Luân Văn Nuôi con nuôi thực tế ở Việt Nam theo pháp luật hiện hành

MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài . 1 2. Đối tượng nghiên cứu . 2 3. Phạm vi nghiên cứu . 2 4. Mục tiêu nghiên cứu . 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu đề tài 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NUÔI CON NUÔI VÀ CON NUÔI THỰC TẾ Ở VIỆT NAM 1.1 Khái niệm chung 4 1.1.1 Khái niệm nuôi con nuôi 4 1.1.2 Khái niệm con nuôi thực tế . 5 1.1.3 Đặc điểm của quan hệ nuôi con nuôi thực tế . 5 1.2 Bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế . 6 1.3 Nguyên nhân, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi thực tế . 9 1.3.1 Nguyên nhân của việc nuôi con nuôi thực tế 9 1.3.2 Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi thực tế . 10 1.4 Lược sử hình thành và phát triển chế định pháp luật về nuôi con nuôi và con nuôi thực tế trong pháp luật Việt Nam 12 1.4.1 Lược sử Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng 8/ 1945 . 12 1.4.1.1 Pháp luật về nuôi con nuôi dưới thời quân chủ phong kiến (938 – 1858) . 12 1.4.1.2 Pháp luật về nuôi con nuôi dưới thời Pháp thuộc (1858 – 1945) 13 1.4.2. Pháp luật về nuôi con nuôi giai đoạn sau Cách mạng tháng 8/ 1945 . 14 1.4.2.1 Thời kỳ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945 – 1954) 14 1.4.2.2 Thời kỳ đất nước chưa thống nhất (1955 - 1975) 14 1.4.2.3 Thời kỳ đầu thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước (1975 đến nay) 15 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ PHÁP LUẬT VỀ CON NUÔI THỰC TẾ 2.1 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết nuôi con nuôi 21 2.1.1 Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc . 22 2.1.2 Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội 23 2.1.3 Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước 28 2.2 Điều kiện xác lập quan hệ nuôi con nuôi thực tế . 29 2.2.1 Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi 30 2.2.1.1 Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi thực tế tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi 30 2.2.1.2 Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi thực tế tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi 33 2.2.2 Đến thời điểm Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực (từ ngày 01/01/2011), quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống 38 2.2.3 Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con 38 2.3 Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi thực tế 39 2.4 Trình tự, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thực tế 40 2.4.1 Nộp hồ sơ . 41 2.4.2 Kiểm tra hồ sơ . 43 2.4.3 Đăng ký 44 2.5 Hệ quả của việc nuôi con nuôi thực tế . 44 2.5.1 Quan hệ với gia đình cha mẹ nuôi 45 2.5.1.1 Quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi . 45 2.5.1.2 Quan hệ giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi. 50 2.5.2 Quan hệ với gia đình cha mẹ ruột 52 2.6 Chấm dứt việc nuôi con nuôi thực tế . 54 2.6.1 Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi thực tế . 54 2.6.2 Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi thực tế 56 2.6.3 Hệ quả của việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi thực tế 56 CHƯƠNG 3 VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ Ở VIỆT NAM 3.1 Những tích cực của Luật Nuôi con nuôi đối với vấn đề con nuôi thực tế . 58 3.1.1 Tồn tại trong thời gian qua 58 3.1.2 Nguyên nhân của những tồn tại 59 3.1.2 Những tích cực của Luật Nuôi con nuôi đối với con nuôi thực tế 59 3.2 Những vướng mắc và hướng hoàn thiện đối với pháp luật về nuôi con nuôi thực tế hiện nay 60 3.2.1 Phạm vi được công nhận con nuôi thực tế . 60 3.2.2 Thời hạn đăng ký nuôi con nuôi con nuôi thực tế 62 3.2.3 Điều kiện công nhận con nuôi thực tế 63 3.2.4 Thủ tục công nhận con nuôi thực tế . 65 3.2.4.1 Lệ phí đăng ký con nuôi thực tế . 65 3.2.4.2 Kiểm tra hồ sơ đăng ký con nuôi thực tế . 66 3.2.5 Nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi 66 3.2.6 Căn cứ chấm dứt quan hệ con nuôi thực tế . 69 KẾT LUẬN . 71

doc72 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5282 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luân Văn Nuôi con nuôi thực tế ở Việt Nam theo pháp luật hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết và hợp lý. Những trường hợp cấm kết hôn tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có trường hợp cấm kết hôn “giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ hàng trong phạm vi ba đời”. Người đã được nhận làm con nuôi, đã thiết lập quan hệ nuôi dưỡng với cha mẹ nuôi nhưng không vì thế mà quan hệ huyết thống với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ ruột bị mất đi. Do vậy, việc kết hôn giữa người con đã cho làm con nuôi với những người thân thuộc cùng huyết thống vẫn bị cấm theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. + Cha mẹ đẻ không còn nghĩa vụ cấp dưỡng (khoản 3 Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2000), ngoài ra, theo Điều 11 Luật nuôi con nuôi việc chấm dứt một số quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ và con không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện những quyền, nghĩa vụ khác của cha mẹ đẻ và con theo quy định của pháp luật như con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình; thêm vào đó Luật không chấm dứt quyền thừa kế giữa con đã cho làm con nuôi với cha mẹ đẻ. Bộ luật dân sự 1995, tại Điều 681 và Điều 679 đã quy định: “con nuôi có quyền thừa kế của cha, mẹ nuôi và của cha, mẹ đẻ theo quy định của pháp luật” và ngược lại. Kế thừa quy định đó tại Điều 678 Bộ luật dân sự 2005 Điều 678 Bộ luật dân sự 2005: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định của pháp luật tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này”. về quan hệ thừa kế giữa con nuôi với cha, mẹ nuôi và cha, mẹ ruột. Như vậy, con nuôi được bảo tồn quyền thừa kế đối với di sản của những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất của cha, mẹ ruột, là người thừa kế thứ hai của anh, chị, em ruột, là người thừa kế thế vị của cha, mẹ rột trong di sản của ông bà nội (ông bà ngoại)… 2.6 Chấm dứt việc nuôi con nuôi thực tế Việc nuôi con nuôi là nhằm thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa những người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi với mục đích bảo đảm cho con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong một môi trường lành mạnh. Do đó, quan hệ này thường rất chặt chẽ và bền vững, không thể phá vỡ được. Nếu trong quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ, tình cảm cha mẹ và con hình thành một cách tự nhiên, không thể “khước từ” quan hệ cha con, mẹ con thì trong quan hệ nhận nuôi con nuôi, tình cảm giữa hai bên được hình thành một cách nhân tạo quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ tồn tại về mặt pháp lý và vì thế đòi hỏi phải có một quá trình thử thách, trãi nghiệm, xây dựng, một khoản thời gian, điều đó hoàn toàn không dễ dàng, mà nó đòi hỏi sự cố gắng từ cả hai phía. Vì vậy, trong những trường hợp nhất định, việc nuôi con nuôi có thể chấm dứt. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, năm 2000, cũng như Luật Nuôi con nuôi chỉ đưa ra các căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi, còn khái niệm chấm dứt việc nuôi con nuôi chưa được qui định. Vì vậy, cần đưa ra khái niệm “chấm dứt việc nuôi con nuôi” như sau: “Chấm dứt việc nuôi con nuôi là việc chấm dứt quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa cha mẹ nuôi và con nuôi do Tòa án quyết định khi có những căn cứ mà pháp luật quy định theo yêu cầu của những người có quyền yêu cầu” Cần hoàn thiện các quy định về chấm dứt việc nuôi con nuôi và hủy việc nuôi con nuôi, Ths. Nguyễn Phương Lan, Trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí Tòa án nhân dân số 24, tháng 12 – (2005). . 2.6.1 Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi thực tế Điều 25 Luật Nuôi con nuôi đưa ra bốn trường hợp có thể chấm dứt việc nuôi con nuôi: Trường hợp thứ nhất, con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi. Đây là nội dung kế thừa quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Khoản 1 Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình quy định một trong các trường hợp chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi là “cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi”. . Pháp luật về nuôi con nuôi của Trung Quốc Điều 26 Luật Nuôi con nuôi Trung Quốc quy định: “Người nuôi con nuôi không được chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi trước khi trẻ làm con nuôi trưởng thành…”. cũng có quy định tương tự. Khi giữa cha, mẹ nuôi và người con nuôi đã thành niên vì một lý do nào đó không muốn tiếp tục quan hệ nuôi con nuôi nữa, mong muốn chấm dứt quan hệ đó một cách tự nguyện, không bên nào cưỡng ép bên nào thì Tòa án có quyền ra quyết định chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi giữa họ với nhau. Trường hợp thứ hai, con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi. Việc nuôi con nuôi là sự thiết lập mối quan hệ giữa cha mẹ và con, bảo đảm cho cha mẹ nuôi và người được nhận làm con nuôi được hưởng sự chăm sóc lẫn nhau, khi người con nuôi đã có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của cha mẹ nuôi, ngược đãi hành hạ cha mẹ nuôi,... và bị Tòa án kết tội thì rõ ràng mục đích xã hội của quan hệ nuôi con nuôi đã không đạt được và việc tiếp tục quan hệ nuôi con nuôi là không cần thiết, làm thiệt hại đến quyền lợi của cha, mẹ nuôi. Khi đó, quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt nhằm bảo vệ quyền lợi của cha mẹ nuôi do con nuôi không thực hiện đúng vai trò của người con trong gia đình Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (Tập thể tác giả), Bình luận khoa học luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Trang 394. . Trường hợp thứ ba, cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi. Trái với mục đích của việc nuôi con nuôi đã quy định. Có thể nói đây là sự vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng của cha nuôi, mẹ nuôi. Pháp luật quy định đây là căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi nhằm đảm bảo quyền lợi cho người con nuôi, tách người con nuôi khỏi môi trường có nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến nhân cách, lối sống, thể chất…của người con nuôi Trường hợp thứ tư, vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi. + Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em. + Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi. + Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. + Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số. + Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước. + Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi. + Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đây là các hành vi mà Luật nuôi con nuôi cấm trong việc nhận nuôi con nuôi, hành vi này trái với mục đích nhận con nuôi mà Luật hướng tới, không chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người được nuôi, mà còn ảnh hưởng đối với chính sách của Nhà nước, truyền thống văn hóa của dân tộc. Vì vậy, quy định đây là căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi là điều rất cần thiết. 2.6.2 Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi thực tế * Quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi thực tế Điều 26 Luật Nuôi con nuôi quy định các tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi gồm: - Cha mẹ nuôi; - Con nuôi đã thành niên; - Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi; - Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều của Luật Nuôi con nuôi: Cơ quan Lao động, thương binh và xã hội; Hội Liên hiệp phụ nữ. Chấm dứt nuôi con nuôi là vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng tới quyền, nghĩa vụ của cha mẹ nuôi và con nuôi. Ngoài những người có liên quan trực tiếp như cha mẹ nuôi, con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi, thì chỉ những cơ quan, tổ chức có chức năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em như cơ quan quan lao động, thương binh và xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi. * Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi thực tế Luật nuôi con nuôi quy định, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật hiện hành cũng không có quy định riêng về thủ tục chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi. Do đó, việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi đương nhiên sẽ tuân thủ theo những thủ tục chung về tố tụng dân sự. Căn cứ khoản 5 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự, yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi là một yêu cầu về hôn nhân và gia đình, được xác định là việc dân sự, giải quyết theo thủ tục việc dân sự. 2.6.3 Hệ quả của việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi thực tế Quan hệ nuôi con nuôi thực tế được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp xã), do đó việc chấm dứt nuôi con nuôi thực tế cũng phải bằng quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Tòa án). Khi Tòa án quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi, phán quyết của Tòa án có hiệu lực pháp luật là cơ sở pháp lý chấm dứt quan hệ pháp luật nuôi con nuôi (nội dung các quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân) đã xác lập trước đó. Theo Điều 27 Luật Nuôi con nuôi, hậu quả pháp lý của việc chấm dứt nuôi con nuôi thực tế được giải quyết như sau: - Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực. Cha mẹ nuôi không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản của con nuôi cũng như người con nuôi cũng không còn nghĩa vụ gì với cha mẹ nuôi nữa khi đến ngày có hiệu lực của bản án hoặc quyết định của Tòa án. - Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó. - Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật Khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Trừ trường hợp giữa cha mẻ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không có quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi”. sẽ được khôi phục. Đây là quy định mới so với chế định nuôi con nuôi trước đây, phù hợp với hệ quả của việc nuôi con nuôi mà Luật đã quy định. - Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi. Để đảm bảo cho con nuôi có thể hòa nhập với gia đình cha mẹ đẻ của mình, đảm bảo được nguồn gốc của người con nuôi. - Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo khoản 2 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên còn chung sống với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình”. Luật đã quy định đây là nghĩa vụ của con nuôi đối với cha mẹ nuôi, vì vậy, khi chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi, thì người con nuôi sẽ được lấy lại những tài sản tương xứng với công lao đóng góp của mình, vừa đảm bảo quyền của người nuôi và cả người được nuôi. CHƯƠNG 3 NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VỀ CON NUÔI THỰC TẾ Ở VIỆT NAM 3.1 Những tích cực của Luật Nuôi con nuôi đối với con nuôi thực tế 3.1.1 Tồn tại trong thời gian qua Việc thi hành pháp luật ở nhiều địa phương chưa tốt và thống nhất, có địa phương vận dụng “cứng nhắc” các văn bản hướng dẫn về thủ tục, từ đó gây khó khăn phiền hà cho các đương sự, có địa phương lại rất “dễ dãi” về thủ tục xin con nuôi, kiến thức pháp luật về nuôi con nuôi của người dân còn rất hạn chế. Bên cạnh đó là hiện nay ở nhiều địa phương phát sinh yêu cầu đăng ký việc nuôi con nuôi, mà trong đó người được nuôi đã trên 15 tuổi (tuổi con nuôi theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là dưới 15 tuổi, trường hợp được nhận làm con nuôi của thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn thì có thể là người trên mười lăm tuổi và Luật Nuôi con nuôi hiện nay là trẻ em dưới 16 tuổi). Qua tìm hiểu được biết việc nuôi con nuôi này đã phát sinh từ khi người con nuôi còn nhỏ nhưng do thiếu kiến thức pháp luật về nuôi con nuôi cũng như tầm quan trọng của việc đăng ký nhận con nuôi tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, khi đó họ đã có đủ điều kiện, phần lớn chỉ có sự thỏa thuận của hai bên (bên cho con nuôi và bên nhận con nuôi). Nay họ mới đến xin đăng ký việc nhận con nuôi, thì con nuôi đã trên tuổi được nhận làm con nuôi. Về mặt pháp lý, khi đó thì những trường hợp này không được phép làm thủ tục công nhận việc nuôi con nuôi, nhưng về mặt tình cảm và đạo lý thì đây là vấn đề không nhỏ, có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người nhận nuôi và cả người được nuôi nhất là trong lĩnh vực thừa kế. Nếu chỉ đơn thuần dựa vào giới hạn độ tuổi để công nhận hoặc không công nhận việc nuôi con nuôi thì vô hình chung pháp luật đã làm giảm đi rất nhiều về ý nghĩa của việc nuôi con nuôi là nhằm gắn bó tình cảm giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, tạo mái ấm gia đình, giúp cho những đứa trẻ luôn được sống trong môi trường gia đình, trong khi vào thời điểm xin đăng ký việc nuôi con nuôi vẫn còn tồn tại quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi, họ đã thật sự đối xử với nhau như cha mẹ con và được bà con, họ hàng công nhận. Nghị định số 32/2002/NĐ-CP trước đây cũng chỉ công nhận những trường hợp nuôi con nuôi trước ngày 01/01/2001 đối với việc nuôi con nuôi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, còn những trường hợp nuôi con nuôi ở các vùng khác mà không đăng ký theo quy định của pháp luật thì không được thừa nhận là có phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Thực tế, Tòa án theo nguyên tắc bảo vệ lợi ích khách quan của người con nuôi, không phải lúc nào cũng theo quy định của pháp luật, nhất là trong trường hợp con đẻ vì lý do nào đó sống xa cha mẹ, không có điều kiện thực tiễn nuôi dưỡng, chăm sóc lúc cha mẹ già yếu, ốm đau hay khi cha mẹ chết đi không lo ma chay nhưng lại tranh chấp tài sản với người con nuôi phần lớn sống và chăm sóc, phụng dưỡng tốt cha mẹ hơn. Trong trường hợp đó, Tòa án sẽ bảo vệ quyền lợi của người con nuôi chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng được cộng đồng dân cư xác nhận, người con nuôi có đóng góp nhất định vào khối tài sản chung của cha mẹ, có tình cảm yêu thương, phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ nuôi. Tuy nhiên, nếu không có cách giải quyết dứt điểm thì chắc chắn những tranh chấp trong quan hệ thừa kế giữa con đẻ của người chết với con nuôi của người đó sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp . 3.1.2 Nguyên nhân của những tồn tại - Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn hạn chế. Một số tỉnh miền núi, địa hình đi lại khó khăn, nhiều dân tộc ít người, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch chưa tốt nên nhận thức của người dân thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ đăng ký việc cho và nhận con nuôi không được tốt. - Thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký hộ tịch. Hơn nữa là do trình độ dân trí thấp và còn nhiều hạn chế, nhất là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới… - Biên chế, năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ còn hạn chế. Bien chế cho cán bộ tư pháp cấp xã chỉ có một cán bộ. Việc ít bồi dưỡng, nâng cao kiến thức làm ảnh hưởng đến trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ tư pháp – hộ tịch ở cấp cơ sở. 3.1.3 Những tích cực của Luật Nuôi con nuôi đối với vấn đề con nuôi thực tế Xuất phát từ nhận thức của bản chất việc nuôi con nuôi là một vấn đề nhân đạo, đồng thời cũng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của con nuôi, cũng như quyền lợi chính đáng của người nhận nuôi con nuôi nên hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có các quy định của pháp luật để điều chỉnh những quan hệ liên quan đến việc cho nhận con nuôi. Ở Việt Nam, ngay từ thời phong kiến dưới Triều đại nhà Lê trong Bộ Luật Hồng Đức đã có những quy định liên quan đến việc nuôi con nuôi. Luật Nuôi con nuôi ra đời với những quy định về nuôi con nuôi ngày càng được chặt chẽ và hoàn thiện hơn. Trong đó, với điều khoản chuyển tiếp công nhận con nuôi đã phát sinh trên thực tế nhưng chưa đi đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đã giải quyết được những vấn đề gây không ít khó khăn cho cơ quan giải quyết trong thời gian qua và những bức xúc trong người dân khi không được công nhận là quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi. Luật quy định rõ điều kiện để được công nhận là con nuôi thực tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân tự nguyện đi đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng cách đã đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục đăng ký rất nhiều, để quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi của họ được pháp luật công nhận. Thêm vào đó, xác định rõ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế có giá trị pháp lý, hệ quả khi quan hệ nuôi con nuôi được đăng ký, đã góp phần đảm bảo đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhất là trong vấn đề thừa kế, đất đai… khi mà thời điểm công nhận là con nuôi có ý nghĩa quyết định đối với việc được thừa kế di sản, miễn giảm thuế sử dụng đất… của người dân, góp phần tạo ra hướng giải quyết cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản giữa con nuôi và con đẻ của người nhận nuôi, đang là vấn đề bất cập hiện nay. 3.2 Những vấn đề vướng mắc và hướng giải quyết đối với vấn đề con nuôi thực tế hiện nay Nuôi con nuôi thực tế là một vấn đề đã xuất hiện từ lâu trong xã hội Việt Nam và Nhà nước ta luôn động viên khuyến khích việc cá nhân nhận nuôi những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Việc tạo điều kiện cho các em có một gia đình, được pháp luật công nhận quan hệ cha mẹ và con, để những đứa trẻ được sự chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục tốt sau này trở thành những người có ích cho xã hội, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Chính vì vậy, việc hoàn thiện về mặt pháp luật đối với vấn đề nuôi con nuôi nói chung cũng như nuôi con nuôi thực tế nói riêng là hết sức cần thiết. Theo người viết trước mắt cần tiến hành giải quyết một số vấn đề sau: 3.2.1 Phạm vi được công nhận con nuôi thực tế Theo Điều 50 Luật Nuôi con nuôi: “Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau…” và “Chính phủ quy định chi tiết thủ tục đăng ký nuôi con nuôi quy định tại Điều này, bảo đảm thuận lợi và phù hợp với điều kiện thực tế của nhân dân ở các vùng, miền”. Luật dùng chỉ từ “vùng, miền” và “công dân Việt Nam” mà chưa có hướng dẫn gì thêm nên đã dẫn đến hai cách hiểu khác nhau. - Cách hiểu thứ nhất, điều khoản này chỉ áp dụng đối với các dân tộc thiểu số vì kể từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2001, ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực thì chỉ có Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ công nhận con nuôi thực tế đối với các dân tộc thiểu số, bên cạnh đó, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thêm về vấn đề này. Vì vậy, ý kiến này cho rằng Luật Nuôi con nuôi quy định Điều 50 điều khoản chuyển tiếp là tiếp tục bảo vệ quyền và lợi ích đối với các dân tộc thiểu số trong vấn đề nuôi con nuôi thực tế. - Cách hiểu thứ hai, điều khoản này áp dụng đối với mọi người dân là công dân Việt Nam, vì trong Điều 50 này không có câu chữ nào quy định là áp dụng đối với các dân tộc thiểu số mà luật chỉ dùng hai từ “vùng, miền”, có thể là công dân Việt Nam ở vùng núi, vùng đồng bằng hoặc miền Bắc, miền Nam, miền Trung... Người viết đồng ý với cách hiểu thứ hai, con nuôi thực tế được công nhận đối với mọi người là công dân Việt Nam nếu thỏa các điều kiện theo luật định. Thứ nhất, vì trong điều luật không có câu chữ nào đề cập đến việc chỉ áp dụng đối với các dân tộc thiểu số mà chỉ quy định “việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam”. Thứ hai, mặc dù từ sau khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, chỉ có Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ công nhận con nuôi thực tế đối với các dân tộc thiểu số và Luật Nuôi con nuôi hiện hành đã bãi bỏ những quy định liên quan đến con nuôi thực tế trong nghị định này. Nhưng nếu hiểu quy định của Luật Nuôi con nuôi chỉ áp dụng đối với các dân tộc thiểu số thôi thì sẽ không bảo đảm hết quyền và lợi ích của người được nuôi và người nhận nuôi trên thực tế, theo mục đích của Luật Nuôi con nuôi đã đề ra trong việc công nhận con nuôi thực tế, vì không phải chỉ có người dân tộc thiểu số mới bị tập quán chi phối nhiều, bên cạnh đó không chỉ tập quán, phong tục mà nhiều người dân còn do trình độ, chưa hiểu hết những quy định của pháp luật, cũng như tầm quan trọng của việc đăng ký nuôi con nuôi trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình, không ít trường hợp nhận con nuôi trước giải phóng hoặc những trường hợp được công nhận là con nuôi thực tế theo Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986,... Ví dụ như tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay có nhiều yêu cầu khai nhận và đăng ký di sản thừa kế của những người là cha - mẹ - con nuôi gây lúng túng cho cơ quan công chứng và cấp giấy. Do trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật của người dân còn thấp nên nhiều trường hợp nuôi con nuôi không có giấy xác nhận của cơ quan thẩm quyền . Thêm vào đó, trong Bản thuyết minh về dự án Luật Nuôi con nuôi của Bộ Tư pháp có nêu: “qua điều tra khảo sát tại một số địa phương, tỉnh miền núi cho thấy, tình hình nuôi con nuôi thực tế diễn ra khá phổ biến, chủ yếu là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau cùng dân tộc. Nguyên nhân chủ yếu là do đồng bào chưa hiểu biết đầy đủ về pháp luật, chưa nhận thức được tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký nuôi con nuôi trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, người dân chỉ nhận trẻ em về nuôi dưỡng, coi như con đẻ của mình mà không làm thủ tục đăng ký. Trên thực tế, quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nuôi đã phát sinh”. Theo đó, tình trạng con nuôi thực tế tuy tập trung nhiều ở đồng bào dân tộc thiểu số nhưng tình trạng này không chỉ có ở đồng bào dân tộc thiểu số và hướng dẫn của Bộ Tư pháp cũng không quy định con nuôi thực tế chỉ áp dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, Chính phủ nên có hướng dẫn rõ thêm về vấn đề này, tạo thống nhất trong cách hiểu, cũng như cách trong cách giải quyết sau này. 3.2.2 Thời hạn đăng ký nuôi con nuôi thực tế Theo Luật Nuôi con nuôi, việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng đủ các điều kiện. Nghĩa là thời gian mà người dân được phép đi đăng ký con nuôi thực tế là từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2015, nếu hết thời gian này mà họ không đi đăng ký thì quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi của họ sẽ không được công nhận, các quyền và lợi ích giữa người nhận nuôi và người được nuôi sẽ không được công nhận và nếu có tranh chấp xảy ra sau này cũng sẽ không được giải quyết. Về vấn đề cho phép đăng ký đối với nuôi con nuôi thực tế, Phó Cục trưởng Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) Nguyễn Công Khanh cho biết: “khó dự kiến được có bao nhiêu trường hợp con nuôi thực tế vì hiện nay chưa một địa phương nào có báo cáo về số liệu này” . Tuy nhiên hầu hết, các trường hợp nuôi con nuôi thực tế không đi đăng ký đều do người dân không am hiểu pháp luật. Nếu có người dân đến hết thời hạn cho phép đăng ký con nuôi thực tế mới hiểu hết quyền và lợi ích của việc đăng ký, mới có điều kiện đi đăng ký thì pháp luật sẽ không công nhận? Như vậy, không những sẽ tạo ra tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, mà còn có thể dẫn đến làm gia tăng những mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến các vấn đề về hệ quả của nuôi con nuôi, trong đó có vấn đề thừa kế tài sản vốn là một trong những vấn đề rất phức tạp trong đời sống dân sự hiện nay. Theo người viết, luật nên kéo dài thời hạn đăng ký nuôi con nuôi thực tế. Pháp luật về nuôi con nuôi trước đây đều quy định việc nuôi con nuôi phải đi đăng ký nhưng thực tiễn vẫn còn nhiều trường hợp nhận con nuôi nhưng không đi đăng ký theo quy định của pháp luật về cho, nhận con nuôi mà chỉ là sự thỏa thuận của hai bên; còn tồn tại nhiều hình thức nuôi con nuôi có tính chất “dân gian” trong nhân dân (như việc nuôi con nuôi theo phong tục tập quán, nuôi con tình nghĩa, con nuôi lập tự... Vì vậy, thời hạn 05 năm sẽ không giải quyết hết các trường hợp con nuôi thực tế. Trong khi mục đích của việc ban hành Luật Nuôi con nuôi mà Nhà nước ta hướng tới là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người nhận nuôi và người được nuôi và việc đăng ký công nhận con nuôi thực tế là vì quyền và lợi ích của cha mẹ nuôi và con nuôi. Vì vậy, để đảm bảo được mục đích đó, chúng ta nên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân về quyền và lợi ích của việc đăng ký nuôi con nuôi, tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ xã nhất là những nơi có đông đồng bào dân tộc, miền núi, những nơi có phong tục tập quán chi phối nhiều đến người dân… thậm chí đi đến từng nhà để giải thích cho người dân để tuyên truyền, phổ biến để giúp cho người dân hiểu hết được những lợi ích, mà tự nguyện đi đăng ký, thường xuyên tổ chức những đợt đăng ký lưu động ở vùng sâu, vùng xa. Như vậy, việc đưa pháp luật đến với người dân không phải dễ dàng nên cần có nhiều thời gian, quy định việc kéo dài thời hạn đăng ký vừa có thể giải quyết hết tình trạng nuôi con nuôi thực tế, có thể bảo vệ hết quyền và lợi ích của người dân vừa đảm bảo tính răng đe, tạo một động lực cho người dân sớm tự nguyện đi đăng ký. 3.2.3 Điều kiện công nhận con nuôi thực tế Luật quy định để được công nhận là con nuôi thực tế thì phải thỏa các điều kiện, tuy nhiên theo quan điểm của người viết có một số điểm chưa hợp lý: - Điều thứ nhất: Luật quy định các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. Do câu chữ không rõ ràng “theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi” nên dễ gây nhằm lẫn là Luật quy định phải áp dụng các quy định về điều kiện nuôi con nuôi trước đây để giải quyết ví dụ như thời điểm xác lập là năm 1988 thì áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, hoặc thời điểm xác lập là năm 2002 thì áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000… và trên thực tế, không loại trừ có những quan hệ nuôi con nuôi đã phát sinh trước ngày 30/04/1975 ở miền Nam và trước năm 1960 ở miền Bắc mà đến nay chưa đăng ký. Do đó, nếu căn cứ vào các văn bản pháp luật được ban hành vào thời kỳ này để công nhận việc nuôi con nuôi, thì có thể phải viện dẫn đến việc áp dụng pháp luật do chế độ cũ ban hành, đây là vấn đề nhạy cảm nên tránh. Bên cạnh đó, để tạo tính thống nhất trong cách hiểu và trong cách giải quyết, vì vậy, điểm a khoản 1 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi nên quy định rõ ràng hơn là: “Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của Luật này tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi”. Hoặc là nên có quy định hướng dẫn, Bộ Tư pháp sẽ căn cứ vào từng vụ việc cụ thể để có hướng dẫn riêng. - Điều kiện thứ hai: Luật quy định đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống. Tuy nhiên, nếu có trường hợp việc nuôi con nuôi đã được xác lập cũng không đi đăng ký, quan hệ cha, mẹ con được mọi người công nhận, họ sống chung với nhau và thật sự xem nhau như là cha, mẹ con ruột nhưng không may người nhận nuôi chết ngày 31 tháng 12 năm 2010 trước ngày Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực thì pháp luật không công nhận là con nuôi thực tế. Gần đây, các cơ quan công chứng tại Thành phố Hồ Chí Minh rất “khó xử” khi tiếp nhận các yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế do cha mẹ nuôi chết để lại. Đó là những trường hợp đã được nhận làm con nuôi từ trước giải phóng nhưng không lập thủ tục nhận con nuôi . Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Sang thuộc một trong số các trường hợp trên. Trước đây, ông được bà X. nhận làm con nuôi. Năm 2002, bà X. mua một căn nhà tại khu Văn Thánh Bắc (phường 25, quận Bình Thạnh) và đến năm 2007 thì bà qua đời. Sinh thời, bà X. sống độc thân, không chồng con, không anh chị em và chỉ có nghệ sĩ Thanh Sang là người thân duy nhất. Khi nghệ sĩ nộp hồ sơ khai nhận di sản thừa kế, phòng công chứng đã không biết giải quyết sao vì trước đây bà X. không làm thủ tục nhận ông làm con nuôi. Nghệ sĩ Thanh Sang đã phải xuất trình các bản hộ khẩu có được từ năm 1989 đến thời điểm mẹ nuôi mất, trong đó ghi rõ hai bên là mẹ – con nuôi. Tháng 4-2008, nhiều nghệ sĩ cải lương (như NSND Thanh Tòng, các NSƯT Thanh Điền, Minh Vương, Lệ Thủy, Thanh Kim Huệ…) cùng ký giấy xác nhận bà X. là mẹ nuôi của nghệ sĩ Thanh Sang từ trước giải phóng. Tiếp đó, Sở Văn hóa và Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân phường 25 (quận Bình Thạnh) cũng đóng dấu xác nhận quan hệ mẹ – con nuôi giữa bà X. và nghệ sĩ Thanh Sang. Tuy vậy, hồ sơ khai nhận nêu trên cũng phải mất hơn một năm trời mới được công chứng. Tương tự, ông Phan M. (phường 17, quận Phú Nhuận) cũng được mẹ nuôi để lại một căn nhà thừa kế. Người mẹ nuôi ấy đã nhận ông làm con nuôi từ năm 1962 nhưng không làm giấy tờ. Quan hệ mẹ nuôi – con nuôi của họ chỉ được thể hiện trong sổ hộ khẩu và được bà con hàng xóm ký xác nhận. Nếu việc thừa kế nhà của nghệ sĩ Thanh Sang gặp khó ở giai đoạn đầu (công chứng) thì ông M. lại bị “mắc” ở giai đoạn sau (cấp “giấy hồng”). Sau cùng, Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận cũng đồng ý cấp “giấy hồng” cho ông M. Do lúc này, luật chưa có quy định cụ thể nên không những làm công chứng viên bối rối mà cơ quan cấp giấy cũng không ít băn khoăn nhưng thực tiễn dựa trên những giấy tờ thì việc khai nhận di sản thừa kế vẫn được công nhận. Luật Nuôi con nuôi đã công nhận con nuôi thực tế, đã tạo ra hướng giải quyết cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu hiện tại Luật chỉ công nhận con nuôi thực tế khi cả hai bên người nhận nuôi và người được nhận nuôi phải còn sống, thì những trường hợp tương tự như trường hợp trên sẽ không được giải quyết. Nếu có người đến đòi phân chia tài sản thì lợi ích cũng như quyền thừa kế của người con nuôi sẽ không được pháp luật bảo vệ. Do đó cần có những quy định hướng dẫn thêm về vấn đề này để bảo vệ những lợi ích chính đáng của của người nhận nuôi và người được nuôi đã phát sinh trên thực tế cụ thể là sẽ quy định hai trường hợp: Đến thời điểm Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống, thì trong quá trình đăng ký công nhận con nuôi thực tế, thì Ủy ban nhân dân cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp Công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh, Tờ khai cần ghi rõ ngày, tháng, năm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế, có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng. Đến thời điểm Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực mà một trong hai bên cha mẹ nuôi hoặc con nuôi đã chết nhưng người còn lại có nguyện vọng pháp luật hóa quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi và thì Ủy ban nhân dân cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp Công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh, Tờ khai cần ghi rõ ngày, tháng, năm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế và có chữ ký của ít nhất mười người làm chứng. 3.2.4 Thủ tục công nhận con nuôi thực tế 3.2.4.1 Lệ phí đăng ký con nuôi thực tế Theo đánh giá của Nhóm nghiên cứu Một số thành viên của Ban Soạn thảo, Tổ biên tập Dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều Luật Nuôi con nuôi, Một số nghiên cứu viên của Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp; Nhóm nghiên cứu RIA của Cục Con nuôi Bộ Tư pháp; Nhóm chuyên gia quốc tế về tiêu chuẩn quyền trẻ em CCI - ISSI của Thuỵ Sỹ trong khuôn khổ hợp tác với UNICEF tại Việt Nam. , trên cơ sở Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002, thì mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện nay là quá thấp so với mức chi phí hiện tại mà Nhà nước phải chi trả cho các hoạt động hành chính nhằm cung cấp dịch vụ cho cá nhân trong lĩnh vực này. Nhà nước không thể đủ khả năng bù đắp lại những khoản chi phí hành chính cho dịch vụ mà cơ quan nhà nước cung cấp cho công dân. Ngoài ra, nếu mức lệ phí không đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc thì sẽ không thể nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho công dân. Mặt khác nếu tiếp tục như vậy, đồng nghĩa với việc “tiếp tay” cho nạn tham nhũng, nhũng nhiễu. Vì vậy, việc tăng mức lệ phí việc nuôi con nuôi là hợp lý và cần thiết. Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lệ phí mà Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam đăng ký nuôi con nuôi tai Việt Nam phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước khi nộp hồ sơ xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi là bốn trăm nghìn đồng/trường hợp. Mức lệ phí như vậy là phù hợp vì Luật Nuôi con nuôi đã Luật hóa hồ sơ của người nhận nuôi và người được nuôi, có nhiều thông tin, giấy tờ cần, cán bộ Hộ tịch phải xác minh nhiều vấn đề hơn. Riêng đối với con nuôi thực tế thì sẽ được miễn lệ phí. Theo người viết luật nên kéo dài thời hạn đi đăng ký đối với con nuôi thực tế, do đó đối với vấn đề lệ phí, để tránh việc nhiều người lợi dụng việc đăng ký con nuôi thực tế để không phải đóng lệ phí thì Luật cần nên quy định: Trường hợp, đăng ký nuôi con nuôi thực tế ở vùng sâu, vùng xa, người nhận nuôi có điều kiện kinh tế khó khăn, người nhận nuôi là cha dượng, mẹ kế của người được nuôi, chú ruột, bác ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc nhận trẻ em tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi thì sẽ được miễn lệ phí đăng ký. Ngoài những trường hợp trên thì người nhận nuôi con nuôi thực tế phải đóng lệ phí như đăng ký nhận con nuôi trong nước. 3.2.4.2 Kiểm tra hồ sơ đăng ký con nuôi thực tế Luật quy định ba điều kiện để được công nhận là con nuôi thực tế, nhưng trong Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Nuôi con nuôi chỉ qui định Ủy ban nhân dân cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp Công an xã tiến hành kiểm tra hai điều kiện, đến thời điểm Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực quan hệ cha, mẹ con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống và giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con. Còn điều kiện không kém phần quan trọng, như đã phân tích trên, cả người nhận nuôi và người được nhận nuôi phải thỏa điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. Vì vậy, nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Nuôi con nuôi nên quy định Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ cần kiểm tra thêm điều kiện này. Tuy điều này không có ý nghĩa thực tế trong việc có nên công nhận con nuôi thực tế hay không, vì nếu lúc bắt đầu thời điểm xác lập quan hệ nuôi con nuôi, người nhận nuôi chỉ có mục đích lợi dụng người được nuôi nhưng sau một thời gian chung sống thì họ thật sự lại có tình cảm với nhau, mong muốn quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi được pháp luật công nhận, nhưng nếu dựa vào điều này mà từ chối đăng ký sẽ không hợp lý. Nhưng điều kiện này lại có ý nghĩa trong việc xác định thời điểm bắt đầu quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi có giá trị pháp lý. Ví dụ như trường hợp người nhận nuôi con nuôi nhận đứa trẻ về nuôi khi chưa được xóa án tích về tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác và được xóa án tích trước thời điểm Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực thì lúc này giả sử họ đi đăng ký công nhận con nuôi thực tế thì quan hệ cha nuôi, mẹ nuôi sẽ có giá trị pháp lý từ thời điểm người nhận nuôi được xóa án tích. 3.2.5 Nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi Theo Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định: “…giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Theo đó, ý định của các nhà làm luật muốn cho người con nuôi gần như có đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ của cha mẹ nuôi. Tuy nhiên, những quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản như về quyền thừa kế và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nuôi và cháu nuôi, giữa anh, chị, em nuôi với nhau lại gặp vướng mắc. Quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 không có điều khoản nào quy định về việc thừa kế giữa ông bà nuôi và cháu nuôi hoặc anh, chị, em nuôi, Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 quy định hàng thừa kế thứ hai: “ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại”, hàng thừa kế thứ ba cũng là những người có mối quan hệ huyết thống với nhau như cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Luật luôn quy định từ “ruột” mà không có từ “nuôi”, như vậy, pháp luật quy định cháu nuôi sẽ không được hưởng thừa kế theo pháp luật từ ông bà nội nuôi, ông bà ngoại nuôi và anh, chị, em nuôi hoặc các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng vậy. Nếu Luật Nuôi con nuôi thừa nhận quyền này thì văn bản nào sẽ điều chỉnh, trong khi Bộ luật dân sự hiện hành quy định rõ là người thừa kế theo pháp này chỉ có những người quan hệ hôn nhân hoặc “ruột thịt” có quan hệ huyết thống với nhau. Bên cạnh đó là nghĩa vụ cấp dưỡng cũng giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi, theo quy định của Luật nuôi con nuôi nhằm hướng tới việc không phân biệt con đẻ với con nuôi, giữa các con điều có quyền lợi ngang nhau trong quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, nếu chỉ xét mối quan hệ giữa anh, chị, em nuôi với nhau, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 lại không thừa nhận quyền giám hộ đương nhiên giữa anh, chị, em nuôi (khoản 1 Điều 83) và luật cũng không cấm kết hôn giữa con nuôi và con đẻ của cha mẹ nuôi, như vậy phần nào cho ta thấy giữa con nuôi và con đẻ không thể có các quyền và nghĩa vụ như nhau được. Nếu xét về mặt pháp luật giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi không có quan hệ pháp lý với nhau, vì thủ tục nhận nuôi con nuôi chỉ được thực hiện giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, trong khi đó thủ tục đăng ký là một điều kiện rất quan trọng để được pháp luật công nhận một vấn đề nào đó chỉ giữa những người đi đăng ký như theo Luật Hôn nhân và gia đình từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2001 trường hợp nam, nữ muốn xác lập quan hệ vợ chồng thì cả hai phải đi đăng ký kết hôn,… Mặt khác trong việc nhận con nuôi của người nhận nuôi, luật không quy định bắt buộc phải có sự đồng ý bằng văn bản, hoặc phải hỏi ý kiến của những thành viên khác trong gia đình của người nhận nuôi (trừ trường hợp người đang có vợ (chồng) như đã phân tích ở phần trên phải có sự đồng ý của người chồng (vợ) còn lại). Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành chỉ thừa nhận quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi với nhau, còn đối với vấn đề liên quan đến tài sản như nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế thì pháp luật chưa công nhận giữa họ. Theo người viết Luật nên có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề quyền và nghĩa vụ giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi, theo hướng công nhận quyền tài sản giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi. Vì cha mẹ đẻ cho con đẻ của mình làm con nuôi của người khác hầu hết là do điều kiện kinh tế khó khăn hoặc hoàn cảnh nào đó họ không thể trực tiếp nuôi dưỡng được con của mình. Họ có ý định cho con mình làm con nuôi người khác với mong muốn con có cuộc sống tốt hơn, bên cạnh đó những người nhận nuôi con nuôi điều xuất phát từ việc mong muốn có đứa con để nuôi dưỡng hoặc từ lòng hảo tâm, thương người và họ thường suy nghĩ rất kỹ càng trước việc có nhận con nuôi hay không. Những đứa trẻ này đã không được may mắn vì không được cha mẹ đẻ chăm sóc, nhất là những đứa trẻ bị bỏ rơi khi còn nhỏ không xác định được cha mẹ đẻ là ai và Nhà nước ta luôn khuyến khích những người có điều kiện nhận những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn này làm con nuôi để xoa diệu bớt phần nào nổi bất hạnh của những đứa trẻ này. Luật Nuôi con nuôi ban hành cho ta thấy sự quan tâm rất sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với những đứa trẻ, Luật quy định mục đích nuôi con nuôi là nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Cho ta thấy việc nuôi con nuôi luôn hướng tới lợi ích tốt nhất của người được nuôi, hướng tới việc không phân biệt con đẻ với con nuôi. Thực tiễn, có rất nhiều đứa trẻ có mặc cảm vì mình không phải là con ruột của cha mẹ mình và đã có trường hợp tự tử vì bị bạn bè chọc là “đồ con nuôi”, “con ghẻ” , có thể thấy do tâm lý không vững vàng nên đứa trẻ này mới có hành động như thế. Vì vậy, việc công nhận giữa các con điều có quyền lợi ngang nhau trong quyền và nghĩa vụ là điều rất cần thiết, nhằm ổn định tâm lý của người con nuôi nhất là những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, nếu không công nhận thì vô hình chúng ta đã tạo thêm tâm lý “một giọt máu đào hơn ao nước lã” cho người con nuôi, không đúng với mục đích nuôi con nuôi mà luật đã đề ra. Để thực hiện được điều đó, theo người viết, luật nên có quy định về cấm kết hôn giữa con đẻ và con nuôi, giữa con nuôi và ông bà nuôi thừa nhận quyền giám hộ giữa anh, chị, em nuôi với nhau, bên cạnh đó nên có bổ sung những quy định về quyền thừa kế giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi để tạo tính thống nhất trong cách hiểu và cách giải quyết. Bên cạnh đó, theo Điều 677 Bộ luật dân sự 2005 quy định về thừa kế thế vị, trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng lúc còn sống. Theo quan điểm của người viết, ta có thể hiểu theo cách nếu trong trường hợp con của người để lại di sản (có nhận con nuôi) chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống (trong khi con nuôi, con đẻ cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất từ cha mẹ của mình) thì đương nhiên con nuôi sẽ được nhận thừa kế từ cha nuôi, mẹ nuôi của mình, điều này đồng nghĩa với con của người con nuôi cũng sẽ được nhận thừa kế từ cha, mẹ của mình. 3.2.6 Căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi thực tế - Thứ nhất, theo quy định tại khoản 1 Điều 25: “con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi”. Đây là một căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi, từ sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên vấn đề đặt ra là, sự tự nguyện này có cần thiết từ hai bên chủ thể (có sự thỏa thuận của cha mẹ nuôi và con nuôi) hay chỉ cần một bên chủ thể (hoặc cha mẹ nuôi hoặc con nuôi). Thậm chí về phía cha mẹ nuôi, nếu một bên cha nuôi hoặc mẹ nuôi muốn chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi, người còn lại phản đối thì có thể chấm dứt việc nuôi con nuôi được hay không? Và chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi với cha nuôi và mẹ nuôi hoặc là chỉ chấm dứt quan hệ với người muốn chấm dứt quan hệ đó? Khi hai vợ chồng cùng nhận con nuôi thì cả hai đều nhằm mục đích xác lập quan hệ cha mẹ và con bền vững, lâu dài. Do đó, quan hệ, tình cảm giữa cha mẹ nuôi và con nuôi không thể tự nguyện chấm dứt nếu không vì một lí do nào đó, không thể không có chuyện gì mà họ tự nguyện chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau, theo quan điểm của người viết thì sự tự chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi này xuất phát từ quyền và lợi ích của người nhận nuôi hoặc người được nhận làm con nuôi hoặc vì những lý do khác gây ảnh hưởng sâu sắc, làm sứt mẻ, thương tổn về tình cảm giữa hai bên cha mẹ nuôi và con nuôi, làm cho quan hệ nuôi con nuôi khó có thể tiếp tục. Mặt khác, căn cứ này đã thể nguyện nguyên tắc tự nguyện trong việc giải quyết nuôi con nuôi mà luật đã đề ra, vì vậy, sự tự nguyện này cần thiết phải xuất phát từ hai bên chủ thể. Theo Luật Nuôi con nuôi thì đối với trường hợp người đã có vợ, có chồng thì việc xin nhận con nuôi phải có sự đồng ý của người còn lại để đảm bảo được mục đích của việc nuôi con nuôi, sự phát triển của người con nuôi, do đó trong trường hợp tự nguyện chấm dứt này thì cũng phải cần có sự đồng ý của cả hai vợ chồng, để có thể bảo vệ hết quyền lợi của cả cha mẹ nuôi và con nuôi. - Thứ hai, con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phát tán tài sản của cha mẹ nuôi (khoản 2 Điều 25). Trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật của người con đối với chỉ một bên cha nuôi hoặc mẹ nuôi, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu luật học, thì hành vi này đã phá vỡ mục đích của việc nuôi con nuôi, dẫn đến tình cảm của cha mẹ nuôi và con nuôi không còn nữa. Nhưng theo quan điểm của người viết, trong trường hợp này hành vi vi phạm pháp luật của con nuôi nếu chỉ đối với một bên cha nuôi hoặc mẹ nuôi, thì chỉ nên xem là căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi đối với người nào mà con nuôi đã có hành vi vi phạm, người còn lại không có xâm phạm gì thì vẫn được duy trì quan hệ nuôi con nuôi, vì nếu không có một lý do nào đó thì người con nuôi lại có hành vi vi phạm pháp luật chỉ đối với cha nuôi hoặc mẹ nuôi của mình. Thực tế có không ít trường hợp như người chồng thường uống rượu về rồi có hành vi đánh đập vợ, do nhiều lần người con nuôi không chịu nổi nên đánh lại cha nuôi gây thương tích, rõ ràng trường hợp này người con chỉ để bảo vệ cho mẹ nuôi. Vì thế, việc xem đây là căn cứ chấm dứt quan hệ đối với cả cha nuôi và mẹ nuôi là không hợp lý. - Ngược lại là trường hợp, cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi (khoản 3 Điều 25). Theo quan điểm của người viết, cũng giống như trường hợp trên, chủ thể nào vi phạm thì xem đó là căn cứ để áp dụng đối với chủ thể đó. Trong trường hợp này, nếu chỉ cha nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi thì chỉ nên xem đây là căn cứ chấm dứt đối với người có hành vi vi phạm, bởi vì, chủ thể nào vi phạm thì xem đó là căn cứ để áp dụng đối với chủ thể đó; không nên vì hành vi vi phạm của người này mà làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người kia. KẾT LUẬN Nuôi con nuôi thực tế là một vấn đề đã tồn tại từ lâu ở nước ta và nay đã được pháp luật công nhận, là một vấn đề mang tính nhân đạo, thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cao cả và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ trẻ em không nơi nương tựa để có mái ấm gia đình, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích của người được nuôi và người nhận nuôi. Với nhiều lý do và mục đích khác nhau, nhưng lý do cơ bản, phổ biến nhất của việc nhận nuôi con nuôi là vì lòng từ tâm, lòng thương người, muốn cưu mang, giúp đỡ những người rơi vào cảnh khó khăn. Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn, thế hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Do trình độ hiểu biết của người dân còn hạn chế, nên trong thực tế đời sống tồn tại khá nhiều các trường hợp nhận con nuôi nhưng không đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp nhận con nuôi không đăng ký đều là con nuôi thực tế mà con nuôi thực tế chỉ được công nhận khi thỏa những điều kiện theo luật định. Theo đó, nếu việc nuôi con nuôi thực tế đáp ứng các điều kiện luật định thì sẽ được đăng ký trong thời gian sớm nhất, nhưng không kéo dài quá 05 năm, kể từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực; đồng thời Chính phủ quy định thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thực tế bảo đảm thuận lợi và phù hợp với điều kiện thực tế của nhân dân ở các vùng, miền. Khi được công nhận là con nuôi thực tế thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi được nhà nước công nhận và bảo vệ. Ngược lại, quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi sẽ không có giá trị pháp lý, quyền và lợi ích của cả hai bên sẽ không được pháp luật bảo vệ. Giải quyết vấn đề nuôi con nuôi thực tế là một vấn đề phức tạp, nhưng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, chi phối mạnh mẽ đến quyền, lợi ích của các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi. Về mặt xã hội, giải quyết tốt vấn đề nuôi con nuôi thực tế còn góp phần củng cố những quan hệ xã hội tốt đẹp, thể hiện bản chất của Nhà nước trong việc quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, qua đó củng cố lòng tin của nhân dân vào pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, Luật Nuôi con nuôi đã được triển khai thực hiện, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Đây là thành quả lập pháp từ quá trình pháp điển hóa và sửa đổi, bổ sung các chế định pháp lý, và đạt đến mức hoàn thiện nhất định nào đó về các quy định về nuôi con nuôi thực tế. Song tất yếu không thể tránh khỏi những vướng mắc, hạn chế trong quá trình giải thích, áp dụng pháp luật cũng như tiếp tục gặp phải những vướng mắc, hạn chế mới nảy sinh từ sự vận động và phát triển của xã hội đưa lại.Vì vậy, yêu cầu đặt ra là chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để kịp thời bổ sụng cho những vấn đề đặt ra. Cũng như tiếp cận những vấn đề phát sinh trong nuôi con nuôi thực tế để giải quyết như sửa đổi, bổ sung, văn bản hướng dẫn cụ thể, luật hóa các vấn đề phát sinh nhằm không ngừng hoàn thiện quy định của luật. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân về quyền và lợi ích của việc đăng ký nuôi con nuôi, góp phần hạn chế và đi đến không còn trường hợp con nuôi thực tế xảy ra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOIDUNG.doc
  • docMUCLUC.doc
  • docNHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN.doc
  • docTAI_LIEU_THAM_KHAO.doc