Luận văn Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang

Qua kết quả nghiên cứu về nghèo của các hộ dân trên 3 khóm đảo Bích Đầm, Hòn Một và Vũng Ngán cho thấy có các yếu tố tác động tới khả năng nghèo của hộ, đó là điều kiện về cơ sở hạ tầng kém; vịtrí địa lý cách biệt; số người phụ thuộc cao; thời gian nhàn rỗi nhiều và chưa có sinh kế thay thế hiệu quả. Kết quả hàm hồi qui cho thấy chi tiêu bình quân đầu người tỷ lệ thuận với công suất ghe máy và tỷ lệ nghịch với số người trong hộ.

pdf84 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2428 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y nhiều lần trong tuần: xoài, dứa. Thanh long, đu đủ... Không có nhà nào trồng rau. Một số ít hộ nuôi gà, ngan ngỗng ... trong nhà để lấy thịt. Các vấn đề về phụ nữ Phụ nữ trong KBTB vịnh Nha Trang có tỷ lệ thất học khá cao, phần lớn chỉ học hết tiểu học. Công việc chính của phụ nữ là chăm sóc gia đình và lấy nước ăn trong mùa khô, chỉ một số ít phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế như buôn bán nhỏ, may lưới, trồng trọt, đan song mây... Phụ nữ sống trong KBTB vịnh Nha Trang hàng ngày chỉ mất vài giờ cho công việc gia đình, thời gian rỗi họ chơi bài, tán gẫu chứ không tham gia vào các hoạt động kinh tế. Có thể do sức ỳ của họ, chấp nhận sống phụ thuộc, trình độ học vấn thấp, sống cách biệt, thiếu kỹ năng sản xuất cần thiết, không có ý chí vươn lên... Phụ nữ trong KBTB vịnh Nha Trang mặc dù giữ tiền trong gia đình nhưng trong phần lớn trường hợp họ không có quyền quyết định chúng, nhất là đối với các khoản chi tiêu lớn. Hầu hết dân làng đều công nhận rằng trong phần lớn trường hợp, đàn ông là người chủ yếu kiếm tiền nuôi gia đình và kết quả là họ có tiếng nói quyết định trong gia đình. Do ảnh hưởng của quan niệm phong kiến nặng nề, vai trò của người phụ nữ trong gia đình bị giới hạn. Người dân thường hiểu “đại diện của hộ” nghĩa là “người đàn ông trong gia đình”, vì thế, người phụ nữ không tích cực tham gia vào các hoạt động mang tính xã hội (họp nhóm, phụ huynh...). Phân hạng giàu nghèo, đường cong Lorezn và hệ số Gini Khoảng 70% số dân sống trong KBTB vịnh Nha Trang tự xếp loại có thu nhập trung bình. Tỷ lệ hộ nghèo thay đổi mạnh từ khóm đảo này sang khóm đảo khác: từ 27,2% đến trên 67,6% tổng số hộ của nhóm. 43,13% hộ mẫu có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo của tỉnh 500.000 đồng/tháng. 45 Bảng 6: Phân phối thu nhập các hộ % tích luỹ thu nhập % hộ % thu nhập % tích luỹ hộ 3 đảo VN16 20% nghèo nhất 3,22% 0% 0,00% 0,00% 20% cận nghèo 6,64% 20% 3,22% 9,03% 20% trung bình 9,91% 40% 9,86% 20,47% 20% khá 18,01% 60% 19,77% 35,19% 20% giàu 62,23% 80% 37,77% 55,67% Tổng 100,00% 100% 100,00% 100,00% Nguồn: Điều tra tổng hợp Từ bảng trên, chúng tôi xây dựng đường cong Lorezn sau. Hình 4: đường cong Lorenz Đường cong LORENZ 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 0% 20% 40% 60% 80% 100% % HỘ % THU NHẬP 3 khom dao đường bình đẳng tuyệt đối Việt Nam Nguồn: Điều tra tổng hợp Dựa trên kết quả thu thập được từ điều tra, tác giả đã tính toán Hệ số Gini với kết quả là 0,54 cho thấy mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tương đối cao. Nói chung, tỷ lệ hộ nghèo trong KBTB vịnh Nha Trang là một vấn đề nổi cộm vì các hộ nghèo sống dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên ven bờ và không đủ khả 16 Sources: 46 năng mua các thiết bị hiện đại hay đầu tư vào các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận tạo nguồn thu nhập khác. Không như người dân sống bằng nghề nông, các khoản tín dụng nhỏ có thể giúp họ cải thiện đáng kể đời sống của họ, ngư dân cần các khoản tiền lớn để đầu tư vào công cụ sản xuất như mua tàu, máy, các loại lưới đánh cá, xăng dầu, các dụng cụ bảo quản. Cơ sở vật chất Khoảng 44% số hộ sống trong các ngôi nhà xây gạch hay đúc bê tông , còn lại sống trong các ngôi nhà bằng tre mái lợp tranh hay nhà cót. Ba khóm đảo Vũng Ngán, Hòn Một và Bích Đầm không có hệ thống điện lưới của Nhà nước mà có các máy phát điện do Dự án KBTB cấp và do Uý ban tỉnh Khánh Hoà cấp, người dân góp tiền mua dầu chạy máy. Điện được thắp sáng từ 18g – 22g. Một số hộ có các máy phát điện riêng, phục vụ cho sản xuất như chạy máy may vá lưới cá, sạc bình, hay xem TV ban ngày... Người dân địa phương chủ yếu sống nhờ nước mưa và nguồn nước mua từ đất liền. Người dân sử dụng bể chứa nước (do UNICEF, Ủy Ban Nhân Dân Phường hỗ trợ, hoặc tự đầu tư) để sử dụng trong mùa mưa, vào mùa khô, đa số họ phải mua nước từ đất liền chở ra đảo. Trên đảo có giếng nước, nhưng tất cả là giếng nước lợ nên không thể dùng để uống mà chỉ dùng để giặt giũ và nấu nướng. Phần lớn các hộ không có nhà vệ sinh (BT đã triển khai một số nhà vệ sinh tự tiêu, tuy nhiên, do chất lượng/người dân không có ý thức bảo quản nên hư). Rác thải gia đình nhiều hộ đổ thẳng ra biển, số ít thì đốt rác. Vì vậy rác, dầu và chất thải của con người cũng là vấn đề môi trường nổi cộm đối với người dân sống trong KBTB vịnh Nha Trang. Việc làm Khai thác hải sản là hoạt động kinh tế quan trọng nhất của người dân sống trong KBTB vịnh Nha Trang. Khoảng 90% số người được phỏng vấn cho rằng đánh bắt hải sản là công việc chính của họ. 47 Nuôi trồng thuỷ sản trong KBTB vịnh Nha Trang khởi đầu từ cuối thập niên 80, đối tượng ban đầu là cá mú, cá hồng. Sau người dân chuyển sang nuôi tôm hùm vì mức lợi nhuận cao hơn. Số lượng lồng nuôi tôm hùm tăng nhanh từ 1.675 lồng (2001) lên 5096 lồng (2004), sau đó giảm lại còn 4.540 (2008). Lồng nuôi càng nhiều, ô nhiễm càng tăng nên tôm chết hàng loạt trong năm 2008. Nuôi trồng thuỷ sản theo sự hướng dẫn của Dự án KBTB Hòn Mun như nuôi rong sụn, vẹm xanh, hải sâm... thân thiện với môi trường thì không có đầu ra hoặc chết vì bị cá ăn. Mô hình nuôi trồng trước đây đã triển khai ở Trí Nguyên khá tốt, vốn lưu động thấp nhưng cần có lồng bè nên chi phí cao. Ngoài ra, người dân không chủ động trong khâu giống và tiêu thụ, chỉ tập trung vào việc nuôi trồng nên sau khi sự hỗ trợ của Dự án chấm dứt, người dân cũng ngưng theo. Các hoạt động nông nghiệp mang lại nguồn thu nhập không đáng kể cho kinh tế hộ của một số gia đình. Hoạt động du lịch khu vực này phát triển, nhưng người dân ở đây không được hưởng lợi từ hoạt động này do người ở đảo vì không đủ trình độ chuyên môn phục vụ du lịch nên các công ty du lịch không tuyển dụng. Các hoạt động tạo thu nhập khác như đan song mây, mành ốc cũng không hiệu quả, do phải tốn thêm phí vận chuyển nguyên vật liệu từ đất liền ra đảo và vòng ngược lại chở thành phẩm vào bờ. Mặt khác, người dân không chủ động trong khâu đầu vào và đầu ra, phụ thuộc hỗ trợ của dự án. Sở hữu ghe máy Khoảng 59/102 hộ điều tra có ghe máy, được mua trong quãng thời gian từ 1988 đến 2008, phần còn lại là có thúng chèo và đi bạn. Công suất ghe máy thấp nhất là 7CV, mạnh nhất là 140 CV. Thu nhập và chi tiêu Hộ có tàu và không có tàu 48 Bảng 7: Thu nhập và chi tiêu đầu người/tháng của hộ có tàu và hộ không có tàu Không có tàu Có tàu % chênh lệch Số hộ 42 60 Thu nhập trung bình / tháng 0,56 1,70 + 203,57% Chi tiêu trung bình / tháng 0,60 1,09 + 81,66% Chênh lệch -0,04 +0,61 Nguồn: Tổng hợp điều tra Bảng trên cho thấy mức chênh lệch thu nhập và chi tiêu giữa hộ có tàu và hộ không có tàu, giữa thu nhập và chi tiêu của từng loại hộ. Đối với hộ không có tàu, mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức chi tiêu bình quân đầu người, hay nói cách khác, các hộ này bị thâm hụt trong chi tiêu. Các hộ có tàu thì có mức thu nhập cao hơn, chi tiêu cũng nhiều hơn nhưng thu nhập cao hơn chi tiêu. Hộ nghèo và hộ không nghèo Cũng tương tự như vậy, giữa hộ nghèo (phân theo thu nhập) và hộ không nghèo có mức thu nhập và chi tiêu cách biệt nhau khá lớn và các hộ nghèo có sự thâm hụt trong thu nhập. Bảng 8: Thu nhập và chi tiêu đầu người/tháng của hộ nghèo và hộ không nghèo Nghèo Không nghèo % chênh lệch Số hộ 40 62 Thu nhập trung bình / tháng 0,33 1,58 + 378% Chi tiêu trung bình / tháng 0,57 1,13 + 98% Chênh lệch -0,27 +0,44 Nguồn: Tổng hợp điều tra 4.1.2 Những đánh giá từ phía người dân Các nguyên nhân nghèo do người dân đánh giá Theo nhận xét của các hộ dân trong khóm đảo, nguyên nhân lớn nhất tác động tới nghèo đói là do thiếu vốn làm ăn và khó vay vốn. Khai thác thuỷ sản đòi 49 hỏi nguồn vốn lớn vào tàu, máy, các dụng cụ đánh bắt từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Không có vốn đầu tư khai thác thuỷ sản, dẫn đên không có việc làm. Trong điều kiện nguồn lợi thuỷ sản gần bờ cạn kiệt, họ rất cần vốn để chuyển qua khai thác nguồn lợi thuỷ sản xa bờ, vừa giải quyết được công ăn việc làm, vừa có được nguồn thu nhập tương đối. Đồ thị 1: Các nguyên nhân nghèo do người dân đánh giá Nguyên nhân nghèo do người dân đánh giá 70,6% 37,3% 34,3% 30,4% 16,7% 15,7% 14,7% 11,8% 8,8% 8,8% 6,9% 4,9% 4,9% nợ nần kéo dài chủ hộ là nữ thiếu phương tiện khai thác thiếu đất canh tác không có tay nghề do ở đảo trình độ của chủ gia đình thấp nhiều người ăn theo trong nhà có người bệnh kinh niên nguồn lợi thủy sản cạn kiệt không có việc làm khó vay vốn thiếu vốn làm ăn Tuy nhiên, chỉ có 14,7% hộ cho rằng nghèo là do trình độ thấp trong khi tỷ lệ mù chữ qua điều tra thu thập được là 11,8% và có tới 59,8% học cấp 1 nhưng chưa hoàn thành bậc tiểu học. Việc khai thác thuỷ sản xa bờ đòi hỏi phải sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, song song với thiết bị hiện đại là một “cái đầu” hiểu biết cơ chế vận hành và tính toán để có thể sử dụng hiệu quả nhất. Như vậy, nếu như họ có cơ hội tiếp cận vốn phục vụ cho mục đích đánh bắt xa bờ, cần phải có yêu cầu đi kèm đó là nhận thức, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để sử dụng hiệu quả đồng vốn. 30,4% các hộ điều tra đồng ý với quan điểm ‘nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt’ là nguyên nhân gây ra tình trạng đói nghèo của họ, cho thấy ý thức người dân thay đổi, đây cũng là điều thuận lợi trong việc triển khai giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, khai thác thuỷ sản bền vững. 50 Các nguyên nhân khác như trong nhà có người có bệnh kinh niên, do ở đảo, không có đất canh tác tỷ lệ không đáng kể. Phần lớn các hộ ở đây có vay mượn (56%) trong đó có một số hộ có vay một phần từ phía Nhà nước như Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng chính sách xã hội, Các hội đoàn thể, chương trình xoá đói giảm nghèo, BQL bảo tồn. Phần lớn vay từ người thân, hàng xóm, chủ nậu, người chuyên cho vay. Tuy nhiên chỉ có khoảng 5% cho rằng họ nghèo là do nợ nần kéo dài. Tình trạng vay nợ ở các khóm đảo phổ biến do nguồn thu nhập không ổn định, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên. Mong muốn được Nhà nước hỗ trợ Khi được hỏi về mong muốn được Nhà nước hỗ trợ những gì, phần lớn người dân ở đây muốn Nhà nước hỗ trợ vốn vay để sản xuất. Bảng 9: Mong muốn NN hỗ trợ Vay vốn sản xuất 83,33% Học nghề 16,66% Giới thiệu việc làm 8,82% Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 0% Nguồn: Điều tra tổng hợp Ưu tiên chi tiêu đầu tiên nếu có tiền Hình 5: Uu tiên chi tiêu Ưu tiên chi tiêu nếu có tiền 27,5 24,5 19,6 16,7 5,9 2,9 2,9 0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 30,0 % hộ mẫu Đầu tư vào chăn nuôi Sửa sang nhà cửa Mua bán Đầu tư vào nuôi trồng thủy sản Trả nợ các khoản vay Đầu tư học hành cho con Đổi ghe lớn để đánh bắt xa bờ Nguồn: Điều tra tổng hợp 51 27,5% hộ muốn đổi ghe lớn để đánh bắt xa bờ do nguồn thuỷ sản gần bờ ngày càng cạn kiệt. Một phần tư hộ còn lại cho biết nếu có tiền, việc đầu tiên họ sẽ làm là đầu tư học hành cho con cái_ đầu tư vào tương lai. Ngoài ra, các hộ còn muốn ưu tiên trả nợ các khoản vay , tiếp đó là đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản. Nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp 85% hộ được hỏi đều không muốn chuyển sang nghề khác, lý do đây là nghề truyền thống của gia đình họ từ bao đời nay, mặt khác họ không được học hay trang bị thêm bất cứ kinh nghiệm hay nghề nghiệp nào khác ngoài nghề đánh bắt thuỷ sản. Chỉ có 15% hộ muốn chuyển nghề khác. 4.2 Quản lý tài nguyên ở KBTB Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi không đề cập đến hiệu quả quản lý về môi trường mà chỉ đề cập đến Đánh giá của các hộ dân về sự tồn tại của KBTB và hoạt động của BQL KBTB vịnh Nha Trang. BQL KBTB hoạt động tuần tra trên biển, trong vùng cần được bảo tồn. Các hoạt động của BQL gồm: ngăn chặn đánh bắt trái phép, lặn khai thác, gây ô nhiễm trong KBTB, tiêu diệt sinh vật có hại đến quần thể san hô như Sao biển gai, thu phí tham quan KBTB để tạo kinh phí duy trì sự bảo vệ và hỗ trợ người dân... Từ cuộc điều tra khảo sát cho thấy: - Các hộ đánh giá hiệu quả của công tác quản lý KBTB ở mức kém chiếm 29%. 46% hộ đánh giá hiệu quả của công tác quản lý KBTB ở mức trung bình, 25% còn lại đánh giá hiệu quả quản lý tốt. - Về niềm tin vào BQL: 48% hộ được điều tra cho biết họ không tin tưởng vào việc quản lý của BQL KBTB. - Về sự hài lòng 57% hộ dân được điều tra đồng ý về khu vực mình được phép đánh bắt - Về sự cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình từ khi thành lập KBTB vịnh Nha Trang, chỉ có 28,4% hộ dân đồng ý với điều này. 18,6 % hộ hoàn toàn không đồng ý điều này cho thấy họ có thể có phản ứng mạnh mẽ với sự tồn tại của dự án 52 KBTB. 22,5% người dân không có quan điểm gì về câu hỏi này cũng cho thấy họ thờ ơ với dự án KBTB. Như vậy cho đến thời điểm điều tra, dự án KBTB chỉ đem lại lợi ích cho một phần ít dân cư sống trong KBTB vịnh Nha Trang. Theo người dân, để cải thiện hiệu quả hoạt động vịnh Nha Trang và đời sống người dân, cần thiết nhất là tạo ra các hoạt động tạo thu nhập khác. Có thu nhập ổn định, đời sống người dân được nâng cao thì sẽ không còn tình trạng đánh bắt lén nữa. Kế tiếp là giáo dục nâng cao nhận thức, xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động tín dụng. Đồ thị 2: Những hoạt động cần thiết để cải thiện Vịnh và đời sống Những hoạt động cần thiết để cải thiện Vịnh và đời sống 19,6% 24,5% 52,9% 19,6% 8,8% 14,7% Cơ sở hạ tầng Giáo dục nâng cao nhận thức Hoạt động tạo thu nhập khác Tín dụng Thông tin văn hoá Hoạt động tuần tra Tóm lược một số nguyên nhân làm người dân không đánh giá cao BQL KBTB “cán bộ làm việc không nghiêm, ăn chia trong đánh bắt ở khu vực bảo tồn; tuần tra bắt dân câu mực, lấy câu và đồ nghề, lấy mực của dân nhậu say; hoạt động tuần tra phải nghiêm ngặt hơn vì thấy chỉ bắt ghe có 2-3 người, còn ghe lớn có nhiều người đến KBT mà không ai dám bắt; dân ở nơi khác đến đánh bằng chất nổ, đánh bắt lén ở KBT; Cán bộ trước đây làm tốt, bây giờ không làm gì thêm” 4.3 Những vấn đề trong đời sống và sản xuất của cộng đồng • 39% hộ có mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo của tỉnh Kết quả từ điều tra cho thấy 39% hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo của tỉnh Khánh Hoà: 500.000 đồng/tháng. Nếu tính theo chuẩn WB (1,25USD/ngày) thì có 54,9% hộ thuộc diện nghèo. 53 Bảng 10: Phân loại hộ nghèo theo chuẩn Chuẩn tỉnh Chuẩn WB NGHÈO 40 39,2% 56 54,9% KHÔNG NGHÈO 62 60,8% 46 45,1% Tổng 102 100% 102 100% Nguồn: Điều tra tổng hợp • Cộng đồng ngư dân sinh sống trong điều kiện kém và cách biệt Do vị trí địa lý cách biệt đất liền và chưa có công trình công cộng nào được đầu tư nên người dân ở đây không được tiêu dùng điện, nước với giá Nhà nước mà phải sử dụng với mức giá rất cao. (Nước 65.000 đồng/khối, Chi phí điện khoảng 100.000 đồng/tháng nhưng chỉ dùng từ 18g đến 22g để xem Tivi và thắp sáng). Ngoài ra, do ít tiếp xúc, quan hệ xã hội với người bên ngoài nên một số người dân rất ngại hoặc đề phòng khi gặp người lạ. Trên đảo chỉ có trường cấp 1, giáo viên từ đất liền ra giảng dạy rồi về chứ không phải người địa phương, vì vậy tính ổn định không cao. Không có Nhà văn hoá, Thư viện, khu vui chơi cho trẻ và người lớn. Trạm y tế chỉ có ở 2 trên 3 đảo, cơ sở vật chất nghèo nàn. Ngoài ra, địa bàn còn không có phương tiện kết nối ra thế giới: internet. • Số người phụ thuộc cao Tỷ lệ 1 nuôi 2,17. 54% dân số (mẫu) phụ thuộc vào 46% người còn lại, đem lại gánh nặng cho người lao động. • Thời gian nhàn rỗi trong năm chiếm ¼, không có sinh kế thay thế Do đặc điểm khí hậu, thời tiết vùng nên thời gian đánh bắt diễn ra chủ yếu 9 tháng trong năm. 3 tháng còn lại, người dân hầu như rảnh rỗi, không có việc làm thay thế, tạo thu nhập phụ. Người dân cũng không tích cực tự tạo việc làm, 85% không muốn chuyển đổi nghề nghiệp. • Tác động ngược lại việc bảo tồn của Nghèo đói Khi lâm vào tình trạng nghèo đói, con người có thể làm mọi việc để thoát khỏi đói nghèo mà không xem xét đến hậu quả như thế nào. Nếu duy trì tình trạng nghèo 54 đói ở các khóm đảo này, thì các hộ nghèo có thể khai thác trái phép thuỷ hải sản ở vùng lõi hay vùng đệm. Như vậy, KBTB sẽ khó đạt được mục đích bảo tồn biển và nâng cao đời sống của người dân. 4.4 Kết quả Mô hình Sử dụng phần mềm SPSS, chạy hàm hồi quy tuyến tính cho kết quả sau: Bảng 11: Kết quả hồi qui B S.E t Sig. VIF LNCSMAY 0,371 0,089 4,181 0,000 1,408 LNHOCVAN 0,001 0,198 0,007 0,994 1,129 LNANTHEO -0,036 0,151 -0,238 0,813 1,724 LNQMHO -0,734 0,290 -2,531 0,015 1,466 LNTUOI 0,053 0,359 0,148 0,883 1,225 GIOITINHCHUHO 0,202 0,392 0,515 0,609 1,267 Trong đó có hai biến độc lập có ý nghĩa ở mức 95% là QMHO và CSMAY. Mô hình chi tiêu: Ln(C) = 1,957 + 0,371 LnCSMAY – 0,734 LnQMHO β 1 = 0,371 là hệ số co giãn của công suất máy với chi tiêu bình quân đầu người của hộ, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, nếu công suất máy tăng lên 1% thì chi tiêu bình quân đầu người tăng thêm 0,371%. β 2 = -0,734 là hệ số co giãn của số người trong hộ với chi tiêu bình quân đầu người của hộ, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, nếu số người trong hộ tăng lên 1% thì chi tiêu bình quân đầu người giảm đi 0,734%. Các biến Học Vấn, Ăn Theo, Tuổi và Giới tính chủ hộ không có ý nghĩa trong mô hình này: 55 Học vấn trung bình của mẫu điều tra là 4,41 cho thấy mức bình quân học vấn chỉ ở trình độ tiểu học, vì vậy có thể hiểu mức ảnh hưởng của Học vấn đến Chi tiêu là thấp. Giới tính chủ hộ hầu hết là nam, vì vậy không có sự khác biệt trong ảnh hưởng từ Giới tính đến Chi tiêu. Tuổi chủ hộ cũng không có mối quan hệ mật thiết với Chi tiêu. Thống kê mô tả cho thấy tuổi chủ hộ từ 25 tuổi đến 75 tuổi. Giả thuyết ban đầu của chúng tôi là tuổi chủ hộ có tương quan dương với Chi tiêu, tuy nhiên kết quả cho thấy không có mối quan hệ giữa 2 biến này, nghĩa là không phải càng lớn tuổi càng có kinh nghiệm thì thu nhập càng cao, dẫn đến chi tiêu càng cao. Điều này có thể đúng nếu chủ hộ sở hữu tàu thuyền, nhưng chủ hộ phần lớn đều không có tàu thuyền mà đi bạn, việc này cần sức khoẻ, tức là tương quan nghịch với tuổi tác. Như vậy tuổi chủ hộ không có tương quan dương với Chi tiêu. Kiểm định tính phù hợp của mô hình tổng thể: Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui bội: R2 = 0,465 (Adjusted R square = 0,398) cho thấy 46,5% thay đổi của Chi tiêu được giải thích bởi 2 biến độc lập. Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Bảng ANOVA cho thấy giá trị F = 6,946 với giá trị Sig. Rất nhỏ (0,000 <0,05) cho thấy sẽ an toàn khi kết luận các biến trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của C. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính lý thuyết phù hợp với dữ liệu thực tiễn. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến Bảng Coefiction Correlations cho thấy các biến độc lập hoàn toàn không tương quan nhau. Các giá trị VIF đều nhỏ hơn 10 cho thấy không có sự tự tương quan (không có hiện tượng đa cộng tuyến) giữa các biến độc lập. 56 Kiểm định phương sai thay đổi Bảng 12: Nonparametric Correlations Correlations absres LNQMHO LNCSMAY Correlation Coefficient 1,000 -,072 -,077 Sig. (2-tailed) . ,602 ,575 absres N 55 55 55 Correlation Coefficient -,072 1,000 -,073 Sig. (2-tailed) ,602 . ,584 LNQMHO N 55 102 59 Correlation Coefficient -,077 -,073 1,000 Sig. (2-tailed) ,575 ,584 . Spearman's rho LNCSMAY N 55 59 59 Bảng Nonparametric Correlations cho thấy tính ổn định phương sai được đảm bảo. Các hệ số tương quan hạng SPEARMAN có mức ý nghĩa > 0,05 cho biết phương sai của sai số không thay đổi. Như vậy, Mô hình trên có thể chấp nhận được. 4.5 Phân tích những nguyên nhân dẫn đến nghèo của cộng đồng 4.5.1 Những nguyên nhân dẫn đến nghèo sản xuất Khách quan Nguồn lợi thuỷ sản suy giảm: là nguyên nhân của sự gia tăng dân số, gia tăng số lượng tàu thuyền và chưa có sự quy hoạch chung đầy đủ về công suất tàu thuyền để phân vùng đánh bắt. Qui hoạch chung của KBTB là tăng diện tích được bảo tồn, có nghĩa là diện tích được phép khai thác trong vùng bị giảm đi. Nuôi trồng thuỷ sản bị ô nhiễm nên chết hàng loạt: NTTS cũng là chủ trương của Nhà nước để giúp người dân xoá đói giảm nghèo. Những năm gần đây do nuôi tôm hùm, cá mú... có giá, đem lại thu nhập cao nên bà con ồ ạt làm lồng bè. Do thiếu quy hoạch, diện tích mặt nước bị phủ kín, giảm diện tích các hệ sinh thái và tăng ô nhiễm, lại tác động ngược lại thuỷ sản nuôi và làm chết hàng loạt. 57 Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho trồng cây nuôi con: nếu như người dân các vùng khác khi nghèo đói có thể áp dụng mô hình V-A-C để tự cung tự cấp và bán ra bên ngoài thì người dân ở các khóm đảo lại không được như vậy. Diện tích đất hẹp, chất lượng đất và nước kém nên không thể trồng, nuôi ở qui mô vừa hay lớn, cũng không đủ cung cấp thực phẩm cho gia đình. Điều kiện CSHT còn nhiều khó khăn dẫn đến người dân phải chi nhiều hơn để tiêu thụ 1kw điện hay 1m3 nước, điều kiện tiếp cận phương tiện truyền thông để nâng cao dân trí cũng hạn hẹp, mọi sự vận chuyển trên đảo đều dùng sức người và vận chuyển giữa đất liền & đảo cũng khó khăn tốn kém hơn. Chủ quan Phương pháp khai thác mang nặng truyền thống, thủ công dẫn đến bình quân sản lượng/lao động thấp. Thiếu kiến thức, kỹ năng nuôi trồng thuỷ sản và kỹ năng sử dụng thiết bị đánh bắt xa bờ. Trình độ văn hoá còn thấp. Chưa có nghề nghiệp khác nghề khai thác thuỷ sản, phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên. Chưa có mong muốn thay đổi nghề nghiệp, ý chí vượt nghèo thấp. 4.5.2 Những nguyên nhân dẫn đến nghèo sinh hoạt Khách quan Vị trí địa lý cách biệt đất liền dẫn đến hạn chế trong cung cấp dịch vụ cơ bản thiết yếu, vì vậy điều kiện sống của người dân không được đảm bảo, ít tiếp cận thông tin cho đời sống cũng như trong sản xuất. Chưa có sự đầu tư của Nhà nước để xây dựng CSHT trên đảo. Chủ quan: Số người ăn theo nhiều, người dân chưa có kiến thức căn bản về vệ sinh và ít quan tâm học hỏi, tìm cách cải thiện đời sống. 58 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Mục tiêu Giảm nghèo đi đôi với giảm áp lực khai thác tài nguyên lên vùng bảo tồn biển. 5.1 Các nhóm giải pháp Từ Mô hình kinh tế lượng cho thấy biến Qui mô hộ và Công suất máy có ý nghĩa quyết định đối với chi tiêu đầu người. Theo đó, để nâng chi tiêu đầu người thì cần giảm qui mô hộ và tăng công suất máy. - Giải pháp 1: Giảm qui mô hộ ở đây chính là giảm số người ăn theo trên hộ. Trung bình 2,2 người/hộ và có 2,6 người ăn theo/hộ. Như vậy 1 lao động phải nuôi 2,18 người. Số người cần giảm ở đây chính là số người ăn theo. Về lâu dài, để giảm số người ăn theo là giảm số con trong gia đình. Mặt khác, qui mô hộ càng lớn, dân số ngày càng tăng sẽ tăng áp lực lên khai thác tài nguyên biển. Như vậy, cần phổ biến, nâng cao nhận thức và áp dụng chương trình kế hoạch hoá gia đình cho người dân trên đảo. Đây là giải pháp trong dài hạn. - Giải pháp 2: Tăng công suất máy được thực hiện thông qua chương trình phát triển đánh bắt xa bờ của Bộ thuỷ sản, hướng ra khai thác xa bờ. Tuy nhiên, chương trình này đòi hỏi đào tạo nhiều về kỹ năng đi kèm như cách sử dụng tàu lớn, kỹ năng lái và sữa chữa tàu, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, tính toán chi phí- lợi nhuận ... để sử dụng tàu có hiệu quả. Về nguồn vốn cho chương trình này, áp dụng theo mô hình Nhà nước đầu tư cho vay một phần , người dân đóng góp một phần. Vì vậy, các hộ nghèo không phải là đối tượng của giải pháp này mà là các hộ không nghèo, có khả năng tài chính, có kinh nghiệm ngư trường và có năng lực quản lý. Họ sẽ là chủ các con tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ, thuê những người nghèo đi bạn trong đánh bắt hoặc 59 trung gian cung cấp dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho các hộ nghèo. Giải pháp này dành cho trung hạn và dài hạn. Từ nguyên nhân nguồn lợi thủy sản suy giảm mà chưa có nguồn tạo thu nhập thay thế, với lợi thế điều kiện tự nhiên trong vùng thuận lợi phát triển dịch vụ du lịch, chúng tôi đề nghị khuyến khích phát triển mô hình dịch vụ du lịch Homestay, loại hình du lịch dựa trên điều kiện tự nhiên của địa phương và cơ sở vật chất của gia đình. Phát triển du lịch Homestay vừa tạo ra thu nhập, giảm nghèo cho dân bản địa, vừa giảm áp lực khai thác tài nguyên lên khu bảo tồn. Đây là giải pháp phù hợp với mục tiêu tăng trưởng bền vững. - Giải pháp 3: phát triển loại hình Du lịch homestay_ là loại hình du lịch mà du khách sẽ ăn, ở nhà dân và tham gia các hoạt động của người dân nơi cư trú. Đây là loại hình du lịch dành cho những người thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của địa phương. Nhờ đó, người kinh doanh du lịch Homestay không cần bỏ nhiều vốn đầu tư cho cơ sở vật chất. Đây là giải pháp có thể thực hiện trong ngắn hạn. Ngoài ra, địa phương cần có các giải pháp khác nâng cao đời sống người dân. - Giải pháp 4: đầu tư xây dựng CSHT như điện, nước, viễn thông thông qua đầu tư của Nhà nước có sự đóng góp của người dân và các công ty du lịch thu lợi từ KBTB; Khuyến khích người dân xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh tự huỷ để đảm bảo vệ sinh; Tạo cơ chế khuyến khích các con em trên đảo đi học và phục vụ lại cộng đồng trong lĩnh vực giáo dục... Trong bốn nhóm giải pháp trên, chúng tôi đi sâu vào nhóm giải pháp 3_ giải pháp du lịch homestay, là giải pháp mà người dân đóng vai chính, là người chủ động để thoát nghèo. 5.2 Giải pháp du lịch Homestay Giải pháp phát triển du lịch phù hợp với chủ trương phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hoà: với lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi cả về 60 cảnh quan đẹp, khí hậu ôn hoà, Nha trang được định hướng sẽ là trung tâm kinh tế, văn hoá du lịch của tỉnh. Tỉnh Khánh Hoà tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ, Du lịch – Công nghiệp – Nông nghiệp. Chủ trương bảo tồn biển cho mục tiêu đa dạng sinh học của Bộ tài nguyên môi trường là điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển hơn nữa. Với truyền thống đánh bắt lâu đời của vùng, du khách khi tham gia vào chương trình du lịch Homestay sẽ được ra đảo, cùng đánh bắt cá, câu mực về đêm, thưởng thức hải sản tươi ngọt, tham quan rạn san hô bằng thúng đáy kính và chơi các trò chơi trên nước như Môtô nước, dù bay... Phối hợp thực hiện: Hiệp hội du lịch Khánh Hoà và các công ty du lịch: tham gia thiết kế chương trình du lịch, đào tạo tay nghề cho người dân trong vùng, hoạt động quảng bá rộng rãi chương trình du lịch ở địa bàn trên phương tiện truyền thông. Sở LĐ – TB & XH: tổ chức đào tạo nghề gắn với việc làm; xây dựng hệ thống thông tin giám sát, đánh giá; tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, nâng cao kỹ năng sống. Ngân hàng CSXH: thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo trên cơ sở các quy định của tỉnh, thành phố. Sở VH-TT, Đài phát tranh - truyền hình, báo Khánh Hoà: phối hợp với Sở LĐ-TB&XH hoạt động tăng cường và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng trong xoá đói giảm nghèo, quảng bá loại hình du lịch homestay của cộng đồng. Sở tài nguyên và Môi trường: lập báo cáo đánh giá tác động đến môi trường và ban hành quy định để phát triển du lịch nhưng hạn chế mức ảnh hưởng đến môi trường thấp nhất có thể. Hộ dân: tham gia các lớp đào tạo và nâng cao kỹ năng phục vụ du lịch; chuẩn bị cơ sở vật chất tối thiểu để phục vụ du lịch. 61 Các hoạt động cụ thề Chính sách tín dụng đề nghị cho hộ nghèo: cung cấp tín dụng cho hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn cho mục tiêu phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập, tự vượt nghèo. Mức vay bình quân là 10triệu, tối đa 15triệu, hỗ trợ lãi suất. Thực hiện cho vay trực tiếp hoặc thông qua Hội Phụ nữ, Tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ tương trợ... Mục đích cho các gia đình đầu tư cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ khách du lịch: phòng có giường ngủ, nệm và toilet; đầu tư Thúng đáy kính để khách xem rạn san hô. Đề án dạy nghề cho người nghèo ở đảo làm du lịch trợ giúp người nghèo có được tay nghề cần thiết thông qua các khoá dạy nghề ngắn hạn: kỹ năng nấu ăn, trang trí và vệ sinh an toàn thực phẩm; Lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em và người lớn; kỹ năng sử dụng thúng đáy kính; kỹ năng phục vụ phòng. Hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh: Hỗ trợ, tìm phương pháp giải quyết vấn đề vệ sinh, đảm bảo mỗi hộ đều phải có ít nhất 1 nhà vệ sinh và đi vệ sinh đúng nơi. Hiện nay trên thị trường có loại Nhà vệ sinh tự huỷ không dùng nước do công ty Nhựa Sài Gòn sản xuất, có thể ứng dụng trên đảo. Tham gia nuôi trồng thuỷ sản: Người dân có thể tiến hành NTTS với qui mô nhỏ kết hợp với du lịch tự cung tự cấp giống, thức ăn cho gia đình và du khách. Song song đó Ngành thuỷ sản phải nghiên cứu giải pháp, quy hoạch... có thể phát triển NTTS ổn định. Dự kiến kết quả Qua tính toán sơ lược, với mức thu 500.000 đồng/khách cho chuyến đi 2 ngày 1 đêm, chi phí lưu động tối thiểu phía hộ dân cho mỗi khách là 283.500 đồng/khách, chi phí cho công ty du lịch tiếp thị khách về là 70.000 đồng/người, như vậy gia đình sẽ còn dư lại 146.500 đồng/khách. Như vậy, nếu mỗi hộ nhận 2 khách vào nhà thì có mức thu nhập là 293.000 đồng mỗi lượt. Điều kiện khí hậu, thời tiết của vùng cho phép hoạt động du lịch 9 tháng trong năm. Giả sử hộ dân cứ 1 tuần lại có 1 lượt khách đến thì trong 9 tháng sẽ đạt được mức thu nhập là 10.548.000 đồng, như vậy, mức thu nhập bình quân hộ hàng 62 tháng sẽ tăng 879.000 đồng. Với bình quân 4,84 người/hộ thì thu nhập bình quân đầu người củ hộ sẽ tăng thêm 181.600 đồng/người/tháng. 63 KẾT LUẬN Qua kết quả ngiên cứu về nghèo của các hộ dân trên 3 khóm đảo Bích Đầm, Hòn Một và Vũng Ngán cho thấy có các yếu tố tác động tới khả năng nghèo của hộ, đó là điều kiện về cơ sở hạ tầng kém; vị trí địa lý cách biệt; số người phụ thuộc cao; thời gian nhàn rỗi nhiều và chưa có sinh kế thay thế hiệu quả. Kết quả hàm hồi qui cho thấy chi tiêu bình quân đầu người tỷ lệ thuận với công suất ghe máy và tỷ lệ nghịch với số người trong hộ. Từ kết quả trên, chúng tôi đưa ra một số giải pháp mà trong đó nhấn mạnh đến giải pháp phát triển loại hình du lịch đảo ở nhà dân (homestay). Đây là loại hình kinh doanh các hộ nghèo có thể thực hiện vì không cần nhiều vốn đầu tư. Đề tài còn nhiều hạn chế như những giải pháp đề xuất xuất phát từ phân tích thống kê và định lượng; do hạn chế về nguồn lực và thời gian nên số mẫu còn hạn chế, chưa phản ánh tổng quát tình hình; trong thu thập dữ liệu, chưa đi vào chi tiết phần chi tiêu cho sản xuất... Mặc dù đề tài còn nhiều hạn chế nhưng cũng phản ánh được thực trạng nghèo của người dân trong địa bàn và đưa ra gợi ý giải pháp phù hợp thực tế, khả thi. 64 Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Các nhà tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (12/2003), Báo cáo phát triển Việt Nam 2004: Nghèo, Hà Nội. 2. Hồ Văn Trung Thu (2005), Báo cáo tổng thể chương trình tạo thu nhập phụ và hỗ trợ cho các cộng đồng địa phương trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang từ 01/2004 – 12/2004. 3. Hồ Văn Trung Thu, Trần Thị Thục Đoan, Hà Tôn Nữ Vân Tú, Hoàng Phi Hải, Phan Văn Hùng (02/2004), Đánh giá kinh tế hộ gia đình và những giải pháp trong việc tạo thêm thu nhập cho các cộng đồng địa phương trong khu bảo tồn biển Hòn Mun. 4. Nhóm Công tác các chuyên gia Chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi Chính phủ (11/ 1999), Tấn công nghèo đói – Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000. 5. Nguyễn Thị Hải Yến, Benard Adrien (09/2002), Đánh giá kinh tế xã hội trong khu bảo tồn biển Hòn Mun. 6. Trương Kỉnh, Hồ Văn Trung Thu, Võ Duy Triết, Cao Thị Trúc Duyên (2004), Giải pháp quản lý nuôi trồng thuỷ sản trong KBTB Hòn Mun, Khu BTB Hòn Mun. Tiếng Anh 1. A.Coudouel, J.Hentschel & Q.Wodon, Đo lường và phân tích về phúc lợi, World Bank 2. ADB (2003), Đánh giá nghèo theo vùng tại vùng ven biển miền trung – tây nguyên 3. ADB (09/1999), Reducing poverty: Major findings and Implications. 4. ADB (2006), Nghiên cứu đánh giá đặc biệt về Hành trình thoát nghèo tại vùng nông thôn và tính hiệu quả của phương pháp tiếp cận mục tiêu nghèo. 65 5. Alderman,H., Cord,L., Chaudhury, N., Cornelius, C., Okidegbe,N., C.D & S., Schonberger (2001), Đói nghèo ở nông thôn. 6. Bene, C. (2003), When fishery rhymes with poverty: A first step beyond the old paradigm on poverty in small-scale fisheries, World Development , 31(6), 949-975 7. JH Revision of August (2005), Poverty Manual, World Bank Các đường dẫn tham khảo: nd%20Reference/20434424/Ngheo.pdf 66 Phụ lục Bảng 13: Nghề nghiệp chủ hộ NGHE NGHIEP CHU HO Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent DI BIEN 75 73,5 73,5 73,5 KHONG NGHE NGHIEP 5 4,9 4,9 78,4 DI BIEN VA NUOI TRONG THUY SAN 15 14,7 14,7 93,1 NUOI TRONG THUY SAN 1 1,0 1,0 94,1 NOI TRO 3 2,9 2,9 97,1 MANH OC 1 1,0 1,0 98,0 PHUC VU DU LICH 1 1,0 1,0 99,0 LAM THUE 1 1,0 1,0 100,0 Valid Total 102 100,0 100,0 Bảng 14: Ước tính chi phí lưu động-thu nhập cho Hộ làm Du lịch Homestay Mức thu/khách 500.000 8.000.000 Xe (KS-Cảng Nha Trang) 12.500 200.000 Tàu (lưu đêm) 20.000 320.000 Bảo hiểm(1000/người/ngày) 2.000 32.000 Phí thúng đáy kính 20.000 320.000 Ăn 225.000 3.600.000 nước uống 4.000 64.000 tổng Chi phí 283.500 4.536.000 Chi cho công ty lữ hành 70.000 1.120.000 Lãi cho người dân 146.500 2.344.000 Mức chi phí ăn uống ước tính Chi phí ĐVT Cháo hải sản 10.000 Tô Ăn trưa/tối 35.000 Đồng/người/bữa Ăn hải sản 100.000 Đồng/người/bữa Bia, nước ngọt tính thêm Bảng giá dịch vụ ngoài Mô tô nước 150.000 đ/15p 67 Mô tô kéo dù bay 300.000 đ/15p Chương trình du lịch homestay Hòn Một – Khu bảo tồn Hòn Mun (2 ngày 1 đêm) Ngày 1: 8h00: đón khách tại KS, ăn sáng 9h00: tới cảng, khách được đưa xuống cảng, lên tàu đi Hòn Một, tàu chạy chậm để khách tham quan vịnh Nha Trang 10h00: đến Hòn Một, vào nhận nhà dân, mỗi nhà tối đa nhận 4 khách, khách tham quan nhà, giao lưu khách và các thành viên trong gia đình, hướng dẫn sử dụng các vật dụng trong nhà.. 11h30: ăn cơm chung với gia đình với các món hải sản tươi sống do người trong gia đình đánh bắt từ tối hôm trước, nói chuyện thêm về văn hóa bản địa 12h30-1h30, nghỉ trưa 1h30-2h30: khách tham quan làng biển, tìm hiểu đời sống người dân địa phương, xem ngư dân vá lưới, làm mành ốc, 2h30-3h00: Ăn nhẹ cháo hải sản, vệ sinh thuyền bè, chuẩn bị cho chuyến ra khơi 3pm-3am: tham gia đánh bắt hải sản cùng với gia đình, học cách buông lưới, thắp sáng để thu hút cá. Ăn tối. Tận hưởng niềm vui với mẻ cá đầu tiên có được. Thưởng thức chiến lợi phẩm ngay trên tàu qua bàn tay chế biến của gia đình với hương vị đặc trưng của địa phương...Trở về, thăm chợ cá…khách trở về nhà nghỉ ngơi… 10h00: Ăn sáng chung với gia đình. khách được đưa đi lặn , ngắm san hô thuộc khu bảo tồn Hòn Mun bằng thúng đáy kính, tắm biển, nghỉ ngơi và tận hưởng không khí trong lành ở biển 12h00: Ăn trưa, nghỉ trưa 2h00: tạm biệt gia đình, chụp ảnh lưu niệm chung với gia đình, lên tàu về cảng Xe đưa khách về khách sạn nghỉ ngơi 68 Hình 6: Phân bố Thu nhập và chi tiêu Thu nhập và Chi tiêu đầu người/tháng 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 -10 10 30 50 70 90 110 Ngàn VND thu nhap dau nguoi chi tieu dau nguoi 69 Bảng 15: Sản lượng thuỷ sản, số tàu và công suất tàu ở tỉnh Khánh Hoà qua các năm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sơ bộ 2008 Số tàu ĐBXB 415 430 430 458 609 665 620 620 560 Công suất tàu ĐBXB (1000CV) 27,8 29 29 28,7 33,3 35,1 34,2 34,2 30,9 Sản lượng (tấn) 61165 65054 68100 70547 68265 80581 79147 82982 83707 Nuôi trồng 7078 8406 7128 8661 8563 17460 13880 15928 15070 Khai thác 54087 56647 60972 61886 59702 63121 65266 67054 68637 Nguồn: tổng hợp từ www.gso.gov.vn Đồ thị 3: Các loại nhà hiện người dân đang ở Loại nhà hiện đang ở 39,73% 26,03% 23,29% 4,11% 6,85% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% 45,00% Xây kiên cố Xây tạm Nhà gỗ Lều Nhà cót % Hộ Đồ thị 4: Số người phụ thuộc/hộ Số người phụ thuộc 5 9 22 17 12 6 2 0 5 10 15 20 25 0 người 1 người 2 người 3 người 4 người 5 người 6 người số hộ 70 Bảng 16: Hỗ trợ tín dụng tạo sinh kế thay thế của BQL KBTB Số người vay Tổng số Mục đích vay 2 10.000.000 Mua bán nhỏ 13 67.000.000 Chăn nuôi, rong sụn 60 203.000.000 Mành ốc, mua bán nhỏ, rong sụn 65 293.000.000 Chăn nuôi, rong sụn, lưới 3 màn, mua bán 140 573.000.000 Bảng 17: Kết quả hồi qui Regression [DataSet1] C:\Documents and Settings\BICH HAO\Desktop\data 201009.sav Descriptive Statistics Mean Std. Deviation N LNCHITIEUNGUOI 2,3913 ,62382 55 LNCSMAY 3,1486 ,88124 55 LNHOCVAN ,7626 ,35275 55 LNANTHEO ,8031 ,57151 55 LNQMHO 1,5254 ,27517 55 LNTUOI 3,8408 ,20287 55 GIOI TINH CHU HO 1,04 ,189 55 71 Correlations LNCHITIEUNGU OI LNCSMAY LNHOCVAN LNANTHEO LNQMHO LNTUOI GIOI TINH CHU HO LNCHITIEUNGUOI 1,000 ,596 ,199 -,321 -,404 ,002 ,185 LNCSMAY ,596 1,000 ,273 -,217 -,136 -,128 ,365 LNHOCVAN ,199 ,273 1,000 -,182 -,163 -,062 -,039 LNANTHEO -,321 -,217 -,182 1,000 ,540 -,361 ,119 LNQMHO -,404 -,136 -,163 ,540 1,000 -,142 ,190 LNTUOI ,002 -,128 -,062 -,361 -,142 1,000 -,111 Pearson Correlation GIOI TINH CHU HO ,185 ,365 -,039 ,119 ,190 -,111 1,000 LNCHITIEUNGUOI . ,000 ,072 ,008 ,001 ,495 ,088 LNCSMAY ,000 . ,022 ,056 ,160 ,177 ,003 LNHOCVAN ,072 ,022 . ,092 ,117 ,326 ,390 LNANTHEO ,008 ,056 ,092 . ,000 ,003 ,193 LNQMHO ,001 ,160 ,117 ,000 . ,150 ,083 LNTUOI ,495 ,177 ,326 ,003 ,150 . ,209 Sig. (1-tailed) GIOI TINH CHU HO ,088 ,003 ,390 ,193 ,083 ,209 . LNCHITIEUNGUOI 55 55 55 55 55 55 55 LNCSMAY 55 55 55 55 55 55 55 LNHOCVAN 55 55 55 55 55 55 55 LNANTHEO 55 55 55 55 55 55 55 LNQMHO 55 55 55 55 55 55 55 LNTUOI 55 55 55 55 55 55 55 N GIOI TINH CHU HO 55 55 55 55 55 55 55 72 Model Summaryb Change Statistics Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change Durbin-Watson 1 ,682a ,465 ,398 ,48408 ,465 6,946 6 48 ,000 1,843 a. Predictors: (Constant), GIOI TINH CHU HO, LNHOCVAN, LNTUOI, LNQMHO, LNCSMAY, LNANTHEO b. Dependent Variable: LNCHITIEUNGUOI ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 9,766 6 1,628 6,946 ,000a Residual 11,248 48 ,234 1 Total 21,014 54 a. Predictors: (Constant), GIOI TINH CHU HO, LNHOCVAN, LNTUOI, LNQMHO, LNCSMAY, LNANTHEO b. Dependent Variable: LNCHITIEUNGUOI Coefficientsa Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients 95,0% Confidence Interval for B Correlations Collinearity Statistics Model B Std. Error Beta T Sig. Lower Bound Upper Bound Zero-order Partial Part Tolerance VIF (Constant) 1,957 1,562 1,253 ,216 -1,184 5,099 LNCSMAY ,371 ,089 ,524 4,181 ,000 ,192 ,549 ,596 ,517 ,441 ,710 1,408 LNHOCVAN ,001 ,198 ,001 ,007 ,994 -,398 ,400 ,199 ,001 ,001 ,885 1,129 LNANTHEO -,036 ,151 -,033 -,238 ,813 -,340 ,268 -,321 -,034 -,025 ,580 1,724 LNQMHO -,734 ,290 -,324 -2,531 ,015 -1,316 -,151 -,404 -,343 -,267 ,682 1,466 LNTUOI ,053 ,359 ,017 ,148 ,883 -,669 ,776 ,002 ,021 ,016 ,816 1,225 1 GIOI TINH CHU HO ,202 ,392 ,061 ,515 ,609 -,587 ,991 ,185 ,074 ,054 ,789 1,267 73 Coefficientsa Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients 95,0% Confidence Interval for B Correlations Collinearity Statistics Model B Std. Error Beta T Sig. Lower Bound Upper Bound Zero-order Partial Part Tolerance VIF (Constant) 1,957 1,562 1,253 ,216 -1,184 5,099 LNCSMAY ,371 ,089 ,524 4,181 ,000 ,192 ,549 ,596 ,517 ,441 ,710 1,408 LNHOCVAN ,001 ,198 ,001 ,007 ,994 -,398 ,400 ,199 ,001 ,001 ,885 1,129 LNANTHEO -,036 ,151 -,033 -,238 ,813 -,340 ,268 -,321 -,034 -,025 ,580 1,724 LNQMHO -,734 ,290 -,324 -2,531 ,015 -1,316 -,151 -,404 -,343 -,267 ,682 1,466 LNTUOI ,053 ,359 ,017 ,148 ,883 -,669 ,776 ,002 ,021 ,016 ,816 1,225 1 GIOI TINH CHU HO ,202 ,392 ,061 ,515 ,609 -,587 ,991 ,185 ,074 ,054 ,789 1,267 a. Dependent Variable: LNCHITIEUNGUOI Coefficient Correlationsa Model GIOI TINH CHU HO LNHOCVAN LNTUOI LNQMHO LNCSMAY LNANTHEO GIOI TINH CHU HO 1,000 ,119 ,001 -,166 -,418 -,084 LNHOCVAN ,119 1,000 ,084 ,049 -,248 ,087 LNTUOI ,001 ,084 1,000 -,056 ,181 ,380 LNQMHO -,166 ,049 -,056 1,000 ,063 -,479 LNCSMAY -,418 -,248 ,181 ,063 1,000 ,226 Correlations LNANTHEO -,084 ,087 ,380 -,479 ,226 1,000 GIOI TINH CHU HO ,154 ,009 ,000 -,019 -,015 -,005 LNHOCVAN ,009 ,039 ,006 ,003 -,004 ,003 LNTUOI ,000 ,006 ,129 -,006 ,006 ,021 LNQMHO -,019 ,003 -,006 ,084 ,002 -,021 LNCSMAY -,015 -,004 ,006 ,002 ,008 ,003 1 Covariances LNANTHEO -,005 ,003 ,021 -,021 ,003 ,023 74 Coefficient Correlationsa Model GIOI TINH CHU HO LNHOCVAN LNTUOI LNQMHO LNCSMAY LNANTHEO GIOI TINH CHU HO 1,000 ,119 ,001 -,166 -,418 -,084 LNHOCVAN ,119 1,000 ,084 ,049 -,248 ,087 LNTUOI ,001 ,084 1,000 -,056 ,181 ,380 LNQMHO -,166 ,049 -,056 1,000 ,063 -,479 LNCSMAY -,418 -,248 ,181 ,063 1,000 ,226 Correlations LNANTHEO -,084 ,087 ,380 -,479 ,226 1,000 GIOI TINH CHU HO ,154 ,009 ,000 -,019 -,015 -,005 LNHOCVAN ,009 ,039 ,006 ,003 -,004 ,003 LNTUOI ,000 ,006 ,129 -,006 ,006 ,021 LNQMHO -,019 ,003 -,006 ,084 ,002 -,021 LNCSMAY -,015 -,004 ,006 ,002 ,008 ,003 1 Covariances LNANTHEO -,005 ,003 ,021 -,021 ,003 ,023 a. Dependent Variable: LNCHITIEUNGUOI Collinearity Diagnosticsa Variance Proportions Model Dimensi on Eigenvalue Condition Index (Constant) LNCSMAY LNHOCVAN LNANTHEO LNQMHO LNTUOI GIOI TINH CHU HO 1 6,440 1,000 ,00 ,00 ,00 ,00 ,00 ,00 ,00 2 ,344 4,324 ,00 ,01 ,07 ,42 ,00 ,00 ,00 3 ,129 7,066 ,00 ,01 ,82 ,13 ,01 ,00 ,01 4 ,051 11,272 ,00 ,65 ,02 ,12 ,05 ,00 ,00 5 ,020 18,093 ,00 ,27 ,04 ,00 ,08 ,00 ,96 6 ,015 20,690 ,02 ,01 ,02 ,21 ,86 ,03 ,01 1 7 ,001 79,944 ,98 ,05 ,02 ,12 ,01 ,96 ,01 75 Collinearity Diagnosticsa Variance Proportions Model Dimensi on Eigenvalue Condition Index (Constant) LNCSMAY LNHOCVAN LNANTHEO LNQMHO LNTUOI GIOI TINH CHU HO 1 6,440 1,000 ,00 ,00 ,00 ,00 ,00 ,00 ,00 2 ,344 4,324 ,00 ,01 ,07 ,42 ,00 ,00 ,00 3 ,129 7,066 ,00 ,01 ,82 ,13 ,01 ,00 ,01 4 ,051 11,272 ,00 ,65 ,02 ,12 ,05 ,00 ,00 5 ,020 18,093 ,00 ,27 ,04 ,00 ,08 ,00 ,96 6 ,015 20,690 ,02 ,01 ,02 ,21 ,86 ,03 ,01 1 7 ,001 79,944 ,98 ,05 ,02 ,12 ,01 ,96 ,01 a. Dependent Variable: LNCHITIEUNGUOI Residuals Statisticsa Minimum Maximum Mean Std. Deviation N Predicted Value 1,7065 3,3036 2,3913 ,42526 55 Residual -1,03243 ,99095 ,00000 ,45640 55 Std. Predicted Value -1,610 2,145 ,000 1,000 55 Std. Residual -2,133 2,047 ,000 ,943 55 a. Dependent Variable: LNCHITIEUNGUOI Correlations absres LNQMHO LNCSMAY Correlation Coefficient 1,000 -,072 -,077 Sig. (2-tailed) . ,602 ,575 absres N 55 55 55 Spearman's rho LNQMHO Correlation Coefficient -,072 1,000 -,073 76 Sig. (2-tailed) ,602 . ,584 N 55 102 59 Correlation Coefficient -,077 -,073 1,000 Sig. (2-tailed) ,575 ,584 . LNCSMAY N 55 59 59 77 ĐH Kinh Tế PHIẾU ĐIỀU TRA -- Tp. HCM -- HIỆN TRẠNG NGHÈO ĐÓI NÔNG HỘ Mục đích của cuộc điều tra là nhằm tìm hiểu về hiện trạng nghèo đói của nông hộ để phục vụ cho việc thu thập thông tin đề tài tốt nghiệp của sinh viên trường Đại Học Kinh Tế Tp/ HCM. Xin Ông/Bà vui lòng cho chúng tôi biết một số thông tin của gia đình. Khóm đảo/ tổ: ____________________________ Vịnh Nha Trang Tên người được phỏng vấn: _____________________________ Quan hệ với chủ hộ: _________________ Tên người đi điều tra: _____________________________ Hộ số: __________ PHẦN A. THÔNG TIN CHUNG A1. Họ tên chủ hộ: ____________________________________ A2. Giới tính: 1=Nam [ ] 2=Nữ [ ] A3. Tuổi: ____________________ A5. Thông tin về các thành viên trong gia đình: TT Quan hệ với chủ hộ (ghi rõ ba, mẹ, vợ chồng, anh, em, con trai, con gái, trẻ con, người già ....) Tuổi Nghề nghiệp Trình độ học vấn (lớp) Tình trạng sức khỏe (1= bình thường, 2= bệnh đau kinh niên, 3 = tàn tật, 4 = mất sức lao động, 5 = người cao tuổi) Hiện cùng sống với gia đình? (1=Có 2=Không) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 78 A6. Ghe đánh bắt thủy sản: Ghe, máy Dài (m) - Công suất (CV) Năm mua Giá trị khi mua (triệu đồng) Giá trị hiện tại (triệu đồng) Ghi Chú Ghe 1 Máy 1 Ngư cụ (lưới, câu,…) Các thiết bị trên ghe Ghe 2 Máy 2 Các thiết bị 2 1. Các hoạt động đánh bắt nào người trong gia đình tham gia? (Ghi tên nghề và đánh dấu 9 vào những cột có người trong gia đình tham gia). Hoạt động đánh bắt (nghề) Thời gian (tháng mấy) Làm cho gia đình Đi bạn 2. Số lao động trên ghe:………….người. 3. Thời gian 1 chuyến biển:…………….ngày. 4. Bình quân một tháng làm được …….. ngày, một năm làm được ……… tháng 5. Số tiền bán được trung bình 1 chuyến biển:………………… (đồng) 6. Phí tổn trung bình 1 chuyến biển: ………………………….. (đồng) 79 7. Sản lượng hải sản đánh bắt được có xu hướng tăng hay giảm so với các năm trước: a. Tăng. b. Không thay đổi. c. Giảm. d. Không có thu nhập từ biển. 8. Hoạt động nuôi thủy sản của gia đình năm 2008 Đối tượng nuôi Chi phí Số tiền bán được Lời/ Lỗ Nguyên nhân 9. Hoạt động khác ngoài ngành thủy sản của gia đình (Lưu ý những hộ có nghề phụ ở phần thông tin cơ bản) Nghề Ai trong gia đình Làm gì Số ngày làm / năm Lãi (triệu đồng) Lỗ (triệu đồng) Làm rẫy Chăn nuôi Buôn bán Làm thuê Khác 10. Thông tin về thu nhập của gia đình Ước tính các khoản thu của gia đình năm 2008 Thực thu (đã trừ chi phí, nếu có) 1. Làm nghề cho gia đình (đi biển) 2. Đi bạn cho người khác 3. Làm thuê, làm mướn 4. Buôn bán 5. Nuôi trồng thủy sản 6. Chăn nuôi (gia súc, gia cầm) 7. Làm đồ thủ công, mỹ nghệ 80 8. Nhận lương nhà nước 9. Tiền hỗ trợ của nhà nước 10. Người thân cho 11. Lãi suất tiết kiệm, lãi suất cho vay 12. Cho thuê/chuyển nhượng nhà, đất 13. Trồng trọt 14. Thu nhập khác 11. Thu nhập của gia đình có đủ đáp ứng cho những chi tiêu cơ bản a. Đủ b. Không đủ c. Thường xuyên vay mượn thêm 12. Gia đình có vay vốn không? (1 – có 2 – không) 13. Nếu có, nguồn vốn nào dưới đây mà gia đình đang vay và chưa trả hết? Mục đích sử dụng nguồn vốn đó? Nguồn vốn ………… Mục đích sử dụng vốn ………….. Số tiền (tr.đ) Lãi suất (%) (1) Vay từ người thân (1) Hoạt động đánh bắt thuỷ sản (2) Vay từ bạn, hàng xóm (2) Nuôi trồng thuỷ sản (3) Ngân hàng nông nghiệp (3) Làm rẫy (4) Ngân hàng chính sách xã hội (4) Chăn nuôi (5) Các Hội đoàn thể (phụ nữ, nông dân) (5) Trường hợp khẩn cấp (bệnh, tai nạn) (6) Chương trình xoá đói giảm nghèo (6) Sinh hoạt cuộc sống (thực phẩm, quần áo) (7) Chương trình của chính phủ (7) Học hành (8) Từ người làm nghề cho vay (8) Lễ hội (ma chay, cưới, hỏi) (9) Từ chủ nậu (9) Trả các khoản nợ vay (10) Nguồn khác…………. (10) Khác (cụ thể) ………. 14. Thông tin về chi tiêu của gia đình Các món chi Chi tiêu (tháng) Tổng chi (năm) Ghi chú 81 Chi tiêu cho ăn uống (gạo, thực phẩm) Đi lại (đò, tàu, xe…) Chi phí học hành cho con Tiền mua chất đốt (than, củi, gas) Tiền mua nước sinh hoạt Tiền điện, điện thoại Quần áo Sửa chữa lớn trong nhà (làm sân, hàng rào, nhà vệ sinh) Mua sắm nội thất (bàn, ghế, tủ, giường, nệm) Khám chữa bệnh (mua thuốc, đi khám bệnh) Lễ hội (cưới, hỏi, giỗ, đám tang ) Rượu, bia, thuốc lá Tiền thuê nhà Giải trí (đánh bài, cá cược,…) Các khoản chi khác… Tổng 15. Theo ông/bà, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nghèo khổ của hộ gia đình? (Có thể chọn nhiều nguyên nhân) (a) Thiếu vốn làm ăn (h) Không có việc làm (b) Khó vay vốn (i) Không có tay nghề (c) Trình độ của chủ gia đình thấp (j) Nợ nần kéo dài (d) Chủ hộ là nữ (k) Thiếu đất canh tác (e) Thiếu lao động (l) Nguồn lợi thủy sản cạn kiệt (f) Nhiều người ăn theo (m) Thiếu phương tiện khai thác (g) Trong nhà có người bệnh kinh niên (n) Do ở đảo 16. Ông/Bà tự xếp loại hộ gia đình của mình vào loại nào? a. Giàu b. Khá giả c. Trung bình d. Cận nghèo e. Nghèo 17. Theo phân loại hộ của ban xóa đói giảm nghèo địa phương, gia đình thuộc diện: 82 a.Hộ nghèo a. Hộ không nghèo 18. Tình trạng xung đột/mâu thuẫn giữa các hộ về quyền lợi kinh tế trong việc khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản: a. Thường xuyên. b. Thỉnh thoảng. c. Không xảy ra xung đột. 19. Gia đình có muốn chuyển sang làm nghề biển khác không? a. Có b. Không c. Có nhưng không có vốn để chuyển nghề 20. Chuyển từ đánh bắt thủy sản qua làm nghề khác: a. Dễ dàng. b. Gặp nhiều khó khăn vì: i. Thiếu trình độ để làm công việc mới. ii. Không có vốn để chuyển nghề. iii. Tâm lý không muốn bỏ nghề. iv. Khác. (nêu rõ ý kiến) 21. Tiện nghi sinh hoạt gia đình: a. Tivi. b. Radio - Cassette. c. Xe đạp. d. Xe gắn máy e. Điện thoại f. Đầu đĩa, đầu video g. Tủ lạnh h. … 22. Nhà ở hiện tại của gia đình thuộc loại a. Xây kiên cố b. Xây tạm c. Nhà gỗ d. Lều A. Những thông tin khác: 1. Hộ gia đình đang phải đối mặt với các hình huống nào sau đây: (có thể chọn nhiều mục, nếu không có thì không phải chọn): a. Thiếu vốn sản xuất làm ăn b. Thiếu đất canh tác c. Thiếu phương tiện sản xuất f. Nhiều người ăn theo g. Có lao động nhưng không có việc làm h. Không biết cách làm ăn, không có tay nghề 83 d. Thiếu lao động e. Có người bệnh nặng kinh niên i. Có nợ nần kéo dài 2. Gia đình mong muốn được Nhà nước hỗ trợ những gì (chọn những mục thật sự cần thiết đối với hộ gia đình): a. Vay vốn để sản xuất làm ăn. b. Giúp học nghề. c. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. d. Giới thiệu việc làm. 3. Gia đình có thể vay vốn của ngân hàng a. Dễ dàng b. Khó khăn 4. Nếu gia đình có tiền, ông bà sẽ ưu tiên cho những khoản chi nào dưới đây? (1) Đổi ghe lớn để đánh bắt xa bờ (8) Sửa sang nhà cửa (2) Đầu tư vào nuôi trồng thủy sản (9) Đầu tư vào làm rẫy (3) Trả nợ các khoản vay (10) Đầu tư vào chăn nuôi (4) Đầu tư học hành cho con (11) Mua gạo, thức ăn … (5) Mua sắm (12) Không biết Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và chia sẻ thông tin của Ông/ bà!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang.pdf
Luận văn liên quan