GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ lâu nông dân Việt Nam đã biết canh tác lúa nước, nhưng từ khoảng 3
thập kỷ gần đây, cách mạng khoa học kỹ thuật đã tác động mạnh mẽ đối với nông
nghiệp đã đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực trở thành nước đứng thứ 2 thế giới
về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, vấn đề đang được quan tâm nhất đối với sản xuất
lúa hiện nay ở nước ta là do chạy theo năng suất, nên chất lượng gạo chưa ngon.
Khi kinh tế đã khá ổn định, chất lượng đời sống được nâng lên, con người tiến tới
ăn ngon. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sản xuất nông nghiệp Việt Nam phải
cạnh tranh với các nước có trình độ tiên tiến, nhất là khi nước ta đã gia nhập Tổ
chức Thương mại thế giới.
Kiên Giang là một trong những tỉnh trọng điểm sản xuất nông nghiệp của
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và của cả nước, có tiềm năng lớn và
đa dạng với nhiều lợi thế để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng
công nghiệp, hoá hiện đại hoá. Trong những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp
của Kiên Giang đạt mức tăng trưởng cao và ổn định. Bình quân hàng năm (giai
đoạn 2001 - 2005), giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản tăng
9,62%, trong đó nông nghiệp tăng 5,7%, lâm nghiệp tăng 33,1%, thủy sản nuôi
trồng tăng 53,2%. Hàng năm, kinh tế nông nghiệp đóng góp 35,2 - 38,5% GDP
của tỉnh và chiếm tỷ trọng 70 - 74,5% GDP khu vực nông - lâm - thủy sản.
Vĩnh Hiệp là một phường thuộc vùng ven của Thành Phố Rạch Giá, nơi đây
có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai khá màu mỡ do có sẵn lượng phù sa
bồi đắp hằng năm cùng với hệ thống đê bao khép kín, tạo điều kiện thuận lợi cho
sản xuất 2 vụ lúa. Vĩnh Hiệp là 1 trong 3 phường đi đầu của Thành Phố Rạch Giá
về sản xuất lúa cao sản, đã góp phần cải thiện thu nhập cho người nông dân.
Trong những năm gần dây việc sản xuất lúa cao sản của các nông hộ bước đầu đã
đem lại hiệu quả. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa cao sản ở phường
Vĩnh Hiệp nhằm giúp cho nông dân có đúng đắn hơn trong việc canh tác qua đó
đưa ra những giải pháp và khuyến cáo giúp cho nông hộ đạt được hiệu quả cao
nhất. Vì thời gian có hạn nên em chọn đề tài: “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT LÚA CAO SẢN CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI PHƯỜNG VĨNH HIỆP,
THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG” để làm luận văn tốt nghiệp.
MỤC LỤC
[ \
Trang
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI
NGHIÊN CỨU 2
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định 2
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1. Phạm vi không gian 3
1.4.2. Phạm vi thời gian 3
1.4.3. Phạm vi nội dung 3
1.4.4. Đối tượng nghiên cứu 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1. Khái niệm về hộ và kinh tế hộ 5
2.1.2. Một số khái niệm trong nông nghiệp 10
2.1.3. Khái niệm hiệu quả, hiệu quả sản xuất 11
2.1.4. Các khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận 11
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 13
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 13
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN 16
3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ,
TỈNH KIÊN GIANG 16
3.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG VĨNH HIỆP VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA PHƯỜNG 19
3.2.1. Tổng quan về phường Vĩnh Hiệp 19
3.2.2. Đánh giá thực trạng sản xuất lúa của nông hộ 21
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN
CỦA NÔNG HỘ Ở PHƯỜNG VĨNH HIỆP, THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ,
TỈNH KIÊN GIANG 31
4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN
NĂM 2006-2007 31
4.1.1. Tình hình chung về mẫu điều tra số liệu sơ cấp 31
4.1. 2. Phân tích chi phí, doanh thu, thu nhập và năng suất 32
4.2. PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÌNH QUÂN TRÊN 1 HA
ĐẤT TRỒNG LÚA CỦA 2 VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU 34
4.2.1. Phân tích các khoản mục chi phí trên 1ha đất trồng lúa của vụ
Đông Xuân 34
4.2.2. Phân tích các khoản mục chi phí trên 1ha đất trồng lúa của vụ Hè Thu
4.2.3. So sánh các khoản mục chi phí giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu 37
4.3. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA HAI VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ
HÈ THU 38
4.3.1. Phân tích các tỷ số tài chính của vụ Đông Xuân 39
4.3.2. Phân tích các tỷ số tài chính của vụ Hè Thu 40
4.3.3. So sánh các chỉ số tài chính giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu 41
4.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA
HAI VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU 42
4.4.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của vụ Đông Xuân 43
4.4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của vụ Hè Thu 46
4.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA
HAI VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU 48
4.5.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của vụ Đông Xuân 50
4.5.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của vụ Hè Thu 53
4.6. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA
NÔNG HỘ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 56
4.6.1. Thuận lợi 56
4.6.2. Khó khăn 57
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA
CAO SẢN CHO NÔNG HỘ Ở PHƯỜNG VĨNH HIỆP,
THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG 59
5.1. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT CỦA HỘ NÔNG DÂN 59
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN 60
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
6.1. KẾT LUẬN 63
6.2. KIẾN NGHỊ 64
6.2.1. Đối với nông hộ 64
6.2.2. Đối với địa phương 64
6.2.3. Đối với nhà nước 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
90 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3951 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản của hộ nông dân tại phường Vĩnh Hiệp - Thành Phố Rạch Giá - Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí (X4) 0,881* 0,044 20,161 0,000
Biến phụ thuộc Năng suất
Hệ số tương quan bội
R 0,968
Hệ số xác định R2 0,937
Sig. 0,000
Kết quả chạy hàm ở phụ lục.
Chú thích: * :Ý nghĩa ở 1% ns : không có ý nghĩa.
Căn cứ vào kết quả trên cho thấy với Significance F =0,000 rất nhỏ so
với mức ý nghĩa α= 5% điều này cho thấy phương trình hồi quy đưa ra là
có ý nghĩa. Với hệ số tương quan bội (R) là 0,968 nên có cơ sở kết luận rằng
các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với năng suất. Với hệ
số xác định (R2) là 0,937 có nghĩa là sự biến động của năng suất được giải
thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức 93,7%, còn lại 6,3%
là do các yếu tố khác tác động không được xét trong mô hình.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 45 - -
Theo số liệu từ bảng trên ta có phương trình hồi quy về năng suất như
sau:
Y = -399,950* - 13,248X1ns + 329,674X2ns + 7.522,783X3* + 0,881X4* (1)
(Y: năng suất, là biến phụ thuộc).
Giải thích phương trình (1):
¾ Yếu tố kinh nghiệm (X1):
Từ phương trình (1) cho ta thấy mỗi 01 năm tăng lên của kinh nghiệm
khi các yếu tố khác không thay đổi sẽ làm cho năng suất lúa giảm trung bình
13,248 kg/ha. Tuy nhiên về mặt ý nghĩa thống kê không đủ cơ sở kết luận
rằng nhân tố khinh nghiệm ảnh hưởng đến năng suất lúa.
¾ Yếu tố trình độ học vấn (X2):
Từ phương trình (1) cho thấy trình độ học vấn tăng lên 01 cấp khi các
yếu tố khác không đổi sẽ làm cho năng suất lúa tăng trung bình 329,674
kg/ha. Tuy nhiên về ý nghĩa thống kê không đủ cơ sở kết luận rằng yếu tố
trình độ học vấn ảnh hưởng đến năng suất lúa, đồng thời do số mẫu thu
thập còn quá ít không đủ kết luận ảnh hưởng của nhân tố này đến năng suất
lúa.
¾ Yếu tố diện tích (X3):
Từ phương trình (1) ta có b3 = 6.522,783. Giá trị b3 = 6.522,783 cho
thấy mỗi 01 ha tăng lên của diện tích khi các yếu tố khác ổn định thì sẽ làm
tăng năng suất lúa trung bình 6.522,783 kg/ha. Điều này có nghĩa là nếu
nông hộ sản xuất lúa càng tăng diện tích thì năng suất thu được sẽ càng cao.
¾ Yếu tố tổng chi phí (X4):
Từ phương trình (1) ta có b4 = 0,881. Giá trị b4 = 0,881 cho thấy mỗi
1.000 đồng tăng lên của tổng chi phí (1.000 đồng/ha) khi các yếu tố khác ổn
định sẽ làm năng suất lúa tăng trung bình 881 kg/ha. Điều này có nghĩa là
nếu nông hộ càng đầu tư nhiều về chi phí thì năng suất lúa sẽ càng đạt hiệu
quả cao.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 46 - -
Ngoài các yếu tố được xem xét trên giải thích mối quan hệ của nó với
năng suất thì còn có 399,950 lần các yếu tố khác không thuộc mô hình có tác
động đến năng suất.
Bảng 22: ĐÁNH GIÁ KỲ VỌNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỤ
ĐÔNG XUÂN.
Các nhân tố ảnh hưởng Kỳ vọng Kết quả nghiên cứu
Diện tích + +
Tổng chi phí + +
4.4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của vụ Hè Thu
Sau khi tính toán các chỉ tiêu và chạy phương trình hồi quy trên phần
mềm SPSS ta có bảng kết quả sau đây:
Bảng 23: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG
SUẤT VỤ HÈ THU
Unstandardized
Coefficients t Sig. Các yếu tố ảnh hưởng
B Std. Error B Std. Error
Hằng số -249,445** 1.791,891 -4,632 0,03
Kinh nghiệm (X1) 0,923ns 26,656 0,035 0,973
Trình độ học vấn
(X2)
356,592ns 367,668 0,322 0,750
Diện tích đất trồng
lúa (X3)
4.695,174* 745,612 7,638 0,000
Tổng chi phí (X4) 0,499* 0,041 12,288 0,000
Biến phụ thuộc Năng suất/tổng diện tích
Hệ số tương quan bội
R 0,92
Hệ số xác định R2 0,846
Sig. 0,000
kết quả chạy hàm ở phụ lục
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 47 - -
Ghi chú: ** : ý nghĩa 5% * : ý nghĩa 1% ns : không có ý nghĩa
Căn cứ vào kết quả trên cho thấy với Significance F =0,000 rất nhỏ so
với mức ý nghĩa α= 5% điều này cho thấy phương trình hồi quy đưa ra là
có ý nghĩa. Với hệ số tương quan bội (R) là 0,92 nên có cơ sở kết luận rằng
các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với năng suất. Với hệ
số xác định (R2) là 0,846 có nghĩa là sự biến động của năng suất được giải
thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức 84,6%, còn lại
15,4% là do các yếu tố khác tác động không được xét trong mô hình.
Theo số liệu từ bảng trên ta có phương trình hồi quy về năng suất như
sau:
Y = -249,445** + 0,923X1ns + 356,592X2ns + 4.695,174X3* + 0,499X4* (2)
(Y: năng suất, là biến phụ thuộc).
Giải thích phương trình (2):
¾ Yếu tố kinh nghiệm (X1):
Từ phương trình (2) cho ta thấy mỗi 01 năm tăng lên của kinh nghiệm
khi các yếu tố khác không thay đổi sẽ làm cho năng suất lúa tăng trung bình
0,923 kg/ha. Tuy nhiên về mặt thống kê không đủ cơ sở kết luận rằng nhân
tố kinh nghiệm ảnh hưởng đến năng suất lúa.
¾ Yếu tố trình độ học vấn (X2):
Từ phương trình (2) cho thấy trình độ học vấn tăng lên 01 cấp khi các
yếu tố khác không đổi sẽ làm cho năng suất lúa tăng trung bình 356,592
kg/ha. Tuy nhiên về ý nghĩa thống kê không đủ cơ sở kết luận rằng yếu tố
trình độ học vấn ảnh hưởng đến năng suất lúa.
¾ Yếu tố diện tích (X3):
Từ phương trình (2) ta có b3 = 4.695,174. Giá trị b3 = 4.695,174 cho
thấy mỗi 01 ha tăng lên của diện tích khi các yếu tố khác ổn định thì sẽ làm
tăng năng suất lúa trung bình 4.695,174 kg/ha. Điều này có nghĩa là nếu
nông hộ sản xuất lúa càng tăng diện tích thì năng suất thu được sẽ càng cao.
¾ Yếu tố tổng chi phí (X4):
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 48 - -
Từ phương trình (2) ta có b4 = 0,499. Giá trị b4 = 0,499 cho thấy mỗi
1.000 đồng tăng lên của tổng chi phí (1.000 đồng/ha) khi các yếu tố khác ổn
định sẽ làm năng suất lúa tăng trung bình 499 kg/ha. Điều này có nghĩa là
nếu nông hộ càng đầu tư nhiều về chi phí thì năng suất lúa sẽ càng đạt hiệu
quả cao.
Ngoài các yếu tố được xem xét trên giải thích mối quan hệ của nó với
năng suất thì còn có 249,445 lần các yếu tố khác không thuộc mô hình có tác
động đến năng suất.
Bảng 24 : ĐÁNH GIÁ KỲ VỌNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỤ
HÈ THU
Các nhân tố ảnh hưởng Kỳ vọng Kết quả nghiên cứu
Diện tích + +
Tổng chi phí + +
Tóm lại: trong quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng
suất lúa thì chỉ có yếu tố diện tích và tổng chi phí là tác động làm tăng năng
suất. Còn các yếu tố như kinh nghiệm, trình độ văn hóa tuy có tác động làm
tăng năng suất nhưng về mặt thống kê thì không đủ cơ sở kết luận chúng có
ảnh hưởng đến năng suất. Vì vậy để tăng năng suất thì cần mở rộng diện
tích trồng và đầu tư hơn các khoản mục chi phí một cách hợp lý.
4.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA
HAI VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU
Để phân tích rõ về hiệu quả sản xuất của mô hình chúng ta tìm hiểu cụ
thể các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất từ mô hình hồi quy nhằm
mục đích giúp cho nông dân có cơ sở để mạnh dạn đầu tư các nguồn lực đầu
vào một cách hợp lý, hướng đến tăng hiệu quả sản xuất, thu nhập từ hoạt
động sản xuất mía của nông hộ. Thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố khác nhau. Do một số giới hạn phương trình hồi quy chỉ đề cập
đến một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập như sau: kinh nghiệm,
trình độ học vấn, năng suất, giá bán, chi phí chuẩn bị đất, chi phí giống, chi
phí phân, chi phí nông dược, chi phí thuê lao động. Nguyên nhân của việc
chọn lựa đó là do:
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 49 - -
Biến kinh nghiệm cho thấy những người có tuổi càng cao thì càng có
kinh nghiệm trong việc mua bán, thương thuyết với thương lái để có thể giữ
được giá bán hơn so với những người thiếu kinh nghiệm dễ bị thương lái ép
giá. Gắn liền với kinh nghiệm là trình độ học vấn đối với những người có
trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận với thị trường và nắm bắt
những thông tin của thị trường càng thuận lợi hơn so với những người có
trình độ thấp.
Biến năng suất cho thấy năng suất càng cao thì thu nhập mang về cho
nông hộ càng lớn nhưng gắn liền với năng suất thì giá bán phải cao.
Còn các biến chi phí càng giảm bao nhiêu thì sẽ có lợi cho nông hộ bấy
nhiêu vì như vậy thì thu nhập của họ sẽ tăng lên, nhưng các biến chi phí này
lại tăng theo tỷ lệ thuận với năng suất. Vì vậy giữa các chi phí này với thu
nhập và năng suất có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Bảng 25: DẤU KỲ VỌNG ĐỐI VỚI CÁC BIẾN ẢNH HƯỞNG
Biến Đvt Dấu kỳ vọng
Kinh nghiệm Năm +
Trình độ học vấn Cấp +
Năng suất Kg/ha +
Giá bán 1.000đ +
Chi phí chuẩn bị đất 1.000đ -
Chi phí giống 1.000đ -
Chi phí phân 1.000đ -
Chi phí nông dược 1.000đ -
Chi phí thuê lao động 1.000đ -
Từ bảng trên cho thấy đối với các biến kinh nghiệm, trình độ học vấn,
năng suất, giá bán được kỳ vọng là dấu dương (+) còn các biến chi phí thì
dược kỳ vọng là dấu âm (-) vì khi chi phí càng giảm bao nhiêu thì thu nhập
sẽ tăng lên bấy nhiêu. Nhưng các biến có ảnh hưởng như thế nào đối với thu
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 50 - -
nhập sẽ được thể hiện qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của nông hộ.
Gọi biến phụ thuộc Y là thu nhập. Các biến độc lập xi gồm có:
X1: kinh nghiệm (năm).
X2: trình độ học vấn (cấp).
X3: năng suất (kg/ha)
X4: giá bán (1.000đ).
X5: chi phí chẩn bị đất (1.000đ).
X6: chi phí giống (1.000đ).
X7: chi phí phân (1.000đ).
X8: chi phí nông dược (1.000đ).
X9: chi phí thuê lao động (1.000đ).
Ta có phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa thu nhập của
từng vụ với các biến phí:
Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6 + b7X7 + b8X8 + b9X9
4.5.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của vụ Đông Xuân
Sau khi tính toán các chỉ tiêu và chạy phương trình hồi quy trên phần
mềm SPSS ta có bảng kết quả sau đây:
Bảng 26: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG THU
NHẬP VỤ ĐÔNG XUÂN
Unstandardized
Coefficients t Sig. Các yếu tố ảnh hưởng
B Std. Error B Std. Error
Hằng số -18.009,642* 5.099,289 -3,532 0,002
Kinh nghiệm (X1) 17,161ns 12,397 1,384 0,181
Trình độ học vấn (X2) 96,841ns 185,728 0,521 0,608
Năng suất (X3) 2,042* 0,453 4,511 0,000
Giá bán (X4) 8.805,613* 1.309,328 6,725 0,000
Chi phí chuẩn bị đất
(X5)
-0,147ns 0,624 -0,235 0,817
Chi phí giống (X6) -1,133* 0,302 -3,756 0,001
Chi phí phân (X7) -0,745** 0,277 -2,694 0,014
Chi phí nông dược (X8) -1,224ns 1,038 -1,180 0,251
Chi phí thuê lao động
(X9)
-1,117* 0,340 -3,287 0,004
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 51 - -
Biến phụ thuộc Thu nhập (1.000đ)
Hệ số tương quan bội R 0,957
Hệ số xác định R2 0,916
Sig. 0,000
kết quả chạy hàm ở phụ lục
Ghi chú: ** : ý nghĩa 5% * :ý nghĩa 1% ns : không có ý nghĩa
Căn cứ vào kết quả trên cho thấy với Significance F =0,000 rất nhỏ so
với mức ý nghĩa α= 5% điều này cho thấy phương trình hồi quy đưa ra là
có ý nghĩa. Với hệ số tương quan bội (R) là 0,957 nên có cơ sở kết luận rằng
các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với thu nhập. Với hệ
số xác định (R2) là 0,916 có nghĩa là sự biến động của thu nhập được giải
thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức 91,6%, còn lại 8,4%
không được giải thích bởi sự thay đổi của những biến trên và phải được gải
thích bởi những biến số khác chưa được vào trong phân tích.
Theo số liệu từ bảng trên ta có phương trình hồi quy về thu nhập như
sau:
Y = -18.009,642* - 17,161X1ns + 96,841X2ns + 2,042X3* + 8.805,613X4* -
0,147X5ns - 1,133X6* - 0,745X7** - 1,224X8ns - 1,117X9* (3) (Y: thu nhập, là
biến phụ thuộc).
Giải thích hàm thu nhập (3):
¾ Yếu tố kinh nghiệm ( X1):
Từ phương trình (3) cho ta thấy mỗi 01 năm tăng lên của kinh nghiệm
khi các yếu tố khác không thay đổi sẽ làm cho thu nhập của nông hộ giảm
trung bình 17.161 đồng/ha. Tuy nhiên về ý nghĩa thống kê không đủ cơ sở
kết luận rằng yếu tố kinh nghiệm ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.
¾ Yếu tố trình độ học vấn (X2):
Từ phương trình (3) cho thấy trình độ học vấn tăng lên 01 cấp khi các
yếu tố khác không đổi sẽ làm cho thu nhập của nông hộ tăng trung bình
96.841 đồng/ha. Tuy nhiên về ý nghĩa thống kê không đủ cơ sở kết luận rằng
yếu tố trình độ học vấn ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 52 - -
¾ Yếu tố năng suất (X3):
Từ phương trình (3) ta được b3 = 2,042. Giá trị b3 cho thấy 01 kg tăng
lên của năng suất (kg/ha), giả sử các yếu tố khác không đổi sẽ làm tăng thu
nhập của nông hộ trung bình khoảng 2,042 đồng. Hay nói cách khác, khi
năng suất lúa tăng lên thì thu nhập của nông hộ cũng tăng lên một lượng
tương ứng với b3.
¾ Yếu tố giá bán (X4):
Từ phương trình (3) ta được b4 = 8.805,613. Giá trị b4 cho thấy nếu giá
bán tăng lên 1.000 đồng, giả sử các yếu tố khác không đổi sẽ làm thu nhập
của nông hộ tăng trung bình là 8.805.613 đồng. Điều này có nghĩa là khi giá
bán càng cao thì thu nhập mang về cho nông hộ càng lớn.
¾ Yếu tố chi phí chuẩn bị đất (X5):
Từ phương trình (3) ta được b5 = -0,147. Giá trị b5 = -0,147 cho thấy
mỗi 1.000 đồng tăng lên của chi phí chuẩn bị đất (1.000 đồng/kg) khi các yếu
tố khác không có sự thay đổi sẽ làm giảm lợi nhuận của nông hộ trung bình
khoảng 147 đồng. Tuy nhiên về ý nghĩa thống kê, không đủ cơ sở kết luận
rằng yếu tố chi phí chuẩn bị đất ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng
lúa.
¾ Yếu tố chi phí giống (X6):
Từ phương trình (3) ta được b6 = -1,133. Giá trị b6 = -1,133 cho thấy
mỗi 1.000 đồng tăng lên của chi phí giống (1.000 đồng/kg) khi các yếu tố
khác không có sự thay đổi sẽ làm giảm thu nhập của nông hộ trung bình
khoảng 1.133 đồng. Thực tế cho thấy các nông hộ sạ với mức độ quá dày
nên dễ làm cho lúa bị đỗ ngả và không kiểm soát được hết sâu bệnh, do đó
để giảm chi phí giống thì nông hộ nên sạ theo hướng dẫn của cán bộ kỹ
thuật là từ 100 – 120 kg/ha.
¾ Yếu tố chi phí phân bón (X7):
Nông hộ trồng lúa thường sử dụng các loại phân: Ure, NPK¸ DAP,
Kali, Lân… để bón cho cây lúa. Từ phương trình (3) ta được b7 = -0,745. Giá
trị b7 = -0,745 cho thấy mỗi 1.000 đồng tăng lên của chi phí phân bón (1.000
đồng/kg) khi các yếu tố khác không có sự thay đổi sẽ làm giảm thu nhập của
nông hộ trung bình khoảng 745 đồng.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 53 - -
¾ Yếu tố chi phí nông dược (X8):
Từ phương trình (3) ta được b8 = -1,224. Giá trị b8 = -1,224 cho thấy
mỗi 1.000 đồng tăng lên của chi phí nông dược (1.000 đồng/kg) khi các yếu
tố khác không có sự thay đổi sẽ làm giảm thu nhập của nông hộ trung bình
khoảng 1.224 đồng. Tuy nhiên về ý nghĩa thống kê, không đủ cơ sở kết luận
rằng yếu tố chi phí nông dược ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng
lúa.
¾ Yếu tố chi phí thuê lao động (X9):
Từ phương trình (3) ta được b9 = -1,117. Chi phí thuê lao động tỷ lệ
nghịch với thu nhập của nông hộ. Giá trị b9 = -1,117 cho thấy mỗi 1.000
đồng tăng lên của chi phí thuê lao động (1.000 đồng/kg) trong điều kiện các
yếu tố khác không có sự thay đổi sẽ làm giảm thu nhập của nông hộ trung
bình khoảng 1.117 đồng. Vì vậy để giảm chi phí lao động thuê mướn nông
hộ nên tận dụng công lao động nhà làm những công việc như: thăm đồng,
phun thuốc, làm cỏ …Chỉ mướn lao động ở những khâu cần thiết như: cắt,
suốt.
Ngoài các yếu tố được xem xét trên giải thích mối quan hệ của nó với
thu nhập sản xuất thì còn có 18.009,642 lần các yếu tố khác không thuộc mô
hình có tác động đến thu nhập hay hiệu quả trồng lúa.
Bảng 27: ĐÁNH GIÁ KỲ VỌNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỤ
ĐÔNG XUÂN.
Các nhân tố ảnh hưởng Kỳ vọng Kết quả nghiên cứu
Năng suất + +
Giá bán + +
Chi phí giống + -
Chi phí phân bón + -
Chi phí thuê lao động + -
4.5.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của vụ Hè Thu
Sau khi tính toán các chỉ tiêu và chạy phương trình hồi quy trên phần
mềm SPSS ta có bảng kết quả sau đây:
Bảng 28: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG THU
NHẬP VỤ HÈ THU
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 54 - -
Unstandardized
Coefficients
t Sig.
Các yếu tố ảnh hưởng
B Std. Error B Std. Error
Hằng số -16.321,698* 1.325,236 -12,316 0,000
Kinh nghiệm (X1) 1,678ns 6,170 0,272 0,788
Trình độ học vấn (X2) 33,952ns 76,343 0,445 0,661
Năng suất (X3) 3,012* 0,095 31,716 0,000
Giá bán (X4) 5.207,875* 369,980 14,076 0,000
Chi phí chuẩn bị đất
(X5)
-1,138ns 0,677 -1,682 0,107
Chi phí giống (X6) -0,934* 0,079 -11,876 0,000
Chi phí phân (X7) -1,077* 0,233 -4,618 0,000
Chi phí nông dược (X8) -0,407ns 0,399 -1,019 0,320
Chi phí thuê lao động
(X9)
-1,007* 0,102 -9,915 0,000
Biến phụ thuộc Thu nhập (1.000đ)
Hệ số tương quan R 0,972
Hệ số xác định R2 0,945
Sig. 0,000
kết quả chạy hàm ở phụ lục
Ghi chú: * :ý nghĩa 1% ns : không có ý nghĩa
Căn cứ vào kết quả trên cho thấy với Significance F =0,000 rất nhỏ so
với mức ý nghĩa α= 5% điều này cho thấy phương trình hồi quy đưa ra là
có ý nghĩa. Với R = 0,972 nên có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có
mối tương quan rất chặt chẽ với thu nhập. Với hệ số xác định (R2) là 0,945
có nghĩa là sự biến động của thu nhập được giải thích bởi các yếu tố được
xác định trong mô hình ở mức 94,5%, còn lại 5,5% không được giải bởi sự
thay đổi của những biến trên và phải được giải thích bởi những biến số khác
chưa được đưa vào trong phân tích.
Theo số liệu từ bảng trên ta có phương trình hồi quy về Thu nhập như sau:
Y = -16.321,698* - 1,678X1ns + 33,952X2ns + 3,012X3* + 5.207,875X4* -
1,138X5ns - 0,934X6* - 1,077X7* - 0,407X8ns - 1,007X9* (2) (Y: thu nhập, là
biến phụ thuộc).
Giải thích hàm thu nhập (4):
¾ Yếu tố kinh nghiệm ( X1):
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 55 - -
Từ phương trình (4) cho ta thấy mỗi 01 năm tăng lên của kinh nghiệm
khi các yếu tố khác không thay đổi sẽ làm cho thu nhập của nông hộ giảm
trung bình 1.678 đồng/ha. Tuy nhiên về ý nghĩa thống kê không đủ cơ sở kết
luận nhân tố kinh nghiệm ảnh hưởng thu nhập của nông hộ.
¾ Yếu tố trình độ học vấn (X2):
Từ phương trình (4) cho thấy trình độ học vấn tăng lên 01 cấp khi các
yếu tố khác không đổi sẽ làm cho thu nhập của nông hộ tăng trung bình
33.952 đồng/ha. Tuy nhiên về ý nghĩa thống kê không đủ cơ sở kết luận rằng
yếu tố trình độ học vấn ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.
¾ Yếu tố năng suất (X3):
Từ phương trình (4) ta được b3 = 3,012. Giá trị b3 cho thấy 01 kg tăng
lên của năng suất (kg/ha), giả sử các yếu tố khác không đổi sẽ làm tăng thu
nhập của nông hộ trung bình khoảng 3.012 đồng. Hay nói cách khác, khi
năng suất lúa tăng lên thì thu nhập của nông hộ cũng tăng lên một lượng
tương ứng với β3.
¾ Yếu tố giá bán (X4):
Từ phương trình (4) ta được b4 = 5.207,875. Giá trị b4 cho thấy nếu giá
bán tăng lên 1.000 đồng, giả sử các yếu tố khác không đổi sẽ làm thu nhập
của nông hộ tăng trung bình là 5.207.875 đồng. Điều này có nghĩa là khi giá
bán càng cao thì thu nhập mang về cho nông hộ càng lớn.
¾ Yếu tố chi phí chuẩn bị đất (X5):
Từ phương trình (4) ta được b5 = -1,138. Giá trị b5 = -1,138 cho thấy
mỗi 1.000 đồng tăng lên của chi phí chuẩn bị đất (1.000 đồng/kg) khi các yếu
tố khác không có sự thay đổi sẽ làm giảm lợi nhuận của nông hộ trung bình
khoảng 1.138 đồng. Tuy nhiên về ý nghĩa thống kê, không đủ cơ sở kết luận
rằng yếu tố chi phí chuẩn bị đất ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng
lúa.
¾ Yếu tố chi phí giống (X6):
Từ phương trình (4) ta được b6 = -0,934. Giá trị b6 = -0,934 cho thấy
mỗi 1.000 đồng tăng lên của chi phí giống (1.000 đồng/kg) khi các yếu tố
khác không có sự thay đổi sẽ làm giảm thu nhập của nông hộ trung bình
khoảng 934 đồng.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 56 - -
¾ Yếu tố chi phí phân bón (X7):
Từ phương trình (4) ta được b7 = -1,077. Giá trị b7 = -1,077 cho thấy
mỗi 1.000 đồng tăng lên của chi phí phân bón (1.000 đồng/kg) khi các yếu tố
khác không có sự thay đổi sẽ làm giảm thu nhập của nông hộ trung bình
khoảng 1.077 đồng.
¾ Yếu tố chi phí nông dược (X8):
Từ phương trình (4) ta được b8 = -0,407. Giá trị b8 = -0,407 cho thấy
mỗi 1.000 đồng tăng lên của chi phí nông dược (1.000 đồng/kg) khi các yếu
tố khác không có sự thay đổi sẽ làm giảm thu nhập của nông hộ trung bình
khoảng 407 đồng. Tuy nhiên về ý nghĩa thống kê, không đủ cơ sở kết luận
rằng yếu tố chi phí nông dược ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng
lúa.
¾ Yếu tố chi phí thuê lao động (X9):
Từ phương trình (4) ta được b9 = -1,007. Chi phí thuê lao động tỷ lệ
nghịch với thu nhập của nông hộ. Giá trị b9 = -1,007 cho thấy mỗi 1.000
đồng tăng lên của chi phí thuê lao động (1.000 đồng/kg) trong điều kiện các
yếu tố khác không có sự thay đổi sẽ làm giảm thu nhập của nông hộ trung
bình khoảng 1.007 đồng.
Ngoài các yếu tố được xem xét trên giải thích mối quan hệ của nó với
thu nhập sản xuất thì còn có 16.321,698 lần các yếu tố khác không thuộc mô
hình có tác động đến thu nhập hay hiệu quả trồng lúa.
Bảng 29 : ĐÁNH GIÁ KỲ VỌNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỤ
HÈ THU
Các nhân tố ảnh hưởng Kỳ vọng Kết quả nghiên cứu
Năng suất + +
Giá bán + +
Chi phí giống + -
Chi phí phân bón + -
Chi phí thuê lao động + -
Tóm lại: trong quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
của nông hộ thì chỉ có các nhân tố như: năng suất, giá bán, chi phí giống, chi
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 57 - -
phí phân, chi phí thuê mướn lao động tác động đến thu nhập của nông hộ.
Trong đó năng suất và giá bán tác động làm tăng thu nhập của nông hộ, các
yếu tố chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuê mướn lao động tác động làm
giảm thu nhập của nông hộ. Còn các yếu tố như: kinh nghiệm, trình độ văn
hóa, chi phí chuẩn bị đất, chi phí nông dược tuy có tác động đến thu nhập
của nông hộ nhưng về mặt thống kê thì chúng không có ý nghĩa.
4.6. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ
TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
4.6.1. Thuận lợi
Đa số các nông hộ đều có kinh nghiệm lâu năm trong việc canh tác lúa
và chịu khó tìm hiểu học hỏi tiếp cận và áp dụng KHKT vào trong sản xuất.
Có điều kiện kinh tế xã hội phù hợp cho việc sản xuất lúa và điều kiện
giao thông thuận lợi cho việc cung cấp vật tư, sản phẩm thu hoạch của nông
hộ.
Hằng năm do có lũ về nên đã cung cấp cho đồng ruộng một lượng phù
sa đáng kể giúp cho cây lúa sinh trưởng tốt.
Công tác khuyến nông BVTV và chuyển giao kỹ thuật canh tác mới
trong sản xuất lúa được ngành nông nghiệp của tỉnh quan tâm góp phần
giúp cho bà con nông dân sản xuất lúa ngày càng đạt hiệu quả cao hơn như:
giống mới, máy sạ hàng, máy gặt đập liên hợp.
Hiện nay do có nhiều chương trình đầu tư cải tạo hệ thống tưới tiêu
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của nhà nước và địa phương cùng với dặc
điểm là vùng có hệ thống sông ngòi chằng chịt đã tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tưới tiêu cũng như vận chuyển vật tư và sản phẩm thu hoạch của người
dân.
Được mua vật tư thiếu tại các đại lý nông nghiệp.
Về cơ giới hóa sản xuất: hầu hết lúa của các hộ khi thu hoạch đều được
suốt bằng máy và do phường được cung cấp máy gặt đập liên hợp đã giúp
người nông dân tiết kiệm được chi phí, thời gian, và khắc phục được tình
trạng khan hiếm lao động khi thu hoạch rộ.
Thị trường xuất khẩu gạo ngày càng phát triển, gạo xuất khẩu được
giá.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 58 - -
4.6.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì tình hình sản xuất lúa của địa
bàn trong vẫn còn gặp một số khó khăn như sau:
Về kỹ thuật canh tác: Tuy các hộ có ý thức trong việc đưa các kỹ thuật
canh tác tiên tiến vào trong sản xuất lúa, tuy nhiên việc áp dụng chưa đồng
bộ nguyên nhân là do thói quen của ngừời dân còn quen với kỹ thuật canh
tác cũ hay dựa theo kinh nghiệm của bản thân là chính nên chưa mạnh dạn
áp dụng các kỹ thuật canh tác mới , mặt khác do trình độ của người dân
trồng lúa còn hạn chế.
Đa số nông dân chưa quan tâm đến việc tồn trữ lúa và bảo quản lúa lâu
dài. Việc tiêu thụ của nông dân còn phụ thuộc nhiều vào thương lái.
Thu nhập và trình độ văn hóa của người lao động sản xuất lúa còn
thấp. Qua thực tế điều tra thì số hộ đạt đến trình độ cấp 3 còn rất thấp chỉ
chiếm 9,1 % trong tổng số mẫu điều tra.
Cũng như các địa phương khác trong nước, địa bàn phường trong
những năm gần đây tình hình dịch bệnh, sâu rầy phát triển khá mạnh như:
rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn.... đã gây ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của người dân.
Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các nông hộ trong việc xuống giống
đồng loạt nên đã gây khó khăn cho việc tưới tiêu.
Giá cả các nguồn lực đầu vào vẫn tiếp tục tăng vọt như phân bón,
thuốc BVTV, xăng, dầu làm tăng giá thành các mặt hàng cũng như tăng chi
phí bơm, cắt gặt, vận chuyển.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 59 - -
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
LÚA CAO SẢN CHO NÔNG HỘ Ở PHƯỜNG VĨNH HIỆP,
THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG
5.1. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT CỦA HỘ NÔNG DÂN.
- Về cơ cấu mùa vụ:
Sản xuất nông nghiệp nói chung và việc trồng lúa nói riêng chịu ảnh
hưởng rất lớn bởi khí hậu thời tiết. Qua thực tế điều tra cho thấy có sự
chênh lệch về năng suất giữa 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu chủ yếu là do
khí hậu, thời tiết ở vụ Hè Thu không thuận lợi như ở vụ Đông Xuân.
-Về kỹ thuật:
Đa phần các hộ nông dân có trình độ học vấn còn thấp, khả năng tiếp
thu tiến bộ KHKT còn hạn chế, muốn bảo vệ hình thức canh tác truyền
thống của gia đình, và do đặc điểm của đất không phù hợp. Đây là nguyên
nhân quan trọng dẫn đến các hộ chưa mạnh dạn để áp dụng KHKT vào sản
xuất.
Các hộ ở phường canh tác chủ yếu theo kinh nghiệm của bản thân là
chính. Có nhiều lớp tập huấn áp dụng tiến bộ vào canh tác lúa nhưng mức
độ áp dụng vẫn còn rất ít.
+ Lực lượng cán bộ BVTV còn mỏng, điều kiện giao thông những
vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, sự kết hợp giữa
chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn đôi lúc chưa chặt chẽ trong
điều kiện thành phố Rạch Giá chưa có tổ kinh tế - kỹ thuật sản xuất nông
nghiệp nên quá trình bám sát đồng ruộng, tư vấn, hỗ trợ cho nông dân còn
bị động, vẫn còn một bộ phận nông dân không có điều kiện tiếp nhận trực
tiếp những quy trình sản xuất, thành tựu mới của khoa học.
- Về thị trường:
Hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ
trong việc bán sản phẩm. Tuy nhiên, thị trường tiêu thị ở phường phát triển
chưa mạnh, đầu ra của sản phẩm chủ yếu bán cho thương lái.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 60 - -
Thị trường cung ứng dịch vụ và vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất nông
nghiệp do tư nhân kiểm soát, chưa có sự hợp tác, liên kết hổ trợ nông hộ.
Giá vật tư, phân bón có sự dao động lớn gây trở ngại và rủi ro cho nông hộ
đầu tư sản xuất.
- Về vốn:
Cùng với chính sách của nhà nước là cho nông dân vay vốn và được sự
quan tâm của tỉnh, các hộ nông dân ở địa bàn dần dần được tiếp cận với
nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên, thời gian vay chưa phù
hợp với mục đích vay và khi vay phải có thế chấp, điều này gây khó khăn
cho nông dân.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
+ Về kỹ thuật:
Nên thường xuyên mở các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên
đề, chuyển giao KHKT tham quan học hỏi kinh nghiệm của các nông dân
sản xuất giỏi và kết hợp với việc biểu dương khen thưởng những nông dân
có thành tích trong sản xuất. Bên cạnh đó cần quan tâm một số vấn đề sau:
+ Về gíống:
Giống là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Nó quyết
định năng suất, chất lượng của sản phẩm sau này. Cho nên cần phải chọn
giống có chất lượng, thích hợp đối với từng vùng, từng mùa vụ, có khả năng
kháng dịch bệnh. Điều này có tác dụng giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh
tránh rủi ro, có khả năng đạt năng suất, chất lượng cao.
Theo điều tra thì với số lượng sử dụng khoảng 200 – 270 kg/ha như
hiện nay là quá nhiều so với khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật ngành sản xuất
tổng hợp với lượng giống từ 100 -120 kg/ha. Do đó các nông hộ cần thay đổi
thói quen là giảm lượng giống xuống vì gieo nhiều giống làm mật độ sạ sẽ
dày vừa tốn chi phí giống và tạo điều kiện cho sâu bệnh dễ dàng phát triển.
Ngoài ra cần chú ý đến việc xử lý giống trước khi gieo sạ bằng hóa chất vì
nó có tác dụng làm nảy mầm mạnh và ngăn chặn côn trùng phá hoại.
+ Về phân bón:
Về nguyên tắc phân bón sẽ làm cho cây trồng hát triển lên nhưng bón
với liều lượng quá nhiều sẽ gây lãng phí về tiền bạc, và công sức trong khí đó
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 61 - -
năng suất không tăng lên mà còn giảm xuấng. Vì vậy nông dân phải bón
phân, bón theo nguyên tắc 4 đúng, ba giảm ba tăng kết hợp với bản so màu
lá lúa theo hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật để giảm tối đa chi phí sản
xuất.
+ Về nông dược:
Hiện nay vấn đề làm thế nào giảm chi phí nông dược cần phải được
quan tâm nhiều hơn nữa, chương trình IPM khuyến cáo nông dân sử dụng
nông dược trên đồng ruộng, đối với các côn trùng thì có thể sử dụng thiên
địch thay vì thuốc như nuôi cá trên đồng ruộng, thả vịt vào ăn, chuẩn bị đất
thật kỹ trước khi xuống giống có thể làm giảm bệnh trong chu kỳ sản xuất.
+ Ngoài ra khâu thu hoạch cũng góp phần vào việc tăng năng suất theo
khuyến cáo của các chuyên gia nông dân nên cắt lúa khi 80 -85 % số hạt/
bông ngả màu vàng. Bên cạnh đó nông dân phải thăm đồng thường xuyên
để kịp thời phát hiện sâu bệnh và có biện pháp sử lý.
+ Về chi phí:
Chi phí trong sản xuất lúa gạo cao là một trong những nguyên nhân
chủ yếu khiến cho hiệu quả sản xuất thu được thấp, giảm chi phí sản xuất là
vấn đề cần thiết phải được đặt ra để giúp cho nông dân được hưởng lợi như
thành lập thêm hợp tác xã để liên kết các hộ nông dân lại với nhau theo
hướng góp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tư liệu sản xuất theo hướng
chuyên nghiệp gắn sản xuất với thị trường. Giải pháp này cho phép cơ giới
hóa mạnh mẽ trong sản xuất, tiết kiệm thời gian, chi phí lao động, giảm các
chi phí đầu tư ban đầu và nâng cao khả năng tiếp cận thị trường.
+ Về phía nhà nước cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ sản xuất như:
tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm hỗ trợ gián tiếp cho hoạt động
sản xuất nông nghiệp.
+ Nâng cao thu nhập cho nông hộ:
Vấn đề đầu tiên là làm thế nào giảm các yếu tố đầu vào càng nhiều
càng tốt, chương trình ba giảm ba tăng giúp cho nông dân có thể tiết kiêm
chi phí giống, phân, thuốc. Bên cạnh đó đó áp dụng triệt để chương trình
IPM trên đồng ruộng vừa làm giảm chi phí nông dược vừa cho sản phẩm
sạch đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Về lâu
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 62 - -
dài nông dân nên thay đổi tập quán sản xuất theo lối truyền thống, phải tích
cực chủ động áp dụng các tiến bộ KHKT vào trong sản xuất và tiến hành
chuyển dịch cơ cấu kinh tế với những cây trồng phù hợp với lợi thế của từng
vùng.
Ngoài ra phải thuờng xuyên nạo vét kênh mương, hoàn thiện hệ thống
thủy lợi nội đồng để phục vụ tối đa nhu cầu cho sản xuất lúa của người dân.
Và phải tăng cường hợp tác giữa các nhà ( nhà nông, nhà khoa học, nhà
doanh
nghiệp và nhà nước) để hạn chế tối đa tác hại của sâu rầy và dịch bệnh hại
lúa để nâng cao phẩm chất sản phẩm, tăng năng suất sản xuất.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 63 - -
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Sản xuất lúa là một hoạt động chính của nông dân ĐBSCL nói chung,
người dân phường Vĩnh Hiệp nói riêng. Vì vậy mà thu nhập và đời sống của
nông hộ vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động canh tác của họ. Đây cũng
là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho con người và góp phần vào tăng
trưởng kinh tế tại địa phương.
Qua quá trình phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ tiêu tài
chính trên 01 ha đất trồng lúa cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
và thu nhập của nông hộ có thể đưa ra một số kết luận sau:
Đa số các nông hộ đều có kinh nghiệm sản xuất lúa lâu năm, nhưng
trình độ học vấn của các chủ hộ còn tương đối thấp chủ yếu từ cấp II trở
xuống, đó cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc áp dụng KHKT và
tiếp cận thông tin thị trường của họ.
Chi phí đầu tư cho vụ Đông Xuân cũng như vụ Hè Thu không chênh
lệch nhiều cụ thể chi phí của vụ Đông Xuân là 9.910.150 đồng/ha, vụ Hè Thu
là 9.592.310 đồng/ha. Năng suất vụ Đông Xuân cao hơn hẳn so với vụ Hè
Thu là 3.388 kg/ha (vụ Đông Xuân là 8.731 kg/ha, vụ Hè Thu là 5.343 kg/ha)
đó là do sản xuất ở vụ Hè Thu thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh hại lúa
xuất hiện nhiều nên đạt năng suất thấp so với vụ Đông Xuân. Về doanh thu
thì vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu là 6.216.680 đồng. Về thu nhập thì vụ
Đông Xuân cũng cao hơn vụ Hè Thu là 6.216.680 đồng/ha.
Khi so sánh các chỉ tiêu tài chính thì hiệu quả đầu tư của vụ Đông
Xuân đạt cao hơn so với vụ Hè Thu.
Năng suất lúa của nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố :diện tích, tổng chi
phí đầu tư, còn yếu tố kinh nghiệm và trình độ học vấn tuy có ảnh hưởng
đến năng suất nhưng về mặt thống kê không đủ cơ sở kết luận rằng hai
nhân tố này ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Lợi nhuận của nông hộ sản xuất lúa phụ thuộc vào các yếu tố: năng
suất, giá bán, chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuê lao động, trong đó yếu
tố năng suất và giá bán tác động làm tăng thu nhập của nông hộ, còn chi phí
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 64 - -
giống, chi phí phân và chi phí lao động tác động lại làm giảm thu nhập của
nông hộ. Còn lại các yếu tố như: kinh nghiệm, trình độ học vấn, chi phí
chuẩn bị đất, chi phí nông dược tuy chúng có tác động đến thu nhập của
nông hộ nhưng về mặt thống kê thì chúng không có ý nghĩa.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với nông hộ
Đối với các nông hộ sản xuất lúa cần luôn luôn học hỏi nâng cao kiến
thức và ứng dụng KHKT vào trong sản xuất lúa. Ngoài ra cần tăng cường
đoàn kết giữa các hộ trong sản xuất nhằm khắc phục vấn đề thiếu lao động
làm giảm hiệu quả sản xuất.
Phải thường xuyên tham gia các buổi tập huấn do cán bộ địa phương
tổ chức, và tích cực tham gia vào các tổ chức xã hội để tạo điều kiện liên kết,
giúp đỡ nhau và tìm kiếm thông tin thị trường.
Tập trung đầu tư cho vụ Đông Xuân để khai thác được lợi thế cạnh
tranh củ vụ lúa này. Đối với vụ lúa Hè Thu, cần duy trì ổn định năng suất và
nâng cao chất lượng lúa.
6.2.2. Đối với địa phương
Cần duy trì công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao KHKT cho
nông dân, biểu dương nhân rộng mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao thông
qua báo đài địa phương nhằm khuyến khích các hộ làm theo.
Cung cấp và hướng dẫn nông dân sử dụng hợp lý và cân đối phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật đạt hiệu quả cao để góp phần gia tăng sản lượng, đảm
bảo chất lượng.
Phải tăng cường công tác giới thiệu thêm nhiều giống mới có chất
lượng cao hơn vì với số giống cao sản hiện nông dân đang trồng vẫn còn quá
ít.
Xây dựng các mối liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong nông dân
thông qua các hình thức hợp tác sản xuất và thương mại hàng hóa của nông
dân. Chú trọng công tác khuyến nông cả về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lẫn
chuyển giao quản lý, thông tin giá cả kịp thời cho nông dân.
6.2.3. Đối với nhà nước
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 65 - -
Cần tăng cường nhiều hơn các lớp tập huấn kỹ thuật, các chương trình
hỗ trợ hay trợ giống, giá, phương tiện sản xuất cho nông hộ đặc biệt là tăng
cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thủy nông nội đồng nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho người sản xuất.
Thành lập các trung tâm tư vấn cho nông dân trong việc lựa chọn
giống, chăm sóc và thu hoạch cũng như huớng dẫn nông dân hạch toán các
khoản chi phí và doanh thu trong sản xuất để qua đó biết được hiệu quả và
có bước đầu tư cho phù hợp.
Cần đổi mới mạnh mẽ phương thức cho vay, thu nợ cho phù hợp với
đặc điểm riêng cho từng hộ nông dân. Khi xác định dự án cho vay vốn thì
phải xác định nhu cầu tổng hợp và kỳ hạn vay trong một thời gian đủ dài để
có thể gối vụ.
Đối với các viện trường và các nhà khoa học cần tăng cuờng nghiên
cứu tạo giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt nhằm bán được giá cao
đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân.
Trong giai đoạn hiện nay vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công
ngoài vấn đề kỹ thuật để có năng suất cao, an toàn cho con người và môi
trường thì cần phải chú ý đến việc quy hoạch vùng để tận dụng lợi thế của
vùng tạo ra sản lượng hàng hóa lớn và quan trọng nhất là làm sao đảm bảo
giá bán đầu ra cho nông dân yên tâm sản xuất và mở rộng sản xuất.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 66 - -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kinh tế nông hộ nhà xuất bản nông nghiệp
2. Hà Trọng, xử lý nghiên cứu với SPSS for window, NXB thống kê.
3. Giáo trình thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế,
NXB thống kê.
4. Luận văn tốt nghiệp “ so sánh hiệu quả kinh tế mô hình lúa mè với mô
hình lúa hai vụ ở nông truờng Sông Hậu TPCT”.
5. Phòng Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện
nhiệm vụ 2007 và kế hoạch năm 2008.
6. UBND phường Vĩnh Hiệp báo cáo tổng kết của năm 2007 và kế hoạch
năm 2008.
7. Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn.
8. Giáo trình kinh tế sản xuất.
9. Huỳnh Trường Huy. 2006. Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu
quả sản xuất lúa tại Cần Thơ và Sóc Trăng.
10. Niên Giám Thống Kê Thành Phố Rạch Giá 2007.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 1 - -
BẢNG PHỤ LỤC
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 2 - -
Phụ lục 1: nam trong lua
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid duoi 20 nam 4 12.1 12.1 12.1
20 den 30 nam 10 30.3 30.3 42.4
31 den 40 nam 16 48.5 48.5 90.9
tren 40 nam 3 9.1 9.1 100.0
Total 33 100.0 100.0
Phụ lục 2: dien tich dat trong lua
Frequen
cy Percent
Valid
Percent Cumulative Percent
Valid duoi 10 10 30.3 30.3 30.3
10 den 20 17 51.5 51.5 81.8
21 den 30 5 15.2 15.2 97.0
Tren 30 1 3.0 3.0 100.0
Total 33 100.0 100.0
Phụ lục 3: Tuoi cua chu ho
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid duoi 40 tuoi 4 12.1 12.1 12.1
40 - 50 tuoi 9 27.3 27.3 39.4
51 - 60 tuoi 16 48.5 48.5 87.9
tren 60 tuoi 4 12.1 12.1 100.0
Total 33 100.0 100.0
Phụ lục 4: trinh do hoc van cua chu ho
Frequency Percent
Valid
Percent Cumulative Percent
Valid mu chu 2 6.1 6.1 6.1
cap1 13 39.4 39.4 45.5
cap 2 15 45.5 45.5 90.9
cap 3 3 9.1 9.1 100.0
Total 33 100.0 100.0
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 3 - -
phụ lục 5: mo hinh giong moi
Frequency Percent
Valid
Percent Cumulative Percent
Valid ko 6 18.2 18.2 18.2
co 27 81.8 81.8 100.0
Total 33 100.0 100.0
phụ lục 6: mo hinh sa hang
Frequency Percent
Valid
Percent Cumulative Percent
Valid ko 26 78.8 78.2 78.2
co 7 21.2 21.2 100.0
Total 33 100.0 100.0
phụ lục 7: mo hinh 3 giam 3 tang
Frequency Percent
Valid
Percent Cumulative Percent
Valid ko 18 54.5 54.5 54.5
co 15 45.5 45.5 100.0
Total 33 100.0 100.0
Phụ lục 8: mo hinh IPM
Frequency Percent
Valid
Percent Cumulative Percent
Valid ko 13 39.4 39.4 39.4
co 20 60.6 60.6 100.0
Total 33 100.0 100.0
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 4 - -
Phụ lục 9: Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean
Std.
Deviation
cp giong 33 1800 3000 2260.78 295.611
cp phân bón 33 1544 3107 2433.73 471.426
cp nong duoc 33 704 2114 1177.03 316.636
cp chuan bi dat 33 700 1500 1276.56 250.619
cp nhiên lieu 33 150 350 275.19 52.870
cp thuê LÐ 33 917 3000 2250.57 412.197
cp lai vay 33 0 1029 224.30 276.558
CP LÐGÐ 33 431 2917 1176.36 487.290
nang suat 33 8400 9200 8731.25 276.629
Gia ban 33 2.5 2.8 2.610 .1159
Tong cp 33 7972 12176 9910.15 1025.986
Doanh thu 33 21000 25760 22790.31 1275.506
Loi nhuan 33 10364 16520 12880.16 1493.257
Valid N (listwise) 33
Phụ lục 10: Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean
Std.
Deviation
cp giong 33 1518 3118 2345.91 358.452
cp phan bon 33 1274 3430 2368.62 394.360
Cp nong duoc 33 690 2060 1242.16 332.701
cp chuan bi dat 33 600 1200 1028.13 113.838
cp nhien lieu 33 190 450 321.56 58.689
cp thuê LÐ 33 750 2867 2073.33 427.714
cp lai vay 33 0 1029 224.30 276.558
cp LÐGÐ 33 67 3133 1116.09 607.593
nang suat 33 4000 7000 5343.75 624.969
Gia ban 33 2.9 3.7 3.052 .1646
Tong cp 33 6858 12020 9603.65 1058.130
Doanh thu 33 11600 22050 16325.31 2220.994
Loi nhuan 33 677 11351 6721.66 2314.440
Valid N (listwise) 33
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 5 - -
Phụ lục 11: Model Summary
Mode
l R R Square
Adjusted
R Square
Std. Error
of the
Estimate
1 .968(a) .937 .930 1591.627
a Predictors: (Constant), tong chi phi DX, trinh do hoc van cua chu ho, tuoi cua chu ho,
dien tich dat trong lua
Phụ lục 12: ANOVA(b)
Mode
l
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
Regressio
n
1122079
000.906 4
280519750.
226 404.328 .000(a)
Residual 5393349.
094 27 199753.670
1
Total 1127472
350.000 31
a Predictors: (Constant), tong chi phi DX, trinh do hoc van cua chu ho, tuoi cua chu ho,
dien tich dat trong lua
b Dependent Variable: NSDX(kg)
Phụ lục 13: Coefficients(a)
Mode
l
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta B
Std.
Error
1 (Constant) 162.964 511.901 -11.312 .000
tuoi cua chu ho 3.016 7.759 .005 .389 .701
trinh do hoc van
cua chu ho 36.531 107.121 .005 .341 .736
dien tich dat trong
lua 6522.783 415.315 .881 18.113 .000
tong chi phi DX .110 .044 .121 2.481 .000
a Dependent Variable: NSDX(kg)
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 6 - -
Phụ lục 14: Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square
Std. Error of the
Estimate
1 .920(a) .846 .829 1551.706
a Predictors: (Constant), tong chi phi Ht, trinh do hoc van cua chu ho, tuoi cua chu ho,
dien tich dat trong lua
Phụ lụ 15: ANOVA(b)
Mode
l
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
1 Regressio
n
416433949.36
8 4
104108487.
342 131.788 .000(a)
Residual 21329138.132 27 789968.079
Total 437763087.50
0 31
a Predictors: (Constant), tong chi phi Ht, trinh do hoc van cua chu ho, tuoi cua chu ho,
dien tich dat trong lua
b Dependent Variable: NSHT(kg)
Phụ lục 16: Coefficients(a)
Mode
l
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
B
Std.
Error Beta B
Std.
Error
1 (Constant) -249.445 1791.891 -.139 .890
tuoi cua chu ho .923 26.656 .003 -.665 .937
trinh do hoc van
cua chu ho 118.378 367.668 .024 -.588 .750
dien tich dat trong
lua 4695.174 745.612 1.071 7.638 .000
tong chi phi Ht .499 .041 .920 -.688 .000
a Dependent Variable: NSHT(kg)
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 7 - -
Phụ lục 17: Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square
Std. Error of the
Estimate
1 .957(a) .916 .877 618.56767
a Predictors: (Constant), cpthueldDX/ha, tuoi cua chu ho, cpgiongDX/ha, trinh do hoc
van cua chu ho, dien tich dat trong lua, gia ban DX, NSDX/ha, cpphanDX/ha,
cpcbidatDX/ha, cpnongduocDX/ha
Phụ lục 18: ANOVA(b)
Mode
l
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
1 Regression 8803300
2.726 10
8803300.27
3 23.008 .000(a)
Residual 8035145.
218 21 382625.963
Total 9606814
7.943 31
a Predictors: (Constant), cpthueldDX/ha, tuoi cua chu ho, cpgiongDX/ha, trinh do hoc
van cua chu ho, dien tich dat trong lua, gia ban DX, NSDX/ha, cpphanDX/ha,
cpcbidatDX/ha, cpnongduocDX/ha
b Dependent Variable: LNDX/ha
Phụ lục 19: Coefficients(a)
Mode
l
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta B
Std.
Error
1 (Constant) -18009.642 5099.289 -3.532 .002
tuoi cua chu ho 17.161 12.397 .103 1.384 .181
trinh do hoc van cua
chu ho 96.841 185.728 .042 .521 .608
NSDX/ha 2.042 .453 .326 4.511 .000
gia ban DX 8805.613 1309.328 .589 6.725 .000
cpgiongDX/ha -1.133 .302 -.348 -3.756 .001
cpphanDX/ha -.745 .277 -.245 -2.694 .014
cpnongduocDX/ha -1.224 1.038 -.136 -1.180 .251
cpcbidatDX/ha -.147 .624 -.021 -.235 .817
cpthueldDX/ha -1.117 .340 -.258 -3.287 .004
a Dependent Variable: LNDX/ha
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 8 - -
Phụ lục 20: Model Summary
Mode
l R R Square
Adjusted
R Square Std. Error of the Estimate
1 .972(a) .945 .937 298.27560
a Predictors: (Constant), cpthueldHT/ha, cpcbidatHT/ha, NSHT/ha, dien tich dat trong
lua, trinh do hoc van cua chu ho, gia ban HT, cpgiongHT/ha, tuoi cua chu ho,
cpnongduocHT/ha, cpphanHT/ha
Phụ lục 21: ANOVA(b)
Mode
l
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
1 Regression 180310533.372 10 18031053.337 202.668 .000(a)
Residual 1868335.010 21 88968.334
Total 182178868.382 31
a Predictors: (Constant), cpthueldHT/ha, cpcbidatHT/ha, NSHT/ha, dien tich dat trong
lua, trinh do hoc van cua chu ho, gia ban HT, cpgiongHT/ha, tuoi cua chu ho,
cpnongduocHT/ha, cpphanHT/ha
b Dependent Variable: LNHT/ha
Phụ lục 22: Coefficients(a)
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
B
Std.
Error Beta B
Std.
Error
1 (Constant) -16321.698 1325.236 -12.316 .000
tuoi cua chu ho 1.678 6.170 .007 .272 .788
trinh do hoc van
cua chu ho 33.952 76.343 .011 .445 .661
dien tich dat trong
lua 15.225 94.257 .004 .162 .873
NSHT/ha 3.012 .095 .789 31.716 .000
gia ban HT 4207.875 369.980 .359 14.076 .000
cpgiongHT/ha -.934 .079 -.293 -11.876 .000
cpphanHT/ha -1.077 .233 -.166 -4.618 .000
cpnongduocHT/ha -.407 .399 -.036 -1.019 .320
cpcbidatHT/ha -1.138 .677 -.054 -1.682 .107
cpthueldHT/ha -1.007 .102 -.290 -9.915 .000
a Dependent Variable: LNHT/ha
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 9 - -
BẢNG PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN TRỒNG LÚA CAO SẢN
I - Thông tin chung về hộ sản xuất:
- Mẫu phỏng vấn số:
- Ngày phỏng vấn:…./……./2008
- Địa bàn phỏng vấn: phường Vĩnh Hiệp
- Tên người được phỏng vấn:
- Tuổi:
- Giới tính: Nam Nữ
- Trình độ học vấn: Mù chữ Cấp I Cấp II
Cấp III
- Tống số nhân khẩu:
- Trong đó: Lao động nam……….người
Lao động nữ ……….ngưỡi
- Số người trong độ tuổi tham gia sản xuất nông nghiệp:
A.Thông tin cụ thể:
1). Ông (bà) bắt đầu trồng giống lúa cao sản từ khi nào?
2). Tại sao ông (bà) lại chọn trồng giống lúa này ?
Dễ trồng.
được nhà nước cung cấp.
Cho năng suất cao.
Bán được giá cao
Khác.
3). Kinh nghiệm trồng ông (bà) lấy từ đâu ?
Từ hàng xóm.
Xem ti vi, sách báo.
Từ cán bộ khuyến nông.
Gia đình truyền lại
4). Ông (bà) mua giống ở đâu ?
Trung tâm giống.
Nhà nước hỗ trợ.
Trung tâm khuyến nông.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 10 - -
Khác
5). Ông (bà) cho biết đất dùng để sản xuất nông nghiệp là của gia đình hay
là thuê.
Gia đình.
Thuê.
6). Ông (bà) cho biết diện tích đất nông nghiệp (đất trồng lúa) là bao nhiêu?
7). Ông (bà) tự sản xuất hay tham gia vào hợp tác xã ?
Tự sản xuất.
Tham gia vào hợp tác xã.
8). Từ khi bắt đầu trồng thì có ai tập huấn không ?
Có.
Không.
9). Nếu có thì ai tập huấn ?
Cán bộ khuyến nông.
Hội nông dân.
Cán bộ công ty thuốc bảo vệ thực vật.
Khác.
10). Ông (bà) có vay vốn để sản xuất nông nghiệp không ?
Có.
Không.
11). Nếu có vay vốn thì cho biết một số thông tin sau:
Nguồn vay Số tiền Lãi suất Thời hạn
vay
Tài sản
thế chấp
Ghi chú
NHNN&PTNN
Vay của các chủ nợ
NH chính sách
Khác
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 11 - -
12) Tình hình sản xuất lúa cao sản cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu
Hạng mục Đông Xuân Hè Thu Thành tiền
- Giống
- Phân bón
- nông dược
- Chuẩn bị đất.
- Nhiên liệu
- Thuê lao động
- Lãi vay
- Tổng chi phí
- Lao động gia đình
- Ngày công
- Năng suất
- Giá bán
- Tổng thu
- Lợi nhuận
13). Sau khi thu hoạch ông (bà) thường bán cho ai?
thương lái.
Tự chở đi bán.
Bán cho các cơ sở chế biến
Khác.
14). Để phục vụ tốt cho việc sản xuất của gia đình thì ông (bà) đề nghị
chính quyền địa phương đầu tư vào khâu nào là chính ?
Tăng giá mua
Đầu tư khoa học kỹ thuật
Hệ thống giao thông, thuỷ lợi.
Đưa giống mới vào sản xuất.
Khác
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản
- - 12 - -
15). Trong tương lai, để đạt được hiệu quả cao trong việc việc sản xuất, ông
(bà) có đề nghị gì ?
- Thị trường
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
- Các phương tiện, kĩ thuật trong việc sản xuất
……………………………………………………………………....………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………
- Các biện pháp, chính sách của các cấp chính quyền
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn
www.kinhtehoc.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản của hộ nông dân tại phường Vĩnh Hiệp - Thành Phố Rạch Giá - Kiên Giang.pdf