CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa khu vực và trên thế giới, nền kinh tế
nước ta ngày càng phát triển, mọi thành phần kinh tế đều ra sức đầu tư và phát
huy nguồn lực của mình nhằm tạo sự phát triển bền vững. Đặc biệt, khi nước ta
gia nhập WTO nền kinh tế càng phát triển mạnh mẻ hơn, điều này tạo ra cơ hội
lớn để phát triển kinh tế đất nước, nhưng đồng thời cũng tạo ra những khó khăn,
thử thách đòi hỏi ta phải vượt qua. Để tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách cần
phải phát huy sức mạnh nội lực của đất nước, để phát huy được sức mạnh nội lực
đòi hỏi sự tham gia của mọi tầng lớp dân cư.
Ngày nay, khi tham gia vào nền kinh tế bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần
vốn do đó đòi hỏi phải có sự hỗ trợ vốn từ phía Ngân hàng, chứng tỏ Ngân hàng
có một vị trí cực kì quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Mọi hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động cho vay tại Ngân
hàng nói riêng đều cùng một mục tiêu là tạo ra lợi nhuận. Thông qua hiệu quả
cho vay của Ngân hàng không những giúp ta thấy được hiệu quả hoạt động của
Ngân hàng mà còn phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của người
dân, các tổ chức kinh tế và các thành phần kinh tế. Do đó đạt hiệu quả cho vay và
nâng cao hiệu quả cho vay luôn là vấn đề được sự quan tâm của các Ngân hàng
và nó trở thành điều kiện tất yếu để Ngân hàng tồn tại và phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em chọn đề tài: “ Phân tích hiệu
quả cho vay tại Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh
tỉnh Trà Vinh ” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Tỉnh Trà Vinh là một tỉnh có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, vừa
có thể trồng trọt, chăn nuôi lại có tiềm năng về thủy sản vì Trà Vinh vừa có biển
vừa có nước ngọt quanh năm nên thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả và nuôi
trồng thủy hải sản. Năm 2007 tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh tiếp tục
ổn định và phát triển, các cơ chế chính sách của Nhà nước và Ngân hàng ngày
càng hoàn thiện, công tác quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế phù hợp đã tạo điều kiện thuận lợi, chủ động hơn cho hoạt động của
các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Tuy nhiên, do đặc thù tỉnh Trà Vinh là tỉnh
nghèo, thu nhập của đa số người dân còn thấp nên khả năng tích lũy kém, sản
phẩm công nghệ còn thấp kém, bên cạnh đó các doanh nghiệp đang hoạt động
trên địa bàn tỉnh khả năng mở rộng phát triển sản xuất và năng lực hoạt động còn
hạn chế, từ đó có rất ít dự án đầu tư. Chính vì vậy rất cần sự hỗ trợ vốn từ phía
Ngân hàng để đẩy mạnh phát triển tiềm năng của mình.
Khi một nền kinh tế phát triển và có nhu cầu về vốn thì vai trò của Ngân
hàng càng trở nên quan trọng hơn, và với chức năng là mạch máu lưu thông nền
kinh tế càng được thể hiện rõ nét. Với phương châm “ đi vay để cho vay ” thì cho
vay là hoạt động chính nhằm đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng phát triển Nhà
đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh, chính vì vậy mà cho vay đạt
hiệu quả như thế nào là vấn đề rất quan trọng đối với Ngân hàng phát triển Nhà
đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh, đồng thời góp phần hỗ trợ
vốn phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh.
Đề tài nghiên cứu nhằm giúp Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông
Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả cho
vay của mình đồng thời nâng cao lợi nhuận, từ đó có những kế hoạch kinh doanh
đạt hiệu quả hơn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả cho vay và đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay
tại Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh
(MHB Trà Vinh).
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- So sánh, phân tích biến động các khoản mục cho vay: doanh số cho vay,
thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo địa bàn và theo thời hạn cho vay qua 3 năm ( 2005 -
2007).
- Tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tại MHB Trà Vinh.
- Đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại MHB Trà Vinh
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình cho vay của Ngân hàng trong 3 năm ( 2005 - 2007 ) được thực
hiện như thế nào ?
- Tình hình cho vay, dư nợ, thu nợ, nợ xấu qua 3 năm ( 2005 - 2007 ) biến
động như thế nào? biện pháp nào nhằm thu hồi nợ xấu tại MHB Trà Vinh?
- Hoạt động cho vay của MHB Trà Vinh đạt hiệu quả như thế nào?
- Biện pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại MHB Trà Vinh?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi thời gian
- Đề tài được thực hiện trong thời gian khoảng 3 tháng thực tập tại Ngân
hàng ( từ 11/2/2008 đến 25/4/2008).
- Sử dụng các số liệu về tình hình cho vay năm 2005 - 2007 và các tài liệu
khác phục vụ cho việc phân tích từ phòng kế toán và phòng tín dụng của Ngân
hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh.
1.4.2. Phạm vi không gian
- Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu
Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh.
- Địa chỉ: 57 Phạm Hồng Thái, phường 3, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo
địa bàn và theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Tham khảo tiểu luận và luận văn sau:
- Tiểu luận: Phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng
phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ
SVTH: Dương Trung Nghĩa, lớp tài chính K27, Trường ĐHCT
Theo sinh viên Dương Trung Nghĩa hoạt động tín dụng của MHB Cần
Thơ hoạt động khá hiệu quả, dư nợ trung và dài hạn tăng cao do Ngân hàng làm
tốt công tác thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ.
Đánh giá thu nhập, chi phí, doanh thu của Ngân hàng các năm. Ngoài ra,
tác giả còn sử dụng các chỉ số để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng trung và
dài hạn tại MHB Cần Thơ.
- Luận Văn : Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng phát triển Nhà
đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh huyện Ô Môn
SVTH: Đặng Nguyên Hưng, lớp Tài chính K28, Trường ĐHCT
Tác giả đã phân tích được tình hình cho vay trung và dài hạn tại Ngân
hàng MHB chi nhánh Ô Môn, đánh giá thu nhập, chí phí, doanh thu của Ngân
hàng. Trên cơ sở phân tích trên tác giả đã đưa ra những nhận xét về vấn đề phân
tích, đồng thời đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá được
tình hình cho vay, thu nợ, nợ xấu tại MHB Ô Môn, để từ đó đưa ra giải pháp.
Ngoài ra, còn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay như: doanh số thu
nợ / doanh số cho vay, tổng dư nợ / tổng tài sản, nợ xấu / tổng dư nợ .
Luận văn này đi sâu phân tích hiệu quả cho vay tại MHB Trà Vinh, bên
cạnh việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tình hình nguồn vốn, tình hình
cho vay, luận văn còn bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay như:
thu nhập lãi / chi phí lãi, thu nhập lãi / tài sản, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh
lợi khác, đồng thời còn phân tích thêm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho
vay.
70 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả cho vay tại Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã góp phần nâng cao khả năng thu hồi nợ cho Ngân hàng.
Chi nhánh Cầu Kè khả năng thu hồi nợ đạt kết quả khá khả quan, năm
2006 doanh số thu nợ tăng 7.098 triệu đồng, tương ứng tăng 21,7% so với năm
2005; năm 2007 doanh số thu hồi nợ tại chi nhánh Cầu Kè tăng 31.945 triệu
đồng, tương ứng tăng 80,1% so với năm 2006.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 42 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Bảng 9: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO ĐỊA BÀN NĂM 2005 - 2007
ĐVT: triệu đồng
( nguồn: phòng nghiệp vụ kinh doanh năm 2005 – 2007 )
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Năm
2006 / 2005
Năm
2007 / 2006
Chỉ tiêu
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Càng Long 91.895 26 132.412 28,5 134.057 19,5 40.517 44,1 1.645 1,24
Cầu Kè 32.786 9 39.884 8,6 71.829 10,5 7.098 21,7 31.945 80,1
Tiểu Cần - - 24.799 5,3 53.190 7,7 - - 28.391 114,9
Duyên Hải 95.676 27 106.303 22,9 195.874 28,5 10.627 11,1 89.571 84,3
Trà Vinh 132.771 38 161.520 34,7 232.035 33,8 28.749 21,7 70.515 43,7
Tổng 353.128 100 464.918 100 686.985 100 111.790 31,7 222.067 47,8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 43 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Có được kết quả khả quan như vậy là do trong những năm gần đây thời
tiết thuận lợi cho trồng cây ăn quả, giá các loại trái cây lại tăng cao. Đặc biệt, đặc
sản dừa sáp ngày càng được nhiều người biết đến và có nhu cầu nhiều nên đẩy
giá tăng cao, chính vì vậy nông dân có đủ điều kiện về tài chính để thanh toán
đúng hạn cho Ngân hàng nên thu nợ của Ngân hàng tăng khá.
Chi nhánh Càng Long khả năng thu hồi nợ có tăng nhưng tăng chậm, năm
2006 doanh số thu nợ đạt 132.412 triệu đồng, tăng 40.517 triệu đồng, tương ứng
tăng 44,1% so với năm 2005; năm 2007 doanh số thu nợ đạt 134.057 triệu đồng,
tăng 1.645 triệu đồng, tương ứng tăng 1,24% so với năm 2006, khả năng thu hồi
nợ vay của Ngân hàng tăng khá đặc biệt năm 2006. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh hơn
nữa khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng tại chi nhánh này và có kế hoạch thu
hồi nợ linh hoạt để đẩy mạnh công tác thu nợ tại chi nhánh này.
Nhìn chung, khả năng thu hồi nợ tại tất cả các chi nhánh đều rất tốt, Tình
hình thu nợ qua các năm cũng đạt được kết quả khá tốt. Năm 2006 tổng thu nợ
tăng 111.790 triệu đồng, tương ứng tăng 31,7% so với năm 2005; năm 2007 tổng
thu nợ tăng 222.067 triệu đồng, tương ứng tăng 47,8% so với năm 2006. Khả
năng thu hồi nợ theo địa bàn của chi nhánh khá hiệu quả là do cán bộ tín dụng
ngày càng được nâng cao khả năng thẩm định, phân tích món vay nên thu hồi nợ
đạt hiệu quả tốt hơn, tránh được rủi ro.
4.2.4. Phân tích dư nợ
4.2.4.1. Tình hình dư nợ theo thời hạn
Trong 3 năm qua chi nhánh MHB Trà Vinh đã cơ cấu lại tình hình dư nợ
và đã đạt được những kết quả rất khả quan. Cụ thể, trong 3 năm tổng dư nợ của
MHB Trà Vinh tăng cao cụ thể, năm 2006 tổng dư nợ tăng 67.700 triệu đồng,
tương ứng tăng 16,5% so với năm 2005; năm 2007 tổng dư nợ tăng 83.182 triệu
đồng, tương ứng tăng 17,5% so với năm 2006. Nguyên nhân dư nợ tăng lên là
căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế và kế hoạch kinh doanh của ngành, vốn
tín dụng tập trung đầu tư vào các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh
bắt thủy hải sản. Mặt khác, MHB Trà Vinh nằm ngay địa bàn thị xã nên ngành
thương nghiệp và dịch vụ cũng phát triển. Đó chính là nguyên nhân làm cho tình
hình dư nợ không ngừng tăng lên.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 44 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn chiếm khoảng 80% tổng dư nợ và
ngày càng tăng, năm 2006 so với năm 2005 dư nợ ngắn hạn tăng 81.219 triệu
đồng, tương ứng tăng 27,9%; năm 2007 dư nợ ngắn hạn tăng 84.215 triệu đồng,
tương ứng tăng 22,6% so với năm 2006. Những khách hàng đến vay vốn tại
Ngân hàng hầu hết là những khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài với
Ngân hàng nên việc tìm hiểu, thẩm định, đánh giá hồ sơ vay vốn diễn ra thuận
lợi, hạn chế được rủi ro.
Mặt khác, những thủ tục cần thực hiện để vay vốn tại Ngân hàng được
điều chỉnh khá phù hợp và đơn giản, do đó tạo thuận lợi cho khách hàng và Ngân
hàng ký kết hợp đồng tín dụng .Những khách hàng này đa số là khách hàng có
nhu cầu vốn ngắn hạn nên làm cho dư nợ ngắn hạn không ngừng tăng lên.
Do chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nên dư nợ trung và dài hạn có
giảm nhưng không đáng kể và vẫn giữ mức tổng dư nợ không ngừng tăng qua
các .Năm 2006 dư nợ trung và dài hạn giảm 13.519 triệu đồng, tương ứng giảm
11,5% so với năm 2005; năm 2007 dư nợ trung và dài hạn giảm 1.033 triệu đồng,
tương ứng giảm 0,99% so với năm 2006. Dư nợ trung và dài hạn giảm là do
Ngân hàng đã tập trung vào cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro vì cho vay trung
và dài hạn sẽ chứa đựng nhiều rủi ro hơn trung và dài hạn, chính vì vậy đã làm
dư nợ cho vay trung và dài hạn giảm dần và điều này phù hợp với những quy
định của Ngân hàng hội sở trong việc điều chỉnh cơ cấu giữa cho vay ngắn hạn
với trung và dài hạn.
Nhìn chung dư nợ qua các năm tăng là do MHB Trà Vinh đã tập trung vốn
đầu tư vào hộ nông dân, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, nhu cầu vốn vay
tiêu dùng, đã làm cho doanh số cho vay tăng kéo theo dư nợ cũng tăng qua các
năm. Mặt khác, việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng đó đã nói lên hướng phát triển
của chi nhánh hạn chế tập trung vốn cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước
thay vào đó là việc mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế, một mặt tạo
điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, mặt khác phân tán rủi ro trong tín
dụng của Ngân hàng và chỉ tập trung cho vay ngắn hạn để thu hồi vốn nhanh và
hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 45 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Bảng 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN NĂM 2005 – 2007
ĐVT: triệu đồng
( nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh năm 2005 – 2007 )
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Năm
2005 / 2006
Năm
2007 / 2006
Chỉ tiêu
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Ngắn hạn 290.974 71,2 372.193 78,2 456.408 81,6 81.219 27,9 84.215 22,6
Trung và dài hạn 117.450 28,8 103.931 21,8 102.898 18,4 -13.519 -11,5 - 1.033 -0,99
Tổng cộng 408.424 100 476.124 100 559.306 100 67.700 16,5 83.182 17,5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 46 NGUYỄN THỊ KIM
NGÂN
4.2.4.2. Tình hình dư nợ theo địa bàn
Tình hình dư nợ theo địa bàn cũng khá tốt năm 2006 tổng dư nợ tăng
67.700 triệu đồng, tương ứng tăng 16,6% so với năm 2005; năm 2007 tổng dư nợ
tăng 83.182 triệu đồng, tương ứng tăng 17,5% so với năm 2006, doanh số cho
vay tăng nên dư nợ cũng tăng theo. Mặt khác, do trong những năm gần đây tình
hình kinh tế tỉnh Trà Vinh phát triển mạnh mẻ, nhu cầu vay vốn ngày càng tăng,
kéo theo dư nợ tăng lên.
Chi nhánh Trà Vinh tình hình dư nợ tăng chậm. Năm 2006 dư nợ tăng
1.856 triệu đồng, tương ứng tăng 1,2% so với năm 2005; năm 2007 dư nợ tăng
27.903 triệu đồng, tương ứng tăng 17,6% so với năm 2006. Do năm 2006 bước
sang đầu năm 2007 Ngân hàng tách thêm chi nhánh thị xã nên thiếu nhân viên,
do đó cán bộ tín dụng không đủ số lượng để đôn đốc thu hồi nợ.
Mặt khác, năm 2007 tình hình dịch cúm gia cầm, lỡ mồm lông móng ở
heo nên một số khách hàng vẫn tiếp tục tái vay vốn mà không trả hết nợ cho
Ngân hàng. Vì vậy đã làm cho dư nợ tại chi nhánh này tăng lên qua 3 năm.
Chi nhánh Duyên Hải dư nợ cũng chiếm tỷ trọng khá cao, dư nợ tại chi
nhánh Duyên Hải chiếm khoãng 25% tổng dư nợ. Tình hình dư nợ qua các năm
cũng tăng khá mạnh, năm 2006 dư nợ tăng 8.987 triệu đồng, tương ứng tăng
8,4% so với năm 2005; năm 2007 dư nợ tăng 26.044 triệu đồng, tương ứng tăng
22,6% so với năm 2006. Do vẫn tiếp tục khai thát nuôi tôm sú, cua…Đồng thời
vay thêm vốn để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách vãng lai đến tham
quan khu du lịch Ba Động nên ngày càng có nhu cầu vay vốn làm gia tăng thêm
những món vay mới đã làm dư nợ không ngừng tăng lên.
Chi nhánh Tiểu Cần chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng dư nợ, năm 2007
tăng 14.440 triệu đồng, tương ứng tăng 48,7% so với năm 2006. Do mới thành
lập từ cuối năm 2005 nên dư nợ tại chi nhánh này không cao. Tuy nhiên doanh số
cho vay tăng rất mạnh đây là điều rất khả quan nhằm nâng cao lợi nhuận cho
Ngân hàng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 47 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Bảng 11: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO ĐỊA BÀN NĂM 2005 - 2007
ĐVT: triệu đồng
( nguồn: phòng nghiệp vụ kinh doanh năm 2005 – 2007 )
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Năm
2006 / 2005
Năm
2007 / 2006
Chỉ tiêu Số
tiền
Tỷ
trọng
%
Số
tiền
Tỷ
trọng
%
Số
tiền
Tỷ
trọng
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Càng Long 115.919 28,3 123.714 26,1 134.237 24 7.795 6,7 10.523 8,5
Cầu Kè 29.208 7,2 48.587 10,2 52.859 9,5 19.379 66,4 4.272 8,8
Tiểu Cần - - 29.683 6,2 44.123 7,8 - - 14.440 48,7
Duyên Hải 106.449 26,1 115.436 24,2 141.480 25,3 8.987 8,4 26.044 22,6
Trà Vinh 156.848 38,4 158.704 33,3 186.607 33,4 1.856 1,2 27.903 17,6
Tổng 408.424 100 476.124 100 559.306 100 67.700 16,6 83.182 17,5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 48 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Chi nhánh Cầu kè năm 2006 dư nợ tăng 19.379 triệu đồng, tương ứng tăng
66,4% so với năm 2005; năm 2007 dư nợ tại chi nhánh Cầu Kè tăng 4.272 triệu
đồng, tương ứng tăng 8,8% so với năm 2006. Dư nợ tại chi nhánh này tăng là
điều đáng chú ý vì thu nợ tại chi nhánh này tăng rất chậm, Ngân hàng cần có
nhiều biện pháp để đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất những khoản nợ không có khả năng thu hồi.
Chi nhánh Càng Long tình hình dư nợ cũng tăng qua các năm. Năm 2006
tình hình dư nợ tăng 7.795 triệu đồng, tương ứng tăng 6,7% so với năm 2005;
năm 2007 tăng 10.523 triệu đồng, tương ứng tăng 8,5% so với năm 2006. Dư nợ
tại chi nhánh này tăng nhưng tăng chậm. Hoạt động tín dụng tại chi nhánh chưa
hiệu quả vì thu nợ và dư nợ điều tăng rất chậm, sẽ dễ dẫn tới việc phát sinh các
khoản nợ xấu, gây ảnh hưởng xấu đến hạt động tín dụng tại Ngân hàng này.
4.2.5. Phân tích nợ xấu
4.2.5.1. Tình hình nợ xấu theo thời hạn
Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thể hiện ở các khoản nợ xấu của Ngân
hàng. Nợ xấu là những khoản nợ khách hàng vay Ngân hàng, do những nguyên
nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó mà đến hạn không trả được, nếu không
được Ngân hàng gia hạn nợ thì sẽ bị chuyển sang nợ xấu, chịu lãi suất cao hơn lãi
suất bình thường. Ngoài ra, còn có những khoản nợ khách hàng vay sử dụng vốn
sai mục đích, bị Ngân hàng kiểm tra phát hiện và quyết định thu hồi nợ trước
hạn, nếu không sẽ phạt chuyển sang nợ xấu. Điều đó cho thấy khoản nợ xấu của
Ngân hàng càng lớn thì chất lượng tín dụng càng kém, hiệu quả tín dụng không
cao, chứa đựng nhiều rủi ro.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy nợ xấu từ năm 2005 – 2007 tăng rất mạnh,
đây chính là điều cần được sự quan tâm chặt chẻ, năm 2006 nợ xấu tăng 3.406
triệu đồng, tương ứng tăng 289,6% so với năm 2005; năm 2007 nợ xấu tăng
4.424 triệu đồng, tương ứng tăng 96,6% so với năm 2006.
Đây chính là điều đáng quan tâm của Ngân hàng vì đây là những khoản
làm giảm doanh thu, có ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng, Chính
vì vậy, việc theo dõi và xem xét nợ xấu luôn là hoạt động cần thiết của Ngân
hàng để hạn chế được những rủi ro có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh kém
hiệu quả của Ngân hàng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 49 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao, chiếm khoãng 70% tổng nợ xấu, năm
2006 xấu tăng 2.288 triệu đồng, tương ứng tăng 272,1% so với năm 2005; năm
2007 nợ xấu tăng 2.699 triệu đồng, tương ứng tăng 86,3% so với năm 2006. Do
Ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn nên những khoản nợ xấu ngắn hạn
cũng phát sinh nhiều hơn nợ xấu trung và dài hạn. Ngân hàng cần có biện pháp
linh hoạt hơn để xử lý những khoản nợ này, tích cực trong việc đôn đốc khách
hàng trả nợ, nhưng trước hết cần thận trọng trước khi quyết định cho vay, phải
xem xét khả năng tài chính của Ngân hàng, thuờng xuyên nâng cao hơn nữa trình
độ thẩm định dự án của cán bộ tín dụng để hạn chế tối đa rủi ro khi cho vay.
Nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và ngày càng tăng trong tổng
nợ xấu. Năm 2006 nợ xấu trung dài hạn tăng 1.118 triệu đồng, tương ứng tăng
333,7% so với năm 2005; năm 2007 nợ xấu trung dài hạn tăng 1.725 triệu đồng,
tương ứng tăng 118,7 % so với năm 2006. Nợ xấu trung và dài hạn qua các năm
tăng là do những hạn chế của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định các dự án lớn,
dẫn đến khả năng thu hồi nợ đối với những khoản vay trung và dài hạn có rủi ro
cao, khả năng thu hồi nợ kém. Chính vì vậy, Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác
đào tạo để nâng cao hơn nữa khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng đối với
những dự án lớn, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro đối với những khoản
vay này.
Sự gia tăng nợ xấu là vấn đề cần được sự quan tâm của MHB Trà Vinh,
nguyên nhân dẫn đến nợ xấu qua các năm tăng mạnh là do những năm qua tình
hình kinh tế tỉnh Trà Vinh có sự biến động: cúm gia cầm, lỡ mồm lông móng, sâu
gầy phá hoại cây trồng, giá nguyên vật liệu đầu vào như: xăng dầu tăng mạnh
…Làm cho nông dân thua lỗ, các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và thua
lỗ, dẫn đến mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng, sự đánh giá kiểm tra khách hàng
của các cán bộ tín dụng chưa chuẩn xác và đầy đủ dẫn đến tiềm ẩn rủi ro lớn, làm
nợ xấu tại Ngân hàng tăng rất mạnh.
Tuy nhiên, cũng rất khó mà tránh khỏi nợ xấu trong hoạt động kinh doanh
tiền tệ bởi vì số lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng đông trong khi
lượng cán bộ tín dụng còn ít nên việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi
nợ chưa kịp thời mới dẫn đến nợ xấu tăng lên. Vả lại, khách hàng vay vốn hoạt
động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, có tính cạnh tranh trên thị trường, giá
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 50 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
cả biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn mà cán bộ tín dụng thường rất khó phát
hiện. Vì vậy, để nợ xấu ngày một giảm cần theo dõi quá trình hoạt động và sử
dụng vốn của khách hàng, công tác thẩm định phải tiến hành thật kỹ, đồng thời
cho vay có chọn lọc, có biện pháp đôn đốc khách hàng khi đến hạn trả nợ.
Sự gia tăng nợ xấu là vấn đề cần được sự quan tâm của MHB Trà Vinh,
nguyên nhân dẫn đến nợ xấu qua các năm tăng mạnh là do những năm qua tình
hình kinh tế tỉnh Trà Vinh có sự biến động: cúm gia cầm, lỡ mồm lông móng, sâu
gầy phá hoại cây trồng, giá nguyên vật liệu đầu vào như: giá xăng dầu tăng mạnh
làm cho nông dân thua lỗ, các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và thua lỗ,
dẫn đến mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng, sự đánh giá kiểm tra khách hàng
của các cán bộ tín dụng chưa chuẩn xác và đầy đủ dẫn đến tiềm ẩn rủi ro lớn, làm
nợ xấu tại Ngân hàng tăng rất mạnh.
Tuy nhiên, cũng rất khó mà tránh khỏi nợ xấu trong hoạt động kinh doanh
tiền tệ bởi vì số lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng đông trong khi
lượng cán bộ tín dụng còn ít nên việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi
nợ chưa kịp thời mới dẫn đến nợ xấu. Vả lại, khách hàng vay vốn hoạt động sản
xuất kinh doanh đa ngành nghề, có tính cạnh tranh trên thị trường, giá cả biến
động, tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn mà cán bộ tín dụng thường rất khó phát hiện. Vì
vậy, để nợ xấu ngày một giảm cần theo dõi quá trình hoạt động và sử dụng vốn
của khách hàng, công tác thẩm định phải tiến hành thật kỹ, đồng thời cho vay có
chọn lọc, có biện pháp đôn đốc khách hàng khi đến hạn trả nợ.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 51 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN NĂM 2005 – 2007
ĐVT: triệu đồng
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Năm
2006 / 2005
Năm
2007 / 2006
Chỉ tiêu
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Ngắn hạn 841 71,5 3.129 68,3 5.828 64,7 2.288 272,1 2.699 86,3
Trung và dài hạn 335 28,5 1.453 31,7 3.178 35,3 1.118 333,7 1.725 118,7
Tổng cộng 1.176 100 4.582 100 9.006 100 3.406 289,6 4.424 96,6
( nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh năm 2005 – 2007 )
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 52 NGUYỄN THỊ KIM
NGÂN
4.2.5.2. Tình hình nợ xấu theo địa bàn
Tình hình nợ xấu theo địa bàn cũng tăng khá nhanh, đây chính là điều cần
đặc biệt quan tâm vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của MHB Trà Vinh.
Năm 2006 nợ xấu tăng 3.406 triệu đồng, tương ứng tăng 289,6% so với
năm 2005; năm 2007 tổng nợ xấu đạt 8.026 tăng 3.444 triệu đồng, tương ứng
tăng 75,2% so với năm 2006. Nợ xấu tăng nhanh là điều rất đáng lo ngại, chính
vì vậy Ngân hàng cần có biện pháp cụ thể để đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, cần
thẩm định thật kỹ khả năng tài chính của khách hàng trước khi cho vay, thường
xuyên theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, để có biện pháp thu hồi
vốn kịp thời khi có rủi ro, hạn chế đến mức thấp nhất những món nợ có khả năng
mất vốn.
Nợ xấu tại chi nhánh Trà Vinh chiếm tỷ trọng khá lớn chiếm trên 50%
tổng nợ xấu. Nợ xấu qua các năm cũng tăng khá mạnh, năm 2006 nợ xấu tăng
1.855 triệu đồng, tương ứng tăng 275,6% so với năm 2005; năm 2007 nợ xấu,
tăng 1.465 triệu đồng, tương ứng tăng 58% so với năm 2006. Nợ xấu tại chi
nhánh này tăng rất mạnh vào năm 2006, nhưng sang năm 2007 có phần tăng
chậm lại, điều này chứng tỏ chi nhánh này đã có biện pháp khá hữu hiệu trong
quá trình xử lý nợ xấu
Nợ xấu tại chi nhánh Duyên Hải năm 2005 không phát sinh, đây chính là
đều rất khả quan, vì không phát sinh nợ xấu chứng tỏ hiệu quả cho vay tại
chi nhánh này năm 2005 rất tốt và không phát sinh những khoản nợ xấu, năm
2006 – 2007 nợ xấu có tăng nhưng tăng chậm, năm 2006 nợ xấu là 809 triệu
đồng; năm 2007 nợ xấu tăng 968 triệu đồng, tương ứng tăng 113,1% so với năm
2006. Điều này chứng tỏ khả năng thẩm định và thu hồi nợ của cán bộ tín dụng
tại Ngân hàng rất tôt.
Nợ xấu tại chi nhánh Tiểu Cần tăng rất chậm, đều này chứng tỏ trong các
chi nhánh thì chi nhánh Tiểu Cần cho vay rất tốt khả năng thẩm định dự án rất có
hiệu quả nên hạn chế được nợ xấu, năm 2007 nợ xấu tăng 3 triệu đồng so với
năm 2006, tương ứng tăng 0,93% so với năm 2006. Mặt khác, việc quản lý các
món vay tại chi nhánh này khá hiệu quả nên nợ xấu tăng rất nhỏ.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 53 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Bảng 13: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO ĐỊA BÀN NĂM 2005 - 2007
ĐVT: triệu đồng
( nguồn: phòng nghiệp vụ kinh doanh năm 2005 – 2007 )
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Năm
2006 / 2005
Năm
2007 / 2006
Chỉ tiêu
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Càng Long 346 29,4 691 15,1 1.606 20 345 99,7 915 132,4
Cầu Kè 157 13,4 230 5 323 4,03 73 46,5 93 40,4
Tiểu Cần - - 324 7,1 327 4,07 - - 3 0,93
Duyên Hải - - 809 17,6 1.777 22,1 - - 968 119,7
Trà Vinh 673 57,2 2.528 55,2 3.993 49,8 1.855 275,6 1.465 58
Tổng 1.176 100 4.582 100 8.026 100 3.406 289,6 3.444 75,2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 54 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Tại chi nhánh Cầu Kè nợ xấu cũng tăng rất chậm, năm 2006 nợ xấu tăng
73 triệu đồng, tương ứng tăng 46,5% so với năm 2005; năm 2007 nợ xấu tăng 93
triệu đồng, tương ứng tăng 40,4% so với năm 2006. Công tác quản lý vốn vay tại
chi nhánh này cũng khá hữu hiệu, và do doanh số cho vay tăng chậm nên nợ xấu
cũng phát sinh ít và tăng chậm hơn các chi nhánh khác.
Tại chi nhánh Càng Long tình hình nợ xấu tăng khá nhiều, năm 2006 tăng
345 triệu đồng, tương ứng tăng 99,7 % so với năm 2005; năm 2007 nợ xấu tăng
915 triệu đồng, tương ứng tăng 132,4 % so với năm 2006. Nhìn chung, nợ xấu
phân theo địa bàn tăng khá mạnh nhưng so với doanh số cho vay thì chiếm tỷ lệ
nhỏ, tuy tăng nhưng sự gia tăng đó không đáng kể, mặt dù vậy nhưng cần có biện
pháp để hạn chế nợ xấu tăng nhiều để đạt hiệu quả cho vay tốt thì càng ít nợ xấu
càng có lợi hơn cho việc thu hồi vốn vay của Ngân hàng.
4.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ,
dư nợ, nợ quá hạn, để đánh giá được hiệu quả cho vay ta tiến hành phân tích các
chỉ tiêu sau:
4.3.1. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn
Qua bảng số liệu trên ta thấy Ngân hàng đã sử dụng tốt nguồn vốn của
mình qua các năm thể hiện ở tổng dư nợ / tổng nguồn vốn đều đạt khá cao, năm
2005 tỷ lệ này đạt 93,1%, năm 2006 tỷ lệ này tăng lên đạt đến 95,1%, năm 2007
tỷ lệ này đạt 94,9%, đều này chứng tỏ mức tập trung vốn của Ngân hàng để cho
các doanh nghiệp vay ngắn hạn khá cao, lượng khách hàng đến giao dịch với
khách hàng ổn định. Nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng triệt để. Đây là kết
quả của việc phấn đấu không ngừng của các chi nhánh để nâng cao chất lượng và
hiệu quả tín dụng.
4.3.2. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động để cho vay của
Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu
này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này
nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
Qua 3 năm từ 2005 – 2007 ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng
khá hiệu quả được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 55 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
2005 bình quân 3,2 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia; năm 2006 có
giảm thấp hơn nhưng giảm không nhiều bình quân 3,4 đồng dư nợ sẽ có 1 đồng
vốn huy động tham gia; năm 2007 công tác huy động vốn đạt hiệu quả nhất, bình
quân 2,8 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động trong đó.
Bảng 14: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÍN DỤNG
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007
Tổng nguồn vốn triệu đồng 438.576 500.698 589.552
Tổng vốn huy động triệu đồng 128.933 141.449 197.518
Doanh số cho vay triệu đồng 474.400 532.618 770.167
Doanh số thu nợ triệu đồng 353.128 464.918 686.985
Tổng dư nợ cuối kỳ Triệu đồng 408.424 476.124 559.306
Tổng dư nợ đầu kỳ Triệu đồng 287.152 408.424 476.124
Dư nợ bình quân Triệu đồng 347.788 442.274 517.715
Nợ xấu Triệu đồng 1.176 4.582 8.026
Doanh số thu nợ / doanh số
cho vay
% 77,44 87,29 89,2
Tổng dư nợ / Tổng NV % 93,1 95,1 94,9
Tổng dư nợ / TổngVHĐ Lần 3,2 3,4 2,8
Nợ xấu / Tổng dư nợ % 0,29 0,96 1,43
Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,02 1,05 1,33
( Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 56 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
4.3.3. Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Chi nhánh, nó
phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh một cách rõ rệt. Ta thấy dư
nợ tăng qua các năm nhưng tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, tuy có biến động tăng
nhưng vẫn còn ở dưới mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước (5%). Có được
kết quả này là do Chi nhánh đã đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để nhằm hạn
chế tỷ lệ nợ xấu một cách tốt nhất.
Qua bảng trên, ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ nhìn chung qua các
năm có giảm. Nhưng cụ thể qua các năm thì từ năm 2005, chỉ số này chỉ là
0,29% nhưng đến năm 2006 thì chỉ số này đã tăng lên 0,96%, năm 2007 chỉ số
này tăng lên 1,43%, đó là do ảnh hưởng của thời tiết hoặc do những yếu tố của
thị trường đã tác động làm cho nhiều doanh nghiệp ở trong tỉnh bị thua lỗ, giải
thể nên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Chi nhánh.
Chính vì vậy, Ngân hàng cần thận trọng trước khi quyết định cho vay, nâng cao
công tác thẩm định của các bộ tín dụng, theo dõi chặc chẻ quá trình sử dụng vốn
của khách hàng.
4.3.4. Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua có sự biến
động tăng dần qua các năm, năm 2005 vòng quay vốn tín dụng đạt 1,02 vòng;
năm 2006 đạt 1,05 vòng, tăng 0,03 vòng so với năm 2005; đến năm 2007 tăng lên
1,33 vòng tăng 0,28 vòng so với năm 2006. Có sự thay đổi này là do năm 2005 –
2007 doanh số thu nợ tăng nhiều hơn dư nợ bình quân, doanh số thu nợ năm
2006 tăng 111.790 triệu đồng so với năm 2005, doanh số thu nợ năm 2007 tăng
222.067 triệu đồng so với năm 2006. Điều này chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của
MHB Trà vinh qua các năm rất tốt . Doanh số thu nợ tăng nhiều qua các năm là
do khả năng thẩm định các dự án của cán bộ tín dụng tại Ngân hàng rất tốt và
trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao nên thẩm
định dự án tốt và thu hồi vốn quay ngày càng nhanh.
4.3.5. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay
Hệ số thu nợ phản ánh hoạt động thu nợ của ngân hàng với hoạt động cho
vay. Hệ số này cho ta thấy được tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng có
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 57 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
đạt hiệu quả hay không. Nếu hệ số thu nợ cao thì khả năng thu hồi vốn của ngân
hàng càng nhanh, hiệu quả hoạt động của ngân hàng là tốt và ngược lại.
Nhìn chung, khả năng thu hồi nợ vay của Ngân hàng khá tốt và ngày càng
hiệu quả. Năm 2005 hệ số thu nợ đạt 77,44%, sang năm 2006 hệ số này tăng lên
87,29%, thu hồi nợ đạt hiệu quả cao nhất là vào năm 2007 đạt 89,2%, điều này
chứng tỏ Ngân hàng đã rất nổ lực trong công tác thu hồi nợ, thường xuyên theo
dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng để có kế hoạch thu hồi nợ kịp thời, đặc
biệt với sự nổ lực của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ. Do đó đã thu hồi
nợ vay ngày càng hiệu quả.
4.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
Bảng 15: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007
Tổng tài sản Triệu đồng 438.576 500.698 589.552
Thu nhập lãi Triệu đồng 42.895 58.027 68.219
Chi phí lãi Triệu đồng 30.425 42.053 48.723
Thu nhập lãi ròng Triệu đồng 12.470 15.974 19.496
Số cán bộ tín dụng Người 30 38 45
Dư nợ bình quân Triệu đồng 347.788 442.274 517.715
Thu nhập lãi / chi phí lãi Lần 1,4 1,38 1,4
Thu nhập lãi / tổng tài sản % 0,098 0,12 0,12
Thu nhập lãi ròng / Thu nhập lãi Lần 0.29 0.27 0.28
Thu nhập lãi ròng / chi phí lãi Lần 0.41 0.38 0.4
Chi phí lãi / tổng tài sản Lần 0,07 0,08 0,08
Thu nhập lãi ròng / tổng tài sản % 0,028 0,03 0,033
Thu nhập lãi ròng / số cán bộ tín dụng
Triệu /
người
416 420 433
Thu nhập lãi ròng / dư nợ bình quân Lần 0.035 0.036 0.037
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 58 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
4.4.1. Thu nhập lãi / chi phí lãi
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó
phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra Ngân hàng sẽ thu về bao nhiêu đồng thu nhập
từ lãi cho vay. Chỉ số này qua 3 năm đều lớn hơn 1, điều này cho thấy hoạt động
tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm đều có hiệu quả, thu nhập từ lãi cho vay điều
tăng qua các năm, điều này cho thấy Ngân hàng cho vay ngày càng đạt kết quả
khá khả quan mặt dù chi phí bỏ ra để cho vay có tăng nhưng vẫn tăng chậm hơn
so với thu nhập mà Ngân hàng thu về do dó việc cho vay của Ngân hàng đã được
cải thiện ngày càng tốt. Mặt khác, chỉ số này qua 3 năm đều không có biến động
nhiều chứng tỏ hoạt động tín dụng vẫn sinh lời, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì Ngân
hàng sẽ thu về được 1,4 đồng lợi nhuận. Đạt được kết quả này là do sự nổ lực của
ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc điều chỉnh linh hoạt lãi suất cho vay một cách
hợp lý vừa phù hợp với qui định của Ngân hàng Nhà nước vừa thu hút được ngày
càng nhiều khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.
4.4.2. Thu nhập lãi / tổng tài sản
Đây là chỉ tiêu xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu
tư. Chỉ số này cao cho ta thấy được Ngân hàng yếu kém trong khâu quản lý chi
phí của mình. Thông qua chỉ số này, ta thấy Ngân hàng quản lý và sử dụng tài
sản chưa tốt trong hoạt động kinh doanh của mình. Năm 2005 cứ 1 đồng tài sản
chỉ tạo ra 0,098 đồng thu nhập từ cho vay, qua năm 2006 và 2007 chỉ tiêu này
tăng nhưng không cao chỉ là 0,12 lần. Trong khi đó chi phí lãi / tổng tài sản thì
nhỏ hơn khoãng 0,08 lần điều này chứng tỏ mặc dù việc quản lý và sử dụng tài
sản không tốt trong lĩnh vực kinh doanh nhưng trong hoạt động tín dụng là tương
đối có hiệu quả.
4.4.3. Thu nhập lãi ròng / tổng tài sản
Chỉ tiêu này đo lường khả năng quản lý tài sản có trong việc tạo ra mức lãi
ròng. Thu nhập lãi ròng / tổng tài sản tăng qua các năm, năm 2005 cứ 1 đồng tài
sản sẽ tạo ra được 0,028 đồng thu nhập lãi ròng từ lãi suất, năm 2006 tăng lên cứ
1 đồng tài sản sẽ tạo ra được 0,03 đồng thu nhập lãi ròng từ lãi suất, năm 2007 cứ
1 đồng tài sản sẽ tạo ra được 0,033 đồng thu nhập lãi ròng từ lãi suất. Điều này
chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được cải thiện. Mặt dù chỉ
tiêu này có tăng qua các năm nhưng rất nhỏ đây chính là điều mà Ngân hàng cần
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 59 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
quan tâm bởi vì nó phản ánh khả năng quản lý tài sản của Ngân hàng, chỉ tiêu
này nhỏ chứng tỏ Ngân hàng quản lý tài sản chưa tốt, chưa tạo ra được mức lãi
ròng cao. Thông qua chỉ số này việc sử dụng tài sản để đầu tư của Ngân hàng
chưa tốt nên thu nhập lãi ròng chưa cao, chính vì vậy, Ngân hàng cần điều chỉnh
kế hoạch quản lý tài sản một cách linh hoạt để nâng cao mức thu nhập lãi ròng.
4.4.4. Thu nhập lãi ròng / thu nhập lãi
Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập từ tiền lãi thu được: mọi khoản cho vay tín
dụng và mọi khoản đầu tư của Ngân hàng sau khi trừ đi chi phí phát sinh đối với
mọi khoản tiền gửi hoặc tiền Ngân hàng tạm vay của khách hàng khác, chỉ tiêu
này phản ánh cứ một đồng thu nhập từ lãi sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập
ròng từ lãi. Qua bảng số liệu trên, ta thấy thu nhập lãi ròng / thu nhập lãi tăng
giảm không ổn định, nhưng sự biến động đó không đáng kể. Điều này chứng tỏ
trong những năm qua thu nhập lãi sau khi trừ đi chi phí chưa đạt kết quả cao.
Trung bình cứ 1 đồng thu nhập sẽ tạo ra được 0.28 đồng thu nhập lãi ròng.
Chính vì vậy Ngân hàng cần có biện pháp điều chỉnh hoạt động cho vay sao cho
càng thu được nhiều thu nhập từ lãi thì sẽ mang lại càng nhiều thu nhập lãi ròng
cho Ngân hàng.
4.4.5. Thu nhập lãi ròng / chi phí lãi
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu
đồng thu nhập ròng từ lãi. Trong 3 năm qua 2005 – 2007 cứ 1 đồng chi phí bỏ ra
thu về được khoãng 0.4 đồng thu nhập lãi ròng. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã
có chính sách quản lý các khoản chi khá hiệu quả, đã hạn chế được những khoản
chi không hợp lý, chi đúng mục đích, đúng quy định của ban giám đốc.
- So sánh 2 chỉ số: Thu nhập lãi ròng / thu nhập lãi và thu nhập lãi ròng /
chi phí lãi, ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng là có hiệu quả qua 3 năm.
Ngân hàng đã quản lý các khoản chi khá hiệu quả, thu nhập lãi ròng qua các năm
tương đối ổn định và thu nhập của Ngân hàng vẫn tăng qua các năm.
4.4.6. Thu nhập lãi ròng / số cán bộ tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh năng suất lao động của cán bộ tín dụng Ngân hàng
trong việc tạo ra thu nhập lãi ròng, chỉ số này tăng chứng tỏ chất lượng cán bộ tín
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 60 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
dụng của Ngân hàng ngày càng được nâng cao nên cho vay đạt hiệu quả cao.
Trong những năm qua, trình độ của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao
trong việc thẩm định dự án, thẩm định khách hàng, năm 2005 trung bình 1 cán bộ
tín dụng sẽ tạo ra 416 triệu đồng, năm 2006 trung bình 1 cán bộ tín dụng sẽ tạo ra
được 420 triệu đồng, năm 2007 trung bình 1 cán bộ tín dụng sẽ tạo ra được 433
triệu đồng cho Ngân hàng, mặt dù tỷ lệ này có tăng qua các năm nhưng vẫn chưa
cao so với thu nhập lãi ròng. Chính vì vậy, Ngân hàng cần nâng cao hơn nữa
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định cán dự
án trước khi quyết định cho khách hàng vay. Có như vậy hoạt động cho vay của
Ngân hàng mới đạt hiệu quả cao và hạn chế được rủi ro cho Ngân hàng
4.4.7. Thu nhập lãi ròng / dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh những khoản vay mà Ngân hàng chưa thu được
trong việc tạo ra thu nhập ròng, có nghĩa là nếu những khoản vay này thu hồi
được thì sẽ tạo ra bao nhiêu thu nhập ròng cho Ngân hàng, nó phản ánh chất
lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Trong những năm qua dư nợ bình quân của Ngân hàng tăng khá cao,
chính vì vậy mà thu nhập ròng từ lãi có tăng nhưng chưa nhiều. Năm 2005 cứ 1
đồng dư nợ bình quân sẽ đem lại 0.035 đồng thu nhập lãi ròng cho Ngân hàng,
năm 2006 cứ 1 đồng dư nợ bình quân sẽ đem lại 0.036 đồng thu nhập lãi ròng
cho Ngân hàng, năm 2007 cứ 1 đồng dư nợ bình quân sẽ tạo ra 0.037 đồng thu
nhập từ lãi cho Ngân hàng. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay của Ngân hàng
sẽ ngày càng được nâng cao và thu về được càng nhiều thu nhập ròng mỗi năm.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 61 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH
TỈNH TRÀ VINH
Hoạt động tín dụng của mỗi NHTM đều căn cứ, tuân thủ và xuất phát từ
chính sách tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng, có thể coi như một
cương lĩnh tài trợ của một NHTM, bao gồm các quan điểm, chủ trương, định
hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của NHTM. Chính sách tín
dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng, tạo đường hướng, chỉ
dẫn cho cán bộ tín dụng. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm
soát rủi ro, phát triển bền vững hoạt động tín dụng, nhất thiết phải xây dựng một
chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường kinh doanh,
phù hợp với đặc điểm của NHTM, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và
hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi. Do đó, qua quá
trình tìm hiểu và phân tích tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng cho ngân hàng.
5.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHO VAY
5.1.1. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
5.1.1.1. Nguồn nhân lực
- Cán bộ nhân viên của Ngân hàng có kinh nghiệm, tư cách đạo đức, vui
vẻ, làm tăng thiện cảm với khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
- Ngân hàng thực hiện việc khuyến khích, khen thưởng để vận động cán
bộ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ.
- Ban giám đốc quan tâm, gần gũi với nhân viên.
- Từ những đặc điểm trên ta thấy Ngân hàng có môi trường làm việc rất
tốt, nhân viên đoàn kết, học hỏi giúp đỡ nhau hoàn thành công việc.
5.1.1.2. Khả năng huy động vốn
- Nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm điều tăng, chứng tỏ
Ngân hàng có năng lực trong công tác huy động vốn, đa dạng hóa nhiều hình
thức huy động vốn: huy động từ tổ chức kinh tế, cá nhân với nhiều kỳ hạn, ngoài
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 62 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
ra còn phát hành thêm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi để đa dạng hóa các hình thức
huy động vốn.
- Do chính sách tiếp thị, quảng cáo của Ngân hàng nên ngày càng có nhiều
người biết đến Ngân hàng vì vậy đã tạo được lòng tin, uy tín đối với khách hàng.
- Huy động vốn được nhiều nên nguồn vốn của Ngân hàng được dồi dào
từ đó có thể cho vay được nhiều hơn.
- Thủ tục cho vay ngày càng được đơn giản hóa, nhanh chóng nên đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
- Mở rộng thêm nhiều chi nhánh nên cho vay cũng được nhiều hơn.
- Thủ tục cho vay ngày càng được đơn giản hóa, nhanh chóng nên đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
5.1.2. Yếu tố vĩ mô
5.1.2.1. Yếu tố tự nhiên
Vị trí đặt trụ sở tương đối tốt: giao thông thuận lợi, mát mẻ, tạo cảm giác
thoải mái cho khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng. Mặt khác, trật tự an ninh
an toàn cho khách hàng cảm thấy an tâm đến với Ngân hàng.
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng chịu tác động gián tiếp bởi yếu tố môi
trường tự nhiên. Vì đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng là hộ nông dân sản
xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả, rau màu ngắn hạn nên và có nhu cầu vốn
ngắn hạn, quá trình sử dụng vốn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự
nhiên như: nắng nóng kéo dài, nước mặn xăm nhập sâu vào nội đồng, dịch cúm
gia cầm tái phát, tôm chết hàng loạt, sâu rầu…Đây là những yếu tố làm cho nợ
xấu của Ngân hàng qua 3 năm tăng. Chính vì vậy đã làm giảm hiệu quả cho vay
của Ngân hàng.
5.1.2.2. Yếu tố khoa học công nghệ
Đây là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,
nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ mà hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
ngày càng được thuận lợi hơn. Nhờ sự hỗ trợ của khoa học công nghệ nên các
hợp đồng tín dụng được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm thời
gian cho khách hàng và cả nhân viên tín dụng.
Mặt khác, nhờ sự hỗ trợ của khoa học công nghệ Ngân hàng có thể mở
rộng thêm nhiều hình thức huy động vốn như: dịch vụ chuyển tiền nhanh, mở thẻ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 63 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
tín dụng ATM… Nhờ vậy mà có nguồn vốn khá dồi dào để cho vay, và cũng nhờ
khoa học công nghệ mà Ngân hàng có thể tăng thêm các hình thức cho vay như:
cho sử dụng nghiệp vụ thấu chi trên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng.
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
5.2.1. Tạo niềm tin cho khách hàng
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào uy tín luôn đặt lên hàng đầu.
Chính vì thế ngân hàng cần tạo được uy tín của mình để khách hàng đặt niềm tin
nơi mình vì tâm lý chung của khách hàng trước tiên là muốn tài sản của mình
phải được đảm bảo an toàn. Do đó, khi tiếp xúc với khách hàng chúng ta phải
thật hòa nhã, làm cho khách hàng tin tưởng vào Ngân hàng, bên cạnh đó ngân
hàng cũng cần quan tâm thường xuyên, tạo mối quan hệ tốt đẹp đối với các
khách hàng củ, các chương trình quà tặng cho khách hàng lớn,… Có như vậy,
Ngân hàng mới giữ được chân các khách hàng truyền thống mà còn thu hút được
một lượng lớn khách hàng thông qua sự giới thiệu của các khách hàng củ.
5.2.2. Lãi suất huy động
Là một công cụ giúp Ngân hàng huy động vốn hiện có trong các tầng lớp
dân cư, các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, nó như một đòn bẩy quyết định
việc huy động vốn. Vì vậy, việc nghiên cứu thị trường để đưa ra một lãi suất
thích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc gia tăng lượng tiền gửi của khách
hàng. Hiện nay, Ngân hàng phải chịu sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác nên
cần ấn định một lãi suất phù hợp, ở mức cho phép tức là vừa cạnh tranh được với
ngân hàng bạn vừa đảm bảo có lời.
Tập trung phát triển mạng lưới, nâng cấp một số phòng giao dịch ở xa trụ
trở, chi nhánh để đảm bảo an toàn hoạt động, các phòng giao dịch có quy mô lớn
cũng được nâng lên chi nhánh, chủ động tiếp cận khách hàng, nâng cao năng lực
hoạt động và cạnh tranh trong địa bàn, mở rộng thêm mạng lưới có kinh tế phát
triển, thu nhập trung bình ổn định để từ đó tạo nên một hình ảnh quen thuộc trong
mắt khách hàng và người dân cả nước, làm sao để người dân nhìn thấy MHB Trà
Vinh và nhìn thấy các dịch vụ mà họ cần.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 64 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
5.2.3. Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ
- Ngân hàng cần mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của Ngân
hàng
+ Cung cấp dịch vụ thanh toán như thu hộ, chi hộ…
+ Thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, quản lý và đầu tư các tổ chức, cá nhân
theo hợp đồng.
+ Các dịch vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng như: bảo quản hiện vật
quý, giấy tờ có giá và cho thuê két sắt và các dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Bám sát tình hình phát triển kinh tế của địa phương
+ Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của
khách hàng.
+ Chủ động tìm kiếm, mở rộng khách hàng, tổ chức đánh giá tìm hiểu nhu
cầu vay vốn của thị trường, để phân nhóm khách hàng một cách hợp lý.
+ Tích cực mở rộng và tăng cường cho vay thông qua tổ, nhóm…
5.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
5.3.1. Công tác huy động vốn để cho vay
Mở rộng thêm các chi nhánh cấp 2 ở những huyện có tiềm năng phát triển
kinh tế để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, để đáp ứng nhu cầu vốn
ngày càng tăng của các tầng lớp dân cư.
Đa dạng hơn nữa các hình thức huy động vốn như: nhận tiền gửi bằng
ngoại tệ, tuyên truyền khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ ATM của Ngân
hàng, huy động vốn ngắn hạn qua dịch vụ nhận tiền gửi thanh toán cho các tổ
chức kinh tế ngoài tỉnh thanh toán với các doanh nghiệp trong tỉnh…
Sử dụng những hình thức như: lãi suất thưởng 0,03% trên tổng số tiền gửi,
tặng quà cho những khách hàng quen thuộc và thường xuyên đến giao dịch tại
Ngân hàng vào những ngày lễ hay kỷ niệm ngày thành lập Ngân hàng…
5.3.2. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành
bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 65 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất
lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết
định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Chính vì vậy cần phải không ngừng
nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cả về mặt định tính lẫn định lượng giúp cho
việc sử dụng cán bộ ngày càng có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó khả năng thẩm định
dự án của cán bộ tín dụng chưa thật sự hiệu quả nên đã làm nợ quá hạn tăng qua
các năm, cần nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tín
dụng bằng việc đưa cán bộ đi học thêm những kỹ năng thẩm định những dự án
lớn có như vậy mới nâng cao được hiệu quả cho vay tại MHB Trà Vinh.
5.3.3. Đối với khách hàng vay vốn
Để hạn chế được rủi ro và nâng cao hiệu quả cho vay thì việc xem xét khả
năng tài chính của khách hàng trước khi cho vay là yếu tố rất quan trọng, quyết
định đến lợi nhuận của Ngân hàng. Chính vì vậy trước khi quyết định cho vay
cần xem xét thật kỹ khả năng tài chính của khách hàng như: vay vốn nhằm mục
đích gì? hạn chế cho vay để nuôi cá da trơn như: cá tra, cá basa vì giá cả của
những loại này biến động bất thường, người dân không tự chủ được đầu ra nên
cho vay sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sau khi cho vay cần theo dõi chặc chẻ quá trình sử dụng vốn của khách
hàng, xem xét khách hàng sử dụng vốn có đúng theo những thỏa thuận trong hợp
đồng hay không, để có những biện pháp xử lý và thu hồi vốn kịp thời tránh được
rủi ro.
5.3.4. Công tác xử lý nợ xấu
Ở MHB Trà Vinh qua phân tích ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng ngày
càng tăng lên ảnh hưởng xấu đến hiệu quả họat động tín dụng. Để khắc phục
được những tồn tại đó và thu hồi được nợ quá hạn, nợ tồn đọng ở MHB Trà Vinh
cần thực hiện biện pháp sau:
- Tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc
lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm,
quyền hạn, đảm bảo tính độc lập, khách quan. Thực hiện sự giám sát và kiểm
soát chặt chẽ, thường xuyên của cán bộ các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ
phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 66 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
- Trước hết từng cán bộ tín dụng cần bám sát đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương từng năm và từng giai đoạn để đầu tư đúng hướng, có hiệu quả.
Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng để hạn chế thấp
nhất nợ quá hạn do thẩm định yếu, thiếu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
- Khi đã phát sinh nợ quá hạn phải phân tích kỹ, tìm rõ nguyên nhân khách
quan, chủ quan để có hướng đề xuất xử lý thích hợp. Nếu do nguyên nhân chủ
quan, chúng ta phải kiên quyết thu hồi nợ bằng mọi biện pháp như động viên
khách hàng dùng nguồn vốn khác để trả nợ, tự xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ.
Nếu khách hàng vẫn không trả nợ thì tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể, chính
quyền địa phương cũng như cơ quan pháp luật trong thu hồi nợ xấu.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 67 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua MHB Trà Vinh đã không ngừng phát vay và tư
vấn về công việc sản xuất kinh doanh cho những khách hàng có nhu cầu vay vốn.
Sự tăng trưởng cao của hoạt động tín dụng Ngân hàng thông qua kết quả của việc
tăng nguồn vốn huy động, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ trong 3 năm cho thấy
chi nhánh có những bước tiến rất khả quan về tín dụng.
Trong những năm qua huy động vốn của chi nhánh tăng khá nhưng vẫn
không đáp ứng nhu cầu vay vốn tại chi nhánh, thường xuyên sử dụng vốn điều
chuyển từ hội sở. Hạn chế này xuất phát từ nguyên nhân tỉnh Trà Vinh đang trên
đà phát triển nên nhu cầu vốn khá nhiều, vốn nhàn rõi của dân cư không nhiều,
mặt khác sự cạnh tranh mạnh mẻ của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
vì vậy dẫn đến tình trạng thiếu vốn tại chi nhánh.
Công tác cho vay luôn đạt hiệu quả cao. Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ
luôn tăng trưởng mạnh, nợ quá hạn trên dư nợ ở mức cho phép. Đạt được kết quả
này là do sự nổ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, nhân viên của Ngân hàng
Mặc dù hiện nay nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp nhưng dưới sự
lãnh đạo của Nhà nước, các quy định hướng dẫn của Ngân hàng cấp trên đã tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông
Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh. Đặc biệt, cán bộ lãnh đạo, quản lý và các
nhân viên của Ngân hàng đã không ngừng nổ lực làm việc và nâng cao trình độ
nghiệp vụ của mình giúp Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả.
Tuy nhiên, trong 3 năm qua, chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn trong
vấn đề xử lý nợ xấu việc làm ăn thua lỗ của công ty trên địa bàn tỉnh. Mặc dù chi
nhánh đã linh hoạt trong việc xử lý nợ xấu bằng cách trích lập dự phòng rủi ro và
chuyển hạch toán ngoại bảng nhưng cũng đã cho thấy những sơ sót trong việc
kiểm soát các khoản nợ vay của Ngân hàng. Do đó, chi nhánh cần có những
chính sách phù hợp để quản lý tín dụng đồng thời tránh được những rủi ro tiềm
ẩn phát sinh trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 68 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Ngoài ra, chi nhánh cũng mở rộng và nâng cao các loại hình dịch vụ như:
thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ,
Homebanking… Những mảng dịch vụ này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng mặc dù việc thu hút vốn từ các hình thức dịch vụ này
có chi phí rẻ hơn và ít rủi ro hơn nhiều.
Ngân hàng chưa có tổ nguồn vốn nên chưa khai thát hết nguồn vốn nhàn
rỗi trong dân cư, việc phân loại nợ xấu chưa cụ thể nên không theo dõi chặc chẻ
được những món nợ xấu từ dó dẫn đến khả năng thu hồi nợ không đạt hiệu quả,
nợ quá hạn qua các năm vẫn tăng.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương
Xúc tiến quy hoạch các công trình phúc lợi xã hội một cách cụ thể chi tiết
đồng thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ dân cư có đủ điều
kiện.
Các cơ quan, các cấp lãnh đạo tỉnh nên quan tâm cung cấp thông tin định
hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh. Để Ngân hàng có những chiến
lược huy động vốn cũng như cho vay hợp lý và phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế của tỉnh. Việc làm này không những mang lại hiệu quả cho Ngân hàng
mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh.
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên, Sở Xây dựng xây dựng kế
hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà xưởng với thời gian ngắn
nhất để Ngân hàng có điều kiện hỗ trợ tín dụng cho người dân có đủ vốn thực
hiện các cơ hội kinh doanh của mình.
Các cơ quan chính quyền từ cấp xã đến cấp tỉnh cần tạo điều kiện thuận
lợi để Ngân hàng xử lý những món nợ xấu để thu hồi vốn cho vay.
Đối với các khoản nợ vay được Tòa án tuyên án, đề nghị cơ quan thi hành
án nhanh chóng thi hành để tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hồi vốn nhanh, tái
tạo nguồn vốn hoạt động cho Ngân hàng.
6.2.2. Đối với Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long
Vận dụng tối đa các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại vào lĩnh vực
ngân hàng để tạo ra nhiều loại hình dịch vụ mới cung cấp kịp thời và chính xác
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 69 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
cho khách hàng biết về tỷ giá, lãi suất, sử dụng tài khoản cũng như những biến
động của nền kinh tế để có giải pháp kịp thời cho các nghiệp vụ kinh doanh.
Tiếp tục việc mở rộng công tác huy động vốn và cho vay, mở rộng phạm
vi hoạt động cho Ngân hàng nhằm tận dụng mọi cơ hội để thu hút vốn từ mọi
tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế để nâng cao lợi nhuận cho MHB Trà
Vinh.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, để ngăn ngừa xử lý kịp
thời những tồn tại, sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hồ sơ vay vốn rườm rà làm tốn nhiều thời gian và công sức của dân, đề
nghị Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long nên có chính sách đổi
mới thủ tục vay vốn sao cho đơn giản, thuận tiện, phù hợp với đặc điểm kinh
doanh và từng nhóm khách hàng, bỏ bớt những dữ liệu trùng lắp trong hợp đồng.
Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long cũng cần có chính
sách hỗ trợ vốn cho chi nhánh MHB Trà Vinh khi có nhu cầu đột xuất để chi
nhánh có thể cấp tín dụng kịp thời cho các doanh nghiệp có nhu cầu vốn thực
hiện các cơ hội kinh doanh.
6.2.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển mạnh, Ngân hàng Nhà nước cần
điều chỉnh khả năng hoạch định chính sách công cụ tốt, đủ sức điều tiết thị
trường tiền tệ và thị trường hối đoái đạt được các mục tiêu mong muốn. Giữ
vững ổn định tiền tệ với mức lạm phát thấp, ổn định tỷ giá hối đoái với mức
khuyến khích xuất khẩu.
Ngân hàng Nhà nước cần có những chủ trương nhằm mang lại sự bình
đẳng cho các loại hình Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh vận động theo cơ
chế thị trường với sức cạnh tranh ngày càng dữ dội.
Ngân hàng Nhà nước cần điều chỉnh quy trình thanh toán bù trừ sao cho
nhanh chóng, chính xác, điều chỉnh thời gian hợp lý giữa các phiên giao dịch
nhằm giúp Ngân hàng nhận được kết quả bù trừ trong ngày một cách nhanh
chóng để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua
Ngân hàng Nhà, góp phần làm tăng thu nhập cho Ngân hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả cho vay tại Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh.PDF