Luận văn Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định

Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Việt Nam, tiền lương, lao động luôn tồn tại song song và có mối quan hệ tương hỗ, qua lại. Lao động sẽ quyết định mức lương, còn mức lương sẽ tác động đến mức sống của người lao động. Do đó, đối với công tác trả lương, trả thưởng đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn một hình thức trả lương, thưởng công bằng và phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định là công ty hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường thuộc sở hữu của UBND tỉnh. Với đặc thù của công việc gồm nhiều khâu và khối lượng công việc lớn nên tình hình lao động của công ty khá đông đảo đảm nhiệm những công việc khác nhau do đó việc phân phối tiền lương cho lao động phức tạp và khó khăn.

doc95 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liền với kết quả thực hiện các công việc của chức danh được giao cụ thể như sau: Cở sở để tính toán trả lương là hệ số lương mà cán bộ, nhân viên đó đang được hưởng theo quyết định hiện hành (theo nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 24/12/2004 của chính phủ) Mức lương được trả trong tháng được quy định như sau: - Mức 1: M1= 100% lương cấp bậc cho cán bộ, nhân viên hoàn thành nhiệm vụ theo chức danh được giao. - Mức 2: M2= 90% lương cấp bậc cho cán bộ, nhân viên có một số việc của chức danh đó chưa hoàn thành. - Mức 3: M3= 85% lương cấp bậc cho cán bộ, nhân viên có một số việc của chức danh đó chưa hoàn thành và hiệu quả công việc đạt thấp. - Trả hệ số khuyến khích tiền lương: từ 05% - 15% lương cấp bậc cho những đối tượng sau: + Nhân viên (kể cả bảo vệ) có mức lương thấp, hệ số dưới 2.00 hoàn thành tốt công việc theo chức danh được giao. + Cán bộ lãnh đạo nhà máy, xí nghiệp có mức lương thấp, hệ số dưới 3.00 hoành thành tốt công việc theo chức danh được giao. + Các đối tượng khác phải thực sự hoàn thành suất sắc công việc theo chức danh được giao. Với những quy định trả lương theo thời gian của công ty đã gắn được với hiệu quả và mức độ hoàn thành công việc theo chức danh của từng người (Mi). Từ đó khuyến khích người lao động làm việc có trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, mức tỷ lệ hương theo các M chưa hợp lý nếu hoàn thành tốt thì mới đạt được hưởng 100% lương thì không khuyến khích được người lao động. Suất lương ngày được tính ra từ bảng lương và ngày công theo chế độ nhà nước và công ty quy định phù hợp điều kiện làm việc của công ty đó là tuần làm việc 48 tiếng tháng 26 ngày. Từ đó, suất lương ngày được tính theo công thức sau: Lngày = Lcb / 26 Trong đó: - Lngày là suất lương ngày của một lao động - Lcb Lương cấp bậc theo chế độ Lcb = Hệ số lương ´ mức lương tối thiểu Lương cấp bậc của cán bộ công nhân viên chưa đáp ứng tính hợp pháp và tính bảo đảm của hệ thống thù lao do công ty đang áp dụng mức lương tối thiểu 540.000 đồng/tháng không đúng theo quy định nhà nước về lương tối thiểu tại thời điểm đó là 650.000 đồng/tháng. Điều này làm giảm tiền lương danh nghĩa, dẫn đến tiền lương thực tế giảm nhiều chưa khuyến khích được người lao động có trình độ gắn bó với công ty. Tuy nhiên, để giảm bớt thiệt thòi cho người lao động hưởng lương thời gian do công ty chưa đủ điều kiện áp dụng ngay mức lương theo quy định của nhà nước vào thời gian đó nên công ty đã có thêm tỷ lệ khuyến khích là 15% lương tối thiểu của công ty đang áp dụng (540.000+540.000*15% = 621.000 đồng/tháng). Song mức lương đó cũng vẫn thấp hơn mức lương của nhà nước quy đinh. Lương thời gian của cán bộ quản lý, nhân viên thuộc các phòng ban dựa vào hệ số lương như bảng sau: Bảng 3.6: Bảng lương của lãnh đạo cao cấp TT Họ và tên Chức danh công việc Hệ số Phụ cấp 1 Triệu Thiệu Đĩnh Chủ tịch kiêm giám đốc công ty 6,64 0 2 Hoàng Hữu Phúc Phó Giám đốc kiêm GĐ XN I 5,32 0 3 Phạm Hữu Thuận Phó Giám đốc kiêm GĐ XN II 5,32 0 4 Triệu Đức Kiểm Phó Giám đốc kiêm GĐ nhà máy 5,32 0 5 Phạm Thanh Hưng Kế toán trưởng công ty 4,99 0 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Bảng 3.7: Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ở doanh nghiệp Chức danh Hệ số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Nhân viên có trình độ đại học - Hệ số 2,34 2,65 2,96 3,27 3,58 3,89 4,2 4,51 2. Nhân viên có trình độ cao đẳng - Hệ số 1,8 1,99 2,18 2,37 2,56 2,75 2,94 3,13 3,32 3,51 3,7 3,9 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Để tính thời gian cho người được hưởng lương thời gian phải xác định được suất lương ngày và số ngày làm việc thực tế của người lao động đó. Ngày công thực tế của cán bộ quản lý, nhân viên được tính thông qua bảng chấm công khi thực hiện đúng kỷ luật lao động, đi làm đúng giờ. Việc chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động của cán bộ công nhân viên của công ty tương đối nghiêm túc nhưng trong thời gian có mặt tại công ty thời gian làm việc theo chức năng nhiêm vụ chưa cao. Trên cơ sở chấm công của các phòng ban và các cán bộ quản lý tại nhà máy xử lý rác thải, cán bộ phòng tổ chức – hành chính tính ra tiền lương tháng cho từng người lao động theo công thức: Ltháng= Suất lương ngày (Lngày) ´ Ngày công thực tế ´ Mi Trong đó: Mi là mức lương được hưởng Việc tính lương tháng gắn với mức độ hoàn thành công việc của mỗi chức danh chưa được đánh giá cụ thể và đúng với yêu cầu, còn chung chung, chưa bình xét đúng đắn (xem bảng lương 3.8) và mức hưởng lương chưa khuyến khích bởi vì nếu hoàn thành tốt mới được hưởng 100% lương cấp bậc. Nên việc gắn tiền lương với mức độ hoàn thành không có ý nghĩa. * Ngoài ra lương thời gian còn được áp dụng để tính lương nghỉ lễ, phép theo chế độ cho cả lao động trực tiếp và gián tiếp của công ty theo công thức sau: Lngày nghỉ lễ,phép = Suất lương ngày ( Lngày) ´ Ngày nghỉ lễ, phép Ngoài hình thức trả lương theo thời gian, Công ty Môi trường Nam Định còn áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Bảng 3.8. Tình hình thanh toán lương tháng 11 năm 2009 Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Vật tư Họ và tên Hệ số Mức hưởng Lương thời gian Lương lễ phép % Khuyến khích Phụ cấp Tổng cộng & phụ cấp Các khoản giảm trừ Còn được lĩnh kỳ 2 Công Tiền Công Tiền Tỷ lệ Tiền Ứng lương 5% BHXH 1% BHYT 1% BHTN Cộng trừ Trương Văn Định 4,2 M1 26 2.268.000 0 - 15% 340.200 216.000 2.824.200 800.000 147.300 29.460 29.460 1.006.220 1.817.980 Trịnh Đức Thắng 2,65 M1 25 1.375.962 0 - 15% 206.394 1.582.356 700.000 86.125 17.225 17.225 820.575 761.781 Nguyễn Tài Tám 3,27 M1 25 1.697.885 0 - 15% 254.683 1.952.567 700.000 106.275 21.255 21.255 848.785 1.103.782 Phạm Công Hải 2,34 M1 25 1.215.000 0 - 15% 182.250 1.397.250 600.000 76.050 15.210 15.210 706.470 690.780 Nguyễn Thị Minh 2,34 M1 25 1.215.000 0 - 15% 182.250 1.397.250 600.000 76.050 15.210 15.210 706.470 690.780 Đinh Văn Bình 2,65 M1 25 1.375.962 0 - 15% 206.394 1.582.356 800.000 86.125 17.225 17.225 920.575 661.781 Cộng: 17,45 151 54.725.885 0 - 1.372.171 56.098.056 4.200.000 567.125 113.425 113.425 5.009.095 5.726.884 (Nguồn: Phòng tài chính-kế toán) 3.2.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Hình thức khoán sản phẩm được áp dụng cho cán bộ, công nhân sản xuất toàn công ty ở các tổ sản xuất tại nhà máy, đội cơ giới và công nhân thu gom rác của các xí nghiệp môi trường. Quy trình giao khoán: Đầu năm công ty lập kế hoạch, phục vụ, sản xuất, phòng kế hoạch-kỹ thuật-vật tư tính các thông số kỹ thuật, vật tư máy móc, nhân lực cần thiết cho từng hạng mục công việc, tính toán khối lượng công việc của một ngày hay một ca làm việc và từ đó tiến hành giao khoán cho từng hạng mục theo từng tháng Đến cuối tháng, phòng kế hoạch – vật tư sẽ tổng hợp khối lượng công việc thực tế hoàn thành của từng hạng mục theo cá nhân hoặc theo tổ đội, từ đó làm cơ sở cho việc tính lương theo khối lượng công việc của tập thể và cá nhân. Việc tính lương cho công nhân sẽ phụ thuộc vào khối lượng công việc thực tế hoàn thành và đơn giá tiền lương của công ty áp dụng cho mỗi khâu công việc. Đơn giá tiền lương theo hạng mục công việc áp dụng tại công ty được xây dựng trên cơ sở tính toán mức độ phức tạp của công việc, các định mức, dự toán kinh phí cho mỗi hạng mục, kế hoạch sản xuất, tài chính của công ty và ý kiến của người lao động...từ đó công ty xây dựng lên đơn giá và trình lên UBND tỉnh ( là chủ sở hữu công ty) ký duyệt. Hiện nay công ty đang áp dụng mức trả lương khoán sản phẩm cá nhân và khoán sản phẩm tập thể: A. Hình thức khoán sản phẩm cá nhân Đối tượng áp dụng: Hình thức này áp dụng đối với các công nhân của các xí nghiệp dịch vụ môi trường và công nhân của đội cơ giới. Đối với công nhân ở các xí nghiệp dịch vụ môi trường Việc giao khoán được tiến hành dựa vào khối lượng công việc được tính toán dựa vào thống kê về số hộ dân, km đường, chợ và các địa điểm khác cần phục vụ trong một ngày của một xí nghiệp (quét, thu gom rác đường, vỉa hè, chợ, các hộ dân và cơ quan…), từ đó xác định được số lao động cần phục vụ cho các địa điểm. + Nếu có định mức lao động trên 1 khối lượng công việc (số công lao động quét rác/1ha đường phố) từ đó ta tính được số công cần phục vụ cho một khối lượng công việc ở hạng mục i trong một ngày như sau: Đi = Qi x Hi + Nếu có định mức công việc/công lao động (khối lượng rác chợ thu gom/công nhân/ngày, số hộ dân/1 công lao động ta tính số công phục vụ trong một ngày theo công thức: Đi = Qi/Hi Trong đó: Đi : Là số công phục vụ của một ngày Qi : Là khối lượng công việc của hạng mục công việc i. Hi : Định mức năng suất lao động của hạng mục công việc i Từ số công phục vụ/ ngày của địa điểm ta tính ra được số lao động (thực hiện và định biên) cần phục vụ cho địa điểm đó (xem bảng 3.9). Việc xác định được số lao động phục vụ cho từng địa điểm giúp xí nghiệp phân công lao động phù hợp hoàn thành tốt khối luợng công việc được giao tránh bố trí lao động thừa hoặc khối lượng công việc của một công nhân quá nhiều. Tuy nhiên, việc xác định năng suất lao động của mỗi hạng mục công việc (như cần 1,9 công quét đường cho một hecta đường hay số hộ dân/lao động) là thông qua quan sát thống kê để xác định ra được năng suất lao động bình quân của mỗi hạng mục, do đó việc xác định số lao động định mức và số lao động thực hiện của mỗi địa điểm dựa vào năng suất đó chưa thật sự chuẩn xác do việc quan sát đó có thể chưa đại diện chung được cho tất cả các lao động, do có thể ngày quan sát thì lao động đó làm việc chăm chỉ hoặc lười biếng thì ảnh hưởng đến năng suất công viêc và lấy đó làm năng suất bình quân cho tất cả lao động làm căn cứ phân công lao động sẽ không công bằng và hợp lý. Giao kế hoạch phục vụ trong 1 tháng cho số công nhân ở từng địa điểm như sau: Q = Khối lượng công việc/ngày x số ngày trong tháng Số công khoán trên tháng = Số lao động thực tế x số ngày trong tháng Trong đó: Q là khối lượng công việc khoán trong một tháng. Do khối lượng công việc như quét, thu gom đường, vỉa hè, giải phân cách, chợ… hay số hộ dân cơ quan cần thu gom rác hàng ngày hàng tháng là xác định được thông qua thống kê diện tích, chiều dài của đường, chợ, số hộ dân gần đúng với thực tế, chỉ có khối lượng rác thu gom có thể khác. Vì vậy kế hoạch khoán sẽ là căn cứ để nghiệm thu khối lượng công việc và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của mỗi địa điểm (xem bảng 3.10). Khi đã có kế hoạch giao khoán theo từng hạng mục công việc. Cuối tháng, phòng kế hoạch – vật tư sẽ thực hiện tổng hợp khối lượng công việc thực tế hoàn thành trong tháng của từng công nhân theo từng hạng mục công việc làm cơ sở để tính lương sản phẩm cho từng công nhân. Hình thức giao và nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành của từng công nhân đảm bảo việc trả lương công bằng tránh được hiện tượng phân phối bình quân và khuyến kích công nhân làm việc tích cực tăng năng suất. Tuy nhiên việc nghiệm thu, kiểm tra kết quả công việc đối từng công nhân khó khăn, độ chính xác không cao do đó có thể dẫn đến mất công bằng về xác định khối lượng công việc hoàn thành. Bảng 3.9: Định mức lao động phục vụ công tác quét, gom rác đường – hè – tua vỉa – duy trì giải phân cách TT Phường Diện tích đường (m2) Diện tích hè (m2) Định mức đường – hè (1,90 c/ha) Tua vỉa hè,gốc cây, cột điện,mang cống, hàm ếch(0,8c/km) Duy trì giải phân cách (0,40 c/km) Duy trì tường kè sông Đào (1,09c/km) Cộng số Công phục vụ (công/ngày) Số lao động Chiều dài (m) Công Chiều dài (m) Công Chiều dài (m) Công Thực Hiện Định biên 1 Thống Nhất 11.920,0 800,0 2,45 260,0 0,21 600,0 0,24 - 2,86 3 4 2 Hạ Long 11.700,0 1.591,55 2,72 600,0 0,48 200,0 0,08 - 3,28 3 4 3 Trần Tế Xương 15.480,0 1.092,00 3,15 - - - - - - 3,15 3 4 4 Vị Hoàng 20.148,0 14.822,05 6,64 2.760,0 2,21 400,0 0,16 - - 9,01 9 11 5 Vị xuyên 12.900,0 4.125,00 3,23 1.200,0 0,96 750,0 0,30 - - 4,49 5 6 Tổng cộng 73.148,0 22.4310,60 18,16 4.820,0 3,86 1.950,0 0,78 - - 22,8 23 29 (Nguồn: Phòng kế hoạch-vật tư) Bảng 3.10: Giao kế hoạch phục vụ tháng 11 năm 2009 của hạng mục quét, thu gom rác đường- hè – giải phân cách của xí nghiệp dịch vụ môi trường số 1 STT Nhóm Số công lao động Công năng suất BQ (công/ld/ngày) Số ngày công bình quân 1 LĐ/tháng Diện tích đường (m2) Diện tích hè (m2) Duy trì giải phân cách (m) Chiều dài tua vỉa (m) Số công khoán (Công) Khối lượng giao khoán (tấn) Thực hiện Định biên Công sản xuất thường xuyên Công làm ngày lễ, tết 1 Thống Nhất 3 4 0,95 22 369.520 24.800 18.600 8.060 90 3 26,25 2 Hạ Long 3 4 1,09 25 393.700 49.338,1 6.200 18.600 90 3 29,21 3 Trần Tế Xương 3 4 1,05 24 479.880 33.852 - - 90 3 27,9 4 Vị Hoàng 9 11 1,00 25 624.588 459.483,6 12.400 85.560 270 9 73,84 5 Vị xuyên 5 6 0,90 23 399.900 127.875 23.250 37.200 150 5 44,57 Tổng 23 29 121 2.267.588 695.348,6 60.450 149.420 690 23 201,78 (Nguồn: Phòng kế hoạch – vật tư) Đơn giá tiền lương áp dụng được xây dựng cụ thể cho từng hạng mục công việc nhỏ đảm bảo được sự công bằng trong mỗi khâu công việc. Trên cơ sở khối lượng công việc thực tế hoàn thành và đơn giá tiền lương của từng hạng mục công việc ta tính lương cho công nhân theo công thức sau: Trong đó: LSpi : Lương sản phẩm của công nhân i Qj : Khối lượng công việc công nhân i thực tế hoàn thành của hạng mục công việc j ĐGj: Đơn giá tiền lương của hạng mục công việc j Ví dụ: Công nhân Nguyễn Thị Ca tham gia vào các hạng mục công việc quét đường, hè, tua vỉa hè, giải phân cách và thu gom rác đường ta tính lương sản phẩm của công nhân này được là: Lsp= 105.839,7 x 6,75 + 4,2 x 28.440 + 1,4 x 14.220 + 7,48 x 43.817 = 1.181.525 (đồng/tháng). (xem bảng 3.11). Bảng 3.11: Tình hình thanh toán khối lượng công việc cho công nhân xí nghiệp dịch vụ môi trường số 1 tháng 11 năm 2009 Phường Hạ Long Họ và tên Diện tích ĐG quét Thành tiền Chiều dài ĐG Thành tiền Duy trì giải ĐG Thành tiền KL thu ĐG KL Thành tiền Tổng tiền đường, hè đường, hè (đồng) tua vỉa (đồng/km) (đồng) Phân cách (đồng/km) (đồng) gom rác rác đường (đồng) (đồng) (m2) (đồng/m2) (km) (km) đường (tấn) (đồng/ tấn) Nguyễn Thị Ca 105.839,7 6,75 714.418 4,2 28.440 119.448 1,4 14.220 19.908 7,48 43.817 327.751 1.181.525 Trần Thị Hoa 64.400 6,75 434.700 13,8 28.440 392.472 14.220 0 7,01 43.817 307.157 1.134.329 Nguyễn Thị Liên 127.600 6,75 861.300 28.440 0 14.220 0 7,53 43.817 329.942 1.191.242 Phạm Thị Hương 130.906,8 6,75 883.620.9 28.440 0 4,6 14.220 65.412 8,24 43.817 361.052 1.310.085 Tổng 428.746,5 2.894.039 18 511.920 6 85.320 30,26 1.325.902 4.817.181 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Bảng 3.12. Thực trạng tiền lương tháng 11 năm 2009 của công nhân xí nghiệp dịch vụ môi trường số 1 Phường Hạ Long ĐVT: Đồng Họ và tên Hệ số Lương sản phẩm Lương lễ, phép Cộng lương Hệ số phụ cấp Tổng cộng& phụ cấp Các khoản trừ Còn được lĩnh kỳ II Công Tiền Công Tiền Ứng lương 5% BHXH 1% BHYT 1% BHTN Cộng trừ Nguyễn Thị Ca 2,71 25 1.181.525 1 56.285 1.237.810 1.237.810 400.000 73.170 14.634 14.634 502.438 735.372 Trần Thị Hoa 3,74 26 1.134.329 1 77.677 1.212.006 1.212.006 400.000 100.980 20.196 20.196 541.372 670.634 Nguyễn Thị Liên 3,74 25 1.191.242 2 155.354 1.346.596 1.346.596 400.000 100.980 20.196 20.196 541.372 805.224 Phạm Thị Hương 1,67 25 1.310.085 1 34.685 1.344.770 1.344.770 400.000 45.090 9.018 9.018 463.126 881.644 Cộng 11,86 101 4.817.181 5 324.000 5.141.181 5.141.181 1.600.000 320.220 64.044 64.044 2.048.308 3.092.873 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) * Đối với công nhân ở đội cơ giới Hiện nay cả đội có 12 tuyến xe chính, mỗi tuyến có quãng đường vận chuyển cố định với nhiệm vụ vận chuyển rác từ các điểm tập trung tới nhà máy xử lý. Mỗi lái xe đảm nhiệm một xe cố định nhưng có thể chạy các tuyến khác nhau luân phiên trong đội để đảm bảo hoàn thành công việc và công bằng giữa các lái xe đều có thể chạy các tuyến và vận chuyển các loại rác các nhau. Công ty khắc phục được nhược điểm là nếu lái cố định một tuyến xe có thể xảy ra nơi có nhiều rác nơi có ít, nơi rác vận chuyển có đơn giá tiền lương cao hơn (rác xây dựng, bệnh viện tiền lương cao hơn vận chuyển rác dân) dẫn đến lái xe nhiều việc, lái xe ít việc, tiền lương của lái xe chênh lệch nhau nhiều. Khối lượng giao khoán dựa trên định mức khối lượng vận chuyển dự kiến/1xe/1ngày. Khối lượng thực tế vận chuyển sẽ được nghiệm thu theo ngày theo từng tuyến xe và từng lái xe, khi xe về tới nhà máy sẽ được cân trực tiếp tại nhà máy. Công tác nghiệm thu này đảm bảo tính chính xác khối lượng vận chuyển của từng lái xe. Cuối tháng tổng hợp khối lượng vận chuyển của từng tuyến xe và từng lái xe làm cơ sở để tính lương. Đơn giá tiền lương của đội cơ giới được xây dựng dựa trên đơn giá của từng loại rác vận chuyển được công ty giao và hệ số điều chỉnh đơn giá thanh toán do mỗi tuyến xe có quãng đường vận chuyển khác nhau dù cùng vận chuyển một loại rác. Hệ số điều chỉnh đơn giá đã tính đến sự khác nhau về quãng đường vận chuyển để điều chỉnh đảm bảo công bằng giữa các tuyến xe. Tuy nhiên, hệ số điểu chỉnh chênh lệch nhỏ và chưa tính đến những khó khăn của từng quãng đường đối với từng tuyến xe (đường xuống cấp khó vận chuyển) hay chất lượng của xe sẽ ảnh hưởng tới năng suất lao động của lái xe. Hệ số quãng đường vận chuyển để điều chính đơn giá tiền lương được tính như sau: Ki = Si / Sbq Trong đó: Ki : Là hệ số quãng đường điều chỉnh đơn giá tiền lương Si : Là quãng đường vận chuyển trên ngày của tuyến xe i Sbq : Là quãng đường vận chuyển bình quân của tổ xe cùng nhiệm vụ vận chuyển 1 loại rác Bảng 3.13: Hệ số điều chỉnh đơn giá tiền lương của các tuyến xe Điểm vận chuyển Quãng đường vận chuyển (km/ngày) Bình quân quãng đường vận chuyển 1xe/ngày (km/ngày) Ki Đơn giá tiền công (đồng/tấn) I. Rác dân + rác cơ quan 544,71 68,09 3.877 Tuyến 1 71,89 1,06 Tuyến 2 72,96 1,07 Tuyến 3 67,29 0,99 Tuyến 4 66,39 0,98 Tuyến 5 67,57 1,00 Tuyến 6 65 0,95 Tuyến 7 71,82 1,05 Tuyến 8 61,79 0,94 Tuyến 9 2 II. Rác đường 146,98 73,49 4.003 Tuyến 11 75,66 1,03 Tuyến 12 71,32 0,97 III. Rác dịch vụ Tuyến 10 8.444 (Nguồn: Phòng tổ chức – Hành chính) Tuyến 9 là vận chuyển rác khu công nghiệp, dệt, bệnh viên, dược, kè đê, Lộc An và chợ, thì hệ số vận chuyển bằng 2 do tuyến vận chuyển nhiều điểm cùng một lúc. Loại rác dich vụ chỉ có tuyến xe 10 tham gia vận chuyển nên đơn giá tiền công không cần hệ số điều chỉnh. Dựa vào khối lượng vận chuyển, đơn giá và hệ số điều chỉnh để tính lương cho công nhân lái xe đội cơ giới theo công thức sau: Trong đó: Lj: Lương sản phẩm của lái xe j Qi : Khối lượng vận chuyển rác của tuyến xe i ĐGi : Đơn giá tiền lương vận chuyển của tuyến xe i Ki : Hệ số quãng đường vận chuyển của tuyến xe i Tiền lương của lái xe phụ thuộc vào khối lượng vận chuyển rác nên đã khuyến khích được lái xe làm việc tăng năng suất tuy nhiên qua bảng lương 3.14 ta thấy lương của lái xe trung bình chỉ khoảng một triệu đồng/tháng so với tình hình kinh tế hiện nay thì mức lương này chưa đảm bảo được cho cuộc sống của công nhân và gia đình họ do đó Công ty cần nâng cao đơn giá tiền lương phù hợp giá thị trường hiện nay, đảm bảo cuộc sống ổn định cho lái xe để họ yên tâm làm việc với công ty. Bảng 3.14: Thực trạng thanh toán khối lượng vận chuyển của đội cơ giới thánh 11 năm 2009 Lái xe Số xe Tuyến xe ĐG công (đồng/tấn) Qi (tấn) Ki Thành tiền (đồng) Tổng cộng (đồng) Hoàng Xuân Trường 1247 2 3.877 276,92 1,07 1.148.772 1.148.772 Nguyễn Tuấn Anh 1337 3 3.877 300,46 0,99 1.153.235 1.228.605 1337 11 4.003 18,28 1,03 75.370,09 Nguyễn Văn Út 1373 3 3.877 3,84 0,99 14.738.8 970.842,1 1373 11 4.003 231,89 1,03 956.103.3 Đỗ Quang Chiến 3694 5 3.877 293,61 1 1.138.326 1.138.326 Lương Ngọc Tuấn 1632 3 3.877 3,74 0,99 14.354,98 729.837,9 1632 7 3.877 150,31 1,05 611.889,5 1632 9 3.877 13,36 2 103.593,4 Nguyễn Văn Tùng 3759 1 3.877 42,88 1,06 176.220,5 1.169.596 3759 3 3.877 51,91 0,99 199.242,5 3759 4 3.877 63,7 0,98 242.025,6 3759 5 3.877 48,48 1 187.957 3759 6 3.877 59,79 0,95 220.215,5 3759 10 8.444 15,28 - 129.024,3 3759 12 4.003 3,84 0,97 14.910,37 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) B. Hình thức trả lương theo sản phẩm khoán tập thể Đối tượng áp dụng: Là những công nhân làm việc tại nhà máy xử lý rác thải gồm các công nhân ở tổ: tổ kỹ thuật điện, tổ tuyển chọn, tổ cơ giới, tổ xử lý rác khu lò đốt. Do công nhân làm việc theo dây chuyền nên không áp dụng được hình thức khoán sản phẩm cá nhân, tuy nhiên hình thức này tạo cho công nhân thói quen làm việc tập thể cùng tập thể tăng năng suất lao động đồng thời cũng tăng tiền lương của chính mình. Việc giao khoán sẽ được phòng tổ Kế hoạch-vật tư phối hợp với bộ phận kế hoạch vật tư tại nhà máy để cho ra kế hoạch giao khoán đối với từng hạng mục công việc trong từng tổ. Cuối tháng, bộ phận kế hoạch vật tư tại nhà máy sẽ nghiệm thu khối lượng công việc thực tế hoàn thành theo từng hạng mục công việc làm cơ sở để thanh toán tiền lương cho tập thể công nhân trong từng tổ. Trong một tổ có thể đảm nhiệm nhiều khâu công việc nhỏ như tổ kỹ thuật điện đảm nhiệm 3 khâu công việc nhỏ: vận hành dây truyền nhà sơ bộ, vận hành dây truyền nhà sàng tinh, vận hành khu vực lò đốt rác và công nhân trong tổ luân chuyển giữa các khâu công việc này. Nên đơn giá tiền lương được xây dựng tới từng khâu công việc nhỏ đảm bảo được sự hợp lý giữa các khâu công việc cho cả tổ. Từ đó ta xác định được tổng quỹ lương của tập thể theo công thức sau: Lttj = Trong đó: Lttj : Tiền lương tập thể của tổ sản xuất j Qi : Khối lượng công việc đã hoàn thành của hạng mục công việc i ĐGi : Đơn giá tiền lương theo hạng mực công việc i n : Số hạng mục công việc của tổ j tham gia sản xuất Bảng 3.15: Tình hình thanh toán khối lượng của đội kỹ thuật điện tháng 11 năm 2009 STT Nội dung công việc Khối lượng (tấn) Đơn giá (đồng/tấn) Thành tiền (đồng) 1 Vận hành dây chuyền nhà sơ bộ 2397,10 1.066 2.555.309 2 Vận hành dây chuyền nhà sàng tinh 1209,00 2.874 3.474.666 3 Vận hành khu vực lò đốt rác 340,89 5.394 1.838.761 Cộng 3946,99 9.334 7.868.735 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Như vậy, tổng quỹ lương của cả tổ kỹ thuật điện tháng 11 năm 2009 là 7.868.735 đồng, để trả lương cho từng công nhân trong tổ, Công ty căn cứ vào số công thực tế công nhân trong tổ tham gia sản xuất (bảng chấm công). tính ra đơn giá tiền lương/1công nhân chung cho cả tổ như sau: Lcông = Trong đó: Lcông : Đơn giá tiền lương/công/công nhân chung cho cả tổ sản xuất j Ti : Số công làm việc thực tế của công nhân i trong tháng m : Số công nhân trong tổ Sau khi tính được đơn giá tiền lương/1công lao động chung của cả tổ, tiền lương tháng của từng công nhân trong tổ được tính như sau: Li = Lcông x Ti Trong đó: Li : Là lương tháng của công nhân i trong tổ Ví dụ: Tính lương cho công nhân Đoàn Văn Chỉnh trong tổ kỹ thuật điện trong tháng 11/2009 làm 24 công, tổng quỹ lương sản phẩm trong tháng của cả tổ là 7.869.735 đồng, tổng số công làm việc thực tế của cả tổ là 166 công. Vây đơn giá tiền lương sản phẩm/công là: 7.868.735/166 = 47.402,02 đồng/1công/công nhân. Từ đó lương sản phẩm của công nhân chỉnh là: 24 x 47.402,02 = 1.137.648 đồng/tháng. Với cách chia lương này mang tính chất bình quân, không phụ thuộc vào năng suất, trình độ tay nghề của công nhân, không khuyến khích công nhân làm sáng tạo hăng say, xảy ra hiện tượng cào bằng giữa các công nhân trong tổ, người làm nhiều cũng như người làm ít chỉ dựa vào số ngày đi làm thực tế của họ, không khuyến khích những công nhân có tay nghề, kinh nghiệm, có ý thức trách nhiệm công việc tốt. Bảng 3.16. Tình hình thanh toán lương theo sản phẩm của công nhân tổ kỹ thuật điện nhà máy xử lý rác tháng 11 năm 2009 TT Họ và tên Hệ Lương sản phẩm Lương lễ phép 100% Cộng Phụ cấp Tổng cộng Các khoản trừ Còn được số Công tiền công tiền Lương Hệ số & phụ cấp ứng lương 5% BHXH 1% BHYT 1% BHTN Cộng trừ lĩnh kỳ II 1 Đoàn Văn Chinh 1,99 24 1.137.648 1 41.331 1.178.979 108.000 1.286.979 500.000 53.730 10.746 10.746 575.222 711.757 2 Đỗ Văn Bảo 1,8 18 853.236 - 853.236 54.000 907.236 500.000 48.600 9.720 9.720 568.040 339.196 3 Nguyễn Quang Đạo 1,99 24 1.137.648 1 41.331 1.178.979 54.000 1.232.979 500.000 53.730 10.746 10.746 575.222 657.757 4 Nguyễn Bảo Long 2,71 25 1.185.051 - 1.185.051 1.185.051 500.000 73.170 14.634 14.634 602.438 582.613 5 Trần Thị Lưu Lý 2,34 25 1.185.051 1 48.600 1.233.651 54.000 1.287.651 500.000 63.180 12.636 12.636 588.452 699.199 6 Trần Thị Thắm 1,99 26 1.232.453 - 1.232.453 1.232.453 500.000 53.730 10.746 10.746 575.222 657.231 7 Lê Thị Hoa 2,71 24 1.137.648 - 1.137.648 1.137.648 500.000 73.170 14.634 14.634 602.438 535.210 Cộng 166 7.868.735 3 131.262 7.999.997 270.000 8.269.997 3.500.000 419.310 83.862 83.862 4.087.034 4.182.963 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Nhận xét chung: Trong những năm qua công tác tiền lương của công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định luôn được ban lãnh đạo quan tâm đổi mới và hoàn thiện. Các hình thức trả lương tại công ty đã được thay đổi sao cho phù hợp với từng giai đoạn. Nhưng hiện nay vẫn đang còn tồn tại nhiều vướng mắc và bất hợp lý gây khó khăn cho công tác quản trị và phát huy hết tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương. Trong hình thức trả lương theo thời gian đã gắn với kết quả của người lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh, sự phát triển của công ty để khuyến khích người lao động nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Song việc gắn kết quả công việc vẫn chưa hợp lý, người lao động gián tiếp hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chức danh thì cũng chỉ được hưởng mức lương theo hệ số lương và phụ cấp của họ, như vậy chưa khuyến khích được người lao động làm việc nhiệt tình và sáng tạo trong công việc của mỗi người. Hơn nữa, mức lương tối thiểu công ty áp dụng cũng chưa khuyến khích được người lao động vì thấp hơn quy định của nhà nước. Hình thức trả lương khoán theo sản phẩm còn gặp vướng mắc trong khâu nghiệm thu khối lượng sản phẩm còn nhiều kẽ hở, chưa phân trách nhiệm rõ ràng. Công tác theo dõi chấm công ở công ty cũng như ở các tổ, đội, xí nghiệp dịch vụ môi trường còn nhiều tồn tại quan liêu thậm trí phụ thuộc chủ quan vào cán bộ tính lương, cách chia lương cho cá nhân còn nhiều vướng mắc, chưa công bằng. Do đó, để người lao động được trả lương công bằng và khuyến kích người lao động làm việc hiệu quả gắn bó lâu dài với công ty thì vấn đề đặt ra là cần hoàn thiện hơn nữa các hình thức trả lương trong công ty. 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty 3.3.1. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian Đối với những lao động là cán bộ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành phục vụ, việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian có gắn với mức độ hoàn thành công việc thể hiện công ty đã quan tâm đến hiểu quả công việc trong việc phân phối lương cho bộ phận lao động này. Tuy nhiên, hình thức trả lương này còn bộc lộ một số khuyết điểm như sau: + Mức lương tối thiểu công ty áp dụng thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước. + Mức độ phức tạp và trách nhiệm của mỗi công việc mà mỗi nhân viên đảm nhiệm theo chức vụ của mình là khác nhau, tuy nhiên công ty chưa xét đến tính chất này để trả lương. + Hơn nữa mức hưởng lương chưa khuyến khích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ vì hoàn thành tốt nhiệm vụ họ mới được 100% mức lương cấp bậc của mình. + Thời gian làm việc chấm công còn chủ quan, chỉ tính đến sự có mặt của nhân viên nhưng thời gian thực tế làm việc thì không được kiểm soát, nhiều buổi nhân viên đến tán chuyện cả buổi thời gian giải quyết công việc chỉ trong vài tiếng. Như vậy, có thể nói rằng việc áp dụng các hình thức trả lương theo thời gian như hiện nay chưa thật chính xác và chưa phát huy hết được hiệu quả, còn gây mất công bằng, không tạo động lực làm việc, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cần có biện pháp điều chỉnh lại cách tính lương thời gian cho hợp lý, công bằng khuyến khích người lao động. Đầu tiên ta công ty cần áp dụng mức lương tối thiểu của nhà nước là 650.000 đồng/tháng do lương tổi thiểu công ty áp dụng =540.000+15%*540.000=621.000đồng/tháng, làm giảm lương của người lao động là29.000đồng/tháng/lao động. Công ty tính lương cho lao động hưởng lương thời gian sẽ được chia làm hai phần đó là lương phần I và lương phần II. Trước tiên ta xác định quỹ lương tháng của đơn vị ( cả công ty hoặc một phòng nghiệp vụ). * Quỹ lương tháng của đơn vị được tính theo công thức: Vđv = Kcb ´ Kt ´ VTT Trong đó: Vđv : Quỹ lương tháng của đơn vị. Kcb : Tổng hệ số lương cơ bản của toàn đơn vị Kt : Hệ số lương tháng Kt có thể thay đổi theo từng tháng tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh có thể lơn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn 1. VTT : Mức lương tối thiểu (VTT = 650.000 đồng). Lương phần I: dựa trên cơ sở quá trình công tác cống hiến của mỗi cán bộ, nhân viên trên căn cứ: Mức lương cơ bản, số ngày công thực tế và hệ số lương phần I so với lương cơ bản. + Quỹ lương phần I của đơn vị trong tháng: V1 = K1 ´ Vcb Vcb = Kcb ´ VTT Trong đó: V1 : Lương phần I của đơn vị. K1 : Hệ số lương phần I (K = 0,4 ¸ 0,7). Vcb : Tổng quỹ lương cấp bậc và phụ cấp của đơn vị trong tháng Kcb : Tổng hệ số lương cơ bản của toàn đơn vị VTT: Mức lương tối thiểu. + Lương phần I của người lao động Ti1 = Knc ´ K1´ Vi Knc = Trong đó: Ti1 : Lương phần I của người lao động thứ i. Knc : Hệ số ngày công đi làm trong tháng của ngưòi lao động thứ i K1 : Hệ số lương phần I ; K1 = 0,4 ¸ 0,7 Vi : Lương cấp bậc của người lao động thứ i. ai : Số ngày công thực tế làm việc của người lao động thứ i. A : Số ngày công đi làm trong tháng trả lương (26 ngày) Ví dụ: Ta xét cụ thể về việc tính lương phần I ở đơn vị: Phòng kế hoạch-kỹ thuật-vật tư trong tháng 11 năm 2009. - Số người của cả đơn vị Phòng kế hoạch có 6 người, - Hệ số lương bao gồm hệ số cơ bản và hệ số phụ cấp. - Mức lương tối thiểu: 650.000 đồng + Tính quỹ lương phần I của đơn vị Phòng kế hoạch-kỹ thuật-vật tư ¸ Tổng hệ số lương cơ bản của đơn vị: 17,45 ¸ Kt : Hệ số lương tháng Kt = 100% trong đó K1 = 70% ; Áp dụng công thức: V1 = Kcb ´ K1 ´ VTT với Phòng kế hoạch: VKH = 17,45 ´650.000 ´ 0,7 =7.939.750 (đồng) Như vậy, trong tháng 11/2009, đơn vị Phòng kế hoạch có lương phần I là 7.939.750 đồng. + Tính quỹ lương phần I của người lao động Ví dụ: Ông Trương Văn Định – Trưởng phòng kế hoạch-kỹ thuât-vật tư Hệ số lương và phụ cấp là: 4,6 Áp dụng công thức: Ti1 = Knc ´ K1´ Vi Với: Knc = = = 1 Ti1 = 1 ´ 4,6 ´ 650.000 ´ 0,7 = 2.093.000 đồng. Qua đây ta thấy được cách tính lương phần I của cả đơn vị và từng cá nhân trong cả phòng qua bảng 3.17. Bảng 3.17. Tính lương phần I của Phòng Kế hoạch- vật tư tháng 11 năm 2009 STT Họ và tên C.vụ Ngày công Hệ số lương chức vụ K1 Lương phần I(đồng) 1 Trương Văn Định TP 26 4,6 0,7 2.093.000 2 Nguyễn Tài Tám PP 25 3,27 0,7 1.430.625 3 Trịnh Đức Thắng NV 25 2,65 0,7 1.159.375 4 Phạm Công Hải NV 25 2,34 0,7 1.023.750 5 Nguyễn Thị Minh NV 25 2,34 0,7 1.023.750 6 Đinh Văn Bình NV 25 2,65 0,7 1.159.375 Tổng 17,45 7.889.875 Ta thấy quỹ lương phần I của phòng kế hoạch còn dư = 7.939.750 – 7.889.875 = 49.875 (đồng). Phần dư này sẽ được bổ sung vào lương phần II. - Lương phần II: Trả theo hiệu quả và mức độ phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của công việc, Công ty Môi trường có thể xây dựng nên hệ số lương chức danh thay thế hệ số lương cơ bản, căn cứ vào mức độ và chất lượng hoàn thành công việc để xếp hạng (1, 2, 3, 4) và số ngày công thực tế để tính lương cho mỗi cán bộ, nhân viên. Lương phần II là phần còn lại của lương tháng, sau khi trừ đi lương phần I. Để tính được lương phần II, công ty phải dựa vào phân nhóm chức danh công việc và định hệ số lương theo nhóm chức danh công việc: Phân nhóm chức danh công việc là việc xem xét, lựa chọn một số chức danh có độ phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của công việc và tiêu hao lao động tương tự như nhau vào cùng một nhóm. Công ty có thể phân nhóm chức danh công việc và hệ số lương cho mỗi chức danh như sau: Bảng 3.18. Hệ số lương phần II theo chức danh Phân nhóm Các chức danh Hệ số lương phần II Nhóm I Giám đốc Công ty 2,2 Nhóm II Phó Giám đốc Công ty, Kế toán trưởng 1,8 Nhóm III Cấp trưởng các đơn vị 1,6 Nhóm IV Cấp phó các đơn vị 1,4 Nhóm V Nhân viên các phòng nghiệp vụ 1,2 Nhóm VI Cán sự, nhân viên các xí nghiệp, nhà máy, đội cơ giới 1 Nhóm VII Nhân viên viên bảo vệ công ty, nhà máy, đội cơ giới 0,8 Công ty sẽ định ra 4 hạng và hệ số lương của từng hạng như sau: - Hạng 1: Hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao, theo đúng tiến độ kế hoạch công ty quy định, có chất lượng cao, hệ số k = 1,2. - Hạng 2: Hoàn thành tốt công việc, hệ số k = 1,0. - Hạng 3: Hoàn thành công việc ở mức độ bình thường, hệ số k = 0,8. - Hạng 4: Hoàn thành công việc ở mức độ thấp, không đảm bảo thời gian lao động, hệ số k = 0,5. Hạng 1 tối đa = 30% (tổng số cán bộ, nhân viên hiện có của đơn vị). Việc phân hạng do các trưởng và phó phòng quyết định sau đó công khai trong đơn vị. Hệ số lương chức danh và phân hạng được áp dụng thống nhất trong toàn công ty. - Quỹ lương phần II của đơn vị: V2 = Vđv – V1 Trong đó: V2 : Lương phần II của đơn vị. Vđv : Tổng quỹ lương của đơn vị V1 : Lương phần I của đơn vị. Trả lương phần II của tháng đối với người lao động thực hiện theo công thức: Ti2 = ´ hi Trong đó: Ti : Lương phần II của người lao động thứ i V2 : Tổng quỹ lương chi phần II của đơn vị. H : Tổng hệ số lương của đơn vị theo chức danh đã quy đổi hạng thành tích và ngày công thực tế của toàn đơn vị. hi : Hệ số chức danh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động thứ i đã quy đổi. H = m – là số người của đơn vị hi = Hệ số lương phần II ´ kj (j là các hạng từ 1 ¸ 4) Ví dụ: Lương phần II của Ông Trương Văn Định Tổng quỹ lương tháng 11/2009 của phòng Kế hoạch: Vđv = Kcb ´ Kt ´ VTT = 17,45 ´ 100% ´ 650.000 = 11.342.500 (đồng) Tổng quỹ lương phần II: V2 = Vđv – V1 = 11.342.500 - 7.889.875 + 49.875 = 3.502.500 (đồng) Lương của ông Định: Ti2 = ´ hi = ´ 1,92 = 824.117 (đồng) Bảng 3.19. Tính lương phần II của Phòng Kế hoạch – vật tư tháng 11 năm 2009 STT Họ và tên C.vụ kj Hệsố lương phần II hi Lương phần II(đồng) 1 Trương Văn Định TP 1.2 1,6 1,92 824.117 2 Nguyễn Tài Tám PP 1.2 1.4 1,68 721.103 3 Trịnh Đức Thắng NV 1 1,2 1,2 515.074 4 Phạm Công Hải NV 1 1,2 1,2 515.074 5 Nguyễn Thị Minh NV 1 1,2 1,2 515.074 6 Đinh Văn Bình NV 0,8 1,2 0,96 412.058 Tổng 8,16 3.502.500 Ta so sánh lương của cán bộ công nhân viên trong phòng theo hai cách trả lương được thể hiện qua bảng 3.20 Bảng 3.20: So sánh lương mới và lương cũ của Phòng kế hoạch-vật tư tháng 11 năm 2009 Họ và tên Hệ số lương Ngày công Lương cũ (đồng) Lương mới (đồng) So sánh (%) Trương Văn Định 4,2 26 2.824.200 2.917.117 103,29 Nguyễn Tài Tám 2,65 25 1.582.356 2.151.728 135,98 Trịnh Đức Thắng 3,27 25 1.952.567 1.674.449 85,76 Phạm Công Hai 2,34 25 1.397.250 1.538.824 110,13 Nguyễn Thị Minh 2,34 25 1.397.250 1.538.824 110,13 Đinh Văn Bình 2,65 25 1.582.356 1.571.433 99,40 Tổng 10.735.979 11.392.375 106,11 Theo cách tính lương mới ( Lương phần I + Lương phần II) và cách tính lương cũ thì ta thấy mức lương được hưởng của các nhân viên cao hơn do áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn, đảm bảo công bằng hơn. Thật vậy, như trước 2 nhân viên Bình và Tám có hệ số lương bằng nhau, đi làm bằng nhau thì được mức lương bằng nhau chưa xét đến hiệu quả công việc và trách nhiệm của họ, nhân viên Tám là Phó phòng kế hoạch vật tư đảm nhiệm nhiều công việc quan trọng hơn trách nhiệm cao hơn làm việc tích cực hơn mà vẫn hương lưởng lương như nhân viên bình thường làm việc không tích cực từ đó làm giảm sự nhiệt tình sang tạo trong công việc của các nhân viên. Theo cách trả lương mới Phó phòng đã được trả lương cao hơn do hoàn thành tốt công việc và có trách nhiệm cao trong công việc còn nhân viên Bình chưa hoàn thành công tốt công việc nên mức lương được hưởng thấp hơn. Áp dụng cách tính lương trên công ty sẽ khắc phục được các nhược điểm mà hình thức lương cũ mắc phải. Hình thức trả lương mới sẽ đảm bảo được công bằng cho những nhân viên có trình độ đảm nhiệm những công việc quan trọng và trách nhiệm cao trong công việc làm việc sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời cũng khuyến khích nhân viên làm việc tăng hiệu quả và có mong muốn được cống hiến cho công ty và có thăng tiến trong công việc. Hơn nữa, tổng quỹ lương sẽ không thay đổi so với cách trước vì được tính dựa vào hệ số lương cơ bản của mỗi người và có thể điểu chỉnh được bằng hệ số lương tháng Kt nếu kinh doanh có lãi thì ẽ được trích thêm vào quỹ lương ( Kt >1), kinh doanh lỗ sẽ có thể giảm (Kt<1), bình thường K=1. 3.3.2. Hoàn thiện phương pháp chia lương cho từng công nhân trong tổ sản xuất Công nhân trong đội, nhóm sản xuất được hưởng lương theo chế độ lương khoán, phương pháp tính lương cho cả nhóm, đội là chặt chẽ và hợp lý nhưng phương pháp chia lương cho từng công nhân trong nhóm chưa tính đến các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động như cấp bậc, tay nghề của công nhân, tinh thần làm việc, sức lao động bỏ ra, sự cố gắng trong lao động... Công nhân làm việc nhà máy có cấp bậc khác nhau, trong từng tổ có yêu cầu kỹ thuật và tay nghề khác nhau, do đó năng suất lao động khác nhau, công nhân làm việc theo dây chuyền do đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động của người khác và của cả tổ. Vì vây, khi tính lương cho từng công nhân trong tổ ta cần phải tính đến cấp bậc của mỗi công nhân bằng cách tính ngày công hệ số của mỗi công nhân theo công thức sau: Hi = Hệ số tính lương của công nhân i x Ngày công làm việc thực tế của công nhân i Trong đó: Hi là ngày công hệ số của công nhân i Hệ số lương của công nhân nhà máy theo thang lương A1 ngành 5công trình đô thị nhóm 3. Bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7 Hệ số 1,78 2,1 2,48 2,92 3,45 4,07 4,8 Đồng thời, hàng tháng tổ trưởng tổ sản xuất cần theo dõi phân loại công nhân dựa vào các chỉ tiêu : + Đảm bảo số ngày công làm việc + Tinh thần làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật + Tinh thần trách nhiệm + Hiệu quả làm việc Trên cơ sở đó đánh giá phân loại công nhân của đội, tổ mình theo các loại A, B, C và có thể dùng các hệ số điều chỉnh KA, KB, KC có thể qui định: KA = 1,2; KB = 1; KC = 0,9. Sau đó, ta tính đơn giá ngày công hệ số theo công thức sau: ∑ Lương tập thể ĐGngày công hệ số = ∑ Hi * Kji Tiền lương của mỗi người = Đơn giá một ngày công hệ số * Ngày công hệ số của công nhân thứ i * Kj (j là A,B,C) Từ cách chia lương trên ta chia lại lương của tổ kỹ thuật điện như bảng 3.21. Bảng 3.21: Lương mới của tổ kỹ thuật điện tháng 11 năm 2009 Họ và tên Hệ số Ngày công thực tế Lương sản phẩm Hi Kji Hi * Kji Tiền (đồng) Đoàn Văn Chinh 1,99 24 47,76 1,2 57,312 1.177.389 Đỗ Văn Bảo 1,8 18 32,4 1 32,4 665.609 Nguyễn Quang Đạo 1,99 24 47,76 1 47,76 981.157,5 Nguyễn Bảo Long 2,71 25 67,75 1,2 81,3 1.670.186 Trần Thị Lưu Lý 2,34 25 58,5 0,9 52,65 1.081.615 Trần Thị Thắm 1,99 26 51,74 0,9 46,566 956.628,5 Lê Thị Hoa 2,71 24 65,04 1 65,04 1.336.149 Tổng 166 370,95 383,028 7.868.735 Ta có tổng quỹ lương của cả tổ là 7.868.735 đồng, đơn giá tiền lương một ngày công hệ số của một công nhân = 7.868.735/383,028 = 20.543,5 đồng/ ngày công hệ số. So sánh với cách chia lương cũ thể hiện qua bảng dưới đây Theo cách tính trên ta thấy với cách chia lương mới thì những công nhân có trình độ, tay nghề cao và có trách nhiệm trong công việc thì sẽ được hưởng mức lương cao hơn. Như vậy, thông qua việc đưa hệ số lương theo cấp bậc và đánh giá xếp loại như trên tác động trực tiếp tới thu nhập của từng công nhân, từ đó làm cho họ tích cực hăng say làm việc hơn, tiền lương phân phối cho từng người thể hiện đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động. Bảng 3.22: So sánh lương cũ với lương mới của công nhân tổ kỹ thuật điện tháng 11 năm 2009 Họ và tên Hệ số Ngày công thực tế Lương sp cũ Lương sp mới So sánh (%) Đoàn Văn Chinh 1,99 24 1.137.648 1.177.389 103,49 Đỗ Văn Bảo 1,8 18 853.236 665.609 78,01 Nguyễn Quang Đạo 1,99 24 1.137.648 981.157,5 86,24 Nguyễn Bảo Long 2,71 25 1.185.051 1.670.186 140,94 Trần Thị Lưu Lý 2,34 25 1.185.051 1.081.615 91,27 Trần Thị Thắm 1,99 26 1.232.453 956.628,5 77,62 Lê Thị Hoa 2,71 24 1.137.648 1.336.149 117,45 Tổng 166 7.868.735 7.868.735 100,00 3.3.3. Hoàn thiện công tác xây dựng quỹ lương của công ty Quỹ lương của công ty là một phần kinh phí UBND tỉnh cấp hàng năm, do đó hàng năm Công ty phải xác định quỹ lương kế hoạch để UBND tỉnh duyệt kinh phí. Hiện nay, Công ty xây dựng đơn giá tiền lương kế hoạch và quỹ lương thực hiện theo doanh thu chưa chính xác và không có ý nghĩa bởi doanh thu của công ty không nhiều và ổn định là phí vệ sinh và doanh thu bán sản phẩm từ nhà máy. Vì vậy để việc xây dựng quỹ lương thực sự có ý nghĩa Công ty nên chỉ xây dựng quỹ lương kế hoạch dựa vào số lao động định biên hàng năm, tiền lương bình quân thực tế năm trước của người lao động, hệ số lương cấp bậc, hệ số phụ cấp để xây dựng quỹ lương kế hoạch cho chính xác để dự trù được kinh phí chi trả cho người lao động. Công ty có thể áp dụng cách xây dựng quỹ lương kế hoạch như cũ cộng thêm phần % chênh lệch giữa quỹ lương năm trước thực tế đã chi và tình hình giá cả kinh tế của năm lập kế hoạch để lập được quỹ lương phù hợp trình UBND tỉnh. 3.3.4. Hoàn thiện công tác kiểm tra, nghiệm thu khối lượng công việc Thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm là khâu quan trọng phản ánh kết quả lao động của người công nhân về mặt chất lượng và số lượng sản phẩm. Để trả lương đúng sát với việc làm và hiệu quả kinh tế của người lao động công tác thống kê, ghi chép ban đầu về các số liệu có vị trí rất quan trọng, có ghi chép đầy đủ tỷ mỉ, chính xác thời gian lao động sản lượng, chất lượng sản phẩm của từng công việc, từng giai đoạn thì mới tiến hành trả lương theo chế độ khoán được chính xác, công bằng. Mỗi cá nhân phụ trách công tác này phải chịu trách nhiệm ghi chép, thống kê đầy đủ, đề ra các bảng biểu cho phù hợp với đặc thù của từng công việc, từng giai đoạn để tiện cho việc ghi chép thống kê. Các cán bộ phụ trách công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm (phòng kế hoạch-kỹ thuật, bộ phận kế hoạch vật tư ở nhà máy...) phải thường xuyên tiến hành theo dõi kiểm tra thời gian làm việc của công nhân của từng công việc, từng công đoạn sản xuất. Từ đó có những sửa chữa kịp thời những thiếu sót về kỹ thuật, cũng như việc sử dụng máy móc thiết bị. Có sự thưởng phạt thích đáng đối với những cá nhân tập thể không đạt yêu cầu về chất lượng công việc. Đồng thời phải bố trí sử dụng những cán bộ công nhân có kinh nghiệm, chuyên môn tay nghề cao, có trách nhiệm vào công tác thống kê, kiểm tra nghiệm thu công việc. Tiến hành tranh bị những máy móc, thiết bị dụng cụ hiện đại cho công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm. 3.3.5. Tổ chức phân công lao động hợp lý Đối với mỗi công việc cần phải tách ta từng hạng mục công việc nhỏ, trên cơ sở đó để xác định mức độ phức tạp của từng công việc, trình độ tay nghề của số công nhân hiện có để phân phối lao động cho các hạng mục công việc một cách hợp lý. Đồng thời, cũng cần có luân chuyển lao động giữa nhưng khâu công việc tương tự nhau: như giữa những công nhân quét thu gom rác đường với công nhân quét thu gom rác chợ, bệnh viện, thu gom rác dân với rác bệnh viện và rác xây dựng tay giữa những công nhân trong cùng tổ sản xuất ở nhà máy, như vậy sẽ tạo sự công bằng giữa những công nhân có công việc tương tự và tay nghề như nhau từ đó công nhân sẽ hăng say với công việc hơn, nâng cao năng suất lao động. Đối với lao động gián tiếp cần phân bổ lao động theo đúng trình độ chuyên môn, tập trung công việc và làm gọn nhẹ bộ máy, tăng hiệu quả làm việc, tiền lương được phân phối đúng theo năng lục, tăng tiền lương cho những lao động thật sự làm việc hiệu quả. Hiện tại, lao động gián tiếp trong công ty còn nhiều người bố trí công việc chưa đúng chuyên môn, hay công việc tập trung nhiều vào một người còn một số nhân viên thường không có nhiều công việc dẫn đến tán chuyện và bỏ việc, làm việc kém hiệu quả, tiền lương chia lại phải chia nhỏ cho nhiều lao động không thu hút được lao động quản lý có trình độ do trả lương chưa thật thỏa đáng với khả năng của họ hay công việc chưa phù hợp với trình độ của họ như Kế toán Nguyễn Thị Hằng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành kế toán chỉ làm công tác thu phí vệ sinh và công tác hành chính công việc rất ít và vẫn trong thời gian thử việc 3 tháng, lương thấp chủ yếu công việc ở phòng kế toán tập trung vào người kế toán tổng hợp và kế toán trưởng. 3.3.6. Nâng cao kỷ luật lao động Việc áp dụng chế độ trả lương khoán sản phẩm đòi hỏi kỷ luật lao động phải được thực hiện nghiêm đối với từng công nhân trong các tổ, đội nhóm, do vậy phải tăng cường hơn kỷ luật lao động, biến nó thành sự tự giác chấp hành của người lao động. Trong quá trình lao động sản xuất cần xem xét đánh giá ý thức trách nhiệm, thái độ làm việc của từng công nhân, cần tiến hành thưởng phạt bằng kinh tế những công nhân không chấp hành tốt kỷ luật lao động, để công tác trả lương thể hiện đầy đủ hơn nữa nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động. PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Việt Nam, tiền lương, lao động luôn tồn tại song song và có mối quan hệ tương hỗ, qua lại. Lao động sẽ quyết định mức lương, còn mức lương sẽ tác động đến mức sống của người lao động. Do đó, đối với công tác trả lương, trả thưởng đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn một hình thức trả lương, thưởng công bằng và phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định là công ty hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường thuộc sở hữu của UBND tỉnh. Với đặc thù của công việc gồm nhiều khâu và khối lượng công việc lớn nên tình hình lao động của công ty khá đông đảo đảm nhiệm những công việc khác nhau do đó việc phân phối tiền lương cho lao động phức tạp và khó khăn. Công ty đã thường xuyên xây dựng các định mức lao động đối với từng hạng mục công việc cụ thể cho từng năm nhằm có kế hoạch về lao động và sản xuất, chủ động trong bố trí và tuyển dụng thêm lao động làm cơ sở cho việc giao khoán khối lượng công việc một cách hợp lý và hiệu quả. Công ty xây dựng đơn giá tiền lương đến từng hạng mục công việc nhỏ đảm bảo công bằng giữa các hạng mục công việc. Hơn nữa, cách trả lương của Công ty thực sự đã khuyến khích được người lao động không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất, chất lượng công việc và gắn được lợi ích của cá nhân với lợi ích toàn Công ty. Bên cạnh những mặt tích cực đã được, trong công tác quản lý tiền lương và xây dựng các hình thức trả lương cho người lao động vẫn gặp phải những hạn chế như trả lương chưa thực sự công bằng, hợp lý giữa các đối tượng, khâu kiểm tra nghiệm thu giám sát lao động chưa chặt chẽ dẫn đến lãng phí thời gian làm việc. Do vây, cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa những hình thức trả lương tại công ty để đạt được sự công bằng và khuyến khích được người lao động làm việc. 4.2. Kiến nghị * Đối với công ty Công ty nên chỉ đạo cho người chấm công của các bộ phận theo dõi thật sát sao công nhân viên hơn nữa và việc quản lý nhân viên trong giờ làm việc phải chặt chẽ, nhất là nhân viên văn phòng để thời gian họ bỏ ra làm việc xứng với tiền công mà họ nhận được. Cần bố trí điều kiện làm việc và chế độ đãi nghộ cả về vật chất, tinh thần cho người lao động nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động phát huy khả năng của mình trong công việc. Việc áp dụng các hình thức trả lương tới các bộ phận cần đảm bảo sự công bằng, khuyến kích người lao động và cần gắn bó chặt chẽ với hiệu quả công việc của từng người. * Đối với người lao động Cần thực hiện tốt những nội quy, quy định trong lao động, không ngừng học tập nâng cao trình độ, tay nghề của mình nhằm hoàn thành suất sắc mọi nhiệm vụ được giao. * Đối với nhà nước Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách tiền lương như: các chính sách phụ cấp, mức lương tối thiểu, hệ thống thang bảng lương cần được điều chỉnh phù hợp đặc thù của ngành hoạt động xã hội đặc biệt là ngành vệ sinh môi trường là một trong những ngành độc hại, đảm bảo cho người lao động làm việc trong các ngành nghề đó ổn định được cuộc sống và có điều kiện phát triển TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Mai – Phạm Ánh Hồng – Nguyễn Mai Hiên (2006), Tiền lương trong các doanh nghiệp – các vướng mắc thường gặp và cách xử lý, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 2. Khải Nguyên (2008), Những quy định mới nhất về tiền lương, BHXH, phụ cấp, trợ cấp, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 3. Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Ngày 14-12-2004, Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. 4. Luật số 71/2006/QH 11, Ngày 29-6-2006, Luật Bảo hiểm xã hội. 5. Thông báo số 1155/BHXH – PT, Ngày 08-10-2009, Hướng dẫn tham gia BHXH, BHYT, BHTN. 6. Các số liệu của Công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định qua các năm 2007, 2008, 2009. 7. Thoả ước lao động của Công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định, Năm 2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiai_phap_hoan_thien_hinh_thuc_tra_luong_0801.doc
Luận văn liên quan