Luận văn dài 87 trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4.1 Không gian 2
1.4.2 Thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1 Một số vấn đề về kết quả kinh doanh 5
2.1.2 Tổng quan về hoạt động của ngân hàng 8
2.1.3 Các chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng . 11
2.1.4 Các chỉ số đo lường rủi ro của ngân hàng 13
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 14
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 14
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 14
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN . 16
3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG 16
3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển . 16
3.1.2 Các hoạt động chính của ngân hàng 17
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và điều hành . 18
3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 24
3.1.5 Phương hướng hoạt động của ngân hàng năm 2009 27
3.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 28
3.2.1 Phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng 28
3.2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn (2006 – 2008) 45
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦN
THƠ 65
4.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN . 65
4.1.1 Thuận lợi . 65
4.1.2 Khó khăn . 66
4.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG
. 67
4.2.1 Huy động vốn 67
4.2.2 Về hoạt động cho vay 68
4.2.3 Về chất lượng tín dụng . 69
5.2.4 Về công tác tài chính . 70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 72
5.1 KẾT LUẬN 72
5.2 KIẾN NGHỊ . 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .75
87 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu đồng tăng 1.036 triệu đồng (tăng khoảng 20,44%) so với
năm 2006, đặc biệt tốc độ tăng của khoản thu này rất nhanh trong năm 2008 là
40.996 triệu đồng tăng 34.892 triệu đồng (tăng khoảng 571,63%) so với năm 2007.
Nguyên nhân là do NH đã không ngừng mở rộng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ,
các hình thức kinh doanh đa dạng và phong phú, mạng lưới, quy mô hoạt động phục
vụ khách hàng ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó NH đã áp dụng mức phí hợp
lý cho các sản phẩm thanh toán, từ đó đã thu hút được nhiều khách hàng đến giao
dịch với NH. Điều này cho thấy NH nhận thức được rằng không nên phụ thuộc quá
nhiều vào nguồn thu từ lãi cho vay vì trong cơ chế thị trường hiện nay khi Việt Nam
đã gia nhập WTO thì các ngân hàng phải biết xoay sở và biến hóa để có thể đưa ra
biện pháp và chiến lược kinh doanh phù hợp để tồn tại và phát triển trong môi
trường cạnh tranh khốc liệt và nếu phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ lãi cho vay NH
sẽ gặp nhiều rủi ro có thể xảy ra, đồng thời trong thời gian này BIDV – Cần Thơ
thực hiện theo chính sách của NHNN đưa ra là hạn chế cho vay nên nguồn thu từ lãi
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 61 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
của NH giảm, do đó NH cần làm tăng thêm nguồn thu ngoài lãi để tổng thu của NH
không bị giảm mà phải luôn tăng lên. Tuy nhiên trong tương lai nguồn thu từ lãi vẫn
sẽ là khoản mục quan trọng vì hầu hết các ngân hàng khác đều có tỷ trọng của khoản
mục này cao và nó cũng là nghiệp vụ chủ yếu của NH. BIDV Cần Thơ không ngừng
nâng cao chất lượng hoạt kinh doanh của mình và luôn hạn chế các rủi ro có thể xảy
ra cho ngân hàng.
b. Xác định lãi suất bình quân đầu ra
Khi phân tích tình hình thu nhập của NH thì chúng ta cần phải quan tâm đến
chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu ra vì một NH hoạt động chủ yếu dựa vào hai nghiệp
vụ chính đó là huy động vốn và sử dụng vốn, để có được nguồn vốn hoạt động NH
cần phải bỏ ra chi phí để huy động vốn, chính vì lẻ đó NH cần phải sử dụng vốn một
cách hợp lý và có hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động cho NH, từ đó việc
quan tâm chi phí đầu vào là rất quan trọng.
Bảng 9: TÌNH HÌNH LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU RA CỦA
BIDV – CẦN THƠ GIAI ĐOẠN (2006 – 2008)
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Thu nhập từ lãi Triệu đồng 69.869 109.936 86.781
Tổng tài sản sinh lời Triệu đồng 888.074 809.330 906.705
LS bình quân đầu ra % 7,87 13,58 9,57
(Nguồn: Phòng kế hoạch – nguồn vốn của BIDV Cần Thơ)
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình lãi suất bình quân đầu ra của NH qua 3 năm
là không ổn định. Cụ thể năm 2006 là 7,87%, đến năm 2007 tăng lên 13,58%, do
trong năm 2007 nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và các cá nhân tăng lên do đó
NH cần phải tăng cường huy động vốn và phải điều chuyển thêm vốn từ Hội sở
xuống để đáp ứng kịp thời, điều này làm cho lãi suất đầu vào của NH tăng nên việc
cho vay ra với lãi suất cao NH mới thu được lợi nhuận. Nhưng đến năm 2008 lãi
suất bình quân đầu ra giảm còn 9,57%, điều này hoàn toàn không có nghĩa là thu
nhập của NH giảm vì ta dễ dàng nhận thấy các nhân tố tác động đến lãi suất bình
quân đầu ra là tài sản sinh lời tăng lên còn thu nhập từ lãi trong năm 2008 giảm so
với các năm trước, mà chỉ số này giảm hoàn toàn không đồng nghĩa với việc lợi
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 62 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
nhuận của NH bị giảm, vì muốn biết được lợi nhuận của NH có bị giảm hay không
ta còn phải so sánh với lãi suất bình quân đầu vào; ngoài ra còn phải xét đến khoản
mục thu nhập ngoài lãi của NH, có thể hiểu theo cách khác chỉ số này giảm còn cho
ta thấy được phần nào sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trên địa bàn Thành
phố Cần Thơ trong năm 2008 đã dẫn đến việc ngân hàng phải “hạ thấp” lợi nhuận để
cạnh tranh giữ khách hàng.
3.2.2.2 Phân tích tình hình chi phí của ngân hàng
a. Tình hình chi phí của ngân hàng
Ở phần trên ta đã phân tích thu nhập của NH tiếp theo đây ta tìm hiểu phần chi
phí của NH hiện nay như thế nào? BIDV Cần Thơ có rất nhiều loại hình hoạt động
kinh doanh nhưng chủ yếu là đi vay và cho vay, do đó khi phân tích thu nhập của
NH ta thấy nguồn thu từ lãi chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn thu. Để có
nguồn vốn cho vay thì NH cần phải huy động vốn và điều chuyển thêm nguồn vốn
từ Hội sở xuống, điều này cho thấy việc chi trả lãi luôn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng chi. Có thể thấy cụ thể qua hình.
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
2006 2007 2008
Năm
T
ri
ệu
đ
ồn
g
Chi phí lãi CP ngoài lãi Tổng CP
Hình 9: Tình hình chi phí của BIDV – Cần Thơ
giai đoạn (2006 – 2008)
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 63 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
Bảng 10: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN (2006 – 2008)
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế hoạch – nguồn vốn của BIDV Cần Thơ)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tốc độ
phát
triển
(%)
Số tiền
Tốc độ
phát
triển
(%)
Chi phí lãi 46.800 73,60 57.899 60,44 71.636 66,62 11.099 23,72 13.737 23,73
CP lãi tiền gửi 28.949 61,86 29.843 51,54 25.880 36,13 894 3,09 (3.963) (13,28)
CP lãi tiền vay 17.851 38,14 28.056 48,46 45.756 63,87 10.205 57,17 17.700 63,09
CP ngoài lãi 16.790 26,40 37.891 39,56 35.892 33,38 21.101 125,68 (1.999) (5,28)
Tổng CP 63.590 100,00 95.790 100,00 107.528 100,00 32.200 50,64 11.738 12,25
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 64 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
Kết hợp giữa hình 10 và bảng 10, ta thấy tình hình chi phí của NH qua 3 năm
tăng liên tục. Cụ thể năm 2007 tăng 32.200 triệu đồng (tốc độ tăng tương đương
khoảng 50,64%) so với năm 2006, đến năm 2008 tăng 11.738 triệu đồng (tuy nhiên
tốc độ tăng này thấp hơn trong năm 2007 và tương đương khoảng 12,25%) so với
năm 2007. Nguyên nhân chi phí tăng là do trong thời gian này NH trả nhiều chi phí
cho việc huy động vốn và điều chuyển thêm vốn từ Hội sở để đáp ứng nhu cầu vốn
cho việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình.
Xét về mặt cụ thể, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí là chi phí lãi và
khoản mục này liên tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2007 tăng 11.099 triệu đồng
(tương đương 23,72%) so với năm 2006, đến năm 2008 tăng 13.737 triệu đồng
(tương đương 23,73%) so với 2007. Trong chi phí lãi gồm có lãi tiền gửi và lãi tiền
vay. Chi phí lãi tiền gửi biến động không ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 tăng
894 triệu đồng (khoảng 3,09%) so với năm 2006, là do NH đã huy động được nguồn
vốn lớn từ tiền nhàn rỗi của dân cư, các TCKT... ở các loại tiền gửi có lãi suất thấp
nên việc chi trả lãi của NH có tăng nhưng với mức tăng không cao lắm. Đến năm
2008 chi phí lãi tiền gửi giảm 3.963 triệu đồng (khoảng 13,28%) so với năm 2007,
nguyên nhân là do NH trong kỳ huy động được nguồn vốn ít, lãi suất huy động thấp.
Bên cạnh đó chi phí lãi tiền vay tăng liên tục với tốc độ cao qua 3 năm. Cụ thể năm
2007 tăng 10.205 triệu đồng (khoảng 57,17%) so với năm 2006, đến năm 2008 tăng
17.700 triệu đồng (khoảng 63,09%) so với năm 2007. Nguyên nhân do công tác huy
động vốn của NH còn thấp do đó không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay của khách
hàng nên NH cần phải vay điều chuyển từ Hội sở xuống. Tuy nhiên do Hội sở tránh
việc các chi nhánh phụ thuộc vào mình nên đưa ra mức lãi suất cho vốn điều chuyển
cao hơn mức huy động của NH, điều này đã làm cho chi phí trả lãi vay của NH cao
và luôn tăng. NH cần phải tăng cường hơn nữa công tác huy động vốn nhằm nâng
cao chất lượng nguồn vốn cho vay và có thể giảm bớt được chi phí đầu vào cho NH.
Mặt khác chi phí ngoài lãi biến động không ổn định qua 3 năm. Năm 2007 chi
phí ngoài lãi của NH tăng với tốc độ rất nhanh tới 21.101 triệu đồng (tăng khoảng
125,68%) so với 2006, là do trong thời gian này NH phải bỏ ra nhiều chi phí để đào
tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên NH, chi nghiên cứu để
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 65 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
mở rộng thêm mạng lưới hoạt động, tạo sản phẩm mới đa dạng và phong phú cho
NH, chi trang phục giao dịch, chi mua sắm công cụ lao động, chi bảo dưỡng và sửa
chữa thường xuyên, chi văn phòng phẩm, chi công tác phí, quảng cáo, tiếp thị, chi
điện nước, chi hội nghị, ngoài ra còn chi về nộp thuế, chi các khoản chi phí, lệ phí,
chi cho hoạt động quản lý công vụ, chi dự phòng, chi bất thường khác…
Các khoản chi này tương đối lớn nhưng không thể khẳng định là ngân hàng
không kiểm soát tốt chi phí của mình, bởi những điều kiện khách quan, buộc ngân
hàng phải chi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên NH cần phải quan tâm quản lý chặt
chẽ hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nhằm giảm đến mức tối
thiểu những khoản chi không cần thiết. Có như vậy, mới góp phần làm tăng lợi
nhuận của ngân hàng ngày càng cao hơn.
Đến năm 2008 NH đã thực hiện chiến lược cắt giảm bớt chi phí không cần
thiết, nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cũng như các mục tiêu
chiến lược hiện có của NH. Chiến lược này nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh
NH không phải chỉ đem lại lợi nhuận nhất thời, không ổn định, mà giúp cho NH
ngày càng trở nên phát triển bền vững qua các thách thức của môi trường cạnh tranh
khóc liệt như hiện nay, điều này đã giúp cho chi phí trong kỳ giảm xuống khoảng
1.999 triệu đồng (tương đương giảm 5,28%) so với năm 2007.
Nhìn chung qua phân tích thu nhập và chi phí của NH ta thấy 2 khoản mục này
đều tăng qua 3 năm nhưng tốc độ tăng của thu nhập nhanh hơn nên đã duy trì được
lợi nhuận cho NH. Qua phân tích ta thấy thu nhập lãi là nguồn thu chủ yếu của NH,
còn chi phí lãi thì luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí phải bỏ ra, 2 khoản
mục này luôn cân đối với nhau. Tuy nhiên khoản mục thu ngoài lãi và chi phí ngoài
lãi lại không cân xứng, chi ngoài lãi luôn lớn hơn thu nhập ngoài lãi, đây là điều
hiển nhiên bởi vì NH cần phải bỏ ra nhiều chi phí cho các hoạt động của mình như
trả lương công nhân viên, chi phí sửa chữa, mở rộng các hoạt động dịch vụ... còn
khoản thu ngoài lãi chủ yếu là thu phí từ các dịch vụ như bảo lãnh, dịch vụ thanh
toán... những khoản thu này trong năm 2006, 2007 tương đối thấp. Tuy nhiên đến
năm 2008 NH đã chú trọng gia tăng nguồn thu này (bằng cách mở rộng thêm mạng
lưới dịch vụ và đưa ra nhiều sản phẩm mới) vì BIDV Cần Thơ đã nhận thức được
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 66 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
rằng khi mà Việt Nam gia nhập WTO thì việc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt,
khóc liệt hơn, nếu như NH chỉ dựa vào nguồn thu từ lãi thì sẽ gặp rất nhiều rủi ro có
thể xảy ra. Vì vậy nguồn thu ngoài lãi trong năm 2008 tăng lên đáng kể và cân đối
với chi phí ngoài lãi.
Bên cạnh đó thì khoản mục thu từ lãi tiền gửi lại chênh lệch quá lớn so với
chi phí lãi tiền gửi, nguyên nhân là do BIDV Cần Thơ hầu như ít gửi tiền vào các
TCTD khác nên thu lãi từ khoản mục này thấp. Mặt khác, NH hoạt động chủ yếu
là dựa vào nguồn vốn tiền gửi của khách hàng nên việc trả lãi cho tiền gửi này cao
là điều tất nhiên.
b. Xác định lãi suất bình quân đầu vào
Theo cách nói truyền thống, một NH có hai lĩnh vực kinh doanh nòng cốt: huy
động vốn và lựa chọn tài sản sinh lời để đầu tư các nguồn vốn huy động được. Các
NH luôn nỗ lực để tạo ra lợi nhuận từ hai lĩnh vực này. Do đó việc xác định chi phí
đầu vào rất hữu ích cho NH để xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy
BIDV Cần Thơ cần phải tính toán phân tích thường xuyên chi phí vốn đầu vào và
tính trên một đồng vốn cho vay để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó
giảm chi phí vốn đầu vào cho NH.
Dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của BIDV – Cần Thơ ta có thể tính được chi phí đầu vào của NH như sau:
Bảng 11: TÌNH HÌNH LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU VÀO CỦA
BIDV CẦN THƠ GIAI ĐOẠN (2006 – 2008)
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Chi phí trả lãi Triệu đồng 46.800 57.899 71.636
Vốn huy động Triệu đồng 415.738 505.869 425.172
Vốn điều chuyển Triệu đồng 491.388 292.978 492.708
LS bình quân đầu vào % 5,16 7,25 7,80
(Nguồn: Phòng kế hoạch – nguồn vốn của BIDV – Cần Thơ)
Qua bảng 11 ta thấy tình hình lãi suất bình quân đầu vào của NH biến động
theo chiều hướng tăng dần. Cụ thể là 5,16% năm 2006, năm 2007 tăng lên 7,25% và
đến năm 2008 là 7,80%. Tuy nhiên tình hình tăng này là khả quan bởi vì trong giai
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 67 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
đoạn nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các doanh nghiệp, hộ gia
đình và cá nhân ngày càng tăng, để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó NH đã không ngừng
mở rộng quy mô mạng lưới phục vụ, đưa ra nhiều sản phẩm mới đa dạng nhằm huy
động tối đa nguồn vốn trong dân cư nhưng do sự cạnh trạnh khóc liệt giữa các NH
trên cùng địa bàn, đồng thời tình hình kinh tế của nước ta trong thời gian này biến
động không ngừng, lạm phát tăng nhanh, do đó để huy động được nguồn vốn NH
bắt buộc phải tăng lãi suất huy động lên, tuy nhiên lãi suất huy động của BIDV –
Cần Thơ cũng còn thấp so với một số NH khác trên địa bàn và công tác huy động
cũng còn hạn chế nên nguồn vốn huy động vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho
khách hàng, do đó NH cần điều chuyển thêm vốn từ Hội sở xuống mà chi phi trả lãi
cho nguồn vốn này cao hơn so vốn huy động.
v So sánh giữa LSBQ đầu vào và LSBQ đầu ra
7,87
13,58
9,57
5,16
7,25 7,8
0
5
10
15
2005 2006 2007
%
LS bình quân đầu ra LS bình quân đầu vào
Hình 10: LSBQ đầu vào và LSBQ đầu ra của BIDV – Cần Thơ
qua 3 năm (2006 – 2008)
Việc phân tích thường xuyên các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất có ý nghĩa to
lớn đối với NHNN và các NHTM trong đó có BIDV – Cần Thơ. Về mặt quản lý vĩ
mô của NHNN, nó là cơ sở để thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất
cho vay trong việc điều hành chính sách lãi suất, còn đối với BIDV trên cơ sở phân
tích để có thể tăng giảm các khoản chi phí nghiệp vụ NH hay lợi nhuận trong hoạt
động tín dụng NH nhằm vừa thu hút được nguồn vốn tiền gửi, vừa tạo điều kiện cho
người vay vốn sử dụng vốn có hiệu quả mà NH vẫn bảo toàn được nguồn vốn của
mình và kinh doanh có lãi.
20 6 2007 8
9,57
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 68 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
Nhìn vào hình ta thấy lãi suất bình quân đầu ra của NH luôn cao hơn lãi suất
bình quân đầu vào, điều này nói lên được NH đã điều chỉnh và cân nhắc mức lãi suất
cho phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo được lợi nhuận cho NH. Tuy nhiên
năm 2007 lãi suất bình quân đầu ra (13,58%) của NH cao hơn nhiều so với lãi suất
bình quân đầu vào (7,25%), là do ngoài chi phí lãi đầu vào, NH còn có thêm chi phí
ngoài lãi như: chi phí nghiệp vụ kinh doanh, chi phí quản lý, chi phí tiền lương và
các khoản chi cho các dịch vụ khác cũng tác động đến lãi suất cho vay của NH, ta có
thể thấy trong bảng 9 chi phí ngoài lãi của NH năm 2007 là 37.891 triệu đồng tăng
21.101 triệu đồng (tương đương 125,68%) so với năm 2006, do chi phí này tăng
mạnh trong năm 2007 nên đã ảnh hưởng đến lãi suất cho vay, làm cho nó tăng cao
so với lãi suất đầu vào. Nhưng tình hình lãi suất đầu ra tăng cũng ảnh hưởng không
nhỏ đối với tình hình kinh doanh của NH vì lãi suất cho vay cao sẽ làm cho nhiều
khách hàng không đến giao dịch với NH nữa mà họ sẽ đến với các NH khác trên
cùng địa bàn có lãi suất cho vay thấp hơn để giao dịch. Do đó NH cần phải phân tích
chi tiết các khoản chi ngoài lãi để nhằm giảm tối đa các khoản chi không cần thiết.
3.2.2.3 Đánh giá kết quả kinh doanh qua các chỉ số tài chính
v Hệ số doanh lợi (ROS):
Nhìn vào bảng ta thấy chỉ số này qua 3 năm biến động không theo một chiều
hướng tăng hoặc giảm mà có sự tăng lên sau đó lại giảm xuống. Năm 2006 là
10,90%, đến năm 2007 tăng lên 12,56% sau đó lại giảm còn 11,41% năm 2008. Như
ta đã biết chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá
hiệu quả quản lý thu nhập của NH. Chỉ số này biến động không ổn định nguyên
nhân là do cơ cấu nguồn vốn hoạt động của ngân hàng không ổn định nghĩa là cơ
cấu giữa 2 loại vốn chính (vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở) có sự khác
nhau qua các năm, mà chúng ta đều biết chi phí phải cho các nguồn vốn này là khác
nhau (vốn huy động có chi phí phải trả thấp nhưng với tình hình cạnh tranh gay gắt
giữa các ngân hàng, cũng như cạnh tranh giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng
khoán, vàng, bất động sản như hiện nay thì việc tăng vốn huy động là rất khó vì để
tăng vốn huy động mà chi phí lên quá cao thì việc tăng nguồn vốn này không còn
nhiều ý nghĩa nữa, tuy nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở có chi phí cao hơn nhưng
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 69 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
bù lại đây là nguồn vốn có thể “dễ dàng” điều chuyển đáp ứng ngay nhu cầu vốn cho
khách hàng). Do đó, cấu trúc vốn của NH ảnh hưởng rất lớn đến chi phí hoạt động
nói chung và chi phí sử dụng vốn nói riêng, điều này sẽ tác động mạnh đến nguồn
thu nhập ròng từ hoạt động (lợi nhuận của NH).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 70 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
Bảng 12: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN (2006 – 2008)
2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008 Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Doanh thu (DT) Triệu đồng 74.937 116.040 127.777 41.103 54,85 11.737 10,11
Tổng chi phí (TCP) Triệu đồng 63.590 95.790 107.528 32.200 50,64 11.738 12,25
Thu nhập lãi (TNL) Triệu đồng 69.869 109.936 86.781 40.067 57,35 (23.155) (21,06)
Chi phí lãi (CPL) Triệu đồng 46.800 57.899 71.636 11.099 23,72 13.737 23,73
Lợi nhuận ròng (LNR) Triệu đồng 8.170 14.580 14.579 6.410 78,46 (1) (0,01)
Tổng tài sản (TTS) Triệu đồng 936.974 838.007 946.538 (98.967) (10,56) 108.531 12,95
Tài sản sinh lời (TSSL) Triệu đồng 888.074 809.330 906.705 (78.744) (8,87) 97.375 12,03
Hệ số doanh lợi (ROS) % 10,90 12,56 11,41 1,66 15,23 (1,15) (9,16)
Vòng quay tổng TS % 8,00 13,85 13,50 5,85 73,13 (0,35) (2,53)
LNR/TTS (ROA) % 0,87 1,74 1,54 0,87 100,00 (0,2) (11,5)
Hệ số chênh lệch TN lãi % 2,60 6,43 1,67 3,83 147,31 (4,76) (74)
TCP/TTS % 6,79 11,43 11,36 4,64 68,34 (0,07) (0,61)
TCP/DT % 84,86 82,55 84,15 (2,31) (2,72) 1,6 1,94
(Nguồn: Phòng kế hoạch – nguồn vốn của BIDV – Cần Thơ).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 71 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
v Vòng quay tổng tài sản:
Chỉ số này của NH biến động không ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 là
8,00%, đến năm 2007 chỉ số này tăng lên mức đáng kể là 13,85% (tương đương mức
tăng là 73,13%) và năm 2008 giảm xuống còn 13,50% (tương đương mức giảm là
2,53%) nhưng mức giảm này không đáng kể. Nguyên nhân năm 2006 chỉ số này
thấp là do NH phân bổ tài sản chưa hợp lý (tiền mặt tại quỹ và các khoản mục tài
sản không sinh lời còn nhiều trong kho quỹ) dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản của
NH còn thấp. Nhưng đến năm 2007 và 2008, tỷ trọng các khoản mục tài sản sinh lời
trong tổng tài sản của NH tăng lên, còn các khoản mục tài sản không sinh lời có xu
hướng giảm xuống, cho thấy NH ngày càng quan tâm, chăm lo đến công tác phân bổ
tài sản cho hợp lý để tạo nguồn thu từ việc sử dụng tài sản ngày càng có hiệu quả
hơn nhằm làm tăng lợi nhuận cho NH.
v Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA):
Qua bảng ta thấy chỉ số ROA của BIDV – Cần Thơ qua 3 năm biến động
không ổn định. Năm 2006 là 0,87%, đến năm 2007 tăng lên đáng kể là 1,74%. Điều
này cho thấy Ngân hàng ngày càng nâng cao được hiệu quả kinh doanh, cơ cấu tài
sản hợp lý và có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục tài sản trước những biến
động của nền kinh tế cho nên nguồn thu nhập từ việc sử dụng tài sản tăng lên đáng
kể. Tuy nhiên trong năm 2007 do phải gia tăng thêm nguồn vốn để đáp ứng đủ nhu
cầu cho khách hàng nên chi phí trả cho việc huy động vốn cũng tăng lên đáng kể,
nhưng tốc độ tăng của thu nhập trong năm này cao hơn tốc độ chi phí phải trả, do đó
lợi nhuận của NH tăng, điều này cũng góp phần làm tăng ROA. Đến năm 2008 chỉ
số này giảm xuống còn 1,54% nhưng mức giảm này không đáng kể, nguyên nhân là
do lợi nhuận của NH trong năm này giảm xuống (1 triệu đồng) so với năm 2007 và
đồng thời tổng tài sản lại tăng lên, điều này dẫn đến ROA của NH giảm.
Theo công thức: ROA = ROS x vòng quay tổng tài sản. Ta có thể nói ROA bị
ảnh bởi 2 nhân tố là ROS và vòng quay tổng tài sản. Sau đây ta phân tích ảnh hưởng
của 2 nhân tố này đến ROA như thế nào.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 72 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
v Hệ số chênh lệch thu nhập lãi:
Từ bảng số liệu cho ta thấy, hệ số này biến động không ổn định qua 3 năm. Cụ
thể năm 2006 là 2,46%, đến năm 2007 tăng lên 6,21%, nguyên nhân là do năm 2007
NH tập trung vào hoạt động tín dụng cao, nguồn thu từ lãi tăng lên dẫn đến tốc độ
tăng của thu nhập lãi ròng nhanh hơn tốc độ tăng của các tài sản sinh lợi, có thể nói
NH hoạt động ngày càng có hiệu quả. Đến năm 2008 chỉ số này giảm còn 1,67%,
nguyên nhân là do trong thời gian này sự cạnh tranh giữa các NH trên cùng địa bàn
thành phố Cần Thơ ngày càng khóc liệt, mà ta đã biết nguồn thu chủ yếu của NH là
từ hoạt động tín dụng, do đó để cạnh tranh cùng với các NH khác, BIDV – Cần Thơ
đã rút ngắn khoảng cách giữa lãi suất vào và lãi suất đầu ra, dẫn đến nguồn thu từ lãi
giảm. Tuy nhiên để đảm bảo hoạt động của NH có hiệu quả, nên BIDV – Cần Thơ
đã không ngừng mở rộng mạng lưới dịch vụ, đưa ra nhiều sản phẩm mới nhằm làm
tăng thêm nguồn thu nhập cho NH.
v Tổng chi phí trên tổng tài sản:
Chỉ số này xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ
số này của NH biến động không ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 là 6,79%, đến
năm 2007 tăng lên đáng kể 11,43% (tương đương tăng khoảng 68,34%), nguyên
nhân là do trong năm 2007 NH đã phải chi ra nhiều cho việc mở rộng thị phần và
nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ của NH mình, đồng thời trong thời kỳ này
chi phí trả lãi của NH cũng tăng lên, do đó đã làm cho tổng chi phí của NH tăng dẫn
đến chỉ số này tăng theo. Tuy nhiên đến năm 2008 chỉ số này có giảm xuống nhưng
mức giảm còn chậm không đáng kể 11,36% (tương đương giảm khoảng 0,61%).
Nếu chỉ nhìn vào số liệu ta có thể đánh giá được NH đang yếu kém trong khâu quản
lý chi phí của mình, nhưng xét về từng khoản mục chi phí cụ thể, nếu chi phí bỏ ra
nhiều cho hoạt động huy động vốn như mở rộng thị phần, mạng lưới phục vụ, đào
tạo trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên và nhất là chi phí trả lãi tăng nhằm
làm tăng nguồn vốn cho NH thì đây là điều tốt vì NH có thể sử dụng nguồn vốn này
để cho vay thu lãi. Tuy nhiên, NH cũng phải quan tâm nhiều đến công tác quản lý
chi phí, để có thể cắt giảm những chi phí thật sự không cần thiết nhằm làm tăng
thêm lợi nhuận cho NH.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 73 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
v Tổng chi phí trên doanh thu:
Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số này của NH không ổn định qua 3 năm và nhìn
chung là chỉ số này luôn ở mức cao (chỉ số này cao là chưa tốt vì chi phí tăng bằng
tốc độ tăng của thu nhập mà điều này sẽ dẫn đến lợi nhuận đạt được tính trên tổng
thu nhập sẽ không cao hay nói cách khác tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận không
cao). Cụ thể năm 2006 là 84,86%, đến năm 2007 giảm còn 82,55% và năm 2008 là
84,15%, nguyên nhân là do trong thời gian này chi phí cho việc đầu tư để đưa ra các
sản phẩm mới tăng và việc kiểm soát chi phí của NH chưa đưa chặt chẽ. Do đó
BIDV Cần Thơ cần nâng cao hơn nữa công tác kiểm soát các khoản mục chi phí
nhằm hạn chế bớt các chi phí không cần thiết.
3.2.2.4 Các chỉ số đo lường rủi ro của ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, rủi ro được xem như một yếu tố
không thể tách rời quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, doanh nhân trên thị
trường. Người ta khẳng định rằng, hơn mọi doanh nghiệp khác, NH phải đối phó với
các loại rủi ro từ mọi nguồn gốc. Những hoạt động kinh doanh mang lại càng nhiều
lợi nhuận ẩn chứa rủi ro càng cao. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, NH
nào không chịu được rủi ro sẽ đi đến thất bại phá sản. Do đó BIDV Cần Thơ cần
phải luôn quan tâm đến các loại rủi ro của NH mình.
Từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
BIDV Cần Thơ, ta có bảng phân tích các chỉ số đo lường rủi ro của NH như sau:
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 74 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
Bảng 13: CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG
GIAI ĐOẠN (2006 – 2008)
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
A. TS nhạy cảm Triệu đồng 773.902 704.041 806.971
Cho vay ngắn hạn Triệu đồng 773.605 703.561 806.680
TG tại các TCTD Triệu đồng 297 480 291
B. NV nhạy cảm Triệu đồng 157.889 208.296 189.588
TG của TCTD Triệu đồng 614 3.333 222
TG không kỳ hạn Triệu đồng 157.275 208.293 189.366
C. TS thanh khoản Triệu đồng 14.369 11.013 9.279
D. Vay ngắn hạn Triệu đồng 3.370 3.970 3.800
E. Vốn huy động Triệu đồng 415.738 505.869 425.172
F. Nợ xấu Triệu đồng 89.745 115.844 34.497
G. Dư nợ Triệu đồng 885.775 808.045 922.827
Rủi ro lãi suất (A/B) Lần 4,90 3,38 4,26
Rủi ro thanh khoản (C-D)/E % 2,65 1,39 1,29
Rủi ro tín dụng (F/G) % 10,13 14,34 3,74
(Nguồn: Phòng kế hoạch – nguồn vốn của BIDV – Cần Thơ)
v Rủi ro lãi suất:
Qua bảng số liệu ta thấy, chỉ số rủi ro lãi suất của BIDV – Cần Thơ qua 3 năm
biến động tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2006 là 4,9 lần, năm 2007 giảm
xuống còn 3,38 lần và đến năm 2008 lại tăng lên 4,26 lần. Điều này nói lên được khi
lãi suất trên thị trường giảm sẽ làm cho thu nhập của NH cũng giảm theo và ngược
lại khi lãi suất tăng thì thu nhập mang lại cho NH cũng tăng. Nguyên nhân tỷ số này
luôn lớn hơn 1 là do NH chịu ảnh hưởng nhiều bởi biến động của lãi suất trên thị
trường, sự không cân xứng giữa các kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn. Cụ thể, nguồn
vốn dài hạn của NH (Tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và nguồn vốn điều chuyển có
thời hạn dài) chiếm tỷ trọng lớn, mà NH chủ yếu đầu tư vào tài sản ngắn hạn (cho
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 75 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
vay ngắn hạn), do đó khi lãi suất thị trường giảm thì nguồn thu nhập từ các khoản
cho vay ngắn hạn cũng giảm theo mà chi phí trả lãi cho vốn dài hạn vẫn chưa thay
đổi dẫn đến thu nhập ròng từ đầu tư giảm, NH có nguy cơ bị rủi ro.
v Rủi ro thanh khoản:
Rủi ro thanh khoản là rủi ro riêng có của NH và liên quan đến sự sống còn của
NH. Từ số liệu ta thấy, chỉ số này của NH có khuynh hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể
năm 2006 là 2,65%, năm 2007 giảm còn 1,39% và đến năm 2008 là 1,29%. Điều
này cho thấy khả năng thanh khoản của NH ngày càng giảm, nguyên nhân là do NH
tập trung đầu tư nhiều vào các tài sản sinh lời để làm tăng nguồn thu nhập nhằm
nâng cao lợi nhuận cho NH, tuy nhiên lợi nhuận luôn đi đôi với rủi ro, do đó lợi
nhuận càng cao rủi ro của NH cũng không nhỏ.
v Rủi ro tín dụng:
Chỉ số này của BIDV Cần Thơ đã được trình bày ở phần đánh giá chất lượng
tín dụng của NH. Nhìn chung chỉ số này luôn ở mức cao trong năm 2006 và 2007,
tuy nhiên đến năm 2008 chỉ số này được cải thiện và ở mức (3,74%) nhưng vẫn còn
cao hơn mức quy định của NHNN là 3% tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ, có thể nói NH đã
ngày càng quan tâm đến chất lượng hoạt động tín dụng của mình. Trên cơ sở này
NH cần nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn của CBTD, công tác thẩm định phải
kỹ, luôn quan tâm đến việc sử dụng vốn của khách hàng để nhằm làm giảm chỉ số
này xuống thấp trong những năm sắp tới, nâng cao chất lượng hoạt động của NH.
Nhận xét: Từ kết quả trên ta xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đặc
biệt là 2 nhân tố (hệ số doanh lợi và vòng quay tổng tài sản) đến ROA qua từng năm
ta thấy, trong năm 2007 các nhân tố này điều làm tăng chỉ số ROA của NH lên
nhưng trong đó vòng quay tổng tài sản ảnh hưởng đến ROA nhiều hơn, điều này nói
lên nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn của NH ngày càng có hiệu quả, công tác phân bổ
tài sản hợp lý và đầu tư ngày càng nhiều vào các khoản mục tài sản sinh lời, do đó
nguồn thu nhập của NH trong 2007 tăng lên đáng kể làm cho chỉ số vòng quay tổng
tài sản cũng tăng theo. Đến năm 2008, ROA giảm là do 2 nhân tố đều giảm, trong đó
giảm nhiều nhất là hệ số doanh lợi, tuy nhiên mức giảm của 2 nhân tố này nhỏ nên
cũng không tác động mạnh đến ROA của NH.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 76 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
Nhìn chung, trong năm 2006 do ngân hàng phân bổ tài sản chưa hợp lý làm cho
hiệu quả sử dụng 1 đồng tài sản đem đầu tư chưa cao, bên cạnh đó còn bị tác động
bởi chi phí khá lớn nên giá trị của ROA còn thấp. Tuy nhiên đến năm 2007 và 2008
ngân hàng có chỉ số ROA cao cho thấy hai năm này ngân hàng đang hoạt động ngày
càng có hiệu quả.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 77 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHO BIDV CẦN THƠ
4.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
Qua kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư và Phát
triển chi nhánh Cần Thơ, có thể rút ra được một số thuận lợi và khó khăn mà ngân
hàng gặp phải trong thời gian qua.
4.1.1 Thuận lợi
- Cần Thơ đã là thành phố trực thuộc Trung Ương, tiềm năng phát triển kinh tế
xã hội còn rất lớn, đặc biệt trong những năm sắp tới Cần Thơ sẽ đồng loạt có Sân
bay Trà Nóc, Cảng Cái Cui, Cầu Cần Thơ đi vào hoạt động, điều này sẽ thúc đẩy sự
phát triến của Cần Thơ nói riêng, cả vùng ĐBSCL nói chung, mà hệ thống ngân
hàng là trung gian tài chính chủ yếu cung cấp vốn cho nền kinh tế, nên muốn phát
triển kinh tế thì phải phát triển thị trường tài chính- ngân hàng.
- Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cần Thơ có vị trí thuận lợi nằm
ngay trên Đại lộ Hòa Bình (trung tâm thành phố Cần Thơ), đây là yếu tố rất quan
trọng vì khách hàng có thể đến giao dịch với NH một cách thuận tiện, bên cạnh đó
chi nhánh luôn được sự quan tâm của Hội sở và các chính quyền địa phương.
- Ngân hàng đã có lịch sử hình thành lâu năm (khoảng 11 năm), nên đã tạo
được uy tín, niềm tin đối với khách hàng. Đồng thời chi nhánh cũng có nhiều khách
hàng đã gắn bó với ngân hàng từ những ngày đầu mới thành lập.
- Cơ sở vật chất hạ tầng được hoàn thiện, mạng lưới phục vụ được mở rộng,
các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú, có đội ngũ nhân viên giàu
kinh nghiệm, ham học hỏi, tinh thần trách nhiệm cao, phong cách phục vụ nhiệt
tình, chuyên nghiệp, đã tạo cho khách hàng cảm giác thân thiện và thoải mái khi
đến giao dịch.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 78 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
- Có đội ngũ cán bộ chủ chốt đều là Đảng viên lâu năm, có đạo đức nghề
nghiệp cao, không vì lợi ích cá nhân mà cho vay khách hàng xấu, hoặc vì thành tích
mà cho vay “bừa” để đạt dư nợ cao.
- Ngân hàng đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001:2000.
4.1.2 Khó khăn
- Việt Nam gia nhập WTO nên buộc phải mở cửa lĩnh vực Tài chính - Ngân
hàng, mà Cần Thơ ngày càng phát triển thì cũng đến lúc các ngân hàng 100% vốn
nước ngoài hoặc Chi nhánh ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trường Cần
Thơ, điều này sẽ gây ra sự cạnh tranh ngày càng căng thẳng, khó khăn cho các ngân
hàng trong nước bởi họ hơn hẳn ta về năng lực quản trị, trình độ và sự chuyên
nghiệp của đội ngũ nhân viên, công nghệ, đặc biệt là sự phong phú và đa dạng về
các sản phẩm và dịch vụ.
- Quy mô của các doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL còn nhỏ, trình độ quản lý yếu,
khả năng cạnh tranh chưa cao, chủ yếu kinh doanh dựa vào kinh nghiệm… cho nên
rủi ro về tài chính của doanh nghiệp là khá cao mà rủi ro của doanh nghiệp thì đi đôi
với rủi ro của NH.
- Thu nhập của ngân hàng chủ yếu được tạo ra từ một số nghiệp vụ truyền
thống như cho vay, bảo lãnh... Ngân hàng còn chưa có sự phát triển về dịch vụ hiện
đại nhiều (mặc dù Hội sở thì đã cho phép Giám đốc toàn quyền phát triển các nghiệp
vụ mới nếu thấy thị trường có nhu cầu trên cơ sở tự cân đối thu chi).
- Khả năng huy động vốn của ngân hàng còn yếu, nguồn vốn huy động được
hàng năm còn quá thấp so với nhu cầu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trên
địa bàn.
- Về hoạt động tín dụng thì chất lượng vẫn còn thấp, NH còn tỷ lệ nợ xấu cao
(tuy có giảm trong năm 2008). NH cần phát huy hơn nữa để tỷ lệ này giảm xuống ở
mức thấp nhất càng tốt.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 79 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
- Do BIDV – Cần Thơ là NH quốc doanh do đó còn phụ thuộc nhiều vào cơ
chế chính sách quản lý của nhà nước nên hoạt động kinh doanh của NH chưa được
linh động như các NH cổ phần khác trên cùng địa bàn thành phố Cần Thơ.
4.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO
NGÂN HÀNG
Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều ngân hàng đã ra đời để đáp
ứng nhu cầu vốn cho các tổ chức kinh tế góp phần xây dựng đất nước. Do đó để tồn
tại và phát triển thì các NH không thể tránh khỏi sự cạnh tranh với nhau. Đồng thời
để NH có thể tiếp tục đứng vững và ngày càng tăng trưởng trong điều kiện kinh tế
thị trường ngày càng mở rộng, thì việc áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh là điều vô cùng cần thiết đối với mọi ngân hàng, đặc biệt là
Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Cần Thơ. Trên cơ sở phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh với tình hình thực tế tại ngân hàng em xin đưa ra một số biện
pháp góp phần vào việc kinh doanh của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn.
4.2.1 Huy động vốn
Theo kết quả phân tích ở phần trên ta thấy khả năng huy động vốn của NH còn
thấp, nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp, cá nhân được điều chuyển
từ Hội sở chiếm tỷ trọng cao, mà chi phí trả lãi cho nguồn vốn này cao. Do đó NH
cần nâng cao khả năng huy động vốn của mình nhằm làm giảm chi phí đầu vào. Sau
đây là một số giải pháp nâng cao nguồn vốn huy động cho BIDV – Cần Thơ:
- Hướng tập trung huy động vào tầng lớp dân cư, vì đây là nguồn huy động ổn
định, ít biến động như tiền gửi của các TCKT. Với định hướng phát triển kinh tế của
thành phố trong những năm tới, đời sống người dân được nâng cao sẽ có nguồn tiền
nhàn rỗi gửi NH.
- Bằng nhiều hình thức trong giao dịch thanh toán thu hút khách hàng mở tài
khoản và giao dịch thanh toán để tận dụng mọi nguồn huy động từ các TCKT, cá
nhân trong và ngoài thành phố. Quan tâm đặc biệt đến các khách hàng truyền thống
của NH mình.
- Tập trung thực hiện chiến lược huy động vốn, tận dụng các nguồn vốn dịch
vụ ủy thác mà Trung ương giao. Bằng các biện pháp hữu hiệu như đa dạng hóa các
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 80 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
hình thức tiền gửi: tiền gửi tiết kiệm dự thưởng, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn 1
tháng... để người dân tiện gửi tiền nhàn rỗi theo từng thời gian. Thông qua đời sống
hàng ngày từng cán bộ nhân viên NH là một tuyên truyền viên, qua người thân, bạn
bè, láng giềng, qua các phương tiện truyền thông đại chúng (quảng cáo trên truyền
hình, báo chí, đài phát thanh...), qua các cơ quan chính quyền địa phương để khai
thác khách hàng.
- Tận dụng lợi thế của NH để triển khai nghiệp vụ trả lương qua tài khoản, huy
động từ các đối tượng nhận lương từ ngân sách nhà nước, cán bộ công nhân viên các
doanh nghiệp trên địa bàn.
- Phong thái phục vụ hòa nhã chu đáo, hướng dẫn chế độ thể lệ tận tình cho tất
cả các khách hàng đến giao dịch. Đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng,
đặc biệt đối với khách hàng truyền thống luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách
hàng trong giao dịch.
- Trong từng tình hình kinh doanh cụ thể chi nhánh sẽ năng động áp dụng lãi
suất tiền gửi theo các hình thức tiền gửi như có kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng... Phát động
các chương trình dự thưởng theo từng thời kỳ thích hợp.
- Hoạt động marketing các sản phẩm dịch vụ của BIDV Cần Thơ cần được
triển khai bài bản, rõ nét hơn.
4.2.2 Về hoạt động cho vay
Bên cạnh việc huy động vốn ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt
hấp dẫn thì NH cũng phải nỗ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để
tránh cho đồng tiền không bị đóng băng làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận thì NH
phải có những biện pháp cân đối hài hòa giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn
nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.
Với thực tế sử dụng vốn vay của NH trong những năm qua xét thấy có nhiều
vấn đề NH cần phải cải thiện nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh mang lại nhiều lợi
nhuận hơn. Vì vậy BIDV - Cần Thơ cần phải thực hiện một số vấn đề sau đây để
nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của mình:
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 81 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
- Đẩy mạnh tốc độ phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
địa bàn, thực hiện chiến lược khách hàng, mở rộng quan hệ tín dụng, từng bước
nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời duy trì khách hàng truyền thống của NH.
Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng phải dựa trên cở sở xếp loại khách hàng theo quy
định của Tổng Giám đốc.
- Ngân hàng không nên xem việc thế chấp là yếu tố quyết định trong cho vay
mà chủ yếu xem xét mục đích vay có mang lại hiệu quả đích thực và có khả năng trả
được nợ hay không từ đó mới đưa ra quyết định cho vay.
- Đơn giản hóa các thủ tục cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng
nhưng trên cơ sở phải đảm bảo khoản vay không gặp rủi ro.
- Trưởng phó phòng tín dụng cần phân công rõ ràng các khu vực quản lý cho
các cán bộ tín dụng. Việc phân chia như vậy sẽ giúp cán bộ tín dụng nắm chắc được
tình hình tài chính cũng như quan hệ làm ăn của từng khách hàng, nắm được xu
hướng phát triển ngành nghề sản xuất kinh doanh trên khu vực mà mình quản lý và
từ đó hiểu được nhu cầu vay vốn của họ. Điều này giúp cho CBTD lập ra phương án
cho vay có hiệu quả, vốn cho vay được cấp phát thật sự đi vào sản xuất kinh doanh
có hiệu quả. Qua đó thu hồi nợ và lãi một cách nhanh chóng và thuận lợi khi đến kì
hạn thanh toán.
- Đào tạo đội ngũ CBTD chuyên nghiệp trong công tác thẩm định và xét duyệt
dự án cho vay, đồng thời nâng cao phẩm chất đạo đức ngày càng tốt.
- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng khi muốn giao dịch với NH.
4.2.3 Về chất lượng tín dụng
- Đi đôi với việc tăng trưởng dư nợ phải tập trung vào chất lượng tín dụng.
Qua phân tích ta thấy chất lượng tín dụng của NH trong năm 2008 được cải thiện rõ
rệt và NH cần phát huy hơn nữa để ngày càng nâng cao chất lượng cho NH. Muốn
được như vậy, NH cần phải phân loại nợ theo đúng quy định, tìm mọi biện pháp thu
hồi triệt để các khoản nợ quá hạn khách hàng có khả năng trả và các khoản nợ đã xử
lý rủi ro ở các năm trước.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 82 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
- Tổ chức xem xét, thẩm định kỹ, chặt chẽ trước khi cấp các khoản tín dụng
mới trong đó có nội dung quan trọng là đánh giá và dự phòng khả năng xảy ra rủi ro.
- Thực hiện hoàn chỉnh, bổ sung và quản lý chặt chẽ hồ sơ tín dụng. Cần ban
hành quy định cụ thể, chặt chẽ về việc lưu trữ, bảo quản và quản lý hồ sơ tín dụng
- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tín dụng, xếp loại khách hàng phù
hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
- Phân tích đánh giá thực trạng tín dụng thương mại, định kỳ rà soát phân loại
tín dụng để kịp thời có biện pháp xử lý, hạn chế các khoản tín dụng xấu, xác định
tiềm ẩn rủi ro để quản lý nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro.
4.2.4 Về công tác tài chính
- Phấn đấu hơn nữa để tăng tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ trong tổng thu nhập.
Tận dụng ưu thế về mạng lưới để đẩy mạnh quảng bá và phát triển dịch vụ như
chuyển tiền trong nước và ngoài nước, dịch vụ Western Union, các dịch vụ hợp tác
với các TCTD khác.
- Thực hiện cơ chế lãi suất linh hoạt, phù hợp với điều kiện môi trường kinh
doanh trên địa bàn để tận dụng tốt các lợi thế trong kinh doanh.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH là nâng cao lợi nhuận.
Điều đó có nghĩa là NH phải nâng cao các khoản thu của mình đồng thời giảm bớt
chi phí hoạt động. Qua phân tích ta thấy chi phí chủ yếu của NH gồm chi phí trả lãi
tiền gửi và trả lãi tiền vay, mà hai khoản chi phí này phụ thuộc vào lãi suất, lãi suất
lại phụ thuộc vào khung lãi suất do NHNN quy định. Vì vậy hai khoản chi phí này
của NH thường không chủ động lắm. Do đó chi phí mà NH có thể điều chỉnh là các
khoản chi phí ngoài lãi, cụ thể là chi phí vật chất và các khoản tiền lương nhân viên,
văn phòng phẩm.
+ Về vật chất như nhà cửa, trang thiết bị máy móc cần phải được bảo quản,
chăm sóc cẩn thận tránh những hư hỏng đáng tiếc làm tăng chi phí sửa chữa, khấu
hao tài sản cố định. Dù là một phần không lớn nhưng cũng góp phần làm giảm chi
phí hoạt động kinh doanh chung của NH.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 83 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
+ Về tiền lương nhân viên ở đây không có nghĩa là giảm lương mà nói về khía
cạnh nghề nghiệp chuyên môn và sự bố trí nhân sự hợp lý của ban lãnh đạo NH.
Như vậy, nếu muốn giảm được một phần chi phí cho NH thì trách nhiệm này thuộc
về các nhà lãnh đạo, họ phải hết sức khéo léo và nhạy bén trong việc bố trí đúng
người, đúng việc và cả trong việc tiếp cận khoa học công nghệ.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 84 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Qua phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của BIDV - Cần Thơ, có thể rút
ra một số kết luận như sau:
v Về tình hình huy động vốn: BIDV – Cần Thơ đã không ngừng nâng cao
công tác huy động vốn như mở rộng quy mô mạng lưới phục vụ, nhiều sản phẩm
dịch vụ đa dạng và phong phú, phong cách phục vụ nhiệt tình của nhân viên NH, do
đó NH đã huy động được nguồn vốn khá cao. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động này
vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các
TCKT, hộ sản xuất và các cá nhân, vì vậy NH cần phải điều chuyển thêm nguồn vốn
từ Hội sở, điều này làm cho chi phí đầu vào của NH cao (vì chi phí trả lãi cho vốn
điều chuyển cao hơn so với chi phí huy động vốn). Có thể nói khả năng huy động
vốn của NH chưa hoàn toàn cao lắm, cho nên NH cần nâng cao hơn nữa công tác
huy động vốn của mình nhằm làm tăng nguồn vốn để sử dụng với chi phí thấp.
v Về hoạt động tín dụng: NH đã sử dụng tốt nguồn vốn huy động và vốn vay
được. Dư nợ của NH tương đối ổn định và trong tầm kiểm soát của chi nhánh. Song
song với việc tăng trưởng tín dụng chi nhánh luôn có những chính sách lựa chọn
những khách hàng tốt, kiên quyết từ chối cho vay đối với những khách hàng không
đảm bảo các điều kiện vay vốn, khách hàng có mức độ rủi ro cao. Tuy chất lượng tín
dụng của NH trong năm 2007 còn thấp nhưng đến năm 2008 thì chất lượng này
được nâng cao. Do đó NH cần phải phát huy hơn nữa để luôn đạt hiệu quả tốt trong
kinh doanh khi mà hiện nay thị trường đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các NH.
v Về kết quả hoạt động kinh doanh: Qua phân tích ta thấy kết quả hoạt động
kinh doanh của NH là tốt, luôn đạt chỉ tiêu lợi nhuận qua các năm. Hoạt động kinh
doanh của NH ngày càng có hiệu quả là do NH đã nhận thức được nếu chỉ thu từ
hoạt động tín dụng NH luôn gặp nhiều rủi ro có thể xảy ra, vì vậy BIDV – Cần Thơ
đã không ngừng nâng cao nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ và đồng thời kiểm
soát chặt chẽ chi phí nhằm hạn chế việc chi tiêu cho những khoản mục không hợp
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 85 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
lý. Bên cạnh kết quả đạt được NH ngày càng nâng cao hơn nữa uy tín chất lượng
phục vụ của mình để nhằm mục tiêu tạo lòng tin cho khách hàng khi đến gửi tiền và
luôn quan tâm đến vấn đề thanh khoản. Đồng thời chú trọng phát triển khách hàng
mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và người có thu nhập cao để nhắm đến trong
việc phát triển thị phần cho vay bán lẻ và cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó là việc đa
dạng hoá mục đích cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người vay
trên cơ sở đảm bảo quy trình thẩm định tín dụng, hiểu biết khách hàng, nắm rõ thông
tin thị trường và chỉ coi tài sản đảm bảo như giải pháp cuối cùng để thu hồi nợ, tuy
nhiên không vì thế mà xem thường khâu định giá, xem xét tính hợp pháp của các tài
sản đảm bảo.
5.2 KIẾN NGHỊ
v Đối với ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cần Thơ
- NH cần nâng cao hơn nữa công tác huy động vốn nhằm làm giảm chi phí đầu
vào cho NH. Tăng cường kiểm soát chi phí hoạt động, khuyến khích tiết kiệm chi
phí, hạn chế tối đa các khoản chi phí bất hợp lý.
- Đào tạo CBTD chuyên môn cao, có phẩm chất tốt và thẩm định dự án cho
vay một cách chính xác nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho NH.
- Giao chỉ tiêu hoạt động cho các phòng giao dịch kết hợp khen thưởng nếu
như hoàn thành tốt chỉ tiêu, đưa ra mức khen thưởng nhiều hơn nếu hoàn thành vượt
mức chỉ tiêu.
- Cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ một mặt để làm tăng tỷ trọng nguồn
thu dịch vụ trong tổng thu nhập của chi nhánh, mặt khác nhằm phân tán rủi ro vì NH
đầu tư quá tập trung vào hoạt động tín dụng.
v Đối với ngân hàng Hội sở
- Hỗ trợ chi nhánh trong việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.
- Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các chi nhánh. Thường xuyên
tổ chức thi đua khen thưởng hoàn thành tốt chỉ tiêu đặc biệt là trong công tác huy
động vốn nếu các chi nhánh hoàn thành vượt chỉ tiêu thì sẽ khen thưởng.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 86 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
- Đơn giản hơn nữa thủ tục vay vốn để tiết kiệm chi phí cho NH và tạo điều
kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn.
v Đối với chính quyền địa phương
- Đề nghị chính quyền địa phương cần có biện pháp chỉ đạo cụ thể cho các
ngành các cấp thực hiện đồng bộ giải pháp thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế bền
vững trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Đối với những hộ có tính trì hoãn không trả nợ mặc dù khả năng tài chính có,
chính quyền thành phố cần có những biện pháp xử lý cứng rắn hơn, cần thiết áp
dụng biện pháp chế tài pháp luật giúp NH thu hồi lại nợ.
- Khẩn trương tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở
hữu nhà ở để tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhận thế chấp, xác định giá trị thế
chấp trong việc cho vay của NH.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Ths. TRẦN QUỐC DŨNG 87 SVTH: DƯƠNG QUANG KHUÊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4. Thái Văn Đại (2007). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ
sách Trường Đại Học Cần Thơ.
5. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). Quản trị ngân hàng thương
mại, Tủ sách Trường Đại Học Cần Thơ.
6. Lê Văn Tư (2005). Quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản tài
chính, Hà Nội.
7. Lê Văn Tư, Lê Tường Văn, Lê Nam Hải (2004). Ngân hàng thương mại,
nhà xuất bản thống kê.
8. Nguyễn Đăng Dờn (2003). Tín dụng ngân hàng, nhà xuất bản thống kê,
thành phố Hồ Chí Minh.
9. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (1999). Phân tích hoạt động kinh
doanh, Nhà xuất bản thống kê.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh cần thơ.pdf