình thành thái độ sẵn sàng sử dụng biện pháp an toàn tình dục của nữ TNCN. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi đề xuất nghiên cứu tiếp theo như nghiên cứu nhận thức về sức khỏe sinh sản của nhóm nữ TNCN chưa có nhận thức về an toàn tình dục để có biện pháp nâng cao nhận thức an toàn tình dục cho nhóm này, nghiên cứu khó khăn tâm lý ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi an toàn tình dục của nữ TNCN để có biện pháp giúp họ củng cố hành vi an toàn tình dục, nghiên cứu nhận thức, thái độ, hành vi an toàn tình dục của nam thanh niên công nhân để có biện pháp hỗ trợ cho nam thanh niên công nhân nói riêng và công nhân nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Giáo trình Giáo dục dân số - Sức khỏe sinh sản (dành cho sinh viên ngành Tâm lý – Giáo dục các trường đại học sư phạm), Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc – UNFPA tài trợ thông qua dự án VNM7PG0009 Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Nguyễn Quang Uẩn và các tác giả khác (1996), Giáo trình Tâm lý học đại cương. 3. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. 4. Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc – United Nations Children's Fund, Tổ chức Y tế thế giới – World Health Organization (2005), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, NXB Thống kê. 5. Bộ Y tế, Trường Đại học Y Thái Bình (2003), Sức khỏe vị thành niên qua thu thập và phân tích các nghiên cứu từ 1995 đến 2002, NXB Y học. 6. Côn I.X., Phạm Minh Hạc, Ngô Hào Hiệp dịch (1987), Tâm lý học thanh niên, NXB Trẻ. 7. Côvaliốp A.G., Phạm Hoàng Gia dịch (1971), Tâm lý học cá nhân, tập 1, NXB Giáo dục. 8. Côvaliôp A.G., Phạm Hoàng Gia dịch (1971), Tâm lý học cá nhân, tập 2, NXB Giáo dục. 9. Daparoget A.V., Phạm Minh Hạc dịch (1977), Tâm lý học, tập 2, NXB Giáo dục. 10. Vũ Dũng (2000), Tâm lý học Xã hội, NXB Khoa học xã hội. 11. Vũ Dũng chủ biên (2000), Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội. 12. Đào Xuân Dũng (2006), Bạn biết gì về sức khỏe sinh sản và tình dục, NXB Văn hóa thông tin. 13. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc – UNFPA (1999), Sức khỏe sinh sản vị thành niên, NXB Thế giới. 14. Feldman Robert S., Trung tâm dịch thuật (2003), Những điểu trọng yếu trong tâm lý học, NXB Thống kê. 15. Bùi Thị Thu Hà (2008), Sức khỏe sinh sản: dùng cho đào tạo cử nhân Y tế công cộng, NXB Giáo dục. 16. Thái Hà (2010), “Tỷ lệ phá thai ở Việt Nam cao nhất khu vực”, Tiền Phong. 17. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1989), Tâm lý học, tập 1, NXB Giáo dục. 18. Phạm Minh Hạc chủ biên (1989), Tâm lý học, tập 2, NXB Giáo dục 19. Phạm Minh Hạc chủ biên (1992), Tâm lý học, NXB Giáo dục. 20. Trần Hiệp và các tác giả khác (1996), Tâm lý học xã hội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 21. Dương Thị Diệu Hoa (2008), Giáo trình Tâm lý học Phát triển, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 22. Hội Bảo trợ trẻ em TP.HCM, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc – UNFPA (2001), Sức khỏe sinh sản vị thành niên, Dự án Lồng ghép và giáo dục và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên vào chương trình chăm sóc và bảo vệ trẻ em đường phố. 23. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. Võ Hương (2010), “Nạo phá thai trong nữ công nhân”, Tuổi Trẻ. 25. Lomov B.Ph., Nguyễn Đức Hưởng dịch (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 26. Trần Thị Phương Mai (2004), Bài giảng sức khoẻ sinh sản: tài liệu giảng dạy cho cử nhân y tế công cộng, NXB Y học. 27. Nguyễn Thị Hồng Nga (2010), Giáo trình Hành vi con người và môi trường xã hội, NXB Lao động – Xã hội. 28. Phan Trọng Ngọ (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý, NXB Đại học Sư phạm. 29. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học Phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 30. Bùi Ngọc Oánh (2006), Tâm lý học Giới tính và Giáo dục Giới tính, NXB. Giáo Dục. 31. Bùi Ngọc Oánh, Triệu Xuân Quýnh, Nguyễn Hữu Nghĩa (1993), Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 32. Bùi Ngọc Oánh, Triệu Xuân Quýnh, Nguyễn Hữu Nghĩa (1995), Tâm lý học, tập 2, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 33. Petorovski A.V. chủ biên, Đỗ Văn dịch (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục. 34. Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc - UNFPA (2011), Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa xã hội đến sức khỏe sinh sản của lao động nữ di cư ở Việt Nam, Hà Nội. 35. Sakhizanhia Vladirmir, Nguyệt Nga dịch (2006), Trò chuyện với bác sĩ về các vấn đề giới tính (người dịch: Nguyệt Nga), NX. Văn Hóa Thông Tin. 36. Stoppard Miriam, Nguyễn Lân Đính, Nguyễn Thị Ngọc Phượng dịch (2002), Cẩm nang phụ nữ - chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh, NXB. Phụ Nữ. 37. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý, NXB Khoa học và Xã hội, TP. HCM. 38. Tổng cục Thống kê, Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em Việt Nam, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc – UNICEF (2007), Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2006, NXB Thống kê. 39. Tổng cục Thống kê, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc – UNICEF, Tổ chức Y tế thế giới – WHO (2005), Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niênViệt Nam, NXB Thống kê. 40. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê. 41. Trường Đại học Y dược TP. HCM (1994), Tài liệu tham khảo về chuyên đề Phụ nữ và sức khỏe, Đề án hợp tác Việt Nam – Hà Lan “Đẩy mạnh giảng dạy tại 4 khoa Y”. 42. Nguyễn Khắc Viện chủ biên (2001), Từ điển tâm lý, NXB Văn hóa Thông tin. 43. Viện Khoa học giáo dục, Cục V26 Bộ Công an, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc – UNFPA, Trung tâm dạy nghề Koto (2007), Trò chuyện về giới tính, tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên, Dự án giáo dục giới tính cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. 44. Viện Khoa học Giáo dục, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em - Save the Children, (2004), Những điều cần biết để giáo dục giới tính cho con, Nxb Lao động. 45. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 46. Vưgốtxki L.X., Nguyễn Đức Hưởng, Dương Diệu Hoa, Phan Trọng ngọ dịch (1997), Tuyển tập Tâm lý học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 47. Worchel Stephen và Wayne Shebilsue (2007), Tâm lý học (nguyên lý và ứng dụng), Nhà xuất bản Lao động xã hội TIẾNG ANH 48. Czopp Alexander M., Monteith Margo J., Zimmerman Rick S., Ly Donald R. (2004), “Implicit Attitudes as Potential Protection From Risky Sex: Predicting Condom Use With the IAT”, Basic and Applied Social Psychology. 49. Eaton Liberty, Flisher Alan J, Aaro Leif E. (2002), “Unafe sexual behaviour in South African youth”, AIDS Care: Psychological and Socio-medical Aspects of AIDS/HIV. 50. Feldman Rayah, Maposhere Caroline (2003), “Safer Sex and Reproductive Choice: Findings from “Positive Women: Voices and Choices” in Zimbabwe”, Reproductive Health Matters 51. Holland J., Ramazanoglu C., Scott S., Sharpe S., Thomson R. (1992), “Risk, power and the possibility of pleasure: Young women and safer sex”, AIDS Care: Psychological and Socio-medical Aspects of AIDS/HIV. 52. Juarez Fatima, Martín Teresa Castro (2006), “Safe Sex Versus Safe Love? Relationship Context and Condom Use Among Male Adolescents in the Favelas of Recife, Brazil”, Archives of Sexual Behavior. 53. Kordoutis P.S., Loumakou M., Sarafidou J.O. (2000), “Heterosexual relationship characteristics, condom use and safe sex practices”, AIDS Care: Psychological and Socio-medical Aspects of AIDS/HIV. 54. Lou Jiunn-Horng , Chen Sheng-Hwang (2009), “Relationships among sexual knowledge, sexual attitudes, and safe sex behaviour among adolescents: A structural equation model”, International Journal of Nursing Studies. 55. Puri M., Cleland J. (2006), “Sexual behavior and perceived risk of HIV/AIDS among young migrant factory workers in Nepal”, Journal of Adolescent Health. 56. Sheeran Pascal, Abraham Charles, Orbell Sheina (1999), “Psychosocial correlates of heterosexual condom use: A meta-analysis”, Psychological Bulletin. 57. Soonthorndhada Amara (1996), “Sexual Attitudes and behaviours and Contraceptive Use of Late Female Adolescents in Bangkok: A Comparative Study of Students and Factory Workers”, Institute for Population and Social Research Mahidol University. 58. Terry Deborah J., Galligan Roslyn F., Conway Vincent J. (1993), “The prediction of safe sex behaviour: The role of intentions, attitudes, norms and control beliefs”, Psychology & Health. 59. World Health Organization (1993), HIV infection and AIDS: Guidelines for nursing care, WHO Library Cataloguing in Publication Data. 60. World Health Organization (2001), STI/HIV Sexually Transmitted Infections: Briefing Kit for Teachers, World Health Organization Regional Office for the Western Pacifc. 61. World Health Organization (2003), STI/HIV counseling in the Pacific Island countries - a training manual, World Health Organization Regional Office for the Western Pacifc. 62. Yzer M.C., Siero F.W., Buunk B.P. (1999), “Can public campaigns effectively change psychological determinants of safer sex? An evaluation of three Dutch campaigns”, Oxford Journals, Medicine Health Education Research. 63. Zheng Zhenzhen, Zhou Yun, Zheng Lixin, Yang Yuan, Zhao Dongxia, Lou Chaohua, Zhao Shuangling (2001), “Sexual behaviour and contraceptive use among unmarried, young women migrant workers in five cities in China”, Reproductive Health Matters TRANG WEB 64. www.apa.org 65. www.binhduong.gov.vn 66. www.journalofnursingsudies.com 67. www.ncbi.nlm.nih.gov 68. www.pasteur-hcm.org.vn 69. www.tandfonline.com 70. www.tudu.com.vn 71. www.who.int 72. www.unfpa.org 73. www.unicef.org PHỤ LỤC 1 PHIẾU LẤY Ý KIẾN (dành cho nữ thanh niên công nhân) 1. Phụ nữ có thể bị những vấn đề nào về sức khỏe sinh sản? ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 2. Theo chị, an toàn tình dục là gì? ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ PHỤ LỤC 2 PHIẾU LẤY Ý KIẾN (dành cho cán bộ Đoàn, Hội cán bộ y tế, cán bộ dự án) 1. Theo anh/chị, thực trạng sức khỏe sinh sản của nữ thanh niên công nhân ở địa bàn hiện nay có những vấn đề gì đáng quan tâm? ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 2. Theo anh/chị, nữ TNCN cần được trang bị những kiến thức nào về nội dung sức khỏe sinh sản? ............................................................................................................................................... ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ PHỤ LỤC 3 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN MẪU 1 (dành cho nữ thanh niên công nhân) Chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu về sức khỏe của nữ công nhân. Chúng tôi mời chị cho ý kiến trên phiếu này. Người trả lời không phải nêu tên. Chúng tôi giữ bí mật về người trả lời và nội dung này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Rất mong sự tham gia của chị. Chân thành cảm ơn sự hợp tác của chị. Chị vui lòng cho biết: 1. Chị có biết hoặc có nghe nói về an toàn tình dục?  Biết rõ  Biết chút ít  Không biết/Chưa từng nghe nói (Nếu trả lời Biết rõ hoặc Biết chút ít, mời trả lời tiếp từ câu 2 trở đi. Nếu trả lời Không biết, mời trả lời tiếp từ câu 2 đến câu 7, và dừng tại câu 7) 2. Tuổi: ................................................................................................................................ 3. Trình độ học vấn: ............................................................................................................ 4. Tôn giáo: ......................................................................................................................... 5. Thời gian đã làm công nhân tại khu công nghiệp Sóng Thần:  Dưới 1 năm  Từ 1 năm trở lên 6. Đã có gia đình hay chưa?  Chưa có gia đình  Đã có gia đình 7. Đã có con hay chưa?  Chưa có con  Đã có con 8. Chị đã biết thông tin về an toàn tình dục hoặc sức khỏe sinh sản qua:  Học ở trường  Truyền hình  Đài phát thanh  Báo  Mạng internet  Sách  Người thân trong gia đình nói  Bạn bè nói  Khác, ghi rõ: ........................................................................................................ 9. An toàn tình dục gồm những mặt nào? Chọn 3 ý.  Không bị xâm hại cơ thể trong quan hệ tình dục  Không bị xâm hại tinh thần trong quan hệ tình dục  Tránh mang thai ngoài ý muốn khi có quan hệ tình dục  Tránh nhiễm bệnh lây qua đường tình dục khi có quan hệ tình dục  Đạt được khoái cảm tình dục  Quan hệ tình dục có sự phù hợp đạo đức  Quan hệ tình dục có sự phù hợp pháp luật 10. Theo chị, những tình huống nào dưới đây cho thấy có sự an toàn về tinh thần trong quan hệ tình dục?  Có sự ép buộc quan hệ tình dục  Có sự xúc phạm trong quan hệ tình dục  Có sự quan tâm đến tình cảm trong quan hệ tình dục  Có sự tự nguyện đồng ý quan hệ tình dục  Có sự ích kỷ trong quan hệ tình dục  Có sự bình đẳng trong quan hệ tình dục  Có sự thể hiện trách nhiệm trong quan hệ tình dục  Cảm thấy ức chế trong quan hệ tình dục  Cảm thấy hưng phấn trong quan hệ tình dục  Cảm thấy lo lắng, lo sợ trong quan hệ tình dục  Cảm thấy yên tâm trong quan hệ tình dục  Có sự tôn trọng trong quan hệ tình dục 11. An toàn tình dục đem lại lợi ích gì cho phụ nữ? Chọn 3 ý.  Tăng thêm sức khỏe  Bảo vệ sức khỏe sinh sản  Làm ngoại hình đẹp hơn  Hạnh phúc hơn  Lao động hiệu quả hơn  Hưởng thụ tình dục trọn vẹn hơn 12. Hãy nêu ít nhất 3 hậu quả có thể xảy ra do phá thai, theo chị biết. ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 13. Hãy nêu ít nhất 5 tên bệnh lây qua đường tình dục mà chị biết. ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 14. Trong số những biện pháp tránh thai dưới đây, biện pháp nào được công nhận có hiệu quả tránh thai cao?  Uống thuốc tránh thai  Tiêm thuốc tránh thai  Đặt vòng tránh thai  Sử dụng bao cao su  Xuất tinh ngoài âm đạo  Sử dụng miếng phim tránh thai  Triệt sản  Tính ngày rụng trứng để kiêng giao hợp 15. Trong số hành vi dưới đây, hành vi nào có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường tình dục?  Sử dụng biện pháp tránh bệnh khi có quan hệ tình dục  Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình  Không sử dụng biện pháp tránh bệnh khi có quan hệ tình dục  Một trong hai người giữ sự chung thủy trong quan hệ tình dục  Cả hai người đều giữ sự chung thủy trong quan hệ tình dục. 16. Trong số những biện pháp dưới đây, biện pháp nào đồng thời vừa tránh có thai ngoài ý muốn vừa tránh các bệnh lây qua đường tình dục?  Uống thuốc tránh thai  Tiêm thuốc tránh thai  Đặt vòng tránh thai  Sử dụng bao cao su  Triệt sản  Sử dụng miếng phim tránh thai  Xuất tinh ngoài âm đạo  Tính ngày rụng trứng để kiêng giao hợp Trả lời lần lượt từ câu 17. đến câu 29 bằng cách đánh dấu vào ô mình chọn. STT Mức độ đồng ý Nội dung Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Lưỡng lự Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý 17. An toàn tình dục là quan trọng      18. An toàn tình dục là cần thiết cho phụ nữ      19. Cần có sự tự nguyện trong quan hệ tình dục      20. Cần có sự tôn trọng nhau trong quan hệ tình dục      21. Người nam nên chung thủy trong quan hệ tình dục      22. Người nữ nên chung thủy trong quan hệ tình dục      23. Cả người nam và người nữ đều nên chung thủy trong quan hệ tình dục      24. Người nam nên dùng biện pháp tránh cho nữ có thai ngoài ý muốn      25. Người nữ nên dùng biện pháp tránh mang thai ngoài ý muốn      26. Người nam nên dùng biện pháp tránh các bệnh lây qua đường tình dục      27. Người nữ nên dùng biện pháp tránh các bệnh lây qua đường tình dục      28. Người nữ nên đề nghị chồng/ bạn trai sử      dụng biện pháp an toàn tình dục 29. Người nữ nên từ chối có quan hệ tình dục nếu thấy thiếu biện pháp an toàn tình dục      30. Hãy kể tên ít nhất một tổ chức hoặc đơn vị chăm sóc sức khỏe sinh sản dành cho công nhân tại khu vực chị làm việc, nếu có. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 31. Chị đã từng tham dự lớp học hoặc buổi nói chuyện nào về an toàn tình dục hoặc sức khỏe sinh sản hay chưa?  Đã từng  Chưa bao giờ Nếu chọn “Đã từng”, chị vui lòng cho biết lớp học hoặc buổi nói chuyện ấy được tổ chức ở đâu, thời gian nào, do ai tổ chức? .............................................................................. ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 32. Hãy kể tên ít nhất một chương trình phát thanh, hoặc truyền hình, hoặc một mục báo, hoặc một quyển sách, hoặc một trang web có nội dung về an toàn tình dục hoặc sức khỏe sinh sản mà chị biết. ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 33. Chị có thường xuyên xem, nghe, đọc các chương trình về an toàn tình dục hoặc sức khỏe sinh sản trên các phương tiện thông tin?  Rất thường xuyên  Hiếm khi  Khá thường xuyên  Chưa bao giờ  Thỉnh thoảng 34. Nếu được mời dự lớp học hoặc buổi nói chuyện về an toàn tình dục, chị sẽ:  Tham dự ngay  Lưỡng lự  Không tham dự PHỤ LỤC 4 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN MẪU 2 (dành cho cán bộ Đoàn, Hội, dự án) Chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu về nhận thức của nữ thanh niên công nhân về an toàn tình dục. Với mong muốn kết quả nghiên cứu đạt chất lượng và có giá trị, chúng tôi mời anh/chị tham gia trả lời trên phiếu này. Nội dung trả lời chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Rất mong sự hợp tác của anh/chị. Chân thành cảm ơn anh/chị. Anh/chị vui lòng cho biết: 1. Chức vụ hiện tại: ................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 2. Thời gian anh/chị đã tham gia mảng công việc có liên quan tới đối tượng công nhân?  Dưới 1 năm  Từ 1 năm đến dưới 3 năm  Từ 3 năm đến dưới 5 năm  Từ 5 năm trở lên 3. Đối tượng nữ thanh niên công nhân hiện chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số đối tượng mục tiêu công việc của anh/chị?  Dưới 25%  Từ 25% đến dưới 50%  Từ 50% đến dưới 75%  Từ 75% đến 100% 4. Anh/chị vui lòng cho đánh giá về một số nội dung sức khỏe sinh sản của nữ thanh niên công nhân ở địa bàn hiện nay: Mức độ Nội dung Rất đáng lo ngại Đáng lo ngại Bình thường Không đáng lo ngại Hoàn toàn không lo ngại Có thai ngoài ý muốn      Phá thai      Nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục      Nhiễm HIV      5. Theo anh/chị, nhu cầu tìm hiểu kiến thức về an toàn tình dục, sức khỏe sinh sản của nữ thanh niên công nhân hiện nay ở mức độ:  Có nhu cầu rất lớn  Ít có nhu cầu  Có nhu cầu  Hoàn toàn không có nhu cầu  Không thể hiện rõ nhu cầu 6. Theo anh/chị, những dịch vụ, hoạt động tại địa bàn đã đáp ứng nhu cầu tìm hiểu kiến thức về an toàn tình dục, sức khỏe sinh sản của nữ công nhân như thế nào?  Hoàn toàn đáp ứng đủ  Thiếu so với nhu cầu  Đáp ứng đủ  Rất thiếu so với nhu cầu  Đáp ứng tương đối đủ 7. Trong vòng 1 - 3 năm qua, tại địa bàn đã có những hoạt động nào có nội dung về an toàn tình dục, sức khỏe sinh sản hướng tới đối tượng nữ thanh niên công nhân? ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 8. Những hình thức tổ chức nào sau đây có nội dung về an toàn tình dục, sức khỏe sinh sản hướng tới đối tượng nữ công nhân đã được thực hiện tại địa bàn trong vòng 1 – 3 năm qua: Tần suất Nội dung Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ Nói chuyện chuyên đề      Tập huấn      Bản tin, tờ rơi      Báo tường      Phòng tư vấn      Câu lạc bộ      Phát thanh      Hình thức khác:      9. Nếu đã có những chương trình, hoạt động như trên, mức độ tham gia của nữ thanh niên công nhân nhìn chung như thế nào? Mức độ Nội dung Rất cao Cao Vừa phải Thấp Rất thấp Về số lượng      Sự hào hứng (tự nguyện, nhiệt tình)      Sự chú ý (hoặc đầu tư thời gian, công sức)      Tỷ lệ phản hồi (đặt câu hỏi, nêu ý kiến,)      10. Những khó khăn anh/chị gặp phải trong quá trình tổ chức những hoạt động có nội dung về an toàn tình dục, sức khỏe sinh sản cho nữ thanh niên công nhân? ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 11. Trong vòng một năm tới, đơn vị của anh/chị có kế hoạch tổ chức những hoạt động nào về an toàn tình dục, sức khỏe sinh sản cho nữ thanh niên công nhân? ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ PHỤ LỤC 5 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN MẪU 3 (dành cho cán bộ y tế sản, phụ khoa) Chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu về nhận thức của nữ thanh niên công nhân về an toàn tình dục. Với mong muốn kết quả nghiên cứu đạt chất lượng và có giá trị, chúng tôi mời anh/chị tham gia trả lời trên phiếu này. Mọi thông tin về người trả lời được giữ bí mật và nội dung trả lời chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Rất mong sự hợp tác của anh/chị. Chân thành cảm ơn anh/ ahị. Anh/chị vui lòng cho biết: 1. Chức danh công tác: .......................................................................................................... 2. Thời gian đã công tác trong mảng sản, phụ khoa: ............................................................. 3. Đối tượng nữ thanh niên công nhân cư ngụ tại địa bàn đến khám chữa bệnh hiện chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số ca bệnh nhân của anh/chị?  Dưới 25%  Từ 25% đến dưới 50%  Từ 50% đến dưới 75%  Từ 75% đến 100% 4. Theo Anh/chị, hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của nữ thanh niên công nhân ở địa bàn ở mức độ:  Có nhu cầu rất lớn  Ít có nhu cầu  Có nhu cầu  Hoàn toàn không có nhu cầu  Không thể hiện rõ nhu cầu 5. Qua số liệu được ghi nhận tại đơn vị, anh/chị vui lòng cho biết tỉ lệ nữ thanh niên công nhân thuộc các nhóm bệnh sau đây diễn biến như thế nào qua 2 năm 2010, 2011: Diễn biến tỉ lệ Nhóm bệnh Tăng nhiều Tăng Giữ nguyên Giảm Giảm nhiều Phá thai      Nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục      Nhiễm HIV      6. Anh/chị vui lòng cho đánh giá về một số nội dung sức khỏe sinh sản của nữ thanh niên công nhân ở địa bàn hiện nay: Mức độ Nội dung Rất đáng lo ngại Đáng lo ngại Bình thường Không đáng lo ngại Hoàn toàn không lo ngại Có thai ngoài ý muốn      Phá thai      Nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục      Nhiễm HIV      7. Qua công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, anh/chị nhận thấy nhìn chung nữ thanh niên công nhân hiểu biết về các nội dung sau ở mức độ nào? Mức hiểu biết Cao Khá cao Trung bình Khá thấp Thấp Nội dung Về sức khỏe sinh sản      Về cách phòng tránh thai ngoài ý muốn      Về cách phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục      Về an toàn tình dục      Về biện pháp an toàn tình dục      8. Anh/chị vui lòng kể ra 5 biện pháp phòng tránh thai nữ công nhân thường chọn sử dụng hoặc nữ công nhân cho biết họ thường sử dụng, theo anh/chị ghi nhận được. Vui lòng sắp xếp 5 biện pháp trên theo thứ tự tỉ lệ được nữ công nhân sử dụng từ cao trở xuống thấp. Thứ tự tỉ lệ từ cao trở xuống thấp Biện pháp phòng tránh thai được nữ công nhân chọn sử dụng 1. 2. 3. 4. 5. 9. Anh/chị vui lòng kể ra 5 biện pháp phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục nữ công nhân thường chọn sử dụng hoặc nữ công nhân cho biết họ thường sử dụng, theo anh/chị ghi nhận được. Vui lòng sắp xếp 5 biện pháp trên theo thứ tự tỉ lệ được nữ công nhân sử dụng từ cao trở xuống thấp. Thứ tự tỉ lệ từ cao trở xuống thấp Biện pháp phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục được nữ công nhân chọn sử dụng 1. 2. 3. 4. 5. 10. Anh/chị có gặp những khó khăn nào trong việc hướng dẫn nữ thanh niên công nhân sử dụng biện pháp an toàn tình dục? ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2012_08_21_2761714537_5432.pdf
Luận văn liên quan