Luận văn Những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật hình sự 1999 của các tội phạm về môi trường

Trong giai đoạn hiện nay, khi môi trường thế giới cũng như Việt Nam đang ngày càng trở nên ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng thì việc sửa đổi bổ sung, hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự 1999 về tội phạm môi trường đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách; qua đó nhằm hoàn thiện khung pháp lý để xử lý hình sự đối với các tội danh này, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm về môi trường. Việc sửa đổi, bổ sung những quy định của Bộ luật hình sự 1999 về tội phạm môi trường là nhằm làm cho những quy định này mang tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tiễn hơn. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng những quy định của BLHS 1999 trong thời gian qua cho thấy những quy định này vẫn còn nhiều điểm vướng mắc, bất cập. Nhiều quy định vẫn chưa mang tính khả thi và chưa tạo sự thuận lợi cho việc hiểu, cũng như việc áp dụng thống nhất trên thực tế.

pdf54 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3139 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật hình sự 1999 của các tội phạm về môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường của người dân còn kém; các quy định của pháp luật về các biện pháp bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được nhu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm về môi trường. Nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực tế trên đó là các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi trường chưa thực sự mang tính thực tiễn, khó áp dụng trên thực tế; dẫn đến việc xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gặp nhiều khó khăn. Thực tiễn đó đặt ra một yêu cầu cấp bách đó là phải sửa đổi những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi trường nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc xử lý hình sự đối với các tội này, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm trên thực tế. 12 cập nhật 24/10/2007 24 Chương 2 NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG BLHS 1999 VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 2.1. Những vướng mắc bất cập trong thực tiễn áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự 1999 (trước khi sửa đổi, bổ sung) Tình hình tội phạm về môi trường diễn ra ngày một phức tạp và nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau; trong đó có một số nguyên nhân cơ bản như: ô nhiễm môi trường là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa không đi đôi với việc bảo vệ môi trường, trang thiết bị khoa học kỹ thuật nhằm xác định thiệt hại do các hành vi vi phạm còn lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, ý thức tuân thủ pháp luật về môi trường của người dân chưa cao. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật về môi trường diễn ra ngày một phổ biến đó là do những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội phạm về môi trường còn thiếu tính khả thi và còn khó triển khai trên thực tế; dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm môi trường gặp rất nhiều khó khăn. Dưới đây là một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự 1999 trước khi sửa đổi, bổ sung: - Tại Chương XVII của Bộ luật hình sự 1999 có quy định 10 Điều về tội phạm môi trường, thì cấu thành cơ bản của 8 điều có quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Bao gồm các Điều 182, Điều 183, Điều 184, Điều 185, Điều 187, 25 Điều 188, Điều 189, Điều 191. Trong khi đó, việc xử phạt vi phạm hành chính chỉ có thời hiệu là một năm (Khoản 1, Điều 11- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2008). Vậy sau một năm sau, kể từ khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới phát hiện hành vi vi phạm hoặc chủ thể đó có hành vi phạm thì hành vi đó sẽ coi như vi phạm lần đầu và do vậy không thể xử lý hình sự được. Trên thực tế việc quy định như trên dẫn đến việc xử lý hình sự với các tội phạm về môi trường đặc biệt đối với các tội phạm thuộc nhóm các tội gây ô nhiễm môi trường gặp rất nhiều khó khăn. - Dấu hiệu gây hậu quả “nghiêm trọng”, “ rất nghiêm trọng ” và “ đặc biệt nghiêm trọng ” có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh và xác định khung hình phạt của hầu hết các tội phạm môi trường. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về các mức độ thế nào là “hậu quả nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” hay “đặc biệt nghiêm trọng”. Do vậy dẫn đến việc áp dụng trên thực tế những quy định này gặp nhiều khó khăn và không có sự áp dụng thống nhất. Ngoài ra việc xác định hậu quả của hành vi gây ô nhiễm môi trường, cũng như các mức độ gây thiệt hại đến môi trường thường là rất khó khăn do trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị nước ta còn chưa cao. Bên cạnh đó những hậu quả do hành vi gây ô nhiễm môi trường có nhiều trường hợp không thể xác định được ngay mà phải sau một thời gian dài mới có thể xác định được hậu quả. Và cũng chưa có tiêu chí rõ ràng về mức độ thiệt hại do vậy gây cản trở cho quá trình xử lý hình sự đối với các tội danh này. 26 Ví dụ: Công ty Vedan và nhiều doanh nghiệp khác xả thải làm ô nhiễm sông Thị Vải. Những chất thải đó ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ cộng đồng cũng như sinh hoạt của người dân như thế nào thì phải sau một thời gian dài mới xác định được. Ngoài ra việc xác định hàm lượng chất thải vượt quá giới hạn cho phép hay mức độ thiệt hại do hành vi xả thải của từng doanh nghiệp gây ra gặp rất nhiều khó khăn. Hay hiện nay việc sử dụng rác thải y tế để tái chế đồ nhựa cho tiêu dùng, cơ quan chuyên môn đã khẳng định hành vi đó làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để xác định những đối tượng tiêu dùng nhựa tái chế từ rác thải y tế. Nó làm giảm sút bao nhiêu % sức khoẻ, có gây thiệt mạng đối với người dùng không. Việc xác định được những hậu quả trên phải mất một thời gian dài, cần phải sử dụng những trang thiết bị hiện đại. Những vấn đề trên cho thấy, do không có con số cụ thể cũng như những ước tính định lượng nên cơ quan pháp luật khó có thể xử lý hình sự, nhất là trong giới hạn kỹ thuật hiện nay của Việt Nam. Vì vậy những quy định nhằm xác định thiệt hại một cách định lượng do các hành vi do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường là đặc biệt cần thiết. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi tố cũng như xử lý hình sự đối với các tội phạm về môi trường. - Đối với nhóm tội phạm gây ô nhiễm môi trường gồm: tội gây ô nhiễm không khí (Điều 182); tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183); tội gây ô nhiễm đất (Điều 184); tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị phế thải hoặc các chất không đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (Điều 185). Cấu thành tội phạm của nhóm các tội danh này yêu cầu phải hội đủ ba yếu tố mới có thể xử lý hình sự đó là: 27 (1) Có hành vi thải chất gây ô nhiễm môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép; (2) Hành vi đó đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục; (3) Gây hậu quả nghiêm trọng. + Về dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng”. Hiện nay chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể như thế nào là “cố tình” không áp dụng các biện pháp khắc phục; do vậy quy định này vẫn còn mang tính chất chung chung và khó áp dụng trên thực tế. Ngoài ra trong trường hợp đã áp dụng biện pháp khắc phục nhưng biện pháp đó chỉ mang tính hình thức hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng hậu quả ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. + Cấu thành các tội trong nhóm các tội gây ô nhiễm môi trường đều có quy định hành vi gây ô nhiễm môi trường chỉ coi là tội phạm nếu gây ra “hậu quả nghiêm trọng” Tuy nhiên như đã phân tích ở trên chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Ngoài ra có nhiều trường hợp hành vi gây ô nhiễm môi trường đồng thời gây ô nhiễm cả ba yếu tố là đất, nước, không khí. Vậy thì trong trường hợp này sẽ xử lý hình sự đối với hành vi đó về cả ba tội danh, hay chỉ xử lý hình sự với một hành vi có mức độ vi phạm nghiêm trọng nhất; vấn đề này cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể và vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau. Vậy căn cứ theo những quy định trên của BLHS 1999 (trước khi sửa, đổi bổ sung) thì chỉ có thể truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự đối 28 với các tội danh gây ô nhiễm môi trường nếu có đầy đủ các điều kiện sau: Cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường đã bị xử phạt hành chính về hành vi đó, nhưng vẫn cố tình không áp dụng các biện pháp khắc phục và vì không áp dụng các biện pháp khắc phục nên dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vậy những yếu tố cấu thành tội danh ô nhiễm môi trường như trên còn thiếu tính khả thi và khó có thể áp dụng trên thực tế. - Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng với cá nhân: Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc khởi tố các tội danh về môi trường đó là theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trong khi đó chủ thể các tội phạm môi trường đặc biệt là chủ thể của các tội phạm gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là pháp nhân. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chúng ta không thể xác định được những người có lỗi trong tổ chức đó để truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì khó có thể xác định được mặt chủ quan của những người cùng tham gia quyết định thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường khi họp Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần), Hội đồng thành viên (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn), Đại hội xã viên (đối với Hợp tác xã)..... Do đó, theo quy định của Bộ luật Hình sự không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bỏ phiếu không tán thành do họ không có lỗi và cũng khó xác định được người nào tán thành, người nào không tán thành, vì kết quả biểu quyết chỉ xác định trên cơ sở phiếu biểu quyết tính theo tỷ lệ phần trăm. Còn người đứng đầu pháp nhân, hay người có trách nhiệm điều hành, triển khai chỉ là người thực hiện quyết định của cả tập thể đó. 29 Trong những trường hợp như vậy, chúng ta khó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu pháp nhân và đối với tất cả các thành viên trong cổ đông trong Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hay hợp tác xã tham gia quyết định thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường; và cũng không thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự với pháp nhân đó. Có quan điểm cho rằng nên chăng cần quy định trách nhiệm hình sự của người đứng đầu pháp nhân gây ô nhiễm môi trường và có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này; để nâng cao ý thức, trách nhiệm của họ đối với việc bảo vệ môi trường, có như vậy chúng ta mới có thể đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả loại tội phạm này trong thời gian tới. Những quy định trên đây của BLHS 1999 trước khi sửa, đổi bổ sung là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng hoạt động xử lý hình sự đối với các tội danh về môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Vậy nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm môi trường trong giai đoạn hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết đó là phải sửa đổi, bổ sung BLHS 1999 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm môi trường. 2.2. Những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật hình sự 1999 của các tội phạm về môi trường Ngày 19/6/2009 Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999. Theo đó đã có 44 Điều luật được sửa đổi về nội dung hoặc sửa đổi về mặt kỹ thuật và bổ sung thêm 13 điều luật mới. Cùng ngày Quốc hội cũng đã han hành Nghị quyết số 33/2009/QH 12 về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999 chính thức có hiệu lực từ 0 giờ ngày 1/1/2010. Dưới đây là 30 những nội dung quan trọng mới được sửa đổi, bổ sung trong BLHS 1999 của các tội phạm về môi trường: 2.2.1. Điểm mới của Bộ luật hình sự 1999 trong việc phân nhóm tội phạm về môi trường Trên cơ sở nghiên cứu 11 tội danh quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH 12 ngày 19/6/2009, tại Chương XVII của Bộ luật Hình sự có thể được phân chia thành các nhóm sau: - Nhóm các tội phạm gây ô nhiễm môi trường ( Điều 182, Điều 185 BLHS 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009). - Nhóm các tội phạm gây dịch bệnh cho người và động vật (Điều 186, Điều 187 BLHS 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009). - Nhóm tội phạm hủy hoại môi trường (Điều 182a, Điều 182b, Điều 188, Điều 189 BLHS 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009). - Nhóm các tội phạm xâm phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số thành tố của môi trường, hệ sinh thái và động vật (Điều 190, Điều 191, Điều 191a BLHS 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009). So với cách phân loại của BLHS 1999 trước khi sửa đổi, bổ sung thì một điểm mới trong việc phân nhóm các tội phạm về môi trường đó là sự thay đổi các tội danh trong nhóm “các hành vi gây ô nhiễm môi trường”. Do có sự hợp nhất ba tội danh gây ô nhiễm môi trường gồm Điều 182. Tội gây ô nhiễm không khí; Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nước; Điều 184. Tội gây ô nhiễm đất (BLHS 1999 trước khi sửa đổi, bổ sung) thành Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường. Vậy nên nhóm “các hành vi gây ô nhiễm môi trường” bao gồm hai điều luật đó là Điều 182. 31 Tội gây ô nhiễm không khí và Điều 185. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra theo cách phân nhóm này, nhóm “các tội phạm hủy hoại môi trường”; bổ sung thêm hai điều luật là Điều 182a. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại và Điều 182b. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường. Việc phân nhóm các tội phạm về môi trường như trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, áp dụng pháp luật trên thực tế. Trong đó có việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội của từng nhóm tội, cho việc xác định tội danh cũng như xác định hình phạt đối với các tội phạm về môi trường. 2..2.2. Những sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc xác định tội danh - Một trong những điểm mới quan trọng trong Bộ luật hình sự 1999 đó là việc hợp nhất 3 tội gây ô nhiễm môi trường là tội gậy ô nhiễm không khí (Điều 182), tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183) và tội gây ô nhiễm đất (Điều 184) thành một tội đó là Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182. Bộ luật Hình sự năm 1999 đã sửa đổi, bổ sung). Việc sửa đổi, bổ sung này xuất phát từ những nguyên nhân sau: từ khi BLHS 1999 chính thức có hiệu lực trên thực tế chưa có một tội danh nào trong nhóm các Tội phạm gây ô nhiễm môi trường bị đưa ra truy tố, xét xử. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực tế trên đó là do cấu thành tội phạm của các tội danh này còn thiếu tính khả thi, dẫn đến việc áp dụng trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó có việc khó khăn trong xác định hành vi khách quan của các tội danh trong nhóm tội này. 32 Ví dụ: Hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể đồng thời tác động đến môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí. Việc xác định hành vi gây ô nhiễm môi trường tác động đến môi trường nước, không khí hay môi trường đất; mức độ tác động đến từng môi trường đó như thế nào là rất khó khăn. Ngoài ra việc xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm trong trường hợp này vấn còn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng cần tiến hành xử lý đối với cả ba tội danh. Tuy nhiên có quan điểm cho rằng chỉ nên tiến hành xử lý hình sự đối với mội tội danh có mức độ vi phạm nghiêm trọng nhất. Việc hợp nhất ba tội danh thành một tội gây ô nhiễm môi trường tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành khởi tố điều tra các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, và tiến hành các hoạt động định tội danh cũng như xác định hình phạt. - Các tội phạm về môi trường đều đã bỏ quy định dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” như là một dấu hiệu có ý nghĩa bắt buộc phải có trong việc xác định tội danh. Một số điều còn giữ lại dấu hiệu này nhưng chỉ coi như là một trong những điều kiện để có thể cấu thành tội phạm bao gồm Điều 187. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật; Điều 188. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản; Điều 189. Tội hủy hoại rừng. Ví dụ: theo, khoản 1, Điều 187 “ người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm…”. Vậy dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính” chỉ là một trong những điều kiện để có thể cấu thành hành vi khách quan của tội phạm. Hay dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính” áp dụng trong trường hợp nếu một người “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” về hành vi đó mà còn vi 33 phạm, thì dù chưa gây ra hậu quả nhưng nếu trong thời hạn được coi là đã bị xử phạt hành chính thì người đó cũng có thể bị xử lý hình sự về hành vi này. Việc bỏ dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính mà vẫn vi phạm” như một yếu tố bắt buộc trong việc định tội danh của một số tội phạm về môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc không thể xử lý hình sự đối với các tội phạm về môi trường, đặc biệt là các tội phạm trong nhóm các tội gây ô nhiễm môi trường đó là do hành vi khách quan của các tội này yêu cầu phải có dấu hiệu “ đã bị xử phạt hành chính mà vẫn vi phạm”. Trong khi đó thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính chỉ là 1 năm, sau khi hết thời gian một năm thì dù có hành vi tái phạm cũng coi như chưa từng bị xử lý hành chính và do vậy không thể xử lý hình sự đối với hành vi này. Do đó việc bỏ dấu hiệu “ đã bị xử phạt vi phạm hành chính” ở hầu hết các điều của BLHS 1999 đã làm cho cấu thành tội phạm của các tội phạm về môi trường linh hoạt hơn một bước để có thể vận dụng được trên thực tế. - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2009 còn tội phạm hóa một số hành vi nguy hiểm cho xã hội trong lĩnh vực môi trường, thông qua việc bổ sung 3 tội mới liên quan đến tội phạm môi trường. Đó là: Điều 182a. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại; Điều 182b. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường; Điều 191a. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999 bổ sung thêm Điều 182a. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại. Trong đó quy định hành vi khách quan của tội này là hành vi: “ vi phạm các quy 34 định về quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác”. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ngày một nghiêm trọng như hiện nay mà một trong những nguyên nhân cơ bản của thực trạng này đó là do các tổ chức, cá nhân còn thiếu ý thức trong việc xử lý, quản lý chất thải. Do vậy việc bổ sung thêm Điều 182a. Tội vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại là rất cần thiết. Việc bổ sung thêm quy định mới này nhằm nâng cao trách nhiệm của người có trách nhiệm quản lý chất thải trong các công ty, doanh nghiệp; cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ hộ kinh doanh trong việc quản lý và xử lý chất thải nguy hại. Quy định này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người đứng đầu hay những người có trách nhiệm trong hoạt động quản lý, xử lý chất thải nguy hại của doanh nghiệp. Qua đó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999 cũng bổ sung thêm Điều 182b. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường. Hành vi khách quan của tội này đó là hành vi “vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường hoặc vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác”. Hiện nay tình hình ô nhiễm môi trường cũng như các sự cố môi trường diễn ra ngày một phổ biến gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như cuộc sống của con người. Bộ luật hình sự 1999 đã bổ sung thêm tội danh này nhằm xử lý hình sự đối với những hành vi cố ý “ vi phạm những quy định về phòng ngừa sự cố môi trường ” dẫn đến hậu quả “ để xẩy ra sự cố môi 35 trường ” hoặc “ vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường” dẫn đến hậu quả “ làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác”. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999 bổ sung thêm Điều 191a. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại. Hành vi khách quan của tội này là hành vi “cố ý nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng” . Trước thực trạng dịch bệnh nguy hiểm đến cuộc sống của con người cũng như động thực vật diễn ra ngày một phổ biến do việc thiếu ý thức trong việc nhập khẩu, phát tán những loài “ ngoại lai ” gây ra; Bộ luật hình sự 1999 đã dành ra riêng một điều luật để quy định về những tội danh này. + Ngoài ra Luật sửa đổi, bổ sung điều của BLHS 1999 còn sửa đổi tên một số điều luật và một số nội dung của cấu thành tội phạm cơ bản như sau. Sửa đổi Điều 185. Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường thành Điều 185. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam. Với nội dung xử lý về hình sự đối với người lợi dụng việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hóa chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ đoạn khác đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định tại Điều 185 trước khi sửa đổi, bổ sung về việc nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường; thì tiêu chí “không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường ” là tương đối khó xác định. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường được quy định trong điều luật này là tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của Việt Nam hay của nước xuất xứ của công nghệ hay máy móc thiết bị đó. Và nhiều trường hợp “ công nghệ, máy móc thiết bị, phế thải hoặc các 36 chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ” được đưa vào Việt Nam một cách trái phép không thông qua hoạt động nhập khẩu thì sẽ xử lý như thế nào. Bên cạnh đó cần phải có quy định về số lượng chất thải đưa vào lãnh thổ Việt Nam nhằm tránh xử lý hình sự tràn lan. Điều 185. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS 1999 đã dự liệu đầy đủ hơn về các hành vi mà thông qua đó máy móc, thiết bị hoặc hóa chất, chế phẩm sinh học có thể được đưa vào Việt Nam bằng con đường nhập khẩu hoặc thông qua thủ đoạn khác. Ngoài những sửa đổi về các yếu tố cấu thành tội phạm như trên. Bộ luật hình sự 1999 còn có sự chỉnh sửa về mặt kỹ thuật từ Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm thành Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Qua đó tạo kiều kiện dễ dàng hơn cho việc xác định các đối tượng được bảo vệ đó là “động thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ”. Đồng thời trong cấu thành cơ bản cũng bổ sung thêm các tình tiết mới đó là “ nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể của loài động vật đó”. Vì trên thực tế trong những năm gần đây việc nuôi, nhốt trái phép các động vật quý hiếm diễn ra ngày một phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của các loài này. + Sửa đổi, bổ sung Điều 191. Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với các khu bảo tồn thiên nhiên thành tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên. Tên tội danh cũng có sự điều chỉnh từ vi phạm “chế độ bảo vệ đặc biệt” đối với các khu bảo tồn thiên nhiên thành vi phạm các quy định về “ quản lý khu bảo tồn thiên nhiên” nhằm tạo sự đơn giản và dễ hiểu hơn trong hoạt động tuân thủ cũng như áp dụng pháp luật. Nội dung điều luật cũng có sự điều chỉnh theo hướng chỉnh sửa 37 các yếu tố cấu thành tội phạm, trong đó có việc bỏ dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Ngoài ra Điều 191 còn sửa từ “ chế độ sử dụng, khai thác” thành “ các quy định về quản lý”, tạo điều kiện thuận lợi, thống nhất hơn trong việc hiểu và áp dụng trên thực tiễn. Vậy việc sửa đổi, bổ sung tên một số điều luật và một số nội dung của cấu thành tội phạm cơ bản như trên góp phần làm cho những quy định của BLHS 1999 phù hợp với Luật bảo vệ môi trường, Luật đa dạng sinh học và những quy định khác của pháp luật môi trường. Bên cạnh đó việc sửa đổi, bổ sung cũng nhằm góp phần làm cho các quy định của các tội phạm về môi trường trở nên chặt chẽ, rõ ràng và khả thi hơn, phù hợp với tình hình diễn biến của các loại tội này. 2.2.3. Những điểm mới liên quan đến các tình tiết định khung hình phạt Luật sửa đổi, bố sung một số điều của BLHS 1999 còn sửa đổi, bổ sung các tình tiết liên quan đến việc định khung hình phạt cụ thể là sửa đổi, bổ sung thêm các tình tiết định khung tăng nặng sau: - Bổ sung thêm tình tiết tăng nặng “phạm tội có tổ chức” tại các điều luật sau: + Tại khoản 2, Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường. + Tại khoản 2, Điều 182a. Tội vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại mới được bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999. + Khoản 2, Điều 185. Tội đưa chất thải vào Việt Nam. + Khoản 3, Điều 191. Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên. 38 Điều 191a. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại. Việc Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999 bổ sung thêm tình tiết tăng nặng “phạm tội có tổ chức” là rất cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm gây ô nhiễm môi trường trong thời gian gần đây. Theo khoản 3, Điều 20 BLHS 1999: “ phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Trong những năm gần đây phần lớn là các công ty, doanh nghiệp có hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phần lớn các hành vi này được thực hiện có sự câu kết chặt chẽ giữa những chủ thể có liên quan. Trong điều kiện hiện nay khi chưa cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, thì việc bổ sung thêm tình tiết “phạm tội có tổ chức” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý hình sự đối với cá nhân có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hình sự về môi trường. - Bổ sung thêm dấu hiệu gây “hậu quả nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”, “ đặc biệt nghiêm trọng” tại các điều luật sau: + Tại Khoản 2, Điều 182a. Tội vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại mới được bổ sung cũng có các tình tiết định khung tăng nặng gây hậu quả rất nghiêm trọng và tái phạm nguy hiểm. + Khoản 2, 3 Điều 182b. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường cũng quy định các tình tiết định khung tăng nặng đó là “ phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. + Tại điểm khoản 3, Điều 191. Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên cũng quy định tình tiết định khung tăng nặng là “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt”. 39 + Điều 191a. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại bổ sung thêm tình tiết tăng nặng “ gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”. Việc bổ sung tình tiết tăng nặng định khung “ gây hậu quả nghiêm trọng”, “ rất nghiêm trọng ” hoặc “ đặc biệt nghiêm trọng” nhằm tạo ra sự phân hóa về mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định hình phạt tương xứng với hậu quả do hành vi đó gây ra. Tuy nhiên trên thực tế do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, đồng thời do hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ra là khó xác định chính xác, hoặc phải mất một thời gian dài mới xác định được; do vậy dấn đến việc áp dụng trên thực tế không thống nhất và gặp rất nhiều khó khăn. - Bổ sung thêm dấu hiệu “ số lượng lớn”,“ rất lớn ”, hoặc “ đặc biệt lớn” Tại khoản 2, Điều 185. Tội đưa chất thải vào Việt Nam bổ sung thêm tình tiết định khung tăng nặng đó là “chất thải nguy hại có số lượng lớn hoặc chất thải khác có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn”. Tuy nhiên vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là “ số lượng lớn”, “rất lớn” và “đặc biệt lớn”. Để tạo điều kiện cho việc xử lý hình sự đối với loại tội này nên có quy định cụ thể nhằm định lượng những dấu hiệu này. Ngoài những bổ sung trên, khoản 3, Điều 191. Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên, còn bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung đó là “ sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm”. Tuy nhiên chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể công cụ, phương tiện biện pháp bị cấm bao gồm những công cụ, phương tiện biện pháp 40 nào. Quy định như trên còn khá chung chung, tạo sự không thống nhất và khó áp dụng trên thực tế. - Bổ sung thêm dấu hiệu “tái phạm nguy hiểm” tại một số điều sau + Tại khoản 2, Điều 182a. Tội vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại + Tại điều 191a. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại Trên thực tế trong thời gian gần đây hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại diễn ra khá phổ biến và mức độ tái phạm cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc tái phạm cao đó là hiệu quả của các biện pháp xử lý chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu răn đe, phòng ngừa tội phạm. Do vậy việc quy định tình tiết định khung tăng nặng là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả răn đe, phòng chống loại tội này. 2.2.5. Những điểm mới trong việc quy định hình phạt đối với tội phạm về môi trường Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường. Những quy định về hình phạt đối với các tội phạm môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc răn đe, giáo dục, ngăn ngừa hành vi phạm tội. Do vậy Bộ luật hình sự 1999 cũng đã có những sửa, đổi bổ sung nhằm hoàn thiện những quy định về hình phạt đối với các tội phạm môi trường như sau: - Hình phạt tiền đối với các tội phạm môi trường các nhà làm luật mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính. Có 10 trong 11 điều luật quy định hình phạt tiền là hình phạt chính (trừ Điều 186. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho con người), và tất cả các điều luật đều quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung. 41 Hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính được quy định trong phần lớn các điều luật của chương này thông thường là từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng (tại khoản 1 các Điều 187, Điều 188, Điều 189) và một số điều quy định mức phạt tiền chính từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng ( khoản 1 các Điều 182, Điều 182a, Điều 182b, Điều 190, Điều 191, Điều 191a). Mức phạt tối thiểu là mười triệu đồng và mức tối đa được quy định tại khoản 1, Điều 185 là từ hai trăm triệu đồng đến một tỷ. Với khoảng cách giữa mức phạt tiền tối thiểu và mức tối đa tương đối lớn như vậy, có thể cho phép thẩm phán áp dụng linh hoạt trong từng vụ án cụ thể vốn rất khác nhau về tính chất, mức độ và tình hình tài chính của người phạm tội. Vậy Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999 đã điều chỉnh theo hướng nâng mức phạt tiền đối với các tội phạm về môi trường. So với những quy định trước khi sửa đổi, bổ sung hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính được quy định thông thường là từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng (Khoản 1 các Điều 182, 183, 184, 185, 187, 188, 189 BLHS 1999 trước khi sửa đổi, bổ sung ), và mức tối đa là hai trăm triệu đồng (khoản 2, Điều 188) thì mức phạt tiền tối đa đã được nâng lên gấp năm lần. - Hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung được áp dụng trong trường hợp xét thấy hình phạt tù vẫn chưa thỏa đáng để đạt được mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội, thì điều luật cho phép áp dụng thêm hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung. Với mức phạt từ 2 triệu đồng đến 20 triệu đồng (Điều 188), từ năm triệu đến năm mươi triệu ( Điều 187, Điều 189) và từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng (Điều 186, Điều 182, Điều 182a, Điều 182b, Điều 190, Điều 191). Mức phạt tiền cao nhất với tư cách là hình phạt bổ sung là từ 100 đến 500 triệu (Điều 185). 42 So với mức phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung trong BLHS 1999 (trước khi sửa đổi, bổ sung) thì mức phạt tiền thông thường chỉ từ năm đến năm mươi triệu đồng ( Điều 182, Điều 183, Điều 184, Điều 185, Điều 187 BLHS 1999 trước khi sửa đổi, bổ sung). Vậy sau khi sửa đổi, bổ sung hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung có mức phạt tiền tối đa đã tăng gấp mười lần từ năm mươi triệu đồng lên thành năm trăm triệu đồng ( Khoản 4, Điều 185 sau khi sửa đổi, bổ sung). - Hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định với tư cách là hình phạt chính ở 10 trong số 11 điều luật ( trừ Điều 186), trong đó có 9 điều quy định mức tối thiểu từ sáu tháng đến ba năm, có hai điều quy định tối thiểu từ sáu tháng và mức tối đa là hai năm ( Điều 182a, Điều 182b). - Hình phạt tù: Hầu hết các tội danh của chương này đều quy định mức phạt tù từ 6 tháng đến 10 năm. Riêng tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186), thì hình phạt tù có thể từ 1 đến 12 năm, và mức phạt tù tối đa với tội hủy hoại rừng (Điều 189) có thể lên tới 15 năm. Vậy có thể thấy những quy định của BLHS 1999 về mức phạt của hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù đối với các tội phạm về môi trường trong không có sự thay đổi so với trước đây. - Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là hình phạt bổ sung được quy định trong tất cả các điều luật của nhóm tội danh này. Thời gian chịu cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Hình phạt bổ sung này được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp xét thấy nếu họ giữ chức vụ, hành nghề, hoặc làm các công việc liên quan thì có nguy cơ là họ sẽ tiếp tục gây nguy hại cho môi trường. So với 43 quy định của BLHS 1999 (trước khi sửa đổi, bổ sung) thì những quy định về những hình phạt bổ sung này không có gì thay đổi. Vậy hình phạt chính được quy định cho các tội phạm về môi trường có nhiều loại với những mức độ nghiêm khắc khác nhau. Trong đó hình phạt tiền là hình phạt chính trong hầu hết các tội và là hình phạt bổ sung của tất cả các tội thuộc nhóm này. Hình phạt tù chỉ được áp dụng như một biện pháp cuối cùng khi xét thấy cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mới đạt được mục đích giáo dục cải tạo họ. Việc quy định hình phạt tiền là hình phạt chính trong hầu hết các tội và là hình phạt bổ sung có trong tất cả các tội là rất hợp lý. Vì chủ thể của các tội phạm môi trường chủ yếu phạm tôi là vì mục đích kinh tế; vì vậy việc đánh vào kinh tế sẽ có tác dụng răn đe phòng ngừa việc tái phạm, đồng thời tạo nguồn vật chất khắc phục những tổn hại do hành vi vi phạm gây ra. Ngoài ra trong trường hợp xét thấy cần thiết bên cạnh hình phạt tù hình phạt tiền vẫn được áp dụng như hình phạt bổ sung với nhiều mức tương ứng khác nhau. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999 vẫn giữ nguyên mức phạt đối với hình chính là phạt tù, cải tạo không giam giữ, và các quy định đối với các hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Tuy nhiên có sự điều chỉnh hình phạt tiền theo hướng nâng mức phạt tiền đối với các tội danh này. Việc nâng mức phạt tiền như trên là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, bên cạnh đó việc nâng mức phạt tiền còn nhằm mục đích nâng cao tính răn đe, phòng ngừa hành vi vi phạm. 44 2.3. Một số số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả xử lý hình sự đối với các tội phạm về môi trường Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 1999 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 đã có những sự điều chỉnh nhất định nhằm nâng cao hiệu quả xử lý hình sự đối với các tội phạm về môi trường. Trong đó, có việc bổ sung thêm một số tội danh mới, điều chỉnh nội dung một số cấu thành cơ bản, chỉnh sửa tên các tội danh; bổ sung thêm các tình tiết định khung tăng nặng và nâng mức phạt tiền đối với các tội danh về môi trường. Những điều chỉnh này nhằm góp phần làm cho những quy định của BLHS 1999 về tội phạm môi trường trở nên linh hoạt hơn, phù hợp với tình hình thực tiễn đấu tranh phòng và chống loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng những quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999 trong thời gian qua cho thấy, những hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi trường vẫn diễn ra khá phổ biến, với mức độ nghiêm trọng và mức độ tái phạm cao. Nhưng trên thực tế vẫn chưa xử lý hình sự được với những hành vi này về tội danh nào trong nhóm các tội phạm về môi trường. Ví dụ: Ngày 14/4/2010, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C36) Bộ Công an phát hiện một vụ xả thải trái phép xảy ra tại Nhà máy sản xuất khung nhôm định hình, Công ty cổ phần công nghiệp Tung Kuang tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Mặc dù, nhà máy có hệ thống xử lý nước thải nhưng không hoạt động, mà thực hiện bơm nước thải chưa qua xử lý theo một hệ thống đường ống ngầm để xả ra sông Ghẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Theo báo cáo của Chi Cục bảo vệ môi trường ( tỉnh Hải Dương), hành vi xả thải chưa qua xử lý của Tung 45 Kuang đã diễn ra trong một thời gian dài, mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhưng công ty này vẫn liên tục tái phạm với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng.13 Hay như vụ việc nhà máy chế biến khoai mì thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu Kim Yến và Nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc Công ty cổ phần thực phẩm J.K.Lim có hành vi xả chất thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng kéo dài trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Mặc dù, trước đó hai công ty này đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn tiếp tục tái phạm nhiều lần. Ngày 15/04/2010 Chi cục Bảo vệ môi trường Tây Ninh phải ra quyết định niêm phong hai nhà máy trên theo điều 49, Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2010 (thay thế Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường). Nhưng hai nhà máy trên vẫn không tuân thủ quyết định niêm phong và vẫn tiếp tục có hành vi xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường. 14 Thực tế trên cho thấy trước những hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kéo dài và tái phạm nhiều lần như trên; các cơ quan chức năng mới chỉ đưa ra các biện pháp xử lý hành chính như ra quyết định thu hồi giấy phép xả thải, tạm đình chỉ sản xuất đối với bộ phận sản xuất có phát sinh chất thải gây ô nhiễm và phạt tiền đối với những vi phạm đó. Tuy nhiên những biện pháp xử lý hành chính này, trên thực tế vẫn không phát huy được hiệu quả; những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật môi 13 Nguồn: cập nhật ngày 14/4/2010 14 Xem: www.conganbinhthuan.gov.vn/index.php?option=com_content&view, cập nhật ngày 21/4/2010 46 trường vẫn tiếp tục có hành vi tái phạm với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Do vậy, cần phải có những biện pháp nghiêm khắc hơn nữa nhằm trừng phạt, răn đe cũng như phòng ngừa tội phạm đó là việc xử lý hình sự đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng đó. Nhưng trên thực tế, trong 4 tháng đầu năm mặc dù những hành vi vi phạm quy định của BLHS trong lĩnh vực môi trường diễn ra khá phổ biến, nhiều vụ việc cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra phát hiện có sai phạm nghiêm trọng; nhưng vẫn chưa thể tiến hành xử lý hình sự đối với những hành vi này. Như vậy, mặc dù đã có những sửa đổi, bổ sung nhất định nhằm đưa những quy định của BLHS 1999 đối với các tội phạm về môi trường đơn giản, linh hoạt và phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Nhưng trên thực tế, những sửa đổi đó chưa thật sự tạo ra bước ngoặt lớn, chưa mang lại hiệu quả cần thiết trong việc xử lý hình sự đối với các tội phạm về môi trường. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực tế trên, là do vẫn còn một số vướng mắc, bất cấp còn tồn tại trong quá trình áp dụng những quy định của BLHS 1999 về tội danh này. Dưới đây là một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả xử lý hình sự đối với các tội phạm về môi trường: - Đối với quy định hậu quả của tội phạm môi trường có 3 mức độ là “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng” và “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Việc xác định hậu quả của tội phạm môi trường là rất khó khăn, nhiều trường hợp phải sau một thời gian dài mới có thể xác định được hậu quả. Bên cạnh đó, "hậu quả” con người phải gánh chịu từ hành vi ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường có thể trực tiếp hoặc gián tiếp do sự cộng hưởng những nguyên nhân khác. Việc xác định hành vi tội phạm môi trường có phải là nguyên nhân gây tổn hại sức 47 khoẻ và tính mạng con người hay không và mức độ hậu quả gây ra như thế nào cũng đòi hỏi phải dựa vào cả những yếu tố định lượng và định tính. Trên thực tế việc xác định ranh giới các mức độ thế nào là “hậu quả nghiêm trọng”,“ hậu quả rất nghiêm trọng” và “ đặc biệt nghiêm trọng” cũng không rõ ràng. Qua 10 năm thực hiện Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng như sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2009 được ban hành vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về vấn đề này. Ngoài ra một số tình tiết định khung hình phạt trong các tội phạm về môi trường cũng còn chưa rõ ràng và chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc áp dụng trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể như theo quy định tại khoản 2, Điều 185. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam: b) Chất thải nguy hại có số lượng lớn hoặc chất thải khác có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng; Do vậy cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể định lượng hóa các dấu hiệu như thế nào là “số lượng lớn”, “ số lượng rất lớn”, hoặc “đặc biệt lớn”. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các dấu hiệu này nhằm tạo ra sự thống nhất cũng như dễ dàng áp dụng trên thực tế. - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 1999 cũng chưa coi pháp nhân là chủ thể của luật hình sự. Trong khi đó chủ thể của tội phạm môi trường, đặc biệt là chủ thể của nhóm tội gây ô nhiễm môi trường lại chủ yếu là pháp nhân. Do vậy trong thời gian tới việc tạo cơ sở pháp lý phù hợp để có thể xử lý hình sự đối với các chủ thể này là đặc biệt cần thiết. 48 Có quan điểm cho rằng cần thiết lập chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong một số tội phạm liên quan đến các lĩnh vực như thuế, môi trường, chứng khoán và đặc biệt là lĩnh vực môi trường nhằm nâng cao hiệu quả xử lý hình sự đối với các tội này. Đặc biệt là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý về mặt hình sự các hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các pháp nhân trong thời gian gần đây. Tuy nhiên việc xác định có nên coi pháp nhân là chủ thể của Luật hình sụ hay không là một vấn đề lớn, cần phải nghiên cứu kỹ, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của trách nhiệm hình sự, khái niệm tội phạm, hệ thống hình phạt, các nguyên tắc áp dụng, quyền và nghĩa vụ của pháp nhân trong tố tụng hình sự. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này phục vụ cho việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Bộ luật hình sự trong thời gian tới. Ngoài ra có quan điểm cho rằng nên bổ sung thêm quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người đứng đầu pháp nhân, hoặc những người trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động xử lý chất thải trong doanh nghiệp. Theo quan điểm cá nhân em trong khi vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân còn là một vấn đề phức tạp, cần nghiên cứu trong thời gian dài. Thì việc quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu pháp nhân hoặc những người trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động xử lý chất thải trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Có như vậy mới góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cửa người có thẩm quyền trong việc bảo vệ môi trường nói riêng và ý thức của chính các pháp nhân trong việc bảo vệ môi trường nói chung. - Sự cần thiết phải hình sự hóa một số hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (Điều 7) như: hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt tiêu chuẩn cho phép; sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà 49 nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người; hành vi cản trở hoạt động bảo vệ môi trường... Theo em những hành vi trên cũng cần được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm nếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng. - Các quy định về khung hình phạt, cụ thể là những quy định về khung hình phạt tiền đối với các tội phạm về môi trường còn tương đối rộng. Ví dụ: tại Khoản 1, Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường có quy định khung hình phạt như sau: “phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”. Theo quy định trên mức phạt tiền đối với người phạm tội có thể từ “năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng” như vậy việc quy định về mức phạt tiền trong khung hình phạt như trên còn tương đối rộng; có thể dẫn đến việc lạm dụng, không thống nhất trong việc quyết định hình phạt. Do vậy theo quan điểm của em nên thu hẹp khoảng cách của một khung hình phạt, cụ thể là mức phạt tiền trong các quy định đối với tội phạm về môi trường của Bộ luật hình sự 1999. Như vậy sẽ tạo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật và thống nhất trong việc quyết định hình phạt đối với các tội phạm về môi trường hơn. 50 KẾT LUẬN Trong giai đoạn hiện nay, khi môi trường thế giới cũng như Việt Nam đang ngày càng trở nên ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng thì việc sửa đổi bổ sung, hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự 1999 về tội phạm môi trường đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách; qua đó nhằm hoàn thiện khung pháp lý để xử lý hình sự đối với các tội danh này, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm về môi trường. Việc sửa đổi, bổ sung những quy định của Bộ luật hình sự 1999 về tội phạm môi trường là nhằm làm cho những quy định này mang tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tiễn hơn. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng những quy định của BLHS 1999 trong thời gian qua cho thấy những quy định này vẫn còn nhiều điểm vướng mắc, bất cập. Nhiều quy định vẫn chưa mang tính khả thi và chưa tạo sự thuận lợi cho việc hiểu, cũng như việc áp dụng thống nhất trên thực tế. Do vậy, cá nhân em cũng đã có một số đề xuất như: cơ quan nhà nước cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các dấu hiệu như “gây hậu quả nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”, và “đặc biệt nghiêm trọng” hay các dấu hiệu “số lượng lớn”, “rất lớn” và “đặc biệt lớn”. Để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng và sự áp dụng thống nhất trên thực tế. Đồng thời cần hình sự hóa một số hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (Điều 7) như: hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt tiêu chuẩn cho phép; sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người; hành vi cản trở hoạt động bảo vệ môi trường… Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2009 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá những điểm mới của BLHS 1999 về tội phạm môi trường là một đề tài 51 còn rất mới. Do trình độ hiểu biết, cũng như thời gian nghiên cứu hạn chế nên chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Vì vậy, em mong sẽ tiếp tục nhận được sự đóng góp từ các thầy cô để hoàn thiện những nhận thức của mình. Em cũng mong rằng, những quan điểm cá nhân của em trong khóa luận có thể góp phần vào quá trình hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi trường, qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ chính trị. Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội 2005. 2. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, NXB chính trị quốc gia. 3. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, NXB chính trị quốc gia. 4. Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999. Của Ủy Ban thường vụ quốc hội, Số:251/BC-UBTVQH12. 5. Bộ tư pháp- Viện khoa học pháp lý, Từ điển Luật học ( Nxb Tư pháp, tr 794). 6. Công văn số 105/TANDTC-KHXX hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 33/2009/QH12. 7. Đinh Văn Quế. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 ( phần chung). Nxb thành phố Hồ Chí Minh 2006. 8. Nghị quyết số 33/2009/QH 12 về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999. 9. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự. Số 37/2009/ QH ngày 19 tháng 6 năm 2009. 11. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. 12. Luật Đa dạng sinh học năm 2008. 13. Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. 14. Luật Thủy sản năm 2003. 53 15. Tờ trình Số: 155/TTr-CP của Chính Phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 16. Ths. Nguyễn Quang Lộc, Một số vấn đề về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999. Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ 1, tháng 1 – 2010.Tờ trình Số: 155/TTr-CP của Chính Phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 17. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – tập 1. Nxb Công an nhân dân. 18. Thanh Bình, Quảng Trị bắt vụ vận chuyển động vật hoang dã lớn nhất từ trước đến nay, Báo công an nhân nhân, số ngày 11/3/2010. 19. Ts. Hồ Sỹ Sơn, Tạp chí Luật học số 1/2010, Các nhân tố quyết định nhu cầu và mức độ quy định tội phạm trong luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS 2009 20. Vũ Thị Duyên Thủy, Xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam – Luận án tiến sỹ Luật học – Trường Đại học Luật Hà Nội. 21. Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 ( phần chung ) 22. Một số webside: - www.thiennhien.net - www.moitruong.com.vn - www.laodong.com.vn - www.chatthainguyhai.net.vn - www.conganbinhthuan.gov.vn - www.tuoitre.vn - www.vietbao.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa_9104.pdf
Luận văn liên quan