Trên đây là toàn bộ nội dung tiểu luận “ Nội dung, phương pháp lập Bảng Cân
đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp” của em. Thông qua
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh mọi doanh nghiệp có thể khái quát được công nợ
cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế không phân biệt doanh nghiệp
Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân nhất thiết phải lập Bảng cân đối kế toán và Bảng
báo cáo kết quả kinh doanh để luôn theo sát, nắm bắt được những vấn đề trọng yếu
trong doanh nghiệp của mình.
29 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nội dung, phương pháp lập Bảng cân đối kế toán và Bảng kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Nội dung, phương pháp lập Bảng cân
đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả
kinh doanh tại các doanh nghiệp
Lời nói đầu
Từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung cũng như các doanh nghiệp
tư nhân nói riêng đang đứng trước nhiều vấn đề bức xúc. Một trong những vấn đề nổi
lên hàng đầu hiện nay đối với các doanh nghiệp này là làm thế nào để có thể sử dụng
vốn một cách hiệu quả nhất. Việc phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo tài
chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tình hình sử dụng vốn của mình
từ đó đưa ra các quyết định kinh tế thích hợp nhằm sử dụng một cách tiết kiệm và
hiệu quả vốn, ngoài ra còn giúp các đối tượng quan tâm khác có cơ sở để lựa chọn
các quyết định tối ưu cho mình. Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của công tác
kế toán, đặc biệt là hai báo cáo Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh,
cung cấp hầu hết các thông tinh kế toán của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, có thể
coi hai báo cáo này là một bức tranh tương đối toàn diện về tình hình tài chính, khả
năng và sức mạnh của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Do đó, việc
trình bày các báo cáo này một cách trung thực và khách quan sẽ là điều kiện tiên
quyết để có thể phân tích chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề này, nhờ sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Hà
Tường Vy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nội dung, phương pháp lập Bảng cân đối
kế toán và Bảng báo cáo kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp”
nội dung chính như sau:
Phần I:
Lý luận chung về Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.
Phần II:
Thực trạng về việc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả
kinh doanh của Công ty Vật tư - Vận tải - Xi măng.
Phần III:
Nhận xét, đánh giá việc lập và trình bày BCĐKT và BCKQKD ở Công ty Vật tư -
Vận tải - Xi măng.
Phần I
Lý luận chung về BCĐKT và BCKQKD
I. Những vấn đề chung về BCTC tại các DN.
1. Bản chất của BCTC.
Báo cáo tài chính ( BCTC ) phản ảnh một cách tổng hợp, toàn diện tình hình tài
sản, nguồn vốn, nợ phải trả, tình hình và kết quả hoạt động SX kinh doanh của DN
trong một thời kỳ nhất định.
BCTC gồm một hệ thống số liệu kinh tế được tổng hợp từ số liệu kế toán tổng hợp
và kế toán chi tiết trong các sổ kế toán và những thuyết minh cần thiết.
2. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của BCTC.
2.1. Mục đích.
Mục đích của BCTC là cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, kết quả
kinh doanh và những biến động về tình hình tài chính của DN thông qua BCĐKT,
BCKQKD và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, để giúp cho người sử dụng có được những
thông tin chính xác và ra các quyết định kinh tế một cách kịp thời, hợp lý.
2.2.ý nghĩa.
BCTC có tác dụng trên nhiều mặt đối với công tác quản lý của DN nói riêng và có
tác dụng khác nhau đối với các đối tượng quan tâm đến số liệu kế toán của DN.
- BCTC cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của DN giúp cho các cơ
quan quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước, các cơ quan chủ quản có thể kiểm tra
được và tổng hợp được thông tin kinh tế tài chính của các DN.
- BCTC cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các nhà tài trợ, các bên tham gia
liên doanh, các nhà cung cấp và các đối tượng khác, nắm được tiềm năng của DN,
thực trạng tài chính của DN, khả năng thanh toán và khă năng sinh lời,..., của DN để
họ có những quyết định trong quan hệ kinh tế với DN.
- BCTC cung cấp thông tin về thực trạng tài chính của DN, tình hình và kết quả
kinh doanh của DN, là cơ sở số liệu để phân tích hoạt động kinh doanh, là cơ sở tham
khảo quan trọng để xây dựng kế hoạch SXKD và chiến lược phát triển của DN.
Dựa vào số liệu trong BCTC các nhà quản trị DN đưa ra các quyết định, các
phương pháp để điều hành quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả
hơn.
2.3. Yêu cầu của BCTC.
- Các chỉ tiêu trong BCTC phải đảm bảo nhất quán về nội dung và phương pháp
tính toán, nhằm có thể tổng hợp được số liệu và có thể so sánh được các chỉ tiêu.
- Các BCTC phải được lập theo mẫu đơn giản, dễ lập, dễ hiểu và có thể kiểm tra
đối chiếu được.
- Số liệu trong BCTC phải đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan, đúng thực
tế và có độ tin cậy cao.
- BCTC phải được lập và gửi kịp thời đúng hạn tới các cơ quan, tổ chức theo quy
định.
Theo quy định hiện hành, các BCTC quý gửi chậm nhất là sau 15 ngày kể từ
ngày kết thúc quý và BCTC năm gửi chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên
độ kế toán.
Nơi nhận BCTC được quy định như sau:
Các loại DN
Thời hạn
lập báo
cáo
Nơi nhận báo cáo
Cơ quan
tài chính
Cơ quan
thuế
Cơ quan
thống kê
DN cấp
trên
Cơ quan đăng
ký kinh doanh
1. DN Nhà nước Quý, năm x x x x x
2. DN có vốn
nước ngoài
Năm x x x x
3.Các DN khác Năm x x
3. Nguyên tắc trình bày thông tin trên BCTC.
+ Nguyên tắc thước đo tiền tệ: Các thông tin trình bày trên BCTC phải tuân
thủ các quy định về đơn vị tiền tệ và đơn vị tính một cách thống nhất khi trình bày
các chỉ tiêu trong một niên độ kế toán
+ Nguyên tắc coi trọng bản chất hơn hình thức: Một thông tin được coi là
trình bày một cách trung thực về những giao dịch và sự kiện khi chúng phản ánh
được bản chất kinh tế của giao dịch và sự kiện đó chứ không đơn thuần là hình thức
của giao dịch hay sự kiện.
+ Nguyên tắc trọng yếu: Mọi thông tin trọng yếu cần được trình bày một cách
riêng rẽ trong BCTC vì thông tin đó có thể tác động trực tiếp đến việc đưa ra các
quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC
+ Nguyên tắc tập hợp: Đối với các thông tin không mang tính trọng yếu thì
không cần thiết phải trình bày riêng rẽ mà cần tập hợp chúng lại theo cùng tính chất
hoặc cùng chức năng tương đương nhằm mục đích đơn giản hoá công tác phân tích
BCTC
+ Nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong
BCTC cần được duy trì một cách nhất quán từ niên độ này tới niên độ khác, trừ khi
có sự thay đổi quan trọng về tính chất của các hoạt động của doanh nghiệp.
+ Nguyên tắc so sánh: Các thông tin trình bày trên BCTC phải đảm bảo tính
so sánh giữa niên độ này và niên độ trước nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được
thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và sự biến động của
chúng so với các niên độ trước.
+ Nguyên tắc dồn tích: BCTC cần được lập trên cơ sở dồn tích ngoại trừ các
thông tin liên quan đến các luồng tiền mặt. Theo nguyên tắc này, tất cả các giao dịch
và sự kiện cần được ghi nhận khi chúng phát sinh và được trình bày trên BCTC phù
hợp với niên độ mà chúng phát sinh.
+ Nguyên tắc bù trừ: BCTC cần trình bày riêng biệt tài sản có và tài sản nợ,
không được phép bù trừ các tài sản với các khoản nợ để chỉ trình bày vốn chủ sở hữu
và tài sản thuần của doanh nghiệp, không bù trừ doanh thu với chi phí, trừ những
trường hợp cho phép như: kinh doanh chứng khoán, ngoại tệ,...
II. Khái quát về BCĐKT và BCKQKD.
1.BCĐKT.
1.1.Mục đích, ý nghĩa của BCĐKT.
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) : là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của DN tại một
thời điểm nhất định.
Số liệu trên BCĐKT cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN theo cơ cấu tài
sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành tài sản đó. Căn cứ vào BCĐKT kế
toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của DN.
1.2.Nội dung của BCĐKT.
BCĐKT là hình thức biểu hiện của phương pháp cân đối tổng hợp kế toán, đồng
thời là báo cáo kế toán chủ yếu nhất, dùng tiền để biểu thị toàn bộ vốn kinh doanh và
nguồn vốn kinh doanh ( hai mặt thể hiện của tài sản trong đối tượng kế toán ở DN )
tại thời điểm lập báo cáo.
Như vậy, BCĐKT phản ánh khái quát tài sản của DN dưới hình thái giá trị, phản
ánh tài sản của DN ở trạng thái tĩnh, là thời điểm cuối kỳ kế toán. Tại thời điểm này
người ta giả thiết chu kỳ SXKD đã kết thúc, tài sản của DN ngừng hoạt động.
1.3.Kết cấu của BCĐKT
BCĐKT gồm hai phần là phần chính và phần phụ. Phần chính dùng để phản ánh
tài sản của DN theo hai cách biểu thị khác nhau là vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh
doanh; Còn phần phụ là phần các chỉ tiêu ngoài bảng dùng phản ánh tài sản của đơn
vị khác nhưng DN được quyền quản lý và sử dụng theo hợp đồng kinh tế pháp lý và
phản ánh các chỉ tiêu kinh tế tài chính khác mà kế toán có trách nhiệm phải theo dõi
theo quy định.
BCĐKT có hai phần và có thể thiết kế mẫu biểu theo hai cách:
- Theo hình thức hai bên: “Bên trái - Bên phải”, phần bên trái của BCĐKT phản
ánh kết cấu vốn kinh doanh ( phần tài sản ), phần bên phải phản ánh nguồn vốn kinh
doanh
(phần nguồn vốn ).
- Theo hình thức một bên: “Bên trên - Bên dưới”, tức là cả hai phần tài sản và
nguồn vốn được xếp cùng một bên trên BCĐKT trong đó phần tài sản được lập trước
ở bên trên, phần nguồn vốn được lập sau ở bên dưới.
Cụ thể về hai phần trong BCĐKT:
- Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có
của DN tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức hình thành tồn tại trong
suốt quá trình hoạt động kinh doanh của DN.
Tài sản phân chia thành các mục sau:
Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Loại B : Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn vốn hình thành tài sản hiện có tại thời điểm
báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của DN đối với tài sản
đang quản lý và sử dụng ở DN.
Nguồn vốn được chia thành các mục như sau:
Loại A: Nợ phải trả.
Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu.
Mỗi phần của BCĐKT đều phản ánh theo ba cột: Mã số; Số đầu năm; Số cuối kỳ
(năm, quý ).
1.4. Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCĐKT.
1.4.1. Cơ sở số liệu để lập BCĐKT.
- BCĐKT ngày 31/12 năm trước.
- Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
- Các tài liệu liên quan khác.
1.4.2. Phương pháp lập BCĐKT.
- Cột số đầu năm: Căn cứ vào số liệu ở cột Số cuối kỳ trong BCĐKT cuối năm
trước để ghi vào từng chỉ tiêu tương ứng. Chỉ tiêu nào có dòng “Năm trước”, dòng
“Năm nay” thì khi chuyển sang Số cột đầu năm, số liệu được ghi vào dòng “Năm
trước”.
- Cột số cuối kỳ: có thể khái quát cách lập như sau:
+ Những chỉ tiêu nào trong BCĐKT liên quan đến một tài khoản cấp 1 thì căn cứ
vào số dư cuối kỳ của tài khoản đó. Lấy số liệu để ghi theo nguyên tắc: Số dư Nợ của
tài khoản vốn ghi vào chỉ tiêu vốn tương ứng ở phần “Tài sản”; Số dư Có của tài
khoản nguồn vốn ghi vào chỉ tiên nguồn vốn tương ứng ở phần “Nguồn vốn”.
+ Chỉ tiêu nào liên quan đến nhiều tài khoản thì phải tổng hợp số liệu ở tài khoản
liên quan để ghi.
+ Chỉ tiêu nào liên quan đến tài khoản cấp 2, lấy số dư ở tài khoản cấp 2 để ghi.
+ Các tài khoản vốn, nguồn vốn phản ánh công nợ hai chiều thì không được bù
trừ lẫn nhau mà phải căn cứ số liệu kế toán chi tiết để ghi vào các chỉ tiêu thích hợp.
+ Các chỉ tiêu điều chỉnh giảm và các chỉ tiêu dự phòng thiệt hại về vốn thì lấy số
dư Có cuối kỳ ỏ các tài khoản này ghi bằng mực đỏ ( số âm ) vào các chỉ tiêu tương
ứng bên Tài sản.
+ Các chỉ tiêu ngoài bảng: Lấy số dư Nợ cuối kỳ ở các tài khoản ngoài bảng để
ghi vào các chỉ tiêu tương ứng.
2. BCKQKD.
2.1. Mục đích, ý nghĩa của BCKQKD.
Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD): là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của DN, chi tiết
theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ
đối với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
2.2. Nội dung của BCKQKD.
BCKQKD dùng để phản ánh thu nhập, chi phí và xác định kết quả của toàn bộ
các hoạt động kinh doanh và hoạt động khác của DN sau thời kỳ báo cáo ( báo cáo
này được lập vào thời điểm cuối kỳ kế toán), nhằm để xác định được lợi nhuận thực
tế trong kỳ và tính toán được thuế thu nhập DN phải nộp trong kỳ.
2.3. Kết cấu của BCKQKD.
BCKQKD gồm có 3 phần:
Phần I: Lãi, lỗ
Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của DN, bao gồm hoạt động
kinh doanh và các hoạt động khác.
Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: Tổng số phát sinh trong kỳ báo
cáo; số liệu của kỳ trước ( để so sánh); số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về: Thuế, phí, lệ phí và
các khoản phải nộp khác.
Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: Số còn phải nộp đầu kỳ; số phải
nộp phát sinh trong kỳ báo cáo; số đã nộp trong kỳ báo cáo; số phải nộp luỹ kế từ đầu
năm và số đã nộp luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo; số còn phải nộp đến cuối
kỳ báo cáo.
Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT
được giảm, thuế GTGT hàng hoá nội địa.
Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ cuối kỳ;
thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại, còn được hoàn lại cuối kỳ; thuế GTGT được
giảm, đã được giảm, còn được giảm cuối kỳ; thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải
nộp đầu kỳ, thuế GTGT đầu ra phát sinh, thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào
ngân sách Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ.
2.4. Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCKQKD.
2.4.1. Cơ sở số liệu để lập BCKQKD.
Khi lập BCKQKD kế toán căn cứ vào:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước.
- Sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 và tài khoản 133
“Thuế GTGT được khấu trừ”, tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước”.
2.4.2. Phương pháp lập BCKQKD.
Phần I: Lãi , lỗ
- Được thiết kế gồm có 5 cột:
+ Cột 1 : Ghi các chỉ tiêu kinh tế tài chính dùng để xác định kết quả các hoạt động
kinh doanh và kết quả hoạt động khác, cũng như xác định lợi nhuận trước thuế và sau
thuế thu nhập DN.
+ Cột 2 : Ghi mã số các chỉ tiêu.
+ Cột 3 : Ghi số liệu của kỳ trước.
+ Cột 4 : Ghi số liệu kỳ này.
+ Cột 5 : Ghi số liệu luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ này.
- Cột số kỳ trước: lấy số liệu ở cột kỳ này trong BCKQKD của kỳ trước ghi sang
theo từng chỉ tiêu thích ứng.
- Cột số kỳ này: phản ánh trị số của các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo.
- Cột số luỹ kế từ đầu năm: được tính bằng cách lấy số liệu ở cột luỹ kế từ đầu
năm đến cuối tháng này trong BCKQKD kỳ trước cộng số liệu ở cột kỳ này của
BCKQKD kỳ này để ghi vào sổ từng chỉ tiêu thích hợp.
Phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
- Phần này được thiết kế gồm có 8 cột :
+ Cột 1: Chỉ tiêu”, ghi danh mục các khoản phải nộp cho Nhà nước theo quy
định.
+ Cột 2: “Mã số”, ghi mã số của từng chỉ tiêu báo cáo.
+ Cột 3: “Số phải nộp đầu kỳ”. Cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản
khác còn phải nộp đầu kỳ, theo từng khoản, gồm cả số phải nộp của năm trước
chuyển sang.
+ Cột 4: “Số phải nộp trong kỳ này”. Cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các
khoản phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào cột này được căn cứ
vào sổ kế toán của tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”.
+ Cột 5: “Số đã nộp trong kỳ”. Cột này phản ánh tổng số tiền thuế đã nộp theo
từng khoản phải nộp trong kỳ báo cáo., gồm cả số nộp của kỳ trước chuyển sang.
+ Cột 6: “Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm”. Cột này dùng để phản ánh các loại thuế
và các khoản khác phải nộp vào ngân sách Nhà nước luỹ kế từ đàu năm đến cuối kỳ
báo cáo.
+ Cột 7: “Số đã nộp luỹ kế từ đầu năm”. Cột này dùng để phản ánh các loại thuế
và các khoản khác đã nộp vào ngân sách Nhà nước luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ
báo cáo.
+ Cột 8: “Số còn phải nộp đến cuối kỳ”. Cột này phản ánh số thuế và các khoản
khác còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm cả số còn phải nộp của kỳ trước
chuyển sang chưa nộp trong kỳ này. Số liệu để ghi vào cột này bằng số liệu cột 3 “
Số còn phải nộp đầu kỳ” cộng số liệu cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” trừ số liệu cột 5
“Số đã nộp trong kỳ”.
Cột 8 = Cột 3 + Cột 4 - Cột 5
Số liệu ghi vào cột 3 ở từng chỉ tiêu được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 8 của báo
cáo kỳ trước.
Số liệu ghi ở cột 6 của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 6 của báo
cáo kỳ trước cộng với số liệu ghi ở cột 4 của báo cáo kỳ này. Kết quả được ghi vào
từng chỉ tiêu phù hợp.
Số liệu ghi ở cột 7 của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 7 của báo
cáo kỳ trước cộng với số liệu ghi ở cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của báo cáo kỳ này.
Kết quả tìm được ghi vào từng chỉ tiêu phù hợp.
Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm và thuế
GTGT hàng bán nội địa.
- Phần này được thiết kế gồm có 4 cột :
+ Cột 1: “Chỉ tiêu”, phản ánh danh mục các chỉ tiêu liên quan đến thuế GTGT
được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm và bán hàng nội địa.
+ Cột 2: “Mã số”, phản ánh mã số của từng chỉ tiêu báo cáo.
+ Cột 3: “Kỳ này”, phản ánh trị số của các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo.
+ Cột 4 “Luỹ kế từ đầu năm”, căn cứ vào số liệu ghi ở cột “Luỹ kế từ đầu năm”
của kỳ trước, cộng với số liệu ghi ở cột 3 “Kỳ này” của báo cáo này kỳ này, kết quả
tìm được ghi vào cột 4 ở từng chỉ tiêu phù hợp.
Phần II
Thực trạng về việc lập và trình bày BCĐKT và BCKQKD của công ty vật tư
- vận tải - xi măng
I. Đặc điểm chung của công ty
Công ty vật tư - vận tải - xi măng là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán
độc lập, trực thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, trụ sở đặt tại 21B Cát Linh
Đống Đa-Hà Nội.Công ty được chính thức thành lập theo quyết định số 824/BXD-
TCLD ngày 05/01/1991 trên cơ sở sát nhập hai đơn vị là công ty vận tải xi măng và
xí nghiệp cung ứng vật tư - vận tải thiết bị xi măng thành công ty kinh doanh vật tư
-vận tải -xi măng, và sau đó đổi thành công ty vật tư -vận tải - xi măng như hiện nay
theo quyết định số 002A/BCD-TCLD ngày 12/02/1993. Với tư cách là một đơn vị
kinh tế cơ sở quốc doanh và là thành viên trong TCTXMVN, công ty vật tư - vận tải -
xi măng được giao cấp chức năng nhiệm vụ như sau:
- Tổ chức và thực hiện kinh doanh vật tư đầu vào cho sản xuất của các nhà
máy xi măng bao gồm: than cám, xỷ pyrit, clinker, đá bô xít, đá ba zan, quặng sắt. . .
- Tổ chức thực hiện lưu thông và kinh doanh xi măng theo địa bàn được phân
công.
- Tổ chức dây chuyền công nghiệp khai thác xỉ tuyển phả lại.
- Kinh doanh vận tải bằng đường sông, đường bộ, đường biển . .
1. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của công ty.
Trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty vật tư-vận tải -xi
măng, bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của công ty được thay đổi theo từng thời kỳ
để phù hợp với vai trò và nhiệm vụ của mình. Hiện nay, bộ máy được tổ chức theo
kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng. Với cơ cấu này giám đốc công ty là người cao nhất
và được các phòng ban tham mưu cho việc đưa ra các quyết định cuối cùng trong quá
trình hoạt động kinh doanh. Các phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho
hệ thống trực tuyến nhưng không có quyền ra lệnh cho các chi nhánh của công ty.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty.
*Giám đốc Công ty:
Là người đại diện cho công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của
Công ty, trực tiếp chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty theo đúng pháp luật, là người điều hành cao nhất trong công ty, chỉ đạo trực tiếp
xuống các đơn vị trực thuộc trong Công ty. Giám đốc là người đại diện cho Công ty
trong quan hệ giao dịch ký kết hợp đông kinh tế, có quyền tổ chức bộ máy Công ty,
tuyển chọn lao động trả lương, thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh.
Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc:
* Phó giám đốc phụ trách kinh doanh:
Là người trực tiếp tham mưu giúp việc cho giám đốc, phụ trách việc lên phương
án kế hoạch và điều hành các hoạt động kinh doanh theo sự phân công uỷ quyền của
giám đốc.
*Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật:
Là người trực tiếp giúp việc cho giám đốc những vấn đề liên quan đến kỹ thuật
công tác kỹ thuật xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn và phụ trách các nghiệp vụ chuyên
môn . . . Ký hợp đồng kinh tế thuộc lĩnh vực được giám đốc phân công uỷ quyền.
Các phòng ban chuyên môn gồm có:
- Phòng kinh tế kế hoạch.
- Phòng kinh doanh phụ gia.
- Văn phòng công ty.
- Ban thanh tra.
- Phòng tổ chức lao động tiền lương.
- Phòng kế toán thống kê tài chính.
- Phòng kinh doanh vận tải.
- Phòng kỹ thuật.
- Phòng điều độ.
*Các chi nhánh thực thuộc Công ty: Các chi nhánh trực thuộc Công ty chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc Công
ty về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình, và chịu sự quản lý về nghiệp vụ của
các phòng ban chức năng của Công ty. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh, mỗi chi nhánh thực hiện theo đúng nhiệm vụ chức năng của mình. Ngoài
ra các chi nhánh này còn có thể trực tiếp ký kết và thực hiện các hơp đồng kinh tế khi
được giám đốc Công ty uỷ quyền.
2. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của công ty.
* Đặc điểm về bộ máy kế toán của Công ty
Công ty vật tư -vận tải -xi măng tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân
tán, có tổ chức phòng kế toán của công ty và các bộ phận kế toán của các đơn vị trực
thuộc.
Bộ phận kế toán hạch toán phụ thuộc có phần nào giống với hình thức tổ chức
phân tán, chỉ có điều bộ phận kế toán hạch toán thuộc có nhiệm vụ rộng hơn, thực
hiện từ khâu lập chứng từ xử lý thông tin và lập báo cáo kế toán của đơn vị mình.
Cuối tháng, quý phải lập báo cáo kế toán theo đúng quy định và gửi về phòng kế toán
Công ty để tổng hợp và quyết toán chung cho toàn Công ty.
Đối với các chi nhánh hạch toán báo sổ: Kế toán các chi nhánh được quyền lập
các chứng từ ban đầu như phiếu thu phiếu chi, hoá đơn bán hàng. . . Và cuối tháng
tập hợp toàn bộ chứng từ có liên quan để nộp về phòng kế toán Công ty để phân loại
và hạch toán vào sổ kế toán có liên quan, chi nhánh không hạch toán kế toán.
Còn phòng kế toán công ty sẽ hoàn chỉnh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh ở Công ty và các chi nhánh trực thuộc không có bộ phận kế toán riêng, đồng thời
tổng hợp số liệu và lập báo cáo chung toàn Công ty.
Bộ máy kế toán tại phòng kế toán công ty gồm 13 người. Mỗi nhân viên chịu
trách nhiệm về các công việc cụ thể.
- Kế toán trưởng.
- Kế toán tổng hợp.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.
- Kế toán tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ và quỹ Xí Nghiệp.
- Kế toán TSCĐ, Xây dựng cơ bản và Sửa chữa lớn TSCĐ.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng.
- Kế toán tiền mặt, tạm ứng nội bộ.
- Kế toán mua hàng.
- Kế toán bán hàng.
- Kế toán theo dõi chi phí vận chuyển bốc xếp.
- Kế toán quản lý chi tiêu tại các chi nhánh.
- Thủ quỹ.
3. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán áp dụng trong công ty.
Công ty vật tư vận tải xi măng đang áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung.
Niên độ kế toán áp dụng từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. Đồng Việt Nam là đơn vị
tiền tệ áp dụng trong ghi chép kế toán. Công ty áp dụng phương pháp kế toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính toán,
trích khấu hao TSCĐ theo quyết định số: 206/2003 QĐ-BTC của bộ tài chính.
Với hình thức kế toán Nhật ký chung công ty vật tư -vận tải -xi măng đã sử
dụng hệ thống sổ sách:
+ Nhật ký chung.
+ Sổ cái các tài khoản.
+ Sổ kế toán chi tiết.
II. Thực trạng việc lập và trình bày BCĐKT và BCKQKD ở công ty.
Công ty vật tư - vận tải - xi măng cũng tuân theo những quy định chung về việc
lập BCĐKT và BCKQKD, đó là dựa vào BCĐKT và BCKQKD kỳ trước để lập, dựa
vào số dư cuối kỳ của kỳ trước để lập...Công ty lập BCĐKT và BCKQKD theo quý
và theo năm.
Dưới đây là BCĐKT và BCKQKD của công ty trong năm 2003:
công ty vật tư vận tải xi măng Mẫu
b01-dn
Bảng cân đối kế toán
Ngày 31 tháng 12 năm 2003
Đơn vị tính: VND
Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ
A. Tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn 100 45.484.590.871 59.951.802.599
I. Tiền 110 9.422.981.171 5.050.512.495
1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 147.165.690 220.454.132
2. Tiền gửi ngân hàng 112 9.275.815.481 4.830.058.363
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120
III. Các khoản phải thu 130 26.455.116.990 37.183.474.198
1. Phải thu của khách hàng 131 24.903.272.853 35.172.137.256
2. Trả trước cho người bán 132 930.660.292 1.060.295.937
3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 45.629.380 379.676.457
4. Các khoản phải thu khác 138 575.554.465 571.364.548
IV. Hàng tồn kho 140 9.383.788.262 17.494.787.598
1. Nguyên liệu vật liệu tồn kho 142 242.185.825 204.603.124
2. Công cụ, dụng cụ tồn kho 143 912.772 694.422
3. Thành phẩm tồn kho 145 156.110.177 384.072.548
4. Hàng tồn kho 146 8.984.579.488 16.905.417.504
V. Tài sản lưu động khác 150 220.387.608 223.028.308
1. Thuế GTGTạm ứng 151 220.387.608 223.028.308
VI. Chi sự nghiệp 160
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 8.054.657.097 9.566.544.542
I. Thuế GTGTài sản cố định 210 7.998.260.452 9.526.424.435
1. Thuế GTGTài sản cố định hữu hình 211 7.988.260.452 9.526.424.435
- Nguyên giá 212 17.661.841.545 20.907.461.796
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 213 (9.663.581.093) (11.381.037.361)
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 47.404.445 24.248.182
IV. Chi phí trả trước dài hạn 241 8.992.200 15.871.925
Tổng cộng tài sản 250 53.539.247.968 69.518.347.141
Nguồn vốn Mã số Số đầu năm Số cuối năm
A. Nợ phải trả 300 28.650.451.149 46.221.938.623
I. Nợ ngắn hạn 310 27.588.317.557 42.873.139.009
1. Vay ngắn hạn 311 5.000.000.000 10.000.000.000
2. Phải trả cho người bán 313 21.652.204.939 31.435.248.873
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 (305.044.092) (585.365.491)
4. Phải trả công nhân viên 316 1.154.990.842 1.875.834.053
5. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 86.165.868 147.421.574
II. Nợ dài hạn 320 1.440.000.000
1. Vay dài hạn 321 1.440.000.000
III. Nợ khác 330 1.062.133.592 1.908.799.614
1. Chi phí phải trả 331 1.062.133.592 1.794.247.563
2. Thuế GTGTài sản thừa chờ xử lý 332 114.552.051
B. nguồn vốn chủ sở hữu 400 24.888.796.819 23.296.408.518
I. Nguồn vốn quỹ 410 23.981.739.502 22.669.958.218
1. Nguồn vốn kinh doanh 411 21.458.385.895 20.569.887.715
2. Quỹ đầu tư phát triển 414 1.993.573.271 1.469.358.882
3. Quỹ dự phòng tài chính 415 529.780.336 630.711.621
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 907.057.317
1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 177.122.163
2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 729.935.154 626.450.300
Tổng cộng nguồn vốn 430 53.539.247.968 69.518.347.141
Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm
1. Nợ khó đòi đã xử lý 443.319.290 443.319.290
2. Nguồn khấu hao cơ bản hiện có 4.224.583.248 3.942.039.516
Thông qua BCĐKT công ty vật tư - vận tải - xi măng lập BCKQKD, tình hình
thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được
hoàn lại, thuế GTGT hàng bán nội địa. Căn cứ vào BCKQKD để biết được thực trạng
củ công ty làm ăn như thế nào, lãi hay lỗ. Bảng BCKQKD có vị trí rất quan trọng với
công ty vì thông qua đây để biết được lãi thuần và tìm ra những nguyên nhân làm
giảm lãi, từ đó có thể đưa ra những giải pháp khắc phục cho kỳ sau.
Dưới đây là BCKQKD của công ty trong năm 2003.
Công ty vật tư vận tải xi măng mẫu số b02-dn
kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2003
Phần i - lãi, lỗ
Đơn vị tính:VND
Chỉ tiêu Mã số Năm 2002 Năm 2003
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 01 215.269.262.874 297.274.752.427
Các khoản giảm trừ 03
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 215.269.262.874 297.274.752.427
2. Giá vốn hàng bán 11 155.358.889.648 223.469.996.314
3. Lợi nhuận gộp 20 59.910.373.226 73.804.756.113
4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 113.615.568 177.207.427
5. Chi phí tài chính 22 78.719.999 290.108.450
Trong đó: Lãi vay 23 78.719.799 266.981.416
6. Chi phí bán hàng 24 50.949.235.732 61.629.478.982
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 7.061.278.311 10.926.470.330
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 1.934.754.752 1.135.905.778
9. Thu nhập khác 31 1.065.889.012 753.426.717
10. Chi phí khác 32 926.173.626 110.274.288
11. Lợi nhuận khác 40 139.715.386 643.152.429
12. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 2.074.470.138 1.779.058.207
13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 51 663.830.444 569.298.626
14. Lãi thuần sau thuế 60 1.410.639.694 1.209.759.581
Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
Đơn vị
tính:VND
Chỉ tiêu
Số còn phải
nộp đầu năm
Số phát sinh trong năm Số còn phải
nộp cuối năm Số phải nộp Số đã nộp
I.Thuế (305.044.092) 1.630.471.910 1.910.793.309 (585.365.491)
1.Thuế GTGT hàng bán
nội địa
(301.355.949) 862.354.784 1.058.365.529 (497.366.694)
2.Thuế thu nhập doanh
nghiệp
(3.688.143) 635.689.346 720.000.000 (87.998.797)
3.Thuế nhà đất 2.337.500 2.337.500
4.Tiền thuê đất 109.090.280 109.090.280
5.Các loại thuế khác 21.000.000 21.000.000
II. Các khoản phải nộp
khác
Tổng cộng (305.044.092) 1.630.471.910 1.910.793.309 (585.365.491)
Phần III - Thuế GTGt được khấu trừ, được hoàn lại
được miễn giảm và thuế gtgt hàng bán nội địa
Đơn vị
tính:VND
Chỉ tiêu Mã số Năm 2003
I. Thuế GTGT được khấu trừ
1. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại đầu năm 10 45.629.380
2. Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh 11 14.737.365.673
3. Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã được hoàn lại, thuế
GTGT hàng mua trả lại và không được khấu trừ
12 14.403.318.596
Trong đó:a. Số thuế GTGT đã khấu trừ 13 14.403.318.596
4. Số thuế GTGT còn được khấu trừ 17 379.676.457
II. Thuế GTGT được hoàn lại
III. Thuế GTGT được giảm
IV. Thuế GTGT hàng bán nội địa
1. Số thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu năm 40 (301.355.949)
2. Số thuế GTGT đầu ra phát sinh 41 15.265.673.380
3. Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ 42 14.403.318.596
4. Số thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào NSNN 45 1.058.365.529
5. Số thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp cuối năm 46 (497.366.649)
Phần III
Nhận xét đánh giá về việc lập BCĐKT và BCKQKD
ở công ty Vật tư - Vận tải - Xi măng
1. Ưu điểm:
Qua việc xem xét tình hình thực tế về công tác lập và trình bày BCĐKT và
BCKQKD ở công ty có thể rút ra một số nhận xét sau:
Là một doanh nghiệp có qui mô lớn, có bề dầy hoạt động với mạng lưới kinh
doanh gồm 11 chi nhánh trực thuộc đóng trên phạm vi cả nước công ty đang áp dụng
hình thức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán là rất hợp lý, có nhiều ưu điểm thuận
lợi. Cùng với bộ máy kế toán của công ty, đều là những cán bộ có trình độ, có kinh
nghiệm nên nhìn chung công tác kế toán lập và trình bày BCĐKT và BCKQKD,
cũng như các phần hành kế toán khác được tổ chức thực hiện một cách khoa học,
tương đối hoàn thiện và đã đảm bảo thực hiện hạch toán theo đúng chế độ qui định
của nhà nước và Bộ Tài Chính. Kế toán công ty đã cung cấp được những thông tin
cần thiết một cách chính xác, kịp thời, rõ ràng phục vụ cho yêu cầu quản lý của công
ty. Kế toán công ty cũng phản ánh, quản lý sát xao tình hình tiêu thụ và thanh toán
với khách hàng bằng việc mở sổ theo dõi công nợ cho từng đơn vị khách hàng. Do
đó đã đảm bảo theo dõi được tình hình lập và trình bày BCĐKT và BCKQKD được
đảm bảo chính xác , đầy đủ và rõ ràng quá trình hoạt động của công ty.
Công ty là một trong những đơn vị đưa tin học vào công tác kế toán sớm nhất của
TCTXMVN, do đó đã giảm được việc ghi chép bằng tay của các cán bộ kế toán. Đưa
ra các số liệu thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho điều hành, quản lý sản xuất
kinh doanh của công ty.
2. Nhược điểm:
Bên cạnh ưu điểm kể trên, công tác kế toán lập BCĐKT và BCKQKD vẫn còn
một số những bất cập đòi hỏi cần khắc phục để đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt cung
cấp thông tin nhanh chóng, chính xác kịp thời hơn. Một số những tồn tại cần xem xét
đó là:
- Phòng kế toán của công ty bao gồm có 13 người mỗi người đảm nhận một phần
hành kế toán, điều này đôi khi trở nên bị động trong việc ghi chép sổ sách và việc
đối chiếu số liệu giữa các phần hành kế toán với nhau. Do đó việc lập BCĐKT và
BCKQKD nhiều khi còn có những thiếu xót.
- Công tác hạch toán trên máy vi tính của công ty vẫn chưa hoàn chỉnh, nó chỉ
làm được những phần chính còn một số phần khác lại chưa áp dụng được như: Bảng
trích khấu hao TSCĐ, Bảng tổng hợp xuất nhập tồn, bảng tính và phân bổ tiền lương
vẫn còn thực hiện thủ công.
- Công ty có nhiều chi nhánh tại những địa điểm khác nhau nên công ty thực hiện
bán hàng tại các chi nhánh của công ty, do đó các hoá đơn, chứng từ được lập tại các
chi nhánh đó. Nhưng khi phát sinh các hoá đơn, chứng từ thì các chi nhánh không
chuyển ngay lên phòng kế toán của công ty mà dồn đến cuối tháng mới gửi lên, nên
làm cho công việc của kế toán cũng tập chung chủ yếu vào cuối tháng. Điều này sẽ
ảnh hưởng đến việc lập BCĐKT và BCKQKD theo quý.
3. Kiến nghị:
- Công ty nên nâng cao vai trò trong việc phân tích và lập kế hoạch hoạt động
kinh doanh thông qua việc lập BCĐKT và BCKQKD.
- Nâng cao việc áp dụng tin học vào quá trình hạch toán của công ty để tạp điều
kiện cho việc lập và trình bày BCĐKT và BCKQKD.
- Công ty nên cố gắng tập hợp các thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp
thời từ các chi nhánh của công ty.
- Thực hiện chính xác và có sáng tạo trong quá trình lập BCĐKT và BCKQKD,
tuỳ theo tình hình hoạt động của công ty mà nên đưa ra sự lựa chọn lập theo quý hay
theo năm.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung tiểu luận “ Nội dung, phương pháp lập Bảng Cân
đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp” của em. Thông qua
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh mọi doanh nghiệp có thể khái quát được công nợ
cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế không phân biệt doanh nghiệp
Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân nhất thiết phải lập Bảng cân đối kế toán và Bảng
báo cáo kết quả kinh doanh để luôn theo sát, nắm bắt được những vấn đề trọng yếu
trong doanh nghiệp của mình.
Tuy nhiên phương pháp lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh
tưởng như rất đơn giản nhưng thực ra rất dễ nhầm lẫn khi nạp số liệu vào bảng. Do
đó người lập bảng phải là người được đào tạo chuyên môn đầy đủ để tránh tình trạng
sai xót và dẫn đến những hậu quả khó lường.
Việc lập Bảng cân đối kế toán nói lên sự biến động của tài sản ở thời điểm cuối
kỳ so với đầu kỳ và nguồn hình thành lên chúng nhưng như vậy là chưa đủ. Vì vậy
cần xem xét thêm báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể nắm rõ
hơn tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Số liệu trên báo cáo kết quả
kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương thức, về chi phí và kết
quả kinh doanh trong kỳ, và chỉ ra rằng hoạt động kinh tế đó đem lại lợi nhuận hay
không.
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
Phần I: Lý luận chung về BCĐKT và BCKQKD 1
I. Những vấn đề chung về BCTC tại các DN.............................................................................1
1. Bản chất của BCTC ................................................................................................................1
2. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu vủa BCTC .................................................................................1
2.1. Mục đích ..............................................................................................................................1
2.2. ý nghĩa .................................................................................................................................1
2.3. Yêu cầu ...............................................................................................................................2
3. Nguyên tắc trình bày thông tin trên BCTC ..............................................................................3
II. Khái quát về BCĐKT và BCKQKD .......................................................................................4
1. BCĐKT ...................................................................................................................................4
1.1. Mục đích, ý nghĩa của BCĐKT ............................................................................................4
1.2. Nội dung của BCĐKT .........................................................................................................4
1.3. Kết cấu của BCĐKT ............................................................................................................5
1.4. Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCĐKT .........................................................................6
1.4.1. Cơ sở số liệu để lập BCĐKT .............................................................................................6
1.4.2. Phương pháp lập BCĐKT .................................................................................................6
2. BCKQKD ................................................................................................................................7
2.1. Mục đích, ý nghĩa của BCKQKD .........................................................................................7
2.2. Nội dung của BCKQKD ......................................................................................................7
2.3. Kết cấu của BCKQKD .........................................................................................................7
2.4. Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCKQKD .......................................................................8
2.4.1. Cơ sở số liệu để lập BCKQKD ..........................................................................................8
2.4.2. Phương pháp lập BCKQKD ..............................................................................................8
Phần II: Thực trạng về việc lập và trình bày BCĐKT và BCKQKD của Công ty
Vật tư - Vận tải - Xi măng 12
I. Đặc điểm chung của Công ty 12
1. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của công ty ..................................................................12
2. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của công ty .....................................14
3. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán áp dụng trong công ty .........................................................15
II. Thực trạng việc lập và trình bày BCĐKT và BCKQKD ở công ty 16
Phần III: Nhận xét, đánh giá về việc lập BCĐKT và BCKQKD ở Công ty vật tư
- vận tải - xi măng 23
1. Ưu điểm ..................................................................................................................................23
2. Nhược điểm ............................................................................................................................24
3. Kiến nghị ................................................................................................................................24
Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 70386_0894.pdf