Luận văn Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - Thực trạng và giải pháp

Cần nhanh chóng đào tạo hai loại cán bộ: cán bộ xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác và cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo để về cắm chốt ở các địa bàn cơ sở trọng yếu trong toàn tỉnh, gắn hoạt động chuyên môn của họ với hoạt động của tổ chức khuyến nông, của ngân hàng phục vụ người nghèo, quỹ tín dụng nhân dân và hoạt động của hệ thống chính trị.

pdf92 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3007 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định theo nhóm hộ có mức thu nhập khác nhau. Một bộ phận nông dân coi nghèo đói như một "định mệnh" đành cam chịu, trong vòng luẩn quẩn nghèo, đông con, thất học, không có tích lũy... Những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, quan niệm lệch chuẩn có chiều hướng phát triển trong đời sống tinh thần ở nông thôn, nhất là trong việc cưới việc tang, lễ hội. Không ít HND vẫn mặc cảm, tự ti, thiếu tin tưởng vào chính bản thân họ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Với họ, tạo ra một quyết tâm vượt khỏi cái nghèo cũng là một vấn đề bên cạnh việc tạo ra những điều kiện hỗ trợ để họ vượt khỏi hoàn cảnh. Đây cũng là một trọng điểm để công tác tuyên truyền vận động lưu ý. Mặt khác, một bộ phận HND giàu có bằng những hành vi phi pháp như lợi dụng khó khăn của hộ nghèo để sang ruộng, mua vườn, cho vay nặng lãi. Họ làm cho tình xóm láng giềng, tình anh em.... trở nên "lạnh như tiền" quan hệ theo lối "trả tiền ngay", coi thường hộ nghèo, hợm của... Họ cổ vũ cho một quan niệm sống tiền bạc là trên hết, kinh tế cao hơn đạo lý truyền thống. Với nhóm này, vấn đề đặt ra không chỉ là những tác động điều chỉnh của pháp luật mà còn là công tác giáo dục thuyết phục và tạo ra bối cảnh xã hội của một nông thôn mới XHCN. Những vấn đề hiện đang đặt ra cho thấy tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo cho các HND KG và hơn nữa nó như những gợi ý cho quá trình giải quyết vấn đề PHGN của tỉnh. Kết luận chương 2 Phân tích thực trạng giàu nghèo của các HND ở tỉnh Kiên Giang để làm rõ các nguyên nhân với các đặc điểm và xu hướng vận động của sự phân hóa phải xuất phát từ các đặc điểm về tự nhiên - xã hội, nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Kiên Giang. Trong chương này, luận văn đã trình bày khái quát các đặc điểm tự nhiên - xã hội, nông nghiệp, nông thôn ở Kiên Giang ảnh hưởng đến kinh tế HND, trình bày tình hình PHGN HND ở Kiên Giang theo các điều kiện khác nhau. Điều đáng quan tâm nhất của sự phân hóa ở đây là số lượng HND không có đất sản xuất chiếm tới 10,87% số HND đang bám trụ ở nông thôn. Thực trạng này mâu thuẫn gay gắt với tập trung ruộng đất một cách tự phát để làm giàu của một bộ phận HND. Song, thực tiễn ở Kiên Giang cũng đã chỉ rõ tập trung ruộng đất một cách tự nguyện thông qua các hình thức kinh tế hợp tác là con đường cơ bản để xóa đói giảm nghèo và mọi HND đều có cuộc sống ngày càng sung túc. Việc làm rõ các đặc điểm, xu hướng phân hóa, chỉ rõ các nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về PHGN trong chương này là hết sức cần thiết để xác định quan điểm, phương hướng và giải pháp ở chương tiếp theo. Chương 3 quan điểm Phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm hạn chế mặt tiêu cực của phân hóa giàu nghèo với hộ nông dân Kiên giang 3.1. Quan điểm và những phương hướng chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề Phân hóa giàu nghèo của các Hộ nông dân Kiên giang 3.1.1. Quan điểm giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo đối với các hộ nông dân Kiên Giang Khắc phục những hậu quả tiêu cực của PHGN của HND ở KG đang là một tất yếu để đưa nông nghiệp KG từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Sự nghèo đói của một bộ phận nông dân KG đang là nỗi nhức nhối của Đảng bộ và nhân dân KG. Hơn nữa, trên nhiều phương diện, sự nghèo đói đó đã và đang trở thành những lực cản không nhỏ trên con đường CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn KG. Giải quyết vấn đề này phải xuất phát từ các quan điểm cơ bản sau đây: Một là, giải quyết vấn đề PHGN trên địa bàn tỉnh là để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh mà Đảng ta đề ra từ Đại hội lần thứ VII và thực hiện mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá lên, người giàu thì giàu thêm. Xuất phát điểm cho việc giải quyết vấn đề này không chỉ từ thực trạng sản xuất và đời sống thấp kém của nông dân KG; cũng không phải chỉ từ nỗi đau, sự cảm thông và nguyện vọng về một xã hội công bằng - tuy đó là những tình cảm chính đáng và cần được khuyến khích; theo chúng tôi, nó cần phải được đặt trên "mảnh đất hiện thực" của nông nghiệp, nông thôn và nông dân KG. Việc giải quyết vấn đề PHGN không phải từ ý muốn chủ quan mà phải đáp ứng yêu cầu khách quan của xu hướng phát triển kinh tế, xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương và của cả nước. Nhu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội cần phải được hiện thực bằng những mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội của cả nước; trong đó giải quyết vấn đề PHGN ở KG là một bộ phận hữu cơ. Giải quyết PHGN ở KG cần được đặt trong tổng thể của các chủ trương lớn như: CNH, HĐH, xóa đói giảm nghèo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng có thể coi là những tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế ở KG theo một cơ cấu hợp lý. Phát triển mạnh nông nghiệp, giải quyết những vấn đề xã hội đang đặt ra với nông dân, xây dựng nông thôn mới ở KG là tiền đề quan trọng để phát triển công nghiệp và, đến lượt nó, những thành quả của công nghiệp sẽ thúc đẩy tạo điều kiện vật chất để giải quyết vấn đề PHGN của các HND. Hai là, kết hợp chặt chẽ chính sách xã hội với chính sách kinh tế nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho những người nông dân nghèo KG sử dụng tốt những tiềm năng lao động và đất đai của mình để tự họ vượt qua nghèo đói. Những thách thức to lớn mà thực trạng PHGN của các HND KG đang đặt ra cho thấy nhiều khó khăn còn hiện hữu trên thực tế: lao động dư thừa, trình độ dân trí, trình độ lao động chưa cao, tỷ lệ hộ đói nghèo còn khá cao trong nông dân... song nhiều khó khăn trong số đó, nếu có một chính sách và cơ chế tác động phù hợp thì rất có khả năng chuyển thành tiềm năng cho phát triển. Cụ thể ở đây là phát huy nguồn lực con người trong nông nghiệp, nông thôn KG. Người nông dân KG vốn có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, có truyền thống cần cù, chịu khó và cả tính sáng tạo - những điều đó đang được bối cảnh đổi mới khuyến khích và chuyển từ tiềm năng thành thế mạnh vượt qua nghèo khó. Ba là, phát huy mạnh mẽ vai trò quản lý của Nhà nước và sử dụng lực lượng kinh tế Nhà nước nhằm đề cao tinh thần tự lực tự cường và quyết tâm vượt khỏi nghèo đói của nông dân. Các quốc gia trên thế giới đều ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội nói chung và PHGN nói riêng, đã tìm ra nhiều hình thức, biện pháp để giải quyết tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước. Nhìn tổng quát có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau: Thực tiễn cho thấy, không thể phát triển kinh tế một cách đơn thuần nếu không tính đến những hiệu quả xã hội. Vấn đề PHGN có nguồn gốc từ kinh tế, nhưng lại phản ánh lên bề mặt xã hội. Các chính phủ đều có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong đó "lồng ghép" chiến lược giảm nghèo khó, sau đó triển khai thành các chính sách kinh tế với các mục tiêu biện pháp cụ thể thống nhất giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Do đó, giải quyết vấn đề từ gốc rễ của nó, tăng trưởng kinh tế gắn với giải quyết vấn đề công bằng và tiến bộ xã hội là một kinh nghiệm cần được nhìn nhận. PHGN đối với HND nông dân thường bộc lộ trong giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế xã hội của nông nghiệp và nông thôn, của quá trình đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Khi bước vào giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hóa, tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu GDP giảm đi, tỷ trọng của công nghiệp tăng lên và đó cũng là lúc diễn ra sự chênh lệch - cách biệt rõ nhất. Thu nhập giữa các hộ làm nông nghiệp với nhau và với các đối tượng ở các ngành nghề khác trong xã hội bắt đầu thể hiện những khoảng cách của sự PHGN. Do vậy, bên cạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, cần chú trọng phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Có như vậy mới lôi cuốn được đông đảo nông dân và các tầng lớp khác vào guồng máy phân công lao động xã hội do công nghiệp hóa đem lại. Để giải bài toán về PHGN nói chung và của nông dân nói riêng đòi hỏi phải có sự chỉ đạo điều hành hỗ trợ của nhà nước. Nhà nước là lực lượng chủ đạo trong vạch kế hoạch chương trình, xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, đầu tư vốn hỗ trợ cho các vùng nghèo, đối tượng nghèo. Bên cạnh việc xác định trọng tâm, trọng điểm, phân chia lộ trình tiến hành, kinh nghiệm của các quốc gia còn cho thấy họ đã từng sử dụng hàng loạt biện pháp thích hợp. Thậm chí, cần có những biện pháp mạnh như cơ cấu lại xã hội; chuyển dịch cơ cấu sở hữu cổ phần, điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối. Đương nhiên là không thể thiếu các biện pháp đầu tư cho vay vốn của nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất, tăng thu nhập cá nhân. Phải có các hình thức, biện pháp về văn hóa xã hội như giáo dục phổ cập bắt buộc, dạy nghề, nâng cao trình độ dân trí... thích hợp với từng vùng và từng loại đối tượng. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để những HND nghèo thấy rõ xóa đói giảm nghèo là công việc của chính bản thân và gia đình họ. 3.1.2. Phương hướng khắc phục hậu quả tiêu cực của phân hóa giàu nghèo ở Kiên Giang 3.1.2.1. Đẩy mạnh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH Yêu cầu hàng đầu để phát triển toàn diện kinh tế xã hội ở KG nói chung và trong khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng là phải có một cơ cấu kinh tế phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương và hòa nhập với xu thế chung của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Văn kiện Đại hội lần thứ VII (1991) đã chỉ rõ: "Phát triển nông lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội" [46, 11]. Nông nghiệp KG phải được đặt trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN để phát triển nhanh chóng các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, phá vỡ tính chất khép kín tự cung tự cấp của nông nghiệp, nông thôn và đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, tăng cường được cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn. Qua đó mà tạo lập một cơ sở vật chất quan trọng để giải quyết vấn đề PHGN. Tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VII) nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: "Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và với quá trình CNH, HĐH đất nước coi đó là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu và có ý nghĩa chiến lược" [47]. Đối với KG, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp và dịch vụ nông thôn, là giảm tỷ trọng của nông lâm thủy hải sản dưới dạng thô từ 80,5% (1998) xuống 61% (2000) tăng tỷ trọng của công nghiệp xây dựng từ 9% (1998) lên trên 20% (2010) và dịch vụ tăng tương ứng từ 10% lên trên 18%. Tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi (không kể nuôi trồng thủy sản) từ 6,5% năm 1998 lên trên 10% năm 2005 và 16% năm 2010, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa để tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Với phương châm là tập trung khai thác giải phóng nguồn lực để làm bật dậy tiềm năng to lớn của tỉnh, sử dụng có hiệu quả về tài nguyên đất, lao động, ngành nghề. Phấn đấu đạt hệ số sử dụng đất từ 2 trở lên trong những năm tới, đến năm 2010 với sản lượng lương thực đạt 2,9-3,2 triệu tấn, nuôi trồng thủy sản đạt 331-332 ngàn tấn, đàn heo 550-600 ngàn con, hàng năm giải quyết được 10-12 ngàn lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện và bền vững là mục tiêu mà KG phải đạt được trong giai đoạn 2020. 3.1.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội đáp ứng nhu cầu cơ bản của nông dân, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp Hoàn thiện các cơ sở hạ tầng như công trình thủy lợi, giao thông, phương tiện vận chuyển, chế biến, điện nước... hiện đang là nhu cầu có tính đặc thù của địa bàn KG. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Trên cơ sở của sự hoàn thiện đó thay đổi căn bản, toàn diện về sản xuất và đời sống của các HND KG mới có thể thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa nông thôn và thành thị. Trước mắt, phải phấn đấu đạt 100% số xã đất liền có đường ô tô và có điện đến trung tâm xã vào cuối năm 2000 và 90% dân số sử dụng nước sạch (toàn tỉnh 95%) vào năm 2010. Bảo đảm đủ trường lớp, trạm y tế cho tất cả các xã. Nâng cao đời sống của HND về mọi mặt, giảm tỷ lệ HND nghèo đến mức thấp nhất vào năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 760USD vào năm 2010, nâng cao đáng kể mặt bằng dân trí khu vực nông thôn. Phấn đấu để không còn xã nghèo. Khuyến khích tạo điều kiện cho HND qua các hình thức kinh tế hợp tác, thông qua tín dụng, liên doanh liên kết để mua sắm máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, các loại giống cây trồng vật nuôi cho năng suất hiệu quả kinh tế cao, tiếp nhận các biện pháp, hình thức tổ chức mô hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Gắn bó hơn nữa hoạt động nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ của các trường Đại học - Viện nghiên cứu trong khu vực và cả nước với sản xuất và đời sống của đông đảo HND trong tỉnh. 3.1.2.3. Tiếp tục đổi mới tổ chức mạng lưới thương nghiệp, phát triển các ngành dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn Phát triển kinh tế hàng hóa đòi hỏi gắn sản xuất với lưu thông của từng cơ sở trong tất cả các ngành. Các lĩnh vực sản xuất và đời sống liên quan chặt chẽ với nhau thông qua thị trường. Điều đó càng gắn bó và có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống mọi mặt của HND trong nông nghiệp, nông thôn. Điều mà các HND quan tâm hàng đầu là phải "trúng mùa", "trúng giá". Việc trúng giá phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan trên thị trường. Tuy nhiên, nếu tổ chức mạng lưới thương nghiệp, tiêu thụ hàng nông sản cho bà con nông dân được thuận lợi thì đó cũng là một khâu đột phá quan trọng để nâng cao thu nhập và đời sống của HND. Những năm qua khâu lưu thông, tiêu thụ nông sản còn gặp nhiều khó khăn, bị tư thương chi phối, áp cấp, ép giá, thương nghiệp quốc doanh bỏ trống trận địa. Bởi vậy cần khôi phục và củng cố hệ thống thương nghiệp Nhà nước trên các địa bàn nông thôn. Thương nghiệp Nhà nước phải liên kết với các HTX, HND và tổ chức mạng lưới thương nghiệp nhỏ cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm để ổn định và mở rộng thị trường trong nông nghiệp, nông thôn. Các tổ chức kinh tế nhà nước phải thực sự đóng vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa công nghiệp và nông nghiệp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để lôi cuốn chủ thể ở các thành phần kinh tế khác đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý có hiệu quả cao trên từng địa bàn. Mở rộng thị trường trong tỉnh thông qua việc xây dựng và phát triển các cụm trung tâm kinh tế xã hội, các trung tâm công nghiệp thương mại, khu kinh tế mở, hệ thống chợ nông thôn. Gắn thị trường của tỉnh với thị trường trong khu vực. Đẩy mạnh tiếp thị và tiêu thụ nông sản xuất khẩu như gạo, tiêu, cá đồng, heo. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 400 triệu USD vào giai đoạn 2010. Mặt khác, tập trung phát triển các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn như dịch vụ kỹ thuật môi trường cung cấp nước, cơ khí nông thôn, giao thông vận tải thông tin liên lạc, tài chính tín dụng, y tế và các ngành dịch vụ khác góp phần hỗ trợ thúc đẩy sản xuất - đời sống của HND. 3.1.2.4. Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về "đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp", thừa nhận vai trò của kinh tế hộ và tạo mọi điều kiện để kinh tế hộ phát triển đã phát huy được động lực to lớn và tiềm tàng ở mỗi người nông dân tạo nên sự phát triển vượt bậc của nông nghiệp trong những năm qua. Sự phát triển kinh tế HND một cách tự phát làm cho sự PHGN mang tính đối kháng: Sự giàu có của một bộ phận HND tăng lên là từ sự bần cùng của một bộ phận HND khác. Con đường cơ bản để giải quyết mâu thuẫn này là phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nông thôn. Do điểm xuất phát kinh tế thấp kém, kinh tế hợp tác, mở rộng liên doanh liên kết của các HND là phương hướng hiện thực mà các HND cần đạt tới. Càng phát triển các quan hệ kinh tế thị trường, càng thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thì yêu cầu về phát triển kinh tế hợp tác càng trở nên bức thiết. Có như vậy mới giải quyết một cách vững chắc tình trạng nghèo đói của một bộ phận HND hiện nay. Đối với KG, để phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, trong nông nghiệp điều mấu chốt phải tiến hành ba quá trình đồng thời: thủy lợi hóa, đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, chuyển giao KTCN vào sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế hợp tác. Mặt khác, đổi mới hình thức tổ chức, cơ chế hoạt động của kinh tế hợp tác theo Luật HTX là những việc làm cần thiết. Cần kết hợp nhiều hình thức, biện pháp làm cho kinh tế hợp tác thực sự là hình thức đem lại hiệu quả cao, thích hợp với cơ chế kinh tế mới, giải quyết hài hòa thỏa đáng nhiều lợi ích kinh tế. Bởi vậy, tạo ra môi trường thuận lợi cho cho kinh tế hợp tác ra đời, đào tạo đội ngũ cán bộ cho kinh tế hợp tác là rất cần thiết. 3.1.2.5. Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nông thôn, đổi mới chính sách xã hội đối với nông dân Phân hóa giàu nghèo, tình trạng nghèo ở những vùng căn cứ cách mạng trước đây, vùng sâu, vùng xa hiện nay đang là vấn đề bức xúc ở Kiên Giang. Nếu không giải quyết mâu thuẫn này thì không thể có được một sự ổn định xã hội và thể hiện sự thủy chung của cách mạng, của Đảng với dân. Bởi vậy, việc thực hiện thắng lợi chương trình xóa đói giảm nghèo là điều kiện cần thiết để ổn định kinh tế chính trị, trước hết là trong nông thôn và là nhân tố rất quan trọng để hạn chế những mặt tiêu cực của PHGN đối với HND. Đại hội VII Đảng ta chỉ rõ "cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội tránh sự phân hóa giàu nghèo, vượt quá giới hạn cho phép" [46, 69]. Tại Hội nghị Trung ương 5 Đảng ta cụ thể hóa thêm "phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương" [47, 73-74]. Cho đến nay, xóa đói giảm nghèo đã trở thành một chương trình mục tiêu quốc gia, được chuẩn bị rất đầy đủ từ cơ sở lý luận, nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức đến cơ chế điều hành hoạt động. Những "văn bản pháp luật về xóa đói giảm nghèo một cách có hệ thống" [7, 3] là cơ sở để cho cấp ủy chính quyền các cơ quan đoàn thể trong hệ thống chính trị có định hướng hoạt động tốt đối với công cuộc này. Xóa đói giảm nghèo là vấn đề có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội hàng đầu để đi đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Vì vậy "xóa đói giảm nghèo được Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định là một trong 11 chương trình phát triển kinh tế - xã hội" [15, 160]. Xóa đói giảm nghèo, tấn công mạnh mẽ vào nghèo đói là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta nói chung và của Đảng bộ và nhân dân KG nói riêng. Đây cũng là lúc phải đào tạo, bố trí đội ngũ chuyên trách "công tác xóa đói giảm nghèo và có chính sách đãi ngộ thích đáng cho họ" [8, 26]. Phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị của cả cộng đồng xã hội về nhân tài, vật lực, kể cả của người Kiên Giang ở nước ngoài vào việc xóa đói giảm nghèo, "xã hội hóa" vấn đề xóa đói giảm nghèo. Chúng tôi đồng tình với quan điểm: Đảng viên phải đi đầu trong xóa đói giảm nghèo [12]. Chỉ có như thế mới đạt kết quả là hạn chế đến mức thấp nhất sự cách biệt giàu nghèo. Quán triệt hơn nữa quan điểm "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". Xóa đói giảm nghèo đi đôi với khuyến khích làm giàu chính đáng theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh: "Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá lên, người giàu thì giàu thêm" [15, 85] và tăng thêm diện giàu và đủ ăn, thu hẹp diện nghèo và vùng nghèo. Đi đến xây dựng một cơ cấu giàu nghèo của các tầng lớp xã hội trong nông nghiệp, nông thôn tương đối hợp lý. Muốn làm được điều đó phải có một cơ chế chính sách và môi trường đầu tư phát triển phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Xóa đói là một vấn đề cấp bách nên đã được Đảng bộ và nhân dân KG giải quyết dứt điểm từ năm 1994. Nhưng giảm nghèo, chống tái nghèo, tăng hộ khá giả và giàu có vẫn là một chương trình lâu dài và cần phải được thực hiện một cách kiên trì, thường xuyên và liên tục. Đây là những tác động tổng hợp trên nhiều mặt kinh tế - chính trị - xã hội. Bởi vậy phải thực hiện "lồng ghép", kết hợp với các chương trình kinh tế xã hội khác: về giáo dục, y tế, bảo hiểm, môi trường, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở v.v... Tóm lại, để giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo của các HND phải triển khai thực hiện trên nhiều phương hướng nhiều với nhiều chương trình phát triển kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài. Nhờ đó mà các HND KG phát triển được sản xuất, nâng cao được đời sống vật chất văn hóa, thu hẹp được cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, thực hiện được tiến bộ và công bằng xã hội. 3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm hạn chế mặt tiêu cực của phân hóa giàu nghèo đối với các Hộ nông dân Kiên giang PHGN ở nông thôn hiện đang tác động vào đời sống của nông dân bằng cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Các giải pháp được đề xuất ở đây nhằm hạn chế mặt tiêu cực của sự PHGN HND, đó là nghèo đói và bất bình đẳng xã hội. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các HND ở KG hội tụ cả nhân tố khách quan, chủ quan. Song trên mỗi địa bàn nông thôn, mỗi thành phần dân tộc, sự phân hóa của HND có những nét khác biệt nhất định. Bởi vậy từ những giải pháp chung phải có những giải pháp riêng phù hợp cho từng đối tượng. Bởi vậy, chúng tôi đề xuất một số giải pháp lồng ghép giữa giải pháp chung và giải pháp cụ thể. 3.2.1. Giải pháp về lao động việc làm của các hộ nông dân Lao động và việc làm là vấn đề xã hội bức xúc hiện nay trong nông nghiệp, nông thôn cả nước và của các HND KG. Lao động vùng nông thôn KG hiện tại có khoảng 731.000 người và giai đoạn 2010 sẽ là khoảng 900000 người. Đây là nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế, nhưng nếu không chuyển nguồn lực này thành việc làm thì nó sẽ trở thành "sức ép" trong phát triển. Để giải bài toán này, trước hết phải có kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng và kế hoạch bố trí sử dụng lao động cụ thể trong nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp KG, phải được đặt trong quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng CHN, HĐH. Thực hiện phương hướng phát triển chung của Đảng, chính quyền các cấp, HND cần tính toán kế hoạch, hình thành mô hình, cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp phát triển toàn diện và hiệu quả. Cần quan tâm, chú ý đến các HND nghèo, phát triển kinh tế VAC, VACR, mô hình lúa cá, lúa tôm, kinh doanh tổng hợp bằng cách hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho họ và đưa họ vào các hình thức kinh tế hợp tác. Nâng cao chất lượng lao động là biện pháp cơ bản để nâng cao thu nhập đời sống của các HND. Chất lượng lao động ở nông thôn KG hiện nay còn thấp, làm hạn chế hiệu quả sản xuất. Do vậy cần phải tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức kinh nghiệm cho người lao động thông qua nhiều hình thức và biện pháp. Phải coi sản xuất nông nghiệp là một nghề, cần có chuyên môn, cần qua đào tạo huấn luyện. Chẳng hạn khâu giống, khâu phòng trừ bảo vệ thực vật, khâu thu hoạch, khâu chế biến, khâu vận chuyển... trong sản xuất nông nghiệp là một quy trình công nghệ. Trước mắt cũng như trong nhiều năm tới, phải tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, nâng cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí và phát triển văn - giáo dục cho khu vực nông thôn. Cần quan tâm hơn việc quản lý, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao công nghệ, đào tạo tay nghề, giải quyết việc làm cho HND nghèo. Cần chú ý mối quan hệ giữa lao động nông nghiệp với các loại lao động tiểu thủ công khác. Đối với những HND có đủ điều kiện chuyển hoàn toàn thành gia đình làm nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển họ thành các làng nghề. Đối với HND coi lao động trong lĩnh vực thủ công nghiệp như một công việc làm thêm trong thời gian nông nhàn, cần tạo thêm các cơ sở công nghiệp chế biến và dịch vụ ngay trong địa bàn nông thôn. Đây có thể coi là giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề lao động việc làm tại chỗ. Cũng phải lưu ý rằng, sức lao động trong nông nghiệp đã trở thành hàng hóa, bởi vậy phải nghiên cứu cơ chế chính sách để vận hành thị trường sức lao động, để thu hút chất xám, trí tuệ, tay nghề cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Cho phép những cá nhân tổ chức có điều kiện đứng ra lập những trung tâm dạy nghề để xuất khẩu lao động, cung cấp lao động cho các khu công nghiệp dưới nhiều hình thức, theo quy định của luật pháp hiện hành. Phân bố lại lao động phải gắn với quy hoạch dân cư. Phân bố lại lực lượng lao động và dân cư ở KG không chỉ có nội dung là giải quyết công ăn việc làm, hình thành và phát triển các vùng kinh tế mới mà còn có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng đối với một tỉnh có hầu hết các địa hình phức tạp: biên giới, hải đảo, thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ, vùng núi... Những huyện như Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên phải được chuyển bớt lao động về khu vực tứ giác Hà Tiên. Hướng tháo gỡ khó khăn chung trong nông nghiệp, nông thôn KG hiện nay có ba nội dung đáng chú ý. Một là: từng bước tăng thu nhập cho một bộ phận HND từ hoạt động phi nông nghiệp thông qua chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ để giải quyết việc làm. Đưa lao động dư dôi ở nông thôn sang các ngành công nghiệp chế biến, khai thác, dịch vụ, xuất khẩu, trong đó quan tâm công tác đào tạo nghề để đưa một bộ phận lao động của con em HND đi xuất khẩu lao động. Hai là, phát triển công nghiệp nông thôn để thực hiện CNH, HĐH tại chỗ, xây dựng các ngành nghề mới trong nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện bố trí lại lao động theo phương châm "rời đất chứ không rời làng". Ba là, để khai thác mọi tiềm năng như đất đai, lao động, ngành nghề tại chỗ cần nghiên cứu và ban hành những chủ trương phù hợp và thông thoáng cùng với việc chuẩn bị những tiền đề vật chất để khuyến khích các HND mạnh dạn làm ăn. Giải quyết một cách đồng bộ những biện pháp trên thì mới khai thác được tiềm năng thế mạnh, về lao động, đất đai, ngành nghề trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. 3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện chính sách ruộng đất trong nông nghiệp, nông thôn Ruộng đất là TLSX cơ bản của HND, là tiềm năng nguồn lực, là điều kiện sống còn của sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân. Bởi vậy chính sách ruộng đất có ảnh hưởng tới PHGN của HND. Chính sách ruộng đất đối với HND ở KG cần hướng vào việc giải quyết những điểm sau: Một là, có kế hoạch khai thác sử dụng theo hướng tích cực nâng cao hiệu quả nhưng không lạm dụng, "bóc lột" đất đai. Hai là, chính sách đất đai đang chạm đến những vấn đề lợi ích nhạy cảm, nhất là ở nông thôn. Nó cần đạt tới mục tiêu là ổn định được tình hình xã hội, phát triển được kinh tế, giữ được đoàn kết trong nội bộ nông dân và nông thôn. Với ý nghĩa đó, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai theo những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất: Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai theo quy hoạch để kiểm soát các biến động và khai thác có hiệu quả nhất về tài nguyên này. ổn định tình hình ruộng đất trong nông thôn, sớm hoàn thành việc giao đất cấp, giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các HND, tạo điều kiện cho họ yên tâm mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Cần bảo vệ diện tích đất màu mỡ, những diện tích nuôi trồng, diện tích rừng phòng hộ đặc dụng theo đúng quy hoạch. Hiện tượng tập trung, sang nhượng ruộng đất phải được nghiên cứu, kiểm soát và đặt dưới sự quản lý của Nhà nước. Quá trình này phải phù hợp yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế của phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn. Nắm chắc tình hình sử dụng ruộng đất của HND, đặc biệt đối với HND không đất sản xuất, cần phân loại theo nguyên nhân để có biện pháp phù hợp. Tập trung chỉ đạo việc giao đất hoang ở vùng tứ giác Hà Tiên, bán đảo Cà Mau cho những HND không đất sản xuất nhằm bảo đảm đến cuối năm 2000 không còn đất hoang nữa. Thứ hai: Trước mắt quỹ đất của tỉnh vẫn còn. Nhưng để khai thác được nguồn lực đó phải tốn không ít công sức tiền của đầu tư như đào kênh, thau chua rửa mặn và và xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khác. Khai thác nguồn lực đất đai theo hướng mở rộng diện tích đã đạt đến những giới hạn cuối của nó. Cho nên về lâu dài, để giải quyết việc làm thu nhập của HND phải đi vào thâm canh, tăng vụ, kinh doanh tổng hợp. Phải đặc biệt quan tâm đến những mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp mà không cần nhiều diện tích vẫn cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Thứ ba: Trong thời gian tới phải tính đến việc công khai giá trị đất sản xuất ở từng vùng và địa bàn trong tỉnh để hình thành thị trường ruộng đất, hoàn thiện biểu thuế sử dụng đất nông nghiệp theo giá trị và khả năng sinh lời của nó nhằm thúc đẩy kinh tế thị trường và khai thác tốt tiềm năng nguồn lực này. Điều này cũng liên quan đến sự phân công lại lao động trong nông nghiệp bố trí lại dân cư nông nghiệp, nông thôn KG. Thứ tư: Trong những năm tới, tiếp tục nghiên cứu chính sách mới về giảm thuế sử dụng đất cho những vùng khó khăn. Chẳng hạn, vùng tứ giác Hà Tiên, An Minh, Vĩnh Thuận, An Biên, Gò Quao... cần có quy định riêng về thuê đất. Nới rộng hạn điền để khuyến khích đầu tư và trao quyền sử dụng đất theo những thời hạn lớn hơn so với các quy định hiện hành. Giảm thuế sử dụng đất với những vùng này. Đây cũng là những nơi cần được Nhà nước trợ giúp về cơ sở hạ tầng như hệ thống thủy lợi, điện, đường giao thông v.v... Thứ năm: Có các chính sách ưu tiên về hỗ trợ vốn, dịch vụ kỹ thuật, chính sách về thuế... cho các HND nghèo tự nguyện tập trung ruộng đất thông các các hình thức kinh tế hợp tác. Kinh tế nông trại, trang trại cần được khuyến khích phát triển tổ chức rút kinh nghiệm, uốn nắn những lệnh lạc. Bên cạnh đó, vấn đề cảnh quan môi trường và các yếu tố về kinh tế sinh thái nhân văn cũng cần được chú ý để nông nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện và đời sống mọi mặt của HND được nâng lên. 3.2.3. Huy động vốn cho hộ nông dân nghèo vay từ nhiều nguồn, dưới nhiều hình thức Vốn là một điều kiện cơ bản để HND thực hiện xóa đói giảm nghèo. Vốn mà chúng ta đề cập ở đây là vốn tiền tệ. Thiếu vốn là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng nghèo đói của phần lớn các HND. Do đó để giải bài toán về PHGN nhằm khắc phục mặt tiêu cực của nó, giải pháp về vốn cho HND nghèo có ý nghĩa rất to lớn. Những năm qua HND nói chung và HND nghèo của tỉnh nói riêng được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành đã nhận được những nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, nhu cầu về vốn cho sự phát triển và để thực hiện chương trình, xóa đói giảm nghèo của các HND KG vẫn rất lớn và hết sức cần thiết. Thực hiện giải pháp về vốn cho các HND nghèo cần quan tâm những nội dung sau: Thứ nhất: nâng dần số vốn vay của HND nghèo và sử dụng có hiệu quả đồng vốn. Phải thống nhất về nhận thức rằng, vốn cho HND nghèo - dù là vốn cho xóa đói giảm nghèo - thì đó vẫn là vốn tín dụng có vay và có hoàn trả. HND phải có trách nhiệm vay, sử dụng có hiệu quả đồng vốn đó và phải hoàn trả để có thể vay tiếp ở chu kỳ sau hoặc để cho hộ khác vay. Không được phép coi rằng đó là một khoản tiền Nhà nước cho để chi xài hoặc vay làm có hiệu quả thì trả, thất bại thì thôi. Phải thấy đó là sự quan tâm của cộng đồng xã hội đối với HND nghèo. Sử dụng có hiệu quả đồng vốn xóa đói giảm nghèo và hoàn trả vốn đúng hạn là cách tốt nhất HND thực hiện trách nhiệm đối với chính gia đình mình và xã hội. Cho vay vốn và chỉ vẽ cách thức làm ăn đối với HND nghèo chính là sắm cho họ chiếc câu và hướng dẫn cách câu để họ tự câu được cá cho mình. Đó là cách để HND nghèo vừa "được tiếp máu", vừa "tạo ra máu mới" nhằm vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Lãi suất cho vay trước mắt cho đến hết năm 2000 vẫn nên giữ ở mức khoảng 0,5% tháng, và từng bước hạ thấp trần lãi suất theo quy định của Chính phủ. Hiện nay bình quân HND nghèo được vay khoảng 500.000 đồng, cần nâng số vốn vay bình quân mỗi hộ lên khoảng 1 triệu đồng và tiến tới cho vay theo dự án có hiệu quả. Cần chú ý một điểm là hiện nay có những hộ trong tình trạng thiếu ăn do thiên tai hoặc hoạn nạn, bởi vậy cho vay vốn phải chú ý tới cả phương diện trợ cấp đột xuất, nhằm giúp họ ổn định đời sống. Với những hộ này, không chỉ là "chiếc cần câu" mà nhiều khi là cả "con cá". Trợ giúp vốn ban đầu là để họ chủ động làm ăn sinh lợi, có hiệu quả thiết thực, để từ đó quyết tâm phấn đấu thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Thứ hai: Mở rộng nguồn huy động vốn để bảo đảm cho các HND nghèo có nhu cầu vay đều được đáp ứng về cơ bản. Thực hiện đa dạng các phương thức hỗ trợ vốn, gắn giải pháp về vốn với các giải pháp khác, phục vụ có hiệu quả các nhu cầu về vốn trong sản xuất và đời sống của HND nghèo phù hợp với từng giai đoạn giảm nghèo, thoát nghèo để vươn lên trung bình khá giả. Mặt khác, trợ vốn cho các HND làm ăn đã có hiệu quả đặc biệt là những HND sản xuất giỏi có thêm điều kiện để phát huy kinh nghiệm, về quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh và cuộc sống để những HND này hỗ trợ cho các HND vượt qua khó khăn. Đầu tư vốn cho các cơ sở sản xuất, các tổ chức kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trên các địa bàn huyện, thị, xã, phường cũng là cách để giúp HND nghèo. Nhờ đó, những đơn vị trên có thêm điều kiện để giải quyết lao động. HND nghèo nhờ đó có thu nhập, ổn định đời sống. Đầu tư vốn cho các trung tâm đang dạy nghề của các huyện thị hoặc của các ngành để các cơ sở này đào tạo ngành nghề miễn phí, hoặc phí thấp nhằm tạo cơ hội tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho con em các HND nghèo. Ngoài ra, đầu tư vốn vào các chương trình dự án khai thác đất sản xuất, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, giãn dân, di dân cũng góp phần không nhỏ giúp tháo gỡ khó khăn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các HND. Việc huy động vốn phải được thực hiện từ nhiều nguồn, qua nhiều "kênh". Trước hết là ngân hàng phục vụ người nghèo, tín dụng Nhà nước, tín dụng do các DNNN đầu tư, nguồn từ đầu tư tài trợ của nước ngoài. Các kênh vốn thực hiện thông qua các tổ chức, các đoàn thể, hội. Ngoài các nguồn trên, các HND nghèo còn nhận được sự tài trợ đầu tư gián tiếp chưa thể tính ra giá trị cụ thể, như nguồn đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng về giao thông, chợ búa, điện, nước sinh hoạt, giáo dục, đào tạo, y tế... từ Nhà nước. Tổ chức quản lý và theo dõi việc sử dụng vốn từ các nguồn, các hình thức này là rất quan trọng và cần thiết. Thứ ba: Cải tiến cơ chế thủ tục vay vốn đối với các HND nghèo nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tiêu cực phát sinh trong việc cho vay, thu hồi nợ. Cần có biện pháp nhằm hạn chế tối đa tệ cho vay nặng lãi trong nông thôn. Thủ tục cho vay hiện nay đối với HND nghèo ở nhiều địa bàn trong tỉnh vẫn mang tính chất hành chính nên rườm rà, gây không ít phiền hà cho hộ vay. HND muốn vay phải qua nhiều khâu, nhiều cửa từ chính quyền xã, ấp, khu phố đến cán bộ tín dụng và cơ quan ngân hàng... Mặt khác, danh sách các HND nghèo luôn biến đổi hàng năm làm cho việc nắm đối tượng cho vay luôn phức tạp. Bởi vậy quản lý và nắm chắc tình hình nghèo đói, vùng và HND nghèo đói, hiệu quả và xu hướng tháo gỡ cho họ là hết sức cần thiết đối với chính quyền và cơ quan cho vay. Tệ cho vay nặng lãi hiện nay ở nông thôn KG vẫn khá phổ biến. Mặc dù tác động của nhiều kênh về nguồn vốn tín dụng có làm cho "trần lãi suất" của tệ nạn này có xu hướng giảm xuống, nhưng nó vẫn là thứ "vòi bạch tuộc" cột chặt HND vào vòng nghèo đói. Dưới nhiều hình thức như mua vật tư, giống má trả tiền sau; bán lúa non; cầm ruộng, cầm đất đai nhà cửa; lấy tiền công trước... Tệ cho vay nặng lãi đang khoét sâu bất bình đẳng, công bằng xã hội trong nông thôn và làm phá sản không ít HND nghèo. Cần chú trọng phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tới khắp các địa bàn huyện thị trong tỉnh, coi đó là một nguồn vốn quan trọng để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp của các HND một cách tại chỗ. Do vậy cần cải tiến thủ tục vay vốn thuận lợi, dễ dàng, cho vay đủ mức nhằm tháo gỡ tình hình khó khăn, đẩy mạnh khuyến nông, hướng dẫn cách thức làm ăn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất là những công việc mà quản lý Nhà nước thường xuyên phải quan tâm. Chính quyền cần quản lý chặt chẽ quỹ xóa đói giảm nghèo, xử lý nghiêm những tiêu cực gắn với việc cho vay. Đó là một hệ thống các mắt xích liên kết chặt chẽ với nhau mà chúng ta cần đạt tới. 3.2.4. Kết hợp giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo với các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội Trong thời gian qua, ngoài những giải pháp đã trình bày trên địa bàn tỉnh còn thực hiện nhiều chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội khác. Đó là các chương trình như di dân, nước sạch nông thôn, xóa mù chữ, chống suy dinh dưỡng, dân số kế hoạch hóa gia đình, quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà ở cho nhân dân, đánh bắt xa bờ, quỹ tái định cư của người hồi hương, dự án tổng quan đầu tư xây dựng cụm xã vùng dân tộc Khmer, dự án CARE, chương trình hợp tác quốc tế, các tổ chức phi chính phủ... Những chương trình dự án này không triệt tiêu lẫn nhau mà trái lại hỗ trợ, tạo tiền đề tác động tích cực cho nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống mọi mặt của HND. Mỗi chương trình, dự án tác động tích cực vào một đối tượng lĩnh vực hẹp. Tuy số vốn ban đầu góp chưa nhiều vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội cho đối tượng HND, nhưng khi tính đồng bộ của chúng tăng lên thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội rất to lớn. Mặt tiêu cực của PHGN đối với các HND KG nhất định sẽ được đẩy lùi, hạn chế một cách thấp nhất và ngược lại mặt tích cực sẽ được phát huy. Cần chú trọng công tác kiểm tra, theo dõi để việc thực hiện các chương trình dự án đạt kết quả tốt, hạn chế tối đa các thất thoát, tiêu cực trong công tác xóa đói giảm nghèo. Kết luận chương 3 Muốn giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo một cách vững chắc, phải có một hệ thống các quan điểm, phương hướng và giải pháp. Để thực hiện các giải pháp trên đây phải nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo định hướng của Đảng và tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách trong chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Việc kiện toàn tổ chức bộ máy, công tác cán bộ - con người, xét đến cùng là nhân tố quyết định việc thành công hay thất bại của mọi chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương KG. Giải quyết vấn đề PHGN là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cả cộng đồng. Đó không chỉ là trách nhiệm, tình thương mà còn là truyền thống nhân văn cao cả của toàn Đảng, toàn dân ta, của Đảng bộ và nhân dân KG. Nâng cao năng lực và phẩm chất của cán bộ ngang tầm công việc để đội ngũ cán bộ hoàn thành được tốt nhiệm vụ là một yêu cầu vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài không chỉ riêng KG. Kết luận và kiến nghị PHGN của các HND là một hiện tượng kinh tế xã hội khá phổ biến trong các quốc gia đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Song do những đặc điểm tự nhiên và xã hội ở các quốc gia khác nhau cho nên tình hình phân hóa HND ở các quốc gia có những mức độ khác nhau với những nguyên nhân đặc thù nên phải có phương pháp giải quyết đặc thù bên cạnh giải pháp phổ biến. ở Việt Nam nói chung và ở Kiên Giang nói riêng, PHGN đối với HND hiện nay vừa là kết quả trực tiếp của việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, vừa là kết quả của quá trình phát triển các quan hệ KTTT trong nông nghiệp, nông thôn. Đây là vấn đề bức xúc hàng ngày của các cấp, các ngành, của Đảng và Nhà nước ta. Những năm qua Kiên Giang cũng có thể xem là một điển hình về quy mô, tốc độ PHGN của các HND và việc khắc phục hậu quả tiêu cực của PHGN trong nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Song thực tiễn ở Kiên Giang đang đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề lý luận để từng bước thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Để góp phần vào việc tháo gỡ vấn đề này ở Kiên Giang, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề PHGN, phân tích thực trạng chỉ rõ nguyên nhân giàu nghèo ở Kiên Giang, từ đó đề xuất các quan điểm phương hướng và giải pháp giải quyết vấn đề này ở Kiên Giang. Để thực hiện các giải pháp trên, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau: 1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo. Hệ thống đó phải đồng bộ, phù hợp với thực tiễn của các địa phương và từng nhóm đối tượng xã hội, trong đó có nhóm đối tượng HND. 2. Phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Kiện toàn tổ chức, cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước, sử dụng có hiệu quả lực lượng kinh tế đó vào việc xóa đói giảm nghèo. Thông qua việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai, giao đất cho HND sử dụng, các nguồn tài chính, các quan hệ tín dụng ưu đãi với HDN nghèo, các dự án... mà thực hiện tốt nhất sự nghiệp xóa đói giảm nghèo trong nông thôn. Trong những hình thức biện pháp... cần có những hình thức, biện pháp đem lại kết quả mang tính chất đột phá, bước ngoặt. 3. Cần nhanh chóng đào tạo hai loại cán bộ: cán bộ xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác và cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo để về cắm chốt ở các địa bàn cơ sở trọng yếu trong toàn tỉnh, gắn hoạt động chuyên môn của họ với hoạt động của tổ chức khuyến nông, của ngân hàng phục vụ người nghèo, quỹ tín dụng nhân dân và hoạt động của hệ thống chính trị.... 4. Kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức chỉ đạo xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, huyện, thị, xã, phường, hướng hoạt động vào các trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt phát huy vai trò đảng viên trong việc tập hợp các HND nghèo vào các hình thức kinh tế hợp tác để giúp họ vĩnh viễn thoát khỏi nghèo đói. DANH Mục Tài Liệu THAM Khảo [1] Chung á - Nguyễn Đình Tấn, Nghiên cứu xã hội học. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. [2] ĐBA, Bài 1, Những nghịch lý thừa và thiếu, giàu và nghèo. Tại sao? Báo Sài Gòn giải phóng, 26/9/1999 [3] ĐBA, Tập trung mọi nguồn lực xóa đói giảm nghèo. Báo Sài Gòn giải phóng, 30/9/1999. [4] Ban chỉ đạo điều tra hộ nghèo, Báo cáo kết quả điều tra biến động hộ nghèo và một số đối tượng xã hội năm 1997 tỉnh An Giang. [5] Ban nghiên cứu lịch sử đảng tỉnh Kiên Giang, Tìm hiểu Kiên Giang. ấn hành 1986. [6] Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Văn phòng chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo, Tài liệu tập huấn sử dụng cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, các đoàn thể cấp tỉnh, thành phố và huyện. Hà Nội, 1999. [7] Bộ Lao động - Thương Binh - Xã hội, Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về xóa đói giảm nghèo. Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 1999. [8] Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, Kỷ yếu: Hội nghị triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 1999. [9] Cục Thống kê Kiên Giang, Thông báo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang năm 1999. [10] Cục thống kê Kiên Giang, Thực trạng người nghèo. tháng 10/1997. [11] Cục Thống kê Kiên Giang, Báo cáo kết quả điều tra HND không đất sản xuất. Báo cáo số 17 BC/TK, ngày 22/9/1998. [12] Ngọc Dung, Đảng viên phải đi đầu trong xóa đói giảm nghèo. Báo Kiên Giang, số 1204, ngày 6-1-1999. [13] Đominique Haughton, Jonathan Haughton, Sarah Bales, Trương Thị Kim Chuyên, Nguyễn Nga, Hoàng Văn Kỉnh, Hộ gia đình Việt Nam nhìn qua phân tích định lượng. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. [14] Nguyễn Thị Hằng, Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. [15] Vũ Hiền - Trịnh Hữu Đản, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VIII) và vấn đề tín dụng nông nghiệp, nông thôn. [16] Dương Phú Hiệp, Phân hóa giàu nghèo ở một số quốc gia khu vực châu á - Thái Bình Dương. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. [17] Dương Phú Hiệp, Phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản từ 1945 đến nay. Nxb Chính trị quốc gia, 1999. [18] Lê Văn Hồng, Nông nghiệp, nông thôn Kiên Giang - thực trạng và phương hướng phát triển đến năm 2000 và 2010. Tạp chí Nông nghiệp, công nghiệp, thực phẩm, số 8, 1999. [19] Nguyễn Tất Huấn, Báo Nhân Dân, ngày 28/12/1999. [20] Nguyễn Văn Huấn, Khái niệm nông hộ. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 6/1993. [21] Nguyễn Đình Kháng - Vũ Văn Phúc, Những nhận thức kinh tế, chính trị trong giai đoạn đổi mới. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. [22] Nguyễn Xuân Khoát, Khuynh hướng phân hóa HND trong phát triển sản xuất hàng hóa. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. [23] Sơn Nam, Đất Gia Định xưa và nay. Nxb Thành phố Hồ chí Minh, 1984. [24] Sơn Nam, Đồng bằng sông Cửu Long, nét sinh hoạt xưa. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1985. [25] C. Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1978. [26] Đỗ Nguyên Phương, Phân tầng xã hội - một xu thế tất yếu của xã hội Việt Nam. Đề tài KX 07-05. [27] Vũ Thị Phùng, Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. [28] Phụ lục kèm theo dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VII Đảng bộ tỉnh Kiên Giang. [29] Nguyễn Văn Thành, Kinh tế nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, 1998. [30] Nguyễn Thị Thơm, Tạp chí phát triển kinh tế, số 99, 1/1999. [31] Trương Thị Tiến, Đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. [32] Tiêu chuẩn HND sản xuất giỏi tỉnh Kiên Giang giai đoạn từ 1995 - 2000. [33] Tỉnh ủy Kiên Giang, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (1996). [34] Tỉnh ủy Kiên Giang, Ban Kinh tế tỉnh ủy, Báo cáo số 43 BC/BKT, 24/11/1998, Tình hình thực hiện Chỉ thị 68/CT/TW của Ban Bí thư (khóa VII). [35] Trung tâm Thông tin tư liệu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Một số vấn đề lý luận kinh tế chính trị và phát triển kinh tế Việt Nam, Hà Nội, 1995. [36] Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Lê Bộ Lĩnh (chủ biên): Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước châu á và Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. [37] Nguyễn Như Tùng, Xóa đói giảm nghèo ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, thực trạng giải pháp. Luận văn thạc sĩ Triết học chuyên ngành CNXH khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996. [38] Từ điển tiếng Việt. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1999. [39] ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Báo cáo sơ kết, số 29/BC/UB 14/10/1998. [40] ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Chương trình xóa đói giảm nghèo đến năm 2000. [41] ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Sở Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp, nông thôn, Báo cáo rà soát bổ sung quy hoạch nông nghiệp, nông thôn tỉnh Kiên Giang, thời kỳ 1999 - 2010, 8/1999. [42] ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Ban Dân tộc tỉnh, Dự án tổng quan đầu tư xây dựng trung tâm cụm xã vùng dân tộc Khmer, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 1999 - 2000, 5/1999. [43] ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1999. [44] ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Ban Chỉ đạo phong trào sản xuất giỏi, Báo cáo tổng kết 10 năm phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp giỏi (1989 - 1999), 25/11/1999. [45] ủy ban nhân dân thị xã Hà Tiên, Báo cáo sơ kết một năm thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo và chương trình công tác xóa đói giảm nghèo từ nay đến cuối năm 2000, 22/10/1999 [46] Văn kiện Đại hội hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991. [47] Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 (khóa VII). [48] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. [49] Viện Thông tin Khoa học xã hội và nhân văn, Nông thôn trong bước quá độ sang kinh tế thị trường, tập 1. Nxb Thông tin khoa học, Chuyên đề, Hà Nội, 1999. [50] Bạch Hồng Việt, Vấn đề giàu nghèo ở nước ta hiện nay. Tạp chí Cộng sản, số 8, 7/1995. [51] Chu Văn Vũ, Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995. Phụ lục Bảng 3 Tiêu chí so sánh thu nhập của loại hộ đói và nghèo trên các vùng của nước ta Loại hộ Nông thôn Thành thị 1. Hộ đói 45.000đ 45.000đ 2. Hộ nghèo: Miền núi 55.000đ đồng bằng 70.000đ Thành thị 90.000đ Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 1994. Bảng 9 Tình hình PHGN của một số địa bàn tiêu biểu của Kiên Giang Địa bàn Số hộ SXNN Phân loại Nghèo Khá giả Giàu Tân Hiệp 21.274 2.467 12.702 6.105 Hòn Đất 23.000 2.307 18.093 2.600 An Minh 21.187 4.555 13.445 3.187 An Biên 26.457 5.028 16.138 5.291 Vĩnh Thuận 19.658 4.804 13.756 1.098 Nguồn: Phòng thống kê của các huyện trên, 1999 Bảng 11 Phân loại hộ giàu, nghèo xét theo thành phần dân tộc Loại hộ Địa bàn Tổng số hộ Phân loại hộ theo mức thu nhập Hộ giàu Hộ trung bình Hộ nghèo Tổng số Hộ DT Tổng số Hộ DT Tổng số Hộ DT Tân Hiệp 21.274 6.105 2 12.702 118 2.467 125 Hòn Đất 23.000 2.600 763 18.093 1.907 2.307 1.144 Nguồn: Phòng thống kê huyện Tân hiệp, Hòn Đất, 1999 Bảng 14 Thống kê về tình trạng ruộng đất của HND Số diện tích canh Dưới 2 ha Từ 2 - 3 ha Trên 3 ha tác SL hộ % SL hộ % SL hộ % Tình trạng ruộng đất 1036 70,42 313 21,27 122 8,29 Tình trạng PHGN 852 57,9 456 30,78 120 8,15 Phân loại hộ Nghèo Khá Giàu Nguồn: Cục Thống kê KG năm 1998 Bảng 15 Số hộ nông dân qua các năm từ 1991 - 1998 Năm 1991 1993 1995 1997 1998 Số HND 152.449 166.474 174.570 180.125 197.085

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp (2).pdf
Luận văn liên quan