Luận văn Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ

Bằng việc tiếp cận trực tiếp người dân ở nông thôn và phỏng vấn họ về những vấn đề liên quan đến việc vay vốn tín dụng đã cho thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của người dân ở tp. Cần Thơ. Từ đó có thể đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng của hộ nông dân tại các ngân hàng.

doc67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5110 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t là chủ yếu và đây cũng là yếu tố để Ngân hàng xem xét quyết định cho vay, nhưng bởi vì các Ngân hàng không thể quản lý hết được tình hình sử dụng vốn của tất cả các khách hàng của mình. Do đó, từ bảng 4.3 ta thấy có khoảng 81,51% hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích xin vay, đó là vay để sản xuất, 7,14% hộ vay về để kinh doanh như buôn bán nhỏ, 6,89% sử dụng vốn vay để làm các mục đích khác như mua máy móc, đất đai, xây nhà và 4,46% số hộ vay sử dụng vốn cho mục đích tiêu dùng. 4.2. CÁC BIẾN ĐƯỢC CHỌN VÀ LÝ DO CHỌN BIẾN Việc tiếp cận tín dụng có thể chịu tác động bới các yếu tố như giá trị tài sản của hộ, diện tích đất mà hộ nắm giữ, số diện tích đất có bằng đỏ, giới tính của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn, việc có quen biết hoặc có người thân làm trong tổ chức tín dụng, có chức vụ trong làng xã, có tham gia các tổ chức kinh tế xã hội trong làng xã, thu nhập và chi tiêu trung bình hàng năm của hộ, số thành viên trong hộ, số người phụ thuộc trong hộ. Mỗi yếu tố có thể tác động khác nhau đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Lý do chọn các biến trên để nghiên cứu được giải thích như sau: - Tài sản của hộ là biến độc lập đo lường giá trị tài sản của hộ về mặt tiền tệ sau khi trả nợ. Những hộ có giá trị tài sản càng cao thì có khả năng vay được tín dụng bởi vì họ có khả năng đảm bảo được các rủi ro cho Ngân hàng nhiều hơn khi họ đem tài sản của họ thế chấp cho Ngân hàng khi vay. - Thu nhập và chi tiêu trung bình hằng năm của hộ: Có thể thấy rằng những hộ có thu nhập cao thì ít có nhu cầu vay vốn bởi vì nguồn thu nhập của họ có thể đảm bảo được các khoản chi trong trong gia đình. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy những hộ có chi tiêu cao thường có xu hướng vay tiền nhiều hơn (theo Dương và Izumido, 2002). - Diện tích đất của hộ nắm giữ, được đo bằng 1.000m2. Biến này bao gồm cả đất ruộng, đất vườn, diện tích căn nhà và các loại đất khác. Đất có thể được sử dụng để thế chấp vay vốn từ nguồn chính thức. Hộ có diện tích đất càng lớn thì càng có khả năng tiếp cận nguồn tín dụng. - Giới tính của chủ hộ: Biến này là biến giả với giá trị 1 có nghĩa chủ hộ là nam giới và giá trị 0 có nghĩa chủ hộ là nữ giới. Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ không thích vay tiền từ các tổ chức tín dụng chính thức, thay vào đó, họ thường thích vay tiền từ các chương trình tín dụng dành cho phụ nữ (theo Đạt, 1998). - Tuổi tác của chủ hộ: Tuổi của chủ hộ càng cao thì chủ hộ càng có tài xoay sở, kinh nghiệm, có nhiều tiếng tâm và càng có nhiều trách nhiệm trong gia đình. Vì thế tuổi của chủ hộ càng lớn thì họ càng đồng tình trong việc tiếp cận vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức. Ngược lại, những người trẻ tuổi thường có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm, do đó họ thường đi vay mượn từ nguồn khác nhiều hơn. Theo kết quả nghiên cứu thì các chủ hộ trẻ tuổi khó có thể vay vốn bởi vì họ ít có tiếng tâm và thiếu kinh nghiệm (theo Trang, 2003). - Trình độ học vấn: được hiểu là số năm đến trường của chủ hộ. Những chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tính toán đầu tư hiệu quả hơn và khả năng đem lại thu nhập cũng cao hơn. Theo một nghiên cứu cho thấy những chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của họ nhiều hơn (theo Nguyễn, 2001) - Hộ có tham gia các tổ chức kinh tế xã hội trong làng xã: Đây là biến giả, biến này nhân giá trị 1 có nghĩa là hộ có tham gia các tổ chức kinh tế xã hội và ngược lại thì nhận giá trị 0. Thông thường, những hộ có tham gia nhiều tổ chức kinh tế xã hội sẽ có nhiều quen biết và được nhiều người biết đến, bên cạnh đó, khi họ tham gia các tổ chức này thì họ có thể có khả năng tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức cao hơn so với những hộ không tham gia. L‎ý giải vấn đề này như sau: hộ tham gia tổ chức kinh tế xã hội thì hộ có thể vay tiền thông qua các tổ chức này vì các tổ chức này có thể đại diện cho một nhóm thành viên nào đó xin vay tiền thông qua uy tín và tiếng tâm của tổ chức trong xã hội. - Hộ có mục đích xin vay sản xuất: Đây cũng là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ xin vay tiền phục vụ cho mục đích sản xuất và nhận giá trị 0 nếu hộ xin vay vì các mục đích khác. Những hộ vay tiền với mục đích sản xuất có khả năng nhận được lượng vốn vay nhiều hơn so với những hộ xin vay với mục đích khác. Vì hộ vay với mục đích sản xuất thì họ sẽ sử dụng số tiền vay được vào sản xuất và ít có trường hợp họ sẽ sử dụng số tiền vay vào mục đích khác. Khi họ đầu tư tiền vào sản xuất nhiều thì thu nhập từ các khoản đầu tư: trồng lúa, chăn nuôi, sản xuất khác có thể đem lại lợi nhuận cao và họ có thể trả được lãi và tiền vay. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng chính thức như Ngân hàng ít cho vay tiêu dùng hay các mục đích khác đối với nông hộ vì vay tiêu dùng hay mục đích khác thì họ sẽ khó có khả năng trả nợ và lãi, nếu có cho vay với những mục đích khác thì giá trị món vay cũng thường nhỏ. - Số người phụ thuộc trong hộ: Đây là những thành viên ngoài độ tuổi lao động trong các hộ gia đình, lứa tuổi này bao gồm những người dưới 15 tuổi và trên 60 tuổi. Số người phụ thuộc trong hộ càng nhiều thì khả năng tiếp cận tín dụng cũng như lượng vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức sẽ thấp. - Đất có bằng đỏ: Đây là biến giả. Biến này nhận giá trị bằng 1 nếu hộ có bằng đỏ, ngược lại hộ không có bằng đỏ thì biến này nhận giá trị 0. Những hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất có thể thế chấp nó để vay vốn từ ngân hàng. Thêm vào đó, ta có thể khẳng định rằng những hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất thì càng dễ tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. - Quy mô của hộ (số thành viên trong hộ): Số thành viên trong hộ càng đông thì chi tiêu của hộ càng cao dẫn đến nhu cầu vay vốn của hộ cũng cao. Tuy nhiên, những hộ có nhiều thành viên cuộc sống thường khó khăn hơn so với những hộ ít thành viên, do đó tuy họ có nhu cầu vay vốn nhưng do cuộc sống khó khăn nên họ có thể khó có khả năng tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức. Theo nghiên cứu của Okurut được thực hiện năm 2006 ở Mỹ cho thấy số thành viên trong hộ có tác động tốt đến khả năng tiếp cận tín dụng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Hà được thực hiện năm 1999 ở Việt Nam lại cho kết quả hoàn toàn ngược lại. Do đó, quy mô của hộ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ như thế nào vẫn chưa có thể kết luận được. Biến này sẽ được xem xét việc tác động đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức một lần nữa trong mô hình nghiên cứu này. 4.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Đề tài này sẽ ứng dụng mô hình Probit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. Biến phụ thuộc của mô hình hồi quy này là việc nông hộ có vay hay không, việc này được giải thích như sau: Covaykhong = 1 nếu nông hộ có vay vốn từ tổ chức tín dụng chính thức = 0 nếu hộ không vay từ tổ chức tín dụng chính thức Dấu kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình Probit về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ được tổng hợp như bảng sau: Bảng 4.4: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình Probit Biến Ký hiệu Đơn vị Dấu kỳ vọng Giá trị tài sản của hộ Taisan ngàn đồng + Thu nhập trung bình một năm của hộ Thunhap ngàn đồng + Chi tiêu trung bình một năm của hộ Chitieu ngàn đồng + Tổng diện tích đất hộ nắm giữ Tongdtdat 1.000m2 + Giới tính của chủ hộ Gtinhchuho nam = 1 + Chủ hộ có trình độ học vấn là tiểu học Tieuhoc có = 1 - Hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất Cobangdo có = 1 + Số người phụ thuộc trong hộ Phuthuoc người - Ngoài ra, đề tài này còn sử dụng mô hình Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn mà hộ vay được từ tổ chức tín dụng chính thức. Mô hình này có dạng như sau: Yi = Y* = β1 + β2Xi + ui nếu Y* > 0 = 0 nếu không thuộc trường hợp trên Trong mô hình này, Yi lượng vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức mà hộ nhân được. Xi là các biến độc lập tác động đến lượng vốn vay bao gồm: giá trị tài sản của hộ, thu nhập, chi tiêu của hộ, tổng diện tích đất mà hộ nắm giữ, giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, chủ hộ có trình độ học vấn là tiểu học, hộ có tham gia tổ chức kinh tế xã hội trong làng xã, hộ có mục đích xin vay vốn phục vụ cho sản xuất, số người trong độ tuổi phụ thuộc và hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất. Dấu kỳ vọng của các biến giải thích được đưa vào mô hình Tobit về lượng vốn vay được tổng hợp như sau: Bảng 4.5: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình Tobit Biến Ký hiệu Đơn vị Dấu kỳ vọng Giá trị tài sản của hộ Taisan ngàn đồng + Thu nhập trung bình một năm của hộ Thunhap ngàn đồng - Chi tiêu trung bình một năm của hộ Chitieu ngàn đồng + Tổng diện tích đất hộ nắm giữ Tongdtdat 1.000m2 + Giới tính của chủ hộ Gtinhc huho nam = 1 + Tuổi của chủ hộ Tuoichuho tuổi + Chủ hộ có trình độ học vấn là tiểu học Tieuhoc có = 1 - Hộ có tham gia tổ chức kinh tế xã hội Cothamgia có = 1 + Hộ có mục đích xin vay sản xuất Vaysanxuat có = 1 + Số người phụ thuộc trong hộ Phuthuoc người - Hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất Cobangdo có = 1 + 4.4. MÔ HÌNH PROBIT XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN THỐT NỐT Bảng 4.6: Kết quả hồi qui mô hình Probit về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức Biến Hệ số góc Giá trị P Taisan -2,94 x 10-7 0,307 Thunhap 8,19 x 10-6 0,597 Chitieu 1,89 x 10-6 0,746 Tongdtdat -0,0016 0,934 Gtinhchuho** 0,6754 0,045 Tieuhoc** -0,3884 0,029 Cobangdo*** 0,6319 0,010 Phuthuoc** -0,1834 0,019 Tổng số quan sát 46 Số quan sát dương 28 Phần trăm dự báo đúng của mô hình 78,26 Giá trị log của hàm gần đúng -19,2057 Giá trị kiểm định chi bình phương 23,17 Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương 0,0032 Ghi chú: * Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10%, ** có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%, *** Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%. 4.4.1. Nhận xét chung về kết quả phương trình hồi qui thu được Từ bảng 4.6, ta thấy mô hình có 4 biến có ý nghĩa thống kê khác 0, khác nhau từ mức ý nghĩa từ 5% đến 1%. Trong đó, có 3 biến có ý nghĩa thống kê khác 0 ở mức ý nghĩa 5% là giới tính chủ hộ, chủ hộ có học vấn cấp tiểu học và số người phụ thuộc trong gia đình. Một biến có ‎nghĩa ở mức ý nghĩa 1% đó là biến chủ hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất. Giá trị kiểm định gần đúng của mô hình bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số của hàm hồi qui đều bằng không. Tuy nhiên, các biến được đưa vào mô hình có thể chưa đại diện hết tất cả các yếu tố tác động đến vấn đề nghiên cứu, do đó ta không thể bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng mô hình không bỏ sót biến. Giá trị kiểm định Pearson chi bình phương về sự phù hợp của mô hình là 36,82 với giá trị kiểm định P tương ứng là 0,4773. Bên cạnh đó, phần trăm dự báo đúng của mô hình là 78,26%. Điều này có nghĩa là các biến độc lập (Xi) giải thích được 78,26% biến phụ thuộc. Kết quả này cho thấy mô hình có mức độ phù hợp với vấn đề nghiên cứu của đề tài này khá cao. Qua kết quả hồi qui của hàm Probit, các hệ số của hàm hồi qui không biểu diễn trực tiếp mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Do đó, đề tài này sẽ tập trung giải thích sự tác động của các yếu tố độc lập lên khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ thông qua hệ số góc của mỗi biến. 4.4.2. Nhận xét các biến nghiên cứu - Giá trị tài sản của nông hộ: Biến giải thích đầu tiên của mô hình là giá trị tài sản của hộ. Theo kết quả cho thấy, biến này không có ý nghĩa thống kê trong việc nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Sự không có ý nghĩa của biến này nói lên rằng các tổ chức cho vay không quan tâm lắm đến giá trị tài sản của hộ như thế nào. Bên cạnh đó, theo kết quả điều tra có đến 17 hộ vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội trong số 28 hộ có vay vốn. Điều này cho thấy biến này không có ý nghĩa cũng là điều hợp lý vì vay tiền ở Ngân hàng Chính sách thì các hộ thường được vay tín chấp và phía Ngân hàng cũng ít khi xem xét đến giá trị tài sản của hộ như thế nào để được vay. - Thu nhập, chi tiêu và tổng diện tích đất của nông hộ Các biến thu nhập, chi tiêu và tổng diện tích đất của hộ đều không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Điều này có thể được giải thích do các hộ chủ yếu vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng thực hiện các chương trình tín dụng đặc biệt của Chính phủ đối với hộ nghèo, nên khi cho vay các hộ này thì họ chủ yếu cũng là hộ nghèo nên Ngân hàng không quan tâm đến các đặc điểm này. - Giới tính của chủ hộ Biến giới tính của chủ hộ có ‎ nghĩa thống kê tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ ở mức ý nghĩa 5% và cùng có hệ số góc cùng dấu với dấu kỳ vọng đặt ra khi tiến hành nghiên cứu tác động của biến này. Biến này mang hệ số góc là 0,6754 > 0 nên biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận tín dụng và biến giới tính chủ hộ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tác động của biến này được giải thích về mặt ý nghĩa kinh tế như sau: khi chủ hộ có giới tính là nam thì khả năng tiếp cận tín chính thức sẽ cao hơn 0,6754% so với chủ hộ là nữ. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý thuyết cho rằng chủ hộ là nam thì thích vay ở các tổ chức tín dụng chính thức hơn, còn chủ hộ là nữ thì thường có khuynh hướng vay ở nguồn phi chính thức. - Trình độ học vấn Trình độ học vấn của chủ hộ là tiểu học, biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ với mức ý nghĩa 5%. Biến này có dấu cùng với dấu kỳ vọng, hệ số góc của biến này là -0,3884 < 0 nên biến này và biến phụ thuộc có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Cụ thể, nếu chủ hộ có trình độ học vấn ở cấp tiểu học thì khả năng tiếp cận tín dụng sẽ giảm 0,3884% so với hộ có trình độ học vấn ở cấp khác, nếu các yếu tố khác không thay đổi. Tác động của biến này về ý nghĩa kinh tế được giải thích rằng trình độ học vấn của hộ càng thấp thì khả năng tiếp cận tín dụng của hộ sẽ thấp, vì những hộ có học vấn cao thường có những phương án sản xuất cũng như kinh doanh tốt hơn. Họ thường kiếm được nhiều lợi nhuận vì vậy khi xem xét cho vay các tổ chức chính thức sẽ có phần nào thiên về những hộ có trình độ học vấn cao. - Quyền sử dụng đất (bằng đỏ) Hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất thì có ý nghĩa tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở mức ý nghĩa 1%. Các Ngân hàng thường xem xét việc hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy đỏ như là tài sản thế chấp để làm điều kiện cho vay, mặc dù trong một số trường hợp khi vay nông hộ không phải làm thủ tục thế chấp tài sản, mà khi vay nông hộ chỉ nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ngân hàng giữ trong suốt kỳ hạn nợ. Vì vậy, những hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất mới có khả năng vay từ các tổ chức tín dụng chính thức. Theo kết quả mô hình, hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất thì khả năng tiếp cận tín dụng từ các tổ chức cho vay chính thức sẽ cao hơn 0,6319% so với những hộ không có bằng đỏ. - Số người sống phụ thuộc trong gia đình Hệ số ước lượng của biến số người phụ thuộc trong hộ có ý nghĩa thống kê trong mô hình Probit với mức ý nghĩa 5%. Hệ số góc của biến này là -0,1834 < 0 ngụ ý rằng hộ có nhiều thành viên phụ thuộc thì khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức sẽ thấp hơn so với những hộ có ít thành viên sống phụ thuộc. Cụ thể, nếu số thành viên phụ thuộc trong hộ tăng lên 1 người thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ sẽ giảm 0,1834% so với các hộ bình thường khác. Điều này có thể được giải thích như sau: nếu số thành viên phụ thuộc trong hộ tăng thì chi tiêu của hộ cao hơn và lao động trong hộ ít có thời gian tập trung vào việc sản xuất hơn, do đó thu nhập của hộ có thể thấp hơn các hộ khác. Về phía các tổ chức cho vay, ít khi các tổ chức này cho vay để tiêu dùng vì tiêu dùng thì hộ sẽ khó có khả năng trả lại cả vốn và lãi, trong khi đó, các hộ có nhiều thành viên phụ thuộc thì họ chủ yếu tiêu dùng và ít sản xuất. Vì lý lẽ này, hộ có nhiều thành viên phụ thuộc sẽ giảm khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức. 4.5. MÔ HÌNH TOBIT XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN THỐT NỐT Bảng 4.7: Kết quả hồi qui mô hình Tobit về lượng vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức Biến Hệ số góc Giá trị P Taisan 0,0025 0,360 Thunhap 0,0014 0,521 Chitieu** 0,1102 0,041 Tongdtdat -60,2285 0,761 Gtinhchuho 2.557,3710 0,457 Tuoichuho 69,5162 0,255 Tieuhoc -1.179,4720 0,383 Cothamgia* -2.950,1440 0,081 Vaysanxuat*** 16.183,0100 0,000 Phuthuoc* -1.179,9670 0,072 Cobangdo* -3.390,8630 0,100 Constant (hệ số chặn)** -12.844,6200 0,021 Tổng số quan sát 46 Số quan sát dương 28 Giá trị log của hàm gần đúng -267,3315 Giá trị kiểm định chi bình phương 78,94 Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương 0,0000 Ghi chú: * Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10%, ** Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%, *** Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1% 4.5.1. Nhận xét chung về kết quả phương trình hồi qui thu được Giá trị kiểm định gần đúng bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số của hàm hồi qui đều bằng 0, trừ hệ số chặn. Điều này có thể thấy cụ thể là xác suất lớn hơn giá trị kiểm định là 0,0000. Kết quả này chứng minh sự phù hợp của mô hình đối với vấn đề nghiên cứu. Bảng 4.7 trình bày kết quả hồi qui của mô hình Tobit về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ. Qua kết quả hồi qui, ta thấy mô hình có 5 biến có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa khác nhau từ 10% đến 1%. Trong đó, có 1 biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% đó là biến hộ có mục đích xin vay phục vụ cho sản xuất, 1 biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% đó là biến chi tiêu trung bình của hộ và 2 biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% bao gồm các biến chủ hộ có tham gia các tổ chức kinh tế xã hội trong làng xã, số thành viên phụ thuộc trong hộ và 1 biến có thể có hoặc không có ý nghĩa thống kê trong mô hình Tobit đó là biến hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất, vì biến này có giá trị P = 0,100. Tuy nhiên, trong mô hình Tobit, các hệ số hồi qui không phản ánh trực tiếp sự thay đổi của lượng vốn vay khi một biến giải thích nào đó thay đổi khi giữ nguyên các yếu tố khác không đổi. Do đó, đề tài này chủ yếu tập trung phân tích về mặt định tính nhiều hơn so với việc phân tích về mặt định lượng để giải thích sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc của mô hình hồi qui. 4.5.2. Nhận xét các biến nghiên cứu - Chi tiêu trung bình của hộ Biến có ý nghĩa thống kê khác 0 đầu tiên trong mô hình là chi tiêu trung bình của hộ với mức ý nghĩa 5%, với dấu cùng với dấu kỳ vọng mang dấu dương. Điều này có nghĩa là những hộ chi tiêu trung bình cao thì lượng vốn mà họ vay được từ nguồn tín dụng chính thức sẽ cao, cụ thể nếu chi tiêu trung bình của hộ tăng 1% thì lượng vốn vay mà hộ nhận được sẽ tăng 0,1102%, khi các yếu tố khác không đổi. Kết quả này phù hợp với giả thuyết rằng khi chi tiêu của hộ gia đình tăng lên thì nông hộ sẽ có nhu cầu cao hơn về tín dụng và vì vậy họ sẽ nộp đơn và vay những khoản vay lớn hơn. Bên cạnh đó, các học thuyết kinh tế cũng cho rằng với những khoản vay lớn, nông hộ thích vay ở các tổ chức tín dụng chính thức, vì những khoản vay từ nguồn này có chi phí thấp. - Chủ hộ có tham gia các tổ chức kinh tế xã hội: Biến hộ có tham gia các tổ chức kinh tế xã hội trong làng xã chỉ có ý nghĩa thống kê khác 0 ở mức ý nghĩa 10%. Hộ có tham gia các tổ chức kinh tế xã hội thể hiện sự quen biết nhiều và do đó họ có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các thành viên khác trong các tổ chức này, nên họ sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tích luỹ được nhiều vốn cho các vụ sản xuất hoặc dự án kinh doanh tiếp theo. Do đó nhu cầu về lượng vốn của họ sẽ giảm. Bên cạnh đó, những hộ tham gia các tổ chức kinh tế xã hội trong làng xã thì họ có thể vay mượn tiền từ các thành viên khác trong tổ chức thông qua uy tín và sự quen biết của mình và họ cũng không phải làm các thủ tục vay tiền rườm rà, do đó nhu cầu về lượng vốn vay từ các nguồn tín dụng chính thức của hộ cũng sẽ giảm. - Mục đích vay là sản xuất nông nghiệp Hệ số ước lượng của biến hộ vay vốn nhằm mục đích phục vụ sản xuất có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Biến này có dấu cùng với dấu kỳ vọng và mang hệ số tự do 16.183,0100 > 0, cho thấy rằng những hộ có mục đích xin vay nhằm mục đích sản xuất thì lượng vốn mà họ vay được sẽ lớn hơn rất nhiều so với những hộ có mục đích xin vay khác. Điều này cũng hợp lý vì các ngân hàng ít khi cho vay nông hộ với các mục đích khác ngoài sản xuất, trừ những hộ là khách hàng truyền thống có uy tín. - Số thành viên sống phụ thuộc trong hộ Số thành viên phụ thuộc trong hộ cũng có ý nghĩa trong việc tác động đến lượng vốn vay từ nguồn chính thức ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả mô hình Tobit cho thấy, khi số thành viên phụ thuộc trong hộ tăng thêm 1 thành viên thì lượng vốn mà hộ vay từ các tổ chức tín dụng chính thức sẽ giảm 1.179 ngàn đồng. Về ý nghĩa kinh tế của vấn đề này được lý giải số thành viên phụ thuộc trong hộ tăng thì các thành viên này không tham gia sản xuất mà các thành viên khác trong hộ gia đình cũng sẽ bỏ nhiều thời gian cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng các thành viên phụ thuộc này hơn. Từ đó, họ sẽ không có nhiều thời gian cho việc sản xuất nên họ sẽ giảm lượng vốn vay để tương ứng với lượng thời gian và lượng vốn cần thiết đủ cho họ có thể bỏ ra đầu tư sản xuất. - Quyền sử dụng đất Biến bằng đỏ quyền sử dụng đất có giá trị P = 0,100 và hệ số góc -3.390,8630 < 0, có nghĩa là biến hộ có bằng đỏ sử dụng đất và lượng vốn vay từ các tổ chức chính thức tỷ lệ nghịch với nhau. Tuy nhiên, giá trị P = 10% do đó biến này có khả năng có ý nghĩa hoặc không có ý nghĩa trong mô hình hồi qui. Theo thực tế kết quả điều tra cho thấy đa số nông hộ vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội và chủ yếu là cho vay không có thế chấp tài sản, nên trong trường hợp bài nghiên cứu này biến hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu là điều hợp lý hơn so với các ý kiến khác. - Các biến khác Các biến khác còn lại trong mô hình Tobit không có ý nghĩa là giá trị tài sản, thu nhập trung bình năm, tổng diện tích đất của hộ, giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ và chủ hộ có trình độ học vấn ở cấp tiểu học. Điều này có thể được giải thích do khi xem xét lượng vốn vay, các tổ chức cho vay không quan tâm đến sự tác động của các đặc điểm này. 4.6. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ HUYỆN THỐT NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.6.1. Tình hình chung về việc sử dụng vốn vay và trả nợ vay của nông hộ Bảng 4.8: Tình hình sử dụng vốn của nông hộ Đơn vị tính: % Sản xuất Tiêu dùng Kinh doanh Khác Mục đích xin vay 96,43 0,00 0,00 3,57 Tình hình sử dụng 81,51 4,46 7,14 6,89 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra Từ bảng 4.8, ta thấy mặc dù nông hộ có mục đích xin vay 96,43% là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhưng một thực tế cho thấy chỉ có 81,51% số nông hộ sử dụng vốn nhằm mục đích phục vụ sản xuất. Điều này có thể là do những l‎ý do chủ yếu như sau: - Một là, trong qua trình sử dụng vốn nông hộ thực sự dùng số tiền vay được cho sản xuất nhưng do bị sâu bệnh, rầy hại lúa, dịch bệnh,... nên người nông dân chuyển phần vốn vay còn lại sang mục đích khác (kinh doanh, mua bán nhỏ,...) để có thể kiếm lại một phần tiền nào đó bị mất đi do thiên tai hay dịch bệnh như trên để có thể trả nợ vay đúng hạn. Theo thống kê từ kết quả điều tra thì tất cả những hộ vay tiền từ các tổ chức chính thức đều trả nợ vay đúng hạn, mặc dù đến hạn trả nợ những người này có thể không có đủ tiền để trả nợ vay, nhưng họ vẫn trả nợ đúng hạn do họ vay mượn từ bên ngoài, chơi hụi hoặc từ người thân để trả nợ và sau đó làm hồ sơ vay tiền từ các tổ chức cho vay lại để nhận tiền cho vay và sau đó trả nợ cho các khoản vay bên ngoài hay mượn từ người thân. - Hai là, người nông dân lúc đi vay muốn được vay vốn và để được vay nên họ phải làm hồ sơ vay với mục đích xin vay phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhưng thực sự họ không có đất cho sản xuất nông nghiệp hoặc khu vực dành cho chăn nuôi, mà họ vay tiền với các mục đích khác: mua xe, xây nhà, buôn bán nhỏ,... và điều này không được các tổ chức cho vay, cụ thể là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và ngân hàng Chính sách xã hội kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng. Đến khi trả nợ, những người này thường “vay nóng” từ bên ngoài trả nợ và sau đó vay lại để trả cho những người cho họ vay nóng. Việc đảo nợ như thế cho thấy tiềm ẩn rủi ro rất lớn trong các khoản cho vay mà không có sự kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên, điều này có thể do có quá nhiều khoản vay nhỏ trong khi đội ngũ cán bộ tín dụng ít nên ngân hàng cũng khó có thể quản lý hết được tình hình sử dụng vốn vay của các hộ. Về nguồn tiền trả nợ vay của nông hộ có thể thấy cụ thể qua kết quả thống kê như sau: Bảng 4.9: Nguồn tiền trả nợ vay của nông hộ Nguồn tiền trả nợ vay Tỷ trọng (%) Từ hiệu quả sản xuất kinh doanh 83,92 Từ vay mượn khác (có lãi suất) 1,79 Từ mượn người thân (không có lãi suất) 8,93 Từ nguồn khác 5,36 Tổng cộng 100,00 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra Theo kết quả điều tra cho thấy, có 83,92% hộ vay sử dụng nguồn tiền từ hiệu quả sản xuất trả nợ, 16,08% số hộ có nguồn tiền trả nợ là từ các nguồn khác: vay mượn bên ngoài, mượn người thân hoặc nguồn khác. Kết quả này cho thấy có thể do sử dụng vốn sai mục đích xin vay nên có sự chênh lệch về mục đích xin vay và nguồn tiền trả nợ vay, cụ thể mục đích xin vay phục vụ sản xuất là 96,43% trong khi đó, nguồn tiền trả nợ từ kết quả sản xuất chỉ chiếm 83,92%. 4.6.2. Tình hình thu nhập của hộ trước và sau khi vay Phần này sẽ kiểm định về sự khác biệt trong thu nhập trung bình của hộ trước và sau khi vay nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn vay và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của hộ. Gọi là thu nhập của hộ sau khi vay là thu nhập của hộ trước khi vay Giả thuyết kiểm định: H0: - < 0 H1: - > 0 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữ hai trung bình bằng Stata Chỉ tiêu Giá trị Thu nhập trung bình của hộ sau khi vay (ngàn đồng) 165.518,57 Thu nhập trung bình của hộ truớc khi vay (ngàn đồng) 31.802,50 Chênh lệch 133.716,07 Số quan sát Giá trị kiểm định t (1 đuôi phải) 28 0,0446 Từ bảng trên, ta có thể kết luận rằng thu nhập của hộ sau khi vay lớn hơn thu nhập của hộ trước khi vay vì giá trị kiểm định P = 0,0446 < 5% nên ta bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng thu nhập của hộ trước vay lớn hơn thu nhập của hộ sau khi vay. Kết quả này cho thấy, sau khi vay vốn người nông dân có cải thiện thu nhập đáng kể, cụ thể thu nhập trung bình của các hộ trước khi vay chỉ có 31.802 ngàn đồng, nhưng sau khi vay vốn thu nhập trung bình của các hộ là 165.518 ngàn đồng. Điều này cho thấy nông hộ sử dụng vốn vay từ nguồn chính thức có hiệu quả. Như vậy, vốn vay đã có vai trò trong việc nâng cao mức thu nhập của các hộ, góp phần phát triển đời sống kinh tế địa phương. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Đề tài này tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ từ nguồn chính thức và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn mà nông hộ vay được. Luận văn này dựa trên tình hình thực tiễn kinh tế xã hội của Việt Nam và huyện Thốt Nốt về việc cấp tín dụng nông thôn. Bộ số liệu được sử dụng trong đề tài này là kết quả của đợt điều tra về tình hình vay vốn của nông thôn huyện Thốt Nốt tháng 4/2008. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng một số thông tin khác từ Uỷ ban nhân dân, Phòng Thống kê huyện Thốt Nốt. Bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế nhằm mục đích thu thập các thông tin cơ bản và cần thiết như tài sản, số thành viên, diện tích đất hộ nắm giữ,… đặc biệt là tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của nông hộ. Qua kết quả phân tích các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức bằng mô hình hồi qui Probit, ta thấy trong mô hình có 2 nhân tố tác động tốt đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ đó là giới tính của chủ hộ là nam giới và hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, mô hình cũng có 2 biến tác động không tốt đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ đó là trình độ học vấn của chủ hộ thấp (cụ thể là những chủ hộ có trình độ ở cấp tiểu học thì khả năng tiếp cận tín dụng bị hạn chế hơn), ngoài ra, số người sống phụ thuộc trong gia đình cũng có tác động không tốt đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức này. Về kết quả mô hình hồi qui Tobit về lượng vốn mà hộ vay đuợc từ nguồn chính thức, ta thấy mô hình có 4 biến có ý nghĩa thống kê khác 0 từ mức ý nghĩa 10% đến 1%. Trong đó, có 2 biến có tác động tốt đến lượng vốn mà hộ vay được đó là chi tiêu trung bình của hộ và hộ vay vốn có mục đích phục vụ cho sản xuất. Theo kết quả này thì những hộ chi tiêu nhiều và vay vốn nhằm vào mục đích sản xuất thì lượng vốn mà họ nhận được từ các tổ chức cho vay sẽ lớn hơn so với nhóm còn lại. Ngoài ra, mô hình có 2 biến có tác động không tốt đến lượng vốn vay của hộ đó là việc hộ có tham gia các tổ chức kinh tế xã hội và số thành viên sống phụ thuộc của hộ. Tác động của 2 biến này có thể ngụ ý như sau: về việc hộ có tham gia các tổ chức kinh tế xã hội thì có lượng vốn vay ít hơn so với hộ không vay là vì các hộ tham gia vào các tổ chức này thì họ có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các thành viên khác nên họ sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tích lũy được nhiều vốn do đó họ sẽ ít có nhu cầu vay vốn hơn. Bên cạnh đó, họ có thể vay mượn tiền từ các thành viên khác trong tổ chức, hoặc cùng nhau góp vốn vào đó giống như một quỹ sản xuất và cho mượn vốn sản xuất qua lại giữa các thành viên với nhau từ đó họ cũng sẽ ít có nhu cầu về vốn từ các tổ chức tài chính nên lượng vốn mà họ cần vay từ nguồn chính thức cũng sẽ giảm. Đối với số thành viên phụ thuộc trong hộ nhiều thì cũng hạn chế lượng vốn vay có thể được lý giải do những hộ này mức thu nhập thấp nên các cán bộ tín dụng cũng e dè trong việc cấp tín dụng cho những hộ này, do rủi ro tín dụng cao. 5.2. KIẾN NGHỊ Với nền kinh tế hội nhập ngày nay, xu hướng công nghiệp hoá các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là một điều tất yếu để đảm bảo cho sự phát triển bền vững nền kinh tế nông thôn của Việt Nam. Tuy nhiên, việc triển khai quá trình công nghiệp hoá nông thôn không chỉ được nhìn trên những quyết sách của Nhà nước mà còn đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn của tất cả các ban ngành tổ chức liên quan, và yếu tố tiên quyết là chính bản thân người nông dân. Các nguồn vốn trợ cấp nông nghiệp rót về thông qua các kênh tín dụng ưu đãi tại các ngân hàng Chính sách hay các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn các tỉnh vùng sâu vùng xa. Hiện theo đánh giá và nghiên cứu các nông hộ vẫn chưa tiếp cận được các nguồn vốn này. Thực trạng này là do sự tác động từ nhiều yếu tố khách quan (từ phía các tổ chức tín dụng), lẫn các yếu tố chủ quan (từ phía bản thân người nông dân). Bài nghiên cứu đã chỉ rõ các yếu tố tác động đến việc tiếp cận vốn tín dụng của nông hộ là: giới tính của chủ hộ là nam giới, trình độ học vấn, quyền sử dụng đất, số người phụ thuộc trong gia đình. Bên cạnh đó, lượng vốn tín dụng mà nông hộ nhận được thì chịu sự chi phối của các yếu tố như: Chi tiêu trung bình của hộ, chủ hộ có tham gia các tổ chức kinh tế xã hội, mục đích vay là sản xuất nông nghiệp và số người sống phụ thuộc trong hộ. Như vậy để nâng cao việc người nông dân tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức và tăng lượng vốn tín dụng mà họ có thể tiếp cận, cần phải: - Một là, các chương trình nâng cao trình độ dân trí cho người dân cần phải triển khai một cách có hiệu quả. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội mà còn mang ý nghĩa kinh tế rất lớn. Vì với trình độ học vấn cao hơn thì chính những người nông dân mới có thể dễ dàng tiếp cận với những phương thức sản xuất mới đồng thời tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình phát triển nông thôn của Nhà nước, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ, cũng như việc thực hiện và triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng nông thôn. Bên cạnh đó, việc hạn chế về học thức còn hạn chế tầm nhìn của người nông dân trong việc phát triển kinh tế gia đình. Dễ dàng thấy được một số bộ phận người nông dân Việt Nam vẫn còn duy trì phương thức sản xuất lỗi thời, lạc hậu. Cụ thể là họ không nắm bắt được các nhu cầu mới của thị trường, chưa đầu tư cải tiến quy trình sản xuất cũng như chưa biết cách sử dụng đồng vốn vay một cách hiệu quả nhất. Những điều này chỉ có thể khắc phục nếu các ban ngành cơ sở có tầm nhìn chiến lược, hướng người nông dân tiếp cận với các quy trình sản xuất tiên tiến du nhập từ các nước phát triển, đồng thời thúc đẩy hay tạo động lực để mỗi người nông dân cảm thấy phải tự vươn lên thoát nghèo và tiến tới tự làm giàu cho bản thân mình cũng là làm giàu cho đất nước. - Hai là, các chương trình tín dụng nông thôn không nên chỉ dừng lại ở hình thức đơn thuần là cấp vốn cho người nông dân mà phải liên kết với các chương trình khuyến nông, các cơ sở công nghệ và khoa học kỹ thuật nhằm cung cấp cho người nông dân một nền tảng vững chắc về vốn lẫn công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng. Đây là cách tốt nhất để phát huy hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ, đồng thời cũng đảm bảo được khả năng thu hồi vốn vay. - Ba là, các chương trình kế hoạch hoá gia đình cần được truyền thông rộng rãi hơn để giúp người nông dân nhận thức được việc hạn chế số lượng sinh. Điều này sẽ giúp các hộ nông dân thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Bên cạnh đó, với số lượng con ít người nông dân còn tích lũy được nguồn tài chính để tái sản xuất mở rộng về chiều rộng lẫn chiều sâu, và có qũy thời gian nhiều hơn đầu tư cho việc sản xuất kinh doanh. - Bốn là, các chương trình tín dụng nông thôn cần được thúc đẩy quan tâm từ phía các Ngân hàng Chính sách lẫn ngân hàng thương mại. Các ngân hàng cần thiết kế các gói sản phẩm đặc biệt dành riêng cho từng đối tượng có đặc tính sản xuất khác nhau. Muốn vậy các cán bộ tín dụng cần sâu sát với thực tế hơn nữa, cũng như phải thường xuyên tiếp cận với người nông dân để giới thiệu về cách thức tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cho họ. Việc triển khai các chương trình tín dụng nông thôn cũng cần thông qua các kênh dễ tiếp cận như các tổ chức làng xã, Hội phụ nữ, Hội nông dân, hay các chương trình thanh niên,… - Năm là, nguồn vốn cho vay thị trường tài chính nông thôn phải được hình thành chủ yếu từ nguồn tiết kiệm bởi vì chính sách tạo ra những cơ hội tiết kiệm tốt giúp đỡ người nghèo hiệu quả hơn chính sách lãi suất thấp. Vốn tiết kiệm giúp người nghèo thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói: thu nhập thấp – không dư thừa cho tiết kiệm – không đầu tư – năng suất thấp. Đồng thời đảm bảo tính phát triển bền vững của các tổ chức tài chính vì giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và đáp ứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng tốt hơn, đánh giá tốt hơn về khả năng tín dụng của khách hàng, đồng thời giảm chi phí và khả năng đổ vỡ tín dụng thấp hơn. - Sáu là, sự cố gắng của Chính phủ trong việc mở rộng mạng lưới các tổ chức tài chính, tín dụng nông thôn trong nhiều trường hợp vẫn không thể bao phủ và đáp ứng hết nhu cầu dịch vụ tài chính, tín dụng đa dạng của người dân ở nông thôn. Do thiếu các định chế tài chính chính thức ở thị trường tài chính nông thôn mà những người vay món nhỏ, đặc biệt là những người nghèo thường không tiếp cận được thị trường tài chính chính thức. Hai hướng giải quyết đặt ra là: tổ chức lại các định chế tài chính truyền thống và xây dựng lại các định chế tài chính mới để các định chế này hoạt động năng động hơn, gần khách hàng hơn nhằm giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả hoạt động. Thực hiện mối liên kết giữa thị trường tài chính chính thức và phi chính thức, các tổ chức tín dụng chính thức sẽ sử dụng các tổ chức tín dụng không chính thức như là kênh dẫn vốn của mình. Việc này có thể giúp hệ thống tài chính nông thôn phát triển vững mạnh và hoạt động có hiệu quả, đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, cũng như cung ứng tốt các dịch vụ tiết kiệm – tín dụng cho các hộ nông dân nhỏ và hộ nghèo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngộ Thị Thúy Diễm, phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Thủy, Luận văn tốt nghiệp Đại học, 2007. 2. Thái Văn Đại (2007). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ. 3. Mai Văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân (2004). Giáo trình Kinh tế lượng, Nxb Thống kê, Tp.HCM. 4. Nguyễn Văn Ngân, Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ ở nông thôn huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ (cũ), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, 2004. 5. Hồ Thanh Tâm, phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Lon, Luận văn tốt nghiệp Đại học, 2007. 6. Nguyễn Thị Hồng Trang, Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tín dụng chính thức của nông hộ ở nông thôn huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Đại học, 2003. 7. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Thốt Nốt về nhiệm vụ năm 2007 và kế hoạch kinh tế xã hội năm 2008, Uỷ ban nhân dân huyện Thốt Nốt, 2007. 8. Số liệu kinh tế xã hội Đồng bằng sông Cửu Long 2000 – 2004, Tổng Cục thống kê, 2005. 9. Tư liệu kinh tế xã hội 671 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam, Nxb Thống kê, 2006. 10. Phạm Bảo Dương and Y. Izumida Rural development finance in Vietnam: A microeconomtric analysis of household surveys, World development 30(2), 2002. 11. Vương Quốc Duy, The impact of credict for the poor on the poverty level of rural households in the Mekong Delta – Vietnam. Master thesis, the University of Groningen, Faculty of economic and management and organization, Groningen, 2007. 12. Trần Thơ Đạt, Borrower Transactions Costs And Credit Rationing: A study of the rural credit market in Vietnam, paper prepared for the conference Vietnam and The Region: Asia – Pacific Experiences and Vietnam’s Economic Policy Directions’, Hanoi: April 20 – 21, 1998. 13. Vũ Thị Thanh Hà, Determinants of Rural Households’ Borrowing from the Formal Financial Sector: A study of the rural credit market in Red river delta region. Master of Arts in Economics of Development, Vietnam – Netherlands Project, Hanoi, 2001. 14. Báo Bình Dương 15. Trang web của báo Tuổi Trẻ: 16. Trang web của huyện Thốt Nốt: 17. Tổng cục thống kê (Điều tra biến động dân số, nguồn lao động và KHHGĐ 01/04/2006 - Những kết quả chủ yếu). 18. Tổng cục thống kê (Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004). PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ HỒI QUY XỬ LÝ BẰNG PHẦN MỀM STATA 1.1. Mô hình Probit xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ . dprobit covaykhong taisan thunhap chitieu tongdtdat gtinhchuho tieuhoc cobangdo phuthuoc Iteration 0: log likelihood = -30.789086 Iteration 1: log likelihood = -20.64387 Iteration 2: log likelihood = -19.438249 Iteration 3: log likelihood = -19.294109 Iteration 4: log likelihood = -19.225176 Iteration 5: log likelihood = -19.205579 Iteration 6: log likelihood = -19.205561 Probit estimates Number of obs = 46 LR chi2(8) = 23.17 Prob > chi2 = 0.0032 Log likelihood = -19.205561 Pseudo R2 = 0.3762 ------------------------------------------------------------------------------ covayk~g | dF/dx Std. Err. z P>|z| x-bar [ 95% C.I. ] ---------+-------------------------------------------------------------------- taisan | -2.94e-07 2.96e-07 -1.02 0.307 650129 -8.7e-07 2.9e-07 thunhap | 8.19e-07 1.42e-06 0.53 0.597 129674 -2.0e-06 3.6e-06 chitieu | 1.89e-06 5.85e-06 0.32 0.746 28516 -9.6e-06 .000013 tongdt~t | -.0016582 .0200157 -0.08 0.934 7.01457 -.040888 .037572 gtinhc~o*| .6754293 .2075642 2.01 0.045 .891304 .268611 1.08225 tieuhoc*| -.3884498 .1445625 -2.19 0.029 .673913 -.671787 -.105113 cobangdo*| .631891 .1897017 2.58 0.010 .782609 .260083 1.0037 phuthuoc | -.1834393 .0781125 -2.35 0.019 1.17391 -.336537 -.030342 ---------+-------------------------------------------------------------------- obs. P | .6086957 pred. P | .7225494 (at x-bar) ------------------------------------------------------------------------------ (*) dF/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 z and P>|z| are the test of the underlying coefficient being 0 1.2. Các giá trị kiểm định mô hình Probit . lfit Probit model for covaykhong, goodness-of-fit test number of observations = 46 number of covariate patterns = 46 Pearson chi2(37) = 36.82 Prob > chi2 = 0.4773 . lstat Probit model for covaykhong -------- True -------- Classified | D ~D | Total -----------+--------------------------+----------- + | 24 6 | 30 - | 4 12 | 16 -----------+--------------------------+----------- Total | 28 18 | 46 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as covaykhong != 0 -------------------------------------------------- Sensitivity Pr( +| D) 85.71% Specificity Pr( -|~D) 66.67% Positive predictive value Pr( D| +) 80.00% Negative predictive value Pr(~D| -) 75.00% -------------------------------------------------- False + rate for true ~D Pr( +|~D) 33.33% False - rate for true D Pr( -| D) 14.29% False + rate for classified + Pr(~D| +) 20.00% False - rate for classified - Pr( D| -) 25.00% -------------------------------------------------- Correctly classified 78.26% -------------------------------------------------- 1.3. Mô hình Tobit xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ từ nguồn tín dụng chính thức . tobit thucnhan taisan thunhap chitieu tongdtdat gtinhchuho tuoichuho tieuhoc cothamgia vaysanxuat phuthuoc cobangdo, ll(0) Tobit estimates Number of obs = 46 LR chi2(11) = 78.94 Prob > chi2 = 0.0000 Log likelihood = -267.33148 Pseudo R2 = 0.1287 ------------------------------------------------------------------------------ thucnhan | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------- taisan | .0025305 .0027298 0.93 0.360 -.0030113 .0080722 thunhap | .0014005 .0021591 0.65 0.521 -.0029827 .0057836 chitieu | .1102093 .0518102 2.13 0.041 .0050289 .2153896 tongdtdat | -60.22853 196.0561 -0.31 0.761 -458.2436 337.7866 gtinhchuho | 2557.371 3401.749 0.75 0.457 -4348.547 9463.29 tuoichuho | 69.51622 60.04745 1.16 0.255 -52.38659 191.419 tieuhoc | -1179.472 1336.033 -0.88 0.383 -3891.763 1532.819 cothamgia | -2950.144 1644.39 -1.79 0.081 -6288.433 388.1453 vaysanxuat | 16183.01 2817.995 5.74 0.000 10462.17 21903.84 phuthuoc | -1179.967 637.1058 -1.85 0.072 -2473.36 113.4267 cobangdo | -3390.863 2008.884 -1.69 0.100 -7469.114 687.3874 _cons | -12844.62 5321.884 -2.41 0.021 -23648.62 -2040.621 -------------+---------------------------------------------------------------- _se | 3197.555 431.5614 (Ancillary parameter) ------------------------------------------------------------------------------ Obs. summary: 18 left-censored observations at thucnhan<=0 28 uncensored observations 1.4. Kết quả kiểm định về thu nhập của hộ trước và sau khi vay . ttest thunhap == tntruocvay Paired t test ------------------------------------------------------------------------------ Variable | Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval] ---------+-------------------------------------------------------------------- thunhap | 28 165518.6 78775.04 416838.3 3885.547 327151.6 tntruo~y | 28 31802.5 5061.109 26780.87 21417.96 42187.04 ---------+-------------------------------------------------------------------- diff | 28 133716.1 75848.01 401349.9 -21911.18 289343.3 ------------------------------------------------------------------------------ Ho: mean(thunhap - tntruocvay) = mean(diff) = 0 Ha: mean(diff) 0 t = 1.7629 t = 1.7629 t = 1.7629 P |t| = 0.0892 P > t = 0.0446 2. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ VỀ TÍN DỤNG NÔNG THÔN 2008 Số (nhập liệu ghi): Ngày phỏng vấn: Chủ hộ: Người phỏng vấn: Địa điểm: Người trả lời: A. THÔNG TIN VỀ HỘ VÀ CHỦ HỘ: Tên thành viên trong hộ Tuổi Giới tính Học vấn (lớp mấy) Nghề chính Nghề phụ Có quen thân với nhân viên ngân hàng không 1. 2. 3. 4. 5. 1. Có thành viên trong hộ có chức vụ gì trong làng xã không? 2. Có ai tham gia tổ chức kinh tế xã hội nào không? B. THÔNG TIN VỀ DIỆN TÍCH ĐẤT CỦA HỘ Loại đất đang sử dụng Tổng số (1.000m2) Diện tích đất có bằng đỏ (1000m2) 1. Đất ruộng 2. Đất vườn 3. Đất thổ cư 4. Diện tích ao nuôi cá 5. Đất khác Tổng cộng C. THÔNG TIN VỀ TÍN DỤNG: HỘ VAY TỪ NGUỒN CHÍNH THỨC Gia đình ông/bà hiện có vay vốn bằng tiền ở các tổ chức tín dụng chính thức không? (các ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân…)  Có  Không (nếu không chuyển sang phần D, nếu có trả lời những câu hỏi sau:) Thông tin về khoản vay Nguồn vốn vay Lượng tiền xin vay (triệu đồng) Lượng tiền vay được (triệu đồng) Vay cá nhân hay theo nhóm (1= cá nhân, 2= nhóm) Kỳ hạn của khoản vay (tháng) Lãi suất (%) Chi phí vay (1.000 đồng) 1.NH NNo Huyện 2.NH người nghèo 3.NHTM khác 4.HTX tín dụng 5.Các dự án/chương trình chính phủ (kể ra) 6. Nguồn khác (kể ra) (Ghi chú: chi phí xe cộ đi lại để vay: Tỷ lệ % chi phí cho tổ trưởng Tỷ lệ % chi phí cho cán bộ tín dụng Tiền hồ sơ ) Ông/bà biết được thông tin cho vay từ nguồn nào? a. Từ chính quyền địa phương b. Từ cán bộ tổ chức cho vay c. Người thân giới thiệu d. Từ tivi, báo, đài e. Tự tìm đến tổ chức cho vay f. Khác: Ông/bà mất bao nhiêu ngày kể từ ngày nộp đơn xin vay cho tới lúc nhận được tiền? Lần 1: Lần 2: Khi vay ông/bà có phải thế chấp loại tài sản gì không? Lần 1:  Có  Không (nếu không chuyển sang câu 9) Lần 1:  Có  Không Nếu có thế chấp, ngân hang (tổ chức) cho vay yêu cầu loại tài sản thế chấp nào? Lần 1: a. Nhà cửa b. Bằng đỏ quyền sử dụng đất c. Tài sản khác (kể ra) Lần 2: a. Nhà cửa b. Bằng đỏ quyền sử dụng đất c. Tài sản khác (kể ra) Giá trị thị trường ước lượng của tài sản thế chấp là bao nhiêu? (ĐVT: triệu đồng) Lần 1: Lần 2: 8. Giá trị tài sản thế chấp theo đánh giá của ngân hàng? (đvt: triệu đồng) Lần 1: Lần 2: 9. Thông tin về mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay (đánh dấu vào ô thích hợp) Lần 1 Mục đích vay ghi trong đơn xin vay Tình hình thực tế sử dụng vốn vay Số tiền (1.000đ) Tỷ trọng (%) 1. Sản xuất 2. Kinh doanh 3.Tiêu dùng 4. Vay cho con đi học 5. Khác (kể ra) Cụ thể sử dụng tiền vay: Trồng lúa: Hoa màu: Cây ăn trái: Nuôi cá: Nuôi heo: Cho con đi học: Trị bệnh Khác: Lần 2 Mục đích vay ghi trong đơn xin vay Tình hình thực tế sử dụng vốn vay Số tiền (1.000đ) Tỷ trọng (%) 1. Sản xuất 2. Kinh doanh 3.Tiêu dùng 4. Vay cho con đi học 5. Khác (kể ra) Cụ thể sử dụng tiền vay: Trồng lúa: Hoa màu: Cây ăn trái: Nuôi cá: Nuôi heo: Cho con đi học: Trị bệnh Khác: 10. Trong thời gian sử dụng vốn vay, có cán bộ của tổ chức cho vay có đến kiểm tra việc sử dụng vốn theo mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng không? Lần 1  Có  Không Nếu không, xin chuyển sang câu 11 - Nếu có, họ đã đến bao nhiêu lần trong năm: lần - Ông/bà có tốn chi phí tiếp đón họ không? (1.000 đồng) Lần 2  Có  Không Nếu không, xin chuyển sang câu 11 - Nếu có, họ đã đến bao nhiêu lần trong năm: lần - Ông/bà có tốn chi phí tiếp đón họ không? (1.000 đồng) 11. Nhu cầu tư vấn, hỗ trợ cách thức sử dụng vốn vay của ông/bà như thế nào ? a. Rất cần b. Tương đối cần c. Không cần 12. Khi hết thời hạn vay ông/ bà có trả được nợ vay đúng hạn hay không? Lần 1: œ Có œ Không (nếu không chuyển sang câu 14) Lần 2: œ Có œ Không 13. Nếu có, ông/bà vui long cho nguồn tiền dung để thanh toán nợ vay? Lần 1: a. Từ hiệu quả sản xuất kinh doanh b. Vay mượn khác để trả c. Mượn của người thân d. Khác: Lần 2: a. Từ hiệu quả sản xuất kinh doanh b. Vay mượn khác để trả c. Mượn của người thân d. Khác: 14. Nếu không, ông/bà vui long cho biết lý do chính là gi? Lần 1:.................................................................... Lần 2: ................................................................... 15. Những khó khăn của ông/bà khi vay vốn ở ngân hàng Lần1: 1. Thủ tục rườm rà œ 5. Lãi suất cao quá œ 2. Không biết thế nào để được vay œ 6. Phải có xác nhận của địa phương œ 3. Thời gian chờ đợi lâu œ 7. Vốn vay không phù hợp với mục đích sử dụng œ 4. Không có tài sản thế chấp œ 8. Khác (ghi rõ) œ Lần2: 1. Thủ tục rườm rà œ 5. Lãi suất cao quá œ 2. Không biết thế nào để được vay œ 6. Phải có xác nhận của địa phương œ 3. Thời gian chờ đợi lâu œ 7. Vốn vay không phù hợp với mục đích sử dụng œ 4. Không có tài sản thế chấp œ 8. Khác (ghi rõ) œ 16. Lượng vốn vay có đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh không? œ Có œ Không Nếu không, ông/bà vui lòng cho biết lượng vốn vay chiếm bao nhiêu % trong nhu cầu vốn trong năm: ............ 17. Xin ông/bà cho biết một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu qaủ sử dụng vốn vay? - Ảnh hưởng tích cực(tốt): - Ảnh hưởng tiêu cực (xấu): 18. Ông bà có đề xuất gì về việc xin vay và sử dụng vốn vay hay không ? 19. Thu nhập trung bình một năm trước khi vay là bao nhiêu ? ................................. D. THU NHẬP, CHI TIÊU, TÀI SẢN CỦA NÔNG HỘ 1. Tổng thu nhập của các thành viên trong gia đình ông/bà bình quân một năm là bao nhiêu? (Đvt: 1.000 đồng) Khoản mục Tổng thu Khoản chi Giống Phân bón Thức ăn Thuê mướn Thu nhập ròng 1. Từ lúa 2. Từ hoa màu 3. Từ chăn nuôi 4. Từ cây ăn trái 5. Từ lương 6. Khác Tổng cộng 2. Tổng chi cho sinh hoạt của gia đình ông/ bà bình quân trong một năm là bao nhiêu? (Đvt: 1.000 đồng) Các khoản mục chi tiêu Số tiền 1. Chi cho sinh hoạt hằng ngày 2. Chi cho giáo dục 3. Chi đám tiệc 4. Chi thuốc men, bệnh tật 5. Chi khác (kể ra) Tổng cộng 3. Tổng tài sản của gia đình là bao nhiêu? (đvt: 1000 đồng) (ước lượng theo giá trị thị trường) Tài sản Ước lượng giá trị thị trường Tài sản Ước lượng giá trị thị trường 1. Đất thuộc quyền sở hữu 8. Ghe, thuyền 2. Gia súc (trâu, bò, dê) 9. Ti vi 3. Máy cày 10. Đầu máy video 4. Máy bom nước 11. Radio – casette (máy thu băng 5. Xe đạp 12. Nhà cửa vườn tược 6. Xe gắn máy (honda) 13. Tiền vàng để dành 7. Võ lãi, xuồng 14. Tài sản khác Tổng cộng Cuộc phỏng vấn đã kết thúc, chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của ông bà.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.doc
Luận văn liên quan