Luận văn Những biện pháp cơ bản phấn đấu hạ giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Xây Lắp ĐiệnCông ty Điện Lực 1

Hạ giá thành sản phẩm- một biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong các ngành xây lắp, việc xác định phương pháp quản lý, đề ra biện pháp hạ giá thành sản phẩm phù hợp với thực tế sản phẩm của doanh nghiệp luôn là mục tiêu của các nhà quản trị.

pdf83 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những biện pháp cơ bản phấn đấu hạ giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Xây Lắp ĐiệnCông ty Điện Lực 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hì Xí nghiệp đã tiết kiệm chi phí máy thi công - Chi phí máy thi công chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như khối lượng công việc máy móc đảm nhiệm và chi phí máy cho đơn vị công việc. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này sẽ là mức tiết kiệm hay lãng phí của chi phí máy thi công. Phân tích tình hình sử dụng chi phí máy thi công (kể cả chi phí máy thuê ngoài) của Xí nghiệp ở 4 công trình: Bảng 9: Tình hình thực hiện chi phí máy thi công ở 4 công trình Đơn vị: đồng T T Tên công trình Dự toán Thực tế ∆ZMTC TMMTC( %) 1 Tuyến cáp ngầm cao thế.. 4.282.769 3.884.580 -398.189 90,7 03 2 Đại tu đường dây 110KV.. 38.510.567 27.550.000 - 10.960.567 71,5 39 3 Đưa điện về xã Giao An... 1.278.518 1.206.910 -71.608 94,3 99 4 Cải tạo điện xã Bắc Hồng.. 24.283.711 22.150.143 -2.133.568 91,2 14 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính năm 2001 Trong cả 4 công trình trên chi phí máy thi công thực tế đều thấp hơn chi phí máy thi công dự toán, theo bảng ta có: - Công trình tuyến cáp ngầm cao thế 24KV và trạm biến áp tổng công ty phát hành sách đã tiết kiệm chi phí 398.189 đồng hay 9,297% - Công trình đại tu đường dây 110KV lộ 172 - 174 Thác Bà - Yên Bái đã tiết kiệm 10.960.567 đồng hay 28,461% - Công trình đưa điện về xã Giao An Lang Chánh - Thanh Hoá đã tiết kiệm chi phí 71.608 đồng hay 5,601% - Công trình cải tạo điện xã Bắc Hồng - Đông Anh đã tiết kiệm 2.133.568 đồng hay 8,786% Đó là do các nguyên nhân sau: - Các tổ, đội thi công đều có kế hoạch sử dụng máy tiết kiệm nhất về số giờ máy thực hiện bằng cách nâng cao năng suất cho từng giờ máy thi công. Xí nghiệp đã sử dụng biện pháp sử dụng và bảo quản tốt máy móc và thiết bị thi công, hạn chế tối đa trường hợp phải sữa ngoài dự toán. - ở các công trình, các tổ đội thi công đều sử dụng rất tiết kiệm, không gây lãng phí, hao hụt xăng dầu, động lực vận hành máy. Đặc biệt tổ thi công thực hiện rất tốt công tác này như ở công trình cải tạo điện xã Bắc Hồng. - ở rất nhiều công trình do máy móc thiết bị quá cũ, không đảm bảo công suất cho tiến độ thi công, nên Xí nghiệp phải đi thuê ngoài là tăng một lượng không nhỏ chi phí máy trong giá thành. Cần phải có sự đầu tư các trang thiết bị thi công hiện đại như vậy sẽ tạo nhiều cơ hội cho Xí nghiệp trong công tác bố trí và sử dụng máy móc đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công, nâng cao trình độ cơ giới hoá trong xây lắp, sữa chữa công trình. Từ đó Xí nghiệp giảm được khoản mục chi phí máy thi công trong giá thành. Tổng hợp tình hình sử dụng máy thi công của Xí nghiệp trong 3 năm gần đây. Bảng 10: Tình hình sử dụng chi phí máy thi công trong giá thành trong 3 năm Đơn vị: ng.đồng TT Năm Dự toán Thực tế ∆ZMTC TMMTC(%) 1 1999 90.685 87.964 -2.721 96.989 2 2000 85.435 81.530 -3.905 95,429 3 2001 69.768 63.715 -6.053 91,324 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm Qua đây, ta thấy giảm chi phí máy thi công thực sự là biện pháp lớn của Xí nghiệp trong công tác hạ giá thành xây lắp thực tế trong thời gian qua và cũng là biện pháp sẽ tiếp tục phát huy trong năm tới. d. Phân tích tình hình chi phí chung trong giá thành xây lắp Trên lý thuyết thì các khoản mục chi phí ngoài các khoản mục nói trên được gọi là chi phí chung nhưng thuật ngữ này tại Xí nghiệp Xây Lắp Điện vẫn thường sử dụng lẫn nhau giữa chi phí chung và chi phí khác mặc dù về bản chất là hoàn toàn giống nhau. Do đó, trong phần nay khoản mục chi phí đó có lúc gọi là chi phí chung, có lúc gọi chi phí khác đều là một Bằng phương pháp so sánh, tiến hành phân tích các khoản mục chi phí chung theo tổng số chi phí và theo từng phân bổ cũng như theo từng khoản mục của chi phí. Có thể qua phân bổ, tiến hành đánh giá sự thay đổi tỷ trọng của từng khoản chi thực tế so với định mức, giữa thực tế kỳ này so với kỳ trước... để qua đó thấy được những công việc đã làm tốt và những khâu còn chưa tốt của Xí nghiệp, phát hiện những vấn đề cần tăng cường quản lý trong những năm tới. Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới mức độ chi phí của khoản mục chi phí chung. Khi phân tích khó có thể phân biệt được mức độ ảnh của một nhân tố ra khỏi ảnh hưởng của các nhân tố khác bởi vì các nhân tố có mối liên hệ biện chứng hữu cơ với nhau, ảnh hưởng của mỗi nhân tố tới mức độ chi phí có thể bị che lấp bởi ảnh hưởng của nhân tố khác. Do đó, khi phân tích khoản mục chi phí chung hoàn toàn cho phép so sánh sự biến đổi mức độ chi phí chung với sự biến động của một nhân tố chính. Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí chung trong giá thành thực tế với chi phí chung trong giá thành dự toán ta sử dụng công thức sau: Và mức tiết kiệm hoặc lãng phí về chi phí chung trong việc thực hiện khối lượng công tác xây lắp thực tế so với kế hoạch là: ∆ZC ∆ZMC = Chi phí chung thực tế - Chi phí chung dự toán TMC = Tỷ lệ thực hiện kế hoạch chi phí khoản = Chi phí chung thực tế Chi phí chung dự toán x 100 Nếu: TMC > 100% và ∆ZC >0 thì Xí nghiệp đã lãng phí chi phí chung TMC <100% và ∆ZC <0 thì Xí nghiệp đã tiết kiệm chi phí chung Bảng 11: Tình hình sử dụng chi phí chung ở 4 công trình Đơn vị: đồng Tên công trình Dự toán Thực tế ∆ZC TMC(%) 1 Tuyến cáp ngầm cao thế.. 30.695.188 29.558.139 -1.137.049 96,296 2 Đại tu đường dây 110KV. 716.967.767 704.602.178 - 12.365.589 98,275 3 Đưa điện về xã Giao An... 100.850.378 91.726.900 -9.123.478 90,953 4 Cải tạo điện xã Bắc Hồng. 194.675.415 190.799.265 -3.876.150 98,009 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính năm 2001 Cả 4 công trình này đều giảm được chi phí chung. Thực tế, để hạ giá thành xây lắp các công trình tại Xí nghiệp Xây Lắp Điện thì khoản mục có thể dễ giảm chi phí nhất trong các khoản mục chi phí là chi phí chung này. Mặc dù, ở Xí nghiệp khoản mục chi phí khác chiếm tỷ trọng không nhỏ nhưng biện pháp để hạ giá thành các công trình mang lại lợi nhuận cho Xí nghiệp là phấn đấu giảm chi phí chung như: giảm các khoản giao dịch phí, chi phí làm việc với bên A, chi phí quản lý, những khoản chi phí tác nghiệp tại các đội xây lắp. ở 4 công trình trên, chi phí chung giảm do Xí nghiệp đã tổ chức bộ máy lao động gián tiếp trên công trường rất gọn nhẹ. Thực hiện chính sách khoán rất cụ thể đến từng tổ, đội thi công như những khoản chi phí văn phòng phẩm, chi phí đi lại nếu ít người đi không sử dụng phương tiện cơ quan mà đi phương tiện bên ngoài sau đó về hạch toán với Xí nghiệp. Làm như vậy trong năm qua Xí nghiệp đã giảm được một khoản rất lớn chi phí gián tiếp này. Những khoản chi phí giám sát, khảo sát và nghiệm thu công trình cũng giảm... Trên thực tế, khoản mục chi phí chung không nhất thiết phát sinh tương ứng với khối lượng công tác xây lắp Xí nghiệp thực hiện trong kỳ. Bởi vì, bên cạnh những công trình chỉ thi công trong một vài tháng là xong nhưng cũng có những công trình thời gian thi công kéo dài giữa các quý thậm chí từ năm này sang năm khác (số công trình như thế này tại Xí nghiệp rất ít) ngay từ khi bắt đầu tiến hành thi công Xí nghiệp đã phải có một số khoản chi phí cho chuẩn bị công trường (kho tàng, dụng cụ thi công, lán trại cho công nhân...). Những khoản chi phí này không có khối lượng công tác xây lắp thực hiện tương đương. Chuyển sang những năm hoạt động sau, mặc dù khối lượng công tác được thực hiện nhiều so với trước nhưng trong năm chỉ xuất hiện một số khoản chi có liên quan trực tiếp tới việc thực hiện khối lượng công tác phát sinh, do vậy làm chi phí chung giảm rất nhiều so với dự toán. Tóm lại, với bộ máy quản lý tinh giản, gọn nhẹ tại Xí nghiệp và công trường, cùng với các chế độ quản lý thưởng, phạt nghiêm minh nên khoản mục chi phí này là khoản Xí nghiệp cần tận dụng khai thác cho công tác hạ giá thành xây lắp, sữa chữa công trình của Xí nghiệp. Đây là bộ phận ảnh hưởng lớn trong chính sách tăng cường công tác hạ giá thành của Xí nghiệp. Điều này hoàn toàn thực hiện được. Chúng ta xem qua kết quả hạ tổng chi phí chung trong công tác phấn đấu hạ giá thành của Xí nghiệp trong 3 năm qua đẻe thấy rõ vấn đề trên hơn Bảng 12: Tình hình sử dụng chi phí chung trong giá thành trong 3 năm Đơn vị: ng.đồng TT Năm Dự toán Thực tế ∆ZC TMC(%) 1 1999 5.014.780 2.256.651 -2.758.129 45,000 2 2000 6.089.432 3.836.342 -2.253.090 62,999 3 2001 5.065.786 3.409.274 -1.656.512 67,300 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm 5. Đánh giá về tình hình phấn đấu hạ giá thành a. Đánh giá chung Các phần trước chúng ta đã đánh giá mức độ hoàn thành các khoản mục chi phí như: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí chung của 4 công trình Xí nghiệp thực hiện trong năm 2001. Phần này cần đánh giá một cách khái quát về tình hình thực hiện 4 công trình đó và một số năm của Xí nghiệp Xây Lắp Điện: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành công tác xây lắp nhằm khái quát tình hình tiết kiệm chi phí hạ giá thành công trình xây lắp. Ta dùng chỉ tiêu sau: Ta có bảng tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch giá thành công tác xây lắp của 4 công trình của Xí nghiệp như sau: Bảng 13: Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành xây lắp của 4 công trình của Xí nghiệp Đơn vị: đồng T T Tên công trình Dự toán Thực tế ∆Z TM(%) 1 Tuyến cáp ngầm cao thế.. 635.578.095 633.182.398 -2.395.697 99,623 2 Đại tu đường dây 110KV. 2.720.107.370 2.688.111.456 -31.995.914 98,824 3 Đưa điện về xã Giao An.. 795.055.244 768.380.816 -26.674.428 96,645 4 Cải tạo điện xã Bắc Hồng. 1.562.666.667 1.557.750.000 -4.916.667 99,685 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm Để thấy được công tác phấn đấu hạ giá thành xây lắp ở Xí nghiệp Xây Lắp Điện chúng ta hãy xem kết quả hạ giá thành trong những năm gần đây Bảng 14: Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành trong 3 năm Đơn vị: ng.đồng TT Năm Dự toán Thực tế ∆Z TM(% ) 1 1999 23.242. 373 20.798. 344 - 2.444.02 9 89,48 5 2 2000 24.567. 22.251. - 90,57 TM = Tỷ lệ %thực hiện kế hoạch giá thành xây lắp = Giá thành xây lắp thực tế Giá thành xây lắp dự toán x 100 447 443 2.316.00 4 3 3 2001 29.683. 012 27.889. 363 - 1.793.64 9 93,95 7 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm Nhìn chung, Xí nghiệp đã hoàn thành tốt kế hoạch giá thành xây lắp, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục b. Những ưu điểm Là một Xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù mọi kế hoạch sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào Công ty Điện lực 1 và Bộ chủ quản, có những ưu thế trong lắp đặt, sữa chữa, xây dựng các công trình điện, tuy vậy, Xí nghiệp Xây Lắp Điện cũng phải phấn đấu để khẳng định ưu thế của mình trong công ty. Đồng nghĩa với điều đó là để Xí nghiệp phát triển vững mạnh thì việc làm cần thiết và tất yếu là phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm mà trên đã giao cho và Xí nghiệp bỏ ra. Vì vậy, công tác quản lý giá thành có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình đi lên của Xí nghiệp. ý thức được điều đó, công tác hạ giá thành xây lắp là một trong những công tác quan trọng hàng đầu của Xí nghiệp Xây Lắp Điện. Qua phân tích trên ta thấy được Xí nghiệp thực hiện rất tốt công tác này. Trước hết, với việc thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ, giao khoán các công trình cho từng đội đã phát huy tính năng động, linh hoạt hơn, năng suốt, chất lượng được cải tiến rõ rệt, từ đó làm giảm giá thành các công trình lắp đặt của Xí nghiệp, đồng thời phân phối lại thu nhập trong đội một cách hợp lý và công bằng. Xí nghiệp đã xây dựng mô hình quản lý và hạch toán khoa học. Cán bộ quản lý đã nhanh chóng nắm bắt được tình hình kinh tế chuyển đổi, từ đó sắp xếp bộ máy quản lý một cách gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu của công việc. Các phòng ban chức năng ngày một nâng cao trình độ và năng lực đáp ứng nhu cầu chỉ đạo và kiểm tra công việc của các đội sản xuất. Và Xí nghiệp đã tổ chức quản lý lao động một cách rất khoa học, hiệu quả. Xí nghiệp đã tổ chức lao động thành lao động trong danh sách và lao động ngoài danh sách, trong đó tập trung phát huy năng lực và nâng cao tay nghề của công nhân trong danh sách góp phần tăng năng suất, chất lượng công trình và điều quan trọng là đảm bảo tiến độ thi công, đảm bảo việc làm ổn định và đời sống ngày một nâng cao cho cán bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp. Một ưu điểm lớn của Xí nghiệp trong công tác phấn đấu hạ giá thành là công tác quản trị hành chính, giảm tối thiểu các chi phí gián tiếp phát sinh nhất là chi phí hành chính khi mà các cơ quan, Xí nghiệp Nhà nước rất lãng phí các khoản chi phí này. c. Những tồn tại cần khắc phục Qua xem xét tình hình 3 năm gần đây ta thấy đa số các công trình Xí nghiệp thi công có giá thành thực tế thấp hơn giá thành dự toán hay đạt mức hạ giá thành âm. Ngoài số ít công trình có mức hạ giá thành dương còn những công trình mặc dù có hạ giá thành xây lắp nhưng chủ yếu là do giảm khoản mục chi phí khác, còn chi phí vật liệu, chi phí nhân công đều tăng hơn dự toán. Đây là một vấn đề cần xem xét và khắc phục nhằm nâng cao khả năng của Xí nghiệp trong công tác hạ giá thành ở giai đoạn sau. Mặc dù các công trình đều có lãi nhưng ở một số công trình có mức lãi thực tế trước thuế thấp hơn mức lãi dự kiến. Điều này ảnh hưởng tới lợi nhuận của toàn Xí nghiệp cũng như thu nhập bình quân của người lao động. Những tồn tại của Xí nghiệp trong công tác phấn đấu hạ giá thành do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan.  Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật thiếu chính xác, khoa học Bởi hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật là cơ sở để xây dựng giá dự toán công trình. Bộ xây dựng đã có văn bản điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên trong qúa trình thực hiện định mức đã phát sinh những hạn chế: - Giá cả vật liệu trên thị trường không phải luôn luôn ổn định, mà trái lại thường xuyên thay đổi. Sự tăng giảm thường phụ thuộc cung cầu trên thị trường. Do đó, nhiều khi lập dự toán thì giá thế này, nhưng khi thực hiện thì giá lại thế khác. - Do biến động của chính sách tiền lương và nhiên liệu, năng lượng phục vụ thi công tăng (giá xăng dầu...) làm chi phí trên một khối lượng công tác tăng. - Ngoài ra hệ số tiết kiệm chi phí đầu vào được ban hành theo quy định cũng không phù hợp với tính chất của các công trình.  Xét trực tiếp thông qua các khoản mục chi phí trong xây lắp Hai khoản mục chi phí thường vượt trội so với kế hoạch là chi phí vật liệu và chi phí nhân công. Đó là do: - Công tác lập dự toán thi công chưa sát với thực tế phát sinh tại công trình. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do tính chất phức tạp của đặc điểm công tác lắp đặt, sữa chữa nên vẫn phát sinh nhiều khoản chi phí ngoài kế hoạch làm tăng số lượng vật liệu, nhân công và máy sử dụng. - Phần lớn các công trình thi công mang tính chất cải tạo việc sử dụng máy móc trong công việc còn hạn chế, chủ yếu sử dụng lao động của Xí nghiệp cộng thêm lao động thuê ngoài. Nhiều công trình việc vận chuyển vật liệu, di chuyển máy móc tốn kém chi phí vận chuyển... làm tăng chi phí.  Xét quá trình tổ chức thi công - Một số công trình đi kèm điều kiện mua vật liệu theo yêu cầu và địa điểm do bên A cung cấp hoặc chỉ định. Vì thế, Xí nghiệp không chủ động trong việc tìm kiếm và sử dụng vật liệu. - Quá trình cung ứng vật liệu nhiều lúc chưa hợp lý. Thường Xí nghiệp dự trữ vật liệu rất ít chủ yếu là thi công đến đâu thi cung ứng từ bên ngoài đến đó. Như vậy, giá thành xây lắp bị giao động lớn bởi giá vật liệu trên thị trường. Việc giá vật liệu không bình ổn mà Xí nghiệp không có kế hoạch dự trữ thì cần phải xem xét lại.  Xét về mặt tổ chức quản lý và hạ giá thành xây lắp - Bộ máy thi công, phòng kế hoạch chưa quan tâm đúng mức đến công tác hạ giá thành. Công tác lập giá dự toán giá thành chỉ dừng lại ở mức tính giá thành và giá trị dự toán mà không xác định các chỉ tiêu hạ giá thành, mức hạ giá thành kế hoạch cho từng công trình. - Sau khi kết thúc một công trình, bộ phận kế toán hạch toán giá thành, không chuyển lại số liệu cho bộ phận kế hoạch. Vì vậy, thiếu cơ sở để so sánh, đối chiếu hoạt động phấn đấu hạ giá thành của đơn vị thi công cũng như hiệu quả công tác quản lý hạ giá thành giữa các bộ phận. - Các công trình chỉ định thầu, đặc biệt công trình từ vốn ngân sách, quá trình thanh quyết toán rất chậm. Có công trình hoàn thành hơn 2 năm vẫn chưa quyết toán dứt điểm. Tình hình đó ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của Xí nghiệp. Phần III những biện pháp cơ bản nhằm phấn đấu hạ giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Xây Lắp Điện Đối với Xí nghiệp Xây Lắp Điện trong cơ chế thị trường, việc hạ giá thành xây lắp các công trình điện là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu, nó quyết định sự phát triển của Xí nghiệp. Để hạ giá thành xây lắp công trình đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, có sự phối hợp nhiều cấp, nhiều bộ phận và nhiều mặt trong toàn bộ hoạt động của Xí nghiệp. Qua thời gian nghiên cứu thực tập tại Xí nghiệp Xây Lắp Điện, dựa trên những tình hình đã phân tích, em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cơ bản, phù hợp và có tính khả thi nhất đối với Xí nghiệp, góp phần hạ giá thành xây lắp. 1. Bố trí lao động hợp lý, tăng cường sử dụng lao động tại địa phương Hoạt động sản xuất kinh doanh các công trình điện gồm nhiều công việc khác nhau, công việc giản đơn (lao động thủ công có thể đảm nhận) và lao động phức tạp (lao động kỹ thuật của các đội trong Xí nghiệp). Với việc áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, các quy trình quản lý mới, khối lượng công việc phức tạp ngày càng tăng. Do đó, yêu cầu về đội ngũ lao động cũng trở nên khắt khe hơn. Qua phân tích ở các phân trên chúng ta thấy giảm chi phí nhân công vẫn là vấn đề cấp bách của Xí nghiệp trong công tác phấn đấu hạ giá thành. Bởi lẽ, phần đa các công trình mà Xí nghiệp đã thực hiện có nhiều công trình chi phí nhân công thực tế đã vượt dự toán. Để giảm được chi phí nhân công Xí nghiệp cần chú ý các nội dung sau: - Lập biểu đồ nhân lực hợp lý trước khi tiến hành thi công. Từ đó xác định khối lượng lao động cần thiết, biết được tình hình thừa, thiếu để chủ động điều tiết. - Bố trí lao động đúng tay nghề và máy móc tránh sự trùng chéo. Với những công việc yêu cầu kỹ thuật cao thì phải là công nhân kỹ thuật bậc cao đảm nhận. Ngược lại, đối với những công việc đơn giản khác thì lao động bậc thấp hoặc lao động phổ thông cũng có thể đảm nhận được. Chính vì vậy sử dụng lao động phổ thông tại địa phương để giải quyết những công việc đơn giản thì tiết kiệm hơn nhiều. Ta biết, quỹ tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất chịu ảnh hưởng của một số nhân tố: khối lượng và cơ cấu khối lượng công tác thực hiện; lượng lao động hao phí (xác định theo ngày công hoặc giờ công) để thực hiện một khối lượng công tác; mức đơn giá tiền lương theo thời gian lao động hao phí (giờ công hoặc ngày công). Khối lượng và cơ cấu khối lượng công tác là do yêu cầu kỹ thuật của công trình, do định mức quy định. Nếu biết kết hợp hài hoa yêu cầu công việc, trình độ tay nghề và trang bị máy móc sẽ tạo được năng suet lao động cao làm giảm chi phí nhân công trong giá thành xây lắp. Mức đơn giá tiền lương theo thời gian phụ thuộc vào tay nghề bậc thợ công nhân sản xuất. Vì vậy, việc lựa chọn công nhân cho phù hợp với yêu cầu công việc sẽ góp phần làm giảm giá thành sản phẩm. Việc thuê lao động ngoài còn có tác dụng nâng cao trình độ chuyên môn hoá của đội ngũ công nhân trong Xí nghiệp. Mỗi công nhân chuyên về một nghề để hiểu rõ hơn công việc mình làm, tăng năng suất lao động đồng thời phát hiện ra những biện pháp hạ giá thành sản phẩm cho Xí nghiệp. Để thấy được hiệu quả to lớn của biện pháp này đem lại trong công tác hạ giá thành xây lắp, ta nghiên cứu tình hình tuyển dụng và sử dụng lao động ở công trình xây dựng trạm 110KW cấp điện cho khu công nghiệp Tiên Sơn Bảng 13: Dự kiến lực lượng lao động thực hiện công trình xây dựng trạm 110KW cấp điện cho khu công nghiệp Tiên Sơn T T Loại thợ Tổng số Bậc  3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc  6 1 Thợ điện 25 5 8 7 5 2 Thợ hàn + cơ khí 10 0 3 5 2 3 Thợ nề 7 3 2 2 0 4 Thợ thép 5 2 2 1 0 5 Thợ bê tông 6 2 3 1 0 6 Thợ vận hành 3 0 0 2 1 7 Thợ khác 8 4 3 1 0 Cơ cấu loại nghề, bậc thợ hợp lý sẽ nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công trong giá thành. Mặt khác mức lương bình quân của lao động trong danh sách của Xí nghiệp năm 2001 là: 1.075.000 đồng/tháng. Xí nghiệp đã sử dụng lao động lành nghề và lao động gián tiếp trong số lao động trong danh sách, ngoài ra Xí nghiệp còn thuê ngoài 12 lao động với mức lương bình quân 30.000 đồng/ngày. Công trình này được thi công trong 5 tháng Ta có bảng tính chi phí nhân công như sau: Bảng 14: Chi phí nhân công thực hiện công trình xây dựng trạm điện 110KW cấp điện cho khu công nghiệp Tiên Sơn Loại lao động Số người Mức trả Số phải trả trong 5 tháng 1. Lao động danh sách 52 1.075.000/tháng 279.500.000đồng 2. Lao động thuê ngoài 12 30.000đồng/ngày 46.800.000đồng Tổng cộng 64 326.300.000đồng Tiền phải trả cho lao động thuê ngoài là: 30.000 x 5 x 26 x 12 = 46.800.000 (đồng) Nếu Xí nghiệp sử dụng hết lao động trong danh sách thì số tiền phải trả là: 64 x 1.075.000 x 5 = 344.000.000 (đồng) Vậy với việc thuê ngoài Xí nghiệp đã tiết kiệm được: 344.000.000 - 326.300.000 = 17.700.000 (đồng) Do đó, Xí nghiệp phải phát huy tốt việc bố trí và tận dụng lao động địa phương. Tận dụng tối đa nguồn lao động tại địa phương để giảm bớt chi phí xây lắp. Làm tốt những công tác này Xí nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công mà vẫn đảm bảo được yêu cầu về kỹ thuật và tiến độ thi công. 2. Tăng cường công tác quản lý vật liệu để giảm chi phí vật liệu trong giá thành. Trong giá thành sản phẩm xây dựng khoản mục chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng rất 70- 80%, nên việc tiết kiệm hay lãng phí vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đối với nhiệm vụ hạ giá thành xây lắp, hạ giá thành công trình hoàn thành. Để giảm được chi phí vật liệu cần nổ lực phấn đấu trên tất cả các mặt, các khâu: a. Trong công tác xác định nguồn cung ứngvật liệu xây lắp. - Trong quá trình lập dự toán phải xác định được nguồn cung ứng vật liệu, xây dựng định mức sử dụng vật liệu trên cơ sở mà Nhà nước ban hành và phù hợp với thực tiễn của Xí nghiệp. Phải xây dựng được một hệ thống định mức tiên tiến, tỷ lệ tiết kiệm và hạ giá thành vật liệu trong thi công. - Do giá vật liệu bao gồm cả phí vận chuyển, bốc dở nên Xí nghiệp phải xác định nơi mua sao cho tổng chi phí là nhỏ nhất. Sử dụng vật liệu tại chỗ để tiết kiệm chi phí vận chuyển. - Việc cung ứng vật liệu cho công trình có thể do Xí nghiệp làm việc với bên cung ứng hoặc các tổ đội thi công tự cung cấp vật liệu cho thi sau đó thanh quyết toán với Xí nghiệp hoặc cũng có những công trình bên A yêu cầu tự cung cấp vật liệu. Vấn đề quan trọng nhất của việc cung ứng vật liệu là chọn nguồn cung cấp, tạo mối quan hệ lâu dài để giảm được khoản chi phí trong thu mua. Nếu mua vật liệu ở xa địa bàn thi công thì phải tính đến phương án vận chuyển. Bởi vì lúc đó chi phí vận chuyển sẽ ảnh hưởng rất lớn trong tổng giá thành vật liệu. - Bên cạnh đó việc lựa chọn xuất sứ của các vật liệu cũng quan trọng. Đối với việc xây dựng, sữa chữa, lắp đặt các công trình điện vật liệu thường là sứ, sắt thép, dây truyền tải...những vật liệu này trong nước sản xuất rất tốt. Do đó không nhất thiết phải nhập ngoại các vật liệu làm tăng chi phí vật liệu và dẫn đến tăng giá thành sản phẩm. - Hiện tại, Xí nghiệp không tích trữ các loại vật tư chủ yếu. Tuy nhiên, để giảm giá thành vật liệu Xí nghiệp nên đặt mua khối lượng lớn nguyên vật liệu thường dùng ở mức bình quân hàng năm. Việc làm này sẽ giúp Xí nghiệp tiết kiệm được chi phí thông qua hưởng chiết khấu, chủ động về nguyên vật liệu nhưng không cần đến các chi phí giữ trữ. Hàng năm, Xí nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau như dây nhôm lõi thép, cáp điều khiển 10K, sứ chuỗi thuỷ tinh PCB... với số lượng lớn. Ví dụ như cáp ngầm APC với số lượng bình quân cho công tác lắp đặt trực tiếp của Xí nghiệp hàng năm không kể bên A cung cấp là 450 tấn (đã quy đổi từ đơn vị tính kg). Do các công trình năm trên các địa bàn khác nhau nên việc cung ứng khá phức tạp. Tuy nhiên, Xí nghiệp vẫn thường sử dụng cáp ngầm APC của nhà máy cơ khí Yên Viên và Xí nghiệp thiết kế thiết bị điện hoặc của nhà máy thép ở Thái Nguyên Nếu mua tại Nhà máy cơ khí Yên Viên thì cáp ngầm APC giá 92.000đ/kg tại kho người bán Nếu mua tại Thái Nguyên thì giá 89.500đ/kg tại kho người bán Nhưng nếu mua tại Thái Nguyên chi phí vận chuyển một ôtô khoản 4 tấn giá 2.500.000đ. Như vậy, rõ ràng Xí nghiệp phải lựa chọn đúng nguồn cung ứng vật tư thì mới đem lại hiệu quả to lớn trong công tác hạ giá thành. Để chọn cáp ngầm của cơ khí Yên Viên hay của Thái Nguyên vận chuyển về ta làm phân tích sau: Gọi X là số lượng cáp ngầm APC cần dùng, ta có: 89.500X + 2.500.000 = 92.000X X = 1.000(kg) Như vậy, nếu mua với khối lượng trên 1 tấn thì Xí nghiệp nên mua tại Thái Nguyên và vận chuyển về. Còn nếu mua với khối lượng nhỏ hơn 1 tấn thì Xí nghiệp nên mua của Nhà máy cơ khí Yên Viên vì khi đó chi phí sẽ rẻ hơn. Bên cạnh đó Xí nghiệp nên tăng cường giảm chi phí vật liệu bằng cách giảm chi phí vận chuyển. Đây cũng là phương án tối ưu nhất trong việc giảm chi phí vật liệu. Bằng cách, đồng kg 92.000. 000 2.500.0 00 100 0 0 89.500 + 2.500.000X 92.000X 92.000X nếu nguồn cung ứng xa địa bàn thi công thì vận chuyển vật liệu phải đủ chuyến mới vận chuyển. Điều này chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình thi công. b. Trong quá trình thi công xây lắp Vật liệu của Xí nghiệp có khối lượng lưu kho không lớn. Lý do, nguồn cung ứng dồi dào và dễ tìm. Do đó, ở đây ta không bàn đến vấn đề bảo quản vật liệu mà ta đi vào quá trình sử dụng vật liệu như thế nào để giảm chi phí do hư hỏng, mất mát. Việc cấp phát nguyên vật liệu phải cấp vừa đủ, tránh tình trạng cấp phát thừa thải, cấp không đúng chủng loại. Đồng thời phải có biện pháp đối với những cá nhân, đội thi công lãng phí vật liệu, quy trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, đội thi công đó. Và có chế độ khen thưởng những cá nhân có thành tích trong công tác tiết kiệm vật liệu. Do các công trình của Xí nghiệp nằm rải rác ở khắp nơi, nhu cầu sử dụng của Xí nghiệp là thường xuyên nên Xí nghiệp không tổ chức kho vật liệu chung mà giao cho các đội thi công trực tiếp quản lý. Do vậy việc theo dõi vật tư xuất dùng ở từng công trường rất phức tạp. Để tạo thuận lợi cho việc cấp phát vật tư nhanh chóng và kịp thời góp phần tăng tiến độ hoàn thành thi công công trình, hạng mục công trình, đồng thời góp phần kiểm tra được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất thì Xí nghiệp nên sử dụng “ phiếu xuất vật tư theo định mức” theo dõi được lượng vật tư xuất kho để điều chỉnh cho phù hợp. 3. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị Đứng trước thực trạng máy móc thiết bị đã quá cũ, lạc hậu, số lượng ít không đủ đáp ứng yêu cầu xây lắp. Hầu hết máy móc thiết bị của Xí nghiệp Xây Lắp Điện đã khấu hao hết vì vậy Xí nghiệp nên đầu tư mới một số máy móc thiết bị để đáp ứng nhu cầu thi công. Tuy vậy, thực trạng hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng hình thức ngoài sử dụng máy móc thiết bị của mình thì đi thuê ngoài để đáp ứng công việc thi công. Nhưng Xí nghiệp cần phải cân đối giữa cơ hội di chuyển máy móc và chi phí thuê máy tại địa phương nơi thi công công trình, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu, tạo sự chủ động trong công tác thi công và giảm những chi phí không cần thiết. Trường hợp lựa chọn hình thức thuê máy: Các đội thi công cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể của công việc, dựa vào kế hoạch thi công đã được duyệt từ đó xác định nên thuê máy theo thời gian hay thuê theo ca. Cụ thể, đối với khối lượng công việc làm bằng máy ít, thời gian thi công ngắn thì biện pháp tốt nhất là thuê máy thuê máy theo ca. Giá thuê được căn cứ trên mặt bằng giá chung và có sự điều chỉnh một cách linh hoạt sao cho cả người thuê và người cho thuê đều chấp nhận được. Khi khối lượng công việc cần sử dụng máy theo thời gian dài và liên tục trong thi công thì nên thuê máy theo hợp đồng dài, làm như thế Xí nghiệp sẽ chủ động trong thi công vì máy móc thiết bị lúc nào cũng có sẵn và tiết kiệm được chi phí do hạn chế được thời gian ngừng máy gây ra. Hơn nữa, để lựa chọn hình thức thuê máy hợp lý thì Xí nghiệp nên sử dụng cách phân tích sản lượng cân bằng dựa trên chi phí cho hai hình thức thuê trên. Ví dụ: ở công trình xây dựng trạm 110KV cấp điện cho khu công nghiệp Tiên Sơn trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 6. Yêu cầu tiến độ thời gian là rất gấp, đòi hỏi Xí nghiệp phải huy động cùng một lúc nhiều đơn vị thi công cũng như máy móc thiết bị. Trong công trình này Xí nghiệp đã thuê thêm 1 cẩu ZIL 130 KCZ 561K. Nếu thuê máy theo ca thì Xí nghiệp phải trả 1.150.000 đ/ca. Nếu thuê luôn máy trong suốt thời gian thi công thì Xí nghiệp phải trả 25.000.000 đ cộng với chi phí vận hành, chi phí nhiên liệu cho mỗi ca máy là 200.000 đ/ca. Gọi X là số ca máy cần vận hành trong thời gian 2 tháng để đáp ứng nhu cầu của công trình. Ta tính được chi phí cho 2 hình thức thuê máy và dựa trên lý thuyết về sản lượng cân bằng ta sẽ lựa chọn được hình thức thuê máy. Ta có: - Nếu thuê máy theo ca thì chi phí máy cho 2 tháng là: 1.150.000X - Nếu thuê thời gian dài (2 tháng) là: 25.000.000 + 200.000X Ta xét: 1.150.000X = 25.000.000 + 200.000X X = 26,315 25.000.000 + 200.000X 1.150.00 0X Vậy, nếu số ca máy trong thời gian Xí nghiệp cần sử dụng lớn hơn 26,315 ca thì nên thuê máy luôn trong suốt thời gian thi công thì sẽ tiết kiệm được chi phí. Ngược lại thì nên thuê theo ca, vì chi phí sẽ nhỏ hơn. ở công trình này Xí nghiệp cần sử dụng 28 ca máy nên Xí nghiệp sẽ thuê cả thời gian thi công. Qua phân tích tình hình thực hiện chi phí máy thi công của Xí nghiệp ở phần II chúng ta thấy được trong khoản mục này Xí nghiệp đã giảm được một khoản chi phí đáng kể bằng cách lựa chọn giữa thuê ngoài hay sử dụng máy của đơn vị mình. Xí nghiệp đã làm rất tốt ở khâu này, có chẳng còn tồn tại ở chi phí vận hành máy. Xí nghiệp cần khoán cụ thể và kiểm tra thường xuyên, tránh tình trạng nâng số ca máy sử dụng lên để lấy thêm chi phí nhiên liệu trong máy thi công. Ngoài ra, Xí nghiệp nên có phương án cụ thể cho những công trình lớn cần nhiều máy móc thiết bị thì ngoài sử dụng thiết bị của mình thì thuê ngoài để đạt tiến độ. Nhưng những công trình nhỏ, chi phí vận hành lớn thì Xí nghiệp nên thuê ngoài đồng thời có thể dùng máy móc của mình cho đơn vị ngoài thuê. Có như vậy mới sử dụng hết công suất máy một cách hữu hiệu đồng thời có thể mang lại thu nhập từ việc cho thuê máy. Mặt khác, Xí nghiệp cũng nên thành lập một tổ quản lý máy móc thiết bị để theo dõi tình hình sử dụng máy, có nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng máy móc trong quá trình thi công. Các đội thi công lập kế hoạch thi công để sử dụng máy một cách tối đa. Đến hàng tháng, hàng quý, tổ quản lý máy móc thiết bị có báo cáo cụ thể tình hình biến động và sử dụng máy của mỗi đội. Từ đó lập kế hoạch đầu tư có hiệu quả nhất cho hệ thống máy móc thiết bị. đồn g Ca máy 30.262. 250 25.000. 000 26,31 5 0 Tuy giảm chi phí khoản mục máy thi công trong giá thành sản phẩm nhưng hầu hết máy móc thiết bị của Xí nghiệp từ trước 1990, được sữa chữa nhiều công suet tối đa chỉ đạt 60 - 70% công suất thiết kế và chi phí sữa chữa, bảo quản lớn. Vì vậy, trong thời gian tới Xí nghiệp nên đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị công nghệ mới thay thế dần nhưng máy móc thiết bị cũ. Nâng cao chất lượng và tiến độ thi công các công trình. 4. Giảm các khoản lãng phí trong chi phí chung Đây là một trong những khoản chi phí mà trong kế hoạch hạ giá thành xây lắp Xí nghiệp đã giảm được rất lớn, có thể nói là cao nhất về tỷ lệ % hạ các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Dù năm nào Xí nghiệp Xây Lắp Điện cũng giảm được một khoản rất lớn nhưng trong kế hoạch giá thành, Xí nghiệp xem giảm chi phí chung là vấn đề mấu chốt trong hạ thấp giá thành. Xí nghiệp rất thành công trong kế hoạch này. Trong các khoản mục chi phí trong giá thành xây lắp tại Xí nghiệp Xây Lắp Điện: chi phí vật liệu là khoản chi phí khó giảm nhất, tiếp đó là chi phí nhân công và chi phí máy thi công cũng là những khoản chi phí không dễ dàng hạ thấp đối với một ngành đặc thù như ngành điện. Ban lãnh đạo Xí nghiệp xét thấy giảm chi phí chung là hoàn toàn thực hiện được do đó đã áp dụng những biện pháp hữu hiệu để giảm khoản chi phí này. Bên cạnh việc thực hiện chính sách khoán toàn Xí nghiệp. Đối với công tác phí và giao dịch phí là khoản hay gia tăng bất thường nhất. Vì vậy, để giảm chi phí chung Xí nghiệp khoán chi phí văn phòng phẩm cho từng phòng, hàng tháng không được vượt quá khoản chi phí đó. Chi phí giao dịch, điện thoại cũng được khoán một cách chặt chẽ tránh gọi không đúng công việc gây lãng phí. Chẳng hạn trưởng phòng tài vụ được khoán mỗi tháng tiền điện thoại là 500.000 đồng, nếu gọi quá ngoài số đó cá nhân phải tự bỏ tiền túi ra. Chi phí đi lại cũng là một khoản chi phí không nhỏ. Xí nghiệp quy định đối với trưởng phòng trở lên đi công tác được dùng xe của cơ quan, nhưng thực tế thì nếu những chuyến công tác nhiều người đi thì mới dùng xe của Xí nghiệp còn nếu ít người thì cá nhân đó đi xe ngoài sau đó về thanh toán với Xí nghiệp. Ví dụ: Trong chuyến công tác thành phố HCM đầu năm 2001 của trưởng phòng tài vụ thời gian đi là 10 ngày. Nếu đi bằng xe Xí nghiệp thì mỗi ngày phải chi ra 350.000đ tiền xăng xe và lệ phí giao thông cộng thêm 180.000đ tiền phòng ở và tiền ăn. Tổng cộng nếu sử dụng xe của Xí nghiệp chi phí trong 10 ngày ngoài các khoản làm việc khác phải bỏ ra thêm 5.300.000đ. Nếu đi bằng phương tiện ngoài (máy bay) thì vé cả đi và về là 1.900.000đ cộng thêm khoản chi phí cho phương tiện đi lại tại thành phố làm việc của trưởng phòng trong 10 ngày là 2.000.000đ. Như vậy so sánh trường hợp sử dụng xe của Xí nghiệp đi công tác và sử dụng phương tiện bên ngoài trong chuyến đi công tác của trưởng phòng Xí nghiệp đã giảm được khoản chi phí là: 1.400.000đ. Ngoài ra, Xí nghiệp còn có thể sử dụng phương tiện của cơ quan mình trong việc khác mà không sợ trùng chéo không có phương tiện đi lại. Làm như thế này Xí nghiệp giảm được khoản chi phí rất lớn trong chi phí chung. Và thực tế cho thấy Xí nghiệp đã giảm được khoản chi phí chung khá lớn trong những năm qua. Xí nghiệp phải phấn đấu giảm chi phí hội họp, chi phí khảo sát thực địa và những khoản chi phí là việc với bên A. Đây là những khoản chi phí nhiều lúc trở nên không rõ ràng, dễ dẫn đến thất thoát. Xí nghiệp cần có kế hoách khoán cụ thể cho từng đội, ngoài các khoản chi phí trên thì chi phí khác cho mỗi công trình của mỗi đội là bao nhiêu. Con số này phải cụ thể và sau khi tổ đội trình để quyết toán thì cần phải đối chiếu chứng thực rõ ràng, những khoản nào không rõ ràng phải yêu cầu xác định lại. Không để xẩy ra tình trạng làm gia tăng chi phí gián tiếp, đặc biệt là gia tăng không đúng. 5. Lựa chọn phương pháp tổ chức thi công hợp lý Cùng một công trình, nhưng các phương pháp thi công khác nhau sẽ có những khoản chi phí khác nhau. Xí nghiệp nào có phương pháp thi công tối ưu sẽ có giá thành hạ. Việc lựa chọn phương pháp thi công phải đảm bảo khi tiến hành thi công sẽ mang lại chi phí thấp nhất so với các phương án khác nhau như: thời gian hoàn thành công trình nhanh nhất, chi phí bảo quản vật tư thấp nhất... Vì vậy, trong khi thi công phải lường hết được những nguyên nhân làm cho tiến độ thi công bị gián đoạn. Có nhiều nguyên nhân làm cho quá trình thi công bị ngừng trệ, tuy vậy thường tập trung vào một số nguyên nhân sau đây: - Do thời tiết: thi công phần lớn được thực hiện ngoài trời, do đó tự nhiên sẽ có tác động trực tiếp tới tiến độ thi công, tới việc vận chuyển vật tư thiết bị. - Do thiếu vật tư thi công: quá trình cung cấp bị gián đoạn hoặc chậm lại những cản trở này thường xuất hiện khi bên A yêu cầu cung cấp vật tư. - Khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho thi công. Do đó, phương án được chọn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Trong thiết kế tổ chức thi công phải tăng cường cơ giới hoá đồng bộ công tác thi công xây lắp. Điều này sẽ đảm bảo rút ngắn được thời gian thi công và nâng cao chất lượng công trình. - Cần phải phân chia theo nhóm công việc giống nhau để tiện cho việc sản xuất chuyên môn hoá. - Khi tổ chức thi công phải tạo được điều kiện thi công liên tục trong quá trình thi công. Ngoài ra, trong khi thi công các công việc nên thực hiện theo trình tự sau: - Làm phần ngầm trước, phần nổi sau, phần sâu trước phần nông sau, phần chính trước phần phụ sau, công việc có tính chất trình tự phải làm dứt điểm, công việc có tính song song phải bố trí mặt bằng hợp lý, cung ứng vật liệu, máy móc đầy đủ tránh chồng chéo. - Việc thi công các hạng mục còn lại không ảnh hưởng đến việc sử dụng sản xuất các hạng mục đã hoàn thành. Trình tự thi công nên điều hoà việc cung ứng điều kiện kỹ thuật với các loại vật tư nhằm sử dụng hợp lý các nguồn vốn, đẩy nhanh tốc độ thi công. Trình tự thi công phải chú ý đến ảnh hưởng thời tiết, dự kiến biện pháp xử lý thi thời tiết xấu. Sau khi xác định được trình tự các bước công việc phải làm của một hạng mục và thời gian hoàn thành của các bước công việc này Xí nghiệp có thể quản lý thời gian thi công bằng cách sử dụng sơ đồ PERT, từ đó xác định được thời gian thi công hoàn thành sớm nhất và muộn nhất, công việc nào cần quản lý chặt chẽ để không ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình. Tránh được tình trạng kéo dài thời gian thi công một cách không cần thiết. Lựa chọn phương pháp tổ chức thi công hợp lý cho từng công trình sẽ có tác động rất tích cực: tránh ứ đọng vốn, giảm chi phí tiền vay, giảm chi phí nhân công, chi phí bảo quản vật tư - máy móc thiết bị. Đối với bên chủ đầu tư đưa công trình vào sử dụng nhanh hơn. 7. Một số kiến nghị đối với Xí nghiệp và Nhà nước. a. Kiến nghị đối với Xí nghiệp Xí nghiệp Xây Lắp Điện là thành viên hạch toán phụ thuộc Công ty Điện lực 1- Tổng Công ty Điện lực. Trong cơ chế thị trường hiện nay công ty đã cho các Xí nghiệp thành viên chủ động trong việc tìm kiếm các đối tác ngoài đảm nhận các công trình của trên chỉ định, tự chủ trong đấu thầu, sáng tạo trong thi công lắp đặt, quản lý lao động và khai thác thị trường. Mặc dù công ty đã cố gắng tạo điều kiện cho Xí nghiệp hoạt động tốt, nhưng Xí nghiệp cũng có những kiến nghị đối với công ty như sau: - Là đơn vị trực thuộc nên khi vay vốn Ngân hàng thì phải có sự bảo lãnh của đại diện công ty. Đối với việc này công ty cần có những biện pháp giảm bớt những thủ tục rườm rà để nhanh chóng có vốn đáp ứng nhu cầu công trình. - Chi phí tìm việc công ty quy định đối với tất cả các công trình là 2%. Nhưng thực tế nhiều công trình Xí nghiệp phải chi đến 5-6%, điều này đã ảnh hưởng tới lợi nhuận của Xí nghiệp. Vậy công ty nên tăng chi phí tìm việc cho Xí nghiệp 3% để Xí nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong công tác tìm kiếm việc làm và tham dự thầu. - Có nhiều công trình công ty đứng tên tham gia đấu thầu, rồi giao cho Xí nghiệp thi công. Sau đó Xí nghiệp phải nộp cho công ty một khoản phụ phí, khoản này được tính vào chi phí chung của công trình. Nhưng nhiều khi chi phí này quá lớn, thường chiếm 30% chi phí chung. Do đó, công ty nên có biện pháp để giảm khoản chi phí này xuống thấp hơn. - Công ty nên đầu tư cho Xí nghiệp một số tài sản cố định nữa để đáp ứng phần nào nhu cầu công việc. b. Kiến nghị đối với Nhà nước - Là một doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước thành lập nhưng nguồn vốn ngân sách cấp và bổ xung là rất nhỏ bé chưa tương xứng với khả năng hiện hành của Xí nghiệp. Theo chế độ, mỗi doanh nghiệp được đảm bảo tối thiểu 30% vốn lưu động, nhưng do ch- ưa có nguồn để cấp nên không phải doanh nghiệp nào cũng được cấp đầy đủ, trong khi có doanh nghiệp thừa vốn lại rất khó điều đến các doanh nghiệp thiếu vốn. Vì thế nhiều DNNN, mà trong đó, có Xí nghiệp Xây Lắp Điện đang phải đối phó với tình trạng thiếu vốn lưu động nghiêm trọng. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp thiếu vốn lưu động hoàn toàn không chỉ do ngân sách không đảm bảo được mà cái chính là do các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau dẫn đến vốn lưu động trong thanh toán của các doanh nghiệp quay vòng luẩn quẩn nên đã làm cho tình trạng tài chính của các doanh nghiệp phức tạp, nợ nần dây dưa, thiếu vốn lưu động nghiêm trọng. Hiện nay môi trường kinh tế đang trong giai đoạn chuyển tiếp rất không ổn định, NSNN đang mất cân đối và do đó khi cấp vốn Nhà nước cũng xem xét rất kỹ tình hình doanh nghiệp để ra quyết định nên để tăng cao được nguồn vốn chủ sở hữu từ NSNN, Xí nghiệp phải tìm cách tăng hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình. Nhưng theo nghị định 22/HĐBT ngày 24/1/91 về chế độ thu sử dụng vốn NSNN với các doanh nghiệp Nhà nước, các DNNN có sử dụng NSNN đều phải nộp một khoản thu sử dụng vốn từ 3.6% --> 4.8 % / năm tuỳ theo ngành nghề kinh doanh, số tiền thu sử dụng vốn trên được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng trong điều kiện hiện nay, phần lớn các DNNN đang thiếu vốn kinh doanh trầm trọng, khả năng tích luỹ của DNNN chưa cao, lợi nhuận sau thuế còn ít, nhu cầu bổ sung vốn còn lớn, do vậy không nên thu khoản thu này và thực tế hiện nay, tổng số tiền thu sử dụng vốn ngân sách của các DNNN vào NSNN hàng năm không đáng kể, bỏ khoản thu này DNNN sẽ có thêm điều kiện tự tích luỹ và phát triển vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Có thể nói từ những lý do này, việc bỏ khoản thu sử dụng vốn NSNN là hoàn toàn hợp lý và là một giải pháp cực kỳ quan trọng để góp phần tháo gỡ tình hình thiếu vốn kinh doanh đang diễn ra ở nhiều DNNN hiện nay. - Một vấn đề khó khăn không riêng gì Xí nghiệp Xây Lắp Điện là nhiều công trình tiến độ thi công chậm lại do không giải phóng được mặt bằng thi công. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong công tác này đề nghị cơ quan Nhà nước cần ban hành một số văn bản có hiệu lực và mang tính cụ thể hơn trong việc giải phóng mặt bằng. Đưa ra các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho Xí nghiệp, cho các đội thi công lắp đặt đảm bảo được tiến độ của mình. Từ đó, giúp công tác hạ giá thành xây lắp đạt hiệu quả cao hơn. - Hiện nay Xí nghiệp vẫn chưa xây dựng được định mức vật tư tiên tiến. Điều đó xuất phát từ phía Nhà nước chưa xây dựng định mức sử dụng vật tư tiên tiến làm cơ sở để Xí nghiệp vận dụng. Xí nghiệp hiện nay vận dụng quyết định số 56113 BXDVKT ngày 30/6/1994 về ban hành định mức XDCB. Văn bản này chỉ mới quy định mức sử dụng của những nhóm vật tư, nhiều loại vật tư cụ thể chưa được quy định. Vì vậy, những loại vật tư mà Nhà nước chưa quy định, Xí nghiệp phải tự quy định định mức sử dụng trên cơ sở định mức sử dụng của các loại vật tư cùng loại. Do đó, chưa có sự thống nhất giữa các doanh nghiệp, tính khoa học chưa cao. Hơn nữa, việc sử dụng định mức của những năm trước đây có nhiều điểm chưa phù hợp với điều kiện hiệ nay là chưa tính tới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ làm xuất hiện nhiều loại vật tư tốt hơn nên định mức sử dụng giảm đi, xuất hiện nhiều loại vật tư có khả năng thay thế vật tư cũ, có định mức sử dụng ít đi mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, điều kiện cụ thể về từng địa điểm xây lắp công trình. Vì vậy, Nhà nước cần phải sớm hoàn thiện định mức sử dụng vật liệu tiên tiến giúp các doanh nghiệp dùng làm căn cứ chuẩn xác trong việc sử dụng nguyên, vật liệu. Đảm bảo tránh sử dụng lãng phí, không phù hợp với tính chất công việc, nâng cao chất lượng công trình và góp phần tiết kiệm vật liệu làm hạ giá thành công trình xây lắp. Kết luận Hạ giá thành sản phẩm- một biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong các ngành xây lắp, việc xác định phương pháp quản lý, đề ra biện pháp hạ giá thành sản phẩm phù hợp với thực tế sản phẩm của doanh nghiệp luôn là mục tiêu của các nhà quản trị. Xuất phát từ ý nghĩa đó, ngay từ khi đi thực tập tại Xí nghiệp Xây Lắp Điện em đã mong muốn đi sâu tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới giá thành xây lắp các công trình điện. Qua đó đi sâu đến phương pháp tính giá thành kế hoạch và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành thời gian qua. Tìm ra được những thành công và hạn chế của Xí nghiệp từ đó đưa ra các biện pháp góp phần hạ giá thành xây lắp công trình điện của Xí nghiệp. Mục lục Mục lục Lời nói đầu .................................................................................................... ....1 Phần I : phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài của các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường...................... ....3 I. Khái niệm và các phương pháp phân loại chi phí trong giá thành . ....... ....3 1. Khái niệm giá thành và các cách phân loại chi phí trong giá thành.. ............ ....3 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành .......................................................... ..11 3. Cách phân loại giá thành ........................................................................... ..13 II. Cơ cấu giá thành và phương pháp xác định các yếu tố chi phí trong giá thành ......................................................................................................... ..15 1. Cơ cấu giá thành ......................................................................................... ..15 2. Phương pháp tính giá thành đơn vị sản phẩm ............................................. ..15 3. Phương pháp tính giá thành theo khoản mục tính toán ................................ ..21 III. Phương hướng và biện pháp phân đấu hạ giá thành trong doanh nghiệp.. ................................................................................................................ ..23 1. Thực chất của vấn đề phấn đấu hạ giá thành sản phẩm ............................... ..23 2. ý nghĩa của việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm ....................................... ..23 3. Phương hướng và biện pháp phấn đấu hạ giá thành trong doanh nghiệp .. ..25 phần II: phân tích thực trạng giá thành sản phẩm ở Xí Nghiệp Xây Lắp Điện ............................................................................................. ..28 I. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng tới phấn đấu hạ giá thành sản phẩm ở Xí Nghiệp Xây Lắp Điện ............................................ ..28 1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp ....................................... ..28 2. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng tới việc phấn đấu hạ giá thành ở Xí Nghiệp Xây Lắp Điện ....................................................... ..33 II. Phân tích thực trạng về vấn đề phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của Xí Nghiệp Xây Lắp Điện .............................................................................. ..39 1. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua ở Xí nghiệp ..41 2. Phân tích cơ cấu giá thành sản phẩm của Xí nghiệp ........................... ..48 3. Phân tích phương pháp xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm của Xí Nghiệp Xây Lắp Điện ......................................................................................... ..50 4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành ................................ ..62 5. Đánh giá về tình hình phấn đấu hạ giá thành ...................................... ..67 phần III: những biện pháp cơ bản nhằm phấn đấu hạ giá thành sản phẩm ở Xí Nghiệp Xây Lắp Điện ............................................................ ..67 1. Bố trí lao động hợp lý, tăng cường sử dụng lao động tại địa phương ........... ..70 2. Tăng cường công tác quản lý vật liệu để giảm chi phí vật liệu trong giá thành .................................................................................................................. ..72 3. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ......................... ..75 4. Giảm các khoản lãng phí trong chi phí chung .............................................. ..77 5. Lựa chọn phương pháp tổ chức thi công hợp lý ........................................... ..79 6. Một số kiến nghị đối với Xí nghiệp và Nhà nước ........................................ ..82 kết luận ........................................................................................................... ..83 Tài liệu tham khảo .......................................................................................... ..84 Tài liệu tham khảo 1. ....................................................................................................... Quản trị doanh nghiệp - Đại học Kinh tế quốc dân PGS.PTS Lê Văn Tâm – NXB Giáo dục, 1998 2. ....................................................................................................... Kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp - Đại học Kinh tế quốc dân PGS.PTS Phạm Hữu Huy- NXB Giáo dục, 1998 3. ....................................................................................................... Kinh tế và kinh doanh xây dựng - Đại học Kinh tế quốc dân TS. Lê Công Hoa - H: Hà nội, 1999 4. Kế toán quản trị doanh nghiệp- NXB Tài chính, 1999 5. Quản trị tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ - Đại học Kinh tế quốc dân PTS. Vũ Duy Hào- NXB Thống Kê, Hà Nội, 1998 6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm NGƯT. Vũ Huy Cẩm- NXB Thống Kê, Hà Nội, 1996 7. Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng -Đại học Xây dựng GS.TS Nguyễn Văn Chọn- NXB KH&KT, 1996 8. Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp- Đại học Kinh tế quốc dân NXB Giáo dục,1998

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Những biện pháp cơ bản phấn đấu hạ giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Xây Lắp ĐiệnCông ty Điện Lực 1.pdf
Luận văn liên quan