Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành - Đồng tháp

Sự cần thiết nghiên cứu Trong bối cảnh nhộn nhịp hội nhập nền kinh tế thế giới này, Việt Nam đang nổi lên như một ngôi sao sáng cho các nhà đầu tư, đối tác nước ngoài. Cụ thể năm 2007 tốc độ phát triển kinh tế của nước ta đạt 8,4%, kim ngạch xuất khẩu là 48,4 tỷ USD. Việt Nam có được lợi thế nữa là nền kinh tế, chính trị, xã hội luôn ổn định và có chiều hướng ngày một tốt hơn. Lúc này đây, điều mà mọi người quan tâm chính là đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường tài chính đủ mạnh để “chơi” tốt ở một không gian vô lượng. Thị trường tài chính mạnh, hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nước nhà mà ở đó các Ngân hàng - trái tim của thị trường tài chính có nhiệm vụ đầu tàu giúp thị trường tài chính phát triển tạo tiền đề để phát triển kinh tế nói riêng và đất nước nói chung. Chính vì lẽ đó lĩnh vực Ngân hàng đang trở thành tâm điểm thu hút mọi sự chú ý từ mọi người. Ai cũng muốn biết lợi nhuận thực tế của một Ngân hàng mình quan tâm là bao nhiêu? Tình hình hoạt động kinh doanh như thế nào? Tình trạng nợ xấu đang ở mức nào? . Theo kết quả công bố của một số Ngân hàng thì trong năm 2007 các Ngân hàng gặt hái được rất nhiều thành công, là một trong các lĩnh vực phát triển mạnh nhất tại Việt Nam. Ước tính năm 2007, tổng huy động vốn của hệ thống tín dụng tăng đột biến, khoảng 50% so với năm 2006. Riêng tại Thành Phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), kỷ lục được xác lập ở mức tăng khoảng 55%; tại Hà Nội là 36,1%. Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống cũng đột biến kể từ năm 2004, dự tính tăng tới 40%; riêng tại TP.HCM lên tới 51%, tại Hà Nội là khoảng 38,5%. Những con số trên cho thấy sự sôi động của dòng tiền ra – vào các Ngân hàng. Riêng về tốc độ cho vay lại dẫn đến những lo ngại về tăng trưởng nóng, chất lượng tín dụng và là một tác động đẩy lạm phát tăng cao. Còn về lợi nhuận mới chỉ có chín tháng đầu năm 2007, lợi nhuận của nhiều Ngân hàng cổ phần đã tăng gần gấp rưỡi tổng lợi nhuận của cả năm 2006. Dẫn đầu danh sách những Ngân hàng thương mại có lợi nhuận trước thuế chín tháng đầu năm cao nhất là Ngân hàng Á Châu (ACB) với 1.470 tỉ đồng, kế đến là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với hơn 1.000 tỉ đồng, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) gần 500 tỉ đồng, Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) 473 tỉ đồng, Ngân hàng Quân đội 445 tỉ đồng, Ngân hàng Quốc tế (VIB) 310 tỉ đồng, Quả là một con số ấn tượng, tuy nhiên đây chỉ là công bố trên báo, đài, internet mà thôi liệu mức độ tin cậy có 100%? Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT­) chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp cũng đạt nhiều hiệu quả. Tuy nhiên thực tế hoạt động của NHNo&PTNT­ chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp đặc biệt là hoạt động tín dụng đang như thế nào? Có gặp khó khăn, trở ngại gì không? Tình tình thu nợ, nợ xấu có hiệu quả không? Để trả lời những câu hỏi này ta tiến hành phân tích hoạt động tín dụng mà chủ yếu đi sâu vào phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) vì đây là đối tượng chiếm tỷ trọng cao nhất, mang tính truyền thống trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Chính vì vậy phân tích hoạt động tín dụng hộ SXNN của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp đang là vấn đề cấp thiết hiện nay để thấy được thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh như thế nào từ đó đề ra phương hướng, biện pháp giúp bản thân Ngân hàng hoạt động tốt hơn.

doc65 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành - Đồng tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Trong đó đáng kể nhất là trong năm 2007, doanh số cho vay hộ SXNN (ngắn hạn) tăng 15,3% so với năm 2006 tương đương 22.458 triệu đồng, còn cho vay trung hạn cũng tăng rất cao tới 611,1% tương đương 896 triệu đồng. Nguyên nhân tăng trưởng trong cho vay trung hạn tăng cao trong năm 2007 là do tình hình giá cả lúa gạo, trái cây, thủy sản cuối năm 2006 có nhiều chiều hướng tích cực làm cho các hộ nông dân bắt tay cải tạo đất đai, đầu tư máy móc như mua máy bơm nước, máy gặt đập liên hợp… mà các khoản vay này khó có thể thu hồi trong năm vì vậy phải cho vay trung hạn làm cho doanh số cho vay trung hạn tăng cao theo tỷ lệ %. Trong khi đó tăng trưởng của năm 2006 tuy không cao như năm 2007 nhưng cũng đáng được chú ý. Để phân tích sâu hơn về doanh số cho vay ta tiến hành phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế. 4.2.2 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế Bảng 6: Tình hình doanh số cho vay theo thành ngành kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành qua 3 năm từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Ngắn hạn 172.940 194.924 272.402 21.984 12,7 77.478 39,7 Trồng trọt 39.700 44.280 50.411 4.580 11,5 6.131 13,8 Chăn nuôi 97.100 102.303 118.630 5.203 5,4 16.327 16,0 Cho vay khác 36.140 48.341 103.361 12.201 33,8 55.020 113,8 II. Trung hạn 13.450 15.950 17.859 2.500 18,6 1.909 12,0 SXNN 120 126 896 6 5,0 770 611,1 Cho vay khác 13.330 15.824 16.963 2.494 18,7 1.139 7,2 Tổng cộng(I+II) 186.390 210.874 290.261 24.484 13.1 79.387 37,6 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Trong cho vay ngắn hạn hộ SXNN thì có hai ngành là trồng trọt có trồng lúa, cây ăn trái, hoa màu thứ hai chăn nuôi gồm nuôi gia súc như heo, bò, nuôi gia cầm như gà, vịt, ngoài ra còn có nuôi thủy sản như cá tra, cá lóc, cá điêu hồng, tôm càng xanh ngày càng phát triển rầm rộ đặc biệt là các xã nằm bên cù lao như An Hiệp, An Nhơn. Ta thấy rằng doanh số cho vay cũng như tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi luôn cao hơn so với ngành trồng trọt cả 2 năm 2006 và 2007. Nguyên nhân là do chi phí để chăn nuôi là rất cao so với trồng trọt đặc biệt là nuôi trồng thủy sản như cá tra, chẳng hạn theo số liệu của phòng kế hoạch và kinh doanh thì số món vay của các hộ trồng trọt và chăn nuôi là tương đối bằng nhau, năm 2007 con số món vay mỗi ngành khoảng 4.000 món, nhưng xét về mặt giá trị thì doanh số cho vay ngành chăn nuôi cao hơn gấp đôi so với ngành trồng trọt Những năm gần đây giá cá tra hấp dẫn làm cho nông dân tăng cường đầu tư để nuôi, số hộ nuôi cũng ngày một tăng lên, theo số liệu từ phòng kế hoạch và kinh doanh thì tỷ trọng cho vay để nuôi cá tra liên tục tăng từ 40% đến 50% của ngành chăn nuôi trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2007. Tuy nhiên doanh số cho vay của ngành trồng trọt cũng ngày một có chiều hướng tăng đáng kể năm 2006 tăng 11,5% và năm 2007 tăng lên gần 14%. Nguyên nhân này là do tình hình giá cả lương thực, trái cây có nhiều diễn biến tốt, và chi phí cũng tăng theo làm cho người dân phải vay thêm tiền ở Ngân hàng để bổ sung. Dự báo trong năm 2008 doanh số cho vay của ngành trồng trọt sẽ tăng đáng kể bởi chi phí giá cả năm nay biến động mạnh theo chiều hướng tăng chẳn hạn giá phân bón loại DAP đã tăng lên trên 1 triệu đồng/bao, giá xăng cũng gần 15 ngàn đồng/ lít … Sau đây là tình hình cơ cấu doanh số cho vay hộ SXNN so với doanh số cho vay của Ngân hàng. Ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 7: Cơ cấu doanh số cho vay hộ SXNN so với doanh số cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành qua 3 năm từ 2005 đến 2007. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) DSCV hộ SX nông nghiệp 136.920 146.709 169.937 9.789 7,1 23.228 15,8 DSCV của Ngân hàng 186.390 210.874 290.261 24.484 13,1 79.387 37,6 DSCV hộ SXNN/DSCV (%) 73,5 69,6 58,5 x  x  x  x  ĐVT: Triệu đông Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình tăng trưởng trong cho vay hộ SXNN là khá cao. Tuy nhiên sự tăng trưởng ở các lĩnh vực khác càng cao hơn. Chẳn hạn như doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2007 tăng đến 37,6% trong khi đó tăng trưởng của doanh số cho vay hộ SXNN chỉ 15,8%. Doanh số cho vay các ngành nghề khác như cho vay cầm đồ, cho vay kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay theo dự án tài chính nông thôn. Theo thời gian doanh số cho vay này cũng tăng lên đáng kể nguyên nhân là trong những năm gần đây có nhiều dự án đầu tư trên địa bàn, nhiều khu công nghiệp cũng mọc lên, nhu cầu đời sống dân cư được tăng lên đã làm cho doanh số cho vay các diện này cũng tăng, đúng với xu hướng hoạt động của Ngân hàng là duy trì và tăng cường mở rộng hoạt động tín dụng theo hướng tăng doanh số cho vay thêm các lĩnh vực khác. Sau đây là biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng doanh số cho vay qua và tỷ trọng doanh số cho vay của hộ SXNN so với tổng thể các năm tại chi nhánh Ngân hàng huyện Châu Thành. Hình 5: Tình hình tăng trưởng doanh số cho vay hộ SXNN qua 3 năm 2005-2007. Hình 6: Tỷ trọng doanh số cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2005-2007. Đúng như trên đã phân tích, rõ ràng qua hình 6 ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay đối với các hộ SXNN qua các năm đã giảm trong cơ cấu nhưng về số tiền thì tăng lên qua các năm. Chứng tỏ cơ cấu trong cho vay của Ngân hàng đã có bước chuyển biến theo chiều hướng tăng dần trong cho vay công nghiệp, thương mại, dịch vụ. 4.3 PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ 4.3.1 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. Doanh số thu nợ của Ngân hàng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, đồng thời cũng nói lên các phương án sản xuất kinh doanh của người vay có hiệu quả. Ta có bảng số liệu sau về tình hình thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm: Bảng 8: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh qua 3 năm từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Ngắn hạn 129.541 176.883 219.211 47.342 36,5 42.328 23,9 DNTN, Cty TNHH 3.000 3.300 6.230 300 10,0 2.930 88,8 Hộ sản xuất NN 101.921 134.351 135.655 32.430 31,8 1.304 1,0 Thành phần khác 24.620 39.232 77.326 14.612 59,4 38.094 97,1 II. Trung hạn 11.710 12.324 9.996 614 5,2 -2.328 -18,9 Hộ sản xuất NN 100 180 190 80 80,0 10 5,6 Thành phần khác 11.610 12.144 9.806 534 4,6 -2.338 -19,3 Tổng cộng (I+II) 141.251 189.207 229.207 47.956 34,0 40.000 21,1 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Nhìn chung tình hình thu nợ của Ngân hàng qua các năm đều tăng, tốc độ tăng nhiều nhất là năm 2006. Đáng chú ý là doanh số thu nợ các khoản cho vay ngắn hạn thì tăng trong khi thu hồi các khoản cho vay trung hạn thì lại giảm. Cụ thể năm 2007 doanh số thu nợ các món vay ngắn hạn tăng 23,9% trong khi thu hồi trong cho vay trung hạn lại giảm 18,9%. Tình hình thu nợ của năm 2007 không tăng bằng năm 2006 không có nghĩa là công tác thu hồi nợ cho vay của Ngân hàng bị yếu kém, nguyên nhân sẽ được phân tích ở phần sau. Tình hình doanh số thu nợ đối với các hộ SXNN cũng tương tự. Cụ thể trong năm 2006 doanh số thu nợ các hộ SXNN (ngắn hạn) là 31,8% tương ứng với 32.430 triệu đồng, sang năm 2007 doanh số này giảm xuống chỉ còn 1%. Doanh số thu nợ các hộ SXNN trung hạn cũng trong xu hướng đó, năm 2006 doanh số thu nợ tăng đến 80% so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 thì giảm xuống chỉ còn 5,6%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do năm 2006 nông dân làm ăn khá, năng suất tăng mà giá cả hàng hóa thì thuận lợi, sản xuất có lời, người dân phấn khởi, từ đó công tác thu hồi nợ của Ngân hàng cũng có nhiều thuận lợi hơn. Sang năm 2007 thì giá cả nông sản sụt giảm, hàng hóa ứ đọng làm người dân điêu đứng nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay Ngân hàng. Cụ thể hơn để thấy rõ về doanh số thu nợ ta xem xét doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế như sau. 4.3.2 Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế Bảng 9: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của chi nhánh qua 3 năm từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Ngắn hạn 129.541 176.883 219.211 47.342 36,5 42.328 23,9 Trồng trọt 26.721 34.007 34.023 7.286 27,3 16 0,05 Chăn nuôi 75.200 100.344 10.632 25.144 33,4 1.288 1,3 Cho vay khác 27.620 42.532 83.556 14.912 54,0 41.024 96,5 II. Trung hạn 11.710 12.324 9.996 614 5,2 -2.328 -18,9 SXNN 100 180 190 80 80,0 10 5,6 Cho vay khác 11.610 12.144 9.806 534 4,6 -2.338 -19,3 Tổng cộng (I +II) 141.251 189.207 22.9207 47.956 34,0 40.000 21,1 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Rõ ràng ta thấy doanh số thu nợ hộ SXNN năm 2006 thì tăng nhanh trong khi đó năm 2007 lại tăng nhẹ, ngay cả khi trong ngành chăn nuôi, ngành có doanh số cho vay cao cũng chỉ tăng được 1,3%. Thật ra đây không hoàn toàn là lỗi của Ngân hàng mà yếu tố quan trọng nhất là do tình hình kinh tế thị trường tác động, giá cả hàng hóa không ổn định và thường thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho các hộ nông dân trong năm 2007 mà báo đài tốn không ít bút mục để phân tích. Chẳng hạn như sự tăng giá của xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc… làm cho chi phí người SXNN tăng cao. Khiến họ không có lời thậm chí lỗ, ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của họ. Tóm lại doanh số thu nợ của Ngân hàng có tăng nhưng chậm lại, nguyên nhân chính là do các yếu tố khách quan từ tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ SXNN. Đây là yếu tố khách quan mà bất cứ Ngân hàng nào cũng tìm mọi biện pháp khắc phục. Chính vì doanh số thu nợ năm 2007 tăng không đáng kể nên làm cho dư nợ năm này tăng cao mà ta sẽ phân tích ở phần sau đây. 4.4 PHÂN TÍCH DƯ NỢ CHO VAY 4.4.1 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ cùng dư nợ đầu kỳ. Ta có bảng tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế như sau: Bảng 10: Dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Ngắn hạn 128.322 146.363 199.554 18.041 14,1 53.191 36,3 DNTN, Cty TNHH 2.800 3.200 6.170 400 14,3 2.970 92,8 Hộ SXNN 109.590 121.822 163.362 12.232 11,2 41.540 34,1 Cho vay khác 15.932 21.341 30.022 5.409 34,0 8.681 40,7 II. Trung hạn 17.020 20.646 28.509 3.626 21,3 7.863 38,1 Hộ SXNN 147 93 799 -54 -36,7 706 759,1 Thành phần khác 16.873 20.553 27.710 3.680 21,8 7.157 34,8 Tổng cộng (I + II) 145.342 167.009 228.063 21.667 14,9  61.054 36,6 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Nhìn chung tình hình dư nợ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp qua 3 năm ngày một tăng lên, đặc biệt là năm 2007 mức tăng trưởng dư nợ cho vay là 36,6% tương đương 61.054 triệu đồng cao hơn cả năm 2006 chỉ 14,9% tương đương 21.667 triệu đồng. Tình hình dư nợ đối với các hộ SXNN cũng tăng theo xu hướng chung của Ngân hàng. Trong đó tăng nhiều nhất là hình thức dư nợ cho vay trung hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn cũng tăng nhưng không bằng. Cụ thể cho vay trung hạn hộ SXNN năm 2007 tăng đến 759,1% so với năm 2006 trong khi đó cho vay ngắn hạn đối với hộ SXNN tăng 34,1% Nguyên nhân của sự tăng trưởng này vì doanh số cho vay trung hạn năm 2007 tăng một cách đột biến mà ta đã phân tích ở phần trước cộng với doanh số thu nợ năm 2007 lại không tăng mấy đã làm cho dư nợ cho vay trung hạn năm nay tăng cao. Để biết được các ngành nghề trong dư nợ cho vay đối với hộ SXNN trong 3 năm qua như thế nào ta tiến hành phân tích dư nơ theo ngành nghề kinh tế. 4.4.2 Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh tế Bảng 11: Dư nợ theo thành ngành nghề kinh tế của chi nhánh qua 3 năm từ 2005 đến 2007. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Ngắn hạn 128.322 146.363 199.554 18.041 14,1 53.191 36,3 Trồng trọt 55.020 65.293 81.681 10.273 18,7 16.388 25,1 Chăn nuôi 54.570 56.529 81.681 1.959 3,6 25.152 44,5 Cho vay khác 18.732 24.541 36.192 5.809 31,0 11.651 47,5 II. Trung hạn 17.020 20.646 28.509 3.626 21,3 7.863 38,1 Sản xuất NN 147 93 799 -54 -36,7 706 759,1 Cho vay khác 16.873 20.553 27.710 3.680 21,8 7.157 34,8 Tổng cộng (I +II) 145.342 167.009 228.063 21.667 14,9 61.054 36,6 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Qua bảng trên ta thấy rằng dư nợ cho vay đối với ngành trồng trọt và chăn nuôi (ngắn hạn) tăng cao ở năm 2007, cụ thể tăng lần lượt là 25,1% và 44,5% tương đương 16.388 và 25.152 triệu đồng. Trong khi đó năm 2006 dư nợ cho vay loại này chỉ tăng lần lượt 18,7% và 3,6% tương ứng 10.273 và 1.958 triệu đồng. Ta thấy rằng tốc độ tăng dư nợ cho vay hộ SXNN (ngắn hạn) trong hai năm 2006 và 2007 của hai ngành trồng trọt và chăn nuôi là không giống nhau. Năm 2006 thì ngành trồng trọt tăng cao hơn ngành chăn nuôi và ngược lại ở năm 2007. Nguyên nhân là vì năm 2007 doanh số cho vay của ngành trồng trọt rất cao còn của ngành trồng trọt thì ít hơn, năm 2006 thì ngược lại doanh số cho vay ngành trồng trọt tăng cao hơn ngành chăn nuôi. Trong khi đó doanh số thu nợ của cả hai ngành trong hai năm 2006 và 2007 thì tăng trưởng không chênh lệch lớn lắm. Để nhìn một cách tổng quát tình hình tăng trưởng trong dư nợ cho vay ta xem xét bảng dưới đây. Bảng 12: Cơ cấu tổng dư nợ hộ SXNN của chi nhánh qua 3 năm từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) Dư nợ hộ SXNN (1) 109.737 121.915 164.161 12.178 11,1 42.246 34,7 Dư nợ của Ngân hàng (2) 145.342 167.009 228.063 21.667 14,9 61.054 36,6 (1)/(2) (%) 75,5 73,0 72,0 x x x x Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Dư nợ cho vay của Ngân hàng đối với hộ SXNN bao gồm hai hình thức dư nợ cho vay trung han và ngắn hạn. Trong dư nợ cho vay ngắn hạn lại chia ra hai ngành là trồng trọt và chăn nuôi. Dư nợ cho vay hộ sản xuất của các hình thức cho vay trung và dài hạn trong năm 2006 và 2007 đã tăng như đã phân tích ở trên khiến cho dư nợ cho vay đối với hộ SXNN nói chung tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2007 hình thức dư nợ này tăng lên 34,7% so với năm 2006. Vượt xa so với năm 2006, góp phần vào sự tăng trưởng chung cho cả dư nợ của Ngân hàng. Qua bảng trên ta cũng thấy tỷ trọng của dư nợ cho vay hộ SXNN cũng thay đổi theo xu hướng giảm dần trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng. Nguyên nhân do các hình thức cho vay khác như cho vay kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay theo dự án tài chính nông thôn tăng nhanh trong năm 2006 và 2007. Sau đây biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng tình hình dư nợ của Ngân hàng trong 3 năm qua. Hình 7: Sự tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm từ 2005-2007. Tóm lại tình hình dư nợ cho vay đối với hộ SXNN của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành có tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2007. Điều này chứng tỏ người dân tăng cường đầu tư trong sản xuất nông nghiệp, chi phí sản xuất nông nghiệp cũng tăng cao làm cho nhu cầu vốn của nông dân tăng lên. 4.5 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Phần này ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu tài chính có liên quan đến hoạt động tín dụng nhằm đánh giá một cách khách quan tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp trong 3 năm từ 2005 đến 2007. 4.5.1 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động Bảng 13: Tình hình dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động qua 3 năm từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Dư nợ cho vay 145.342 167.009 228.063 Vốn huy động 90.096 105.579 125.545 DN cho vay/VHĐ (lần) 1,6 1,6 1,8 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng không đủ để cho vay. Cụ thể doanh số cho vay so với tổng nguồn vốn huy động năm 2005 và 2006 là 1,6 lần, sang năm 2007 con số này lại tăng thêm lên 1,8 lần. Thương số này bằng 1,8 có nghĩa là cứ 1,8 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Chỉ số này là cao và có xu hướng tăng là vì tổng nguồn vốn huy động năm 2007 chỉ tăng 18,9% (bảng 2) còn dư nợ cho vay của Ngân hàng lại tăng 36,6% (bảng 11) điều này có nghĩa dư nợ tăng nhanh hơn so với vốn huy động làm cho thương số giữa doanh số cho vay và tổng nguồn vốn huy động năm 2007 tăng lên 1,8 lần. Sự tăng nhanh này chứng tỏ nguồn vốn huy động ngày càng thiếu để cho vay làm cho Ngân hàng phải xin điều chuyển vốn từ cấp trên ngày càng nhiều mới đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. 4.5.2 Dư nợ trên tổng nguồn vốn Bảng 14: Tình hình dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Dư nợ cho vay 145.342 167.009 228.063 Tổng nguồn vốn 158.856 182.846 246.895 DN cho vay/Tổng NV (lần) 0,915 0,913 0,924 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng là tiêu chí để xem xét tình hình dư nợ cho vay có sử dụng hết nguồn vốn cho vay của Ngân hàng không? Trong ba năm qua tình hình cho vay so với tổng nguồn vốn của Ngân hàng luôn ở mức cao và có xu hướng gia tăng đặc biệt ở năm 2007. Dư nợ trên tổng nguồn vốn là 0,924 lần. Điều này có nghĩa là trong một đồng tổng nguồn vốn thì Ngân hàng đem cho vay hết 0,924 đồng. Dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn tăng đây là tín hiệu khả quan vì nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng gần hết, nguyên nhân dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn tăng là do tình hình cuối năm 2006 và năm 2007 các hộ sản xuất đến Ngân hàng xin vay nhiều hơn để đầu tư sản xuất làm cho dư nợ cho vay tăng cao trong năm 2007, cụ thể trong năm 2007 dư nợ cho vay tăng 36,6% (bảng 10) cao hơn tăng trưởng tổng nguồn vốn của Ngân hàng (35%, bảng 4). 4.5.3 Hệ số thu nợ Bảng 15: Tình hình dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh số thu nợ 141.251 189.207 229.207 Doanh số cho vay 186.390 210.874 290.261 Hệ số thu nợ (%) 75,8 89,7 79,0 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Hệ số thu nợ là chỉ tiêu khá quan trọng trong đo lường chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Trong ba năm qua công tác thu nợ của Ngân hàng có nhiều tiến bộ thể hiện qua hệ số thu nợ năm 2005 chỉ 75,8% sang năm 2006 đã tăng vọt lên 89,7% nhưng sang năm 2007 hệ số này giảm xuống còn 79%. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ trong năm 2006 tốt hơn năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2006 tình hình giá cả các mặt hàng nông sản thuận lợi, người dân sản xuất có lời nên phấn khởi đến trả nợ vay Ngân hàng làm cho doanh số thu hồi nợ của Ngân hàng tăng cao. Xuất phát từ thành công trong năm 2006 người dân càng đổ xô vào Ngân hàng xin vay vốn ở năm 2007 làm cho doanh số cho vay năm 2007 tăng lên 37,6% (bảng 5) trong khi doanh số thu nợ trong năm 2007 chỉ tăng 21,1% (bảng 8) do hàng hóa nông nghiệp bị dội hàng, rớt giá nhất là cá tra và trái cây. Hậu quả làm cho hệ số thu nợ năm 2007 giảm. Tuy nhiên tình hình giá cả năm 2008 đang tăng cao, giá cá tra cũng tương đối chấp nhận được, dự báo năm nay tình hình thu nợ của Ngân hàng sẽ có nhiều diễn biến tích cực. 4.5.4 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng thể hiện sự luân chuyển vốn của Ngân hàng, tốc độ luân chuyển càng lớn thì hiệu quả cho vay càng cao. Bảng 16: Tình hình dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh số thu nợ 141.251 189.207 229.207 Dư nợ bình quân 134.556 156.176 197.536 DSTN/DNBQ (vòng) 1,05 1,21 1,16 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Qua bảng số liệu ta thấy sự tăng trưởng vòng quay vốn tín dụng có xu hướng giống như hệ số thu nợ. Tức là vòng quay vố tín dụng năm 2006 thì tăng so với năm 2005 là 0,16 vòng. Sang năm 2007 tình hình này lại trái ngược khi vòng quay này giảm xuống còn 1,16 vòng tức giảm 0,05 vòng. Năm 2007 vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh là 1,16 vòng có nghĩa là trung bình một khoản cho vay của Ngân hàng thì sau 10 tháng 10 ngày sẽ thu hồi được vốn cho vay. Đây là con số tương đối khả quan, giải thích cho nguyên nhân vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng tốt như vậy là do đây là Ngân hàng nằm trên địa bàn mà khách hàng đa số là nông dân, họ chủ yếu vay để SXNN, chu kỳ sản xuất ngắn hạn nên các khoản vay này đa số chỉ là dưới 12 tháng. Các khoản cho vay hộ SXNN cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng, mặt khác đây cũng là sự cố gắng của Ban giám đốc như thường xuyên đôn đốc chăm lo cho công tác thu hồi nợ, các nguyên nhân này làm cho doanh vòng quay vốn tín dụng tương đối khả quan. 4.5.5 Phân tích tình hình nợ xấu của Ngân hàng Nợ xấu là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của các tổ chức tài chính. Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả trong công tác thu hồi nợ cho vay của Ngân hàng. Chỉ tiêu này được NHNN quy định là từ 5% trở xuống thì mới xem tốt. Nếu lớn hơn 5% thì nợ xấu của Ngân hàng được xem là cao và cần phải có biện pháp xử lý, theo dõi chặt chẽ. Sau đây là bảng phân tích tình hình nợ xấu của chi nhánh NHNo&PTNN chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp trong ba năm qua. Bảng 17: Tình hình nợ xấu của chi nhánh trong 3 năm qua từ 2005-2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % I. Ngắn hạn 1.281 1.410 1.082 129 10,1 -328 -23,3 SXNN 811 750 620 -61 -7,5 -130 -17,3 - Trồng trọt 563 662 542 99 17,6 -120 -18,1 - Chăn nuôi 248 88 78 -160 -64,5 -10 -11,4 Kinh doanh, dịch vụ 470 660 462 190 40,4 -198 -30,0 II. Trung hạn 2.108 2.969 2.564 861 40,8 -405 -13,6 SXNN 11 4 0 -7 -63,6 -4 -100,0 Cho vay tiêu dùng 2.097 2.965 2.564 868 41,4 -401 -13,5 Tỏng cộng (I+II) 3.389 4.379 3.646 990 29,2 -733 -16,7 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Qua bảng trên ta thấy tình hình nợ xấu của Ngân hàng nói chung và của các hộ SXNN nói riêng đang có chiều hướng tốt. Có điều năm 2006 nợ xấu hơi tăng hơn so với năm 2005. Cụ thể nợ xấu của năm 2006 tăng so với năm 2005 là 29,2%, còn năm 2007 so với năm 2006 con số này đã giảm xuống 16,7% so. Thực ra năm 2006 nợ xấu của Ngân hàng tăng cũng chưa kết luận được nợ xấu của Ngân hàng là cao và năm 2007 nợ xấu của Ngân hàng giảm cũng chưa thể kết luận rằng Ngân hàng có nợ xấu thấp. Ta chỉ có thể kết luận được nợ xấu của một Ngân hàng cao hay thấp khi phân tích hệ số rủi ro tín dụng của nó mà ta sẽ phân tích ở phần sau. Tuy nhiên nợ xấu của Ngân hàng năm 2007 giảm xuống điều này chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày đã được cải thiện. Đây là yếu tố mà bất kỳ Ngân hàng nào cũng phấn đấu nhằm giảm bớt rủi ro khách hàng không có khả năng trả nợ. Tình hình nợ xấu của các hộ SXNN cũng nằm chung xu hướng của Ngân hàng. Trong đó đáng kể nhất là cho vay trung hạn, đến năm 2007 nợ xấu của loại hình cho vay này không còn nữa, còn cho vay ngắn hạn thì cũng rất khả quan, năm 2006 chỉ tiêu này giảm 7,5% trong khi đó năm 2007 con số này là 17,3% tương đương 130 triệu đồng. Có được kết quả khả quan như vậy là do Ban giám đốc thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn thu hồi nợ theo kế hoạch, tập thể các cán bộ tín dụng đoàn kết, luôn cố gắng, tuân thủ các yêu cầu thẩm định đối với khách hàng, không ngừng đôn đốc, nhắc nhở trong công tác thu hồi nợ. Sau đây là phần phân tích hệ số rủi ro tín dụng để xem nợ xấu hiện đang chiếm tỷ lệ bao nhiêu bao nhiêu trong dư nợ cho vay của Ngân hàng. 4.5.6 Nợ xấu trên tổng dư nợ Tình hình nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng trong 3 năm như sau: Bảng 18: Nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm từ 2005 đến 2007. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Nợ xấu 3.389 4.379 3.646 Dư nợ 145.342 167.009 228.063 Nợ xấu/Dư nợ (%) 2,3 2,6 1,6 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua là rất tốt. Hệ số rủi ro tín dụng rất nhỏ, gần phân nửa so với chuẩn của NHNN đưa ra (5%) đặc biệt là năm 2007 hệ số này chỉ là 1,6 % là rất ấn tượng. Như trên đã phân tích rằng nợ xấu năm 2006 tăng lên so với năm 2005 nhưng ta không thể kết luận được nợ xấu như thế là cao hay chưa, bây giờ thì ta có thể kết luận được rằng như vậy vẫn chưa cao thậm chí còn rất thấp so với 5%. Tuy nhiên hệ số này tăng lên cho dù chưa tới chuẩn 5% nhưng cũng không được lơ là, chủ quan mà phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay và đưa ra những biện pháp kịp thời hạn chế rủi ro tối đa. Sau đây là biểu đồ so sánh giữa hệ số rủi ro tín dụng của Ngân hàng và chuẩn 5% của NHNN đề ra. Hình 8: biểu đồ so sánh giữa hệ số rủi ro tín dụng của Ngân với 5% Tóm lại qua quá tình phân tích các chỉ số tài chính của NHNo&PTNH chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp nhìn chung hoạt động tín dụng của chi nhánh là khá tốt. Dư nợ trên tổng nguồn vốn luôn ở mức cao trên 90%, hệ số thu nợ tương đối chấp nhận được khoảng trên 80%, vòng quay vốn tín dụng cũng bình thường, tuy nhiên chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động không giảm mà lại có xu hướng tăng chứng tỏ nguồn vốn huy động ngày càng không đủ đáp ứng vốn vay của khách hàng. Điều này đòi hỏi Ngân hàng phải nâng cao công tác huy động của mình thêm nữa mới mong đáp ứng được nhu cầu vay tiền ngày càng tăng cao của khách hàng. 4.6 NHU CẦU VỐN CỦA NÔNG DÂN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG Theo quy định của NHNN trong cho vay ngắn hạn thì Ngân hàng sẽ đáp ứng tối đa là 90% tổng nhu cầu vốn của dự án, 10% còn lại là của chủ dự án đóng góp. Sau đây là tình hình chi phí và khả năng đáp ứng vốn tín dụng của Ngân hàng. Tình hình chi phí SXNN một số ngành trên 1ha đất (mặt nước). Bảng 19: Tình hình chi phí sản xuất một số ngành nông nghiệp và khả năng đáp ứng vốn vay của Ngân hàng năm 2007. ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Tổng chi phí Vốn tự có Nhu cầu vay Thực vay So sánh (%) Trồng lúa 11.000 1.100 9.900 9.900 100 Trồng nhãn 23.600 2.360 21.240 21.240 100 Trồng đậu nành 11.800 1.180 10.620 10.620 100 Nuôi cá tra 3.745.000 374.500 3.370.500 3.370.500 100 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Tình hình chi phí của các hộ SXNN năm 2007 là tăng cao rất nhiều so với những năm trước. Qua bảng trên ta thấy tình hình chi phí sản xuất lúa của người dân tương đối tăng so với các năm trước. Năm 2006 chi phí canh tác 1ha lúa khoảng 7 triệu đồng thì giờ đây chi phí này tăng lên 11 triệu đồng. Chính vì vậy mà nhu cầu vốn của nông dân cũng tăng lên. Nếu khách hàng có đủ điều kiện thì Ngân hàng sẽ cho vay tối đa là 9.900.000 đồng còn lại 1.100.000 đồng là vốn của nông dân. Chi phí trồng nhãn tiêu da bò là khá cao so với trồng lúa, vì muốn trái nhãn được sáng, to đủ tiêu chuẩn không bị rớt xuống hàng sấy thì phải cần rất nhiều phân bón và thuốc trừ sâu bệnh. Ta thấy chi phí trồng nhãn trên 1ha là 23.600.000 đồng, trong đó vốn của Ngân hàng sẽ là 21.240.000 đồng còn lại 2.360.000 đồng là phần đóng góp của chủ vườn. Vốn để đầu tư cho trồng đậu nành cũng tương đương với trồng lúa, thường thì người dân canh tác đậu nành vào mùa hè thu trên đất ruộng, hiệu quả kinh tế thường cao hơn trồng lúa, tuy nhiên lại tốn công lao động hơn vì đậu nành là loại thu hoạch nhiều lần. Trong các ngành nghề SXNN thì nuôi trồng thủy sản như phần trước đã trình bày có chi phí cao nhất đặc biệt là nuôi các loại cá da trơn như cá tra. Qua tình hình chi phí ở bảng trên ta thấy chi phí nuôi cá tra bãi bồi cao gấp nhiều lần so với trồng lúa và trồng nhãn tiêu da bò. Cụ thể để nuôi 1ha cá tra thì chi phí phải bỏ ra là 3.745.000.000 đồng. Nếu có đủ điều kiện vay vốn thì Ngân hàng sẽ cho vay tối đa là 3.370.500.000 đồng, còn lại là 374.500.000 đồng do người nuôi tự lo. Khả năng đáp ứng vốn tín dụng của Ngân hàng là rất tốt luôn đạt 100% nhu cầu của nông dân, không có chuyện thiếu vốn cho vay tại chi nhánh. Nguyên nhân là Ngân hàng luôn biết được xu hướng cần vốn của người dân trong huyện và có kế hoạch xin điều chuyển chuyển vốn hợp lý theo từng thời kỳ nhất định. Điều này thể hiện sự linh hoạt trong đáp ứng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. Đây là công việc hết sức quan trọng, nếu làm không tốt thì Ngân hàng rất dễ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, thiếu vốn cho vay, không thể đáp ứng vốn tín dụng cho người dân, ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất, gây thiệt hại cho họ, ảnh hưởng đến đời sống dân cư. Tình hình chi phí ở bảng 19 là mang tính đại diện, thực tế chi phí còn tùy thuộc vào từng hộ sản xuất có phương pháp tiết kiệm chi phí riêng, tùy độ phì nhiêu của đất, khả năng kháng bệnh của cây con giống, tình hình kinh tế của gia đình mà nhu cầu vay vốn của họ cũng khác, nếu gia đình làm ăn có lãi, có khả năng kinh tế thì thường vốn tự có tham gia trong dự án là lớn hơn 10% khi đó nhu cầu vốn vay của họ giảm xuống và đương nhiên Ngân hàng cho vay ít lại. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH, ĐỒNG THÁP 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 5.1.1 Các yếu tố khách quan Nhìn chung trong ba năm qua tình hình kinh tế xã hội địa bàn có bước phát triển tương đối tốt, tuy nhiên tình hình kinh tế xã hội của huyện cũng không thể độc lập, tách rời với tình hình kinh tế chung của đất nước. Kinh tế Việt Nam trong ba năm 2005, 2006 và 2007 luôn tăng trưởng ở mức cao. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế Việt Nam năm 2005 tiếp tục xu hướng phát triển tích cực với GDP tăng trưởng 8,4% - mức cao nhất trong 9 năm qua - là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu ở châu Á và thế giới. Sang năm 2006 tăng trưởng GDP so với năm 2005 là 8,17%. Năm 2007, tốc độ tăng GDP của Việt nam là 8,44% đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ khoảng: 9%) Năm 2007, kinh tế Việt Nam phát triển trong điều kiện khó khăn nhiều hơn thuận lợi so với các năm trước. Thiên tai lớn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tai nạn do sự cố sập cầu dẫn cầu Cần Thơ và sự biến động bất lợi của thị trường, gây hậu quả nghiêm trọng là những yếu tố không thuận lợi đối với nền kinh tế nước ta trong năm 2007. Thiên tai đặc biệt nghiêm trọng, trên diện rộng và kéo dài trong cả năm đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Dịch bệnh gia súc như: dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng gia súc lan rộng, dịch cúm gia cầm tái phát tại nhiều địa phương, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi cả nước. Đặc biệt nguy hiểm là dịch tiêu chảy cấp, nhiễm khuẩn tả phát sinh, kéo dài hàng tháng đã gây hậu quả nghiêm trọng đến nhiều ngành sản xuất công nghiệp, ngành nghề, thủy sản, kinh doanh dịch vụ ăn uống công cộng, du lịch trên địa bàn cả nước. Thị trường thế giới biến động lớn, phức tạp gây nhiều yếu tố bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Giá cả nhiên liệu, vật tư, nhất là xăng dầu, phôi thép, thép, nguyên liệu sợi, vải, vật liệu phục vụ công nghiệp dệt may, da giày, hóa chất, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao. Thị trường xuất khẩu một số mặt hàng biến động phức tạp như dệt may, da giày, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, xe đạp và phụ tùng, động cơ điện... Điều đó đã làm cho giá cả tiêu dùng trong nước tăng cao liên tục chưa có điểm dừng. Các điểm yếu của nền kinh tế vốn tồn tại nhiều năm nay như kết cấu hạ tầng yếu kém, nhất là giao thông, thủy lợi, điện đã bộc lộ rõ nét qua thiên tai năm 2007... không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế bền vững với tốc độ cao. Do vậy khả năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh hạn chế, thiệt hại gây ra rất nặng nề, hậu quả để lại là rất nghiêm trọng và lâu dài. Nông nghiệp tăng chậm so với các năm trước. Sản xuất lương thực giảm. Tổng sản lượng lương thực năm 2007 ước đạt 39,9 triệu tấn, tăng 329 nghìn tấn so năm 2006; trong đó sản lượng lúa đạt 35,6 triệu tấn, bằng năm 2006, sản lượng ngô đạt 4,1 triệu tấn, tăng 311 nghìn tấn. Do vậy lương thực bình quân nhân khẩu giảm 5 kg từ 471,1 kg năm 2006 xuống 365 kg năm 2007. Đây là năm thứ 2 sản lượng lương thực nói chung, lương thực bình quân nhân khẩu nói chung giảm sút so năm trước. Sự giảm sút này là dấu hiệu báo động cho sự tới hạn của nguồn lực đất đai và khả năng thâm canh tăng năng suất lúa của Việt Nam. Năm 2007, diện tích gieo cấy lúa cả nước đạt 7.183,8 nghìn ha, bằng 98,1% và giảm 141 nghìn ha so năm 2006, trong đó lúa đông xuân bằng 99,8% giảm 6,9 nghìn ha, lúa hè thu bằng 94,9% và giảm 118,3 nghìn ha, lúa mùa bằng 99,2% và giảm 15,8 nghìn ha. Nguyên nhân chính do chuyển đổi cơ cấu cây trồng và do đất lúa giảm cho các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Năng suất lúa cả năm đạt 49,5 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha, trong đó lúa đông xuân đạt 57 tạ/ha, giảm 1,8 tạ/ha; lúa hè thu đạt 45,3 tạ/ha tăng 3,4 tạ/ha do hè thu 2006 mất mùa lớn, năng suất lúa mùa đạt 42,3 tạ/ha xấp xỉ năm 2006. Sản lượng lúa cả năm đạt 35,59 triệu tấn bằng 99,3% và giảm 259,5 nghìn tấn do diện tích giảm 141 nghìn ha và năng suất tăng 0,6 tạ/ha. Thủy sản tăng chậm so với năm 2006, tính chung cả năm, sản lượng thủy sản ước đạt 3,9 triệu tấn, tăng 10% so năm 2006. Tóm lại, đối với các hộ SXNN ở huyện Châu Thành các năm qua nhất là năm 2007 chịu ảnh hưởng rất lớn tình hình kinh tế xã hội chung của đất nước, đặc biệt là các yếu tố làm tăng chi phí SXNN như xăng dầu, giá cả hàng hóa nông sản, dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt, các tin đồn thất thiệt gây không ít tổn thất trong nhân dân như chuyện ăn bưởi bị ung thư chẳn hạn. Ngoài ra tự bản thân người dân cũng gây khó cho mình như tự ý gieo trồng không đồng loạt, sản xuất một cách tự phát, gây ra tình trạng dội hàng, rớt giá, một số nơi có dịch bệnh trên vật nuôi không báo cáo với cơ quan chức năng mà cố tình giấu giếm làm tình trạng nghiêm trọng hơn và gây lây lan,…Nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng từ các yếu tố khách quan là không nhỏ mang tính vĩ mô nên để tránh được các rủi ro này không phải là chuyện nhỏ, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các cơ quan cấp cao. 5.1.2 Các yếu tố chủ quan - Do cán bộ tín dụng còn ít, cán bộ tín dụng của Ngân hàng một lúc phải đảm nhận quá nhiều công việc, làm cho hiệu quả công việc bị giảm xuống nhất là khi có cán bộ tín dụng được cử đi học nâng cao nghiệp vụ hay những lúc đến vụ SXNN người dân đến Ngân hàng quá nhiều. - Việc kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng hay không thì rất khó nhất là những hợp đồng kinh tế tổng hợp. - Nhu cầu khách hàng thì nhiều nhưng việc đáp ứng nhu cầu có hạn vì còn phải phụ thuộc vào chỉ tiêu của cấp trên giao cho. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.2.1 Đối với công tác huy động vốn Việc mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý nhiều vấn đề từ việc tìm kiếm nguồn vốn đến hiệu quả sử dụng vốn. Muốn thế cần phải phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng và Nhà Nước nhằm đề ra các biện pháp cụ thể để mở rộng hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Vốn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà trong đó quan trọng nhất là vốn huy động. Những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng có tăng cụ thể năm 2006 tăng trên 17% so với năm 2005, còn năm 2007 thì tăng gần 19% nhưng bấy nhiêu đó cũng không đủ để đáp ứng việc sử dụng vốn ngày càng tăng của Ngân hàng đặc biệt là trong nông nghiệp. Do Ngân hàng đóng trên địa bàn huyện, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nên rất khó cho đơn vị trong việc cân đối giữa vốn huy động và vốn cho vay, cho nên việc sử dụng thêm vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên của chi nhánh là điều tất yếu. Vì vậy, huy động vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của Ngân hàng, muốn thực hiện mục tiêu trên Ngân hàng phải có các chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Một số biện pháp như sau: - Lãi suất huy động phải thật sự hấp dẫn người dân, luôn giữ nó ở mức tương đối ổn định, không nên thay đổi nhiều lần trong năm để người dân yên tâm gửi tiền vào Ngân hàng. - Áp dụng lãi suất thăng hoa, khách hàng gửi tiền càng lớn thì lãi suất càng cao. - Đa dạng hoá các hình thức huy động như: tiết kiệm bằng Việt Nam đồng được đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm bằng vàng, ... - Ngân hàng cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc huy động vốn ở nông thôn. Đây là thị trường tiềm năng về vốn rất lớn vì hiện nay nông thôn có nhiều hộ gia đình làm ăn rất có hiệu quả, họ tích lũy rất nhiều nhưng họ chỉ biết cất giữ bằng cách mua vàng. - Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người dân biết được về lãi suất, cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của Ngân hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng. - Mỗi khách hàng quan hệ với Ngân hàng, Ngân hàng nên tiếp xúc với khách hàng cả hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay vốn, để khi khách hàng làm ăn tốt có lợi nhuận sẽ giữ tiền của họ tại Ngân hàng. - Ngân hàng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống, đồng thời khai thác khách hàng tiềm năng. Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để củng cố quan hệ khách hàng nhằm nắm bắt nguyện vọng, tâm tư, và tìm hiểu nhu cầu đòi hỏi của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách khách hàng thích hợp. 5.2.2 Đối với hoạt động cho vay Bên cạnh việc huy động vốn vào Ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn thì Ngân hàng cũng phải nổ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tránh đồng tiền không bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì Ngân hàng phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. - Đối với khách hàng truyền thống cần giữ quan hệ lâu dài, đi sâu vào và giải quyết những nhu cầu mới của họ. Trong cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu khách hàng mà pháp luật không cấm. - Mở rộng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế. Lựa chọn kỹ khách hàng trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất và khả năng tài chính của khách hàng. - Một vấn đề quan trọng hơn nữa là trong và sau khi cho vay, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu. - Nên kiến nghị với Ngân hàng cấp trên để phân bổ thêm cán bộ tín dụng về Ngân hàng hoặc thu thêm nhân viên tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Trang bị thêm máy móc thiết bị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhân viên. Từng bước thực hiện cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản để tạo thói quen này cho các doanh nghiệp và các hộ sản xuất, làm cho việc giải ngân nhanh chóng hơn. 5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ Thu hồi nợ là vấn quan trọng của Ngân hàng, vì Ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, một ngành nghề mà thu nhập của khách hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả nông sản rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Vì vậy, Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi nợ. - Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. - Cán bộ tín dụng kiên quyết xử lý những khách hàng cố ý không trả nợ cho Ngân hàng bằng nhiều biện pháp như trực tiếp thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khởi tố… - Đối với các hộ nông dân hoặc người đại diện ở xã, ấp, Ngân hàng nên áp dụng trích một khoản tiền hoa hồng cho họ để họ tích cực, tận tình giúp đỡ cán bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ. 5.2.4 Một số giải pháp về dư nợ và nợ xấu. Qua phân tích ta thấy tình hình dư nợ của Ngân hàng ngày một tăng cao, đặc biệt trong năm 2007, chính vì vậy nếu như năm nay tình hình kinh tế thị trường không thuận lợi, ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng thì rất có thể nợ quá hạn của Ngân hàng sẽ tăng lên kéo theo nguy cơ nợ xấu cũng tăng theo. Chính vì lẽ đó Ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp để thu hồi cũng như theo dõi những khoản cho vay như: Tăng cường công tác rà soát phân loại khách hàng, đưa ra các khách hàng có nguy cơ chuyển sang nợ xấu để tiến hành đôn đốc thu hồi nợ. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi các khoản cho vay xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích không, nhắc nhở đôn đốc thu hồi các khoản cho vay khi gần tới hạn. Thường xuyên theo dõi diễn biến của nền kinh tế, giá cả thị trường, tình hình dịch bệnh, sâu hại…để có hướng dự báo trước nhằm có biện pháp chống đỡ. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Nhìn chung tình hình hoạt động tín dụng đối với hộ SXNN của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành tương đối là tốt. Tình hình huy động vốn luôn tăng trưởng, năm sau luôn cao hơn năm trước, đây là điều đáng được trân trọng, một mặt thể hiện sự cố gắng của chi nhánh trong công tác huy động, một mặt thể hiện đời sống vật chất của người dân ngày một nâng lên, ý thức gởi tiền lấy lãi của họ cũng được tiến triển. Tuy nhiên Ngân hàng phải luôn chú trọng hơn nữa công tác huy động vốn nhằm nâng cao tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, đặc biệt là loại tiền gởi có kỳ hạn, có như thế mới chủ động được nguồn vốn của mình. Điều này là rất quan trọng vì theo dự kiến trong một hai năm nữa NHNo&PTNT Việt Nam sẽ chính thức cổ phần hóa, lúc đó Ngân hàng sẽ phải tự thân nâng cao công tác huy động vốn để cạnh tranh với các đối thủ khác. Trong các năm qua công tác cho vay cũng như thu hồi nợ đối với hộ SXNN của chi nhánh cũng ngày một tăng trưởng, cụ thể doanh số cho, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay qua các năm luôn tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong đó năm 2007 được xem là năm có nhiều chuyện để nói. Doanh số cho vay đối với hộ SXNN tăng cao so với năm 2006 trong khi doanh số thu nợ không tăng là bao, làm cho dư nợ tăng lên nhanh chóng. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là do các yếu tố khách quan tác động ảnh hưởng đến đời sống, cây trồng vật nuôi của nông dân như giá cả hàng nông sản sụt giảm, dịch bệnh hoành hành, giá cả xăng dầu, phân bón thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi leo thang khiến các nhà nông điêu đứng, Ngân hàng đau đầu. Trong luận văn cũng có phần phân tích đánh giá các chỉ tiêu hoạt động tín dụng của Ngân hàng, qua đó ta thấy tuy có một vài chỉ tiêu không mỹ mãn lắm nhưng nhìn chung tình hình hoạt động tín dụng như thế là rất khả quan. Trong đó nổi bậc nhất là hệ số rủi ro tín dụng (nợ xâu/tổng dư nợ) đang có một con số ấn tượng là 1,6% rất thấp so với chuẩn của NHNN đưa ra là 5%. Đây là một thành quả mà bất kỳ một tổ chức tín dụng nào cũng ước ao bởi đạt được không phải là chuyện dễ dàng. Đây là kết quả của một quá trình cố gắng của tập thể cán bộ Ngân hàng. Từ công tác mời gọi, thẩm định khách hàng, xem xét cho vay, theo dõi, đôn đốc và thu hồi lãi vay cũng như nợ đến hạn. Trước những thành công đã đạt được hy vọng đây là tiền đề cho sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2008 và những năm tới. Tuy nhiên không phải trên cơ sở tính toán và dự báo mà là phải làm, thậm chí còn làm thật nhiều vì trong tình hình kinh kế xã hội năm 2008 mấy tháng đầu năm có nhiều diễn biến không thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Dự báo lạm phát năm nay là khoảng 15%, Thị trường chứng khoán điêu đứng, nhà đầu tư hoang mang, chỉ số VN-Index có lúc giảm xuống dưới 500 điểm. Mới giữa tháng tư mà có một cơn bão ghé thăm, tuy không ảnh hưởng lắm nhưng cũng báo hiệu một năm 2008 đầy mưa giông. Lãi suất Ngân hàng cũng biến động mạnh, chỉ trong vài ngày là có một biểu lãi suất mới, lãi suất huy động có khi tăng lên 12%/năm cao kỷ lục từ trước tới nay, làm người dân lo sợ. Xăng dầu lại vừa có một đợt tăng giá lên gần 15 ngàn đồng/lít, giá cả các mặt hàng khác như hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu trong chăn nuôi, trồng trọt, máy móc thiết bị trong nông nghiệp cũng,…tăng cao. Nói như thế không phải là để ta hoang mang, lo lắng vì thực tế mới chỉ có đầu năm, còn nhiều thời gian để cho Chính phủ vào cuộc. 6.2 KIẾN NGHỊ Qua quá trình phân tích ở phần trước, những kiến thức đã được học tại trường và qua qua trình học hỏi tại Ngân hàng lúc đi thực em xin đưa ra một số kiến nghị như sau: - Về phía Ngân hàng + Ngân hàng cần có kế hoạch triển khai việc lắp đặt máy rút tiền tự động, sử dụng thẻ ATM trong thời gian sớm nhất, vì cho đến nay, một số vùng lân cận đã sử dụng hình thức rút tiền này. Ưu điểm của hình thức này là nhanh chóng, tiện lợi, tính an toàn cao, phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế. Từ đó Ngân hàng có thể nâng cao mức thu dịch vụ, mở rộng hệ thống tín dụng. + Ở các xã như Phú Long, Tân Phú Trung rất xa so với chi nhánh, Ngân hàng nên mở một điểm giao dịch ở đó, vừa rút ngắn được thời gian đi lại của nhân dân, vừa có lợi cho công tác thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ cho Ngân hàng. + Mua sắm thêm trang thiết bị như máy in, máy vi tính, chuẩn hóa hệ thống phần mềm, thống nhất cách nhập liệu giữa phòng kế hoạch & kinh doanh với phòng kế toán để công tác giải ngân dược nhanh chóng hơn. + Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng, tham gia đầy đủ các hoạt động công đoàn nhằm xây dựng một tập thể đoàn kết và vững mạnh. - Đối với NHNo & PTNT tỉnh Đồng Tháp + Khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng đông trong khi cán bộ tín dụng của Ngân hàng thì ít, do đó cán bộ tín dụng phải đảm nhận rất nhiều công việc cùng một lúc nên làm cho việc thẩm định khách hàng thường bị chậm trễ làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của người dân và đôi khi khách hàng phải đợi lâu do có rất nhiều khách hàng đến giao dịch cùng một lúc. Vì vậy, Ngân hàng cần điều chuyển thêm cán bộ tín dụng cho Ngân hàng. + Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác đào tạo, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nâng cao năng lực, phẩm chất và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đầy đủ trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Và Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng, tham gia đầy đủ các hoạt động công đoàn nhằm xây dựng một tập thể đoàn kết và vững mạnh. + Ngân hàng nên có chính sách linh hoạt và hấp dẫn để nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. + Ngoài các hình thức cho vay truyền thống, NHNo & PTNT tỉnh cần đầu tư cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng vì hình thức này giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí cho Ngân hàng và cho cả khách hàng. - Đối với Chính Quyền địa phương + Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn. + Huyện cần quy hoạch một cách tổng thể, phân loại cây con giống cần trồng trọt, chăn nuôi, ở những khu vực khác nhau tùy thế mạnh của từng nơi, tuyên truyền phổ biến cho bà con hiểu để không sản xuất ồ ạc, tự phát thông qua đài phát thanh của huyện. + Khi xác nhận hồ sơ xin vay, Uỷ Ban Nhân Dân các xã, thị trấn cần phải giải quyết nhanh gọn cho hồ sơ vay vốn để khách hàng không phải chờ đợi lâu. - Đối với Chính phủ Cần có nhiều hướng đi cho các hộ SXNN như tìm và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nông nghiệp cho nước ta, tăng cường công tác hỗ trợ cho các hộ SXNN như về giá xăng dầu, phân bón. - Về phía khoa kinh tế & QTKD - trường Đại học Cần Thơ Để sinh viên các ngành của khoa kinh tế & QTKD có thể thuận lợi hơn trong việc đi sâu vào việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài tốt nghiệp của mình, thì khoa có thể có kế hoạch tổ chức cho sinh viên các ngành kinh tế tìm hiểu thực tế trước, bằng việc cho sinh viên đi thực tập ngắn hạn hoặc kiến tập trước khi thực tập làm luận văn hay tiểu luận. Việc kiến tập có thể triển khai trong năm học thứ 3 kết hợp với việc làm chuyên đề năm thứ 3 để sinh viên có thể tự tin hơn trong thời gian thực tập chính thức với luận văn hoặc tiểu luận tốt nghiệp của mình ở năm cuối. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại, (2006). Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng, tủ sách ĐHCT. TP. CT. 2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, (2007). Giáo trình quản trị Ngân hàng, tủ sách ĐHCT. TP. CT. 3. Nguyễn Thị Mùi, (2006). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, TP. HCM. 4. Thị trường tài chính, (2007). “Hiệu quả cho vay vốn kinh tế hộ sản xuất vùng Đông Nam bộ của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam”, thông tin Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, (211), Tr. 26-29. 5. Lê Văn Tư, (2005). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, TP. HCM. PHỤ LỤC Tình hình chi phí một sô ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp trên 1ha đất (mặt nước) canh tác năm 2007. Tình hình chi phí trồng lúa trên 1ha Bảng 20: Tình hình chi phí sản xuất lúa trên 1ha của hộ SXNN năm 2007. Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Lúa giống 120 (kg) 5.000 600.000 Phân bón các loại 400(kg) 12.000 4.800.000 Thuốc BVTV 10(chai) 60.000 600.000 Chi phí khác x  x  5.000.000 Tổng chi phí x  x  11.000.000 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Tình hình chi phí trồng nhãn tiêu da bò trên 1ha Bảng 21: Tình hình chi trồng nhãn tiêu da bò trên 1ha đất năm 2007. Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Phân hữu cơ 3.000(kg) 2.000 6.000.000 Phân hóa học 1.000(kg) 12.000 12.000.000 Thuốc BVTV 10(chai) 60.000 600.000 Chi phí khác x  x  5.000.000 Tổng chi phí x  x  23.600.000 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Bảng 22: Tình hình chi phí trồng đậu nành trên 1ha đất ruộng năm 2007. Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Giống đậu nành 100(kg) 20.000 2.000.000 Phân bón 350(kg) 12.000 4.200.000 Thuốc BVTV 10(chai) 60.000 600.000 Chi phí khác  x  x 5.000.000 Tổng chi phí  x  x 11.800.000 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh Tình hình chi phí nuôi cá tra bãi bồi trên 1ha như sau: Bảng23: Tình hình chi phí nuôi cá tra bãi bồi trên 1ha mặt nước năm 2007. Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Cá giống 350.000(con) 700 245.000.000 Thức ăn 400.000(kg) 7.500 3.000.000.000 Thuốc các loại 300.000(kg) 300 90.000.000 Chi phí khác x  x  410.000.000 Tổng chi phí x  x  3.745.000.000 Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành - đồng tháp.doc
Luận văn liên quan