Luận văn Nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp hiện nay

Nhu cầu giải trí là một trong những nhu cầu quan trọng đối với đời sống công nhân lao động, nó giúp tạo nên sự cân bằng trong cuộc sống sau những giờ lao động sản xuất. Nhưng sự đáp ứng của xã hội với nhu cầu giải trí của họ ít đ ược quan tâm và còn hạn hẹp, thiết chế giải trí trong KCN thiếu thốn. Các c ơ sở dịch vụ giải trí tư nhân thì bùng phát, hoạt động tương đối tự do và có nhiều biểu hiện sai phạm ở mức độ khác nhau, có điểm trở thành nơi ăn nhậu và chứa chấp cờ bạc, tệ nạn xã hội. Đây là những tiêu cực xã hội rất đáng lo ngại, ảnh hưởng không chỉ đối với các hoạt động giải trí mà còn ảnh hưởng tới hình ảnh giai cấp công nhân Việt Nam và uy tín lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà n ước. Thực trạng này là hệ quả của nhiều nguyên nhân nên nhu cầu giải trí của công nhân khó được đáp ứng, đó là chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của Nhà nước ta còn thiếu hẳn yếu tố văn hoá. Các nhà đầu tư chỉ xây dựng nhà máy, công xưởng, chứ không xây dựng nhà ở cho CNLĐ và các thiết chế văn hoá để cho họ tham gia hoạt động sáng tạo cũng như hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến một lợi ích trước mắt là lợi nhuận, nên không chú ý đến hoạt động giải trí của CNLĐ.

pdf93 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3971 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhu cầu mới. Bởi, khi nhu cầu về thu nhập tăng lên thì các nhu cầu về xem ti vi, nghe đài và đọc báo, nhu cầu về chơi thể thao, nhu cầu giao lưu bạn bè cũng tăng theo và không thể bị kìm hãm không chỉ về lượng mà cả về chất để thoả mãn các nhu cầu. Đó là do có sự thay đổi về hoàn cảnh sống, chẳng hạn, sự di chuyển về chỗ ở từ nơi trật trội về nơi rộng, hay giảm số người thuê trong phòng và ngược lại, giá cả leo thang đã tạo ra những nhu cầu mới, đó là nhu cầu giải trí tăng lên hay giảm đi, đã mở đường cho các dịch vụ ăn theo quanh xóm trọ. Chương 3 Những yếu tố ảnh hưởng và Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí cho công nhân lao động Khu Công nghiệp 3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp 3.1.1. Những yếu tố cá nhân - Yếu tố giới tính: Có thể nói giới tính cũng ảnh hưởng tới hoạt động giải trí của công nhân lao động KCN. Việc xem xét nhu cầu giải trí của cá nhân người lao động rất khác nhau. Thí dụ, nhu cầu xem ti vi, nghe đài, nhu cầu chơi thể dục, thể thao, nhu cầu giao lưu bạn bè của cá nhân con người hoàn toàn không giống nhau, khác nhau về thưởng thức nghệ thuật, về ý muốn chủ quan của họ, nhu cầu được người khác phục vụ... Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội một cách khoa học, vì nó đòi hỏi phải bao quát được các nhu cầu khác nhau của con người. Mặt khác trong nội dung của các nhu cầu gần gũi với một số quá trình như tình cảm, xúc cảm, thích thú, sự thôi thúc của ý muốn. Từ đây, mỗi cá nhân lại nẩy sinh những nhu cầu mới, không kém phần phức tạp. Khi nghiên cứu, cần xác định thực sự nhu cầu nào của cá nhân là trạng thái “nhu cầu”, còn trường hợp nào mới chỉ là cảm giác, cảm xúc, hoạt động của ý chí, hay bột phát. Qua tìm hiểu thời gian nhàn rỗi của công nhân lao động tham gia các hoạt động giải trí khác nhau cho thấy, các hoạt động chơi thể dục, thể thao, đi du lịch, dã ngoại và giao lưu bạn bè thì nam công nhân dành nhiều thời gian hơn nữ công nhân cho các hoạt động giải trí này. Đặc biệt, không có thời gian rỗi trong các ngày thì nữ công nhân hơn hẳn nam công nhân, do thời gian và cường độ làm việc căng thẳng từ sáng sớm tới tối khuya; một hoặc hai tuần mới có ngày nghỉ thì dành cho việc chợ búa, mua sắm thức ăn, đồ dùng dự trữ. Với nhịp sống như vậy, có công nhân hàng tháng không xem truyền hình, nghe đài, đọc sách báo, tham quan du lịch lại càng xa vời. Biểu đồ 3.1: Tương quan giới tính và hoạt động giải trí Xem ti vi, nghe ®µi § äc s¸ ch, b¸o ThÓ dôc, thÓ thao Giao l­ u b¹n bÌ Du lÞch, d· ngo¹ i Kh«ng thêi gian rçi Nam N÷ 82.3% 48.8% 17.2% 56.7% 7.7% 12.9% 86.9% 52.3% 72.9% 71% 13.1% 3.7% Nguồn: Tác giả tự khảo sát ở KCN Quang Minh và KCN Thăng Long Kết quả điều tra biểu 3.1 cho thấy hầu hết thời gian nhàn rỗi của công nhân lao động thì các nam công nhân tham gia nhiều hơn nữ công nhân. Nhất là đối với chơi thể dục thể thao thu hút nam công nhân (72,9%) hơn nữ công nhân (17,2%). Vì lĩnh vực thể dục thể thao được đông đảo nam công nhân ưa thích tham gia trong thời gian rỗi vì nó mang tính giải trí cao. Điều này không chỉ ở chỗ hoạt động thể thao giúp con người giải toả căng thẳng trí óc bằng cách chuyển sang các hoạt động vận động, mà còn bởi nó là điều kiện thuận lợi để con người được đổi vai trò một cách hợp lý và hợp pháp [6, tr.106]. Sự tham gia của công nhân lao động vào những cuộc tham quan, du lịch thường là do doanh nghiệp tổ chức hoặc theo nhóm công nhân lao động. Kết quả điều tra cho thấy; 80,4% doanh nghiệp tổ chức tham quan, du lịch cho công nhân lao động từ năm 2008 trở lại đây, trong đó nữ công nhân lao động được tham gia (83,7%) cao hơn nam công nhân (72,3%). Nhưng các cuộc du lịch, dã ngoại do công nhân lao động tự tổ chức vào các ngày nghỉ là rất thấp, nam công nhân (13,1%), nữ công nhân (7,7%). Một điều quan ngại hơn là, hiện nay, một bộ phận công nhân tại các KCN đang tự triệt tiêu nhu cầu hưởng thụ văn hoá, ít quan tâm đến các vấn đề chính trị của đất nước và các thông tin thường nhật của đời sống xã hội. Một bộ phận không nhỏ lại dễ học đòi, buông thả nên họ cũng dễ bị sa ngã, góp phần làm gia tăng các tệ nạn xã hội. Nhiều nam công nhân chủ yếu dành thời gian rảnh rỗi cho việc cờ bạc, ăn nhậu, say xỉn và tìm thú vui tại các nhà hàng “giải trí”. Nhiều nữ công nhân có chút nhan sắc bị dụ dỗ, mua chuộc và bị cám dỗ bởi vật chất đã bỏ nghề chuyển sang làm tiếp viên, làm gái bán dâm... Bảng 3.1: Mức độ tham gia các hoạt động sau khi hết giờ làm việc ở doanh nghiệp Đơn vị tính: % Mức độ Nội dung Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Không trả lời Xem ti vi, nghe đài 51,8 33 3,3 11,9 Đọc báo, sách 34,9 38,9 5 21,8 Chơi thể thao 14,9 31,1 19,4 34,6 Làm thêm tăng thu nhập 19,6 20,9 24,3 35,2 Dậy con học, dọn nhà 27,9 13,4 21,8 37 Đi chơi, tụ tập tán ngẫu 7 33,9 17,1 42 Tham quan, du lịch 5,8 34,4 20,8 39 Nguồn: Số liệu điều tra đề tài: “Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” (2007, Ban Tuyên giáo, TLĐLĐVN). Như vậy, theo kết quả nghiên cứu của luận văn thì hoạt động giải trí của công nhân lao động KCN Quang Minh và KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội cao hơn mặt bằng của cả nước, khi so với kết quả điều tra toàn quốc (năm 2007) của Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và (năm 2008, 2009) của Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Thí dụ, theo kết quả của luận văn trong thời gian nhàn rỗi công nhân lao động xem ti vi, nghe đài (84,3%), theo kết quả của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2007 là (69%), năm 2008 là (72,5%), năm 2009 là (72,8%); giao lưu bạn bè theo kết quả luận văn (61,7%), theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2007 là (40.9%), năm 2008 là (47.5%). Những năm gần đây nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ra đời và đi vào hoạt động, nhưng nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi tập thể, nên hầu hết ở đây điều kiện phục vụ đời sống tinh thần của công nhân như nhà văn hoá, thể thao, thư viện, công viên, nơi vui chơi giải trí, hội họp sau giờ làm việc của công nhân cũng còn thiếu thốn. Các cơ sở bệnh viện, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo... đều quá tải hoặc xuống cấp. Đời sống tinh thần của công nhân nước ta nhìn chung còn nhiều hạn chế, do các công trình công cộng, các thiết chế phục vụ vui chơi giải trí cho nhân dân chưa thoả đáng, do thu nhập của đa số công nhân mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống tối thiểu, nên công nhân không có điều kiện tham gia vui chơi, giải trí để thoả mãn nhu cầu tinh thần. Bên cạnh đó, thời gian, cường độ lao động của công nhân rất cao, hầu hết công nhân không có thời gian giành cho các hoạt động vui chơi, giải trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần. Nhu cầu vui chơi, giải trí theo giới tính, thời gian nhàn rỗi của lao động nữ và lao động nam dành cho việc vui chơi, giải trí cũng khác nhau, do đặc điểm giới tính và gia đình, do áp lực về việc làm, một bộ phận công nhân còn tự triệt tiêu nhu cầu hưởng thụ văn hoá của mình, cũng có một số ít công nhân đã bị kích động lôi kéo vào những hoạt động không lành mạnh. Điều này không chỉ thể hiện công nhân phải lao động cật lực suốt ngày, hết giờ làm việc về nhà, tranh thủ cơm nước là đã tới giờ ngủ, chẳng có thời gian và tiền bạc dư dả để giải trí. - Yếu tố về điều kiện cá nhân: Để đánh giá điều kiện cá nhân ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí của công nhân lao động KCN hiện nay, chúng tôi đưa ra các điều kiện cá nhân nói chung của công nhân KCN, chứ không riêng về mặt cá nhân của họ như; thời gian, sức khoẻ, kinh tế, phong tục, tập quán và điều kiện khác. Tuy nhiên không căn cứ vào đánh giá chủ quan của công nhân, dẫn tới thái độ bi quan, tiêu cực, mà nên lưu ý tới một số điều kiện khách quan. Biểu 3.2: Điều kiện cá nhân ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí 77.4% 64% 80.9% 20.2% 13% 22.6% 34.3% 17.4% 70.6% 40.6% 1.7% 1.8% 9.2% 46.4% Cã Kh«ng Kh«ng biết Thêi gian Søc khoÎ Kinh tÕ Phong tôc, tËp qu¸n Kh¸c Nguồn: Tác giả tự khảo sát ở KCN Quang Minh và KCN Thăng Long Chúng ta biết rằng, con người có các điều kiện khác nhau, có người có thể vừa có thời gian lại vừa có sức khoẻ và kinh tế. Vì vậy, hệ quả ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí tuỳ theo tính chất và hình thức hoạt động giải trí đó. Theo nghiên cứu cho thấy; có 77;4% công nhân lao động cho rằng thời gian ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí; 64% sức khoẻ ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí; 80,9% kinh tế ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí; 20,2% phong tục, tập quán ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí và 18% các điều kiện khác ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí của công nhân lao động. Do đó, điều kiện cá nhân là cơ sở định hướng, động cơ trong hoạt động giải trí, cũng có nghĩa là động lực đáp ứng, thoả mãn nhu cầu giải trí. Bảng 3.2: Tương quan điều kiện cá nhân và tình trạng hôn nhân Hôn nhân Điều kiện cá nhân Đã kết hôn Chưa kết hôn SL % SL % Thời gian Có 131 82,4 94 74,6 Không 28 17,6 32 25,4 Sức khoẻ Có 101 70,6 61 57,0 Không 41 28,7 43 40,2 Không biết 1 0,7 3 2,8 Kinh tế Có 136 84,5 104 79,4 Không 24 14,9 24 18,3 Không biết 1 0,6 3 2,3 Phong tục, tập quán Có 29 22,3 17 17,7 Không 89 68,5 71 74,0 Không biết 12 9,2 8 8,3 Khác Có 8 12,7 11 15,1 Không 22 34,9 32 43,8 Không biết 33 52,4 30 41,1 Nguồn: Tác giả tự khảo sát ở KCN Quang Minh và KCN Thăng Long. Tương quan điều kiện cá nhân và tình trạng hôn nhân ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí được rõ nét hơn, đánh giá của công nhân lao động về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí cao hơn công nhân lao động chưa có gia đình. Nhưng tiếc là do nguyên nhân điều kiện thời gian, kinh tế và sức khoẻ của công nhân lao động KCN chưa được cải thiện. Từ lâu, một số công nhân được xem là những người “4 không” (không gia đình, không giải trí, không thể thao, không nhà) kéo theo đó là hệ quả ảnh hưởng và nhận thức tới nhu cầu giải trí chung của đội ngũ công nhân lao động. Do vậy, với cơ chế kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo xu hướng toàn cầu hoá đã làm cho đời sống xã hội ngày càng văn minh hơn, nhu cầu giải trí của con người cũng ngày càng cao hơn, thế nhưng một đối tượng yếu thế hiện nay chính là công nhân lao động khi nhu cầu giải trí không được đáp ứng, không được kiểm soát. Bên cạnh những nhu cầu giải trí lành mạnh, cũng còn xuất hiện những nhu cầu giải trí thiếu lành mạnh đang tiềm ẩn trong từng cá nhân người lao động, nó đang hàng ngày hàng giờ tác động đến văn hoá nhân cách và hình ảnh giai cấp công nhân Việt Nam. 3.1.2. Những yếu tố gia đình Khi xem xét những yếu tố ở cấp độ gia đình có ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí của công nhân lao động KCN hiện nay, chính là xem xét việc công nhân lao động được gia đình hỗ trợ tiền hàng tháng hay phải gửi tiền về quê phụ giúp gia đình. Hiện nay, tổng thu nhập của công nhân lao động KCN rất thấp bao gồm cả lương, tiền ăn ca, tiền chuyên cần, tiền hỗ trợ trượt giá... Theo kết quả điều tra, có 1,4% công nhân lao động tổng thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng; 45,8% công nhân lao động tổng thu nhập từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng/tháng; 29,5% công nhân lao động tổng thu nhập từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng/tháng; 24,4% công nhân lao động tổng thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng. Với tổng thu nhập như vậy, có 32,9% (97/295) công nhân lao động trả lời là để dành ra được một khoản tiền/tháng chi phí cho các hoạt động giải trí; 67,1% (198/295) là không. Không thể phủ nhận một sự thật là so với đời sống ở vùng nông thôn, nơi những công nhân ra đi tìm đường lập nghiệp, đời sống công nhân ít nhiều có khích lệ hơn như: thu nhập ổn định hơn, mở rộng các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, những mặt tích cực này chỉ là một phần bức tranh sáng tối về đời sống công nhân lao động KCN. Có nhiều cơ hội tìm việc làm và thu nhập cao chính là động lực thúc đẩy người lao động tập trung đến KCN. Hầu hết các Doanh nghiệp KCN là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nên nhìn chung về chế độ tiền lương được áp dụng cao hơn so với các doanh nghiệp ở các khu vực kinh tế khác. Từ chế độ lương cao hơn nên các chính sách thưởng của các doanh nghiệp này cũng là yếu tố để thu hút người lao động. Bên cạnh đó, tại nhiều doanh nghiệp còn áp dụng nhiều chính sách phúc lợi cho người lao động: trợ cấp đi lại, nhà ở, bữa ăn giữa ca... phần nào giúp người lao động trang trải được các chi phí đáp ứng nhu cầu giải trí của bản thân, nâng cao đời sống vật chất và có khả năng phụ giúp gia đình. Theo điều tra, có 29/238 người trả lời công nhân lao động được gia đình hỗ trợ chiếm 13,4%; 103/258 người trả lời phải gửi tiền về quê phụ giúp gia đình là 45,3%. Mức độ hỗ trợ hay gửi tiền về quê phụ giúp gia đình (xem Bảng 3.3). Bảng 3.3: Tiếp cận được gia đình hỗ trợ hay gửi tiền về quê phụ giúp gia đình Mức độ Gia đình hỗ trợ Gửi tiền về quê SL % SL % Dưới 300.000 đồng 3 10,3 5 4,9 Từ 300 - 500.000 đồng 14 48,3 24 23,3 Từ 500 - 700.000 đồng 11 37,9 17 16,5 Từ 700 - 1 triệu đồng 1 3,4 44 42,7 Trên 1 triệu đồng 0 0 13 12,6 Tổng số 29 100 103 100 Nguồn: Tác giả tự khảo sát ở KCN Quang Minh và KCN Thăng Long. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, những công nhân lao động được gia đình gửi tiền hỗ trợ đều là những công nhân lao động mới đi làm, thu nhập thấp và đang phải thuê nhà trọ, nên hoạt động giải trí hạn chế hơn các công nhân lao động khác. Điều này phản ánh một thực tế rằng những công nhân lao động có thu nhập, thâm niên công tác... thuận lợi hơn các công nhân lao động khác trong việc đáp ứng nhu cầu giải trí. Ngoài ra, những công nhân lao động này có cơ hội, được tiếp cận với các máy móc, trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, phương thức quản lý tiên tiến, từ đó người lao động có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề, đồng thời họ còn rèn luyện được tác phong công nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng lao động và công việc đặt ra. Song song với trình độ chuyên môn được nâng lên thì mức lương và các thu nhập khác cũng được tăng lên tương ứng và tỷ lệ thuận với đời sống tinh thần của công nhân lao động. 3.1.3. Những yếu tố xã hội Những năm gần đây, các KCN đã thu hút mạnh giới đầu tư cả trong và ngoài nước vì các lý do như giá thuê cơ sở hạ tầng, nhân công rẻ và chính sách ưu đãi của chính quyền các địa phương. Tuy nhiên, chủ đầu tư chỉ quan tâm đến phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng lợi nhuận mà lại không bị ràng buộc trách nhiệm phải chăm lo đến điều kiện làm việc, ăn, ở, hưởng thụ văn hoá của người lao động. Hơn thế, sự quan tâm của các chính quyền địa phương chưa được bao quát, chưa có điều kiện phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, dịch vụ, thiết chế văn hoá. Cũng như nhiều nhu cầu khác trong đời sống, hưởng thụ văn hoá tinh thần là một nhu cầu bức thiết của công nhân. Sau giờ làm việc, công nhân cần có môi trường thích hợp để nghỉ ngơi, sinh hoạt, học tập, rèn luyện, thư giãn… nhằm tái tạo năng lực trí tuệ và sức khoẻ, tiếp tục làm việc hiệu quả hơn. Nhưng trong KCN thiếu các thiết chế văn hoá cho công nhân, nhưng nếu có cũng chỉ để phục vụ cán bộ quản lý doanh nghiệp hoặc vào những ngày kỷ niệm lớn của đất nước mà thôi. Cho nên, việc thoả mãn các nhu cầu giải trí tinh thần của công nhân sẽ gặp khó khăn. Công nhân sẽ tìm đến các hoạt động bên ngoài, như quán cà-phê, đại lý Internet công cộng, các khu vui chơi giải trí tư nhân... Đến với những dịch vụ này, công nhân phải tiêu tốn một khoản tiền khá lớn trong lúc tiền lương còn thấp, hơn nữa họ luôn phải cảnh giác với các sản phẩm văn hoá đồi truỵ và tệ nạn xã hội. Thậm chí có nhiều công nhân lao vào những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng và trở thành thói quen nguy hại cho bản thân và xã hội. - Thiết chế văn hoá ở KCN ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí cho công nhân lao động: Hiện nay các KCN đang chủ động xây dựng các thiết chế văn hoá, nhằm chăm lo tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, góp phần rèn luyện và nâng cao thể chất, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hoá, tinh thần của công nhân lao động, nhất là trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn. Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo xây dựng các thiết chế văn hoá trong các doanh nghiệp, xây dựng cụm các công trình công cộng phục vụ đời sống CNLĐ gồm nhà ở, bệnh viện, trường học, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, dịch vụ... góp phần ổn định cuộc sống CNLĐ ở các KCN tập trung phát triển Biểu đồ 3.3: Thiết chế văn hoá ở KCN phục vụ nhu cầu giải trí S©n ch¬i, bÓ b¬i, 21% C«ng viªn, 15.7% Nhµ v¨ n ho¸ , 65.6% S©n vËn ®éng, 69.5% Nhµ thi ®Êu thÓ thao, 22.4% Tr¹ m y tÕ, 67.7% Nhµ mÉu gi¸ o, 61.2% HÖ thèng ®µi ph¸ t thanh, 69.5% Nguồn: Tác giả tự khảo sát ở KCN Quang Minh và KCN Thăng Long Trung tâm sinh hoạt công nhân khu A KCN Hiệp Phước, Tp. HCM Từ kết quả biểu đồ 3.3 cho thấy những điều kiện, phương tiện phục vụ nhu cầu giải trí cho công nhân lao động trong KCN; 22,4% công nhân trả lời tại nơi làm việc có nhà thi đấu thể thao; 69,5% có sân vận động; 21% có sân chơi, bể bơi; 16,7% có công viên; 65,6% có nhà văn hoá; 69,5% có hệ thống đài phát thanh; 61,2% có nhà mẫu giáo và 67,7% có trạm y tế. Xét thiết chế văn hoá ở KCN Quang Minh và KCN Thăng Long, thì cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu giải trí cho công nhân lao động ở KCN Quang Minh có điều kiện hơn KCN Thăng Long. Bởi vì, trước đó KCN Quang minh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trước đây, đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; đẩy mạnh quy hoạch các KCN, chuẩn bị quỹ đất, nguồn nhân lực đầu tư mạnh cho kết cấu hạ tầng: đường giao thông, điện, nước, viễn thông, các thiết chế văn hoá… và luôn sát cánh cùng các nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đến đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trước kia, các thiết chế phục vụ đời sống văn hoá tinh thần mang tính chất phúc lợi công cộng như các nhà nghỉ, nhà điều dưỡng, sân chơi…cho công nhân lao động. Nay trong xu hướng thị trường hoá, cơ sở vật chất ấy đã làm cho phúc lợi tích luỹ được của những thế hệ công nhân trước trở thành khoán kinh doanh. Do vậy, thiết chế đã thiếu càng thiếu. Thiết nghĩ, giải quyết vấn đề này phải từ vai trò quản lý - đầu tư của Nhà nước đối với nhu cầu giải trí của công nhân lao động KCN; nghĩa là có chủ trương, đường lối, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất để hiện thực hoá. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể, nhất là Công đoàn cần làm tốt việc tuyên truyền giáo dục tới công nhân lao động, giúp họ hiểu rõ quyền lợi để doanh nghiệp không thể và không nên tiết giảm nhu cầu giải trí chính đáng của mình. - Dịch vụ giải trí ở địa phương ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí cho công nhân lao động: Giống như thiết chế văn hoá KCN phục vụ nhu cầu giải trí công nhân lao động, thì thiết chế văn hoá (dịch vụ tư nhân) cũng ra đời từ đòi hỏi khách quan, nhằn thoả mãn những nhu cầu nhất định của xã hội. Nhưng nó được sở hữu và quản lý bởi các cá nhân đã bỏ vốn đầu tư. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt giữa nó với khu vực giải trí trong KCN. Các điểm giải trí tư nhân thường có quy mô nhỏ, vốn đầu tư vừa phải. Lấy lợi nhuận làm mục tiêu tiên quyết, hoạt động theo quy luật của kinh tế thị trường, dễ dàng chuyển hướng hoạt động khi cần. Cũng chính vì thế mà hoạt động của họ khó kiểm soát và định hướng. Với những đặc điểm đó, dịch vụ giải trí tư nhân trong KCN đang chiếm thế mạnh và thu hút công nhân lao động vào các hoạt động giải trí. Bảng 3.4: Tương quan tiếp cận dịch vụ tư nhân và KCN KCN Thăng Long KCN Quang Minh SL % SL % Quán Internet 89 89,0 177 87,2 Quán Karaoke 78 84,8 174 85,3 Quán gội đầu 82 87,2 185 91,6 Quán cafe, giải khát 91 92,9 192 95,0 Quán ăn, nhà hàng 78 83,0 174 85,3 Nhà nghỉ, khách sạn 48 53,9 95 50,3 Phòng khám y tế tư nhân 64 69,6 145 75,9 Dịch vụ chơi thể thao 29 34,5 97 51,6 Dịch vụ thư giãn cơ thể 23 28,0 95 50,0 Nguồn: Tác giả tự khảo sát ở KCN Quang Minh và KCN Thăng Long. Hiện nay dịch vụ giải trí tư nhân ở các địa phương có KCN, đang hoạt động, đa số đầu tư nhỏ lẻ, thủ công. Tuy nhiên, mạng lưới dịch vụ văn hoá tư nhân hiện chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu giải trí của công nhân lao động và người dân địa phương karaoke, photocoppy, đại lý sách báo, dịch vụ Internet, nhà hàng, phòng y tế… Nên việc, đáp ứng nhu cầu giải trí cho công nhân lao động ở địa phương chưa thoả mãn nhu cầu tinh thần. Như vậy, các thiết chế phục vụ đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân lao động còn hạn hẹp, có thể vì điều kiện cơ sở hạ tầng địa phương khó đáp ứng được với số lượng công nhân lao động lớn như vậy. Theo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội bộc bạch tâm sự: “Chẳng hạn ở thôn Bầu, xã Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội, nơi hơn 14.000 công nhân lao động ở một thôn gần 5.000 dân, mà không hề có câu lạc bộ, không địa điểm sinh hoạt văn hoá cho công nhân...” Tóm lại, về sự đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí của công nhân lao động KCN, có thể thấy một số khía cạnh sau: Thiết chế văn hoá ở KCN phục vụ nhu cầu giải trí của công nhân lao động có tính giáo dục, có khả năng nâng cao sức khoẻ và tái tạo sức lao động… nhưng phân bổ chưa đều giữa các doanh nghiệp, có doanh nghiệp đầu tư phòng hát, sân chơi thể thao, phòng truyền thống. Bên cạnh đó, còn không ít doanh nghiệp đang thiếu thiết chế văn hoá (như phòng họp, sân vận động, sân biểu diễn ngoài trời, rạp hát...) thì hiển nhiên việc thoả mãn nhu cầu này sẽ gặp khó khăn. Khu vực giải trí tư nhân hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải trí cho công nhân lao động. Đến với những dịch vụ này, công nhân phải tiêu tốn một khoản tiền khá lớn trong lúc tiền lương còn thấp, hơn nữa họ luôn phải cảnh giác với các sản phẩm văn hoá đồi truỵ và tệ nạn xã hội do khu vực này có nhiều biểu hiện bị biến dạng vì các chủ đầu tư thường lợi dụng nhu cầu giải trí để khuyến khích những sinh hoạt không lành mạnh nhằm thu lợi nhuận. 3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu giải trí cho công nhân lao động khu công nghiệp. 3.2.1. Phương hướng xây dựng đời sống tinh thần công nhân lao động hiện nay. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, Đảng ta đã chủ trương phát triển một số lĩnh vực cơ bản của đời sống tinh thần, trong đó đáng lưu ý nhất là Văn kiện Hội nghị TW lần thứ V (khóa VIII). Vì vậy, để góp phần làm rõ cơ sở lý luận của những đường lối, chủ trương của Đảng, một số phương hướng cơ bản nhằm xây dựng đời sống tinh thần công nhân lao động ở nước ta hiện nay là: Bảo đảm sự phát triển đồng bộ, hài hòa tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần. Cũng như đời sống vật chất, đời sống tinh thần là một chỉnh thể thống nhất và bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc phân chia đời sống tinh thần thành các lĩnh vực khác nhau mang ý nghĩa rất tương đối. Có thể có nhiều cách phân chia khác nhau về đời sống tinh thần, song người ta buộc phải thừa nhận một điều rằng đời sống tinh thần bao gồm nhiều lĩnh vực (yếu tố) khác nhau như tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, giáo dục, khoa học, văn học - nghệ thuật, tâm lý, tình cảm… Các lĩnh vực tinh thần nằm trong một chỉnh thể thống nhất nhưng lại thường xuyên tác động lẫn nhau, kết hợp với nhau theo mối quan hệ nhân quả. Vì vậy, để đảm bảo được tính chỉnh thể, toàn vẹn của đời sống tinh thần cần có sự phát triển đồng bộ, hài hoà tất cả các lĩnh vực tinh thần. Việc tăng cường phát triển khoa học, công nghệ phải gắn với việc xây dựng môi trường văn hoá trong sạch và lối sống lành mạnh. Việc định hướng nội dung hoạt động giải trí đi đôi với việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức chính trị, ý thức giai cấp. Sự phát triển thiếu đồng bộ, thiếu hài hoà giữa các lĩnh vực khác nhau của đời sống tinh thần sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn, sự suy thoái về đạo đức, lối sống sẽ ảnh hưởng xấu đến tư tưởng chính trị và niềm tin của GCCN trong xã hội, đến chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh chóng trở thành hiện thực, bên cạnh việc và phát triển đồng bộ, hài hoà tất cả các lĩnh vực tinh thần, cần phải đẩy mạnh phát triển một số lĩnh vực tinh thần trọng điểm. Trước hết, lĩnh vực tư tưởng chính trị phải luôn được quan tâm phát triển, bổ sung và hoàn thiện, nhằm phản ánh kịp thời những thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội và tiên lượng được những đường hướng phát triển mới phù hợp với tiềm năng của đất nước và xu thế của thời đại. Các lĩnh vực khoa học và giáo dục cần được ưu tiên phát triển hơn nữa, bởi chúng là nhân tố quan trọng và hàng đầu tạo ra nguồn trí lực và nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc xây dựng một nền đạo đức lành mạnh, một lối sống cao đẹp cũng đang là nhiệm vụ cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân. Thực hiện tốt nhiệm vụ đó sẽ không chỉ góp phần làm lành mạnh hoá toàn bộ đời sống tinh thần, mà còn góp phần thúc đẩy việc thực hiện công bằng và dân chủ hoá trong đời sống kinh tế, chính trị. Bảo đảm sự cân đối và thống nhất trong các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm tinh thần. Tương tự như đời sống vật chất, đời sống tinh thần, cũng bao gồm các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ (những sản phẩm tinh thần ). Các hoạt động này nằm trong một chu trình thống nhất và giữa chúng luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Để đời sống tinh thần luôn giữ vững tính chỉnh thể và có sự phát triển đồng bộ, hài hoà, một trong những biện pháp quan trọng là bảo đảm sự cân đối, thống nhất giữa các hoạt động tinh thần nói trên. Nếu một trong các hoạt động tinh thần đó bị phá bỏ hoặc đạt hiệu quả thấp thì sẽ tác động xấu đến các hoạt động tinh thần khác. Chẳng hạn, hoạt động phân phối sản phẩm tinh thần bị phá bỏ sẽ làm cho hoạt động sản xuất tinh thần bị ngưng trệ. Hơn nữa, một trong các hoạt động tinh thần đó bị phá bỏ hoặc ngưng trệ còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực tinh thần khác. Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta, việc duy trì sự cân đối, thống nhất giữa các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm tinh thần cũng là một trong những nhiệm vụ cần thiết. Trước hết, muốn cho sản xuất tinh thần phát triển, ngoài việc các hoạt động phân phối, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm tinh thần phải luôn giữ được sự thông suốt, còn cần phải tăng cường đầu tư nguồn trí lực và tài lực. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách miễn giá hoặc trợ giá đối với một số sản phẩm tinh thần được truyền bá, tiêu thụ ở những doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữ. 3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí cho công nhân lao động khu công nghiệp hiện nay Trước thực tế sự đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí của công nhân lao động trong KCN còn nhiều hạn chế và bất cập như trên, cần tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sự đáp ứng đó vì đời sống văn hoá - tinh thần lành mạnh và phong phú của công nhân lao động nói riêng của nhân dân nói chung. Góp phần thực hiện điều đó, đề tài xin đề xuất một số giải pháp sau: Một là, thống nhất về nhận thức trong Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội về những vấn đề bức xúc của giai cấp công nhân hiện nay, nhất là vấn đề đời sống văn hoá tinh thần. Thống nhất trong hành động theo vị trí, chức năng của mình, tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị hướng vào giải quyết triệt để, tận gốc những nguyên nhân chủ quan và khách quan của từng vấn đề bức xúc. Cụ thể, cần nhận thức rõ giai cấp công nhân là lực lượng xã hội to lớn, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến. Song một mặt, công nhân, xét về nguồn nhân lực và lực lượng lao động, là yếu tố đầu vào của sản xuất, góp phần quyết định tăng trưởng nếu yếu tố con người, vốn con người, vốn nhân lực của công nhân được phát huy. Mặt khác, công nhân là một nhóm xã hội, một chủ thể và thực thể xã hội, chịu tác động (cả tích cực và tiêu cực) của quá trình phát triển, nhất là của kinh tế thị trường và hội nhập làm cho những vấn đề bức xúc về mặt đời sống văn hoá tinh thần nảy sinh. Do đó, cần phải giải quyết vấn đề bức xúc của giai cấp công nhân trong tổng thể gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Hơn nữa trong từng chính sách thu hút đầu tư, phát triển KCN-CCN phải gắn với xây dựng nhà ở cho công nhân, xây dựng thiết chế văn hoá phục vụ nhu cầu giải trí cho công nhân phù hợp và cụ thể với vùng kinh tế. Nếu không có nhận thức đúng về các mối quan hệ kinh tế và đời sống, sẽ không có các giải pháp đồng bộ và đột phá để giải quyết tận gốc và triệt để các vấn đề xã hội nảy sinh đối với giai cấp công nhân trong điều kiện mới. Hai là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, chính sách để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động KCN. Quan điểm cơ bản xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá nâng cao chất lượng cuộc sống của giai cấp công nhân và bảo vệ môi trường sinh thái - nhân văn. Phát triển các khu công nghiệp phải gắn liền với quy hoạch tổng thể về nhà ở, dịch vụ ăn uống, dịch vụ thương mại, dịch vụ giao thông công cộng, dịch vụ giáo dục, y tế và khu vui chơi giải trí công cộng phục vụ nhu cầu văn hoá tinh thần của công nhân. ở đây, cần khai thác có hiệu quả ba nguồn lực quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ công nhân: thứ nhất là sự đầu tư của Nhà nước; thứ hai là nguồn lực của bản thân các doanh nghiệp; thứ ba là nguồn lực của chính đội ngũ công nhân. Ba là, xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hoá xã hội đồng bộ nhằm phục vụ nhu cầu giải trí cho công nhân lao động. Hiện nay, hệ thống các thiết chế văn hoá - xã hội phục vụ cho việc đáp ứng nhu cầu giải trí của công nhân ở KCN còn thiếu và yếu trầm trọng. Vì vậy, trên cơ sở quy hoạch tổng thể chung, lãnh đạo các cấp cần đầu tư xây dựng và hoàn thiện các thiết chế về văn hoá - xã hội như hệ thống trường học, bệnh viện, trạm y tế, thư viện, rạp hát, rạp chiếu phim, khu vui chơi giải trí, thể thao dành cho công nhân sau giờ lao động tại khu nhà ở công nhân hoặc các khu vực có đông công nhân sinh sống. Nhà nước có thể đầu tư nâng cấp các thiết chế văn hoá - xã hội ở các phường, xã có đông công nhân ở. Mặt khác cần khuyến khích các hoạt động văn hoá công cộng không thu tiền thông qua các đoàn thể chính trị - xã hội hoặc các câu lạc bộ công nhân, nhà văn hoá tự quản của công nhân. Trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, xây dựng nhà ở cho công nhân cần coi việc xây dựng thiết chế văn hoá là một điều kiện bắt buộc; trước mắt là đầu tư xây dựng các trung tâm văn hoá-thể thao cho các địa bàn có đông công nhân KCN ở trọ. Bên cạnh đó, công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp là lực lượng lao động có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước, vì vậy cần có chính sách đặc thù, ưu đãi hưởng thụ văn hoá cho họ như một số đối tượng được ưu đãi ghi trong Nghị quyết TƯ 5, Khoá VIII. Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của cấp uỷ Đảng các cấp, nhất là ở địa phương trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần của công nhân lao động trong KCN. Cần phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng ở cấp Trung ương để đề ra chủ trương, chính sách vĩ mô; để gắn kết, lồng ghép giải quyết vấn đề này trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, phát triển vùng và địa phương. Đặc biệt, cần có sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng ở địa phương, cơ sở, nơi thường xuyên tiếp xúc, tiếp nhận những phản ánh, yêu cầu, nguyện vọng của công nhân, cũng là cấp có trách nhiệm trực tiếp và phát huy vai trò chủ động của mình cùng với chính quyền, kịp thời giải quyết thiết thực, hiệu quả những vấn đề bức xúc và cụ thể của công nhân. Bởi vậy, đây là điều kiện quan trọng nhất, điều kiện tiên quyết để triển khai thực hiện xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Thường xuyên tiến hành phân tích, giám sát chất lượng đáp ứng các hoạt động giải trí của công nhân lao động nhằm đảm bảo xử lý kịp thời các sự cố về các dịch vụ, có những biện pháp mang tính bắt buộc đối với các chủ đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá không tập trung trong KCN cũng như các doanh nghiệp xây dựng hệ thống giải trí cục bộ trong doanh nghiệp. Năm là, đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá trong công nhân lao động. Vừa qua chúng ta đã xây dựng được gia đình văn hoá, xã văn hoá, huyện văn hoá và làm tốt cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn dân cư”. Phát huy truyền thống này, cần đẩy mạnh nếp sống văn minh, gia đình văn hoá trong công nhân lao động, do đại đa số công nhân tham gia lao động trong các khu công nghiệp tập trung xuất thân từ nông thôn ra đô thị. Bên cạnh những thói quen, phong tục tốt đẹp mà họ mang theo, đội ngũ công nhân này cũng có cả những tập quán lạc hậu. Đó là tính tự do vô kỷ luật, đầu óc bảo thủ, bè phái, cục bộ, tính vụ lợi thiển cận, ngại học hỏi và chậm tiếp thu cái mới, tác phong lề mề, luộm thuộm, ngại va chạm, ít quan tâm đến cộng đồng... Vì vậy, xây dựng nếp sống văn minh công nghiệp và nếp sống văn minh đô thị là vấn đề bức thiết, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hoá của công nhân, phát huy vai trò tích cực của họ trong việc phát triển kinh tế và xây dựng văn hoá. Đồng thời đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tình trạng cờ bạc, nghiện hút, buôn bán ma tuý và mại dâm. Đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần sớm thành lập cơ sở đảng, tổ chức Công đoàn và đoàn thanh niên để chỉ đạo và lôi cuốn công nhân vào hoạt động văn hoá tinh thần lành mạnh. 3.2.3. Một số kiến nghị - Với Đảng: Ra Nghị quyết: “về xây dựng đời sống văn hoá cho công nhân lao động”, đây là một định hướng quan trọng để các cấp, các ngành cùng vào cuộc chăm lo đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân lao động nói chung, nhất là chăm lo, cải thiện và đáp ứng phần nào nhu cầu giải trí công nhân lao động trong khu công nghiệp nói riêng. - Với Nhà nước: Cần có Đề án xây dựng đời sống văn hoá cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Bởi lẽ, những sản phẩm, lợi ích mà công nhân lao động trong các KCN, KCX đang đóng góp cho nền kinh tế quốc dân là rất lớn. - Với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Khẩn trương xây dựng đề án phát triển nhà ở cho công nhân, Thoả ước Lao động Tập thể ngành sớm trình Ban Bí thư, trình Chính phủ xem xét giải quyết những kiến nghị về việc ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở, khu giải trí cho công nhân. Nghiên cứu kỹ mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động để có những kiến nghị điều chỉnh phù hợp, giải quyết kịp thời các tranh chấp; nghiên cứu triệt để vấn đề tiền lương trong cơ chế thị trường để có những quyết sách đúng đắn. - Với khu công nghiệp: Dành 1/5 quỹ đất trong KCN để xây dựng thiết chế văn hoá như; Nhà Văn hoá, Câu lạc bộ, sân thể thao, Nhà thi đấu, nhất là nhà ở cho công nhân. Tiêu chuẩn diện tích ở đối với nhà ở công nhân khu công nghiệp được thiết kế tối thiểu là 5 m2/1 người tối đa 8 người/căn hộ [3, tr.13]. - Với chính quyền địa phương: Huyện Mê Linh, Huyện Đông Anh bổ sung quỹ đất phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp gian đoạn 2009 - 2015; ưu tiên dành quỹ đất cho các công trình văn hoá do địa phương cấp và tiền thuế từ các nhà dân kinh doanh nhà trọ để xây dựng khu vui chơi giải chí trên địa bàn, có hành lang dành cho công nhân lao động được hưởng thụ. - Với người dân: Phối hợp với chính quyền địa phương quản lý tốt số công nhân, khai báo tạm trú tạm vắng, có nghĩa vụ nộp thuế khi kinh doanh nhà trọ. - Với doanh nghiệp: Nên dành thời gian tối thiểu trong quý, năm để công nhân có điều kiện tiếp xúc và hưởng thụ văn hoá tinh thần, xây dựng phòng truyền thống, câu lạc bộ, nhà văn hoá thể thao để công nhân được học và tham gia các hoạt động giải trí thường xuyên. - Với công nhân lao động: Nâng cao ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, phải gắn bó với doanh nghiệp, phải sống có văn hoá và biết hưởng thụ văn hoá. Kết luận chương 3 Qua những yếu tố tác động khiến nhu cầu giải trí của công nhân lao động ở KCN Quang Minh và KCN Thăng long, Nội Bài chủ yếu là yếu tố xã hội tác động rất lớn. Vì cơ sở vật chất trong KCN phục vụ hoạt động văn hoá, thể thao của công nhân lao động còn thiếu thốn, điều kiện để công nhân tham gia rất hạn hẹp. ở địa phương quy hoạch xây dựng các điểm giải trí chưa khoa học, phân bổ các thiết chế giải trí tại các địa bàn cư trú chưa hợp lý và quản lý chưa tốt. Điều đó khiến chp những công nhân lao động nghiêm túc không dám lui tới nhhững điểm này, kể cả khi họ có nhu cầu giải trí, vì ngại bị hiểu lầm, bị mang tiếng và đôi khi cả điều kiện không cho phép. Đó chính là các cấp, các ngành chưa quan tâm đầy đủ đến việc đáp ứng nhu cầu giải trí cho công nhân lao động KCN còn nhiều bấtt cập như: nguồn kinh phí dành cho giải trí chưa được đưa vào danh mục chi ngân sách thậm chí chưa bao giờ được đề cập tới trong các văn bản pháp lý của các cấp quản lý ở địa phương; nhân tố con người trong lĩnh vực giải trí chưa được quan tâm đúng mức. Chính những điều đó khiên nhu cầu giải giải trí của công nhân lao động KCN Quang Minh và KCN Thăng Long, Nội Bài chưa được thoả đáng. Kết luận Nhu cầu giải trí là một trong những nhu cầu quan trọng đối với đời sống công nhân lao động, nó giúp tạo nên sự cân bằng trong cuộc sống sau những giờ lao động sản xuất. Nhưng sự đáp ứng của xã hội với nhu cầu giải trí của họ ít được quan tâm và còn hạn hẹp, thiết chế giải trí trong KCN thiếu thốn. Các cơ sở dịch vụ giải trí tư nhân thì bùng phát, hoạt động tương đối tự do và có nhiều biểu hiện sai phạm ở mức độ khác nhau, có điểm trở thành nơi ăn nhậu và chứa chấp cờ bạc, tệ nạn xã hội. Đây là những tiêu cực xã hội rất đáng lo ngại, ảnh hưởng không chỉ đối với các hoạt động giải trí mà còn ảnh hưởng tới hình ảnh giai cấp công nhân Việt Nam và uy tín lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Thực trạng này là hệ quả của nhiều nguyên nhân nên nhu cầu giải trí của công nhân khó được đáp ứng, đó là chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của Nhà nước ta còn thiếu hẳn yếu tố văn hoá. Các nhà đầu tư chỉ xây dựng nhà máy, công xưởng, chứ không xây dựng nhà ở cho CNLĐ và các thiết chế văn hoá để cho họ tham gia hoạt động sáng tạo cũng như hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến một lợi ích trước mắt là lợi nhuận, nên không chú ý đến hoạt động giải trí của CNLĐ. Vì mục tiêu là lợi nhuận, nên các chủ doanh nghiệp tìm cách tăng ca, tăng giờ làm cho CNLĐ không có thời gian để tham gia vào các hoạt động thể thao văn hoá, văn nghệ. Hơn nữa lương của CNLĐ rất thấp, lại không có thời gian nên không đảm bảo cuộc sống bình thường vì vậy cũng hạn chế đến sự tham gia các hoạt động giải trí tại địa phương. Các yếu tố tác động đến nhu cầu giải trí của CNLĐ còn rất thấp để nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp tạo lập một lối sống lành mạnh, yêu đời, yêu quê hương, yêu đất n- ước và thực tế là yêu giá trị lao động của chính bản thân CNLĐ. Do họ đều là lao động phổ thông, xuất thân từ nông dân, khi vào doanh nghiệp họ mới bắt đầu làm quen với lối sống công nghiệp và nề nếp. Chính vì sự xuất thân từ nghèo nàn về tinh thần sẽ dẫn đến sự nghèo nàn về thể chất, ý chí vươn lên để đổi mới là rất hạn chế bởi yếu tố tương tác giữa đời sống văn hoá tinh thần và việc làm, thu nhập là cốt lõi để mỗi người có điều kiện phát triển thì chưa được phát huy. Điều đó cho thấy, nhu cầu giải trí chưa được cải thiện khi chính đồng lương và việc làm chưa ổn định thì giải trí, vui chơi, cảm thụ cái đẹp là một điều hết sức xa lạ. Vì thế hầu hết CNLĐ rơi vào tình trạng thiếu thông tin, hạn chế về những nhận thức xã hội cũng như về các chế độ chính sách có liên quan trực tiếp đến ngời lao động, đôi khi bị chủ sử dụng lao động vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình mà vẫn không biết hoặc cũng có nhiều trờng hợp CNLĐ vi phạm hợp đồng, vi phạm quy chế hoạt động của doanh nghiệp mà bản thân vẫn không nhận biết đợc đầy đủ…Đó chính là những nguyên nhân của đình công thời gian qua ở hai KCN. Điều đó đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc hơn nữa của các cấp, các ngành và của toàn xã hội đối với nhu cầu giải trí của công nhân lao động. Cần triển khai đồng bộ các chính sách, biện pháp, trên nhiều lĩnh vực, từ biện pháp quản lý hành chính, xử lý dân sự và hình sự, các biện pháp giáo dục, tác động tới nhận thức làm thay đổi dần quan niệm xã hội đối với giải trí cho công nhân lao động. Chỉ có sự kết hợp chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng giữa tất cả các chủ thể trong xã hội mới có thể đáp ứng thoả đáng nhu cầu giải trí cho công nhân lao động KCN nói riêng và toàn xã hội nói chung. Danh mục Tài liệu tham khảo 1. Chung á, Nguyễn Đình Tấn (1998), Nghiên cứu xã hội học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Ban Tuyên giáo - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2007), Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, Đề tài khoa học cấp Bộ. 3. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 14/TT-BXD, ngày 30/6/2009 hướng dẫn áp dụng thiết kế điển hình, thiết kế mẫu nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân và nhà ở cho người thu nhập thấp. 4. Lê Thị Kim Chi (2005), Nhu cầu động lực và định hướng xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 5. Đinh Thị Vân Chi (2001), “Mấy nhận xét về sự biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, (số 2). 6. Đinh Thị Vân Chi (2003), Nhu cầu giải trí của Thanh niên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hoá, Nxb Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội. 8. Chính phủ (1997), Nghị định 36/CP, ngày 24-4-1997 về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. 9. Chính phủ (2008), Nghị định số 29/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. 10. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 18/NQ-CP, ngày 20/4/2009 về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. 11. Kratkij Clovar po Sociologij (1989), Từ điển tóm tắt Xã hội học), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. A.G. Côvaliov (1971), Tâm lý học cá nhân, Tập 1, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 13. Emile Durkheim (1993), Các qui tắc của phương pháp xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 14. Trọng Dũng (2009), "LĐLĐ thành phố Hà Nội và kinh nghiệm vận dụng linh hoạt, đồng bộ các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho CNLĐ", ngày 07/9/2009, 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Đặng Quang Điều (2008), “Việc làm và đời sống của người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất”, Tạp chí Lao động và Công đoàn (418). 18. Michel Fragonard (1999), Văn hoá thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Kobayashi Fuumio, Đại học Thương mại Yokohama (2009), Xây dựng KCN Thăng Long và vật liệu đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hội thảo quốc tế , Hà Nội. 20. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 21. Trần Bảo Khánh (2007), Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Báo chí, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. 22. Trần Hồng Kỳ, Bộ Kế hoạch Đầu tư (2009), Một số vấn đề về phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam, Hội thảo quốc tế: Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp ở các nước Đông Nam á và Việt Nam, Hà Nội, ngày 27/6/2009. 23. A.N. Lêonchiev (1998), Hoạt động - ý thức - nhân cách, Nxb Giáo Dục, Hồ Chí Minh. 24. Jonhn J.Maccionis (2004), Xã hội học, Nxb Thống kê, Hà Nội. 25. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng những kiến thức cơ bản, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 26. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. C.Mác - Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, Tập 42, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Nguyễn Đình Tấn (2005), Xã hội học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 31. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Nguyễn Mạnh Thắng (2009), Xây dựng GCCN Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Mã số KX.04.15/06-10. 33. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 1463/QĐ-TTg, ngày 10/10/2008 về việc thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, thành phố Hà Nội. 34. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 66/QĐ-TTg, ngày 24/4/2009 về Ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê. 35. Phạm Hương Trà (2005), Nhu cầu của nhóm công chúng sinh viên Hà Nội đối với các chương trình truyền hình, Luận văn thạc sĩ Xã hội học, Học Viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 36. Trường Đại học Công đoàn - Khoa Xã hội học (2003), Tìm hiểu nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên, Đề tài cấp trường. 37. Trường Đại học Xây dựng - Khoa Kiến trúc (2007), Khảo sát nhu cầu không gian vui chơi giải trí của nhân viên văn phòng ở Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. 38. Đặng Ngọc Tùng (2008), Xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội. 39. Đặng Ngọc Tùng (2008), Xây dựng GCCN Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Mã số KX.04.15/06-10. 40. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (1999), Giáo trình Tâm lý học Đại cương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 41. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển Xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội. 42. Viện Công nhân và Công đoàn - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2006), Thực trạng đời sống, việc làm lao động nữ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các giải pháp của Công đoàn, Đề tài khoa học cấp Bộ. 43. Viện Công nhân và Công đoàn - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2008), Một số vấn đề cấp bách xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đề tài khoa học cấp Bộ. 44. Viện Sử học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2008), Xây dựng và phát triển văn hoá của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, thuộc chương trình: Xây dựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Mã số: KX.03/06-10. MụC LụC Trang mở đầu 1 Chương 1: cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhu cầu giải trí của công nhân lao động KCn hiện nay 12 1.1. Thao tác hoá khái niệm 12 1.2. Cơ sở thực tiễn 23 1.3. Vận dụng các lý thuyết vào nghiên cứu 28 Chương 2: Thực trạng nhu cầu giải trí của công nhân lao động Khu Công nghiệp hiện nay 34 2.1. mô tả địa bàn nghiên cứu và mẫu nghiên cứu 34 2.2. Thực trạng hoạt động giải trí và nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp 47 Chương 3: Những yếu tố ảnh hưởng và Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí cho công nhân lao động khu công nghiệp 68 3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp 68 3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu giải trí cho công nhân lao động khu công nghiệp 80 KếT LUậN 88 Danh mục TàI LIệU THAM KHảO 90 PHụ LụC 94 Danh mục các chữ viết tắt CNLĐ : Công nhân lao động GCCN : Giai cấp công nhân KCN : Khu công nghiệp XHCN : Xã hội chủ nghĩa Danh mục các bảng, biểu đồ TT Tên bảng, biểu Trang Bảng 2.1 Mối tương quan trình độ chuyên môn và tổng thu nhập của công nhân lao động KCN 41 Bảng 2.2 Tương quan nhu cầu giao lưu bạn bè và giới tính 63 Bảng 3.1 Mức độ tham gia các hoạt động sau khi hết giờ làm việc ở doanh nghiệp 70 Bảng 3.2 Tương quan điều kiện cá nhân và tình trạng hôn nhân 73 Bảng 3.3 Tiếp cận được gia đình hỗ trợ hay gửi tiền về quê phụ giúp gia đình 75 Bảng 3.4 Tương quan tiếp cận dịch vụ tư nhân và KCN 79 Biểu đồ 2.1 Tương quan giới tính và trình độ chuyên môn của công nhân lao động KCN 37 Biểu đồ 2.2 Trình độ chuyên môn, tay nghề của công nhân lao động 40 Biểu đồ 2.3 Mức độ xem tivi, nghe đài của công nhân lao động KCN 50 Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ chơi thể dục, thể thao trong thời gian nhàn rỗi của công nhân lao động KCN 53 Biểu đồ 2.5 Mức độ thời gian nhà rỗi của CNLĐ tham gia các hoạt động thể dục, thể thao vào các ngày thường và ngày nghỉ cuối tuần 54 Biểu đồ 2.6 Mức độ giao lưu bạn bè của công nhân lao động trong KCN 56 Biểu đồ 2.7 Mức độ nhu cầu giải trí của công nhân lao động về xem ti vi, nghe đài, đọc sách và báo 58 Biểu đồ 2.8 Một số nguyên nhân khiến nhu cầu giải trí của công nhân lao động không được đáp ứng 64 Biểu đồ 3.1 Tương quan giới tính và hoạt động giải trí 69 TT Tên bảng, biểu Trang Biểu đồ 3.2 Điều kiện cá nhân ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí 72 Biểu đồ 3.3 Thiết chế văn hoá ở KCN phục vụ nhu cầu giải trí 77

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf9_8528.pdf
Luận văn liên quan