Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cần Thơ

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu các mục tiêu sau: - Tìm hiểu khái quát về tình hình huy động vốn, tình hình sử dụng vốn, đặc biệt tập trung phân tích số liệu về tín dụng ngắn hạn tại NHĐT&PT Cần Thơ để từ đó đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng trong ba năm 2003 – 2006. - Qua đó, rút ra những gì đạt được, chưa đạt được và đưa ra biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong việc cho vay ngắn hạn của Ngân hàng sao cho phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế, phù hợp với định hướng phát triển của đất nước, của địa phương. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tình hình cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cần Thơ trong ba năm gần đây như thế nào? Hiệu quả của hoạt động tín dụng ra sao? - Ngân hàng đã có biện pháp gì để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng? - Những biện pháp để thu hồi nợ quá hạn mà Ngân hàng đã sử dụng là gì? 4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Cần Thơ và các khu vực ngoại thành Thành phố Cần Thơ. 1.4.2 Thời gian nghiên cứu: trong khoảng thời gian từ đầu tháng 04/2007 đến cuối tháng 05/2007 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: tình hình và đánh giá hiệu quả của cho vay ngắn hạn tại NHĐT&PT Cần Thơ. Hoạt động của NHĐT&PT Cần Thơ rất đa dạng và phong phú với nhiều dịch vụ khác nhau. Do thời gian thực tập chỉ trong vòng ba tháng và dựa trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài nên em chưa thể đi sâu phân tích toàn bộ hoạt động tín dụng cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác của ngân hàng mà chỉ đi sâu nghiên cứu hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Cần Thơ. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng Danh từ tín dụng để chỉ một số hành vi kinh tế rất phức tạp như bán chịu hàng hóa, cho vay, bảo lãnh Trong mỗi hành vi tín dụng như vừa nói, hai bên sẽ cam kết với nhau một số điều kiện: - Một bên trao ngay số hàng hóa hay tiền bạc. - Bên kia cam kết sẽ hoàn lại những tài sản đó trong một thời gian nhất định và thực hiện một số điều kiện nhất định nào đó mà hai bên đã thỏa thuận trước. Ở Việt Nam, Tín dụng là hình thức vận động nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong nước để hình thành nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng khác, đồng thời sử dụng nó để cho vay phục vụ sự phát triển kinh tế. 2.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng 6.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CẦN THƠ 6.2.1 Một số biện pháp mở rộng tín dụng ngắn hạn: + Củng cố và mở rộng mạng lưới hoạt động bằng cách thành lập thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch tại các khu vực đông dân cư như các khu đô thị, khu công nghiệp + Mở rộng quan hệ với khách hàng, gắn bó chặt chẽ với khách hàng giao dịch và quan hệ tín dụng. Lựa chọn kỹ khách hàng trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất và khả năng tài chính của khách hàng. + Nâng cao chất lượng phục vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ, giảm thủ tục giấy tờ Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ tín dụng. + Trang bị công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động của Ngân hàng để đáp ứng nhanh chóng, chính xác nhu cầu giao dịch của khách hàng, giảm bớt thực hiện giao dịch theo phương thức truyền thống, mở rộng thêm nhiều dịch vụ như E-Banking, Internet-Banking và Mobile-Banking

pdf79 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5148 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong tất cả các ngành. Cho đến giai đoạn gần đây, hoạt động thương mại dịch vụ khá phát triển, do đó tỷ trọng của ngành có xu hướng tăng lên nhưng vẫn còn đứng sau các ngành khác. Năm 2004, tỷ trọng dư nợ của ngành Xây dựng là 1,8%, năm 2004 và 2005 có tăng lên so với năm 2004 và giữ ổn định ở mức hơn 5% tổng dư nợ theo ngành. Trong ba năm nghiên cứu, dư nợ của ngành thương mại dịch vụ có biến động nhưng con số biến động không quá lớn. Tuy nhiên năm 2005, dư nợ của ngành tăng hơn so với năm 2004 là 36.362 triệu đồng tăng hơn so với năm 2004 là hơn 350% do doanh số cho vay tăng quá nhanh so với doanh số thu nợ. Mặt khác do các doanh nghiệp thuộc ngành này mới bắt đầu phát triển hoạt động, số vốn cần để hoạt động cũng như mở rộng quy mô là rất lớn nên doanh số cho vay tăng nhiều hơn doanh số thu nợ, làm cho dư nợ của ngành trong năm này tăng nhanh. Ngược lại đến năm 2006, lúc này các doanh nghiệp cũng như các công ty trong lĩnh vực thương mại dịch vụ làm ăn ổn định và có hiệu quả nên họ đã có khả năng trả nợ, do đó dư nợ của ngành trong năm này giảm xuống còn 37.414 triệu đồng, giảm hơn 19% so với năm 2005. 4.3.1.4 Các ngành khác Với số liệu ở bảng 10, ta thấy dư nợ của Ngành khác có xu hướng tăng. Cụ thể dư nợ của Ngành khác qua các năm như sau: Năm 2004, dư nợ của ngành là 11.723 triệu đồng. Đến năm 2005, dư nợ của ngành tăng lên đạt 15.565 triệu đồng và năm 2006, dư nợ của ngành tăng nhanh đến 126.589 triệu đồng với tốc độ tăng so với năm trước lần lượt là 32,77% và hơn 713% làm cho tỷ trọng dư nợ của ngành tăng lên đến gần 18% trong khi năm Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 52 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY 2004 và 2005, tỷ trọng dư nợ của ngành chỉ khoảng 2% tổng dư nợ theo ngành kinh tế. Có tình hình trên một phần là do xu hướng phát triển các ngành kinh tế hiện nay, các hình thức thương mại dịch vụ phát triển khá rộng rãi nên nhu cầu vốn của ngành tăng cao. Bên cạnh đó, do mới phát triển nên có các khách hàng làm ăn hiệu quả không cao do chưa đủ kinh nghiệm và chưa sâu sát được tình hình hiện tại của nhu cầu thị trường nên doanh số cho vay lớn hơn nhiều so với doanh số thu nợ, làm cho dư nợ của ngành tăng mạnh. 4.3.2 Theo thành phần kinh tế Đồ thị 4: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 4.3.2.1 Doanh nghiệp Nhà nước Các doanh nghiệp Nhà nước có dư nợ tín dụng ngắn hạn cao nhất tại Ngân hàng, đồng thời chiếm tỷ trọng cao nhất hơn 70% trong năm 2004. Song những năm sau đó, tình hình lại có nhiều biến động, tỷ trọng dư nợ của thành phần kinh tế này lại bị giảm rất mạnh, chỉ còn khoảng 49% trong hai năm 2005 và 2006. Tuy nhiên, thành phần này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất do đây là các khách hàng truyền thống mang lại nguồn thu lớn của NH ĐT & PT Cần Thơ. 49.21% 73.13 1.23% 1.84% 23.80% Năm 0.39% 0.66% 23.04% 26.69% Nă 200 48.30 0.96% 3.02% 32.66 15.06% Năm 2006 2 Kinh tế tập 5 Kinh tế hỗn Doanh nghiệp tư nhân3 Hộ cá4 Doanh nghiệp nhà nước1 6 TP kinh tế Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 53 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 54 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY Về giá trị dư nợ ngắn hạn, năm 2004 dư nợ của doanh nghiệp Nhà nước của Ngân hàng là 399.753 triệu đồng. Đến năm 2005, dư nợ của thành phần này giảm xuống còn 380.727 triệu đồng với tốc độ giảm là 4,76% so với năm 2004. Sang năm 2006, dư nợ của thành phần kinh tế này tiếp tục giảm còn 39.845 triệu đồng, giảm hơn 10,74% so với năm 2005. Do tình hình kinh tế địa phương phát triển, hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh đều hoạt động có hiệu quả do đã biết nghiên cứu thị trường, có các biện pháp nâng cao tính cạnh tranh nên có khả năng trả nợ cho ngân hàng, điều này làm cho dư nợ của thành phần kinh tế này giảm trong giai đoạn gần đây mặc dù doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này luôn tăng lên trong các năm qua. 4.3.2.2 Kinh tế tập thể Trong ba năm 2004-2006, dư nợ tín dụng ngắn hạn của thành phần này bằng 0. Nguyên nhân là do nhu cầu vốn của thành phần này rất ít, số lượng khách hàng thuộc loại hình kinh tế này cũng không tăng. Tuy năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn thành phần này tăng nhưng đã được thu hồi hết. Điều này làm cho dư nợ tín dụng của thành phần này bằng 0. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác nữa là do việc tích cực thu nợ của Ngân hàng và do việc cấp tín dụng cho kinh tế tập thể ngày càng ít đi mà nguyên nhân là do ở địa bàn Cần Thơ, thành phần kinh tế này khá ít. 4.3.2.3 Doanh nghiệp tư nhân Dư nợ của thành phần kinh tế này trong ba năm trở lại đây khá biến động. Năm 2004, dư nợ của thành phần kinh tế tư nhân là 10.040 triệu, năm 2005 dư nợ của kinh tế này giảm xuống 55,24% còn 3.018 triệu và dư nợ này tăng lên 6.754 triệu đồng năm 2006. Dư nợ của thành phần kinh tế này trong năm 2006 tăng lên rất nhanh so với năm 2005 là do hiện nay, tốc độ thành lập các doanh nghiệp tư nhân rất nhanh, bên cạnh đó mức sống của người dân hiện nay khá cao, họ cần nhiều sản phẩm chất lượng hơn, vì vậy các doanh nghiệp cần phải có nhiều vốn để có thể đổi mới quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng nên doanh số cho vay đối với các khách hàng này tăng cao kéo theo dư nợ cũng tăng khá nhanh trong giai đoạn này. Tuy biến động như Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 55 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY vậy nhưng sự biến động của dư nợ lại phù hợp với tình hình biến động của doanh số cho vay và doanh số thu hồi nợ đối với thành phần kinh tế này của Ngân hàng. 4.3.2.4 Hộ cá thể Năm 2005, dư nợ của thành phần kinh tế hộ cá thể là 5.074 triệu đồng giảm hơn so với năm 2004 là 4.966 triệu tương đương 49,46% do trong năm này, công tác thu nợ được các cán bộ tín dụng thực hiện rất tốt, tỷ lệ thu hồi nợ rất cao (năm 2004 là 104,97% và năm 2005 tới hơn 262%). Đến năm 2006, dư nợ của thành phần kinh tế cá thể lại tăng lên rất nhanh. Cụ thể năm 2006 dư nợ của thành phần kinh tế cá thể là 21.241 triệu đồng, tăng lên so với năm 2005 là hơn 300% với tỷ trọng dư nợ cũng tăng lên 3,02% trong khi năm 2005, tỷ trọng dư nợ của thành phần này chỉ có 0,66%. Nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng cho vay cũng như luôn đáp ứng kịp thời vốn cho họ để họ mở rộng sản xuất kinh doanh nên làm cho tổng dư nợ của thành phần kinh tế cá thể tăng lên. 4.3.2.5 Kinh tế hỗn hợp Thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHĐT & PT Cần Thơ là cao nhất nhưng dư nợ tín dụng ngắn hạn của thành phần này chỉ đứng thứ hai sau thành phần kinh tế Nhà nước. Trong các năm gần đây mà cụ thể là từ năm 2004 đến 2006, dư nợ của thành phần kinh tế này luôn tăng trưởng do doanh số cho vay tăng nhanh trong ba năm này trong khi tỷ lệ thu hồi nợ thì chỉ đạt gần 70%. điều này làm cho dư nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này luôn tăng lên trong ba năm qua. Cụ thể,năm 2004 dư nợ của thành phần này là 130.134 triệu, năm 2005 là 178.273 triệu và năm 2006 dư nợ tăng lên đạt 229.786 triệu đồng. Sự tăng lên của dư nợ làm cho tỷ trọng dư nợ thành phần kinh tế hỗn hợp tăng lên từ hơn 23% năm 2004 lên 32,66% năm 2006. Nguyên nhân là do trong giai đoạn hiện nay, thành phần kinh tế phát triển khá nhanh và xu hướng của Ngân hàng là chuyển hướng tập trung vào cho vay thành phần kinh tế này nên doanh số cho vay của nó tăng lên khá nhanh, làm cho dư nợ của kinh tế hỗn hợp tăng lên. 4.3.2.6 Thành phần kinh tế khác Dư nợ của thành phần kinh tế này trong hai năm 2005-2006 khá biến động. Năm 2005, dư nợ của thành phần này là 206.513 triệu đồng chiếm tỷ trọng Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 56 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY 26,69% tổng dư nợ theo thành phần kinh tế. Năm 2006, dư nợ thành phần này giảm xuống còn 105.935 triệu đồng, tỷ trọng 15,06%. Sở dĩ dư nợ của thành phần này giảm xuống như vậy là do công tác thu nợ đối với thành phần này được thực hiện khá tốt và doanh số cho vay của các ngành thuộc thành phần kinh tế này trong năm 2006 giảm đi so với năm trước, làm cho dư nợ giảm. 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN Nợ quá hạn (nợ xấu) là những khoản nợ tín dụng có gốc và lãi, hoặc lãi mà Ngân hàng không thu được khi đến hạn. Đây là chỉ tiêu để đánh giá tình hình chất lượng tín dụng của ngân hàng. Vấn đề giải quyết nợ xấu, làm lành mạnh tài chính của các Ngân hàng Thương mại từ lâu đã được Chính phủ, ngành Ngân hàng cũng như các đơn vị hữu quan xem là một trọng tâm lớn trong tiến trình cơ cấu hệ thống Ngân hàng hiện nay.Vì vậy việc xem xét nợ quá hạn tại NHĐT & PT Cần Thơ là điều rất cần thiết vì nó nói lên hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. 1 Theo ngành kinh tế Cụ thể, nợ quá hạn theo ngành kinh tế của NHĐT&PT Cần Thơ trong ba năm qua (2002 - 2006) được thể hiện trong bảng sau: Bảng 14 : NỢ QUÁ HẠN CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ QUA BA NĂM (2004-2006) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 TĐ % TĐ % 1.Công nghiệp 29.737 0 0 -29.737 -100,00 - - 2.Xây dựng 5.860 20.143 0 14.283 243,74 -20.143 -100,00 3.Thương mại dịch vụ 0 2.550 3.700 2.550 - 1.150 45,10 4.Ngành khác 62 253 0 191 308,06 -253 -100,00 Tổng cộng 35.659 22.946 3.700 -12.713 -35,65 -19.246 -83,88 (Nguồn: Phòng nguồn vốn NHĐT & PT Cần Thơ) Bảng 15: TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 57 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY 1. Công nghiệp 13,12 0 0 2. Xây dựng 1,96 3,99 0 3. Thương mại dịch vụ 0 5,52 9,89 4. Ngành khác 0,53 1,63 0 4.4.1.1 Ngành Công nghiệp Tình hình nợ xấu của cho vay ngắn hạn đối với ngành công nghiệp của Ngân hàng Đầu Tư trong những năm gần đây rất khả quan. Năm 2004, số nợ xấu là 29.737 triệu đồng nhưng đến năm 2005, Ngân hàng đã thu hồi toàn bộ 100% số nợ xấu này. Và các năm tiếp theo, ngành Công nghiệp đã không xảy ra tình trạng nợ xấu cho thấy trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn đối với Ngành Công nghiệp, ngân hàng hoạt động rất hiệu quả, các cán bộ tín dụng đã làm rất tốt công tác thẩm định và chọn khách hàng cũng như công tác theo dõi và thu nợ cho vay. Hiện nay, các khu công nghiệp tại Cần Thơ được xây dựng rất nhiều, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư vào các khu này để phát triển sản xuất và kinh doanh nên các doanh nghiệp thuộc ngành kinh tế này khá phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này hoạt động ngày càng có hiệu quả nên đã không để xảy ra trình trạng nợ Ngân hàng, củng cố uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ giao dịch với Ngân hàng. 4.4.1.2 Ngành Xây dựng Xây dựng là ngành chứa đựng nhiều rủi ro do các công ty thường thanh toán hợp đồng chậm, do đó vòng quay vốn bị chậm lại. Nhìn chung, tình hình nợ quá hạn của ngành Xây dựng khá ổn định. Cụ thể năm 2004, số nợ quá hạn của ngành này là 5.860 triệu đồng, năm 2005 số nợ quá hạn của ngành tăng lên 243,74% so với năm 2004 và đến năm 2006, nợ quá hạn lại giảm hết 100% hay toàn bộ nợ quá hạn của năm trước đã được thu hồi. Nguyên nhân của tình hình này là do nợ quá hạn của ngành chỉ tập trung vào một số ít khách hàng, khi các khách hàng này trả nợ thì nợ quá hạn của ngành giảm xuống nhanh chóng mà ở đây là giảm xuống bằng 0. Với số nợ quá hạn giảm xuống như vậy kéo theo tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ cho vay ngắn hạn đối với ngành Xây dựng cũng giảm 1,63% năm 2005 và giảm còn 0% trong năm 2006. Với tình hình nợ quá hạn như vậy, cho thấy trong giai đoạn Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 58 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY gần đây, chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với ngành Xây dựng khá cao tuy doanh số cho vay đối với ngành này có xu hướng giảm. 4.4.1.3 Ngành Thương mại dịch vụ. Tình hình nợ quá hạn của ngành này nới chung cũng khá không hiệu quả đòi hỏi Ngân hàng nên quan tâm nhiều hơn đến Ngành kinh tế này. Năm 2004 không có phát sinh nợ quá hạn nhưng đến hai năm sau đó, nợ quá hạn của Thương mại dịch vụ tăng lên khá nhanh do tuy các doanh nghiệp này hiện nay đã xuất hiện khá nhiều để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phong phú của người dân nhưng vòng quay vốn của nó khá chậm, dẫn đến tình trạng không trả được nợ Ngân hàng đúng hạn, làm cho nợ quá hạn của các doanh nghiệp này tại NHĐT & PT Cần Thơ tăng lên. Cụ thể nợ quá hạn của Ngành năm 2006 đã tăng hơn so với hai năm trước là hơn 45%, làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của ngành trên dư nợ cho vay ngắn hạn từ 0% năm 2004 tăng lên 9,89% năm 2006. 4.4.1.4 Các ngành kinh tế khác Tình hình nợ quá hạn của ngành kinh tế khác cho thấy việc cho vay ngắn hạn đối với ngành này ít rủi ro hơn các ngành khác như Công nghiệp, Xây dựng và Thương mại dịch vụ. Trong hai năm 2005 và 2005, ngành này có xảy ra nợ quá hạn nhưng con số không lớn và đến năm 2006, số nợ quá hạn tồn đọng đã được thu hồi và không có phát sinh nợ quá hạn mới, cho thấy các ngành này hoạt động ngày càng có hiệu quả tuy doanh số cho vay và dư nợ tăng lên không nhiều. Đây cũng là ngành có tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ cho vay ngắn hạn thấp nhất trong cơ cấu ngành của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cần Thơ. Sở dĩ như vậy là do các khách hàng của ngành sử dụng vốn vay đúng mục đích, nguồn thu nợ được đảm bảo từ thu nhập của họ… 2 Theo thành phần kinh tế Nợ quá hạn của NHĐT&PT Cần Thơ trong ba năm qua đối với các thành phần kinh tế được thể hiện dưới đây: Bảng 16: NỢ QUÁ HẠN CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA BA NĂM (2004-2006) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 59 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY TĐ % TĐ % 1.DN nhà nước 31.950 12.981 100 -18.969 -59.37 -12.881 -99,23 2.Kinh tế tập thể 0 0 0 0 0 0 0 3.DN tư nhân 0 2.550 3.600 2.550 - 1.050 41,18 4.Hộ cá thể 3.709 253 0 -3.456 -93.18 -253 0 5.Kinh tế hỗn hợp 0 7.162 0 7.162 100 -7.162 -100,00 6. TP kinh tế khác 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 35.659 22.946 3.700 -12.713 -35.65 -19.246 -83,88 (Nguồn: Phòng Nguồn vốn NHĐT & PT Cần Thơ) Bảng 16: TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1.DN nhà nước 7,99 3,41 0,029 2.Kinh tế tập thể 0 0 0 3.DN tư nhân 0 84,49 0,53 4.Hộ cá thể 36,94 4,99 0 5.Kinh tế hỗn hợp 0 4,02 0 6. TP kinh tế khác 0 0 0 4.4.2.1 Doanh nghiệp Nhà nước Nợ quá hạn của thành phần kinh tế này biến động rất tích cực. Năm 2005 giảm so với năm 2004 và năm 2006, nợ quá hạn của các doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục giảm. Cụ thể năm 2005 giảm 59,37% so với năm 2004 và năm 2006 tiếp tục giảm xuống gần 100% so với năm 2005. Nguyên nhân của tình hình biến động này là do nợ quá hạn của doanh nghiệp Nhà nước chỉ tập trung vào một số khách hàng, các khách hàng này đã trả số nợ quá hạn năm 2004 trong năm 2005 nên số nợ quá hạn giảm xuống và lại tiếp tục trả được nợ số nợ quá hạn đã tồn đọng từ năm 2005 nên nợ quá hạn của thành phần này tiếp tục giảm xuống mạnh trong năm 2006. Do những khách hàng này là khách hàng lớn nên việc họ trả được nợ hay không ảnh hưởng nhiều đến tình hình chung của Thành phần kinh tế này. Song song đó thì tỷ lệ nợ quá hạn/dư nơ cho vay ngắn hạn cũng giảm theo. Cụ thể qua các năm là 7,99 (2004) 3,41% (2005) và chỉ còn 0,029% trong năm 2006. 4.4.2.2 Kinh tế tập thể Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 60 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY Thành phần kinh tế tập thể trên địa bàn Cần Thơ thường có qui mô nhỏ, nhu cầu sử dụng vốn không lớn. Mặt khác trong những năm qua, thành phần này làm ăn có hiệu quả vì đã tìm ra được hướng đi đúng để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập đáng kể như các làng nghề hiện nay, do đó họ trả được nợ ngân hàng đúng hạn để không phải chịu lãi suất nợ quá hạn. Vì vậy ba năm liên tiếp, thành phần này không có phát sinh nợ quá hạn. 4.4.2.3 Doanh nghiệp tư nhân Chất lượng tín dụng của thành phần kinh tế này khá hiệu quả. Tuy nhiên năm 2005, nợ quá hạn của thành phần này tăng lên khá nhanh đến 2.550 triệu đồng trong khi năm 2004, nợ quá hạn của thành phần này là bằng 0. Và đến năm 2006, tình hình nợ quá hạn của thành phần này vẫn chưa được cải thiện mà còn tăng lên hơn 41% so với năm 2005. Tuy vậy, tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ cho vay lại giảm xuống chỉ còn 0,53% (2006) do trong năm 2006, doanh số thu nợ tăng lên rất nhanh và dư nợ giảm xuống so với 2005 cho thấy sự tăng lên nợ quá hạn của thành phần kinh tế này là phù hợp với sự tăng trưởng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ.. 4.4.2.4 Hộ cá thể Năm 2004, nợ quá hạn của thành phần kinh tế hộ cá thể là 3.709 triệu đồng với tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ cho vay ngắn hạn là 36,94%. Đến năm 2005, chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với thành phần này được cải thiện đáng kể, nợ quá hạn giảm xuống còn 253 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 4,99%. Và hơn nữa, năm 2006 số nợ quá hạn của kinh tế hộ cá thể bằng 0 hay trong năm 2006 không có phát sinh nợ quá hạn. Để đạt được kết quả trên là do công tác xử lý tài sản thế chấp của các khách hàng kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ phát sinh từ các năm trước luôn được các cán bộ tín dụng chú trọng và tích cực thu hồi vốn chết tồn động quá lâu. 4.4.2.5 Kinh tế hỗn hợp Nợ quá hạn của thành phần kinh tế này qua ba năm như sau: năm 2004 không phát sinh nợ quá hạn, năm 2004, nợ quá hạn của thành phần này là 7.162 triệu đồng và đến năm 2006 không còn nợ quá hạn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 61 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY Cũng như thành phần kinh tế Nhà nước, nợ quá hạn của thành phần này chỉ tập trung ở một số khách hàng lớn. Khi các khách hàng này đã trả nợ xong thì không còn nợ quá hạn. Đối với các doanh nghiệp này, Ngân hàng đã áp dụng những phương pháp để thu nợ đúng hạn như luôn theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, luôn kiểm tra xem doanh nghiệp có sử dụng vốn đúng mục đích đã đưa ra trong phương án vay nợ hay không, nhắc nhở khách hàng trả nợ khi đến hạn… 4.4.2.6 Thành phần kinh tế khác Cũng giống như thành phần kinh tế cá thể, trong ba năm gần đây, thành phần kinh tế này không có phát sinh nợ quá hạn. Tóm lại, trong những năm gần đây, dư nợ tín dụng của thành phần kinh tế, ngành kinh tế nào cao thì nợ quá hạn tập trung vào thành phần đó nhiều. Nợ quá hạn là điều mà hơn ai hết cán bộ tín dụng không mong muốn và khoản vay nào đó bị nợ quá hạn thì người chịu trách nhiệm đầu tiên là cán bộ tín dụng. Việc giảm thiểu nợ quá hạn là giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Về phía khách hàng, họ sẽ chịu lãi suất phạt cao đến 150% lãi suất cho vay. Nợ quá hạn của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Cần Thơ trong những năm vừa qua nhìn chung khá tốt và ngày càng tốt hơn nữa. Điều này thể hiện chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng đã tăng lên đáng kể và ngày càng được nâng cao để phù hợp với xu hướng cổ phần hoá Ngân hàng trong năm tới đây. 4.4.3 Một số biện pháp Ngân hàng đã áp dụng trong thời gian qua để thu hồi nợ quá hạn ngắn hạn Khi hoạt động sản xuất kinh doanh thất bại và doanh nghiệp không còn nguồn nào khác để trả nợ thì Ngân hàng tiến hành các biên pháp sau: - Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì hoạt động trong một thời gian có thể dự đoán thì doanh nghiệp phải trả nợ trên một lịch trình dựa trên nguồn thu nhập do hoạt động này tạo ra, tạm thời chưa thanh lý tài sản đảm bảo nợ vay nhằm tránh quy trình thu nợ mất nhiều thời gian tốn kém. - Trường hợp doanh nghiệp bị lỗ lớn không thể duy trì hoạt động và có thiện ý trả nợ, Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng vay để khách hàng tự Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 62 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY nguyện bán tài sản thế chấp và trả nợ cho Ngân hàng trong một thời gian chấp nhận đựợc. Việc này nhằm hạn chế sự thiệt hại cho doanh nghiệp do phải bán gấp tài sản ở mức thấp và không đủ trả nợ cho Ngân hàng. Các biện pháp trên mang tính thương lượng và chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp thật sự thiếu tiền nhưng có thiện chí trả nợ. Ngược lại với bất cứ lý do không chính đáng nào cho thấy doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc cam kết của mình, vi phạm hợp đồng tín dụng thì Ngân hàng phải áp dụng biện pháp kiên quyết thu hồi nợ, đưa hồ sơ khởi kiện lên tòa án kinh tế, tòa dân sự, thuê luật sư xem xét các vụ kiện, phòng tín dụng tập trung hồ sơ liên hệ với các phòng kê biên, phát mãi tài sản thu hồi cho được số gốc và lãi. - Ngân hàng khẩn trương liên hệ các ban nghành, cơ quan nội chính để hoàn tất hồ sơ, thủ tục phát mãi tài sản, bán đấu giá tài sản thế chấp đã có đủ hồ sơ và chuyển quyền sở hữu hợp pháp. 4.5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHĐT & PT CẦN THƠ QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Một trong những yếu tố góp phần quyết định vào hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng là hiệu quả của công tác tín dụng. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói chung và đặc biệt đối với cho vay ngắn hạn nói riêng trong thời gian qua đã đạt được những thành tích nhất định. Điều này được phản ánh trong hiệu quả của việc sử dụng vốn, với tốc độ vòng quay vốn lớn, kịp thời đưa nguồn vốn tham gia vào quá trình luân chuyển trong xã hội, hệ số sinh lời trên một đồng vốn luôn đảm bảo hoạt động của Ngân hàng. Bảng 18: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHĐT & PT CẦN THƠ NĂM 2004-2006 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh số cho vay Triệu đồng 1.482.213 2.205.227 2.585.897 Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.450.655 1.944.752 2.655.941 Dư nợ Triệu đồng 546.670 773.605 703.561 Dư nợ bình quân Triệu đồng 661.578 700.606 845.522 Nợ quá hạn Triệu đồng 35.659 22.946 3.700 Tỷ lệ nợ quá hạn % 6,52 2,97 0,52 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 63 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY Vòng quay vốn tín dụng Vòng 2,19 2,78 3,14 Hệ số thu nợ % 97,87 88,19 102,71 Vốn huy động Triệu đồng 412.430 415.124 502.536 VHĐ/Dư nợ bình quân % 62,34 59,25 59,43 4.5.1 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình luân chuyển vốn của Ngân hàng trong một kỳ nhất định mà cụ thể ở NH Đầu Tư mà ta đang xem xét là một năm. Đồng vốn quay vòng càng nhanh càng tốt và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đối với NH Đầu Tư và Phát triển chi nhánh Cần Thơ mà ta đang xem xét, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng khá cao và ngày càng tăng nhanh chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn, Ngân hàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Cụ thể năm 2004, vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng là 2,19 vòng, sang năm 2005, tốc độ quay vòng đồng vốn ngắn hạn của Ngân hàng tăng lên 0,59 vòng và đến năm 2006, tốc độ của vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn nhanh hơn các năm trước là 3,14 vòng. Với kết quả như vậy đồng vốn của Ngân hàng được thu hồi và luân chuyển tốt qua các năm, điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng khá cao, quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. 4.5.2 Hệ số thu nợ Như đã phân tích ở chương trước đề tài, hệ số thu nợ phản ánh tình hình thu nợ của Ngân hàng qua các năm, điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung, hệ số thu nợ của NH ĐT & PT Cần Thơ khá cao so với chỉ tiêu trung bình của Ngân hàng Đầu Tư là 89%,chứng tỏ công tác thu nợ đươc các cán bộ tín dụng của Ngân hàng thực hiện rất tốt. Tuy chỉ có năm 2004, hệ số thu nợ của ngân hàng thấp hơn chỉ tiêu nhưng mức độ thấp hơn không đáng kể, chưa được 1%. Cụ thể năm 2004, hệ số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng là 97,87%, năm 2005 là 88,19% và đến năm 2006 là gần 103%. Những con số trong bảng trên cho thấy hiệu quả tín dụng của Ngân hàng ngày càng được nâng cao rõ rệt. 4.5.3 Vốn huy động/Dư nợ bình quân Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 64 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huyu động. Nó giúp ta so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động được. Ở đây ta xét đến khả năng huy động vốn tại chỗ của Ngân hàng đáp ứng được bao nhiêu cho các khoản vay được phát vay đến khách hàng. Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng vốn sử dụng để cho vay thì sử dụng bao nhiêu đồng vốn huy động. Trong các năm qua, chỉ tiêu này khá thấp. Cụ thể năm 2004, tỷ lệ này là 62,34% cho biết trong 100 đồng cho vay ngắn hạn thì chỉ có 62,34 đồng vốn huy động. Và trong hai năm tiếp theo, tỷ lệ này lại giảm xuống chỉ còn hơn 59% là do vốn huy động chỉ tăng nhẹ mà tốc độ tăng của dư nợ bình quân lại nhanh hơn. Qua số liệu trên ta thấy vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng chưa đủ để đáp ứng riêng cho nhu cầu cho vay ngắn hạn chứ chưa nói đến cả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng và cho các nhu cầu sử dụng vốn khác. Ngân hàng cần có các biện pháp cụ thể để tăng cường huy động vốn tại chỗ cho hoạt động của mình, tránh lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính, nhằm giảm căng thẳng về vốn và các chi phí lãi do nhận vốn điều chuyển hay đi vay các nguồn khác, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Để làm được điều đó, đòi hỏi Ngân hàng phải có chiến lược cải tiến lãi suất cho hợp lý thì mới có thể thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. 4.5.4 Tỉ lệ nợ quá hạn Chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng được đánh giá qua tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngắn hạn, hay chính xác hơn là tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ bình quân. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng kém. Từ kết quả đã tính toán ở trên ta thấy năm 2004, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng khá cao và vượt mức theo chỉ tiêu chất lượng của Hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam là 2% và chỉ tiêu của toàn ngành là 2%. Đến năm 2005, chất lượng tín dụng của Ngân hàng được cải thiện hơn so với năm 2004 và 2006, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn vượt mức cho phép là 2% theo chỉ tiêu của Hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam và khá an toàn đối với chỉ tiêu của toàn ngành là 5%. Năm 2006, chất lượng tín dụng của Ngân hàng đã được nâng lên một tầm cao mới, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng trong năm này đã nằm Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 65 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY trong giới hạn an toàn (0,52%) so với chỉ tiêu của Hệ Thống Ngân hàng Đầu Tư và cả chỉ tiêu chất lượng của toàn ngành. Chương 5 CÁCH THỨC TÍNH HẠN MỨC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẦN THƠ 5.1. HƯỚNG DẪN CHO VAY THEO HẠN MỨC 5.1.1 Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với các khách hàng có sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả và có quan hệ tín dụng thường xuyên với chi nhánh. 5.2.2 Cách xác định: Dựa trên cơ sở: - Báo cáo quyết toán của năm trước - Báo cáo kế toán tại thời điểm gần nhất. - Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, quý. - Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công. 5.1.3 Xác định hạn mức tín dụng: Chi phí sản xuất cần thiết = Tổng giá trị sản lượng doanh thu thuần theo khách hàng – Khấu hao cơ bản – Thuế - Lợi nhuận định mức Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 66 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY - Vòng quay vốn lưu dộng được tính toán dựa vào quyết toán của năm trước và tính theo công thức Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Tài sản lưu động dự trữ bình quân Hạn mức TD = Chi phí sản xuất cần thiết trong năm kế hoạch / Vòng quay vốn lưu động – Vốn tự có và coi như tự có – Các khoản huy động khác + Doanh thu thuần: Bằng tổng doanh thu loại trừ các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các khoản thuế phải nộp. + Tài sản lưu động dự trữ bình quân: được tính trên cơ sở Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hóa đang tiêu thụ, thành phẩm tồn kho… - Xác định kì hạn trả nợ, mức trả nợ từng kì hạn phải căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpvà định kì trả nợ cho phù hợp. Đối với cho vay thường xuyên thì mức trả nợ được xác định dựa vào mức độ luân chuyển, chu kì sản xuất, do chi nhánh và khách hàng thỏa thuận với nhau. 5.2. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ TRONG VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH HẠN MỨC CHO VAY VỐN LƯU ĐỘNG NGẮN HẠN 5.2.1 Doanh nghiệp quốc doanh: CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ. + Thông tin về Công ty: - Vốn điều lệ: 23,5 tỷ đồng - Vốn chủ sở hữu cuối năm 2006: 32,058 tỷ đồng Bảng 19: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2006 Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Giá trị sản lượng Triệu đồng 122.730 Doanh thu thuần Triệu đồng 482.256 lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 8.331 Lợi nhuận sau thuế / doanh thu % 1,73 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 67 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu % 30,32 Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản (ROA) % 2,53 Mục tiêu đề ra trong năm 2007: đạt 40% Doanh số bán hàng từ thị trường Đông Nam Bộ, doanh thu tăng 22% so với năm 2006. Bảng 20: QUAN HỆ TÍN DỤNG VỚI NGÂN HÀNG Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Doanh số cho vay năm 2006 Triệu đồng 148.993 Doanh số thu nợ năm 2006 Triệu đồng 129.071 Doanh số thu nợ năm 2006 USD 515.714 Dư nợ đầu năm 2007 Triệu đồng 89.895 Doanh số cho vay đến 05/03/07 Triệu đồng 21.672 Doanh số thu nợ đến 05/03/07 Triệu đồng 21.825 Dư nợ thực tế Triệu đồng 89.742 Bảo lãnh L/C USD 642.620 Đảm bảo tiền vay: Thế chấp TSCĐ Giá trị quyền đòi nợ Giá trị lô hàng nguyên liệu Tài sản hình thành từ vốn vay Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 2.098 42.000 18.834 1.667 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 68 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY + Đánh giá khách hàng của Ngân hàng: -Tình hình tài chính ổn định các tiêu chí như khả năng thanh toán, nguồn vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm, Tổng tài sản không ngừng tăng qua các năm. -Tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, có xu hướng tăng trưởng trong tương lai. -Ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức độ rủi ro thấp và ổn định. -Là đơn vị sản xuất so hiệu quả và uy tín. Công ty đề nghị với Ngân hàng mức hạn mức vốn lưu động là 110 tỷ đồng (bao gồm ngoại tệ quy đổi). Với những số liệu trên, Ngân hàng đã tính được hạn mức tín dụng trong năm 2007 cho Công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ như sau: Hạn mức TD = 578.968 / 1,5 – 155.979 = 229.999,7 triệu đồng. Như vậy, Ngân hàng đã chấp nhận đề nghị của Công ty với hạn mức tín dụng vốn lưu động trong năm 2007 là 110 tỷ đồng. CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG SỐ 2 CẦN THƠ + Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2006: Trong năm 2006, Công ty thực hiện kinh doanh khá hiệu quả. Doanh thu thuần năm 2006 của Công ty là 69.635 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 30%, 05 tháng cuối năm năm 2006 Công ty có lợi nhuận là 1.050 triệu đồng. + Đánh giá về khách hàng: Công ty SXKD VLXD số 2 Cần Thơ là khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng nhiều năm, vay trả song phẳng, không có nợ quá hạn. Trong 3 năm gần đây, Công ty đã khắc phục được lỗ lũy kế, tăng nguồn vốn chủ sở hữu, kinh doanh có hiệu quả, luôn luôn nỗ lực tìm thị trường mới, mở rộng sang các tỉnh lân cận tiêu thụ hàng hóa. Bảng 21: QUAN HỆ TÍN DỤNG VỚI NGÂN HÀNG Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Doanh thu thuần năm 2006 Triệu đồng 69.635 Dư nợ vay ngắn hạn Triệu đồng 6.900 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 69 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY Dư nợ vay trung hạn Triệu đồng 1.377 Dư nợ vay chỉ định Triệu đồng 11.000 Tổng dư nợ hiện tại Triệu đồng 19.277 Hạn mức đề nghị năm 2007 Triệu đồng 23.000 Tài sản đảm bảo nợ vay Triệu đồng 11.551 + Xác định nhu cầu vốn lưu động năm 2007: Chi phí cần thiết = Doanh thu KH – Khấu hao – Thuế - Lãi định mức = 61.546 triệu đồng – 1.200 – 2.452 – 3.199 = 54.695 triệu đồng Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần 2006 / tài sản lưu động bình quân = 69.635/(35.920 + 22.779)/2 = 2,37 # 2,4 vòng Nhu cầu vay Ngân hàng = chi phí cần thiết cho SXKD / Vòng quay VLĐ – vốn tự có – vay NH khác = 54.695 / 2,4 – 6000 = 16.789 triệu đồng Vốn tự có đến thời điểm này Cty SXKD VLXD Cần Thơ Số 2 đã phát hành cổ phiếu đợt 1 với số tiền là 6 tỷ nộp tại BIDV Cần Thơ Công ty đề nghị hạn mức vay là 23.000 triệu đồng và qua việc tính toán trên theo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007 thì nhu cầu vốn lưu động thực tế của Công ty SXKD VLXD Số 2 Cần Thơ trong năm 2007 là 16.000 triệu đồng. 5.2.2 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ + Thông tin về công ty: - Vốn điều lệ: 10.000 triệu đồng -Ngành kinh doanh: xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, công trình điện, công trình cấp thoát nước, trang trí nội thất, san lấp mặt bằng, khai thác cát, kinh doanh vật liệu xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết kế các công trình dân dụng. Bảng 22: QUAN HỆ TÍN DỤNG VỚI NGÂN HÀNG Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Giá trị Dư nợ ngắn hạn 24.475 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 70 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY Dư nợ trung hạn 233 Dư nợ bảo lãnh 6.001 Hạn mức đề nghị năm 2007 30.000 Tài sản đảm bảo 27.083 + Đánh giá về khách hàng: - Là khách hàng lớn có quan hệ vay vốn lâu năm với Ngân hàng. -Hoạt động kinh doanh có hiệu quả, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước. -Công ty sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn, không có gia hạn nợ và nợ quá hạn phát sinh. -Năm 2006, sau khi cổ phần hóa, doanh thu tăng 8,84% so với năm 2005, lợi nhuận tăng 230,9% (1.237 triệu đồng)→ việc cổ phần hóa là đúng đắn, hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều hướng tăng trưởng rõ rệt. Năm 2007, Tổng giá trị hợp đồng dự kiến là 238.681 triệu đồng. Ngân hàng đã tính được hạn mức tín dụng của Công ty Cổ Phần Xây Dựng Cần Thơ trong năm 2007 như sau: Chi phí cần thiết = 120.000 – 640 – 7000 – 5000 = 107.360 triệu đồng Hạn mức TD = 107.360 / 1,8 – 10.500 – 20.000 = 29.144 triệu đồng. Ngân hàng qua những số liệu tính toán kết hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2006 và kế hoạch kinh doanh năm 2007 đã xác định hạn mức dư nợ năm 2007 của Công ty hợp lý là 29.000 triệu đồng. 5.3 SO SÁNH CÁCH XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP Cho vay theo hạn mức tín dụng là việc Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về hạn mức tín dụng cụ thể, duy trì trong một thời gian nhất định hoặc theo chu kì sản xuất kinh doanh. Với phương thức này, Ngân hàng sẽ tiến hành quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, bảo đảm khách hàng không được vượt quá hạn mức tín dụng đã kí kết. Trong trường hợp còn thời hạn duy trì hạn mức tín dụng, khách hàng có nhu cầu điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị, khách hàng sẽ lập văn bản đề nghị gởi cho Ngân hàng xem xét, nếu hợp lí Ngân hàng sẽ tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 71 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY Phương thức cho vay theo hạn mức với những thủ tục đơn giản, đáp ứng nhanh chóng và kịp thời các nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, có thể giải quyết cho vay gộp chung một lúc nhiều đối tượng đã tạo điều kiện cho giao dịch giữa Ngân hàng và khách hàng thuận lợi hơn và nhanh chóng hơn, giảm bớt được nhiều thủ tục rườm rà nếu khách hàng phải lập hồ sơ vay ngay từ đầu. Do vậy, số khách hàng được xét duyệt hạn mức tín dụng chiếm hơn 70% tổng số khách hàng giao dịch với Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cần Thơ. Do đa số các khách hàng đến giao dịch với NHĐT & PT Cần Thơ là những khách hàng thân thiết, có quan hệ làm ăn lâu dài với Ngân hàng, có uy tín trong giao dịch. Qua các trường hợp điển hình đã ví dụ ở phần trên, ta thấy các doanh nghiệp mà ngân hàng áp dụng cách tính hạn mức cho vay đều là các khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài với Ngân hàng, có uy tín trong việc trả nợ và có hiệu quả hoạt động kinh doanh rất tốt. Bảng 23: XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Chỉ tiêu Đơn vị tính CTCP Xây Dựng TPCT CT SXKD VLXD Số 2 CT Phân Bón và Hóa Chất DT theo KH 2007 Triệu đồng 592.752 61.546 120.000 Khấu hao TSCĐ Triệu đồng - 1.200 640 Thuế Triệu đồng - 2.452 7000 Lợi nhuận định mức Triệu đồng - 3.199 5000 Vòng quay VLĐ Vòng 1,5 2,4 1,8 Vốn tự có & HĐ khác Triệu đồng 155.979 6.000 30.500 Chi phí cần thiết Triệu đồng 578.968 54.695 107.360 Nhu cầu vay NH Triệu đồng 110.000 23.000 30.000 Hạn mức tín dụng Triệu đồng 230.000 16.789 29.144 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 72 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY HMTD được duyệt 110.000 16.000 29.000 Cụ thể đối với doanh nghiệp quốc doanh mà cụ thể là Công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ là đơn vị có quan hệ tín dụng làm ăn với Ngân hàng trong nhiều năm, trong năm 2006 với doanh số cho vay là gần 150 tỷ đồng nhưng cũng trong năm này, doanh số thu nợ mà ngân hàng thu được từ khách hàng này khá cao, đến 130 tỷ đồng. Riêng những tháng đầu năm 2007, doanh số cho vay của công ty này là 27.672 triệu đồng nhưng doanh số thu nợ đạt được là 21.825 triệu đồng. Tổng tài sản đảm bảo cho các khoản vay lên đến 64.593 triệu đồng, so với các khoản vay cũng như tình hình dư nợ thực tế, với giá trị của các tài sản đảm bảo thì Ngân hàng khá an toàn trong việc cho Công ty vay. Tương tự, Công ty Sản Xuất Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng Số 2 Cần Thơ cũng có tình hình hoạt động khá hiệu quả. Bên cạnh tình hình quan hệ tín dụng của Công ty đối với Ngân hàng trong giai đoạn gần đây thì tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty là rất quan trọng trong việc xác định hạn mức cho vay vốn lưu động. Trong năm 2006, giá trị sản lượng của công ty là 122.730 triệu đồng, doanh thu thuần là 482.256 triệu đồng. Với kết quả hoạt động kinh doanh như vậy, và mục tiêu mà công ty đạt ra trong năm 2007 là tăng doanh thu 22%, đây là những tiêu chí để Ngân hàng xem xét việc cấp hạn mức cho Công ty. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà cụ thể là Công ty Cổ Phần Xây Dựng TP Cần Thơ, theo đánh giá khách hàng của Ngân hàng thì đây cũng là một khách hàng lớn có quan hệ làm ăn lâu dài với NHĐT & PT Cần Thơ, có hoạt động kinh doanh hiệu quả, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Công ty luôn sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn, không có gia hạn nợ và nợ quá hạn phát sinh. Với doanh thu năm 2006 đạt được là 72.453 triệu đồng tăng 8,84% so với năm 2005, lợi nhuận tăng so với năm trước là hơn 230% và doanh thu dự kiến năm 2007 là 100 tỷ đồng, cho thấy Công ty hiện nay đang làm ăn khá hiệu quả. Bên cạnh đó là tình hình quan hệ tín dụng của Công ty với Ngân hàng, với doanh số cho vay ngắn hạn tính đến 20/03/2007 là 24.475 triệu đồng, trung hạn Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 73 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY là 233 triệu mà tổng giá trị tài sản đảm bảo cho dư nợ ngắn hạn là 27.083 triệu đồng→ Ngân hàng cũng khá an toàn trong việc cho vay. Với những phân tích về các doanh nghiệp quốc doanh cũng như doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Ngân hàng đã xác định hạn mức tín dụng ngắn hạn cho các công ty theo cách tính ở trên, ta thấy mức hạn mức mà Ngân hàng chấp nhận cho các Công ty là phù hợp và không có sự khác biệt trong cách xác định hạn mức vì Ngân hàng chỉ căn cứ vào các số liệu thực tế có sẵn, từ đó tính toán ra được hạn mức cho vay đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó, Ngân hàng cũng dựa vào tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu vốn lưu động mà các doanh nghiệp cần vay mà mỗi doanh nghiệp thì hiệu quả trong hoạt động kinh doanh sẽ khác nhau, từ đó tính ra được hạn mức tín dụng phù hợp cho từng khách hàng. Mặt khác, với cách tính như vậy cộng với cách phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cho thấy Ngân hàng đã đứng trên cương vị là nơi cung cấp vốn, bổ sung vốn hoạt động kịp thời đúng nhu cầu cần thiết trên cơ sở tính toán chi phí cần thiết và nhu cầu vay ngân hàng, từ đó tính ra được hạn mức tín dụng cho các công ty. Với cách làm như vậy, thể hiện Ngân hàng rất khách quan trong việc xác định hạn mức tín dụng và có hiệu quả đối với các doanh nghiệp quốc doanh lẫn ngoài quốc doanh. Chương 6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHĐT & PT CẦN THƠ. 6.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 6.1.1 Những vấn đề còn tồn tại ở NHĐT &PT Cần Thơ Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng mà cụ thể hơn đó là tín dụng ngắn hạn khá hiệu quả, đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, gắn Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 74 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY với những mặt mạnh cũng như những điểm yếu đã phân tích ở phần đánh giá những thuận lợi và khó khăn, Ngân hàng vẫn còn tồn tại một số vấn đề: - Vốn huy động tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay ngắn hạn cũng như toàn bộ nhu cầu cho vay của Ngân hàng. - Giá cả thị trường có nhiều biến động và tăng cao đã ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn vốn huy động của ngân hàng. - Khối lượng tín dụng tăng cao nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. - Quan hệ trao đổi thông tin giữa Ngân hàng – khách hàng chưa được khai thác hiệu quả nhằm phục vụ cho quá trình mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. - Bị sự cạnh tranh khá mạnh mẽ của các Ngân hàng trong nước cũng như các Ngân hàng nước ngoài đang xâm nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều. - Tình hình nợ quá hạn còn nhiều bất cập ở một số ngành và thành phần kinh tế cụ thể như ngành Xây dựng và thành phần kinh tế Nhà nước, còn các thành phần khác cũng vẫn còn nhiều bất cập do tình hình biến động không ổn định. - Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chưa phân bổ đều cho các ngành nghề, chỉ tập trung ở một số lĩnh vực. 6.1.2 Nguyên nhân Những vấn đề còn tồn tại ở trên là do những nguyên nhân vừa chủ quan, vừa khách quan: - Số liệu về tình hình hoạt động của đơn vị đi vay chưa có độ tin cậy cao, điều này làm ảnh hưởng đến việc phân tích đánh giá một khoản vay. - Các nghiệp vụ marketing của chi nhánh còn ít. - Năng lực và khả năng quản lí của các cán bộ còn hạn chế, cán bộ quản lí còn thiếu tự chủ trong kinh doanh. - Mạng lưới hoạt động của ngân hàng trên địa bàn còn hạn chế. - Trên địa bàn ngoài sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại, còn có sự cạnh tranh của các công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện nên môi trường kinh doanh của Ngân hàng ngày càng gay gắt và thị phần ngày càng bị chia nhỏ. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 75 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY - Việc quản lí tín dụng vẫn theo lối cổ truyền, quá chú trọng vào tài sản đảm bảo của khách hàng và coi tài sản đảm bảo là yếu tố để quyết định cho vay nên làm giảm chất lượng tín dụng. - Do các ngành nghề cũng như lĩnh vực hoạt động của các khách hàng chủ yếu của Ngân hàng phụ thuộc nhiều vào tình hình biến động của thị trường. - Một số khách hàng có ý muốn chiếm dụng vốn của Ngân hàng. 6.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CẦN THƠ 6.2.1 Một số biện pháp mở rộng tín dụng ngắn hạn: + Củng cố và mở rộng mạng lưới hoạt động bằng cách thành lập thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch tại các khu vực đông dân cư như các khu đô thị, khu công nghiệp… + Mở rộng quan hệ với khách hàng, gắn bó chặt chẽ với khách hàng giao dịch và quan hệ tín dụng. Lựa chọn kỹ khách hàng trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất và khả năng tài chính của khách hàng. + Nâng cao chất lượng phục vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ, giảm thủ tục giấy tờ…Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ tín dụng. + Trang bị công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động của Ngân hàng để đáp ứng nhanh chóng, chính xác nhu cầu giao dịch của khách hàng, giảm bớt thực hiện giao dịch theo phương thức truyền thống, mở rộng thêm nhiều dịch vụ như E-Banking, Internet-Banking và Mobile-Banking… + Phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm mới, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, cần mở rộng cho vay đối với nhiều tổ chức kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực. + Tập trung làm tốt công tác marketing, tăng cường chương trình tiếp thị và khuyến mãi như huy động dự thưởng, tặng quà cho khách hàng. + Xây dựng một cơ chế lãi suất phù hợp và linh hoạt. 6.2.2 Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng: + Ngân hàng nên thiết lập một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ thu thập và lưu trữ thông tin về khách hàng. Nắm bắt thông tin tốt sẽ giúp Ngân hàng có quyết Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 76 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY định cho vay đúng, hạn chế rủi ro. Bộ phận này phải năng động tìm kiếm biện pháp khai thác, xử lý và sử dụng thông tin một cách có hiệu quả nhất, loại bỏ những thông tin sai lệch, giữ lại những thông tin cập nhật để thẩm định. + Về công tác phát vay: cần kiên quyết không cung ứng và thu hồi vốn tín dụng đối với các doanh nghịêp làm ăn thua lỗ, nợ nần dây dưa, mất uy tín trên thị trường. + Về công tác thu nợ: Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn của khách hàng, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đảm bảo họ không sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến việc làm mất vốn của Ngân hàng. Đôn đốc việc trả nợ của khách hàng, gửi giấy báo nợ đến khách hàng trước thời hạn thu nợ khoảng một tháng để họ chuẩn bị và nhắc nhở khách hàng, tận thu những khoản nợ quá hạn, nếu cần phối hợp với các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương để thu được nợ. + Hạn chế và xử lý nợ quá hạn: Có thể nói việc phân chia nợ quá hạn theo thời gian còn nhiều bất cập, làm cho các ngân hàng dễ dàng che đậy những rủi ro rín dụng, phóng đại chất lượng tín dụng tốt làm cho công tác kiểm toán cũng khó khăn hơn khi xác định mức độ rủi ro của ngân hàng. Theo quy định hiện hành trong việc trích dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định số 488/QĐ – NHNN thì mức trích dự phòng là 0%, 20% 50% và 100% nếu khoản tín dụng ở các trạng thái tương ứng là trong hạn, nợ quá hạn 180 ngày, nợ quá hạn từ 181-360 ngày, và nợ khó đòi quá hạn trên 360 ngày. Cách thức này không phản ánh được mức độ rủi ro tiềm ẩn của Ngân hàng. Các khoản vay trong hạn có nguy cơ khó thu hồi lại không được trích dự phòng, hoặc những khoản nợ được gia hạn lại không được tính là nợ xấu và không được trích dự phòng tương thích với mức độ rủi ro mà nó có thể gây nên cho Ngân hàng. Thiết nghĩ Ngân hàng cần phân loại nợ dựa trên yếu tố rủi ro tín dụng, có thể chia ra làm hai loại: một là các khoản vay có mức độ rủi ro thấp, các rủi ro này đều chưa đe dọa đến nguy cơ khó thu hồi khoản vay. Và loại hai là các khoản vay liệt vào danh sách được theo dõi, được chia thành đang trong giai đoạn theo dõi, Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 77 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY nghi ngờ và có khả năng phải xóa nợ, đồng thời trích dự phòng rủi ro là 20% và 50%. nếu làm như vậy, Ngân hàng có thể quản lý tốt hơn đồng vốn của mình. Chương 7 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 78 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY 7.1 KẾT LUẬN Qua phân tích hoạt động tín dụg ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Cần Thơ, ta thấy trong những năm vừa qua, hoạt động cho vay của Ngân hàng ở khu vực này có sự tăng trưởng đáng kể, đóng góp vào công cuộc hỗ trợ cho sự ổn định và phát triển của kinh tế địa phương….. + Về tình hình cho vay: Ngân hàng đã có những hướng phát triển cho vay phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương và của Đất nước. Không chỉ bó hẹp trong phạm vi các lĩnh vực và các ngành nghề truyền thống mà hiện nay, Ngân hàng đã mở rộng cho vay đến các thành phần kinh tế khác nhau, các ngành nghề khác nhau, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn vệc làm cho người lao động, hướng đến hỗ trợ phát triển các ngành nghề phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành Phố. + Về tình hình thu nợ: Nhìn chung công tác thu nợ gần đây của Ngân hàng được các cán bộ tín dụng làm khá tốt, phản ánh việc lựa chọn khách hàng trong quan hệ tín dụng luôn được chú trọng. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã kịp thời đưa ra các biện pháp linh hoạt hơn trong việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ quá hạn, tiếp tục đưa số vốn ấy cung ứng cho các doanh nghiệp có nhu cầu vốn. Đây là một sự cố gắng rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng tạo tiền đề cho sự phát triển vững chắc của Ngân hàng trong thời gian tới. 7.2 KIẾN NGHỊ 7.2.1 Đối với Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cần Thơ + Tăng cường công tác quảng cáo để thu hút khách hàng, huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn. Với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng hiện nay, thêm vào đó là tình trạng các ngân hàng nước ngoài sẽ du nhập vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều mà cụ thể là Thành Phố Cần Thơ, Ngân hàng cần có nhiều hơn nữa các chương trình quảng cáo, thông báo tình hình lãi suất cũng như giới thiệu các sản phẩm mới của Ngân hàng đến với công chúng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chú trọng việc xây dựng và cập nhật thông tin trên trang web riêng của Ngân hàng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 79 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY + Tiếp thị dịch vụ chi lương hộ qua ngân hàng đến các doanh nghiệp nhằm tăng lượng vốn huy động qua tiền gửi thanh toán. + Cán bộ tín dụng nên nhấn mạnh yếu tố phi tài chính trong công tác thẩm định, sau đó mới đến tài sản thế chấp và các điều kiện khác có liên quan. 7.2.2 Đối với các cơ quan Nhà nước + Sớm ban hành các quy chế mới về bảo đảm tiền vay, giải quyết tình trạng vướng mắc về công chứng, đăng kí giao dịch đảm bảo như hiện nay (thời gian đăng kí chậm, nhiều thủ tục rườm rà) tạo thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp khi vay vốn, không để người dân mất cơ hội linh doanh do Ngân hàng chậm giải ngân. + Trong việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, Ngân hàng cần chủ động hơn trong khi giải quyết qua con đường pháp lý vì rất mất thời gian và công tác đưa tài sản ra bán đấu giá cũng thường làm giảm giá trị tài sản đảm bảo so với thị trường. Nếu có thể, công khai quy định quyền ưu tiên mua cho một số đối tượng có sản xuất, kinh doanh liên quan tới loại tài sản mà Ngân hàng cần xử lý. Nếu không mua, lúc ấy mới tiến hành theo luật định. Tóm lại, phần trình bày trong quyển luận văn này đã phần nào phản ánh được thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cần Thơ trong ba năm vừa qua. Qua đó, nêu ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn và giảm thiểu rủi ro ở Ngân hàng, đồng thời có những kiến nghị để giải quyết những vướng mắc đối với những vấn đề còn tồn tại của Ngân hàng. Hy vọng trong tương lai, Ngân hàng sẽ hoạt động hiệu quả hơn nữa để đáp ứng ngày càng kịp thời hơn nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển đất nước, hạn chế tình trạng doanh nghiệp thì thiếu vốn, ngân hàng thì thừa vốn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnoidungluanvan.pdf
  • pdftrangbia1.pdf
Luận văn liên quan