Ngoài ra, một chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của ngân hàng là tỷ suất lợi nhuận (ROA). Từ bảng số liệu trên, ta thấy một đồng tài sản tham gia vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì thu được những mức lợi nhuận càng cao hơn. Nên tỷ số này cũng lớn hơn qua các năm. Nhưng nó không qúa lớn để gây ra rủi ro cho đơn vị. Bởi vì rủi ro và lợi nhuận luôn đi đôi với nhau, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn.
Cuối cùng, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tín dụng nên rủi ro mà ngân hàng gặp phải thường chỉ là rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu đo lường rủi ro này là nợ xấu trên tổng dư nợ. Ta thấy nợ xấu của ngân hàng rất không ổn định. Năm 2004, nợ xấu chỉ là 1.018 triệu đồng, chiếm 0,48% / tổng dư nợ, tỷ lệ này cách rất xa mức tối đa 5% mà Ngân hàng Nhà nước quy định. Điều này chứng tỏ chất lựong tín dụng của ngân hàng rất tốt. Nhưng sang năm 2005, tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ đã lên đến 7,61%, lớn hơn khá nhiều so với mức tối đa của ngành. Nguyên nhân là trong năm này ngân hàng đã đầu tư quá nhiều vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (một lĩnh vực được đánh giá là có rủi ro lớn nhất) nhằm tìm kiếm lợi nhuận cộng với nhiều khoản nợ còn tồn đọng của năm 2004 và các năm trước. Và tình hình đã dần được cải thiện trong năm 2006, khi tỷ lệ này chỉ còn 4,28%. Lý do là các cán bộ tín dụng đã tích cực và chủ động hơn trong công tác thu nợ, cộng với tình hình nuôi tôm trong năm của người dân đã có những dấu hiệu lạc quan và điều quan trọng là ngân hàng đang chủ động giảm dần dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chuyển hướng đầu tư sang các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với lĩnh vực thương nghiệp - dịch vụ.
68 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2679 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó cá nhân hay tổ chức nào bảo lãnh không; Đối với cho vay các dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì phải xem xét năng lực hoạt động của các cơ sở đó, tình hình tài chính của họ như thế nào, có liên tục đạt được lợi nhuận qua 3 năm liền hay không,... Làm tốt được khâu này, doanh số thu nợ của ngân hàng mới được đảm bảo, hạn chế tình trạng nợ tồn đọng kéo dài dẫn đến nợ xấu cao. Vậy thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải đã đạt được những kết quả gì trong quá trình thu hồi nợ, ta sẽ tìm hiểu rõ vấn đề này ở 3 bảng số liệu dưới đây về tình hình thu nợ của ngân hàng.
4.3.2.1. Phân tích doanh số thu nợ theo thời gian
Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI GIAN
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
So sánh
2005/2004
So sánh 2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
DS thu nợ
100.285
142.761
224.744
42.476
42,36
81.983
57,43
- Ngắn hạn
58.805
85.176
126.207
26.371
44,84
41.031
48,17
- Trung, dài hạn
41.480
57.585
98.527
16.105
38,83
40.942
71,09
Nguồn: Phòng tín dụng
Với bảng số liệu này, ta thấy được một tín hiệu tích cực trong 3 năm vừa qua của ngân hàng là doanh số thu nợ liên tục tăng nhanh , tốc độ tăng trưởng lần lượt là 42,36% của năm 2005 so với 2004 và 57,43% của năm 2006 so với năm 2005. Nhưng riêng trong năm 2004, tình hình thu nợ của đơn vị đạt thấp là do:
+ Thời tiết diễn biến bất thường gây thiệt hại cho tôm nuôi; khả năng ứng dụng khoa học công nghệ của người nuôi tôm còn hạn chế, người dân chủ yếu nuôi tôm theo hình thức quảng canh, không cần bỏ nhiều công sức để chăm sóc ao tôm; môi trường nước chưa đảm bảo, cán bộ kỹ thuật còn thiếu và yếu so với yêu cầu, nhất là tuyến xã; đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa đồng bộ. Điều này làm cho diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 11.000ha.
+ Một nhân tố không kém phần quan trọng nữa là trong năm này giá tôm nguyên liệu giảm do phán quyết của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về vụ kiện bán phá giá tôm làm giảm hiệu quả của người nuôi tôm.
Nhưng tình hình đã dần được cải thiện trong năm 2005 cho dù vẫn còn khoảng trên 5.300ha tôm nuôi bị thiêt hại, với mức độ thiệt hại từ 30% - 50%. Và tình hình này đặc biệt cải thiện tốt trong năm 2006, khi có nhiều diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp liên tục trúng mùa.
Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
DSTN
2004
2005
2006
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Hộ GĐ, CN,
THT
98.690
142.271
223.884
43.581
44,16
81.613
57,36
DNNN
0
0
0
0
0
0
0
DNNQD
0
0
280
-
-
-
-
Hợp Tác Xã
1.595
490
580
-1.105
-69,28
90
18,37
Tổng cộng
100.285
142.761
224.744
42.476
42,36
81.983
57,43
Nguồn: Phòng tín dụng
Như vậy, kinh tế hộ vẫn là nguồn thu nợ chủ yếu của ngân hàng, chiếm tỷ trọng trên 98% qua các năm vì đây là thành phần kinh tế giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế của huyện. Đồng thời, nguồn thu này còn không ngừng tăng lên qua từng năm, tốc độ tăng trưởng lần lượt là 44,16% của năm 2005 so với năm 2004 và 57,36% của năm 2006 so với năm 2005. Điều này cho thấy thành phần kinh tế này làm ăn này càng có hiệu quả, họ không chỉ tập trung vào nuôi trồng thủy sản mà còn thực hiện nhiều hình thức kinh doanh khác nhau như: Thương nghiệp – Dịch vụ,…
Bên cạnh đó, do mới bước đầu quan hệ tín dụng với một số doanh nghiệp trên địa bàn, dư nợ trong năm 2005 chỉ là 180 triệu đồng, mà đây là những món cho vay ngắn hạn nên doanh số thu nợ là 280 triệu đồng trong năm 2006, chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đối với thành phần kinh tế này đang rất tốt. Qua đó, thấy được sự chính xác trong việc lựa chọn đối tượng đầu tư đang còn mới mẻ này của đơn vị.
Phân tích doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Bảng 11: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
DSTN
2004
2005
2006
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Nông nghiệp
1.145
768
900
-377
-32,9
133
17,3
NTTS, Muối
90.565
127.642
200.534
37.077
40,9
72.892
57,1
TN - DV
435
1.885
2.539
1.450
333,3
654
34,7
Cho vay ĐS
7.058
7.976
16.047
918
13
8.071
101,2
VCĐ 985
379
586
0
207
54,6
-586
-100
TTCN
127
63
0
-64
-50,4
-63
-100
Khác
576
3.841
4.724
3.265
566,8
883
23
Tổng
100.285
142.761
224.744
42.476
42,4
81.983
57,4
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
Có thể khẳng định doanh số thu nợ theo ngành kinh tế không ngừng tăng qua 3 năm, tốc độ tăng trưởng của năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể là: Năm 2005 so với năm 2004 là 42,4%; năm 2006 so với năm 2005 là 57,4%. Đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng này là do sự gia tăng của nguồn thu nuôi trồng thủy sản, với tốc độ khá cao, trên 40%. Đạt được kết quả này là do tình hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả hơn trong những năm gần đây, và công tác thu hồi nợ đang được triển khai tích cực hơn. Bên cạnh đó, còn là sự đóng góp của doanh số thu nợ đối với lĩnh vực cho vay đời sống, có năm tốc độ tăng trưởng đã trên 100%. Một phần là do Chính phủ đã có nhiều lần tăng lương trong thời gian qua và đời sống của đại đa số cán bộ, công nhân viên chức trong huyện từng bước được nâng cao. Ngoài ra, ta không thể không nhắc đến sự gia tăng của nguồn thu từ cho vay Thương nghiệp - Dịch vụ và cho vay khác. Song song với sự gia tăng của nguồn thu từ các lĩnh vực này là sự sụt giảm của nguồn thu từ nông nghiệp do dư nợ đối với ngành này liên tục giảm.
Phân tích tình hình dư nợ cho vay của ngân hàng
Khi phân tích về tình hình cho vay và thu nợ của ngân hàng, chỉ tiêu quan trọng nhất là dư nợ cho vay. Bởi vì dư nợ là số tiền mà khách hàng đang còn nợ ngân hàng, chỉ có số tiền này mới là nguồn sinh lợi chính cho ngân hàng. Vì vậy, trong quá trình phân tích đề tài nghiên cứu này, em thường tập trung vào phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng, cụ thể là tình hình dư nợ cho vay theo thời gian, theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế. Chúng ta có thể tìm hiểu ngay ở phần phân tích dưới đây.
4.3.3.1. Phân tích dư nợ cho vay theo thời gian
Bảng 12: DƯ NỢ CHO VAY THEO THỜI GIAN
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
So sánh
2005/2004
So sánh 2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Dư nợ cho vay
212.798
221.815
103.351
9.017
4,24
-118.464
-53,41
- Ngắn hạn
90.414
117.869
54.511
27.455
30,37
-63.358
-53,75
- Trung, dài hạn
122.384
103.946
48.840
-18.438
-15,07
-55.106
-53,01
Nguồn: Phòng tín dụng
Như chúng ta đã biết, cho vay ngắn hạn càng nhiều sẽ giúp đơn vị hạn chế được rủi ro, đồng thời vòng quay vốn tín dụng sẽ nhanh hơn, do đó ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội đầu tư hơn. Ở đây Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải đang đầu tư theo hướng đó. Vì vậy, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ cho vay trung, dài hạn, tỷ lệ này trong 2 năm 2005 và 2006 lần lượt là 53,14% và 52,74%. Nhưng trong năm 2004, dư nợ cho vay trung, dài hạn lại cao hơn dư nợ cho vay ngắn hạn, chiếm tỷ trọng là 57,51% trên tổng dư nợ cho vay. Có thể lý giải cho vấn đề này là do các khoản nợ còn tồn đọng từ cho vay khắc phục hậu quả bão số 5 năm 1997. Bên cạnh đó, một nguyên nhân không thể thiếu được đã làm cho dư nợ cho vay ngắn hạn luôn lớn hơn dư nợ cho vay trung, dài hạn là những món cho vay của ngân hàng thường phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản của người dân. Mà đây là những món cho vay theo mùa vụ, thường là 3 đến 6 tháng cho một hầm tôm nuôi, một vụ lúa. Đặc biệt, ta còn thấy tỷ trọng của dư nợ cho vay đối với 2 loại kỳ hạn này không có chênh lệch nhiều nên ngân hàng đã có sự cân đối giữa 2 yếu tố: hạn chế rủi ro và đảm bảo lợi nhuận.
Phân tích dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 13: DƯ NỢ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Dư nợ
2004
2005
2006
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Hộ GĐ, CN,
THT
212.308
221.345
102.951
9037
4,26
-118.394
-53,49
DNNN
0
0
0
0
0
0
0
DNNQD
0
180
400
180
-
220
122,22
Hợp Tác Xã
490
290
0
-200
-40,82
- 290
-100
Tổng cộng
212.798
221.815
103.951
9.017
4,24
-117.864
-53,14
Nguồn: Phòng tín dụng
Kinh tế hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trên tổng dư nợ, lần lượt là 99,77% năm 2004; 99,79% năm 2005 và 99,04% năm 2006 do nền kinh tế chủ đạo của huyện là thủy, hải sản, muối. Số dư nợ còn lại là của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và Hợp tác xã. Tuy nhiên, để có thể thích ứng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị, ngân hàng đã mở rộng cho vay nhiều thành phần kinh tế khác nhau, trong đó, chi nhánh đang hướng đến cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mặc dù, tổng số Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn là 95 doanh nghiệp, mục đích sản xuất kinh doanh: Sản xuất nước đá, sửa chữa cơ khí, xăng dầu,…nhưng đến cuối năm 2006, ngân hàng mới chỉ quan hệ tín dụng được với 3 doanh nghiệp, với dư nợ cho vay là 400 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,39%. Đây là con số rất khiêm tốn so với tiềm năng của đơn vị. Một phần là do nhiều doanh nghiệp đã có mối quan hệ với các ngân hàng khác, mặt khác, do cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là một hạn chế mà ngân hàng đang cố gắng khắc phục để thích ứng với tình hình mới.
Trong các thành phần kinh tế trên, kinh tế hộ gia đình cá nhân, tổ hợp tác là đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện vì họ chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Để hiểu rõ thành phần kinh tế này, ta cùng phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế như dưới đây.
Phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế
Bảng 14: DƯ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Dư nợ
2004
2005
2006
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Nông nghiệp
1007
860
516
-147
-14,6
-344
-40
NTTS, Muối
145.154
196.777
82.738
51.623
35,6
-114.039
-57,9
TN - DV
1.235
2.368
3.497
1.133
91,7
1.129
47,7
Cho vay ĐS
21.439
20.536
15.282
-903
-4,2
-5.254
-25,6
VCĐ 985
43.458
0
0
-43.458
-100
-
-
TTCN
372
254
0
-118
-31,7
-254
-100
Ngành khác
133
1.020
1.318
887
666,9
298
29,2
Tổng
212.798
221.815
103.351
9.037
4,3
-118.694
-53,5
Nguồn: Phòng tín dụng
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể khẳng định rằng dư nợ cho vay đối với ngành thủy, hải sản, muối chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng dư nợ cho vay đối với các ngành kinh tế, cụ thể là 68,14% năm 2004; 88,77% năm 2005 và 80,37% năm 2006. Điều này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện, đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản theo tinh thần Nghị quyết 09 của Chính phủ mà cụ thể là đề án quy hoạch cơ cấu sản xuất vùng Bắc và Nam Quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu. Với định hướng đó, diện tích đất trồng lúa ngày càng thu hẹp, đến nay diện tích này chỉ còn 897ha và làm nhiều vùng đất bị ngập mặn nên việc trồng một số loại cây ăn trái thí điểm ở một số khu vực như ấp Vĩnh Điền thuộc xã Long Điền Đông chưa mang lại hiệu quả cao; Không chỉ có vậy, dịch cúm gia cầm đang có chiều hướng bùng phát mạnh trong 3 năm qua. Do đó, ngân hàng đã giảm dư nợ cho vay đối với ngành nông nghiệp, tốc độ giảm của năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2005 so với năm 2004 là 14,60% và năm 2006 so với 2005 là 40%.
Cùng với đó, định hướng này đã làm cho diện tích đất phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Đến năm 2006, diện tích này là 38.617ha với các mô hình nuôi: Công nghiệp và bán công nghiệp là 836,6ha; quảng canh cải tiến và kết hợp 37.545,4ha; nuôi thủy sản khác là 235ha. Điều này đã kéo theo sự gia tăng của dư nợ cho vay đối với ngành thủy, hải sản, muối, chủ yếu là dư nợ đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chuyển đổi. Đến năm 2005, số tiền này đã lên đến 196.777 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng so với năm 2004 là 35,6%. Nhưng đây là một lĩnh vực chứa đựng rất nhiều rủi ro, do việc nuôi trồng thủy sản chuyển đổi phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan như: Điều kiện thời tiết không ổn định, nguồn nước thường xuyên bị ô nhiễm, chất lượng con tôm giống chưa được đảm bảo, kỹ thuật nuôi tôm còn lạc hậu, giá cả tôm nguyên liệu rất bấp bênh thường đi theo với câu nói “được mùa mất gía”,…Lường trước được điều này, để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động của ngân hàng, đơn vị đã chủ động giảm dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chuyển đổi sao cho vẫn đảm bảo được sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố: hoàn thành mục tiêu lợi nhuận và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Vì lẽ đó, dư nợ cho vay năm 2006 đã giảm mạnh so với năm 2005, số tuyệt đối là 114.039 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 57,9%. Bên cạnh đó, việc dư nợ cho vay đối với ngành này giảm cũng là lẽ tất nhiên vì việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản chuyển đổi như: hệ thống kênh mương, cống rãnh,…đã dần được hoàn thiện từ những năm đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cho nên trong năm 2006, ngân hàng chủ yếu đầu tư để phục vụ cho nhu cầu mua con giống, thức ăn nuôi tôm, công chăm sóc,…của người dân.
Cũng nhằm mục tiêu hạn chế rủi ro nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận, ngân hàng đã dần chuyển dịch cơ cấu tín dụng, từng bước tập trung nhiều hơn vào cho vay thương nghiệp dịch vụ. Đây được đánh giá là một trong những ngành nghề cho vay chứa đựng ít rủi ro của ngân hàng. Mặc dù, dư nợ cho vay của ngành này liên tục tăng qua các năm, với tốc độ tăng trưởng cao từ 47% trở lên nhưng nó chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng dư nợ cho vay đối với các ngành kinh tế, từ năm 2004 đến 2006 là 0,5%; 1,1% và 3,4%. Điều này không do ở phía ngân hàng mà nguyên nhân chính là việc chuyển hướng kinh tế sang công thương nghiệp – dịch vụ của huyện vẫn diễn ra rất chậm. Đồng thời, năng lực hoạt động của một số cơ sở kinh doanh thương nghiệp - dịch vụ trên địa bàn còn nhiều hạn chế như: không có tài sản thế chấp khi vay vốn,…
Ngoài ra, một lĩnh vực cho vay cũng đóng góp khá nhiều vào tổng dư nợ cho vay theo ngành của ngân hàng, đó là cho vay đời sống, với tỷ trọng lần lượt là 10,07% năm 2004; 9,26% năm 2005 và 14,79% năm 2006. Nó chỉ đứng sau dư nợ cho vay đối với ngành thủy, hải sản, muối. Ở đây, ngân hàng chủ yếu cho vay tiêu dùng để phục vụ cho nhu cầu mua xe, sửa chữa nhà cửa, và đáp ứng những nhu cầu về vật chất ngày càng cao của người dân. Đây được xem là một lĩnh vực cho vay ít rủi ro nhất của đơn vị. Tuy nhiên, do đây là những món vay trung hạn nên qua 3 năm ngân hàng đang tiến hành thu hồi dần nợ gốc. Vì vậy, dự nợ cho vay đối với lĩnh vực này không ngừng giảm xuống trong 3 năm qua, cụ thể là 4,82% của năm 2005 so với 2004 và 13,80% của năm 2006 so với 2005.
Cuối cùng, là dư nợ cho vay đối với các ngành còn lại, bao gồm: Cho vay ngành tiểu thủ công nghiệp, cho vay theo vốn chỉ định 985 (Nguồn vốn khắc phục cơn bão số 5/1997) và cho vay cầm cố chứng từ có giá (ngành khác). Qua bảng số liệu trên, ta thấy dư nợ cho vay đối với các ngành này biến động rất bất thường, thể hiện rõ nét nhất là ngành tiểu thủ công nghiệp và vốn chỉ định 985. Đối với vốn chỉ định 985 là những khoản nợ còn tồn đọng từ cho vay khắc phục hậu quả bão số 5 năm 1997, còn ngành tiểu thủ công nghiệp thì trong thời gian gần đây trên địa bàn huyện không còn làng nghề truyền thống nào, mà nếu còn thì chỉ hoạt động cầm chừng không có hiệu quả. Đồng thời, ngân hàng còn cho vay theo hình thức cầm cố chứng từ có giá, nhưng dư nợ cho vay của ngành này chiếm tỷ trọng không đang kể nên được xếp vào ngành khác, và ít được ngân hàng quan tâm đến.
Phân tích các chỉ số ảnh hưởng đến nghiệp vụ cho vay
Bảng 15: CÁC CHỈ SỐ DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2004
2005
2006
Tổng nguồn vốn huy động
Triệu đồng
31.555
56.265
38.315
Doanh số thu nợ
Triệu đồng
100.285
142.761
224.744
Tổng dư nợ cho vay
Triệu đồng
212.798
221.815
103.351
Nợ quá hạn
Triệu đồng
1.454
89.327
5.720
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
212.525
266.025
201.896
Dư nợ trên vốn huy động
Lần
6,74
3,94
2,70
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
%
0,68
40,27
5,53
Vòng quay vốn tín dụng
Vòng
0,47
0,54
1,11
Nguồn: Phòng tín dụng cung cấp
Trước hết, em nói về chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động. Như chúng ta đã biết đây là chỉ tiêu cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả. Thông thường, chỉ tiêu này phải nhỏ hơn 1, có như vậy thì khả năng huy động vốn mới đáp ứng được nhu cầu cho vay của đơn vị, không phải xin điều chuyển vôn từ cấp trên. Tuy nhiên, đối với một ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ ở một huyện vùng sâu, vùng xa như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu, Ngân hàng Nhà nước vẫn cho phép tỷ lệ này lớn hơn 1. Thực tế cho thấy tỷ số dư nợ / vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp huyện Đông Hải qua 3 năm luôn lớn hơn 1.Nếu như năm 2004 bình quân 6,74 đồng dư nợ thì chỉ có một đồng vốn huy động tham gia. Nhưng sang năm 2005, tình hình này đã trở nên tốt hơn, khi bình quân 3,94 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động tham gia. Điều này chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng đang phát triển tốt trong bối cảnh tổng dư nợ vẫn đang tăng. Đây thực sự là một tín hiệu lạc quan trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, đến năm 2006, khả năng huy động vốn của ngân hàng đã giảm, chỉ còn 38.315 triệu đồng, giảm 31,9% so với năm 2005. Cùng với đó, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh cũng giảm đi trông thấy, do ngân hàng đang chủ động giảm dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Nhưng điều này đã làm cho chỉ số dư nợ / vốn huy độngtiếp tục giảm xuống, chỉ còn 2,7 lần. Và sự giảm xuống của chỉ số này cho thấy ngân hàng đã có sự cân đối giữa vốn huy động và dư nợ cho vay.
à Như vậy, với khả năng huy động vốn và nhu cầu đầu tư tín dụng như trên, ngân hàng phải xin điều chuyển vốn từ cấp trên với số tiền qua 3 năm lần lượt là:
+ Năm 2004: 244.917.537.638 (đồng)
+ Năm 2005: 172.473.855.128 (đồng)
+ Năm 2006: 170.362.932.966 (đồng).
Bên cạnh đó, một chỉ tiêu không thể thiếu được khi đánh giá chất lượng nghiệp vụ cho vay, đó là nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng diễn biến rất phức tạp. Nếu như năm 2004 chỉ có 1.454 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,68% trên tổng dư nợ thì sang năm 2005 con số này đã lên đến 89.327 triệu đồng, chiếm tới 40,27% trên tổng dư nợ. Đây là một con số quá lớn so với một chi nhánh cấp II của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng này là nhiều món vay trung, dài hạn đã đến hạn, cộng với nhiều món nợ còn tồn đọng trong năm 2004 chuyển sang do năm này diện tích nuôi tôm của huyện bị thiệt hại nặng nề nhất, và trong năm 2005 cũng có nhiều hầm tôm bị thiệt hại với diện tích khoảng 5.300ha bị thiệt hại (như phân tích ở phần trên). Nhưng tình trạng nêu trên đã dần được cải thiện trong năm 2006, với tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ chỉ còn 5,53%. Một phần là do trong năm thực hiện văn bản số 3973 / NHN0 – XLRR ngày 06/11/2006 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc đánh giá lại chất lượng tín dụng, có hơn ½ tổng dư nợ đã được đánh giá lại do khách hàng suy giảm khả năng trả nợ đã được xử lý theo cơ chế.
Cuối cùng, khi phân tích về các chỉ số ảnh hưởng đến nghiệp vụ cho vay, không thể không nói đến vòng quay vốn tín dụng. Chỉ tiêu này càng lớn, càng nhanh chứng tỏ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ổn định và ngày càng phát triển. Thực tế trên bảng số liệu cho thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng càng ngày càng tăng. Thật vậy, trong năm 2004, đây là năm có diện tích nuôi tôm bị thiệt hại nặng nề nhất, đã lên đến 11.000ha. Điều này làm cho việc thu hồi nợ rất chậm nên vòng quay tín dụng chỉ là 0,47 vòng. Tuy nhiên, tình hình này đã tiến triển tốt trong năm 2005, diện tích nuôi tôm ít bị thiệt hại hơn nên vòng quay tín dụng đã tốt hơn, đạt 0,54 vòng. Đặc biệt trong năm 2006, vòng quay này đã lớn hơn 1, đạt 1,11 vòng - một con số rất khả quan đối với công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Điều này chứng tỏ ngân hàng luôn có sự quan tâm đặc biệt đến công tác thu hồi nợ, xem đó như là chỉ tiêu để đánh giá năng lực hoạt động của nhân viên. Điều này đã kích thích được tinh thần hăng say lao động của đội ngũ nhân viên trong ngân hàng. Cùng với đó, tình hình nuôi tôm trong năm của người dân đã đạt được những kết quả rất khả quan, không còn những vụ mất mù liên tục như các năm trước đó nữa. Với vòng quay tín dụng này, ngân hàng có thể tạo ra được sự ổn định trong cho vay cũng như thu hồi nợ, tránh tình trạng cho vay thì nhiều nhưng thu lại chẳng được bao nhiêu. Có như vậy, lợi nhuận của đơn vị mới được đảm bảo và rủi ro tín dụng mới được hạn chế triệt để.
? Tóm lại, các chỉ số ảnh hưởng đến nghiệp vụ cho vay đã từng bước được cải thiện tốt hơn qua các năm. Qua đó, chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của đơn vị càng hiệu quả hơn.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thể hiện qua chỉ tiêu về lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiều nhà đầu tư đến mua cổ phần khi tiến hành cổ phần hóa, nhiều khách hàng đến giao dịch và quan hệ với ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Muốn vậy, đơn vị cần có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao thu nhập và giảm chi phí. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp huyện Đông Hải, tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của đơn vị như thế nào, chi nhánh đã có những biện pháp gì để có được nguồn thu nhập cao và giảm chi phí ở mức hợp lý, chúng ta sẽ phân tích bảng số liệu sau:
Bảng 16: THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM (2004 – 2006)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
So sánh
2005/2004
So sánh 2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Thu nhập
20.544,2
24.061
23.528
3.516,8
17,12
-533
-2,22
- Thu lãi CV
20.514
23.922
23.321
3.408
16,61
-601
-2,51
- Thu lãi TG
19
25
36
6
31,58
11
44
- Thu ngoài TD
11,2
114
171
102,8
917,86
57
50
Chi phí
19.312,1
20.973,2
18.648
1.661,1
8,60
-2.325,2
-11,09
- Chi trả lãi TG
1.061
1.404
1.634
343
32,33
230
16,38
- Chi trả lãi TV
18.251
19.569
17.013
1.318
7,22
-2.556
-13,06
- Chi về KD NT
0,1
0,2
1
0,1
100
0,8
400
Lợi nhuận
1.232,1
3.087,8
4.880
1.855,7
150,61
1.792,2
58,04
Nguồn: Phòng kế toán
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng ngày càng hiệu quả. Điều này thể hiện qua sự tăng trưởng của lợi nhuận, cụ thể là: Năm 2005 so với 2004 là 150,61%; năm 2006 so với 2005 là 58,04%. Với lợi nhuận này, ngân hàng có thể đảm bảo quỹ tiền lương cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị và có tích lũy. Đây thực sự là thành công đối với một Ngân hàng Thương mại quốc doanh còn non trẻ như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải. Để có được lợi nhuận như vậy, chi nhánh luôn đảm bảo thu nhập lớn hớn chi phí qua từng năm.
Về thu nhập, nó tăng trưởng không ổn định nếu như năm 2005 so với năm 2004 là tăng 17,12% thì năm 2006 so với 2005 lại giảm 2,22%. Lý giải cho điều này là nguồn thu lãi cho vay tăng giảm qua các năm. Việc nguồn thu này giảm là do dư nợ cho vay có sự tăng giảm (như đã phân tích ở phần cho vay). Cùng với đó, đây là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lần lượt là 99,85% năm 2004; 99,42% năm 2005 và 99,12% năm 2006. Như vậy, tỷ trong này thấp hơn qua các năm, tạo điều kiện cho sự gia tăng của tỷ lệ thu ngoài tín dụng. Ở đây là nguồn thu từ kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ ngân hàng như chi trả kiều hối qua dịch vụ Western Union, trả tiền qua tài khoản Nostro. Mặc dù nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa tới 1%, nhưng tỷ lệ này không ngừng tăng lên và số tiền thu được qua các dịch vụ này cũng liên tục tăng, có năm tốc độ tăng trưởng đã lên đến 917,86%. Đó thực sự là một bước chuyển hướng phù hợp của ngân hàng trong thời buổi cạnh tranh và hội nhập như hiện nay. Bởi vì một ngân hàng có tỷ lệ thu ngoài tín dụng càng cao thì rủi ro càng ít.
Có được nguồn thu ngoài tín dụng luôn tăng trưởng với mức cao như vậy là do doanh số thu đổi ngoại tệ và chi trả kiều hối qua 3 năm đều tăng, thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 17: DOANH SỐ THU ĐỔI NGOẠI TỆ VÀ CHI TRẢ KIỀU HỐI
CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Đơn vị tính: USD
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
So sánh
2005/2004
So sánh 2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Thu đổi NT
195.476
645.710
1.013.719
450.234
230,3
368.009
57
+ Bàn TT
135.750
227.820
431.597
92.070
67,8
203.777
89,5
+ Bàn ĐL
59.726
417.890
582.122
358.164
599,7
164.232
3,9
Chi trả KH
9.589
124.195
297.775
114.606
119,5
173.580
139,8
+ W.U.
9.589
107.947
253.895
-
-
145.948
135,2
+ Nostro
0
16.248
43.880
-
-
27.632
170,1
Nguồn: Phòng kế toán
Có thể nói hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng đang phát triển rất tốt, với tốc độ tăng trưởng rất cao trên 100%. Cụ thể, thu đổi ngoại tệ đạt tốc độ tăng trưởng 57% và chi trả kiều hối tăng gấp 2,40 lần. Có được kết quả này là do trong năm 2006 đơn vị áp dụng nhiều giải pháp thu hút khách hàng nhận tiền kiều hối tại đơn vị, triển khai kịp thời các chương trình khuyến mãi do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh phát động vào dịp cuối năm đã thu hút được một lượng khách hàng khá. Đồng thời, đơn vị còn chú trọng đến công tác mở rộng đại lý thu đổi ngoại tệ, năm 2006 số bàn đại lý tăng thêm 2 nâng tổng số bàn đại lý của đơn vị hiện nay lên 4, giúp đơn vị có những thuận lợi hơn trong công tác quảng bá giới thiệu dịch vụ đến đối tượng tiềm năng.
Bên cạnh đó, một nguồn thu không thể không có trong quỹ thu nhập của ngân hàng là thu lãi tiền gửi. Đó là tiền lãi thu được qua tiền dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước và tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Đây là những khoản tiền gửi bắt buộc của đơn vị, thường thì khoản thu từ tiền gửi này chiếm tỷ lệ rất nhỏ và không ảnh hưởng đến tổng thu của chi nhánh.
Về chi phí, chủ yếu là khoản chi trả lãi tiền vay – đó là phí sử dụng vốn Trung ương, chiếm tỷ trọng rất cao qua 3 năm (2004 – 2006), lần lượt là 94,51%; 93,31% và 91,23%. Điều này chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng tuy có chiều hướng phát triển tốt (như phân tích ở phần huy động vốn) nhưng vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu cho vay nên ngân hàng phải vay vốn từ Trung ương, lãi suất hiện nay là 0,75%/tháng. Lãi suất này còn lớn hơn lãi suất huy động mà ngân hàng đang áp dụng. Do đó, làm cho chi phí của đơn vị luôn ở mức cao. Đồng thời, cũng giống như thu nhập, chi phí của đợn vị cũng có sự tăng giảm theo sự tăng giảm của dư nợ cho vay.
ĐVT: Triệu đồng
Sau khi phân tích ở trên, để dễ dàng nhận thấy vấn đề, ta nhìn vào đồ thị dưới đây:
Hình 6: THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN
Như chúng ta đã biết, rủi ro và lợi nhuận là 2 chỉ tiêu luôn đi đôi với nhau và có sự đánh đổi lẫn nhau, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. Ngân hàng Nông nghiệp huyện Đông Hải đã có những biện pháp gì để dung hòa cả hai yếu tố trên, em sẽ nói rõ hơn ở phần phân tích bảng số liệu dưới đây:
Bảng 18: CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2004
2005
2006
Doanh thu
Triệu đồng
20.544,2
24.061
23.528
Lợi nhuận ròng
Triệu đồng
1.232,1
3.087,8
4.880
Tổng tài sản
Triệu đồng
111.229
124.344
106.139
Tổng dư nợ cho vay
Triệu đồng
212.798
221.815
103.351
Nợ xấu
Triệu đồng
1.018
16.870
4.421
Hệ số doanh lợi
%
5,99
12,83
20,74
Hệ số sử dụng tài sản
%
18,47
19,35
22,17
Tỷ suất lợi nhuận (ROA)
%
1,11
2,48
4,60
Nợ xấu / Tổng dư nợ
%
0,48
7,61
4,28
Nguồn: Phòng kế toán – kho quỹ
Nhìn chung, các tỷ số đo lường rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng đang phát triển tốt. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị không ngừng được nâng cao.
Trước hết, là chỉ tiêu hệ số doanh lợi. Chỉ số này cao hơn qua các năm. Điều này cho thấy hiệu quả của một đồng thu nhập càng lớn, nếu năm 2004 là 20.544,2 đồng thu nhập tạo nên 1.232,1 đồng lợi nhuận thì đến năm 2005 thu nhập lại tiếp tục tăng tăng kéo theo sự gia tăng của lợi nhuận. Và tình hình càng tốt hơn trong năm 2006, tuy thu nhập có giảm đôi chút nhưng lợi nhuận vẫn tiếp tục tăng. Qua đó, thấy được ngân hàng đã có nhiều biện pháp giảm chi phí hiệu quả hơn.
Tiếp đến, cũng giống như hệ số doanh lợi, chỉ tiêu hệ số sử dụng tài sản cũng liên tục tăng, mặc dù tổng tài sản và doanh thu lại có sự tăng giảm. Do đó, ta thấy được hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Thực tế cho thấy đơn vị đã có cách phân bổ tài sản hợp lý, không chỉ tập trung vào cho vay nuôi trồng thủy sản chuyển đổi mà còn chuyển hướng đầu tư vào các lĩnh vực khác như: Thương nghiệp – Dịch vụ,…và đối tượng khác như: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh,…vừa đảm bảo lợi nhuận và hạn chế được rủi ro.
Ngoài ra, một chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của ngân hàng là tỷ suất lợi nhuận (ROA). Từ bảng số liệu trên, ta thấy một đồng tài sản tham gia vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì thu được những mức lợi nhuận càng cao hơn. Nên tỷ số này cũng lớn hơn qua các năm. Nhưng nó không qúa lớn để gây ra rủi ro cho đơn vị. Bởi vì rủi ro và lợi nhuận luôn đi đôi với nhau, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn.
Cuối cùng, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tín dụng nên rủi ro mà ngân hàng gặp phải thường chỉ là rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu đo lường rủi ro này là nợ xấu trên tổng dư nợ. Ta thấy nợ xấu của ngân hàng rất không ổn định. Năm 2004, nợ xấu chỉ là 1.018 triệu đồng, chiếm 0,48% / tổng dư nợ, tỷ lệ này cách rất xa mức tối đa 5% mà Ngân hàng Nhà nước quy định. Điều này chứng tỏ chất lựong tín dụng của ngân hàng rất tốt. Nhưng sang năm 2005, tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ đã lên đến 7,61%, lớn hơn khá nhiều so với mức tối đa của ngành. Nguyên nhân là trong năm này ngân hàng đã đầu tư quá nhiều vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (một lĩnh vực được đánh giá là có rủi ro lớn nhất) nhằm tìm kiếm lợi nhuận cộng với nhiều khoản nợ còn tồn đọng của năm 2004 và các năm trước. Và tình hình đã dần được cải thiện trong năm 2006, khi tỷ lệ này chỉ còn 4,28%. Lý do là các cán bộ tín dụng đã tích cực và chủ động hơn trong công tác thu nợ, cộng với tình hình nuôi tôm trong năm của người dân đã có những dấu hiệu lạc quan và điều quan trọng là ngân hàng đang chủ động giảm dần dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chuyển hướng đầu tư sang các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với lĩnh vực thương nghiệp - dịch vụ.
ð Qua 2 bảng số liệu là bảng 15 và bảng 18, ta thấy giữa nợ quá hạn và nợ xấu có sự khác nhau. Theo quyết định 493 năm 2005 mà Ngân hàng Nhà nước ban hành về việc phân loại nợ thì:
+ Nợ quá hạn là nợ nhóm 2.
+ Nợ xấu là nợ nhóm 3, 4, 5.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢI
5.1. NHỮNG MẶT LÀM ĐƯỢC CỦA NGÂN HÀNG
u Nguồn vốn huy động từ dân cư có tăng trưởng khá, cơ cấu nguồn vốn đã từng bước được điều chỉnh tương đối phù hợp theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, cụ thể: Tiền gửi dân cư đến 31/12/2006 là 18.700 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 48,81% / Tổng nguồn vốn huy động. Ngoài ra, từ công tác chỉ đạo điều hành đến việc thực hiện đều xác định công tác huy động vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Đồng thời, Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh đã đề ra lãi suất huy động linh hoạt hơn phù hợp với yêu cầu cạnh tranh.
u Về cho vay, ngân hàng đã từng bước chuyển hướng đầu tư sang cho vay Thương mại - dịch vụ, với những khách hàng mới như: Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh,…nhưng vẫn đảm bảo dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người nuôi tôm. Điều này giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro nên nợ xấu trong năm 2006 đã giảm, tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ đạt yêu cầu, dưới mức tối đa mà Ngân hàng Nhà nước cho phép.
u Đối với tình hình tài chính của đơn vị, ngân hàng luôn đảm bảo thu nhập lớn hơn chi phí và lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng qua từng năm. Lý do là chi nhánh đã có nhiều biện pháp giảm chi phí tích cực như tăng cường huy động vốn nhằm giảm chi phí sử dụng vốn Trung ương nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu đầu tư tín dụng.
5.2. NHỮNG TỒN TẠI VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ
Mặc dù cơ cấu vốn huy động của đơn vị đã từng bước được điều chỉnh hợp lý hơn nhưng việc huy động nguồn vốn từ dân cư vẫn còn thấp và còn gặp nhiều khó khăn. Một mặt là do lãi suất huy động của chi nhánh còn thấp hơn so với các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn. Mặt khác, do đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn nên số tiền nhàn rỗi trong dân cư không nhiều.
Nợ xấu tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Bởi vì tình hình nuôi tôm của người dân trong huyện còn nhiều khó khăn và nhất là trong năm 2004 với mức thiệt hại lên đến 11.000ha. Bên cạnh đó, công tác thẩm định trước khi cấp tín dụng còn sơ sài, không đúng với quy trình thẩm định, thiếu thẩm định thực tế đối với khách hàng về điều kiện sản xuất, quy mô sản xuất, khả năng tài chính của hộ vay đã dẫn đến nợ xấu vẫn còn cao.
Dư nợ cho vay đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và Hộ kinh doanh Thương mại – Dịch vụ còn rất thấp so với tiềm năng của ngân hàng. Nguyên nhân là nhiều cán bộ tín dụng chưa có kinh nghiệm trong việc thẩm định các dự án sản xuất kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này. Đồng thời, năng lực hoạt động của một số cơ sở kinh doanh trên địa bàn còn nhiều hạn chế.
Chi phí của ngân hàng còn khá cao, do đơn vị phải xin vay vốn ừ ngân hàng cấp trên nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng. Đồng thời, hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là cho vay nên cũng làm cho chi phí tăng cao. Bởi vì ngân hàng phải chi công tác phí cho cán bộ tín dụng đi xuống địa bàn, đối với những khoản nợ còn tồn đọng thì ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro. Chính mức chi phí cao này đã làm cho lợi nhuận của đơn vị tuy có tăng nhưng vẫn còn thấp.
Đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn. Thường họ chỉ tiếp xúc với đối tượng khách hàng là nông dân. Vì vậy, khi ngân hàng từng bước chuyển hướng đầu tư sang các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì đội ngũ nhân viên này gặp nhiều lúng túng trong việc thẩm định các dự án sản xuất kinh doanh dịch vụ. Điều này đã làm chậm tiến bộ phát triển của ngân hàng.
Tóm lại, với những tồn tại và yếu kém vừa nêu trên, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và không ngừng phát triển trong thời đại cạnh tranh khóc liệt như hiện nay, NHN0&PTNT huyện Đông Hải cần thực hiện một số giải pháp mà chúng ta sẽ được biết ngay dưới đây.
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI
5.3.1. Về công tác huy động vốn
* Thực hiện tốt các thể thức huy động hiện có; Tăng cường công tác tuyên truyền đến những khách hàng có nguồn tiền mặt nhàn rỗi, khách hàng có vốn kinh doanh tạm thời chưa thực hiện sản xuất kinh doanh dịch vụ. Triển khai tốt các đợt huy động vốn do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh phát động.
* Có kế hoạch làm việc vận động các đơn vị, cơ quan đóng trên địa bàn huyện mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Thường xuyên tuyên truyền, quảng bá các thể thức và lãi suất huy động trên các phương tiện thông tin của địa phương. Thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng cá nhân và tập thể.
* Phân công cán bộ am hiểu nghiệp vụ để tư vấn giúp khách hàng lựa chọn những thang lãi suất thích hợp, áp dụng những chính sách linh hoạt hơn đối với những khách hàng hiện có nhằm duy trì ổn định nguồn vốn huy động từ dân cư, thường xuyên theo dõi những khách hàng có tiền gửi tiết kiệm tại đơn vị khi đến hạn để kịp thời tư vấn khách hàng tiếp tục gửi lại tiền.
* Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: Ngoài các hình thức huy động truyền thống như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, ngân hàng nên thực hiện tốt mô hình tiết kiệm theo lãi suất bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm gửi một nơi nhưng rút được nhiều nơi để thu hút tiền gửi của khách hàng. Áp dụng hình thức thanh toán thông qua thẻ rút tiền tự động ATM…
* Thành lập ngân hàng liên xã, phòng giao dịch ở các xã, trung tâm để người dân thuận lợi trong việc vay vốn, trả nợ, gửi tiền và sử dụng các tiện ích của ngân hàng
5.3.2. Về công tác cho vay
* Đơn giản thủ tục vay vốn; Bởi vì một bộ hồ sơ vay vốn đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện nhưng đủ thủ tục, đủ các yếu tố pháp lý sẽ giảm bớt khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng, giảm bớt khó khăn cho nông dân. Từ đó, tạo điều kiện cho nông dân đến giao dịch với ngân hàng nhanh chóng hơn, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng.
* Cho vay phải tuân thủ quy trình trên cơ sở thẩm định kỹ các điều kiện tín dụng phù hợp với nhu cầu vốn thực tế của khách hàng ; Định kỳ hạn trả nợ phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, phù hợp với vòng quay vốn.
* Tạo điều kiện thuận lợi về nguồn vốn cho việc mở rộng đối tượng là Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh dịch vụ ở khu vực thị trấn, khu vực chợ thuộc xã, khu vực tập trung dân cư. Giải pháp cụ thể là:
+ Nắm thông tin các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện:
Ø Xét điều kiện sản xuất, kinh doanh tại địa bàn các xã, thị trấn. Sau đó, cán bộ tín dụng cùng với cán bộ xã rà soát lại số Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh trên địa bàn các xã, thị trấn.
Ø Đối chiếu những khách hàng đã xác định cùng với cán bộ Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn, cơ quan thuế tìm hiểu thêm về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trong thời gian hoạt động vừa qua. Tiếp tục chọn lọc những khách hàng tiềm năng mà hoạt động kinh doanh có hiệu quả, loại trừ những trường hợp kinh doanh thua lỗ nhiều năm liền để loại bỏ ra khỏi danh sách khách hàng tiềm năng (tránh rủi ro tín dụng sau này).
+ Tiếp cận khách hàng tiềm năng:
Ø Trên cơ sở đã nắm được danh sách khách hàng tiềm năng, cán bộ tín dụng cùng với lãnh đạo tổ chỉ đạo cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh xây dựng kế hoạch tiếp cận trực tiếp từng khách hàng, tiếp tục nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, nhu cầu vốn, các điều kiện kinh doanh khác phù hợp với pháp luật,…
Ø Hướng dẫn khách hàng đủ điều kiện có nhu cầu về thủ tục vay vốn ngân hàng. Cán bộ tín dụng hoặc lãnh đạo tổ chỉ đạo trực tiếp hoạch định cho khách hàng về phương án sản xuất kinh doanh, thủ tục khác có liên quan.
+ Xác định nhu cầu về tín dung:
Ø Hàng quý cán bộ tín dụng phải nắm được thực trạng của nhóm khách hàng đã được chọn lọc để xây dựng kế hoạch ngắn hạn theo từng quý, đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể đối với từng trường hợp khách hàng trước đây đã quan hệ với các Ngân hàng Thương mại khác nhằm thu hút khách hàng trên cơ sở tăng trưởng tín dụng thực sự an toàn - hiệu quả. Bên cạnh đó, thường xuyên báo cáo những thuận lợi, khó khăn và các vướng mắc cho Ban Giám đốc để có những ý kiến chỉ đạo cụ thể.
Ø Hàng quý Phòng Tín dụng sẽ tham mưu cho Ban Giám đốc giao chỉ tiêu cho từng chi nhánh và cán bộ tín dụng theo kế hoạch đã xây dựng.
+ Tổ chức thực hiện:
Ø Trực tiếp đến tận các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh để trao đổi về các thông tin của ngân hàng, giải thích rõ về cơ chế chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay đối tượng này so với đối tượng khác, các ưu đãi khác về dịch vụ ngân hàng đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng đối với đơn vị.
Ø Phòng tín dụng có trách nhiệm liên hệ thường xuyên với Phòng kế hoạch kinh doanh, Phòng thẩm định Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh tham khảo thêm các thủ tục các dự án, phương án, các dịch vụ mới khi có phát sinh đảm bảo được tính pháp lý của món vay, đồng thời không để mất cơ hội đầu tư cho vay nhằm tăng trưởng mở rộng tín dụng các đối tượng này.
* Đối với cho vay nuôi trồng thủy sản: Tập trung thu hồi nợ xấu; xem xét cho vay trên cơ sở hộ sản xuất đáp ứng đủ điều kiện về thủy nông nội đồng, nằm trong quy hoạch sản xuất của huyện, nhu cầu chi phí cho việc cải tạo ao đầm, con giống thả nuôi trên cơ sở thẩm định chặt chẽ, thận trọng.
* Đối với cho vay tiêu dùng: Thực hiện tốt theo văn bản số 603/NHN0BL – KHKD, ngày 22/11/2006 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu về việc “cho vay nhu cầu đời sống đối với cán bộ công nhân viên trả nợ từ tiền lương hàng tháng”.
5.3.3. Về giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng
+ Hoàn thiện công tác thẩm định:
- Cán bộ tín dụng hoàn thiện hồ sơ kinh tế - xã hội tại địa phương mình phụ trách, phải tiến hành điều tra kinh tế hộ, lập hồ sơ khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng nhất để làm cơ sở thẩm định trong cho vay.
- Cán bộ tín dụng cần học hỏi, am hiểu kinh nghiệm đối với các lĩnh vực công việc mình phụ trách, hiểu biết về khoa học kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi…để hướng dẫn hộ vay phát huy hiệu quả đồng vốn một cách tốt nhất.
- Thẩm định một dự án phải am hiểu đầy đủ các kiến thức kinh tế thị trường, am hiểu các lĩnh vực ngành nghề, nắm chắc khả năng trả nợ của khách hàng cũng như kinh nghiệm sản xuất, tính cần cù, siêng năng, uy tín, đạo đức của họ.
- Từ những hiểu biết của mình, cán bộ thẩm định có thể ứng dụng linh hoạt cho từng trường hợp cụ thể để chất lượng tín dụng đạt được cao nhất. Qua mỗi lần cho vay, cán bộ tín dụng phải tự học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho mình. Ngoài ra khi thẩm định, cán bộ tín dụng còn phải chú ý đặc biệt đến khả năng và ý muốn trả nợ của khách hàng, từ đó thiết lập hồ sơ thế chấp cho chặt chẽ.
+ Giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay:
Cán bộ tín dụng phải giám sát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, tạo quan hệ mặt thiết với khách hàng nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện cho khách hàng trong sản xuất kinh doanh để quá trình thu hồi nợ và lãi được dễ dàng hơn, từ đó loại trừ những nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro.
+ Phân tán rủi ro:
Đầu tư đa ngành nghề, chia nhỏ khoản tiền cho vay cho nhiều đối tượng khác nhau. Vì cùng một thời điểm nhất định sẽ có khách hàng bị thua lỗ một lúc thì khá xảy ra nên việc chia nhỏ số tiền cho vay và cho vay đa ngành nghề sé phân tán được rủi ro.
+ Cập nhật nắm bắt thông tin kịp thời, nghiên cứu tình hình biến động của nền kinh tế, nhất là những vấn đề có liên quan đến hoạt động của ngân hàng, trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc, tiến tới hiện đại hóa ngân hàng.
+ Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, phải gắn việc đi đôi với lợi ích vật chất là khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích tốt đồng thời phải giữ nghiêm kỹ cương, quy chế của ngành.
+ Hàng quý phải có kế hoạch trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của ngành.
+ Khi khách hàng bị thua lỗ không có khả năng trả nợ đúng hạn xét thấy do nguyên nhân khách quan, tài sản thế chấp còn đảm bảo, tư liệu sản xuất đủ điều kiện để hoạt động bình thường; nếu khách hàng chí thú làm ăn và có thiện chí trả nợ thì ngân hàng cũng nên xem xét cho gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ theo chế độ quy định để hộ vay có thời gian khôi phục sản xuất, có thu nhập trả nợ ngân hàng. Biện pháp này đã được NHN0 Đông Hải áp dụng rất phổ biến và mang lại hiệu quả cao
+ Đối với nợ quá hạn: Ngân hàng nông nghiệp Đông Hải có thể tiến hành:
Ä Phân loại nợ:
Phân theo tính chất nợ: chính xác là xác định đâu là nợ do nguyên nhân khách quan, đâu là nợ do nguyên nhân chủ quan của khách hàng và ngân hàng gây ra.
Phân theo khả năng thu hồi.
Phân theo đối tượng của từng loại nợ.
Phân theo thời gian.
Ä Tiến hành xử lý nợ:Trên cơ sở đã phân loại nợ sẽ tiến hành các bước xử lý như sau:
µ Đối với nợ do nguyên nhân khách quan:
Ngân hàng xem xét và giúp cho khách hàng để họ có điều kiện tiếp tục sản xuất kinh doanh, tạo khả năng trả nợ ngân hàng được tốt hơn. Cụ thể: cho gia hạn nợ (đối với nợ ngắn hạn) và điều chỉnh kỳ hạn nợ (đối với nợ trung hạn). Tư vấn cho khách hàng (về kế hoạch kinh doanh, về quá trình quản lý doanh nghiệp, về các biện pháp tài chính cần áp dụng) nhằm giúp cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất nhận biết được các yếu kém của mình trong sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra được các biện pháp hợp lý nhằm khắc phục tình trạng lỗ, có nguồn tài chính trả nợ cho ngân hàng.
Ngân hàng cũng có thể trợ giúp tài chính cho các khách hàng vay vốn, tức là có thể cho khách hàng vay một khoản tiền mới nhằm khắc phục lỗ (nếu khách hàng có một phương thức sản xuất kinh doanh cho món vay mới khả thi).
µ Đối với nợ do nguyên nhân chủ quan:
- Chủ quan của khách hàng:
*Giám đốc ngân hàng quyết định chuyển sang nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng biết, áp dụng lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trần cho vay cùng loại.
* ÁP dụng các biện pháp chế tài như: xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện ra tòa,…
* Cách tốt nhất là nhờ sự can thiệp trực tiếp của chính quyền địa phương. Muốn vậy ngân hàng phải tạo được mối quan hệ tốt, có chính sách khuyến khích khi thu nợ đối với chính quyền địa phương.
* Tổ chức phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ
- Chủ quan của ngân hàng
Xem xét trách nhiệm của những cán bộ liên quan đến món vay đó và xử lý, nhẹ thì cảnh cáo, kỷ luật (về hành chính, tổ chức, tiền lương) hoặc bồi thường thiệt hại đã gây ra; nặng thì quy trách nhiệm dân sự, hình sự theo pháp luật quy định.
+ Tham mưu cho Huyện ủy tiếp tục có kế hoạch xử lý cán bộ đảng viên có nợ xấu.
5.3.4. Giải pháp mở rộng tăng thu ngoài tín dụng và đảm bảo tài chính
* Liên hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện nắm danh sách hộ đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và chỉ đạo bộ phận cán bộ tín dụng xuống địa bàn thường xuyên tiếp xúc với những hộ gia đình này và hướng dẫn khách hàng nắm rõ cách thức chuyển tiền về Việt Nam.
* Tiếp tục tìm kiếm những khách hàng có đủ điều kiện để mở thêm đại lý thu đổi ngoại tệ.
* Trên cơ sở những khách hàng thường xuyên nhận tiền từ dịch vụ chi trả kiều hối và những khách hàng tiềm năng trong thời gian tới đơn vị sẽ có kế hoạch chi trả kiều hối đến tận nhà và chỉ yêu cầu khách hàng thông báo mã số chuyển tiền qua điện thoại, sau đó đơn vị sẽ tra soát và chi trả cho khách hàng theo yêu cầu.
* Tăng cường các khoản thu lãi hàng tháng, quý, chú trọng nguồn thu từ các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Thực hiện khoán chi phí và giao chỉ tiêu thu lãi cho các Phòng Tín dụng, Kế toán và Chi nhánh trực thuộc.
* Điều hành kế hoạch tài chính đảm bảo cân đối quỹ tiền lương theo tháng và quý.
5.3.5. Về giải pháp giảm chi phí
Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là không nên tập trung quá nhiều vào cho vay mà phải đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng. Bởi vì chi phí cho các hoạt động ngoài tín dụng này là ít hơn rất nhiều so với các khoản chi phí cho công tác tín dụng.
5.3.6. Về giải pháp nguồn nhân lực
Đây là một giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt trong số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bởi vì con người là hạt nhân trong mọi hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, muốn đạt được kết quả kinh doanh như mong muốn, ngân hàng cần phải tăng cường đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người về chuyên môn nghiệp vụ, về kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học, về trình độ ngoại ngữ, về khả năng thích ứng với các tình huống bất ngờ trong công việc,…
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là một quá trình đánh giá và nhận xét về mọi mặt hoạt động của ngân hàng như huy động vốn, cho vay, thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng,…Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, ta có thể khẳng định ngân hàng đã đạt được những hiệu quả nhất định trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn, nguồn vốn huy động đang tăng trưởng tốt; đơn vị đã đa dạng hóa các hình thức đầu tư tín dụng; luôn đảm bảo quỹ thu nhập đủ chi lương cho cán bô, nhân viên của ngân hàng và có tích lũy. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động như: tình hình nuôi trồng thủy sản chuyển đổi của người dân còn gặp nhiều khó khăn nên làm cho tỷ lệ nợ xấu ở mức khá cao; việc chuyển hướng đầu tư tín dụng diễn ra rất chậm; huy động vốn chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay nên chi nhánh phải vay vốn từ Trung ương, làm cho chi phí cao hơn. Chính vì vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải đã, đang và sẽ thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh như: Tập trung nhiều hơn nữa và công tác huy động vốn; Không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng; Tăng cường đào tạo nguồn lực cán bộ, nhân viên ngân hàng giỏi về năng lực chuyên môn, giàu về ý thức trách nhiệm đối với công việc và có đạo đức tốt.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
* Triển khai xây dựng máy rút tiền tự động ATM nhằm thu hút nguồn vốn huy động từ dân cư.
6.2.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu
* Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm hiểu rõ tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.
* Tăng chế độ công tác phí đối với cán bộ tín dụng để đảm bảo đủ chi phí công tác, trong khi công việc luôn quá tải như hiện nay, nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ này yên tâm công tác.
* Mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ ngân hàng trên các lĩnh vực: Tin học, xây dựng và thẩm định dự án, kỹ thuật quản lý món vay, nghiệp vụ tổ chức cán bộ,…
6.2.3. Đối với các cấp, ban ngành tại địa phương
- Tiếp tục hoàn chỉnh cở sở hạ tầng như cầu bê tông, lộ giao thông nối liền các xã, thị trấn trong huyện nhằm thuận tiện cho việc đi lại của nguời dân để giao dịch với ngân hàng.
- Uỷ ban nhân dân huyện và các cấp ban ngành cần có nhiều chính sách quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm, tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư, chẳng hạn đâu là vùng chuyên về nuôi trồng thủy sản chuyển đổi, đâu là khu vực tập trung sản xuất lúa, nơi nào chủ yếu làm muối,… Đây là cơ sở cho sự phát triển kinh tế của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng.
- Có những chính sách nhằm khuyến khích loại hình kinh doanh Thương mại - Dịch vụ phát triển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.doc