“Từ cuối năm 2010 đến nay, hàng nghìn người dân liên tiếp kéo vào rừng phòng hộ đầu
nguồn Krông Năng để chặt phá với diện tích lớn. Đáng nói là trong khi cơ quan chức năng
đang tìm cách giải quyết, thì những người dân này lại tràn sang địa huyện Ea H’leo bên cạnh
để lấn chiếm đất rừng.
Chưa hết Krông Năng, lại đến Ea H’leo
Tình trạng phá rừng tại các tiểu khu 340a (xã Ea Púk) và 340b (xã Ea Dăh) do Ban Quản lý
rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng quản lý đang diễn biến ngày càng phức tạp. Từ ngày
12 đến 18.4, khoảng 530 người dân ở huyện Krông Năng và thị xã Buôn Hồ đã tràn vào chặt
35,5ha rừng (phá mới 5,4ha, chặt và đốt cây nhỏ 19,5ha, hạ gỗ lớn trên 10ha).
Ngày 18.4, đích thân ông Y Dhăm Ênuôl - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - đã vào rừng phòng hộ
vận động người dân trở về nhà; đồng thời, hướng dẫn cho dân tự kê khai những nhu cầu bức
thiết để được quan tâm giải quyết. Nhưng chỉ 2 tuần sau đó - ngày 4.5, hơn 300 người dân tại
xã Ea Hồ và thị trần Krông Năng lại tiếp tục tràn vào rừng. Mặc dù các ngành chức năng đã
nỗ lực tuyên truyền, vận động nhưng đến nay số người này vẫn chưa ra khỏi rừng. Tính từ
tháng 8.2010 đến nay, đây là vụ phá rừng thứ sáu tại các tiểu khu 340a và 340b, gây thiệt hại
hàng chục hécta rừng tự nhiên.
Trong khi đó, 46 hộ ở xã Đliêya và 8 hộ ở xã Ea Tân (huyện Krông Năng) lại tràn sang tiểu
khu 95 và tiểu khu 103 thuộc xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo. Với số lượng hàng trăm người
trong mỗi vụ phá rừng, lực lượng chức năng của huyện Ea H’leo cũng không thể ngăn chặn
được. Giải pháp duy nhất chỉ là vận động người dân ra về, song người dân chỉ về được vài
hôm rồi lại kéo vào rừng như ở huyện Krông Năng ”
88 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2495 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân quyền sở hữu tài sản trong giao rừng cho cộng đồng ở Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng đồng quản lý rừng vào hoạch định ngân sách cấp địa phương đầu tư
cho lâm nghiệp và chương trình hỗ trợ đối với đồng bào thiểu số. Dù không giao rừng cho
cộng đồng, Nhà nước vẫn đang thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu
số, trong đó có những khoản trợ cấp bằng hiện vật và tiền (theo hộ) mà không kèm theo các
điều kiện, đồng thời vẫn phân bổ ngân sách cho công tác bảo vệ, phát triển rừng. Lồng ghép
ngân sách để hỗ trợ (thông qua cộng đồng) giúp tăng cường hiệu quả chính sách và thu hút sự
quan tâm, tham gia của người dân vào quản lý bảo, vệ rừng (2) Cho phép cộng đồng được
dụng nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến rừng của cộng đồng. (3) Trước
mắt, nhà nước có chính sách chi trả công tham gia tuần tra, bảo vệ và phòng chống cháy rừng
cho người dân, từ đó phát triển dịch vụ bảo vệ rừng như một nghề có thu nhập. Về lâu dài,
Nhà nước phải tìm kiếm nguồn tài trợ cho các chính sách lâm nghiệp (cần có những đề tài
nghiên cứu sâu về tài chính trong lĩnh vực này).
44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. ADB (2003), Phục vụ và duy trì cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Hà Công Bình (2010), “Đánh giá thực trạng giao, khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng ở tỉnh
Đăk Lăk”, Quỹ môi trường Sida, truy cập ngày 16/5/2011 tại địa chỉ:
www.sef.org.vn/userfiles/file/Ky%20yeu/Ky%20yeu%20hoi%20thao.pdf.
3. Bộ NN-PTNT (2006a), “Quản lý lâm trường quốc doanh”, Cẩm nang lâm nghiệp.
4. Bộ NN-PTNT (2006b), “Lâm nghiệp cộng đồng”, Cẩm nang lâm nghiệp.
5. Bộ NN-PTNT (2007), Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 hướng dẫn trình tự
thủ tục giao rừng cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng
đồng dân cư thôn.
6. Bộ NN-PTNT (2007), Đề án giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2006-2010.
7. Bộ NN-PTNT (2010), Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/8/2010 của Bộ NN-
PTNT về công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2009.
8. Bộ NN-PTNT và Bộ Tài chính (2003), Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT-BNN-BTC ngày
03/9/2003.
9. Chính phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật
Đất đai năm 2003.
10. Chính phủ (2006), Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành Luật Bảo vệ-
Phát triển rừng 2004.
11. Chính phủ (2009), Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
12. Trần Văn Con (2006), “Quan niệm mới về lâm nghiệp và quản lý rừng bền vững ở Việt
Nam”, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, truy cập ngày 11/2/2011 tại địa chỉ:
13. Cục Lâm nghiệp (2008), Báo cáo kết quả điều tra lâm nghiệp cộng đồng.
45
14. Cục Lâm nghiệp (2009), “Báo cáo quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam”, Đại
học Tây Bắc, truy cập ngày 20/11/2010 tại địa chỉ:
0ve%20lam%20nghiep%20cong%20dong%20o%20Viet%20Nam.pdf.
15. Cục lâm nghiệp và IUCN Việt Nam (2009), “Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: chính
sách và thực tiễn, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng”, Liên minh Bảo
tồn Thiên nhiên Quốc tế, truy cập ngày 20/11/2010 tại địa chỉ:
16. Đoàn Diễm (2010), “Quản lý rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng ở Việt Nam”, Quỹ môi
trường Sida, truy cập ngày 17/5/2011 tại địa chỉ:
www.sef.org.vn/userfiles/file/Ky%20yeu/Ky%20yeu%20hoi%20thao.pdf.
17. Văn Duẩn (2009), “Giao rừng cộng đồng: Bước chuyển trong công tác bảo vệ rừng”,
Trang tin điện tử Ủy ban Dân tộc, truy cập ngày 19/02/2009, tại địa chỉ:
18. Đinh Hữu Hoàng và Đặng Kim Sơn (2009), “Giao đất và giao rừng ở Việt Nam – Chính
sách và Thực tiễn”, GTZ-MNR, truy cập ngày 13/3/2011 tại địa chỉ:
www.gtz-mnr.org.vn/index.php?option=com_docman.
19. Lưu Hùng (1996), Văn hóa cổ truyền Tây nguyên, NXB Văn hóa Dân tộc.
20. Bảo Huy (2005), “Giải pháp xác lập cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng”,
Mạng lưới đào tạo Lâm nghiệp xã hội Việt Nam, truy cập ngày 12/12/2010 tại địa chỉ:
20co%20che%20huong%20loi%20trong%20quan%20ly%20rung%20cong%20dong.pdf.
21. Bảo Huy (2009), “Xây dựng cơ chế hưởng lợi trong giao rừng cộng đồng”, Liên minh Bảo
tồn Thiên nhiên Quốc tế, truy cập ngày 20/11/2010 tại địa chỉ:
22. Quang Huy (2008), “Các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều bất cập trong giao rừng, khoán bảo
vệ rừng”, Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam, truy cập ngày 28/3/2011 tại địa chỉ:
SZE39632.
46
23. IUCN (2008), “Đánh giá các rào cản ảnh hưởng đến quản lý rừng bền vững và công bằng:
Nghiên cứu điểm ở Việt Nam”, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, truy cập ngày
20/11/2010 tại địa chỉ:
24. Đặng Trung Kiên (2011), “Diễn biến vụ phá rừng ở Krông Năng ngày càng phức tạp”,
Báo Lao động, truy cập ngày 28/5/2011 tải về từ địa chỉ
Tuc/Dien-bien-vu-pha-rung-o-Krong-Nang-ngay-cang-phuc-tap/42202/
25. Nguyễn Tuấn Kiệt (2010), “Đánh giá về triển khai các chương trình giao đất, giao rừng
cho cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn Đăk Nông”, Quỹ môi trường Sida,
truy cập ngày 17/5/2011 tại địa chỉ:
www.sef.org.vn/userfiles/file/Ky%20yeu/Ky%20yeu%20hoi%20thao.pdf.
26. Nguyễn Bá Ngãi, Phạm Đức Tuấn, Vũ Văn Triệu và Nguyễn Quang Tân (2009), “Lâm
nghiệp cộng đồng Việt Nam: Chính sách và thực tiễn”, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên
Quốc tế, truy cập ngày 20/11/2010 tại địa chỉ:
27. Phạm Xuân Phương, Đỗ Anh Minh (2005), “Báo cáo khảo sát đánh giá tình hình triển
khai chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng được giao, nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp tại tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc”, Viện khoa học lâm nghiệp
Việt Nam, truy cập ngày 10/2/2011 tại địa chỉ:
28. Nguyễn Hồng Quân và Phạm Xuân Phương (2004), “Một số vấn đề về lâm nghiệp cộng
đồng bảo tồn phát triển rừng ở Việt Nam”, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, truy cập
ngày 30/10/2010 tại địa chỉ:
29. Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1992.
30. Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự 2005.
31. Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2004), Luật bảo vệ - Phát triển
rừng 2004.
47
32. Hoàng Văn Quynh (2009), “Quy định về sở hữu trong luật tục Ê đê”, Tạp chí Khoa học
Đại học quốc gia Hà Nội, Số 25, tr. 14 – 19.
33. Trần Ngọc Thanh, Trần Ngọc Đan Thùy và Nguyễn Đăng Khoa (2007), “Báo cáo đánh
giá hiện trạng quản lý rừng cộng đồng của tỉnh Đăk Lăk”, FGLG, tháng 8/2007.
34. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ
tướng Chính phủ về việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng
trong buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.
35. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.
36. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê 2008, NXB Thống kê, Hà Nội.
37. Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009, NXB Thống kê, Hà Nội.
38. Nguyễn Tuấn Triết (2007), Tây Nguyên những chặng đường lịch sử-văn hóa, NXB Khoa
học Xã hội.
39. Võ Đình Tuyên (2010), “Cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam”,
Quỹ bảo tồn thiên nhiên Sida, truy cập ngày 18/7/2011 tại địa chỉ:
www.sef.org.vn/userfiles/file/Ky%20yeu/Ky%20yeu%20hoi%20thao.pdf.
40. Viện Điều tra Quy hoạch rừng (FIPI) (2012), “Số liệu điều tra tài nguyên rừng Việt
Nam”, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, truy cập ngày 20/07/2011 tại địa chỉ
41. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2012), “Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005
vùng Tây Nguyên”, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, truy cập ngày 20/07/2011 tại
địa chỉ:
42. Viện nghiên cứu văn hóa (2004), Tìm hiểu luật tục các dân tộc Nam Tây Nguyên, NXB
Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
43. Wode, B oern và Bảo Huy (2009), “Nghiên cứu thực trạng lâm nghiệp cộng đồng Việt
Nam”, Dự án Quản lý Bền vững Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên miền Trung, truy cập
ngày 14/02/2011 tại địa chỉ:
48
Tiếng Anh
44. Agrawal, Arun, Gibson, Clark C., McKean, Margaret A. and Elinor Ostrom (ed.) (2000),
“Chapter 3: Small is beautiful, but is larger better? Forest mamangement Institutions in
the Kumaon Himalaya, India”, People and Forests Communities, Institutions, and
Governance, MIT Press.
45. Ahn, T. K. and Ostrom, Elinor (2002) “Social Capital and the Second – Generation
Theories of Collection: an Analytical Approach to the Forms of Social Capital”, Florida
State University, truy cập ngày 17/01/2011 tại địa chỉ:
apital.pdf.
46. Barzel, Yoram (1997), Economic Analysis of Property Rights, Cambridge University
Press.
47. Bouriaud, Laura and Schmithuesen, Franz (2005), “Allocation of Property Rights on
Forests Through Ownership Reform and Forest Policies in Central European Countries”,
Swiss Forestry Journal, Vol. 156(2005) 8, pp. 297-305.
48. Bromley, Daniel W. and Cernea, Michael M. (1989), “The Management of Common
Property Natural Resources: Some Conceptual and Oprational Fallicies”, World Bank
Dicussion Paper 57.
49. Demsetz, Harold (1967), “Towards a Theory of Property Rights”, American Economic
Review, Vol. 52, No.2, pp. 347-379.
50. Gibson, Clark C., McKean, Margaret A. and Ostrom, Elinor (2000), “Chapter 1:
Explaining Deforestation: The Role of Local Instutions”, People and Forests
Communities, Institutions, and Governance, MIT Press.
51. McKean, Magaret A., Gibson, Clark C., McKean, Margaret A. and Ostrom, Elinor (ed.)
(2000), “Chapter 2: Common Property: What is it, What is It Good For and What Makes
It Work”, People and Forests Communities, Institutions, and Governance,
MIT Press.
52. Ostrom, Elinor (1990), Governing the Commons: The evolution of Institutions for
Collective action, Cambridge University Press.
49
53. Ostrom, Elinor and Schlager, Edella (1992), “Property-Rights Regimes and Natural
Resources: A Conceptual Analysis”, Land Economics, Vol. 68, No.3, pp. 249 – 262.
54. Ribot, Jess C. and Peluso, Nancy Lee (2003), “A theory of Access”, Rural Sociology,
Vol. 68, No. 2, pp. 153 –181.
55. Sikor, Thomas and Tran Ngoc Thanh (2007), “Exclusive Versus Inclusive Evolution in
Forest Management: Insights from Forest Land Allocaton in Vietnam’s Central
Highlands”, Land Use Policy, Vol. 24, Issue 4, pp. 644 – 653.
56. Smith, Robert J. (1981), “Resolving the Tragedy of the Common by Creating Private
Property Rights in Wildlife”, Cato Journal, Vol. 1, No.2, pp.439 – 468.
57. Nguyen Quang Tan and Sikor, Thomas (2007), “ hy May Forest Devolution not Benefit
the Rural poor? Forest Entitlement in Vietnam’s Central Highlands”, World Development,
Vol. 35, No. 11, pp. 2010 – 2025.
58. Nguyen Quang Tan, Nguyen Ba Ngai, Tran Ngoc Thanh, Sunderlin, William et al.
(2008), “Forest Tenure Reform in Vietnam: Case Studies from the Northern Upland and
Central Hightlands Region”, Right and Resources, truy cập ngày 22/03/2011 tại địa chỉ:
59. Nguyen Quang Tan (2005), “Forest Devolution in Dak Lak, Vietnam: Improving Forest
Management or Livelihoods of the Poor?”, Eastwestcenter, truy cập ngày 22/11/2010 tại
địa chỉ:
60. Nguyen Quang Tan (2006), “Forest Devolution in Vietnam: Differentiation in Benefits
from Forest Among Local Households”, Forest policy and Economics, No.8, pp.409 –
420.
50
61. Tran Ngoc Thanh, Nguyen Quang Tan and Sikor, Thomas (2003), “The Local Outcomes
of Forest Land and Allocation: Evidence from Daklak”, Mekonginfo, truy cập ngày
09/3/2011 tại địa chỉ:
CA0/$FILE/FULLTEXT.pdf.
62. Tran Ngoc Thanh, Nguyen Quang Tan and Sikor, Thomas (2004), Local Impact
Assessment After Forest Land Allocation in Daklak, Central Highlands, Viet Nam,
pp.1-39.
51
CHÚ THÍCH CUỐI TRANG
1
Tính tranh giành (sự tiêu dùng hàng hóa của một cá nhân làm giảm sự hiện diện hay lợi ích của hàng hóa đó đối
với những cá nhân khác) và tính loại trừ (tiêu dùng hay hưởng lợi của một cá nhân làm cản trở người khác tiêu
dùng hay hưởng lợi từ hàng hóa).
2
Thuật ngữ “nguồn lực tiếp cận mở” (Open Access Resource) theo E.Ostrom (1990)
3
Thuật ngữ “bi kịch của chung” (Tragedy of common) theo Hardin (1968)
4
Quản lý rừng bền vững theo quan điểm của Trần Văn Con (2006).
5
Từ 1976 đến 2004, tốc độ tăng dân số ở Tây Nguyên tăng được đánh giá là cao nhất cả nước và khu vực Đông
Nam Á, trung bình gần 10%/năm. Sau năm 1975, di dân đến Tây Nguyên từ một số vùng đông dân của đất
nước theo chương trình phát triển kinh tế mới. Đặc biệt là giai đoạn chiến tranh biên giới cuối thập niên 1970
và thời điểm cà phê tăng giá mạnh những năm cuối thế kỷ 20, dân nhập cư vào vùng Tây Nguyên tăng đột biến
(Viện nghiên cứu văn hóa xã hội, 2004).
6
Số liệu theo Niên giám thống kê 2009.
7
Quyết định 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
8
Nguồn Ban chỉ đạo vùng Tây Nguyên.
9
Toàn vùng đã cấp 61.722 giấy chứng nhận đất lâm nghiệp đối với 1.550.138 ha chiếm 46,7% tổng diện tích đất
lâm nghiệp (Đinh Hữu Hoàng và Đặng Kim Sơn, 2007). Theo Cục Lâm nghiệp, đến đầu năm 2008 có 67.926,1
ha rừng được giao và khoán bảo vệ cho 4.442 hộ gia đình theo Quyết định 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005
của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán quản lý, bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng
là đồng bào dân tộc thiểu số của các tỉnh Tây Nguyên, trong đó giao rừng, đất rừng là 30.705,5 ha cho 1.557 hộ
(Quang Huy, 2008).
10 Lâm Đồng gần đây mới thực hiện các bước đầu thí điểm xây dựng phương án giao rừng cho cộng đồng với
tổng diện tích 2.264ha (Văn Duẩn, 2009).
11 Điều 29, 30 Luật BV-PTR.
12
Diện tích rừng giao cho cộng đồng tùy thuộc vào quỹ rừng của từng địa phương, ít nhất là 214,6 ha, lớn nhất
lên đến 2.964 ha.
13
Ở các trường hợp thí điểm, cộng đồng phân chia các nguồn lợi từ gỗ theo đơn vị hộ gia đình, nhưng điều tiết
tham gia các hoạt động, phân công trách nhiệm thực hiện tuần tra, bảo vệ,... theo số lao động.
14
Quy chế quản lý rừng kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ
15
Lâm sản bao gồm gỗ và lâm sản ngoài gỗ (củi, nấm, tre, nứa, cây dược liệu,) phải được xác nhận về tính hợp
pháp mới được lưu thông trên thị trường. Trong đó, gỗ thường là nguồn lợi hữu hình trực tiếp, có giá trị kinh
tế lớn nhất đối với người dân.
52
16
Trong quá trình xử lý, chủ rừng chỉ có quyền lập biên bản vi phạm và báo cáo cơ quan kiểm lâm, UBND xã
(Điều 42- Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ).
17
Các hộ có thể trao đổi việc sử dụng diện tích đất canh tác, khai thác gỗ theo thỏa thuận có sự thống nhất của
cộng đồng mà không cần các thủ tục pháp lý.
18
Mức thuế suất Thuế tài nguyên đối với lâm sản (gỗ) khai thác15%-40% tùy chủng loại và kích thước.
19
Thường gọi là “tiền mồi”.
20
Kết luận tại Hội thảo “Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân” do C&E phối hợp với CEACE và
Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế tháng 8/2010.
21
Các chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng ở Tây Nguyên thu hút sự quan tâm, hỗ trợ (tài chính và hỗ trợ
phi vật chất) của các tổ chức quốc tế. Điển hình như: Dự án Chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng do
Quỹ ủy thác cho ngành lâm nghiệp (TFF) tài trợ thực hiện từ năm 2006-2009; Dự án lưu vực sông Mê Kông
sau đó là dự án phát triển nông thôn (RDDL) do tổ chức GFA/GTZ Đức tài trợ thực hiện tại Đăk Lăk; Dự án
quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên miền Trung (SMNR-CV); Dự án học hỏi về quản trị rừng
(FGLG) thực hiện từ năm 2006-2009; Dự án hỗ trợ dân làng quản lý rừng bền vững do tổ chức hợp tác phát
triển Nhật Bản (JICA) tài trợ thực hiện tại Kon Tum từ năm 2007-2008; Dự án lâm nghiệp xã hội (SFSP) sau
đó là Dự án Hỗ trợ phổ cập đào tạo nông lâm nghiệp vùng cao (ETSP) do tổ chức Helvetas/SDC Thụy Sỹ tài
trợ thực hiện tại Đăk Nông từ năm 2002-2007, và gần đây có Dự án GTZ-bảo vệ môi trường và quan lý tài
nguyên thiên nhiên tại Đăk Nông.
22
Quy định khai thác lâm sản theo Quyết định 40/2005/QĐ - BNN 07/7/2005 v/v ban hành quy chế khai thác gỗ
và lâm sản khác áp dụng trong trường hợp khai thác với quy mô lớn.
23
GS-TS Bảo Huy, Khoa Lâm nghiệp - Đại học Tây Nguyên, tư vấn và trực tiếp thực hiện các hỗ trợ thí điểm
Lâm nghiệp cộng đồng ở Tây Nguyên.
24
Chính sách cấp quốc gia, quy định của luật có thể không tương thích với địa phương; thể chế cấp địa phương
không thể điều chỉnh các yếu tố áp lực lên nạn phá rừng nhưng có thể sàng lọc làm cho thực thi luật quốc gia
thích ứng với môi trường địa phương (Gibson, McKean and Ostrom, 2000).
25
Ở nhiều nơi, cộng đồng hết đất công để dùng cho mục đích chung, không có rừng để bảo vệ nguồn nước,
không có quỹ chung để thực hiện phúc lợi (Nguyễn Bá Ngãi, Phạm Đức Tuấn, Vũ Văn Triệu và Nguyễn
Quang Tân, 2009).
26
Vốn xã hội bao gồm một khối các giá trị và mối liên kết giữa con người giúp gắn kết các thành viên của mạng
lưới, cộng đồng con người lại với nhau và khiến cho hành động hợp tác trở nên khả thi (Ahn và Ostrom,
2002).
27
Kết quả khoanh nuôi, trồng rừng (193,2 ha) rất ít so với diện trích được giao (Cục lâm nghiệp, 2008).
28 Tiền công khoán 50.000 đồng/ha/năm (Quyết định 304/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).
53
29
Đăk Lăk, Đăk Nông chủ trương đẩy mạnh giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Trong khi đó, Gia
Lai có tỷ lệ diện tích giao khoán rừng cho cộng đồng lớn, chiếm 41.224 ha trong tổng số 42.521,5 ha diện tích
rừng nhận khoán của cộng đồng Cục lâm nghiệp (2008).
30 kiến trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Quang Tân qua email và điện thoại.
31
Niên giám thống kê 2008.
54
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số quan điểm về sở hữu trong giải quyết vấn đề bi kịch của chung
Kể từ khi Hardin (1968) phân tích động cơ chi phối hành động tối đa hóa lợi ích của cá nhân,
vai trò của quyền sở hữu trong sử dụng nguồn tài nguyên chung. Quan điểm này đã thu hút sự
chú ý, tranh luận về vận hành chế độ sở hữu để khắc phục bi kịch của chung trong quản lý hệ
thống nguồn lực tự nhiên dùng chung. Hardin (1968) đề nghị giải pháp sử dụng đến hệ thống
công ty tư nhân. Trong khi đó, có luồng quan điểm Heibroner (1974), Ehrenfeld (1972),
Ophuls (1973), Carruthers và Stoner (1981) thì tin tưởng vào khả năng quản trị khu vực công,
đề nghị nhà nước với quyền lực đủ mạnh tập trung vào chính quyền trung ương để quản lý,
kiểm soát các nguồn lực tự nhiên (xem Ostrom, 1990, trang 8-9). Smith (1981) cho rằng cách
duy nhất để tránh bi kịch của chung đối với hệ thống nguồn lực và thế giới hoang dã là chấm
dứt chế độ sở hữu chung bằng cách tạo ra hệ thống quyền sở hữu riêng. Đến nay, trên thế giới
vẫn tồn tại các bằng chứng thành công và thất bại trong vận dụng sở hữu tư nhân, sở hữu nhà
nước, sở hữu tập thể hay cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng. Những quan điểm nghiên
cứu tài nguyên rừng gần đây Bromley và Cernea (1989), Ostrom và Schlager (1992), cho rằng
không nhất thiết là chỉ nhà nước hay chỉ tư nhân nắm giữ quyền chiếm hữu, quản lý, sử dụng
rừng mà tồn tại cơ chế chia sẻ các quyền đồng sở hữu giữa những người sử dụng.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
55
Phụ lục 2: Phân loại rừng làm căn cứ giao đất, giao rừng và xác định hưởng l i
Phân loại rừng căn cứ vào mục đích
sử dụng chủ yếu
(Điều 4, Luật BV-PTR)
Phân loại rừng theo hiện trạng
(Điểm a khoản 2 Điều 1-Thông tư liên tịch
80/2003/TTLT-BNN-BTC ngày 03/9/2003)
1. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ
yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mòn, chống sa mạc
hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí
hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao
gồm:
A) Rừng phòng hộ đầu nguồn;
B) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát
bay;
C) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn
biển;
D) Rừng phòng hộ bảo vệ môi
trường;
2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ
yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia,
nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu
khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn
hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ
nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ,
góp phần bảo vệ môi trường, bao
gồm:
A) Vườn quốc gia;
Hiện trạng rừng là trạng thái rừng tại thời điểm hộ
gia đình được giao, được thuê hoặc nhận khoán,
gồm:
- Rừng thứ sinh nghèo kiệt quy định tại Mục a
Khoản 4 Điều 7; Khoản 5 Điều 14 Quyết định số
178/2001/QĐ-TTg được hiểu là nhóm chưa có rừng
do rừng đã bị khai thác kiệt quệ, hoặc đã khai thác từ
lâu nhưng chưa được phục hồi, phần lớn chỉ có cỏ,
cây bụi, hoặc cây gỗ, tre mọc rải rác với độ che phủ
dưới mức 0,3 thuộc trạng thái đất trống IC quy định
tại Quyết định số 682/QĐKT, ngày 01 tháng 8 năm
1984 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc ban hành bản
quy phạm thiết kế kinh doanh rừng (sau đây gọi là
Quyết định số 682/QĐKT).
- Rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai
thác 1à rừng phục hồi sau nương rẫy bởi lớp cây
tiên phong ưa sáng mọc nhanh đều tuổi, 1 tầng,
đường kính nhỏ hoặc sau khai thác kiệt, còn sót tại
một số cây gỗ nhưng phẩm chất xấu, trữ lư ng
không đáng kể, đường kính phổ biến không vượt
quá 20cm, thuộc trạng thái rừng loại IIA, IIB, IIIA1
quy định tại Quyết định số 682/QĐKT.
56
B) Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu
dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài -
sinh cảnh;
C) Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu
rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh
lam thắng cảnh;
D) Khu rừng nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học;
3. Rừng sản xuất được sử dụng chủ
yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm
sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ,
góp phần bảo vệ môi trường, bao
gồm:
A) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
B) Rừng sản xuất là rừng trồng;
C) Rừng giống gồm rừng trồng và
rừng tự nhiên qua bình tuyển, công
nhận.
- Rừng có trữ lư ng ở mức trung bình hoặc
giàu
Rừng có trữ lượng ở mức trung bình là rừng thứ sinh
đã bị chặt chọn nhưng chưa làm thay đổi đáng kể cấu
trúc của rừng hoặc phát triển từ rừng phục hồi sau
khai thác, sau nương rẫy đã có một số cây có đường
kính lớn (trên 35cm) có thể khai thác sử dụng. Trữ
lượng trung bình trên 100m3/ha, thuộc trạng thái
rừng loại IIIA2 và IIIA3 quy định tại Quyết định số
682/QĐKT.
Rừng có trữ lư ng ở mức giàu là rừng nguyên sinh
hoặc thứ sinh thành thục cho đến nay chưa được khai
thác sử dụng, có cấu trúc ổn định, nhiều tầng, hoặc
rừng đã bị chặt chọn lấy ra một ít gỗ quý, gỗ tốt
nhưng chưa làm thay đổi đáng kể về cấu trúc của
rừng, khả năng cung cấp của rừng còn nhiều, trữ
lượng bình quân trên 150m3/ha, thuộc trạng thái rừng
loại IVA, IVB và IIIB
Nguồn: Trích Quốc hội (2004), [31]; Bộ NN-PTNT và Bộ Tài chính (2003), [8].
57
Phụ lục 3: Hiện trạng rừng Tây Nguyên tính đến 31/12/2009
Đơn vị tính: ha
Tổng số
Rừng tự
nhiên
Rừng trồng
Rừng trồng
dưới 1 năm
tuổi
Độ che
phủ rừng
(%)
Toàn quốc 13.258.843 10.339.305 2.919.538
359.409 39,1%
Tây Nguyên 2.925.193 2.715.746 209.451 29.445 54,3%
Kon Tum 650.297 610.625 39.672 4.453 66,7%
Gia Lai 715.691 680.435 35.257 2.072 45,9%
Lâm Đồng 602.041 543.319 58.723 5.694 61,0%
Đăk Lăk 633.174 571.939 61.236 13.025 47,2%
Đăk Nông 323.990 309.428 14.563 4.201 49,1%
Nguồn: Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/8/2010 của Bộ NN-PTNT
về công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2009, [7].
58
Phụ lục 4: Diện tích loại đất, loại rừng phân theo chức năng của vùng Tây Nguyên
(Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005)
Đơn vị tính: ha
TT Loại đất, loại rừng Tổng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất
Diện tích tự nhiên 5.451.217
I. Đất có rừng 2.971.735 455.637 876.122 1.639.975
A. Rừng tự nhiên 2.827.342 452.282 828.352 1.546.707
1 Rừng lá rộng giàu 80.620 32.519 27.131 20.971
2 Rừng lá rộng trung bình 575.694 97.220 124.554 353.919
3 Rừng lá rộng nghèo 353.289 90.007 113.606 149.674
4 Rừng lá rộng non chưa có trữ lượng 34.274 2.237 19.628 12.409
5 Rừng lá rộng non có trữ lượng 413.557 31.131 132.438 249.988
6 Rừng lá kim 140.474 11.881 85.417 43.176
7 Rừng hỗn giao lá rộng lá kim 48.534 9.850 17.884 20.800
8 Rừng khộp giàu 2.317 1.741 576 0
9 Rừng khộp trung bình 267.636 49.703 30.859 187.074
10 Rừng khộp nghèo 225.371 37.742 41.691 145.938
11 Rừng khộp phục hồi có trữ lượng 68.100 9.691 44.694 13.715
12
Rừng khộp phục hồi không trữ
lượng 56.008 6.988 12.486 36.534
13 Rừng tre nứa 280.426 31.103 94.343 154.980
14 Rừng hỗn giao 281.043 40.469 83.045 157.529
B. Rừng trồng 144.393 3.355 47.770 93.268
1 Rừng trồng có trữ lượng 29.860 549 11.170 18.140
2 Rừng trồng chưa có trữ lượng 110.436 2.807 36.600 71.030
3 Rừng tre nứa 0 0 0 0
4 Rừng đặc sản 4.098 0 0 4.098
II. Đất trồng đồi núi trọc 776.446 65.458 212.501 498.488
1 Ia 171.474 14.236 49.702 107.537
2 Ib 413.242 30.031 115.522 267.688
3 Ic 191.730 21.191 47.277 123.263
III. Đất khác 1.703.035 0 0 0
Nguồn: Dữ liệu chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn uốc
2001-2005, tải về từ địa chỉ
59
Phụ lục 5: Số hộ nông thôn ở Tây Nguyên phân theo nguồn thu nhập chính
Tỉnh Tổng số hộ
Ngành
nông, lâm, thủy
Nông
nghiệp
Lâm
nghiệp
Thủy
sản
Kon Tum 53.895 48.310 48.203 58 49
Gia Lai 177.718 159.568 159.360 144 64
Đăk Lăk 268.038 237.911 237.629 111 171
Đăk Nông 80.334 72.972 72.868 52 52
Lâm Đồng 153.622 132.672 131.769 751 152
Tổng 733.607 651.433 649.829 1.116 488
Tỷ lệ 100% 88,80% 88,58% 0,15% 0,07%
Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2008
60
Phụ lục 6: Phân bố các loại rừng và thí điểm giao rừng cho cộng đồng ở Tây Nguyên
Chú thích: vị trí có thực hiện thí điểm giao rừng cho cộng đồng
61
Nguồn: Tác giả xử lý trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, bản quyền của Chương
trình Tây Nguyên 3-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tải về tại địa chỉ:
Phụ lục 7: Quy định giao đất, giao rừng cho cộng đồng
Chính sách giao đất
- Luật Đất đai năm 2003 quy định cộng đồng
dân cư thôn được Nhà nước giao đất hoặc
công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với
tư cách là người sử dụng đất.
+ Cộng đồng dân cư sinh sống trong cùng
một địa bàn thôn được Nhà nước giao đất
hoặc công nhận quyền sử dụng đất (Khoản 3,
Điều 9)
+ Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng
đất cho cộng đồng dân cư sử dụng đất nông
nghiệp (Khoản 7, Điều 33).
+ UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho
thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho cộng đồng (Khoản 2, Điều 37)
+ Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử
dụng có thời hạn ổn định lâu dài (Khoản 2,
Điều 66).
+ Cộng đồng dân cư được giao đất nông
nghiệp có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp
bảo vệ đất (Điều 107).
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành
Chính sách giao rừng
- Quy định tại Điều 29 và 30 Luật BV-PTR
công nhận cộng đồng dân cư có quyền được
giao rừng nhưng không được hưởng tòan bộ
các quyền như các chủ rừng khác. “Cộng
đồng không được phân chia rừng cho các
thành viên trong cộng đồng dân cư thôn;
không được chuyển đổi, chuyển nhượng,
tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp
vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng
rừng được giao” (Khoản 2 Điều 30, Luật
BV-PTR)
- Khoản 2, Điều 20, Nghị định 23/2006/NĐ-
CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi
hành Luật BV-PTR quy định về giao rừng
cho cộng đồng dân cư thôn.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện giao rừng sản
xuất, rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng
rừng đối với cộng đồng dân cư thôn; ưu tiên
giao những khu rừng gắn với phong tục,
truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư
thôn phải nằm trong phương án giao rừng
của Ủy ban nhân dân cấp xã đã được Ủy
62
Luật Đất đai năm 2003, tại Khoản 5 Điều 72
quy định: Cộng đồng dân cư được Nhà nước
giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật
BV-PTR thì được giao đất rừng phòng hộ để
bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ
theo quy định của Luật BV-PTR
ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
+ Rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn
phải nằm trong phạm vi của cấp xã
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày
25/4/2007 của Bộ NN-PTNT hướng dẫn trình
tự thủ tục giao rừng cho thuê rừng, thu hồi
rừng cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và
cộng đồng dân cư thôn.
- Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN ngày
27/11/2006 về ban hành hướng dẫn quản lý
cộng đồng dân cư thôn
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Phụ lục 8: Khai thác lâm sản trong rừng cộng đồng
“b) Trình tự, thủ tục khai thác gỗ làm nhà trên rừng cộng đồng
- Hộ gia đình có nhu cầu làm nhà mới để tách hộ hoặc thay thế nhà cũ, sửa chữa lớn
nhà ở cho mình tại xã nơi có rừng làm đơn gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận, trình Uỷ ban
nhân dân cấp huyện xét duyệt, cấp giấy phép khai thác không quá 10 m3 gỗ tròn cho 1 hộ
trong vòng 20 năm.
- Ban lâm nghiệp xã hoặc cán bộ lâm nghiệp xã phối hợp với kiểm lâm địa bàn để
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc khai thác. Cán bộ lâm nghiệp xã đóng búa bài cây, kiểm
lâm đóng búa kiểm lâm.
- Ban lâm nghiệp xã, kiểm lâm hỗ trợ cộng đồng hoàn thành các thủ tục khai thác gỗ.
- Riêng việc khai thác gỗ để hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống
khó khăn được thực hiện theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BNN ngày 05 tháng 01 năm 2005
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
c) Khai thác tận thu, tận dụng tre, nứa, lâm sản ngoài gỗ quy mô lớn
- Ban quản lý rừng cộng đồng với sự giúp đỡ của cơ quan chuyên môn lâm nghiệp thiết
63
kế khai thác, chế biến và bán sản phẩm.
- UBND cấp xã xem xét hồ sơ và trình cấp huyện; giám sát khai thác, xác định phần
hưởng lợi của cộng đồng.
- Cơ quan lâm nghiệp cấp huyện thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt và cấp
phép khai thác cho cộng đồng. Cơ quan lâm nghiệp huyện đóng búa bài cây, Hạt Kiểm lâm
(hoặc kiểm lâm địa bàn) đóng búa kiểm lâm, cơ quan lâm nghiệp cấp huyện cùng Hạt Kiểm
lâm nghiệm thu khai thác và đóng cửa rừng, kho bạc cấp huyện chuyển khoản tiền cộng đồng
nộp vào ngân sách (trừ thuế) cho UBND xã.’’
Nguồn: Bộ NN-PTNT (2006b, trang 58),[4].
Phụ lục 9: Các thành phần tham gia quản lý trong giao rừng cho cộng đồng
1. Cộng đồng dân cư: là chủ thể chính.
2. Bộ phận lâm nghiệp cấp xã: tuyên truyền pháp luật chính sách, theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng, hướng dẫn hỗ trợ phòng cháy, bảo vệ rừng tham mưu, hỗ trợ giao đất, giao
rừng, quản lý, ngăn chặn và xử lý vi phạm.
3. Các cấp chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã) thực hiện nội dung
quản lý nhà nước về lâm nghiệp Theo quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của
Thủ tướng Chính phủ.
4. Các cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp cấp tỉnh, huyện (Chi cục kiểm lâm, Chi cục lâm
nghiệp, Phòng nông nghiệp, Hạt kiểm lâm) có vai trò hướng dẫn, giám sát việc sử dụng
rừng của cộng đồng; quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm việc thực hiện pháp luật về
bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản.
5. Các tổ chức lâm nghiệp nhà nước: Các trường, viện nghiên cứu,... hỗ trợ, hướng dẫn
cộng đồng về kỹ thuật lâm sinh, quản lý rừng.
6. Các tổ chức lâm nghiệp ngoài nhà nước: Các tổ chức phi chính phủ, Các chương trình dự
án, tổ chức tài trợ: hỗ trợ tài chính, hướng dẫn cộng đồng về năng lực quản lý rừng.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
64
Phụ lục 10: Sở hữu cộng đồng của các dân tộc bản địa Tây Nguyên
Quan niệm về sở hữu cộng đồng được quy định rõ ràng, nghiêm ngặt và thống nhất. Tất
cả sản vật tự nhiên hiện diện trên lãnh thổ (đất đai, sông hồ, bãi chăn thả, cây rừng), tất
cả vật dụng do con người tạo ra nếu không thuộc riêng về một cá nhân nào (nhà rông, khu
nhà mồ) đều thuộc sỡ hữu của các thành viên cộng đồng, người ngoài không được xâm
phạm. Phần diện tích đất và rừng không được phân phối được phân làm hai loại: loại
không được khai thác và loại được khai thác. Trong đó loại được khai thác thì phải thực
hiện khai thác theo quy định của cộng đồng và phải có tổ chức, không được tùy tiện.
Quan niệm về quyền sở hữu cộng đồng tập trung ở người đứng đầu đại diện cho cộng
đồng, thể hiện bằng quyền năng đặc biệt của đấng siêu nhiên. Quyền sở hữu cộng đồng
không loại trừ quyền sở hữu cá nhân. Một phần diện tích đất của cộng đồng được phân
phối cho các gia đình thành viên sử dụng và có trách nhiệm bảo vệ. Khi các gia đình có
nhu cầu trao đổi với nhau thì phải báo cho người đứng đầu (chủ đất, chủ làng), làm lễ xin
phép thần linh có sự chứng kiến của các thành viên cộng đồng. Người vi phạm quyền sở
hữu của người khác hoặc làm hại đến quyền sở hữu cộng đồng đều được xét xử công
khai, tùy mức độ mà phải nộp phạt. Khi có tranh chấp về quyền sử dụng vẫn ưu tiên các
hình thức hòa giải, nếu không được thì phải đưa ra x t xử trước cộng đồng và tùy theo
mức độ tranh chấp mà đều phải nộp phạt.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả theo Nguyễn Tuấn Triết (2007), trang 67- 68, [38];
Viện nghiên cứu văn hóa (2004),[42].
65
Phụ lục 11: Phá rừng ở Krông Năng, huyện Buôn Hồ, tỉnh ĐăkLăk
“Từ cuối năm 2010 đến nay, hàng nghìn người dân liên tiếp kéo vào rừng phòng hộ đầu
nguồn Krông Năng để chặt phá với diện tích lớn. Đáng nói là trong khi cơ quan chức năng
đang tìm cách giải quyết, thì những người dân này lại tràn sang địa huyện Ea H’leo bên cạnh
để lấn chiếm đất rừng...
Chưa hết Krông Năng, lại đến Ea H’leo
Tình trạng phá rừng tại các tiểu khu 340a (xã Ea Púk) và 340b (xã Ea Dăh) do Ban Quản lý
rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng quản lý đang diễn biến ngày càng phức tạp. Từ ngày
12 đến 18.4, khoảng 530 người dân ở huyện Krông Năng và thị xã Buôn Hồ đã tràn vào chặt
35,5ha rừng (phá mới 5,4ha, chặt và đốt cây nhỏ 19,5ha, hạ gỗ lớn trên 10ha).
Ngày 18.4, đích thân ông Y Dhăm Ênuôl - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - đã vào rừng phòng hộ
vận động người dân trở về nhà; đồng thời, hướng dẫn cho dân tự kê khai những nhu cầu bức
thiết để được quan tâm giải quyết. Nhưng chỉ 2 tuần sau đó - ngày 4.5, hơn 300 người dân tại
xã Ea Hồ và thị trần Krông Năng lại tiếp tục tràn vào rừng. Mặc dù các ngành chức năng đã
nỗ lực tuyên truyền, vận động nhưng đến nay số người này vẫn chưa ra khỏi rừng. Tính từ
tháng 8.2010 đến nay, đây là vụ phá rừng thứ sáu tại các tiểu khu 340a và 340b, gây thiệt hại
hàng chục hécta rừng tự nhiên.
Trong khi đó, 46 hộ ở xã Đliêya và 8 hộ ở xã Ea Tân (huyện Krông Năng) lại tràn sang tiểu
khu 95 và tiểu khu 103 thuộc xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo. Với số lượng hàng trăm người
trong mỗi vụ phá rừng, lực lượng chức năng của huyện Ea H’leo cũng không thể ngăn chặn
được. Giải pháp duy nhất chỉ là vận động người dân ra về, song người dân chỉ về được vài
hôm rồi lại kéo vào rừng như ở huyện Krông Năng”
66
Hàng trăm người dân lại tràn vào tiểu khu 340a và 340b. Ảnh: Đặng Trung Kiên
Nguồn: Đặng Trung Kiên (2011),[24].
67
Phụ lục 12: Mẫu bảng phỏng vấn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
BẢNG PHỎNG VẤN
Về việc thực hiện chính sách giao đất, giao rừng
cho hộ gia đình; cá nhân; cộng đồng dân cư
(cán bộ)
PHẦN I
THÔNG TIN CHUNG
1. Họ tên người trả lời phỏng vấn: ...
2. Giới tính: . Tuổi: Dân tộc: ..
3. Địa chỉ: .....
4. Điện thoại: .....
5. Nghề nghiệp/công việc của ông/bà: ...
6. Thời gian ông/bà sống (công tác) tại địa phương được . năm
7. Ông/bà thuộc nhóm nào sau đây:
□ Công tác trong cơ quan kiểm lâm
□ Công tác tại chính quyền địa phương nơi có rừng
□ Tham gia nghiên cứu chính sách lâm nghiệp tại khu vực Tây Nguyên
□ Đại diện khu dân cư (trưởng thôn/buôn/bản/bon/già làng )
□ Khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
68
PHẦN II
KHẢO SÁT Ý KIẾN
8. Ông/bà cho biết diện tích rừng tại địa phương nơi ông/bà sống/công tác/nghiên cứu chủ yếu
thuộc nhóm nào sau đây?
□ Rừng đặc dụng
□ Rừng phòng hộ
□ Rừng sản xuất
□ Đất trống, đồi trọc
□ Rừng trồng
□ Rừng tự nhiên
9. Ông/bà đánh giá mức độ tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng của người dân sinh
sống tại khu vực rừng (dân cư địa phương nơi có rừng) nơi ông/bà công tác/nghiên cứu/ sinh
sống như thế nào?
□ Tham gia tích cực
□ Chỉ tham gia khi có yêu cầu
□ Không tham gia
□ Chống đối
10. Ông/ bà cho rằng công tác bảo vệ rừng ở Tây Nguyên chưa tốt vì lý do chủ yếu nào sau
đây?
□ Cơ quan chuyên trách quản lý, bảo vệ rừng hoạt động kém hiệu quả
□ Dân cư tại địa phương không tham gia các chương trình bảo vệ, phát triển rừng
□ Chính sách quản lý đất lâm nghiệp không phù hợp
□ Nhà nước chưa đầu tư đủ vốn cho lâm nghiệp
□ Ý kiến khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
11. Ông/bà có cho rằng cấp đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân s khuyến khích người
dân địa phương tham gia bảo vệ, trồng rừng không?
□ Có
□ Không
Vì sao.......
12. Ông/bà cho rằng hình thức quản lý rừng nào sau đây phù hợp nhất với địa phương nơi
ông bà sinh sống/ làm việc/ nghiên cứu?
□ Nhà nước giao rừng cho cơ quan chuyên trách bảo vệ rừng và tập trung tăng cường
năng lực của các cơ quan này
69
□ Nhà nước giao rừng từng hộ gia đình, cá nhân tại địa phương và thực hiện các chính
sách hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho hộ gia đình
□ Nhà nước giao rừng cho nhóm các hộ gia đình và thực hiện các chính sách hỗ trợ tài
chính, kỹ thuật cho nhóm hộ gia đình
□ Nhà nước giao rừng và thực hiện các chính sách hỗ trợ cho cộng đồng dân cư thôn/
buôn/bản/bon
□ Ý kiến khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
13. Theo ông/ bà rừng phòng hộ tại địa phương nơi ông/bà sống/ công tác/nghiên cứu nên
được giao cho đối tượng nào sau đây thì rừng được bảo vệ tốt nhất?
o Ban quản lý rừng
□ Hộ gia đình
□ Nhóm hộ gia đình
□ Doanh nghiệp kinh doanh trồng rừng
□ Toàn bộ hộ gia đình trong thôn bản/bon
□ Ý kiến khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
14. Theo ông/bà diện tích đất lâm nghiệp không có rừng tại địa phương (nơi ông/bà sống/
công tác/nghiên cứu) nên được giao cho đối tượng nào sau đây?
□ Ban quản lý rừng
□ Hộ gia đình tại địa phương
□ Nhóm hộ gia đình tại địa phương
□ Doanh nghiệp kinh doanh trồng rừng
□ Toàn bộ hộ gia đình trong thôn/bản/bon tại địa phương
□ Ý kiến khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
15. Để rừng tại địa phương (nơi ông/bà sống/ công tác/nghiên cứu) được bảo vệ, chăm sóc
và phát triển tốt, có điều gì mà ông/bà không bằng lòng hoặc băn khoăn điều gì đối với các
hình thức Nhà nước giao rừng hiện nay?
Giao đất, rừng cho hộ gia đình
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
70
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Giao đất, rừng cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Giao rừng cho cộng đồng dân cư (thôn/buôn/bon)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Giao đất, giao rừng cho Ban quản lý rừng, cơ quan chuyên trách
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
16. Ông/bà có ủng hộ tiếp tục mở rộng việc giao rừng cho cộng đồng dân cư không?
□ Có
□ Không
Cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà!
71
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
BẢNG PHỎNG VẤN
Về mức độ tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng
của cư dân địa phương
(hộ gia đình)
Người thực hiện phỏng vấn: .
Số điện thoại:
Ngày phỏng vấn:
72
PHẦN I
THÔNG TIN CHUNG
1. Họ tên người trả lời phỏng vấn: .
2. Giới tính: . Tuổi: Dân tộc: .
3. Địa chỉ: ..
Điện thoại
4. Trình độ học vấn: ..
5. Hộ gia đình ông/bà có mấy người:
6. Nghề nghiệp/hoạt động tạo thu nhập chính của gia đình ông/bà là gì?
7. Thời gian (gia đình) ông/bà sống tại địa phương: . năm
8. (Gia đình) ông/bà thuộc nhóm nào sau đây:
□ Được nhà nước cấp đất để trồng rừng (diện tích..ha)
□ Được nhà nước giao rừng (diện tích..ha)
□ Nhận khoán bảo vệ rừng (diện tích ..ha)
□ Thành viên cộng đồng (thôn/bản/nhóm hộ gia đình) được nhà nước giao rừng để quản
lý theo chính sách lâm nghiệp cộng đồng (diện tích..ha)
□ Không được giao đất, giao rừng nhưng sinh sống gần khu vực rừng
□ Khác:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
73
PHẦN II
NHẬN THỨC VÀ MỨC ĐỘ THAM GIA BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG
9. Ông/bà cho biết diện tích rừng hiện nay tại địa phương của ông bà chủ yếu thuộc nhóm nào
sau đây:
□ Rừng đặc dụng
□ Rừng phòng hộ
□ Rừng sản xuất
□ Rừng trồng mới
□ Rừng tự nhiên
□ Đất trống, đồi trọc
10. Ông/bà cho biết những nguồn lợi nào sau đây là chủ yếu nào mà hộ gia đình ông bà
được hưởng từ rừng?
□ Được nhận tiền công khoán do nhà nước trả
□ Được canh tác trên đất rừng
□ Được khai thác gỗ
□ Được khai thác củi và các lâm sản khác (cây thuốc, mật ong, tre nứa,)
□ Lợi ích khác..
11. Ông/bà có biết, có tham gia hoạt động bảo vệ, phát triển rừng nào tại địa phương không?
□ Có tham gia
□ Có biết, không tham gia
□ Không biết, không tham gia
12. Nếu có tham gia, hộ gia đình ông/ bà tham gia hình thức nào:
□ Tuần tra bảo vệ rừng
□ Tỉa thưa, Phòng chống cháy rừng
□ Trồng rừng
□ Các hoạt động khác :
13. Nếu không tham gia, đề nghị cho biết lý do vì sao:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
74
14. Ông/bà có được giao trách nhiệm hoặc cảm thấy có trách nhiệm đối với việc quản lý, bảo
vệ rừng tại địa phương không?
□ Có
□ Không
Nếu không, đề nghị cho biết vì sao?
.................................................................................................................................................
15. Nếu hộ gia đình ông/ bà được cấp đất lâm nghiệp (có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất lâm nghiệp), gia đình ông/ bà s :
□ Đầu tư trồng rừng
□ Chuyển nhượng diện tích đất lâm nghiệp được cấp và dùng tiền đó để đầu tư vào việc
khác
□ Sử dụng diện tích đất được cấp để sản xuất nông nghiệp (trồng cà phê, cao su, chăn
nuôi,..)
□ Ý kiến khác .................................................................................................................
.................................................................................................................................................
16. Theo ông/ bà yếu tố nào sau đây là lý do hộ gia đình được cấp đất lâm nghiệp nhưng
không đầu tư trồng rừng? (có thể đánh dấu nhiều lựa chọn)
□ Thiếu vốn đầu tư
□ An ninh trật tự không tốt, hộ gia đình không bảo vệ được diện tích rừng trồng thuộc
sở hữu riêng của hộ
□ Trồng rừng không đem lại thu nhập cao như các hoạt động sản xuất khác (chăn nuôi,
trồng cà phê, cao su,)
□ Không được ai hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt
□ Ý kiến khác: ...............................................................................................................
........................................................................................................................................
17. Ông/bà có biết, tham gia hình thức quản lý rừng cộng đồng nào tại địa phương không?
□ Có tham gia từ năm nào? ..........
□ Có biết, không tham gia từ năm nào? ..........
□ Không biết, không tham gia
75
18. Nếu là thành viên cộng đồng được nhà nước giao rừng, những hình thức nào dưới đây
mà ông/bà có tham gia (có thể đánh dấu nhiều hình thức):
□ Họp cộng đồng (họp dân) đóng góp ý kiến xây dựng mô hình quản lý
□ Tham gia lựa chọn và bầu Ban quản lý
□ Tham gia lập kế hoạch, Thảo luận, góp ý về các hoạt động của cộng đồng
□ Tham gia thực hiện các hoạt động quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng
□ Đóng góp tiền, lao động, vật liệu cho cộng đồng
□ Là thành viên Ban quản lý rừng cộng đồng
□ Hình thức khác: ..........................................................................................................
........................................................................................................................................
19. Nếu hộ ông bà đang là thành viên cộng đồng được nhà nước giao rừng, đề nghị ông/bà
cho biết những lợi ích của quản lý rừng cộng đồng đối với gia đình ông/bà?
So với trước đây, mô hình này đã giúp giải quyết những vấn đề, khó khăn gì; đã tạo ra
những tiến bộ, thay đổi (tiền bạc, thu nhập, nhận thức, sự hỗ trợ đối với công tác bảo
vệ phát triển rừng...) gì đối với gia đình
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
20. Khi tham gia vào quản lý rừng cộng đồng, ông/bà có được tập huấn, hướng dẫn các kỹ
thuật và hiểu biết, hỗ trợ gì về rừng không? (trường hợp hộ gia đình có tham gia trong thì
điểm giao rừng cho cộng đồng)
□ Có
□ Không
Nếu có, đề nghị ông/bà cho biết đã được hướng dẫn, hỗ trợ những gì?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
76
21. Nếu có tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng nào tại địa phương, ông/bà có
cảm thấy quản lý, bảo vệ rừng đem lại lợi ích tương xứng với tài sản, công sức đóng góp của
gia đình (công lao động, tiền, nguồn lực khác)?
□ Có
□ Không
22. Ông/bà có cho rằng mình có quyền can thiệp, và thường xuyên đóng góp ý kiến để địa
phương quản lý, bảo vệ rừng tốt hơn?
□ Có
□ Không
Nếu có, đề nghị cho một ví dụ:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
23. Để diện tích rừng tại địa phương ông/bà đang sinh sống được quản lý, bảo vệ tốt, theo
ông/ bà hình thức giao quản lý rừng nào là phù hợp nhất?
□ Giao cho các ban quản lý rừng chịu trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, trồng rừng
□ Giao rừng cho các doanh nghiệp kinh doanh chăm sóc, bảo vệ, trồng rừng
□ Giao khoán cho từng hộ gia đình và nhà nước tăng mức khoán bảo vệ rừng để hộ gia
đình có thu nhập cao
□ Giao rừng cho từng hộ gia đình và nhà nước hỗ trợ vốn, kỹ thuật bảo vệ, trồng, chăm
sóc theo nhóm hộ
□ Giao rừng cho nhóm hộ gia đình và nhà nước hỗ trợ vốn, kỹ thuật bảo vệ, trồng,
chăm sóc theo nhóm hộ
□ Giao rừng cho thôn/bản/buôn/bon và nhà nước hỗ trợ vốn, kỹ thuật bảo vệ, trồng,
chăm sóc cho từng cộng đồng
□ Ý kiến khác: ...............................................................................................................
........................................................................................................................................
Cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_thu_trang_final_2887.pdf