Tổng đạm, lân đầu vào ở mô hình TC chỉ có 22,61% N và 12,08 % P; BTC là
27,12% N và 9,83% P được tôm hấp thu, phần còn lại sẽ thải vào môi trường ở
dạng hoà tan trong nước hay tích luỹ lại nền đáy ao.
(7) ðầu tư cho thủy lợi của nhà nước trong những năm qua chưa đáp ứng được
yêu cầu của người dân do hệ thống cũ bị bồi lắng nhưng nạo vét không kịp thời.
Thông tin về kỹ thuật nuôi tôm hiện nay có nhiều thay đổi. Nuôi tôm sú TC và
BTC đã giúp cho người dân tăng thu nhập lên khá và giàu nhưng làm cho môi
trường nước xung quanh khu vực nuôi bị ô nhiễm
98 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật tại mô hình nuôi tôm sú (penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kê (P>0,05). Tương tự sự phân bố nitơ, FCR của mô hình
TC thấp hơn BTC làm cho lân tích lũy trong tôm, môi trường nước, bùn ñáy của
mô hình TC cao hơn BTC có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tổng lượng lân thải ra
môi trường ở hai mô hình cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng
lân cần thiết ñể sản xuất 1 kg tôm ở hai mô hình TC và BTC lần lượt là 114±2 g
và 93±5 g và lượng lân thải ra môi trường khi sản xuất 1 kg tôm sú lần lượt là
88±3 g và 68±7 g khác biệt có ý nghĩa (P>0,05).
Từ kết quả này cho thấy, ñể sản xuất 1 kg tôm sú thì cần một lượng lớn lân cung
cấp cho ao nuôi, tuy nhiên cũng có một lượng lớn lân ñã thải ra môi trường. ðiều
này chứng tỏ sự tích lũy lân trong tôm nhỏ, lượng lân thải ra môi trường nhiều
hay ít phụ thuộc vào mật ñộ thả nuôi và chất lượng của thức ăn. Sự lựa chọn thức
ăn có chất lượng tốt ñể nuôi tôm sẽ góp phần giảm lượng lân thải ra môi trường.
Bảng 4. 18 Sự phân bố lân trong ao nuôi tôm sú TC và BTC (g)
Nội dung TC (25 con/m2) BTC (15 con/m2)
Lân ñầu vào TB±STD TB±STD
Tôm giống (g) 0.09±0,00 0.05±0,00
Thức ăn (g) 98.858±13.033a 57.595±1.557b
Nước (g) 5.219±4.177 4.729±4.009
Bùn ñáy (g) 59.872±6.445 14.003±13.674
Tổng (g) 163.949±15.427a 103.674±15.941b
Lân ñầu ra
Tôm (g) 11.301±936 5.663±274
Nước (g) 11.717±6.399 7.675±3.259
Bùn ñáy (g) 125.352±17.514 75.894±4.677
Tổng (g) 148.370±14.409a 89.232±7.458b
Lân tích lũy
Tôm (g) 11.300±936a 5.663±274b
Lân thải ra môi trường
Nước (g) 6.499±2.673a 2.945±759a
Bùn ñáy (g) 65.480±11.606a 34.545±12.004b
Bị thất thoát (g) 15.579±2.993a 14.442±11.798a
Tổng (g) 87.557±12.923a 51.932±1.333b
Lượng lân (g) cần có ñể sản xuất 1 kg
tôm sú 28±2
a
33±1b
Lượng lân (g) thải ra môi trường khi
sản xuất 1 kg tôm sú 25±2
a
30±1b
Ghi chú: Các giá trị cùng một hàng có cùng chữ cái thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
56
4.4.1.3 Sự phân bố ñạm, lân trong ao nuôi tôm sú lúc thu hoạch
Tỷ lệ lượng ñạm và lân phân bổ trong tôm, nước, bùn ñáy và lượng thất thoát từ
rò rỉ, bốc hơi lúc thu hoạch như sau: Lượng nitơ tích lũy chủ yếu trong nước,
kế ñến là ñất, tích lũy trong tôm và lượng bị thất thoát. ðối với lân thì có một
lượng lớn tích lũy trong ñất, kế ñến trong tôm, một lượng nhỏ tích lũy trong nước
và một lượng thất thoát khác, bị thất thoát thì rất lớn. Từ kết quả của nghiên cứu
này thì chỉ một lượng nhỏ ñạm và lân ñược tích lũy cho sự tăng trưởng của tôm,
phần lớn ñạm và lân thải ra môi trường. Nitơ tích lũy nhiều trong nước trong khi
photpho thì tích lũy trong bùn ñáy ao nhiều.
Bảng 4.19: Sự phân bố ñạm, lân trong ao nuôi tôm sú lúc thu họach (%)
Nội dung TC (25 con/m2) BTC (15 con/m2)
ðạm
Tổng N cung cấp từ thức ăn (%) 100,00 100,00
Tích lũy trong tôm (%) 27,12±3,36a 22,61±1,04b
Tích lũy trong nước (%) 6,73±0,36a 21,46±1,01b
Tích lũy trong ñất (%) 41,17±26,52a 34,14±19,17b
Bị thất thoát (%) 24,97±2 7,46a 21,79±18,13b
Lân
Tổng P cung cấp từ thức ăn (%) 100,00 100,00
Tích lũy trong tôm (%) 12,08±2,14a 9,83±0,29b
Tích lũy trong nước (%) 5,87±3,00a 5,09±1,19a
Tích lũy trong ñất (%) 66,44±9,11a 59,74±20,05b
Bị thất thoát (%) 15,61±3,96a 25,34±21,28b
Ghi chú: Các giá trị cùng một hàng có cùng chữ cái thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Tổng ñạm ñầu vào chỉ có 22,61% (TC) và 27,12% (BTC) ñược tôm hấp thu và
lượng lân tôm hấp thu ñược ở mô hình TC 12,08 là % và BTC là 9,83%. Lượng
ñạm và lân còn lại sẽ thải vào môi trường ở dạng hoà tan trong nước hay tích luỹ
lại nền ñáy ao. Sự tích luỹ ñạm, lân trong tôm từ thức ăn trong các ao nuôi thực
nghiệm cao hơn kết quả của Tạ Văn Phương (2006), là 15,6% N và 35,8% P và
Nguyễn Thanh Long (2007) là 16,23 N và 16,37 % P. Kết quả cho thấy nếu nuôi
tôm sú thâm canh với mật ñộ 25 con/m2 thì khi sản xuất ra 1 tấn tôm sau 151
ngày nuôi mô hình nuôi sẽ thải ra môi trường khoảng 88 kg N và 30 kg P; và nếu
57
nuôi với mật ñộ 15 con/m2 thì khi sản xuất ra 1 tấn tôm sau 134 ngày nuôi mô
hình nuôi sẽ thải ra môi trường khoảng 68 kg N và 25 kg P.
Như vậy, khi nuôi tôm sú thâm canh lượng ñạm và lân cung cấp cho hệ thống
chủ yếu là từ thức ăn công nghiệp có nguồn ñạm và lân cao. Chỉ có một lượng
nhỏ ñạm và lân ñược tôm hấp thu cho sự sinh trưởng còn phần lớn thì thải ra môi
trường. Tỉ lệ thải ra môi trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng thức
ăn, cách thức cho ăn, chất lượng môi trường nước, sức khỏe tôm Nếu sử dụng
thức ăn có chất lượng tốt thì tôm hấp thu ñạm và lân nhiều do ñạm tồn tại trong
thức ăn dưới dạng dễ hấp thu, hệ số FCR nhỏ thì lượng ñạm, lân thải ra môi
trường ít hơn. Nếu cách cho ăn thích hợp, tránh dư thừa, thì sử dụng thức ăn hiệu
quả hơn, FCR nhỏ sẽ giảm lượng ñạm, lân thải ra môi trường. Nếu quản lý chất
lượng môi trường nước tốt, thích hợp cho tôm phát triển, tôm khỏe thì sẽ kích
thích sức ăn của tôm mạnh hơn, giảm thức ăn dư thừa thải vào môi trường.
Từ kết quả trên cho thấy phần lớn ñạm, lân thải ra môi trường thì tích lũy trong
ñất ở bùn ñáy ao, kế ñến là trong nước. Chính vì vậy người nuôi tôm cũng như
những nhà qui hoạch, quản lý vùng nuôi tôm, nhất là nuôi tôm TC cần có phương
pháp xử lý nước thải từ mô hình nuôi tôm sú TC hay có những mô hình nuôi kết
hợp ñể tận dụng nguồn dinh dưỡng dư thừa này tiếp tục sản xuất ñể tạo ra những
sản lượng khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nuôi trong vùng giúp cho
nghề nuôi tôm bền vững hơn.
4.4.2. Bố trí kiểm chứng các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật năm 2008
4.4.2.1 Thông tin chung về nông hộ
Bảng 4.20: Kinh nghiệm nuôi và số lao ñộng tham gia nuôi tôm sú thực nghiệm
Mô hình
Chỉ tiêu ðVT TC (n = 15) BTC (n = 15)
1. Kinh nghiệm nuôi năm 4,9±1,2 5,5±1,8
2. Lao ñộng gia ñình tham gia người/ao 1,0±0,0 1,4±0,6
3. Lao ñộng thuê người/ao 0,9±0,4 0,2±0,4
Kinh nghiệm nuôi của các chủ hộ ñược chọn ñể theo dõi có số năm kinh nghiệm
nuôi tôm sú TC là 4,9 năm, thấp hơn mô hình BTC và các hộ ñược khảo sát năm
2007 là 5,28 năm (2,9 lần), nhưng dao ñộng ít hơn (Bảng 4.20). Số lao ñộng tham
gia chăm sóc ao tôm bình quân là 1 người/ao, thấp hơn mô hình BTC là 1,4
người/ao. Ngược lại số lao ñộng thuê mướn tham gia trực tiếp tại ao là 0,9
người/ao, cao hơn mô hình BTC và thấp hơn số lao ñộng bình quân năm 2008 là
58
2,46±1,9 người/hộ/vụ. Như vậy, ñối với nuôi tôm sú TC và BTC, số lao ñộng
thuê mướn phụ thuộc vào năng lực quản lý và quy mô diện tích của nông hộ.
4.4.2.2 Quản lý ao nuôi
Hình thức cải tạo ao
Ở các hộ chọn theo dõi thực hiện mô hình TC và BTC thực nghiệm ñều áp hình
thức sên cạn trước khi thả giống cao hơn kết quả khảo sát năm 2007; chỉ có 6,7%
hộ nuôi TC chọn hình thức sên ướt, phù hợp với kết quả khảo sát năm 2007
(Bảng 2.21).
Chế ñộ thay nước
Tất cả các mô hình ñược chọn ñều áp dụng hình thức nuôi không thay nước, họ
chỉ cấp nước bổ sung cho ao nuôi 10 - 20% lượng nước mất ñi do bốc hơi bằng
nguồn nước lợ. So với kết quả khảo sát năm 2007 và kết quả khảo sát của Nguyễn
Hữu ðức (2007) thì chỉ có 75% số hộ chọn hình thực nuôi không thay nước.
Bảng 4.21: Hình thức cải tạo ao ở hai mô hình nuôi thực nghiệm
Mô hình
Chỉ tiêu ðVT TC (n=15) BTC(n=15)
1. Hình thức sên vét
+ Sên cạn % 93,33 100
+ Sên ướt % 6,7 0,0
2. Cấp nước bổ sung % 100,0 100,0
4.4.2.3 Kết cấu mô hình và các thông số kỹ thuật ao nuôi
Diện tích ao nuôi
Diện tích ñất khu vực ao nuôi của các hộ chọn ñể theo dõi có diện tích nuôi bình
quân là 14.000 m2/hộ (Bảng 4.22) nhỏ hơn số trung bình của các hộ khảo sát năm
2007, ở mô hình BTC và tỷ lệ diện tích ao lắng trong tổng diện tích khu vực nuôi
cũng tương tự. Tuy nhiên diện tích bình quân ao nuôi ở mô hình TC lớn hơn ở mô
hình BTC là 1,23 lần và kết quả khảo sát năm 2007 là 1,04 lần. Các hộ ñược chọn
có diện tích ao nuôi bình quân ít biến ñộng và phổ biến ở ñịa phương.Theo khảo
sát của Nguyễn Hữu ðức (2007) diện tích ao nuôi tôm sú bình quân là 3.000 -
4.000 m2 và tỷ lệ hộ nuôi ở Sóc Trăng có ao lắng là 95%.
59
Bảng 4.22: Diện tích ao nuôi thực nghiệm của hai mô hình thực nghiệm
Mô hình
Chỉ tiêu ðVT TC (n=15) BTC (n=15)
1. Tổng diện tích ao nuôi trong khu vực nuôi m2 14.000,0±5.281,4 13.500,0±5.233,8
2. Tỷ lệ ao lắng trong diện tích khu vực nuôi % 20,3±8,2 17±5,8
3. Diện tích ao nuôi m2 5.030,0±1.886,8 4.086,7±1.623,9
Thời vụ nuôi
Tháng 2 DL các hộ ở 2 mô hình ñều tiến hành thả giống và tập trung vào tháng 3
và 4 DL, riêng mô hình BTC có 6,8% số hộ thả giống nuôi vào tháng 1 DL. Mô
hình nuôi TC tập trung thu hoạch vào tháng 8 DL và cả hai mô hình ñều kéo dài
thời gian nuôi ñến tháng 10 DL mới thu hoạch (Bảng 4.23). Mô hình BTC có
26,7% số hộ thu hoạch vào tháng 10 DL do giá tôm thương phẩm bán không cao,
mật ñộ thả nuôi thưa nên khi kéo dài thời gian nuôi sẽ thuận lợi hơn ở mô hình
TC. Nhìn chung, năm 2008 do giá tôm thương phẩm giai ñoạn ñầu năm không
cao nên các hộ nuôi thả giống muộn hơn năm 2007 và thường kéo dài thời gian
nuôi ñể chờ giá.
Bảng 4.23: Thời gian thả giống và thu hoạch của mô hình nuôi thực nghiệm
Thời gian thả giống Thời gian thu hoạch
Tháng
ðVT TC (n=15) BTC(n=15) TC (n=15 BTC(n=15)
1/2008 % 6,7
2/2008 % 13,3 13,3
3/2008 % 46,7 40,0
4/2008 % 33,3 26,7
5/2008 % 6,7 6,7
6/2008 % 6,7 6,7
7/2008 % 6,7 20,0
8/2008 % 60,0 40,0
9/2008 % 13,3 6,7
10/2008 % 13,3 26,7
Mật ñộ, kích cỡ, số lượng con giống thả nuôi, tỷ lệ sống và thời gian nuôi
Mật ñộ thả giống nuôi trung bình của mô hình TC và BTC cao hơn kết quả khảo
sát năm 2007 là 1,1 lần (Bảng 4.24). Kích cỡ con giống không có khác biệt lớn và
thời gian nuôi bình quân nhỏ hơn kết quả khảo sát năm 2007 do người dân ñã thu
hoạch tôm vào thời ñiểm cuối tháng 8 DL khi giá tôm bắt ñầu tăng nhẹ. Kích cỡ
thu hoạch ở các ao BTC thực nghiệm nhỏ do thời gian nuôi ngắn hơn. Tỷ lệ sống
60
của tôm nuôi ở các ao TC và BTC cao hơn ở kết quả khảo sát 2007 là 1,3 và 1,1
lần.
Bảng 4.24: Chỉ tiêu về giống, tỷ lệ sống và thời gian nuôi của mô hình thực nghiệm
Mô hình
Tháng ðVT TC (n=15) BTC (n=15)
1. Mật ñộ thả giống con/m2 25,5±4,1 15,7±3,7
2. Tổng số con giống (ngàn con/ha/vụ) 259,3±42,7 157,6±37,9
3. Kích cỡ con giống Số ngày tuổi của PL 13,8±0,6 14,8±0,5
4.Tỷ lệ sống % 80,1±15,4 64,8±23,8
5. Thời gian nuôi ngày 149,7±10,5 144,2±21,1
Thức ăn và hệ số chuyển hoá thức ăn
Bảng 4.25 cho thấy lượng thức ăn sử dụng của mô hình TC thực nghiệm năm
2008 cao hơn kết quả khảo sát năm 2007 là 1,9 lần và cao hơn BTC bố trí theo
dõi. Sự chênh lệch này là do người dân kéo dài thời gian nuôi kéo dài và giữa các
hộ nuôi lệch nhau ít hơn. FCR của mô hình TC cao hơn kết quả khảo sát 2007 là
1,1 lần và mô hình BTC. Tuy nhiên ở mô hình BTC thực nghiệm hệ số này thấp
hơn kết quả khảo sát năm 2007 là 0,1 lần do người dân chỉ cho tôm ăn ở khẩu
phần chỉ ñể duy trì sự sống.
Bảng 4.25: Lượng thức ăn và hệ số FCR ở hai mô hình thực nghiệm
Mô hình
Chỉ tiêu ðVT TC (n=15) BTC (n=15)
1. Lượng thức ăn kg/ha/vụ 11.370,1±3.296,3 4.083,6±2.011,2
2. FCR lần 1,63±0,22 1,46±0,32
Lượng thuốc, hoá chất sử dụng
Lượng vôi bột sử dụng ở cả hai mô hình bố trí thực nghiệm năm 2008 ñều thấp
hơn kết quả khảo sát năm 2007 (Bảng 4.26). Tuy nhiên lượng thuốc và hóa chất
sử dụng cao hơn, tổng lượng hóa chất dạng bột sử dụng ở mô hình TC và BTC
thực nghiệm cao hơn kết quả khảo sát 2007 lần lượt là 1,1 và 2,4 lần do người
nuôi hạn chế sử dụng vôi ñể quản lý chất lượng nước mà chuyển sang các sản
phẩm khác. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu ðức (2007) vào năm 2006
thì người nông dân sử dụng vôi ñể cải tạo ao là chính, nhưng kết quả khảo sát
năm 2007 người dân sử dụng vôi ñể quản lý pH và ñộ kiềm trong ao nuôi. ðối
với hóa chất khử trùng ao các hộ nuôi tôm sử dụng Chlorine, Iodine, BKC là chủ
yếu, chỉ có các hộ nuôi BTC sử dụng các loại thuốc và hóa chất mới vì có giá
thấp.
61
Bảng 4.26: Lượng thuốc hoá chất sử dụng của hai mô hình nuôi thực nghiệm
Mô hình
Chỉ tiêu ðVT TC (n=15) BTC (n=15)
1. Tổng lượng vôi sử dụng kg/ha/vụ 1.697,8±2.066,9 776,0±388,9
3. Tổng lượng thuốc, hóa chất dạng bột kg/ha/vụ 833,7±640,4 290,7±266,2
3. Tổng lượng thuốc, hóa chất dạng dung dịch Lít/ha/vụ 28,83±66,92 11,33±8,92
Lượng chế phẩm sinh học sử dụng
Tổng lượng chế phẩm sinh học dạng bột sử dụng bình quân ở các ao nuôi thực
nghiệm TC thấp hơn dạng dung dịch 5,6 lần và kết quả khảo sát năm 2007 là 0,1
lần. Ngược lại ở các ao BTC sử dụng thuốc và hóa chất dạng bột và dung dịch ít
hơn kết quả khảo sát năm 2007 rất nhiều lần là 28 kg/ha/vụ và 104 L/ha/vụ, do
các hộ này sử dụng chế phẩm EM ñể xử lý môi trường nước ao nuôi. Có khoảng
80% số hộ ở mô hình nuôi TC và 13,3 - 20% số hộ BTC sử dụng men tiêu hóa và
vi sinh, ở mô hình nuôi TC có 6,7% số hộ sử dụng thuốc bổ gan. Hầu hết các hộ
nuôi ñều sử dụng các loại chế phẩm sinh học, phù hợp với kết quả khảo sát của
Nguyễn Hữu ðức (2007) vào 2006 có 98% số hộ dùng chế phẩm này trong nuôi
tôm.
Bảng 4.27: Lượng chế phẩm sinh học sử dụng ở hai mô hình nuôi thực nghiệm
Mô hình
Chỉ tiêu ðVT TC (n=15) BTC (n=15)
1.Tổng lượng chế phẩm sinh học dạng bột kg/ha/vụ 52,7±108,7 14,0±9,1
2.Tổng lượng chế phẩm sinh học dạng dung dịch lít/ha/vụ 12,9 ± 21,9 4,5 ± 12,8
Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm
Các hộ nuôi tôm TC và BTC thực nghiệm thu hoạch tôm một lần và kích cỡ
không lệch nhau nhiều. Tuy nhiên kích cỡ tôm ở các ao BTC nhỏ hơn kết quả
khảo sát năm 2007 là 1,3 lần. Năng suất và sản lượng ở mô hình TC thực nghiệm
cao hơn kết quả khảo sát năm 2007 lần lượt là 0,68 và 1,77 lần (Bảng 4.28). Mô
hình BTC thực nghiệm có năng suất thấp hơn kết quả khảo sát năm 2007 là 1,1
lần do vùng nuôi tôm BTC ở ñịa bàn nghiên cứu tôm bị bệnh ñốm trắng và thu
hoạch sớm hơn. Kết quả khảo sát của Võ Văn Bé (2007) thì 2006 số hộ nuôi tôm
ở Sóc Trăng có các ao nuôi tôm hoàn toàn khỏe mạnh chiếm 26,5%. Bệnh ñốm
trắng và ñầu vàng thường xuất hiện sau 20 ngày thả giống ñến tháng thứ 3. Các
bệnh khác như mềm vỏ, sâu ñuôi, ñen mang và ñóng rong thường kéo dài trong
suốt vụ nuôi, ñặc biệt là ở những ao có chất lượng nước không tốt, nền ñáy bị ô
nhiễm do chất thải của tôm và thức ăn dư thừa. ðối với bệnh MBV, chỉ phát hiện
62
bằng cảm quan sau khoảng 25 ngày thả nuôi, khi ñó tôm nuôi có tỉ lệ phân ñàn
cao và màu sắc tôm ñen sậm.
Bảng 4.28: Thu hoạch tôm ở hai mô hình nuôi thực nghiệm
Mô hình
Chỉ tiêu ðVT TC (n=15) BTC (n=15)
1. Phương pháp thu
+ Thu toàn bộ % 100,0 100,0
2. Kích cỡ thu hoạch con/kg 38,1±11,9 28,9±3,3
3. Sản lượng kg/ao/vụ 3.642,7±1.984,4 2.927,1±1.408,8
4. Năng suất kg/ha/vụ 7.067,9±1.947,3 1.145,3±800,7
5. Bán tôm cho thương lái % 100,0 100,0
Kiểm ñịnh các chỉ tiêu kỹ thuật năm 2008
Kết quả phân tích thống kê ở Bảng 4.29 cho thấy số lượng thức ăn cung cấp, hệ
số chuyển hóa thức ăn, năng suất và sản lượng tôm nuôi ở hai mô hình bố trí thực
nghiện năm 2008 khác biệt có ý nghĩa thồng kê ở ñộ tin cậy 95%. Tương tự như
kết quả khảo sát 2007, sự khác biệt này do mức ñộ ñầu tư và biện pháp canh tác
của người dân là chính.
Bảng 4.29: Kiểm ñịnh các chỉ tiêu kỹ thuật của hai mô hình thực nghiệm
Chỉ tiêu
Mô
hình
Cỡ
mẫu
Trung
bình
Giá trị
U
Giá trị
W
Giá trị
Z
Mức ý
nghĩa
P
1. Lượng thức ăn cung cấp BTC 15 4.083,6 9,00 129,00 -4,29 0,00
(kg/ha/vụ) TC 15 11.370,1
2. Hệ số FCR BTC 15 1,46 46,00 166,00 -2,76 0,01
(lần) TC 15 1,63
3. Năng suất BTC 15 2.927,1 14,00 134,00 -4,09 0,00
(kg/ha/vụ) TC 15 7.067,9
4. Sản lượng thu hoạch BTC 15 1.145,3 23,00 143,00 -3,71 0,00
(kg/ha/vụ) TC 15 3.642,7
4.4.2.4 Các chỉ tiêu tài chánh chủ yếu của các mô hình TC và BTC
Tổng chi phí
Chi phí cố ñịnh của các mô hình nuôi chọn bố trí thực nghiệm chủ yếu là khấu
hao tài sản và máy móc thiết bị. Chi phí này của hai mô hình TC và BTC thực
nghiệm thấp hơn so với kết quả khảo sát lần lượt là 0,3 và 2,9 lần (Bảng 4.30). Sự
khác biệt lớn ở mô hình BTC là do các chủ hộ chỉ khấu khao những tài sản mua
63
mới dùng cho ao nuôi. Chi khấu hao tài sản cố ñịnh và máy móc thiết bị ở các hộ
chọn nuôi thực nghiệm thấp hơn kết quả khảo sát năm 2007 do người nuôi tôm
không ñầu tư chi phí cải tạo công trình nhiều ñể giảm chi phí nhằm ñối phó với
việc tôm sú thương phẩm giảm giá trên thị trường.
Bảng 4.30: Khấu hao chi phí cố ñịnh của hai mô hình thực nghiệm
Mô hình
Khấu hao tài sản cố ñịnh ðVT TC (n=15) BTC (n=15)
Trung bình triệu ñồng/ha/ao 9,25 3,3
ðộ lệch chuẩn triệu ñồng/ha/ao 9,2 3,6
Nhỏ nhất triệu ñồng/ha/ao 0,0 0,0
Lớn nhất triệu ñồng/ha/ao 29,4 12,7
Chi phí biến ñổi của mô hình TC và BTC thực nghiệm trung bình cao hơn kết
quả khảo sát 2007 lần lượt là 0,93 và 0,22 lần, do chi phí thức ăn cao, ñầu tư chi
phí biến ñổi ñối với mô hình nuôi TC ñược nông hộ rất quan tâm nhiều hơn và nó
ảnh hưởng rất lớn ñến lợi nhuận (Bảng 4.31). Trong chi phí biến ñổi thì chi phí
thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất; chi phí thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học cũng
tương tự, gần giống như kết quả khảo sát năm 2007.
Bảng 4.31: Chi phí biến ñổi và cơ cấu của hai mô hình nuôi thực nghiệm
Chỉ tiêu ðVT TC (n=15) BTC (n=15)
1. Chi phí biến ñổi
+Trung bình triệu ñồng/ha/ao 394,6 155,1
+ ðộ lệch chuẩn triệu ñồng/ha/ao 97,5 68,6
+ Lớn nhất triệu ñồng/ha/ao 146,2 35,5
+ Nhỏ nhất triệu ñồng/ha/ao 541,5 273,9
2. Cơ cấu % 100,0 100,0
(1). Cải tạo ao % 4,8 6,9
(2). Con giống % 4,9 3,9
(3). Thức ăn % 65,5 59,8
(4). Thuốc và hoá chất % 11,5 15,3
(5). Nhiên liệu % 2,9 4,8
(6). Nhân công % 3,6 7,6
(7). Hỗ trợ kỹ thuật % 0,7 0,3
(8). Chi quản lý % 0,5 0,0
(9). Trả lãi tiền vay % 0,3 0,6
(10). Chi khác % 5,3 0,9
64
Tổng thu nhập từ tôm sú và các chỉ tiêu kinh tế cơ bản
So với kết quả khảo sát năm 2007, thu nhập bình quân và lợi nhuận của các hộ
nuôi tôm sú ở mô hình TC thực nghiệm cao hơn tuần tự là 0,77 và 0,24 lần (Bảng
4.32). Ngược lại ở mô hình BTC thu nhập bình quân và lợi nhuận nhỏ hơn năm
2007 lần lượt là 0,66 và 0,34 lần. Mức lỗ trung bình của cả hai mô hình TC và
BTC thực nghiệm thấp hơn kết quả khảo sát năm 2007 thứ tự là 0,58 và 2,07 lần.
Hiệu quả chi phí của mô hình TC và BTC lần lượt là 1,5 và 1,4 lần thấp hơn kết
quả khảo sát năm trước. Ngược lại tỷ suất lợi nhuận của mô hình TC cao hơn
BTC và thấp hơn năng 2007 tuần tự là 1,45 và 2,48 lần. Nguyên nhân là do chi
phí biến ñổi thường xuyên ở mức cao: giá thức ăn, thuốc, hóa chất và chế phẩm
sinh học tăng nhưng giá bán tôm thương phẩm thấp hơn năm 2007.
Bảng 4.32: Tổng thu nhập từ tôm sú của hai mô hình nuôi thực nghiệm
Mô hình
Chỉ tiêu ðVT TC (n=15) BTC (n=15)
Tỗng (n=30)
1. Tổng chi phí
+ Trung bình triệu ñồng/ha/ vụ 404,5 156,4 280,5
+ ðộ lệch chuẩn triệu ñồng/ha/ vụ 102,6 70,3 152,9
2. Tổng thu nhập
+ Trung bình triệu ñồng/ha/ vụ 613,4 225,6 419,5
+ ðộ lệch chuẩn triệu ñồng/ha/ vụ 186,5 126,6 152,8
3. Lợi nhuận
+ Trung bình triệu ñồng/ha/ vụ 208,9 69,3 139,1
+ ðộ lệch chuẩn triệu ñồng/ha/ vụ 98,8 81,4 113,8
4. Số hộ lời % 67 93 80
5. Số hộ lỗ % 33 7 20
6. Mức lời
+ Trung bình triệu ñồng/ha/ vụ 225,6 109,7 177,3
+ ðộ lệch chuẩn triệu ñồng/ha/ vụ 0,0 69,3 93,3
7. Mức lỗ
+ Trung bình triệu ñồng/ha/ vụ - 24,5 - 11,7 - 13,8
+ ðộ lệch chuẩn triệu ñồng/ha/ vụ 77,7 8,3 9,1
8. Hiệu quả chi phí ha/vụ
+ Trung bình lần 1,49 1,39 1,44
+ ðộ lệch chuẩn lần 0,24 0,56 0,42
9. Tỷ suất lợi nhuận ha/vụ
+ Trung bình lần 0,49 0,39 0,44
+ ðộ lệch chuẩn lần 0,24 0,56 0,42
65
4.4.2.5 Kiểm ñịnh các chỉ tiêu kinh tế của hai mô hình thực nghiệm
Kết quả kiểm ñịnh cho thấy tổng chi phí, tổng chi phí khấu hao chi phí cố ñịnh,
tổng chi phí biến ñổi và thu nhập và lợi nhuận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(α=0,05) giữa hai mô hình TC và BTC (Bảng 4.33). Các chi phí này khác nhau ở
các mô hình do mức ñộ ñầu tư của mô hình TC cao hơn BTC và nuôi mật ñộ cao
nên thu nhập cao hơn và giống như kết quả khảo sát năm 2007.
Bảng 4.33: Kiểm ñịnh các chỉ tiêu kinh tế của hai mô hình nuôi thực nghiệm
Chỉ tiêu Mô hình
Cỡ
mẫu
Trung
bình Giá trị U
Giá trị
W
Giá
trị Z
Mức ý
nghĩa
P
1. Tổng chi phí BTC 15 156,4 8,00 128,00 -4,33 0,00
(triệu ñồng/ha/vụ) TC 15 404,5
2. Chi phí cố ñịnh BTC 15 1,3 41,50 161,50 -3,26 0,00
(ñ/ha/vụ) TC 15 9,9
3. Chi phí biến ñổi BTC 15 155,1 8,00 128,00 -4,33 0,00
(ñ/ha/vụ) TC 15 394,6
4. Thu nhập BTC 15 225,6 14,00 134,00 -4,09 0,00
(ñ/ha/vụ) TC 15 613,5
5. Lợi nhuận BTC 15 69,3 35,00 155,00 -3,21 0,00
(ñ/ha/vụ) TC 15 208,9
6. Hiệu quả chi phí BTC 15 1,39 92,00 212,00 -0,85 0,40
TC 15 1,49
7. Tỷ suất lợi nhuận BTC 15 0,39 92,00 212,00 -0,85 0,40
TC 15 0,49
4.4.2.6 Kiểm ñịnh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mô hình TC năm 2007
và 2008
Kết quả kiểm ñịnh cho thấy: ở mô hình TC có sự khác biệt về diện tích ao nuôi
(m2/ao), mật ñộ thả giống (con/m2), lượng thức ăn sử dụng (tấn/ha/vụ), năng suất
(tấn/ha/vụ), tổng chí phí biến ñổi (triệu ñồng/ha/vụ), thu nhập (triệu ñồng/ha/vụ)
giữa kết quả khảo sát năm 2007 và bố trí thực nghiệm năm 2008 (α = 0,05). Diện
tích ao nuôi TC có xu hướng giảm vào năm 2008 ñể dễ quản lý môi trường nước
và kiểm soát lượng thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng. Mật ñộ thả,
lượng thức ăn sử dụng vào năm 2008 có xu hướng tăng nhằm tăng năng suất tôm
nuôi, thu nhập. Tuy nhiên, ñiều này cũng dẫn ñến chi phí biến ñổi tăng trong năm
2008. Ngoài ra, do tôm thương phẩm rớt giá làm cho ña số các hộ nuôi tôm phải
kéo dài thời gian nuôi làm cho lượng thức ăn sử dụng lớn hơn.
66
Mặc dù mật ñộ nuôi, năng suất tôm nuôi, thu nhập, lợi nhuận bình quân và tỷ suất
lợi nhuận ở mô hình TC tăng vào năm 2008 nhưng so với kết quả khảo sát năm
2007 vẫn không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 95%.
Bảng 4.34: Kiểm ñịnh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật mô hình TC năm 2007 và 2008
Chỉ tiêu Mô hình Số
mẫu
Trung
bình
ðộ lệch
chuẩn
TC khảo sát 52 7.258,4a 3.261,0 Diện tích nuôi/ao (m2) TC thực nghiệm 15 5.030,0b 1.886,8
TC khảo sát 52 23,7a 4,8 Mật ñộ (con/m2) TC thực nghiệm 15 25,5b 4,1
TC khảo sát 52 6,0a 2,6 Thức ăn (tấn/ha/vụ) TC thực nghiệm 15 11,4b 3,3
TC khảo sát 52 4,0a 1,7 Năng suất( tấn/ha/vụ) TC thực nghiệm 15 7,1b 1,9
TC khảo sát 52 204,6a 81,2 TVC (tr.ñ/ha/vu) TC thực nghiệm 15 394,6b 97,5
TC khảo sát 52 477,4a 460,4 Thu nhập (tr.ñ/ha/vụ) TC thực nghiệm 15 613,5b 186,5
TC khảo sát 52 260,5a 417,4 Lợi nhuận (tr.ñ/ha/vụ) TC thực nghiệm 15 208,9a 98,9
TC khảo sát 52 1,1a 166,6 Tỷ suất lợi nhuận (%/vu) TC thực nghiệm 15 0,5a 23,6
4.4.2.7 Kiểm ñịnh các chỉ tiêu chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật mô hình BTC năm
2007 và 2008
Kết quả kiểm ñịnh cho thấy: ở mô hình BTC có sự khác biệt về diện tích ao nuôi
(m2/ao) và tổng chí phí biến ñổi (triệu ñồng/ha/vụ) giữa kết quả khảo sát năm
2007 và bố trí thực nghiệm năm 2008 (α = 0,05). Tương tự như ở mô hình nuôi
TC, diện tích ao nuôi BTC có xu hướng giảm vào năm 2008 ñể dễ quản lý môi
trường nước và kiểm soát lượng thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng.
Tổng chi phí biến ñổi ở mô hình BTC năm 2008 tăng là do giá thức ăn, thuốc, hóa
chất và chế phẩm sinh học tăng giá.
Tuy nhiên, người nuôi tôm thả nuôi mật ñộ tăng không cao nên năng suất tôm
nuôi, thu nhập, lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận giữa kết quả khảo sát
năm 2007 và kết quả theo dõi thực nghiệm 2008 không có sự khác biệt ở mức ý
nghĩa thống kê 95%.
67
Bảng 4.35: Kiểm ñịnh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật mô hình BTC năm 2007 và 2008
Chỉ tiêu Mô hình Số
mẫu
Trung
bình
ðộ lệch
chuẩn
BTC khảo sát 50 6.326,9a 3.090,1 Diện tích nuôi/ao (m2) BTC thực nghiệm 15 4.086,7b 1.623,9
BTC khảo sát 50 14,7a 2,6 Mật ñộ (con/m2) BTC thực nghiệm 15 15,7a 3,7
BTC khảo sát 50 3,9a 2,2 Thức ăn (tấn/ha/vụ) BTC thực nghiệm 15 4,1a 2,0
BTC khảo sát 50 2,4a 1,1 Năng suất( tấn/ha/vụ) BTC thực nghiệm 15 2,9a 1,4
BTC khảo sát 50 126,4a 72,1 TVC (tr.ñ/ha/vu) BTC thực nghiệm 15 155,1b 68,6
BTC khảo sát 50 339,7a 402,1 Thu nhập (tr.ñ/ha/vụ) BTC thực nghiệm 15 225,6a 126,6
BTC khảo sát 50 203,7a 368,0 Lợi nhuận (tr.ñ/ha/vụ) BTC thực nghiệm 15 69,3a 81,3
BTC khảo sát 50 1,4a 2,2 Tỷ suất lợi nhuận (%/vu) BTC thực nghiệm 15 0,4a 0,5
4.5 Nhận thức của người dân về những thay ñổi liên quan, thuận lợi và khó
khăn trong thực hiện các mô hình
4.5.1 Nhận thức của người dân về các vấn ñề liên quan
4.5.1.1 Về yếu tố kỹ thuật
Qua khảo sát cho thấy mức ñộ TC của người dân ở hai mô hình so với trước ñây
không tăng (Hình 4.16). Người nuôi ở mô hình TC tăng mức ñộ TC nhằm mục
ñích tăng lợi nhuận và ở mô hình BTC có xu hướng tăng diện tích. Kết quả
nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Lê Xuân Sinh (2006) cho thấy người
nuôi tôm chuyển dần theo hướng TC hóa và ña dạng hóa, có 20% số hộ NTTS
ven biển ðBSCL tăng mức ñộ TC. Năm 2007, Sóc Trăng chỉ có 2% số hộ ở mô
hình nuôi TC giảm mức ñộ TC, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu ở ðBSCL của
Lê Xuân Sinh (2006) là 40,6%.
68
Hình 4.16: ðánh giá về hình thức thâm canh trong nuôi tôm sú TC và BCT
Hầu hết người dân ñược khảo sát ñều cho rằng, hệ thống thủy lợi phục vụ cho
nuôi tôm TC và BTC vẫn không thay ñổi (Hình 4.17). Việc ñầu tư làm thủy lợi
của nhà nước trong những năm qua chưa ñáp ứng ñược yêu cầu của người dân do
hệ thống cũ bị bồi lắng nhưng nạo vét không kip thời. Mặt khác việc người dân
bơm bùn ra sông ñã làm cho hệ thống kênh cấp thoát nước bị bồi lắng. Kết quả
này phù hợp với ñánh giá của của Sở Thủy sản tỉnh Sóc Trăng (2006): toàn bộ hệ
thống thủy lợi trong vùng nuôi tôm ñều không có kênh cấp và thoát riêng biệt kể
cả các dự án quy hoạch vùng nuôi ñã ñược thực hiện, là một nguy cơ tiềm ẩn.
Kênh Thạnh Mỹ và Trà Niên ñã hoàn tất nhưng tuyến kênh quá dài, sự truyền
triều giảm nhanh khi ñến cuối nguồn làm cho chất lượng nước cuối kênh kém.
Hình 4.17: ðánh giá về hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm sú TC và BCT
Khoảng 70 % người dân áp dụng hai mô hình nuôi ñược khảo sát cho rằng thông
tin về kỹ thuật hiện nay không thay ñổi (Hình 4.18), trong khi một số ít cho rằng
69
thông tin về kỹ thuật hiện nay chưa tốt. Khi tham khảo các tài liệu kỹ thuật nuôi
do cơ quan khuyến ngư ở ñịa phượng in và phát cho nông dân thì hình ảnh dùng
ñể diễn ñạt các thao tác rất ít chủ yếu bằng lời, so với tài liệu kỹ thuật nuôi cá
bống mú của FAO xuất bản phát cho nông dân thì số lượng hình ảnh diễn dạt
chiếm trên 70 % nên một số người dân có trình ñộ học vấn thấp hoặc mù chữ vẫn
có thể vận dụng vào sản xuất. Số ý kiến cho rằng thông tin về kỹ thuật tốt hơn
tương ñương kết quả nghiên cứu ở ðBSCL của Lê Xuân Sinh (2006) là 30,5%.
Hiện nay Việt Nam gia nhập WTO, cần phải tăng cường thông tin phổ biến kỹ
thuật và quản lý ao nuôi theo hướng ñảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực
phẩm.
Hình 4.18: ðánh giá về thông tin kỹ thuật phục vụ nuôi tôm sú TC và BCT
4.5.1.2 Về kinh tế
Kết quả khảo sát cho thấy trong thời gian qua, việc áp dụng hình thức nuôi tôm sú
TC và BTC ñã giúp cho thu nhập của người dân tăng lên hoặc khá giàu (Bảng
4.34). Tỷ lệ các hộ cho rằng nuôi tôm sú sẽ làm cho kinh tế hộ giảm xuống rất
thấp do các hộ này thường bị thua lỗ trong nhiều năm liền. Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu ở ðBSCL của Lê Xuân Sinh (2006) thì có ñến 61,5% số hộ NTTS
nước mặn, lợ không có tích lũy hoặc thâm thụt và 22,5 số hộ bị giảm mức sống.
Bảng 4.36 ðánh giá về phát triển kinh tế hộ khi thực hiện hai mô hình nuôi
2000 2003 2005 2007 Chỉ tiêu ðVT
TC
( n= 5)
BTC
(n = 6)
TC
(n = 16)
BTC
(n = 36)
TC
(n = 26)
BTC
(n = 41)
TC
(n = 52)
BTC
(n = 50)
+ Giảm xuống % 5,0 6,0 5,6 2,4 13,46 20,0
+ Không thay ñổi % 40,0 12,5 7,3 3,85 4,0
+ Tăng lên % 16,7 75 61,1 100,0 63,4 48,08 48,0
+ Tăng khá lên % 20,0 83,3 12,5 33,3 26,8 34,62 28,0
70
4.5.1.3 Về môi trường
Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 45,1% và 66% người dân thực hiện mô hình TC
và BTC cho rằng nuôi tôm sú làm cho môi trường nước xung quanh khu vực nuôi
bị ô nhiễm nặng thêm do nước thải không ñược xử lý, sử dụng nhiều thuốc và hóa
chất, bơm bùn ra sông (Hình 4.19).
Hình 4.19: ðánh giá của người dân về môi trường ô nhiễm do nuôi tôm sú
Kết quả khảo sát cho thấy có ñến khoảng 70% ý kiến cho rằng ô nhiểm từ nguồn
nước bên ngoài ñến nuôi tôm sú TC và BTC tăng nhiều hơn do chất thải nông
nghiệp, sinh hoạt, dịch bệnh và các hộ nuôi thải nước không xử lý ( Hình 4.20).
Khác với kết quả khảo sát ở ðBSCL của Lê Xuân Sinh (2008) vùng Cà Mau ô
nhiễm từ nguồn bên ngoài ñến ao nuôi ñược xác nhận chiếm tỷ lệ 45,7%. ðiều
này cho thấy các trại tôm giống ở Sóc Trăng không gây ô nhiểm ñáng kể cho ao
nuôi tôm do số lượng trại giống còn rất ít.
Hình 4.20: ðánh giá của người dân về môi trường ô nhiễm
71
4.5.1.4 Về xã hội
Kết quả khảo sát cho thấy việc làm cho lao ñộng trong nuôi tôm sú và NTTS
không tăng. Tuy nhiên có ñến 46,3% ý kiến ở mô hình TC cho rằng nuôi tôm ñã
làm tăng nhu cầu lao ñộng hơn so với nuôi BTC (Hình 4.21), cao hơn kết quả
nghiên cứu ở ðBSCL của Lê Xuân Sinh (2006) là 42,9%. Hiện nay, các hộ nuôi
tôm TC ở Sóc Trăng có diện tích lớn thường thuê lao ñộng quản lý ao tôm theo
hình thức khoán sản phẩm.
Hình 4.21: ðánh giá của người dân về việc làm cho người lao ñộng trong NTST
ða số người dân ñược khảo sát cho rằng phụ nữ tham gia lao ñộng trong nuôi tôm
sú vẫn không giảm (Hình 4.22). Các hộ nuôi tôm TC có tỷ lệ ý kiến cho rằng lao
ñộng nữ tăng cao hơn ở BTC do khi nuôi tôm TC một số công việc phụ nữ có khả
năng thực hiện tốt hơn trong chuẩn bị thức ăn, phân cỡ tôm trong quá trình thu
hoạch,... Kết quả này phù hợp với xu hướng cân bằng giới trong NTTS và kết quả
nghiên cứu của Lê Xuân Sinh (2006) thì có 78,8% ý kiến cho rằng nam và nữ
cùng tham gia thực hiện hoặc quyết ñịnh trong quá trình nuôi.
Hình 4.22: ðánh giá về việc phụ nữ tham gia lao ñộng trong NTST
72
4.5.2. Thụân lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình nuôi tôm sú
4.5.2.1. Thuận lợi
Kết quả khảo sát theo thứ tự thuận lợi (Bảng 4.35) cho thấy trong nuôi tôm TC và
BTC có những thuận lợi cơ bản như nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh, ñầu tư
vốn sẳn có, hiệu quả cao, dễ quản lý, nguồn nước, tận dụng ñược ñất trồng trọt
kém hiệu quả, lao ñộng nhẹ hơn trồng lúa. Riêng mô hình TC còn có những thuận
lợi riêng như có nguồn ñiện lưới sử dụng, các ñại lý ñầu tư thức ăn - thuốc - hóa
chất, các thương lái ñến tận nơi mua.
Bảng 4.37: Những thuận lợi khi thực hiện mô hình nuôi tôm sú ở ñịa phương
Mô hình Chỉ tiêu
ðVT TC (n=52) BTC(n= 49)
Tổng
(N =101)
Hiệu quả cao % 32,7 42,9 37,6
Dễ quản lý % 28,8 34,7 31,7
Vốn tự có % 30,8 24,5 27,7
Nguồn nước mặn khá tốt % 13,5 30,6 21,8
Tận dụng ñất nông nghiệp kém hiệu quả % 19,2 14,3 16,8
Kỹ thuật nuôi phù hợp % 17,3 14,3 15,8
Thủy lợi ñược cải tạo tốt % 7,7 24,5 15,8
Vùng qui hoạch % 25,0 6,1 15,8
Lao ñộng nhẹ hơn trồng lúa % 17,3 6,1 11,9
Giảm rủi ro do dịch bệnh % 13,5 6,9
ðại lý ñầu tư thuốc, thức ăn % 9,6 5,0
Tăng thu nhập cho gia ñình % 10,2 5,0
Thương lái ñến tận nơi mua % 9,6 5,0
Có ñiện sử dụng cho nuôi % 7,7 4,0
Có ñược 6 tháng nước mặn % 8,2 4,0
Thức ăn phục vụ NTTS nhiều % 1,9 1,0
Kinh nghiệm nuôi % 2,0 1,0
4.5.2.2. Khó khăn
Kết quả khảo sát theo thứ tự khó khăn (Bảng 4.36) cho thấy những khó khăn
chính trong thực hiện mô hình nuôi TC và BTC trong năm 2007 là chất lượng con
giống, chi phí tăng, chất lượng thức ăn, hóa chất giảm, ô nhiễm nguồn nước và
thiếu an toàn. Riêng ở mô hình TC có khó khăn riêng là vốn ñầu tư cao, ngân
hàng giảm ñầu tư nên thiếu vốn; ở mô hình BTC có giá bán tôm không ổn ñịnh,
kỹ thuật nuôi còn hạn chế, quá trình thả nuôi không ñồng loạt. Nguyên nhân dẫn
ñến khó khăn này có cả yếu tố khách quan và chủ quan. Người nuôi tôm cần hạn
73
chế các nguyên nhân chủ quan như chất lượng con giống, ô nhiễm nguồn nước.
Chính quyền các cấp cần quản lý chặt chẽ thị trường con giống, thức ăn, hóa chất.
Bảng 4.38: Những khó khăn khi thực hiện mô hình nuôi tôm sú ở ñịa phương
Mô hình
Chỉ tiêu
ðVT TC (n=51) BTC(n=49)
Tổng
(N =102)
Giá không ổn ñịnh % 51,9 49,0 50,5
Chất lượng con giống % 32,7 46,9 39,6
Ô nhiễm nguồn nước % 36,5 26,5 31,7
Thiếu vốn % 25,0 32,7 28,7
Thiếu an toàn % 28,8 24,5 26,7
Kỹ thuật nuôi % 17,3 30,6 23,8
Chất lượng thức ăn/hóa chất giảm % 25,0 18,4 21,8
Chi phí tăng % 21,2 14,3 17,8
Quá trình thả nuôi không ñồng loạt % 22,4 10,9
Ngân hàng giảm ñầu tư, thiếu vốn % 13,5 2,0 7,9
Giá tôm thấp % 7,7 6,1 6,9
Vốn ñầu tư cao % 13,5 6,9
Dịch bệnh % 5,8 6,1 5,9
Lãi suất vay tăng % 5,8 3,0
Giao thông khó % 1,9 1,0
4.5.2.3. Giải pháp
ðể bảo ñảm việc nuôi tôm sú TC và BTC ở ñịa phương ñảm bảo tính hiệu quả và
bền vững cần thực hiện một số giải pháp cơ bản như khai thác tốt nguồn thức ăn
tự nhiên trong ao nuôi, giữ mực nước ao và thả tôm nuôi với mật ñộ phù hợp; quy
hoạch chi tiết vùng nuôi, quản lý việc cung ứng con giống, thức ăn, thuốc và hóa
chất, tổ chức chuyển giao kỹ thuật nuôi, tổ chức việc tiêu thụ sản phẩm, tăng
cường nguồn vốn ñầu tư và quản lý môi trường vùng nuôi tốt hơn.
Các hộ nuôi tôm nên khai thác nguồn thức ăn tự nhiên trong ao ñể hạn chế lượng
thức ăn chế biến sử dụng trong quá trình nuôi, lựa chọn các nhãn hiệu thức ăn,
thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học có chất lượng tốt ñể tránh tăng chi phí biến
ñổi.
Các hộ nuôi TC hoặc BTC thiết kế khu nuôi và thực hiện các giải pháp công trình
ñể có ñộ sâu mực nước từ 1,3-1,4 m; nuôi TC với mật ñộ từ 25-30 con/m2, BTC
với mật ñộ 12 -14 con/m2
74
Quy hoạch chi tiết vùng nuôi, chính quyền ñiạ phương cần khảo sát lại hiện trạng
hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho vùng nuôi tôm như hệ thống
thủy lợi, ñường giao thông, ñiện, ... Quy hoạch lại các vùng nuôi, thiết kế mới
hoặc cải tạo hệ thống thủy lợi sẵn có ñể tạo sự hợp lý và ñồng bộ về hạ tầng cơ sở
kinh tế - kỹ thuật, ñặc biệt là hệ thống cấp thoát nước và giao thông bộ.
Tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, thức ăn, thuốc và hóa chất
nhằm hạn chế tình trạng gian lận thương mại, tránh người nuôi tôm sử dụng sử
dụng các vật tư nuôi tôm kém chất lượng làm cho chi phí sản xuất tăng cao.
Cơ quan chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ ở ñịa phương cần tiếp cận
các tiến bộ kỹ thuật mới, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu chỉnh lý tài liệu kỹ thuật
nuôi tôm sú trên cơ sở các quy trình nuôi ñang áp dụng có hiệu quả. Cải tiến việc
biên soạn, in ấn tài liệu kỹ thuật phát cho nông dân ñảm bảo sự phù hợp với trình
ñộ học vấn. Hướng dẫn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới trong nuôi tôm ñến
nông dân bằng nhiều kênh thông tin nhằm giúp họ kiểm soát ñược con giống,
thức ăn, thuốc hóa chất tránh lãng phí làm tăng chi phí.
Tăng cường quản lý nhà nước về môi trường, ñặc biệt là môi trường trong nước
trong vùng nuôi tôm. Tổ chức quản lý môi trường cùng với sự tham gia của cộng
ñồng, nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong vùng nuôi nhằm tránh sự ô
nhiễm môi trường nước.
Tăng cường liên kết bốn nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân và viện trường các
khâu trong sản xuất, cung ứng dịch vụ ñầu vào, tiêu thụ tôm thương phẩm và
nghiên cứu ứng dụng. Khuyến khích các nông hộ áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng tiên tiến trong quá trình sản xuất như GAP, BMP,... hoặc liên kết, hợp tác
về kỹ thuật, vốn, ... trong nuôi tôm sú; các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất
khẩu tổ chức cho các nông hộ ñủ ñiều kiện nuôi gia công và ký kết bao tiêu sản
phẩm. Các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu cần liên kết chặt chẽ với các tập ñoàn
bán lẻ trên thế giới ñể mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ tôm sú.
Tổ chức lại sản xuất và xây dựng nhãn hiệu ñịa lý ñể sản phẩm ñảm bảo chất
lượng nhằm xây dựng thương hiệu tôm sú Sóc Trăng trên thị trường trong và
ngoài tỉnh. Nhà nước cần hỗ trợ chi phí cho các doanh nghiệp xúc tiến thương
mại, quảng bá sản phẩm nhằm làm cho người tiêu thụ tin tưởng vào nhãn hiệu
hàng hóa tôm Việt Nam ñể nâng giá thu mua nguyên liệu cho nông dân. ðồng
thời tiến hành ñăng ký bảo hộ nhãn hiệu tôm sú Việt Nam ở các nước nhập khẩu
trên thế giới.
75
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
(1) Năm 2007, thời gian thả giống ở hai mô hình BTC sớm hơn TC 1 tháng và thu
hoạch trể hơn 1 tháng; không có khác biệt lớn với kết quả thực nghiệm năm 2008.
Tỷ lệ sống trung bình của nuôi TC không cao hơn BTC và của cả hai mô hình là
60,1% và thấp hơn kết quả thực nghiệm năm 2008 là 0,1 lần.
(2) Năm 2007, các yếu tố như tỷ lệ diện tích ao nuôi/ tổng diện tích khu vực nuôi,
mật ñộ nuôi, kích cỡ giống thả, tổng lượng thức ăn, lượng vôi sử dụng, mực nước
bình quân ao nuôi, năng suất và sản lượng thu hoạch của mô hình TC cao hơn
BTC (α = 0,05). Kết quả thực nghiệm mô hình TC năm 2008, so với kết quả khảo
sát 2007: diện tích ao nuôi thấp hơn kết quả khảo sát 0,44 lần (α = 0,05); mật ñộ
thả giống, năng suất, lượng thức ăn sử dụng ở mô hình thực nghiệm TC cao hơn
kết quả khảo sát lần lượt là 1,1 lần; 0,68 lần và 1,9 lần (α = 0,05). Ở mô hình
BTC thực nghiệm năm 2008, so với kết quả khảo sát 2007: diện tích ao nuôi thấp
hơn kết quả khảo sát 0,64 lần (α = 0,05); không có khác biệt về mật ñộ thả giống,
lượng thức ăn sử dụng, thu nhập, lợi nhuận bình quân giữa 2 năm 2007 và 2008
(α = 0,05).
(3) Năng suất và lợi nhuận chịu tác ñộng của các yếu tố như kinh nghiệm nuôi,
kích cỡ tôm thu hoạch (con/kg), tổng diện tích nuôi và số lượng ao nuôi có mối
tương quan nghịch, kích cỡ thu hoạch, số lượng và diện tích nuôi tăng thì năng
suất tôm nuôi sẽ giảm. Người nuôi có số năm kinh nghiệm từ 5 -6 năm thì lợi
nhuận thu ñược lớn nhất 263,6 triệu ñồng/ha/vụ và tỷ suất lợi nhuận cao nhất 1,5
lần. Năng suất ở mô hình TC thực nghiệm 2008 cao hơn kết quả khảo sát năm
2007 là 0,68 có sự khác biệt (α = 0,05), không có sự khác biệt giữa mô hình BTC
thực nghiệm và kết quả khảo sát.
(4) Năm 2007, tổng chi phí, tổng chi phí khấu hao chi phí cố ñịnh, tổng chi phí
biến ñổi và thu nhập có sự khác biệt (α = 0,05) giữa hai mô hình TC và BTC. Ở
mô hình BTC tổng khấu hao chi phí cố ñịnh trung bình chiếm tỷ lệ thấp nhất 7%
tổng chi phí, cao hơn thực nghiệm năm 2008 là 2,9 lần; TC là 5,6 % cao hơn thực
nghiệm năm 2008 là 0,3 lần. Tổng chi phí biến ñổi của mô hình TC và BTC thực
nghiệm năm 2008 trung bình lần lượt là 394,6 triệu ñồng/ha/vụ (±81,2) cao hơn
kết quả khảo sát 2007 là 0,93 lần và 0,77 lần, có sự khác biệt (α = 0,05) do chi phí
thức ăn cao.
76
(5) Thu nhập của các hộ nuôi tôm sú năm 2007 ở mô hình TC là 477,4 triệu ñồng/
ha/vụ (±460,4) cao hơn BTC 1,41 lần. Năm 2008, hiệu quả chi phí của mô hình
TC là 1,5 và BTC là 1,4 lần thấp hơn kết quả khảo sát năm trước. So với kết quả
khảo sát năm 2007, thu nhập bình quân của các hộ nuôi tôm sú ở mô hình TC
thực nghiệm và 155,1 triệu ñồng/ha/vụ (±68,6) cao hơn là 0,77 có sự khác biệt (α
= 0,05); mô hình BTC thấp hơn lần lượt là 0,34 lần nhưng không có sự khác biệt
(α = 0,05).
(6) Tổng ñạm, lân ñầu vào ở mô hình TC chỉ có 22,61% N và 12,08 % P; BTC là
27,12% N và 9,83% P ñược tôm hấp thu, phần còn lại sẽ thải vào môi trường ở
dạng hoà tan trong nước hay tích luỹ lại nền ñáy ao.
(7) ðầu tư cho thủy lợi của nhà nước trong những năm qua chưa ñáp ứng ñược
yêu cầu của người dân do hệ thống cũ bị bồi lắng nhưng nạo vét không kịp thời.
Thông tin về kỹ thuật nuôi tôm hiện nay có nhiều thay ñổi. Nuôi tôm sú TC và
BTC ñã giúp cho người dân tăng thu nhập lên khá và giàu nhưng làm cho môi
trường nước xung quanh khu vực nuôi bị ô nhiễm.
5.2. Kiến nghị
ðể nghề nuôi tôm ven biển ở Sóc Trăng phát triển ổn ñịnh và ñạt hiệu quả cao về
kinh tế - kỹ thuật ñặt trong mối tương quan với năng suất và lợi nhuận cần thực
hiện một số giải pháp sau:
(1) Nên có quy hoạch cụ thể vùng nuôi tôm của tỉnh, Chính quyền các cấp cần
quan tâm và xem công tác quy hoạch là khâu then chốt quyết ñịnh phát triển nuôi
trồng thuỷ sản bền vững, tính toán và dự báo ñầy ñủ các yếu tố, không nên chỉ tập
trung vào quy hoạch sử dụng ñất và xây dựng cơ sở hạ tầng. Qui hoạch cần ñược
lồng ghép với các qui hoạch phát triển kinh tế các huyện ven biển và chú ý ñến
các yếu tố biến ñộng về thị trường, các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm và hợp tác xây dựng nhãn hiệu nhằm quảng bá thương hiệu tôm sú của Việt
Nam.
(2) Cần có các chính sách nâng cao năng lực quản lý nuôi trồng thuỷ sản ở các
cấp cơ sở như xã, huyện; khuyến khích, hướng dẫn và ñẩy mạnh công tác tổ chức
quản lý nuôi tôm theo cơ chế từng cụm, nhóm cộng ñồng tự quản và từng bước
tái lập các liên minh hợp tác xã kiểu mới.
(3) Cần khuyến khích và mở rộng sự hợp tác giữa bốn nhà: nhà quản lý, nông
dân, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng vật tư phục vụ nuôi trồng thủy
77
sản hoặc chế biến xuất khẩu sản phẩm, trường ñại học hoặc viện nghiên cứu ñể có
ñược công tác quy hoạch thích hợp, tiếp nhận công nghệ nuôi phù hợp với ñiều
kiện cụ thể của từng mô hình và trình ñộ học vấn của nông dân.
(4) ðể các mô hình nuôi ñạt hiệu quả cao nhất, các hộ nuôi TC hoặc BTC thiết kế
khu nuôi và thực hiện các giải pháp công trình ñể có ñộ sâu mực nước từ 1,3-1,4
m; nuôi TC với mật ñộ từ 25-30 con/m2, BTC với mật ñộ 12 -14 con/m2 .
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thủy sản, 2003. Báo cáo tổng kết nuôi thủy sản năm 2002 và kế họach
phát triển năm 2003 ở Việt Nam.
2. Bộ Thủy sản, 2006. Báo cáo tổng kết nuôi thủy sản năm 2005 và kế họach
phát triển ñến 2010 ở Việt Nam.
3. Bộ Thủy sản, 2007. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2006 và
phương hướng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch năm 2007
của ngành Thuỷ sản.
4. Boyd, E. Claude, 1998. Water quality for pond aquaculture. Research and
development series No.43. August 1998 Alabama agricultural experiment
station Auburn University.
5. Boyd, C.E and Bartholomew W. Green, 2002. Coastal Water Quality
Monitoring in Shrimp Areas: An Example from Honduras. Report of the
World Bank, NACA, WWF và FAO Consortium Program on Shrimp
Farmning and the Environment. Work progress for Public Discussion. 29
pages.
6. Chanratchakool Pornlerd, James F. Turnbull, Simon J. Funge-Smith, Ian H.
MacRae and Chalor Limsuwan. 1995. Aquatic animals Health Research
Institute. Quản lý sức khoẻ tôm trong ao nuôi (Dịch bởi khoa Thủy sản ðại
Học Cần Thơ, 2003).
7. Chanratchakool, P. 2003. Problem in Penaeus monodon culture in low salinity
areas. Advice on Aquatic Animal Health Care. Aquaculture asian vol. VIII,
no. 1.
8. Chen, J. C and T. S. Chin. 1998. Accute oxicity of nitrite to tiger prawn,
Penaeus monodon, larvae. Aquaculture 69, 1998, pp. 253-262.
9. Chi cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2007/2009. Niên giám thống kê 2006/2008.
10. Dung, D.T., 2006. Assessment and recommendations for sustainable
development of shrimp farming in the Mekong delta: a case study of Baclieu
province, Vietnam. Master thesis, AIT. Bangkok, Thailand..
11. ðàm Thị Phong Ba, 2007. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến sản xuất và
tiêu thụ tôm sú ở ðồng bằng sông Cửu Long. Luận văn cao học chuyên
ngành kinh tế nông nghiệp, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, ðại học
Cần Thơ.
12. Hajek, B.F. and Boyd, C.E, 1994. Rating soil and water information for
aquaculture. Aquaculture Engineering, 13, pp115-128.
79
13. Boy, C.E. and Tucker C. S., 1992. Water Quality and Pond Soil Analyses
for Aquaculture. Alabama Agriculture Experiment Station, Auburn
University.
14. Huỳnh Thị Tú , Nguyễn Thanh Phương, Frédéric Silvestre, Caroline Douny,
Châu Tài Tảo, Guy Maghuin-Rogister và Patrick Kestemont (2006). Khảo
sát tình hình sử dụng thuốc - hóa chất trong nuôi tôm và sự tồn lưu của
enrofloxacin và furazolidone trong tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí
nghiên cứu khoa học. Trường ðại học Cần Thơ, trang 70-78.
15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ñạt
255 triệu USD trong tháng ñầu năm 2008.
details.asp?Object= 1015068& News ID=29143337 , cập nhật 29/1/2008.
16. Jackson, C., N. Preston, P.J.Thompson and M. Burfor, 2003. Managing the
development sustainable shrimp in Australia: the role of sedimentation ponds
in treatment of farms discharge water. Aquaculture; vol.218.no.1/4, 2003;
pp.416-437.
17. Limsuwan, C. and Wara Taparhudee, 1997. Degradation and effect of
formalin on plankton and water quality in Penaeus monodon Fabricius
cultured ponds. In the 35th Kasetsart University Annual Conference 3-5
February 1997. p.87-95.
18. Lê Xuân Sinh và ctv, 2006. Tác ñộng về mặt xã hội của các họat ñộng NTTS
mặn lợ ven biển ðBSCL. Tạp chí khoa học, quyển 2, ðại học Cần Thơ,
2006, trang 220-234.
19. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, ðặng Thị Hoàng Oanh và Trần
Ngọc Hải, 2003. Quản lý sức khoẻ tôm trong ao nuôi. BTS.
20. Nguyễn Văn Bé, 1994. Giáo trình thuỷ hoá học. Khoa Nông Nghiệp Trường
ðại học Cần Thơ.
21. Nghị quyết 09/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chính sách
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
22. Nguyễn Thị Phương Nga, 2004. Phân tích tình hình phân phối và sử dụng
thuốc trong nuôi thủy sản tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Luận văn cao
học chuyên ngành NTTS, Khoa Thủy Sản - ðại Học Cần Thơ.
23. Nguyễn Thanh Long, 2007. ðánh giá mức ñộ tích lũy ñạm, lân trong mô
hình nuôi tôm sú thâm canh. ðề tài cấp Bộ, Trường ðại học Cần Thơ.
24. Nguyễn Văn Nam và Phạm Văn Ty, 2007. Vai trò của chế phẩm sinh học
trong nuôi trồng thuỷ sản. Tạp chí Thông tin Khoa học Công nghệ - Kinh tế
Thủy sản, số 3/2007, trang 27 – 28.
25. Nguyễn Thành Phước, 2007. Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thuỷ
sản. Cập nhật ngày 20-7-2007 lúc 10 giờ 4 phút. http//agriviet.com/news-
80
detail742_o69_67_p0_Su_dung_men_vi_sinh_trong_nuoi_trong_thuy_san.
html.
26. Nguyễn Hữu ðức, 2007. ðiều tra tình hình sử dụng hóa chất và chế phẩm
sinh học trong quản lý môi trường ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm
canh ở Bến Tre, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Luận văn cao học, chuyên ngành
nuôi trồng Thủy.
27. Pham Khanh Ly, (1999). Variation of some environmental factors in P.
monodon culture ponds at Quy Kim, Hai Phong. MSc. Thesis, University of
Fisheries, Nha Trang, Vietnam.
28. Phuong, N.T., Minh T.H., N.A. Tuan, 2004. Report: an overview of shrimp
culture in Mekong Delta. Workshop: Development of coastal aquatic
resources. Nong lam Universty, Hochiminh city, Vietnam. 4th, August 2004.
29. Preedalumpabutt, Y. P, Pergmart, P. S, Suwanmanee, S and Chusuwam, W.,
1989. Water quality dynamic intensive tiger shrim ponds. National Insitute of
Aquaculture, Songkhla. Department of Fisheris.
30. Sở Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2001. Quy hoạch nuôi thủy sản tỉnh Sóc Trăng.
31. Sở Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2004. Quy hoạch nuôi thủy sản tỉnh Sóc Trăng.
32. Sở Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2006. Báo cáo rà soát, ñiều chỉnh bổ sung quy
hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp ñến năm 2010 và ñịnh hướng ñến năm
2020, tỉnh Sóc Trăng.
33. Sở Thủy sản tỉnh Sóc Trăng,1999. Quy hoạch nuôi thủy sản tỉnh Sóc Trăng.
34. Trần Văn Hoà, Trần Văn ðởm và ðặng Thị Khiêm, 2002. Kỹ thuật TC nuôi
tôm sú. Tái bản lần thứ 2. Trong 101 câu hỏi thường gặp trong Nông nghiệp.
Nhà xuất bản Tuổi trẻ, 2002; 122 trang, trang 8-53.
35. Trần Văn Nhường và ctv, 2004. Ngành nuôi tôm Việt Nam hiện trạng trạng,
cơ hội và thách thức. BTS - Chương trình phát triển Liên hiệp quốc - Tổ
chức Nông lương thế giới. Hà Nội, 2004.
36. Trần Thị Thanh Hiền (2004). Ảnh hưởng của việc bổ sung một số nguồn
lipid và vitamin C lên chất lượng tôm mẹ và ấu trùng Tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii deMan,1979). Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.
Trường ðại học Thủy sản.
37. Trương Tấn Thống, 2007. Khảo sát tình tình cung cấp và sử dụng thức ăn
trong các mô hình nuôi tôm ở các tỉnh ven biển ðồng bằng Sông Cửu Long.
Luận văn cao học chuyên ngành NTTS, Khoa Thủy sản, Trường ðại học Cần
Thơ.
38. Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2006/2007/2009. Niên giám thống kê
2005/2006/2008.
81
39. Thuỷ sản Việt Nam: Nỗ lực ngay trong những ngày ñầu năm 2008.
ngày
8/2/2008 cập nhật lúc 9h43.
40. Tôm giống: Nỗi lo của người nuôi tôm ðBSCL,
cập
nhật 23/2/2008 (nguồn tin: NNVN, 22/2/2008).
41. Trương Quốc Phú, Trần Công Bình, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị
Kim Liên, Huỳnh Trường Giang và Nguyễn Văn Lành, 2006. Báo cáo tổng
kết dự án “Xây dựng mô hình nuôi ghép tôm sú với cá rô phi tại tỉnh Sóc
Trăng”, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Sóc Trăng và Trường ðại học Cần
Thơ, 2006.
42. Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, 2006. Chương trình Phát triển bền vững
tỉnh Sóc Trăng (giai ñoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn ñến 2020).
43. Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, 2009. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 theo Nghị quyết Hội ñồng nhân dân tỉnh
và phương hướng, nhiệm vụ năm 2009
44. Võ Văn Bé, 2007. ðiều tra hiệu quả nuôi tôm sú (Penaeus monodon) rải vụ ở
tỉnh Sóc Trăng. Luận văn cao học chuyên ngành NTTS, Khoa Thủy sản,
Trường ðại học Cần Thơ.
45. Viet, T. V., 2006. An evaluation of management of semi - intensive and
intensive culture of black tiger shrimp (Penaeus monodon) in Soc Trang
province, Mekong delta, Vietnam. Master thesis, AIT. Bangkok, Thailand.
46. Vu Do Quynh, (1989). Coastal aquaculture in the Southern Provinces,
World Aquaculture, Vol. 20 (2), June, 1989. 22-28p.
47. Whetstone, J.M., G. D. Treece, C. L. B and Stokes, A. D, 2002.
Opporrunities and Contrains in Marine Shrim Farming. Southern Regional
Aquaculture Center (SRAC) publication No. 2600 USDA.
48. Yang Yi. and Fitzsimmons K, 2002. Survey study of tilapia-shrimp
polycultures in Thailand. Tenth work plan, New Aquaculture systems/New
species research 3 (10NSR3A).
49. Yap W. G, 2001. The lowdown on world shrimp culture II. INFOFISH
Internation 2001 (3): 20-27.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_hieu_qua_kinh_te_va_ky_thuat_cua_mo_hinh_nuoi_tom_su_penaeus_monodon_tham_canh_va_ban_tham.pdf