Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh An Giang

Khoản mục thu nhập này chiếm tỷtrọng nhỏtrong tổng nguồn thu tại ngân hàng nhưng đều tăng mạnh qua các năm. Năm 2007, thu nhập ngoài lãi tăng đáng kể đạt 1.170,5 triệu đồng tăng 1.132,9 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng khoảng 3.013% vềtương đối và khoản mục này lại tiếp tục tăng nhanh trong năm 2008, vềmặt tuyệt đối tăng 1.515,3 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 129% vềmặt tương đối. Trong năm 2006, do mới bắt đầu hoạt động nên hoạt động dịch vụcủa Chi nhánh không nhiều, chưa khai thác hết nhu cầu và tiềm năng của khách hàng. Vì vậy Chi nhánh chưa thực sựgắn kết việc phát triển và mởrộng các sản phẩm dịch vụvới công tác tín dụng. Đến năm 2007, Chi nhánh đã tích cực duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụtruyền thống, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng, tăng thêm tiện ích cho khách hàng, từng bước đổi mới trang thiết bịvà công nghệ, tin học nhằm phục vụtối đa nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, tỷtrọng của thu nhập ngoài lãi lại có xu hướng giảm qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006, tỷ trọng này chiếm 7% trên tổng thu nhập nhưng đến năm 2008 nó lại giảm xuống thấp còn 4%. Nguyên nhân là do khảnăng cạnh tranh vềlĩnh vực dịch vụSCB An Giang còn thấp nên thời gian qua Ngân hang chú trọng nhiều vào công tác tín dụng.

pdf97 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng 387,9% so với năm 2007. Thu nhập, tại SCB An Giang tăng mạnh nguyên nhân là do ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu hút khách hàng mới, tăng doanh số cho vay tăng lên, doanh số nghiệp vụ bảo lãnh, ủy thác, dịch vụ thanh toán, ngân quỹ,… Từ đó, mà thu nhập từ lãi và dịch vụ tăng cao. Đặc biệt thu nhập từ lãi cho vay tăng rất cao qua 3 năm 2006-2008. Kết quả này cho ta thấy, nguồn thu của ngân hàng ngày càng ổn định và góp phần không nhỏ vào hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Chi phí qua 3 năm tại NHTMCP Sài Gòn cũng tăng rất mạnh qua 3 năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2007. Trong năm này, chi phí đạt 11.667,5 triệu đồng, tăng 11.667,5 triệu đồng, tức tăng 2.162% so với năm 2006. Năm 2008 lại là một năm tăng mạnh của chi phí, đạt 62.206,7 triệu đồng, tăng 433.2% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho chi phí tại SCB An Giang tăng cao là do nhu cầu mở rộng phạm vi hoạt động, Ngân hàng mở thêm phòng giao dịch và mở rộng hoạt động kinh doanh. Kết quả là làm gia tăng chi phí dịch vụ, chi phí Bảng 07 : THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA SCB AN GIANG Đvt: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Khoản mục 2006 2007 2008 số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 543,0 13.903,5 67.836,4 13.360,5 2.460 53.932,9 387,9 Tổng chi phí 515,7 11.667,5 62.206,7 11.151,8 2.162 50.539,2 433,2 Lợi nhuận 27,3 2.236,0 5.629,7 2.208,7 8.090 3.393,7 151,8 www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 62 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà quảng cáo tại Ngân hàng. Ngoài ra, công tác huy động vốn trong các năm này đạt hiệu quả cao, kết quả là chi phí lãi tăng cao. Mặc dù, chi phí tăng cao như vậy, nhưng lợi nhuận trước thuế tại NHTMCP Sài Gòn tăng rất cao trong 3 năm 2006-2008, đặc biệt là trong năm 2007, trong năm này lợi nhuận đạt 2.236 triệu đồng, tăng 2.208,7 triệu đồng, tức tăng khoảng 8.090% so với năm 2006. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập. Năm 2008 cũng là một năm tăng mạnh của lợi nhuận trước thuế, đạt 5.629,7 triệu đồng, tăng 151,8% so với năm 2007. Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy tốc độ tăng của thu nhập, chi phí, lợi nhuân một cách trực quan qua 3 năm: 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Tr iệ u đồ n g 2006 2007 2008 Năm Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế Hình 10: BIỂU ĐỒ THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN TẠI SCB AN GIANG Như vậy, rõ ràng lợi nhuận, chi phí, thu nhập tai NHTMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang đều tăng một cách đáng kể qua các năm, điều này đã khẳng định hiệu quả hoạt động sau 3 năm thành lập của ngân hàng là rất tốt. Tuy nhiên, để hiểu rõ tại sao lợi nhuận lại tăng cao qua 3 năm 2006-2008 ta sẽ đi sâu phân tích về thu nhập và chi phí. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 63 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà (Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Sài Gòn – chi nhánh An Giang) Bảng 08: CƠ CẤU THU NHẬP, CHI PHÍ TẠI SCB AN GIANG QUA 3 NĂM 2006-2008 Đvt: Triệu đồng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Khoản mục Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thu nhập từ lãi 505,4 93,0 12.733,0 91,6 65.150,6 96,0 12.227,6 2.419 52.417,6 412 - Thu lãi cho vay 499,2 91,9 12.215,1 87,9 56.679,7 85,0 11.715,9 2.347 45.464,6 372 - Thu lãi tiền gửi 6,2 1,1 517,9 3,7 7.470,9 11,0 511,7 8.253 6.953,0 1.343 Thu nhập ngoài lãi 37,6 7,0 1.170,5 8,4 2.685,8 4,0 1.132,9 3.013 1.515,3 129 - Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 5,9 1,2 72,0 0,5 44,5 0,08 66,1 1.120 -27,5 -38 - Thu phí dịch vụ thanh toán 2,7 0,5 49,0 0,4 81,7 0,12 46,3 1.715 32,7 67 - Thu phí dịch vị ngân quỹ 5,0 0,9 18,5 0,1 38,3 0,07 13,5 270 19,8 107 - Thu phí nghiệp vụ ủy thác 4,0 0,7 3,0 0,02 11,7 0,03 -1,0 -25 8,7 290 - Thu nhập khác 20,0 3,7 1.028,0 7,38 2.509,6 3,7 1.008,0 5.040 1.481,6 144 Tổng thu nhâp. 543,0 100,0 13.903,5 100,0 67.836,4 100,0 13.360,5 2.460,5 53.932,9 387,9 Chi phí lãi 94,5 18,3 4.485,9 38,4 54.048,2 86,9 4.391,4 4.647 49.562,3 1.105 Chi phí ngoài lãi 421,2 81,7 7.181,6 61,6 8.158,5 13,1 6.760,4 1.605 976,9 14 - Chi phí hoạt động dịch vụ 56,8 11,0 299,1 2,6 313,1 0,5 242,3 426 14,0 5 - Chi phí hoạt động 364,4 70,7 6.880.4 59,0 7.750,1 12,4 6.516,0 1.788 869,7 13 - Chi phí khác 0 0 2.1 0,02 95,3 0,2 2,1 - 93,2 4.438 Tổng chi phí 515,7 100,0 11.667,5 100,0 62.206,7 100,0 11.151,8 2.162.5 50.539,2 433 www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 64 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà 4.4.1.1. Phân tích cơ cấu thu nhập Thu nhập của SCB An Giang là toàn bộ khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng như thu từ lãi cho vay, thu từ lãi tiền gửi, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh ủy thác, dịch vụ thanh toán ngân quỹ,… Phân tích thu từ lãi Khoản mục thu nhập từ lãi tại SCB An Giang tăng mạnh qua các năm 2006-2008. Năm 2007, thu nhập từ lãi đạt 12.733 triệu đồng, tăng 12.227,6 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng 2.419% về tương đối. Thu nhập từ lãi lại tiếp tục tăng mạnh trong năm 2008, tăng 412%, tức tăng khoảng 52,417.6 triệu đồng so với năm 2007 về tuyệt đối. Xét về mặt tỷ trọng thì thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập luôn lớn hơn 90%. Trong năm 2006, tỷ trọng của khoản mục này là 93%, giảm xuống trong năm 2007 (91,6%) và tăng lên cao trong năm 2008, 96%. Điều này cho thấy hoạt động chủ yếu của ngân hàng chủ yếu vẫn là hoạt động tín dụng. Thu từ lãi cho vay là khoản thu chính của Ngân hàng, có xu hướng tăng mạnh qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập. Cụ thể, năm 2006 khoản mục này đạt 499,2 triệu đồng. Đến năm 2007, thu từ lãi tăng lên rất mạnh, tăng 11.715,9 triệu đồng so với năm 2006 về mặt tuyệt đối còn về mặt tương đối tăng 2.347%. Trong năm 2008, khoản mục này cũng tăng rất mạnh đạt 56.679,7 triệu đồng, tăng 372% so với năm 2007. Tuy nhiên, tỷ trọng của khoản mục này so với tổng thu nhập giảm đều qua các năm. Năm 2006 chiếm 91,9%, giảm xuống còn 87,9% trong năm 2007 và 85% trong năm 2008. Điều này thể hiện cơ cấu thu nhập tại Ngân hàng đang thay đổi theo chiều hướng hợp lý, tức là ngân hàng đang đa dạng hóa các nguồn thu nhập, hạn chế các nguồn thu có thể phát sinh rủi ro cao. Thu lãi tiền gửi tại NHTMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang tăng cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng. Khởi đầu vào năm 2006, thu lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng rất thấp 1,1%, sau đó tăng lên 3,7% trong năm 2007 và 11% trong năm 2008. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Chi nhánh đã tăng cường lượng tiền gửi nhằm bảo đảm cho các hoạt động thanh toán, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Xét về mặt giá trị, thu lãi tiền gửi tăng rất cao trong năm 2007, tăng 511,7 www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 65 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà triệu đồng, tức tăng 8.253% so với năm 2006. Loại thu nhập này lại tiếp tục tăng mạnh trong năm 2008, tăng 1.343% so với năm 2007. Thu nhập ngoài lãi Khoản mục thu nhập này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu tại ngân hàng nhưng đều tăng mạnh qua các năm. Năm 2007, thu nhập ngoài lãi tăng đáng kể đạt 1.170,5 triệu đồng tăng 1.132,9 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng khoảng 3.013% về tương đối và khoản mục này lại tiếp tục tăng nhanh trong năm 2008, về mặt tuyệt đối tăng 1.515,3 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 129% về mặt tương đối. Trong năm 2006, do mới bắt đầu hoạt động nên hoạt động dịch vụ của Chi nhánh không nhiều, chưa khai thác hết nhu cầu và tiềm năng của khách hàng. Vì vậy Chi nhánh chưa thực sự gắn kết việc phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ với công tác tín dụng. Đến năm 2007, Chi nhánh đã tích cực duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ truyền thống, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng, tăng thêm tiện ích cho khách hàng, từng bước đổi mới trang thiết bị và công nghệ, tin học nhằm phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng của thu nhập ngoài lãi lại có xu hướng giảm qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006, tỷ trọng này chiếm 7% trên tổng thu nhập nhưng đến năm 2008 nó lại giảm xuống thấp còn 4%. Nguyên nhân là do khả năng cạnh tranh về lĩnh vực dịch vụ SCB An Giang còn thấp nên thời gian qua Ngân hang chú trọng nhiều vào công tác tín dụng. Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên tổng thu nhập và tỷ trọng này có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2006, tỷ trọng của khoản mục này chiếm 1,1%. Sau đó giảm xuống còn 0,5% trong năm 2007 và 0.06% trong năm 2008. Xét về mặt gái trị thì khoản mục này tăng mạnh trong năm 2007, trong năm này, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh đạt 72 triệu đồng, tăng 66,1 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng khoảng 1.120%. Tuy nhiên, khoản mục này lại giảm khá mạnh trong năm 2008, về tuyệt đối giảm khoảng 27,5 triệu so với năm 2007 tức giảm khoảng 38%. Tỷ trọng khoản mục thu phí dịch vị thanh toán tại NHTMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang giảm đều qua các năm. Năm 2006, tỷ trọng khoản mục này đạt 0.5%, sau giảm xuống còn 0,4% trong năm 2007 và 0,12% năm 2008. Tuy www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 66 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà nhiên, xét về mặt giá trị thì khoản mục này tăng mạnh qua các năm, đặc biệt là năm 2007. Trong năm này, Thu phí dịch vụ thanh toán đạt 49 triệu đồng, tăng 46,3 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng hơn 1.715%. Năm 2008 lại là một năm tiếp tục tăng của khoản mục này, đạt 81,7 triệu đồng tăng 67% so với năm 2007. Tương tự như thu từ nghiệp vụ bảo lãnh và thu phí dịch vụ thanh toán, tỷ trọng của thu phí dịch vụ ngân quỹ cũng giảm đều qua các năm. Năm 2006 tỷ trọng này khoảng 0,9% trên tổng thu nhập. Các năm sau đó tỷ trọng này giảm xuống thấp dần 0,1% (2007), 0,07% (2008). Về mặt gái trị, khoản mục này tăng rất cao. Năm 2007 khoản mục này đạt 18,5 triệu đồng, tăng 270% so với năm 2007. Tỷ trọng này tiếp tục tăng trong năm 2008, tăng 19,8 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng khoảng 107%. Tỷ trọng thu phí nghiệp vụ ủy thác trên tổng thu nhập cũng giảm mạnh qua 3 năm. Khởi đầu là 0.7% trong năm 2006, sau đó giảm xuống còn 0,02 trong năm 2007 và 0.03 năm 2008. Xét về mặt giá trị, khoản mục này có xu hướng tăng. Măc dù, năm 2007 khoản mục này giảm 1 triệu đồng, tức giảm 25% so với 2006 nhưng năm 2008 khoản mục này tăng khá cao, tăng 290% so với năm 2007. Các khoản thu khác là khoản mục luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu ngoài lãi của SCB An Giang. Tuy nhiên, qua 3 năm tỷ trọng này có xu hướng không tăng. Mặc dù, trong năm 2007, tỷ trọng này tăng mạnh chiếm 7,38% nhưng sau đó trong năm 2008, nó lại giảm bằng với khoản tăng năm 2007, cuối cùng đạt tỷ trọng bằng với năm 2006, 3,7%. Nhìn chung, tổng thu nhập của Ngân hàng qua ba năm tăng khá cao, đăc biệt là thu từ lãi. Nguyên nhân là do Ngân hàng đang chú trọng vào công tác tín dụng. Ngoài ra, các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng cũng tăng khá nhanh. Điều này chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng ngày càng đi vào nền nếp và đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, Ngân hàng cần có biện pháp để tăng thu đối với hoạt động dịch vụ cả về tỷ trọng lẫn giá trị vì đây là lĩnh vực sẽ đem lại lợi nhuận cao trong tương lai nhưng chi phí của nó lại rất thấp. 4.4.1.2. Phân tích cơ cấu chi phí Để cạnh tranh cùng các đối thủ, ngoài việc đa dạng hóa các hình thức cho vay, cung cấp các dịch vụ mới cho khách hàng, thu hút khách hàng đến với Chi nhánh để nâng cao thu nhập. Ngân hàng còn phải có những biện pháp để tiết www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 67 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà kiệm chi phí đặc biệt là những chi phí không hợp lý. Theo bảng 08 , ta thấy cơ cấu chi phí tại NHTM cổ phần Sài Gòn qua 3 năm như sau: Chi trả lãi Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tỷ trọng của các khoản chi tại SCB An Giang. Tỷ trọng tăng mạnh qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006, tỷ trọng khoản mục này chỉ chiếm 18,3% trên tổng chi phí. Tuy nhiên, đến năm 2007 tỷ trọng này đã lên rất khá chiếm 38,4%, sau đó tiếp tục tăng mạnh và đạt 86,9% năm 2008. Về mặt giá trị thì chi phí lãi cũng tăng mạnh qua các năm. Năm 2007, chi phí lãi đạt 4.485,9 triệu đồng, tăng 4.391 triệu đồng so với năm 2006 tức tăng lên khoảng 4.647%. Năm 2008 lại là một năm tiếp tục tăng cao của chi phí lãi, theo đó, chi phí lãi tăng lên 1.105% so với năm 2007 tức tăng lên 49.562,3 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2007, nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của người dân tăng cao, nên để đáp ứng nhu cầu nay, Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn và tăng lãi suất, tiết kiệm dự thưởng nhằm huy động được nhiều nguồn vốn tại chỗ và sử dụng thêm vốn điều chuyển từ Hội Sở nên làm cho các khoản chi trả lãi tiền gửi vốn tăng cao. Ngoài ra, vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008, tình hình lạm phát tại nước ta khá nghiêm trọng, kéo theo lãi suất huy động liên tục tăng. Kết quả là, chi phí lãi trong năm 2007, 2008 tăng lên rất mạnh. Chi phí ngoài lãi Trái ngược với chi phí lãi, tỷ trọng chi phí ngoài lãi có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2006, tỷ trọng chi phí này tăng cao, 81,7%. Nguyên nhân là do Chi nhánh mới thành lập nên nhu cầu chi tiêu là rất lớn đặt biệt là chi hoạt động như xây dựng cơ sở hạ tầng, mua tài sản cố định, công cụ dụng cụ,…Các năm sau đó, do tình hình hoạt động đã đi vào ổn định nên tỷ trọng khoản mục này giảm xuống, 61,6% năm 2007 và 13,1% năm 2008. Tuy vậy, nhưng xét về mặt giá trị thì chi ngoài lãi tăng liên tục qua các năm. Năm 2007, chi ngoài lãi đạt 7.181,6 triệu đồng, tăng 6.760,4 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng khoảng 1.605% về tương đối. Sang năm 2008, khoảng mục này tiếp tục tăng 14% so với năm 2007, tức tăng khoảng 976,9 triệu đồng. Chi từ hoạt động dịch vụ qua 3 năm 2006-2008 tăng mạnh về mặt giá trị nhưng lại giảm về tỷ trọng. Xét về giá trị, năm 2007, khoản mục này đạt 299,1 www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 68 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà triệu đồng, tăng 242,3 triệu đồng so với năm 2006 về mặt tuyệt đối còn về mặt tương đối tăng 426%. Năm 2008, chi từ hoạt động dịch vụ tiếp tục tăng nhưng không cao, tăng 5% so với năm 2007 tức tăng 14 triệu đồng. Tuy nhiên, xét về mặt tỷ trọng thì khoảng mục này giảm mạnh qua các năm. Năm 2006, chi từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng khá cao, 11% nhưng nó lại giảm mạnh trong các năm 2007, 2,6% và đến năm 2008 tỷ trọng của khoản mục này chỉ còn 0,5% trên tổng chi phí. Chi hoạt động bao gồm các khoản chi nhân viên, chi về tài sản, chi hoạt động quản lý công cụ dụng cụ, chi dự phòng, chi nộp thuế, phí ,lệ phí, chi nộp bảo hiểm an toàn tiền gửi. Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi ngoài lãi. Tuy nhiên, tỷ trọng của khoản mục này cũng có xu hướng giảm mạnh qua 3 năm. Năm 2006, tỷ trọng khoản mục này chiếm rất cao trong tổng chi phí, 70.7%. Các năm sau đó tỷ trọng khoản mục này giảm xuống rất nhanh đạt 58,98% vào năm 2007 và 12,4% vào năm 2008. Điều này đã thể hiện sự hợp lý trong cơ cấu chi phí tại SCB An Giang. Xét về mặt giá trị, khoản mục này tăng rất cao trong 3 năm đặc biệt là năm 2007. Trong năm này, chi hoạt động đạt 6.880,4 triệu đồng, tăng 6.516 triệu đồng tức tăng 1.788% so với năm 2006. Trong năm 2008, khoản mục này tăng 13% so với năm 2007, tăng khoảng 869,7 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho khoản chi này tăng lên một cách đáng kể là do nhu cầu mở rộng qui mô hoạt động nên Ngân hàng đã mở thêm phòng giao dịch mới như Phòng giao dịch Châu đốc năm 2007 và Phòng giao dịch Mỹ Phước năm 2008. Nên Nhu cầu chi tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, mua tài sản cố định, công cụ dụng cụ,… tăng lên. Ngoài ra, Ngân hàng còn phải tuyển dụng thêm nhiều nhân viên mới để đáp ứng yêu cầu công việc. Chi khác cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng cơ cấu chi phí đạt 0,02% trong năm 2007 và 0,2% trong năm 2008. Khoản mục này tăng rất mạnh trong năm 2008, đạt 95,3 triệu đồng tăng 93,2 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 4.438% Măc dù các khoản chi của ngân hàng liên tục tăng lên nhưng nó luôn gắn liền với việc mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng nên không thể kết luận SCB An Giang không kiểm soát tốt chi phí. Tuy nhiên, trong năm 2008 tốc độ www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 69 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà tăng của thu nhập lại thấp hơn tốc độ tăng của chi phí. Do đó Ngân hàng cần có những biện pháp để kiểm soát chi phí tốt hơn trong tương lai. Tóm lại, trong 3 năm 2006-2008 thu nhập tại SCB An Giang tăng lên rất mạnh, đặc biệt là thu nhập từ lãi. Ngoài ra, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ cũng gia tăng về mặt giá trị điều này cho thấy hoạt động tín dụng và dịch vụ của Chi nhánh ngày càng mở rộng. Còn chi phí tại Ngân hàng tăng chủ yếu là chi trả lãi. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động qua 3 năm của ngân hàng khá tốt. Đó là nhờ Ban Giám đốc có những chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp với thị trường, tăng cường mở rộng hoạt động tín dụng đi đôi với việc kiểm soát chi phí. 4.4.2. Phân tích tình hình lợi nhuận Các chỉ số đo lường lợi nhuận là công cụ giúp nhà quản trị có thể dự đoán về khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai thông qua số liệu mà những báo cáo đem lại. Vì vậy, phân tích lợi nhuận qua các chỉ số sẽ cho ngân hàng biết được lợi nhuận đạt được có phù hợp với quy mô nguồn vốn, tài sản tại Ngân hàng hay chưa. Qua bảng 09, ta sẽ thấy được những chỉ tiêu cần thiết cho quá trình phân tích này Lợi nhuận/Thu nhập Lợi nhuận trên tổng thu nhập cho thấy khả năng mang lại lợi nhuận từ thu nhập. Tỷ số này có xu hướng tăng, giảm qua các năm nhưng nhìn chung nó tăng nhẹ qua 3 năm. Năm 2006, trên 100 đơn vị thu nhập thì tạo ra 5 đơn vị lợi nhuân. Đến năm 2007, 100 đơn vị thu nhập đã tạo ra 16,1 đơn vị lợi nhuận, tăng 11,1 đơn vị so với năm 2006. Tuy nhiên, đến năm 2008 tỷ số này lại giảm xuống còn 8,3%, tức 100 đơn vị thu nhập chỉ tạo ra 8,3 đơn vị lợi nhuận, giảm 7,8 đơn vị so với năm 2007. Điều này cho thấy, lợi nhuận tại SCB An Giang chiếm tỷ trọng khá thấp trên tổng thu nhập. Vì vậy, Ngân hàng cần có những chính sách để kiểm soát tốt chi phí hơn. Chi phí lãi/Thu nhập Tỷ số chi phí lãi trên thu nhập tại SCB An Giang tăng rất mạnh qua 3 năm 2006-2008 .Trong năm 2006, để tạo ra 100 đơn vị thu nhập thì SCB phải chi ra 17.4 đơn vị cho chi phí lãi. Đến năm 2007, tỷ số này tăng lên 32,3%, tức 100 đơn vị thu nhập phải chi ra 32,3 đơn vị cho việc chi trả lãi, tăng 15,9 đơn vị so với năm 2006. Năm 2008, 100 đơn vị thu nhập phải chi ra thêm 47,4 đơn vị cho chi www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 70 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà trả lãi so với năm 2007. Sự tăng mạnh của tỷ trọng này đã thể hiện công tác huy động của ngân hàng ngày càng tốt, ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả vốn huy động vào cho vay tại ngân hàng. Ngoài ra, tỷ số này còn thể hiện khả năng kiểm soát chi phí của ngân hàng ngày càng hoàn thiện, Ngân hàng ngày càng tiết kiệm những chi phí không hợp lý. Thu nhập/Tổng tài sản Tỷ số này gọi là hệ số sử dụng tài sản, nó cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn vào tài sản sinh lời. Hệ số này tại NHTM cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang tăng mạnh qua các năm. Năm 2006, 100 đơn vị tài sản tạo ra 1,7 đồng thu nhập, khá thấp. Năm 2007, hệ số này tăng lên đạt 4%, tức là 100 đơn vị tài sản tạo ra 4 đơn vị thu nhập, tăng 2,3 đơn vị so với năm 2006. Đến năm 2008, hệ số này tăng khá mạnh, 100 đơn vị tài sản tạo ra 20,7 đơn vị thu nhập, tăng 16,7 đơn vị so với năm 2007. Sự tăng mạnh của hệ số này cho thấy sự tăng nhanh về khả năng sinh lời của tài sản. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Qua bảng 09, ta thấy tỷ số ROA tại SCB An Giang tăng đều qua các năm. Năm 2006, ROA đạt 0,06 % tức 100 đơn vị tài sản tạo ra được 0,06 đơn vị lợi nhuận. Đến năm 2007 thì 100 đơn vị tài sản tạo ra được 0,46 đơn vị lợi nhuận, tăng 0,4% so với năm 2006. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. cụ thể, trong năm 2007, tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là 2.443,5 %, trong khi đó tổng tài sản tăng cao 1.012% nhưng vẫn thấp hơn lợi nhuận. Năm 2008 lại là một năm tăng của ROA, khi đó 100 đơn vị tài sản tạo ra được 1,24 đơn vị lợi nhuận. Tỷ số ROA tại SCB An Giang tăng đều qua 3 năm, điều này đã thể hiện khả năng phát triển ổn định của chi nhánh, vừa đảm bảo phát triển tốt và ổn định vừa đảm bảo tính an toàn tại Ngân hàng. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 71 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà (Nguồn: Phòng kế toán SCB An Giang) Bảng 09 : CÁC CHỈ SỐ SINH LỜI QUA 3 NĂM 2006-2008 Đvt: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Chi phí lãi 94,5 4.485,9 54.048,2 4.391,4 4.647,0 49.562,3 1.104,8 2. Thu nhập 543,0 13.903,5 67.836,4 13.360,5 2.460,5 53.932,9 387,9 3. Lợi nhuận sau thuế 19,7 1.609,9 4.053,4 1.590,2 8.090,5 2.443,5 151,8 4. Tổng tài sản 31.500 350.236,6 327.400,3 318.736,6 1.011,9 -22.836,3 -6,5 5. Lợi nhuận/Thu nhập (%) 5,0 16,1 8,3 11,1 219,9 -7,8 -48,4 6. Chi phí lãi/Thu nhập (%) 17,4 32,3 79,6 15,9 85,4 47,4 146,9 7.. Thu nhập/Tổng tài sản (%) 1,7 4,0 20,7 2,3 130,3 16,7 421,9 8. ROA(%) (9) = (3)/(4) 0,06 0,46 1,24 0,4 636,6 0,78 169,3 www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 72 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà 4.5 ĐÁNH GIÁ TÍNH THANH KHOẢN (L) Một ngân hàng được xem là thanh khoản nếu có khả năng tiếp cận được đầy đủ với nguồn thanh khoản một cách tức thời, tại mức chi phí hợp lý và tại thời điểm có nhu cầu. Do vậy, một ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán, tức là phải đảm bảo được các nhu cầu thanh toán trong hiện tại, tương lai và các nhu cầu thanh tóan đột xuất. Nếu không thì ngân hàng có thể bị bị mất khả năng thanh toán và có nguy cơ bị phá sản. Do đó, việc đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng là vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành, bại của ngân hàng. Để phân tích khả năng thanh toán của ngân hàng ta dựa vào các chỉ tiêu phân tích trong bảng 10. Tài sản có thanh khoản/Vốn huy động Tỷ số này tại NHTMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang có xu hướng giảm qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006, Tài sản có thanh khoản trên vốn huy động chiếm rất cao, 25,53% tức là trong 100 đơn vị vốn huy động thì có 25,53 đơn vị tài sản có thể dùng để thanh toán ngay. Nguyên nhân là do Chi nhánh mới đi vào hoạt động vào tháng 06/2006 nên để đảm bảo hoạt động ổn định SCB An Giang trích lập lại một lượng tiền tương đối ở NHNN để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng. Đến năm 2007, do hoạt động đã đi vào ổn định nên khoản tiền gửi tại NHNN giảm xuống đáng kể 34,8% so với năm 2006. Tuy vây, tài khoản có thanh khoản tại SCB An Giang vẫn tăng 1.570,6 triệu đồng, tức tăng 28,6% so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng của tổng vốn huy động còn nhanh hơn rất nhiều so với tài sản có thanh khoản. Năm 2007, vốn huy động tăng khoảng 381% so với năm 2006. Điều này đã kéo theo, tỷ số tài sản có thanh khoản trên vốn huy động giảm xuống còn 6,81%, tức là trong 100 đơn vị vốn huy động có 6,81 đơn vị tài sản có thể dùng để thanh tóan ngay, giảm 18,72 đơn vị so với năm 2006. Đến năm 2008, tài sản có thanh khoản tại ngân hàng tăng lên đáng kể đạt 12.372,4 triệu đồng tăng 73,4% so với năm 2007. Trong đó, tiền gửi tại NHNN tăng lên 204% còn tiền mặt tại quỹ lại giảm 53% so với năm 2007. Vốn huy động trong năm này tăng khá cao 41,4% nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tài sản có thanh khoản. Kết quả là trong 100 đơn vị vốn huy động thì có 8,35 đơn vị tài sản có sẵn sàng thanh tóan ngay, tăng 1,54 đơn vị so với năm 2007. Với mức 8,35% www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 73 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà trong năm 2008, tỷ số này cho thấy tình hình hoạt động tại chi nhánh đã đi vào ổn định và ngày càng phát triển bền vững. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng thanh toán nhất là công tác thanh toán bù trừ qua NHNN đòi hỏi SCB An Giang gia tăng lượng tiền gửi tại NHNN, đồng thời gia tăng lượng tiền gửi tại các TCTD để thực hiện việc thanh toán trực tiếp qua các ngân hàng. Tài sản có thanh khoản trên tổng tài sản Tỷ số này có xu hướng giảm khá mạnh qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006, cứ 100 đơn vị tổng tài sản thì có 17,6 đơn vị tài sản có thể dùng để thanh tóan ngay. Đến năm 2007, tốc độ tăng của tổng tài sản có 1.011,8% tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản có thanh khoản, 28,2% nên tài sản có thanh khoản trên tổng tài sản có xu hướng giảm mạnh, đạt 2,04%, tức trong 100 đơn vị tổng tài sản thì có 2,04 tài sản có thể thanh toán ngay, giảm 15,56 đơn vị so với năm 2006. Đến năm 2008, tổng tài sản giảm 6,5% trong khi đó tài sản có thanh khoản lại tăng 73,4% so với năm 2007. Kết quả là trong 100 đơn vị tài sản thì 3,78 đơn vị tài sản sẵn sàng thanh toán cho khách hàng, tăng 1,74 đơn vị so với năm 2007. Như vậy ta thấy, tỷ trọng của tài sản có thanh khoản trong tổng tài sản thay đổi theo hướng ngày càng hợp lý. Nó vừa đáp ứng khả năng thanh khoản của ngân hàng vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang VHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 74 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà (Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Sài Gòn - chi nhánh An Giang) Bảng 10 : CÁC CHỈ SỐ THANH KHOẢN TẠI SCB AN GIANG QUA 3 NĂM 2006-2008 Đvt: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Tổng tài sản 31,500.00 350,236.60 327,400.30 318,736.60 1,011.8 -22,836.30 -6.5 Vốn huy động 21,791.2 104,807.2 148,186.0 83,016.00 381 43,378.80 41.4 Tài sản có thanh khoản 5,563.00 7,133.60 12,372.40 1,570.60 28.2 5,238.80 73.4 - Tiền mặt tại quỹ 179.60 3,623.80 1,704.00 3,444.20 1,917.7 -1,919.80 -53 - Tiền gửi tại NHNN 5,383.40 3,509.80 10,668.40 -1,873.60 -34.8 7,158.60 204 Tài sản có thanh khoản/Vốn huy động (%) 25.53 6.81 8.35 -18,72 -73.34 1.54 22.7 Tài sản có thanh khoản/Tổng tài sản (%) 17.6 2.04 3.78 -15.56 -88.47 1.74 85.5 www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 75 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5.1.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HUY ĐỘNG VỐN Vốn huy động tại NHTMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang tăng mạnh qua các năm. Tuy vậy, vốn điều chuyển từ hội sở vẫn chiếm số lượng lớn về mặt giá trị và tỷ trọng, lớn hơn hẳn so với vốn huy động. Do đó, để cho hoạt động tín dụng hoạt động ngày càng tốt và hiệu quả hơn thì bên cạnh việc sử dụng vốn vay từ Hội Sở để cho vay, ngân hàng cần phải tăng cường huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, phong phú chủng loại và hấp dẫn về lãi suất. Để tạo thế chủ động cho ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu vay vốn 5.1.1. Đa dạng hoá phương thức huy động vốn. - Tăng cường mở rộng huy động vốn trong dân cư và các TCKT, đảm bảo chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của Ngân hàng. Khách hàng truyền thống là các cá nhân, hộ kinh tế gia đình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy, Ngân hàng cần đẩy mạnh các phương thức ưu đãi và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hang này. - Áp dụng phí chuyển tiền ưu đãi đối với khách hàng chuyển tiền thanh toán qua NHTMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang thường xuyên và trị giá lớn để tăng tiền gửi thanh toán. - Thị trường thẻ hiện là thị trường tiềm năng đối với các ngân hàng. Tuy nhiên, thị trường thẻ tại SCB An Giang còn nhiều hạn chế và thua sút nhiều ngân hàng khác trên địa bàn, trong năm 2008 Chi nhánh chỉ phát hành thẻ ATM Link. Do vậy, trong tương lai Ngân hàng cần có những chính sách trong việc phát triển thẻ, nâng cao cả về mặt chủng loại và tiện tích trên thẻ. Ngân hàng nên có những chính sách trong việc phát hành thẻ Visa Card, Master Card, Credit Card,… để tạo sự tiện dụng cho khách hàng trong việc thanh toán và tiêu dùng. Ngoài ra, Ngân hàng đã có những chương trình khuyến mãi khách hàng trong việc phát hành thẻ, nhưng chưa có nhưng chương trình khuyến mãi cho những khách hàng sau khi làm thẻ do vậy tình trạng một số lượng lớn khách hàng sau khi làm thẻ www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 76 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà không sử dụng thẻ. Ngân hàng cần tăng cường tiện ích cho thẻ. Hiện nay, SCB An Giang có thể thanh toán tiền lương, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại qua thẻ nhưng Chi nhánh chưa liên kết với các siêu thị, khách sạn, cửa hàng để khách hàng có thể thanh toán trực tiếp qua thẻ. Đây là hạn chế mà ngân hàng cần khắc phục trong thời gian ngắn để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. - Tăng cường giao lưu tạo sự quan hệ giữa ngân hàng với các tổ chức kinh tế trong và ngoài địa bàn, từ đó tranh thủ sự đồng tình và khuyến khích các đơn vị giao dịch với Ngân hàng để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Có kế hoạch làm việc vận động các đơn vị, cơ quan đóng trên địa bàn mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Thường xuyên tuyên truyền, quảng bá các thể thức và lãi suất huy động trên các phương tiện thông tin của địa phương. - Phân công cán bộ am hiểu nghiệp vụ để tư vấn giúp khách hàng lựa chọn những thang lãi suất thích hợp, áp dụng những chính sách linh hoạt hơn đối với những khách hàng hiện có nhằm duy trì ổn định nguồn vốn huy động từ dân cư, thường xuyên theo dõi những khách hàng có tiền gửi tiết kiệm tại đơn vị khi đến hạn để kịp thời tư vấn khách hàng tiếp tục gửi lại tiền. - Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, ngoài các hình thức huy động truyền thống như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn,… Ngân hàng nên thực hiện tốt mô hình tiết kiệm theo lãi suất bậc thang, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm gửi một nơi nhưng rút được nhiều nơi để thu hút tiền gửi của khách hàng. - Xây dựng biểu lãi suất hấp dẫn mang tính cạnh tranh để thu hút khách hàng để vừa đảm bảo có lợi cho khách hàng vừa tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Lãi suất là yếu tố nhạy cảm, nhất là trong điều kiện có sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn, do vậy việc vận dụng yếu tố lãi suất một cách phù hợp, linh động sẽ thu hút được nhiều vốn huy động. Ngoài ra, Ngân hàng nên áp dụng các hình thức huy động dự thưởng trúng vàng, quà tặng khuyến mãi cho khách hàng gửi vào và một số hình thức huy động khuyến mãi khác phù hợp với sở thích người dân trên địa bàn theo từng thời kỳ. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 77 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà - Mở rộng mối quan hệ với nhiều ngân hàng hơn để tạo sự liên thông giữa các ngân hàng, tiện lợi hơn cho khách hàng khi gửi và rút tiền. - Đối với nguồn vốn xin điều chuyển, Ngân hàng cần tính toán một cách hợp lý về kế hoạch sử dụng nguồn vốn này để đảm bảo thời gian thu hồi vốn, mức lợi thu được có đủ bù đắp cho chi phí để sử dụng vốn không (với lãi suất khá cao). 5.1.2. Đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới. Cơ sở vật chất rất quan trọng, vì nó thể hiện tầm vóc, vị thế và uy tín của một Ngân hàng. Nhiều khách hàng căn cứ vào tầm vóc của trụ sở, trang thiết bị sử dụng để đặt niềm tin vào ngân hàng đó. Do đó, Ngân hàng cần nâng cấp trụ sở, mua sắm trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá, nâng cao vị thế cạnh tranh, tạo niềm tin và sự thoải mái cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ứng dụng các công nghệ để rút ngắn thời gian giao dịch, tạo thêm nhiều tiện ích trong thanh toán giao dịch với khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cần mở rộng thêm mạng lưới hoạt động, nên có những chiến lược phân khúc thị trường và hoạt động hướng vào phân khúc để chủ động mở rộng thị trường và chiếm thị phần. Đồng thời mở nhiều phòng giao dịch để huy động nhiều hơn vốn nhàn rỗi của khách hàng cá nhân. 5.1.3. Tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng. Ngoài các yếu tố nêu ở trên, vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến thu hút nguồn vốn là công tác chăm sóc khách hàng. Làm thế nào để khách hàng thấy được ngân hàng luôn quan tâm đến họ, tạo sự yên tâm, tin tưởng để họ gửi tiền lâu dài tại ngân hàng. - Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên tại ngân hàng. Đội ngũ nhân viên luôn lịch thiệp, chu đáo, tận tình tạo sự thoải mái và hài lòng cho khách hàng, có khả năng xử lý công việc một cách chuyên nghiệp, hiểu rõ tính chất công việc và có khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến hiện đại. - Tổ chức chăm sóc khách hàng truyền thống như tặng quà nhân ngày sinh nhật, ngày thành lập Công ty, xí nghiệp, tổ chức thăm hỏi nhân dịp lễ tết. Quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng bằng cách gửi phiếu yêu cầu khách hàng đánh giá, đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm của Ngân hàng cũng như cung cách phục vụ www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 78 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà - Tăng cường tiếp thị phù hợp và hiệu quả đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau như gặp gỡ khách hàng theo khu vực, theo nhóm, theo ngành nghề… Trong đó giới thiệu cụ thể các thủ tục, điều kiện và nêu bật được các tiện ích khi khách hàng tìm đến giao dịch với Ngân hàng. - Tăng cường quảng bá Ngân hàng mình thông qua các chương trình giới thiệu sản phẩm bằng cách: sử dụng các phương tiện truyền thông như báo Tuổi Trẻ, báo An Giang, Đài truyền hình An Giang; tham gia các hội nghị khách hàng, gặp gỡ trao đổi với các doanh nghiệp, cá nhân về những chuyên đề tài chính, giới thiệu tiện ích của Ngân hàng. - Quảng cáo tiếp thị khách hàng: phát hành tờ rơi, tờ bướm được gởi tới từng nhà, từng khách hàng để giới thiệu sản phẩm dịch vụ đồng thời tạo lòng tin và giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng, mục tiêu nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng, tăng thị phần tạo ra lượng khách hàng truyền thống ổn định trong kinh doanh. 5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 5.2.1. Giải pháp nâng cao doanh số cho vay - Ngân hàng nên tăng cường cho vay đối với các tổ chức kinh tế. Vì đây là khách hàng mục tiêu, mang lợi ích rất lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy vậy, cán bộ tín dụng cần phải thẩm định thật kỹ trước và sau khi cho vay, cần nhằm nắm rõ về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong những năm qua để đánh giá được nhu cầu vay vốn cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, không vì chủ quan mà đánh giá sai khách hàng. Tuy nhiên, để phân tán rủi ro, ngân hàng không nên tập trung cho vay quá nhiều cho một số đối tượng. Ngoài ra, Ngân hàng cần tăng cường thông tin giữa các Ngân hàng về tình hình tài chính của các doanh nghiệp và những sai phạm để có thể sàng lọc khách hàng nhằm phòng ngừa rủi ro. - Đơn giản hóa thủ tục vay vốn bởi vì một bộ hồ sơ vay vốn đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện nhưng đủ thủ tục, đủ các yếu tố pháp lý sẽ giảm bớt khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng, giảm bớt khó khăn cho khách hàng. Từ đó, tạo điều kiện cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng nhanh chóng hơn, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 79 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà - Cập nhật tình hình phát triển kinh tế của địa phương, chủ trương chính sách ở khu vực và Nhà nước để kịp thời điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh. Ngân hàng nên định hướng cho vay phù hợp với từng ngành nghề, từng thành phần kinh tế khác nhau nhằm đạt hiệu quả tốt việc sử dụng nguồn vốn. - Quan tâm giúp đỡ khách hàng khi họ lâm vào tình trạng khó khăn, làm ăn thua lỗ thì Ngân hàng nên tư vấn nhằm tạo điều kiện cho họ vượt qua khó khăn để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Điều này giúp Ngân hàng tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng, và giúp cho việc thu nợ cũng như xử lý nợ quá hạn sẽ dễ dàng hơn. - Với từng địa bàn nhất định Ngân hàng nên cử cán bộ tín dụng chuyên cho vay và thu nợ ở địa bàn đó, có như vậy cán bộ tín dụng sẽ nắm chắc được tình hình tài chính, hiểu được mục đích, nhu cầu vay vốn, tạo mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa ngân hàng và khách hàng. Từ đó, vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo thu nợ và lãi một cách nhanh chóng, an toàn tín dụng được nâng cao. - Trang bị, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ, nhân viên làm công tác thẩm định để thực hiện tốt công tác thẩm định vì đây là khâu quan trọng nhất nhằm giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác, nhăm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. 5.2.2 Các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng - Ngân hàng cần tập trung xử lí, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, nợ đã cơ cấu thời hạn trả nợ và những khoản nợ cho vay theo chỉ định tồn đọng không sinh lời. Hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh bằng biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay. Khi khoản cho vay trở nên có vấn đề cần phải tách biệt trách nhiệm đòi nợ độc lập với chức năng cho vay nhằm kiểm tra xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm trong từng khâu trong quá trình cho vay, thu nợ, tránh những xung đột về quyền lợi có thể xảy ra giữa các cán bộ ngân hàng đồng thời công việc xử lý thu hồi nợ nên được thực hiện bởi các chuyên gia trong lĩnh vực thu hồi nợ sẽ hiệu quả hơn. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 80 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà - Ngoài ra, cần tăng cường chất lượng công tác thông tin phòng ngừa rủi ro và kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao kiến thức pháp luật, khả năng dự đoán xu hướng và cảnh báo rủi ro tiềm tàng của cán bộ làm công tác kiểm soát tín dụng. - Thường xuyên phân tích đánh giá thực trạng dư nợ của từng khách hàng nhằm xem xét đánh giá điều kiện đảm bảo sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó phát hiện ra những món nợ có rủi ro tiềm ẩn, nhất là các khoản nợ có gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, các khoản nợ chậm trả lãi. Đối với những khách hàng có thực hiện đảm bảo tiền vay phải phân tích biến động của tài sản làm đảm bảo nếu phát hiện trong sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp phải khó khăn, cần có biện pháp thích hợp cùng khách hàng giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo cho việc thu hồi vốn đạt hiệu quả. 5.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ 5.3.1. Phát huy nguồn lực con người. Con người là yếu tố cực kỳ quan trọng trong bất kỳ hoạt động của Ngân hàng. Ta thấy, ngân hàng là một loại hình kinh doanh dịch vụ nên trình độ nghiệp vụ cũng như phong cách phục vụ của nhân viên là rất quan trọng. Nó tạo nên bản sắc văn hoá rất riêng cho mỗi Ngân hàng. Vì vậy để tạo sự hài lòng nơi khách hàng, Ngân hàng cần nâng cao chất lượng phục vụ cũng như trình độ nguồn nhân lực. - Cần mạnh tay hơn về thay đổi chính sách về thu nhập đối với các vị trí cao cấp để thu hút nguồn nhân sự có chất lượng cao. Tăng cường đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ chuyên môn đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Đầu tư hơn cho ngân sách đào tạo và học tập các phương pháp đào tạo từ nước ngoài. Liên kết với các trường hoặc các giảng viên có kinh nghiệm để mở các kháo đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên. - Những chỉ tiêu về huy động vốn cần giao cụ thể cho từng thành viên và có chế độ đãi thưởng đối với thành viên hoàn thành xuất sắc công việc. Ngân hàng cần tạo một môi trường làm việc thông qua các chính sách quản lý khoa học, rõ ràng và chế độ đãi ngộ tương xứng. - Chủ động tìm kiếm khách hàng, khi đó Ngân hàng sẽ chủ động nắm bắt được thông tin về khách hàng và có điều kiện thẩm định, lựa chọn khách hàng. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 81 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà Cán bộ, nhân viên sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn khi khách hàng vay vốn có yêu cầu hoặc thắc mắc về thủ tục, hồ sơ vay vốn. - Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. Phải thường xuyên đào tạo và đào tạo lại CBNV. Tăng cường hình thức đào tạo tập trung, kết hợp hình thức tập huấn tại chỗ, hình thức đào tạo này nhằm làm cho CBNV nắm bắt được một số nghiệp vụ nhất định trong thời gian ngắn như: tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ theo định kỳ, thảo luận các vướng mắc trong công tác tín dụng, văn bản, quy trình nghiệp vụ. Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tránh sự tụt hậu trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, của công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập của ngân hàng. - Đi đôi với việc đào tạo, thì việc tuyển dụng cán bộ lao động phải thực hiện tốt, đúng quy định của ngành và cần tuyệt đối có sự công bằng trong khâu tuyển dụng - Thực hiện chính sách đãi ngộ công nhân viên, thực hiện chế độ đi đôi với chế tài: trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay thì chính sách đãi ngộ hợp lí về tiền lương, tiền thưởng, hệ số lương,… càng có ý nghĩa quan trọng. Đồng thời thực hiện cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh, tạo ra bầu không khí thi đua, khuyến khích, sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân trong việc đầu tư vốn sao cho an toàn hiệu quả nhất. 5.3.2. Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu - NHTMCP Sài Gòn – chi nhánh An Giang nên phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng tại An Giang để tăng cường quảng bá hình ảnh SCB An Giang nhằm nâng cao thương hiệu SCB trong khu vưc. Cụ thể, tăng cường phát sóng các chương trình quảng cáo trên tivi vào những giờ cao điểm, mục đích là tạo ra sự quen thuộc nơi khách hàng về thương hiệu SCB. Ngoài ra, Ngân hàng nên kết hợp với các công ty quảng cáo chuyên nghiệp góp phần tạo ra dấu ấn trong tiết mục quảng cáo mà vẫn gần rũi với người dân. Ngân hàng nên tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương, tặng học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học. - Tăng cường quảng bá thương hiệu SCB An Giang ra các vùng lân cận góp phần mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 82 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà 5.4. GIẢI PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG SINH LỜI - Khi đưa ra một sản phẩm dịch vụ mới thì cần phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng giữa giá trị mà nó mang lại với chi phí bỏ ra có hợp lý chưa, xem nó có mang lại lợi nhuận lâu dài cho Ngân hàng không hay chỉ tức thời trong thời gian ngắn. Điều này không chỉ gây hao phí về vật lực, mà còn về nhân lực. Phải lập định mức chi phí, cụ thể là định mức cho các khoản cho phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động của NH mình. Mỗi CBNV phải nâng cao ý thức bảo quản tài sản công, tránh lãng phí. - Phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kỳ, dựa trên những thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lập để dễ dàng xác định sự khác biệt giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động. Sau khi điều tra và biết được nguyên nhân biến động chi phí, sẽ xác định các chi phí và kiểm soát được của từng bộ phận nhân viên. - Ngân hàng không nên tập trung quá nhiều vào cho vay mà phải đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng. Bởi vì chi phí cho các hoạt động ngoài tín dụng này là ít hơn rất nhiều so với các khoản chi phí cho công tác tín dụng. 5.5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH KHOẢN - Ngân hàng phải lưu ý sự cân đối giữa cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, đảm bảo dự trữ thanh toán theo tỷ lệ hợp lý phù hợp với hoạt động của Chi nhánh, tăng cường huy động tiền gửi với kỳ hạn dài. - Đa dạng hóa các hình thức huy động đồng thời duy trì mối quan hệ với khách hàng để thông qua đó dự đoán nhu cầu rút tiền của khách hàng. - Ngân hàng nên thường xuyên theo dõi tình hình biến động trong nước và thế giới, mà những biến động này có ảnh hưởng đến tâm lý của người dân trong việc gửi tiền. Ví dụ như sự biến đổi của tình hình bất động sản, thị trường bất động sản, tình hình lạm phát trong nước, khủng hoảng thế tình hình tài chính thế giới,… www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 83 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong thời gian qua, dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động do Chi nhánh mới thành lập được gần 3 năm cộng với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên cùng địa bàn, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là tình hình lạm phát của Việt Nam tăng cao và cuộc khủng hoảng tình hình tài chính Mỹ nhưng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động kinh doanh, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội của An Giang.Thông qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh đã một phần chứng minh được điều này. Đạt được những thành tựu như vậy chính là nhờ sự nổ lực và phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên tại SCB An Giang đã đưa Chi nhánh phát triển đi lên trong mọi hoạt động. Mặc dù, vốn huy động tăng rất cao qua 3 năm nhưng vốn điều chuyển lại chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn điều này đã thể hiện sự hạn chế trong việc huy động vốn tại chổ của Chi nhánh. SCB An Giang nên có những chính sách thật sự hiệu quả để góp phần nâng cao vốn huy động cả về mặt giá trị và tỷ trọng. Ngoài ra, do quy mô hoạt động của SCB An Giang còn khá nhỏ, hoạt động dịch vụ không phong phú, đa dạng với lại khả năng cạnh tranh thấp. Do vậy, ngân hàng cần nổ lực hơn nữa để nâng cao qui mô hoạt động dịch vụ và khả năng cạnh tranh trên địa bàn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, ta thấy, số lượng công nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp-sơ cấp chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số công nhân viên tại SCB An Giang. Ngân hàng cần có những chính sách thật thiết thực để khuyến khách nhân viên nâng cao trình độ. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 84 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước - Nhanh chống hoàn thiện hệ thống pháp lý để tạo ra sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế. - Tăng cường thanh tra, giám sát và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. - Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, thận trọng, phù hợp với mục tiêu kích cầu, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống - Năng cao chất lượng và mở rộng thanh toán không dung tiền mặt; phát triển và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng hiện đại. - Theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng ở Mỹ đối với nền kinh tế, thị trường tài chính thế giới và khả năng tác động đối với nền kinh tế, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng Việt Nam để chủ động thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. 6.2.2. Đối với NHTMCP Sài Gòn – chi nhánh An Giang. - Hiện đại hóa và đa dạng hóa các sản phẩm tại Chi nhánh, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động cũng như đa dạng hóa các loại hình phi tín dụng tại Ngân hàng để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Ngân hàng nên tổ chức phân loại khách hàng; xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; chọn lựa giao dịch với khách hàng có uy tín, kinh doanh có hiệu quả. - Ngân hàng nên thiết lập phần mềm quản lý khách hàng để từ đó có thể phân loại và đánh giá khách hàng được tốt hơn. - Trong hoàn cảnh kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, ngân hàng nên chú trọng hơn trong hoạt động quản lý rủi ro để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong hoạt động. - Ngân hàng nên chú trọng, quan tâm đến chất lượng nhân sự vì đây là hạt nhân, là yếu tố quyết định đến mọi hiệu quả hoạt động tại ngân hàng. - Ngân hàng nên tăng cường quảng bá hình ảnh SCB An Giang www.kinhtehoc.net TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê văn tư, (2005). “Quản trị ngân hàng thương mại”, nhà xuất bản Tài Chính Hà Nội 2. Nguyễn Đình Tự, “gành ngân hàng Việt Nam sau một năm gia nhập WTO”, Tập chí ngân hàng số 01/2008. 3. Nguyễn Thị Mùi, (2008). “Quản trị ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản tài chính. 4. Nguyễn Văn Tiến, (2003). “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, nhà xuất bản Thống Kê. 5. Thái Văn Đại, (2005). “Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, tủ sách Đại học Cần Thơ. 6. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt,(2005). “Quản trị ngân hàng thương mại”, tủ sách Đại học Cần Thơ. 7. Báo cáo thường niên năm 2007, 2008 của NHTMCP Sài Gòn. 8. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, “Quyết định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”. Thu thập từ Website: 9. Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN, “Quyết định ban hàng Quy định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phẩn”. Thu thập từ Website: 40fb-b5f8-76224c192d83 10. Quyết định 112/2006/QĐ-TTG, “Đề án phát triển ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hương đến năm 2020”. Thu thập từ Website: 2006-TTg.doc 11. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, “Quyết định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”. Thu thập từ Website: /lawdocument_view www.kinhtehoc.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang.pdf
Luận văn liên quan