Luận văn Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Cần Thơ

MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu .1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 2 1.2.1 Mục tiêu chung .2 1.2.1 Mục tiêu cụ thể .2 1.3 Các giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 3 1.3.1 Các giả thiết cần kiểm định .3 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 4 1.4 Phạm vi nghiên cứu 4 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6 2.1 Các nghiên cứu 6 2.1.1 Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng .6 2.1.2 Developments in credit to the private sector in central and eastern European EU member states: emerging from financial repression - a comparative overview.7 2.1.3 Foreign bank penetration and private sector credit in central and eastern Europe .7 2.3.2 Hội nghị Thủ tướng gặp gỡ Doanh nghiệp tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của cả hai phía NH và DN .10 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 3.1 Phương pháp luận .11 3.1.1 Một số lý luận về tín dụng và doanh nghiệp tư nhân 11 3.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNTN .14 3.1.3 Khung lý thuyết nghiên cứu .14 3.1.4 Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu .17 3.2 Phương pháp nghiên cứu 18 3.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .18 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 19 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu .19 Chương 4: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRÊN 4.3.2 Chính sách ngân hàng .40 Chương 5: CUNG ỨNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 41 5.1 Các yếu tố chủ yếu ngân hàng sử dụng để đánh giá khách hàng doanh nghiệp.41 5.3.4 Yêu cầu về thông tin doanh nghiệp 60 Chương 6: XU HƯỚNG CUNG ỨNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 62 6.1 Phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng 64 6.1.1 Bên ngoài 64 6.1.2 Bên trong 67 6.2 Lợi ích trong hợp tác kinh doanh giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài .68 6.2.1 Ngân hàng trong nước 68 6.2.2 Ngân hàng nước ngoài .68 Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .69 7.1 Kết luận .69 7.2 Kiến nghị 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: Đề tài được thực hiện với mong muốn nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng cũng như phân tích tác động của các nhân tố này đến việc cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại tại Thành phố Cần Thơ trước nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tư nhân. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung như đã đề ra, tôi vạch ra các mục tiêu cụ thể như sau: - Tìm hiểu chung về hệ thống ngân hàng thương mại tại Thành phố Cần Thơ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp tư nhân - Phân tích cung tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại - Phân tích lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trong nước so với các ngân hàng nước ngoài trên cơ sở mô hình kim cương của M.Porter - Đề xuất một số kiến nghị nhằm làm tăng hiệu quả của việc cung ứng tín dụng của ngân hàng cho doanh nghiệp tư nhân trong Thành phố 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu - Nhà nước quản lý việc cung tín dụng dựa trên những cơ sở pháp lý nào? - Môi trường kinh doanh hiện tại của hệ thống ngân hàng như thế nào? - Việc cung ứng tín dụng của ngân hàng chịu tác động bởi những nhân tố nào? - Nhân tố nào có ảng hưởng lớn nhất đến việc cung tín dụng? - Khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong việc cung tín dụng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ ra sao? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Địa bàn nghiên cứu của đề tài là Thành phố Cần Thơ với số liệu được thu thập tại 4 quận thuộc địa bàn Thành phố gồm Quận Ninh Kiều, Quận Cái Răng, Quận Bình Thuỷ và Quận Ô Môn. Do Thành phố Cần Thơ là Trung tâm văn hoá - kinh tế - chính trị của Đồng bằng sông Cửu Long, là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương, là trọng điểm để phát triển kinh tế khu vực phía Tây Nam Bộ. Hơn nữa trên địa bàn thành phố hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Trong những năm gần đây, số lượng 1.5 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Hiện nay trên thành phố Cần Thơ có 28 chi nhánh ngân hàng. Tuy nhiên, số lượng các ngân hàng đồng ý tham gia trả lời các câu hỏi phỏng vấn chỉ có 16/28 ngân hàng, và số ngân hàng đồng ý cung cấp thông tin khách hàng doanh nghiệp phục vụ cho đề tài nghiên cứu là 14/28 ngân hàng. 1.6 KẾT QUẢ DỰ KIẾN Sau khi thực hiện đề tài, tôi mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ tìm ra được các nhân tố có ảnh hưởng đến việc cung ứng tín dụng của ngân hàng cho các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành phố, cũng như sự khác biệt về mức độ tác động của từng nhân tố đến việc cung ứng tín dụng. Từ đó có thể dự báo khả năng cho vay của ngân hàng đối với từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi thực hiện đề tài tôi mong muốn tìm ra được xu hướng cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng Thành phố trong tương lai. 1.7 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở thực tế nhu cầu vay vốn tín dụng 2.1 CÁC NGHIÊN CỨU 2.1.1 “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng” do chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, Vụ Thương mại và Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) thực hiện vào tháng 5 năm 2006 nhằm đưa ra bức tranh tổng thể về dịch vụ ngân hàng của Việt Nam, bao gồm cả quá trình đổi mới từ năm 1990; môi trường chính sách, pháp luật hiện hành và những cam kết tự do hoá dịch vụ ngân hàng gần đây. Bằng việc sử dụng mô hình kim cương, báo cáo còn phân tích năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh của những thay đổi gần đây trên thế giới cũng như ảnh hưởng của tự do hoá đối với các dịc vụ ngân hàng trên cả hai góc độ: ảnh hưởng đối với chính bản thân ngành và đối với nền kinh tế nói chung, kể cả những ảnh hưởng mang tính xã hội. Đồng thời báo cáo còn đưa ra những kiến nghị, nhằm cải thiện khung pháp lý, chính sách điều tiết và vận hành; chiến lược phát triển ngành ngân hàng. 2.1.2 “Developments in credit to the private sector in central and eastern uropean EU member states: Emerging from financial repression - A omparative overview” do Peter Backe và Tina Zumer trình bày. Bài viết cung cấp một cái nhìn tổng quát về sự phát triển tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân của các hành viên khối EU tại Trung và Đông Âu trong giai đoạn 1999 đến 2004. Tác giả àn luận về những yếu tố quyết định của việc mở rộng tín dụng, thăm dò những tác ộng đến sự phát triển kinh tế và nghiên cứu những tác động của chính sách. Bà iết cũng xét lại vấn đề phát triển tín dụng trong quá trình thống nhất tiền tệ của các hành viên ở một mức độ nhất định. Việc phân tích cho thấy rằng (i) cho vay khu

pdf96 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3073 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao nhất (R = 0,451) do đó đây là biến có ảnh hưởng lớn nhất đến sự khác biệt về mức độ tín nhiệm ngân hàng đánh giá về khách hàng doanh nghiệp. Biến có ảnh hưởng khá nhiều đến mức độ phân biệt này là doanh thu/tổng tài sản (R = 0,451), kế đến là tổng nợ/vốn chủ sở hữu (R = 0,258) và tổng nợ là biến có mức độ ảnh hưởng thấp nhất với R = 0,24. Để có thể xác định hàm phân biệt này có ý nghĩa hay không, việc kiểm định giả thiết H0 là cần thiết H0: Trung bình của tất cả các hàm phân biệt trong hai nhóm là không có sự khác biệt H1: Trung bình của tất cả các hàm phân biệt trong hai nhóm là có sự khác biệt Ta có Sig. = 0,001% < α = 10% do đó bác bỏ giả thiết H0 hay chấp nhận giả thiết H1 - có sự khác biệt giữa các nhóm. Tỷ số nợ trên tổng tài sản đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số nợ mà những người cho vay cung cấp so với tổng tài sản của một doanh nghiệp. Thông thường các chủ nợ (ngân hàng) thường thích cho vay với một tỷ lệ nợ thấp, nhằm đảm bảo cho món vay trong trường hợp doanh nghịêp bị phá sản. Do đó, các ngân hàng cần căn cứ trên tỷ số nợ này để xem xét và ra quyết định cho vay. Việc vay nợ quá nhiều sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro cho ngân hàng, tuy nhiên việc doanh nghiệp có tỷ lệ nợ vay thấp cũng chưa là một đảm bảo. Tỷ số này phải ở mức có thể chấp nhận được tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khoản nợ vay của các doanh nghiệp cần được đảm bảo bởi nguồn thu thập nhất định thể hiện ở doanh thu hoặc lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 53 5.3 PHÂN TÍCH HỒI QUY CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐ TIỀN ĐƯỢC VAY Trước nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng cần xác định số tiền ngân hàng có thể đáp ứng là bao nhiêu. Số tiền vay này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc sử dụng mô hình hồi quy bội nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền doanh nghiệp được vay. Bảng 12: CHÊNH LỆCH VỀ SỐ TIỀN DOANH NGHIỆP MUỐN VAY VÀ SỐ TIỀN ĐƯỢC VAY Số doanh nghiệp Tỷ trọng (%) Không chênh lệch 99 82,5 Có chênh lệch 21 17,5 Tổng 120 100 (Nguồn: Kết quả điều tra 2007) Theo kết quả khảo sát thì hầu hết các doanh nghiệp đến vay tiền tại các ngân hàng đều được vay theo đúng số tiền muốn vay (hơn 80% doanh nghiệp) bởi hơn 50% doanh nghiệp đi vay đều được ngân hàng đánh giá cao về mức tín nhiệm. Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp không được đáp ứng đúng với nhu cầu vay vốn, với số tiền được vay luôn thấp hơn số tiền muốn vay. Mô hình hồi quy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền doanh nghiệp được vay có dạng: Y = a0 + a1X1 +a2X2 + a3X3 ++ a4X4 + a5X5 + a6X6 Trong đó: Y: Số tiền doanh nghiệp được vay (triệu đồng) X1: Mức đánh giá tầm quan trọng của chỉ tiêu mức tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng X2: Mức đánh giá tầm quan trọng của chỉ tiêu mục đích vay Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 54 X3: Mức đánh giá tầm quan trọng của chỉ tiêu năng lực pháp lý vay tiền X4: Mức đánh giá tầm quan trọng của chỉ tiêu tài sản thế chấp X5: Mức đánh giá tầm quan trọng của chỉ tiêu tỷ số tài sản thanh khoản Các biến được đưa vào mô hình hồi quy bội dựa trên các tiêu chí mà tất cả các ngân hàng đều sử dụng để đánh giá khách hàng doanh nghiệp với mức đánh giá về tầm quan trọng của các tiêu chí của từng ngân hàng là khác nhau. Như đã trình bày, mỗi ngân hàng sử dụng các tiêu chí riêng để đánh giá khách hàng doanh nghiệp. Từ đó ngân hàng quyết định cho doanh nghịêp vay hay không cho vay và số tiền được vay là bao nhiêu. Rõ ràng những tiêu chí được tất cả các ngân hàng sử dụng (mức tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng, mục đích khách hàng vay tiền, năng lực pháp lý vay tiền, tỷ số tài sản thanh khoản và tài sản thế chấp) đóng một vai trò quan trọng nhất định trong việc ra quyết định cho vay. Thế nhưng số tiền được vay là bao nhiêu lại phụ thuộc vào mức đánh giá về tầm quan trọng của các tiêu chí này theo từng ngân hàng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 55 Bảng 13: KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY BẰNG SPSS Biến Hệ số Sai số chuẩn Chỉ số t Hằng số -6.024,710 33.420,737 -0,180 Mức đánh giá tầm quan trọng của tiêu chí mức tín nhiệm của ngân hàng đối với KH 2.232,911 5.548,768 0.402 Mức đánh giá tầm quan trọng của tiêu chí mục đích vay tiền -1.821,161 1.861,454 -0,978 Mức đánh giá tầm quan trọng của tiêu chí năng lực pháp lý vay tiền 964,996 1.357,845 0,711 Mức đánh giá tầm quan trọng của tiêu chí tài sản thế chấp 3.185,314 1.731,331 1,840 Mức đánh giá tầm quan trọng của tiêu chí tỷ số thanh khoản -2.782,224 834,242 0.001 R2 = 13,8% Giá trị F: 0,009 (*) Giá trị Dubin-watson: 1,544 (*) mức ý nghĩa α = 10% (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS) Từ kết quả xây dựng mô hình hồi quy được trình bày ở bảng trên, ta tiến hành kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình; đồng thời phân tích, đánh giá mối tương quan giữa bản thân các nhân tố giải thích cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố trên với số tiền doanh nghiệp được vay. - Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình: Giá trị R2 = 13,8% có nghĩa là 13,8% số tiền được vay của doanh nghiệp được giải thích bởi các biến phụ thuộc được đưa vào mô hình, còn 86,2% các biến còn lại không được đưa vào mô hình. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 56 - Mối tương quan giữa chính các nhân tố giải thích cho nhu cầu tín dụng: Giá trị Dubin-watson là 1,544 chứng tỏ rằng các nhân tố này có tác động đến nhau nhưng không đáng kể, có thể bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, hệ số tác động của mỗi nhân tố có thể phản ảnh sự tác động của bản thân nhân tố đó đến số tiền doanh nghiệp được vay. Chính vì sự tương quan giữa các nhân tố khá nhỏ, khi một nhân tố thay đổi, ta có thể ước lượng khá chính xác sự thay đổi của số tiền doanh nghiệp được vay thông qua hệ số tác động của nhân tố đó. - Kiểm định giả thuyết H0: Hệ số F có giá trị kiểm định là 0,009 < α = 10% ⇒ Bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy, kết quả thu được từ mô hình có thể dùng để kết luận cho cả tổng thể. Mặt khác, giá trị kiểm định F nhỏ cho thấy mô hình thu được là rất tốt vì tổng bình phương sai số ước lượng rất nhỏ so với tổng độ biến động của số liệu. - Kiểm định sự phù hợp của các nhân tố đưa vào mô hình: Giá trị R2 chỉ thể hiện được có ít nhất một chứ không phải tất cả nhân tố đưa vào mô hình có tác động đến cầu tín dụng. Vì thế, ta sử dụng kiểm định t. Giả thuyết H0: βi = 0 (nhân tố thứ i không có tác động đến nhu cầu tín dụng) Với mức ý nghĩa 10%, dựa vào kết quả kiểm định t ta xác định các nhân tố có giá trị kiểm định t rơi vào miền bác bỏ giả thuyết, có nghĩa là các nhân tố này tác động đến số tiền doanh nghiệp được vay (nằm trong miền giá trị (-t106;0,05; t106;0,05)) là: Mức đánh giá tầm quan trọng của tiêu chí tài sản thế chấp và Mức đánh giá tầm quan trọng của tiêu chí tỷ số thanh khoản. Như vậy, phương trình hội quy bội ước lượng trên 106 mẫu khách hàng doanh nghiệp về số tiền doanh nghiệp được vay thì có hai biến có ý nghĩa là: Mức đánh giá tầm quan trọng của tiêu chí tài sản thế chấp và Mức đánh giá tầm quan trọng của tiêu chí tỷ số tài sản thanh khoản Tầm quan trọng của chỉ tiêu tài sán thế chấp: Các ngân hàng càng đánh giá cao tầm quan trọng của tiêu chí tài sản thế chấp sẽ cho doanh nghiệp vay nhiều hơn các ngân hàng không quan tâm nhiều đến chỉ tiêu tài sản thế chấp của doanh nghiệp trung bình là 3,1 tỷ đồng. Thông tin này là phù hợp với thực tế. Hiện nay, hầu hết các khoản vay của doanh nghiệp đều có sự đảm bảo bằng tài sản thế chấp. Khi các Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 57 ngân hàng đánh giá cao tầm quan trọng của giá trị tài sản thế chấp thì doanh nghiệp nào có được sự đảm bảo từ nguồn này sẽ được ngân hàng cho vay nhiều hơn. Các doanh nghiệp có giá trị tài sản thế chấp ít hơn hoặc không có, tất yếu sẽ được vay với mức thấp hơn. Còn các ngân hàng không đánh giá cao tầm quan trọng của tài sản thế chấp sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp phải thỏa mãn các yêu cầu khác của ngân hàng. Tầm quan trọng của tỷ số tài sản thanh khoản: Ngân hàng càng quan tâm và đánh giá cao chỉ tiêu này của khách hàng thì số tiền khách hàng được vay càng thấp. Tỷ số thanh khoản cho biết khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Việc đánh giá cao tầm quan trọng của chỉ tiêu thanh khoản trong doanh nghiệp đồng nghĩa với việc các ngân hàng rất cân nhắc trong việc cho vay khách hàng căn cứ vào tỷ số nợ của doanh nghiệp. Mức độ quan tâm đến tỷ số tài sản thanh khoản một ngân hàng tăng thêm một mức thì số tiền doanh nghiệp được vay giảm đi trung bình là 2,7 tỷ đồng. Thật vậy, nếu khách hàng không đảm bảo khả năng thanh khoản sẽ gây ra rủi ro cho ngân hàng khi cung cấp tín dụng do không đảm bảo được khả năng trả nợ vay. 5.4 DỰ BÁO XU HƯỚNG CUNG ỨNG TÍN DỤNG TRONG TƯƠNG LAI Theo kết quả phân tích hồi quy thì mức đánh giá tầm quan trọng của tài sản thế chấp và tỷ số tài sản thanh khoản có ảnh hưởng đến số tiền doanh nghiệp được vay. Chính vì vậy, trong phần này tôi thực hiện công tác dự báo về số tiền doanh nghiệp dự kiến được vay theo sự thay đổi của mức đánh giá tầm quan trọng của hai tiêu chí trên từ mức rất thấp (1) đến rất cao (7). Việc dự báo này được tiếp cận bằng phương pháp phân tích độ nhạy của số tiền dự kiến được vay theo từng mức đánh giá. Đồng thời, tôi cũng đưa ra những dự báo về nguồn cung tín dụng cho doanh nghiệp cũng như yêu cầu về thông tin doanh nghiệp doanh nghiệp trên cơ sở đã phân tích về tầm quan trọng của tiêu chí uy tín khách hàng. 5.3.1 Dự báo số tiền doanh nghiệp được vay trên cơ sở mức đánh giá tầm quan trọng của tài sản thế chấp Hiện nay, khi các doanh nghiệp đến vay vốn, ngân hàng luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp làm đảm bảo. Tuy nhiên, đây là một rào cản rất lớn Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 58 cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, vừa mới được thành lập trong điều kiện nguồn vốn ban đầu còn hạn hẹp và giá trị tài sản doanh nghiệp là không lớn. Bảng 14: ƯỚC LƯỢNG SỐ TIỀN DN ĐƯỢC VAY THEO TÀI SẢN THẾ CHẤP Chênh lệch Mức đánh giá Số tiền dự kiến được vay Triệu đồng Phần trăm (%) 4 3.096,93 3.185,31 102,58 5 6.282,24 3.185,31 50,70 6 9.467,55 3.185,31 33,64 7 12.652,87 (Nguồn: Kết quả điều tra 2007) Ghi chú: 4 - TB, 5 - TB cao, 6 - cao, 7 – rất cao Theo kết quả phân tích hồi quy, bình quân một doanh nghiệp được vay 6.664,48 triệu đồng từ ngân hàng. Cũng theo kết quả phân tích, số tiền doanh nghiệp được vay phụ thuộc vào mức đánh giá của ngân hàng về tầm quan trọng của tài sản thế chấp: Khi mức đánh giá của ngân hàng về tầm quan trọng của tài sản thế chấp càng cao thì số tiền doanh nghiệp được vay càng nhiều và ngược lại. Khi mức đánh giá này tăng lên một mức thì số tiền được vay tăng thêm tương ứng là 3.185,31 triệu đồng. Tuy nhiên, tính theo giá trị tương đối thì phần trăm tăng thêm tương ứng với mỗi mức tăng về tầm quan trọng của tiêu chí này giảm dần từ 102,58% còn 33,64% . Cụ thể, khi mức đánh giá tầm quan trọng của tài sản thế chấp là trung bình thì số tiền được vay là 3.096,93 triệu đồng, và tăng dần cho đến khi mức đánh giá là rất cao thì số tiền được vay là 12.652,87 triệu đồng. Như vậy, với sự ảnh hưởng của tài sản thế chấp, các doanh nghiệp nhỏ, vừa mới được thành lập sẽ rất khó khăn trong việc vay vốn khi mà nhu cầu vay vốn từ các ngân hàng là rất cao thế nhưng số tiền doanh nghiệp được vay sẽ thấp. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 59 5.3.2 Dự báo số tiền doanh nghiệp được vay trên cơ sở mức đánh giá tầm quan trọng của tỷ số tài sản thanh khoản Cũng theo kết quả phân tích hồi quy, số tiền doanh nghiệp được vay phụ thuộc vào mức đánh giá tầm quan trọng của tỷ số tài sản thanh khoản. Thế nhưng mối quan này là tỷ lệ nghịch với nhau, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 15: ƯỚC LƯỢNG SỐ TIỀN DN ĐƯỢC VAY THEO TỶ SỐ TÀI SẢN THANH KHOẢN Chênh lệch Mức đánh giá Số tiền dự kiến được vay Triệu đồng Phần trăm (%) 1 18.266,35 -2.782,22 -15,23 2 15.484,13 -2.782,22 -17,97 3 12.701,90 -2.782,22 -21,90 4 9.919,68 -2.782,22 -28,05 5 7.137,46 -2.782,22 -38,98 6 4.355,23 -2.782,22 -63,88 7 1.573,00 -2.782,22 (Nguồn: Kết quả điều tra 2007) Ghi chú: 1 - rất thấp, 2 - thấp, 3 - TB thấp, 4 - TB, 5 - TB cao, 6 - cao, 7 – rất cao Như vậy, khi mức đánh giá về tầm quan trọng của tỷ số tài sản thanh khoản càng cao, có nghĩa là ngân hàng càng quan tâm đến tỷ số này thì số tiền doanh nghiệp được vay giảm xuống. Ngân hàng đánh giá tầm quan trọng của chỉ tiêu này tăng thêm một mức thì số tiền doanh nghiệp được vay sẽ giảm xuống tương ứng là 2.782,22 triệu đồng. Cụ thể, khi ngân hàng rất ít quan tâm đến tỷ số thanh khoản thì số tiền doanh nghiệp được vay dự kiến sẽ là 18.266,35 triệu đồng. Tuy nhiên, khi ngân hàng đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu thanh khoản thì số tiền doanh nghiệp được vay còn rất thấp: 1.573 triệu đồng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 60 5.3.3 Nguồn cung đáp ứng nhu cầu vốn vay doanh nghiệp Mặc dù khả năng được đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp còn khá nhiều khó khăn, thế nhưng trong tương lai, nguồn cung tín dụng của các doanh nghiệp sẽ được đa dạng hoá. Các doanh nghiệp có thể vay vốn tại các ngân hàng trong nước cũng như tại các ngân hàng nước ngoài, đồng thời thị trường tiền tệ cũng là một kênh quan trọng để doanh nghiệp thu hút vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Tuy nhiên, khi tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp sẽ phải phát sinh chi phí như chi phí tư vấn cho các công ty tài chính do các doanh nghiệp vẫn còn hiểu biết ít về pháp luật và thủ tục, đồng thời chi phí lãi vay ngân hàng sẽ được tính vào chi phí hợp lệ và làm giảm trừ thuế doanh nghiệp phải đóng vào ngân sách nhà nước… Do đó, vay vốn ngân hàng vẫn là nguồn cung vốn mà các doanh nghiệp quan tâm khi có nhu cầu. 5.3.4 Yêu cầu về thông tin doanh nghiệp Mặc dù hiện nay trước khi cho vay, các ngân hàng luôn tiến hành thẩm định các hồ sơ vay của khách hàng. Tuy nhiên các nhiều ngân hàng vẫn còn khá lo ngại khi cho vay các doanh nghiệp tư nhân do chưa tin tưởng vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này cũng như các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đặc biệt khi mà hiện nay các hoạt động kiểm toán trong các doanh nghiệp vẫn chưa phổ biến bởi hoạt động này sẽ làm phát sinh thêm chi phí trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đủ đến việc thực hiện kiểm toán. Hoạt động này đối với các doanh nghiệp chỉ mang tính bắt buộc, không mang tính tự nguyện và vẫn chưa được phổ biến như tại các doanh nghiệp tư nhân ở các nước phát triển. Thêm vào đó, vẫn còn một vài ngân hàng tỏ ra e ngại và không tin tưởng vào các kết quả kiểm toán này bởi theo các ngân hàng, các báo cáo kiểm toán này chỉ là các báo cáo kiểm toán mang tính tuân thủ. Các công ty kiểm toán chỉ thực hiện kiểm toán khách quan trên cơ sở đối chiếu các chứng từ do đơn vị được kiểm toán (doanh nghiệp tư nhân) cung cấp. Tuy nhiên nếu hoạt động kiểm toán được thực hiện tại các doanh nghiệp, khả năng cho vay của các doanh nghiệp này vẫn cao hơn do đã thể hiện được uy tín và chứng minh được kết quả hoạt động kinh doanh của mình với sự xác nhận của bên thứ ba. Như vậy, trong tương lai đòi hỏi các Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 61 doanh nghiệp phải minh bạch hoá thông tin và đây sẽ là cơ sở để các ngân hàng xét duyệt khi cho vay. ¾ Các ưu và nhược điểm khi ngân hàng cho vay các doanh nghiệp tư nhân Theo các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề cho vay các doanh nghiệp tư nhân thì đây là đối tượng cho vay được coi là năng động và hoạt động kinh tế có hiệu quả, các khoản đi vay được đảm bảo bằng các kết quả hoạt động kinh doanh khả thi và có hiệu quả bên cạnh tài sản thế chấp. Do đó, khi cho vay đối tượng này, các ngân hàng sẽ có lời. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên về những lo ngại từ phía ngân hàng về mặt bằng chung của các doanh nghiệp tư nhân như hiện nay, việc cho vay các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn ẩn chứa những rủi ro khá cao (thông tin thiếu minh bạch, thông tin ảo…) nếu ngân hàng thiếu đội ngũ cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và trình độ. Bên cạnh đó, việc hầu hết các ngân hàng dựa vào tài sản thế chấp để cho vay thì khiến các ngân hàng bỏ qua việc cho vay đối với các doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp nhưng lại có phương án kinh doanh hiệu quả. ¾ Tác động vĩ mô đến cung tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân: - Hoạt động kinh tế: khi nền kinh tế bền vững và hoạt động có hiệu quả thì nhìn chung kết quả này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, do đó đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi đi vay tại các ngân hàng với khả năng được ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn vay cao hơn. - Giá thị trường tài sản: khoản vay ngân hàng thường được đảm bảo bằng tài sản thế chấp trong trường hợp xuất hiện rủi ro do các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ vay. Như vậy khi giá tài sản tăng, ngân hàng sẽ gia tăng cho vay (Theo nghiên cứu của Boris Hofmann - Bộ môn Kinh tế và Tiền Tệ). - Tỷ giá cho vay cao: các doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm đi vay do chi phí khoản vay cao, ảnh hưởng đến doanh thu doanh nghiệp và ngược lại. Trong 3 năm trở lại đây, số lượng ngân hàng mới được thành lập khá cao, do đó các doanh nghiệp tư nhân có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn. Một trong các yếu tố mà các doanh nghiệp quan tâm chính là lãi suất cho vay của ngân hàng. Điều này dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt về lãi suất cho vay giữa các ngân hàng. - Chính sách tiền tệ của nhà nước. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 62 CHƯƠNG 6 XU HƯỚNG CUNG TÍN DỤNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ DO HOÁ Như đã được trình bày ở trên, xét trong phạm vi ngành, khi quyết định cung ứng tín dụng cho DNTN các ngân hàng cần xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau. Xét trong phạm vi vĩ mô, việc cung tín dụng sẽ chịu tác động bởi cầu tín dụng. Sự thay đổi trong hành vi khách hàng về cầu tín dụng sẽ dẫn đến sự thay đổi của cung tín dụng tương ứng. Theo một nghiên cứu về tác động đối với ngân hàng trên cơ sở phân tích phản ứng của khách hàng (60 khách hàng) về nhu cầu dịch vụ đã cho kết quả như sau: Bảng 16: NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TÀI SẢN CÓ (CHO VAY) CỦA NGÂN HÀNG DO HÀNH VI CỦA KHÁCH HÀNG Tất cả các khách hàng doanh nghiệp (60 khách hàng) Thay đổi Không thay đổi Vay tiền đồng 43% 57% Vay bằng ngoại tệ 44% 56% Khách hàng doanh nghiệp lớn (doanh thu trên 30 tỷ, chiếm 68% doanh nghiệp trả lời của nghiên cứu) Vay bằng tiền đồng 43% 57% Vay bằng ngoại tệ 37% 63% (Nguồn: Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng,Vụ Thương mại và Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện , 2006) Như vậy, trong tương lai sẽ có những thay đổi nhất định trong quyết định đi vay của khách hàng doanh nghiệp. Trong điều kiện tự do hoá với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, các doanh nghiệp có thể lựa chọn ngân hàng trong nước Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 63 hoặc ngân hàng nước ngoài để vay tiền (tiền đồng và ngoại tệ). Một số lý do của sự thay đổi được đưa ra với kết quả như sau: Dịch vụ đơn giản hơn Lãi suất ưu đãi hơn Chuyên nghiệp hơn Đáng tin cậy hơn 0 2 4 6 8 Hình 2: LÝ DO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CHUYỂN SANG VAY TIỀN VND TỪ NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI (12 DOANH NGHIỆP) Thủ tục đơn giản hơn Chuyên nghiệp hơn Lãi suất ưu đãi hơn Đáng tin cậy hơn Sử dụng được khi ở nước ngoài 0 2 4 6 8 Hình 3: LÝ DO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CHUYỂN SANG VAY TIỀN NGOẠI TỆ TỪ NGÂN HÀNG N ƯỚC NGOÀI (11 DOANH NGHIỆP) (Nguồn:Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng,Vụ Thương mại và Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, 2006) Trên thành phố Cần Thơ hiện nay chỉ mới có sự hiện diện của hai văn phòng đại diện của hai ngân hàng nước ngoài là văn phòng đại diện của ngân hàng ANZ và ngân hàng HSBC. Thế nhưng, với xu hướng tất yếu của tự do hóa và với tốc độ phát Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 64 triển của Thành phố Cần Thơ, nhiều ngân hàng nước ngoài trong tương lai sẽ tham gia và mở rộng hoạt động của mình tại Thành phố Cần Thơ. Vì thế, trong chương này tôi muốn (1) phân tích năng lực cạnh tranh của của các ngân hàng Việt Nam so với các ngân hàng nước ngoài bằng việc sử dụng mô hình kim cương của M.Porter; và (2) lợi ích trong việc hợp tác kinh doanh giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài. 6.1 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG Việc phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong nước bao gồm phân tích các nhân tố bên ngoài (chính sách, các ngành phụ trợ, các nhân tố đầu vào và các nhân tố về cầu) cũng như phân tích các nhân tố bên trong (giá trị nhân lực, năng suất, hiệu quả, và sự đổi mới). Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi nghiên cứu và tính chất đề tài mang tính khảo sát chung do đó, khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong nước chủ yếu được phân tích qua các nhân tố bên ngoài. 6.1.1 Bên ngoài 6.1.1.1 Chính sách a) Chính sách vĩ mô: Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi hiệu quả trong định hướng phát triển ngành, cụ thể: - Về cấu trúc và thể chế: Như đã đề cập ở trên, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hai cấp (1990), đồng thời từng bước tiến hành đa dạng hóa các hình thức sở hữu nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo sự minh bạch công khai trong hoạt động ngân hàng. - Về hoạt động quản lý và điều hành: NHNN đã thực hiện công tác quản lý có hiệu quả thông qua các công cụ trung gian làm tăng tính chủ động của các ngân hàng. - Về việc tạo lập hành lang pháp lý: NHNN đã tiến hành sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật ngân hàng nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời từng bước áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về kế toán, quản trị rủi ro, trích lập dự phòng…nhằm đảm bảo Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 65 hoạt động an toàn, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng, đáp ứng các yêu cầu của việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. b) Chính sách đầu tư: Việt Nam xây dựng nền kinh tế theo định hướng từng bước mở cửa thị trường, tạo điều kiên cho sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài. c) Chính sách cạnh tranh: NHNN cố gắng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, không kể ngân hàng quốc doanh, cổ phần hay ngân hàng nước ngoài. ¾ Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc xây dựng hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh của hệ thống ngân hàng hiện nay như các quy định về bí mật và minh bạch thông tin, các quy định về phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới, các hướng dẫn cho Luật các TCTD với sự tham gia của loại hình mới là ngân hàng 100% vốn nước ngoài… 6.1.1.2 Các ngành phụ trợ: đặc biệt là sự phát triển của khoa học kỹ thuật, và sự phát triển của các ngành phụ trợ khác như: tin học viễn thông, hê thống giáo dục đào tạo, thị trường chứng khoán…. Ngày nay khoa học kỹ thuật và tin học viễn thông không ngừng đổi mới và phát triển, đem lại những ích lợi không nhỏ cho ngành ngân hàng, tạo sự tiện lợi và nhanh chóng qua việc kết nối trong và ngoài hệ thống; tạo ra các dịch vụ mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, nhất là các doanh nghiệp; rút ngắn thời gian giao dịch. Bên cạnh ngành tin học viễn thông thì hệ thống giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng đối với ngành ngân hàng trong việc cung cấp nguồn nhân lực. Các sinh viên chuyên ngành được đào tạo tại các trường đại học là nguồn cung nhân sự dồi dào với trình độ ngày càng được nâng cao, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Ngoài ra, sự phát triển của thị trường tài chính và thị trường liên ngân hàng giúp việc lưu chuyển vốn nhanh chóng và hiệu quả. ¾ Tuy nhiên, trình độ phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật và tin học viễn thông của các ngân hàng trong nước vẫn còn thấp so với các ngân hàng ngoài nước, là những tập đoàn ngân hàng, tài chính lớn mang tầm vóc quốc tế. Bên cạnh đó, việc xây dựng và cải cách hệ thống giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 66 trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu thực tế vẫn là một thách thức lớn đối với hệ thống giáo dục Việt Nam. Đồng thời, với tầm vóc hiện tại của thị trường tài chính và thị trường liên ngân hàng Việt Nam vẫn chưa dẫn đến việc giảm chi phí cho ngân hàng. 6.1.1.3 Các nhân tố đầu vào a) Năng lực tài chính Nhìn chung, vốn của các ngân hàng trong nước vẫn còn rất thấp, các khoản nợ xấu theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS) còn lớn, thu nhập chủ yếu của các ngân hàng thông qua hoạt động cho vay. Do đó việc chống đỡ các rủi ro có thể xảy ra sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Để từng bước khắc phục hạn chế, nâng cao năng lực tài chính của mình trong thời gian gần đây, các ngân hàng quốc doanh đang tiến hành cổ phần hoá, đồng thời một số các ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam quyết định nâng số vốn điều lệ của mình lên. b) Trình độ công nghệ, thông tin và quản trị điều hành So với các ngân hàng nước ngoài, trình độ quản trị rủi ro, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý thông tin khách hàng…của các ngân hàng Việt Nam vẫn chưa cao. Trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài lại có trình độ kỹ thuật công nghệ cao, với những sản phẩm mới, hiện đại và được sự hỗ trợ lớn từ ngân hàng mẹ làm giảm các chi phí phát sinh. Thế nhưng, chính việc đi sau của các ngân hàng trong nước lại tạo ra một ưu thế khác đó là khả năng tiếp cận với những công nghệ mới, những sản phẩm mới đã được thử nghiệm tại các nước khác. c) Nhân sự Nguồn nhân lực là một thách thức lớn đối với các ngân hàng Việt Nam nói chung. Trình độ quản lý của các của đội ngũ cán bộ điều hành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong điều kiện hội nhập. Các cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng vẫn chưa đủ kinh nghiệm cũng như tồn tại những tiêu cực trong việc xét duyệt cho vay, trình độ hiểu biết về pháp luật trong nước và quốc tế vẫn còn hạn chế, các biện pháp thu hút và giữ chân các cán bộ giỏi vẫn chưa được chú trọng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 67 6.1.1.4 Các nhân tố về cầu Quá trình hội nhập, mở cửa nền kinh tế đã tạo nên một xu thế cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng trong nước với nhau cũng như giữa các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Cũng vậy, chính quá trình tự do hoá đã tạo nên các điều kiện về cầu đối với hoạt động tín dụng ngân hàng khi mà nhiều cơ hội kinh doanh phát sinh, cùng với hoạt động kinh doanh, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng phát triển làm phát sinh nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. 6.1.2 Bên trong 6.1.2.1 Giá trị nhân lực Giá trị con người - nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc việc so sánh lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài . Hiện nay trình độ của các cán bộ ngân hàng trong nước đã từng bước được nâng cao, được đào tạo tại các trường đại học, các học viện hay các trung tâm đào tạo cán bộ ngân hàng. Các ngân hàng đã có sự quan tâm đến chất lượng cán bộ tuyển dụng, đến việc thu hút và giữ chân cán bộ giỏi, cũng như việc đào tạo, nâng cao chuyên môn nghề nghiệp cho nhân viên, nâng cao năng lực quản lý của các cán bộ lãnh đạo…Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, xét về mặt bằng chung, việc xây dựng nguồn nhân lực để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài vẫn là một thách thức lớn cho các ngân hàng trong nước. 6.1.2.2 Năng suất Năng suất hoạt động ngân hàng gắn liền với việc phân phối hiệu quả nguồn lực giữa các ngành và trong nội bộ ngành. 6.1.2.3 Hiệu quả Vấn đề cốt lõi của hiệu quả hoạt động là việc cắt giảm chi phí kinh doanh. Điều này liên quan đến chính sách vĩ mô của nhà nước: cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính…cũng như chính sách vi mô ngành. 6.1.2.4 Sự đổi mới: Như đã trình bày ở trên, trình độ kỹ thuật công nghệ của các ngân hàng trong nước còn hạn chế. Tuy nhiên việc theo sau cũng tạo cơ hội cho các ngân hàng trong Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 68 nước học hỏi kinh nghiệm, đồng thời các sản phẩm của các ngân hàng nước ngoài khi được đưa vào Việt Nam sẽ có khả năng thành công cao do đã được thử nghiệm. 6.2 LỢI ÍCH TRONG HỢP TÁC KINH DOANH GIỮA NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC VÀ NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI Khi tự do hoá được thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài sẽ không chịu sự hạn chế và được mở rộng hoạt động. Mặc dù các ngân hàng nước ngoài có được những lợi thế so với các ngân hàng trong nước. Thế nhưng các ngân hàng này vẫn có những hạn chế nhất định khi tham gia trực tiếp vào thị trường Việt Nam. Để khắc phục một số hạn chế còn tồn tại, các các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài có thể hợp tác với nhau bằng việc mua bán cổ phần. Giải pháp này sẽ có tác động thuận lợi cho mỗi bên 6.2.1 Ngân hàng trong nước - Trong việc chuyển giao công nghệ, các ngân hàng trong nước sẽ được tiếp thu, thừa hưởng và ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ mới cũng như kinh nghiệm và kỹ năng quản lý kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài. - Các ngân hàng trong nước sẽ được sự hỗ trợ về vốn từ các ngân hàng nước ngoài khi mà tiềm lực về vốn của các ngân hàng này là rất dồi dào. - Sử dụng mạng lưới sẵn có của mình để đưa ra các sản phẩm mới, phục vụ khách hàng. - Từng bước giúp các ngân hàng trong nước quen dần với các quy tắc và thị trường quốc tế. 6.2.2 Ngân hàng nước ngoài Các ngân hàng trong nước có mạng lưới rộng khắp và khả năng mở rộng địa bàn hoạt động. Hiện tại, các ngân hàng trong nước có được những thông tin về khách hàng khá tốt. Do đó, việc liên kết kinh doanh sẽ giúp các ngân hàng nước ngoài có được những thông tin cần thiết về khách hàng và là cơ hội để từng bước tìm hiểu về thị trường Việt Nam. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 69 CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 KẾT LUẬN Với kết quả khảo sát và phân tích có thể đưa ra những kết luận về hoạt động cung ứng tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân của hê thống ngân hàng Thành phố Cần Thơ như sau: - Mỗi ngân hàng đều sử dụng những tiêu chí riêng để xem xét khi quyết định cho vay hay không cho khách hàng hàng, đồng thời những tiêu chí này cũng được các ngân hàng đánh giá với mức độ quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, trong các tiêu chí đó, tiêu chí về mức tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng luôn được các ngân hàng quan tâm và đánh giá cao. - Trong việc đánh giá uy tín khách hàng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chí này, cả về yếu tố tài chính và phi tài chính. Về loại hình doanh nghiệp thì đa số các ngân hàng cho vay loại hình doanh nghiệp là các công ty trách nhiệm hữu hạn và các doanh nghịêp tư nhân với mục đích vay chủ yếu là bổ sung vốn lưu động kinh doanh thương mại dịch vụ. Trong các yếu tố phi tài chính thì các chỉ tiêu nợ và doanh thu trên tổng tài sản có ảnh hưởng rất lớn đến việc thể hiện uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng. - Khi quyết định số tiền doanh nghiêp được vay, ngân hàng đòi hỏi phải có sự đảm bảo của tài sản thế chấp cũng như có một tỷ số thanh khoản hợp lý. Ngân hàng càng đánh giá cao tầm quan trọng của tài sản thế chấp thì số tiền doanh nghiệp được vay dự báo sẽ tăng, tuy nhiên mối quan hệ giữa số tiền doanh nghiệp dự kiến được vay với mức đánh giá tầm quan trọng của tài sản thế chấp lại là mối quan hệ nghịch chiều. 7.2 KIẾN NGHỊ Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, hiện nay vốn tự có còn rất hạn hẹp, trong khi đó việc tiếp cận các nguồn vốn khác như vốn vay ngân hàng, huy động vốn trên thị trường chứng khoán... còn gặp nhiều khó khăn. Đế có thể tiếp cận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 70 nguồn vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp này cần đáp ứng được các yêu cầu từ phía ngân hàng. Các nguyên nhân dẫn đến việc khó khăn trong vay vốn xuất phát từ phía các doanh nghiệp có thể là do không có kinh nghiệm hoặc các báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp không minh bạch hoặc không được kiểm toán... Do đó, các doanh nghiệp tư nhân chưa thể hiện được uy tín của mình cho các ngân hàng. Vẫn còn không ít doanh nghiệp không đảm bảo được uy tín của mình với ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, trả nợ và lãi không đúng hạn, đồng thời không ít doanh nghiệp lừa đảo, hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, không rõ ràng về sổ sách. Theo ông Nguyễn Sĩ Tiệp, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội SMEs Việt Nam, nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng còn do sự yếu kém trong khâu thiết kế và chuẩn bị dự án vay vốn ngân hàng, thiếu tài sản thế chấp, hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính không rõ ràng, minh bạch và cuối cùng là lịch sử tín dụng của SMEs không có hoặc không rõ ràng của các doanh nghiệp. Đồng thời, những rào cản khá lớn cho các doanh nghiệp cũng xuất phát từ các yêu cầu của ngân hàng như chính sách tài sản thế chấp khắt khe, thủ tục hành chính phức tạp khiến các doanh nghiệp tư nhân nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ rất khó đáp ứng được. Bên cạnh đó, các ngân hàng vẫn còn mang tâm lý e ngại khi cho vay đối tượng doanh nghiệp tư nhân, cả về yếu tố khách quan lâcn chủ quan. Để giải quyết một số vấn đề trên, tôi có một số kiến nghị sau: 7.2.1 Đối với các doanh nghiệp tư nhân: Các doanh nghiệp cần thể hiện được uy tín của mình cho các ngân hàng. Tuy nhiên, việc thể hiện uy tín của một doanh nghiệp không thể được thực hiện trong thời gian ngắn do đó, các doanh nghiệp cần thiết từng bước nâng cao uy tín của mình, đồng thời phải xét đến tiềm lực tài chính. - Cần minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp và được đảm bảo khách quan thông qua hoạt động kiểm toán - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ vay ngân hàng đúng hạn. - Thiết lập các dự án mang tính khả thi cao Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 71 7.2.2 Đối với các ngân hàng - Cần đưa ra các sản phẩm tín dụng, dịch vụ dành riêng cho doanh nghiệp tư nhân, chú trọng tới cung ứng dịch vụ ngân hàng trọn gói, gắn việc cấp tín dụng với các dịch vụ tài chính khác như: tiền gửi, dịch vụ tài khoản, dịch vụ chi trả lương, phát hành thẻ ATM cho lao động doanh nghiệp... - Hạn chế việc cho vay doanh nghiệp chỉ căn cứ vào tài sản thế chấp, đồng thời đưa ra các chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp tư nhân vốn đa phần chỉ ở quy mô vừa và nhỏ. - Chủ động tìm kiếm, đa dạng hoá nguồn cung cấp thông tin về khách hàng vay vốn, đồng thời thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn tín dụng của khách hàng nhằm hạn chế tối đa các rủi ro trong hoạt động tín dụng. 7.2.3 Đối với các nhà làm chính sách - Mở rộng đối tượng thu thập thông tin của Trung tâm tín dụng Nhà nước để hỗ trợ về thông tin khách hàng cho ngân hàng. - Cần hỗ trợ và đẩy nhanh các dự án hỗ trợ thông tin tín dụng khách hàng cho ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc tìm kiếm thông tin khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tín bảo mật về thông tin khách hàng. Hiện nay, IFC đang hợp tác với NHNN Việt Nam và cộng đồng ngân hàng để xây dựng một trung tâm thông tin tín dụng tư nhân, đồng thời hợp tác với Bộ Tư pháp trong việc thiết lập một hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm trên nền công nghệ mạng nhằm giúp khối ngân hàng Việt Nam cho vay được nhiều hơn và ít phụ thuộc hơn vào tài sản đảm bảo là bất động sản. - Sửa đổi các cơ chế tín dụng cho phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, hạn chế sự cán thiệp quá sâu bằng các thu tục hành chính nhằm nâng cao tính chủ động cho các ngân hàng, đồng thời đảm bảo sự đồng bộ trong việc ra chính sách. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống ngân hàng cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Nguyễn Thanh Nguyệt, Thái Văn Đại (2006). Giáo trình Quản trị Ngân hàng, Trường Đại học Cần Thơ 2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2006), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê, TP.HCM 3. Lê Xuân Nghĩa, Vũ Quang Thịnh, Đặng Như Vân, Phạm Ngọc Linh (2006), Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng 4. Thái Văn Đại (2005). Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng, Trường Đại học Cần Thơ 5. Lưu Thanh Đức Hải (2003), Bài giảng nghiên cứu Marketing ứng dụng trong các ngành kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ 6. Kỷ yếu hội thảo: Phát triển kinh tế địa phương. An Giang ngày 15-19/12/2003. 7. Trần Ái Kết (1997), Giáo trình Lý Thuyết Tài chính Tín dụng, Trường Đại học Cần Thơ Tiếng Anh: 1. Phan Dinh Khoi, Truong Dong Loc, Vo Thanh Danh (2006). An Overview of Development of Private Enterprise Economy in the Mekong Delta of Vietnam. School of Economics and Business Administration. Can Tho University 2. R.T.A. de Haas and I.P.P van Lelyveld (2002). Foreign Bank Penetration and Private Sector Credit in Central and Eastern Europe 3. Boris Hofmann (2001), The Determinants of Private Sector in Industrialised countries: Do Property Prices Matter? Bank for International Settlements Information, Press & Library Service, Switzerland 4. Michael E. Porter (2001), How Government Matters: Influences on Prosperity, Competition, and Company Strategy, Harvard Business School, All-Academy Session, Academy of Management, Washington, DC, The USA Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống ngân hàng cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 5. Adrian Blundell-Wignall and Marianne Gizycki (1992), Credit Supply and Demand and the Australian, Economic Research Department, Reserve Bank of Australia 6. Peter Backe and Tina Zumer. Developments in Credit to the Private Sector in Central and Eastern European Eu Member States: Emerging from Financial Repression - A Comparative Overview Các website: Dichvu/IFC_trien_khai_Du_an_Tu_van_cho_nganh_ngan_hang/ http:// www.cantho.gov.vn PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI TÌM HIỂU VỀ CUNG ỨNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở TP CẦN THƠ Ngày phỏng vấn: ……………………………………… A. NGÂN HÀNG: 1. Xin cho biết trong những tiêu chí được liệt kê dưới đây thì các tiêu chí nào được Ngân hàng sử dụng để đánh giá khách hàng: Chỉ tiêu Có sử dụng Quy mô của doanh nghiệp tính theo tổng tài sản Tỷ số nợ Tỷ lệ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu Khả năng thanh toán nợ hiện tại của KH Mức tín nhiệm của NH đối với KH Loại hình doanh nghiệp Uy tín Năng lực (pháp lý) vay tiền Vốn tự có của KH Tài sản thế chấp Dòng tiền Sự kiểm soát của NH Mục đích Số tiền vay Tỷ số lợi nhuận Nguồn trả nợ vay Khác (xin vui lòng chỉ rõ) 2. Xin cho biết mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá khách hàng này. Chỉ tiêu Mức độ quan trọng Quy mô của doanh nghiệp tính theo tổng tài sản 1 2 3 4 5 6 7 Tỷ số nợ 1 2 3 4 5 6 7 Tỷ lệ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu 1 2 3 4 5 6 7 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 1 2 3 4 5 6 7 Khả năng thanh toán nợ hiện tại của KH 1 2 3 4 5 6 7 Mức tín nhiệm của NH đối với KH 1 2 3 4 5 6 7 Loại hình doanh nghiệp 1 2 3 4 5 6 7 Uy tín 1 2 3 4 5 6 7 Năng lực (pháp lý) vay tiền 1 2 3 4 5 6 7 Vốn tự có của KH 1 2 3 4 5 6 7 Tài sản thế chấp 1 2 3 4 5 6 7 Dòng tiền 1 2 3 4 5 6 7 Sự kiểm soát của NH 1 2 3 4 5 6 7 Mục đích 1 2 3 4 5 6 7 Số tiền vay 1 2 3 4 5 6 7 Tỷ số lợi nhuận 1 2 3 4 5 6 7 Nguồn trả nợ vay 1 2 3 4 5 6 7 Khác 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 HẾT B. DOANH NGHIỆP: 1. Mã doanh nghiệp: ………………………………………………………………… 2. Loại hình doanh nghiệp: DNTN Cty Cổ phần Cty TNHH Khác 3. Ngành nghề kinh doanh: …… …………………………………………… 4. Số tiền muốn vay: ………………………………………………………… 5. Số tiền được vay: ………………………………………………………… 6. Lãi suất: ……………………………………………………… 7. Thời hạn vay: …………………………………………………………… 8. Tài sản thế chấp: Có Không 9. Mục đích vay: …………………………………………………………………… 10. Các chỉ tiêu khác Chỉ tiêu Giá trị Tổng tài sản (triệu đồng) Vốn chủ sở hữu (triệu đồng) Doanh thu (triệu đồng) Khả năng thanh toán nợ hiện tại của KH 11. Mức độ tín nhiệm của Ngân hàng vào khách hàng này Cao Trung bình Thấp HẾT KẾT QUẢ XỬ LÝ SPSS Quy mo doanh nghiep tinh theo tong tai san Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 3 18.8 18.8 18.8 co su dung 13 81.3 81.3 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Ty so no Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 1 6.3 6.3 6.3 co su dung 15 93.8 93.8 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Ty le tang truong doanh thu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 1 6.3 6.3 6.3 co su dung 15 93.8 93.8 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Muc tin nhiem cua NH doi voi KH Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co su dung 16 100.0 100.0 100.0 Ty le tang truong von chu so huu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 4 25.0 25.0 25.0 co su dung 12 75.0 75.0 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Ty so tai san thanh khoan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co su dung 16 100.0 100.0 100.0 Loai hinh DN Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 3 18.8 18.8 18.8 co su dung 13 81.3 81.3 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Uy tin KH Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 1 6.3 6.3 6.3 co su dung 15 93.8 93.8 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Nang luc phap ly vay tien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co su dung 16 100.0 100.0 100.0 Von tu co cua KH Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 2 12.5 12.5 12.5 co su dung 14 87.5 87.5 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Tai san the chap Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co su dung 16 100.0 100.0 100.0 Dong tien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 1 6.3 6.3 6.3 co su dung 15 93.8 93.8 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Su kiem soat cua NH Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 3 18.8 18.8 18.8 co su dung 13 81.3 81.3 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Muc dich vay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co su dung 16 100.0 100.0 100.0 So tien vay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 1 6.3 6.3 6.3 co su dung 15 93.8 93.8 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Ty le tang truong loi nhuan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 14 87.5 87.5 87.5 co su dung 2 125 12.5 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Ty so loi nhuan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 6 37.5 37.5 37.5 co su dung 10 62.5 62.5 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Nguon tra no vay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 9 56.3 56.3 56.3 co su dung 7 43.8 43.8 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Tinh kha thi cua phuong an KD Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 14 87.5 87.5 87.5 co su dung 2 12.5 12.5 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Chat luong quan ly Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 13 81.3 81.3 81.3 co su dung 3 18.8 18.8 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Su minh bach trong hach toan ke toan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 15 93.8 93.8 93.8 co su dung 1 6.3 6.3 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Nganh nghe KD va moi truong KD Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 12 75.0 75.0 75.0 co su dung 4 25.0 25.0 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Quy trinh SX Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 15 93.8 93.8 93.8 co su dung 1 6.3 6.3 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Phan phoi san pham Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 15 93.8 93.8 93.8 co su dung 1 6.3 6.3 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Thi truong dau vao, dau ra Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 14 87.5 87.5 87.5 co su dung 2 12.5 12.5 100.0 Valid Total 16 100.0 100.0 Discriminant Tests of Equality of Group Means Wilks' Lambda F df1 df2 Sig, Tong tai san ,983 2,026 1 118 ,157 Vo chu so huu ,999 ,085 1 118 ,771 Doanh thu ,990 1,160 1 118 ,284 Tong no ,977 2,760 1 118 ,099 Tongno/vonchu ,914 11,054 1 118 ,001 Tongno/TTS ,891 14,450 1 118 ,000 Doanhthu/TTS ,963 4,523 1 118 ,036 Kha nang thanh toan ,984 1,859 1 118 ,175 Eigenvalues Function Eigenvalue % of Variance Cumulative % Canonical Correlation 1 ,240(a) 100,0 100,0 ,440 a First 1 canonical discriminant functions were used in the analysis, Wilks' Lambda Test of Function(s) Wilks' Lambda Chi-square df Sig, 1 ,806 24,638 7 ,001 Standardized Canonical Discriminant Function Coefficients Function 1 Tong tai san ,388 Vo chu so huu -,967 Doanh thu ,598 Tongno/vonchu ,258 Tongno/TTS ,451 Doanhthu/TTS -,440 Kha nang thanh toan ,247 Structure Matrix Function 1 Tongno/TTS ,714 Tongno/vonchu ,625 Doanhthu/TTS -,400 Tong no(a) ,312 Tong tai san ,267 Kha nang thanh toan ,256 Doanh thu ,202 Vo chu so huu -,055 Pooled within-groups correlations between discriminating variables and standardized canonical discriminant functions Variables ordered by absolute size of correlation within function, a This variable not used in the analysis, Canonical Discriminant Function Coefficients Function 1 Tong tai san ,000 Vo chu so huu ,000 Doanh thu ,000 Tongno/vonchu ,058 Tongno/TTS 2,022 Doanhthu/TTS -,163 Kha nang thanh toan ,559 (Constant) -1,926 Unstandardized coefficients Functions at Group Centroids Function Muc do tin nhiem 1 thap hon ,511 cao hon -,462 Unstandardized canonical discriminant functions evaluated at group means Classification Results(a) Predicted Group Membership Muc do tin nhiem thap hon cao hon Total thap hon 39 18 57 Count cao hon 19 44 63 thap hon 68,4 31,6 100,0 Original % cao hon 30,2 69,8 100,0 a 69,2% of original grouped cases correctly classified, Regression Variables Entered/Removed(b) Model Variables Entered Variables Removed Method 1 TQTTSthec hap, TQTnangluc PL, TQTTSTSth anhkhoan, TQTmucdic hvay, TQTmuctinn hiem(a) . Enter a All requested variables entered. b Dependent Variable: DUOCVAY Model Summary(b) Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .372(a) .138 .096 14409.498 .138 3.273 5 102 .009 1.544 a Predictors: (Constant), TQTTSthechap, TQTnanglucPL, TQTTSTSthanhkhoan, TQTmucdichvay, TQTmuctinnhiem b Dependent Variable: DUOCVAY ANOVA(b) Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. 1 Regression 3397506869.32 5 679501373.86 3.273 .009(a) Residual 21178630143.52 102 207633628.85 Total 24576137012.85 107 a Predictors: (Constant), TQTTSthechap, TQTnanglucPL, TQTTSTSthanhkhoan, TQTmucdichvay, TQTmuctinnhiem b Dependent Variable: DUOCVAY Coefficients(a) Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Model B Std. Error Beta t Sig. (Constant) -6024.710 33420.737 -.180 .857 TQTmuctinnhie m 2232.911 5548.768 .107 .402 .688 TQTmucdichva y -1821.161 1861.454 -.217 -.978 .330 TQTTSTSthan hkhoan -2782.224 834.242 -.437 -3.335 .001 TQTnanglucPL 964.996 1357.845 .117 .711 .479 1 TQTTSthechap 3185.314 1731.331 .439 1.840 .069 a Dependent Variable: DUOCVAY

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp tư nhân ở thành phố cần thơ.pdf
Luận văn liên quan