Sự cần thiết nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì vấn đề cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp là vấn đề được đặt lên hàng đầu, cạnh tranh là để tồn tại và phát
triển, đặc biệt sau ba năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
WTO thì sự cạnh tranh này càng trở nên khốc liệt, các doanh nghiệp Việt Nam
đứng trước một môi trường kinh doanh mà ở đó cơ hội đến rất nhiều và đồng
thời là những thách thức rất lớn đi kèm. Hiện nay, nước ta là một điểm thu hút
đầu tư từ phía các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh tế.
Trong đó xăng dầu là một lĩnh vực kinh doanh tạo ra nhiều lợi nhuận do đó đã
trở thành một lĩnh vực tâm điểm cho các nhà đầu tư; đặc biệt là năm nay, năm
2009 theo cam kết của nước ta khi gia nhập WTO thì thị trường xăng dầu sẽ mở
cửa hoàn toàn chào đón sự đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài nước. Chính môi
trường cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nổ lực
vươn lên, hoạt động kinh doanh mang lại nhiều hiệu quả, nâng cao năng lực
cạnh tranh, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng và đối tác từ đó giành lấy vị
thế trên thương trường. Sự nổ lực phát triển này cần được đòi hỏi cao hơn đối
với doanh nghiệp nhà nước bởi vì trước đây trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung thì doanh nghiệp nhà nước luôn được sự bảo hộ, ưu đãi từ phía nhà nước.
Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động
bình đẳng, độc lập, không còn sự ưu đãi nào do vậy doanh nghiệp nào hoạt động
kém hiệu quả sẽ bị loại khỏi cuộc chạy đua chung của thương trường.
Tiêu chuẩn để đánh giá vị thế của mỗi doanh nghiệp trong môi trường
kinh doanh như hiện nay là việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức cần
thiết đối với doanh nghiệp mà nhất là các nhà quản trị, các nhà quản trị phải
thường xuyên kiểm tra, đánh giá một cách toàn diện về nguồn nhân lực, vật lực,
tài lực tại doanh nghiệp đồng thời tìm những điểm mạnh để phát huy, khắc
phục những điểm yếu. Doanh nghiệp cần tìm ra các giải pháp thiết thực để tăng
cường các hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý, hiệu
quả. Mặt khác, phân tích hoạt động kinh doanh còn giúp cho nhà quản trị dự
báo, dự đoán tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo từ đó đưa
ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh nên em đã chọn đề tài tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ” để làm đề tài nghiên cứu, tìm hiểu
tình hình kinh doanh cụ thể từ đó đề xuất một số giải pháp kinh doanh phù hợp
và hiệu quả cho công ty.
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu . 1
1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn . 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 5
1.2.1 Mục tiêu chung . 5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể . 5
1.3 Câu hỏi nghiên cứu . 6
1.4 Phạm vi nghiên cứu . 6
1.4.1 Không gian . 6
1.4.2 Thời gian . 6
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu . 6
1.5 Lược khảo tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu 7
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1Phương pháp luận8
2.1.1 Tổng quát về phân tích hoạt động kinh doanh . 8
2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính . 14
2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh . 19
2.2 Phương pháp nghiên cứu . 24
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu . 24
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu . 24
Chương 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ . 31
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty xăng dầu Tây Nam Bộ . 31
3.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty . 32
3.2.1 Chức năng . 32
3.2.2 Nhiệm vụ 33
3.3 Môi trường vi mô công ty xăng dầu Tây Nam Bộ 33
3.3.1 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự 33
3.3.2 Khái quát chung về tình hình kinh doanh của công ty . 38
3.3.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2008 42
3.3.4 Thuận lợi, khó khăn của công ty hiện nay 45
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ . 47
4.1 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 3 năm
2006 – 2008 . 47
4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu . 47
4.1.2 Phân tích tình hình chi phí 71
4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận 78
4.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh gía hiệu quả hoạt động kinh doanh 92
4.2.1 Phân tích các tỷ số thanh toán 92
4.2.2 Phân tích các tỷ số quản trị tài sản . 95
4.2.3 Phân tích các tỷ số quản trị nợ 98
4.2.4 Phân tích các tỷ số về khả năng sinh lời . 100
4.3 Phân tích môi trường kinh doanh của công ty 102
4.3.1 Đánh giá môi trường kinh doanh của công ty 102
4.3.2 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công
ty . 111
Chương 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ . 115
5.1 Phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới 115
5.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty
xăng dầu Tây Nam Bộ 115
5.2.1 Biện pháp làm tăng sản lượng tiêu thụ . 116
5.2.2 Điều chỉnh giá bán phù hợp 117
5.2.3 Kiểm soát và quản lý các chi phí 117
5.2.4 Công ty cần giảm các khoản nợ phải thu . 118
5.2.5 Nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho một số cửa hàng 118
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 119
6.1 Kết luận . 119
6.2 Kiến nghị . 119
6.2.1 Đối với công ty . 119
6.2.2 Đối với Nhà nước . 120
Tài liệu tham khảo 122
133 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3064 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giá trị TSCĐ bình quân Triệu đồng 138.161 200.522 251.037
(4) Tổng tài sản Triệu đồng 650.799 1.023.278 727.379
(5) Giá vốn hàng bán Triệu đồng 3.267.183 4.632.330 7.012.432
(6) Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 211.520 427.098 324.701
(7) Khoản phải thu bình quân Triệu đồng 125.979 121.891 249.870
(8) Doanh thu bình quân/ ngày Triệu đồng 9.277 13.073 19.717
Vòng quay hàng tồn kho (5)/(6) Lần 15,45 10,85 21,60
Kỳ quay vòng HTK (360/vòng
quay HTK)
Ngày 23,31 33,19 16,67
Kỳ thu tiền bình quân (7)/(8) Ngày 13,58 9,32 12,67
Vòng quay vốn lưu động (1)/(2) Lần 7,67 6,03 14,96
Vòng quay vốn cố định (1)/(3) Lần 24,17 23,47 28,27
Vòng quay tổng tài sản (1)/(4) Lần 5,13 4,60 9,76
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 96 SVTH: Trương Thị Hương Lan
4,60
9,76
5,13
28,27
23,4724,17
14,96
6,037,67
0,00
10,00
20,00
30,00
2006 2007 2008
Năm
Lần Vòng quay
tổng tài
sản
Vòng quay
vốn cố
định
Vòng quay
vốn lưu
động
Hình 13: Biểu đồ biểu diễn một số tỷ số về quản trị tài sản
từ năm 2006 đến năm 2008
Vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của
một công ty. Tỷ số này nói lên tốc độ lưu chuyển hàng hóa bao nhiêu vòng trong
kỳ. Giá trị tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng
cao, tình hình tiêu thụ hàng hóa tốt bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp
cho công ty giảm được chi phí bảo quản hao hụt cũng như vốn bị ứ đọng. Tuy
nhiên, nếu giá trị tỷ số này lớn cũng có thể do giá trị hàng tồn kho bình quân
thấp, trong trường hợp này công ty không đủ hàng để cung cấp cho khách hàng,
điều này dễ làm mất khách. Ngược lại, số vòng quay hàng tồn kho nhỏ có thể là
do tình hình tiêu thụ chậm hoặc do tồn kho hàng hóa quá mức cần thiết.
Qua bảng 20 ta thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2006 là 15,45 lần, đến
năm 2007 là 10,85 lần, giảm 4,6 lần so với năm 2006. Năm 2008 lại tăng lên
21,60 lần, tăng 10,75 lần so với năm 2007. Nhìn chung tổng thể 3 năm thì năm
2008 công ty có tốc độ lưu chuyển hàng hóa tốt nhất vì ở năm này sản lượng xuất
bán nhiều nhất. Sở dĩ năm 2007 tốc độ lưu chuyển hàng hóa giảm là vì tốc độ
tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho rất nhiều, công
ty cần có những biện pháp hợp lý trong khâu dự trữ hàng hóa để nâng cao hiệu
quả kinh doanh.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 97 SVTH: Trương Thị Hương Lan
Kỳ quay vòng hàng tồn kho
Kỳ quay vòng hàng tồn kho còn được gọi là số ngày của một vòng quay
hàng tồn kho. Số ngày này thể hiện thời gian bị chiếm dụng vốn nên nó có giá trị
càng nhỏ càng tốt. Năm 2006 tỷ số này có giá trị 23,31 ngày, năm 2007 là 33,19
và đến năm 2008 giảm xuống còn 16,67 ngày.
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các
khoản bán chịu) của công ty. Tỷ số này cho biết phải mất bao nhiêu ngày để thu
hồi một khoản nợ phải thu. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt nhưng còn tùy thuộc
vào chính sách riêng của mỗi công ty trong việc thanh toán tiền hàng. Từ bảng 20
ta thấy năm 2006 chỉ tiêu này đạt 13,58 ngày, năm 2007 giảm xuống còn 9,32
ngày, năm 2008 là 12,67 ngày. Mặc dù chỉ tiêu này có giá trị dao động giữa 3
năm nhưng đối với công ty xăng dầu kinh doanh theo phương thức bán hàng trả
ngay và trả chậm thì khá là hợp lý.
Vòng quay vốn lưu động
Tỉ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, đẩy mạnh tốc độ luân
chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho công ty, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với
sự tồn tại và phát triển của công ty, phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng
đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng công tác sản xuất kinh
doanh.
Từ bảng 20 cho thấy vòng quay vốn lưu động của công ty năm 2006 là 7,67
lần, tức 1 đồng vốn lưu động hoạt động mang lại 7,67 đồng doanh thu, đến năm
2007 thì 1 đồng vốn lưu động hoạt động đem lại 6,03 đồng doanh thu, giảm 1,64
đồng so với năm 2006. Năm 2008 vốn lưu động hoạt động có hiệu quả hơn khi
mà 1 đồng vốn sinh ra 14,96 đồng doanh thu. Nguyên nhân là vì doanh thu năm
này tăng lên rất nhiều trong khi vốn lưu động ở năm này lại giảm.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 98 SVTH: Trương Thị Hương Lan
Vòng quay vốn cố định
Số vòng quay tài sản cố định cho biết một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu. Ở bảng 20 cho thấy năm 2006 số vòng quay vốn cố
định là 24,17 lần. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn cố định ở năm này là khá
hiệu quả. Nhưng đến năm 2007 do nhu cầu nâng cấp, đầu tư xây dựng mới tài
sản cố định làm cho tài sản cố định tăng cao mà phần lớn tài sản cố định đầu tư
mới chưa được sử dụng, không góp phần làm tăng doanh thu nên làm cho số
vòng quay vốn cố định giảm còn 23,47. Đến năm 2008, phần vốn cố định đầu tư
thêm ở năm 2007 đã được đưa vào sử dụng làm cho tốc độ tăng doanh thu tăng
cao hơn tốc độ tăng vốn cố định nên góp phần dẫn đến số vòng quay vốn cố định
tăng hơn năm 2007 là 4,8 lần, tức đạt 28,27 lần.
Vòng quay tổng tài sản
Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty. Năm
2006, 1 đồng vốn tạo ra được 5,13 đồng doanh thu, năm 2007 cứ 1 đồng vốn tạo
ra được 4,6 đồng doanh thu, giảm 0,53 đồng so với năm 2006, đến năm 2008, 1
đồng vốn đem lại được 9,76 đồng doanh thu, tăng 5,16 đồng so với năm 2007.
Điều này thể hiện công ty sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
4.2.3 Phân tích các tỷ số về quản trị nợ
Bảng 21: CÁC TỶ SỐ VỀ QUẢN TRỊ NỢ
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2006 2007 2008
Các khoản phải thu Triệu đồng 144.902 98.880 400.861
Nợ phải trả Triệu đồng 452.561 802.536 535.494
Tài sản lưu động Triệu đồng 435.240 780.945 474.533
Tổng tài sản Triệu đồng 650.799 1.023.278 727.379
Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 198.238 220.742 191.885
Tỷ số các khoản phải thu/TSLĐ % 0,33 0,13 0,84
Tỷ số các khoản nợ phải trả/TSLĐ % 1,04 1,03 1,13
Tỷ số nợ/tổng tài sản Lần 0,70 0,78 0,74
Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu Lần 2,28 3,64 2,79
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 99 SVTH: Trương Thị Hương Lan
Tỷ số các khoản phải thu / tài sản lưu động
Tỷ số này phản ánh tình hình bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp như
thế nào. Năm 2006, tỷ số này là 0,33 lần; đến năm 2007 tỷ số này giảm 0,2 lần
chỉ còn 0,13 lần, nhưng đến năm 2008 thì tỷ số này lại tăng lên 0,84 lần chứng tỏ
số vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng hơi cao so với các năm trước.
Tỷ số các khoản nợ phải trả / tài sản lưu động
Tỷ số các khoản phải trả trên tài sản lưu động thể hiện tình hình doanh
nghiệp đi chiếm dụng vốn của nhà cung cấp hay đối tác ra sao. Nhìn chung, giai
đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 tỷ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty sử
dụng vốn của nhà cung cấp ở mức cao, số nợ cần phải trả đều lớn hơn tài sản lưu
động hiện có. Năm 2006 tỷ số này là 1,04 lần, năm 2007 có giảm xuống nhưng
với mức biến động nhỏ 1,03 lần. Đến năm 2008 tỷ số này tăng cao, tăng 0,1 lần
so với năm 2007 đạt 1,13 lần.
Tỷ số nợ/tổng tài sản
Tỷ số này đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số nợ do người cho vay cung cấp
so với tổng giá trị tài sản của công ty. Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ số nợ tr ên tổng
tài sản của công ty trong năm 2007 đạt 0,78 lần, tăng so với năm 2006 là 0,08
lần, nguyên nhân là do trong năm 2007 tổng số nợ phải trả của công ty tăng lên.
Đến năm 2008 tỷ số này giảm 0,04 lần so với năm 2007, còn 0,74 lần. Nguyên
nhân trong năm 2008 nợ phải trả của công ty là 535.494 triệu đồng, giảm
267.042 triệu đồng so với năm 2007 tuy nhiên tổng tài sản giảm xuống 295.899
triệu đồng. Nhìn chung, công ty có tỷ số nợ cao, đều lớn hơn 0,5 điều này chứng
tỏ các chủ nợ đã cung cấp hơn phân nửa tổng số vốn tài trợ cho công ty.
Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu đo lường tương quan giữa nợ và vốn
chủ sở hữu của một công ty. Năm 2007 chỉ tiêu này tăng so với năm 2006 là 1,35
lần, đạt 3,64 lần có nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu công ty đã vay 3,64 đồng nợ.
Đến năm 2008 tỷ số này giảm xuống 0,85 lần so với năm 2007, chỉ còn 2,79 lần.
Ta thấy khả năng tự chủ về mặt nguồn vốn của công ty tốt chưa cao.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 100 SVTH: Trương Thị Hương Lan
4.2.4 Phân tích các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời
Bảng 22: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008
Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 7.347 1.670 3.432
Doanh thu thuần Triệu đồng 3.339.653 4.706.148 7.097.962
Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 198.238 220.742 191.885
Giá trị tài sản bình quân Triệu đồng 541.027 837.039 875.329
Tổng chi phí Triệu đồng 3.327.610 4.703.636 7.093.841
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 0,22 0,04 0,05
Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu % 3,71 0,76 1,79
Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản % 1,36 0,20 0,39
Tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí % 0,22 0,04 0,05
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính
Hình 14: Biểu đồ biểu diễn một số tỷ số về khả năng sinh lời
từ năm 2006 đến năm 2008
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS)
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra
trong kỳ. Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 0,22%, tức 100 đồng
doanh thu tạo tra 0,22 đồng lợi nhuận, sang năm 2007 tỷ suất này giảm đáng kể
chỉ còn 0,04%, tiếp tục đến năm 2008 là 0,05%. Sở dĩ 2 năm 2007 và 2008 tỷ
suất này có giá trị thấp là do công ty có những khoản chi phí quá cao nên mặc dù
doanh thu có tăng lên qua các năm nhưng lợi nhuận tạo ra không nhiều. Tỷ suất
0,00
1,00
2,00
3,00
4,00
2006 2007 2008
Năm
% Tỷ suất lợi
nhuận/doanh
thu
Tỷ suất lợi
nhuận/vốn
Tỷ suất lợi
nhuận/tổng tài
sản
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 101 SVTH: Trương Thị Hương Lan
doanh lợi của công ty nói chung chưa cao, vẫn ở mức thấp do đó công ty cần có
biện pháp cải thiện.
Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Nó cho biết 100
đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vốn tự có này hoạt động
tăng giảm qua các năm, năm 2006 cứ 100 đồng vốn thì có 3,71 đồng lợi nhuận
nhưng đến năm 2007 thì 100 đồng vốn tự có đã tạo ra được 0,76 đồng lợi nhuận,
giảm 2,95 đồng so với năm 2006, đến năm 2008 thì 100 đồng vốn tạo ra 1,79
đồng, tăng 1,03 đồng so với 2007.
Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA)
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư,
phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp. Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong sản
xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.
Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
Tỷ số lợi nhuận/tổng tài sản của công ty biến động qua các năm. Cụ thể:
năm 2006 tỷ suất này chỉ đạt 1,36% đến năm 2007 thì 100 đồng tài sản công ty
đã tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận, tức giảm 1,16 đồng so với năm 2006. Đến năm
2008, tỷ số này tăng 0,19 đồng so với năm 2007, nghĩa là 100 đồng tài sản đã tạo
ra 0,39 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí
Tỷ suất này phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của công ty. Năm 2006, tỷ
suất này là 0,22% chứng tỏ 100 đồng chi phí bỏ ra thu về 0,22 đồng lợi nhuận.
Đến năm 2007 tỷ suất này giảm 0,18% chỉ còn 0,04%, nghĩa là 100 đồng chi phí
bỏ ra chỉ thu về 0,04 đồng lợi nhuận, năm 2008 tỷ suất này đạt 0,05%.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 102 SVTH: Trương Thị Hương Lan
4.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
4.3.1 Đánh giá môi trường kinh doanh của công ty
4.3.1.1 Môi trường vĩ mô
a) Yếu tố kinh tế - xã hội
- Dân số nước ta hiện nay khoảng 86,5 triệu người, mật độ dân số 240,8
người/km2, đứng thứ 13 trên thế giới.
- Tổng giá trị GDP năm nay đạt khoảng 90 tỷ USD nên mức thu nhập bình
quân thu nhập đầu người của Việt Nam trong năm nay lần đầu tiên đạt hơn 1000
USD, nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam đã thoát nghèo, bởi giá tiêu
dùng tính bình quân năm 2007 tăng 8,3% nhưng năm 2008 tăng tới 23%, cộng
với đồng USD tăng giá khoảng 2,35%. Nếu tính quy về mức năm 2007, thì con
số thu nhập bình quân đầu người năm 2008 chỉ hơn 900 USD/người. Tổng sản
phẩm trong nước GDP năm 2008 tăng 6,23% so với năm 2007. Tốc độ tăng tuy
thấp hơn mức tăng 8,48% GDP của năm 2007 và thấp hơn mục tiêu kế hoạch
điều chỉnh tăng 7% nhưng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới thì đây là
một nỗ lực đáng ghi nhận.
- Chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 tăng 22,97%, mức cao nhất trong nhiều
năm trở lại đây.
- Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay là 4,65%, tăng 0,01% so với năm
2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so
với năm 2007. Từ cuối năm 2008 đến nay, nhiều doanh nghiệp trong các khu
công nghiệp đã cắt giảm lao động do suy giảm kinh tế. Dự báo tỷ lệ người lao
động thiếu việc làm của Việt Nam năm 2009 sẽ tăng từ mức 5,1% hiện nay lên
5,4%.
Nhìn chung nền kinh tế Việt Nam năm 2008 vẫn tăng trưởng nhưng với
mức độ thấp hơn những năm qua vì điều kiện kinh doanh có những biến động
phức tạp, khó lường do ảnh hưởng nhiều từ nền kinh tế thế giới. Giá dầu thô và
nhiều loại nguyên vật liệu trên thị trường thế giới liên tục tăng cao sau đó giảm
mạnh cùng với khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ đã nhanh chóng dẫn tới suy
giảm kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Công ty xăng dầu Tây
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 103 SVTH: Trương Thị Hương Lan
Nam Bộ là một trong các doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tình trạng
này. Từ những thông tin trên cho thấy thu nhập bình quân/ đầu người có tăng nên
đời sống nhân dân được cải thiện, việc trang bị thêm phương tiện xe cộ đi lại dễ
dàng hơn do đó nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xăng dầu cũng được nâng cao.
Đây là cơ hội cho công ty nâng cao sức tiêu thụ cho các sản phẩm xăng dầu
chính mà công ty đang kinh doanh. Tuy nhiên, năm 2008 là năm giá cả xăng dầu
nhập khẩu có nhiều biến động nên đã gây ra không ít tác động đến tâm lý người
tiêu dùng trong nước. Xăng dầu là sản phẩm ít có sản phẩm thay thế nhưng với
các mức giá cứ liên tục tăng trong 7 tháng đầu năm 2008 thì sản lượng tiêu thụ
cũng bị ảnh hưởng phần nào đồng thời khâu tồn trữ hàng tồn kho cũng gặp nhiều
khó khăn. Đây là một thách thức tạm thời mà công ty cần có những quyết định
phù hợp để kinh doanh ổn định hơn.
- Nhiều địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn đều đạt tốc độ
tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn mức bình quân, đó là Vĩnh Phúc
(21,8%), Bình Dương (21,5%), Đồng Nai (20,7%), Hải Phòng (18,5%), Thành
phố Cần Thơ (17,6%), Thanh Hóa (16,9%)…
- Điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế năm 2008 là thành tựu trong thu
hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Theo Tổng cục
Thống kê, vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 theo giá thực tế đạt 637,3 nghìn tỷ
đồng, bằng 43,1% GDP, tăng 22,2% so với năm 2007. Đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài đã tiếp tục phá kỷ lục mới, năm 2008, cả nước thu hút được 64 tỷ USD với
1171 dự án đăng ký mới (60,3 tỷ USD) và 311 dự án bổ sung vốn (3,7 tỷ USD),
tăng gấp 3 lần so với năm 2007. Cũng trong năm 2008, tại hội nghị Nhóm các
nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam, cộng đồng quốc tế đã tiếp tục cam kết hỗ trợ
trên 5 tỷ USD nguốn vốn ODA.
Thành phố Cần Thơ là một trong các tỉnh thành đạt tốc độ tăng trưởng
giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn hơn mức bình quân. Thông tin này sẽ tạo ra
cơ hội đẩy mạnh doanh thu của phương thức bán buôn trực tiếp cho công ty xăng
dầu Tây Nam Bộ vì khi đó các hộ công nghiệp sẽ tăng cường mức tiêu thụ các
sản phẩm xăng dầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ. Vốn đầu tư từ
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 104 SVTH: Trương Thị Hương Lan
nước ngoài tăng lên rất nhiều so với năm 2007, điều này là một tín hiệu đáng
mừng vì lúc đó nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên.
- Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương
mại thế giới WTO trong thời gian 3 năm tạo điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa
kinh tế ngày càng mạnh mẽ.
Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO nhằm thúc đầy tự do
hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu đã tạo điều kiện cho các công ty nước
ngoài tham gia vào thị trường của Việt Nam trong đó xăng dầu là một ngành kinh
doanh béo bở mà họ không thể bỏ qua. Là thành viên của Tổ chức WTO nước ta
có được những cơ hội lẫn thách thức cho các ngành nghề nói chung, tuy nhiên
đối với ngành kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam thì cơ hội từ việc tham gia vào
thị trường chung của thế giới sẽ khó khai thác và tận dụng được. Nguyên nhân
của vấn đề trên là vì nước ta sử dụng xăng dầu nhập khẩu là chủ yếu nên giá vốn
hoàn toàn phụ thuộc vào giá nhập từ nước ngoài, đây là điểm mà công ty không
thể cạnh tranh với các công ty ngoài nước về vấn đề giá. Thêm vào đó, công ty
của Việt Nam có tình hình tài chính, công nghệ, trình độ quản trị thua kém các
công ty nước bạn rất nhiều. Cùng với những thách thức mà các doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu nói chung phải gánh chịu vừa nêu thì công ty xăng dầu Tây
Nam Bộ còn một số đe dọa khác đó là công ty nằm ở trung tâm Thành phố Cần
Thơ – thành phố trung tâm về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục ở khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long do vậy mà Cần Thơ sẽ trở thành tâm điểm thu hút
đầu tư của nước ngoài ở khu vực đồng bằng này. Hiện nay công ty chiếm giữ thị
phần nhiều nhất ở Thành phố Cần Thơ do đó công ty cần có những quyết định
phù hợp trong chiến lược kinh doanh, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng truyền
thống đồng thời tìm kiếm thêm khách hàng mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh hơn nữa.
b) Yếu tố nhà nước và chính trị
- Tình hình chính trị luôn ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững.
- Chính sách của nhà nước và pháp luật có nhiều thay đổi tạo điều kiện
thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 105 SVTH: Trương Thị Hương Lan
doanh ngành xăng dầu nói riêng. Theo Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày
6/4/2007 của Chính phủ quy định về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh
doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam. Với nội dung Nghị định này thì giá bán
xăng dầu sẽ được áp dụng theo cơ chế thị trường, thương nhân kinh doanh xuất
khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu tự
quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 26/2009/TT-BTC hướng dẫn thực
hiện quyết toán bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu.
- Cũng như các nước khác trong khu vực, Việt Nam đã đưa ra nhiều chính
sách ưu đãi đầu tư hào phóng để thu hút đầu tư. Nhưng hệ thống ưu đãi đầu tư
hiện tại vẫn còn điểm yếu và hạn chế. Hiện nay, các nhà đầu tư có dự án đầu tư
trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng các ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực và địa bàn
được quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Đầu tư.
c) Yếu tố tự nhiên
- Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, Việt Nam
đang phải gánh chịu các loại ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm chất hữu
cơ và chất rắn, chất vi sinh, một số nơi còn ô nhiễm kim loại nặng nhưng tình
trạng ô nhiễm nước vẫn là vấn đề đáng lo ngại và nổi trội trong thời gian gần
đây.
- Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi
trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm
bởi nước thải, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi
trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do
sản xuất công nghiệp là rất nặng.
- Bên cạnh yếu tố ô nhiễm môi trường thì vấn đề năng lượng ngày càng
khan hiếm đã tác động không nhỏ đến sự hoạt động của các doanh nghiệp. Dầu
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 106 SVTH: Trương Thị Hương Lan
mỏ và khí đốt là hai nguồn năng lượng đang trở nên cạn kiệt vì nhu cầu tiêu dùng
trên thế giới ngày một gia tăng. Các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo cộng
đồng quốc tế rằng thời điểm khủng hoảng năng lượng thế giới đang đến gần khi
mà các nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt trên thế giới đang cạn kiệt nhanh với
tốc độ 4-5% hàng năm.
- Bộ Năng lượng Mỹ dự báo đến năm 2037, nhu cầu dầu mỏ và khí đốt trên
thế giới sẽ lớn hơn khả năng cung cấp, nhưng nhiều nhà khoa học Mỹ và thế giới
cho rằng mốc thời gian mà Bộ Năng lượng Mỹ đưa ra là không thực tế vì chưa
tính đầy đủ tốc độ gia tăng dân số thế giới và việc sử dụng năng lượng quá lãng
phí như hiện nay.
- Thế giới hiện đang sản xuất và tiêu dùng 75 triệu thùng dầu/ngày. Với tốc
độ tiêu dùng hiện nay, đến năm 2015, nhu cầu dầu mỏ và khí đốt của thế giới sẽ
tăng thêm 2/3, tức cần thêm tới 60 triệu thùng/ngày.
- Các nhà khoa học cho rằng cho dù các giếng dầu ở Iraq được khai thác
hết công suất, các mỏ dầu ở Trung Á hoặc Siberi được khai thác với những công
nghệ tiên tiến nhất thì sản lượng khai thác tăng thêm cũng chỉ đáp ứng được 1/10
nhu cầu tăng thêm của thế giới .
d) Yếu tố kỹ thuật
- Ngày nay hầu như tất cả các công ty đều bị lệ thuộc vào sự phát triển của
công nghệ và kỹ thuật. Những công ty dẫn đầu về kỹ thuật và chuyển giao công
nghệ thường chiếm thế chủ động trong cạnh tranh và tấn công thị trường bằng
những giải pháp kỹ thuật giải quyết những vấn đề phát sinh.
- Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp các doanh nghiệp kinh
doanh xăng dầu xây dựng các bồn bể chứa ngày càng hiện đại với hệ thống công
nghệ xuất nhập bán tự động của các kho chứa…
- Thêm vào đó thì sự tiến bộ của công nghệ đã giúp cho công tác kiểm định
chất lượng ngày càng được nâng cao, tiết kiệm thời gian, công sức và mang lại
hiệu quả cao.
- Trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, tiết giảm mọi nguồn chi luôn là mối
quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp do đó việc ứng dụng công nghệ thông
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 107 SVTH: Trương Thị Hương Lan
tin vào quá trình sản xuất – kinh doanh không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn
gia tăng doanh số doanh nghiệp…
- Công nghệ thông tin đã giúp các doanh nghiệp xử lý số liệu nhanh chóng
bằng những phần mềm được viết sẳn theo yêu cầu riêng của từng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hệ thống mạng đã giúp công việc truyền dẫn số liệu luôn mang lại
hiệu quả cao mà còn tiết kiệm được thời gian và chi phí.
4.3.1.2 Môi trường tác nghiệp
a) Đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh của công ty trước ngày 01/01/2004 được chia làm 2
nhóm chính: nhóm đối thủ thuộc các công ty quốc doanh và nhóm thứ hai là
doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất kinh doanh. Nhưng kể từ ngày 01/01/2004
thì Quyết định 1505/QĐ-BTM về quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu được áp
dụng do đó các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có mã số thuế, giấy phép
đăng ký doanh đều phải ký kết hợp đồng làm Tổng đại lý hoặc đại lý cho các
công ty quốc doanh. Như vậy, với quyết định trên thì các doanh nghiệp tư nhân
kinh doanh xăng dầu đã chuyển thành Tổng đại lý hoặc đại lý của các đối thủ
cạnh tranh.
- Hiện tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ có các đối thủ cạnh tranh có quy
mô lớn và chiếm lĩnh một thị phần đáng kể ở khu vực ĐBSCL như:
+ Công ty cổ phần dầu khí Petromekong, thị phần chiếm 24%
+ Chi nhánh công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp- Petimex: bắt đầu đi
vào hoạt động năm 1995, hiện nay chiếm giữ 18% thị phần.
+ Chi nhánh công ty dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh – Saigonpetro: có
mặt tại Cần Thơ tháng 5/1999. Hiện tại thì công ty này chiếm khoảng 10% thị
phần.
- Tổng hợp thị phần kinh doanh xăng dầu tại ĐBSCL (Nguồn: Phòng Kinh
doanh)
Petrolimex Tây Nam Bộ 35% PetroMekong 24%
Petimex 18% SaigonPetro 10%
Petec 5% Công ty khác 8%
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 108 SVTH: Trương Thị Hương Lan
Hình 15 : Biểu đồ biểu diễn thị phần kinh doanh xăng dầu tại ĐBSCL
b) Khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn xem khách hàng là
“thượng đế” của họ. Khách hàng là một phần của công ty vì nhu cầu tiêu dùng
của họ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng. Nhu cầu này có thể xuất phát
từ nhu cầu tự nhiên hoặc mong muốn, sở tích, thói quen, tập tính sinh
hoạt…Xăng dầu vừa là sản phẩm công nghiệp vừa là hàng tiêu dùng thiết yếu,
thêm vào đó các sản phẩm bán ra trên thị trường hiện nay đều do các công ty đầu
mối nhập khẩu từ nước ngoài nên chúng không có sự khác biệt nào lớn, từ đặc
điểm này mà khách hàng có thể đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.
Hành vi mua hàng của khách hàng lúc này không dựa vào tiêu chí đặc tính nổi
trội của sản phẩm mà dựa vào uy tín của công ty, dịch vụ bán hàng và hỗ trợ sau
mua hàng…Trong ngành xăng dầu hiện nay, giá cả là vấn đề cạnh tranh nổi bật
giữa các doanh nghiệp. Giá cả của công ty nào phù hợp nhất cùng với hoa hồng
dành cho đại lý hưởng cao nhất sẽ là điểm thu hút các doanh nghiệp tư nhân ký
kết hợp đồng làm đại lý cho chính công ty mình. Xăng dầu là một sản phẩm đặc
biệt bởi vì khách hàng của nó rất đa dạng, không loại trừ thành phần kinh tế hay
tầng lớp dân cư nào. Tổng đại lý, đại lý không những là kênh phân phối hữu hiệu
mà còn là khách hàng đặc biệt của công ty, do đó công ty cần có những chính
sách phát triển và duy trì nhóm khách hàng này. Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
là một công ty ra đời từ những năm đất nước còn khó khăn nhất, cùng với chất
35%
24%
18%
10%
5%
8%
Petrolimex Tây
Nam Bộ
PetroMekong
Petimex
SaigonPetro
Petec
Công ty khác
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 109 SVTH: Trương Thị Hương Lan
lượng xăng dầu và chăm sóc khách hàng tốt nên đã tạo được sự tín nhiệm rất cao
từ phía khách hàng. Hiện nay, công ty vẫn duy trì mối quan hệ tốt với những
khách hàng công nghiệp, các công ty kinh doanh nhỏ, sở ban ngành và một bộ
phận lớn khách hàng là những người đi đường.
c) Nhà cung cấp
- Petrolimex Tây Nam Bộ không giống như những doanh nghiệp thương
mại khác đó là có thể tự do lựa chọn nhà cung cấp riêng cho mình. Nguồn hàng
mà công ty đang kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào Tổng công ty xăng dầu
Việt Nam. Tổng công ty chịu trách nhiệm nhập khẩu sau đó phân phối lại cho tất
cả các công ty thành viên mà công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là một trong số đó.
Theo cách cung ứng này thì nguồn hàng của công ty sẽ được đảm bảo nếu Tổng
công ty có đủ số lượng để phân phối. Hiện nay nước ta sử dụng xăng dầu nhập
khẩu từ nước ngoài song tình hình kinh tế chính trị của những nước này lại nằm
ngoài tầm kiểm soát của ta nên những nước này có một sự biến động bất thường
nào thì khả năng thiếu hàng là điều không thể tránh khỏi. Đây là điều trở ngại về
phía Tổng công ty nói chung và công ty xăng dầu Tây Nam Bộ nói riêng.
- Để khắc phục và giảm bớt sự phụ thuộc từ bên ngoài nên Nhà máy lọc
dầu Dung Quất đã ra đời sau hơn 10 năm khởi công xây dựng. Dự kiến trong
năm 2009 nhà máy sẽ sản xuất khoảng 2,6 triệu tấn sản phẩm các loại. Việt Nam
đã có thể tự túc được một phần trong hơn 12,6 triệu tấn xăng dầu tiêu thụ phải
nhập khẩu như hiện nay. Sự ra đời của nhà máy lọc dầu Dung Quất làm giảm
được chi phí do chênh lệch quá lớn giữa giá dầu thô xuất khẩu và giá dầu tinh
nhập khẩu, góp phần ổn định nguồn hàng cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ ngày
càng tăng. Bên cạnh đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các đối tác Nhật và
Kuwait sẽ xây dựng nhà máy lọc hóa dầu thứ 2 tại Nghi Sơn - Thanh Hóa, dự
kiến hoàn thành vào năm 2013. Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn nằm trong chiến
lược phát triển khâu sau dầu khí của nước ta, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng
quốc gia trong những năm sắp tới.
- Sự ra đời của các nhà máy lọc dầu sẽ giúp nước ta ổn định nguồn hàng, đó
là tín hiệu đáng mừng cho tình hình xăng dầu trong nước nói chung nhưng đối
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 110 SVTH: Trương Thị Hương Lan
với công ty xăng dầu Tây Nam Bộ thì nguồn hàng được cung cấp từ nước ngoài
hay trong nước thì vẫn phải chịu sự điều tiết từ phía Tổng công ty. Đây là điều
mà công ty vẫn phải còn bị phụ thuộc vào Tổng công ty.
d) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Việt Nam đã mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, bước vào môi trường kinh
doanh rộng lớn cùng với các nước trên thế giới. Môi trường kinh doanh này tạo
ra không ít những cơ hội cùng với những đe dọa mà các doanh nghiệp Việt Nam
cần chuẩn bị để đón nhận và đối phó. Ngành xăng dầu là một lĩnh vực kinh
doanh béo bở nên các công ty nước ngoài không thể bỏ qua, hiện nay đã có một
số sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài liên doanh cùng các doanh nghiệp
Việt Nam để chào hàng như: CALTEX, BP, TOTAL, SHELL…
- Đặc biệt từ năm 2009 theo cam kết của nước ta khi gia nhập WTO thì thị
trường xăng dầu sẽ mở cửa hoàn toàn chào đón sự đầu tư từ các doanh nghiệp
ngoài nước. Các doanh nghiệp này có thế mạnh về vốn, nhân sự, kinh nghiệm
quản lý kinh doanh cùng với những hình thức khuyến mãi, chiêu thị thu hút
khách hàng hơn các doanh nghiệp trong nước do đó họ có thể trở thành những
đối thủ tiềm ẩn trong thời gian sắp tới.
e) Sản phẩm thay thế
- Xăng dầu là nguồn tài nguyên phong phú nhưng không thể phục hồi, do
đó trong tương lai thì nguồn tài nguyên này sẽ bị cạn kiệt và không thể khai thác.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật con người đã nghiên cứu để tìm ra
những nguồn năng lượng mới có thể thay thế xăng dầu như: năng lượng mặt trời,
sức gió, sức nước…khi đó xăng dầu sẽ không còn nắm giữ vai trò quan trọng như
hiện nay. Hiện nay các nước có nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cao đã không ngừng
tìm kiếm, nghiên cứu nguồn nhiên liệu mới sẳn có để giảm bớt sự phụ thuộc vào
các nước trong khối OPEC. Tuy nhiên, những điều này chưa làm ảnh hưởng đến
kinh doanh xăng dầu tại nước ta, bởi thế hiện tại thì xăng dầu vẫn nắm giữ vai trò
then chốt đối với sự phát triển của quốc gia.
- Trước mắt, xăng dầu cũng được thay thế bởi gas, khí đốt.. Gas là nguồn
năng lượng lớn và ít gây ô nhiễm môi trường. Khí đốt là nguồn nhiên liệu có khả
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 111 SVTH: Trương Thị Hương Lan
năng thay thế xăng dầu cao nhất mà các nhà máy nhiệt điện đang sử dụng như
nhà máy nhiệt điện Bà Rịa – Vũng Tàu, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ.
- Gần đây, các nhà khoa học Việt Nam đã chế tạo ra than Nano lỏng, ứng
dụng công nghệ Nano cho ra đời pin nhiên liệu, là loại pin có thể dùng để chạy
xe gắn máy, xe ô tô… thay thế cho nhiên liệu xăng dầu. Những ngày cuối năm
2008 đã có một nghiên cứu mới về công nghệ xử lý rơm, rạ hoặc trấu thành
Ethanol - nguồn nhiên liệu thay thế xăng dầu vừa được công bố ngày 25/12/2008
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4.3.2 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Qua việc phân tích môi trường kinh doanh (môi trường vĩ mô và môi
trường tác nghiệp) đồng thời tìm hiểu sơ lược về công ty ở chương 3 chúng ta có
thể rút ra những điểm mạnh, điểm yếu ở hoàn cảnh nội tại, cơ hội và đe dọa ở
môi trường bên ngoài để từ đó lập nên ma trận SWOT. Từ ma trận SWOT ta kết
hợp, tận dụng những điểm mạnh, cơ hội nhằm khắc phục hạn chế, điểm yếu và
đưa ra các biện pháp cụ thể để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Điểm mạnh
- Được khách hàng tín nhiệm nên công ty chiếm được thị phần cao trong thị
trường xăng dầu tại ĐBSCL.
- Lực lượng lao động có trình độ cao, được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
phù hợp với yêu cầu công việc, có tinh thần đoàn kết và tác phong làm việc công
nghiệp. Ban lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm, am hiểu gắn bó nhiều năm trong
lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, hệ thống kho chứa đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh, đặc biệt là Tổng kho xăng dầu Miền Tây có sức chứa 105.000
m3.
- Có mối quan hệ tốt với Tổng công ty và địa phương, quan tâm đến môi
trường và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Điểm yếu
- Công ty chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động Marketing.
- Nợ phải trả còn khá cao.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 112 SVTH: Trương Thị Hương Lan
- Một số cửa hàng xăng dầu ở xa trung tâm thành phố, thị xã chưa được
đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.
- Chi phí hoạt động còn cao.
Cơ hội
- Kinh tế phát triển nên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu dùng trong
sản xuất cũng như tiêu dùng ngày càng tăng.
- Được sự quan tâm và bảo hộ của Nhà nước đối với ngành.
- Vị trí thuận lợi cho việc tái xuất sang thị trường Campuchia.
- Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động nên nguồn hàng được
đảm bảo một phần và giá cả sẽ ít biến động hơn.
- Kỹ thuật, công nghệ ngày càng hiện đại.
Đe dọa
- Thị trường mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho sự xuất
hiện các đối thủ mạnh từ nước ngoài.
- Hàng hóa phụ thuộc vào Tổng công ty.
- Giá cả xăng dầu thế giới liên tục biến động.
- Sự xuất hiện sản phẩm thay thế trong tương lai.
- Nhà nước giảm trợ giá xăng dầu.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 113 SVTH: Trương Thị Hương Lan
CƠ HỘI (O)
1. Kinh tế phát triển nên nhu cầu
tiêu thụ xăng dầu dùng trong sản
xuất và tiêu dùng ngày càng
tăng.
2. Được sự quan tâm và bảo hộ
của Nhà nước đối với ngành.
3. Vị trí thuận lợi cho việc tái
xuất sang thị trường Campuchia.
4. Nhà máy lọc dầu Dung Quất
đã đi vào hoạt động nên nguồn
hàng được đảm bảo, giá cả sẽ ít
biến động hơn.
5. Kỹ thuật, công nghệ ngày
càng hiện đại.
ĐE DỌA (T)
1.Thị trường mở cửa, hội
nhập kinh tế quốc tế tạo
điều kiện cho sự xuất
hiện các đối thủ mạnh từ
nước ngoài.
2. Hàng hóa phụ thuộc
vào Tổng công ty.
3. Giá cả xăng dầu thế
giới liên tục biến động.
4. Sự xuất hiện sản phẩm
thay thế trong tương lai.
5. Nhà nước giảm trợ giá
xăng dầu.
ĐIỂM MẠNH (S)
1. Được khách hàng tín
nhiệm nên công ty
chiếm được thị phần
cao.
2. Lực lượng lao động
có trình độ cao, được
đào tạo chuyên môn,
nghiệp vụ. Lãnh đạo có
bề dày kinh nghiệm.
3. Cơ sở hạ tầng, vật
CHIẾN LƯỢC SO
S1,2,3 + O1,2,3 → Giữ vững thị
trường hiện có, thâm nhập thị
trường mới, mở thêm chi nhánh,
đại lý để tăng khối lượng tiêu
thụ.
S2,4 + O4,5 → Áp dụng khoa học
kỹ thuật vào quản lý, tạo mối
quan hệ tốt hơn nữa với Tổng
công ty nhằm ổn định nguồn
hàng.
CHIẾN LƯỢC ST
S1,2 + T1,4 → Tiếp tục
giữ vững và tạo thêm
nhiều mối quan hệ tốt
với khách hàng, nâng cao
uy tín của công ty.
S1 + T3→ Định giá bán
phù hợp.
S4 + T2→ Nghiêm chỉnh
chấp hành những quy
định của Tổng công ty
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 114 SVTH: Trương Thị Hương Lan
chất kỹ thuật, hệ thống
kho chứa đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh.
4. Có mối quan hệ tốt
với Tổng công ty, địa
phương, quan tâm đến
môi trường và thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ đối với
Nhà nước.
trong lĩnh vực kinh
doanh xăng dầu, kinh
doanh đúng luật, lành
mạnh, quan tâm đến môi
trường, thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ với Nhà
nước.
ĐIỂM YẾU (W)
1. Chưa quan tâm đúng
mức đến hoạt động
marketing.
2. Nợ phải trả còn khá
cao.
3. Một số cửa hàng
xăng dầu ở xa trung tâm
thành phố, thị xã chưa
được đầu tư cơ sở vật
chất kỹ thuật tốt.
4. Chi phí hoạt động
còn cao.
CHIẾN LƯỢC WO
W1 + O5 → Áp dụng khoa học
kỹ thuật, vận dụng công nghệ
thông tin để tăng cường hoạt
động Marketing.
W2 + O1 → Giảm các khoản phải
thu.
W3 + O2 → Dựa vào sự quan
tâm của Nhà nước xin hỗ trợ
kinh phí xây dựng, nâng cấp các
cửa hàng chưa được đầu tư nhiều
về cơ sở vật chất kỹ thuật.
CHIẾN LƯỢC WT
W4 + T5 → Quản lý và
kiểm soát các chi phí.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 115 SVTH: Trương Thị Hương Lan
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ
5.1 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
- Công ty tiếp tục phấn đấu hoạt động có hiệu quả, và giữ mối quan hệ tốt
với khách hàng truyền thống, tăng cường tìm kiếm thêm khách hàng mới để gia
tăng thị phần cao hơn 35% như hiện nay.
- Hoàn thành công trình “Tự động hóa - Mở rộng bến xuất bộ” của Tổng
kho xăng dầu Miền Tây trong năm 2009.
- Nâng cấp, sửa chữa, đầu tư thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho một số cửa
hàng cũ chưa được đầu tư tốt đồng thời xây dựng, khai thác thêm một vài cửa
hàng trên những tuyến đường lớn ở 4 tỉnh, thành phố mà công ty hoạt động.
- Phát triển hệ thống dịch vụ đo lường, dịch vụ vận tải để hỗ trợ cho hoạt
động kinh doanh của công ty.
- Khai thác tốt nguồn lực nội tại của công ty, đảm bảo việc làm và chính
sách cho cán bộ công nhân viên, phấn đấu giữ mức thu nhập như năm 2008.
5.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty
xăng dầu Tây Nam Bộ
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cùng hoạt động, cạnh tranh
bình đẳng và cùng hội nhập vào môi trường kinh tế quốc tế do đó để có thể tồn
tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả .
Kinh doanh có hiệu quả là việc làm không những tạo ra mức lợi nhuận ngày càng
tăng mà còn phải từng bước nâng cao vị thế, uy tín của công ty trên thương
trường. Để biết được thực trạng công ty mình hoạt động có hiệu quả hay không
thì việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết. Từ
đó có thể đánh giá tình hình thực tế của công ty sau đó sẽ tiến hành một số biện
pháp khắc phục cũng như có những chiến lược kinh doanh trong thời gian sắp tới
đạt hiệu quả cao hơn.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 116 SVTH: Trương Thị Hương Lan
Qua các giải pháp mà ma trận SWOT đưa ra ở phần phân tích trên thì em
chỉ chọn một số giải pháp mà công ty có thể thực hiện được đó là: tăng sản lượng
tiêu thụ, điều chỉnh giá bán phù hợp; giảm các khoản nợ phải thu; nâng cấp một
số cửa hàng và kiểm soát, quản lý các chi phí.
5.2.1 Biện pháp làm tăng sản lượng tiêu thụ
Đối với thị trường trong nước
- Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt với Tổng đại lý, đại lý vì họ không những là
kênh phân phối hàng hóa xuống tận tay người tiêu dùng mà còn là những khách
hàng đặc biệt có khối lượng hàng hóa giao dịch lớn. Mở rộng tìm kiếm thêm
những đại lý mới với những chính sách thu hút và linh hoạt hơn để những hộ
kinh doanh tư nhân sẳn sàng ký hợp đồng với công ty mình. Những chính sách
đó có thể là định giá bán mềm dẻo, thay đổi theo từng thời điểm biến động thực
tế, định mức công nợ cao, hoa hồng đại lý hấp dẫn.
- Đối với khách hàng là những hộ công nghiệp thì công ty tham gia đấu
thầu với giá thấp hơn các công ty kinh doanh cùng ngành nhưng vẫn đảm bảo
mức lợi nhuận hợp lý nhằm tăng thêm sản lượng xuất bán cho phương thức bán
buôn trực tiếp từ đó góp phần đẩy mạnh doanh thu và nâng cao lợi nhuận.
- Khai thác thêm một số cửa hàng xăng dầu mới ở những tuyến đường lớn,
lưu lượng xe cộ qua lại nhiều, tạo điều kiện mua hàng thuận lợi.
- Đa dạng hóa hình thức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng. Nhân viên công
ty bán hàng vui vẻ, nhiệt tình, phục vụ chu đáo, tạo tâm lý thoải mái và hài lòng
cho khách hàng; bố trí số lượng nhân viên đủ để đáp ứng số lượng khách đến
mua.
- Công ty phải thường xuyên bố trí nhân viên ở bộ phận kỹ thuật kiểm tra
các thiết bị đo lường, truyền dẫn, trụ bơm để luôn đảm bảo chất lượng và số
lượng hàng hóa cho khách.
Đối với thị trường nước ngoài
Công ty tiếp tục duy trì, củng cố thị trường truyền thống là thị trường
Campuchia, cần có những chính sách nâng cao khối lượng tiêu thụ ở thị trường
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 117 SVTH: Trương Thị Hương Lan
này như giá bán phù hợp, giao hàng đúng hạn, đúng lượng trong hợp đồng. Đồng
thời thăm dò, tìm kiếm thêm một số thị trường khác.
5.2.2 Điều chỉnh giá bán phù hợp
- Giá vốn hàng bán liên quan trực tiếp từ giá nhập hàng, nếu giá nhập hàng
thấp thì giá bán của công ty sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các công ty
khác. Do đó, công ty nên nhập hàng trực tiếp từ tàu ngoại, không nên nhập hàng
thông qua cảng Nhà Bè vì như thế các chi phí phát sinh sẽ tăng lên nhiều hơn,
đẩy giá bán cao hơn so với các công ty cạnh tranh cùng ngành tại địa bàn Thành
phố Cần Thơ.
- Đối với những khách hàng mua hàng với với số lượng lớn công ty nên
cho họ hưởng chiết khấu thương mại. Giá trị chiết khấu này nằm trong định mức
giới hạn của công ty, vẫn đảm bảo có lãi cho hoạt động bán hàng số lượng lớn
này.
5.2.3 Kiểm soát và quản lý các chi phí
- Tăng cường quản lý và thường xuyên kiểm tra công tác luân chuyển hàng
hóa nhằm tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả nhất.
- Công ty có thể áp dụng một định mức hao hụt cho các kho xăng dầu và hệ
thống cửa hàng bán lẻ, trước mắt công ty cần khảo sát tình hình thực tế và tình
hình hao hụt tại đơn vị sau đó tiến hành cải tạo, nâng cấp bồn bể nhằm giảm chi
phí hao hụt đến mức tối đa.
- Tăng cường việc mua hàng nhập thẳng từ Tổng công ty, giảm thiểu lấy
hàng từ cảng Nhà Bè nhằm làm giảm chi phí vận chuyển và chi phí hao hụt.
- Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp: xây dựng định mức sử dụng điện,
nước, điện thoại, lập dự toán chi phí trong ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí
cụ thể hơn. Thực hiện công khai công tác quản lý chi phí đến từng bộ phận trực
thuộc công ty để đề ra biện pháp cụ thể nhằm tối thiểu hóa các loại chi phí.
- Nâng cao ý thức tiết kiệm của cán bộ, công nhân viên công ty nên thiết
lập quy chế khen thưởng hoặc khiển trách về việc sử dụng tiết kiệm, lãng phí tài
sản chung của doanh nghiệp.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 118 SVTH: Trương Thị Hương Lan
5.2.4 Công ty cần giảm các khoản phải thu
Qua việc phân tích tỷ số các khoản phải thu trên tài sản lưu động (trang 98)
cho thấy tình hình công ty bị chiếm dụng vốn khá cao do vậy mà công cần phải
tăng cường thu hồi các khoản nợ này bằng cách cho hưởng chiết khấu thanh toán.
Thêm vào đó, đối với những khách hàng trả tiền mua hàng chậm chạp, không trả
nợ đúng thời hạn thì công ty không nên cung cấp cho những đối tượng này vì
như vậy thì vốn của công ty sẽ bị chiếm dụng quá lâu. Nếu công ty thực hiện tốt
công tác thu hồi nợ thì tình hình tài chính của công ty sẽ được cải thiện, khả năng
xoay vòng vốn sẽ tăng đồng thời sẽ giảm được các khoản đi chiếm dụng của
Tổng công ty hoặc các nhà cung cấp vốn, từ đó góp phần giảm bớt các món nợ
phải trả.
5.2.5 Nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho một số cửa hàng
Đối với những cửa hàng nằm ngoài trung tâm thành phố Cần Thơ, thị xã Vị
Thanh (Hậu Giang), thành phố Sóc Trăng, thị xã Bạc Liêu thì công ty nên đầu tư
kinh phí để nâng cấp, sửa chữa thiết bị truyền dẫn, trụ bơm…nhằm đảm bảo chất
lượng và số lượng hàng hóa giao cho khách hàng, từ đó tăng sức cạnh tranh đối
với các công ty khác, góp phần nâng cao doanh số bán cho công ty.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 119 SVTH: Trương Thị Hương Lan
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một công việc rất quan trọng
của các nhà quản trị bởi một kế hoạch sản xuát kinh doanh cho dù có khoa học và
chặt chẽ đến đâu chăng nữa thì so với thực tế đang diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến.
Thông qua thực tiễn kiểm nghiệm, phân tích và đánh giá để tìm ra nguyên nhân
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của công ty.
Từ đó mới có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa.
Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu Tây
Nam Bộ em nhận thấy rằng công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng do
tình hình xăng dầu thế giới biến động nhiều nên ảnh hưởng lợi nhuận của công ty
khá lớn. Năm 2007 là năm công ty đạt mức lợi nhuận thấp nhất là vì giá xăng dầu
nhập khẩu tăng nhiều làm cho chi phí cũng tăng lên nhưng không vì thế mà công
ty có thể tự nâng giá bán vì giá bán là do Tổng công ty quyết định.
Công ty có tỷ số nợ trên tổng tài sản là khá cao, điều này mặc dù sẽ giúp
công ty tiết kiệm được thuế nhưng lại rủi ro nhiều, khó mở rộng quy mô kinh
doanh vì không có sự chủ động về vốn kinh doanh, đồng thời phải chịu chi phí
lãi vay lớn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của công ty.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung thì ngành xăng
dầu cũng không ngừng vươn lên. Hiện nay, công ty xăng dầu Tây Nam Bộ có
không ít đối thủ cạnh tranh hoạt động chung địa bàn do vậy mà công ty nên chú
trọng giữ vững và mở rộng thị phần, luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng
như đảm bảo chất lượng nguồn hàng hóa từ đó nâng cao uy tín trên thương
trường.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với công ty
- Công ty cần mở rộng thêm thị trường hoạt động, phát triển mạng lưới
kinh doanh nhiều hơn nữa. Nghiên cứu mức tiêu thụ của từng vùng để mở thêm
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 120 SVTH: Trương Thị Hương Lan
một số cửa hàng bán lẻ đồng thời tìm kiếm những doanh nghiệp tư nhân ký kết
hợp đồng làm đại lý với công ty.
- Luôn đảm bảo chất lượng và số lượng xăng dầu cho khách hàng, đặt sự
tín nhiệm của khách hàng lên hàng đầu.
- Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến đóng góp cũng
như nắm được tình hình thực tế của thị trường từ đó điều chỉnh những sai sót,
hạn chế nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, nâng cao khả năng chủ
động so với đối thủ cạnh tranh.
- Hạn chế tối đa hao hụt hàng hóa trong khâu xuất – nhập – tồn. Có chính
sách tồn trữ hàng hóa thích hợp với nhu cầu thị trường để tránh tình trạng làm
mất khách hoặc ứ đọng vốn.
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị, dụng cụ đo lường xăng dầu ở các cửa
hàng đồng thời đầu tư trang thiết bị hiện đại đảm bảo chất lượng xăng dầu và tạo
ấn tượng tốt cho khách hàng.
- Đào tạo cán bộ, nhân viên trực tiếp kinh doanh về nghiệp vụ bảo quản, đo
lường chất lượng xăng dầu, kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo vệ
môi trường.
6.2.2 Đối với Nhà nước
- Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh, điều kiện pháp lý công bằng cho các
doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực, nghiêm cấm mọi hành vi trục lợi, liên
kết tăng giá và các hành vi khác làm mất ổn định thị trường.
- Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu vực vùng sâu, vùng xa tạo điều
kiện cho khách hàng tiếp cận nguồn hàng với giá rẻ hơn và các doanh nghiệp có
thêm nhiều cơ hội mở rộng kênh phối, khai thác thêm thị trường tiềm năng.
- Đối với thị trường xăng dầu được thả nổi cho các doanh nghiệp tự định
giá như hiện nay Nhà nước cũng phải theo dõi, quản lý nhằm tránh tình trạng đẩy
giá bán quá cao ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng.
- Có những biện pháp tích cực hơn trong việc ngăn chặn tình trạng buôn lậu
xăng dầu qua biên giới.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 121 SVTH: Trương Thị Hương Lan
- Các ban ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu xăng dầu
của các công ty đầu mối, đảm bảo đủ lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cả
nước.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 122 SVTH: Trương Thị Hương Lan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Hữu Hạnh (2004). Quản trị doanh nghiệp, NXB Thống kê,
TP.HCM.
2. Nguyễn Tấn Bình (2000). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại
học Quốc gia Tp HCM.
3. Ts Phạm Văn Dược – Đặng Kim Cương (2003). Kế toán quản trị và
phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê.
4. GVC. Nguyễn Thị My – TS. Phan Đức Dũng (2006). Phân tích hoạt
động kinh doanh (Lý thuyết, bài tập và bài giải), NXB Thống kê.
5. TS Trương Đông Lộc, Th.s Trần Bá Trí, Th.s Nguyễn Văn Ngân, Th.s
Nguyễn Thị Lương, Trương Thị Bích Liên (2008). Bài giảng Quản trị tài chính,
Đại học Cần Thơ.
6. Nguyễn Tấn Phước (1996). Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB
Thống kê.
7. Báo cáo tài chính đã qua kiểm toán của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
năm 2006 -2008.
8. Các Website: www.petrolimex.com.vn
www.petrolimextnb.com.vn
www.google.com.vn
www.vnexpress.net.vn
www.kinhtehoc.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf