Luận văn Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay

Mặt khác, đề tài đã nêu kinh nghiệm thành công và không thành công thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững ở một số nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiện bổ ích cho Việt Nam tiếp tục thực hiện HĐH nông nghiệp, nông thôn trong những năm tới. Từ kinh nghiệm của các nước, đề tài đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam. Trong đó, đề tài khái quát 3 bài học có tính chung nhất. Đó là bài học kinh nghiệm tăng trưởng kinh tế nông thôn bằng con đường CNH, HĐH bền vững ở Nhật Bản, Hàn Quốc; bài học kinh nghiệm giải quyết việc làm, rút lao động khỏi nông nghiệp, ly nông bất ly hương ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc .; bài học kinh nghiệm về CNH nông nghiệp, nông thôn với bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, tiếp biến kinh nghiệm quốc tế ở Nhật Bản.

pdf138 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2863 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghiệp cơ khí và điện tử, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm, thủy hải sản; công nghiệp dệt may, giày da, công nghiệp hóa chất, công nghiệp điện nước; đầu tư phát triển thủ công nghiệp và làng nghề. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề là một trong những hướng quan trọng để tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động sang các ngành phi nông nông nghiệp, thực hiện ly nông bất ly hương. Để phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể địa phương các cấp coi đó là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và thường xuyên. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Đơn giản hóa thủ tục hành chính theo mô hình một cửa. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các chế độ chính sách nhà nước như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn; Quy hoạch đất đai, xây dựng hạ tầng cơ sở để phát triển thủ công nghiệp, làng nghề; giữ vững và phát triển làng nghề truyền thống, mở thêm các làng nghề mới, tạo điều kiện hình thành nhiều loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh và nhiều quy mô khác nhau ở nông thôn… d. Mở rộng cầu lao động thông qua phát triển các ngành dịch vụ ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm cho lao đông nông nghiệp dôi dư. Để thực hiện giải pháp này cần: tập trung phát triển nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ còn nhiều tiềm năng ở nông thôn như du lịch, bảo hiểm, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông. Cần tạo môi trường thuận lợi phát triển các ngành dịch vụ mới như tài chính, ngân hàng, kiểm toán, kinh doanh bất động sản, tư vấn pháp luật; mở rộng đa dạng hóa các loại hình du lịch, kết nối các hành trình du lịch trong nước và quốc tế, xây dựng các khu du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái, tiếp tục nâng cấp, trùng tu các khu di tích lịch sử… 3.2.2.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng cung lao đông ở nông thôn trong hội nhập TWO. ĐCS Việt Nam khẳng định: Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện quan điểm của Đảng, phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm trong cam kết gia nhập TWO, cần thực hiện một số giải pháp sau: Một, là thành viên của WTO, chính sách của Chính phủ Việt Nam phải đồng thời giải quyết hai việc: Thứ nhất, tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo và tạo việc làm dù có là thành viên WTO hay không, vì đây là chính sách cơ bản giúp nông dân nâng cao chất lượng sống. Thứ hai, thực hiện một số chính sách mới trong tư cách thành viên WTO với tính cách là chính sách phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm đáp ứng là thành viên WTO. Hai công việc này hỗ trợ lẫn nhau, cái sau thúc đẩy cái trước và cái trước tạo điều kiện cho cái sau. Điều đó có nghĩa là, Chính phủ cần tiến tới một phương án mang tính cơ bản, lâu dài với một chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoàn chỉnh đối với nông dân. Chính sách đó cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bền vững, nhưng được đặt trong điều kiện thực tiễn mới - các nội dung đã cam kết khi gia nhập TWO. Tuy WTO cấm các hình thức trợ cấp, trợ giá xuất khẩu song, họ không cấm đầu tư đào tạo nâng cao năng xuất cây trồng vật nuôi, Chính phủ vẫn có thể tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nghiên cứu triển khai, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm. Vai trò của Nhà nước ngay cả khi hội nhập WTO đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn rất quan trọng. Vấn đề là, tư duy và cách thức hỗ trợ phải thay đổi cho phù hợp. Nhà nước phải phát huy tốt vai trò “cầm cân nảy mực” đảm bảo cho các hợp đồng thỏa thuận và cho các tổ chức thực hiện cung cấp thông tin và các chức năng về mặt xã hội. Hai, cần tăng cường hơn nữa chính sách hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ kiểm tra giám sát dịch và sâu bệnh. Theo đánh giá của các chuyên gia, hầu hết các chính sách hỗ trợ trong nước đều thuộc chính sách “hộp xanh” và hộp phát triển, mà WTO cho phép các nước đang phát triển áp dụng. Theo số liệu thống kê, cơ cấu chính sách hỗ trợ trong nước cho ngành nông nghiệp (giai đoạn 1999-2001) cho thấy, các chính sách thuộc nhóm “hộp xanh” của Việt Nam chiếm 84,5% tổng nhóm hỗ trợ trong nước, tập trung chủ yếu trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, dịch vụ khuyến nông, các chương trình hỗ trợ vùng, hỗ trợ khắc phục thiên tai, dự trữ công vì mục đích đảm bảo an ninh lương thực. Nhưng, chính sách hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ kiểm tra giám sát dịch bệnh chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số chi hỗ trợ trong nhóm “hộp xanh”, mới chỉ là 1 - 3%. Các chính sách hỗ trợ trong nhóm chương trình phát triển Việt Nam đang áp dụng mới chiếm 10,7% tổng nhóm hỗ trợ trong nước. Kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy, trước khi vào WTO cũng nhận được rất nhiều cảnh báo về một “kịch bản” xấu cho nông nghiệp, nông thôn. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Sau hội nhập WTO, một số ngành nông sản xuất khẩu của nước này tăng vọt. Điều quan trọng là Trung Quốc đã có chính sách đào tạo nguồn nhân lực và tạo việc làm cho nông dân phù hợp, không chỉ đầu tư mạnh vào nông nghiệp về hạ tầng, vốn, kỹ thuật, bãi bỏ thuế và giảm phí, mà đầu tư mạnh hơn đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm. Chúng ta cũng cần theo lộ trình này. Chính sách “hộp xanh lá cây” mới có thể áp dụng cho đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm ở nông thôn Việt Nam sau gia nhập WTO: Tăng cường phạm vi và áp dụng các dịch vụ tư vấn (áp dụng GAP). Huấn luyện, đào cho nhà chế biến; cải thiện các công cụ, đào tạo nhân viên tiếp thị; nâng cao hiệu quả các kênh phân phối, trong đó cần đào tạo nhân viên phân phối; thực hiện khả năng truy tìm nguồn gốc, đẩy mạnh các dịch vụ tẩy trùng, thanh tra; đẩy mạnh các chính sách nhằm gia tăng giá trị cho các sản phẩm của nông dân; đẩy mạnh việc tập hợp các thửa ruộng nhỏ lẻ thành các trang trại lớn; bổ sung khối lượng thức ăn chăn nuôi để tăng sản lượng và chất lượng. Nhìn chung, muốn thay đổi những điều kiện xã hội phải có một chế độ giáo dục thích hợp. Ba, chính sách đào tạo nhân lực để rút khỏi sản xuất nông nghiệp. Kết quả hoạt động rà soát các nghĩa vụ của Việt Nam đối với Hiệp định nông nghiệp và đề xuất chính sách phù hợp với quy định của WTO do Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn II (Bộ Công Thương hợp tác với Uỷ ban châu Âu) cho thấy, có nhiều chính sách WTO không cấm, nhưng chúng ta chưa tận dụng để sử dụng, ví dụ: để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc trợ cấp để điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình đào tạo rút các nguồn lực, trong đó có nhân lực khỏi sản xuất nông nghiệp là chính sách WTO không cấm, nhưng Việt Nam lại chưa sử dụng nhiều. Bên cạnh đó, để hỗ trợ nông dân sản xuất giảm thiểu các thiệt hại, Việt Nam được phép áp dụng các chính sách chi trả trực tiếp cho người sản xuất nông nghiệp thông qua việc hỗ trợ riêng cho thu nhập, các chương trình bảo hiểm thu nhập và mạng lưới an sinh thu nhập. Chính phủ cấp thêm thu nhập hoặc miễn thuế cho nông dân, chi trả cho các chương trình môi trường để hỗ trợ sản xuất tại các vùng khó khăn. Theo ông Antonio Berenguer, Tham tán Thương mại, Phái đoàn Uỷ ban châu Âu tại Việt Nam, Việt Nam cần xây dựng các chính sách bồi dưỡng và đào tạo nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong nước bằng nâng cao năng xuất lao động, cách cắt giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng; tập trung nhiều hơn vào nâng cao kiến thức tổ chức quản lý, kinh doanh cho các chủ trang trại; kiến thức xúc tiến thương mại và cung cấp khả năng tiếp cận thông tin tới nông dân; nâng cao chất lượng cây trồng - vật nuôi. Bốn, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm về thực chất là ngày càng phải làm tốt hơn việc giải phóng con người. Đòi hỏi này đặt ra hai yêu cầu cùng một lúc: phải tập trung trí tuệ và nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực, mặt khác phải đồng thời thường xuyên cải thiện và đổi mới môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, gìn giữ môi trường tự nhiên của xã hội nông thôn. Vấn đề lớn nhất đặt ra cho nông thôn nước ta không phải là cái nghèo, mà là ý chí phấn đấu với tất cả trí tuệ và nguồn lực có trong tay hướng vào phát huy những giá trị chân chính của con người, trước hết là tự do và nghị lực sáng tạo của nó; kế thừa tiếp biến những thành tựu của văn minh nhân loại. Năm, trong hội nhập WTO không thể quan niệm đơn thuần nguồn nhân lực là lực lượng lao động với nghĩa đơn giản chỉ là những người làm nông nghiệp, những người nông dân ít có điều kiện học hành. Cuộc sống ngày nay đòi hỏi phải nhìn nhận nguồn nhân lực bao gồm tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội và nghề nghiệp khác nhau, mọi địa vị xã hội từ thấp nhất đến cao nhất ở nông thôn - kể từ người lao động đơn giản nhất, nông dân, công nhân, người làm công việc chuyên môn, người làm khoa học, người làm nhiệm vụ quản lý, nhà kinh doanh, người chủ doanh nghiệp, giới nghệ sỹ, người hoạch định chính sách, quản lý đất nước... Tất cả đều nằm trong tổng thể của cộng đồng xã hội nông thôn, từng người đều phải được đào tạo, phát triển và có điều kiện để tự phát triển, phải làm mọi việc để từng người đứng đúng chỗ của mình và chịu sự sàng lọc của cuộc sống. Sáu, chính sách đào tạo nguồn nhân lực trong bộ máy công quyền ở nông thôn cũng phải đặt thành một ưu tiên. Nâng cao “quan trí”, nâng cao ý thức công bộc của đội ngũ cán bộ viên chức ăn lương nhà nước ở nông thôn. Người ta hay nói nhiều đến ý thức, trình độ nghề nghiệp thấp kém của nông dân, song hiện tượng đáng lo lắng hơn lại là cuộc sống có không biết bao nhiêu ví dụ về tắc trách, về vận dụng hay thi hành sai luật pháp và những chính sách đúng đắn. Bảy, nhìn nhận như vậy, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, phát huy và sử dụng con người và người tài đòi hỏi phải gắn liền với việc đẩy mạnh đổi mới trên nhiều phương diện - về lâu dài là đổi mới toàn diện cả thể chế và xã hội. Với việc gia nhập WTO, đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm ở nông thôn ngày nay không thể chỉ đơn thuần một chiều hiểu theo nghĩa phát triển lực lượng lao động như lâu nay thường làm: mở thêm các trường, các cơ sở đào tạo nghề, cải tiến nội dung dạy, đổi mới chính sách lao động tiền lương, cải tiến công tác công đoàn, phổ biến kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân… Đặt vấn đề với cách nhìn toàn diện trong đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm, có nghĩa, phải đồng thời và từng bước làm rất nhiều việc khác - ví dụ những việc đã liệt kê ra được như cải cách hành chính, xóa bỏ chủ quản, xóa bỏ bao cấp.., giảm biên chế, bổ túc và đào tạo lại đội ngũ cán bộ viên chức các cấp, mở rộng và nâng cao đội ngũ cán bộ quản lý, người làm chính sách, đổi mới chính sách phát huy con người và dùng người…; còn biết bao nhiêu việc chưa liệt kê ra được như trong phát huy dân chủ, trong đổi mới thể chế quốc gia, trong hội nhập sân chơi toàn cầu... Chính sách đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm hiển nhiên đòi hỏi phải đồng thời đổi mới triệt để toàn xã hội hướng thiện - theo những giá trị chân chính - ví dụ, để có một môi trường xã hội trong công bằng, kỷ cương, đạo đức; pháp luật được coi làm chuẩn mực; xã hội nông thôn trở thành xã hội học tập. Bất luận lựa chọn và quyết định chính sách và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm ở nông thôn hiện nay và trong hoàn cảnh tham gia WTO, ý chí muốn học, tinh thần ham học, quyết tâm chịu đựng mọi hy sinh khốn khó để học và học cho đến cùng của người dân cần được gìn giữ, nâng niu, cổ vũ. Mặt khác, bình đẳng về cơ hội cho mọi người là một trong những tiêu chí quan trọng nhất của xã hội văn minh, trong đó bình đẳng về cơ hội trong giáo dục và tạo việc làm là quan trọng bực nhất. Tóm lại, trong giáo dục cần đổi mới tư duy các điểm cơ bản sau: sự thiếu hụt lao động và chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn không phải là hậu quả của việc thiếu đầu tư mà một phần là do sự lãng phí và kém hiệu quả trong chi tiêu giáo dục. Do vậy, cần minh bạch trong phân bổ ngân sách. Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng ở nông thôn Việt Nam cần thực hiện Quyết định 14 của Chính phủ phải “cải cách toàn diện” đối với hệ thống giáo dục, trong đó bao gồm những cải cách then chốt cần thiết để thổi một luồng sinh khí mới vào hệ thống đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm cho nông dân nông thôn Việt Nam phù hợp với cam kết gia nhập WTO. 3.2.2.3. Giải pháp khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường Trước hết là, bồi thường thiệt hại cho các vùng bị thiệt hại theo luật định. Theo Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường, mục 5, Luật Bảo vệ Môi trường số: 52/2005/QH11 quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật”96. Phát triển kinh tế phải song hành cùng phát triển xã hội, bảo vệ môi trường bền vững. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với xã hội là tạo việc làm, chăm sóc đời sống người lao động, đồng thời bảo vệ môi trường... Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu, uy tín cũng như sức mạnh cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nhưng việc làm cụ thể mang tính xã hội của doanh nghiệp đó. Hai là, cần phối hợp liên vùng trong khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Tình hình ô nhiễm do sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt gây ra: trước hết 96 các đơn vị sản xuất kinh doanh và các cơ sở sinh hoạt ở từng địa phương phải kiểm soát được và cải thiện từng bước ô nhiễm môi trường; tăng cường thanh kiểm doanh nghiệp về lĩnh vực bảo vệ môi trường; buộc các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX-KCN) gấp rút hoàn thiện và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung (HTXLNTTT); buộc doanh nghiệp trong KCX-KCN thực hiện tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải, đấu nối nước thải vào HTXLNTTT; xây dựng đề án giám sát chất thải nguy hại; hỗ trợ các bệnh viện xây dựng hệ thống xử lý nước thải… Tuy nhiên, những biện pháp, mà các địa phương làm chỉ có thể ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường ở một khu vực nhất định. Còn về cải thiện chất lượng môi trường toàn lưu vực phải có sự phối hợp liên vùng. Chẳng hạn, lưu vực sông Đồng Nai thì rất cần sự chung tay của lãnh đạo 12 tỉnh - thành (Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và một phần các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Biên Hòa. Lưu vực sông Hồng - sông Thái bình mà nó được hình thành từ 3 sông nhánh lớn là sông Đà, sông Lô và sông Thao. Sông Thái Bình cũng được hình thành từ 3 nhánh sông lớn là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam cần được phối hợp liên vùng. Hai hệ thống sông được nối thông với nhau bằng sông Đuống và sông Luộc tạo thành lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình. Để có thể cải thiện được chất lượng nước lưu vực các sông, các tỉnh - thành phải xác định lại vai trò bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách. Các tỉnh - thành ngoài việc tự đánh giá mức độ ô nhiễm lưu vực sông tại tỉnh mình, hoàn thiện hơn hạ tầng xử lý chất thải, đồng thời cần phối hợp chặt chẽ với các tỉnh - thành khác trong phối hợp và thống nhất biện pháp cải thiện chất lượng nguồn nước, hệ sinh thái liên vùng; xử lý triệt để những doanh nghiệp cố tình xả thải chưa qua xử lý ra sông rạch… Có như vậy mới mong cải thiện hiện trạng suy thoái và bảo vệ môi trường các lưu vực sông hiện nay. Ba là, lồng ghép quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) với các yếu tố bảo vệ môi trường (BVMT). Lồng ghép các yếu tố BVMT trong QHSDĐ; nâng cao năng lực của cán bộ trong việc lập và thẩm định các dự án về quy hoạch, cũng như khả năng đánh giá tác động môi trường trong QHSDĐ; đề xuất các giải pháp QHSDĐ thay thế thích hợp nhằm SDĐ hiệu quả và bền vững. Quan trắc môi trường đối với các yếu tố môi trường cần quan tâm lên bản đồ nền của huyện để phục vụ việc xây dựng bản đồ các yếu tố môi trường cần quan tâm; phân tích, đánh giá các xu hướng cơ bản về đất đai và môi trường; đánh giá tình hình thực hiện QHSDĐ. Để thực hiện mục tiêu đó, cần thực hiện nội dung gồm nhiều bước được phân chia thành 3 nhóm: Nhóm truyền thông (thực hiện truyền thông có sự tham gia của cộng đồng), Nhóm đất đai (thực hiện các nội dung về đất đai) và Nhóm Môi trường (thực hiện các nội dung về môi trường). Trong quá trình thực hiện phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm để sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin tại địa phương cũng như sản phẩm đầu ra của nhóm. Mặt khác, việc bố trí nhân sự trong các nhóm thực hiện các bước lồng ghép cũng cần có cán bộ quy hoạch hiểu về môi trường và ngược lại. Biểu đồ 3.2: không lời 88 Agrofores try Bốn là, xây dựng Hương ước bảo vệ môi trường (BVMT) góp phần thúc đẩy nhân dân địa phương tích cực xây dựng thôn, xóm ngày càng khang trang, xanh - sạch - đẹp. Khuyến khích những việc làm tốt, ngăn chặn, xóa bỏ những việc làm xấu, những hủ tục lạc hậu mất vệ sinh... Hương ước BVMT được các địa phương hoàn thiện để phù hợp với đặc thù, phong tục tập quán của từng nơi. Để có một bản hương ước, người dân phải trực tiếp góp ý xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi và hoàn thiện từng nội dung, điều khoản cụ thể của bản Hương ước môi trường. Tự nguyện cam kết để thực hiện và tuân thủ Hương ước. Năm là, phát triển nguồn nhân lực của ngành TNMT. Phát triển nguồn nhân lực nhằm trang bị các năng lực cơ bản cho phép các cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn của Ngành thực hiện có chất lượng chức năng quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ công về tài nguyên và môi trường, đồng thời sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu, thách thức đặt ra cho ngành TNMT trong tương lai", cần nâng cao một cách toàn diện và hệ thống năng lực quản lý của đội ngũ quản lý làm việc tại các cơ quan Trung ương và địa phương của ngành TNMT; tiếp tục bổ sung những thiếu hụt về các năng lực mới hoặc năng lực mũi nhọn cho cán bộ ngành TNMT. Các hình thức tổ chức đào tạo các lớp riêng cho từng loại đối tượng (cán bộ làm việc tại cơ quan Trung ương, địa phương), tạo thuận lợi cho học viên nghiên cứu thực tiễn của mình, áp dụng lý thuyết để giải quyết tình huống nảy sinh trong thực tiễn công tác. Sáu là, tăng cường Quản lý Nhà nước về Đất đai và Môi trường. Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường. Xây dựng một hệ thống quản lý môi trường và tài nguyên hiệu quả góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước, tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. Đồng thời đổi mới hệ thống quản lý theo hướng cải cách hành chính, xây dựng hệ thống hành chính gần dân và khuyến khích người dân giám sát việc thực thi pháp luật, đóng góp vào các quá trình ra quyết định. Thực hiện hướng tiếp cận tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm quản lý đất đai và môi trường. Hai tiến trình kết nối giữa đất đai và môi trường là quy hoạch sử dụng đất (LUP) và đánh giá môi trường chiến lược & tác động môi trường (SEA & EIA). Chương trình cũng hướng đến việc xây dựng chính sách cấp quốc gia, một mặt soạn thảo đề cương hướng dẫn kỹ thuật, mặt khác áp dụng chính sách pháp luật tại cấp cơ sở (tỉnh, huyện, xã). Các hoạt động này được thực hiện thông qua các mô hình và dự án điểm nhằm đúc rút kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách. 3.2.2.4. Giải pháp giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống nông thôn Việt Nam C.Mác đã từng khẳng định, một xã hội chỉ có thể phát triển cao với một nền đại công nghiệp. Để thực hiện lý tưởng đó, Đại hội lần thứ VIII ĐCS Việt Nam đã đề ra: từ nay đến năm 2020 chúng ta phải phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Đồng thời, Đại hội X khẳng định phải: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội”97. CNH, HĐH không phải chỉ là phát triển công nghiệp, đưa KH &CN vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế, mà còn HĐH mọi lĩnh vực từ sản xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế, cho đến các khâu trang thiết bị, phương pháp quản lý, tác phong lao động, kỹ năng sản xuất. Như vậy, quá trình CNH, HĐH tự bản thân là một quá trình cải biến mọi hoạt động văn hóa trên các lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động sản xuất tinh thần và đời sống văn hóa theo hướng từng bước lên trình độ tiên tiến và hiện đại. Đó là quá trình văn hoá hoá đời sống xã hội và văn hoá hoá ngày càng cao bản thân con người. Bởi theo Mác, văn hoá là hiện thân sức mạnh bản chất người được thể hiện trong "Thiên nhiên thứ hai" của con người. Để chuyển hóa tư tưởng của Mác, quan điểm của ĐCS Việt Nam vào cuộc sống cần thực hiện một số giải pháp có tính định hướng sau: Một là, phải bảo tồn văn hóa truyền thống trên nguyên tắc phát triển, vì mục tiêu phát triển. Trong lịch sử bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, Việt Nam luôn thể hiện bản lĩnh vững vàng trước sự du nhập của những trào lưu văn hóa ngoại. Trong xu thế CNH, HĐH, hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, việc bảo tồn văn hóa truyền thống phải đặt trên nguyên tắc phát triển và vì mục tiêu phát triển. Nói cách khác, cái gì trong kho vốn giá trị văn hóa truyền thống ở nông thôn đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển thì phải bảo tồn, phát huy, còn cái nào cản trở, kìm hãm sự phát triển thì cần hạn chế, loại trừ. Do vậy, phát triển phải là nguyên tắc mang ý nghĩa chỉ đạo cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Trong điều kiện HĐH và hội nhập cần có tầm nhìn và giải pháp tác động đồng bộ với các giải pháp kinh tế, thì giá trị văn hóa truyền thống ở làng, bản mới được bảo tồn, phát huy và trở thành sức mạnh nội sinh của dân tộc, phát triển phù hợp với xu thế thời đại, nhưng vẫn giữ được nét bản sắc của văn hóa truyền thống. Để giữ gìn, kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế, xã hội. Mỗi dân tộc, mỗi vùng quê cần phải có thái độ biện 97 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.106. chứng “gạn đục, khơi trong” những giá trị văn hóa truyền thống. Văn hóa luôn là hệ thống mở, những giá trị đích thực tiêu biểu cho cốt cách, phẩm chất dân tộc Việt Nam cần phải được bồi đắp nội dung mới cho phù hợp với thời đại, những mặt hạn chế cần phải được khắc phục, đổi thay. Những giá trị bên ngoài đã được “Việt Nam hoá”, được các thế hệ con người Việt Nam thâu lượm, chọn lọc biến “cái của người”, thành “cái của ta” cũng là văn hóa dân tộc. Trên tinh thần ấy, cần phải quán triệt sâu sắc những định hướng mà Đại hội X của Đảng đã chỉ ra về kế thừa, phát huy và phát triển giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”98. Hai là, phát huy văn hóa truyền thống, nguồn sức mạnh nội sinh của đất nước trong quá trình HĐH và hội nhập. CNH, HĐH hiện nay ở nông thôn nước ta thực sự đang là một cuộc cách mạng lớn lao. Làm thế nào để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, mà vẫn giữ gìn và phát triển được bản sắc văn hoá dân tộc đang là vấn đề bức xúc đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân hiện nay. Điều đầu tiên, một trong những biện pháp để CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không chỉ đơn giản là nhập nội khoa học - kỹ thuật - công nghệ tiên tiến từ bên ngoài, mà là biết kết hợp các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, trong đó, yếu tố nội sinh văn hóa là gốc, là nền tảng thực hiện CNH, HĐH. Ba là, giữ gìn bản sắc văn hóa làng, bản một giải pháp quan trọng HĐH nông thôn theo bản sắc Việt Nam. Nông thôn Việt Nam lưu giữ một kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ, đa dạng và phong phú. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện đại, việc giữ gìn bản sắc văn hóa làng ở nông thôn rất quan trọng. Mặt trái của CNH, HĐH cùng những sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài tràn vào đang hằng ngày, hằng giờ tiến công vào các gia đình truyền thống, đạo đức lối sống, thuần phong mỹ tục làng, bản Việt Nam. Các tệ nạn xã hội đang len lỏi đến tận vùng quê, nhất là những nơi bị thu hồi ruộng đất, nông dân chưa có việc làm. Quá trình CNH, đô thị hóa thiếu quy hoạch cũng đang phá vỡ cảnh quan 98 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006, tr. 106. gắn bó với thiên nhiên của làng quê. Ðô thị cùng với các khu công nghiệp mọc lên khiến cho không ít vùng nông thôn bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong bối cảnh "tấc đất tấc vàng" khắp nơi đua nhau xây dựng, nhưng phải bảo vệ những di tích lịch sử - văn hóa, những đền chùa, lăng tẩm, miếu mạo đã được Nhà nước xếp hạng, thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa. Những làng cổ như Ðường Lâm, Sơn Tây; nhà vườn Huế; những bản làng dân tộc thiểu số tiêu biểu cần giữ nguyên trạng trước làn sóng "xi-măng cốt thép". Tiếp tục khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, tôn vinh bàn tay vàng của các nghệ nhân để có nhiều hàng hóa thủ công mỹ nghệ độc đáo, chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khai thác triệt để vốn văn hóa dân gian thông qua các lễ hội truyền thống. Mỗi làng cần có hương ước văn hóa vừa giữ trật tự an ninh xã hội vừa giữ thuần phong mỹ tục có từ nghìn xưa. Mỗi gia đình nông dân vừa tiếp thu nếp sống đô thị, nếp sống công nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới vừa bảo vệ, phát huy giá trị của gia đình truyền thống lấy đạo hiếu làm đầu, trên kính dưới nhường, anh em hòa thuận. Một trong những giải pháp quan trọng là đưa hệ thống giá trị văn hóa truyền thống vào hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có đội ngũ doanh nhân. Bốn là, phát triển du lịch làng nghề - một giải pháp quan trọng giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống nông thôn Việt Nam trong xã hội hiện đại. Trong xu thế HĐH và mở cửa hiện nay, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của dân tộc. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét độc đáo riêng không thể thay thế. Đó là một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi vùng miền, địa phương. Phát triển du lịch làng nghề chính là một một giải pháp đúng và phù hợp cần ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế, là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống làng, bản. Đó là những lợi ích lâu dài không thể tính đếm trong ngày một ngày hai. Năm là, tiếp biến văn hóa nhân loại là giải pháp làm phong phú văn hóa truyền thống nông thôn Việt Nam. HĐH, hội nhập trên cơ sở định hướng với sự lựa chọn tối ưu là làm sao tích hợp được nhiều tinh hoa đặc sắc của nhiều nền khoa học - kỹ thuật - công nghệ và cách điều tiết nền kinh tế - xã hội của nhiều nước một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm và điều kiện nông nghiệp, nông thôn Việt Nam là một hướng đi đúng. Nếu nhân danh sự tiếp thu, mà bê nguyên xi những cái bên ngoài thì văn hoá sẽ bị mất gốc, bị đồng hoá. Mất nước, chúng ta còn giành lại được nước, nhưng mất bản sắc văn hoá truyền thống, thì sẽ mất tất cả! Tiếp thu trên tư thế chủ động là điều kiện của việc xử lý mối quan hệ biện chứng nội sinh, ngoại sinh. Điều đó có nghĩa, chủ thể tiếp nhận phải có đủ kiến thức và trình độ với đối tác một cách tự tin. Nguyên tắc tiếp thu là lấy bản sắc văn hoá nông thôn làm gốc, lấy tiêu chí văn hoá dân tộc làm bộ lọc, tiếp thu các giá trị văn hoá hiện đại của thế giới, lấy cái tiến bộ bổ sung cho những thiếu hụt trong văn hoá truyền thống, tạo thuận lợi cho văn hoá truyền thống phát triển. Chúng ta thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhằm làm phong phú và HĐH văn hoá truyền thống nông thôn Việt Nam, làm đậm đà và bền vững bản sắc văn hoá của mình, chứ không để cho nó bị hoà tan, làm sao để vào khoảng những năm 20 của thiên niên kỷ tới, dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam được sống trong một xã hội hiện đại với nền văn hoá đặc sắc của chính mình. Tóm lại, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc không những góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững, giữ được diện mạo, môi trường lành mạnh của làng, bản, đồng thời xây dựng người nông dân mới với trình độ KH & CN tiên tiến vừa có bản lĩnh, cốt cách của con người Việt Nam, mà còn là một nhân tố quan trong góp phần phát triển kinh tế xã hội nông thôn bền vững. KẾT LUẬN Thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của ĐCS Việt Nam, kinh tế nông thôn Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, tạo sự chuyển chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đồng thời kéo theo nhiều đổi thay ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nông thôn. Tuy nhiên, cũng từ đó, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đã ký trong Hợp đồng, đề tài đã: Thứ nhất, hệ thống hóa các khái niệm mới nhất, công cụ nhận thức, phân tích, nhận xét, đánh giá, định hướng khắc phục những vấn đề kinh tế, xã hội trong việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững; Điều quan trọng, đề tài đã phân tích 2 nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội để phát triển theo hướng bền vững ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Đó là xây dựng cơ chế bền vững - cơ chế chất lượng cao và bình đẳng trong phân phối thu nhập. Mặt khác, đề tài đã nêu kinh nghiệm thành công và không thành công thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững ở một số nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiện bổ ích cho Việt Nam tiếp tục thực hiện HĐH nông nghiệp, nông thôn trong những năm tới. Từ kinh nghiệm của các nước, đề tài đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam. Trong đó, đề tài khái quát 3 bài học có tính chung nhất. Đó là bài học kinh nghiệm tăng trưởng kinh tế nông thôn bằng con đường CNH, HĐH bền vững ở Nhật Bản, Hàn Quốc; bài học kinh nghiệm giải quyết việc làm, rút lao động khỏi nông nghiệp, ly nông bất ly hương ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc….; bài học kinh nghiệm về CNH nông nghiệp, nông thôn với bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, tiếp biến kinh nghiệm quốc tế ở Nhật Bản. Thứ hai, đề tài đã làm rõ thực trạng thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. Trước hết, đề tài nêu bật thành tựu đổi mới chủ trương CNH, HĐH hóa nông nghiệp, nông thôn của ĐCS Việt Nam từ đại hội III (năm1960) đến nay. Qua các Đại hội và các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, chúng ta thấy sự đổi mới tư duy lãnh đạo nông nghiệp, nông thôn của Đảng qua các thời kỳ. Bắt đầu từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ đến tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu (1982), rồi phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng để ổn định tình hình kinh tế, xã hội, tiếp đến CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân (2006). Đề tài nêu bật thành quả thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới như tăng trưởng kinh tế nông nghiệp cao và liên tục trong nhiều năm, đảm bảo phát triển ổn định kinh tế đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao cả về giá trị và lao động, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần nông dân có nhiều cải thiện, thể hiện thu nhập và khả năng tích lũy của nông dân tăng lên theo thời gian, điều kiện sống của các hộ nông thôn có nhiều đổi mới, văn hóa xã hội nông thôn Việt Nam biến đổi theo hướng tích cực. Đặc biệt, đề tài đã làm rõ những vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh trong việc thực hiện CNH ở nông thôn Việt Nam hiện nay cần phải khắc phục. Theo đề tài, có 4 vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nhất là: tình trạng mất đất, thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng nghiêm trọng, hiện tượng ly nông ra các trung tâm đô thị kiếm sống rất lớn. Thu nhập nông dân Việt Nam tương đối thấp so với các nước láng giềng, nhưng phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng tại Việt Nam đang doãng ra khá mạnh. Với tốc độ CNH và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số, hàng ngày khu công nghiệp, đô thị, làng nghề thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và các chất thải độc hại khác không được sử lý, nên môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoát nghiêm trọng. Đời sống văn hóa xã hội ở nông thôn có nhiều biểu hiện xuống cấp. Thứ ba, từ cơ sở lý luận và thực trạng kinh tế, xã hội bức xúc trong việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, đề tài đã nêu 5 quan điểm cần quán triệt để khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn để phát triển theo hướng bền vững. Để giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc hiện này, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp với nhiều khâu và xuất phát từ chính lợi ích của nông dân, tạo cơ hội để nông dân được thực sự hưởng lợi từ quá trình CNH, HĐH, đề tài cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp cơ bản sau đây: 1/ Nhóm giải pháp chung, đổi mới và hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý và môi trường kinh tế, trong đó cần tập trung những vấn đề cốt lõi: hoàn thiện cơ chế, là nguồn lực quan trọng nhất khắc phục và phát triển kinh tế, xã hội nông thôn theo hướng hiện đại bền vững; đổi mới hơn nữa sự điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp đối với nông nghiệp, nông thôn cũng là một nguồn lực hiện đại hóa bền vững: đổi mới quan hệ giữa Chính phủ, chính quyền các cấp và thị trường, đổi mới quan hệ giữa Chính phủ, chính quyền các cấp với doanh nghiệp, đổi mới quan hệ giữa Chính phủ, chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội, đổi mới quan hệ giữa Chính phủ trung ương và các cấp chính quyền địa phương. 2/ Nhóm giải pháp khắc phục những bức xúc về kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường: giải pháp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nông thôn; giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH nông thôn; giải pháp khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường và giải pháp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn phải gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO a) TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Thành Tự Anh: Tránh vết xe của các đô thị Đông Nam Á, 2008 3. GS. TS. Vũ Đình Bách - GS.TS. Trần Minh Đạo (Đồng chủ biên Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 364 tr. Nxb CTQG, HN, 2006. 4. Trần Nam Bình: Vai trò của bất bình đẳng kinh tế, ghen tị và thiếu thốn tương đối trong phát triển bền vững tại Việt Nam, Bài viết cho Hội thảo Mùa hè “Trách nhiệm Xã hội, Ổn định và Phát triển” tổ chức tại Đại học Nha trang, Việt Nam, 29–31 tháng 7 năm 2008. 5. PASCAL BERGERT: Nông dân, nhà nước và thị trường ở Việt Nam: Mười nămhợp tác nông nghiệp trong lưu vực sông Hồng. 288 tr. Nxb CTQG, HN, 2005. 6. Báo cáo Brundtland năm 1987 (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED. 7. TS. Mai Văn Bảo, Viện Kinh tế, chuyên luận đề tài: Những giải pháp cơ bản phát triển nền nông nghiệp bền vững ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu đề tài, Hn, 2009. 8. Nguyễn Đức Bình, học viên cao học KTCT, chuyên luận đề tài: Lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong phát triển bền vững, Kỷ yếu đề tài, Hn, 2009.. 9. Vũ Đình Cự: Đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, Nxb CTQG, HN, 2007. 10. PGS. TS. Trần Thị Minh Châu: Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. 320 tr. Nxb CTQG, HN, 2007. 11. An Châu. Trung Vinh: Đất Nước Hàn Quốc. Nxb Từ điển Bách khoa, năm 2007. 12. Dự báo thế kỷ 21, Nxb Thống kê, HN, 1998. 13. TS. Lê Đăng Doanh: Hình thành đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 304 tr. Nxb CTQG, HN, 2003. 14. Phạm Quang Diệu: Chiến lược công nghiệp hoá lan toả - Chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, T/C Thời đại mới, 2008. 15. TS. Phạm Ngọc Dũng: Nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở Bắc giang: thành tựu và một số vấn đề đang đặt ra, T/C Lao động và Công đoàn, số 423, tháng 3 (kỳ 1)- 2009. 16. TS. Phạm Ngọc Dũng, Hà Thị Tâm: Lao động nữ và việc làm trong các khu công nghiệp ở Hà Nam-vấn đề và giải pháp, T/C Lao động và Công đoàn, số 430, tháng 6 (kỳ 2)-2009. 17. TS. Phạm Ngọc Dũng: Phân phối thu nhập ở Việt Nam -Vấn đề bức xúc cần giải quyết, T/C Kinh tế & Phát triển, số 149, tháng 11/2009. 18. Nguyễn Trí Dũng, QUV / Bí thư Đảng ủy Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, chuyên luận đề tài: Những vấn đề cần giải quyết sau khi thu hồi đất của nông dân ở các vùng ven đô thị, Kỷ yếu đề tài, Hn, 2009. 19. Đảng Lao động Việt Nam: Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Văn kiện Đại hội, tập I, Hà Nội, năm 1960, tr.66-67. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, HN, 1976. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần tứ V, Nxb Sự thật, HN, 1982. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, HN, 1987. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị, Nxb Sự thật, HN,1987. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, Hà Nội, 1994. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 32. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 33. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. 34. PGS. TS. Nguyễn Văn Đặng (Chủ biên): Phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. 764 tr. Nxb CTQG, HN, 2007. 35. TS. Lê Huy Đức: Nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam trong quá trình CNH - HĐH, Nxb CTQG, Hà Nội 2005. 36. Hội thảo: Người dân nông thôn trong quá trình CNH do Viện Chính sách và Chiến lược PTNN NT, Tạp chí Tia Sáng và Báo Nông thôn ngày nay phối hợp tổ chức, Ngày 27/6/2009 tại Hà Nội. 37. GS,TS. Hoàng Ngọc Hoà: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2008. 38. Nguyễn Quốc Hùng: Đổi mới chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong quá trình công nghiệp hoá đô thị ở Việt Nam (Chủ yếu từ thực tiễn Hà Nội). 172 tr. Nxb CTQG, HN, 2006. 39. PGS.TS Nguyễn Thị Như Hà, chuyên luận đề tài: Những vấn đề kinh tế nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, Kỷ yếu đề tài, HN, 2009. 40. TS Vũ Ngọc Kỳ: Nông dân và Hội nông dân Việt Nam trên đường hội nhập kinh tế quốc tế. 236 tr. Nxb CTQG, HN, 2007. 41.Thiếu Quang Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ, chuyên luân đề tài: Thực trạng thu hồi đất trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ hiện nay và giải pháp, Kỷ yếu đề tài, HN, 2009. 42. Phạm Mạnh Hùng, Trưởng phòng nghiệp vụ 2, Thanh tra tỉnh Hà Nam, chuyên luân đề tài: Khiếu nại, tố cáo trong hỗ trợ, bồi thường, tái định cư giải phóng mặt bằng khi Nhà nướcthu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp - nguyên nhân và giải pháp, Kỷ yếu đề tài, HN, 2009. 43. Tôn Đức Hải, PGĐ Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh, chuyên luận đề tài: Giải pháp tăng trưởng kinh tế bền vững trong thực hiện CNH-HDH ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu đề tài, HN, 2009. 44. Đinh Thị Thu Hương, UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, chuyên luận đề tài: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ, Kỷ yếu đề tài, HN, 2009. 45. Dương Thị Tuyết Hồng, Cao học KTCT-Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên luận đề tài: Những vấn đề kinh tế nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Kỷ yếu đề tài, HN, 2009. 46. V.I.Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, tập 26, 27, 33, 36, 37, 38, 39, 45, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, 2005. 47. PGS.TSKH Võ Đại Lược: Những vấn đề phát triển Việt Nam - Giải pháp, T/C Thời đại mới, số 6, 11/2005. 48. Luật Đất đai năm 2003: luật số 13/20034/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đất đai , Nx.b CTQG, HN, 2003. 49. C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 16, 17, 19, 20, 21, 22, 42, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 50. Hồ Chí Minh: toàn tập, T. 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2002. 51. TS Vũ thị Mai: Tạo việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hoá Hà Nội. 160 tr. Nxb CTQG, HN, 2007. 52. Phạm Xuân Nam: Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà nội, năm 1994. 53. Đỗ Hoài Nam: CNH-HĐH nông nghiệp - nông thôn: Những thành tựu đạt được, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. 54. Đỗ Hoài Nam, Trần Đình Thiên: Mô hình công nghiêp hoá, hiện đại hoá rút ngắn theo định hướng XHCN của Việt Nam trong giai đoạn tới, Nxb CTQG, HN, 2003. 55. NHIỀU TÁC GIẢ : Một số vấn đề về bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. 168 tr. Nxb CTQG, HN, 2004. Công trình tập thể của các tác giả Trung Quốc: Dự báo thế kỷ 21, Nxb Thống kê, HN, 1998. 56. Hoàng Văn Nghiên, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, chuyên luận đề tài: Một số lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững, Kỷ yếu đề tài, HN, 2009. 57. NCS Ngô Tuấn Nghĩa, chuyên luận đề tài: Phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu đề tài, HN, 2009. 58. Phan H. L. : Làng xã cổ truyền của người Việt, tiến trình lịch sử và kết cấu kinh tế xã hội, Nxb CTQG, Hà nội, năm 1996. 59. TS. Lê Quang Phi: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới. 288 tr , Nxb CTQG,HN, 2007. 60. GS.TS Lê Du Phong: Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia. 296 tr. Nxb CTQG, HN, 2007. 61. Xứng Cao Quang: CNH-HĐH nông nghiệp - nông thôn: tình hình phát triển 5 năm qua và một số giải pháp, Nxb CTQG, Hà nội, 2007. 62. TS. Nguyễn Minh Quang, Viện Kinh tế: Một số giải pháp phát triển văn hóa bền vững trong thực hiện CNH-HDH ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu đề tài, HN, 2009. 63. Vũ Hữu Sự (2008): Cần một khoán mười nữa cho nông thôn: làng quê đang “vỡ”, 64. Đào Xuân Sâm, Vũ Quốc Tuấn: Đổi mới ở Việt Nam, nhớ lại và suy ngẫm, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008. 65. Đỗ Quốc Sam: Về công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà nội, 2006. 66. Đặng Kim Sơn: Ba cơ chế: thị trường, nhà nước và cộng đồng, ứng dụng cho Việt Nam, 294 tr. Nxb CTQG, HN, 2008. 67. Đặng Kim Sơn: Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dan trong quá trình công nghiệp hoá. Nxb CTQG, HN, 2008. 68. Đặng Kim Sơn: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam- Hôm nay và ngày mai. 222 tr. Nxb CTQG, HN, 2008. 69. Đặng Kim Sơn: Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển. 244 tr. Nxb CTQG, HN, 2006. 70. GS. TS. Lưu Văn Sùng : Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 132 tr. Nxb CTQG, HN, 2004. 71. GS. Trần Văn Thọ: Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hoá Việt Nam. 302 tr. Nxb CTQG, HN, 2005. 72. Trần Văn Thọ: Công nghiệp hóa Việt nam trong thời đại châu Á Thái bình dương, NXB TP Hồ Chí Minh, VAPEC, 1997. 73. PGS.TS Nguyễn Thị Thơm, Ths Phí Thị Hằng: Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2009. 74. Tổng cục Thống kê Việt Nam: Thông cáo báo chí bổ sung kết quả năm 2008, 75. Tổng cục Thống kê: Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006, Nxb Thống kê, HN, 2007. 76. GS. TS. Nguyễn Kế Tuấn: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam: Con đường và bước đi. 244 tr. Nxb CTQG, HN, 2006. 77. GS. TS. Nguyễn Văn Thường: Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới. 760 tr. Nxb CTQG, HN, 2004. 78. TS. Nguyễn Từ: Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững. 170 tr. Nxb CTQG, HN, 2004. 79. PGS. TS. Nguyễn Chơn Trung - PGS. TS. Trương Gia Long: Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 468 tr. Nxb CTQG, HN, 2004. 80. TS. Đặng Văn Thắng - TS. Phạm Ngọc Dũng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và triển vọng. 216 tr. Nxb CTQG, HN, 2003. 81. ThaddeusC.Trzyna: Thế giới bền vững, định nghĩa và trắc lượng phát triển bền vững, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học & công nghệ, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001. 82. TS. Vũ Thị Thoa, Viện Kinh tế, chuyên luân đề tài: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững- một số vấn đề lý luận, Kỳ yếu khoa học, 2009. 83. TS. Đoàn Xuân Thủy, Viện Kinh tế, chuyên luận đề tài: Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong phát triển bền vững ở một số nước: thành công và thất bại, Kỳ yếu khoa học, 2009. 84. Th.s Hồ Thanh Thủy, Viện Kinh tế, chuyên luận đề tài: Thực trạng thu hồi đất, mất việc làm trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở nông thôn ở việt Nam hiện nay, Kỳ yếu khoa học, 2009. 85. Th.s Nguyễn Hữu Thịnh, Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang, chuyên luân đề tài: Thực trạng và giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn An Giang, Kỳ yếu khoa học, 2009. 86. Hà Thị Minh Tâm, Chánh văn phòng LHPH tinh Hà Nam, chuyên luận đề tài: Tác động của sự phát triển khu công nghiệp, đo thị đến việc làm, thu nhập và đời sống của lao động nữ vùng thu hồi đất canh tác; Những vấn đề đặt ra và giải pháp tại địa bàn tỉnh Hà Nam, Kỳ yếu khoa học, 2009. 87. Đặng Thị Phương Thảo, Trưởng ban Tư tưởng VHTƯ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chính Minh, chuyên luận đề tài: Thực trạng nguồn nhân lực thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Kỳ yếu khoa học, 2009. 88. TS. Mai Thị Thanh Xuân: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Bắc Trung Bộ (Qua khảo sát các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh). 300 tr. Nxb CTQG, HN, 2004. 89. Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam: Báo cáo cập nhật nghèo 2006 - Nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1993-2004. 84 tr. Nxb CTQG, HN, 2007. b) TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 90. Amsden, Alice, Asia’s Next Giant: South Korea and the Late Industrialization, New York: Oxford University Press, 1989. 91. Lin, Yustin Yifu and Yang Yao. Chinese Rural Industrialization in the Context of East Asian Miracle, Ch. 4 trong Stiglitz and Yussuf eds. 2001.ed., 92. The institutional foundations of structural reform in the Asia-Pacific Region, East Asian Bureau of Economic Research, Crawford School of Economics and Government, Australian National University, January 2008. 93. North, Douglass C.: Institutions, Institutional Change and Economic Performance, New York: Cambridge University Press, 1990. 94. Tran Van Tho and Yoko Koseki: Aid Effectiveness to Infrastructure: A Comparative Study of East Asia and Sub-Saharan Africa, a Case Study of Vietnam,” JBICI Research Paper No. 37-4, July, 2008. 95. Jin – Hwan Park, “the History of Saemaul Undong”, Saemaul Undong, 2000. 96. World Bank: The East Asian Miracle: Economic Growth and Public Policies, New York: Oxford University Press, 1993. 97. World Bank: World Development Report 2003: Sustainable Development in a Dynamic World, New York: Oxford University Press, 2003. 98. World Bank: World Development Report 2008: Building Institutions for Markets, New York: Oxford University Press (Báo cáo phát triển thế giới 2008 của ngân hàng Thế giới). c) TƯ LIỆU TRÊN MẠNG INTERNET 99. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 21/05/2008. bachkhoatoanthu.gov.vn/ 100. 101. 102. 103. 104. 105. 106.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf83_4773.pdf
Luận văn liên quan