LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong quá trình hội nhập, cả đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mọi thành phần kinh tế đều ra sức đầu tư và phát huy nguồn lực của mình nhằm tạo sự phát triển bền vững. Ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Một khi nền kinh tế phát triển thì vai trò của Ngân hàng càng trở nên quan trọng, và với chức năng là mạch máu lưu thông nền kinh tế càng được thể hiện rõ nét. Với phương châm "Đi vay để cho vay", các Ngân hàng luôn phát huy nội lực cũng như tranh thủ những thời cơ trong mọi hoạt động để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, tạo ra lợi nhuận cho mình. Ngoài việc trang bị cơ sở vật chất hiện đại, vị trí giao dịch thuận lợi, còn đòi hỏi trình độ của nhân viên, chất lượng sản phẩm, dịch vụ Và thực sự Ngân hàng nào cũng ý thức rõ được điều này.
Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam nói chung và Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Chi nhánh Cần Thơ (được gọi tắt là Eximbank Cần Thơ hay EIB Cần Thơ) nói riêng đã và đang khẳng định lại vị thế của mình. Thế mạnh của Ngân hàng là tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, Rút kinh nghiệm từ những bài học trước đây, mọi kế hoạch đề ra và đưa vào áp dụng đều được xem xét và đánh giá cụ thể bằng những chuẩn mực nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro. Và trong những năm gần đây, Eximbank Cần Thơ được đánh giá là Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch do Ngân hàng Hội sở giao, đặc biệt là công tác huy động vốn và sử dụng vốn.
Nguồn vốn của Ngân hàng ngoài nguồn vốn từ Hội sở điều chuyển xuống thì còn có nguồn vốn chi nhánh huy động tại chỗ. Ở địa bàn thành phố Cần Thơ, người dân còn sống thiên về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, đời sống còn thấp. Mặt khác dân chúng vẫn chưa nhận thức hết vai trò của Ngân hàng nên Ngân hàng rất khó khăn để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng. Thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn buộc Ngân hàng phải nỗ lực rất lớn mới có thể hoạt động hiệu quả được. Và kết quả là nguồn vốn huy động tăng lên từng năm, hoạt động tín dụng được đánh giá là có hiệu quả, đặc biệt là năm 2005 đã có sự tăng trưởng đột biến. Nhưng xét về tổng quát thì hiệu quả hoạt động vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng.
Để hiểu rõ hơn về công tác huy động vốn, tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh cũng như những nguyên nhân tác động đến chúng, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Chi nhánh Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Tôi tiến hành tính toán những số liệu từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2003 - 2005) để phân tích và đánh giá từ khái quát đến cụ thể tình hình huy động vốn và sử dụng vốn. Từ đó rút ra những mặt tích cực cũng như hạn chế để Ngân hàng có những kế hoạch, chiến lược phù hợp trong thời gian tới. Do đó đề tài hướng đến các vấn đề chủ yếu sau:
- Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn.
- Dựa vào các chỉ tiêu huy động vốn và sử dụng vốn để đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng.
- Đề ra biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong tiến trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Thu thập những số liệu thực tế, trực tiếp có liên quan đến phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2003-2005).
ã Bảng cân đối kế toán
ã Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
ã Tham khảo văn bản Nhà nước về những qui định của Ngân hàng.
+ Thu thập những thông tin phụ trợ cho đề tài từ các báo, tạp chí, các trang Web .
- Phương pháp sử dụng và phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả.
- Tiếp thu tham khảo những ý kiến của nhân viên các phòng ban trong và ngoài Ngân hàng có liên quan.
Những thông tin, dữ liệu sau khi đã thu thập được sẽ tiến hành thống kê, tính toán và lấy chênh lệch qua các kỳ để so sánh theo phương pháp số tương đối, số tuyệt đối . để đánh giá và làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối với hoạt động của Ngân hàng thì rất phong phú và đa dạng, tham gia trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Nhưng do hạn chế về thời gian, không gian cũng như kinh nghiệm thực tế, tôi không nghiên cứu và phân tích chi tiết từng nghiệp vụ cụ thể mà xuất phát từ nhu cầu không ngừng nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, đề tài được viết trên phương diện từ phân tích tổng quát đến cụ thể hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn và những nhân tố khách quan, chủ quan tác động đến Ngân hàng qua 3 năm gần đây (2003-2005) ở phòng Kế toán Ngân hàng Eximbank chi nhánh Cần Thơ.
Cụ thể phần sử dụng vốn, Ngân hàng chủ yếu sử dụng vốn điều chuyển và vốn huy động tại chỗ để cho vay nên tôi tập trung vào phân tích và đánh giá hoạt động sử dụng vốn bao hàm hoạt động cho vay của Ngân hàng.
77 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2589 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đó đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải có sự tỉnh táo, tính thích ứng và tầm nhìn chiến lược mới có thể hoạt động hiệu quả được, và lúc đó mới có cơ hội làm phần bánh thị trường của mình lớn thêm. EIB Cần Thơ cũng đã đưa ra những kế hoạch cụ thể, và mọi chỉ tiêu đều được giao cho từng nhân viên. Huy động vốn được khẳng định là hoạt động khó nhưng Ngân hàng đã sử dụng những biện pháp hiệu quả do Hội sở giao cũng như Ngân hàng tự đặt ra cho mình để tăng nguồn vốn. Kết quả là khách hàng ngày càng muốn gửi gắm niềm tin của mình nơi Ngân hàng. Điều đó đã được thể hiện ở tỷ trọng vốn huy động của Ngân hàng so với các ngân hàng trên địa bàn tăng lên, và phần bánh của EIB Cần Thơ trên thị trường đang càng ngày càng to hơn. Phát huy những gì đang có và sau khi ra cơ sở mới, chắn chắn hiệu quả hoạt động kinh doanh của EIB Cần Thơ sẽ vươn lên một tầm mới, và tỷ trọng vốn huy động của Ngân hàng so với tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn không dừng lại ở đó mà còn tăng lên cao hơn nữa.
Nhận xét chung:
Tình hình huy động vốn tại EIB Cần Thơ tương đối hiệu quả qua 3 năm (2003-2005). Ngân hàng đã luôn cố gắng hạn chế điểm yếu, tận dụng điểm mạnh và nắm bắt được những cơ hội để phát huy hiệu quả kinh doanh của mình. Ngoài việc sử dụng những những hình thức huy động hấp dẫn để thu hút khách hàng thì Ngân hàng luôn quan tâm đến phong cách phục vụ, đảm bảo chất lượng dịch vụ nhằm tạo niềm tin và sự tiện lợi cho khách hàng khi gửi tiền và rút tiền. Ta thấy Ngân hàng huy động vốn chủ yếu qua loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà đặc biệt kỳ hạn dưới 12 tháng, với các chương trình tiết kiệm có dự thưởng, khuyến mãi, nhưng lại còn hạn chế trong phát hành giấy tờ có giá và huy động từ các tổ chức tín dụng. Phát hành giấy tờ có giá là nguồn vốn trung dài hạn khá ổn định giúp cho Ngân hàng yên tâm đầu tư và cho vay dài hạn, nên Ngân hàng cần quảng bá những lợi ích của loại tiền gửi này cụ thể đến khách hàng nhằm thu hút số lượng khách hàng gửi tiền nhiều hơn. Đồng thời, Ngân hàng cần quan tâm mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng để thuận tiện trong việc thanh toán của khách hàng.
Vốn huy động tăng thể hiện tinh thần tự chủ của Ngân hàng cao, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tăng. Điều đó góp phần làm tăng nguồn vốn, là cơ sở để Ngân hàng mở rộng các hình thức đầu tư kinh doanh mới. Trong hiện tại và tương lai, có rất nhiều kênh, nhiều hình thức hấp dẫn để người dân có thể đầu tư vốn để mang lại lợi nhuận cao hơn cộng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng, Chi nhánh cần tăng cường quảng bá thương hiệu, sử dụng biểu lãi suất hấp dẫn linh hoạt cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng nhiều hơn.
II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN, GIAI ĐOẠN 2003-2005.
Cùng với sự gia tăng về nguồn vốn thì qui mô và chất lượng tín dụng cũng có xu hướng gia tăng đáng kể. Nghiệp vụ tín dụng là hoạt động chính, là nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng. Tình hình sử dụng vốn của EIB Cần Thơ được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
1. Phân tích chung tình hình sử dụng vốn.
Bảng 16: Tổng hợp tình hình sử dụng vốn qua 3 năm 2003-2005.
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
%
Số tiền
%
D.số CV
897.125
948.153
1.147.338
51.028
5,68
199.185
21
D.số thu nợ
829.825
874.050
1.058.817
44.225
5,3
184.767
21,1
Dư nợ CV
263.700
337.803
426.324
74.103
28
88.521
26,2
Nợ quá hạn
12.379
8.785
5.449
(3.594)
(29)
(3.336)
(37,9)
(Nguồn: Phòng Kế toán EIB Cần Thơ).
Với phương châm kinh doanh “Thành công của khách hàng là hiệu quả hoạt động của EIB Cần Thơ”, Ngân hàng đã tạo có những bước tiến rất lớn trong công tác sử dụng vốn.
+ Doanh số cho vay: Do tình hình tăng trưởng kinh tế của cả nước cũng như trên địa bàn ngày càng cao, doanh số cho vay tăng lên, năm 2003 đạt 897.125 triệu đồng, năm 2004 là 912.153 triệu đồng, tăng 51.028 triệu đồng, tương ứng 5,68% so với năm 2003, sang năm 2005 tăng lên 1.147.338 triệu đồng, tương ứng 21% so với năm 2004.
+ Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ cũng không ngừng tăng lên. Năm 2003 là 829.825 triệu đồng, năm 2004 là 874.050 triệu, tăng 5,3% so với năm 2003. Đến năm 2005, doanh số thu nợ tăng rất cao, là 1.058.817 triệu đồng, tăng 21,1% so với năm 2004.
+ Dư nợ: Doanh số cho vay tăng nên dư nợ của Ngân hàng gia tăng theo, năm 2003 là 263.700 triệu đồng, năm 2004 là 337.803 triệu, tăng 28%, sang năm 2005 tăng lên 426.324 triệu, tức tăng 88.521 triệu đồng tương đương 26,1%.
+ Nợ quá hạn: Trong khi dư nợ tăng thì dư nợ quá hạn ngày càng giảm. Đây là chiều hướng rất tốt mà Ngân hàng cần phát huy hơn nữa. Cụ thể năm 2003 là 12.379 triệu đồng, năm 2004 là 8.785 triệu đồng, đến năm 2005 giảm còn 5.449 triệu đồng.
Nguyên nhân là trước đây, Ngân hàng chỉ tập trung cho vay những món tiền lớn thì nay các hộ kinh doanh cá thể cũng có quyền được vay những món tiền mà mình cần dù so với các doanh nghiệp lớn thì không là bao, nhưng rủi ro được phân tán ra và giúp các nhân viên tín dụng dễ kiểm soát hơn. Cũng trong giai đoạn này, EIB Cần Thơ tiến hành áp dụng hệ thống ngân hàng bán lẻ với mục đích giảm thiểu rủi ro đồng thời khách hàng có thể vay nơi này nhưng có thể trả tiền ở nơi khác, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng …
Có được kết quả như trên còn là nhờ sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng, đặc biệt là ban quản lý của Ngân hàng về sử dụng vốn sao cho hiệu quả.
2. Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn.
2.1. Doanh số cho vay.
Hoạt động tín dụng là hình thức đầu tư chủ yếu của EIB Cần Thơ. Nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng cung cấp tín dụng dung để bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt của các hộ sản xuất kinh doanh, đáp ứng vốn cho việc thành lập doanh nghiệp mới, mở rộng qui mô sản xuất … đồng thời đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân trên địa bàn. Cùng với sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây của thành phố, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cũng được nâng cao lên.
Bảng 17: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn, giai đoạn 2003-2005.
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Ngắn hạn
849.837
94,73
896.523
97,7
1.092.690
95,2
46.686
5,5
196.167
21,89
Trung hạn
47.288
5,27
51.630
2,3
54.648
4,8
4.342
9,1
3.018
5,85
Tổng cộng
897.125
100
948.153
100
1.147.338
100
24.028
2,68
226.185
24,55
(Nguồn: Phòng Kế toán EIB Cần Thơ.)
Qua bảng ta thấy nhu cầu cho vay vốn của Ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn (chiếm trên 94%). Điều này cũng dễ hiểu vì Ngân hàng và khách hàng luôn cẩn trọng trước những biến động khá phức tạp của thị trường, nhưng chiến lược lâu dài thì Ngân hàng cần tăng vốn cho vay dài hạn.
+ Cho vay ngắn hạn: Qua các năm, doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên. Năm 2003 là 849.837 triệu đồng, năm 2004 là 896.523 triệu đồng, tăng 46.686 triệu, tương đương 5,5%, sang năm 2005 là 1.092.690 triệu đồng, tăng 21,89% với số tiền tăng là 196.167 triệu đồng. Nguyên nhân là do lãi suất ngắn hạn của Ngân hàng khá hấp dẫn, đồng thời Ngân hàng cho vay ngắn hạn để quay đồng vốn nhanh hơn. Trong những năm gần đây, tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ở Cần Thơ cũng có những chuyển biến khởi sắc mới, đặc biệt là lĩnh vực chế biến thuỷ hải sản và các mặt hàng nông sản, nên việc tài trợ việc xuất nhập khẩu của Ngân hàng cho các doanh nghiệp cũng tăng lên.
+ Cho vay trung dài hạn: Đối với cho vay trung hạn thì có xu hướng giảm dần. Năm 2003, Ngân hàng cho vay 47.288 triệu đồng tương đương chiếm 5,27% tổng doanh số cho vay cả năm, sang năm 2004 thì đạt được 51.630 triệu đồng, tỷ trọng cũng giảm dần, chiếm 2,3% so với năm 2003. Đến năm 2005 đạt 54.648 triệu, tăng so với 2004 là 3.018 triệu đồng, tức là 5,85% với tỷ trọng là 4,8% trên tổng vốn cho vay. Ta thấy Ngân hàng chưa thật quan tâm đến cho vay trung hạn mặc dù trên lý thuyết nó đem lại lợi nhuận cao hơn cho vay ngắn hạn.
Tóm lại, doanh số cho vay phản ánh số lượng và qui mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng, doanh số cho vay càng lớn thì họat động dụng càng lớn. Trong các năm qua, công tác tín dụng của Ngân hàng khá tốt, tăng đều qua các năm, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, còn vay trung và dài hạn thì chiếm tỷ lệ thấp. Vì thế, Ngân hàng cần đầu tư mở rộng việc cho vay trung và dài hạn, tuy có rủi ro lớn nhưng đem lại lợi nhuận cao. Đối tượng cần hướng tới là các khách hàng làm ăn có hiệu quả, có uy tín, có vòng quay vốn nhanh nhằm đưa Ngân hàng ngày càng phát triển.
2.2. Doanh số thu nợ..
Công tác thu nợ đóng vai trò quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, nó phản ánh chất lượng tín dụng hay khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, và nó cũng phụ thuộc vào khả năng, sự “mong muốn” trả nợ của khách hàng.
EIB Cần Thơ rất chú trọng vào công tác thu nợ. Trước khi chính thức quyết định cho vay vốn, Ngân hàng thường tiến hành quá trình thẩm định chặt chẽ nhu cầu và mục đích sử dụng vốn cũng như tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn hợp lý nhất. Khi đã cho vay, Ngân hàng thường xuyên theo dõi tình hình dụng vốn của khách hàng để kịp thời xử lý những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích hay tình hình doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán nợ vay. Đối với nợ đến hạn và nợ quá hạn, cán bộ sẽ gửi giấy thông báo đến khách hàng để đôn đốc trả nợ, có như vậy mới đảm bảo thu nợ đủ và đúng hợp đồng tín dụng đem lại hiệu quả tín dụng cao cho Chi nhánh.
Bảng 18: Tình hình doanh số thu nợ phân theo thời hạn
giai đoạn 2003-2005.
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Ngắn hạn
791.942
95,43
831.885
95,18
1.015.694
95,9
39.934
5,04
183.809
22,1
Trung hạn
37.883
4,57
42.165
8,42
43.123
4,07
4.282
11,3
958
2,27
Tổng cộng
829.825
100
874.050
100
1.058.817
100
44.198
5,33
184.767
21,1
(Nguồn: Phòng Kế toán EIB Cần Thơ.)
Do hạn chế việc cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước và đa dạng hóa hình thức tín dụng, chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc thu nợ của Ngân hàng tăng lên, đặc biệt là vốn cho vay ngắn hạn. Năm 2003 thu được 829.825 triệu đồng, sang năm 2004 đạt 874.050 triệu đồng so với năm 2003, tăng 44.198 triệu đồng, tỷ trọng 5,33. Đến năm 2005 tăng 184.767 triệu đồng, tương đương tăng 21,1% so với năm 2004, tức thu được 1.058.817 triệu đồng, trong đó:
+ Cho vay ngắn hạn: Năm 2003, Ngân hàng thu nợ 791.942 triệu đồng, chiếm 95,43% trong tổng doanh số thu nợ của năm. Đến năm 2004 thu được 831.885 triệu đồng, chiếm 95,18% so với năm 2003, tăng 39.883 triệu đồng. Sang năm 2005 đạt 1.015.694 triệu đồng, tỷ trọng 95,9%, tăng 183.809 triệu đồng, tương đương tăng 22,1 % so với năm 2004. Ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn có doanh số thu nợ ngày càng cao và tỷ trọng chiếm càng lớn, đó là do Ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu để quay đồng vốn nhanh và giảm rủi ro, thứ hai nữa là do những chính sách thông thoáng, đãi ngộ của Chính quyền thành phố đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm cho tình hình kinh tế trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh mẽ, hoạt động sản xuất kinh ngày càng hiệu quả nên việc tạo ra lợi nhuận dễ dàng hơn và việc trả nợ được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Đây là những chuyển biến tích cực mà Chi nhánh đã thực hiện được. Trong những năm tới, Chi nhánh cần khai thác sâu hơn đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ vì họ thường vay số vốn ít nên việc trả nợ cũng dễ dàng hơn.
+ Cho vay trung dài hạn: Năm 2003, Ngân hàng thu nợ được 37.833 triệu đồng, chiếm 4,57%. Năm 2004, tăng được 42.165 triệu đồng, tỷ trọng 8,42%, so với 2003 thì tăng 4.282 triệu, tức tăng 11,3%. Đến năm 2005 tiếp tục tăng lên 958 triệu đồng tương đương tăng 2,27% so năm 2004, tức đạt được 43.123 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4,07% trong tổng doanh số thu nợ trung hạn trong năm. Ta thấy tình hình thu nợ trung hạn không biến động nhiều do Ngân hàng giảm dần lượng tiền cho vay ở hình thức này vì không mấy hiệu quả. Mặt khác, về mặt lý thuyết thì doanh số thu nợ sẽ tăng giảm cùng với doanh số cho vay hay nói cách khác, doanh số thu nợ tỷ lệ thuận với doanh số cho vay. Thực tế những năm qua, doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng, nhưng riêng phần cho vay trung hạn thì doanh số thu nợ giảm do nợ quá hạn của năm trước vẫn chưa thu hồi được. Song phải nhìn nhận một điều rằng, ta dùng chỉ tiêu so sánh giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ chỉ có thể đánh giá một cách tương đối về tính hiệu quả của công tác thu nợ, bởi vì doanh số thu nợ mỗi năm phụ thuộc rất nhiều vào kỳ hạn trả nợ theo hợp đồng của khách hàng. Vì đây là loại tiền đưa lại lợi nhuận cao nếu khách hàng trả nợ đúng hạn, nên Ngân Hàng cần chú trọng hơn hình thức này, tăng cường cho vay kết hợp với thẩm định, kiểm tra cũng như phân tích tình hình hiệ tại, những chiều hướng tương lai của các khách hàng vay để bảo đảm việc thu nợ đúng kỳ hạn.
2.3. Dư nợ cho vay .
Dư nợ là kết quả để đánh giá sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Qua 3 năm dư nợ cho vay tăng vì Ngân hàng tiến hành mở rộng nhiều hình thức cho vay tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh.
Bảng 19: Tình hình dư nợ cho vay phân theo thời hạn
giai đoạn 2003-2005.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Ngắn hạn
196.069
75,79
265.445
78,64
325.207
76,28
69.376
35,38
59.762
22,51
Trung hạn
67.631
25,65
75.358
21,4
101.117
23,72
4.272
7
28.759
39,7
Tổng cộng
263.700
100
337.803
100
426.324
100
74.103
28,1
88.521
26,2
(Nguồn: Phòng Kế toán EIB Cần Thơ.)
Tổng dư nợ cho vay càng ngày càng tăng, trong đó Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, với tỷ trọng chiếm trên 75%. Năm 2003 là 196.069 triệu đồng, năm 2004 là 75.358 triệu đồng, tăng 35,38% so năm 2003, sang năm 2005 thì dư nợ ngắn hạn là 324.207 triệu đồng, tăng 59.762 triệu tương đương 22,51% so năm 2004. Kết quả đạt được là do tình hình kinh tế phát triển nên nhu cầu vốn cho sản xuất tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh tăng lên, đặc biệt là năm 2003, Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Từ đây, các nhà đầu tư bắt đầu những dự án làm ăn vào Cần Thơ, các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ thì tăng cường hiệu quả sản xuất, mở rộng quy mô để tìm được chỗ đứng vững chắc cho mình, và các ngân hàng chính là nơi cung cấp vốn cho họ.
Từ những nguyên do đó, vốn vay trung hạn cũng tăng lên. Ngân hàng tập trung cho vay các dự án xây dựng, mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp. Năm 2003 là 67.631 triệu đồng, năm 2004 đạt 75.358 triệu đồng, tăng 7% so năm 2003, đến năm 2005 là 101.117 triệu, tăng 39,7% so với năm 2004. Ta thấy rõ ràng, năm 2005 Ngân hàng đã bắt đầu quan tâm đến hình thức cho vay này vì nền kinh tế ngày càng phát triển nhanh và xu hướng chung của các doanh nghiệp đi vay là nỗ lực hơn trong kinh doanh tạo lợi nhuận và uy tín cho mình. Mặt khác nhu cầu du học của người dân ngày càng tăng cao và thường vay trọn gói nên Ngân hàng cần sử dụng những ưu đãi đặc biệt cho đối tượng này, bên cạnh đó cũng cần tranh thủ tiếp cận những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có uy tín để khai thác những lợi ích từ hình thức cho vay này đem lại.
2.4. Nợ quá hạn:
Bảng 20: Tình hình nợ quá hạn phân theo thời hạn, giai đoạn 2003-2005.
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Ngắn hạn
11.458
92,6
7.821
89
4.812
88,3
(3.637)
(31,7)
(3.009)
(38,5)
Trung hạn
921
7,4
964
11
637
11,7
43
4,67
(327)
(33,9)
Tổng cộng
12.379
100
8.7585
100
5.449
100
(3.594)
(29)
(3.336)
(38)
(Nguồn: Phòng Kế toán EIB Cần Thơ.)
Nợ quá hạn qua 3 năm có sự biến động khá mạnh, nếu như nợ 2003, nợ quá hạn của Ngân hàng là 12.373 triệu đồng, chiếm 4,87% % tổng dư nợ, đạt mức an toàn theo qui định của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng bước sang năm 2004 thì lượng nợ lại giảm 8.731 triệu đồng, giảm 2,58% tổng dư nợ, giảm so với năm 2003 là 3.642 triệu đồng. Nguyên nhân là do:
Trong năm 2003, Chi nhánh đã chuyển sang nợ quá hạn của Công ty lương thực Cần Thơ liên quan đến khoản bảo lãnh của EIB Cần Thơ theo đề nghị của thanh tra NHNN Cần Thơ với số tiền 3.465 triệu đồng.
Cũng trong năm 2003, Ngân hàng chỉ thu được khoản nợ quá hạn của DNTN Kim Hà trên 1 tỷ đồng do bán tài sản, trong khi đó một số khoản cho vay từ năm 2001 trở về trước do làm ăn thua lỗ không trả được nợ, phải chuyển sang nợ quá hạn. Cụ thể:
+ Xí nghiệp TM Thái Bình: 1.450 triệu đồng.
+ Chi nhánh Công ty xây dựng Công nghiệp nhẹ số 1:300 triệu đồng.
+ Ngoài ra còn một số khách hàng chưa đóng lãi và nợ gốc đúng hạn theo phân kỳ trả nợ chuyển sang nợ quá hạn. Do đó đã làm cho nợ quá hạn của Chi nhánh tăng lên.
- Năm 2004, Chi nhánh đã tích cực xử lý và thu hồi các khoản bợ quá hạn như nợ của ông Trần quang Vũ, Công ty TNHH Chợ Mới- An Giang, XN TM Thái Bình… ngoài ra chi nhánh cũng được trích quỹ dự phòng rủi ro để thu tát toán nợ của các hộ nông dân, DNTN Đào Kim Thanh, Cơ sở ảnh màu Tây Đô…
Hình 03 : Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo kỳ hạn, giai doạn 2003 - 2005.
3. Phân tích hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế.
3.1. Doanh số cho vay .
Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu cung cấp cho các tổ chức kinh tế, được phân thành 2 thành phần là quốc doanh và ngoài quốc doanh.
Bảng 21: Tình hình doanh số cho vay phân theo thành phần kinh tế
giai đoạn 2004-2005.
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
QuốcDoanh
279.244
31,1
256.848
28
64.434
5,6
(22.396)
(8)
(192.414)
(75)
Ngoài QD
617.881
68,9
664.305
72
1.082.904
94,4
46.424
7,5
418.599
63
Tổng cộng
897.125
100
921.153
100
1.147.338
100
24.028
2,8
226.185
24,6
(Nguồn: Phòng Kế toán EIB Cần Thơ.)
3.1.1. Cho quốc doanh vay:
Đây là những đơn vị kinh tế Nhà nước, ngoài một phần nguồn vốn được Nhà nước hỗ trợ, để mở rộng quy mô sản xuất thì họ cũng tiến hành đi vay. Nhưng do hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này không mấy hiệu quả nên lượng tiền cho vay của Ngân hàng cho đối tượng này giảm khá mạnh theo từng năm. Năm 2003 là 279.244 triệu, chiếm 31,1% tỷ trọng doanh số cho vay, năm 2004 là 256.848 triệu, giảm 7,5% so với năm 2003, sang năm 2005 thì giảm rất mạnh, là 192.414 triệu tương đương 75% so với năm 2004. Thời điểm năm 2003, doanh nghiệp quốc doanh đang phổ biến ở địa bàn cũng như trên cả nước, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa nhiều. Mặt khác như đã phân tích trên, khi thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương thì chính các doanh nghiệp quốc doanh này tiến hành đi vay để đầu tư mở rộng sản xuất. Rút ra từ những bài học trước đây, Ngân hàng đã tiến hành đa dạng hóa hình thức cho vay cũng như đối tượng cho vay, chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm thiểu việc cho vay đối với các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Vì những nguyên nhân đó, doanh số cho vay vào đối tượng quốc doanh giảm rõ rệt.
3.1.2. Cho ngoài quốc doanh vay:
Thành phần ngoài quốc doanh bao gồm các Công ty cổ phần, doanh ngiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân… Đây là phân khúc thị trường được Ngân hàng nhắm đến, và chúng chiếm tỷ trọng khá lớn trong doanh số cho vay của EIB Cần Thơ. Năm 2003, Ngân hàng cho vay 617.881 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 68,9 % trong tổng doanh số cho vay, năm 2004 có tăng nhưng không đáng kể, là 664.305 triệu, tăng chỉ 7,5%, sang năm 2005 thì tăng mạnh, là 1.082.904 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 94,4% doanh số cho vay và tăng 63% so với năm 2004. Trong những năm qua, Ngân hàng luôn đa dạng hóa các phương thức vay nhằm cung cấp nguồn vốn tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra, do cách tiếp cận gần gũi và nhiệt tình tư vấn giúp đỡ người đi vay của các cán bộ tín dụng Ngân hàng cũng góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách hàng đến vay, đặc biệt là các khách hàng ngoài quốc doanh, làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng.
3.2. Doanh số thu nợ.
Do doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao, và chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên doanh số thu nợ của đối tượng này cũng cao hơn.
Bảng 22 : Tình hình doanh số thu nợ phân theo thành phần kinh tế
giai đoạn 2003-2005.
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Q. Doanh
272.147
32,8
270.179
44,7
109.313
10,3
(1.968)
(0,7)
(160.866)
(59,5)
Ngoài QD
557.678
67,2
603.871
55,3
949.504
89,7
46.193
8,3
345.633
57,24
Tổng cộng
829.825
100
874.050
100
1.058.817
100
44.225
5,3
184.767
21,1
(Nguồn: Phòng Kế toán EIB Cần Thơ.)
3.2.1. Đối với quốc doanh.
Rút ra từ những bài học trước đây, Ngân hàng chỉ cho vay các doanh nghiệp Nhà nước có uy tín và làm ăn hiệu quả. Nhưng ta thấy qua 3 năm doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp này vẫn giảm dần, thể hiện cụ thể:
Năm 2003, doanh số thu nợ đối với thành phần quốc doanh là 272.147 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 32,8%, sang năm 2004 là 270.179 triệu đồng, giảm 1.968 triệu đồng, tương đương 0,7% so với năm 2003, và năm 2005 còn 109.313 triệu, tức giảm 59,5%. Tình hình thu nợ đối với các doanh nghiệp quốc doanh ngày càng giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ do bởi nhiều nguyên nhân. Đó là do lượng vốn cho vay của đối tượng này càng ngày càng giảm, nợ quá hạn chưa thu hồi được từ những năm trước…Vì vậy Ngân hàng cần tăng cường công tác thu hồi nợ, đẩy mạnh hoạt động thẩm định để hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn.
3.3.2. Đối với ngoài quốc doanh:
Do doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao và chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên doanh số thu nợ của đối tượng này cũng lớn hơn. Năm 2003 là 557.678 triệu đồng, năm 2004 là 603.871 triệu đồng, tăng 8,3% so với năm 2003, năm 2005 với 949.504 triệu đồng, tăng 57,24% so với năm 2004. Ta thấy tốc độ tăng của doanh số thu nợ đối với thành phần này rất nhanh do lượng vốn cho vay của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào đối tượng này, đặc biệt là cho vay ngắn hạn. Mặt khác, do những cơ chế linh hoạt ứng phó tốt với sự thay đổi của môi trường và có tầm nhìn chiến lược nên tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng hiệu quả. Họ không những tăng được lợi nhuận, trả được nợ của Ngân hàng mà còn tính đến việc mở rộng quy mô và tăng năng lực sản xuất. Do chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên việc thu hồi vốn cũng khá nhanh và ít rủi ro. Để lợi nhuận ngày càng tăng, Chi nhánh cần tăng cường công tác thẩm định để tăng cưòng hơn nữa việc cho vay trung dài hạn ở thành phần này .
3.3. Dư nợ cho vay
Hình 04: Tổng dư nợ qua 3 năm 2003 - 2005
Như đã phân tích, Ngân hàng đã giảm dần lượng tiền cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước mà tập trung vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ là thị trường tiềm năng vì sự phát triển nhanh của nền kinh tế.
Bảng 23: Tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế
giai đoạn 2003-2005.
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Q. Doanh
127.857
48,5
111.179
32,9
6.864
1,6
(16.678)
(13)
(104.315)
(93,8)
Ngoài QD
135.843
51,5
226.624
67,1
419.460
98,4
90.781
66,8
192.836
85,1
Tổng cộng
263.700
100
337.803
100
426.324
100
74.103
28,1
88.521
26,2
(Nguồn: Phòng Kế toán EIB Cần Thơ.)
Với bảng dư nợ theo thành phần kinh tế giúp ta biết được dư nợ quốc doanh và ngoài quốc doanh, cụ thể như sau:
3.3.1. Đối với quốc doanh:
Tình hình dư nợ của quốc doanh giảm xuống rõ rệt qua từng năm. Cụ thể năm 2003 là 127.857 triệu đồng, sang năm 2004 giảm xuống còn 111.179 triệu đồng, tức giảm 13% so với 2003, trong đó dư nợ ngắn hạn giảm mạnh hơn, là 17,41%. Năm 2005, dư nợ quốc doanh còn 6.864 triệu đồng, giảm 93,8% so với năm 2004. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không hiệu quả như SADICO, MEKO FOOD nên Chi nhánh đã không tiếp tục cho vay hoặc từng bước giảm dần nợ vay. Đồng thời, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên còn doanh nghiệp quốc doanh dần chuyển sang doanh nghiệp cổ phần hoá để hoạt động có hiệu quả hơn.
3.3.2. Đối với ngoài quốc doanh.
Ngân hàng coi khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng mục tiêu, là phân khúc của mình, vì vậy dư nợ của Ngân hàng đối với thành phần này tăng rất mạnh theo từng năm. Năm 2003 là 135.843 triệu đồng, tỷ trọng chiếm 51,5% trong tổng dư nợ, năm 2004 dư nợ đạt 226.346 triệu, tăng 66,8% so với năm 2003, năm 2005 thì Ngân hàng tăng cường hoạt động tín dụng cả trung hạn lẫn dài hạn vì ngày càng thấy tiềm năng từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dư nợ là 419.460 triệu đồng, tăng 85,1% so với năm 2004. Lý do là mấy năm gần đây, nền kinh tế Thành phố Cần Thơ phát triển, các doanh nghiệp ở các địa phương khác thi nhau mở các chi nhánh, văn phòng đại diện hay khu sản xuất trên địa bàn, nên đòi hỏi lượng vốn khá lớn để thành lập. Mặt khác, các khu công nghiệp, khu chế xuất đi vào hoạt động nên số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng từ đó tăng theo. Đây là một thị trường rộng lớn để Ngân hàng khai thác. Ngân hàng cần đầu tư vào chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới, đồng thời tăng cường đa dạng hoá các hình thức cho vay để thu hút ngày càng nhiều hơn số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng, đặc biệt là cho vay trung dài hạn.
3.4. Nợ quá hạn.
Bảng 24: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
giai đoạn 2003-2005.
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
KT NN
4.238
34,2
7.575
86,2
2.474
61
(3.337)
(78,7)
(5.101)
(67,3)
KT TN
2.654
21,4
0
0
0
0
(2.654)
(100)
(5.101)
(67,3)
KT CT
5.487
44,4
1.210
13,8
2.125
39
(4.277)
(78)
(915)
(75,6)
Tổng cộng
12.379
100
8.7585
100
5.449
100
(3.594)
(29)
(3.336)
(38)
(Nguồn: Phòng Kế toán EIB Cần Thơ.)
Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế được phân thành kinh tế Nhà nước, kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể.
+ Kinh tế Nhà nước: Năm 2003, nợ nhắn hạn của thành phần kinh tế Nhà nước là 4.238 triệu đồng, chiếm 34,2%, sang năm 2004 thì số nợ này tăng lên 7.575 triệu, chiếm 86,2% và tăng 78,7% so với năm 2003, năm 2005 lại giảm xuống 67,3% tức còn 2.474 triệu đồng. Qua đây ta thấy tình hình nợ quá hạn của đối tượng này chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân do trước đây số lượng các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn nhiều. Họ thường vay với số vốn khá lớn, nhưng những năm trở lại đây thì một số doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành cổ phần hoá để hoạt động hiệu quả hơn và một số doanh nghiệp đã trả được nợ. Mặt khác, Chi nhánh cũng hạn chế hơn trong việc cho vay các doanh nghiệp Nhà nước.
+ Kinh tế tư nhân: Đối với kinh tế tư nhân thì số lượng vốn mà Ngân hàng cho vay nhiều nhưng phân ra từng món nhỏ nên cũng dễ thu hồi nợ hơn. Nợ quá hạn của đối tượng này đã hoàn tất vào năm 2003 là 2.654 triệu đồng.
+ Kinh tế cá thể: đây là các doanh nghiệp nhỏ lẻ và thường kinh doanh bên lĩnh vực thương mại dịch vụ. Năm 2003, nợ quá hạn là 5.487 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong các thành phần kinh tế, sang năm 2004 thì còn lại 1.210 triệu đồng, giảm 77,9%, năm 2005 còn lại 39 triệu đồng.
Ta thấy nợ quá hạn theo thành phần kinh tế giảm mạnh theo từng năm, đặc biệt là kinh tế tư nhân và hộ kinh doanh cá thể, thể hiện chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng hiệu quả. Ngân hàng cần nâng cao hơn nữa trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng, thẩm tra xem xét kỹ đối tượng vay để mang lại kết quả tốt hơn.
4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng.
4.1. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động.
Bảng 25:Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động qua 3 năm.
Chỉ tiêu
ĐVT
2003
2004
2005
Tổng dư nợ
Tr. đg
263.700
337.803
426.324
Tổng vốn huy động
Tr. đg
99.678
123.269
214.848
Tổng dư nợ / Vốn huy động
lần
2,6
2,74
1,98
(Nguồn: Phòng Kế toán EIB Cần Thơ.)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay qúa nhỏ đều không tốt vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp và ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.
Qua 3 năm ta thấy, tình hình nguồn vốn mà cụ thể là vốn huy động tại chỗ tương đối thấp, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2003, bình quân 2,6 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2004 tăng lên, cứ 2,74 đồng đồng dư nợ thì có sự đóng góp của 1 đồng vốn huy động, sang năm 2005 thì tỷ lệ này giảm xuống, 1,98 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động.
Ngân hàng huy động được nhiều vốn và sử dụng được nhiều vốn huy động để cho vay thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ việc chênh lệch lãi suất. Nhận xét qua 3 năm thì ta thấy nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn cho sản xuất và tiêu dùng của các cá nhân và các doanh nghiệp, buộc Chi nhánh phải nhận vốn điều chuyển từ Hội sở, mà thường thì lãi suất điều chuyển sẽ cao hơn lãi suất huy động vốn từ nền kinh tế nên việc chêch lệch lãi suất sẽ không cao. Vì vậy, bên cạnh đầu tư vào hoạt động tín dụng thì Ngân hàng cần chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm đem lại lợi nhuận cao.
4.2. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ.
Bảng 26: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ qua 3 năm.
Chỉ tiêu
ĐVT
2003
2004
2005
Nợ quá hạn
Tr. đg
12.379
8.785
5.449
Dư nợ
Tr. đg
263.700
337.803
426.324
NQH / Tổng dư nợ
%
4,69
2,6
1,28
(Nguồn: Phòng Kế toán EIB Cần Thơ.)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động sử dụng vốn, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Như đã phân tích trên thì tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh giảm xuống, năm 2003 là 4,69%, năm 2004 là 2,6% và năm 2005 là 1,28%. Từ đó cho ta thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng hiệu quả. Công tác tín dụng cho vay là hoạt động mạnh nhất của EIB Cần Thơ, trong đó tín dụng ngắn hạn đạt chất lượng cao hơn. Qua các năm ta thấy nợ quá hạn giảm do Chi nhánh có khả năng thu hồi qua phát mãi tài sản thế chấp. Trong khi tình hình kinh tế - chính trị phức tạp, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị áp lực từ nhiều phía, môi trường đầu tư tín dụng là khá nhiều rủi ro tiềm ẩn, trước hoàn cảnh đó mà EIB Cần Thơ giảm được tỷ lệ nợ quá hạn còn 1,28% có thể nói là sự cố gắng và nỗ lực rất lớn của Ngân hàng. Trong những năm tới, đi đôi với việc thu hồi nợ tồn đọng thì Ngân hàng phải tiến hành thẩm định kỹ hơn các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn như tư vấn, tham gia đầu tư trực tiếp vào các dự án, vừa tăng lợi nhuận cho Chi nhánh vừa đảm bảo chất lượng tín dụng đạt hiệu quả . 4.3. Vòng quay vốn tín dụng.
Bảng 27: Bảng vòng quay tín dụng qua 3 năm.
Chỉ tiêu
ĐVT
2003
2004
2005
Doanh số thu nợ
Tr. đg
829.825
874.050
1.058.817
Dư nợ bình quân
Tr. đg
230.050
300.751,5
382.063,5
D.số thu nợ / Dư nợ BQ
Lần
3,6
2,9
2,8
(Nguồn: Phòng Kế toán EIB Cần Thơ.)
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả của đồng vốn tín dụng qua tính luân chuyển của nó. Đồng vốn quay vòng càng nhanh càng có hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh trong những năm qua có sự sụt giảm, năm 2003 là 3,6 lần, năm 2004 là 2,9 lần và năm 2005 là 2,8 lần. Vòng quay tín dụng giảm qua các năm do tỷ lệ tăng của doanh số thu nợ và dư nợ bình quân không đều nhau. Đây là những tỷ số tương đối tốt, nguyên nhân là do Ngân hàng thực hiện ngày càng hiệu quả công tác thu hồi nợ, đồng vốn được đẩy vào chu kỳ sinh lợi ngày càng nhiều. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải có biện pháp nhằm làm vòng quay vốn tín dụng tăng lên, ổn định nhằm làm cho khả năng sinh lưọi từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn, tạo điều kiện cho việc tăng thêm lợi nhuận.
4.4. Hệ số thu hồi nợ.
Bảng 28: Hệ số thu hồi nợ qua 3 năm.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh số thu nợ
Tr. đg
829.825
874.050
1.025.817
Doanh số cho vay
Tr. đg
897.125
921.153
1.147.338
Hệ số thu nợ
%
92,5
92,0
92,3
(Nguồn: Phòng Kế toán EIB Cần Thơ.)
Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng hay là khả năng trả nợ của khách hàng, công tác thu hồi nợ càng hiệu quả thì chỉ tiêu này càng cao.
Từ bảng số liệu ta thấy, hệ số thu hồi nợ qua 3 năm biến động không ổn định nhưng hệ số thu hồi nợ là khá cao, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Chi nhánh là khá tốt. Năm 2003 là 92,5%, năm 2004 là 91,83%, sang năm 2005 là 97,83%, tăng 6% so với năm 2004. Điều này giúp ta giúp ta có thể nhận định rằng công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được nâng lên từng bước, tức là Ngân hàng khẳng định được nguồn vốn của mình được bảo đảm, hoạt động của Ngân hàng có cơ sở vững chắc để tiếp tục vồn tại và phát triển.
*** Nhận xét chung:
Qua phân tích tình hình sử dụng vốn ta thấy Ngân hàng sử dụng vốn chủ yếu vào việc cho vay đối với các thành phần kinh tế theo các kỳ hạn. Đi đôi với công tác huy động vốn thì hoạt động tín dụng đang là nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng. Tình hình sử dụng vốn ngày càng có những chuyển biến tích cực: doanh số cho vay và dư nợ cùng doanh số thu nợ tăng đồng thời nợ quá hạn lại giảm mạnh, điều này thể hiện chất lượng tín dụng được nâng cao, đặc biệt năm 2005 là bước chuyển thực sự trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thay vì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như trước đây, thị trường khách hàng mà Ngân hàng chú trọng là cá nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ. Đây là những đối tượng rất có tiềm năng ở hiện tại và tương lai bởi sự phát triển cả về số lượng cũng như hiệu quả kinh doanh của chúng. Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn với tỷ trọng trên 94% tổng doanh số cho vay ,vì với cho vay ngắn hạn thì Ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro và quay đồng vốn nhanh, trong khi cho vay trung dài hạn chưa được Ngân hàng quan tâm nhiều. Vì vậy, Ngân hàng cần chú trọng cho vay trung dài hạn kết hợp với công tác thẩm định chặt chẽ hơn nhằm mang lại lợi nhuận cao.
Trong những năm tới, khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế, nhu cầu vốn để tiêu dùng, mở rộng sản xuất cũng như tăng năng lực sản xuất để đủ sức cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài của các doanh nghiệp là rất cấp thiết, Ngân hàng cần chủ động vốn chủ yếu từ huy động tại chỗ và một phần nhận vốn điều chuyển từ Hội sở để đáp ứng đầy đủ kịp thời cho khách hàng. Đây không những sẽ tạo lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế khu vực và cả nước phát triển.
---------&---------
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG XNK
CHI NHÁNH CẦN THƠ.
&
I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN .
1. Hiện đại hoá công nghệ thông tin.
Đây là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển và hôi nhập. CNTT chính là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua, EIB Việt Nam nói chung và EIB Cần Thơ nói riêng, với nội lực của mình đã cố gắng tập trung đầu tư trang thiết bị phần cứng, phần mềm, viễn thông, các sản phẩm ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới để tạo cho khách hàng giao dịch thuận tiện nhất. Với phần mềm Korebanking mà Ngân hàng đem vào áp dụng từ năm 2003 đã mang lại những kết qủa đáng ghi nhận trong việc quản lý và cũng như giao dịch với khách hàng. Nhưng qua tìm hiểu và phân tích thì công nghệ của Ngân hàng có một số mặt còn hạn chế, nên cần chú ý hơn ở những biện pháp sau:
- Korebank là phần mềm quản lý dữ liệu tập trung thống nhất trong toàn hệ thống, nên có thể xẩy ra tình trạng nghẽn mạch và bị chậm. Vì vậy phải chủ trương có cách xử lý kịp thời khi tình huống này xảy ra.
- Ngân hàng Hội sở và một số Ngân hàng chi nhánh khác đã có bảng điện tử đặt tại phòng giao dịch khách hàng, dùng để thông báo mức lãi suất, tỷ giá vàng, ngoại tệ...Chi nhánh nên trang bị cho mình để thuận tiện cho khách hàng và tăng uy tín cho mình.
- Đầu tư những trang thiết bị hiện đại hơn cho nhân viên tiến hành giao dịch một cửa.
- Tăng cường công nghệ hỗ trợ việc quản lý thông tin khách hàng tốt hơn và quản lý rủi ro trong hoạt động.
- Triển khai sớm công nghệ thẻ chíp để bảo đảm sự an toàn và tiện lợi hơn cho khách hàng.
Đời sống ngày càng nâng cao thì càng đòi hỏi sự tiện nghi, nhanh chóng. Áp dụng những công nghệ mới chính là đòn bẩy giúp Ngân hàng có thể khẳng định vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
2. Phát huy nguồn lực con người.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng xem con người là nguồn lực quan trọng nhất. Ngân hàng là một loại hình kinh doanh dịch vụ nên trình độ nghiệp vụ cũng như phong cách phục vụ của nhân viên là rất quan trọng. Nó tạo nên bản sắc văn hoá rất riêng cho mỗi Ngân hàng. Nền kinh tế ngày nay người ta được gọi là "Nền kinh tế của sự cảm nhận", ý muốn nói ngoài mua các sản phẩm thì người ta còn mua chính sự cảm nhận của người ta qua cách phục vụ và môi trường phục vụ khi mua sản phẩm đó. Vì vậy để tạo sự hài lòng nơi khách hàng, Ngân hàng cần chú ý thêm một số điểm để tạo ra một môi trường làm việc tốt cho nhân viên của mình:
- Cần mạnh tay hơn về thay đổi chính sách về thu nhập đối với các vị trí cao cấp để thu hút nguồn nhan sự có chất lượng cao
- Tăng cường đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ chuyên môn đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.
Đầu tư hơn cho ngân sách đào tạo và học tập các phương pháp đào tạo từ nước ngoài
- Những chỉ tiêu về huy động vốn cần giao cụ thể cho từng thành viên và có chế độ đãi thưởng đối với thành viên hoàn thành xuất sắc công việc.
- Môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng chưa thực sự thoải mái vì không gian chật hẹp nên phần nào làm giảm năng suất công việc. Ngân hàng cần tạo một môi trường làm việc thông qua các chính sách quản lý khoa học, rõ ràng và chế độ đãi ngộ tương xứng. Mà trước hết là triển khai nhanh chóng việc xây dựng xong cơ mới, vừa thuận tiện cho giao dịch vừa tốt cho năng suất làm việc của nhân viên.
3. Đa dạng hoá trong phương thức huy động vốn.
Nhằm tăng cường nguồn vốn huy động tại chỗ, các ngân hàng cần đa dạng hoá các phương thức huy động vốn để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. EIB Cần Thơ cũng đã và đang áp dụng những phương thức huy động vốn như một ngân hàng TMCP. Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán là hai phương thức chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động từ khách hàng. Ở đây, tiền gửi của TCTD và phát hành giấy tờ có giá chưa được Ngân hàng chú trọng đầu tư. Vậy những biện pháp cần được xem xét là:
- Nắm chắc phân khúc khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân. Xác định đối tượng khách hàng truyền thống là các cá nhân, hộ kinh tế gia đình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó Ngân hàng cần tập trung sức lực để phát triển chiều sâu hơn vào hệ khách hàng này. Tận dụng khoảng thời gian vài năm tới, khi phân khúc thị trường này còn nằm trong khả năng khai thác để đẩy mạnh các phương thức ưu đãi và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm nắm chắc phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân.
- Về phát hành giấy tờ có giá:
+ Cần được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi hơn nữa nhưng tác dụng của loại tiền gửi này đến người dân.
+ Áp dụng mức lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng.
+ Đẩy mạnh nhiều chương trình khuyến mãi.
- Với tiền gửi của các TCTD:
+ Mở rộng mối quan hệ với nhiều ngân hàng hơn nữa để tạo sự liên thông giữa các ngân hàng, tiện lợi hơn cho khách hàng khi gửi và rút tiền.
Ngoài ra thị trường thẻ hiện là thị trường tiềm năng đối với các ngân hàng, do đó cần tăng cường những lợi ích thanh toán của thẻ như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, thanh toán qua các cửa hàng, siêu thị , khách sạn... đặc biệt phát huy vai trò của các loại thẻ quốc tế vì nhu cầu đi nước ngoài của người dân ngày càng tăng lên.
4. Đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới.
Cơ sở vật chất rất quan trọng, vì nó thể hiện tầm vóc, vị thế và uy tín của một ngân hàng. Và sự thật là rất nhiều khách hàng đã căn cứ vào tầm vóc của trụ sở, trang thiết bị sử dụng để đặt niềm tin vào ngân hàng đó. Vì vậy Ngân hàng cần lưu ý một số điểm sau:
Trụ sở hiện tại của EIB Cần Thơ là rất bất tiện trong việc giao dịch, nên cần gấp rút xây dựng xong trụ sở mới để tạo thuận lợi đối với giao dịch của khách hàng và môi trường làm việc thông thoáng cho cán bộ công nhân viên.
Chú trọng trang bị các trang thiết bị hiện đại, ấn tuợng đặc trưng riêng đối với Ngân hàng.
Về mạng lưới thì Ngân hàng cần tiếp tục duy trì định hướng phát triển, mở rộng mạng lưới, hướng vào phân khúc của mình, để chủ động mở rộng thị trường và chiếm thị phần đón đầu trong quá trình hội nhập. Đồng thời mở nhiều phòng giao dịch để huy động nhiều hơn vốn nhàn rỗi của khách hàng cá nhân và hỗ trợ đắc lực cho mảng dịch vụ bán lẻ.
5. Tăng cường công tác tiếp thị, khuyến mãi đối với khách hàng.
Thương hiệu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Khi được nhiều khách hàng biết đến thì doanh nghiệp đó đã có những thành công bước đầu. Điều kế tiếp là khẳng định và củng cố niềm tin nơi khách hàng bằng chất lượng dịch vụ và sản phẩm. Ngân hàng cũng không ngoài những tiêu chí đó. Với Ngân hàng thì phải tạo cho khách hàng có được niềm tin tuyệt đối thì mới có thể tăng nguồn vốn huy động của mình. Một số biện pháp cần làm:
Tăng cường quảng bá Ngân hàng mình thông qua các chương trình giới thiệu sản phẩm bằng cách: sử dụng các phương tiện truyền thông như báo Tuối trẻ, báo Cần Thơ, Đài truyền hình Cần Thơ; tham gia các hội nghị khách hàng, gặp gỡ trao đổi với các doanh nghiệp, cá nhân về những chuyên đề tài chính, giới thiệu tiện ích của Ngân hàng.
Tiến hành phát tờ rơi, mở các cuộc hội thảo về nghề nghiệp ở các trường cao đẳng đại học nhằm cho giới sinh viên (những người chủ tương lai của đất nước cũng là những khách hàng tiềm năng) hiểu được những tiện ích của các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng.
Tổ chức chăm sóc khách hàng truyền thống như tặng quà nhân ngày sinh nhật, ngày thành lập Công ty, xí nghiệp, tổ chức thăm hỏi nhân dịp lễ tết.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN.
Ngoài việc thực hiện tốt những biện pháp trên thì Ngân hàng cần chú trọng vào những biện pháp để sử dụng vốn hiệu quả cụ thể như sau:
1. Thực hiện chiến lược khách hàng:
Khi thực hiện quy trình cho vay, cán bộ tín dụng cần phải xem xét số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn, cơ cấu về quy mô địa bàn để nắm được nhu cầu vay vốn cũng như khả năng trả nợ của khách hàng.
Đối với khách hàng truyền thống, vay trả đúng kỳ hạn, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thì Ngân hàng nên dùng những chính sách ưu đãi giúp cho doanh nghiệp phấn đấu giảm chi phí, giá thành sản phẩm, đảm bảo sự cạnh tranh tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đối với thành phần kinh tế tư nhân, cá thể (đây là đối tượng mục tiêu của Ngân hàng trong dài hạn), việc cho vay đều thực hiện dựa trên tài sản thế chấp, tuy nhiên Ngân hàng không nên xem việc thế chấp là yếu tố quyết định cho vay mà chủ yếu xem xét mục đích vay có mang lại hiệu quả thiết thực và có khả năng trả được nợ mới quyết định cho vay. Qua 3 năm 2003-2005, thành phần kinh tế này chủ yếu là vay ngắn hạn, Ngân hàng cần đầu tư hơn để cho vay trung dài hạn mặc dù rủi ro nhiều nhưng lợi nhuận đem lại sẽ lớn hơn.
Tăng cường thông tin giữa các ngân hàng về tình hình tài chính của các doanh nghiệp và những sai phậm để có thể sàng lọc khách hàng nhằm phòng ngừa rủi ro.
Luôn tìm hiểu và theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh của hộ vay nhằm đánh giá đúng tiến độ thực hiện các phương án vay vốn
Quan tâm giúp đỡ khách hàng khi họ lâm vào tình trạng khó khăn, làm ăn thua lỗ thì Ngân hàng nên tư vấn nhằm tạo điều kiện cho họ vượt qua khó khăn để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Điều này giúp Ngân hàng tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng, và giúp cho việc thu nợ cũng như xử lý nợ quá hạn sẽ dễ dàng hơn.
2. Chuyên môn hoá trình độ đội ngũ tín dụng:
Ban lãnh đạo Ngân hàng cử từng cán bộ tín dụng chuyên cho vay và thu hồi nợ ở từng địa bàn nhất định. Việc phân chia như vậy sẽ giúp các cán bộ tín dụng nắm chắc được tình hình tài chính cũng như quan hệ làm ăn của khách hàng, hiểu được mục đích cũng như nhu cầu vay vốn của họ. Từ đó lập ra phương án cho vay có hiệu quả, vốn cho vay thực sự đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Qua đó việc thu hồi nợ và lãi một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn khi đến kỳ hạn thanh toán. Cụ thể là Chi nhánh cần mở rộng mạng lưới, tăng cường nhiều phòng giao dịch rải rác trên mỗi địa bàn, vừa thuận tiện trong giao dịch vừa dễ nắm bắt được tình hình các doanh nghiệp.
Đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong việc thẩm định dự án cho vay, nâng cao khả năng điều hành cũng như những hiểu biết về pháp luật. Biện pháp này nhằm đem lại sự an toàn, đảm bảo vốn vay của Ngân hàng.
---------&---------
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
---&---
I. KẾT LUẬN:
Nền kinh tế Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá là đang trên tốc độ phát triển nhanh, trong đó có đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần.
Là một ngân hàng thuơng mại cổ phần, với phương châm kinh doanh là “đi vay để cho vay”, EIB Cần Thơ từ khi thành lập chi nhánh đến nay mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể, ngày càng phát huy uy tín, từng bước hoàn thiện mình, tiếp tục phát triển, hướng tới trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Để thực hiện mục tiêu kinh doanh, vừa phục vụ sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo có lợi nhuận, trong thời gian qua Chi nhánh đã tích cực thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng nhu cầu vay vốn của cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn. Các hình thức huy động vốn đã được Ngân hàng áp dụng khá linh hoạt và nguồn vốn đã không ngừng tăng lên cùng với sự đa dạng trong phương thức huy động vốn. Ngân hàng được đánh giá là hoạt động khá hiệu quả, thực sự tạo niềm tin nơi khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng chú trọng công tác tín dụng, công tác thu hồi nợ, xử lý kịp thời những món vay quá hạn thể hiện tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm qua các năm.
Đạt được những kết quả trên là nhờ sự đóng góp tích cực của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Một tập thể đoàn kết, ý thức trách nhiệm và quyết tâm tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành tốt công việc được giao.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì Ngân hàng còn có khá nhiều mặt hạn chế trong công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng vì chưa phát huy hết khả năng của mình tại địa bàn tiềm năng này.
Trong những năm tới đây, khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại WTO, cơ hội là rất lớn mà thử thách cũng không ít. Vì thế, Ngân hàng cần tận dụng những nguồn lực sẵn có, tìm kiếm và phát huy những cơ hội mới để khẳng định vị trí trong lòng khách hàng và vững vàng, tự tin bước vào hội nhập kinh tế thế giới.
II. KIẾN NGHỊ
Hoạt động tiền tệ tín dụng ở bất kỳ tổ chức kinh tế hay cá nhân nào dù đang ở trong thời kỳ hưng thịnh đều không thể tránh khỏi những thiếu sót. Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, tôi có một vài ý kiến mang tính chất tham khảo sau:
- Đối với Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Chi nhánh Cần Thơ:
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp hơn phù hợp với xu hướng mới, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.
+ Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, khuyếch trương thương hiệu, tạo ấn tượng tốt, niềm tin nơi khách hàng.
+ Đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực để thựuc hiện tôt việc gioa dịch một cửa.
+ Cần có chính sách ưu đãi với những khách hàng có tiền gửi tại Ngân hàng, như vay lại vốn của Ngân hàng thì được hưởng lãi suất ưu đãi hơn.
+ Nhanh chóng di dời trụ sở ra cơ sở mới để thuận tiện hơn trong hoạt động kinh doanh.
+ Xây dựng biểu lãi suất hấp dẫn, đồng thời đa dạng hoá hơn nữa các phương thức huy động vốn và sử dụng vốn.
+ Mở rộng mạng lưới hoạt động bằng cách mỏ các phòng giao dịch, và tăng cường các máy rút tiền tự động để đẩy mạnh hoạt động thẻ trên địa bàn, nâng cao năng lực cạnh tranh.
+ Đẩy mạnh mối quan hệ với các Ngân hàng bạn, để huy động vốn ở thị trường này.
+ Có những chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống, từ đó tạo sức hút các đối tượng có quan hệ với những khách hàng truyền thống.
- Đối với Ngân hàng Nhà nước:
+ Ngày càng phát triển mạnh hơn, có khả năng hoạch định chính sách công cụ tốt, đủ sức điều tiết thị trường tiền tệ và thị trường hối đoái đạt được các mục tiêu mong muốn. Giữ vững ổn định tiền tệ với mức lạm phát thấp, ổn định tỷ giá hối đoái với mức khuyến khích xuất khẩu.
+ Cần có những chủ trương nhằm mang lại sự bình đẳng cho các loại hình Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh vận động theo cơ chế thị trường với sức cạnh tranh ngày càng dữ dội.
Đối với Nhà nước:
Không ngừng ban hành, sữa đổi các quy chế, chỉ thị sâu sắc đến từng hệ thống Ngân hàng. Đổi mới và hoàn thiện luật Ngân hàng, luật thương mại, cũng như các luật đầu tư nước ngoài sao cho thông thoáng hơn tạo tiền đề để cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Tuyên truyền, vận động và giải thích để người dân có thói quen gửi tiền vào Ngân hàng. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân sử dụng ngày càng phổ biến hơn các công cụ thanh toán qua Ngân hàng.
------------&-----------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----
Ths Thái Văn Đại. Năm 2005. Giáo trình Nghiệp Vụ Ngân hàng. Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Nguyệt. Năm 2005. Giáo trình Quản trị Ngân hàng. Đại học Cần Thơ.
Lê Văn Tư – Lê Tùng Vân – Lê Hải Nam. Năm 2002. Tiền tệ Ngân hàng – Thị trường tài chính. Nhà xuất bản Tài Chính.
TS Ngô văn Quế. 2003. Quản lý và phát triển Tài chính – Tiền tệ - Tín dụng Ngân hàng. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.
Tạp chí Tài chính tiền tệ số 5, ngày 1/3/2006.
Tạp chí Ngân hàng số 2/2005.
Tạp chí Ngân hàng số 4/2006.
Các trang Web: www.Eximbank.com.vn
www.vnn.vn
www.mof.gov.vn
www.saigontimes.com.vn
Bảng cân đối kế toán, bảng chi phí, thu nhập năm từ 2003 - 2005 của Ngân hàng XNK Chi nhánh Cần Thơ.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2003 - 2005 của Ngân hàng XNK Chi nhánh Cần Thơ.
------&------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Chi nhánh Cần Thơ.DOC