Luận văn Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: thực trạng và giải pháp phát triển

Các sản phẩm trồng trọt chính của tỉnh Lâm Đồng là cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây lương thực, cây thực phẩm và hoa – cây cảnh với sản phẩm nổi bật là cây công nghiệp lâu năm, rau các loại (thuộc nhóm cây thực phẩm) và hoa – cây cảnh. Trong trồng trọt, Lâm Đồng đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để tăng năng suất, chất lượng, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng có năng suất chất lượng cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng, tập trung đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích cây trồng. Sản phẩm chăn nuôi chính của tỉnh Lâm Đồng là gia súc (lợn chiếm ưu thế về số lượng sản lượng), gia cầm (chiếm ưu thế về số lượng sản lượng), sản phẩm không qua giết thịt (sữa tuơi, kén tằm ) và chăn nuôi khác. Ngành chăn nuôi của Lâm Đồng còn kém phát triển, còn chịu tác động nhiều từ dịch bệnh, thiên tai Sự phát triển của ngành này chưa gắn với công nghiệp chế biến, chủ yếu dừng lại ở hình thức thủ công.

pdf129 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 5236 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng gia cầm lớn (đạt 356,15 nghìn con – năm 2011) Vùng sản xuất cây công nghiệp dài ngày: Bao gồm Bảo Lộc – Bảo Lâm – Di Linh là vùng có truyền thống trồng cây công nghiệp dài ngày, nhân dân có nhiều kinh nghiệm thâm canh cũng như chế biến nông sản, tạo ra những sản phẩm có giá trị được ưa chuộng trên thị trường. Trong những năm gần đây, vùng này được tăng cường đầu tư để đẩy mạnh thâm canh và quy hoạch thành vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày lớn nhất của tỉnh Lâm Ðồng. Hai cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh cũng là hai cây công nghiệp quan trọng nhất của các huyện trong vùng (cà phê, chè). Năm 2011, toàn vùng đã trồng được 22.148ha chè, 77.409ha cà phê và 485ha dâu tằm, chiếm các tỉ lệ tương ứng là 94,88%, 52,70% và 13,34% diện tích các loại cây trồng trên của cả tỉnh. Vùng cũng đồng thời là tập trung chăn nuôi lợn 102 với quy mô lớn trên cả đơn vị hành chính (huyện Bảo Lâm, huyện Di Linh và thành phố Bảo Lộc). Chăn nuôi gia cầm là thế mạnh của vùng với số lượng đàn gia cầm lớn nhất tỉnh Lâm Đồng (năm 2011, số lượng đàn gia cầm của vùng đạt 1.404,70 nghìn con). Vùng rau – hoa – quả Ðà Lạt: Vùng có nghề trồng các loại rau, hoa quả đặc sản có nguồn gốc á nhiệt đới và ôn đới nổi tiếng trên thị trường cả nước và quốc tế. Năm 2011, diện tích trồng rau của vùng đạt 7.123ha (chiếm 15,13% diện tích rau toàn tỉnh) với sản lượng 212.870 tấn (chiếm 15,46% sản lượng rau toàn tỉnh). Hiện nay sản xuất rau chưa tương xứng với tiềm năng của vùng vì thị trường tiêu thụ còn hạn chế. Ðịa phương đã có những chủ trương và biện pháp tích cực để giải quyết tình hình này, tạo điều kiện cho nghề rau ở Ðà Lạt phát triển trở lại ổn định hơn. Ngoài ra, vùng còn đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm với 260,35 nghìn con – năm 2011. 103 104 2.3.4. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tại Lâm Đồng chủ yếu là xí nghiệp nông nghiệp với các hình thức như sau: 2.3.4.1. Hộ gia đình Hộ gia đình tồn tại khá phổ biến và lâu đời ở Lâm Đồng. Nguồn lao động trong kinh tế hộ gia đình là các thành viên trong hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó về huyết thống cũng như về kinh tế, cùng chung sống trong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung một nguồn thu nhập. Về quy mô đất đai, các nông hộ Lâm Đồng có diện tích đất canh tác trung bình khoảng 0,6 – 1ha, quy mô sản xuất cũng khá nhỏ bé. Số lao động thường xuyên trung bình trong mỗi nông hộ từ 2 – 5 lao động. Nguồn vốn và quy mô thu nhập trong kinh tế hộ rất nhỏ, kĩ thuật canh tác và công cụ lao động còn thô sơ mang nặng tính truyền thống. Gần đây do nhu cầu và sự phát triển của khoa học kĩ thuật, năng xuất lao động được nâng cao sản phẩm mang tính chất hàng hoá. Các sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, tiêu biểu như: Cà phê, chè, rau, hoa Cơ cấu hộ nông dân đang chuyển dần theo hướng tăng dần số lượng và tỉ trọng các hộ gia đình nông dân công nghệ cao. Càng nhiều hộ nông nghiệp bứt phá khỏi tình trạng tự cung, tự cấp, vươn lên sản xuất hàng hóa. 2.3.4.2. Trang trại Các trang trại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là trang trại theo hình thức trồng cây lâu năm, trồng cây hàng năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh tổng hợp. Tổng số trang trại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt 716 trang trại (năm 2000) lên 1.978 trang trại năm 2005. Từ năm 2005 về trước xác định hộ là trang trại chỉ đạt 1 trong 2 điều kiện về giá trị và quy mô. Từ năm 2006 đến 2010 xác định hộ là trang trại phải hội đủ điều kiện cả về giá trị và quy mô. Năm 2011 xác định hộ là trang trại, đối với cơ sở trồng trọt, phải đạt diện tích trên mức hạn điền tối thiểu 2,1 ha; giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu/năm; đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỉ đồng/năm trở lên. Bảng 2.25: Số trang trại phân theo huyện, thành phố (Đơn vị: Trang trại) 105 Năm 2005 2008 2009 2010 2011 Tổng số 1.978 897 916 948 376 1. Thành phố Đà Lạt 447 45 55 55 10 2. Thành phố Bảo Lộc 90 95 101 104 50 3. Huyện Đam Rông - 7 16 16 - 4. Huyện Lạc Dương 2 2 1 1 - 5. Huyện Lâm Hà 178 206 227 241 97 6. Huyện Đơn Dương 235 151 90 95 23 7. Huyện Đức Trọng 94 75 112 117 57 8. Huyện Di Linh 415 45 63 66 75 9. Huyện Bảo Lâm 338 110 116 112 57 10. Huyện Đạ Huoai 106 23 12 13 2 11. Huyện Đạ Tẻh 14 26 8 12 2 12. Huyện Cát Tiên 59 112 115 116 3 Nguồn: [6] Lao động tại các trang trại chủ yếu là lao động thuê ngoài thời vụ, ngoài ra còn có lao động thuê ngoài thường xuyên và lao động của chủ hộ. Một số các trang trại lớn đã bắt đầu phát triển thương hiệu, mở rộng các quan hệ làm ăn với các công ty lớn trong chế biến, thu mua và xuất khẩu. Hiệu quả sản xuất của các trang trại khá cao nhưng còn một số trang trại mang tính phân tán, chưa có sự phối hợp với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 2.3.4.3. Hợp tác xã nông nghiệp Các hợp tác xã hoạt động nhằm duy trì, phát triển kinh tế hộ nông dân và thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ trang trại. Hiện nay Lâm Đồng có 437 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau, trong đó chủ yếu là các hợp tác chuyển đổi (từ hợp tác xã kiểu cũ) và các hợp tác xã mới thành lập. Các hợp tác xã này đều làm dịch vụ cho các nông hộ và các trang trại phù hợp với cơ chế thị trường và luật hợp tác xã năm 2003. Hầu hết các hợp tác xã đã đảm nhiệm những dịch vụ mang tính cộng đồng, trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chất lượng và giá cả dịch vụ do hợp tác xã cung ứng nói chung tốt và rẻ hơn so với dịch vụ doing nghiệp tư nhân hoặc hộ tự làm. Hợp tác xã điển hình ở Lâm Đồng là Liên hiệp hợp tác xã số 1 Lâm Đồng (thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng) chủ yếu là hình hình thức kinh doanh vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, chế biến kinh doanh hàng nông lâm sản, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. 106 2.3.4.4. Nông trường quốc doanh Nông trường quốc doanh ở Lâm Đồng là các cơ sở kinh doanh nông nghiệp, sản xuất trên quy mô lớn về đất đai, cung cấp nông sản cho thị trường trong nước hoặc xuất khẩu. Ở Lâm Đồng nông trường quốc doanh hoạt động bước đầu mang lại hiệu quả nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, còn chưa có sự liên kết, hợp tác với nhau. Nông trường chè nổi tiếng tại Lâm Đồng là nông trường chè Cầu Tre tại Bảo Lộc với diện tích 30ha chè và thu lãi trên 11,5 tỷ đồng mỗi năm; giải quyết việc làm thời vụ cho hàng trăm lao động tại địa phương, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Tóm lại: Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp của Lâm Đồng bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế nhưng chưa khai thác hết tiềm năng và còn phân tán. Chưa có sự đầu tư mạnh cho bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản xuất. Trong các hình thức trên, sản xuất nông nghiệp dưới hình thức trang trại được xem là phù hợp với các nguồn lực phát triển kinh tế của tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra, hình thức nông trường quốc doanh với việc sản xuất cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê. 2.3.5. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng công nghệ cao 2.3.5.1. Hiện trạng chung Lâm Đồng tiến hành đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao mạnh mẽ từ năm 2004. Từ năm 2004 – 2011, Lâm Đồng đã đầu tư gần 3.000 tỉ đồng cho chương trình nông nghiệp công nghệ cao, trong đó vốn ngân sách nhà nước chỉ chiếm chưa đến 38 tỉ đồng, số còn lại chủ yếu được huy động trong dân và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh Thời gian đầu một vài doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất vài chục ha rau, hoa ở Đà Lạt, đến nay nông nghiệp công nghệ cao được mở rộng hàng ngàn ha ở khắp các huyện. Một số thương hiệu sản phẩm của địa phương ngày càng được khẳng định trên thị trường như rau, hoa Đà Lạt, chè B’lao, cà phê Di Linh, lúa gạo Cát Tiên, chuối Laba đây cũng chính là những sản phẩm hành hóa chủ đạo cùa tỉnh Lâm Đồng. Hiện địa bàn tỉnh có 58 cơ sở nuôi cấy mô (ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây) với khoảng gần 500 kĩ sư, kĩ thuật viên, trong đó trên 150 người có trình độ đại học, trên đại học và hàng ngàn người sản xuất có kiến thức và kinh nghiệm. Toàn tỉnh có gần 35.000ha canh tác ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, diện tích sản xuất các loại rau, atisô, dâu tây và đậu là 12.025ha; hoa các loại là 2.415,5ha; cây chè là 107 5.635ha; vườn ươm hơn 74,5ha và 14.835ha cà phê. Riêng diện tích cây trồng ngắn ngày ứng dụng chứng nhận an toàn là 753,6ha; diện tích cây trồng dài ngày ứng dụng sản xuất chứng nhận an toàn là 40,222ha. Ngoài ra, toàn tỉnh đã trồng mới 1.309ha cà phê, cải tạo 3.100ha cà phê già cỗi bằng phương pháp ghép cành; trồng 250ha chè cành cao sản, 325ha dâu, cải tạo 698ha vườn điều tạp sang trồng ca cao, cây ăn quả Việc ứng dụng công nghệ cao đem lại giá trị sản xuất cao hơn nhiều so với canh tác truyền thống, trong đó sản xuất rau cao cấp đạt bình quân 400 triệu đồng/ha/năm (gấp 2 lần so với mức bình quân chung), hoa cao cấp đạt bình quân 800 triệu – 1 tỉ đồng/ha/năm (gấp 1,6 lần so bình quân chung). Cùng với rau, hoa, cà phê; chè đang là loại cây trồng có diện tích lớn của Lâm Đồng. Từ năm 2004 chè đã được xác định là cây trồng chủ yếu của chương trình ứng dụng công nghệ cao. Cuối năm 2004, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định quy hoạch vùng chè chất lượng cao tại thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc (nay là thành phố Bảo Lộc), các huyện Bảo Lâm, Di Linh. Tính đến nay toàn tỉnh đã có 4.837ha chè cao sản, chè chất lượng cao trong vùng quy hoạch. Trên địa bàn tỉnh còn có 22 doanh nghiệp nước ngoài và 11 doanh nghiệp trong nước đầu tư trồng chè chất lượng cao với diện tích 1.361ha. Lâm Đồng đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất các loại cây, con đặc sản như rau, hoa, chè, cà phê, bò sữa, cá nước lạnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH – HĐH, tạo đà xây dựng tỉnh giàu đẹp, bền vững. Hiện nay, ngành nông nghiệp Lâm Đồng có trên 100 giống rau, 60 giống hoa, 2 giống chè cao sản, 4 giống chè chất lượng cao, 6 dòng cà phê vối cao sản được trồng để khai thác hàng hóa. Trong đó, tỷ lệ giống mới trong các loại rau chiếm tới 80%, cây lương thực (lúa, bắp) chiếm 90%, các giống cây công nghiệp dài ngày như chè 47%, dâu tằm 30%, cà phê 12%. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cũng được chú trọng khi đã đưa vào ứng dụng trong một số sản phẩm thực phẩm, ứng dụng phân bón, chế phẩm sinh học trong xử lý ô nhiễm chuồng trại, chăn nuôi, môi trường thủy sản và đặc biệt là trong các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật. 108 Kết quả cho thấy hiệu quả sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Lâm Đồng khá cao. Năm 2003, bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh chỉ 27 triệu đồng/ha thì cuối năm 2011 đã đạt 80 triệu đồng/ha. Tuy diện tích ứng dụng công nghệ cao chỉ chiếm 3% tổng diện tích canh tác, nhưng đã đem lại từ 18 – 20% tổng giá trị sản xuấ nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới Nhưng điều có ý nghĩa hơn cả là chương trình đã giúp cho hàng ngàn hộ dân thoát nghèo và nhiều hộ giàu lên. 2.3.5.2. Sản xuất nông nghiệp hành hóa theo hướng công nghệ cao ở một số địa phương  Thành phố Đà Lạt Nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên, thành phố Đà Lạt đã có bước phát triển đột phá về năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm rau hoa. Sản phẩm không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà còn vươn ra thị trường thế giới. Khởi đầu từ công ty trách nhiệm hữu hạn Dalat Hasfarm đầu tư trồng hoa công nghệ để xuất khẩu trên diện tích 2,5ha nhà kính, đến nay doanh nghiệp mở rộng quy mô trang trại lên 300ha, trong đó 70 ha nhà kính hiện đại trồng hoa, có hệ thống điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm; tự động hóa khâu bón phân, tưới nước Dalat Hasfarm đã trở thành doanh nghiệp trồng hoa số 1 ở Đông Nam Á cả về diện tích và sản lượng. Hiện công ty trồng trên 300 giống hoa cắt cành và hoa chậu, sản lượng hoa năm 2011 đạt 90 triệu cành, trong đó 65% để xuất khẩu. Mỗi năm, Dalat Hasfarm xuất hàng chục triệu cành hoa sang thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Australia, Đài Loan, Campuchia Từ năm 1995 xã viên nhiều hợp tác xã ở Đà Lạt đã được hướng dẫn sản xuất rau theo chương trình kiểm soát dịch hại tổng hợp và sản xuất rau sạch, giá trị cao. Hợp tác xã Xuân Hương đang sản xuất hàng chục loại rau (giống hoàn toàn nhập ngoại), doanh thu đạt 1 – 1,5 tỉ đồng/ha/năm. Đặc biệt, sản phẩm xà lách đạt tới 2,5 tỉ đồng/ha. Công ty Dalat GAP mỗi năm sản xuất khoảng 350 tấn rau, trong đó 200 tấn ớt ngọt được xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản, còn lại tiêu thụ nội địa theo giá hợp đồng ổn định Sản phẩm rau, quả sạch của các đơn vị khác ở Đà Lạt cũng có thị trường khá ổn định thông qua các nhà phân phối uy tín như Co.op Mart, Metro Với cây rau, việc ứng dụng công nghệ không chỉ tăng năng suất mà còn tạo được dòng sản phẩm sạch. 109 Ở thành phố Đà Lạt, sản xuất theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ để trồng hoa, rau đang là hướng đi của nhiều nông dân, doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã; riêng doanh thu từ trồng hoa luôn đạt “khủng”. Hiệu quả SX không tính trên héc ta, trên sào mà có nơi tính bằng mét vuông. Một số nơi sản xuất nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả tại thành phố Đà Lạt như trang trại rau an toàn Phong Thúy, công ty trách nhiệm hữu hạn liên doanh Organik Đà Lạt, công ty cổ phần công nghệ sinh học rừng hoa Đà Lạt, công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Mặt trời, vườn địa lan Anh Quỳnh, vườn lan Sang Còi  Huyện Đức Trọng Ở huyện Đức Trọng cũng có không ít doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tạo được sản phẩm an toàn, nhiều diện tích trồng rau, hoa ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới tự động phủ màng polimer đạt từ 100 – 200 triệu đồng/ha, sản xuất trong nhà lưới đạt 200 – 300 triệu đồng/ha, sản xuất trong nhà kính đạt 300 – 500 triệu đồng/ha/năm. Hiện có 8 doanh nghiệp ở Đức Trọng được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau sạch, an toàn, đó là công ty trách nhiệm hữu hạn Bồ Công Anh, công ty cổ phần Quốc tế, công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất nông sản xuất khẩu Nhật Việt Đài, hợp tác xã nông sản an toàn thị trấn Liên Nghĩa, hợ tác xã An Phú (xã Hiệp An), cơ sở sản xuất rau Phong Thúy (thị trấn Liên Nghĩa), cơ sở sản xuất rau Hà Trang và cơ sở sản xuất rau Tiến Huy.  Một số địa phương khác Huyện Bảo Lâm là địa phương có diện tích chè ứng dụng công nghệ lớn nhất với khoảng 1.450ha chè chất lượng cao và 700ha chè cành cao sản do 19 doanh nghiệp và các hộ nông dân có kĩ thuật, vốn đầu tư, đã tạo bước đột phá khởi đầu cho nghề trồng chè cao sản. Thành phố Bảo Lộc cũng có nhiều vùng chuyên canh chè rộng lớn. Nông dân, doanh nghiệp đã sản xuất 600ha chè chất lượng cao. Qua khảo sát, cây chè giống mới hiện chiếm 36% diện tích chè của toàn tỉnh; doanh thu từ chè chất lượng cao đã đạt từ 200 – 250 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận đạt từ 70 – 90 triệu đồng/ha, cao gấp 10 lần so với sản xuất các giống chè hạt truyền thống. Tóm lại: Sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa ở Lâm Đồng cho thấy hiệu quả rõ rệt, năng suất, chất lượng sản lượng cây trồng chủ yếu đều tăng khá. Tuy nhên, quy mô sản xuất phổ biến vẫn là nhỏ lẻ, manh 110 mún, dựa vào hộ cá thể là chính. Bởi vậy, hầu hết những vườn rau hoa nhà kính và nhà lưới được mọc lên một cách tự phát, không theo một trật tự hay một quy hoạch cụ thể. Lâm Đồng nên đưa thêm cây ăn quả vào đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, tỉnh cần áp dụng việc chọn và tạo giống tốt nhất cho cây cà phê và cây chè. Lâm Đồng cần tham gia vào liên kết vùng và chuỗi giá trị của sản phẩm nông nghiệp mà tỉnh đang có lợi thế hiện nay, đặc biệt là đối với cây chè, cà phê, rau, hoa, nuôi cá nước lạnh 2.4. Nhận xét tổng quát thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng 2.4.1. Kết quả Các sản phẩm trồng trọt chính của tỉnh Lâm Đồng là cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây lương thực, cây thực phẩm và hoa – cây cảnh. Tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để tăng năng suất, chất lượng, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng có năng suất chất lượng cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng, tập trung đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp dài ngày, mở rộng diện tích trồng rau hoa và bước đầu hình thành một số khu nông nghiệp công nghệ cao và các vùng nguyên liệu tập trung là cơ sở cho phát triển công nghiệp chế biến. Giai đọan (2000 – 2011), quy mô sử dụng diện tích đất nông nghiệp trong trồng trọt có sự tăng nhẹ, nhóm cây công nghiệp lâu năm, rau – đậu các loại, cây ăn quả, hoa – cây cảnh mang lại hiệu quả kinh tế cao và tăng tỉ trọng diện tích trong nhóm cây trồng. Trong đó, nhóm cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng cao nhất mang lại giá trị sản xuất cao nhất, tiếp tục ổn định và đầu tư mở rộng, phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Trong nhóm cây công nghiệp lâu năm thì cà phê và chè là hai loại cây chủ lực của Lâm Đồng của về diện tích và sản lượng và năng suất. Cây công nghiệp hàng năm với năng suất thu hoạch ngày càng tăng cao. Cây lương thực với giá trị sản xuất khá cao (vị thứ 3 trong cơ cấu ngành trồng trọt). Trong bốn loại cây lương thực chính, sắn có năng suất thu hoạch cao nhất. Sản xuất cây thực phẩm của tỉnh khá ổn định với sự đóng góp của nghề trồng rau. Rau các loại là cây thực phẩm chính, phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây ăn quả ngày càng góp phần tạo nên thương hiệu cho Lâm Đồng. Hiện nay, nghề trồng hoa ở Lâm Ðồng đang phát triển mạnh, là tỉnh sản xuất và xuất khẩu hoa nổi tiếng của cả nước và khu vực. 111 Trong ngành chăn nuôi, quan trọng nhất là chăn nuôi gia súc với vật nuôi quan trọng là lợn (chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng và sản lượng). Chăn nuôi gia cầm tăng lên cả về số lượng và sản lượng. Trong đó, gà chiếm ưu thế tuyệt đối, chăn nuôi gia cầm khác cũng dần khẳng định được vị thế của mình. Giá trị sản xuất của sản phẩm không qua giết thịt tăng khá nhanh. Chăn nuôi khác được duy trì và phát triển mang lại giá trị sản xuất khá cao. Bên cạnh đó, dịch vụ nông nghiệp là động lực giúp ngành nông nghiệp phát triển, ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn. Các vùng SXNN chuyên môn hóa ngày càng đuợc đầu tư phát triển đi kèm với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp của Lâm Đồng bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa ở Lâm Đồng cho thấy hiệu quả rõ rệt, năng suất, chất lượng sản lượng cây trồng chủ yếu đều tăng khá. 2.4.2. Hạn chế Cơ cấu SXNN tỉnh Lâm Đồng chưa phù hợp với nhu cầu thị trường và chưa khai thác hết tiềm năng cho phát triển SXNN của tỉnh, tính phân tán cao. Năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi còn chưa tương xứng với tiềm năng. Thiếu cơ chế liên kết hữu cơ giữa SXNN với chế biến, đóng gói và tiêu thụ các loại nông sản; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh nông nghiệp nên giá trị sản xuất nông sản chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chưa tạo động lực đủ mạnh để khắc phục các hạn chế (giống, quy trình sản xuất, thu hoạch...) của sản phẩm nông nghiệp như chè, rau, quả, chăn nuôi lợn, gà... làm hạn chế việc nâng cao giá trị sản xuất. Trong ngành trồng trọt, nhóm cây công nghiệp hàng năm quy mô về diện tích trồng và sản lượng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt (2000 – 2011), tình hình sản xuất còn thiếu ổn định, diện tích trồng và sản lượng ngày càng giảm. Trong nhóm cây lương thực, lúa đóng vai trò quan trọng nhất nhưng năng suất mang lại chưa cao. Đậu các loại có hiệu quả sản xuất chưa cao. Một số cây trồng khác, cây dược liệu, đồng cỏ dùng cho chăn nuôi còn mang tính nhỏ lẻ, vai trò còn hạn chế. 112 Mặc dù có những lợi thế nhưng ngành chăn nuôi của Lâm Đồng còn kém phát triển, còn chịu tác động nhiều từ dịch bệnh, thiên tai Sự phát triển của ngành này chưa gắn với công nghiệp chế biến, chủ yếu dừng lại ở hình thức thủ công. Chăn nuôi gia cầm vẫn chưa ổn định. Sản phẩm không qua giết thịt ngày càng suy giảm vai trò của mình trong nhóm ngành chăn nuôi (ngành duy nhất trong nhóm ngành chăn nuôi giảm tỉ trọng). Chăn nuôi khác tuy được duy trì và phát triển, giá trị sản xuất khá cao nhưng lại có tỉ trọng nhỏ nhất trong ngành chăn nuôi. Dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm vị trí thứ yếu trong ngành nông nghiệp. Một số vùng SXNN chuyên môn hóa còn có hiệu quả sản xuất chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng của mình. Các hình thức tổ chức sản xuất chưa khai thác hết tiềm năng và còn phân tán, chưa có sự đầu tư mạnh cho bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản xuất. Sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao với quy mô sản xuất phổ biến vẫn là nhỏ lẻ, manh mún. 113 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG 3.1. Cơ sở đề ra định hướng 3.1.1. Quan điểm phát triển Lâm Đồng có nhiều lợi thế và tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp toàn diện. Quá trình phát triển CNH – HĐH của tỉnh Lâm Đồng phải coi trọng CNH – HĐH nông nghiệp, là nền tảng để phát triển bền vững về kinh tế và ổn định về chính trị, xã hội. Phát huy điều kiện đất đai kết hợp với đầu tư hạ tầng nông thôn, gắn SXNN với bảo quản sau thu hoạch và công nghiệp chế biến để phát triển nông nghiệp hàng hoá theo hướng CNH – HĐH. Phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao và các mô hình kinh tế trang trại, hợp tác xã chăn nuôi, trồng trọt có mức độ chuyên môn hoá và thâm canh cao. Gắn chặt các khâu: Giống – công nghệ – thị trường tiêu thụ trong quá trình sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát huy các lợi thế. Tập trung phát triển các nông sản hàng hoá chủ lực như: Cây công nghiệp dài ngày, rau chất lượng cao, cây ăn trái đặc sản, sản phẩm chăn nuôi. Phát huy yếu tố nguồn lực con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, chú ý công tác đào tạo – bồi dưỡng. Phát triển nông nghiệp phải đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, giải quyết không còn hộ đói, giảm hộ nghèo, xây dựng quan hệ xã hội nông thôn lành mạnh, văn minh, giảm dần khoảng cách về kinh tế và dân trí giữa các công đồng dân cư trong tỉnh. Kết hợp phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, tăng sức cạnh tranh, phát huy lợi thế về tiềm năng đất đai, khí hậu, đồng thời với kinh doanh tổng hợp nhằm xoá đói, giảm nghèo, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Khai thác tối đa và có hiệu quả nguồn nội lực và thu hút các nguồn ngoại lực đầu tư vào nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã và tăng cường liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại... Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh gắn với quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Tây Nguyên và quốc tế. 114 3.1.2. Mục tiêu phát triển Đưa nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất, sản lượng và chất lượng nông sản, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất sản xuất. Xây dựng thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng trên thị trường trong nước và ngoài nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong từng vùng, đẩy mạnh phát triển dịch vụ nông nghiệp, gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản. Giảm đáng kể tỉ trọng giá trị sản phẩm trồng trọt bằng cách tăng tỉ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, đến năm 2015 tỉ trọng chăn nuôi chiếm 25 – 30%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 5%; đến năm 2020 tỉ trọng chăn nuôi chiếm khoảng 30 – 35%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 10 – 15%. Đến năm 2015, giá trị sản phẩm nông nghiệp trung bình trên đạt 3.500 – 4.000 USD/ha đất canh tác trở lên; năm 2020 đạt khoảng 5.000 – 6.000 USD/ha. 3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững tới năm 2020 đều gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe của người sản xuất cũng như người tiêu dùng; ưu tiên đúng mức cho công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học kĩ thuật cho nông dân, định hướng cho nông dân sản xuất theo yêu cầu thị trường nhằm ổn định cho được khâu tiêu thụ nông sản, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích và tăng hiệu quả sử dụng đất. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải xác định chuyển dịch đồng bộ theo cả 3 hướng sau: Điều chỉnh ngành SXNN; điều chỉnh sản phẩm của từng ngành hàng nông nghiệp và điều chỉnh lại quy mô các sản phẩm nông nghiệp. Trong những năm tới chỉ nên lựa chọn một số ngành hàng lớn có lợi thế phát triển, trên cơ sở hình thành các vùng nguyên liệu bảo đảm cho công nghiệp chế biến. Tiếp tục phát triển nông nghiệp công nghệ cao; thúc đẩy nhanh phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã trồng trọt – chăn nuôi có trình độ chuyên môn hóa và thâm canh cao; gắn chặt các khâu giống – công nghệ – thị trường trong quá trình sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, cung cấp nguyên liệu 115 chất lượng cao cho công nghiệp và xuất khẩu, đưa Lâm Đồng trở thành trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của cả nước, kể cả công nghệ biến đổi gien. Phấn đấu tăng tỷ trọng chăn nuôi lên 26% vào năm 2015; giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân 12 – 13%/ năm với các giống vật nuôi chính như bò sữa, bò thịt, heo nạc, gà công nghiệp và cá nước lạnh. Các biện pháp để phát triển chăn nuôi chủ yếu là đầu tư cho chăn nuôi tập trung và sản xuất hàng hóa lớn theo phương pháp công nghiệp với quy mô phù hợp và an toàn dịch bệnh. Khuyến khích phát triển đa dạng các vật nuôi nhập như nuôi dê, ngựa, ong mật... nhằm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng xã hội và đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Điều chỉnh các hoạt động dịch vụ nông nghiệp theo đúng cơ chế thị trường có sự bảo đảm của bên cung ứng với bên sử dụng, ban hành các chế tài mạnh xử lý trường hợp vi phạm quy định đối với hoạt động dịch vụ nông nghiệp. Tổ chức lại công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ nông nghiệp ở Trung ương và địa phương, bảo đảm quản lý hữu hiệu các hoạt động dịch vụ nông nghiệp. Thúc đẩy phát triển các hoạt động dịch vụ tập thể trong nông nghiệp, chú trọng vai trò các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp. Khuyến khích thành lập hiệp hội các nhà cung ứng máy và vật tư, tư liệu SXNN, hình thành các quy chế hợp đồng lành mạnh và hiệu quả trong hoạt động dịch vụ nông nghiệp. 3.3. Giải pháp 3.3.1. Giải pháp về vốn đầu tư 3.3.1.1. Vốn đầu tư Vốn đầu tư toàn xã hội: Đến năm 2020 cần khoảng 249 – 250 nghìn tỉ đồng. Trong đó, thời kì 2011 – 2015 khoảng 70 nghìn tỉ đồng và 180 nghìn tỉ đồng thời kì 2016 – 2020. Về cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn: Ước tính tỉ lệ đầu tư từ ngân sách Nhà nước và tín dụng đầu tư sẽ giảm dần, tăng tỉ lệ nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, của dân cư. Về nhu cầu vốn đầu tư: Bảng 3.1: Dự báo cơ cấu vốn đầu tư theo nhóm ngành Hạng mục 2011 - 2015 2016 - 2020 Vốn (nghìn tỉ đồng) Tỉ lệ (%) Vốn (nghìn tỉ đồng) Tỉ lệ (%) Tổng nhu cầu đầu tư 70,61 100,00 178,43 100,00 116 Hạng mục 2011 - 2015 2016 - 2020 Vốn (nghìn tỉ đồng) Tỉ lệ (%) Vốn (nghìn tỉ đồng) Tỉ lệ (%) - Công nghiệp – xây dựng 27,74 39,30 84,25 47,20 - Nông – lâm nghiệp và thủy sản 4,24 6,00 9,61 5,40 - Dịch vụ 38,63 54,70 84,58 47,40 Nguồn: [15] Nhóm ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng vốn đầu tư (2011 – 2020) thấp nhất trong 3 nhóm ngành và có xu hướng giảm dần: Từ 6,00% – giai đoạn (2011 – 2015) xuống 5,40% – giai đoạn (2015 – 2020). Tuy nhiên, về giá trị vốn đầu tư thì tăng lên nhiều giai đoạn (2015 – 2020) đạt 9,61 nghìn tỉ đồng; gấp 2,27 lần giai đoạn (2011 – 2015). Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Vì vậy cần huy động các nguồn vốn đầu tư để đẩy mạnh, nhanh tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn bằng các giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng: Giao thông, thủy lợi, điện... để chuyển đổi được cơ cấu kinh tế ngay trong nội bộ từng ngành. 3.3.1.2. Giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn trong tỉnh và vận động nhân dân và các doanh nghiệp tư nhân tự đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh. Đồng thời có chính sách thu hút các nguồn vốn bên ngoài đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Nâng cao nhận thức, nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để tạo niềm tin và sự an tâm cho nhà đầu tư.  Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Huy động tối đa các nguồn vốn từ ngân sách. Khai thác các nguồn vốn từ Trung ương thông qua các chương trình phát triển và các cơ chế chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với vùng nghèo. Tranh thủ và quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ tỉnh xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi và cấp nước sinh hoạt, mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn, điện lưới, kết cấu hạ tầng xã hội khác... Đối với nguồn vốn ngân sách tỉnh cần thực hành tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả và tăng tỉ lệ tích lũy, đồng thời thực hiện thu – chi ngân sách hợp lý.  Đối với các nguồn vốn tín dụng của nhà nước 117 Xây dựng các dự án khả thi, chi tiết, phù hợp để phát triển sản xuất, trên cơ sở tính toán hiệu quả để thu hút các nguồn vốn vay tín dụng. Ưu tiên nguồn vốn này cho các dự án phát triển các ngành mũi nhọn, tạo sản phẩm hàng hóa; cho các dự án đổi mới công nghệ chế biến nông lâm sản... Tăng cường các biện pháp thu hồi công nợ tồn đọng và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay.  Đối với vốn của doanh nghiệp nhà nước và của dân Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để huy động các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm. Huy động vốn tự có trong dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư cho phát triển sản xuất, đầu tư nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, nước... Động viên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, tiểu điền để trồng các cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi bò, lợn, gia cầm; đầu tư phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm sản Có chính sách ưu tiên về thuế để khuyến khích tối đa những doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn nông thôn đặc biệt là nông thôn vùng sâu, vùng xa.  Đối với các nguồn vốn bên ngoài Huy động và khai thác tốt nhất các nguồn vốn từ Trung ương, tỉnh ngoài và nước ngoài, nhất là nguồn vốn ODA, FDI. Tranh thủ sự đầu tư giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm, ưu tiên cho các công trình thủy điện, thủy lợi, hạ tầng nông thôn, chú ý đầu tư cho các xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn. Thực hiện lồng ghép hợp lý giữa các chương trình, dự án, tránh trùng lặp, gây lãng phí. Qui hoạch phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ, lập các dự án khả thi, tạo sự hấp dẫn để thu hút đầu tư 3.3.1.3. Giải pháp về quy hoạch, đầu tư theo chương trình, công trình trọng điểm của tỉnh Đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và phối hợp để đảm bảo sự đồng bộ giữa các quy hoạch tổng thể với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Quy hoạch chi tiết, dành quỹ đất tập trung cho phát triển SXNN công nghệ cao... Tập trung đầu tư phát triển theo các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm của tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp: 118 - Chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao. - Chương trình phát triển hạ tầng KT – XH: Giao thông, thủy lợi gắn với thủy điện vừa và nhỏ. - Chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm gắn với các vấn đề bức xúc trong vùng đồng bào dân tộc. - Chương trình khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. - Dự án thủy lợi Đăk K’Long Thượng. 3.3.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp Phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển KT – XH trong chiến lược phát triển con người, do đó tỉnh Lâm Đồng cần thông qua quy hoạch sử dụng nguồn nhân lực, sử dụng lao động hợp lý, đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho người nông dân, đội ngũ cán bộ, lao động dịch vụ nông nghiệp để đáp ứng đủ nhu cầu về chất lượng và số lượng lao động cho sự phát triển SXNN tỉnh. Thường xuyên mở các lớp ngắn hạn, tập huấn nhằm phổ biến quy trình kĩ thuật trong SXNN cho đại đa số nông dân, chuyển giao kĩ thuật sản xuất tiên tiến, nâng cao tay nghề, nâng cao dân trí cho nông dân. Cần có chính sách ưu đãi về nhà ở, thu nhập đối với những lao động có bằng cấp cao, có tay nghề giỏi và đặc biệt quan tâm đào tạo đội ngũ tại chỗ là người đồng bào dân tộc. Đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại vào ngành chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu, ưu tiên cho những dự án đầu tư công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch theo tiến độ để có cơ sở soát xét, bổ sung kịp thời cho phù hợp với sự phát triển. 3.3.3. Giải pháp thị trường Để phát triển SXNN hiệu quả, cần có các chính sách thích hợp về đầu tư phát triển, về nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh và tăng sức mua của các tầng lớp dân cư, gắn thị trường với sản xuất, lấy việc cung ứng cho thị trường làm mục tiêu và động lực cho phát triển sản xuất. Với các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, rau, hoa phải nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị 119 trường. Do vậy cần có các chính sách về vốn vay tín dụng để giúp các hộ nông dân, các doanh nghiệp nhỏ, tiểu chủ có điều kiện nguồn vốn phát triển sản xuất, đảm bảo năng lực kinh doanh, hình thành các trang trại sản xuất kinh doanh hiệu quả, đầu tư vào thương mại, dịch vụ và du lịch. 3.3.4. Giải pháp về sử dụng đất Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được vì vậy, quan điểm sử dụng đất là: Sử dụng có hiệu quả cao và lâu bền. Đại bộ phận đất đai đang canh tác nông nghiệp của tỉnh có độ dốc cao nên trong canh tác cần có biện pháp chống xói mòn. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp để nâng cao hiệu qua kinh tế, tạo thu nhập cao, ổn định cho nông dân. Kết hợp hài hoà giữa sử dụng bền lâu tài nguyên đất với yêu cầu phát triển kinh tế với vấn đề giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, nhất là khu vực đồng bào dân tộc. Để sử dụng đất có hiệu quả, nâng cao giá trị sử dụng đất, cần: - Ngoài những vùng đất nông – lâm nghiệp chuyển mục đích sử dụng cho các ngành kinh tế khác theo quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản còn lại phải được duy trì ở mức độ tối đa, nhằm nâng cao độ che phủ, độ phì để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Đầu tư khai thác và đưa vào sử dụng các loại đất chưa sử dụng có hiệu quả theo khả năng thích nghi với từng ngành sản xuất và các nhu cầu phát triển KT – XH; sử dụng đất chuyên dùng và đất ở hiệu quả, tiết kiệm. - Sử dụng đất vào phát triển cây gì, nuôi con gì và quy mô chuyển đổi mục đích sử dụng cần được cân nhắc giữa khả năng thích nghi sử dụng đất, hiệu quả kinh tế với phương hướng phát triển KT – XH của tỉnh đã được xác định trong quy hoạch. - Làm giàu và bảo vệ môi trường đất đai để sử dụng ổn định lâu dài. 63,00% 28,80% 1,00% 7,00% 0,20% Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp có rừng Đất nuôi trồng thủy sản Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng 120 Biểu đồ 3.1: Định hướng cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 Theo như biểu đồ 3.1, tỉ trọng diện tích đất SXNN giảm từ 32,35% – năm 2011 xuống 28,80% – năm 2020, tăng nhẹ tỉ trọng đất lâm nghiệp và đất phi nông nghiệp, giảm nhẹ tỉ trọng đất nuôi trồng thủy sản và đất chưa sử dụng. 3.3.5. Giải pháp quản lý, điều hành 3.3.5.1. Giải pháp chung Cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh và đầu tư. Đa dạng hoá các loại hình sản xuất – kinh doanh trong nông nghiệp có hộ gia đình, tổ sản xuất, hợp tác xã kiểu mới, trang trại gia đình, trang trại cổ phần... Trước mắt là hướng dẫn sản xuất, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, phổ biến công nghệ, chuyển giao khoa học kĩ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng, làm dịch vụ, tín dụng nông nghiệp hoặc đảm trách những khâu then chốt mà kinh tế hộ không thể làm hoặc làm không hiệu quả. Tổ chức liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp chế biến lớn với hợp tác xã nông nghiệp, hộ nông dân thành một quy trình xuyên suốt từ sản xuất nông sản, thu mua, chế biến bảo quản và tiêu thụ. Định hướng tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế gắn với quy hoạch phát triển KT – XH của tỉnh từ nay đến năm 2020. Hội nhập vào thị trường trong và ngoài nước một cách bình đẳng và hiệu quả; đặc biệt là xây dựng các thương hiệu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về cà phê, chè, rau, hoa 3.3.5.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch Sau khi quy hoạch được phê duyệt, cần công khai hoá quy hoạch phát triển KT – XH của tỉnh, tuyên truyền, quảng cáo, thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động tham gia thực hiện quy hoạch. Đồng thời thường xuyên nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế. Triển khai quy hoạch qua các kế hoạch phát triển KT – XH theo 5 năm và hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải bám vào các mục tiêu quy hoạch đã được duyệt và tiến độ phải thực hiện trong từng thời kì. Giám sát việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch. Cuối mỗi kì quy hoạch cần tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kì, điều chỉnh và bổ sung lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế. 121 Phối hợp với các ngành Trung ương và các tỉnh bạn để triển khai các chương trình phát triển và hợp tác cùng phát triển. Rà soát việc ban hành các chủ trương, chính sách phát triển của tỉnh theo hướng hợp tác, tăng cường quan hệ liên vùng để đảm bảo sự thống nhất cùng nhau phát triển. 3.3.5.3. Giải pháp về hợp tác Tăng cường hợp tác liên tỉnh, phối hợp giữa tỉnh với các Bộ ngành Trung ương từ khâu nghiên cứu, hình thành dự án, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ. Sự phối hợp giữa các ngành trong tỉnh, giữa tỉnh và các tỉnh khác như giữa Lâm Đồng với các tỉnh Đông Nam Bộ, Ninh Thuận, Khánh Hòa và các tỉnh khác trong quá trình phát triển thời gian tới nhằm đảm bảo lựa chọn hướng đi thích hợp với từng ngành, từng tỉnh, tránh được đầu tư tràn lan, chồng chéo, trùng lặp: - Hợp tác với Đồng Nai: Thu hút đầu tư vào các khu, điểm nông nghiệp công nghệ cao; phát triển vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến nông lâm sản của hai địa phương. - Hợp tác với Hà Nội: Thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ phát triển KT – XH ở vùng kinh tế mới Hà Nội tại huyện Lâm Hà. Trao đổi kinh nghiệm, học tập xây dựng phát triển sản xuất rau, hoa chất lượng cao phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu. Trao đổi kinh nghiệp quản lý; tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ trong lĩnh vực thú y - Hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh: Kêu gọi các nhà đầu tư của thành phố Hồ Chí Minh đầu tư vào các lĩnh vực chăn nuôi, phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến, trồng rau hoa công nghệ cao gắn với chế biến và xuất khẩu; phát triển thị trường tiêu thụ nông sản của Lâm Đồng tại thành phố Hồ Chí Minh. 3.3.6. Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và hệ thống quản lý và bảo vệ đất, nước, các giống động thực vật (bao gồm cả việc xuất nhập khẩu), các phương pháp canh tác, quản lý bảo vệ môi trường sinh thái và các nguồn tài nguyên thiên nhiên dùng trong nông, lâm nghiệp. Tăng cường vệ sinh môi trường nông thôn. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển giống cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng cao, không thoái hóa, không làm tổn hại đến đa dạng sinh học. 122 Phát triển sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái. Mở rộng việc áp dụng SXNN hữu cơ, thực hiện phổ cập quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến về bảo quản, chế biến. Sử dụng và kiểm soát ô nhiễm đối với một số tài nguyên thiên nhiên như chống tình trạng thoái hóa tài nguyên đất, sử dụng có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; bảo vệ và phát triển rừng với các giải pháp và chính sách cụ thể với từng địa bàn. 3.3.7. Phát triển khoa học – công nghệ Phát huy có hiệu quả các nhân tố động lực mới (công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới và công nghệ sạch, bảo vệ môi trường...) và các nhân tố động lực truyền thống của khoa học – công nghệ (điện khí hoá, cơ giới hoá...). Phát huy tiềm lực nội sinh, khai thác kịp thời các thời cơ và xu thế thị trường nhằm góp phần thích đáng thực hiện các mục tiêu phát triển SXNN. Phát triển khoa học – công nghệ của Lâm Đồng trở thành lực lượng nòng cốt quan trọng và thực sự là lực lượng sản xuất của nền kinh tế nông nghiệp. Khoa học – công nghệ sẽ tạo cơ sở vật chất kĩ thuật đầy đủ góp phần nâng cao sức mạnh cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp lợi thế, mặt hàng chiến lược trong thị trường khu vực và trên thế giới. Về công nghệ, một số ngành và lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế địa phương đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong các ngành nông nghiệp. Lựa chọn, nhập và thích nghi công nghệ nước ngoài để nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ đạt tới mức trung bình trong khu vực ở một số ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu như sản xuất và chế biến chè, cà phê, rau, hoa... Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào nông nghiệp và nông thôn. 3.3.8. Giải pháp về quốc phòng an ninh Bằng các biện pháp tổng hợp: Thường xuyên triển khai công tác phát động quần chúng; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; duy trì có hiệu quả phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng của quần chúng nhân dân đối với âm mưu thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. 123 Hệ thống chính trị các cấp, nhất là cấp cơ sở phải nắm chắc tình hình và tư tưởng của quần chúng nhân dân, kịp thời giải quyết những phát sinh, vướng mắc; kiên quyết không để hình thành các tổ chức, lực lượng phản động trên địa bàn, không để xảy ra các “điểm nóng” mà các thế lực thù địch tạo cớ chống phá, gây mất ổn định tình hình. Khi xảy ra các vụ việc phải kịp thời xử lý, không để lây lan, kéo dài. Kiên quyết giữ vững ổn định về an ninh chính trị để phát triển KT – XH, nhất là SXNN ở các huyện trong tỉnh. 124 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Các sản phẩm trồng trọt chính của tỉnh Lâm Đồng là cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây lương thực, cây thực phẩm và hoa – cây cảnh với sản phẩm nổi bật là cây công nghiệp lâu năm, rau các loại (thuộc nhóm cây thực phẩm) và hoa – cây cảnh. Trong trồng trọt, Lâm Đồng đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để tăng năng suất, chất lượng, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng có năng suất chất lượng cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng, tập trung đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích cây trồng. Sản phẩm chăn nuôi chính của tỉnh Lâm Đồng là gia súc (lợn chiếm ưu thế về số lượng sản lượng), gia cầm (chiếm ưu thế về số lượng sản lượng), sản phẩm không qua giết thịt (sữa tuơi, kén tằm) và chăn nuôi khác. Ngành chăn nuôi của Lâm Đồng còn kém phát triển, còn chịu tác động nhiều từ dịch bệnh, thiên tai Sự phát triển của ngành này chưa gắn với công nghiệp chế biến, chủ yếu dừng lại ở hình thức thủ công. Dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm vị trí thứ yếu trong ngành nông nghiệp tuy có nhiều thành tựu và đầu tư phát triển. Các hình hình thức tổ chức SXNN và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao nhưng chưa phù hợp với tiềm năng của tỉnh, còn mang tính phân tán. Kiến nghị Đề nghị Trung ương và các Bộ, Ban ngành tăng cường đầu tư, ưu tiên nguồn vốn từ các chương trình, dự án quốc gia, vốn ODA để đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng. Gắn kết Lâm Đồng trong các chương trình, dự án phát triển của các vùng tạo cơ hội tham gia và hợp tác, phát triển với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong sản xuất – chế biến – tiêu thụ – xuất khẩu sản phẩm, trong đào tạo lao động, chuyển giao kĩ thuật – công nghệ. Đề nghị các Bộ ngành quan tâm, tích cực đầu tư các dự án lớn trong lĩnh vực thuỷ điện, thủy lợi, giao thông... và các công trình hạ tầng quan trọng khác trong tỉnh. Ngoài ra, 125 cần nghiên cứu các biện pháp tỉnh Lâm Đồng tiếp tục nghiên cứu mở rộng vành đai rau, hoa theo hướng thích hợp đi kèm với cấp thoát nước và bảo vệ môi trường. Đề nghị Trung ương và các Bộ, Ban ngành nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nhất là lĩnh vực dạy nghề, giáo dục đại học (trong đó có cả nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp) cho Tây Nguyên nói chung, đặc biệt đối với tỉnh Lâm Đồng. Đề nghị Trung ương và các Bộ, Ban ngành cho phép tỉnh nghiên cứu và đề xuất cơ chế chính sách phát triển tổng hợp nông, lâm, du lịch kết hợp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển bền vững. 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thu Ba (2012), Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Phan Ngọc Bảo (2009), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa theo hướng phát triển bền vững đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Cục thống kê Lâm Đồng (2000), Niêm giám thống kê Lâm Đồng năm 2000, Lâm Đồng. 4. Cục thống kê Lâm Đồng (2005), Niêm giám thống kê Lâm Đồng năm 2005, Lâm Đồng. 5. Cục thống kê Lâm Đồng (2007), Niêm giám thống kê Lâm Đồng năm 2007, Lâm Đồng. 6. Cục thống kê Lâm Đồng (2011), Niêm giám thống kê Lâm Đồng năm 2011, Lâm Đồng. 7. Nguyễn Thị Thanh Dung (2008), Nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Nguyễn Dược (2006), Sổ tay thuật ngữ địa lí, Nxb Giáo Dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Phạm Văn Đông (2012), Phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn tỉnh Bến Tre trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Hồ Thị Lý (2012), Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Lê Thị Bé Năm (2009), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang: Thực trạng và định hướng, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Mai Xuân Nhàn (2006), Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp Tây Ninh theo hướng sản xuất hàng hóa, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh 13. Phan Quang (1978), Lâm Đồng – Đà Lạt, Nxb Văn Hóa, Lâm Đồng. 14. Quách Thị Sáng (2011), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 127 15. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, Lâm Đồng. 16. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (2009), Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng 1999 – 2009, Lâm Đồng. 17. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 – 2010, Lâm Đồng. 18. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (2010), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Lâm Đồng, Lâm Đồng. 19. Nguyễn Chí Thắng (2012), Phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 20. Lê Thông (chủ biên) (2005), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam – tập 4 – các tỉnh và thành phố duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 21. Lê Thông (chủ biên) (2006), Địa lí 10 nâng cao, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 22. Trần Thị Thanh Thu (2009), Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh Phú Yên trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 23. Tạ Quang Trung (2009), Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 24. Nguyễn Chí Tuấn (2012), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng): Thực trạng và định hướng, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 25. Nguyễn Kế Tuấn, Ngô Thắng Lợi (2009), Kinh tế Việt Nam năm 2009, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 26. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2005), Địa lí kinh tế – xã hội đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 27. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ Biên), Nguyễn Đức Vũ, Vũ Đình Hòa, Trần Thị tuyết Mai (2010), Kiến thức cơ bản Địa lí 10, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_tinh_lam_dong_thuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_228.pdf
Luận văn liên quan