Tỷ lệ hàng phân phối bị trả về chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ chiếm 0,038%
doanh thu bán hàng sản xuất toàn công ty cho thấy sản phẩm của Thephaco
tương đối ổn định về chất lượng khi lưu thông phân phối ra thị trường.
Hàng trả về do không đạt tiêu chuẩn chất lượng chiếm tỷ lệ 0,018%
cũng là một con số đáng chú ý về một số hàng hóa có độ ổn định không đạt
tiêu chuẩn khi lưu thông trên thị trường. Hàng trả về do cận hạn chiếm
0,013% cho thấy có một số mặt hàng của công ty bán chậm đã không còn
phù hợp với thị hiếu khách hàng.
Hàng trả về do bẹp vỡ chỉ chiếm 0,007% cho thấy công ty đã chú
trọng vào công tác bảo quản và vận chuyển hàng hóa
83 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động phân phối thuốc của công ty cổ phần dược - Vật tư y tế thanh hóa năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu*100%
Tỷ lệ DT bán hàng SX
theo khu vực
= DT khu vực/Tổng
DT bán hàng
SX*100%
DT trung bình của
một chi nhánh nội tỉnh
= DT khu vực/
Số chi nhánh
Lợi
nhuận
Tổng lợi nhuận Báo cáo tài
chính của công
ty năm 2014
[11] Tỷ suất lợi nhuận
= Tổng LN trước
thuế/ Tổng
DT*100%
Tỷ lệ tăng trưởng
lợi nhuận
= Tổng LN 2014/
tổng LN 2013*100%
Tỷ lệ
hàng
trả về
Tỷ lệ hàng trả về
= Giá trị hàng trả về/
tổng DT SX0*100%
QĐ xử lý
hàng hóa, TP
thừa thiếu,
hỏng, hư hao
sau kiểm kê
[15]
Thu
nhập
bình
quân
CBCNV
Thu nhập trung bình
= (TNBQ nội tỉnh x
số NV+TNBQ ngoại
tỉnh x số NV)
/Tổng số NV trong
mạng lưới PP
Báo cáo hoạt
động công đoàn
Nộp
ngân
sách Nhà
nước
Mức nộp ngân sách
Nhà nước
Báo cáo tài
chính năm 2014
[11]
Tỷ lệ nộp ngân sách
Nhà nước
Mức nộp ngân sách/
Tổng DT*100%
30
2.3.4. Nguồn thu thập và phương pháp thu thập số liệu
Nguồn thu thập
Từ các tài liệu sẵn có, cụ thể:
- Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2013), Điều lệ tổ
chức và hoạt động công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa.
- Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014) Báo cáo hoạt
động công đoàn hàng quý 2014.
- Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo hoạt
động triển khai thực hiện nguyên tắc “thực hành tốt phân phối thuốc” và
thực hành tốt bảo quản thuốc” năm 2014.
- Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo tài
chính (cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 đã được kiểm toán).
- Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo tổ
chức nhân sự công ty năm 2014.
- Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo thực
hiện doanh số năm 2014.
- Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo hiện
trạng, tiến độ thực hiện GPP tại các chi nhánh (Tổng hợp báo cáo của các
chi nhánh tính đến ngày 31/12/2014).
- Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2015), Quyết định
xử lý hàng hóa, thành phẩm thừa thiếu, hỏng, hư hao sau kiểm kê (kèm
theo biên bản kiểm kể 31/12/2014).
- Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2015), Tài liệu đại
hội đồng cổ đông thường niên năm 2015.
31
- Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2015), Quyết định
xử lý hàng hóa, thành phẩm thừa thiếu, hỏng, hư hao sau kiểm kê (kèm
theo biên bản kiểm kể 31/12/2014).
Phương pháp thu thập
Số liệu được thu thập từ các nguồn nêu trên, sau đó được điền vào
phiếu thu thập thông tin (theo phụ lục 2.1).
2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập được lưu giữ và tổng hợp thành các bảng số
liệu.
- Số liệu, biểu đồ minh họa được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm
Microssoft Excel.
- Phương pháp phân tích tỷ trọng: Phần tỷ trọng các khoản được tính
bằng giá trị khoản đó trên tổng các khoản.
- Phương pháp so sánh: Đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ
tiêu theo nhịp cơ sở (so sánh định gốc).
32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối
thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco)
năm 2014.
3.1.1. Tổ chức mạng lưới phân phối
Sơ đồ tổ chức mạng lưới phân phối của Thephaco theo khu vực địa lý
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức mạng lưới phân phối của Thephaco
CTCP DƯỢC VTYT THANH HÓA
CÁC KHÁCH HÀNG (Bán buôn, bán lẻ)
NGƯỜI TIÊU DÙNG
Công ty TNHH
Thanh Hóa
Hủa Phăn
(Lào)
CN nội tỉnh
32 CN huyện
thị trực thuộc
CN ngoại tỉnh
CN Hải Phòng
CN Hồ Chí Minh
CN Miền Trung
CN Hà Nội
33
Nhận xét:
Hệ thống bán hàng của công ty được chia thành 3 khu vực: chi nhánh
ngoại tỉnh, chi nhánh nội tỉnh và một công ty con bên nước Lào.
- Các chi nhánh đại diện cho công ty tại các khu vực, chịu trách
nhiệm bán hàng, thu hồi công nợ, thu thập thông tin thị trường và khách
hàng tại khu vực của mình đồng thời tìm hiểu thị trường, tư vấn cho Tổng
giám đốc về việc mở rộng thị trường cho công ty, duy trì mối quan hệ với
khách hàng. Các chi nhánh hoạt động độc lập với nhau, quản lý các khách
hàng trên địa bàn khu vực mình.
Do là công ty dược tuyến tỉnh, Thephaco chú trọng vào phân phối
hàng nội tỉnh với 32 chi nhánh nội tỉnh tại 27 huyện, thị xã địa bàn tỉnh
Thanh Hóa. Chia thành 6 chi nhánh tại thành phố và 26 chi nhánh tại 26
huyện, thị còn lại.
Ngoài ra, công ty cũng đã có một hệ thống các chi nhánh từ Bắc tới
Nam:
- CN Hải Phòng: hoạt động dưới sự quản lý của giám đốc chi nhánh
Hà nội, phân phối hàng tại Hải Phòng và các khu vực lân cận.
- CN Hà Nội: hoạt động dưới sự quản lý của giám đốc chi nhánh Hà
nội, phân phối hàng tại Hà Nội và các khu vực lân cận.
- CN Thành phố Hồ Chí Minh: hoạt động dưới sự quản lý của giám
đốc chi nhánh Hồ Chí Minh, phân phối hàng tại Hồ Chí Minh và các tỉnh từ
Nha Trang trở vào.
- CN Miền Trung: hoạt động dưới sự quản lý của giám đốc chi nhánh
Miền trung, phân phối hàng tại các tỉnh miền trung và các tỉnh từ Nha
Trang trở ra.
34
Các chi nhánh này có nhiệm vụ phân phối thuốc của công ty tới các
bệnh viện, các nhà thuốc tại các tỉnh, thành phố đó.
Công ty đã đầu tư và xây dựng xong nhà máy Hủa Phăn (Lào) là một
bước mới hướng ra thị trường bên Lào, mang thuốc của Việt Nam sang bên
nước bạn, có thể tạo ra bước phát triển mới cho doanh nghiệp. Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Hóa - Hủa Phăn dự kiến sẽ bắt
đầu hoạt động vào năm 2015.
Sơ đồ mạng lưới phân phối theo phương thức phân phối.
Hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới phân phối theo phương thức phân phối
PP gián tiếp PP trực tiếp
Các quầy thuốc, nhà thuốc
thuộc chi nhánh của công ty,
các bệnh viện.
NGƯỜI TIÊU DÙNG
Kênh
cấp 0
CÁC CHI NHÁNH
NỘI TỈNH, NGOẠI TỈNH
Các khách hàng bán buôn:
Công ty dược tại các tỉnh,
CTCP, Công ty TNHH,
DNTN.
Các khách hàng bán lẻ: quầy
thuốc, nhà thuốc, trạm y tế
Kênh
cấp n
Kênh
cấp 1
Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa
35
Nhận xét:
- Với đặc thù là công ty dược tuyến tỉnh Thephaco sử dụng phương
thức phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẻ
của chi nhánh tập trung tại thị trường nội tỉnh. Công ty trực tiếp tham gia
đấu thầu thuốc vào các bệnh viện ở khu vực tỉnh Thanh Hóa.
- Công ty sử dụng phương thức phân phối gián tiếp bằng cách sử
dụng nhiều kênh trung gian khác nhau: kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3 qua các
công ty bán buôn, các quầy thuốc trước khi đưa sản phẩm đến tay người
tiêu dùng.
3.1.2. Nhân lực mạng lưới phân phối
Cơ cấu nhân lực theo trình độ, giới tính của mạng lưới phân phối
Thephaco năm 2014 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1. Cơ cấu nhân lực theo trình độ và giới tính
Đơn vị: Người
Khu vực
Số
lượng
Trình độ Giới tính
Đại học
và trên
đại học
Cao đẳng,
Trung
cấp
Dược
tá
Nam Nữ
CN nội tỉnh 362 74 263 25 128 234
CN ngoại tỉnh 74 33 41 0 49 25
Tổng 436 107 304 25 177 259
Tỷ lệ (%) 24,6 69,7 5,7 40,6 59,4
Tỷ lệ so với toàn CT 44,7
Toàn công ty 976
36
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ lao động theo trình độ trong mạng lưới phân phối
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ lao động theo giới tính trong mạng lưới phân phối
Nhận xét:
Mạng lưới phân phối thuốc của công ty Thephaco bao gồm 436 nhân
viên, chiếm tỷ lệ 44,7% trong tổng số nhân viên toàn công ty. Tuy nhiên
trong mạng lưới phân phối, nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp là
chủ yếu (chiếm tới 69,7%), số nhân viên trình độ đại học và trên đại học
37
chỉ chiếm 24,6%. Số nhân viên nữ chiếm cao hơn các nhân viên nam do
đặc thù của công ty có các điểm bán lẻ của chi nhánh chủ yếu là do mậu
dịch viên nữ phụ trách.
Bảng 3.1 cũng cho thấy số nhân viên trong mạng lưới phân phối chủ
yếu tập trung tại khu vực nội tỉnh (362/436 nhân viên toàn hệ thống) do đặc
điểm của công ty dược tuyến tỉnh có thế mạnh phân phối hàng trong khu
vực tỉnh mình.
3.1.3. Cơ sở vật chất trong mạng lưới phân phối
Bảng 3.2. Cơ sở vật chất trong mạng lưới phân phối của
Thephaco năm 2014
Khu vực
Kho
GSP
Cơ sở
đạt
GDP
Trang thiết bị
Máy
tính,
máy
in
Điện
thoại,
fax
Điều
hòa
Giá
kệ
Ô tô,
xe
nâng
CN nội tỉnh 32 32 96 65 64 380 32
CN ngoại tỉnh 4 2 20 9 8 150 6
Tổng 36 34 116 74 72 530 38
Nhận xét:
Hiện tại, mạng lưới phân phối của Thephaco 36 kho đạt GSP và 34
cơ sở đạt GDP tại các chi nhánh trong và ngoài tỉnh.
Các chi nhánh đều được công ty trang bị một xe bán tải chuyên phục
vụ đưa thuốc đến các điểm bán lẻ và khách hàng. Ngoài ra, công ty còn ký
38
hợp đồng vận chuyển với một số công ty vận tải có uy tín chở hàng đi xa
khi có nhu cầu
Công ty đã trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ công
việc cho mỗi chi nhánh bao gồm: máy tính, máy in, điện thoại, máy fax,
điều hòa, các giá kệ, các thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm
Hơn thế nữa, công ty còn đầu tư phần mềm máy tính cho toàn bộ các
chi nhánh để theo dõi được tất cả hoạt động nhập, xuất, tồn của công ty và
của riêng từng chi nhánh giúp chi nhánh theo dõi hàng hóa một cách khoa
học và chính xác.
3.1.4. Số chi nhánh, số điểm bán lẻ của Thephaco năm 2014
Bảng 3.3. Tổng số chi nhánh, số điểm bán lẻ của
Thephaco năm 2014
Khu vực
Số lượng
chi nhánh
Số điểm
bán lẻ
Đạt GPP
CN nội tỉnh 32 1269 504
CN ngoại tỉnh 4 0
Tổng 36 1269 504
Nhận xét:
Hiện tại Thephaco có tổng 36 chi nhánh, tập trung hầu hết trong tỉnh
Thanh Hóa, chỉ có 4 chi nhánh ngoại tỉnh bao gồm: chi nhánh Hà Nội, chi
nhánh Hải Phòng, chi nhánh Miền Trung và chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh. Với tổng 1291 điểm bán lẻ, trong đó có 504 điểm bán đạt GPP, bao
39
gồm các nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý của công ty trong khu vực thành phố
và huyện, thị tỉnh Thanh Hóa trực thuộc công ty quản lý.
Tại khu vực ngoại tỉnh chủ yếu phân phối hàng hóa qua các kênh
phân phối trung gian, công ty chưa có điểm bán lẻ nào ở khu vực ngoại
tỉnh.
3.1.5. Cơ cấu khách hàng của Thephaco năm 2014
Đối tượng khách hàng của Thephaco chia thành các nhóm như sau:
- Các khách hàng bán buôn: 36 chi nhánh và các đại lý tại các tỉnh
thành, các CTCP, Công ty TNHH, DNTN phân phối dược phẩm trong
nước... mua lại hàng hóa của chi nhánh để phân phối đến các trung gian
phân phối khác.
Các khách hàng này được xem như đối tác chiến lược của công ty và
được hưởng nhiều ưu đãi do chính sách của công ty mang lại.
- Các khách hàng bán lẻ: Các bệnh viện, nhà thuốc tư nhân, quầy
thuốc và các đại lý ... là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, giữ vai trò
quan trọng trong việc truyền tải thông điệp của nhà sản xuất đến người tiêu
dùng. Công ty đặc biệt chú trọng đến các chính sách áp dụng cho bệnh
viện, vì họ mua hàng với số lượng lớn, thường xuyên, và ổn định. Sản
phẩm của Thephaco được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các bệnh viện trong
thị trường nội tỉnh.
40
Bảng 3.4. Cơ cấu khách hàng của Thephaco năm 2014
STT Đối tượng khách hàng Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Các khách hàng bán buôn 271 8,6
2
Các khách hàng
bán lẻ
Các bệnh viện 249 7,9
Các nhà bán lẻ khác 2641 83,5
Tổng số: 3161
Nhận xét:
Trong tổng số 3161 khách hàng thì khách hàng chiếm đa phần trong
mạng lưới phân là các khách hàng bán lẻ. Trong số đó bệnh viện tuyến tỉnh
và địa phương với tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu khách hàng (chiếm 7,9%). Tuy
chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu khách hàng nhưng với đây là khách hàng quan
trọng có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và uy tín của công ty.
Các khách hàng bán buốn chỉ chiếm tỷ lệ 8,6% cho thấy công ty
chưa chú trọng phát triển có khách hàng này.
3.1.6. Kinh phí phục vụ hoạt động phân phối
Kinh phí là điều kiện tiên quyết của hoạt động phân phối. Qua thu
thập số liệu, thu được kết quả sau:
41
Bảng 3.5. Kinh phí phục vụ cho hoạt thống phân phối năm 2014
Chỉ tiêu
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ lệ kinh phí/
tổng DT (%)
Kinh phí HĐPP 83,1 11,3
Tổng doanh thu
bán hàng toàn công ty
732,6
Nhận xét:
Bảng 3.4 cho thấy: Năm 2014, Thephaco đã cấp xuống 83,1 tỷ đồng
để phục vụ cho hoạt động phân phối chiếm tỷ lệ 11,3% so với doanh thu
toàn công ty.
3.2. Phân tích kết quả hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần
Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014 thông qua một số
chỉ tiêu.
3.2.1. Các chỉ tiêu về doanh thu
Thu thập số liệu kết quả kinh doanh hàng sản xuất và hàng khai thác
qua các năm 2014 trên cả 2 khu vực nội tỉnh và ngoại tỉnh, thu được kết
quả như sau:
Doanh thu theo nhóm hàng phân phối
Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của Thephaco gồm 2 mảng
chính: hàng công ty tự sản xuất (hàng đông dược và tân dược) và hàng tự
khai thác (nhập ủy thác và mua lại của các công ty khác).
42
Bảng 3.6. Doanh thu theo nhóm hàng phân phối của
Thephaco năm 2014
STT Cơ cấu mặt hàng
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
1
Hàng
SX
Đông dược 70,5 9,6
Tân Dược 284,0 38,8
2 Hàng khai thác 378,1 51,6
Tổng: 732,6
Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo nhóm hàng phân phối
Nhận xét:
- Với tổng doanh thu 732,6 tỷ đồng, Công ty cổ phần Dược - Vật tư
y tế Thanh Hóa là một trong những doanh nghiệp luôn nằm trong những
doanh nghiệp cổ phần có doanh thu lớn nhất cả nước.
43
- Hàng khai thác của công ty chiếm tỷ lệ cao (51,6%)
- Hàng công ty sản xuất tập trung vào các sản phẩm tân dược, các
sản phẩm đông được chưa được đầu tư thỏa đáng, chỉ chiếm 9,6% tổng
doanh thu toàn công ty.
Doanh thu bán hàng sản xuất của công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế
Thanh Hóa năm 2014.
Đi sâu phát triển theo chiều rộng, Thephaco ngày càng tập trung vào
bán hàng công ty tự sản xuất, đầu tư về chủng loại và mẫu mã hàng hóa để
phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Bảng 3.7. Doanh thu bán hàng sản xuất của Thephaco năm 2014
Khu vực
Doanh thu
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
CN nội tỉnh 135,2 38,1
CN ngoại tỉnh 126,8 35,8
Hàng bảo hiểm 49,3 13,9
Hàng SX liên doanh 43,2 12,2
Toàn công ty 354,5
44
Hình 3.6. Biểu đồ cơ cấu doanh thu bán hàng sản xuất của
Thephaco năm 2014
Nhận xét:
Doanh thu bán hàng sản xuất của Thephaco được phân thành 4 nhóm
chính: nhóm doanh thu bán hàng ngoại tỉnh, nhóm doanh thu bán hàng nội
tỉnh, nhóm hàng bán bảo hiểm y tế và nhóm hàng sản xuất liên doanh.
Doanh thu bán hàng sản xuất khu vực nội tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất,
chiếm 38,1% doanh thu bán hàng sản xuất toàn công ty do đặc thù của
công ty dược tuyến tỉnh trước tiên phải khai thác thị trường tỉnh mình. Hơn
thế nữa 13,9% doanh thu bán hàng BHYT cũng chủ yếu từ nguồn đấu thầu
thuốc tại các bệnh viện trong tỉnh Thanh Hóa.
Doanh thu hàng liên doanh sản xuất (hàng gia công) chiếm tỷ lệ thấp
nhất, chỉ chiếm 12,2% doanh thu bán hàng sản xuất toàn công ty. Con số
này có thể tăng lên cao nếu công ty có chính sách thu hút thêm nhiều đối
tác hợp tác với công ty.
45
Doanh thu bán hàng sản xuất tại khu vực nội tỉnh của Công ty cổ
phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014.
Bảng 3.8. Doanh thu bán hàng sản xuất khu vực nội tỉnh của
Thephaco năm 2014
Khu vực
Số lượng
chi nhánh
Doanh
thu
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Doanh
thu TB
/1 chi
nhánh
Doanh thu
khu vực
nội tỉnh
Khu vực thành phố 6 21,4 15,8 3,57
Khu vực huyện, thị 26 113,8 84,2 4,38
Tổng khu vực nội tỉnh 32 135,2
Nhận xét:
Thephaco hiện tại có tổng 32 chi nhánh trong tỉnh thành Thanh Hóa,
gồm 6 chi nhánh tại thành phố và 26 chi nhánh tại các huyện, thị còn lại.
Doanh thu bán hàng sản xuất của khu vực huyện, thị chiếm tới
84,2% doanh thu tại khu vực nội tỉnh với doanh thu trung bình cho một chi
nhánh là 4,38 tỷ đồng.
Còn khu vực thành phố với doanh thu trung bình cho một chi nhánh
là 3,57 tỷ thấp hơn so với con số trung bình của chi nhánh huyện thị có thể
do dân số trung bình cho một chi nhánh thấp hơn ở huyện thị hoặc do thị
trường đã bão hòa sản phẩm của công ty hoặc chính sách bán hàng của
công ty chưa thực sự phù hợp với những khách hàng khó tính tại khu vực
thành phố.
46
Doanh thu bán hàng sản xuất của công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế
Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014 tại khu vực ngoại tỉnh.
Bảng 3.9. Doanh thu bán hàng sản xuất khu vực ngoại tỉnh
của Thephaco năm 2014
Khu vực
Doanh thu
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
DS bán hàng
SX khu vực
ngoại tỉnh
CN Hà Nội 31,5 24,8
CN Hải Phòng 17,2 13,6
CN Miền Trung 41,3 32,6
CN TP HCM 36,8 29,0
Tổng 126,8
Hình 3.7. Biểu đồ cơ cấu doanh thu bán hàng sản xuất khu vực
ngoại tỉnh của Thephaco năm 2014
47
Nhận xét:
Tại khu vực ngoại tỉnh, doanh thu bán hàng sản xuất tại khu vực
Miền Trung đạt cao nhất, chiếm 32,6% doanh thu toàn khu vực ngoại tỉnh.
Tuy nhiên không chênh lệch nhiều so với khu vực Hà Nội và Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Doanh thu bán hàng tại chi nhánh Hải Phòng chiếm tỷ lệ thấp nhất,
chỉ chiếm 13,6% có thể do chính sách bán hàng của chi nhánh Hải Phòng
chưa thực sự phù hợp với các khách hàng tại khu vực.
3.2.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Mục đích cuối cùng của hoạt động doanh nghiệp là tiêu thụ được sản
phẩm và thu được lợi nhuận cao. Do đó chỉ tiêu này đánh giá tổng hợp hiệu
quả và chất lượng của hoạt động kinh doanh phân phối, phản ánh sự đầu tư
của doanh nghiệp có thực sự đúng đắn hay không.
Qua hồi cứu số liệu và tính toán trên số liệu sẵn có, các chỉ tiêu về
lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận được thống kê lại ở bảng sau:
Bảng 3.10. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Thephaco năm 2014
Chỉ tiêu
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ suất lợi nhuận
(%)
Tổng lợi nhuận 15,1 2,06
Doanh thu toàn công ty 732,6
48
Nhận xét:
Tổng lợi nhuận năm 2014 của Thephaco đạt 15,1 tỷ đồng với tỷ suất
lợi nhuận theo doanh thu bán hàng là 2,06% chỉ ra rằng công ty đanh kinh
doanh có lãi. Đây là một tỷ lệ khá thấp đối với một công ty kinh doanh nói
chung, nhưng đối với một doanh nghiệp vẫn còn vốn Nhà nước thì tỷ lệ này
vẫn coi là hoạt động có hiệu quả.
3.2.3. Tỷ lệ hàng trả về trong quá trình lưu thông phân phối của
Thephaco năm 2014
Mặc dù công ty rất chú trọng đến vấn đề chất lượng hàng hóa từ lúc
sản xuất đến khi lưu thông phân phối trên thị trường nhưng vì nhiều
nguyên nhân khác nhau: hàng hóa bị bẹp vỡ trong quá trình bảo quản, vận
chuyển; hàng hóa cận hạn do bán chậm; hàng hóa không đạt độ ổn định sau
khi lưu hành ra thị trường mà có một số ít lượng hàng bị trả về.
Bảng 3.11. Tỷ lệ hàng phân phối của Thephaco bị trả về năm 2014
Hàng trả về
Giá trị
(triệu đồng)
Tỷ lệ (%) so
với DT SX toàn
công ty
Nguyên
nhân
Do cận hạn 45,2 0,013
Do bẹp vỡ 26,5 0,007
Do không đạt TCCL 62,2 0,018
Tổng giá trị hàng trả về 133,9 0,038
Doanh thu bán hàng SX toàn công ty 354.500
49
Nhận xét:
Tỷ lệ hàng phân phối bị trả về chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ chiếm 0,038%
doanh thu bán hàng sản xuất toàn công ty cho thấy sản phẩm của Thephaco
tương đối ổn định về chất lượng khi lưu thông phân phối ra thị trường.
Hàng trả về do không đạt tiêu chuẩn chất lượng chiếm tỷ lệ 0,018%
cũng là một con số đáng chú ý về một số hàng hóa có độ ổn định không đạt
tiêu chuẩn khi lưu thông trên thị trường. Hàng trả về do cận hạn chiếm
0,013% cho thấy có một số mặt hàng của công ty bán chậm đã không còn
phù hợp với thị hiếu khách hàng.
Hàng trả về do bẹp vỡ chỉ chiếm 0,007% cho thấy công ty đã chú
trọng vào công tác bảo quản và vận chuyển hàng hóa.
3.2.4. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong hệ thống
phân phối của Thephaco năm 2014.
Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên bao gồm lương và
các khoản thu nhập khác (tiền thưởng quý, thưởng năm, tiền ngày lễ, tiền
tết, tiền hỗ trợ đi du lịch
Bảng 3.12. Thu nhập bình quân/ tháng của CBCNV năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
CN
nội tỉnh
CN
ngoại tỉnh
Thu nhập BQ
trung bình
Thu nhập
bình quân
chi nhánh
5,1 5,9
5,24
Số nhân viên
(người)
362 74
50
Nhận xét:
Thu nhập bình quân của hệ thống phân phối năm 2014 là 5,5 triệu
cho thấy hệ thống phân phối hoạt động tuy có hiệu quả nhưng không cao.
Mức thu nhập trung bình của CBCNV khu vực ngoại tỉnh năm 2014 cao
hơn ở khu vực nội tỉnh.
3.2.5. Nộp ngân sách Nhà nước
Là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, thể hiện hiệu
quả đầu tư của Nhà nước vào các doanh nghiệp, là điều kiện để doanh
nghiệp tồn tại và hoạt động có hiệu quả.
Bảng 3.13. Mức nộp và tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nước của
Thephaco năm 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ têu Giá trị
Tỷ lệ nộp ngân sách/
Tổng DT toàn công ty
(%)
Nộp ngân sách Nhà Nước 15,9 2,17
Tổng doanh thu
bán hàng toàn công ty
732,6
Nhận xét: Mức nộp ngân sách Nhà nước của Thephaco năm 2014 là
15,9 tỷ với tỷ lệ nộp ngân sách/ tổng doanh thu toàn công là 2,17% cho
thấy công ty kinh doanh đang ổn định, duy trì được nghĩa vụ đóng góp cho
Nhà nước, tạo được uy tín với các Ngân hàng và các khách hàng.
51
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Về thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc của
Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014
4.1.1. Về tổ chức mạng lưới phân phối năm 2014
Với 32 chi nhánh nội tỉnh, 4 chi nhánh ngoại tỉnh Thephaco đã tận
dụng được những ưu điểm khi lựa chọn các kênh phân phối sẵn có theo khu
vực địa lý, đặc biệt tại địa phương để tổ chức các kênh bán hàng. Thephaco
vừa sử dụng phương pháp phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp để đưa
sản phẩm đến người tiêu dùng.
Với 4 chi nhánh ngoại tỉnh, việc phân phối tại thị trường này còn gặp
nhiều khó khăn do số lượng chi nhánh ít mà sức cạnh tranh tại thị trường
này lại quá lớn, đặc biệt là với các công ty dược phẩm trung ương và các
công ty cổ phần có mạng lưới vô cùng rộng khắp như Công ty Dược Hậu
Giang, Công ty cổ phần Traphaco .
Thephaco sử dụng cả hai phương thức phân phối trực tiếp và gián
tiếp để tận dụng ưu điểm và khắc phục nhược điểm của mỗi phương pháp,
vừa tận dụng được nguồn lực của công ty, vừa đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng và phát triển được những khu vực thị trường ở xa.
Đối với một doanh nghiệp Dược thì việc tổ chức mạng lưới phân
phối tốt có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo cung ứng thuốc
cho nhân dân. Độ bao phủ thị trường càng tốt thì khả năng đáp ứng nhu cầu
điều trị của nhân dân càng cao. Lựa chọn tổ chức kênh phân phối theo khu
vực địa lý và phương thức phân phối hợp lý đã mang lại hiệu quả kinh
doanh cho Thephaco, tuy nhiên cần phải có chính sách xây dựng, mở rộng
thêm các kênh phân phối, bao phủ thị trường tốt hơn thì mới mang lại hiệu
quả thực sự cho doanh nghiệp.
52
4.1.2. Về nhân lực hệ thống phân phối năm 2014
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự hiệu quả của
mạng lưới phân phối. Trình độ và giới tính thể hiện sự phù hợp trong việc
phân công công việc, sự chuyên nghiệp trong giải quyết công việc.
Với cơ cấu trình độ đại học và trên đại học chiếm 24,6% toàn hệ
thống phân phối, các vị trí lãnh đạo trong mạng lưới đều có trình độ đại học
trở lên. Tỷ lệ cán bộ có trình độ dưới đại học chiếm tỷ lệ khá cao gây khó
khăn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc cũng
như việc thích ứng với biến động của nền kinh tế. Với tỷ lệ nhân viên nữ
nhiều hơn nhân viên nam có thể do công ty có một hệ thống bán lẻ của chi
nhánh nội tỉnh đã bao gồm gần 190 mậu dịch viên nữ phụ trách (trong tổng
số 436 nhân viên trong mạng lưới phân phối). Tuy nhiên để đánh giá được
hiệu quả làm việc thì phải dựa trên nhiều yếu tố và thông qua các kết quả
hoạt động kinh doanh của các chi nhánh.
4.1.3. Về cơ sở vật chất mạng lưới phân phối năm 2014
Để đẩy mạnh doanh số bán hàng sản xuất, Thephaco chú trọng đầu
tư trang thiết bị phục vụ cho các chi nhánh. Hàng năm đều bổ sung thêm
cho các chi nhánh các thiết bị cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên
làm việc để tăng hiệu quả bán hàng.
Công ty đã trang bị một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng
tiêu chuẩn bảo quản, vận chuyển, đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất đến
tay các khách hàng.
Việc áp dụng phần mềm chuyên nghiệp để quản lý hàng nhập, xuất,
tồn kho đảm bảo độ khoa học và chính xác. Tuy nhiên việc quản lý dòng
thông tin còn một số bất cập. Do kênh phân phối qua các khách hàng tại
53
các khu vực ngoại tỉnh không phân cấp rõ ràng, phản ánh của khách hàng
hoặc người tiêu dùng đến công ty còn chậm hoặc không chính xác. Các
thành viên trong mạng lưới chi nhánh ít có sự tham gia về việc lập kế
hoạch về sản phẩm, về giá và các chương trình xúc tiến. Hơn nữa việc quản
lý thông tin lại thiếu tính đồng bộ nên đôi khi gây các biểu hiện tiêu cực
như bán phá giá, bán sang khu vực địa lý khác. Để cải thiện được vấn đề
này chủ yếu là nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm của các thành viên
trong kênh thông qua việc chỉ đạo của Ban lãnh đạo công ty.
4.1.4. Về số chi nhánh, số điểm bán lẻ của Thephaco năm 2014
Thephaco có tổng 36 chi nhánh, 1291 điểm bán lẻ tại khu vực nội
tỉnh, Thephaco chưa có điểm bán lẻ nào ở khu vực ngoại tỉnh. Thương hiệu
Thephaco ở khu vực ngoại tỉnh cũng chưa được nhiều người biết. Điều đó
cho thấy việc phát triển các điểm bán lẻ theo mô hình ở nội tỉnh có thể áp
dụng cho mô hình khu vực ngoại tỉnh. Công ty có thể xây dựng chuỗi quầy
thuốc ở các tỉnh thành lớn và gia tăng thêm các chi nhánh ở ngoại tỉnh để
có thể nâng cao thương hiệu của Thephaco hơn nữa.
Trong tổng số 1291 điểm bán lẻ, hiện tại công ty có 504 điểm bán
đạt GPP. Với việc áp dụng đồng bộ GMP, GLP, GSP, GDP và GPP, Công
ty cổ phần Dược - Vật tư y tế luôn hướng tới đảm bảo chất lượng thuốc tốt
nhất đến tay người sử dụng, để giảm thấp nhất tỷ lệ thuốc kém chất lượng
lưu hành trên thị trường. Thephaco đã và đang tiếp tục phối hợp với Phòng
Y tế huyện thị động viên, hỗ trợ các Đại lý đăng ký việc thực hiện quầy
chuẩn GPP theo lộ trình quy định. Tuy nhiên do địa bàn tỉnh Thanh Hóa
rộng, ở vùng sâu vùng xa điều kiện tài chính chưa cho phép vì vậy vẫn còn
một số quầy chưa đạt chuẩn GPP.
54
4.1.5. Về cơ cấu khách hàng của Thephaco năm 2014
Khách hàng chiếm đa phần trong hệ thống phân phối của Thephaco
là các khách hàng bán lẻ, chiếm tới 83,5% tổng số khách hàng. Công ty đã
giao trọng trách cho các giám đốc chi nhánh trong việc tìm kiếm khách
hàng mới, đặc biệt là khách hàng bán buôn bởi khách hàng là chỉ tiêu quan
trọng quyết định sự phát triển của công ty. Nhưng do đặc thù là công ty
dược tuyến tỉnh, các mặt hàng của công ty là các mặt hàng thông thường có
giá trị thấp nên việc phát triển mạng lưới khách hàng của công ty ở thị
trường ngoại tỉnh là một việc rất khó khăn lại có sự cạnh tranh lớn của các
công ty dược trung ương và các công ty đã có sẵn mạng lưới phân phối
mạnh và rộng khắp như Công ty Dược Hậu Giang, Công ty cổ phần
Traphaco ... Do đó việc quan trọng nhất hiện nay vẫn là duy trì và tạo các
mối quan hệ tốt với các khách hàng cũ, đẩy cao doanh số bán cho các
khách hàng này.
4.1.6. Về kinh phí phục vụ hoạt động phân phối
Hồi cứu số liệu trong các nghiên cứu đã tiến hành trên hệ thống phân
phối thuốc của doanh nghiệp có các kết quả sau:
- Công ty TNHH MTV Dược phẩm TW2 chi nhánh Hà Nội với tỷ lệ
kinh phí/ tổng doanh thu năm 2008 - 2010 vào khoảng 3,75% đến 4,6%
[26].
- Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình với tỷ lệ kinh phí/ tổng
doanh thu năm 2013 là (14,2 tỷ/ 225,9 tỷ *100%)= 6,3% [25].
- Công ty cổ phần Traphaco với tỷ lệ kinh phí/ tổng doanh thu năm
2010-2012 vào khoảng 13,7% - 19% [21].
55
So sánh với một số công ty cùng ngành ở trên cho thấy, tỷ lệ kinh
phí phục vụ cho hoạt động phân phối của Thephaco năm 2014 là 11,3%, dù
cao hơn nhiều Công ty TNHH MTV Dược phẩm TW2 chi nhánh Hà Nội và
Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình nhưng lại thấp hơn so với Công
ty cổ phần Traphaco. Như vậy với mức kinh phí đầu tư cho hoạt động phân
phối của Thephaco nằm vào mức trung bình của ngành, phù hợp với hướng
phát triển lâu dài của ngành Dược nói chung. Việc đẩy mạnh tỷ lệ kinh phí
này là cần thiết để đẩy mạnh các sản phẩm mới ra thị trường và duy trì các
mặt hàng cũ nhằm đảm bảo tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.
4.2. Về kết quả hoạt động phân phối của Công ty ty cổ phần Dược -
Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 thông qua một số chỉ tiêu.
4.2.1. Các chỉ tiêu về doanh thu
Về doanh thu theo nhóm hàng phân phối
Hiện nay thị trường phân phối thuốc đã có nhiều sự thay đổi, xu
hướng sử dụng các chủng loại thuốc cũng thay đổi, người dân đang dần
quay trở về với cây cỏ làm thuốc đông dược để chăm sóc sức khỏe [21].
Hàng đông dược công ty tự sản xuất chỉ chiếm 9,6% tổng doanh thu toàn
công ty cho thấy công ty vẫn chưa có hướng đầu tư đúng đắn cho các mặt
hàng đông dược. Hiện tại công ty đã và đang đầu tư vào quy hoạch mô hình
nuôi trồng dược liệu cho một số dược liệu mà công ty sử dụng thường
xuyên (ban đầu là cây hy thiêm dùng cho sản phẩm Hydan) để có thể chủ
động được nguồn nguyên liệu, hỗ trợ ổn định giá cả, số lượng và chất
lượng nguyên liệu đầu vào. Đây là một xu thế phát triển mới mà Thephaco
đang hướng tới do nguồn dược liệu sản xuất các mặt hàng đông dược chủ
56
yếu là thu hái tự nhiên hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, không ổn định về số
lượng và chất lượng.
Doanh thu hàng khai thác đang chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 51,6%
doanh thu toàn công ty), do vậy trong các năm tiếp theo, Thephaco chủ
trương tập trung đẩy mạnh hàng công ty sản xuất, nghiên cứu ra nhiều mặt
hàng có giá trị cao đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu để
tăng lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng “nghiên cứu đẩy
mạnh nhập khẩu thành phẩm phục vụ cho kinh doanh”, hạn chế mua đi bán
lại thành phẩm của các công ty phân phối trong nước [15].
Về doanh thu bán hàng sản xuất của Thephaco
Theo nghiên cứu của đề tài trước đó, doanh thu khu vực nội tỉnh
(khu vực Hà Nội) của Công ty cổ phần Traphaco năm 2012 chiếm có 17%
doanh thu sản xuất toàn công ty cho thấy Traphaco đã bán ra thị trường
ngoài tới 83% doanh thu [23].
Còn đối với Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế, doanh thu bán hàng
ngoại tỉnh chỉ chiếm 35,8% doanh thu sản xuất toàn công ty. Trong tài liệu
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2015 của công ty có đánh giá: “thị
trường nội tỉnh ổn định, mạng lưới cung ứng thuốc ngoại tỉnh của công ty
còn yếu” do đó những biện pháp chủ yếu đặt ra để thực hiện cho mục tiêu
kinh tế xã hội năm 2015 “ tiếp tục đầu tư cho thị trường ngoại tỉnh phục vụ
cho kinh doanh trước mắt và lâu dài” [15]
Doanh số hàng BHYT chỉ chiếm 13,9% doanh số sản xuất toàn công
ty. Nhưng đây là nguồn doanh thu tương đối ổn định do năng lực đấu thầu
ổn định của công ty và cũng là một hướng phát triển mới cho công ty khi
nâng cao năng lực đấu thầu hàng BHYT tại các thành phố lớn khác trong cả
nước.
57
Doanh số hàng liên doanh sản xuất hiện tại chiếm 12,2% doanh số
bán hàng sản xuất toàn công ty. Các đối tác liên doanh là những nhà phân
phối các sản phẩm của công ty tới người tiêu dùng, hạn chế được chi phí
bán hàng cho công ty mà thu được lợi nhuận ngay. Do đó gia tăng hàng gia
công sản xuất tại công ty là nguồn lợi nhuận tiềm năng mà công ty nên đầu
tư phát triển.
Về doanh số bán hàng sản xuất tại khu vực nội tỉnh
“Thị trường nội tỉnh đã ổn định” theo nhận định trong tài liệu Đại hội
đồng cổ đông thường niên 2015 của Thepahco, có thể do đã bão hòa sản
phẩm của công ty tại thị trường này. Do đó thị trường này cần phải có
chính sách duy trì hệ thống bán lẻ và khách hàng hiện có để duy trì nguồn
lợi nhuận ổn định cho công ty.
Về doanh số bán hàng sản xuất tại khu vực ngoại tỉnh
Với 4 chi nhánh, tổng doanh số khu vực ngoại tỉnh 126,8 tỷ chiếm
35,8% doanh số bán hàng sản xuất toàn công ty, khu vực ngoại tỉnh là khu
vực cần được đặc biệt chú trọng phát triển. Thị trường này là thị trường vô
cùng rộng lớn và có sự cạnh tranh mạnh mẽ khi các hàng của công ty sản
xuất chỉ là các mặt hàng thông thường có giá trị không cao. Do đó để nâng
cao uy tín và thương hiệu Thephaco ra khắp các tỉnh trong cả nước cần
phải có chiến lược và chính sách phù hợp mới có thể nâng cao được thị
phần khu vực này. Việc thành lập thêm các chi nhánh, mở rộng màng lưới
phân phối ở thị trường này là hết sức cần thiết.
Doanh số hàng sản xuất tại chi nhánh Hải Phòng chiếm tỷ lệ thấp
nhất, chỉ chiếm 13,6% doanh sô khu có thể do chính sách bán hàng của chi
nhánh Hải Phòng chưa thực sự phù hợp với các khách hàng tại khu vực đó.
Do đó cần được công ty có sự đầu tư và hỗ trợ riêng để phát triển.
58
4.2.2. Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
So sánh với năm 2013
- Hồi cứu số liệu năm 2013 cho thấy:
Tổng lợi nhuận 2013: 13,6 tỷ đồng
Tổng doanh thu bán hàng năm 2013: 813,5 tỷ đồng
Như vậy doanh thu toàn công ty năm 2014 giảm so với năm 2013
nhưng lợi nhuận của công ty năm 2014 tăng lên với tỷ lệ tăng trưởng
111,1% so với năm 2013 cho thấy hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Về kết quả trên các đề tài trước đó
- Công ty TNHH MTV Dược phẩm TW2 chi nhánh Hà Nội với tỷ
suất lợi nhuận năm 2008-2010 nằm trong khoảng 2,18% đến 2,97% [26].
- Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình với tỷ suất lợi nhuận năm
2011 - 2013 trong khoảng 3,9% - 5,2% [25].
- Công ty Dược phẩm Trung ương 1 tỷ suất lợi nhuận năm 2012 -
2013 với trong khoảng 8,7%- 10,6% [22].
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu thuần của Thephaco chỉ đạt 2,06%. So
sánh với các Công ty Dược ở trên thì con số này là rất thấp. Tuy nhiên đối
với công ty dược tuyến tỉnh với phương châm phát triển ổn định, bền vững
thì tỷ lệ vẫn được coi là hoạt động có hiệu quả.
4.2.3. Về tỷ lệ hàng trả về trong quá trình lưu thông phân phối của
Thephaco năm 2014
Sản phẩm của Thephaco tương đối ổn định về chất lượng khi lưu
thông phân phối ra thị trường. Tuy nhiên tỷ lệ hàng trả lại do cận hạn và
59
không đạt tiêu chuẩn chất lượng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng hàng trả
về cho thấy công ty vẫn cần chú trọng hơn nữa trong quá trình kiểm tra
giám sát việc thực hiện 5 GPs để đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất đến
tay người sử dụng.
4.2.4. Về thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong hệ
thống phân phối của Thephaco năm 2014
Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là một chỉ số để đánh
giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá sự hoạt động ổn
định của doanh nghiệp.
Về các đề tài nghiên cứu trước đó cho kết quả như sau
- Công ty TNHH MTV Dược phẩm TW2 chi nhánh Hà Nội với thu
nhập năm 2009 chỉ đạt 5,68 triệu đồng nhưng đến năm 2010 đã tăng lên
9,37 triệu đồng [26].
- Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình với thu nhập năm 2011 -
2013 nằm trong khoảng 4,4 - 5,8 triệu đồng [25].
- Công ty cổ phần Traphaco với thu nhập năm 2010 - 2012 nằm
trong khoảng 9,8 - 12,4 triệu đồng [23].
Với tổng thu nhập bình quân của hệ thống phân phối Thephaco năm
2014 là 5,24 triệu đồng. Mức thu nhập này chỉ tương đương với Công ty
cổ phần Dược phẩm Quảng Bình nhưng so với Công ty TNHH MTV Dược
phẩm TW2 chi nhánh Hà Nội và Công ty cổ phần Traphaco thì lại thấp hơn
nhiều. Tuy nhiên đối với công ty Dược tuyến tỉnh thì mức thu nhập này vẫn
được đánh giá là tương đối ổn định, và vẫn đảm bảo đời sống của cán bộ
công nhân viên.
60
4.2.5. Về nộp ngân sách Nhà nước
Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa với việc thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn đối với Nhà nước thể hiện sự tôn
trọng luật pháp tạo uy tín đối với các Ngân hàng, với cơ quan Nhà nước,
đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong công ty. Trong năm
2014, công ty cổ phần chứng khoán FPT đã thống kê Công ty cổ phần
Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa là một trong những doanh nghiệp có tài
chính lành mạnh, có uy tín với các ngân hàng và nộp đầy đủ các khoản thuế
cho Nhà nước [17].
Tóm lại: Mạng lưới phân phối của công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế đã
được xây dựng một cách bài bản và có hệ thống với sự chỉ đạo xuyên suốt
của lãnh đạo công ty. Đến nay Thephaco đã có một mạng lưới phủ khắp
tỉnh Thanh Hóa và đang dần mở rộng và phát triển ra thị trường ngoại tỉnh.
Điều đó tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thời kỳ hội
nhập.
Hơn thế nữa, không chỉ phân phối trong nước, Thephaco còn hướng
tới tạo dựng thương hiệu, thiết lập mở rộng kênh phân phối sang nước bạn.
Dự kiến công ty con - công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh
Hóa - Hủa Phăn dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2015.
4.3. Một số hạn chế của đề tài
Trong quá trình thu thập số liệu, phân tích hoạt động của mạng lưới
phân phối thuốc của công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm
2014, chúng tôi đã hoàn thành luận văn “Phân tích hoạt động phân phối
thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco)
năm 2014”
61
Về cơ bản, luận văn đã đóng góp được những ý nghĩa cả về mặt lý
luận và về mặt thực tiễn cụ thể: phân tích được nguồn lực phục vụ cho
mạng lưới phân phối, đánh giá được hiệu quả hoạt động của hệ thống phân
phối trên từng khu vực phân phối thông qua một số chỉ tiêu, từ đó có thể
đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn mạng lưới phân phối
của doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động và chuyên nghiệp của doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, luận văn cũng nêu ra một số hạn chế vẫn còn tồn tại trong
nghiên cứu, cụ thể là:
- Chỉ nghiên cứu được một số chỉ tiêu về số doanh số, thu nhập trung
bình mà chưa nghiên cứu được các chỉ tiêu về nguồn mua do chưa tách
riêng được các chỉ tiêu ở các khu vực và chưa tách được các khoản trong
kinh phí phục vụ cho hệ thống phân phối do chưa đi sâu tìm hiểu các khoản
mục này.
- Chưa đi sâu vào phân tích cơ chế hoạt động của từng kênh do đó
chưa thể chỉ rõ được khu vực nào hoạt động hiệu quả nhất để có thể hoàn
thiện mạng lưới phân phối một cách tốt nhất.
62
KẾT LUẬN
Qua phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược
- Vật tư Y tế Thanh Hóa năm 2014, luận văn rút ra một số kết luận sau:
Về thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc của
công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa
• Hiện tại toàn công ty có 36 chi nhánh (32 chi nhánh nội tỉnh, 4
chi nhánh ngoại tỉnh) với 1291 điểm bán lẻ, 3161 khách hàng
trong đó khách hàng bán lẻ chiếm thị phần lớn.
• Đội ngũ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ
lệ thấp, số nhân viên nữ nhiều hơn số nhân viên nam.
• Công ty đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết
bị hiện đại đặc biệt là hệ thống GPs bao gồm: 37 kho đạt GSP,
34 cơ sở đạt GDP, 504 điểm bán lẻ của chi nhánh đạt GPP.
• Mức kinh phí đầu tư cho hoạt động phân phối nằm ở mức
trung bình của Ngành Dược.
Về kết quả hoạt động phân phối của Công ty ty cổ phần Dược - Vật
tư y tế Thanh Hóa năm 2014 thông qua một số chỉ tiêu
• Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của Thephaco gồm
2 mảng chính: hàng công ty tự sản xuất và hàng tự khai thác.
Doanh thu nhóm hàng đông dược tự sản xuất chỉ chiếm trung
bình 9,6% doanh thu bán hàng toàn công ty. Các sản phẩm
đông dược cần được đầu tư phát triển hơn nữa.
63
• Doanh thu bán hàng sản xuất khu vực nội tỉnh luôn chiếm tỷ lệ
cao nhất (38,1%), cần phải duy trì mạng lưới phân phối tại khu
vực này.
• Thị trường ngoại tỉnh là thị trường tiềm năng cần được chú
trọng phát triển hơn nữa.
• Với phương châm phát tiển ổn định thì với mức lợi nhuận đạt
15,1 tỷ đồng và tỷ suất lợi nhuận 2,06% thì sự đầu tư của
doanh nghiệp vẫn được đánh giá là hoạt động có hiệu quả.
• Sản phẩm của Thephaco tương đối ổn định về chất lượng khi
lưu thông phân phối ra thị trường.
• So với các doanh nghiệp trên cả nước thì mức thu nhập bình
quân của cán bộ công nhân viên trong mạng lưới phân phối
đang còn thấp, tuy nhiên đối với Công ty Dược tuyến tỉnh thì
mức thu nhập này là tương đối ổn định, và vẫn đảm bảo đời
sống của CBCNV.
• Thephaco với việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và
đúng hạn đối với Nhà nước thể hiện sự tôn trọng luật pháp tạo
uy tín đối với các Ngân hàng, với cơ quan Nhà nước, đồng
thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong công ty.
64
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Để góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động mạng lưới
phân phối của Công ty cổ phần Dược - Vât tư Y tế Thanh Hóa năm 2014,
luận văn có một số kiến nghị và đề xuất sau:
1. Duy trì và phát triển mạng lưới phân phối hiện có.
Với mạng lưới phân phối của Thephaco hiện nay thì việc quan trọng
nhất là phải duy trì tốt hoạt động của các chi nhánh, đầu tư thường xuyên
hàng năm về cơ sở vật chất, duy trì nguồn lực ổn định, thường xuyên đào
tạo và đạo tào lại để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên. Xây
dựng chính sách phù hợp cho từng chi nhánh để có thể giữ vững thị trường
của mình.
2. Tìm kiếm mở rộng thị trường, xây dựng kênh phân phối cho thị
trường mới: Chủ động tìm kiếm thị trường tiềm năng, thành lập các chi
nhánh trên tất cả các tỉnh thành trên cả nước để giảm áp lực quản lý kênh
cho doanh nghiệp đồng thời nâng cao vị thế doanh nghiệp. Tiếp tục đầu tư
cho thị trường ngoại tỉnh, hiện nay là thị trường tiềm năng do chưa khai
thác tối đa các vùng miền. Xây dựng kênh phân phối cho công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Hóa - Hủa Phăn, để tạo hiệu quả kinh
doanh mới bên nước ngoài.
3. Tiếp tục quy hoạch, đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực để
phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của công ty.
4. Tăng cường quản lý, giám sát nâng cao ý thức trách nhiệm của các
kênh phân phối trong việc chăm sóc khách hàng, thu thập ý kiến của khách
hàng về sản phẩm, về thị trường và đối thủ cạnh tranh, về các chương trình
khuyến mãi để công ty có thêm thông tin điều chỉnh các hoạt động trên
kênh cho phù hợp với thị trường hơn nữa.
65
5. Tăng cường công tác quản lý giám sát trong quá trình bảo quản, vận
chuyển và phân phối thuốc, đẩy mạnh toàn diện công tác quản lý trong hệ
thống 5 GPs nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất đến tay người tiêu
dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2007), Quản lý và Kinh tế Dược,
NXB Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2007), Nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc (Ban hành
kèm theo quyết định số 48/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ trưởng
Bộ y tế).
3. Bộ Y tế (2012), Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”
(Ban hành kèm theo quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
4. Bộ Y tế (2015), Báo cáo Tổng kết công tác y tế năm 2014, một số nhiệm
vụ và giải pháp trọng tâm năm 2015, giai đoạn 2016-2020.
5. Bộ Y tế (2014), Tài liệu Hội nghị Triển khai chiến lược quốc gia phát
triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030.
6. Chính phủ (2014), Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt
Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (kèm theo Quyết
định số 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 01 năm
2014).
7. Trương Đình Chiến (2010), Quản trị kênh phân phối, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân.
8. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2013), Điều lệ tổ
chức và hoạt động công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa.
9. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo hoạt
động triển khai thực hiện nguyên tắc “thực hành tốt phân phối thuốc” và
thực hành tốt bảo quản thuốc” năm 2014.
10. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo tài
chính (cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 đã được kiểm toán).
11. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo tổ
chức nhân sự công ty năm 2014.
12. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo
thực hiện doanh số năm 2014.
13. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo
hiện trạng, tiến độ thực hiện GPP tại các chi nhánh (Tổng hợp báo cáo của
các chi nhánh tính đến ngày 31/12/2014).
14. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2015), Quyết định
xử lý hàng hóa, thành phẩm thừa thiếu, hỏng, hư hao sau kiểm kê (kèm
theo biên bản kiểm kể 31/12/2014).
15. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2015), Tài liệu đại
hội đồng cổ đông thường niên năm 2015.
16. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2015), Quyết định
xử lý hàng hóa, thành phẩm thừa thiếu, hỏng, hư hao sau kiểm kê (kèm
theo biên bản kiểm kể 31/12/2014).
17. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities) 2014, Báo cáo
ngành dược phẩm 04/2014.
18. Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương (2014),
Báo cáo ngành VietinbankSc “Ngành Dược phẩm Việt Nam”.
19. Trần Minh Đạo (2012), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học
Kinh tế Quốc Dân.
20. Ames Gross (2013), Cập nhật về thị trường dược phẩm Việt Nam năm
2013.
21. Đỗ Tá Hoàn (2013), Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty
cổ phần Traphaco giai đoạn 2010 - 2012, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ,
Trường Đại học Dược Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Tân (2014), Phân tích chiến lược phân phối sản phẩm
của Công ty Dược phẩm Trung ương 1 năm 2013, Khóa luận tốt nghiệp
dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
23. Bùi Thị Thơm (2013), Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công
ty cổ phần Traphaco trong những năm gần đây, Luận văn thạc sỹ dược
học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
24. Anh Tùng (2014), Xu hướng ngành Dược toàn cầu, STINFO số 12-
2014
25. Phan Thị Cẩm Vân (2014), Phân tích chiến lược và hiệu quả kinh
doanh của Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình từ năm 2011 đến năm
2013, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
26. Lê Thị Xoan (2011), Khảo sát và đánh giá hoạt động phân phối thuốc
của công ty TNHH MTV Dược phẩm TW2 Chi nhánh Hà Nội giai đoạn
2008-2010, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
Tài liệu tiếng anh:
27. WHO (2000), How well do health systems perform, The world health
report.
28. Imshealth (2014), Top 20 Global corporations 2013
29. IMS Institute for Healthcare informatics (2017), The Global Use of
Medicine “ Outlook through 2017”
30. The Statistics Portal (2015), Top 20 global pharmaceutical companies
based on pharma revenue in 2014 (in million U.S. dollars)
Một số trang web:
31.
32.
33. http:// www.imshealth.com
34. http: //w ww.fpts.com.vn/
35.
36.
37.
38.
39. ww.thuocantoan.com.vn
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
Nội dung STT Thông tin Kết quả Đơn vị Nguồn thu thập
Nhân lực
kênh
phân phối
1 Số NV CN ngoại tỉnh
Báo cáo tổ chức
nhân sự công ty năm
2014
[11]
2 Số NV CN nội tỉnh
3 Số NV nam
4 Số NV nữ
5 Tổng số NV HTPP
Cơ sở vật
chất
7 Số kho đạt GSP
Báo cáo HĐ triển
khai thực hiện
nguyên tắc GDP,
GSP năm 2014 [9]
8
Tổng số cửa hàng
đạt GDP
9
Tổng số máy tính,
máy in
10 Số điện thoại, máy fax
11 Tổng số giá kệ
12 Tổng số máy điều hòa
13 Tổng ô tô, xe nâng
Tổng số
chi nhánh,
số điểm
bán lẻ
17 Số CN ở ngoại tỉnh
Báo cáo hiện trạng
tiến độ thực hiện
GPP tại các chi
nhánh [13]
18 Số CN nội tỉnh
19 Số điểm bán lẻ
20 Số điểm bán lẻ đạt GPP
Cơ cấu 21 Số KH bán buôn Báo cáo hiện trạng
khách
hàng
22 Số KH bán lẻ
tiến độ thực hiện
GPP tại các chi
nhánh [13]
23
Số KH bán lẻ là bệnh
viện
Nội dung STT Thông tin Kết quả Đơn vị Nguồn thu thập
Kinh phí 24 Kinh phí phục vụ HĐPP
Báo cáo tài chính
[10]
Doanh thu
theo nhóm
hàng
phân phối
25 DT hàng SX đông dược
Báo cáo thực hiện
doanh số năm
2014 [12]
26 DT hàng SX tân dược
27 DT hàng khai thác
28 Tổng DT bán hàng
Doanh thu
bán hàng
SX
29 DT SX CN nội tỉnh
Báo cáo thực hiện
doanh số năm
2014 [12]
30 DT SX CN ngoại tỉnh
31 DT bán bảo hiểm
32 DT hàng SX LD
33 Tổng DT hàng SX
34 DT SX KV thành phố
35 DT SX KV huyện, xã
36 DT SX CN Hải Phòng
37 DT SX CN Hà Nội
38 DT SX CN TP HCM
39 DT SX CN Miền Trung
Lợi nhuận 40 Lợi nhuận
Báo cáo tài chính
của công ty năm
2014 [10]
Lượng
hàng trả
về
41 Giá trị hàng trả về
Tổng hợp hàng
thanh lý [14]
Thu nhập
BQ
42 TNBQ CN nội tỉnh
Tài liệu ĐH đồng cổ
đông năm 2015
43 TNBQ CN ngoại tỉnh
Nộp ngân
sách Nhà
Nước
44 Mức nộp ngân sách NN
Báo cáo tài chính
[10]
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SỬA CHỮA LUẬN VĂN DSCK CẤP I KHÓA 16
Kính gửi: - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I
- Phòng Sau đại học Trường đại học Dược Hà Nội
- Giáo viên hướng dẫn
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG
Tên đề tài: Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược
- Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014
Chuyên ngành: Tổ chức quản lý Dược
Mã số: CK.60720412
Đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I vào hồi 14 giờ 45 phút ngày 13
tháng 09 năm 2015 tại tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định số 611/QĐ-DHN ngày 07
tháng 8năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội.
NỘI DUNG SỬA CHỮA, HOÀN CHỈNH
I. Những nội dung đã được sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng
1. Rút gọn danh mục chữ viết tắt.
2. Chương 2: Sửa lại phần Tóm tắt nội dung nghiên cứu (theo các phần sửa ở Chương 3).
3. Chương 3:
- Sửa hình 3.1 Sơ đồ tổ chức mạng lưới phân phối của Thephaco cho phù hợp với
hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới phân phối theo phương thức phân phối
- Bỏ bảng Tổng hợp các chi nhánh nội tỉnh của Thephaco.
- Bỏ tất cả các số liệu liên quan đến tổng kho và phòng KHKD, để lại số liệu của chi
nhánh, nội ngoại tỉnh ở các bảng và các hình có liên quan.
- Chuyển mục Số chi nhánh, số điểm bán lẻ và mục Cơ cấu khách hàng ở phần mục
tiêu 2 sang phần mục tiêu 1.
- Ghi rõ mục doanh thu và Lợi nhuận trong mục Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
4. Rút gọn phần kết luận.
5. Phần đề xuất: Rút gọn cho phù hợp với kết quả nghiên cứu.
II. Những nội dung xin bảo lưu (nếu có)
Không.
Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2015
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Học viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của UV,TK Hội đồng Chủ tịch Hội đồng
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xemtailieu_phan_tich_hoat_dong_phan_phoi_thuoc_cua_cong_ty_co_phan_duoc_vat_tu_y_te_thanh_hoa_nam_20.pdf