Từ những thực trạng được rút ra từ quá trình hoạt động kinh doanh của công
ty trong giai đoạn 2006 – 2008 mà có được những biện pháp để nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty trong chương năm. Có một số giải pháp
trọng tâm như: ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty để khả năng hoạt
động và khả năng chế biến của công ty không bị đình trệ, giải pháp nâng cao khả
năng tiêu thụ để nâng cao doanh thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty, giải
pháp thay đổi kết cấu mặt hàng để tìm ra được những mặt hàng mới phục vụ cho
quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng và các giải pháp
nhằm làm giảm chi phí cho công ty
94 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2567 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi nhuận của công ty trong năm 2008 tăng.
Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận trước thuế của công ty là 6,33%, con số này
trong năm 2007 là 3,21%, giảm 3,12% so với năm 2006; còn trong năm 2008, tỷ
suất lợi nhuận trước thuế của công ty tăng cao với 13,70%, tăng 10,49% so với
năm 2007 và tăng 7,37% so với năm 2006. Điều này cho thấy, 100 đồng doanh
thu bỏ ra của công ty trong năm 2006 thì đem lại được 6,33 đồng lợi nhuận trước
thuế và năm 2007 thì chỉ đem lại 3,21 đồng lợi nhuận. Và trong năm 2008, 100
đồng doanh thu thuần thì đem lại tới 13,70 đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy,
trong giai đoạn này, tuy công ty có lợi nhuận trước thuế giảm năm 2007 nhưng
vẫn còn tạo ra lợi nhuận khá cao, cho thấy tình hình hoạt động của công ty đang
khả quan.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế:
Lợi nhuận sau thuế là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, là căn cứ để
đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng năm.
Cũng như các tỷ suất lợi nhuận trên thì lợi nhuận sau thuế của công ty có xu
hướng giảm trong năm 2007 nhưng lại tăng mạnh trong năm 2008. Cụ thể, năm
2006, tỷ suất lợi nhuận sau thuế của công ty là 5,42%, tức 100 đồng doanh thu
thuần của công ty bỏ ra thì đem lại được 5,42 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm
2007, tỷ suất này giảm xuống còn 2,57%, giảm 2,85% so với năm 2006, điều này
cho thấy công ty khi bỏ ra 100 đồng doanh thu thuần chỉ đem lại 2,57 đồng lợi
nhuận ròng cho công ty. Và đến năm 2008, tỷ suất này tăng cao với 9,96%, tăng
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 52 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
7,39% so với năm 2007 và tăng 4,54% so với năm 2006. Tỷ suất này cho thấy
100 đồng doanh thu thuần sẽ đem lại cho công ty 9,96 đồng lợi nhuận ròng. Chỉ
số này càng cao thì cho thấy công ty đang hoạt động kinh doanh mang lại hiệu
quả và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Tóm lại, các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của đã cho ta thấy được
công ty có nhều triển vọng phát triển trong tương lai nhưng không vì thế mà công
ty lơ là ít quan tâm đến hoạt động kinh doanh của công ty mà từ những tiềm năng
như thế công ty nên có biện pháp để duy trì và phát triển lợi nhuận cho công ty
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
0
0.02
0.04
0.06
0.08
0.1
0.12
0.14
0.16
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tỷ suất LN từ HĐKD Tỷ suất LN trước thuế Tỷ suất LN sau thuế
Hình 11. BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ
KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 53 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
4.1.4.4. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Bảng 11. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Hệ số lãi gộp % 10,48 5,78 20,89
ROA % 6,58 4,81 23,05
ROE % 9,76 6,17 26,91
(Nguồn: Tính toán từ các số liệu của các bảng báo cáo tài chính)
Nhìn chung, do tình hình lợi nhuận chung của công ty là giảm trong năm 2007
và tăng lại trong năm 2008 nên kéo theo nhiều chỉ số khác cũng có xu hướng đó,
và các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty cũng như vậy.
Hệ số lãi gộp:
Là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải chi phí của công ty để đạt được lợi
nhuận, hệ số này càng cao thì càng tốt.
Qua bảng 10 ta thấy, hệ số lãi gộp của công ty tăng giảm không ổn định thể
hiện khả năng trang trải chi phí của công ty chưa ổn định. Cụ thể, trong khi năm
2006 công ty có khả năng trang trải chi phí là 10,48% thì năm 2007 chỉ có
5,78%, giảm 4,7% so với năm 2006. Tuy hệ số này có giảm nhưng còn ở mức
chấp nhận được là do công ty vẫn còn khả năng chi trả. Đến năm 2008, khả năng
trang trải chi phí của công ty tăng lên biểu hiện ở hệ số lãi gộp của công ty là
20,89%, tăng 15,11% so với năm 2007 và tăng 10,41% so với năm 2006. Điều
này thể hiện công ty đang hoạt động trong xu hướng có lợi do doanh thu thuần
của công ty tăng nhanh hơn giá vốn hàng bán (do giá xuất khẩu tăng).
Tuy nhiên, qua phân tích trên ta thấy hệ số lãi gộp là một hệ số còn phụ
thuộc vào khá nhiều nhân tố như: doanh thu thuần và giá vốn hàng bán nên công
ty cần kiểm soát tốt hơn hệ số lãi gộp này.
Suất sinh lợi của tổng tài sản (ROA):
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư,
phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp. Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong sản
xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.
Qua bảng 10 ta thấy, công ty có ROA năm 2006 là 6,58%, tức 100 đồng tài
sản mà công ty bỏ ra đã đem về cho công ty 6,58 đồng lợi nhuận và năm 2007,
100 đồng tài sản công ty bỏ ra đã tạo ra 4,81 đồng lợi nhuận, tức giảm 1,77 đồng
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 54 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
so với năm 2006. Đến năm 2008, công ty có suất sinh lợi của tài sản là 23,05%,
tức 100 đồng tài sản mà công ty bỏ ra thì tạo ra 23,05 đồng lợi nhuận, tăng 18,24
đồng so với năm 2007 và tăng 16,47 đồng so với năm 2006, chứng tỏ trong năm
2008, công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Điều này cho thấy, trong giai
đoạn 2006 – 2008, công ty hoạt động vẫn có lợi nhuận nhưng chưa ổn định do
ROA không tăng đều qua các năm mà tăng giảm không ổn định. Do đó, công ty
cần có biện pháp để làm cho suất sinh lợi tài sản của công ty trong thời gian tới
tăng trưởng ổn định và luôn đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE):
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Qua bảng 10 ta thấy ROE của công ty cũng
tăng giảm không ổn định như xu hướng chung của lợi nhuận ròng. Cụ thể, năm
2006, suất sinh lợi vốn chủ sở hữu là 9,76% và giảm 3,59% còn 6,17% trong năm
2007 nhưng đến năm 2008, ROE lại tăng lên nhanh với 26,91%, tăng 20,74% so
với năm 2007. Điều này chứng tỏ là công ty có nguồn vốn tự có đang hoạt động
có hiệu quả vì 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty bỏ ra thì thu về được 26,91
đồng lợi nhuận ròng.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 55 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Hệ số lãi gộp ROA ROE
Hình 12. BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG
SINH LỜI CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
4.2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty
Ta có: Doanh thu = khối lượng * đơn giá
Cho nên, các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty chủ yếu là khối lượng
sản phẩm tiêu thụ và giá bán của các sản phẩm đó. Ta sẽ đi phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến doanh thu ở từng giai đoạn cụ thể.
4.2.1.1. Giai đoạn 2006 – 2007
Bảng 12. TỔNG DOANH THU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006 - 2007
Khối lượng
(tấn)
Giá bán
(1.000 đồng)
Tổng doanh thu
(triệu đồng)Sảnphẩm 2006 2007 2006 2007 Q06.P06 Q07.P06 Q07.P07
Gạo/ nếp 20.831,20 29.870,80 4296,52 5437,4 89.502 128.340 162.419
Thức ăn
gia súc
336,00 - 5992,05 - 2.013 - -
Tổng 21.167,20 29.870,80 10.288,57 5437,4 91.515 128.340 162.419
(Nguồn: Tổng hợp từ Phòng kinh doanh)
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 56 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
Qua bảng 12 và qua quá trình tính toán ta có:
- Đối tượng phân tích: 70.904 (triệu đồng)
- Tỷ lệ hoàn thành doanh thu: 177,48%
Điều này cho thấy tổng doanh thu của công ty năm 2007 tăng cao hơn tổng
doanh thu năm 2006 khoảng 77,48%, tương đương 70.904 triệu đồng
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ: 140%, cho thấy trong năm 2007, công
ty đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ và vượt mức kế hoạch đề ra là 40%.
Bảng 13. BẢNG TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH
THU CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2007
Nhân tố Đơn vị tính Mức ảnh hưởng
Khối lượng tiêu thụ Triệu đồng 36.825
Giá bán Triệu đồng 34.079
Tổng mức ảnh hưởng Triệu đồng 70.904
Qua bảng trên ta thấy, do khối lượng tiêu thụ của công ty năm 2007 tăng
khoảng 40% so với năm 2006 nên làm cho tổng doanh thu của công ty trong năm
2007 tăng lên một lượng là 36.825 triệu đồng. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ
nông sản trên thị trường đang tăng lên nên công ty có khả năng mở rộng thị
trường. Bên cạnh đó, do giá gạo xuất khẩu tăng nên làm cho tổng doanh thu của
công ty trong năm 2007 tăng lên một lượng là 34.079 triệu đồng.
4.2.1.2. Giai đoạn 2007 – 2008
Bảng 14. TỔNG DOANH THU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007 – 2008
Khối lượng
(tấn)
Giá bán
(1.000 đồng)
Tổng doanh thu
(triệu đồng)Sảnphẩm 2007 2008 2007 2008 Q07.P07 Q08.P07 Q08.P08Gạo/ nếp 29.870,80 28.172,20 5437,4 9.644,54 162.419 153.184 271.708
Thức ăn
gia súc
- - - - - - -
Tổng 29.870,80 28.172,20 5437,4 9.644,54 162.419 153.184 271.708
(Nguồn: Tổng hợp từ Phòng kinh doanh)
Qua bảng trên và từ việc tính toán các số liệu, ta có :
- Đối tượng phân tích: 109.289 triệu đồng.
- Tỷ lệ % hoàn thành doanh thu: 167,29%
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 57 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
Tỷ lệ này cho biết, trong năm 2008, công ty không những hoàn thành kế
hoạch doanh thu mà còn vượt mức kế hoạch đã đề ra là 67,29%, tương đương với
mức tăng là 109.289 triệu đồng, điều này cho thấy công ty đang hoạt động có
hiệu quả.
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ: 94,31%
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ cho chúng ta thấy mức độ hoàn thành kế
hoạch tiêu thụ của công ty trong năm qua như thế nào? Và ta có tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch tiêu thụ của công ty năm 2008 là 94,31%, điều này có nghĩa là trong
năm 2008 công ty đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đã đề ra và sản lượng
tiêu thụ thực tế của công ty trong năm này giảm 5,69% so với năm 2007. Nguyên
nhân là do, trong năm này giá bán gạo xuất khẩu của công ty theo giá thị trường
là trên đà tăng cao nên các nước nhập khẩu đang e ngại khi nhập khẩu lương thực
với giá cao. Mặt khác, cũng do chính sách của Chính phủ là kiềm chế lạm phát
nên việc xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước bị hạn chế trong những
tháng dầu năm 2008, dẫn đến sản lượng lương thực xuất khẩu giảm.
Bảng 15. BẢNG TỔNG HỢP MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN
TỐ ĐẾN DOANH THU TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2008
Nhân tố Đơn vị tính Mức độ ảnh hưởng
Khối lượng tiêu thụ Triệu đồng (9.235)
Giá bán Triệu đồng 118.524
Tổng mức ảnh hưởng Triệu đồng 109.289
Qua bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2007 – 2008, do công ty không đạt
được kế hoạch tiêu thụ và sản lượng tiêu thụ thực tế giảm 5,69 % so với kế hoạch
nên làm cho tổng doanh thu của công ty giảm một lượng là 9.235 triệu đồng. Cho
nên, công ty cần có biện pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ.
Ngoài ra, do trong giai đoạn này, thiên tai, dịch bệnh luôn xảy ra ở rất nhiều
nước, dẫn đến nhu cầu lương thực tăng lên nên giá gạo xuất khẩu trong giai đoạn
này tăng, làm cho tổng doanh thu của công ty tăng lên một lượng là 118.524 triệu
đồng. Do giá bán còn tùy thuộc vào quy luật cung – cầu nên công ty cần phải cập
nhật thông tin kịp thời để ổn định giá cả, nhằm tạo được lòng tin cho khách hàng.
Tóm lại, tổng doanh thu của công ty chịu ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm
tiêu thụ và giá bán, cho nên công ty cần phải đưa ra kế hoạch tiêu thụ hợp lý và
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 58 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
luôn cập nhật thông tin thị trường kịp thời để giá bán của công ty luôn phù hợp
mà không ở mức quá cao hay quá thấp để góp phần nâng cao doanh thu của công
ty trong thời gian tới.
4.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty
Qua lợi nhuận hoạt động kinh doanh của bảng 6, ta tiến hành phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh như: khối lượng tiêu thụ, giá
bán, giá vốn hàng bán, kết cấu mặt hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp qua hai giai đoạn 2006 – 2007 và giai đoạn 2007 – 2008.
4.2.2.1. Giai đoạn 2006 – 2007
Bảng 16. TỔNG GIÁ VỐN HÀNG BÁN CỦA CÔNG TY
TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2007
Giá vốn hàng bán
(1.000 đồng)
Tổng giá vốn hàng bán
(triệu đồng)Sản phẩm
2006 2007 Q06 . Z06 Q07 . Z06 Q07 . Z07
Gạo/ nếp 3.870,02 5.122,93 80.617 115.601 153.026
Thức ăn gia súc 3.901,33 - 1.311 - -
Tổng 7.771,35 5.122,93 81.928 115.601 153.026
(Nguồn: Tổng hợp từ Phòng kinh doanh)
Qua bảng 7 và qua tính toán các số liệu, ta có:
- Đối tượng phân tích: - 704 triệu đồng
- Tỷ lệ % hoàn thành lợi nhuận: 64,15%
Ta thấy lợi nhuận của công ty năm 2007 chỉ đạt được 64,15% so với lợi
nhuận kế hoạch đề ra, điều này cho thấy lợi nhuận của công ty giảm 35,85%,
tương đương 704 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm này các khoản chi phí
trong công ty tăng lên rất nhiều chư chi phí bán hàng, giá vốn hàng bán…
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ: 140%
Tỷ lệ này cho thấy, công ty không những hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đề ra
trong năm 2007 mà còn vượt mức kế hoạch đến 40%.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 59 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
Bảng 17. BẢNG TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI
NHUẬN TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2007
Nhân tố Đơn vịtính Mức độ ảnh hưởng
Khối lượng tiêu thụ Triệu đồng 3.834,8
Kết cấu mặt hàng Triệu đồng (682,8)
Giá vốn hàng bán Triệu đồng (37.425)
Giá bán Triệu đồng 34.079
Chi phí bán hàng Triệu đồng (856)
Chi phí quản lý doanh nghiệp Triệu đồng 346
Tổng mức độ ảnh hưởng Triệu đồng (704)
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ đến lợi nhuận:
Qua bảng trên ta thấy, do khối lượng tiêu thụ vượt mức kế hoạch đề ra 40%
nên làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên một lượng là 3.834,8 triệu đồng
- Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận:
Năm 2006, các mặt hàng kinh doanh của công ty gồm có gạo/ nếp và thức
ăn gia súc nhưng sang năm 2007 công ty chỉ tập trung vào kinh doanh mặt hàng
gạo/ nếp, do kết cấu mặt hàng của công ty trong năm 2007 thay đổi nên làm cho
lợi nhuận giảm 682,8 triệu đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán đến lợi nhuận:
Trong những năm gần đây, chi phí các nguyên liệu đầu vào luôn tăng cao và
chi phí cho việc chế biến gạo thành phẩm cũng tăng nên làm cho giá vốn hàng
bán tăng mà giá vốn hàng bán tăng tức chi phí hoạt động sản xuất tăng nên làm
cho lợi nhuận của công ty trong năm này giảm một lượng là 37.425 triệu đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến lợi nhuận:
Do xu hướng chung của giá cả các mặt hàng là tăng liên tục luôn đứng ở
mức cao và do nhu cầu tiêu dùng lương thực ngày càng tăng nên dẫn đến giá gạo
xuất khẩu trong năm 2007 cũng tăng, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của
công ty và làm cho lợi nhuận tăng lên một lượng là 34.079 triệu đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng đến lợi nhuận:
Do giá xăng dầu tăng cao trong thời gian qua nên chi phí vận chuyển của
công ty tăng, ngoài ra còn có các chi phí khác phục vụ cho bộ phận bán hàng như
chi phí đi lại, giao dịch, ký kết hợp đồng, chi phí lương … cũng tăng trong giai
đoạn này nên làm cho chi phí bán hàng của công ty trong năm 2007 tăng lên
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 60 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
đáng kể. Chi phí bán hàng tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm một lượng là 856 triệu
đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận:
Do trong năm 2007, công ty đã quản lý doanh nghiệp của mình tốt hơn như
có nhiều biện pháp để nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, khuyến
khích các nhân viên thực hành tiết kiệm nên công ty đã giảm được chi phí từ bộ
phận này và do đó làm cho lợi nhuận của công ty trong năm này tăng lên một
lượng là 346 triệu đồng.
4.2.2.2. Giai đoạn 2007 – 2008
Bảng 18. TỔNG GIÁ VỐN HÀNG BÁN CỦA CÔNG TY
TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2008
Giá vốn hàng bán
(1.000 đồng)
Tổng giá vốn hàng bán
(triệu đồng)Sản phẩm
2007 2008 Q07 . Z07 Q08 . Z07 Q08 . Z08
Gạo/ nếp 5.122,93 7.629,58 153.026 144.324 214.942
Thức ăn gia súc - - - - -
Tổng 5.122,93 7.629,58 153.026 144.324 214.942
(Nguồn: Tổng hợp từ Phòng kinh doanh)
- Đối tượng phân tích: 36.610 triệu đồng
- Tỷ lệ % hoàn thành lợi nhuận: 3.005,6%
Năm 2008 là năm công ty hoạt động rất hiệu quả, biểu hiện ở lợi nhuận mà
công ty thu được trong bảng 7. Và năm 2008, công ty không những hoàn thành
kế hoạch lợi nhuận đề ra mà còn vượt mức khoảng 29 lần so với năm 2007,
tương đương với số tiền là 36.610 triệu đồng.
- Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ: 94,31%
Như đã phân tích ở trên, năm 2008, công ty không hoàn thành được kế hoạch
tiêu thụ, khối lượng sản phẩm tiêu thụ được chỉ đạt 94,31% so với năm 2007.
Qua bảng 7, bảng 17 và qua quá trình tính toán, ta có bảng số liệu sau:
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 61 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
Bảng 19. BẢNG TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI
NHUẬN TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2008
Nhân tố Đơn vịtính Mức độ ảnh hưởng
Khối lượng tiêu thụ Triệu đồng ( 534,5)
Kết cấu mặt hàng Triệu đồng 1,5
Giá vốn hàng bán Triệu đồng (70.618)
Giá bán Triệu đồng 118.524
Chi phí bán hàng Triệu đồng (2.490)
Chi phí quản lý doanh nghiệp Triệu đồng (8.273)
Tổng mức độ ảnh hưởng Triệu đồng 36.610
- Mức độ ảnh hưởng của khối lượng tiêu thụ đến lợi nhuận:
Ta thấy khối lượng tiêu thụ trong năm 2008 chỉ bằng 94,31% so với năm
2007, tức là giảm 5,69% so với năm trước nên làm cho lợi nhuận giảm một lượng
là 534,5 triệu đồng. Do đó, công ty cần có biện pháp nhằm nâng cao khối lượng
tiêu thụ trong thời gian tới.
- Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận:
Năm 2008, công ty cũng vẫn tập trung vào xuất khẩu mặt hàng gạo/ nếp và
mặt hàng này đã không ngừng đem lại doanh thu cho công ty, do đó việc công ty
đầu tư vào mặt hàng này là đúng đắn, và do kết cấu mặt hàng của công ty thay
đổi nên làm cho lợi nhuận của công ty năm 2008 tăng lên một lượng là 1,5 triệu
đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán đến lợi nhuận:
Do biến động giá cả trên thị trường ngày càng phức tạp và có xu hướng tăng
cao nên chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao và làm cho giá vốn hàng bán của
công ty trong năm 2008 tăng, giá vốn hàng bán tăng làm cho lợi nhuận của công
ty giảm một lượng là 70.618 triệu đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến lợi nhuận:
Giá xuất khẩu gạo trên thị trường năm 2008 vẫn tiếp tục tăng so với năm
2007 nên làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên một lượng là 118.524 triệu
đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng đến lợi nhuận:
Do giao dịch mua bán ngày càng hiện đại nên công ty có trang bị thêm một số
thiết bị, máy móc cho bộ phận bán hàng nên làm cho chi phí cho bộ phận này
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 62 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
tiếp tục tăng so với năm 2007 và như vậy làm cho lợi nhuận của công ty giảm
một lượng là 2.490 triệu đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận:
Năm 2008, Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng rất cao so với năm 2007 nên
làm cho lợi nhuận của công ty giảm một lượng là 8.273 triệu đồng. Điều này cho
thấy trong năm 2007, công ty quản lý doanh nghiệp chưa tốt và cần phải có nhiều
chính sách mới để quản lý công ty mình tốt hơn.
Tóm lại, trong giai đoạn 2006 – 2008, lợi nhuận của công ty có lúc tăng lúc
giảm và luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: khối lượng tiêu thụ, kết cấu
mặt hàng, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp. Qua quá trình phân tích các nhân tố ta thấy, các nhân tố luôn làm cho lợi
nhuận của công ty tăng là giá bán mà giá bán thì còn tuỳ thuộc vào thị trường nên
công ty cần phải theo dõi và phân tích tốt thị trường để giá bán của công ty luôn
hợp lý. Còn các nhân tố làm cho lợi nhuận của công ty luôn giảm là giá vốn hàng
bán và chi phí bán hàng, các khoản chi phí này tuy là cần thiết cho quá trình hoạt
động kinh doanh nhưng công ty cũng cần phải có biện pháp để kiểm soát nó thật
chặt chẽ để mức độ ảnh hưởng của các khoản chi phí này đến lợi nhuận sẽ thấp
hơn. Còn nhân tố kết cấu mặt hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và khối lượng
tiêu thụ thì cũng có ảnh hưởng đến lợi nhuận nhưng nó không ổn định lúc làm
cho lợi nhuận tăng, lúc làm cho lợi nhuận giảm, tuy nhiên, qua phân tích ta thấy,
kết cấu mặt hàng thay đổi, nghĩa là công ty tập trung vào xuất khẩu mặt hàng
gạo/nếp thì đem lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty, chứng tỏ mặt hàng thức ăn gia
súc là mặt hàng đem lại lợi nhuận thấp cho công ty và công ty nên tìm kiếm mặt
hàng khác có hiệu quả kinh tế hơn thay thế cho mặt hàng thức ăn gia súc trong
thời gian tới. Bên cạnh đó, công ty cũng cần có thêm những biện pháp để nâng
cao khối lượng tiêu thụ nông sản và giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp để
đảm bảo lợi nhuận của công ty luôn ở mức cao hay đảm bảo cho công ty luôn
hoạt động có hiệu quả.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 63 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ
5.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY
5.1.1. Thuận lợi
Trong quá trình sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty hoạt động có
hiệu quả nhờ sự chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Tài chính, Sở Thương mại. Từ
đó thuận lợi về việc xin ý kiến cũng như giải quyết các văn bản, được uốn nắn
kịp thời, tạo mọi điều kiện cho công ty hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch Nhà nước
giao.
Cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Bộ Thương Mại có đổi mới mặt hàng
chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu hạn ngạch và mặt hàng tiêu dùng nhập
khẩu, chỉ cấp văn bản cho chỉ tiêu kim ngạch 6 tháng, 1 năm, từ bỏ cấp hạn
ngạch chuyến. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp không gặp khó
khăn về thời gian và giảm chi phí đi lại, chủ động kịp thời trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu.
Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ đứng vững trên cơ chế thị
trường là nhờ sự nỗ lực nội tại của Ban giám đốc kết hợp với chi bộ và Đảng ủy
sắp xếp lại bộ máy như mở rộng chế biến các mặt hàng nông sản, giày da … Từ
đó bố trí phân công lại cán bộ, công nhân viên nhằm tăng năng suất lao động và
giảm chi phí.
Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả và giảm giá thành để có sức cạnh tranh
với thị trường, ban giám đốc có định mức khâu chi phí như: cán bộ công nhân
viên đi công tác, vận chuyển hàng hóa, bốc dỡ hàng, khoán doanh số, lợi nhuận
cho từng xí nghiệp, chi nhánh. Từ đó mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh đều có hiệu
quả về nộp cho công ty. Đồng thời kinh doanh xuất nhập khẩu từng thương vụ có
phương án cụ thể về hiệu quả từng hợp đồng. Ban giám đốc luôn có cân đối giữa
các khoản chi phí và hiệu quả lợi nhuận từng tháng, từng quý, từng năm, trên cơ
sở đó giám sát khâu nào mất cân đối kịp thời uốn nắn ngay.
Là một doanh nghiệp hoạt động đã khá lâu và công ty hoạt động ngày càng có
hiệu quả nên công ty cũng có được uy tín trên thị trường.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 64 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
Công ty đang từng bước chuẩn bị cho việc cổ phần hoá doanh nghiệp và sẽ
chuyển sang hình thức công ty cổ phần trong năm 2009 này. Đây là điều kiện
thuận lợi cho công ty để nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu của mình giúp công ty
tăng quy mô sản xuất kinh doanh và như thế lợi nhuận của công ty cũng sẽ có cơ
hội tăng trong những năm tới.
5.1.2. Khó khăn
Về nguồn vốn: công ty luôn thiếu vốn để hoạt động nhất là vốn tự có, còn
nguồn vốn ngân sách thì hạn hẹp, do đó phần lớn công ty phải vay vốn ngân
hàng, nhưng nhờ vòng quay vốn nhanh đã tạo uy tín với ngân hàng nên ngân
hàng cho vay theo định mức và từng phương án sản xuất kinh doanh, đồng thời
công ty vẫn thiếu vốn vay ưu đãi, vốn vay dài hạn để đầu tư mua máy móc, thiết
bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Từ đó, công ty chưa nâng cao khâu công
nghệ và chế biến dẫn đến sản xuất sản phẩm bị hạn chế, sức cạnh tranh trên thị
trường và giá trị kim ngạch không cao.
Do sự biến động của đồng Đôla trong thời gian vừa qua đã làm ảnh hưởng
chung đến giá cả trong và ngoài nước, từ đó có tác động một phần làm cho các
mặt hàng nông sản thực phẩm trong nước luôn bị biến động, đồng tiền các nước
bị mất giá dẫn đến giá xuất khẩu luôn biến động và ảnh hưởng đến kim ngạch
xuất khẩu của công ty.
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY
Như chúng ta đã biết, một doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh
thì luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu, cho nên làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận
và làm giảm thiểu chi phí trong doanh nghiệp là vấn đề được doanh nghiệp quan
tâm hàng đầu. Qua quá trình phân tích, ta thấy lợi nhuận của công ty trong giai
đoạn 2006 – 2008 không ổn định và nguyên nhân chính là do các nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận luôn biến động trong thời gian này. Cho nên, em đưa ra một
số giải pháp để góp phần vào việc tăng lợi nhuận của công ty trong thời gian tới
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
5.2.1. Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào
Hiện nay, nguồn hàng của công ty được tập trung từ việc thu mua tại Cần
Thơ và các tỉnh lân cận có nguồn hàng dồi dào như Hậu Giang, Sóc Trăng,… Để
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 65 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
nguồn nguyên liệu thu mua đạt chất lượng tốt, công ty cần có chính sách khuyến
khích người nông dân bằng cách đảm bảo thu mua lâu dài với giá cả ổn định, hỗ
trợ trang thiết bị, kỹ thuật viên và cây giống tốt để họ an tâm gieo trồng đúng quy
cách và tiêu chuẩn để phù hợp với nhu cầu của các thị trường xuất khẩu của công
ty.
Vì nguồn nguyên liệu còn tuỳ thuộc vào mùa vụ và đặc điểm của từng
vùng nên để quy trình chế biến được ổn định và sản xuất được thường xuyên thì
công ty cần phải khai thác thêm các vùng nguyên liệu khác như: Đồng Tháp, An
Giang…
Xác định vùng nguyên liệu tốt, xây dựng ổn định vùng nguyên liệu, liên
kết cùng người nông dân, cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro với người nông dân để
đảm bảo có một vùng nguyên liệu ổn định và an toàn, bảo đảm sự ổn định về giá
cả và chất lượng ngày càng được nâng cao.
5.2.2. Giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa của công ty
5.2.2.1. Đẩy mạnh công tác marketing để nâng cao khối lượng tiêu thụ
Để tăng thêm khối lượng tiêu thụ cũng như tăng hiệu quả kinh doanh thì
công ty cần phải đẩy mạnh công tác marketing, tức là phải nghiên cứu thị trường:
Công ty cần nghiên cứu thị trường để duy trì những thị trường quen thuộc như
Philippines, Malaysia … và tìm hiểu nhu cầu trên thị trường để từ đó có cơ sở
mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, các nước
EU… và đưa ra những dự báo về khả năng tiêu thụ các mặt hàng kinh doanh của
công ty. Để làm được điều này công ty cần tiếp tục nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng
mặt hàng gạo/ nếp trên thị trường để từng bước phù hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì,…, phong tục tập
quán của khách hàng. Qua đó, ta còn thu thập được những thông tin về nhu cầu
và thị hiếu mới của khách hàng.
5.2.2.2. Đẩy mạnh khả năng tiêu thụ và doanh thu bán hàng
- Công ty cần phải tiếp tục củng cố mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng
lớn như Singapore, Malaysia, Philippine… và để giữ được khách hàng của mình
thì công ty cần xây dựng cơ chế giá hợp lý thông qua các hình thức như là chiết
khấu thương mại, công ty sẽ chiết khấu 2% trên hoá đơn thương mại cho khách
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 66 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
hàng ; và đưa ra giá ưu đãi đối với các khách hàng lâu năm và có uy tín như công
ty sẽ định giá thấp hơn 1% so với giá bán cho các khách hàng này…
- Ngoài ra, để đẩy mạnh doanh thu thì công ty cũng cần xem xét các khoản
chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động để làm giảm bớt chi phí và làm giảm
giá thành nhằm làm giảm giá bán. Do đó, công ty cần tổ chức mạng lưới thu mua
trực tiếp và tận gốc nguồn nguyên liệu; hay tìm những khách hàng trực tiếp tiêu
thụ hàng xuất khẩu để hạn chế chi phí qua khâu trung gian….
5.2.3. Thay đổi kết cấu mặt hàng
- Hiện nay, mức sống của người dân trong và ngoài nước đang có xu hướng
tăng lên công ty cần lựa chọn những mặt hàng đem lại giá trị cao như gạo 5%
tấm, gạo nếp … để xuất khẩu. Ngoài ra, công cần bổ sung thêm các mặt hàng gạo
thơm để đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh.
- Mặt khác, trong những năm trước thì công ty có tham gia những mặt hàng
như: nấm rơm, may mặc… nhưng do trong những năm gần đây thị trường ngày
càng phức tạp và có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh nên công ty không còn xuất
khẩu mặt hàng này nữa hoặc nếu có xuất khẩu thì chỉ là theo số lượng cầm
chừng. Cho nên, công ty nên tìm hiểu lại nhu cầu của thị trường hiện nay để chế
biến, xuất khẩu những mặt hàng cải tiến có chất lượng hơn; và tìm thêm nhiều
mặt hàng nông sản chế biến khác như: trái cây, rau củ quả và các mặt hàng thủy
sản chế biến.
5.2.4. Giảm các khoản chi phí
5.2.4.1. Kiểm soát chi phí bán hàng
Do giá xăng dầu ngày càng tăng nên công ty cần lập kế hoạch vận chuyển
cụ thể như dựa vào kế hoạch thu mua và thời gian xuất hàng mà sắp xếp lại thời
gian biểu cho các phương tiện vận chuyển, phương tiện giao hàng, luôn tận dụng
triệt để những phương tiện vận tải hiện có, hạn chế việc đi thuê ở bên ngoài nhằm
giảm được phần nào chi phí bán hàng của công ty. Bên cạnh đó, khi xuất khẩu thì
công ty nên thực hiện đầy đủ các thủ tục nhanh hơn để có thể xuất hàng trong
thời gian ngắn nhằm làm giảm khoản tiền thuê kho bãi.
5.2.4.2. Kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp
- Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty cần đề ra các biện pháp tiết
kiệm như: xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 67 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
ngắn hạn như chi phí văn phòng phẩm, và đưa ra một biên độ dao động thích hợp
cho chi phí hội họp, tiếp khách.
- Công ty cần có các quy chế khen thưởng về sử dụng tiết kiệm hay năng
động trong quá trình làm việc hoặc có các mức phạt cao để đánh vào những nhân
viên gây lãng phí tài sản của công ty… Qua đó, công ty sẽ nâng cao được ý thức
trách nhiệm của các cán bộ và công nhân viên
5.2.5. Một số biện pháp khác
- Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ là một doanh nghiệp Nhà
nước độc lập và có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp, do đó công ty cần tận dụng
ưu điểm này để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý doanh
nghiệp, tạo ra một tổ chức năng động, hiệu quả, nhạy cảm và có tính thích nghi
cao với môi trường. Phát huy cao độ tính chủ động và sáng tạo của mỗi cá nhân,
mỗi bộ phận trong việc xử lý tình huống kinh doanh và quản trị.
- Cần thiết lập thông tin và phương pháp xử lý thông tin hữu hiệu để từ đó
phát hiện sớm nhất cơ hội và rủi ro có thể nảy sinh, kịp thời có những quyết định
quản trị và kinh doanh phù hợp trong công tác đánh giá và dự báo tình huống có
thể xuất hiện trong tương lai.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 68 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Tóm lại, qua quá trình làm luận văn, em có một số kết luận như sau:
Trong chương một, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi công ty
là điều rất quan trọng và cần thiết, trong giai đoạn 2006 – 2008 thì tình hình công
ty có nhiều biến động lớn, đặc biệt là lợi nhuận của công ty trong giai đoạn này
tăng giảm không ổn định và các mục tiêu đưa ra trong chuơng một cũng đã từng
bước được phân tích ở trong các chương sau.
Trong chương hai, các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong
chương này được nêu ra rất phù hợp và được tận dụng triệt để trong suốt quá
trình phân tích.
Trong chương ba, đã nêu ra được các khái quát về công ty như quá trình hình
thành và phát triển của công ty, sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty, chức năng,
nhiệm vụ của từng phòng ban và các ngành nghề mà công ty đã hoạt động trong
thời gian qua. Qua đó, ta thấy được công ty đã hoạt động được khá lâu và các
ngành nghề mà công ty hoạt động khá đa dạng và công ty được tổ chức khá chặt
chẽ.
Các mục tiêu ở chương một đều được từng bước thực hiện trong chương bốn,
qua quá trình phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận, phân tích các chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta thấy
rằng Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ là một trong những đơn vị
xuất khẩu lớn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không những đem lại giá trị
kim ngạch lớn cho khu vực mà còn cho cả nước. Trong giai đoạn 2006 – 2008,
công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có chiều hướng ngày càng đi lên
biểu hiện qua tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty, công ty ngày càng có
uy tín và vị thế trên thị trường xuất khẩu, luôn chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao vào
các thị trường như: Philippies, Indonesia, Malaysia… Tuy nhiên, trong giai đoạn
này công ty cũng còn một số hạn chế như: công ty phải vay vốn ngân hàng nhiều
nên chi phí tài chính tăng; do biến động nhiều của thị trương thế giới nên giá các
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 69 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
mặt hàng trong nước đều tăng làm cho giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp tăng.
Từ những thực trạng được rút ra từ quá trình hoạt động kinh doanh của công
ty trong giai đoạn 2006 – 2008 mà có được những biện pháp để nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty trong chương năm. Có một số giải pháp
trọng tâm như: ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty để khả năng hoạt
động và khả năng chế biến của công ty không bị đình trệ, giải pháp nâng cao khả
năng tiêu thụ để nâng cao doanh thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty, giải
pháp thay đổi kết cấu mặt hàng để tìm ra được những mặt hàng mới phục vụ cho
quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng và các giải pháp
nhằm làm giảm chi phí cho công ty…
Hy vọng trong thời gian tới công ty sẽ khắc phục được những khó khăn, hạn
chế và đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với công ty
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì sự cạnh tranh giữa các đơn vị kinh
doanh, đặc biệt là các đơn vị xuất nhập khẩu tất yếu sẽ xảy ra và ngày càng trở
nên gay go, phức tạp. Cho nên, để công ty có hiệu quả hơn thì em có một số kiến
nghị sau:
- Công ty phải nhanh chóng đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và nâng cao
trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.
- Nhanh chóng thực hiện việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang công
ty cổ phần để tạo sự chủ động trong hoạt động, thích nghi với quá trình hội nhập
kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.
- Cần có chương trình đào tạo ngắn hạn để giúp cán bộ công nhân viên
thường xuyên cập nhật thông tin về nghiệp vụ giúp cho công tác xuất khẩu của
công ty đạt hiệu quả hơn.
- Cần xem xét phương thức thanh toán giữa các đơn vị hợp tác làm ăn với
công ty, cần tích cực thu hồi công nợ bằng cách thường xuyên nhắc nhở khách
hàng thiếu nợ, hạn chế bán hàng cho những đơn vị thanh toán chậm.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 70 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
6.2.2. Đối với Nhà nước
Nước ta là một nước nông nghiệp nên Nhà nước có vai trò quan trọng trong
việc nâng cao khả năng tiêu thụ của các công ty nông sản. Vì vậy, Nhà nước nên:
- Có những chính sách ưu đãi trong xuất khẩu nông sản cũng như sản xuất,
chế biến và tiêu thụ.
- Cần cập nhật thông tin thường xuyên hơn về nông sản trong nước cũng như
trên thế giới để những nhà xuất khẩu có thể nắm bắt kịp thời.
- Cần có nhiều quy định cho các ngân hàng trong nước ưu đãi về lãi suất cho
các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời buổi nền kinh
tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 71 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp – Lý thuyết và
thực hành, NXB Tài Chính, Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Khải (2003), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh kinh
tế của doanh nghiệp, NXB Tài Chính, Hà Nội.
3. Nguyễn Tấn Bình (2000), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Ts.Trương Đông Lộc, Ths.Trần Bá Trí (2008), Bài giảng Quản trị tài
chính, Tủ sách Trường Đại Học Cần Thơ.
5. Đoàn Thị Hồng Niêm (2005), chuyên đề tốt nghiệp “Phân tích tình hình
tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần
Thơ”, sinh viên lớp TCKT K2001, Trường Đại Học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (2006 – 2008)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TÀI SẢN Năm
2006
Năm
2007
Năm 2008
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 60.521 57.245 88.154
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.409 848 295
1. Tiền 2.409 848 295
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 23.796 21.020 14.000
1. Đầu tư ngắn hạn 23.796 21.020 14.000
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 33.581 22.038 72.646
1. Phải thu khách hàng 1.960 9.654 68.932
2. Trả trước cho người bán 9.416 8.408 5.063
3. Các khoản phải thu khác 26.405 7.990 3.793
4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (4.200) (4.014) (5.142)
IV. Hàng tồn kho 146 12.279 (970)
1. Hàng tồn kho 412 12.279 20
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (266) 0 (990)
V. Tài sản ngắn hạn khác 589 1.060 2.183
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 143 275 181
2. Thuế GTGT được khấu trừ 401 751 1.966
3. Tài sản ngắn hạn khác 45 34 36
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 14.895 29.351 29.295
I. Các khoản phải thu dài hạn 1.893 8.052 7.897
1. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 1.599 4.559 4.558
2. Phải thu dài hạn nội bộ 294 3.493 3.339
II. Tài sản cố định 5.278 13.547 12.632
1. Tài sản cố định hữu hình 5.278 10.186 9.270
- Nguyên giá 12.099 17.868 18.095
- Giá trị hao mòn luỹ kế (6.821) (7.682) (8.825)
2. Tài sản cố định vô hình 0 3.361 3.362
- Nguyên giá 0 3.361 3.362
- Giá trị hao mòn luỹ kế 0 0 0
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 7.724 7.752 7.752
1. Đầu tư vào công ty con 3.071 0 0
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 4.648 7.747 7.747
3. Đầu tư dài hạn khác 5 5 5
IV. Tài sản dài hạn khác 0 0 1.014
1. Chi phí trả trước dài hạn 0 0 1.014
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 75.416 86.596 117.449
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 24.561 19.066 16.856
I. Nợ ngắn hạn 24.561 19.044 16.821
1. Vay và nợ ngắn hạn 4.000 6.720 0
2. Phải trả người bán 374 0 0
3. Người mua trả tiền trước 4.875 9.328 2.347
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 67 241 8.583
5. Phải trả người lao động 403 18 273
6. Chi phí phải trả 0 58 1.148
7. Các khoản phải trả phải nộp khác 14.842 2.679 3.572
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0 898
II. Nợ dài hạn 0 22 35
1. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0 22 35
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 50.855 67.530 100.593
I. Vốn chủ sở hữu 50.576 67.398 100.609
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 36.865 51.682 61.406
2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0 497
3. Quỹ đầu tư phát triển 5.565 5.641 7.248
4. Quỹ dự phòng tài chính 3.182 3.679 4.342
5. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 46
6. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4.964 6.396 27.070
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 279 132 (16)
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 279 132 (16)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 75.416 86.596 117.449
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Phụ lục 2. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(2006 – 2008)
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU Mãsố
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 91.515 162.419 271.708
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 0
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10 = 01 – 02)
10 91.515 162.419 271.708
4. Giá vốn hàng bán 11 81.928 153.026 214.942
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20 = 10 – 11)
20 9.587 9.393 56.766
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 3.613 4.730 3.468
7. Chi phí tài chính 22 289 1.514 4.319
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 141 843 3.359
8. Chi phí bán hàng 24 3.475 4.331 6.821
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4.148 3.802 12.075
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
{30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)}
30 5.288 4.476 37.019
11. Thu nhập khác 31 835 823 203
12. Chi phí khác 32 331 80 9
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) 40 504 743 194
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 =
30 + 40)
50 5.792 5.219 37.213
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 828 1.052 10.143
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 0 0 0
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50 –
51 – 52)
60 4.964 4.167 27.070
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 0 0
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Phụ lục 3. TÍNH TOÁN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
* Giai đoạn 2006 - 2007
- Đối tượng phân tích:
DT = DT07 – DT06
= 162.419 – 91.515 = 70.904 (triệu đồng)
- Mức độ ảnh hưởng của khối lượng tiêu thụ đến doanh thu:
Q = DT06 x % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ - DT06
= 91.515 x
- Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến doanh thu:
P = Q07.P07 - Q07.P06 = 162.419 – 128.340 = 34.079 (triệu đồng)
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
DT = Q + P = 36.825 + 34.079
= 70.904 (triệu đồng): Đối tượng phân tích
* Giai đoạn 2007 – 2008
- Đối tượng phân tích:
DT = DT08 – DT07
= 271.708 – 162.419 = 109.289 (triệu đồng)
- Mức độ ảnh hưởng của khối lượng tiêu thụ đến doanh thu:
% hoàn thành DT = DT07DT06 =
162.419
91.515 = 177,48%
x 100%
Tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch tiêu thụ =
Q07 . P06
Q06 . P06
x 100% = 128.340
91.515
x 100% = 140 %
128.340
91.515
- 91.515 = 36.825 (triệu đồng)
% hoàn thành DT = DT08DT07 =
271.708
162.419 = 167,29 %
x 100%
Tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch tiêu thụ =
Q08 . P07
Q07 . P07
x 100% = 153.183
162.419
x 100% = 94,31 %
Q = DT07 x % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ - DT07
= 162.419 x 0,9431 – 162.419 = - 9.235 (triệu đồng)
- Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến doanh thu:
P = Q08.P08 - Q08.P07 = 271.708 – 153.184 = 118.524 (triệu đồng)
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
DT = Q + P = - 9.235 + 118.524
= 109.289 (triệu đồng): Đối tượng phân tích
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty
* Giai đoạn 2006 – 2007
- Đối tượng phân tích:
LN = LN07 – LN06
= 1.260 – 1.964 = - 704 (triệu đồng)
- Mức độ ảnh hưởng của khối lượng tiêu thụ đến lợi nhuận:
Q = (T – 1).( Q06.P06 - Q06.Z06)
= (1,4 – 1).(91.515 – 81.928) = 3.834,8 (triệu đồng)
- Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận:
K1 = T x ( Q06.P06 - Q06.Z06) – (CBH06 + CQL06)
= 1,4 x (91.515 – 81.928) – (3.475 + 4.148)
= 5.798,8 (triệu đồng)
K2 = Q07.P06 – (Q07.Z06 + CBH06 + CQL06)
= 128.340 – (115.601 + 3.475 + 4.148)
= 5.116 (triệu đồng)
K = K2 – K1 = 5.116 – 5.798,8 = - 682,8 (triệu đồng)
- Mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán đến lợi nhuận:
Z = - (Q07.Z07 - Q07.Z06)
% hoàn thành LN = LN06 = 1.964 = 64,15 %
x 100%
LN07 1.260
Tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch tiêu thụ = T =
Q07 . P06
Q06 . P06
x 100% = 128.340
91.515
x 100% = 140 %
= - (153.026 – 115.601) = - 37.425 (triệu đồng)
- Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến lợi nhuận:
P = Q07.P07 - Q07.P06
= 162.419 – 128.340 = 34.079 (triệu đồng)
- Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng đến lợi nhuận:
CBH = - (CBH07 - CBH06)
= - (4.331 – 3.475) = - 856 (triệu đồng)
Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận:
CQL = - (CQL07 - CQL06)
= - (3.802 – 4.148) = 346 (triệu đồng)
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
LN = Q + K + Z + P + CBH + CQL
= 3.834,8 + (- 682,8) + (- 37.425) + 34.079 + (- 856) + 346
= - 704 (triệu đồng): Đối tượng phân tích
* Giai đoạn 2007 – 2008
- Đối tượng phân tích:
LN = LN08 – LN07
= 37.870 – 1.260 = 36.610 (triệu đồng)
- Mức độ ảnh hưởng của khối lượng tiêu thụ đến lợi nhuận:
Q = (T – 1).( Q07.P07 - Q07.Z07)
= (0,9431 – 1).(162.419 – 153.026) = - 534,5 (triệu đồng)
Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận:
K1 = T x ( Q07.P07 - Q07.Z07) – (CBH07 + CQL07)
= 0,9431 x (162.419 – 153.026) – (4.331 + 3.802)
= 725,5 (triệu đồng)
% hoàn thành LN = LN07 = 1.260 = 3.005,6 %
x 100%LN08 37.870
Tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch tiêu thụ = T =
Q08 . P07
Q07 . P07
x 100% = 153.184
162.419
x 100% = 94,31 %
K2 = Q08.P07 – (Q08.Z07 + CBH07 + CQL07)
= 153.184 – (144.324 + 4.331 + 3.802)
= 727 (triệu đồng)
K = K2 – K1 = 727 – 725,5 = 1,5 (triệu đồng)
- Mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán đến lợi nhuận:
Z = - (Q08.Z08 - Q08.Z07)
= - (214.942 – 144.324) = - 70.618 (triệu đồng)
- Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến lợi nhuận:
P = Q08.P08 - Q08.P07
= 271.708 – 153.184 = 118.524 (triệu đồng).
- Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng đến lợi nhuận:
CBH = - (CBH08 - CBH07)
= - (6.821 – 4.331) = - 2.490 (triệu đồng)
- Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận:
CQL = - (CQL08 - CQL07)
= - (12.075 – 3.802) = - 8.273 (triệu đồng)
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
LN = Q + K + Z + P + CBH + CQL
= (- 534,5) + 1,5 + (- 70.618) + 118.524 + (- 2.490) + (- 8.273)
= 36.610 (triệu đồng): Đối tượng phân tích
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 25 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
Bảng 2. DOANH THU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
Đơn vị tính: 1.000 USD
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 07-06 08-07Mặt hàng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Mức Tỉ lệ (%) Mức Tỉ lệ (%)
1. Gạo/ nếp 5.295,80 97,83% 8.548,58 100% 15.704,23 100% 3.252,78 61,42 7.155,65 83,71
2. Thức ăn gia súc 117,60 2,17% - 0% - 0% - - - -
Tổng giá trị 5.413,40 100% 8.548,58 100% 15.704,23 100% 3.252,78 61,42 7.155,65 83,71
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Bảng 3. SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 07-06 08-07
Mặt hàng Sản lượng
(tấn)
Tỉ
trọng
(%)
Sản lượng
(tấn)
Tỉ
trọng
(%)
Sản lượng
(tấn)
Tỉ trọng
(%) Mức
Tỉ lệ
(%) Mức
Tỉ lệ
(%)
1. Gạo/ nếp 20.831,20 98,41 29.870,80 100 28.172,20 100 9.039,60 43,39 (1.698,60) (5,69)
2. Thức ăn gia súc 336,00 1,59 - - - - - 0 0
Tổng 21.167,20 100 29.870,80 100 28.172,20 100 9.039,60 43,39 (1.698,60) (5,69)
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 28 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
Bảng 4. DOANH THU THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
Đơn vị tính: 1.000 USD
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007 - 2006 2008 - 2007
Thị trường Giá trị Tỉ trọng(%) Giá trị
Tỉ trọng
(%) Giá trị
Tỉ trọng
(%) Mức Tỉ lệ (%) Mức Tỉ lệ (%)
1. Malaysia 1.196,25 22,10 1.844,35 21,57 2.883,90 18,36 648,10 54,18 1039,55 56,36
2. Singapore 176,05 3,25 491,57 5,75 - - 315,52 179,22 - -
3. Philippines 2.327,40 42,99 2.637,23 30,85 11.954,58 76,12 309,83 13,31 9.317,35 353,30
4. Indonesia 633,10 11,70 1.682,69 19,69 123,25 0,79 1.049,59 165,78 (1.559,44) (92,68)
5. Châu Phi 374,75 6,92 1.892,74 22,14 742,50 4,73 1.517,99 405,07 (1.150,24) (60,77)
6. Đông Timor 588,25 10,87 - - - - - - - -
7. Nhật Bản 117,60 2,17 - - - - - - - -
Tổng 5.413,40 100,00 8.548,58 100,00 15.704,23 100,00 3.135,18 57,92 7.155,65 83,71
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Bảng 5. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thị trường Sản lượng
(tấn)
Giá trị
(USD)
Sản lượng
(tấn)
Giá trị
(USD)
Sản lượng
(tấn)
Giá trị
(USD)
1. Malaysia 4.600,00 1.196.250 6.350,00 1.844.350 7.100,00 2.883.900
2. Singapore 720,00 176.050 1680,00 491.570 - -
3. Philippines 9.244,85 2.327.400 9.322,35 2.637.230 19.322,20 11.954.580
4. Indonesia 2.391,35 633.100 5.989,70 1.682.690 250,00 123.250
5. Châu Phi 1.500,00 374.750 6.528,75 1.892.740 1.500,00 742.500
6. Đông Timor 2.375,00 588.250 - - - -
7. Nhật Bản 336,00 117.600 - - - -
Tổng 21.167,20 5.413.400 29.870,80 8.548.580 28.172,20 15.704.230
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân 40 SVTH: Nguyễn Thị Minh Ngọc
Bảng 7. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
Đơn vị tính: Triệu đồng
07-06 08-07Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức Tỉ lệ (%) Mức Tỉ lệ (%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 91.515 162.419 271.708 70.904 77,48 109.289 67,29
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
91.515 162.419 271.708 70.904 77,48 109.289 67,29
4. Giá vốn hàng bán 81.928 153.026 214.942 71.098 86,78 61.916 40,46
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.587 9.393 56.766 (194) (2,02) 47.373 504,34
7. Doanh thu hoạt động tài chính 3.613 4.730 3.468 1.117 30,92 (1.262) (26,68)
8. Chi phí tài chính 289 1.514 4.319 1.225 423,88 2.805 185,27
- Chi phí lãi vay 141 843 3.359 702 497,87 2.516 298,46
4. Chi phí bán hàng 3.475 4.331 6.821 856 24,63 2.490 57,49
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.148 3.802 12.075 (346) (8,34) 8.273 217,60
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5.288 4.476 37.019 (812) (15,36) 32.543 727,06
10. Thu nhập khác 835 823 203 (12) (1,44) (620) (75,33)
11. Chi phí khác 331 80 9 (251) (75,83) (71) (88,75)
12. Lợi nhuận khác 504 743 194 239 47,42 (549) (73,89)
13. Lợi nhuận trước thuế TNDN 5.792 5.219 37.213 (573) (9,89) 31.994 613,03
14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 828 1.052 10.143 224 27,05 9.091 864,16
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 0 0 0 0
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 4.964 4.167 27.070 (797) (16,06) 22.903 549,63
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - - - - - -
(Nguồn: Phòng kế toán)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ.pdf