Luận văn Những nhân tố ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên trường Đại học Duy Tân

- Sinh viên cần xác định rõ mục tiêu của mình là học tập nên khi quyết định có đi làm thêm hay không cần xem xét rõ sự ảnh hương của việc làm đến việc học tập - Khi chọn viêc làm thêm sinh viên phải căn cứ vào năng lực-điều kiện của bản thân. Nên chọn công việc có liên quan đến chuyên nganh mình đang học đang theo học - Cần tìm hiểu kỹ công việc cũng như các yếu tố có liên quan khác như môi trường xã hội nơi mình làm việc - Khi đã có được công việc phù hợp cần phải lập thời gian biểu một cách khoa học để cân bằng giữa việc làm với việc học và cuộc sống thường ngày - Nhà Trường cần tổ chức nhưng chương trình tư vấn nhằm giúp sinh viên tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân

doc21 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2696 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những nhân tố ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên trường Đại học Duy Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Những nhân tố ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên trường Đại học Duy Tân MỤC LỤC: A. LỜI MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG I. THIẾT LẬP MÔ HÌNH Biến phụ thuộc 2. Biến độc lập 3 . Mô hình tổng thể 4. Dự đoán kỳ vọng giữa các biến 5. Mô hình hồi quy mẫu 6. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy II. KHOẢNG TIN CẬY 1. Khoảng tin cậy của b1 2. Khoảng tin cậy của b2 3. Khoảng tin cậy của b3 4. Khoảng tin cậy của b4 5. Khoảng tin cậy của b5 6. Khoảng tin cậy của b6 7. Khoảng tin cậy của b7 8. Khoảng tin cậy của b8 III. KIỂM ĐỊNH 1. Kiểm định sự ảnh hưởng của biến độc lập đối với biến phụ thuộc 2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình SRF so với số liệu của mẫu Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Phát hiện đa cộng tuyến b. Khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến 4. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi Phát hiện hiện tượng phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi 5. Kiểm định hiện tượng tự tương quan a. Phát hiện hiện tượng tự tương quan b. Khắc phục tự tương quan c. Mô hình sau khi khắc phục hiện tượng tự tương quan 6. Kiểm định sau khi khắc phục hiện tượng tự tương quan IV. KIỂM ĐỊNH BIẾN KHÔNG CẦN THIẾT V. KIỂM ĐỊNH BIẾN BỊ BỎ SÓT VI. MÔ HÌNH HOÀN CHỈNH 1. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy 2. Khoảng tin cậy a. Khoảng tin cậy của b1 b. Khoảng tin cậy của b2 c. Khoảng tin cậy của b3 d. Khoảng tin cậy của b4 e. Khoảng tin cậy của b5 f. Khoảng tin cậy của b6 g. Khoảng tin cậy của b7 3. Kiểm định a. Kiểm định sự ảnh hưởng của biến độc lập đối với biến phụ thuộc b. Kiểm định sự phù hợp của mô hình SRF so với số liệu của mẫu VII . THỐNG KÊ MÔ TẢ VIII. HẠN CHẾ IX . ĐỀ XUẤT C. LỜI CẢM ƠN Bạn là sinh viên, có nhiều thời gian rảnh rỗi và muốn tìm kiếm một công việc làm thêm để có kinh nghiệm, tạo thu nhập ? Cũng có rất nhiều nguyên nhân khiến việc làm thêm đã trở thành nhu cầu đối với sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Duy Tân nói riêng. Và hiện có nhiều ý kiến về việc làm thêm của sinh viên hiện nay: việc làm thêm: có thực cần thiết hay không? Có tốt hay không? Nó ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên?... Để giúp các bạn hiểu rõ thêm về vấn đề này thì nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Những nhân tố ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên trường Đại học Duy Tân” ”. Đề tài được nghiên cứu dựa trên 150 phiếu thăm dò, phát ngẫu nhiên cho sinh viên trường Đại Học Duy Tân. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình kinh tế lượng, Nguyễn Quang Cường, Khoa KHTN, Trường ĐH Duy Tân. - Bài tiểu luận nhóm của nhóm 9 Lớp ĐHNTK17 22C2 Đại học ngoại thương - Bài tiểu luận nhóm của lớp K13QTC1, ĐH Duy Tân. - Bài tập kinh tế lượng với sự trợ giúp của EVIEWS, Khoa Toán Thống Kê, Bộ Môn Toán Kinh Tế, Trường Đại học Kinh tế TP HCM. I/ THIẾT LẬP MÔ HÌNH 1/ BIẾN PHỤ THUỘC: Y: Số buổi làm thêm trong tuần của sinh viên trường Đại học Duy Tân ( Đơn vị tính : buổi ) 2/ BIẾN ĐỘC LẬP : GT : Giới tính TG : Thời gian HT : Học tập TL : Tiền lương PT : Phương tiện YK: Ý kiến của người thân KN: Kinh nghiệm từ việc làm thêm 3/ NGUỒN DỮ LIỆU VÀ CÁCH THU THẬP DỮ LIỆU 3.1/ Dữ liệu Nguồn dữ liệu được nhóm thu thập từ 70 phiếu điều tra được phát ngẫu nhiên cho sinh viên trường Đại học Duy Tân 3.2/ Không gian mẫu Khảo sát dựa trên 150 phiếu điều tra trong đó có 70 phiếu hợp lệ (n=70). Nhóm nhận thấy rằng không gian mẫu đủ lớn và đủ mức độ tin tưởng để xây dựng các mô hình thống kê. 3.3/ Mô hình tổng thể. Y= β1 +β2*GT + β3*TG + β4*HT + β5*TL + β6*PT + β7*YK + β8KN + Ui 3.4/ Dự đoán kỳ vọng giữa các biến Dương: Khi sinh viên có càng nhiều thời gian thì số buối làm thêm càng tăng Âm: Khi việc học ảnh hưởng càng nhiều thì số buổi làm thêm càng giảm Dương: Khi tiền lương càng cao thì số buổi làm thêm càng tăng Âm: Khi phương tiện ảnh hưởng càng nhiều thì số buổi làm thêm càng giảm Âm: Khi ‎ý kiến từ người thân có ảnh hưởng càng nhiều thì số buổi làm thêm của sinh viên càng giảm Dương : Khi ảnh hưởng của kinh nghiệm từ việc làm thêm càng tăng thì số buổi làm thêm của sinh viên càng tăng 4/ MÔ HÌNH HỒI QUY MẪU (Bảng mô hình hồi quy mẫu:Bảng 2- Bảng phụ lục) Y = 3.126062 – 0.758449*GT + 0.272048 *TG + 0.006648*HT +0.024045*TL - 0.099489*PT - 0.030726*YK + 0.111009*KN + ei 5/ Ý NGHĨA CỦA CÁC HỆ SỐ HỒI QUY ^ : Khi các yếu tố khác bằng 0 thì số buổi làm thêm của sinh viên đạt giá trị lớn nhất là 3.126062 (buổi) ^ : Khi các yếu tố khác không đổi thì số buổi làm thêm của sinh viên nữ lớn hơn của sinh viên nam là 0.758449 buổi ^ : Khi các yếu tố khác không đổi,ảnh hưởng cuả thời gian tăng(giảm) 1 mức độ thì số buổi làm thêm của sinh viên tăng(giảm) 0.272048 buổi. ^ : Khi các yếu tố khác không đổi, ảnh hưởng của yếu tố học tập tăng(giảm) 1 mức độ thì số buổi làm thêm của sinh viên tăng(giảm) 0.006648 buổi. ^ : Khi các yếu tố khác không đổi, tiền lương tăng(giảm) 1 mức độ thì số buổi làm thêm của sinh viên tăng(giảm) 0.024045 buổi. ^ : Khi các yếu tố khác không đổi, ảnh hưởng của yếu tố phương tiện tăng(giảm) 1 mức độ thì số buổi làm thêm của sinh viên giảm(tăng) 0.099489 buổi ^ : Khi các yếu tố khác không đổi, ảnh hưởng của yếu tố ý kiến của người thân tăng(giảm) 1 mức độ thì số buổi làm thêm của sinh viên giảm(tăng) 0.030726 buổi. ^ : Khi các yếu tố khác không đổi, ảnh hưởng của yếu tố kinh nghiệm từ việc làm tăng(giảm) 1 mức độ thì số buổi làm thêm của sinh viên tăng(giảm) 0.111009 buổi. II/ KHOẢNG TIN CẬY - ( với =1.9989715) 1/Khoảng tin cậy ^ Với ^ = 3.126062 Se(^) = 0.77577 Khoảng tin cậy sẽ là: 3.126062 -1.9989715*0.77577 3.126062 + 1.9989715*0.77577 1.575319881 4.67680412 Ý nghĩa : Khi các yếu tố khác bằng 0 thì số buổi làm thêm của sinh viên nhận giá trị chênh lệch trong khoảng từ 1.575319881 4.67680412 buổi. 2/ Khoảng tin cậy của ^ Với ^ = -0.758449 Se(^) = 0.25083 Khoảng tin cậy sẽ là: -0.758449 - 1.9989715*0.25083 -0.758449 + 1.9989715*0.25083 -1.25985102 -0.25704698 Ý nghĩa : Khi các yếu tố khác không đổi, nếu giới tính là nam thì số buổi làm thêm nhận giá trị chênh lệch trong khoảng -1.25985102 -0.25704698 buổi 3/ Khoảng tin cậy của ^ Với ^ = 0.272048 Se(^) = 0.137053 Khoảng tin cậy sẽ là: -0.00191704 0.54601304 Ý nghĩa : Nếu các yếu tố khác không đổi, khi thời gian tăng(giảm) 1 mức độ thì số buổi làm thêm của sinh viên nhận giá trị chênh lệch trong khoảng - 0.00191704 0.54601304 buổi. 4/ Khoảng tin cậy của ^ Với ^ = 0.006648 Se(^) = 0.122583 Khoảng tin cậy sẽ là: -0.23839192 0.25168792 Ý nghĩa : Nếu các yếu tố khác không đổi, khi ảnh hưởng của học tập tăng(giảm) 1 mức độ thì số buổi làm thêm của sinh viên nhận giá trị chênh lệch trong khoảng - 0.23839192 0.25168792 buổi. 5/ Khoảng tin cậy của ^ Với ^ = 0.024045 Se(^) = 0.119685 Khoảng tin cậy sẽ là: -0.2152019 0.2632919 Ý nghĩa : Nếu các yếu tố khác không đổi, tiền lương tăng(giảm) 1 đơn vị thì số buổi làm thêm của sinh viên nhận giá trị chênh lệch trong khoảng - 0.21520190.2632919 buổi. 6/ Khoảng tin cậy của ^ Với ^ = -0.099489 Se(^) = 0.092938 Khoảng tin cậy sẽ là: -0.28526941 0.08629141 Ý nghĩa : Nếu các yếu tố khác không đổi, ảnh hưởng của phương tiện tăng(giảm) 1 mức độ thì số buổi làm thêm của sinh viên nhận giá trị chênh lệch trong khoảng - 0.28526941 0.08629141 buổi. 7/ Khoảng tin cậy của ^ Với ^ = -0.030726 Se(^) = 0.105935 Khoảng tin cậy sẽ là: -0.24248705 0.18103505 Ý nghĩa : Nếu các yếu tố khác không đổi,yếu tố ý kiến của người thân tăng(giảm) 1 mức độ thì số buổi làm thêm của sinh viên nhận giá trị chênh lệch trong khoảng - 0.24248705 0.18103505 buổi 8/ Khoảng tin cậy của ^ Với ^ = 0.111009 Se(^) = 0.120938 Khoảng tin cậy sẽ là: -0.13074261 0.35276061 Ý nghĩa : Nếu các yếu tố khác không đổi,ảnh hưởng của yếu tố kinh nghiệm từ viêc làm thêm tăng(giảm) 1 mức độ thì số buổi làm thêm của sinh viên nhận giá trị chênh lệch trong khoảng s -0.13074261 0.35276061 buổi III/ KIỂM ĐỊNH 1/ Kiểm định sự phù hợp của biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Prob () = 0.0036 < = 0.05 Giới tính ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên. Prob () = 0.0516 > = 0.05 Thời gian không ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên. Prob () = 0.9569 > = 0.05 Học tập không ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên. Prob () = 0.8414 > = 0.05 Tiền lương không ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên. Prob () = 0.2886 > = 0.05 Phương tiện không ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên. Prob () = 0.7728 >= 0.05 Ý kiến không ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên. Prob () = 0.3622 >= 0.05 Kinh nghiệm từ việc làm thêm không ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên. . 2/ Kiểm định sự phù hợp của mô hình SRF so với số liệu của mẫu. Prob ( F-statistic) = 0.013688 < = 0.05 Mô hình phù hợp 3/ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. Phát hiện đa cộng tuyến. Xem xét qua ma trận tương quan giữa các biến ta thấy 2 biến TL và TG có mức tương quan khá cao: 0.545206 nên có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Ma Trận tương quan: Bảng 3-bảng phụ lục) Để kiểm định đa cộng tuyến, chúng tôi xây dựng mô hình hồi quy phụ trong đó bỏ biến phụ thuộc Y, biến độc lập TL hoặc TG sẽ trở thành biến phụ thuộc và hồi quy với các biến còn lại. Bảng hồi quy phụ theo biến TL ( Bảng 5 - Bảng phụ lục ) Mô hình hồi quy chính: Y= β1 + β2*GT + β3*TG + β4*HT + β5*TL + β6*PT + β7*YK + β8*KN + Ui Mô hình hồi quy phụ theo biến TL: TL = α1 + α2*GT + α3*TG + α4*HT + α5*PT + α6*YK + α7*KN + Vi Mô hình hồi quy mẫu phụ theo biến TL: TL = 0.190279 - 0.054569*GT + 0.546889*TG +0.119353*HT + 0.021985*PT + 0.006680*YK + 0.198355*XH Từ mô hình hồi quy phụ ta có Prob( F-statistic) = 0.000024 < = 0.05 Mô hình hồi quy phụ phù hợp . Vậy mô hình ban đầu có tồn tại đa cộng tuyến. 4/Khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến: Biện pháp : Loại bỏ biến TL hoặc TG ra khỏi mô hình ban đầu ● Bỏ biến TL: Mô hình hồi quy đã loại bỏ biến TL: (Bảng 6.phụ lục) Yi = 3.120673 – 0.759761*GT + 0.285197*TG + 0.009518*HT 0.098960*PT – 0.030565*YK + 0.115779*KN + ei Hệ số xác định của mô hình: R2 =0.239099 ● Bỏ biến TG: Mô hình hồi quy đã loại bỏ biến TG: (Bảng 7. phụ lục) Yi = 3.547311 – 0.752825*GT + 0,067494*HT + 0.137504*TL 0.082469*PT – 0.066394*YK + 0.118426*KN +ei Hệ số xác định của mô hình : R2 =0.191269 So sánh R2 ở 2 mô hình hồi quy lại ta thấy R2loại TG< R2loại TL Vậy loại bỏ biến TL ra khỏi mô hình thì mô hình sẽ phù hợp hơn 5/ Kiểm định phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi * Trước khi khắc phục đa cộng tuyến Phát hiện hiện tượng phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi Phương pháp: dùng kiểm định WHITE kiểm định mô hình đã khắc phục đa cộng tuyến ( Bảng phụ lục 8) White Heteroskedasticity Test: F-statistic 0.851632 Probability 0.679436 Obs*R-squared 31.69211 Probability 0.581233 Ta có: giá trị của Probabiliti (của Obs*R-squared) = 0.581233 > α = 0.05 Vậy không tồn tại hiên tượng phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi thay đổi * Sau khi khắc phục đa cộng tuyến Phát hiện hiện tượng phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi Phương pháp: dùng kiểm định WHITE kiểm định mô hình đã khắc phục đa cộng tuyến ( Bảng phụ lục 9) White Heteroskedasticity Test: F-statistic 0.868588 Probability 0.643048 Obs*R-squared 24.10417 Probability 0.570009 Ta có: giá trị của Probabiliti (của Obs*R-squared) = 0.570009 > α = 0.05 Vậy không tồn tại hiên tượng phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi thay đổi 6/ Kiểm định tự tương quan a/Mô hình tồn tại đa cộng tuyến * Phát hiện tự tương quan d= 1.803593 với n=70 ; k’=7 dL=1.253 dU=1.680 Kiểm định giả thiết H0 : Không có tự tương quan âm hoặc dương du=1.680 < d= 1.803593 < 4-dL=4 - 1.253 Vậy mô hình không tồn tại tự tương quan âm hoặc dương b/Sau khi khắc phục đa cộng tuyến(đã loại bỏ biên TL) *Phát hiện tự tương quan Phương pháp kiểm định của D-W Ta có : n=70; k’=6 d=1.806161 du=1.645 dL=1.283 Kiểm định giả thiết H0 : Không có tự tương quan âm hoặc dương du=1.645< d=1.806161<4- dL=4-1.283 Vậy mô hình không tồn tại tự tương quan âm hoặc dương IV. KIỂM ĐỊNH BIẾN KHÔNG CẦN THIẾT (bản 10.phụ lục) Redundant Variables: KN F-statistic 0.967973 Probability 0.328950 Log likelihood ratio 1.067347 Probability 0.301546 Vì F = 0.967973 có Probability = 0.328950> nên KN là biến không cần thiết trong mô hình hồi quy. V. KIỂM ĐỊNH BIẾN BỊ BỎ SÓT(Bảng 11.phụ lục) Omitted Variables: TL F-statistic 0.040361 Probability 0.841435 Log likelihood ratio 0.045554 Probability 0.830989 Vì F =0.040361 có Probability = 0.841435 > nên TL không ảnh hưởng đến số buổi làm them VI. MÔ HÌNH HOÀN CHỈNH: (Bảng 6.phụ lục) Yi= 3.130637 – 0.759761*GT + 0.285197*TG + 0.009518*HT – 0.098960*PT - 0.030565*YK + 0.115779*KN + ei 1.. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy: b1^: Khi các yếu tố khác không đổi, số buổi làm thêm trong tuần của sinh viên đạt giá trị lớn nhất là 3.130637 buổi. b2^ : Khi các yếu tố khác không đổi, số buổi làm thêm trong tuần của nữ lớn hơn nam 0.759761 buổi. b3^: Khi các yếu tố khác không đổi, ảnh hưởng của thời gian tăng,giảm 1 mức độ thì số buổi làm thêm của sinh viên tăng giảm 0.285197 buổi b4^: Khi các yếu tố khác không đổi, ảnh hưởng của học tập tăng , giảm 1mức độ thì số buổi làm thêm của sinh viên tăng, giảm 0.009518 buổi b5^: Khi các yếu tố khác không đổi, ảnh hưởng của phương tiện tăng, giảm 1 mức độ thì số buổi lảm thêm của sinh viên giảm , tăng 0.098960 buổi b6^: Khi các yếu tố khác không đổi, ảnh hưởng của ý kiến từ người thân tăng, giảm 1 mức độ thì số buổi làm thêm của sinh viên giảm, tăng 0.030565 buổi b7^: Khi các yếu tố khác không đổi, ảnh hưởng của yếu tố kinh nghiệm từ việc làm thêm tăng, giảm 1 mức độ thì số buổi làm thêm của sinh viên tăng giảm. 0.115779 buổi. 2. Khoảng tin cậy: bj^ - t(n-k)*se(bj^ ) bj bj^ + t(n-k)*se(bj^ ) ( với t(n-k) = t0.025(63) = 1.99834052) a. Khoảng tin cậy của b1: Với b1^ = 3.130637 Se (b1^) = 0.769507 Thì khoảng tin cậy của b1 là: 1.59289998 b1 4.66837402 Ý nghĩa: Với các yếu tố khác không thay đổi thì số buổi làm thêm của sinh viên trong khoảng từ 1.59289998 đến 4.66837402 buổi . b. Khoảng tin cậy của b2: Với b2^ = -0.759761 Se (b2^) = 0.248828 Thì khoảng tin cậy của b2 là: -1.25700408 b2 -0.26251792 Ý nghĩa: Với các yếu tố khác không thay đổi, khi giới tính là nam thì số buổi làm thêm nhận giá trị trong khoảng từ -1.25700408 đến-0.26251792.buổi c. Khoảng tin cậy của b3: Với b3^ = 0.285197 Se (b3^) = 0.119493 Thì khoảng tin cậy của b3 là: 0.046409296 b3 0.5239847 Ý nghĩa: Với các yếu tố khác không thay đổi, khi thời gian thay đổi một mức độ ảnh hưởng thì số buổ làm thêm nhận giá trị trong khoảng từ 0.046409296 đến 0.5239847 buổi d. Khoảng tin cậy của b4: Với b4^ = 0.009518 Se (b4^) = 0.120817 Thì khoảng tin cậy của b4 là: -0.23191551 b4 0.25095151 Ý nghĩa: Với các yếu tố khác không thay đổi, khi ảnh hưởng của học tập thay đổi một mức đọ thì số buổi làm thêm nhận giá trị trong khoảng từ -0.23191551 đến0.25095151 buổi. e. Khoảng tin cậy của b5: Với b5^ = -0.09896 Se (b5^) = 0.092191 Thì khoảng tin cậy của b5 là: -0.28318901 b5 0.08526901 Ý nghĩa: Với các yếu tố khác không thay đổi, khi số ảnh hưởng của phương tiện tăng giảm một mức độ thì số số buổi làm thêm nhận giá trị trong khoảng từ -0.28318901 đến 0.08526901 buổi f. Khoảng tin cậy của b6: Với b6^ = -0.030565 Se (b6^) = 0.105123 Thì khoảng tin cậy của b6 là: -0.24063655 b6 0.17950655 Ý nghĩa: Với các yếu tố khác không thay đổi, ảnh hưởng của ý kiến thay đổi một mức độ thì số buổi làm thêm nhận giá trị trong khoảng từ -0.24063655 đến 0.17950655 buổi g. Khoảng tin cậy của b7: Với b7^ = 0.115779 Se (b7^) = 0.117678 Thì khoảng tin cậy của b7 là: -0.11938172 b7 0.35093972 Ý nghĩa: Với các yếu tố khác không thay đổi, khi ảnh hưởng của kinh nghiệm thay đổi thì số buổi làm thêm nhận giá trị trong khoảng từ -0.11938172 đến 0.35093972 buổi 3/ Kiểm định sự phù hợp của biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Prob () = 0.0033 < = 0.05 Giới tính ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên. Prob () = 0.0200 < = 0.05 Thời gian ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên. Prob () = 0.9375 > = 0.05 Học tập không ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên. Prob () = 0.2872 > = 0.05 Phương tiện không ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên. Prob () = 0.7722 > = 0.05 Ý kiến không ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên. Prob () = 0.3289 >= 0.05 Kinh nghiệm không ảnh hưởng đến số buổi làm thêm của sinh viên. . 4/ Kiểm định sự phù hợp của mô hình SRF so với số liệu của mẫu: Prob(F-statistic) = 0.006907 < = 0.05 à Mô hình phù hợp. VII. THỐNG KÊ MÔ TẢ(Bảng 12.phụ lục) Biến Y Tiêu chí Số lần Giá trị Trung bình 3.900 000 3-4 Trung vị 4.000000 Lớn nhất 5.000000 5 Nhỏ nhất 2.000000 2 Biến Thời Gian Tiêu chí Mức độ Giá trị Trung bình 3.485714 Ảnh hưởng lớn Trung vị 4.000000 Lớn nhất 5.000000 Ảnh hưởng rất lớn Nhỏ nhất 1.000000 Rất ít ảnh hưởng Biến Học Tập Tiêu chí Mức độ Giá trị Trung bình 3.028571 Ảnh hưởng lớn Trung vị 3.000000 Lớn nhất 5.000000 Ảnh hưởng rất lớn Nhỏ nhất 1.000000 Rất ít ảnh hưởng Biến Phương Tiện Tiêu chí Mức độ Giá trị Trung bình 3.428571 Ảnh hưởng lớn Trung vị 4.000000 Lớn nhất 5.000000 Ảnh hưởng rất lớn Nhỏ nhất 1.000000 Rất ít ảnh hưởng Biến Ý Kiến Tiêu chí Số lần Giá trị Trung bình 3.314286 Ảnh hưởng lớn Trung vị 3.000000 Lớn nhất 5.000000 Ảnh hưởng rất lớn Nhỏ nhất 1.000000 Rất ít ảnh hưởng Biến Kinh Nghiệm Tiêu chí Số lần Giá trị Trung bình 3.771429 Ảnh hưởng lớn Trung vị 4.000000 Lớn nhất 5.000000 Ảnh hương rất lớn Nhỏ nhất 1.000000 Rất ít ảnh hưởng VIII. HẠN CHẾ Vì nguồn lực của nhóm có hạn nên số lượng sinh viên được phỏng vấn còn thấp , do đó tính đại diện cho sinh viên toàn trường còn thấp. Vì kiến thức còn hạn chế nên vẫn có một vài yếu tố khác ảnh hưởng đến số buổi làm thêm trong tuần của sinh viên mà nhóm chưa đưa vào kiểm định dẫn đến kết quả còn thiếu chính xác. Do ảnh hưởng của bài tập nhóm các môn học khác nên thời gian hoạt đông nhóm vân chưa thực sự nhiều IX. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT - Sinh viên cần xác định rõ mục tiêu của mình là học tập nên khi quyết định có đi làm thêm hay không cần xem xét rõ sự ảnh hương của việc làm đến việc học tập Khi chọn viêc làm thêm sinh viên phải căn cứ vào năng lực-điều kiện của bản thân. Nên chọn công việc có liên quan đến chuyên nganh mình đang học đang theo học Cần tìm hiểu kỹ công việc cũng như các yếu tố có liên quan khác như môi trường xã hội nơi mình làm việc Khi đã có được công việc phù hợp cần phải lập thời gian biểu một cách khoa học để cân bằng giữa việc làm với việc học và cuộc sống thường ngày Nhà Trường cần tổ chức nhưng chương trình tư vấn nhằm giúp sinh viên tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân C.Lời cảm ơn Với năng lực có hạn của nhóm nên chắc chắc sẽ còn những thiếu sót trong bài báo cáo này, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để bài báo cáo được hoàn chính hơn Nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Quang Cường, đã tận tình hướng dẫn chúng em lựa chọn đề tài ,trang bị cho chúng em nền tảng kiến thức cũng như giải đáp nhưng thắc mắc của nhóm về kiến thức và nhất là những thắc mắc trong quá trình sử dụng phần mềm eviews để hoàn thiện bài tiểu luận một cách tốt nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockinh_te_luong_nhung_nhan_to_anh_huong_den_so_buoi_lam_them_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_duy_tan__1963.doc
Luận văn liên quan