Luận văn Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Nhìn chung trong điều kiện các Ngân hàng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đòi hỏi NHNo & PTNT huyện Chợ Mới cần cố gắn hơn nữa, mạnh dạn vượt qua thử thách để duy trì và phát triển ngày càng tốt hơn. Do đó, trong thời gian tới, NHNo huyện Chợ Mới cần đặc biệt chú ý đến việc theo dõi nợ, xử lý nợ quá hạn để hạn chế nợ xấu phát sinh. Việc dư nợ của ngân hàng tăng dần qua mỗi năm đã góp phần quan trọng vào việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ vốn cho các tầng lớp dân cư đồng thời nhờ đó tác động tích cực đến việc khai thác các thế mạnh, tiềm năng kinh tế của địa phương. Bên cạnh đó, công tác thu nợ được làm tốt đã góp phần tạo nhiều vòng quay vốn tín dụng, mang về thêm nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Nhìn một cách tổng quát, hoạt động tín dụng của NHNo huyện Chợ Mới đã và đang đi đúng hướng. Việc cần làm là tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, khẩn trương và ra sức khắc phục những yếu kém còn tồn tại để đảm bảo hoạt động tín dụng của ngân hàng có được sự phát triển lành mạnh và bền vững.

pdf76 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu vay vốn lại của người dân không còn cao như trước nữa và họ có thể trả nợ cho Ngân hàng trước khi đến hạn trả. Vì vậy, mà doanh số thu nợ của ngành này có xu hướng giảm nhanh như vậy. * Ngành khác. Đối với ngành thuộc lĩnh vực này, doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng cao nhất và doanh số thu nợ cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2005 thì doanh số thu nợ là 80.025 triệu đồng chiếm tỷ trọng 48,47% trong tổng doanh số thu nợ và đến năm 2006 thì doanh số này lại tăng lên 117.536 triệu đồng tăng 37.511 triệu đồng với tốc độ tăng là 46,87% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì doanh số thu nợ của ngành này lại tăng lên 165.393 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55,65% trong tổng doanh số thu nợ, tăng 47.857 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 40,72% so với năm 2006. Nhìn chung, tình hình thu nợ đối với các ngành kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ, điều này cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh có chuyển biến theo hướng tích cực, có thể đánh giá phần nào qua công tác lựa chọn khách hàng của các nhân viên tín dụng, cũng như việc theo dõi tình hình sử dụng vốn vay và động viên khách hàng để khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế việc gia hạn nợ, nhờ vậy mà mà doanh số thu nợ cũng tăng qua các năm Tóm lại, công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có năng lực chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi vì một khoản tín dụng có rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào khâu này. Còn đối với khách hàng, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng, tức phải thu hòi được nợ, lãi đúng hạn đó cũng chính là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên trong phân tích, đánh giá, kiểm tra của cán bộ tín dụng từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ và lãi cho Ngân hàng. 42 4.2.2.2 Doanh số thu nợ trung hạn Nhìn chung doanh số thu nợ trung hạn của các ngành tăng giảm không đều qua các năm là do cơ cấu về nguồn vốn cho vay của Ngân hàng có phần mất cân đối, tập trung nhiều vào cho vay ngắn hạn (như đã phân tích ở trên) và do thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của địa phương, việc chuyển dần từ cho vay trung hạn sang cho vay ngắn hạn đã phán ánh tình trạng thay đổi không tốt trong canh tác của địa phương và tình trạng nợ xấu của Ngân hàng. Được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG HẠN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngành NN 17.701 38,25 18.144 30,35 11.479 23,55 0.443 2,50 -6.665 -36,73 Ngành TT-CN 1.514 3,27 2.910 4,87 1.634 3,35 1.396 92,21 -1.276 -43,85 Ngành TN-DV 1.008 2,18 0.948 1,59 0.526 1,08 -0.060 -5,95 -0.422 -44,51 CV đời sống 20.879 45,11 20.533 34,34 23.635 48,50 -0.346 -1,66 3.102 15,11 Ngành khác 5.181 11,19 17.255 28,86 11.462 23,52 12.074 233,04 -5.793 -33,57 Tổng cộng 46.283 100,00 59.790 100,00 48.736 100,00 13.507 29,18 -11.054 -18,49 Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới Tuy doanh số thu nợ trung hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn doanh số thu nợ ngắn hạn nhưng cũng tăng vào năm 2006 và đến năm 2007 thì lại giảm. Cụ thể, năm 2006 doanh số thu nợ là 59.790 triệu đồng tăng 13.507 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 29,18% so năm 2005. Đến năm 2007, doanh số thu nợ trung hạn đạt 48.736 triệu đồng, giảm 11.054 triệu đồng, tương ứng giảm 18,49% so năm 2006. Nguyên nhân doanh số thu nợ trung hạn giảm là do khách hàng không trả nợ đẫn đến nợ quá hạn hoặc khách hàng chỉ đóng lãi, nợ gốc thì xin gia hạn lại. Doanh số thu nợ năm 2006 đạt 59.970 triệu đồng, thu nợ năm 2005 đạt 46.283 triệu đồng. Trong đó doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp, ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành khác tăng, còn ngành thương nghiệp dịch vụ, cho vay đời sống thì giảm: + Thu nợ ngành thương nghiệp dịch vụ đạt 0.948 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,59% giảm 0.060 triệu đồng, tỷ lệ giảm 5,95%. 43 + Thu nợ ngành cho vay đời sống 20.533 triệu chiếm tỷ trọng 34,34% giảm 0,346 triệu tỷ lệ giảm 1,66%. Đến năm 2007 thu nợ đạt 48.736 triệu giảm 11.054 triệu với tỷ lệ giảm 18,49% so với năm 2006, trong đó các ngành đều giảm hết, riêng ngành cho vay đời sống là tăng 3.102 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 15,11%. 4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ hộ sản xuất Dư nợ là kết quả có được từ của quá trình cho vay, đây là vấn đề mà hầu hết Ngân hàng nào cũng phải quan tâm, nó nói lên khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không luôn phụ thuộc vào tình hình dư nợ, nợ quá hạn. Mức dư nợ ngắn hạn hay trung hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ tăng và ngược lại. Bất cứ một Ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ. Muốn vậy Ngân hàng phải chọn cho mình những khách hàng quen thuộc, có uy tín nhưng cũng phải đảm bảo về mặt tài chính để có đủ điều kiện trả nợ cho Ngân Hàng. Bảng 10: TỔNG DƯ NỢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 137.286 67,04 162.647 69,11 225.958 74,00 25.361 18,47 63.311 38,93 Trung hạn 67.487 32,96 72.692 30,89 79.378 26,00 5.205 7,71 6.686 9,20 Tổng cộng 204.773 100,00 235.339 100,00 305.336 100,00 30.566 14,93 69.997 29,74 Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới 44 Biểu đồ 4: Tình hình dư nợ cho vay hộ sản xuất Qua bảng trên ta thấy, tổng dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất có xu hướng tăng cao cho thấy hoạt động của Ngân hàng ngày một mở rộng và đa dạng hơn trên mọi lĩnh vực. Trong năm 2005 tổng dư nợ ngắn hạn là 137.286 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 67,04 % tổng dư nợ. Còn dư nợ trung hạn là 67.487 triệu đồng, chỉ chiếm 32,96% còn lại. Sang năm 2006, dư nợ ngắn hạn lại tiếp tục tăng, đạt 162.647 triệu đồng, tăng 25.361 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 18,47%. Dư nợ trung hạn cũng tăng, cụ thể là tăng 5.205 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 7,71% so với năm 2005. Trong năm 2007, dư nợ ngắn hạn và trung hạn lại tiếp tục tăng lên, cụ thể dư nợ ngắn hạn năm 2007 tăng 63.312 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 38,93%. Còn dư nợ trung hạn thì tăng lên 6.686 triệu đồng với tốc độ tăng là 9,20% so với năm 2006. 4.2.3.1 Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, do đó dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong năm. Bảng 11: DƯ NỢ NGẮN HẠN Đơn vị: Triệu đồng 137.286 162.647 225.958 67.487 72.692 79.378 0 50 100 150 200 250 2005 2006 2007 Nam Trieu dong Ngan han Trung han 45 Chỉ Tiêu 2005 2006 2007 So sánh Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2006/2005 2007/2006 (%) (%) (%) Số tiền % Số tiền % Ngành NN 52.908 38,54 53.987 33,19 61.459 27,20 1.079 2,04 7.472 13,84 Ngành TT-CN 5.696 4,15 6.653 4,09 6.465 2,86 0.957 16,80 -0.188 -2,83 Ngành TN-DV 23.035 16,78 28.166 17,32 39.415 17,44 5.131 22,27 11.249 39,94 CV đời sống 4.477 3,26 1.462 0,90 1.618 0.72 -3.015 -67,34 0.156 10,67 Ngành khác 51.17 37,27 72.379 44,50 117.001 51,78 21.209 41,45 44.622 61,65 Tổng cộng 137.286 100,00 162.647 100,00 225.958 100,00 25.361 18,47 63.311 38,93 Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tăng lên hằng năm. Cụ thể, năm 2005 dư nợ đạt 137.286 triệu đồng, sang năm 2006 đạt 162.647 triệu đồng tăng 25.361 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 18,47% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì doanh số dư nợ là 225.959 triệu đồng tăng 63.312 triệu đồng tốc độ tăng trưởng đạt 38,93% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ Ngân hàng luôn chú trọng đến cho vay ngắn hạn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho bà con nông dân trong việc sản xuất, kinh doanh góp phần quan trọng vào chuyển dịch và phát triển kinh tế địa phương. Cụ thể dư nợ của các đối tượng sau: - Ngành nông nghiệp Đây là ngành chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số dư nợ đứng thứ hai sau ngành cho vay khác. Năm 2006 dư nợ đạt 53.987 triệu đồng tăng 1.079 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 2,04% so với năm 2005, tăng không cao hơn bao nhiêu so với năm 2005. Đến năm 2007 thì doanh số dư nợ tăng khá cao tăng 7.472 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 13,84 % so với năm 2006. Nguyên nhân dư nợ tăng như vậy là do chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện chuyển một phần diện tích lúa không hiệu quả sang nuôi cá, bò và nuôi heo, nông dân thường dựa vào kinh nghiệm sẵn có của mình để áp dụng chương trình khuyến nông trong việc chăn nuôi có hiệu quả, Chăn nuôi có kết hợp với ngành trồng trọt trong sản xuất kinh tế hộ tạo thành mô hình khép kín gọi là mô hình VAC, mang lại hiệu quả rất cao hoặc chăn nuôi cá chân ruộng. Huyện Chợ Mới hiện nay với hệ thống sông gòi thông suốt và nguồn nước lên xuống đều đặn, đường thì được láng nhựa nên rất thuận tiện cho việc chăn 46 nuôi heo và cá… và cũng thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là các vùng sâu, vùng xa. - Ngành tiểu thủ công nghiệp. Dư nợ năm 2006 tăng 0.957 triệu đồng so năm 2003 dư nợ tăng do sản xuất kinh doanh của ngành nghề truyền thống chưa đạt hiệu quả cao ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng Sang năm 2007 dư nợ giảm 0.188 triệu đồng với tốc độ giảm không đáng kể chỉ 2,83% so năm 2006 - Ngành thương nghiệp dịch vụ. Trong lĩnh vực kinh doanh thì đây là loại hình cho vay ít có rủi ro nhất ngược lại có hiệu quả cao nên chi nhánh luôn chú trọng nâng cao dư nợ của ngành này. Cụ thể năm 2005 dư nợ đạt 23.035 triệu đồng đến năm 2006 thì dư nợ của ngành này là 28.166 triệu đồng tăng lên 5.131 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 22,27% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì doanh số dư nợ lại tiếp tục tăng 11.249 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 39,94% so với năm 2006. Nguyên nhân dư nợ của ngành này tăng nhanh như vậy là do được sự quan tâm của huyện, trong thời gian qua địa bàn huyện đã nâng cấp và đưa vào hoạt động 3 chợ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và mua bán của người dân. Bên cạnh đó, chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới đã tìm đến khách hàng và mạnh dạn đầu tư, có thẩm định kỹ càng tạo được lòng tin của khách hàng, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến để vay vốn Ngân hàng. Đây cũng là một cách giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tốt hơn. - Cho vay đời sống Tình hình dư nợ của ngành này có sự biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2006 giảm 3.015 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 67,34% so với năm 2005. Đến năm 2007 lại tăng lên 156 triệu đồng với tốc độ tăng 10,67% so với năm 2006. - Ngành khác. Dư nợ của ngành này tăng qua các năm. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 72.379 triệu đồng tăng 21.209 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 41,45% so năm 2005 và năm 2007 doanh số dư nợ lại tiếp tục tăng 44.622 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 61,65%. Nguyên nhân tăng là do chi nhánh mở rộng đầu tư cho vay 47 sửa máy xới, máy suốt, máy bơm nước, mua dầu nhớt phục vụ cho nông nghiệp và cho vay tổng hợp. Do nhu cầu sản xuất ngày càng đa dạng đồng thời đòi hỏi vốn đáp ứng ngày càng cao nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương, do đó dư nợ tăng cao. 4.2.3.2 Dư nợ trung hạn hộ Bảng 12: DƯ NỢ TRUNG HẠN Đơn vị: Triệu Đồng Chỉ Tiêu 2005 2006 2007 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngành NN 15.826 23,45 13.056 17,96 15.904 20,07 -2.770 -17,50 2.848 21,81 Ngành TT-CN 1.746 2,59 1.689 2,32 1.245 1,57 -0.057 -3,27 -0.444 -26,29 Ngành TN-DV 0.788 1,17 0.885 1,22 0.379 0,48 0.097 12,31 -0.506 -57,18 CV đời sống 39.106 57,95 43.206 59,44 45.534 57,46 4.100 10,48 2.328 5,39 Ngành khác 10.021 14,85 13.856 19,06 16.176 20,41 3.835 38,27 2.320 16,74 Tổng cộng 67.487 100,00 72.692 100,00 79.238 100,00 5.205 7,71 6.546 9,01 Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới Nhìn chung dư nợ trung hạn liên tục tăng qua ba năm. Cụ thể, năm 2006 dư nợ 72.692 triệu đồng tăng 5.205 triệu đồng, với tốc độ tăng là 7,713% so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ tiếp tục tăng lên 6.546 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,01% so với năm 2006. Đối tượng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ trung hạn là đối tượng cho vay đời sống, luôn chiếm tỷ trọng trên 57% và có thể nó tăng dần trong các năm tới. Cụ thể là trong năm 2005, dư nợ của ngành cho vay đời sống là 39.106 triệu đồng, sang đến năm 2006, dư nợ của ngành này 43.206 triệu đồng tăng 4.100 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 10,484%. Sang đến năm 2007, dư nợ của đối tượng này tiếp tục tăng, đạt 2.328 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 5,39 % so với năm 2006. Ngành có dư nợ tăng đứng thứ hai là ngành khác, năm 2006 dư nợ 13.856 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19,06% trong tổng dư nợ, tăng 3.835 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 38,270% so với năm 2005. Đến năm 2007 tăng 2.320 triệu đồng với tốc độ tăng là 16,74% so với năm 2006. Bên cạnh đó, dư nợ ngành nông nghiệp đáng quan tâm, trong năm 2005, dư nợ của đối tượng này đạt 15.826 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 23,45% tổng dư nợ. Thế nhưng sang năm 2005 dư nợ ngành nông nghiệp là 13.056 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7,58% tổng dư nợ trung hạn, giảm 2.770 triệu đồng với tốc độ 48 giảm là 17,503% so với năm 2005. Năm 2007 khoản mục này lại tăng, đạt 15.904 triệu đồng, chiếm 20,07% tổng dư nợ trung hạn và tăng 2.848 triệu đồng tưong ứng với tốc độ tăng là 21,81% so với năm 2006. 4.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu Khi đánh giá chất lượng tín dụng thông thường chúng ta nhìn nhận trên khía cạnh nợ xấu, nơi nào có nợ xấu cao thì chất lượng tín dụng thấp, nơi nào có nợ xấu thấp thì chất lượng tín dụng cao. Nợ xấu là một vấn đề mà hầu như Ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm đến, nó là chỉ số để đánh giá hiệu quả tín dụng mà các Ngân hàng đầu tư. Nếu có nợ xấu lớn rất có thể rủi ro cho Ngân hàng là đi đến phá sản. Bởi vì nguồn vốn tự có của Ngân hàng không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Vì thế mà nợ xấu là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại của Ngân hàng Bảng 13: TỔNG NỢ XẤU HỘ SẢN XUẤT Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2006/2005 2007/2006 (%) (%) (%) Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.877 88,79 0.894 52,56 0.158 14,01 -0.983 -52,37 -0.736 -82,33 Trung hạn 0.237 11,21 0.807 47,44 0.97 85,99 0.57 240,51 0.163 20,198 Tổng cộng 2.114 100,00 1.701 100,00 1.128 100,00 -0.413 -19,54 -0.573 -33,69 Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới 49 Biểu đồ 5: Tình hình nợ xấu của hộ sản xuất Qua bảng số liệu cho thấy tình hình nợ xấu hộ sản xuất giảm dần qua các năm và có xu hướng giảm trong những năm tiếp theo. Trong đó nợ xấu ngắn hạn giảm đều qua các năm còn nợ xấu trung hạn thì lại tăng qua các năm. Cụ thể năm 2006, nợ xấu 1.701 triệu đồng giảm 0.413 triệu đồng với tốc độ giảm là 19,54% so với năm 2005. Đến năm 2007 lại giảm xuống 0.573 triệu đồng tương ứng với lệ giảm là 33,69% so với năm 2006. Nhìn chung, qua ba năm nợ xấu trung hạn tăng nhưng với tốc độ tăng không cao, ngược lại nợ xấu ngắn hạn thì giảm với tốc độ cao nên làm cho tỷ lệ nợ xấu của hộ sản xuất giảm đáng kể. 4.2.4.1 Nợ xấu ngắn hạn hộ sản xuất: Bảng 14: NỢ XẤU NGẮN HẠN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu 2005 2006 2007 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngành NN 0.561 29,89 0.318 35,57 0.030 18,99 -0.243 -43,32 -0.288 -90,57 Ngành TT-CN 0.024 1,28 0.104 11,63 0.000 0,00 0.080 333,33 -0.104 -100,00 Ngành TN-DV 1.137 60,58 0.414 46,31 0.012 7,59 -0.723 -63,59 -0.402 -97,10 Ngành khác 0.155 8,26 0.058 6,49 0.116 73,42 -0.097 -62,58 0.058 100,00 Tổng cộng 1.877 100,00 0.894 100,00 0.158 100,00 -0.983 -52,37 -0.736 -82,33 Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới Nhìn chung tình hình nợ xấu tương đối tốt, chỉ có ngành, TTCN, ngành khác có nợ xấu tăng nhưng cũng không cao. Cụ thể, trong năm 2006 tỷ lệ nợ xấu của ngành TTCN là 0.104 triệu đồng tăng 80 triệu so với năm 2005. Nguyên nhân 1.877 0.894 0.1580.237 0.807 0.97 0 0.5 1 1.5 2 2005 2006 2007 Nam Trieu dong Ngan han Trung han 50 là do người dân chưa có kỹ thuật cao vì vậy sản phẩm không cạnh tranh được trên thị trường cho nên khách hàng không thể trả nợ được cho Ngân hàng và Ngân hàng phải chuyển sang nợ xấu từ đó làm cho nợ xấu ngành TTCN tăng nhanh trong năm này. Sang năm 2007, thì ngành này không có nợ xấu, do người dân làm ăn có hiệu quả cao, sản phẩm của họ làm ra bán được giá nên họ trả nợ đúng hạn. Còn ngành khác thì năm 2006 nợ xấu là 58 triệu đồng giảm 97 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm là 62,58% so với năm 2005. đến năm 2007 nợ xấu của ngành này lại tăng lên gấp đôi năm 2006 với tốc tăng 100% so với năm 2006. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm làm nhiều hộ nông dân trắng tay. Còn nợ quá hạn của TTCN – TMDV là 40 triệu, tăng 35 triệu so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho ngành này tăng nhanh như thế là do một số người dân vay để mua đất hoặc cải tạo vườn. Người dân mua đất nhưng chưa nắm bắt được đặc điểm kỷ thuật của loại đất mới này dẫn đến năng suất thấp và chất lượng không cao, bán không được giá nên không thanh toán được cho Ngân hàng. Mặt khác người dân vay vốn để trồng xoài nhưng khi đến thu hoạch thì xoài không có giá loại hình này thì có rất nhiều hộ tham gia. 4.2.4.2 Nợ xấu trung hạn hộ sản xuất Qua bảng trên ta thấy nợ xấu trung hạn tăng dần qua các năm, trong năm 2005 thì nợ xấu chỉ đạt 237 triệu đồng sang đến năm 2006 thì nợ xấu lại tăng lên 570 triệu đồng với tốc độ tăng là 240,51% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì nợ xấu trung hạn lại tiếp tục tăng lên 163 triệu đồng so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng không cao bằng năm 2006 so với năm 2005 chỉ có 20,20%. Nguyên nhân là do nợ xấu của ngành nông nghiệp và ngành khác tăng cao so với năm trước. Bảng 15: NỢ XẤU TRUNG HẠN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu 2005 2006 2007 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngành NN 0.126 53,16 0.465 57,62 0.000 0,00 0.339 269,05 -0.465 -100,00 Ngành TT-CN 0.000 0,00 0.063 7,81 0.000 0,00 0.063 0,00 -0.063 -100,00 Ngành TN-DV 0.000 0,00 0.066 8,18 0.464 47,84 0.066 0,00 0.398 603,03 Ngành khác 0.111 46,84 0.213 26,39 0.506 52,16 0.102 91,89 0.293 137,56 Tổng cộng 0.237 100,00 0.807 100,00 0.970 100,00 0.570 240,51 0.163 20,20 Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới 51 Đối với ngành nông nghiệp năm thứ hai tăng cao hơn năm trước. cụ thể, năm 2005 thì nợ xấu là 126 triệu đồng đến năm 2006 thì nợ xấu của ngành này tăng lên 339 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 269,05% so với năm 2005. Nguyên nhân tăng nhiều như vậy là do nông dân chuyên canh trồng lúa nên khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra hay giá nông sản thấp, nông dân không có nguồn thu khác để bù đắp. Trong những năm qua thiên tai, dịch bệnh luôn xảy ra làm cho đồng ruộng bị thiệt hại nặng, một số ruộng bị mất trắng gây thất thu. Đối với cây lúa cũng vậy, thời gian qua có nhiều dịch bệnh phát sinh trên nhiều diện tích, phổ biến là bệnh đốm vằn, cháy lá lúa, rầy nâu. Bên cạnh đó là dịch ốc bu vàng, chuột làm giảm năng suất đã làm ảnh hưởng đến năng suất của người dân, dẫn đến người dân mất khả năng chi trả vốn cho Ngân hàng. Sang đến năm 2007 thì tình hình nợ xấu trong nông nghiệp không còn nữa. Ngành có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là ngành cho vay khác tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2006 nợ xấu là 213 triệu đồng tăng 102 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 91,89% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì nợ xấu của ngành này lại tăng lên 293 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 137,56% so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho ngành này có tỷ lệ nợ xấu cao như vậy là do thất mùa, chi phí sản xuất cao, một phần cũng do ý thức của người chân ỳ, ỷ lại trông chờ vào chính sách xóa đối giảm nghèo của nhà nước. Tóm lại bất cứ một Ngân hàng nào dù thừa vốn hay thiếu vốn khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu được nợ, lãi đúng hạn khi đó nghiệp vụ cấp tín dụng mới được xem là hoàn tất và Ngân hàng mới đạt được mục đích của mình là tạo được lợi nhuận từ cấp tín dụng. 4.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT. 4.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả tín dụng 52 Bảng 16: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 215.904 264.249 365.761 Vốn huy động Triệu đồng 71.021 87.579 127.069 Tồng dư nợ Triệu đồng 204.773 235.339 305.336 Doanh số cho vay Triệu đồng 227.607 348.662 415.947 Doanh số thu nợ Triệu đồng 211.39 318.096 345.95 Nợ xấu Triệu đồng 2.114 1.701 1.128 Vốn HĐ / Tổng NV % 32,89 33,14 34,74 Tỷ lệ thu hồi nợ % 92,87 91,23 83,17 Dư nợ / VHĐ % 288,33 268,72 240,29 Nợ xấu / Dư nợ % 1,54 1,05 0,5 Nguồn: Được tính từ các bảng trươc  Vốn huy động trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho ta biết khả năng huy động vốn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho hoạt động vốn của Ngân hàng. Năm 2005 Ngân hàng chỉ huy động được 32,89%. Đến năm 2006, vốn huy động chiếm 33,14% tổng nguồn vốn cho thấy công tác huy động vốn địa phương của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Và đến năm 2007 thì công tác huy động vốn có chiều hướng tích cực hơn đạt 34,74%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã đa dạng hóa các hình thức huy động như khuyến mãi, băng rôn, tiếp thị, quảng cáo, và nhiều dịch vụ khác, cán bộ tín dụng tận tình hướng dẫn người dân tham gia tiết kiệm.  Tỷ lệ thu hồi nợ Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng, chỉ tiêu này cho ta thấy trong một đồng vốn cho vay thì ta thu hồi nợ được bao nhiêu đồng Mặc dù doanh số cho vay qua ba năm của Ngân hàng liên tục tăng nhưng đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng đáng kể, từ đó chỉ tiêu doanh số thu nợ trên doanh số cho vay của Ngân hàng không dưới mức 83%. Cụ thể là trong năm 2005, tỷ số này là 92,87% sang đến năm 2006 là 91,23% và năm 2007 là 83,17%. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư tín dụng của Ngân hàng chưa được tốt lắm và chỉ số này luôn giảm, có nghĩa là bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng Ngân hàng cần phải quan tâm đến chất lượng tín dụng, Cán bộ tín dụng cần phải quan tâm hơn nữa trong việc vận động, đôn đốc thu hồi nợ. 53  Dư nợ trên tổng vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, nếu tỷ số này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, ngược lại thì vốn huy động vẫn còn thừa. Qua bảng kết quả trên cho thấy được tình hình cho vay vốn của Ngân hàng đạt hiệu quả khá cao tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn lớn hơn 100%. Điều này cho thấy Ngân hàng đã sử dụng toàn bộ vốn huy động để cho vay.  Nợ xấu trên dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng. Thông thường tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chấp nhận ở mức 2% tổng dư nợ. Do đó tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo & PTNT huyện Chợ Mới trong ba năm qua là rất tốt và có xu hướng giảm trong những năm tiếp theo. Trong năm 2005 chỉ tiêu này chỉ ở mức 1,54%,. Đến năm 2006, tỷ lệ này giảm xuống còn 1,05%. Sang đến năm 2007, tỷ lệ này giảm đáng kể: 0,5% tổng dư nợ. Điều này đã phản ánh một cách sát thực hiệu quả điều tra tín dụng và thẩm định nhu cầu vay vốn hộ sản xuất của Ngân hàng. 4.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá về kết quả hoạt động tại Ngân hàng Nguồn: Được tính từ các bảng trước o Lợi nhuận trên tổng tài sản Chỉ tiêu này có chiều hướng giảm dần qua 3 năm, nhưng mức độ giảm không đáng kể. Cụ thể, năm 2005 là 5,34% đến năm 2006 là 5% và năm 2007 4,72%. Như vậy cứ 100 đồng tài sản của Ngân hàng đem đầu tư sẽ thu được 5,34 đồng lợi nhuận vào năm 2005 và 5 đồng lợi nhuận vào năm 2006, giảm 0,34 Bảng 17: CÁC CHỈ TIÊU VỀ LỢI NHUẬN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 Tổng thu nhập Triệu đồng 30.231 35.144 47.655 Tổng chi phí Triệu đồng 18.705 22.039 30.395 Lợi nhuận Triệu đồng 11.526 13.205 17.260 Tổng tài sản Triệu đồng 215.904 264.249 365.761 Lợi nhuận/ Tổng tài sản % 5,34 5,00 4,72 Lợi nhuận/ Tổng thu nhập % 38,13 37,57 36,22 Tổng thu nhập/ Tổng tài sản % 14,00 13,30 13,03 Tổng chi phí/ Tổng thu nhập % 61,87 62,71 63,78 54 đồng so với năm 2005. Và thu được 4,72 đồng lợi nhuận vào năm 2007, giảm 0,28 đồng so với năm 2006. Qua số liệu ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của một đồng tài sản của Ngân hàng là tương đối khá tốt. Chứng tỏ chi nhánh đã nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản. Nhưng do tốc độ tăng thu nhập và chi phí làm chỉ tiêu này giảm dần. Vì vậy đòi hỏi Ngân hàng cần giảm chi phí để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh. o Lợi nhuận trên tổng thu nhập Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận trên thu nhập của Ngân hàng đều giảm qua ba năm. Năm 2005 cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 38,13 đồng lợi nhuận, và 37,57 đồng lợi nhuận được tạo ra từ một đồng doanh thu vào năm 2006, giảm 0,56 đồng so với năm 2005. Năm 2007, 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 36,22 đồng lợi nhuận, giảm 1,35 đồng lợi nhuận so với năm 2006. Kết quả cho thấy chỉ số lợi nhuận trên thu nhập của Ngân hàng tương đối cao. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng cần có biện pháp giảm chi phí và tăng doanh thu để tăng chỉ số này. Vì chỉ số này càng cao hiệu quả Ngân hàng được đánh giá càng tốt. o Tổng thu nhập trên tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng tài sản của chi nhánh như thế nào. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy khả năng sử dụng tài sản của Ngân hàng là chưa được tốt luôn giảm qua 3 năm, năm 2005 là 14% sang năm 2006 là 13,3% giảm 0,7% so với năm 2005 và năm 2007 là 13,03% gi ảm 0,27% so v ới n ăm 2006. Qua kết quả cho thấy việc sử dụng tài sản của Ngân hàng chưa có hiệu quả, đi ều này cũng chứng tỏ Ngân hàng chưa phân bổ tài sản hợp lý. o Tổng chi phí trên tổng thu nhập Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số này luôn nhỏ hơn 1 chứng tỏ thu nhập của Ngân hàng có khả năng bù đắp được chi phí. Chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập của Ngân hàng qua ba năm đều tăng. Năm 2005 là 61,87% năm 2006 là 62,71% tăng 0,84% so với năm 2005. Năm 2007 chỉ tiêu này là 63,78% tăng so với năm 2006 là 1,07%. 55 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ MỚI 5.1 MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG - Tổ huy động vốn hoạt động không thường xuyên, do kiêm nhiệm - Đa số khách hàng của Ngân hàng là hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nên việc đầu tư của Ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, thị trường nông sản biến động,… ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nên công tác thu nợ của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn - Do huyện Chợ Mới được xem là vùng kinh tế đang trong giai đoạn phát triển nên hàng loạt các Ngân hàng bạn, các phòng giao dịch ra đời như: Ngân hàng Công Thương, phòng giao dịch của Ngân hàng Mỹ Bình, Ngân hàng Mỹ Xuyên,… hoạt động của các Ngân hàng có cùng đối tượng, chính sách đầu tư và thành phần giống nhau nên việc cạnh tranh xảy ra là vấn đề tất yếu. Trong đó, việc cạnh tranh nhau về lãi suất cho vay là việc đáng quan tâm nhất. Hình thức áp dụng mức lãi suất của chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới là do NHNo & PTNT của tỉnh đề ra, do đó mức lãi suất cho vay tương đối cao hơn những Ngân hàng khác trên địa bàn đây là một trở ngại rất lớn cho Ngân hàng trong việc giữ chân khách hàng. - Ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, trung hạn, cho vay dài hạn còn ít. Từ đó, cho thấy Ngân hàng chưa khai thác được hết tiềm năng của thị trường vốn ở địa phương. . - Công tác thu hồi nợ cũng gặp nhiều khó khăn của các tổ chức tín dụng hiện nay. Pháp luật đã có những quy định cho phép các ngân hàng được xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ, nhưng trên thực tế ngân hàng không thể chủ động tự xử lý được số tài sản này, do không có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác như công an, thi hành án, chính quyền sở tại. Còn khi ký hợp đồng vay vốn, người vay đã thoả thuận giao tài sản để thế chấp cho Ngân hàng nếu không trả được nợ. Đến khi khách hàng vay không trả được nợ thì ngân hàng vẫn không tiến hành xử lý phát mại được tài sản vì thủ tục sang tên trước bạ quy định phải có sự đồng ý của chủ sở hữu, hoặc người đứng tên bỏ trốn không 56 liên lạc được. Còn người mua tài sản phát mại thì cũng chỉ chấp nhận khi có sự đồng ý của chủ sở hữu. 5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT 5.2.1 Trong công tác huy động vốn Qua phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh, cho thấy chi nhánh đã đạt được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay thì chi nhánh cần có những biện pháp linh động và hiệu quả hơn trong việc chăm lo công tác huy động vốn để tạo nguồn vốn tăng trưởng bền vững sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng, nhằm đa dạng hoá khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của ngành Ngân hàng. Chi nhánh cần phải xem công tác huy động vốn là nhiệm vụ “ sống còn” trong hoạt động kinh doanh. Mỗi cán bộ trong Ngân hàng dù bất cứ ở cương vị nào đều phải nhận thức được rằng “ vốn huy động là nền tảng để mở rộng kinh doanh, không có nguồn vốn lớn sẽ không có một Ngân hàng mạnh, một cán bội tín dụng giỏi khi vừa huy động vốn giỏi, vừa cho vay giỏi”, từ đó nổ lực phấn đấu tích cực tham gia công tác huy động vốn. 5.2.1.1 Đa dạng hóa các hình thức huy động Các hình thức huy động vốn truyền thống của chi nhánh như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, kỳ phiếu có mục đích với nhiều kỳ hạn khác nhau là hình thức gửi gọn rút gọn khó có thể thu hút thêm vốn nhàn rỗi; trong xã hội phải có nhiều hình thức huy động tiền gửi mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người gửi tiền. Với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay, nhu cầu đời sống sinh hoạt của người dân hiện nay đã được nâng lên rõ rệt. Các dịch vụ đáp ứng nhu cầu chi trả của người dân ngày càng thuận tiện. Người dân không cần phải nắm giữ nhiều tiền trong nhà mà vẫn có thể mua sắm được đầy đủ thông qua tài khoản cá nhân. Việc mua sắm tiêu dùng và tích lũy là hai khoảng thời gian hoàn toàn tách biệt. Vì vậy Ngân hàng cần phải có hình thức huy động mới phù hợp như: gửi một nơi rút nhiều nơi, gửi một lần rút nhiều lần hoặc gửi nhiều lần rút một lần. Bằng hình thức này, Ngân hàng sẽ thu hút một lượng vốn nhàn rỗi còn nằm trong dân, nhất là đối với cán bộ công nhân viên chức. Mặt khác tự tạo thuận lợi 57 cho người có tiền gửi, vừa tạo thêm tích luỹ cho người gửi, đặc biệt tạo ra được nguồn vốn khá ổn định cho Ngân hàng. 5.2.1.2 Thực hiện điều chỉnh lãi suất linh hoạt - Bằng nhiều hình thức huy động tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, ngắn hạn và dài hạn cơ cấu lãi suất thích hợp để hấp dẫn khách hàng gởi tiền. - Tạo điều kiện thuận lợi để cho khách hàng gởi và rút tiền, ngoài ra ngân hàng còn khuyến mãi bằng hiện vật cho khách hàng gởi tiền, nhất là khách hàng truyền thống. 5.2.1.3 Chính sách Marketing Marketing đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến sự thành công của một Ngân hàng trong một môi trường cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng như hiện nay, nó được xem là chiến lược có tính kế hoạch lâu dài của Ngân hàng nhằm thoả mãn nhu cầu vốn của khách hàng. Chi nhánh cần phải có chiến lược cụ thể: - Quảng cáo dưới hình thức bằng logo, tờ bướm tiết kiệm và hiệu quả, trong đó giới thiệu nội dung chi tiết ngắn gọn, đặc biệt chú trọng sự tin tưởng của khách hàng đối với Ngân hàng như: thời gian hoạt động trưởng thành và phát triển; giới thiệu các thể thức huy động và các tiện ích phục vụ của Ngân hàng - Thực hiện tốt công tác tiếp thị thông qua phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng câu truyện “ truyền thanh hoặc truyền hình “ về công tác huy động vốn. - Thành lập “ Tổ huy động vốn “ và thực hiện công tác huy động vốn phục vụ tại nhà kể cả gởi và rút tiền, nhằm thu hút được tiền nhàn rỗi trong dân cư ngày càng nhiều, đặc biệt là gởi tiền tiết kiệm bậc thang. - Khuyến mại hấp dẫn, đẩy mạnh tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch Qua đó cho thấy Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh sôi nổi giữa các tổ chức tín dụng, việc ứng dụng Marketing Ngân hàng hiện nay là rất cần thiết trong hoạt động Ngân hàng. 5.2.1.4 Đào tạo trình độ nghiệp vụ Con người là yếu tố quyết định, chính vì thế cần phải quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại, nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ viên chức có đủ trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ tin học để đáp ứng nhu cầu của khách 58 hàng được thuận tịện nhanh chóng phù hợp với từng loại thể thức huy động hiện hành. Bên cạnh nâng cao trình độ chuyên môn thì chưa đủ mà còn phải có phong cách phục vụ, là yếu tố không kém quan trọng, tác động trực tiếp vào tâm lý khách hàng. Để có phong cách của một nhân viên giao dịch được khách hàng tín nhiệm, đòi hỏi cán bộ luôn rèn luyện kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nghiệp vụ cho phù hợp. 5.2.2 Trong hoạt động tín dụng 5.2.2.1 Phân loại khách hàng: Phân loại khách hàng như: hộ giàu, trung bình, hộ nghèo, hay hộ có đủ điều kiện vay vốn, không đủ điều kiện vay để từ đó Ngân hàng đề ra chính sách cho vay hợp lý đối với từng đối tượng cụ thể tránh phát sinh nợ quá hạn, có thể phân loại như sau: - Khách hàng có đủ điều kiện vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn. Đối tượng này Ngân hàng cần có chế độ ưu đãi về lãi suất và nhu cầu vốn vay tối đa cho họ để động viên khuyến khích họ trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng. - Khách hàng trung bình: Ngân hàng nên tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn và phải thường xuyên chăm sóc nhắc nhở họ trong việc đóng lãi và thu hồi nợ gốc. - Đối với khách không có điều kiện: Ngân hàng không nên cho vay để hạn chế rủi ro 5.2.2.2 Tăng tỷ lệ đầu tư vốn trung hạn và dài hạn: Trong cơ cấu doanh số cho vay thì cho vay trung hạn chỉ chiếm khoảng 20% tổng doanh số cho vay, Ngân hàng ít đầu tư cho vay dài hạn. Do đó trong tương lai Ngân hàng nên đầu tư nhiều hơn vào cho vay trung và dài hạn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của người dân. Hơn nữa với tốc độ phát triển kinh tế của huyện như hiện nay thì Nân hàng nên mạnh dạn đầu tư cho vay ngành TTCN và TMDV. 59 5.2.2.3 Biện pháp nâng cao doanh số thu nợ. Để đảm bảo cho Ngân hàng thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi thì cũng đồng nghĩa với việc người sử dụng vốn cũng có lợi mà Ngân hàng cũng có lợi. - Đối với những hộ kinh doanh các ngành nghề truyền thống có dư nợ lớn và những hộ chăn nuôi gia súc gia cầm không hiệu quả gây thất thu do bị ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh hay chưa áp dụng kỹ thuật đúng thì Ngân hàng nên chia nhỏ số nợ để khách hàng dễ dàng trả nợ hơn. - Đa số những hộ nông dân đều ít học nên họ ít khi đọc những gì ghi trong hợp đồng tín dụng. Vì vậy khi cán bộ tín dụng cần phải giải thích hay tư vấn cho họ hiểu rõ hơn về những gì ghi trong hợp đồng để tránh tình trạng khi người dân làm xong một mùa vụ nhưng chưa tới thời hạn trả nợ, họ sẽ sử dụng số tiền vào dịp khác nên khi đến hạn trả nợ thì họ lại hết tiền không trả được nợ cho ngân hàng. - Cán bộ tín dụng cần phải luôn chăm sóc khách hàng, bám sát địa bàn để biết được những hộ có khả năng trả nợ mà cố tình dây dưa không trả nợ, thì Ngân hàng cần khởi kiện khách hàng này. Đồng thời phân tích cho họ hiểu là khi đưa ra khởi kiện thì họ tốn rất nhiều chi phí và thiệt hại sẽ về họ. Có như vậy công tác thu nợ của ngân hàng sẽ được thuận lợi hơn. 5.2.2.4 Hạn chế nợ xấu Nợ xấu là một vấn đề luôn làm cho các nhà quản trị NHTM quan tâm. Bất cứ một NHTM nào dù có quản lý tài chính chặt chẽ tới đâu thì vẫn không thể triệt tiêu hết nợ quá hạn, bởi vì nguy cơ tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Do đó, quản lý hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Bởi vì bản chất và chức năng của Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Thực chất sở hữu những khoản vay là thuộc quyền sở hữu của những người gửi tiền vào Ngân hàng. Do vậy, nếu một khoản vay nào bị thất thoát không thu hồi được thì Ngân hàng sẽ phải sử dụng nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền - Ngay từ đầu khi thẩm định, xét duyệt hồ sơ cho vay vốn, cán bộ tín dụng phải thực hiện đúng quy trình cho vay. 60 - Khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải theo dõi tình hình sẻ dụng vốn vay, tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của đơn vị,... để có hướng xử lý kịp thời nếu - Cán bộ tín dụng cần phối hợp với phòng kế toán nhiều hơn để theo dõi tình hình trả nợ và lãi vay của khách hàng đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ - Tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: cán bộ tín dụng không được lãng quên các khoản vay sau khi được giải ngân mà phải tiến hành kiểm tra định kỳ hay bất thường, đến khi khoản vay đó được hoàn trả hết. Đối với khoản vay lớn, cán bộ tín dụng phải kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần, đối với các khoản vay nhỏ thì có thể kiểm tra bất thường nơi khách hàng cư trú hoặc sản xuất. Mục đích của việc giám sát sau khi cho vay là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng gồm: + Khách hàng sử dụng vốn có mục đích không? + Kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay. + Theo dõi việc thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, từ đó kịp thời phát hiện những vi phạm để có những biện pháp xử lý thích hợp. + Nợ quá hạn do thiên tai, dịch bệnh. Trường hợp này, cán bộ tín dụng nên xuống tận địa bàn xem xét, tránh tình trạng cho gia hạn lầm gây thiệt hại cho Ngân hàng hoặc gây khó khăn cho khách hàng. - Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ, Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc phân loại khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống có uy tín với Ngân hàng, tích cực đôn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng. Đối với những khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng vì nguyên nhân bất khả kháng nhưng còn có khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả để khắc phục thì cán bộ tín dụng nên đề nghị xem xét cho gia hạn nợ hoặc có thể cho vay vốn tiếp để họ khôi phục sản xuất kinh doanh nhưng Ngân hàng phải bám sát chặt chẽ những khách hàng này cho đến khi thu hồi được nợ. Nếu thấy không có khả năng thu hồi nợ thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện để tiến hành phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ giúp Ngân hàng bảo toàn nguồn vốn hoạt động. 61 5.2.3 Một số vấn đề khác có liên quan - Để việc đầu tư tín dụng đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, NHNo & PTNT huyện Chợ Mới cần liên kết chặt chẽ với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn để hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Vì thế, các Ngân hàng trên cùng địa bàn dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước, cần có sự thống nhất về lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay trên cơ sở đảm bảo cho việc hoạt động bình thường của các Ngân hàng và lãi suất cơ bản đảm bảo cho việc hoạt động bình thường của các Ngân hàng và lãi suất cơ bản do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành trong từng giai đoạn. Các NH nên phối hợp cung cấp thông tin về khách hàng để phòng tránh rủi ro nợ quá hạn xảy ra. - Cần đơn giản, cụ thể hóa các thủ tục và quy trình cho vay sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác. - Chi nhánh nên kết hợp với Phòng nông nghiệp hướng dẫn nông dân các kiến thức về chăm sóc cây trồng, vật nuôi; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và khâu xử lý sau khi thu hoạch nhằm tăng năng suất, giảm thất thoát, tăng chất lượng nông phẩm giúp nông hộ làm ăn có hiệu quả để trả vốn vay Ngân hàng và tăng thu nhập cho gia đình. - Tiếp tục quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ tin học, lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ năng lực, thành thạo trong công việc đảm bảo thực hiện tốt công việc đạt năng suất hiệu quả cao. Có tâm huyết có lối sống tốt để thực hiện đạt mục tiêu ngành và xây dựng cơ quan ngày càng vững mạnh, toàn diện. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức là thường xuyên, với nhiều hình thức đại học tại chức, tập huấn từng chuyên đề (tín dụng, kế toán ngân quỹ, tin học) ngắn ngày. - Nâng cao trình độ kỹ năng công nghệ. Muốn thu hút được nhiều nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cuyển dịch cơ cấu kinh tế, thì phải thực hiện việc hiện đại hoá công nghệ thông tin để thực hiện thanh toán thẻ sẽ giúp cho Ngân hàng mở rộng được hình thức huy động gửi một nơi rút nhiều nơi, đáp ứng tâm lý yên tâm thuận tiện gửi tiền và rút tiền của khách hàng. 62 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Có thể nói rằng năm 2007 là một năm rất thành công đối với hoạt động ngân hàng và đây sẽ là nền tảng vững chắc cho những bước phát triển tiếp theo. Tuy được Ban lãnh đạo NHNo & PTNT tỉnh ghi nhận là một trong những đơn vị thành viên kinh doanh có hiệu quả trong hoạt động tín dụng nhưng NHNo huuyện Chợ Mới vẫn là một ngân hàng với sản phẩm dịch vụ còn ít, nguồn thu nhập chủ yếu qua các năm là thu từ hoạt động tín dụng. Bênh cạnh đó, nhiều đối thủ cạnh tranh của các Ngân hàng khác như: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Mỹ Xuyên, Mỹ Bình,…Nhưng NHNo & PTNT huyện Chợ Mới vẫn hoạt động ngày càng hiệu quả hơn được thể hiện rất rõ qua lợi nhuận của Ngân Hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007, với những thành tựu đạt được như vậy chúng ta có thể thấy được sự phát triển của Ngân hàng trong những năm tiếp theo. Do đó, ngay từ đầu chi nhánh đã định hướng hoạt động tín dụng phải tăng trưởng lành mạnh trong phạm vi kiểm soát được, không chạy đua trong tăng trưởng dư nợ; xác định tăng trưởng tín dụng phải gắn liền với chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả của từng đồng vốn cho vay, đảm bảo có lãi và thu hồi được vốn. Ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò trung gian của mình là bên cạnh tăng doanh số cho vay, Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn chủ yếu là vốn từ dân cư, giúp người dân sử dụng và cất giữ nguồn vốn nhàn rỗi của mình một cách hiệu quả và Ngân hàng luôn xem trọng cơ hội đầu tư của khách hàng cho nên khi có cơ hội đầu tư thì Ngân hàng luôn nỗ lực hết mình để cung ứng vốn cho khách hàng đúng lúc, kịp thời cho các đối tượng từ cho vay tiêu dùng đối với nông dân và hộ sản xuất nhỏ đến các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần giúp các đối tượng này mở rộng qui mô sản xuất có hiệu quả bằng các nguồn vốn vay của NHNo & PTNT tỉnh và vốn huy động từ dân cư, mặc dù việc vay vốn của NHNo & PTNT tỉnh sẽ làm giảm lợi nhuận của chi nhánh. Điều này thể hiện rõ qua doanh số cho vay và tổng dư nợ của Ngân hàng ngày một tăng cao chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng ngày một hiệu quả và uy tín của Ngân hàng cũng được nâng cao so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. 63 Từ năm 2005 đến năm 2007, doanh số cho vay của ngân hàng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2005 doanh số cho vay là 227.607 triệu đồng, năm 2006 là 348.662 triệu đồng và năm 2007 là 415.947 triệu đồng. Qua đó cho thấy ngân hàng đang làm tốt việc mở rộng hoạt động tín dụng của mình. Bên cạnh đó, dư nợ của ngân hàng cũng tăng dần qua 3 năm, cụ thể như sau: năm 2005 là 204.773 triệu đồng, năm 2006 là 235.339 triệu đồng và năm 2007 là 305.336 triệu đồng cũng cho thấy hiệu quả trong việc mở rộng tín dụng của ngân hàng. Việc doanh số thu nợ năm sau cao hơn năm trước như năm 2005 là 211.390 triệu đồng, năm 2006 là 318.096 triệu đồng và năm 2007 là 345.950 triệu đồng chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng đang được triển khai rất tốt. Về nợ xấu của ngân hàng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Nhưng Ngân hàng cũng cần phải quan tâm nhiều hơn nữa vào công tác quản lý nợ xấu. Nhìn chung trong điều kiện các Ngân hàng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đòi hỏi NHNo & PTNT huyện Chợ Mới cần cố gắn hơn nữa, mạnh dạn vượt qua thử thách để duy trì và phát triển ngày càng tốt hơn. Do đó, trong thời gian tới, NHNo huyện Chợ Mới cần đặc biệt chú ý đến việc theo dõi nợ, xử lý nợ quá hạn để hạn chế nợ xấu phát sinh. Việc dư nợ của ngân hàng tăng dần qua mỗi năm đã góp phần quan trọng vào việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ vốn cho các tầng lớp dân cư đồng thời nhờ đó tác động tích cực đến việc khai thác các thế mạnh, tiềm năng kinh tế của địa phương. Bên cạnh đó, công tác thu nợ được làm tốt đã góp phần tạo nhiều vòng quay vốn tín dụng, mang về thêm nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Nhìn một cách tổng quát, hoạt động tín dụng của NHNo huyện Chợ Mới đã và đang đi đúng hướng. Việc cần làm là tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, khẩn trương và ra sức khắc phục những yếu kém còn tồn tại để đảm bảo hoạt động tín dụng của ngân hàng có được sự phát triển lành mạnh và bền vững. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với NHNo & PTNT tỉnh An giang - Quan tâm và tạo điều kiện trong việc đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên cấp dưới để hoạt động của các NH cấp dưới ngày càng hiệu quả hơn. 64 - Trang bị bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ cho NHNo & PTNT huyện Chợ Mới, bảo đảm đầy đủ điều kiện để các giao dịch thuận lợi, chính xác. - Ngân hàng cần đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt và hấp dẫn để tăng khả năng cạnh tranh với những Ngân hàng khác trên địa bàn. - Duy trì phát động phong trào thi đua hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, kịp thời khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt điển hình. - Ngân hàng cần mở rộng đầu tư vào mô hình hợp tác xã, kinh tế trang trại. Vì đây là nơi thu hút nhiều lao động nhàn rỗi và hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. 6.2.2 Đối với Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Mới Trong thời gian thực tập và tiếp xúc thực tế tại NHNo & PTNT huyện Chợ Mới, em nhận thấy hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng hộ nông dân của Chi nhánh nói riêng thật sự có hiệu quả, biểu hiện qua lợi nhuận ngày một tăng. Tuy nhiên, để hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngày càng nâng cao và có hiệu quả hơn, em xin đưa ra một vài kiến nghị sau: - Cần phải đơn giản hóa các thủ tục hồ sơ vay vốn, loại bỏ và giảm bớt những biểu mẫu không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo yếu tố pháp lý. - Cần quan tâm hơn nữa yếu tố nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ với quy mô hoạt động khá lớn, yếu tố nợ quá hạn này còn ở mức khá cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Vì thế Ngân hàng cần cố biện pháp cụ thể để giảm thiểu tối đa nợ quá hạn và đi vào thế ổn định trong tương lai. - Chi nhánh cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, có thể kêu gọi vốn đầu tư từ các tổ chức trên thế giới để có nguồn vốn ổn định, lâu dài giúp Chi nhánh đầu tư vào các món vay trung, dài hạn. - Lãi suất cho vay phải bằng với lãi suất của các ngân hàng khác trên địa bàn, vì lãi suất hiện nay của Ngân hàng cao hơn so với các Ngân hàng khác. - Cần phân loại khách hàng trên cơ sở uy tín, số dư tiền gởi hay giao dịch lâu năm để áp dụng mức lãi suất thích hợp và cần có hành động thiết thực như tặng quà, xổ số trúng thưởng…nhằm duy trì khách hàng cũ khuyến khích khách hàng mới. 65 - Cần tranh thủ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hội nông dân, các tổ chức, ban ngành đoàn thể huyện, xã trong khâu chọn lọc khách hàng, xét duyệt và thu hồi nợ để hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả hơn. Thực hiện đầu tư gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ. 6.2.3 Đối với chính quyền địa phương : - Chính quyền địa phương nên tăng cường việc cung cấp thông tin về khách hàng, giúp Ngân hàng nắm được tình hình kinh tế của từng hộ khi họ vay vốn. - Cần có quy hoạch tổng thể trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vật nuôi, cây trồng hợp lý, phù hợp với thực tế của địa phương và nhu cầu của xã hội. - Vận động sản xuất vay vốn Ngân hàng để phát triển sản xuất tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi. - Cần có chương trình khuyến nông hỗ trợ các biện pháp cải tạo giống, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua phòng nông nghiệp huyện, xã. - Cần khuyến khích bà con nông dân mua bảo hiểm cây lúa, vườn cây ăn quả nhằm phục vụ tình trạng thiệt hại mất mùa hàng loạt khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra và cũng cần kết hợp với Ngân hàng trong việc lựa chọn những biện pháp khắc phục những thiệt hại trên. Đồng thời có những kiến nghị với cấp trên cần có những chính sách khắc phục hậu quả giúp bà con bị thiệt hại ổn định sản xuất. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Cành, ( 2004). Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học nghiên cứu, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TPHCM. 2. Nguyễn Văn Dờn, (2003). Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê 3. Lê Văn Tư, Hồ Diệu, ( 2004). Ngân hàng thương mại, nhà xuất bảng thống kê, TPHCM. 4. Thái Văn Đại, (2007). Giáo trình ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học Cần Thơ 5. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh, (2003). Tiền tệ Ngân hàng, Tủ sách Đại học Cần Thơ 6. Lê Văn Tư, (2005). Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà nội. 7. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, (2004). Cẩm nang tín dụng, Nhà xuất bản Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftailieutonghop_pdf3543_4815.pdf
Luận văn liên quan