Luận văn Phân tích hiệu quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty khai thác và cấp nước sinh hoạt nông thôn Tiền Giang

Việc cung cấp nước uống và sinh hoạt đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng. Đầu tiên phải được khai thác từ các nguồn nước mặt hay nước ngầm, tiếp đến phải qua xử lý và lắng lọc. Công việc lọc nước có tính kinh tế qui mô, mặc dù đã có những công nghệ lọc đơn giản và ít tốn kém trong việc lọc nước ở hộ gia đình nhưng phần lớn người dân sử dụng nước do các doanh nghiệp cung cấp. Mà các doanh nghiệp đó đa phần thuộc sự quản lý của nhà nước, với nhiệm vụ là xây dựng và bảo trì hệ thống ống dẫn.

pdf79 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3657 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty khai thác và cấp nước sinh hoạt nông thôn Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thu 15.260 19.024 18.743 3.765 24,67 -282 -1,48 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -38- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân triệu đồng (tỷ lệ tăng 19,48%), doanh thu tăng như thế vì năm 2007 công ty vừ lắp đặt thêm 15 trạm cấp nước mới, cũng đồng thời với những trạm cũ và đơn vị có xây thêm nhiều trạm mới nhưng doanh thu của việc cấp nước vào năm 2008 chỉ tăng 432 triệu đồng (tỷ lệ tăng 3,07%) so với năm 2007, nhưng vì chi phí hoạt động năm 2008 biến động theo sự tăng vọt của giá cả ống nhựa, đồng hồ nước, tiền lương, tiền công tác phí,…đã làm tốc độ tăng của chi phí tăng cao hơn tốc tăng của doanh thu, dẫn đến công ty bị lỗ ở năm 2008. Vì tính chất cộng đồng của công ty cũng như các hợp tác xã tham gia vào sản xuất kinh doanh cấp nước Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện phương châm của Chương trình mục tiêu quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, vốn ngân sách được cấp hàng năm Tiền Giang ưu tiên đầu tư cho các vùng nghèo, vùng khó khăn về nước sạch và hỗ trợ các công trình có quy mô lớn mà vốn góp của dân không đủ. Nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho các hộ gia đình nghèo có thu nhập thấp để giảm bớt phần kinh phí chi cho việc sử dụng nước. Những doanh nghiệp đầu tư cho công trình cho vùng nghèo sẽ được ưu tiên về thuế như: giảm thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu tiên sử dụng đất. Trong bảng doanh thu của bán đồng hồ và bán vật tư chiếm tỷ trọng rất thấp, cụ thể doanh thu của bán đồng hồ năm 2006 chỉ chiếm 0,92% trong tổng doanh thu cả năm, năm 2007 chiếm 0,093% tổng doanh thu và năm 2008 chỉ chiếm 1,04% trong tổng doanh thu năm 2008. Doanh thu của đơn vị chủ yếu từ việc cấp nước còn các việc bán các thiết bị vật tư công ty chỉ tạm thời cung cấp cho các tổ hợp tác xã hoạt động cùng ngành trong tỉnh và công ty Cấp nước đô thị khi có nhu cầu. Để thấy rõ tình hình doanh thu ta tham khảo biểu đồ sau: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -39- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân Tình hình doanh thu (2006-2008) 0.00 2,000.00 4,000.00 6,000.00 8,000.00 10,000.00 12,000.00 14,000.00 16,000.00 18,000.00 20,000.00 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Doanh thu Hình 4: TÌNH HÌNH DOANH THU 3 NĂM (2006-2008) Qua biểu đồ ta thấy tổng doanh thu của công ty qua các năm đều có tăng giảm khác nhau. Năm 2007 tăng 3.765 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 24,67%), năm 2008 giảm 282 triệu đồng (tỷ lệ giảm 1,48%). Qua sự biến động kinh tế lạm phát tăng cao vào năm 2008 nhưng công ty cố gắng tiết kiệm trong mức có thể để giảm bớt chi phí của công ty. Tuy công ty không có lãi ở năm 2008 nhưng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của tỉnh đặt ra, đảm bảo lượng nước cho người dân sử dụng. Ta thấy doanh thu của năm 2007 là cao nhất vì năm này có 15 trạm mới được đưa vào hoạt động. Trong năm 2008 công ty không chú trọng việc bán vật tư nên doanh thu của khoản này giảm 53,54% so với năm 2007. 4.2.2. Phân tích doanh thu theo địa bàn phân phối nước Thực hiện Nghị quyết lần thứ VIII tỉnh Đảng bộ Tiền Giang đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 của UBND tỉnh. Trong đó để thực hiện chỉ tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống thì việc cung cấp nước sạch phải được đặt song song với việc tăng trưởng kinh tế và tình trạng ô nhiễm môi trường. Cho đến cuối tháng 2 năm 2009 trong cộng đồng dân cư nông thôn có 89,9% người dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, dự kiến đến năm 2010 phấn đấu đạt 90-95% người dân sử dụng nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường. Do những chỉ tiêu của tỉnh đề ra và yêu cầu các tổ hợp tác, hợp tác xã và công ty Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -40- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân phải đạt được. Nên việc mở rộng thị phần cung cấp nước về các vùng nông thôn như ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Gò Công Đông là rất cần thiết và đây cũng là thị trường rộng lớn cho công ty. Đặc biệt ở các cụm dân cư ở các xã khó khăn thuộc huyện Tân Phước, Cai Lậy, Cái Bè thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười, Cù lao Lợi Quan huyện Tân Phú Đông và một số xã ven biển Gò Công là những nơi thường xuyên thiếu nước sạch đặc biệt là vào tháng 3 đến tháng 5. Vào những tháng này nước mặn lấn vào sâu trong đất liền, để chủ động đối phó với nắng hạn, nước mặn và giúp các hộ dân ở vùng ven biển, vùng cù lao có nước sinh hoạt khi nắng hạn kéo dài, Tiền Giang sẽ đầu tư gần 300 triệu đồng để phát triển các tuyến ống chuyển tải nước đến gần các hộ có khả năng vào nước, nối mạng các trạm cấp nước; tổ chức lắp đặt 23 điểm cấp nước công cộng để hỗ trợ nước cho dân nghèo. Bên cạnh đó, Xí nghiệp cấp nước Gò Công thuộc Công ty cấp thoát nước và Công ty Khai thác và Cấp nước sinh hoạt nông thôn triển khai mở rộng hệ thống ống dẫn nước và nối mạng ống nước các trạm cấp nước với nhau để nâng công suất phục vụ cho khoảng 3.000 hộ dân sống rải rác ven biển và sông Cửa Tiểu ở các xã Kiểng Phước, Gia Thuận, Tân Điền, Bình Ân, Tân Thành, Tân Tây, Tân Phước, Tân Hòa và Phước Trung. Theo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang: Nếu khô hạn năm 2009 kéo dài, khu vực ven biển và vùng cù lao Lợi Quan, thuộc hai huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông (Tiền Giang) sẽ có gần 5.300 hộ dân với hơn 26.500 người bị thiếu nước sinh hoạt. Vì thế công ty đặc biệt chú trọng đến thị trường ở các xã vùng ven đảm bảo đủ nước cho người dân sử dụng vào mùa khô năm 2009. Sau đây thông qua bảng tình hình doanh thu chia theo khu vực ta sẽ thấy rõ tình hình thị trường cấp nước trong từng huyện của công ty. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -41- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân Bảng 5: TÌNH HÌNH DOANH THU CHIA THEO KHU VỰC ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Thị trường 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Cái Bè 1.684 2.161 2.119 477 28,33 -42 -1.94 Cai Lậy 2.702 3.167 3.138 465 17,21 -29 -0.92 Châu Thành 3.390 3.860 3.825 470 13,86 -35 -0.91 Mỹ Tho 621 685 656 64 10,31 -29 -4.23 Chợ Gạo 1.336 1.751 1.771 415 31,06 20 1.14 Gò Công Tây 2.547 3.295 3.383 748 29,37 88 2.67 TX Gò Công 774 789 809 15 1,94 20 2.53 Gò Công Đông 2.206 3.326 3.042 1.120 50,77 -284 -8.54 Tổng 15.260 19.024 18.743 3.774 24,73 -291 -1.53 (Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ) Nhìn chung sự biến động của doanh thu chia theo khu vực trong bảng ta thấy sự tăng, giảm tương đối đồng đều qua các năm. Riêng ở Gò Công Đông vào năm 2007 doanh thu tăng 1.120 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 50,76%) so với năm 2006, đây là tỷ lệ tăng nhiều nhất giữa các vùng ở 3 năm qua. Lý do của việc tăng này là vì công ty thực hiện chương trình “Ngọt hóa Gò Công” do Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra, nên vào năm 2007 công ty tiến hành thăm dò mạch nước ngầm ở khu vực này và tiến hành khoan giếng ở tầng sâu từ 230m đến 480m để khai thác những mạch nước ngầm đạt tiêu chuẩn cung cấp cho người dân ở đây. Nguyên nhân phải khoan giếng ở tầng sâu như thế vì tính chất thủy văn ở vùng ven biển Gò Công bị nhiễm mặn sâu vào lòng đất, do vậy chi phí cho việc lắp đặt cao nhưng được đổi lại công ty có doanh thu ở vùng này tăng lên nhiều so với năm 2006. Thông qua bảng ta thấy doanh thu cao nhất là ở huyện Châu Thành, đứng thứ hai là huyện Cai Lậy, Gò Công Đông và 2 khu vực mà công ty có doanh thu ít nhất là Thành phố Mỹ Tho và Thị xã Gò Công. Doanh thu ở 2 khu vực Mỹ Tho và Thị xã Gò Công ít hơn khu vực khác vì đây là 2 trung tâm đô thị của tỉnh Tiền Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -42- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân Giang nên những nơi này sử dụng nước sinh hoạt do Công ty cấp nước đô thị là chủ yếu, chỉ có một vài khu vực vùng ven của trung tâm là sử dụng nước sinh hoạt do công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn cung cấp. Công ty có lượng trạm tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn như Châu Thành, Tân Phước, Cái Bè, Cai Lậy những huyện có tỷ lệ hộ gia đình sống ở nông thôn cao và ngoài ra công ty còn cung cấp nước cho các khu công nghiệp như Tân Thuận Bình ở Chợ Gạo; Long Hưng ở thị xã Gò Công; Vàm láng, Bình Đông ở Gò Công Đông và khu công nghiệp dịch vụ nghề cá ở Tân Mỹ Chánh thành phố Mỹ Tho. Những khu công nghiệp này tiêu thụ một lượng lớn nước do công ty cấp. 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ Chi phí là cái giá phải trả để có được khoản lợi nhuận mà các nhà đầu tư kỳ vọng. Trong quá trình hoạt động thì doanh nghiệp nào cũng phải tốn một lượng lớn chi phí trước khi thu lại lợi nhuận và tùy theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà có kết cấu chi phí khác nhau. Sau đây ta sẽ thấy rõ kết cấu chi phí của công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn. Bảng 6: BẢNG TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ) Đối với một đơn vị sản xuất kinh doanh thì lúc nào chi phí giá vốn hàng bán cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Trong năm 2006 chi phí giá vốn hàng bán chiếm 62,55%, năm 2007 chiếm 64,23% và năm 2008 chiếm 58,37% so với Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Chi phí tài chính 2.293 2.267 3.318 -26 -1,13 1.051 46,36 Chi phí quản lý 1.197 1.903 1.618 706 58,98 -285 -14,98 Chi phí khác 2 79 1 77 3.850,00 -78 -98,73 Giá vốn hàng bán 11.738 14.750 16.154 3.012 25,66 1.404 9,52 Tổng 15.230 18.999 21.091 3.769 24,75 2.092 11,01 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -43- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân tổng chi phí của cả năm. Chi phí giá vốn hàng bán của công ty luôn chiếm cao hơn 50% tổng chi phí, tuy như thế nhưng so với các doanh nghiệp khác kinh doanh các mặt không mang tính cộng đồng như công ty thì chi phí giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp đó rất cao chiếm tỷ lệ từ 80 đến hơn 90% trong tổng chi phí. Thông qua số liệu từ bảng trên ta thấy giá vốn hàng bán là một chi phí quan trọng quyết định đến lợi nhuận của công ty. Do vậy, công ty cần có biện pháp kiểm soát giá vốn hàng bán chặt chẽ. Trong khi đó, tỷ trọng của các chi phí còn lại như: chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí. Cho nên sự tăng giảm của các chi phí này sẽ không ảnh hưởng bằng sự tăng giảm của chi phí giá vốn hàng bán đối với lợi nhuận. Thông qua biểu đồ ta biết được sư biến động chi phí qua các năm như sau Giá vốn hàng bán (2006-2008) 0.00 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 30,000.00 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Giá vốn hàng bán Hình 5: TÌNH HÌNH GIÁ VỐN HÀNG BÁN (2006-2008) Chi phí giá vốn hàng bán năm 2007 tăng lên 3.013 triệu đồng tỷ lệ tăng 25,66%, năm 2008 tăng lên 1.404 triệu đồng tỷ lệ tăng 9,52%. Năm 2007 tăng nhiều hơn năm 2008 vì năm này chi phí để có được lượng nước cấp cho người dân tương đối nhiều vì lắp đặt đường ống mới cho các trạm bơm mới vừa thành lập. Theo nghị định 117 năm 2007 của chính phủ về việc tăng giá nước, năm 2008 các tỉnh bắt đầu xem xét tăng giá nước nhưng gặp lạm phát nên tạm giữ giá nước cũ vì tất cả các mặt hàng sinh hoạt đều tăng mà giá nước cũng tăng theo thì Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -44- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân làm cho người dân đã khó khăn nay còn nhiều lo toan hơn, chính vì vậy giá nước vẫn chưa được quyết định tăng ở năm 2008. Thực tế giá nước những năm trước đây chỉ đủ bù cho chi phí vận hành và một phần sửa chữa nhỏ, không đủ để đầu tư mở rộng sản xuất. Điều này gây trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp cấp nước và cũng là lý do bị lỗ của các doanh nghiệp vì lợi nhuận thu lại không đủ bù đắp chi phí.Những lý do làm cho chi phí tăng: + Lương của công nhân viên của công ty tăng theo mức tăng chung của bậc lương cả nước từ 4.5 đến 5.4 và đặc biệt chi phí về đi công tác tăng, vào những tháng đầu năm 2008 giá xăng dầu tăng lên rất nhiều. + Vận chuyển: Song song với số lượng nước được tiêu thụ tăng thì chi phí vận chuyển lắp đặt, bảo trì cũng tăng lên. Số lần vận chuyển công cụ dụng cụ, ống nước từ kho đến các trạm với đoạn đường tương đối xa vì kho trữ công cụ dụng cụ và thiết bị cần thiết được đặt ở Mỹ Tho còn các trạm cần lắp đặt và bảo trì phân bố ở các huyện và vùng ven biển, đồng thời trong lúc đó tình hình giá cả xăng dầu chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới nên làm cho chi phí vận chuyển của năm 2008 tăng nhiều hơn 2 năm trước. Thời gian này công ty đã mở rộng việc cấp nước về vùng ven, vùng cù lao nên công tác đi ghi số nước và công tác thu tiền tốn nhiều ngày công hơn. + Công cụ dụng cụ phục vụ cho việc cấp nước: các công cụ dụng cụ như giàn khoan, máy bơm công suất lớn, đồng hồ điện, và các dụng cụ đào đất cần thiết như cuốc, xẻng,…và xe vận chuyển. năm 2006 công ty bỏ ra 41 triệu cho chi phí công cụ dụng cụ, sang năm 2007 chi phí này tăng lên 130 triệu đồng nhưng năm 2008 chỉ có 58 triệu đồng được chi cho công cụ dụng cụ. Lý do năm chi phí 2007 cao là công ty phải mua thêm giàn máy khoan để khoan mới 15 giếng ở khu vực vùng ven và cù lao Tân Thới. + Khấu hao: Bao gồm các khoản khấu hao cho công cụ dụng cụ phục vụ việc cấp nước, đây là khoản chi phí được trích ra để tạo kinh phí đầu tư mới cho các công cụ dụng cụ phục vụ cấp nước. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 chỉ tăng 706 triệu đồng so với năm 2006. Trong tất cả các chi phí thì công ty quản lí chi phí quản lý doanh nghiệp là tốt nhất, năm 2008 giảm 285 triệu đồng so với năm trước. Trong chi phí quản lí doanh nghiệp gồm các chi phí sau: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -45- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân + Lương: Bên cạnh những nỗ lực trong công tác cấp nước, Công ty cũng rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ và chuyên môn cho cán bộ công nhân viên của mình. Cụ thể công ty phối hợp với các tổ hợp tác, hợp tác xã trong tỉnh tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn công tác quản lý, vận hành bảo dưỡng, tài chính, kế toán mỗi năm 2 lần. Công ty không tuyển thêm nhân viên mà chỉ chú ý tập huấn nâng cao tay nghề của lượng nhân viên có sẵn nên chi phí này không tăng nhiều so với chi phí khác. + Về công cụ dụng cụ: Công ty luôn đáp ứng cho cán bộ công nhân viên có đầy đủ công cụ dụng cụ khi làm việc bằng cách: trang bị máy móc thiết bị đầy đủ đảm bảo an toàn trong lao động và đảm bảo tiến độ làm việc, cung cấp văn phòng phẩm đầy đủ. + Về khấu hao: Đây là khoản khấu hao cho máy móc thiết bị, khoản chi phí này giảm qua các năm một mặt là do Công ty tập trung phân bổ vào khoảng thời gian đầu, mặt khác Công ty không phải đầu tư thêm máy móc mới trong khoảng thời gian này. + Về dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi cho điện, nước, điện thoại..., khoản chi này cũng tăng qua các năm nhưng chỉ tăng nhẹ, do Công ty có chính sách cho việc sử dụng điện và điện thoại như thường xuyên nhắc nhở trong sử dụng điện hàng ngày và điện thoại và qui định mức tối đa cho mỗi phòng ban. Công ty đạt được kết quả như vậy vì thực hiện chính sách tiết kiệm trong thời kỳ lạm phát, hạn chế chi phí khánh tiết, chi phí điện, điện thoại tiết kiệm với những gì có thể. Chi phí hoạt động tài chính năm 2007 giảm 26 triệu đồng tỷ lệ giảm 1,13% năm 2008 tăng 1.051 triệu đồng tỷ lệ tăng 46.36%. Chi phí hoạt động tài chính của công ty vào năm 2007 thấp hơn so với năm 2006 mà năm 2008 vì trong năm này thực hiện dự án “Ngọt hóa Gò Công” được tổ chức UNICEF hỗ trợ lượng vốn nhiều hơn hàng năm nên lượng vốn vay từ 2 Ngân hàng Đầu tư và Ngân hàng Công thương giảm xuống. Chi phí tài chính giảm xuống nhưng doanh thu của năm 2007 là cao nhất so với 2 năm còn lại, thông qua đây ta thấy năm 2007 công ty sử dụng vốn tương đối có hiệu quả. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -46- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân Tóm lại tổng chi phí của công ty trong 3 năm qua đều tăng và lượng tăng đồng đều nhau năm 2007 tăng 22,36% so với 2006 và năm 2008 tăng 20,50% so với 2007. Trong đó, chi phí giá vốn hàng bán ảnh hưởng nhiều nhất. Việc mở rộng qui mô càng tăng thì tương ứng với việc này sẽ kéo theo tổng chi phí cũng tăng. Chi phí bán hàng chiếm tỉ trọng cao hơn chi phí quản lí doanh nghiệp. Đối với một Công ty kinh doanh thì điều này là chuyện bình thường, điều quan trọng là xét xem chi phí chiếm tỉ trọng cao và tăng như vậy là do đâu. Sở dĩ chi phí bán hàng cao là do Công ty hướng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ nước, phấn đấu nâng số hộ sử dụng nước sạch đến năm 2010 đạt 90-95%, đến tháng 3 năm 2009 số hộ dụng nước sạch đạt 89,8% với tốc độ như thế công ty sẽ đạt và vượt chỉ tiêu của tỉnh đề ra. Ngoài việc tăng lương cho đội ngũ công nhân - viên chức, tăng chi phí vận chuyển, công cụ dụng cụ đều tăng trong ba năm. Còn chi phí quản lí doanh nghiệp tuy tỉ trọng của chi phí này nhỏ hơn và có xu hướng giảm trong ba năm, nếu xét cụ thể từng khoản mục tạo thành chi phí này thì chúng ta thấy nó không có thay đổi nhiều như là về lương cán bộ viên chức và dịch vụ mua ngoài, còn các khoản khác có thay đổi theo hướng giảm chi phí. 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN 4.4.1. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty 3 năm qua Tình hình lợi nhuận của Công ty trong ba năm 2006-2008 thể hiện qua bảng 7 như sau: lợi nhuận gộp năm 2007 là 4.274 triệu đồng, sau khi cộng thêm thu nhập từ hoạt động tài chính và trừ ra các khoản chi phí: chi phí tài chính, chi phi quản lí doanh nghiệp thì lợi nhuận từ hiệu quả kinh doanh là 126 triệu đồng . Lợi nhuận sau thuế năm 2006 đạt 190 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế của công ty của năm 2007 chỉ đạt 53 triệu đồng thấp hơn 72,34% so với năm 2006. Năm 2008 công ty không có lãi doanh không bù đắp đủ chi phí. Hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trong tỉnh sử dụng nguồn lợi nhuận để bảo trì và lắp đặt cho các trạm. Nhìn chung Công ty hoạt động hiệu quả chưa tốt nhưng hiệu quả mang lại cho cộng đồng xã hội đạt theo yêu cầu của tỉnh, công ty cung cấp nước với giá 2.500 - 4.500 đồng và cung cấp cho 9,5% dân số toàn tỉnh. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -47- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân Bảng 7: BẢNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ) Danh mục từ viết tắt trong bảng HĐTC Hoạt động tài chính Ngoài ra theo học thuyết của nhà kinh tế học người Ý Vilfredo Pareto: “Với một nhóm các cá nhân và nhiều cách phân bổ nguồn lực khác nhau cho mỗi cá nhân trong nhóm đó, việc chuyển từ một phân bổ này sang một phân bổ khác mà làm ít nhất một cá nhân có điều kiện tốt hơn nhưng không làm cho bất cứ một cá nhân nào khác có điều kiện xấu đi được gọi là một sự cải thiện Pareto hay một sự tối ưu hóa Pareto. Khi đạt được một phân bổ mà không còn cách nào khác để đạt thêm sự cải thiện Pareto, thì cách phân bổ đó được gọi là hiệu quả Pareto hoặc tối ưu Pareto. Nếu một hệ thống kinh tế đạt được hiệu quả Pareto, không một cá nhân nào có cuộc sống tốt lên mà không khiến một người khác có cuộc sống xấu đi. Nhìn chung, mọi người công nhận rằng cần tránh các tình trạng không đạt được hiệu quả Pareto, vì thế hiệu quả Pareto là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá các hệ thống kinh tế và các chính sách chính trị của một quốc gia”. (Nguồn: Áp dụng hiệu quả Pareto để phân tích ở đây thì khi có thêm một cá nhân hay một khách hàng đăng ký sử dụng nước do công ty cung cấp thì lúc đó cả hai bên đều có lợi và không ảnh hưởng xấu đến bất kỳ bên thứ ba nào cả. Thứ nhất, công ty sẽ có thêm khách hàng lúc này thị phần của công ty Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Doanh thu thuần 15.260 19.025 18.743 3.765 24,67 -282 -1,48 Thu nhập từ HĐTC 181 21 16 -160 -88,40 -5 -23,80 Thu nhập khác 53 26 52 -27 -50,94 26 100,00 Tổng chi phí 15.230 18.999 21.091 3.769 24,75 2.092 11,01 Lợi nhuận trước thuế 264 73 -2.281 -191 -72,35 -2.354 -3.224,66 Lợi nhuận sau thuế 190 53 -2.281 -137 -72,11 -2.334 -4.403,77 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -48- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân được mở rộng, doanh thu tăng thêm đồng thời giúp cho lợi nhuận cũng tăng lên. Thứ hai, cá nhân hay hộ gia đình đăng ký sử dụng nước của công ty họ sẽ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh mà giả cả tương đối rẻ, thay vì trước kia họ sử dụng nước từ các ao, hồ, sông, rạch,… Tuy khách hàng phải tốn chi phí cho viêc sử dụng nước nhưng đổi lại họ có được sự an toàn cho sức khỏe. Tóm lại khi một có thêm cá nhân tham gia sử dụng nước thì cả công ty và cá nhân đó đều có lợi, trường hợp này được xem là đã đạt hiệu quả Pareto. 4.4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của Công ty trong ba năm từ 2006-2008 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty ta phân tích mức ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí hoạt động ảnh hưởng đến lợi nhuận. 4.4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận giai đoạn (2006-2007) Căn cứ vào số liệu của công ty ta tính toán được số liệu phục vụ cho việc phân tích như sau: Bảng 8: TỔNG DOANH THU VÀ TỔNG GIÁ VỐN 2006-2007 ĐVT: triệu đồng Tổng doanh thu Tổng giá vốnMặt hàng q06*g06 q07*g06 q07*g07 q06*z06 q07*z06 q07*z07 Cấp nước 11.866 14.178 14.178 9.126 10.905 10.992 Lắp đồng hồ 2.381 2.632 2.795 1.831 2.017 2.167 Bán đồng hồ 141 147 177 108 113 137 Khoan giếng 872 1.535 1.875 672 1.260 1.455 Tổng 15.260 18.592 19.025 11.737 14.295 14.751 (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) q06, q07: sản lượng tiêu thụ năm 2006, 2007 g06, g06: giá bán năm 2006, 2007 z06, z06: giá vốn năm 2006, 2007 Gọi L là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa vào phần cơ sở lý luận ta có: Đối tượng phân tích ∆L = L07 – L06 = 2.371 - 2.326 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -49- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân = 45 (đvt: triệu đồng) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2007 so với 2006 tăng một khoản là 45 triệu đồng. Mức biến động này chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố sau: - Mức độ ảnh hưởng của yếu tố sản lượng đến lợi nhuận %100* 1 0606 1 0607     n i ii n i ii gq gq T = %8,121%10026.15 592.18  Lq = (T - 1) x (  n i 1 q06g06 -   n i 1 q06Z06) = (121,8% - 1) x (15.260 – 11.737) = 768,014 (triệu đồng) Vậy do sản lượng hàng bán tăng 121,8% nên đã làm cho lợi nhuận tăng một lượng là 768,014 triệu đồng - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng:    QLn i iiiiK ZZqgqTL 06 1 060606061    = 121,8%(15.260 – 11.737) – 1.197 = 3.094,014 (triệu đồng)         n i n i QLiiiiK ZZqgqL 1 1 06060706072 = 18.592 – (14.295+1.197) = 3.100 (triệu đồng)  LC = LK2 – LK1 = 3.100 – 3.094,014 = 5,986 (triệu đồng) Vậy do kết cấu mặt hàng trong năm 2007 thay đổi so với 2006 nên đã làm cho lợi nhuận tăng 5,986 triệu đồng. - Mức độ ảnh hưởng của chi phí giá vốn hàng bán:          n i ii n i iiz ZqZqL 1 0607 1 0707 = – (14.751 – 14.295) = – 456 (triệu đồng) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -50- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân Do giá vốn hàng bán năm 2007 tăng nên đã làm cho lợi nhuận giảm 456 triệu đồng. - Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp: LZQL = – (Z07QL – Z06QL) = – (1.903 – 1.197) = – 706 (triệu đồng) Do chi phí quản lý tăng lên nên đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm 706 triệu đồng - Mức độ ảnh hưởng của yếu tố giá bán:     n i iiig ggqL 1 060707 = 19.025 – 18.592 = 433 (triệu đồng) Trong năm 2007 trừ mặt hang nước thì giá bán của đa số các mặt hàng còn lại tăng nên đã làm cho lợi nhuận tăng một mức là 433 triệu đồng Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: - Các nhân tố làm tăng lợi nhuận: + Sản lượng: 768,014 + Kết cấu mặt hàng: 5,986 + Giá bán: 433 - Các nhân tố làm giảm lợi nhuận: + Giá vốn: – 456 + Chi phí quản lý: – 706 45 Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta thấy rằng lợi nhuận của công ty tăng lên 45 triệu đồng trong giai đoạn từ năm 2006 – 2007 là do sản lượng, kết cấu mặt hàng và giá bán của các mặt hàng khác trong năm 2007 của công ty được tăng lên so với 2006. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -51- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân 4.4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận giai đoạn (2007-2008) Bảng 9: DOANH THU VÀ TỔNG GIÁ VỐN 2007-2008 ĐVT: triệu đồng Tổng doanh thu Tổng giá vốnMặt hàng q07*g07 q08*g07 q08*g08 q07*z07 q08*z07 q08*z08 Cấp nước 14.177 14.610 14.610 10.992 11.327 12.590 Lắp đồng hồ 2.797 2.782 2.898 2.167 2.157 2.500 Bán đồng hồ 176 191 195 137 148 168 Khoan giếng 1.875 1.000 1.040 1.455 776 896 Tổng 19.025 18.583 18.743 14.751 14.408 16.154 (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Gọi q07, q08: sản lượng tiêu thụ năm 2007, 2008. g07, g08: giá bán năm 2007, 2008 z07 z08: giá vốn năm 2007 ,2008 Đối tượng phân tích ∆L = L08 – L07 = 971 – 2.371 = –1.400 (triệu đồng) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2008 so với năm 2007 giảm một khoản 1.400 triệu đồng. Nguyên nhân là do chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố sản lượng đến lợi nhuận: Ta có tỷ lệ doanh thu năm 2008 so với 2007: %100* 1 0707 1 0708     n i ii n i ii gq gq T = %68,97%100025.19 583.18  Lq = (T – 1) x (  n i 1 q07g07 –   n i 1 q07Z07) = (97,68% – 1) x (19.025 – 14.751) = – 99,157 (triệu đồng) Vậy do sản lượng hàng bán chỉ đạt 97,68% nên làm cho lợi nhuận giảm một lượng là 99,157 triệu đồng. - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -52- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân    QLn i iiiiK ZZqgqTL 07 1 070707071    = 97,68%(19.025 – 14.751) – 1.903 = 2.271,84 (triệu đồng)         n i n i QLiiiiK ZZqgqL 1 1 07070807082 = 18.583 – (14.408 + 1.903) = 2.272 (triệu đồng)  LC = LK2 – LK1 = 2.272 – 2.271,84 = 0,16 (triệu đồng) Vậy do kết cấu mặt hàng trong năm 2008 chỉ thay đổi ít so với 2007 nên lợi nhuận chỉ tăng nhẹ ở mức 0.16 triệu đồng. - Mức độ ảnh hưởng của chi phí giá vốn hàng bán:          n i ii n i iiz ZqZqL 1 0708 1 0808 = – (16.154 – 14.408) = –1.746 (triệu đồng) Do giá vốn hàng bán tăng làm cho lợi nhuận giảm 1.746 triệu đồng. - Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp: LZQL = – (Z08QL – Z07QL) = – (1.618 – 1.903) = 285 (triệu đồng) Do công ty tiết kiệm được một khoản từ chi phí quản lý doanh nghiệp nên đã làm cho lợi nhuận tăng được 285 triệu đồng - Mức độ ảnh hưởng của yếu tố giá bán:     n i iiig ggqL 1 070808 = 18.743 – 18.583 = 160 (triệu đồng) Do giá bán các mặt hàng đồng hồ, lắp đồng hồ, khoan giếng tăng ở năm 2008 tăng lên nên đã làm cho lợi nhuận tăng một khoản là 150 triệu đồng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -53- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: - Các nhân tố làm tăng lợi nhuận: + Kết cấu sản phẩm: 0,16 + Chi phí quản lý: 285 + Giá bán: 160 - Các nhân tố làm giảm lợi nhuận: + Sản lượng: – 99,257 + Giá vốn: – 1746 – 1400 Vậy qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta thấy rằng lợi nhuận từ 2007–2008 tăng lên là do kết cấu sản phẩm, yếu tố giá bán của mặt hàng đồng hồ nước, lắp đồng hồ, khoan giếng bên cạnh đó cũng do công ty tiết kiệm được một số khoản chi phí từ quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, các nhân tố sản lượng và giá vốn đã làm cho một phần lợi nhuận bị giảm. 4.5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU VỀ TÀI CHÍNH 4.5.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán Bảng 10: CÁC CHỈ TIÊU THANH TOÁN ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 (1) Tài sản lưu động 6.681 7.465 10.502 (2) Nợ ngắn hạn 9.407 5.271 4.124 (3) Hàng tồn kho 2.848 4.022 3.227 Tỷ số lưu động (CR) (1)/(2) (lần) 0,71 1,42 2,55 Tỷ số thanh toán nhanh (QR) (1-3)/(2)(lần) 0,41 0,65 1,76 (Nguồn: Phòng kế toán-tài vụ) 4.5.1.1. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Trong bảng Các chỉ tiêu thanh toán ta thấy tỷ số CR của năm 2006 là 0,71<1 điều này thể hiện vào năm này công ty hoạt có hiệu quả. Nhưng chỉ số CR ở năm 2007 là 1,42 và 2008 là 2,55 cả 2 năm đều có chỉ số lớn hơn 1 và tăng nhiều từ đó cho thấy công ty hoạt động chưa đạt hiệu quả kinh tế. Hai năm 2007 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -54- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân và 2008 do chi phí tăng cao theo xu thế của thị trường nhưng giá bán sản phẩm của công ty không được tăng theo xu thế đó nên xảy ra tình hình lỗ vốn trong năm qua. 4.5.1.2. Hệ số thanh toán nhanh (QR) Tỷ lệ thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty trong trường hợp kém nhất. Qua kết quả trên bảng ta thấy tỷ lệ thanh toán nhanh tăng, nhưng không cao so với hệ số thanh toán nợ ngắn hạn. Chỉ có năm 2008 công ty có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản của mình. Năm 2008, tiền mặt tăng 192 triệu đồng và các khoản phải thu của khách hàng cũng tăng từ 2.880 triệu đồng ở năm 2007 lên 3.682 triệu đồng ở năm 2008 nhưng lúc đó nợ ngắn hạn của năm 2008 giảm xuống 1.147 triệu đồng. Mà công thức tính QR = 1,76 > 1 đều này cho thấy công ty có khả năng thanh toán nhanh ở năm 2008. Trong khi ở 2 năm trước thì khả năng thanh toán nhanh của công ty không tốt vì lượng tiền mặt và khoản phải thu của khách hàng thấp trong khi nợ ngắn hạn lại cao hơn nhiều điều đó cho thấy QR ở năm 2006 và 2007 nhỏ hơn 1. Lúc này thật đáng lo cho công ty trong việc thanh toán nợ nhưng sang kỳ 2008 công ty đã khắc phục được tình trạng này. 4.5.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời Bảng 11: BẢNG CHỈ TIÊU SINH LỜI ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Lợi nhuận sau thuế 190 53 -2.281 Doanh thu thuần 15.260 19.025 18.743 Vốn chủ sở hữu 18.237 23.833 32.437 Tổng tài sản 48.955 49.275 54.837 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS)(%) 1,24 0,28 (12,17) Tỷ suất lợi nhuận/vốn (ROE)(%) 1,04 0,22 (7,03) Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA)(%) 0,39 0,11 (4,16) (Nguồn: phòng kế toán-tài vụ) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -55- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân 4.5.2.1. Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu (ROS) Qua số liệu trên bảng 6 ta thấy tỷ suất lợi nhuận của công ty 3 năm có xu hướng giảm. Trong khi doanh thu hàng năm tương đối đồng đều nhưng lợi nhuận không đều, lợi nhuận giảm nhanh. Năm 2006 doanh thu cao hơn lợi nhuận 80,39 lần, năm 2007 doanh thu cao hơn lợi nhuận tới 362,37 lần, và năm 2008 doanh thu giảm 1,48% so với năm 2007 và lợi nhuận năm này giảm 2.281 triệu đồng. Năm 2006 ta có hệ số lãi ròng là 1,24% tức là cứ 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 1,24 đồng lợi nhuận, năm 2007 thì tỷ số ROS giảm xuống chỉ còn 0,28% tức là 1 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 0,24 đồng lợi nhuận. Chỉ số này giảm là điều không tốt cho công ty nhưng sang năm 2008 chỉ số này giảm 12,17% vậy cứ 1 đồng doanh thu công ty. Qua 3 năm hoạt động thì công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc kiểm soát những khoản chi phí như: chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. Để có được những khoản chi phí như vậy thì công ty đã tổ chức hệ thống quản lý chi phí chặt chẽ. Tuy nhiên, do tình hình biến động giá cả trên thị trường nên công ty chưa thể kiểm soát toàn diện được. Giá cả tiếp tục tăng qua các năm, công ty phải chịu khoản chi phí ngày càng tăng của giá vốn hàng bán. Thêm vào đó, chi phí hoạt động tài chính mỗi năm công ty phải trả càng cao; bởi vì, công ty hoạt động đa phần bằng nguồn vốn vay, công ty phải chịu một khoản lãi vay hàng năm rất lớn. Những nguyên nhân trên góp phần làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm xuống đáng kể. Tóm lại, theo dõi qua 3 năm, nguyên nhân chính làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là do giá vốn hàng bán quá cao. Nếu giá vốn hàng bán giảm xuống thì lãi ròng sẽ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, để nâng cao lợi nhuận hơn nữa trong những năm sau, công ty nên có những biện pháp kinh doanh thích hợp nhằm hạn chế giá vốn hàng bán, giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn. 4.5.2.2. Tỷ suất lợi nhuận /vốn chủ sở hữu (ROE) Từ số liệu trên cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2006 cao nhất chỉ là 1,04%; còn năm 2008 thấp nhất là (7,03)%. Điều này nói lên rằng, trong 3 năm công ty đã sử dụng vốn kinh doanh của mình chưa có hiệu quả. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -56- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân Chúng ta thấy xu hướng của vốn chủ sở hữu ngày càng giảm xuống, năm 2007 so với năm 2006 giảm 7,88%; năm 2008 so với năm 2007 giảm 3.295,45%. Qua 3 năm, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu tăng cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Lý do là vì, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng, đặc biệt là giá vốn hàng bán tăng cao nên lợi nhuận sau thuế bị ảnh hưởng và tăng chậm. Điều đó đã làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa vì công ty là doanh nghiệp nhà nước với nguồn vốn kinh doanh chưa nhiều, công ty phải dùng nguồn vốn vay từ ngân hàng. Trong tổng vốn của công ty qua 3 năm thì vốn chiếm dụng chiếm một tỷ trọng khá lớn nên có thể nói rằng lợi nhuận ròng tạo ra được là từ vốn chiếm dụng của công ty. Nhìn chung, công ty cần lưu ý quan tâm đến tỷ suất này nhiều hơn. Bởi vì, với xu hướng chung là luôn giảm như thế thì khả năng kêu gọi đầu tư, liên doanh liên kết sẽ thấp. Chỉ số này biểu thị khả năng đạt được mức doanh lợi trên mức đầu tư vào công ty và ngược lại công ty cũng yên tâm về hiệu quả đầu tư của mình. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn kinh doanh nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Vốn kinh doanh tăng là nhờ ngân sách nhà nước cấp đầu tư vào công trình Ngọt hóa Gò Công và các công trình cấp nước ở các xã khu vực vùng ven biển.. Nguồn vốn kinh doanh qua các năm luôn được bổ sung như vậy nhưng công ty đã chưa phát huy hết hiệu quả của nó là vì kết quả thu được sau một kỳ kinh doanh vẫn chưa gia tăng đáng kể. Nhìn chung, công ty đã có sự cố gắng rất nhiều trong việc sử dụng và quản lý vốn kinh doanh của mình. Tuy nhiên, hiệu quả thu được chưa tốt, công ty cần phải chủ động nguồn vốn hơn trong những chu kỳ kinh doanh kế tiếp. Mặc dù công ty chưa đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn kinh doanh nhưng mức doanh thu thu được từ 1 đồng vốn kinh doanh như thế nào sẽ được đề cập đến ở chỉ tiêu sức sản xuất của 1 đồng vốn. 4.5.2.3. Tỷ suất lợi nhuận / tổng tài sản (ROA) Thông qua bảng nhóm các chỉ tiêu sinh lời ta thấy, so với năm 2006 thì 2 năm 2007 và 2008, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty giảm rất nhiều hay Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -57- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân khả năng sinh lợi của vốn đầu tư càng thấp. Nguyên nhân là do tổng tài sản gia tăng qua các năm: năm 2007 so với năm 2006 tăng 320 triệu đồng (tỷ lệ tăng 0,65%), năm 2008 so với năm 2007 tăng 5.562 triệu đồng (tỷ lệ tăng 11,29%). Tuy nhiên, lợi nhuận ròng qua các năm 2007 và 2008 giảm xuống nhiều so với năm 2006. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận qua các năm giảm đáng kể, chỉ tiêu suất sinh lời của tài sản còn quá nhỏ cho thấy công ty chưa có sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản chưa hợp lý. Giai đoạn 2006 - 2008, năm 2006 biểu hiện khả năng sinh lời của tài sản tương đối hơn so vơi 2 năm còn lại, cho thấy việc sử dụng tài sản ở năm 2006 có hiệu quả hơn. Hai năm tiếp theo, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản giảm, biểu hiện khả năng sinh lời giảm. Nguyên nhân là do công ty sử dụng nguồn vốn lưu động mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà kho... chuẩn bị đưa vào hoạt động các trạm bơm mới. Trong giai đoạn này, công ty đang chú trọng mở rộng quy mô, xây dựng mới nhiều công trình nên chưa phát huy hiệu quả sử dụng tài sản và chưa tạo nhiều lợi nhuận cho công ty. Nhìn chung, qua 3 năm thì công ty hoạt động có nhiều giảm sút. Công ty nên đặc biệt lưu ý đến sự gia tăng của giá vốn hàng bán – nguyên nhân chính tác động làm lợi nhuận chưa tăng cao. 4.5.3. Nhóm chỉ tiêu sử dụng vốn 4.5.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động ta sử dụng các chỉ tiêu: vòng quay vốn lưu động, số ngày của một vòng luân chuyển. Vòng quay vốn lưu động bằng doanh thu/vốn lưu động. Sau đây là bảng thể hiện số ngày của 1 vòng luân chuyển được tính dựa vào bảng hiệu quả sử dụng vốn Bảng 12: SỐ NGÀY CỦA 1 VÒNG LUÂN CHUYỂN Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số ngày trong kỳ ngày 360 360 360 Vòng quay vốn lưu động vòng -5,60 8,67 2,94 Số ngày của 1 vòng luân chuyển ngày -64 42 122 (Nguồn: Phòng kế toán-tài vụ) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -58- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân Bảng 13: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh thu thuần 15.260 19.025 18.743 Vốn lưu động -2.726 2.194 6.377 Vốn cố định 51.681 47.081 48.460 Tổng tài sản 48.955 49.275 54.837 Vốn chủ sở hữu 18.237 23.833 32.437 Doanh thu/Vốn lưu động (lần) -5,60 8,67 2,94 Doanh thu/Vốn cố định (lần) 0,30 0,40 0,39 Doanh thu/Tổng tài sản (lần) 0,31 0,39 0,34 Doanh thu/Vốn chủ sở hữu (lần) 0,84 0,80 0,58 (Nguồn: Phòng kế toán-tài vụ) Qua phân tích bảng 10 trên cho thấy, tốc độ luân chuyển của vốn lưu động có sự biến động tăng giảm khác nhau qua các năm, vốn lưu động của năm 2006 là con số (2.726) vì tài sản lưu động của năm này thấp hơn nợ ngắn và từ đó kéo theo số vòng quay vốn lưu động bị âm. Nhưng sang năm 2007 nợ ngắn hạn giảm xuống 44% so với năm 2006 trong khi đó tài sản lưu động tăng lên nên làm cho vốn lưu động của năm 2007 tăng 4.919 triệu đồng (tỷ lệ tăng 180,48%) so với năm 2006, từ đó làm cho vòng quay vốn lưu động của năm 2007 tăng 14.27 vòng so với năm 2006 tăng và số ngày của 1 vòng luân chuyển tăng 105,81 ngày. Qua đó cho thấy năm 2007 sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn năm 2006, năm 2008 so với năm 2007 giảm 5,73 vòng hay tăng 80 ngày, vòng quay vốn lưu động giảm vì doanh thu giảm 1.48% nhưng vốn lưu động tăng 190,73%, tốc độ tăng của vốn lưu động quá nhanh từ đó dẫn đến vòng quay vốn giảm, vậy năm 2008 công ty sử dụng vốn lưu động không hiệu quả so với năm 2007. Điều này nói lên rằng công ty quản lý và sử dụng vốn lưu động chưa có hiệu quả đồng đều và chưa mang lại kết quả mong muốn. Tình hình biến động của doanh thu chỉ tăng nhẹ ở năm 2007 sau đó lại giảm xuống, nhưng tốc độ tăng của vốn lưu động tăng rất nên làm cho số vòng quay vốn lưu động xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -59- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân là tình hình cung cấp, tình hình tiêu thụ sản phẩm, tiến độ sản xuất, tình hình thanh toán công nợ. 4.5.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Qua số liệu phân tích ở bảng Hiệu quả sử dụng vốn ta thấy, trong năm 2006 cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra thì mang lại 0,30 đồng doanh thu, năm 2007 cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra thì mang lại 0,4 đồng doanh thu và năm 2008 cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra thì mang lại 0,39 đồng doanh thu. Qua 3 năm, sức sản xuất của vốn cố định không cao tốc độ tăng giảm tương đối nhỏ không đáng kể. Nhìn chung, công ty sử dụng vốn cố định chưa đạt hiệu quả. Tỷ lệ này vẫn còn thấp, nguyên nhân là vì công ty đang mở rộng quy mô, gia tăng đầu tư tài sản bằng cách xây dựng mới các trạm cấp nước, mua sắm mới máy móc thiết bị... nên chưa phát huy hiệu quả. Vì vậy, công ty cần cố gắng nhiều hơn nữa trong những năm tới để đạt doanh thu cao hơn. Bên cạnh, công ty cần xem xét, nâng cao công suất hoạt động và phát huy hết công suất của các trạm. 4.5.3.3. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn Qua kết quả phân tích từ 3 kỳ kinh doanh, vòng quay toàn bộ tài sản 3 năm qua đều nhỏ hơn 1, cứ 1 đồng vốn bỏ ra mang lại 0,312 đồng ở năm 2006,và 0,386 đồng năm 2007, vào năm 2008 lợi nhuận mang lại cũng chỉ 0,342 đồng. Công ty đã rất cố gắng điều chỉnh sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của đơn vị, nhưng doanh thu hàng năm không cao nên làm cho chỉ số doanh thu / tổng tài sản thấp. Đây cũng là đều mà công ty trăn trở từ lúc thành lập đến nay, nhưng vì hiệu quả xã hội mang đến cho người dân những khối nước sạch phục phụ nhu cầu sinh hoạt thường nhật nên công ty vẫn tiếp tục hoạt động và cố gắng năm sau hoạt động tốt hơn năm trước. Bên cạnh đó công ty cần có biện pháp tăng doanh thu hơn nữa để tăng hiệu quả sử dụng vốn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -60- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN Doanh thu của công ty chưa cao, chi phí giá vốn hàng bán còn rất cao. Nguyên nhân của giá vốn hàng bán cao là vì công tác lấy nước từ lòng đất có nhiều công đoạn. Trước tiên phải khảo sát nghiệm thu tìm những nơi có mạch nước tốt, công tác này đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, sau khi khoan phải lọc qua nhiều giai đoạn nên chi phí cho nước sạch tương đối cao nhưng giá bán ra phải đảm bảo cho người nông dân có mức thu nhập thấp có thể sử dùng được. Vì nước không được định giá ở mức bằng với mức chi phí cơ hội của việc sử dụng nó. Tình hình vốn hoạt động của công ty đang gặp nhiều khó khăn. Đây là khó khăn chung của hầu hết các doanh nghiệp. Công ty phải xây dựng những hạn mục cơ sở hạ tầng tốn nhiều kinh phí nhưng vốn được tài trợ cho những công trình đó không đủ nên công ty phải vay thêm, lúc này chi phí tài chính tăng lên trong khi doanh thu của công ty không nhiều. Vấn đề cần được quan tâm của công ty cũng như của toàn ngành nước ở Tiền Giang là nguồn nhân lực. Hiện công ty còn thiếu những kỹ sư chuyên môn trong công tác khai thác để đảm bảo khai thác đúng mạch nước tốt, đảm bảo không ô nhiễm mạch nước ngầm. Trong quản lý doanh nghiệp công ty có đội ngũ quản lý tốt nhưng chính quyền địa phương (cấp xã) ở nhiều nơi đã buông lỏng việc quản lý, bảo quản các trạm cấp nước ở địa bàn mình. Trách nhiệm của ban quản lý trạm chưa cao do thu nhập thấp nên biết có thất thoát nhưng chậm khắc phục. Rút ra những mặt còn hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty trong quá trình phân tích, tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -61- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, bản thân các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo, hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra môi trường hoạt động có lợi cho mình. Bản thân doanh nghiệp có vai trò quyết định trong sự tồn tại, phát triển hay suy vong của hoạt động kinh doanh của mình. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của nhiều khâu, nhiều nhân tố. Cho nên muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh phải giải quyết tổng hợp, đồng bộ, nhiều vấn đề, nhiều biện pháp có hiệu lực. Trước hết, các nhà kinh doanh phải luôn giải đáp các vấn đề cơ bản sau: - Sản xuất cái gì? bao nhiêu? chất lượng như thế nào? vào thời gian nào? bán ở đâu? để đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường. - Sản xuất bằng phương pháp công nghệ nào? máy móc thiết bị gì? nguyên vật liệu? lao động bao nhiêu? để sản xuất được nhanh, nhiều, tốt với chi phí ít nhất. - Bán những hàng hoá này cho ai? với giá nào? vận chuyển bằng phương tiện gì? Phương thức thanh toán ra sao? để thu được vốn nhanh và lợi nhuận nhiều nhất. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần nâng cao một số biện pháp sau: 5.2.1. Tăng doanh thu tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi 2 nhân tố lượng nước được cấp và giá bán. Công ty định giá bán dựa vào qui định chung của chính phủ và của tỉnh nên yếu tố giá bán công ty không thể tự điều chỉnh. Nên biện pháp tăng doanh thu của công ty chỉ có thể làm là tăng sản lượng nước và hạn chế bớt các chi phí phát sinh. Để đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh số bán tăng, công ty cần thực hiện: + Giữ uy tín với khách hàng: Đảm bảo cung nước đủ cho các hộ sử dụng đặc biệt vào các dịp lễ, Tết vì những ngày này nhu cầu sử dụng nước cho sinh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -62- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân hoạt rất cao. Công ty phải có giải pháp nhanh nhất để thông báo cụ thể việc cúp nước cho người dân. + Phát huy tối đa công suất của máy móc thiết bị để làm tăng năng suất, tận dụng khai thác đúng tiềm năng tài nguyên sẵn có trong lòng đất. + Phát huy tối đa năng lực lao động, trình độ chuyên môn của công nhân viên, kỹ sư... 5.2.2. Tăng doanh thu lợi nhuận Sau khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận như: cơ cấu hàng hóa, giá cả, chi phí... Do đó, để tăng lợi nhuận ta phải xem xét những nguyên nhân tác động đến các nhân tố đó. Ta cần những giải pháp cụ thể sau: Vấn đề đầu tiên không thể bỏ qua đó là tăng doanh số bán hang. Để tạo nên sản phẩm cần rất nhiều khoản chi phí, trong đó chi phí giá vốn hàng bán ảnh hưởng nhiều nhất và sau đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. + Giá vốn hàng bán: Chúng ta không thể tiết kiệm chi phí lọc nước mà cần cung cấp đầy đủ hóa chất và thiết bị cần thiết, kiểm tra nguồn nước... nhưng chỉ nên cung cấp đủ liều lượng, đảm bảo cho tôm đủ sức khỏe và tăng trưởng. Các lĩnh vực kinh doanh khác cũng tương tự như vậy. + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Phân công đúng người đúng việc, phân phối cơ cấu lao động hợp lý, tránh tình trạng công nhân dư thừa để giảm chi phí về tiền lương, nhưng cũng cần phải đảm bảo đủ số lượng nhân công để đạt công suất công việc cao nhất. Đồng thời, quản lý tốt việc bố trí nhân viên đi công tác, quản lý tiền điện thoại và chi phí tiếp khách... đúng mục đích và có hiệu quả. Thông qua thực trạng hoạt động công ty nên tham khảo những giải pháp thiết thực sau: + Công ty tham gia quy hoạch và cập nhật quy hoạch khai thác, cấp nước cho từng huyện để nắm nguồn tài nguyên nước, chất lượng nguồn nước ngầm, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và vệ sinh môi trường. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -63- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân + Có chính sách khuyến khích các cá nhân có đủ điều kiện tham gia tạo thế cạnh tranh lành mạnh phục vụ tốt cho cộng đồng dân cư nông thôn, đặc biệt là cụm dân cư ở các xã khó khăn của huyện Tân Phước, Cái Bè, Cai Lậy thuộc vùng lũ Đồng Tháp Mười, Cù lao Lợi Quan huyện Tân Phú Đông và một số xã ở ven biển của huyện Gò Công Đông. + Bên cạnh ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có chính sách hỗ trợ về đất đai cho xây dựng cơ sở vật chất tín dụng ưu đãi, miễn, giảm thuế cho những năm đầu. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -64- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Việc cung cấp nước uống và sinh hoạt đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng. Đầu tiên phải được khai thác từ các nguồn nước mặt hay nước ngầm, tiếp đến phải qua xử lý và lắng lọc. Công việc lọc nước có tính kinh tế qui mô, mặc dù đã có những công nghệ lọc đơn giản và ít tốn kém trong việc lọc nước ở hộ gia đình nhưng phần lớn người dân sử dụng nước do các doanh nghiệp cung cấp. Mà các doanh nghiệp đó đa phần thuộc sự quản lý của nhà nước, với nhiệm vụ là xây dựng và bảo trì hệ thống ống dẫn. Điều này làm cho giá nước trở nên phức tạp, bởi vì giá nước sẽ bù đắp chi phí khai thác, lọc và phân phối. Giá nước cố định có nghĩa là người tiêu dùng có thể sử dụng bao nhiêu tùy thích mà không cần quan tâm đến giá nước. Cách định giá như thế này rất không hiệu quả, mức giá biên của 1m3 nước tăng thêm đối với người tiêu dùng bằng 0 trong khi chi phí biên chắc chắn > 0(mặc dù có thể thấp). Với lý do trên nên công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn Tiền Giang trực thuộc sự quản lý của Sở NN&PTNT cũng chịu sự cố định giá, nên phần doanh thu mang lại công ty dùng để trang trải cho chi phí bảo trì máy móc ở các trạm đôi khi không đủ. Tuy xét về mặt kinh doanh công ty không đạt hiệu quả kinh tế như mong đợi nhưng đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ do UBND tỉnh đề ra hàng năm là phải đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho người dân, trong năm 2008 công ty nâng số trạm lên 58 trạm và mỗi trạm trung bình cung cấp nước cho 4000 người dân nông thôn sử dụng. trong năm 2009 công ty sẽ cố gắng duy trì và phát triển thành quả đạt được ở năm qua và khắc phục những nhược điểm để đơn vị ngày càng phát triển mạnh hơn. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với lãnh đạo tỉnh - Cung cấp kịp thời các thông tin vĩ mô có liên quan giúp công ty có những quyết định đúng đắn, quảng bá tên tuổi và hình ảnh của công ty. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -65- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân - UBND tỉnh chỉ đạo các ngành hữu quan như Sở Tài Chính, Sở tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, Liên Minh HTX, trung tâm y tế dự phòng tỉnh phối hợp chặc chẽ với UBND các huyện thực hiện: + Sở tài chính tiến hành kiểm kê đánh giá vốn, Tài sản cố định và thực hiện các quy định quản lý tài chính của các mô hình quản lý, khai thác và cấp nước SHNT hiện có. + Sở tài nguyên Môi trường kiểm tra thủ tục cấp giấy phép khai thác Tài nguyên và đảm bảo môi trường trong việc khai thác các mô hình. + Trung tâm y tế dự phòng kiểm tra chất lượng nguồn nước được cung cấp cho sinh hoạt người dân ở nông thôn. + Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp Liên Minh HTX rà soát công tác quản lý các mô hình tổ hợp tác, HTX để có kế hoạch củng cố hay giải thể các đơn vị hoạt động không đúng. 6.2.2. Đối với công ty - Để đảm bảo cho nguồn vốn kinh doanh của công ty, công ty cần có hướng khai thác thêm nguồn vốn bằng cách liên doanh, liên kết với các đơn vị cùng ngành trong và ngoài tỉnh, nếu có thể thu hút đầu tư thêm của nước ngoài sẽ tốt hơn, khắc phục dần tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh. - Luôn giữ uy tín đối với khách hàng đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty. - Mở rộng thêm thị phần ở khu vực Cái Bè, Tân Phước, Gò Công Đông. - Hạn chế tối đa tỷ lệ thất thoát nước dưới 25% như hiện nay. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -66- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân TÀI LIỆU THAM KHẢO ****** 1. Nguyễn Thị Cành (2004). Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM, TP.HCM. 2. Đặng Văn Du (2005). Giáo trình Kinh tế công cộng, NXB Tài chính, Học viện tài chính. 3. Võ Thị Lang (2007). Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường, Tủ sách đại học cần Thơ 4. Nguyễn Quang Thu (2007). Quản Trị tài chính căn bản, NXB thống kê 5. Bùi văn Trịnh (2007). Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Tủ sách đại học Cần thơ 6. Báo cáo chuyên đề, báo cáo tài chính, của công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn Tiền Giang 7. www.tiengiang.gov.vn 8.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Phân tích hiệu quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty khai thác và cấp nước sinh hoạt nông thôn Tiền Giang.pdf
Luận văn liên quan