Các công ty nƣớc ngoài đến từ các quốc gia là thành viên của các công ƣớc
quốc tế có thể quyết định mở rộng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của họ bằng
cơ chế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới hoặc tiến hành một qui trình đăng ký mới
và riêng biệt với giới chức Trung Quốc. Thời gian bảo hộ qui định là 10 năm đối
với nhãn hiệu, 20 năm với bằng phát minh sáng chế và 10 năm đối với các kiểu
dáng công nghiệp. Các công ty sẽ phải lƣu ý tận dụng quyền ƣu tiên của mình cho
phép đƣợc đăng ký nhãn hiệu hoặc bằng sáng chế trong vòng 6 tháng hay 1 năm tùy
theo việc nhận quyền bảo hộ ở Pháp hay ở Châu Âu.
Các doanh nghiệp cũng có thể đăng ký để đƣợc bảo hộ tên pháp lí hoặc tên
miền internet. Các phần mềm ứng dụng đƣợc bảo hộ ở Trung Quốc bởi Quyền tác
giả và bởi các điều lệ qui định riêng cho chúng. Luật Trung Quốc dự báo các cơ chế
bảo hộ của các quyền không đƣợc đăng ký, phần là vì việc sử dụng quyền cạnh
tranh nhằm ngăn chặn các thủ đoạn gian lận, phần là do việc áp dụng các văn bản
khác chẳng hạn để bảo vệ bí mật kinh doanh.
115 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2330 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và khả năng khai thác đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khích vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ nhất, về lý thuyết, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, hành lang
pháp lý cơ bản chung về sở hữu trí tuệ ra đời rất phù hợp với yêu cầu của hội nhập,
song trong thực tế còn thiếu các văn bản dƣới luật để qui định rõ các trƣờng hợp vi
phạm, thiếu các qui định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và thiếu các chế tài
xử lý vi phạm việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Và quan trọng hơn cả, chúng
ta vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong thực thi luật sở hữu trí tuệ trong vấn đề bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.
Thứ hai, Việt Nam chƣa đƣa ra đƣợc một khung chế tài đủ mạnh để xử lí vi
phạm. Chẳng hạn theo Điều 214, Khoản 4, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005,
qui định mức tiền phạt trong trƣờng hợp hàng vi phạm nhãn hiệu và hàng sao chép
lậu đƣợc ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được và nhiều
nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được. Trong
thực tế, nếu mức lợi nhuận thu đƣợc từ các hoạt động vi phạm quyền sở hữu công
nghiệp cao hơn so với mức phạt trong trƣờng hợp bị phát hiện vi phạm thì sẽ không
ngăn cản đƣợc việc vi phạm bản quyền. Ở Hoa Kỳ, mức bồi thƣờng đƣợc luật pháp
qui định đối với việc vi phạm bản quyền một tác phẩm âm nhạc có thể lên đến
150.000 USD, ở Trung Quốc là 11.000 USD (100 000 RMB). Việc xử lý vi phạm
Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam còn quá nhẹ,
88
chƣa đủ tính răn đe nếu so với lợi ích thu đƣợc của những kẻ làm hàng giả, hàng nhái
[19, trang 77].
Thứ ba, theo Điều 4 quarter của Công ƣớc Paris, theo đó qui định rằng ngay
cả khi luật của nƣớc sở tại không cho phép sử dụng sáng chế thì sáng chế này vẫn
phải đƣợc bảo hộ. Nếu căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, một khi
đã đƣợc cấp bằng sáng chế, doanh nghiệp hoặc cá nhân sẽ có quyền sử dụng sáng
chế đó. Cụ thể, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chƣa có qui định về việc cấp bằng
sáng chế trong trƣờng hợp pháp luật Việt Nam cấm sử dụng sáng chế. Trong khi đó,
theo Công ƣớc Paris, tồn tại trƣờng hợp tác giả sáng chế đƣợc phép nộp đơn và
đƣợc cấp bằng nhƣng vẫn bị cấm sử dụng sáng chế.
Thách thức thứ hai được đặt ra do việc nhận thức chưa đầy đủ của các
doanh nghiệp Việt Nam về quyền sở hữu công nghiệp trước ngưỡng cửa hội nhập.
Có thể nói, hiện nay còn nhiều doanh nghiệp chƣa hiểu rõ bản chất và lợi ích của
việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với quá trình phát triển doanh nghiệp, có
nhiều doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến việc nâng khối tài sản hữu hình mà chƣa
quan tâm nhiều đến việc phát triển doanh nghiệp bằng việc nâng cao giá trị vô hình.
Theo thống kê của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, số đơn đăng ký và văn
bằng bảo hộ của ngƣời nộp đơn Việt Nam chiếm tỷ lệ không cao, số đơn đăng ký
nhãn hiệu hàng hoá là 58,12%, số văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là 53,47%.
Nguyên nhân của tình trạng trên thể hiện ở một số điểm sau: Pháp luật về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp khá phức tạp, do đó nhiều doanh nghiệp chƣa quan tâm
đến việc nghiên cứu, tìm hiểu là một thực tế. Hơn nữa, chúng ta đang trong quá
trình hội nhập, các quy định pháp lý của quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp chƣa đƣợc các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ càng dẫn đến việc khi tham gia vào
các quan hệ kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam bị hạn chế khi tiếp cận thị
trƣờng, bị thua thiệt, bị khởi kiện... Hoặc khi các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nƣớc ngoài đối với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp,
do tiềm lực kinh tế còn hạn chế nên doanh nghiệp không chịu đƣợc một mức chi phí
quá cao khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, thậm chí chính một số doanh
89
nghiệp Việt Nam vẫn chƣa hiểu rõ, đầy đủ về tầm quan trọng của thƣơng hiệu. Nhiều
doanh nghiệp không có bộ phận, chuyên gia chuyên thực hiện hoạt động xây dựng,
phát triển và bảo vệ thƣơng hiệu, đấu tranh với các hành vi xâm phạm thƣơng hiệu [5]
…
Thách thức thứ ba liên quan đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh theo kịp
tiến trình hội nhập. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là chƣa
cao, cộng thêm với sự yếu kém về nhận thức pháp luật tạo nên một trở lực rất lớn
cho chúng ta trong quá trình hội nhập. Với một cơ cấu xuất nhập khẩu vẫn phụ
thuộc nhiều vào các sản phẩm thô, sơ chế hay các nông sản phẩm, mặc dù thời gian
qua, chúng ta cũng đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh việc xuất khẩu các sản
phẩm công nghệ cao và sản phẩm tiêu dùng nhƣ hàng điện tử, giày da, quần áo,
nhƣng khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng thế giới của các mặt hàng này vẫn còn thấp
trƣớc sự cạnh tranh khốc liệt của các nƣớc đang phát triển khác, đặc biệt là Trung
Quốc và trƣớc những yêu cầu về kỹ thuật ngặt nghèo của các nƣớc nhập khẩu, nhất
là các thị trƣờng đầy tiềm năng nhƣng lại “khó tính” nhƣ Hoa Kỳ, Châu Âu.
Thách thức thứ tư đặt ra do việc phải thực thi các cam kết về sở hữu trí tuệ
trong Hiệp định TRIPs. Điều 66 của Hiệp định TRIPs qui định về thời kỳ chuyển
đổi đối với các nƣớc kém phát triển. “Do những nhu cầu và yêu cầu đặc biệt, những
nhu cầu bức bách về kinh tế, tài chính và hành chính, và nhu cầu cần có sự linh
hoạt để tạo ra một nền tảng công nghệ bền vững của các Thành viên là nước kém
phát triển, các Thành viên đó không bị buộc phải thi hành các quy định của Hiệp
định này, trừ các Điều 3, Điều 4 và Điều 5, trước khi hết 10 năm kể từ thời hạn
chung quy định tại khoản 1 Điều 65 trên đây. Hội đồng TRIPS phải gia hạn thời
hạn này theo yêu cầu chính đáng của Thành viên là nước kém phát triển”. Tuy
nhiên đối với nƣớc ta, do việc trở thành thành viên của WTO muộn nên các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ không đƣợc hƣởng sự ƣu đãi về thời kỳ chuyển đổi nhƣ đối với
các nƣớc chậm phát triển khác là thành viên ban đầu của WTO.
90
3.2. Tìm hiểu kinh nghiệm một số nƣớc về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp
3.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong vòng chƣa đầy hai chục năm, từ chƣa có gì, Trung Quốc đã xây dựng nên
một hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp khá đầy đủ và hiện đại.
Các qui định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Trung Quốc đƣợc xây dựng phù
hợp với các công ƣớc và tập quán quốc tế, bao gồm cả những qui định trong Hiệp định
TRIPs của Tổ chức Thƣơng mại thế giới, đặc biệt là kể từ đầu thế kỷ XXI.
Tuy vậy, Trung Quốc trên thực tế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về bảo hộ sở
hữu công nghiệp và vẫn luôn trong quá trình thực thi áp dụng pháp luật về sở hữu
công nghiệp trong bối cảnh nạn hàng giả đang hoành hành. Chính vì thế, các nhà
quản lí cũng nhƣ các nhà làm luật của Trung Quốc luôn kêu gọi các doanh nghiệp
và ngƣời dân Trung Quốc phải nâng cao việc nhận thức về bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ cũng nhƣ quyền sở hữu công nghiệp, việc ngăn ngừa và tiêu hủy hàng giả, bằng
việc áp dụng những biện pháp chế tài về tài chính hay phạt tù đồng thời thực hiện
các cải cách hành chính và tài chính đối với một xã hội vốn mang tiếng là một xã
hội “hàng giả”. Các công ty nƣớc ngoài ƣớc tính khoảng từ 15% đến 20% các sản
phẩm có nhãn mác của họ trên thị trƣờng Trung Quốc là hàng giả [17].
3.2.1.1. Xây dựng một hệ thống luật sở hữu trí tuệ phù hợp với các Công ước và tập
quán quốc tế.
Cũng giống nhƣ Việt Nam, một mặt, Trung Quốc là thành viên của Tổ chức
sở hữu trí tuệ thế giới. Trung Quốc tham gia tất cả các hiệp ƣớc quốc tế quan trọng
về sở hữu trí tuệ thậm chí còn chậm hơn so với Việt Nam: Công ƣớc Paris về bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp (ngày 19 tháng 3 năm 1985), Công ƣớc Berne về bảo
hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (ngày 15 tháng 11 năm 1992), Hiệp ƣớc về
hợp tác sáng chế (PCT- ngày 1 tháng 1 năm 1994), Thỏa thuận và Hiệp định Madrid
và về nhãn hiệu (lần lƣợt ngày 4 tháng 10 năm 1989 và ngày 1 tháng 12 năm 1995),
…. Mặt khác, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống văn bản quốc gia về bảo hộ
91
quyền sở hữu trí tuệ đáp ứng sự mong đợi của các tác nhân kinh tế trong tất cả các
lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Các văn bản pháp luật này đƣợc chỉnh sửa nhằm đƣa luật
pháp quốc gia phù hợp với các Hiệp ƣớc quốc tế vừa ký kết. Ở đây ta có thể kể đến
lần chỉnh sửa của Luật về bằng sáng chế (năm 2001), và tiếp đó là những sửa đổi bổ
sung Luật về nhãn hiệu và quyền tác giả (sắc lệnh ngày 27 tháng 11 năm 2001).
Luật về bằng sáng chế của Trung Quốc ra đời ngày 12 tháng 3 năm
1984 đã đƣợc sửa đổi lần thứ hai vào ngày 25 tháng 8 năm 2000 (lần sửa đổi thứ
nhất là vào tháng 9 năm 1992). Sau lần sửa đổi thứ hai, có một số điều chỉnh cơ bản
sau:
+ Phạm vi áp dụng của Luật rộng hơn.
Luật mới về sáng chế có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2001, có khuynh
hƣớng bảo vệ các bằng phát minh sáng chế (có một vài trƣờng hợp ngoại lệ nhƣ các
khám phá khoa học, các nguyên tắc và phƣơng pháp trong thực hành các hoạt động
trí tuệ, các phƣơng pháp chẩn đoán hay điều trị các bệnh, tính đa dạng thực vật và
các giống động vật, các chất nhận đƣợc từ quá trình chuyển đổi hạt nhân. Ngoài ra,
các sáng tạo trái với pháp luật Nhà nƣớc hay đạo đức xã hội hoặc gây tổn hại đến
lợi ích cộng đồng đều không đƣợc bảo hộ bởi bất kỳ luật nào) và mẫu hữu ích và
các bản vẽ, kiểu dáng công nghiệp. (Trung Quốc chƣa phê chuẩn Hiệp ƣớc Lahay
về đăng ký kiểu dáng công nghiệp).
+ Sửa đổi mang tính tư pháp các quyết định hành chính
Việc cấp bằng sáng chế đƣợc thực hiện tại Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc gia.
Sau một đợt kiểm tra chính thức, đơn xin cấp đƣợc công bố. Hơn thế nữa, một đợt
kiểm tra mang tính chiều sâu có thể đƣợc yêu cầu bởi ngƣời kê khai. Và sau đó, chỉ
có những ngƣời kê khai các đơn xin cấp bằng sáng chế hoặc những ngƣời đã có
bằng sáng chế mới có thể tiến hành khiếu nại hoặc khởi kiện nếu nhƣ họ không
đồng ý về quyết định của Văn phòng. Luật mới về sáng chế của Trung Quốc cho
phép việc khiếu nại hoặc khởi kiện trƣớc tòa án về tất cả các quyết định của Văn
phòng sở hữu trí tuệ quốc gia, tƣơng tự trong trƣờng hợp của các mẫu hữu ích.
92
+ Quyền lợi của những người được cấp bằng sáng chế được củng cố
Một mặt, các điều khoản đƣợc đƣa ra thực thi mà không có sự ƣng thuận của
những ngƣời có bằng sáng chế thì nhiều hơn bởi vì từ ngày 1 tháng 7 năm 2001,
khái niệm chào bán đƣợc thêm vào Luật, tức là một sự cho phép trƣớc việc sử dụng
sáng chế. Trƣớc đó Luật mới chỉ có việc chế tạo, sử dụng và mua bán. Mặt khác,
trong trƣờng hợp có hàng giả liên quan đến sáng chế, Luật có thêm một chi tiết
quan trọng: tất cả những ai sử dụng hay mua bán một sản phẩm đã đƣợc cấp sáng
chế bị xem là tội phạm hàng giả, ngay cả khi anh ta không biết rằng sản phẩm này
đƣợc chế tạo và bán không đƣợc phép của nhà sáng chế. Tuy nhiên, ngƣời đó có thể
đƣợc xem là không vi phạm nếu chứng tỏ đƣợc rằng anh ta đã nhận đƣợc sản phẩm
theo con đƣờng phân phối gián tiếp đã đƣợc cho phép.
+ Địa vị của nhà phát minh là nhân viên các công ty được cải thiện
Luật sửa đổi về sáng chế dự kiến cho phép trong trƣờng hợp nếu nhà sáng
chế là nhân viên của công ty, anh ta sẽ đƣợc tham gia chia lợi nhuận của doanh
nghiệp khi khai thác sáng chế.
+ Đơn giản hóa các thủ tục đăng ký:
Ngày 15 tháng 6 năm 2001, một qui định về thực thi pháp luật về bằng sáng
chế đã đơn giản hóa qui trình kiểm tra, một qui trình mà trƣớc đó có thể kéo dài tới
3 năm.
Luật Trung Quốc về nhãn hiệu được ban hành tháng 8 năm 1982, có
hiệu lực ngày 1 tháng 3 năm 1983 đã được sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1993, lần
thứ hai năm 1995 và lần gần đây nhất là vào ngày 27 tháng 10 năm 2001. Theo đó
ghi nhận một số bổ sung cơ bản sau:
+ Mở rộng danh sách những người có thể đăng ký nhãn hiệu
Tất cả các thể nhân và pháp nhân, Trung Quốc hay nƣớc ngoài đều có thể
gửi đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu. Trƣớc đó, Luật không cho phép các thể nhân
đƣợc làm điều đó, trừ “các nhà sản xuất cá nhân hay tƣ thƣơng”.
93
+ Phạm vi bảo hộ các nhãn hiệu được mở rộng.
Luật mới cho phép đăng ký tại Trung Quốc không chỉ một nhãn hiệu cá nhân
đối với một sản phẩm hay dịch vụ, mà còn có thể đăng ký một nhãn hiệu mang tính
tập thể hay một nhãn hiệu chứng thực. Lần đầu tiên, nhãn hiệu đƣợc định nghĩa là
tất cả các dấu hiệu có thể nhìn thấy bằng mắt thƣờng, cho phép phân biệt các sản
phẩm hay dịch vụ của một thể nhân hay pháp nhân này với thể nhân hoặc pháp nhân
khác. Đó có thể là các chữ, các từ viết bằng nhiều thứ tiếng, các biểu tƣợng hay con
số, các hình vẽ, tập hợp các màu sắc hay tổng hợp tất cả các yếu tố trên.
Những điểm mới đặc biệt liên quan đến việc bảo hộ các nhãn hiệu đƣợc hình
thành từ sự kết hợp các màu sắc và các nhãn hiệu ba chiều, các chỉ dẫn địa lí
(trƣờng hợp chúng tạo nên yếu tố của một nhãn hiệu tập hợp hay nhãn hiệu chứng
thực) và các nhãn hiệu thực sự nổi tiếng (Trung Quốc chấp nhận một mức bảo hộ
rất cao đối với các nhãn hiệu nhƣ IBM, NIKE hay ADIDAS). Một số tên nhãn hiệu
không đƣợc bảo hộ nhƣ tên quốc gia, cờ, các dấu hiệu gây thất vọng và các tên
chủng loại. Các nhãn hiệu bao gồm chỉ dẫn địa lí sẽ bị từ chối đƣợc bảo hộ trong
trƣờng hợp các sản phẩm không phải đƣợc làm từ vùng địa lí đƣợc nêu, gây nhầm
lẫn cho công chúng.
+ Luật thiết lập quyền ưu tiên
Các đơn đƣợc gửi kèm những tài liệu bảo đảm có thể đƣợc hƣởng quyền ƣu
tiên, đƣợc nêu trong Công ƣớc Paris. Quyền ƣu tiên trong 6 tháng cũng đƣợc áp
dụng đối với các hội chợ triển lãm quốc tế mà có giới thiệu lần đầu tiên nhãn hiệu
trên lãnh thổ Trung Quốc.
+ Sự sửa đổi mang tính tư pháp các quyết định hành chính
Nhãn hiệu đƣợc chứng nhận bảo hộ tại van phòng nhãn hiệu, đƣợc đặt dƣới
quyền của Cơ quan hành chính Nhà nƣớc về công nghiệp và thƣơng mại. Một cuộc
kiểm tra ban đầu cho phép xác định nhãn hiệu đã đƣợc đăng ký hay chƣa và để xem
ngƣời nộp đơn có vi phạm pháp luật hay không. Sau đó nhãn hiệu đƣợc công bố
nhằm cho phép các chủ nhân các nhãn hiệu đã đăng ký trƣớc đó có ý kiến phản hồi
94
trong vòng 3 tháng. Luật mới của Trung Quốc cho phép cầu viện đến tòa án về các
quyết định của Văn phòng nhãn hiệu, trong trƣờng hợp có sự từ chối bảo hộ, hay
thừa nhận bảo hộ một nhãn hiệu của doanh nghiệp này đã đƣợc đăng ký bởi doanh
nghiệp khác.
+ Đơn giản hóa thủ tục hành chính
Các doanh nghiệp nƣớc ngoài đƣợc đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp
Trung Quốc tại các cơ quan đăng ký nhãn hiệu. Hơn nữa, một khi nhãn hiệu đƣợc
đăng ký bảo hộ trong 10 năm và có thể đăng ký lại, việc sử dụng ký hiệu trở nên
không bắt buộc.
+ Nâng cao quyền lợi của người được bảo hộ nhãn hiệu
Thứ nhất, ngƣời bán hàng giả dù có thiện ý cúng không đƣợc chiếu cố. Thƣa
hai, việc sửa chữa một nhãn hiệu hàng hóa hay đƣa ra thị trƣờng một sản phẩm có
dùng nhãn hiệu sửa chữa này đƣợc xem là tội phạm hàng giả.
Cuối cùng, Chính phủ Trung Quốc thực hiện việc đào tạo, nâng cao trình độ
của những nhà làm luật và các chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thông qua
việc hợp tác với các chuyên gia Châu Âu và Hoa Kỳ. Những chuyên gia đƣợc đào
tạo này đến lƣợt họ, trở thành những đối tác của các doanh nghiệp nƣớc ngoài ở
Trung Quốc và giúp đỡ họ trong việc đảm bảo quyền đƣợc bảo hộ về sở hữu công
nghiệp, chống lại nạn hàng giả. Với việc tham gia vào WTO, Trung Quốc sẽ phải
chứng tỏ việc thực thi hiệu quả các cam kết của mình, trong đó có việc thực thi
pháp luật về sở hữu công nghiệp.
3.2.1.2. Tăng cường biện pháp phòng ngừa
Hiện nay, Trung Quốc đƣa ra một số biện pháp phòng ngừa rất cần thiết đối
với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Ngoài việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp - điều kiện đầu tiên để
đƣợc bảo hộ- các doanh nghiệp nƣớc ngoài có thể đƣợc cấp chứng nhận ƣu tiên về
thủ tục hành chính tại Trung Quốc.
95
Nhận thức đƣợc vị thế của Trung Quốc trong thƣơng mại quốc tế, các doanh
nghiệp nƣớc ngoài cũng luôn biết cách quen với nạn hàng giả Trung Quốc. Thực tế,
họ luôn tránh bị xem nhƣ đƣợc bảo vệ khỏi nạn hàng giả vì sợ phải rời xa vùng lãnh
thổ đầy tiềm năng này.
Các công ty nƣớc ngoài đến từ các quốc gia là thành viên của các công ƣớc
quốc tế có thể quyết định mở rộng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của họ bằng
cơ chế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới hoặc tiến hành một qui trình đăng ký mới
và riêng biệt với giới chức Trung Quốc. Thời gian bảo hộ qui định là 10 năm đối
với nhãn hiệu, 20 năm với bằng phát minh sáng chế và 10 năm đối với các kiểu
dáng công nghiệp. Các công ty sẽ phải lƣu ý tận dụng quyền ƣu tiên của mình cho
phép đƣợc đăng ký nhãn hiệu hoặc bằng sáng chế trong vòng 6 tháng hay 1 năm tùy
theo việc nhận quyền bảo hộ ở Pháp hay ở Châu Âu.
Các doanh nghiệp cũng có thể đăng ký để đƣợc bảo hộ tên pháp lí hoặc tên
miền internet. Các phần mềm ứng dụng đƣợc bảo hộ ở Trung Quốc bởi Quyền tác
giả và bởi các điều lệ qui định riêng cho chúng. Luật Trung Quốc dự báo các cơ chế
bảo hộ của các quyền không đƣợc đăng ký, phần là vì việc sử dụng quyền cạnh
tranh nhằm ngăn chặn các thủ đoạn gian lận, phần là do việc áp dụng các văn bản
khác chẳng hạn để bảo vệ bí mật kinh doanh.
Một vấn đề cần đƣợc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm là việc thiết lập các
quan hệ bền vững và thƣờng xuyên với các giới chức hành chính và tƣ pháp có
trách nhiệm chống hàng giả để làm cho họ luôn nhạy bén trƣớc các nhãn hiệu, bằng
sáng chế hay các quyền khác trƣớc khi nhận đƣợc sự bảo hộ và đảm bảo việc đào
tạo một cách cơ bản hơn những nhận thức về sở hữu công nghiệp. Trong số các mối
quan hệ trên, việc hợp tác chặt chẽ với cơ quan hải quan là ƣu tiên hàng đầu. Các
doanh nghiệp ngoài việc đăng ký với cơ quan hải quan còn phải có đƣợc một sự bảo
đảm từ phía ngân hàng nhƣ một khoản bảo lãnh trong các trƣờng hợp hải quan phát
hiện có nghi vấn và đang trong diện xem xét.
96
3.2.1.3. Đẩy mạnh các hoạt động chống hàng giả, hàng nhái
Quyền sở hữu công nghiệp tại Trung Quốc vốn thƣờng xuyên đƣợc coi trọng
dƣới góc độ duy nhất ở cuộc chiến chống hàng giả. Theo tạp chí Magazine Fortune,
số tháng 11 năm 2000, hàng giả chiếm ít nhất là 10% sản xuất công nghiệp quốc gia
và một doanh thu hằng năm đƣợc ƣớc tính, cách đây khoảng trên 5 năm là 16 tỉ đô
la Mỹ, thậm chí theo giới chức Trung Quốc, con số đôi khi còn lớn hơn. Trung
Quốc trở thành địa điểm sản xuất hàng giả lớn nhất thế giới và điều này đe dọa
ngành công nghiệp ở Châu Âu và Hoa Kỳ và đặc biệt là ngành công nghiệp nội địa
Trung Quốc. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng sớm nhận biết đƣợc
tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Bằng chứng là từ năm
2000, đã có hơn 2 triệu nhãn hiệu hàng hóa đƣợc đăng ký (con số các đơn đăng ký
tăng gần gấp đôi từ năm 2000 đến 2004), trong số đó, có hơn 90% là đơn đăng ký
của các doanh nghiệp Trung Quốc. Số lƣợng đơn xin cấp bằng sáng chế tăng 20%
mỗi năm kể từ 1985, trong số đó đơn của ngƣời Trung Quốc chiếm 82%. Theo
Phòng thƣơng mại và công nghiệp Pháp tại Trung Quốc, hơn 90% các vụ kiện cáo
liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đƣợc thực hiện bởi các doanh nghiệp
Trung Quốc chống lại những doanh nghiệp làm hàng giả Trung Quốc.
Với một diện tích lãnh thổ quốc gia rộng lớn và những tập quán lâu đời, việc
thực thi sở hữu công nghiệp tại Trung Quốc không phải là vấn đề dễ dàng. Việc mở
cửa kinh tế từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc đặt ra những ƣu tiên hàng đầu khác
ngoài việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ mà đa phần là của các công ty nƣớc ngoài.
Phần lớn các viên chức đảm trách nhiệm vụ quản lí những vấn đề liên quan đến sở
hữu trí tuệ đều không đƣợc đào tạo cơ bản. Trong bối cảnh đất nƣớc với hơn 1 tỉ
dân và nạn thất nghiệp thƣờng xuyên ở mức cao, sản xuất và kinh doanh hàng giả,
hàng nhái lại góp phần làm tăng công ăn việc làm, thậm chí những nhà sản xuất
hàng giả còn thƣờng xuyên nhận đƣợc những bảo hộ của chính quyền địa phƣơng
bằng việc lơ là cho qua hành vi của họ và thậm chí ngay cả các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài phần vì khinh suất, phần vì những cơ hội lớn về lợi nhuận che mắt nên cũng
không quan tâm nhiều đến vấn nạn này.
97
Hội nhập kinh tế quốc tế đã bắt buộc Trung Quốc phải thật sự chú ý vào lĩnh
vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhất là trong điều kiện phải tuân thủ các qui tắc
của WTO (Hiệp định TRIPS) và do đó, cuộc chiến chống hàng giả cũng đƣợc đẩy
lên một tầm cao mới. Ngoài những biện pháp truyền thống có thể đƣợc thực hiện
bởi giới chức Trung Quốc chuyên trách về phòng chống hàng giả (Cơ quan quản lí
công nghiệp và thƣơng mại về nhãn hiệu và bản vẽ, Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc
gia quản lí bằng sáng chế, Văn phòng giám sát kỹ thuật đối với các sản phẩm sao
chép bị lỗi hoặc chất lƣợng kém, …), Trung Quốc hiện nay tổ chức các tòa án dân
sự địa phƣơng tại hầu hết các thành phố quan trọng, và các chế tài đƣa ra sau khi có
sự phối kết hợp với cơ quan công an, viện kiểm sát …
Tùy theo đặc tính của các loại hàng giả mà có các chế tài tƣơng ứng. Trong
một số trƣờng hợp, chỉ là phạt hành chính và trƣờng hợp khác là phạt hình sự. Tuy
nhiên, cuộc chiến chống hàng giả muốn thành công, cần phải đƣợc thực thi một
cách triệt để và nghiêm túc. Trong trƣờng hợp việc sản xuất hàng giả với số lƣợng
lớn đƣợc tiêu thụ cả trên thị trƣờng nội địa lẫn thị trƣờng nƣớc ngoài, hoạt động
thƣờng đƣợc tiến hành bởi các tổ chức tội phạm, nhƣng chế tài hành chính chỉ có
hiệu quả rất hạn chế và chỉ mang tính thời điểm: chẳng hạn chỉ tịch thu đƣợc một
lƣợng hàng giả có hạn, bắt quả tang đƣợc một lần giao hàng giả hay phát hiện đƣợc
một ít các tài liệu thƣơng mại liên quan…. Trong mọi trƣờng hợp các nhân viên
hành chính chuyên trách chống hàng giả không đƣợc phép tiến hành khám xét và
bắt giữ; họ phải mặc đồng phục khi làm việc do đó không quá khó đối với những kẻ
buôn hàng giả để sớm nhận biết sự có mặt của họ từ xa. Những hành động mang
tính hành chính trong cuộc chiến chống lại một loại hàng giả nào đó hay một nhà
sản xuất hàng giả nào đó tại một địa điểm đƣợc lặp đi lặp lại (ví dụ chợ lụa ở Bắc
Kinh, chợ Huating ở Thƣợng Hải…), không những không hiệu quả mà đôi khi còn
giúp cho các tổ chức sản xuất và tiêu thụ hàng giả có thể sắp xếp tốt hơn để tránh né
những lần sau.
Đối với những vụ vi phạm về hàng giả có tính chất nghiêm trọng (số lƣợng
lớn, chất lƣợng quá tồi của hàng giả, gây nguy hiểm cho ngƣời tiêu dùng, hay có
98
đƣờng dây tiêu thụ thông qua xuất khẩu, …), sự hợp tác của cơ quan công an và
Viện kiểm sát là không thể thiếu đƣợc. Duy chỉ bằng việc các cơ quan tƣ pháp cho
phép các cuộc điều tra sâu rộng hơn với sự hỗ trợ của công cụ nghe lén điện thoại
hay cử tình báo thâm nhập vào các tổ chức sản xuất hàng giả, mới có thể không chỉ
tịch thu đƣợc hang giả mà còn bắt giữ đƣợc những kẻ chủ mƣu và kết án tù chúng
(7 năm tù đối với trƣờng hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, 14 năm tù đối với
trƣờng hợp kinh doanh hàng giả, nặng hơn nếu tội làm hàng giả đƣợc đi kèm tội
danh khác). Còn trong các trƣờng hợp vi phạm nhỏ, lẻ thì việc can thiệp của cơ
quan công an và viện kểm soát là không cần thiết để tránh lãng phí và tiêu tốn thời
gian. Hơn thế nữa, việc kiểm tra các hành vi của các cơ quan hành chính chống
hàng giả đƣợc thực hiện bởi các văn phòng hành chính của tòa án tƣ pháp, kể cả
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Và các khoản bồi thƣờng quyết định bởi các tòa án
dân sự thƣờng không đủ đối với bên thắng kiện.
Một kinh nghiệm dành cho các doanh nghiệp bị xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp: cần phải tùy vào mức độ vi phạm, mức nghiêm trọng của các hậu quả
do việc vi phạm mà lựa chọn việc can thiệp hành chính hay tƣ pháp. Để có đƣợc sự
chọn lựa phù hợp trong cách giải quyết vụ việc, cần phải có sự hộ trợ của các hãng
điểu tra tƣ nhân để đánh giá mức độ nghiêm trọng của hàng giả đối với xã hội và
đối với công ty bị vi phạm. Ở một thị trƣờng rộng lớn và đầy tiềm năng với lƣợng
ngƣời tiêu dùng lớn gấp ba lần số ngƣời tiêu dùng của 25 nƣớc Liên minh Châu Âu,
nếu biết quan tâm đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngay từ ban đầu,
doanh nghiệp sẽ có thể giữ đƣợc vị thế độc quyền trong rất nhiều năm và thu đƣợc
những lợi ích kinh tế vô cùng to lớn.
99
Bảng 3.1 : Thống kê cấp bằng sáng chế, mẫu hữu ích và kiểu dáng công
nghiệp tại Trung Quốc từ 1997 đến 2003
Năm
Sáng chế Mẫu hữu ích Kiểu dáng CN
Tổng số Trung
Quốc
Nƣớc
ngoài
Tổng số
Trung
Quốc
Nƣớc
ngoài
Tổng số
Trung
Quốc
Nƣớc
ngoài
1997 1494 1532 1962 27338 27185 153 20160 17672 2488
1998 4733 1655 3078 33902 33717 185 29154 260006 3248
1999 7637 3097 4540 56368 56094 274 36151 32910 3241
2000 12638 6177 6506 54743 54407 336 37919 34652 3267
2001 16296 5395 10901 54359 54018 341 43596 39865 3731
2002 21437 5868 15605 57484 57092 392 53442 49143 4299
2003 37154 11404 25750 68906 68291 615 76166 69893 6273
Tổng 103470 35218 68342 353100 350804 2296 296688 270141 26547
Nguồn :
Từ bảng thống kê trên ta thấy, trong tổng số 103.470 Bằng độc quyền sáng
chế đã cấp từ 1997 đến 2003 có tới 68342 Bằng cấp cho ngƣời nƣớc ngoài, gấp 2
lần số cấp cho ngƣời Trung Quốc (35128). Nhƣng ngƣợc lại số bằng độc quyền
Kiểu dáng công nghiệp cấp cho ngƣời Trung Quốc cao gấp hơn 10 lần số bằng cấp
cho ngƣời nƣớc ngoài (270141/27547), đặc biệt là số bằng độc quyền Mẫu hữu ích
cấp cho ngƣời Trung Quốc cao hơn 152 lần số bằng cấp cho ngƣời nƣớc ngoài
(350804/2296). Những số liệu trên cho thấy rằng, các nhà sáng tạo Trung Quốc rất
quan tâm đến việc tạo ra và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với mẫu hữu ích
và kiểu dáng công nghiệp, và cũng chính vì vậy trên thị trƣờng Trung Quốc các mặt
hàng tiêu dùng rất phong phú về chủng loại và đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng.
3.2.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
100
Nhật Bản luôn đƣợc xem là một biểu tƣợng của sức mạnh kinh tế Châu Á. Từ
một đất nƣớc chậm phát triển, nặng về truyền thống, thiếu tài nguyên thiên nhiên, từ sau
thế chiến II, Nhật Bản đã dần trở thành một cƣờng quốc trong khu vực và trên thế giới.
Với một nền kinh tế phát triển vƣợt bậc, Nhật Bản cũng phải đối mặt với
những vấn đề về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói
riêng. Thậm chí vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trƣớc, sau khi nhiều
hạn chế thƣơng mại bị dỡ bỏ, hàng hóa nƣớc ngoài tràn ngập thị trƣờng Nhật Bản,
trong số đó có rất nhiều hàng giả, hàng nhái nên Nhật còn bị mang tiếng là thiên
đường của hàng giả. Tuy vậy, những kinh nghiệm của một nƣớc đi trƣớc và những
mối quan hệ mật thiết với phƣơng Tây đã giúp cho Nhật thành công trong cuộc
chiến chống hàng giả, hàng nhái, hoàn thiện công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ và đến
ngày nay, chính những chuyên gia đến từ đất nƣớc hoa anh đào lại góp phần đắc lực
vào công tác đấu tranh chống hàng giả tại các quốc gia láng giềng trong khu vực
bằng việc truyền đạt các kinh nghiệm quí báu lại cho các đồng nghiệp đến từ các
nƣớc trong khu vực.
3.2.2.1. Truyền thống về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống về bảo hộ sở hữu công nghiệp.
Ngay từ sau cuộc cải cách Minh Trị, hệ thống sáng chế đã đƣợc tạo ra nhằm đẩy
mạnh công cuộc hiện đại hóa, và mở cửa kinh tế. Sau khi mở cửa kinh tế với các
nƣớc phƣơng Tây, hệ thống sáng chế đã đƣợc du nhập từ Hoa Kỳ và Châu Âu vào
Nhật Bản. Vào năm Minh Trị thứ 4 (năm 1871), Nhật Bản đƣa ra Luật riêng của
mình, với tên gọi “các điều khoản tạm thời về độc quyền”, đƣợc xem nhƣ Luật đầu
tiên về sáng chế tại Nhật Bản. Tuy thế, việc thi hành Luật này bị hoãn lại vào năm
sau bởi lẽ vào thời điểm đó dân Nhật không hiểu rõ về Luật này cho lắm và ngay cả
từ phía Chính phủ cũng gặp nhiều vấn đề trong việc thực hiện nó.
Vào ngày 18 tháng 4 năm 1885, năm Minh Trị thứ 18, Nhật Bản cho ra đời
Đạo luật Độc quyền sáng chế. Và sau đó, Luật về Mẫu hữu ích đƣợc ban hành vào
năm Minh Trị thứ 38 (năm 1905) để bổ sung vào hệ thống sáng chế. Luật về nhãn
hiệu hàng hóa đầu tiên đƣợc ban hành tại Nhật Bản vào năm Minh Trị thứ 17 (năm
101
1884), một năm trƣớc khi ra đời Đạo luật về độc quyền sáng chế. Sau đó, có một số
chỉnh sửa và Luật về nhãn hiệu hiện nay là kết quả của một sự chỉnh sửa toàn bộ
Luật về nhãn hiệu vào năm Showa thứ 34 (năm 1959). Vào năm 1885, nhãn hiệu
đầu tiên đƣợc đăng ký tại Nhật Bản. Đó là nhãn hiệu cho thuốc mỡ và thuốc ngừa
thai đƣợc đăng ký bởi Yuzen Hirai tại tỉnh Kyoto.
Luật bảo hộ thiết kế công nghiệp đƣợc ra đời vào năm Minh Trị thứ 21 (năm
1888) và cũng đƣợc chỉnh sửa cho đến khi ra đời Luật chỉnh sửa hoàn thiện vào
năm Showa thứ 34.
3.2.2.2. Đẩy mạnh hợp tác về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với các nước trong
khu vực
Một trong những kinh nghiệm hết sức thiết thực của Nhật Bản trong vấn đề
tăng cƣờng việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chính là đẩy mạnh hợp tác quốc
tế và đặc biệt là hợp tác với các nƣớc đang phát triển láng giềng trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ.
Qua bảng 3.2 dƣới đây chúng ta có thể thấy đƣợc những nét chính trong quan
hệ hợp tác quốc tế của Nhật Bản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu
công nghiệp nói riêng với các quốc gia láng giềng trong khu vực.
Bảng 3.2: Hợp tác khu vực trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Nhật Bản
Quốc gia Quan hệ hợp tác Chi tiết hợp tác
(1) Trung Quốc Văn phòng sáng chế của Nhật Bản luôn tiếp
nhận rất nhiều thực tập sinh và triển khai
rất nhiều chƣơng trình hợp tác đa dạng nhất
là trong lĩnh vực phát triển nguồn lực con
ngƣời.
Mặc dù Hội nghị giữa các ủy viên sở hữu
Cử các chuyên gia
sở hữu trí tuệ đến làm
việc tại Trung Quốc
trong ngắn hạn
Tiếp nhận các thực
tập sinh
102
trí tuệ Nhật bản và Trung Quốc diễn ra 1
lần mỗi năm, Văn phòng sáng chế Nhật bản
cung cấp cho phía Trung Quốc các thông
tin về những chiến lƣợc và biện pháp của
Nhật bản. Chẳng hạn các thông tin về việc
thực thi các quá trình kiểm tra nhƣ thế nào
và về nguồn nhân lực đƣợc phát triển trong
các ban kiểm tra nhƣ thế nào.
Tiếp nhận các
nhóm nghiên cứu về
sở hữu trí tuệ của phía
Trung Quốc
(2) Hàn Quốc Hội nghị giữa các ủy viên sở hữu trí tuệ hai
nƣớc đƣợc tổ chức thƣờng niên. Cuộc họp
của các chuyên gia thông tin công nghệ
đƣợc tổ chức mỗi năm kể từ 2000, và Cuộc
gặp của các nhà kiểm tra nhãn hiệu và kiểu
dáng công nghiệp cũng đƣợc tổ chức hằng
năm bắt đầu từ năm 2001
Văn phòng sáng chế Nhật Bản đẩy mạnh
hợp tác để chia sẻ các kêt quả tìm kiếm
trong việc kiểm tra thông tin về nhãn hiệu
cũng nhƣ việc số hóa dữ liệu. Khi việc số
hóa dữ liệu hòan thành, sự trao đổi các tài
liệu ƣu tiên bằng con đƣờng điện tử đã đực
thực hiện từ năm 2001.
Tiếp nhận các
nhóm nghiên cứu về
sở hữu trí tuệ của phía
Hàn Quốc
(3)Trung Quốc-
Hàn Quốc
Thông qua cuộc gặp về Đối thoại chính
sách ba bên đƣợc tổ chức 1 lần mỗi năm
giữa cơ quan sở hữu trí tuệ Nhật Bản, cơ
quan sở hữu trí tuệ Trung Quốc và cơ quan
sở hữu trí tuệ Hàn Quốc. JPO có thể trao
Hội thảo của các
doanh nghiệp vừa và
nhỏ có liên quan đến
sở hữu trí tuệ đƣợc tổ
chức bởi 3 cơ quan sở
103
đổi các thông tin về những chủ đề chung
giữa 3 bên, các chủ đề quốc tế trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ và các chƣơng trình hỗ
trợ giành cho các quốc gia ASEAN.
hữu trí tuệ quốc gia
JPO, KIPO, và SIPO
(4) Indonesia JPO đẩy mạnh phát triển nguồn lực con
ngƣời và xử lí thông tin. Kể từ 2001, hằng
năm phái các phát ngôn viên đến các cuộc
hội thảo lƣu động. Nhật Bản cũng ủng hộ
phát triển hệ thống điều hành chung về sở
hữu trí tuệ – DGIP (Directorate General of
IPR) theo một chƣơng trình triển khai bởi
JICA kể tử năm 2005
Cử các chuyên gia
sở hữu trí tuệ đến làm
việc trong ngắn hay
dài hạn
Tiếp nhận các thực
tập sinh
Phái các phát ngôn
viên đến các cuộc hội
thảo lƣu động.
(5) Thái Lan
JPO đẩy mạnh phát triển nguồn lực con
ngƣời và xử lí thông tin.
.JPO cũng hỗ trợ việc số hóa hệ thống xử lí
đơn tại Ban Xúc tiến công nghiệp DPI
(Department of Industrial Promotion).
Cử các chuyên gia
sở hữu trí tuệ đến làm
việc trong ngắn hay
dài hạn
Tiếp nhận các thực
tập sinh
Hợp tác trong công
tác kiểm tra, etc.
(6) Philippine JPO tăng cƣờng phát triển nguồn nhân lực
và hợp tác xử lí thông tin. Với sự hỗ trợ của
một kế hoạch kiểu dự án hợp tác kỹ thuật
của JICA, JPO thiết lập các hệ thống xử lí
Cử các chuyên gia
sở hữu trí tuệ đến làm
việc trong ngắn hay
dài hạn
104
đơn cho sáng chế, mẫu hữu ích và kiểu
dáng công nghiệp trong năm 2003 và
chuyển giao công nghệ và kỹ năng cho các
nhân viên sở hữu trí tuệ Philippine nhằm
nâng cao qui trình hiện đại hóa các thủ
hành chính liên quan đến sở hữu công
nghiệp. Từ tháng 11 năm 2004, việc hợp
tác tiếp theo của dự án này đƣợc đặt dƣới
sự điều hành của JICA.
Tiếp nhận các thực
tập sinh
(7) Việt Nam JPO chủ yếu tăng cƣờng phát triển nguồn
nhân lực và hợp tác xử lí thông tin. Với sự
hỗ trợ của một kế hoạch kiểu dự án hợp tác
kỹ thuật của JICA, JPO thiết lập các hệ
thống xử lí đơn cho các quyền sở hữu công
nghiệp và và chuyển giao công nghệ và kỹ
năng cho các nhân viên sở hữu trí tuệ của
Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc gfia Việt
Nam -National Office of Intellectual
Property (NOIP) nhằm nâng cao qui trình
hiện đại hóa các thủ hành chính liên quan
đến. Kể từ tháng 1 năm 2005, giai đoạn 2
của dự án đƣợc đặt dƣới sự quản lí của
JICA.
Cử các chuyên gia
sở hữu trí tuệ đến làm
việc trong ngắn hay
dài hạn
Tiếp nhận các thực
tập sinh
(8) Malaysia JPO chủ yếu tăng cƣờng phát triển nguồn
nhân lực và hợp tác xử lí thông tin. Kể từ
năm 2002, theo một chƣơng trình nghiên
cứu phát triển của JICA, JPO hỗ trợ
Malaixia trong việc thiết lập hệ thống xử lí
Cử các chuyên gia
sở hữu trí tuệ đến làm
việc trong ngắn hay
dài hạn
105
đơn cho kiểu dáng công nghiệp và ủng hộ
qui trình hiện đại hóa các thủ tục hành
chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Tiếp nhận các thực
tập sinh
Nguồn:
3.3. Giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cƣờng bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp và nâng cao khả năng khai thác việc bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp dƣới góc độ thƣơng mại
3.3.1. Tích cực chống nạn hàng giả, sao chép thƣơng hiệu
Chống hàng giả ở nƣớc ta hiện nay là một công việc hết sức cần thiết và đòi
hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi ngƣời. Thật vậy, trƣớc hết, hàng giả gây ảnh hƣởng đến
lợi ích kinh tế và uy tín (lợi ích phi kinh tế) của các doanh nghiệp nói chung và các
chủ sở hữu của các sản phẩm bị làm nhái, làm giả nhãn hiệu nói riêng. Thứ hai, nạn
hàng giả kìm hãm tính sáng tạo của con ngƣời. Thứ ba, hàng giả ảnh hƣởng đến
kinh tế, sức khoẻ, nhiều khi là tính mạng của ngƣời tiêu dùng. Thứ tƣ, hàng giả là
một trong những nguyên nhân gây rối loạn thị trƣờng, là mầm mống cho cạnh tranh
không lành mạnh phát triển, khiến cho hiệu lực pháp luật bị suy giảm, các nhà đầu
tƣ chân chính không muốn đầu tƣ, dẫn đến giảm sút đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc
ngoài.
Tuy vậy, cuộc đấu tranh này không thể nhanh chóng trong một vài tháng,
một vài năm mà đòi hỏi phải tiến hành liên tục, lâu dài, bền bỉ, theo một chƣơng
trình có tính khả thi. Nó đòi hỏi phải có sự đoàn kết hợp lực không chỉ giữa các cơ
quan bảo vệ thực thi pháp luật, mà còn giữa các cơ quan quản lý kinh tế, quản lý thị
trƣờng, quản lý tiêu chuẩn chất lƣợng và các tổ chức quần chúng, toàn thể nhân dân.
Đặc biệt, công tác chống hàng giả đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp
trong nƣớc.
Để cho cuộc chiến chống hàng giả đƣợc thành công hơn đáp ứng nguyện
vọng của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, của ngƣời tiêu dùng và đòi hỏi của
106
hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam có thể chú ý một số vấn đề cơ
bản sau:
- Tăng cƣờng hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền nhằm đẩy mạnh hiệu
quả của công tác quản lý thị trƣờng, quản lý sản xuất kinh doanh.
- Tăng cƣờng hơn nữa công tác bồi dƣỡng kiến thức pháp luật và nâng cao
trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên môn theo dõi, xử lý các vấn đề liên quan
đến hàng giả. Tổ chức tốt các khóa học, huấn luyện về các kiến thức liên quan đến
sở hữu công nghiệp và việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho mọi nhân viên
trong doanh nghiệp
- Khuyến khích thành lập các tổ chức điều tra tƣ nhân về hàng giả.
- Đầu tƣ cơ sở, vật chất cho công tác bảo hộ: Nhanh chóng xây dựng và hiện
đại hoá mạng thông tin cũng nhƣ các phƣơng tiện phục vụ cho công tác phòng
chống hàng giả trong cả nƣớc, đảm bảo cho thông tin đƣợc nhanh, đáp ứng yêu cầu
của tất cả các đối tƣợng liên quan tạo điều kiện cho công tác chống sản xuất, buôn
bán hàng giả đạt hiệu quả cao.
3.3.2. Chủ động áp dụng các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
đối tƣợng quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến doanh nghiệp của mình.
Do chƣa hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo hộ đối tƣợng quyền sở hữu
công nghiêp liên quan đến doanh nghiệp mình vì tài sản của đối tựợng sở hữu công
nghiệp là loại tài sản vô hình, khó có thể nhìn thấy đƣợc một cách rõ dàng. Vì thế,
Một trong những yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến ý thức
chƣa cao trong việc chủ động đăng ký để đƣợc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Một doanh nghiệp không biết bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, tận dụng quyền
lợi của mình, thì khó để các biện pháp của các cấp chính quyền nhà nƣớc bảo vệ lợi
ích cho doanh nghiệp đó. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, nếu
chậm chân trong việc đăng ký bảo hộ về thƣơng hiệu, nhãn hiệu có thể làm doanh
nghiệp bị mất thƣơng hiệu ngay cả trên thị trƣờng Việt Nam chứ chƣa nói đến trên
thị trƣờng quốc tế. Để phần nào giải quyết vấn đề này, cấp lãnh đạo doanh nghiệp,
107
cấp có khả năng ra quyết định phải hiểu và có ý thức để bảo vệ sở hữu công nghiệp
của doanh nghiệp. Chẳng hạn, giám đốc một công ty sản xuất võng nôi tại Thành
phố Hồ Chí Minh trƣớc đây từng thề không đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng hàng hóa
trong nƣớc, nay lại cho VnExpress biết, ông bắt đầu làm hồ sơ đăng ký bảo hộ quốc
tế. "Cạnh tranh hiện nay đã rất căng thẳng. Vào WTO càng có nhiều đối thủ hơn,
kinh doanh có luật chơi chung nên tôi quyết định phải thủ cho chắc nhãn hiệu của
mình", ông giám đốc lý giải cho việc phá bỏ lời thề” [1]
Bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp nhƣ Duy Lợi hay Trung Nguyên
luôn luôn phải đƣợc các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu và cảnh giác. Việc
chậm chân trong đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại thị trƣờng nƣớc
ngoài đã khiến các doanh nghiệp này bị cuốn vào vòng xoáy kiện tụng tốn kém rất
nhiều thời gian, công sức và tiền của.
3.3.3. Phổ biến những kiến thức liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
cho bản thân các khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
Công tác chống hàng giả đòi hỏi sự phối hợp không chỉ của các doanh nghiệp
hay của doanh nghiệp với các cơ quan chức năng mà sự hỗ trợ và hợp tác của ngƣời
dân là rất cần thiết. Việc phát hiện vi phạm quyền sở hữu công nghiệp sẽ dễ dàng hơn
bởi ngƣời dân, những ngƣời tiêu dùng các sản phẩm vi phạm bản quyền. Chính vì thế,
từ phía các doanh nghiệp, việc phổ biến cho những ngƣời tiêu dùng những kiến thức,
kinh nghiệm phân biệt sản phẩm thật, giả là cần thiết. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp
cũng cần tăng cƣờng công tác quảng bá nhãn hiệu, thƣơng hiệu của mình cho ngƣời
tiêu dùng thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Trao đổi thông tin với hiệp
hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng để truyền bá sản phẩm chính gốc, sản phẩm thật.
Hơn nữa, để thực hiện tốt bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một cách mạnh mẽ và
ổn định, đi sâu vào tiềm thức của mỗi ngƣời dân thì việc giáo dục, tập huấn để nâng
cao ý thức, tôn trọng sức lao động của ngƣời khác phải đƣợc chú trọng. Bản thân,
ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trƣờng, việc thực hiện nghiêm túc nạn cấm quay cóp,
nhìn bài, ném bài để tạo nên một thói quen tốt, trung thực với bản thân. Một xã hội
văn minh là một xã hội mà tại đó mọi quyền phải đƣợc trân trọng.
108
3.3.4. Tích cực tìm kiếm các kênh thông tin trong nƣớc và quốc tế, cập nhật
thƣờng xuyên nhằm tránh các sai sót không cố ý trong việc phát triển các mẫu
mã sản phẩm của doanh nghiệp, tăng cƣờng xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu..
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, ngày càng nhiều các
doanh nghiệp mới đƣợc thành lập. Tuy nhiên, trên bƣớc đƣờng kinh doanh của
mình, nếu không tỉnh táo trong việc lập kế hoạch kinh doanh, đƣa ra mẫu mã sản
phẩm, có thể doanh nghiệp sẽ vô tình sản xuất một loại sản phẩm đã đƣợc một
doanh nghiệp khác đăng ký bảo hộ. Hiện nay, hệ thống thông tin đa dạng, nhiều
chiều giúp cho các doanh nghiệp có thể cập nhật nhanh chóng những thông tin về sở
hữu công nghiệp trên thế giới. Hơn nữa, ngay tại Việt Nam, các doanh nghiệp cũng
có thể tìm thấy những thông tin quan trọng về tình hình đăng ký nhãn hiệu hàng
hóa, thƣơng hiệu doanh nghiệp thông qua cổng thƣ viện điện tử về sở hữu công
nghiệp hoặc thông qua việc liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lí về sở hữu trí tuệ tại
Việt Nam là Cục sở hữu trí tuệ.
Một trong những sai lầm thƣờng gặp nhất hiện nay của các công ty là mong
muốn có đựơc một thƣơng hiệu mạnh nhƣng lại không thực hiện bƣớc khởi đầu căn
bản nhất là xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu. Không có chiến lƣợc thƣơng hiệu,
công tác quản lý và phát triển thƣơng hiệu sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gặt hái
đƣợc ít thành quả. Chiến lƣợc thƣơng hiệu chỉ ra đƣờng hƣớng và trọng tâm cho
việc quản lý thƣơng hiệu, đồng thời tạo nền tảng vững chắc giúp nhà quản lý thực
hiện đồng bộ mọi hoạt động liên quan thƣơng hiệu đó. Chiến lƣợc thƣơng hiệu phải
đƣợc xuất phát từ chính công việc kinh doanh. Trƣớc kia, các công ty chỉ tập trung
nghiên cứu những sản phẩm mà họ cho là thị trƣờng sẽ mua. Tuy nhiên, sự thật là
những chiến lƣợc thƣơng hiệu thành công nhất đều khởi nguồn từ sự thấu hiểu sâu
sắc ý nghĩa và nhu cầu của ngƣời tiêu dùng (phƣơng pháp luận “từ ngoài vào
trong”). Phƣơng pháp này tập trung tìm hiểu cách ngƣời tiêu dùng nhận định sự
việc, từ đó tìm ra cách để kích hoạt hƣớng họ về thƣơng hiệu của mình.
109
3.3.5. Thành lập ủy ban chuyên trách, trực thuộc doanh nghiệp, có chức năng
phân tích các thông tin về tính năng, cấu hình và xác định sản phẩm hay dịch vụ
đề xuất vi phạm hay không quyền sở hữu công nghiệp.
Uỷ ban này có thể gồm một hoặc nhiều cá nhân, tồn tại trong từng doanh
nghiệp, một nhóm các doanh nghiệp trong cùng ngành, hoặc kết hợp với Cục bảo vệ
sở hữu công nghiệp của mỗi quốc gia….Uỷ ban này có tác dụng hỗ trợ, tƣ vấn cung
cấp thông tin cho doanh nghiệp về tình hình sở hữu công nghiệp của loại hàng hóa
doanh nghiệp cần. Đồng thời chức năng này có trong doanh nghiệp cũng giúp
doanh nghiệp nghiên cứu đƣợc tình hình sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, sản phẩm
có bảo hộ để tìm điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm đó, hỗ trợ ban giám đốc công
ty đƣa ra đƣợc chiến lƣợc phát triển sản phẩm có lợi nhất so với sản phẩm của đối
thủ cạnh tranh. Hằng năm, các doanh nghiệp nên tạo điều kiện cho các cá nhân
thuộc ủy ban này tham dự đầy đủ các buổi hội thảo liên quan đến lĩnh vực sở hữu
công nghiệp đƣợc tổ chức trong nƣớc và quốc tế, đăng ký tham gia các lớp tập huấn
tổ chức bởi VJCC, tham gia các khóa đào tạo tại nƣớc ngoài về sở hữu công nghiệp
…
3.3.6. Tăng cƣờng hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài trong lĩnh vực bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp
Trên bình diện quốc tế, việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sẽ
thành công hơn nếu các doanh nghiệp có đƣợc mối liên hệ hợp tác chặt chẽ với các
đối tác nƣớc ngoài, hoặc các đối thủ cạnh tranh. Việc có sở hữu công nghiệp đƣợc
các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về các thị trƣờng tiềm năng sẽ giúp cho doanh
nghiệp có đƣợc những định hƣớng tốt trong việc đƣa ra các biện pháp thực thi
quyền sở hữu công nghiệp cũng nhƣ tôn trọng quyền sở hữu công nghiệp của các
doanh nghiệp khác. Tích cực hợp tác và tìm hiểu thông tin tại các sở hữu công
nghiệp cơ quan quản lí về sở hữu công nghiệp nƣớc ngoài cũng là một chìa khóa
giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở cửa thị trƣờng quốc tế, tăng cƣờng công tác
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của mình trên thị trƣờng rộng lớn này.
110
3.3.7. Khai thác triệt để cơ sở dữ liệu sẵn có về sở hữu công nghiệp trên thế giới
Có thể nói, việc áp dụng các phƣơng tiện hiện đại nhƣ internet vào khai thác
thông tin phục vụ cho việc kinh doanh nói chung và việc bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp nói riêng là một vấn đề khá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều
doanh nghiệp vẫn còn chƣa lắp đặt hệ thống internet hoặc hệ thống mạng nội bộ
trong doanh nghiệp, thậm chí ngay cả việc sử dụng internet nhƣ thế nào cũng là một
điều khó khăn đối với một số lãnh đạo doanh nghiệp.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc thiếu thông tin cập nhật sẽ có
ảnh hƣởng to lớn đến khả năng thành công của doanh nghiệp. Do không có nhiều
tiềm lực về tài chính nên trƣớc khi nghiên cứu, phát triển một loại sản phẩm hoặc
dịch vụ nào đó, các doanh nghiệp cần tra cứu thông tin để tìm hiểu tình hình trên thế
giới, tránh lặp lại những nghiên cứu, sáng chế đã có. Các doanh nghiệp có thể truy
cập những dữ liệu sẵn có đó trên internet vào các website nhƣ: www.espacenet.com
hay www.wipo.com. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tra cứu các
thông tin rất quan trọng liên quan đến các qui định về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp, việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hay các thủ tục đăng ký bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp trên trang web chính thức của Văn phòng SHTT quốc
gia Việt Nam (www.noip.org), các bài viết về tình hình vi phạm quyền sở hữu công
nghiệp trong nƣớc và quốc tế trên các báo điện tử hay trên các website của các công
ty tƣ vấn Luật Việt Nam nhƣ công ty Luật Gia Phạm (www.luatgiapham.com),
công ty Luật về sở hữu trí tuệ Winco (www.wincolaw.com.vn), các trang web của
Bộ Khoa học và Công nghệ (www.most.gov.vn), của các sở khoa học và công nghệ
hoặc của Uỷ ban nhân dân các tỉnh ….
3.3.8. Tích cực hợp tác với hải quan cửa khẩu để phòng ngừa nạn hàng giả,
hàng nhái nhập khẩu qua biên giới
Một trong những vấn nạn trong nền kinh tế là nạn hàng giả, hàng nhái. Nếu
nhƣ nạn hàng giả, hàng nhái trong nƣớc đã mang lại những tác hại không nhỏ cho
nền kinh tế cũng nhƣ cho sức khỏe ngƣời tiêu dùng thì hàng giả, hàng nhái nhập
khẩu ngoài những tác hại trên lại rất khó kiểm soát việc tiêu thụ, nguồn gốc xuất xứ
111
và do đó những tác hại còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Việc ngăn chặn hàng giả,
hàng nhái nhập khẩu vào thị trƣờng trong nƣớc rất cần sự nỗ lực của các ngành, các
cấp, đặc biệt là cơ quan hải quan. Các doanh nghiệp một mặt tăng cƣờng đăng ký
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của mình, mặt khác phải tích cực hợp tác với cơ
quan Hải quan nhằm giới thiệu những mẫu sản phẩm mới của doanh nghiệp thông
qua các buổi tọa đàm hoặc thảo luận cùng bộ phận chuyên trách chống hàng giả,
hàng nhái của cơ quan hải quan. Ngoài ra các cơ quan hải quan cũng cần nâng cao ý
thƣc trách nhiệm của các bộ phận chuyên trách chống hàng giả hàng nhái thông qua
việc tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng các kiến thức về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp cho các cán bộ thuộc bộ phận này. Đối với nƣớc ta, việc có một biên giới
chung trên bộ rất dài với Trung Quốc cũng là một thách thức không nhỏ cho ngành
hải quan trong việc đấu tranh chống hàng giả có xuất xứ từ Trung Quốc, những mặt
hàng giờ đây không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe của ngƣời Trung Quốc mà
đã trở thành một mối đe dọa trên toàn cầu.
112
KẾT LUẬN
Gần một thập kỷ trôi qua kể từ khi 189 thành viên của Liên Hợp quốc thông
qua Tuyên bố Thiên niên kỷ tại Hội nghị thƣợng đỉnh năm 2000, nƣớc ta đã và đang
chuyển mình mạnh mẽ để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, xóa đói giảm nghèo,
từng bƣớc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ đến năm 2015 của Liên Hợp Quốc.
Trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, cơ hội đến với nhân dân
Việt nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng là rất to lớn nhƣng đồng thời
nƣớc ta phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Đó là những thách thức nảy
sinh từ bối cảnh một nền kinh tế bao cấp với truyền thống nông nghiệp lạc hậu
chuyển sang một nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; là những
thách thức từ một nền công nghệ chủ yếu dựa trên yếu tố thủ công trƣớc những đòi
hỏi về chất lƣợng, về công nghệ đối với sản phẩm của thị trƣờng nƣớc ngoài; và đặc
biệt là những thách thức đến từ yêu cầu phải tôn trọng đối tác đồng thời phải tự bảo
vệ quyền lợi của mình trong thƣơng mại quốc tế thông qua việc tôn trọng quyền sở
hữu công nghiệp, chống lại việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, tăng cƣờng
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chống nạn hàng giả, hàng nhái...
Có thể nói, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ với các nƣớc phát triển mà ngay
cả đối với các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Điều này không chỉ bởi
vì các nƣớc đang phát triển phải thực hiện các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc
tế trong đó có việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các công ty hay tập đoàn
của các nƣớc phát triển mà việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng cần đƣợc
triệt để thực thi vì lợi ích của chính các doanh nghiệp nƣớc mình trong thƣơng mại
quốc tế và nhất là vì quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, vì sự phát triển lâu dài, bền
vững. Nghiên cứu các khía cạnh thƣơng mại của quyền sở hữu công nghiệp sẽ giúp
cho các doanh nghiệp Việt Nam có đƣợc một cái nhìn toàn diện hơn về công tác bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp, về những thuận lợi và thách thức đặt ra đối với sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp của mình trên thƣơng trƣờng và đặc biệt, vì yêu
cầu của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới với những cam kết quốc tế về lĩnh
113
vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện với thế
giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3120_2889.pdf