Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long

TÓM TẮT Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long đã phân tích một số hoạt động của ngân hàng như: Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ, tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận và các chỉ số tài chính. Thông qua đó đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Qua phân tích hoạt động của ngân hàng, ta thấy Chi nhánh hoạt động khá hiệu quả mặc dù thời gian thành lập chưa lâu. Ngân hàng đã đảm bảo có lợi nhuận qua ba năm từ năm 2006 đến năm 2008. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động được luôn tăng với một tỷ trọng cao chứng tỏ ngân hàng đã chiếm được lòng tin từ phía khách hàng. Mặt khác tình hình cho vay của ngân hàng qua ba năm đều có xu hướng tăng, và công tác thu nợ của ngân hàng diễn ra khá tốt. Thu nhập từ lãi luôn tăng, đồng thời các khoản thu từ dịch vụ cũng có sự gia tăng qua ba năm. Bên cạnh đó, chi phí của Chi nhánh cũng không ngừng tăng lên làm cho lợi nhuận năm 2008 có giảm so với năm 2007 nhưng lợi nhuận của Chi nhánh vẫn được đảm bảo. Với nguồn vốn huy động khá vững vàng, và hoạt động dịch vụ đang có chiều hướng phát triển. Chính điều đó sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả và sẽ có những bước phát triển tốt hơn trong tương lai. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Lý do chọn đề tài . 1 1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn 1 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3.1. Mục tiêu chung 2 1.3.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu . 2 1.4.1. Không gian 2 1.4.2. Thời gian 2 1.5. Lược khảo tài liệu nghiên cứu . 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4 2.1. Phương pháp luận 4 2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh . 4 2.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng . 6 2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu . 17 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 17 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 17 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG 18 3.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long 18 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 18 3.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng . 19 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng . 19 vii 3.2. Đánh giá khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long từ năm 2006 đến năm 2008 31 3.3. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng 33 3.3.1. Thuận lợi 33 3.3.2. Khó khăn . 33 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG . 35 4.1. Phân tích tình hình nguồn vốn của Chi nhánh 35 4.2. Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng 37 4.3. Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng . 39 4.4. Phân tích hoạt động dịch vụ của ngân hàng 47 4.4.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 47 4.4.2. Hoạt động kinh doanh vàng . 49 4.5. Phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng . 50 4.5.1. Phân tích thu nhập . 51 4.5.2. Phân tích chi phí 53 4.5.3. Phân tích lợi nhuận 56 4.6. Phân tích các chỉ số tài chính 58 4.6.1. ROA: lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 58 4.6.2. Lợi nhuận ròng trên thu nhập . . 59 4.6.3. Tổng chi phí trên tổng thu nhập 59 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG . 61 5.1. Phương hướng hoạt động 61 5.2. Một số giải pháp 61 5.2.1. Về vốn . 61 5.2.2. Về nhân lực 63 5.2.3. Về sản phẩm dịch vụ . 64 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 6.1. Kết luận . 65 6.2. Kiến nghị . 66 6.2.1. Về phía ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long 66 6.2.2. Về phía ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín . 67 6.2.3. Về phía ngân hàng Nhà Nước . 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

pdf83 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% 30.2% 15.1% Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Hình 4: Tỷ trọng các loại dư nợ qua 3 năm Qua bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung của Chi nhánh là khá tốt, chủ yếu là giảm thấp dư nợ đối với cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân dẫn đến việc giảm thấp dư nợ ngắn hạn nói trên là do ngân hàng thực hiện chính sách lựa chọn, sàng lọc khách hàng để cho vay và rất thận trọng đối với các khoản vay của khách hàng. Nhìn chung, qua ba năm hoạt động tín dụng của Chi nhánh từng bước được thực hiện tốt hơn. Tình hình kinh tế của nước ta trong ba năm qua có khá nhiều biến động, điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, dưới sự điều hành và giám sát của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh đã từng bước đổi mới cơ cấu quản lý, chú trọng đến công tác tăng trưởng tín dụng cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước. Không ngừng tăng cường công tác tiếp thị, luôn linh hoạt và tăng cường mối quan hệ uy tín với khách hàng nhằm làm cho hoạt động của ngân hàng được ổn định và ngày càng có hiệu quả hơn. Hiệu quả tín dụng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: Hệ số thu nợ, nợ quá hạn trên tổng dư nợ. a. Hệ số thu nợ (%): Hệ số thu nợ là tỷ lệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Hệ số thu nợ này phản ánh trong cùng một thời kỳ một đồng cho vay ra thì có khả năng thu hồi về được bao nhiêu đồng. Hệ số thu nợ bằng một là lý tưởng. Bảng 7: Hệ số thu nợ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh số thu nợ 114.655 1.455.451 3.999.459 Doanh số cho vay 204.477 1.662.755 3.983.359 Hệ số thu nợ (%) 56,1 87,5 100,4 Nguồn: Phòng Kế Toán www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 47 Qua bảng số liệu trên, ta có những nhận xét sau: Hệ số thu nợ đều tăng qua ba năm. Năm 2006 hệ số thu nợ là 56,1%, năm 2007 hệ số thu nợ là 87,5% tăng 31,4% so với năm 2006. Đến năm 2008, hệ số này là 100,4%, tăng 12,9% so với năm 2007. Tuy nhiên, tốc độ tăng không giống nhau, tốc độ tăng của năm 2008 so với năm 2007 ( 12,9%) nhỏ hơn tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2006 (31,4%). Trong năm 2008, tất cả các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng bởi hậu quả của lạm phát, thế nhưng ngân hàng lại thực hiện công tác thu nợ khá tốt. Trên cơ sở kết quả của ba năm 2006, 2007, 2008, ta thấy ngân hàng đã có kế hoạch thu nợ khá tốt. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay, Ngân hàng cần phát huy tốt chính sách thu nợ của mình, có như thế mới có thể nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng. b. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%): Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ phản ánh hiệu quả chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Nếu hiệu quả hoạt động tín dụng tốt thì tỷ lệ này sẽ thấp và ngược lại tỷ lệ này cao thì chất lượng tín dụng là không tốt. Bảng 8: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Phòng Kế Toán Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Từ kết quả của ba năm, ta thấy chỉ tiêu này có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 1,98%. Tuy nhiên đến năm 2007, tỷ lệ này là 0,09% giảm 1,89% so với năm 2006. Đây là dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng được nâng cao. Thế nhưng đến năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0,65% tăng 0,56% so với năm 2007. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng có xu hướng xấu đi. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng lên như vậy là do hậu quả của lạm phát đã làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều lâm vào cảnh khó khăn. Chính vì vậy, nợ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nợ quá hạn 1.781 253 1.820 Tổng dư nợ 89.822 297.126 281.026 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 1,98 0,09 0,65 www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 48 quá hạn của Ngân hàng cũng tăng lên 1.567 triệu đồng và dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của năm 2008 tăng 0,56% so với năm 2007. Vì vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp tích cực nhằm làm giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Muốn như vậy, Ngân hàng phải thường xuyên giám sát các khoản vay theo từng đối tượng, đồng thời cán bộ tín dụng cần nắm rõ tình hình tổng thể của các doanh nghiệp để có biện pháp thu hồi nợ tốt hơn và thực hiện các khoản cho vay một cách hợp lý. 4.4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động của ngân hàng ngày càng sôi nổi và nhộn nhịp. Có thể nói ngân hàng là chiếc cầu nối giữa các thành phần kinh tế với nhau để góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của nước ta nhưng nó lại có tốc độ phát triển kinh tế ở mức thấp so với các vùng khác. Cho nên hoạt động của ngân hàng trong vùng này vẫn còn khá đơn điệu, thu nhập chủ yếu là từ tiền lãi. Khi nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập thì nhu cầu của khách hàng không chỉ đơn thuần là được cung cấp tín dụng mà còn đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ. Hoạt động dịch vụ mang lại lợi nhuận cao nhưng mức độ rủi ro lại tương đối thấp. Vì thế, các ngân hàng cần phải đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ hơn nữa để góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tương lai. Mặc dù hoạt động dịch vụ tại các ngân hàng thương mại ngày càng đa dạng, tuy nhiên đề tài này chỉ phân tích giới hạn ở hai hoạt động đó là hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ. 4.4.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các ngân hàng đã dần dần mở rộng các hoạt động dịch vụ của mình. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một lĩnh vực đem lại lợi nhuận tương đối lớn nhưng chi phí lại khá thấp. Hoạt động này càng sôi nổi thể hiện ngân hàng đó càng hiện đại. Do thời gian có hạn nên trong đề tài tôi chỉ tập trung phân tích một loại ngoại tệ đó là USD. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 49 Bảng 9: Tổng hợp tình hình ngoại tệ qua 3 năm ĐVT: Nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 So Sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Doanh số huy động 1.232 12.539 19.235 11.307 917,8 6.696 53,4 Doanh số cho vay - 1.308 2.188 1.308 - 880 67,3 Dư nợ - 64 315 64 - 251 392,2 Nguồn: Phòng Kế Toán Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số huy động USD qua ba năm có sự gia tăng đáng kể. Năm 2007, doanh số huy động là 12.539 nghìn USD, tăng 11.307 nghìn USD tức tăng 917,8% so với năm 2006. Năm 2008, doanh số huy động là 19.235 nghìn USD tăng 6.696 nghìn USD tức tăng 53,4% so với năm 2007. Năm 2006, do mới thành lập Chi nhánh nên doanh số cho vay đối với USD là chưa có. Năm 2007, doanh số cho vay là 1.308 nghìn USD; năm 2008 doanh số cho vay là 2.188 nghìn USD tăng 880 nghìn USD với tỷ lệ tăng là 67,3% so với năm 2007. Lúc này tình hình kinh doanh ngoại tệ đã có khả quan hơn. Dư nợ vào năm 2007 là 64 nghìn USD; năm 2008 dư nợ là 315 nghìn USD tăng 251 nghìn USD với tỷ lệ tăng là 392,2%, đây là một tỷ lệ dư nợ cao đối với ngân hàng. Nguyên nhân chính là do vào thời kỳ này lãi suất và tỷ giá của các loại ngoại tệ luôn có sự biến động làm cho tình hình dư nợ cũng trở nên xấu đi. Bảng 10: Tình hình dư nợ của ngoại tệ qua 3 năm ĐVT: Nghìn USD Nguồn: Phòng Kế Toán Dư nợ của USD chủ yếu là dư nợ trung và dài hạn, còn dư nợ ngắn hạn thì không có. Dư nợ trung hạn năm 2008 là 89 nghìn USD tăng 25 nghìn tức tăng 39,1% so với năm 2007. Dư nợ dài hạn vào năm 2008 là 226 nghìn USD. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 So Sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn - - - - - - - Trung hạn - 64 89 64 - 25 39,1 Dài hạn - - 226 - - 226 - Tổng - 64 315 64 - 251 392,2 www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 50 Ngân hàng chủ yếu là cho các doanh nghiệp vay ngoại tệ đáp ứng nhu cầu về vốn và tạo sự thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của họ. Chính vì vậy mà dư nợ chủ yếu là trung và dài hạn. 4.4.2. Hoạt động kinh doanh vàng: Song song với hoạt động kinh doanh ngoại tệ thì hoạt động kinh doanh vàng cũng đã được diễn ra tại Chi nhánh. Bảng 11: Tình hình kinh doanh vàng qua 3 năm ĐVT: Lượng vàng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 So Sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Doanh số huy động 3.884 21.896 16.949 18.012 463,7 (4.947) (22,6) Doanh số cho vay 2.990 36.686 15.317 33.696 1.127 (21.369) (58,2) Dư nợ - 2.815 1.966 2.815 - (849) (30,2) Nguồn: Phòng Kế Toán Doanh số huy động vàng năm 2007 là 21.896 lượng vàng tăng 18.012 lượng vàng tức tăng 463,7% so với năm 2006. Năm 2008 doanh số huy động là 16.949 lượng vàng giảm 4.947 lượng tức giảm 22,6% so với năm 2007. Doanh số cho vay năm 2007 là 36.686 lượng vàng tăng 33.696 lượng tức tăng 1.127% so với năm 2006. Năm 2008 doanh số cho vay là 15.317 lượng vàng giảm 21.369 lượng với tỷ lệ giảm là 58,2% so với năm 2007. Dư nợ năm 2008 là 1.966 lượng vàng giảm 849 lượng tức giảm 30,2% so với năm 2007. Nền kinh tế khi có sự biến động thì tất cả sẽ thay đổi theo trong đó có thị trường vàng. Cuối năm 2007, và năm 2008 lạm phát xảy ra ở nước ta với một tỷ lệ cao, giá cả leo thang làm cho thị trường vàng vì vậy mà cũng biến động theo. Chính điều này làm cho doanh số cho vay và doanh số huy động của vàng đều giảm. Trong đó doanh số cho vay giảm với một tỷ trọng cao là 58,2%. Doanh số cho vay giảm kéo theo dư nợ của năm 2008 cũng giảm với tỷ lệ là 30,2% so với năm 2007. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 51 Bảng 12: Tình hình dư nợ của vàng qua 3 năm ĐVT: Lượng vàng Nguồn: Phòng Kế Toán Dư nợ của vàng chủ yếu là dư nợ ngắn hạn. Dư nợ ngắn hạn năm 2008 là 1.966 lượng vàng giảm 849 lượng tức giảm 30,2% so với năm 2007. Do thị trường vàng luôn biến động bất thường nên các khoản đầu tư trung và dài hạn dễ xảy ra rủi ro. Cũng chính vì vậy mà không có dư nợ trung và dài hạn xảy ra. Bên cạnh hai hoạt động dịch vụ này, ngân hàng còn có các hoạt động khác như dịch vụ chuyển tiền, bảo lãnh, các hoạt động thu chi hộ,… Trong tương lai các hoạt động dịch vụ sẽ mang lại thu nhập cao cho các ngân hàng thương mại. Vì vậy, ngân hàng cần đa dạng, hoàn thiện và nâng cao các hoạt động này nhằm cung cấp thêm sự lựa chọn cho khách hàng đồng thời mang lại thu nhập cho ngân hàng. 4.5. PHÂN TÍCH THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp ngân hàng hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lý, và từ đó có biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng thương mại. Nâng cao thu nhập, giảm thiểu chi phí, từ đó kéo theo sự gia tăng của lợi nhuận là kỳ vọng cuối cùng của bất cứ đơn vị kinh doanh nào. Lợi nhuận là nguồn tạo vốn kinh doanh bổ sung cho ngân hàng, là đòn bẩy quan trọng khuyến khích cán bộ nhân viên cũng như Ban lãnh đạo của ngân hàng phải nổ lực hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Sau đây, chúng ta sẽ đi vào phân tích tình hình thu nhập, chi phí, và lợi nhuận của ngân hàng. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 So Sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn - 2.815 1.966 2.815 - (849) (30,2) Trung hạn - - - - - - - Dài hạn - - - - - - - Tổng - 2.815 1.966 2.815 - (849) (30,2) www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 52 4.5.1. Phân tích thu nhập Thu nhập của ngân hàng là toàn bộ các khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sau đây, chúng ta sẽ tiến hành phân tích tình hình thu nhập của ngân hàng qua ba năm được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 13: Tình hình thu nhập qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Phòng Kế Toán 6030 25619 53661 172 1356 3103 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Thu từ lãi Thu dịch vụ Hình 5: Tình hình thu nhập qua 3 năm Thu nhập của ngân hàng ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là: Năm 2007, tổng thu nhập là 26.975 triệu đồng tăng 20.773 triệu đồng tức tăng 334,9% so với năm 2006. Năm 2008, tổng thu nhập của ngân hàng là 56.764 triệu đồng tăng 29.789 triệu đồng tức tăng 110,4% so với năm 2007. Có thể nói hoạt động của ngân hàng có những chuyển biến tích cực góp phần vào sự phát triển kinh tế của Tỉnh nhà. Ngân hàng là đơn vị “đi vay để cho vay” nên nguồn thu chính vẫn là thu từ lãi cho vay. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 So Sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Thu từ lãi 6.030 25.619 53.661 19.589 324,9 28.042 109,5 Thu dịch vụ 172 1.356 3.103 1.184 688,4 1.747 128,8 Tổng 6.202 26.975 56.764 20.773 334,9 29.789 110,4 www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 53 a. Thu từ lãi: Hoạt động thu từ lãi của ngân hàng qua ba năm đều tăng. Năm 2007, thu từ lãi là 25.619 triệu đồng tăng 19.589 triệu đồng tức tăng 324,9% so với năm 2006. Năm 2008, thu từ lãi là 53.661 triệu đồng tăng 28.042 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 109,5% so với năm 2007. Đây là khoản thu chính của ngân hàng với tỷ trọng là 97,2% trên tổng thu nhập vào năm 2006, đến năm 2007 là 94,9%, và vào năm 2008 thu từ lãi chiếm 94,5% trên tổng thu nhập. Tình hình thu từ lãi cho vay đang có sự gia tăng như vậy chứng tỏ hoạt động của ngân hàng đang có những bước phát triển ổn định hơn. Chính điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế và cũng sẽ góp phần giúp cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được ổn định và tốt hơn trước bối cảnh như hiện nay. Bên cạnh tăng thu về số lượng thì ngân hàng nên phấn đấu để có những khoản thu từ các khoản cho vay đạt chất lượng nhằm tạo nên những bước đi vững chắc hơn. Mặt khác, tăng cường cho vay các thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả và uy tín; đồng thời cũng hạn chế các khoản vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả nhằm đảm bảo các khoản thu về đúng kỳ hạn, tránh tình trạng nợ quá hạn kéo dài gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không chỉ đơn thuần là thu nhập từ lãi cho vay; ngân hàng ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình. Vì thế, việc phân tích thu nhập không thể bỏ qua các khoản thu dịch vụ. b. Thu dịch vụ: Bên cạnh các khoản thu từ lãi cho vay, thu dịch vụ tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng nó cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập của ngân hàng. Đồng thời các khoản thu này luôn tăng qua ba năm. Năm 2006, thu từ dịch vụ đạt 172 triệu đồng, chiếm 2,8% trên tổng thu nhập. Năm 2007, thu dịch vụ là 1.356 triệu đồng tăng 1.184 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 688,4% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng là 5% trên tổng thu nhập. Năm 2008, thu dịch vụ đạt 3.103 triệu đồng tăng 1.747 triệu đồng tức tăng 128,8% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng là 5,5% trên tổng thu nhập, cao hơn so với năm 2006 và năm 2007. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 54 Hoạt động dịch vụ của ngân hàng qua ba năm tuy có mở rộng về quy mô, số lượng và chất lượng nhưng vẫn chưa có bước đột phá, chưa khai thác hết nhu cầu và tiềm năng của khách hàng. Các khoản thu từ dịch vụ tuy có sự gia tăng với tốc độ cao qua các năm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng quá thấp trên tổng thu nhập. Trong tương lai, đây là loại hình hoạt động sẽ rất phát triển và sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho các ngân hàng thương mại. Vì vậy mà đòi hỏi Chi nhánh phải tích cực duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, đáp ứng tốt và tăng thêm các tiện ích cho khách hàng. Đồng thời từng bước đổi mới trang thiết bị và công nghệ, tin học phục vụ cho chương trình hiện đại hoá trong ngân hàng. Nhìn chung, tổng thu nhập của ngân hàng qua ba năm tăng với một tỷ lệ khá cao, trong đó các khoản thu từ lãi chiếm tỷ trọng cao nhất. Từ đó, ta thấy hoạt động của Chi nhánh từng bước đã đi vào nề nếp và đạt được những kết quả khá khả quan. Tuy nhiên, ngân hàng cần có những biện pháp đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hơn nữa nhằm mang lại nguồn thu cao từ các hoạt động này vì đây là lĩnh vực sẽ đem lại thu nhập cao trong tương lai. 4.5.2. Phân tích chi phí Muốn tối đa hoá lợi nhuận thì phải không ngừng nâng cao thu nhập. Điều đó chưa đủ để cho một doanh nghiệp hay ngân hàng phồn thịnh. Một yếu tố quan trọng nữa góp phần làm tăng hay giảm lợi nhuận mà chúng ta không thể không nhắc đến đó chính là chi phí. Vì vậy, phân tích chi phí cho biết quy mô tín dụng, chi phí nào là chính trong hoạt động của Chi nhánh, đồng thời sẽ có những biện pháp tiết kiệm các khoản chi phí không hợp lý. Bảng 14: Tình hình chi phí qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 So Sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Chi lãi 1.832 13.655 42.620 11.823 645,4 28.965 212,1 Chi dịch vụ 129 601 1.080 472 365,9 479 79,7 Chi điều hành 2.440 6.744 10.184 4.304 176,4 3.440 51 Tổng 4.401 21.000 53.884 16.599 377,2 32.884 156,6 Nguồn: Phòng Kế Toán Tổng chi phí của ngân hàng qua ba năm đều có sự gia tăng. Năm 2007, tổng chi phí là 21.000 triệu đồng tăng 16.599 triệu đồng tức tăng 377,2% so với năm www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 55 2006. Năm 2008, tổng chi phí là 53.884 triệu đồng tăng 32.884 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 156,6% so với năm 2007. Chi phí của ngân hàng bao gồm các khoản: Chi lãi, chi dịch vụ, chi điều hành. Sau đây, chúng ta sẽ tiến hành phân tích từng khoản chi cụ thể. 1832 13655 42620 129 601 1080 2440 6744 10184 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Chi lãi Chi dịch vụ Chi điều hành Hình 6: Tình hình chi phí qua 3 năm a. Chi lãi: Đây là khoản chi chủ yếu và nó luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của ngân hàng. Năm 2007, chi lãi là 13.655 triệu đồng tăng 11.823 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 645,4% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng là 65% trong tổng chi phí. Năm 2008, chi lãi là 42.620 triệu đồng tăng 28.965 triệu đồng tức tăng 212,1% so với năm 2007 và chi lãi chiếm 79,1% trong tổng chi phí. Mặt khác ta thấy rằng tốc độ tăng của thu từ lãi thấp hơn tốc độ tăng của chi lãi. Năm 2007 so với năm 2006, tốc độ tăng của thu từ lãi là 324,9%, thế nhưng tốc độ tăng của chi lãi là 645,4%. Năm 2008 so với năm 2007, tuy là tốc độ tăng của cả thu từ lãi và chi lãi có giảm hơn so với trước nhưng tốc độ tăng của chi lãi là 212,1% cao hơn tốc độ tăng của thu từ lãi là 109,5%. Nguyên nhân làm cho chi lãi tăng với tốc độ cao như vậy là vào những tháng cuối năm 2007 và năm 2008, lãi suất ngân hàng tăng cao dẫn đến lượng tiền gửi của các thành phần kinh tế gửi vào ngân hàng nhiều hơn; chính vì vậy mà đẩy chi phí trả lãi của ngân hàng lên cao. Nhưng www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 56 đồng thời làm cho vốn huy động của ngân hàng đủ mạnh để có thể đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Mặc dù doanh số cho vay của ngân hàng có sự gia tăng khá cao qua các năm nhưng vẫn còn thấp hơn so với nguồn vốn huy động. Tuy số vốn huy động tăng cao là tốt vì ngân hàng có được nguồn vốn ổn định hơn; thế nhưng ngân hàng cần có biện pháp để cân bằng vốn huy động và vốn kinh doanh của mình nhằm làm giảm chi phí tín dụng trong hoạt động kinh doanh cũng như góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. b. Chi dịch vụ: Chi dịch vụ nhìn chung là có biến động qua các năm. Năm 2007, chi dịch vụ là 601 triệu đồng tăng 472 triệu đồng tức tăng 365,9% so với năm 2006. Năm 2008, chi dịch vụ là 1.080 triệu đồng tăng 479 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 79,7% so với năm 2007. Mặc dù chi dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi nhưng nó cũng góp phần làm tăng chi phí của ngân hàng. Năm 2006, chi dịch vụ chiếm tỷ trọng là 2,9% trong tổng chi, năm 2007 chiếm 2,9% trong tổng chi và năm 2008 chiếm tỷ trọng là 2% trong tổng chi của ngân hàng. Mặt khác, tốc độ tăng của thu dịch vụ luôn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi dịch vụ. Năm 2007 so với năm 2006, tốc độ tăng của thu dịch vụ là 688,4%; khi đó tốc độ tăng của chi dịch vụ là 365,9%. Năm 2008 so với năm 2007, tốc độ tăng của thu và chi dịch vụ có giảm hơn so với trước thế nhưng tốc độ tăng của thu dịch vụ là 128,8% vẫn cao hơn tốc độ tăng của chi dịch vụ là 79,7%. Điều này cho thấy, hoạt động dịch vụ có tiềm năng phát triển rất lớn và là một lĩnh vực kinh doanh mang lại thu nhập cao cho các ngân hàng thương mại vì chi phí bỏ ra không cao. Cho nên trong tương lai ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn nữa đến hoạt động này, đồng thời có những chính sách cụ thể hơn nhằm làm cho hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển. c. Chi điều hành: Qua bảng số liệu trên, ta thấy tất cả các khoản chi của ngân hàng qua ba năm đều có sự gia tăng, và chi điều hành cũng không thể tránh khỏi. Năm 2006, chi điều hành là 2.440 triệu đồng và cao hơn chi lãi (chi lãi vào năm 2006 là 1.832 triệu đồng); chiếm tỷ trọng là 55,4% trong tổng chi của Chi nhánh. Điều này cũng có thể dễ dàng hiểu được là vì vào năm 2006, Chi nhánh www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 57 vừa mới thành lập và đi vào hoạt động. Chính vì vậy, công tác quản lý và điều hành được đặt lên hàng đầu làm cho chi điều hành chiếm một tỷ trọng cao trong tổng chi. Năm 2007, chi điều hành là 6.744 triệu đồng tăng 4.304 triệu đồng tức tăng 176,4% so với năm 2006. Do mới thành lập chưa được lâu nên chi phí điều hành vẫn còn tăng với một tốc độ khá cao; thế nhưng Chi nhánh đã thu hút được một nguồn vốn huy động khá lớn và đã tạo được niềm tin từ phía khách hàng. Năm 2008, chi điều hành là 10.184 triệu đồng tăng 3.440 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 51% so với năm 2007. Đây là điều đáng khích lệ đối với ngân hàng vì tốc độ tăng của chi điều hành đã có chiều hướng giảm so với trước mặc dù thời gian này hoàn cảnh kinh tế có nhiều biến động và gây ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Nhìn chung, tình hình chi phí của Chi nhánh qua ba năm có sự gia tăng cao; thế nhưng lợi nhuận vẫn được đảm bảo. Trong thời gian tới, hy vọng rằng ngân hàng sẽ quản lý tốt tình hình chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 4.5.3. Phân tích lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của NHTM. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản, … và vô hình như uy tín của ngân hàng đối với khách hàng hay phần trăm thị phần ngân hàng chiếm được … Trong kinh doanh tiền tệ, các nhà quản trị ngân hàng luôn phải đương đầu với những khó khăn về mặt tài chính. Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề là làm thế nào để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng các quy định của NHNN và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Để giải đáp vấn đề trên đòi hỏi các nhà quản trị phải phân tích lợi nhuận của ngân hàng một cách chặt chẽ. Thông qua việc phân tích, các nhà phân tích có thể theo dõi, kiểm soát, đánh giá lại các chính sách về tiền gửi và cho vay của mình, xem xét các kế hoạch mở rộng và tăng trưởng trong tương lai. Đồng thời qua phân tích lợi nhuận, nhà quản trị có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng hơn về kết quả đạt được, xu hướng tăng trưởng và các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 58 Bảng 15: Tổng hợp tình hình lợi nhuận qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Phòng Kế Toán Xét về mặt tổng thể thì lãi ròng (thu nhập ròng) của ngân hàng qua ba năm tuy có sự biến động tăng giảm khác nhau, thế nhưng lãi ròng vẫn được đảm bảo. Năm 2007, thu nhập ròng là 4.302 triệu đồng tăng 3.005,3 triệu đồng tức tăng 231,8% so với năm 2006. Đây là một kết quả khả quan cho Chi nhánh khi thời gian thành lập chưa lâu mà vẫn đảm bảo có lợi nhuận và lãi ròng tăng với một tốc độ khá cao. Năm 2008, lãi ròng của Chi nhánh là 2.073,6%, giảm 2.228,4 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 51,8% so với năm 2007.Tình hình kinh tế vào thời gian này có nhiều biến động làm cho hoạt động của ngân hàng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy mà lãi ròng đã có chiều hướng giảm so với năm trước với tỷ lệ giảm tương đối cao là 51,8%. Thu nhập ròng biến động tăng hay giảm là do ảnh hưởng của thu nhập và chi phí. Tổng thu nhập của Chi nhánh qua ba năm có sự gia tăng đáng kể. Năm 2007 tổng thu nhập tăng 20.773 triệu đồng tức tăng 334,9% so với năm 2006. Năm 2008, tổng thu nhập tăng 29.789 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 110,4% so với năm 2007. Thu nhập tăng cao góp phần vào sự gia tăng của lợi nhuận. Trong năm qua do lãi suất ngân hàng tăng cao làm cho các khoản thu từ lãi cho vay cũng tăng lên, đồng thời các khoản thu dịch vụ cũng có sự gia tăng đáng kể. Bên cạnh sự gia tăng của thu nhập là sự tăng lên của chi phí. Tổng chi phí vào năm 2007 là 21.000 triệu đồng tăng 16.599 triệu đồng tức tăng 377,2% so với năm 2006. Năm 2008, tổng chi phí là 53.884 triệu đồng tăng 32.884 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 156,6% so với năm 2007. Nguyên nhân chính của sự gia tăng chi Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 So Sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 6.202 26.975 56.764 20.773 334,9 29.789 110,4 Tổng chi phí 4.401 21.000 53.884 16.599 377,2 32.884 156,6 Lãi thuần 1.801 5.975 2.880 4.174 231,8 (3.095) (51,8) Thuế thu nhập 504,3 1.673 806,4 1.168,7 231,8 (866,6) (51,8) Lãi ròng 1.296,7 4.302 2.073,6 3.005,3 231,8 (2.228,4) (51,8) www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 59 phí cũng là do lãi suất tăng cao thu hút đông đảo khách hàng gửi tiền làm cho các khoản chi lãi tăng cao. Tuy là lãi ròng qua ba năm vẫn được đảm bảo nhưng tốc độ tăng của tổng chi phí luôn cao hơn tốc độ tăng của tổng thu nhập. Chính vì lý do này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 4.6. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 4.6.1. ROA: Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (%) Chỉ số này cho thấy khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp cho người phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý. Nếu ROA quá lớn, nhà quản trị sẽ lo lắng vì lợi nhuận luôn song hành cùng rủi ro. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán có thể rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại của ngân hàng. ROA của Chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 16: Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 2008/2007 Lợi nhuận ròng 1.296,7 4.302 2.073,6 3.005,3 (2.228,4) Tổng tài sản 560.607 5.355.096 10.417.838 4.794.489 5.062.742 ROA (%) 0,23 0,08 0,02 (0,15) (0,06) Nguồn: Phòng Kế Toán Năm 2006, ROA của Chi nhánh là 0,23%; năm 2007 là 0,08% giảm 0,15% so với năm 2006; năm 2008 là 0,02% giảm 0,06% so với năm 2007. Qua đó ta thấy việc sử dụng tài sản của Chi nhánh là kém hiệu quả. Tuy nhiên, nguyên nhân làm cho ROA thấp như vậy là do tổng tài sản của ngân hàng qua ba năm có sự tăng lên một cách đáng kể. Năm 2007 tổng tài sản đã tăng 4.794.489 triệu đồng so với năm 2006 và năm 2008 tăng 5.062.742 triệu đồng so với năm 2007.Bên cạnh đó, lợi nhuận năm 2007 là 4.302 triệu đồng tăng 3.005,3 triệu đồng so với năm 2006, đến năm 2008 thì lại giảm xuống 2.228,4 triệu đồng so với năm 2007. Mặt khác, tốc độ tăng của tổng tài sản cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận. Năm 2007 tổng tài sản tăng với tỷ trọng là 855,2% còn lợi nhuận tăng với tỷ www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 60 trọng là 231,8% so với năm 2006. Năm 2008, tổng tài sản tăng lên với tỷ trọng là 94,5% và lợi nhuận lại giảm với một tỷ lệ khá cao là 51,8% so với năm 2007. Tóm lại, tổng tài sản của Chi nhánh qua ba năm có sự gia tăng cao là tốt; tuy nhiên lợi nhuận đạt được vẫn chưa cao và có xu hướng giảm. Chính vì vậy mà ROA của Chi nhánh rất thấp, chứng tỏ việc sử dụng tài sản của ngân hàng chưa hợp lý và làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao. 4.6.2. Lợi nhuận ròng trên thu nhập (%) Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của ngân hàng. Bảng 17: Lợi nhuận ròng trên thu nhập ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Phòng Kế Toán Lợi nhuận ròng trên thu nhập của Chi nhánh qua ba năm có chiều hướng giảm. Năm 2007, chỉ số này là 15,9% giảm 5% so với năm 2006. Năm 2008, lợi nhuận ròng trên thu nhập là 3,7% giảm 12,2% so với năm 2007. Năm 2006, một đồng thu nhập tạo ra được 0,209 đồng lợi nhuận ròng; năm 2007 một đồng thu nhập tạo ra được 0,159 đồng lợi nhuận ròng, và năm 2008 chỉ còn có 0,037 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2007, tổng thu nhập tăng với tỷ trọng là 334,9% so với năm 2006. Năm 2008, tổng thu nhập tăng với tỷ trọng là 110,4% so với năm 2007. Và một nguyên nhân khác làm cho lợi nhuận ròng thay đổi đáng kể như vậy là do sự thay đổi của chi phí. Điều đó dẫn đến chỉ số lợi nhuận ròng trên thu nhập giảm như phân tích ở trên. 4.6.3. Tổng chi phí trên tổng thu nhập (%) Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thông thường chỉ số Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 2008/2007 Lợi nhuận ròng 1.296,7 4.302 2.073,6 3.005,3 (2.228,4) Tổng thu nhập 6.202 26.975 56.764 20.773 29.789 Lợi nhuận ròng/thu nhập 20,9 15,9 3,7 (5) (12,2) www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 61 này phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Bảng 18: Tổng chi phí trên tổng thu nhập ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Phòng Kế Toán Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng chi phí trên tổng thu nhập có sự gia tăng qua ba năm. Năm 2006 tổng chi phí trên tổng thu nhập là 70,9%, năm 2007 là 77,8% tăng 6,9% so với năm 2006. Năm 2008, chỉ số này là 94,9% tăng 17,1% so với năm 2007. Phân tích trên cho thấy tốc độ tăng của tổng chi phí luôn cao hơn tốc độ tăng của tổng thu nhập nên đã ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh, làm cho lợi nhuận ròng không cao. Cụ thể là: Năm 2007, tổng chi phí tăng với tỷ trọng là 377,2% so với năm 2006, còn tổng thu nhập tăng với tỷ trọng là 334,9% so với năm 2006. Năm 2008, tổng chi phí tăng với tỷ trọng là 156,6% so với năm 2007, còn tổng thu nhập tăng với tỷ trọng là 110,4% so với năm 2007. Chi phí của ngân hàng bỏ ra ngày càng nhiều để tạo ra được một đồng thu nhập. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần có những chính sách quản lý chi phí một cách hợp lý hơn, đồng thời cắt giảm tối đa các khoản chi như chi nội bộ, tránh lãng phí các khoản chi cho văn phòng phẩm, chi điện, nước,… Tuy các khoản chi này không đáng kể nhưng cũng phần nào làm giảm tổng chi góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 2008/2007 Tổng chi phí 4.401 21.000 53.884 16.599 32.884 Tổng thu nhập 6.202 26.975 56.764 20.773 29.789 Tổng chi phí/tổng thu nhập 70,9 77,8 94,9 6,9 17,1 www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 62 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG 5.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐẾN NĂM 2010 Hoạt động của Chi nhánh chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Chính vì vậy, phương hướng hoạt động của Chi nhánh phụ thuộc vào mục tiêu chung và chiến lược phát triển của Ngân hàng Hội sở. Mục tiêu chung của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín trong giai đoạn đến năm 2010 là quyết tâm xây dựng Sacombank sớm trở thành Ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại, đạt mức trung bình tiên tiến trong khu vực. Ngân hàng muốn cung cấp tới khách hàng các dịch vụ tài chính trọn gói với chất lượng cao, giá thành hợp lý. Cạnh tranh qua chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ là ưu tiên số một của ngân hàng, quan tâm thường xuyên đến kỹ năng chăm sóc khách hàng của tất cả cán bộ nhân viên để tạo ra sự khác biệt giữa Sacombank với các ngân hàng khác. Khi mà các yếu tố cạnh tranh khác ngang bằng nhau thì phong cách phục vụ sẽ là yếu tố quyết định thu hút khách hàng đến với Sacombank. 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.2.1. Về vốn: Cái được lớn nhất khi hội nhập kinh tế quốc tế chính là việc học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ quản trị ngân hàng. Tuy nhiên, việc hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam cũng như những dòng sông nhỏ đổ vào biển lớn, và đương nhiên sẽ chịu những thách thức của đại dương. Đặc biệt, sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ làm thay đổi cơ cấu thị phần tài chính tiền tệ, do vậy phát triển quy mô vốn là yêu cầu đặt ra đối với các ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng trong bối cảnh hội nhập như hiện nay. a.Về huy động vốn: Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động. Vì vậy, để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, Chi nhánh cần có những chính sách linh hoạt trong công tác huy động vốn sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của ngân hàng. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn: www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 63 - Tăng cường công tác huy động bằng việc phát hành thẻ thông qua tiện ích của việc sử dụng thẻ. - Mở rộng một số hình thức như thanh toán tiền lương qua ngân hàng, sử dụng dịch vụ ATM, ... Đối với các doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ của Chi nhánh, Chi nhánh cần áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi, hấp dẫn để thu hút khách hàng. - Mở rộng các loại hình dịch vụ thanh toán, chuyển tiền … bằng việc khai thác tối ưu các đối tượng như các hộ gia đình có người thân định cư ở nước ngoài, các doanh nghiệp có quan hệ thương mại với các địa phương khác. - Cần có sự ưu đãi về phí dịch vụ đối với các đơn vị có mối quan hệ thanh toán thường xuyên và với trị giá lớn. Điều này sẽ tạo cho họ tính an tâm khi giao dịch tại ngân hàng đồng thời có thể giữ chân khách hàng trong hoạt động tín dụng. - Xây dựng biểu lãi suất mang tính cạnh tranh để thu hút khách hàng gửi tiền, vừa đảm bảo có lợi cho khách hàng vừa đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. - Để công tác huy động vốn được thuận lợi hơn nữa, ngân hàng cần mở rộng thêm các phòng giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng gửi tiền, rút tiền và chuyển tiền. Bên cạnh đó, Chi nhánh có thể tăng cường công tác tư vấn cho những hộ gia đình có con em theo học tại các trường đại học, cao đẳng tại các tỉnh thành xa, hoặc đi du học. - Thực hiện tốt chính sách khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhất là các cán bộ nhân viên có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng. Đồng thời có chính sách khen thưởng đối với các cán bộ nhân viên có thành tích tốt trong công tác huy động vốn, giới thiệu khách hàng giao dịch với ngân hàng. - Quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng bằng cách gửi phiếu yêu cầu khách hàng đánh giá, đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm cũng như cung cách phục vụ; đồng thời cho ngân hàng biết những ý kiến hay kiến nghị đối với các hoạt động của Chi nhánh để Chi nhánh có thể dần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 64 b. Về cho vay: - Có chính sách cho vay mềm dẻo để thu hút khách hàng, và thủ tục phải nhanh chóng tiện lợi cho khách hàng. - Thường xuyên thu thập nắm bắt thông tin về khách hàng để xác định được nhu cầu vay vốn cũng như khả năng trả nợ của họ. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro xảy ra. - Bám sát các chương trình, các dự án trọng điểm của địa phương về kinh tế xã hội nhằm phát hiện ra thị trường tiềm năng để có thể tranh thủ được thời gian thu hút khách hàng trước các đối thủ khác. - Cập nhật thông tin thường xuyên về tình hình phát triển kinh tế cũng như các chính sách của Nhà nước, địa phương để có hướng cho vay phù hợp với từng ngành nghề, từng thành phần kinh tế nhằm mang lại hiệu quả cao. - Thực hiện tốt công tác thẩm định khi cho vay. Điều này được thực hiện tốt khi cán bộ, nhân viên làm công tác thẩm định có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, am hiểu về luật, có như thế mới mang lại hiệu quả cao. - Kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị vay vốn nhằm đánh giá đúng tiến độ thực hiện của phương án vay vốn cũng như khả năng chi trả nhằm hạn chế nợ quá hạn, không có khả năng thanh toán của khách hàng. 5.2.2. Về nhân lực: Năng lực cạnh tranh được quyết định bởi nguồn nhân lực. Công nghệ chúng ta có thể mua, vốn liếng chúng ta có thể huy động nhưng nguồn nhân lực thì chúng ta phải tích luỹ với một chiến lược nhân lực dài hạn. Một hệ quả tất yếu của việc mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng là dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân sự đặc biệt là nhân sự cấp điều hành là điều khó tránh khỏi. Vấn đề này càng trở nên căng thẳng hơn khi cánh cửa hội nhập được mở. Với nguồn tài chính dồi dào và chính sách đãi ngộ tốt, các ngân hàng nước ngoài sẽ dễ dàng thu hút nhân sự chất lượng cao từ các ngân hàng trong nước. Như đã phân tích, đại bộ phận cán bộ nhân viên của ngân hàng là trẻ và rất năng động. Vì vậy mà kinh nghiệm và trình độ có phần hạn chế; cho nên cần tập trung đào tạo một đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ. Chú trọng đến kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Cần động viên và phát huy hình www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 65 thức tự đào tạo của các nhân viên để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn. Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách sử dụng hợp lý đối với các cá nhân có thành tích tốt trong lao động vì đây là lực lượng kế thừa những vị trí điều hành sau này. Đồng thời xây dựng những chính sách đãi ngộ cũng như chế độ thưởng, phạt hợp lý đối với các nhân viên đặc biệt là các nhân viên có quá trình gắn bó lâu dài với ngân hàng. 5.2.3. Về sản phẩm dịch vụ: Khi các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều thì việc cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ ngày càng căng thẳng hơn. Các sản phẩm dịch vụ trước đây đã bị cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nội địa thì nay còn trở nên gay gắt hơn. Trong khi điểm mạnh của các ngân hàng nước ngoài là dịch vụ (chiếm tới trên 40% tổng thu nhập) thì tín dụng vẫn là hoạt động chủ lực của chúng ta trong thời gian qua. Với triết lý kinh doanh “Không bỏ sót khách hàng nào”, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng phải phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng, phù hợp với văn hoá, tập quán của từng địa phương. Tập trung rà soát và củng cố lại toàn bộ danh mục sản phẩm dịch vụ; lấy các sản phẩm dịch vụ truyền thống làm nền tảng, phát triển mở rộng các sản phẩm mới mang tính đặc thù riêng của ngân hàng. Về sản phẩm tiền gửi: Chú trọng giải pháp để nâng cao tỷ trọng tiền gửi lãi suất thấp, luôn cải tiến và phát triển các sản phẩm tiền gửi. Về sản phẩm tiền vay: hướng đến khách hàng mục tiêu là các cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng đến các nhu cầu vay nhỏ lẻ, các mục đích tiêu dùng. Chú trọng phát triển các sản phẩm tín dụng thấu chi, thẻ tín dụng,… Về dịch vụ thanh toán: Ưu tiên phát triển các dịch vụ như dịch vụ kiều hối, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thu chi hộ,… Các dịch vụ khác cũng có sự đầu tư đúng mức để đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 66 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Để hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển và trở thành nơi đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trong xã hôi đặc biệt là trong bối cảnh như hiện nay thì khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng nói chung và các ngân hàng trên địa bàn nói riêng là điều cần phải quan tâm. Vai trò của ngân hàng ngày càng được thể hiện rõ thông qua việc đáp ứng nhu cầu về vốn rất lớn cho nền kinh tế. Một mặt, ngân hàng là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế; mặt khác ngân hàng cũng góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế xã hội của đất nước trên cơ sở các hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Cùng với xu thế chung của đất nước, Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Vĩnh Long đã góp phần tham gia vào việc tạo ra và cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế trong tỉnh. Trong thời gian qua, ngân hàng tuy mới thành lập không lâu nhưng đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn và tạo được nguồn vốn đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Tình hình vốn huy động luôn tăng qua ba năm; đồng thời đã tạo được lòng tin cho khách hàng. Bên cạnh đó, tình hình sử dụng vốn của ngân hàng cũng tương đối tốt. Doanh số cho vay có chiều hướng tăng qua ba năm tuy nhiên tốc độ tăng vẫn còn thấp hơn nhiều so với doanh số huy động. Doanh số thu nợ khá tốt và luôn tăng với tốc độ cao. Ngân hàng đã có sự phấn đấu trong việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn vào năm 2007 so với năm 2006. Tuy nhiên, tình hình kinh tế có sự biến động, lạm phát cao và kéo dài, khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra vào những tháng cuối năm 2008 làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy làm cho tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao. Bên cạnh đó, chi phí của Chi nhánh cũng có sự tăng lên đáng kể qua ba năm với tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của thu nhập. Chính vì vậy làm cho lợi nhuận ròng của Chi nhánh có sự giảm sút vào năm 2008 so với năm 2007. Mặc dù thời gian qua ngân hàng có không ít khó khăn nhưng hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng khả quan thông qua lợi nhuận ròng đã đạt được. Lợi nhuận ròng của Chi nhánh vẫn được đảm bảo qua ba năm. Trong các khoản thu thì thu từ lãi là chính, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 67 nhập của Chi nhánh. Tuy nhiên, thu dịch vụ có sự tăng cao qua ba năm với một tỷ trọng cao, tốc độ tăng của thu dịch vụ còn cao hơn cả tốc độ tăng của thu từ lãi. Vì vậy, trong tương lai ngân hàng cần có hướng đẩy mạnh phát triển các hoạt động dịch vụ bởi vì chúng sẽ đem lại các khoản thu cao và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh sự gia tăng của thu nhập là sự tăng lên của chi phí. Chi phí không ngừng tăng lên qua ba năm đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh. Muốn tối đa hoá lợi nhuận thì phải tối thiểu hoá chi phí, cho nên ngân hàng cần cắt giảm các khoản chi như chi nội bộ, chi cho văn phòng phẩm, chi điện, nước,… mặc dù các khoản chi đó chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng chúng cũng góp phần làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khó khăn nào rồi cũng sẽ qua nếu chúng ta không ngừng phấn đấu và cố gắng. Vì vậy, với sự nổ lực và phấn đấu của tập thể Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long sẽ đạt được những kết quả hoạt động kinh doanh thật tốt, tiếp tục có những bước phát triển khả quan hơn trong tương lai. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Về phía ngân hàng Sacombank Chi nhánh Vĩnh Long - Ngân hàng cần có kế hoạch lắp đặt triển khai thêm hệ thống máy ATM, đồng thời tăng cường quảng cáo việc sử dụng thẻ này đến với khách hàng. - Trong tương lai, ngân hàng cần mở rộng mạng lưới nhằm chiếm thị phần và thu hút khách hàng như việc mở thêm các điểm giao dịch ở những nơi có kinh tế phát triển. - Tăng cường công tác tiếp thị đối với những khách hàng mới và không ngừng thực hiện tốt công tác chăm sóc cũng như duy trì khách hàng đã có quan hệ với ngân hàng. - Có những chế độ ưu đãi, khen thưởng đối với các cán bộ nhân viên trong việc giới thiệu khách hàng đến với ngân hàng. Hiện nay, hoạt động quảng cáo và PR chỉ có nhiệm vụ chuyển tải nội dung thông điệp và hình ảnh của thương hiệu nhưng lại không chuyển tải được chất lượng sản phẩm dịch vụ tài chính, cung cách phục vụ của ngân hàng đến khách hàng. Trong thời đại thông tin hiện nay, khách hàng khó có thể nhớ một cách rõ ràng thương hiệu Sacombank trong rất www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 68 nhiều thương hiệu của các ngân hàng khác hiện đang được quảng bá, vì thế sẽ khó thu hút khách hàng tiềm năng. Các hoạt động quảng bá đó chỉ đóng vai trò hỗ trợ, còn việc xây dựng thương hiệu bắt nguồn từ việc tạo dựng các giá trị thương hiệu bên trong nội bộ ngân hàng. Mục tiêu của chiến lược thương hiệu nội bộ là tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, xây dựng lòng tự hào trong mỗi nhân viên và tạo cơ hội để họ đóng góp vào sự phát triển của ngân hàng, tạo sự gắn bó lâu dài giữa nhân viên với ngân hàng. Một trong những nội dung quan trọng nhất của chiến lược thương hiệu nội bộ là các chính sách tuyển dụng, đãi ngộ hỗ trợ nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng chất lượng cao. Các chính sách đãi ngộ thông qua các chương trình cụ thể như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt; tạo môi trường thư giãn, vui chơi,… vào dịp cuối tuần cho cán bộ nhân viên. Đồng thời, cung cấp các kiến thức cơ bản về ngân hàng, sản phẩm dịch vụ, các giá trị thương hiệu, văn hoá Sacombank cho các nhân viên mới giúp họ nhanh chóng nắm bắt và thích nghi với hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, ban lãnh đạo cần tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ nhân viên nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng như hỗ trợ chi phí cho cán bộ nhân viên theo học các lớp nâng cao kiến thức bên ngoài. Chính những điều đó sẽ là động lực giúp các nhân viên cố gắng làm việc và đóng góp nhiều hơn đồng thời gắn bó lâu dài hơn với ngân hàng. 6.2.2. Về phía ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín: - Thường xuyên mở các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu cho nhân viên có thành tích làm việc tốt, và cán bộ lãnh đạo của các Chi nhánh. Các khoá huấn luyện phải mang tính ứng dụng thực tế cao. - Cần có những chính sách thưởng phạt cụ thể để kích thích trách nhiệm và quyền lợi của các cán bộ nhân viên các chi nhánh từ đó có thể phát huy tính năng động sáng tạo trong công việc cũng như nâng cao trách nhiệm của mỗi người. - Đẩy mạnh công tác hiện đại hoá ngân hàng, ứng dụng rộng rãi các hình thức thanh toán điện tử,… đồng thời thực hiện các phương thức thanh toán mới như gửi tiền tiết kiệm một nơi, nhưng lãnh được ở nhiều nơi,… 6.2.3. Về phía ngân hàng Nhà Nước: Hiện nay, hệ thống thẻ chưa được kết nối với nhau, mạnh ngân hàng nào ngân hàng đó làm tuỳ theo khả năng của mình. Thẻ ATM của ngân hàng nào phát www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 69 hành thì chỉ sử dụng được trong hệ thống máy ATM của ngân hàng đó mà thôi và cũng không thể chuyển khoản cho người khác nếu người đó không có mở tài khoản trong cùng một hệ thống ngân hàng. Chính điều này làm cho việc sử dụng thẻ ATM cũng gặp phải khó khăn. Mặt khác, trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn như hiện nay, Ngân hàng cần có những chính sách và biện pháp linh hoạt góp phần làm cho hoạt động của ngành ngân hàng được ổn định hơn. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Dược, Đặng Thị Kim Cương (2005). Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh. 2. Thái Văn Đại (2007). Bài giảng nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 3. Nguyễn Quang Thu (2007). Quản trị tài chính căn bản, Nhà xuất bản Thống kê Thành Phố Hồ Chí Minh. 4. Trang web: www.Sacombank.com.vn 5. Tài liệu do Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long cung cấp. www.kinhtehoc.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long.pdf
Luận văn liên quan