Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển đồng Tháp - Phòng giao dịch Sa Đéc

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . . 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . .2 1.2.1. Mục tiêu chung . .2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể . .2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . .2 1.4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI . .2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 3 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . .3 2.1.1. Khái niệm về tín dụng . 3 2.1.2. Các hình thức tín dụng . .3 2.1.2.1 Thời hạn tín dụng . .3 2.1.2.2. Đối tượng tín dụng . .4 2.1.2.3. Mục đích sử dụng vốn . 4 2.1.2.4. Chủ thể trong quan hệ tín dụng . .4 2.1.2.5. Căn cứ vào đối tượng trả nợ . 4 2.1.3. Nguyên tắc, chức năng, vai trò và ý nghĩa của tín dụng . .4 2.1.3.1. Nguyên tắc . .4 2.1.3.2. Chức năng . 5 2.1.3.3. Vai trò và ý nghĩa . .6 2.1.4. Khái quát về rủi ro tín dụng . 8 2.1.4.1. Khái niệm rủi ro . 8 2.1.4.2. Các loại rủi ro cơ bản . .8 2.1.5. Khái quát đảm bảo tín dụng . 9 2.1.5.1. Khái niệm về đảm bảo tín dụng . .9 2.1.5.2. Vai trò của đảm bảo tín dụng . .9 2.1.5.3. Biện pháp đảm bảo tiền vay . .9 Luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng 2.1.5.4. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay . 10 2.1.6. Các tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng . .10 2.1.6.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn (%) . .10 2.1.6.2. Tổng dư nợ / Tổng huy động vốn (%, lần) . .10 2.1.6.3. Mức độ rủi ro tín dụng . .10 2.1.6.4. Vòng quay vốn tín dụng (vòng) . .11 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . .11 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP - PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC . 12 3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP -PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC . .12 3.1.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam . 12 3.1.2 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp (BIBV Đồng Tháp) . .13 3.1.3. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp - Phòng Giao Dịch Sa Đéc . .13 3.2. CHỨC NĂNG, VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC . .14 3.2.1. Chức năng . .14 3.2.2. Vai trò . .14 3.2.3. Trách nhiệm và quyền hạn . .15 3.3. ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ . .16 3.4. ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG . .16 3.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC . .17 3.5.1. Sơ đồ tổ chức . .17 3.5.2 Nhân sự, chức năng và nhiện vụ của các phòng ban . .17 3.6. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ TẠI NHĐT&PTĐT-PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC . .20 3.6.1 Nguyên tắc cho vay . 20 3.6.2. Điều kiện cho vay . .21 3.6.3. Đối tượng cho vay . 22 3.6.4. Thủ tục và quy trình cho vay . .23 Luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng 3.7. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT DỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM (2005-2007) . .26 3.8. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN . .28 3.8.1. Thuận lợi . 28 3.8.2. Khó khăn . 28 3.8.3. Phương hương hoạt động . .29 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP - PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC . . 30 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN . .30 4.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn . 30 4.1.1.1. Phân tích tình hình huy động vốn . .32 4.1.1.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn . 33 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN . .35 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn . .35 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn . 37 4.2.3. Phân tích dư nợ theo thời hạn . .38 4.2.4. Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn . .40 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (TPKT) . 42 4.3.1. Phân tích doanh số cho vay theo TPKT . .42 4.3.2. Phân tích tình hình thu nợ theo TPKT . 45 4.3.3. Phân tích dư nợ theo TPKT . .47 4.3.1. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo TPKT . .49 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ . .50 4.4.1 Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế. .50 4.4.2. Phân tích doanh số thu nợ theo ngành kinh tế . 52 4.4.3. Phân tích tình hình dư nợ theo ngành kinh tế . .54 4.4.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế . .56 4.5. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG . .58 4.5.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn . 59 Luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng 4.5.2. Doanh số cho vay / Tổng nguồn vốn . 59 4.5.3. Tổng dư nợ / Tổng vốn huy động . .59 4.5.4. Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ . .60 4.5.5. Vòng quay vốn tín dụng . .60 CHƯƠNG 5: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG . . 62 5.1. NHỮNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH . .62 5.1.1. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng . 62 5.1.1.1. Về huy động vốn . .62 5.1.1.2. Về hoạt động cho vay . 64 5.2. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THU HỒI NỢ VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN . .65 5.3. NHỮNG GIẢI PHÁP KHÁC . .67 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 69 6.1. KẾT LUẬN . .69 6.2. KIẾN NGHỊ . 70 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 . ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sau hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và hơn hết Việt Nam đang nổ lực hết mình để phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Để đáp ứng cho tiến trình hội nhập này, tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế cùng “chạy đua” với đất nước. Cùng với hội nhập và phát triển, ngành ngân hàng hiện nay vẫn không ngừng khẳng định vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, thực hiện huy động, phân bổ các nguồn lực tài chính quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những năm vừa qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã có nhiều đổi mới, gặt hái được nhiều thành tựu và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, cho đến nay, hoạt động nhận tiền gửi và cấp tín dụng vẫn là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, mang lại trên 80% thu nhập của các ngân hàng thương mại. Do thị trường vốn của Việt Nam còn chậm phát triển nên nguồn vốn chủ yếu dùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn là vốn vay ngân hàng. Các khoản tín dụng của ngân hàng tài trợ cho nhiều nhóm khách hàng trong nền kinh tế như: các nhà sản xuất, phân phối, nhà xây dựng, nông dân, người mua nhà ở, các nhà phát triển địa ốc, thương mại, dịch vụ và người tiêu dùng tất cả đều phụ thuộc vào khoản tín dụng Ngân hàng. Nói cách khác, hoạt động tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế đất nước. Vì vậy vấn đề cấp bách nhất hiện nay trong quản trị ngân hàng là làm sao để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác. Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của hoạt động tín dụng và với mong muốn hiểu biết thêm về hoạt động tín dụng của ngân hàng cho nên em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển đồng Tháp - Phòng giao dịch Sa Đéc ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần mở rộng hoạt động tín dụng ngày càng có hiệu quả hơn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề sau: - Phân tích tình hình nguồn vốn tại ngân hàng. - Phân tích thực trạng huy động vốn, cho vay và rủi ro tại ngân hàng trong 3 năm qua 2005, 2006, 2007. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do hạn chế thời gian cũng như những kinh nghiệm thực tế, đề tài không nghiên cứu phân tích chi tiết từng nghiệp vụ, hoạt động cụ thể mà chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Sa Đéc - Ngân hàng đầu tư và phát triển Đồng Tháp qua các năm 2005, 2006, 2007. Cụ thể đề tài sẽ nghiên cứu tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng, đánh giá kết quả hoạt động tín dụng trong 3 năm gần nhất (2005, 2006, 2007) nhằm đề ra biện pháp và phương hướng hoạt động cho kỳ tiếp theo. Và thời gian thực hiện đề tài từ 12/2/2008 đến 25/4/2008. Tuy đã cố gắng để hoàn thiện luận văn nhưng đề tài còn những sai sót nhất định. Vì vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, anh chị tại Phòng giao dịch Sa Đéc và các bạn sinh viên. 1.4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp - Phòng giao dịch Sa Đéc . Chương 4: Phân tích hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Sa Đéc - Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đồng Tháp. Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Chương 6: Kết luận và kiến nghị.

pdf81 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển đồng Tháp - Phòng giao dịch Sa Đéc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân, kinh tế cá thể số lượng cho vay ngày càng bị giảm hẳn. Cụ thể là doanh số cho vay đối với hợp tác xã năm 2005 là 200 triệu đồng, nhưng đến năm 2006 và 2007 thì cho vay đến thành phần này là không có. Đối với DNTN doanh số cho vay có xu hướng giảm, năm 2006 giảm 12.316 triệu đồng so với năm 2005, số tương đối giảm Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 45 54,49%; năm 2007 con số này tiếp tục giảm 13,09% so với năm 2006, tương đương số tiền giảm 1.347 triệu đồng. Đối với thành phần kinh tế cá thể năm 2006 doanh số cho vay giảm 12.532 triệu đồng so với năm 2005, tương đối giảm 29,78%, năm 2007 doanh số này tăng lên thêm 25,37% so với năm 2006, tuyệt đối tăng 7.499 triệu đồng. Tất cả những điều này là do trong những năm qua các thành phần kinh tế này chưa được phát triển nhiều, nhu cầu vay vốn của các thành phần này để đáp ứng nhu cầu sản xuất chưa cao. Mặt khác cũng cho thấy những năm qua, các thành phần kinh tế này đã tự điều chỉnh mức vốn kinh doanh của mình cho phù hợp, nhu cầu kinh doanh giảm bớt nợ vay ngân hàng. 4.3.2. Phân tích tình hình thu nợ theo TPKT Mục tiêu cuối cùng của ngân hàng là bảo toàn vốn và lợi nhuận được sinh ra từ vốn tín dụng. Vì vậy, thu nợ là công tác quan trọng đối với bất kỳ một ngân hàng nào. Doanh số thu nợ phản ảnh hiệu quả của đồng vốn tín dụng. Doanh số thu nợ càng cao thì hiệu quả tín dụng càng cao, chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò và mục tiêu của mình. Bảng 10: Tình hình doanh số thu nợ theo TPKT Đơn vị tính: Triệu đồng 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tương đối (%) Số tiền Tương đối (%) I.DNNN 0 0 0 0 0 0 0 - 0 - II.DNNQD 110.645 100 135.715 100 249.870 100 25.070 22,66 114.115 84,11 1.Cty Cổ phần 25.195 22,77 45.380 33,44 162.748 65,14 20.185 80,11 117.368 258,63 2.Cty TNHH 28.049 25,35 26.081 19,22 38.412 15,37 -1.968 -7,02 12.331 47,28 3.HTX 200 0,19 100 73,68 0 0 -100 -50 -100 -100 4.DNTN 20.185 18,24 20.369 15,00 9.584 3,84 184 0,91 -10.785 -52,95 5.KT cá thể 37.016 33,45 43.785 32,26 39.106 15,65 6.769 18,29 -4.679 -10,69 Tổng 110.645 100 135.715 100 249.870 100 25.070 22,66 114.155 84,11 (Nguồn: Tổ Tín Dụng) Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 46 0 50000 100000 150000 200000 250000 2005 2006 2007 Năm ĐVT:Triệu đồng Cty cổ phần Cty TNHH HTX DNTN KT Cá thể Tổng Hình 7: Đồ thị biễu diễn doanh số thu nợ theo TPKT Nhìn chung, doanh số thu nợ qua các năm có chiều hướng tăng lên. Điều đó cho thấy công tác quản lý nợ và thu hồi nợ ngày càng có hiệu quả. Năm 2006 tăng lên 25.070 triệu đồng so với năm 2005 (tương đối tăng 22,66%); năm 2007 tăng lên thêm 84,11% so với năm 2006, số tiền tăng thêm là 114.155 triệu đồng. Đối với công ty cổ phần, doanh số thu nợ ngày càng tăng, năm 2005 con số này là 25.195 triệu đồng, năm 2006 là 45.380 triệu đồng tăng hơn so với năm 2005 là 80,11%; năm 2007 doanh số này lại tăng lên thêm 162.748 triệu đồng so với năm 2006, tương đối tăng 258,63%. Điều này cho thấy trong các năm qua các công ty cổ phần kinh doanh có hiệu quả nên đã trả nợ đúng hạn theo quy định. Đối với Công ty TNHH doanh số thu nợ luôn chiếm tỷ trọng khoảng 20% trở lên trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Năm 2006, thành phần kinh tế này chủ yếu vay theo món thời hạn từ 10-12 tháng, vòng quay vốn thấp, do đó số tiền thu nợ năm 2006 giảm so với năm 2005 là 1.968 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 tình hình kinh tế phát triển tạo nhiều cơ hội giúp thành phần này kinh doanh đạt hiệu quả hơn giúp vòng quay vốn nhanh hơn và áp dụng hình thức vay theo hạn mức tín dụng thường xuyên nên doanh số thu nợ tăng cao. Đối với HTX, DNTN, kinh tế cá thể thì doanh số thu nợ ngày càng giảm. Cụ thể, năm 2006 thu nợ HTX giảm 50% so với năm 2005, số tiền giảm là 100 triệu đồng; đến năm 2007 thu nợ đối với thành phần này là 0 triệu đồng. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ đối với DNTN năm 2006 tăng một con số nhỏ là 184 Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 47 triệu đồng so với năm 2005; đến năm 2007con số này giảm đi thêm 52,49% so với năm 2006. Còn đối với kinh tế cá thể, doanh số thu nợ năm 2005 là 37.016 triệu đồng, đến năm 2006 con số này tăng lên 43.785 triệu đồng tương đối tăng hơn năm 2005 là 18,29%, nhưng đến năm 2007 thu nợ đối với thành phần kinh tế này giảm xuống chỉ còn có 39.106 triệu đồng giảm hơn so với năm 2006, tương đối giảm 10,69%. Tất cả những điều đó là do trong năm 2006, 2007 tình trạng nền kinh tế có nhiều biến động, nạn dịch cúm gia cầm thường xuyên diễn ra, bệng dịch đối với các ngành chăn nuôi khác, giá cả không ổn định…đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh khiến cho khách hàng chưa thu hồi vốn nên chậm thanh toán nợ cho ngân hàng. 4.3.3. Phân tích dư nợ theo TPKT Nếu như doanh số cho vay của ngân hàng phản ánh quy mô hoạt động tín dụng, doanh số thu nợ phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng thì đến đây dư nợ là một yếu tố phản ánh thực tế kết quả hoạt động của ngân hàng. Dư nợ của ngân hàng trong năm phản ánh chính xác hơn về tốc độ sử dụng vốn so với tốc độ huy động vốn, phản ánh mức độ đầu tư và liên quan đến việc tạo ra lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế thể hiện qua bảng sau: Bảng 11: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tương đối (%) Số tiền Tương đối (%) I.DNNN 0 0 0 0 2.995 1,67 0 - 2.995 - II.DNNQD 98.142 100 110.928 100 176.598 98,33 12.786 13,03 65.670 59,20 1. Cty Cổ phần 15.480 15,77 51.670 46,58 109.586 61,02 36.190 233,78 57.916 112,09 2. Cty TNHH 14.473 14,75 15.484 13,95 25.957 14,45 1.011 6,98 10.473 67,64 3. HTX 100 0,10 0 0 0 0 -100 -100 0 - 4. DNTN 15.360 15,65 5.276 4,76 4.603 2,55 -10.084 -65,65 -673 -12,75 5. KT cá thể 52.729 53,73 38.498 34,71 36.425 20,28 488.798 -92,69 -2.073 -5,38 Tổng 98.142 100 110.928 100 179.593 100 12.786 13,03 68.665 61,90 (Nguồn: Tổ Tín Dụng) Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 48 ĐVT: Triệu đồng 0 50000 100000 150000 200000 2005 2006 2007 Năm DNNN DNNQD Tổng Hình 8: Đồ thị biễu diễn dư nợ theo TPKT Trong 3 năm ngân hàng đã cơ cấu lại dư nợ và đạt được những thành quả rất khả quan, do trên địa bàn có rất ít doanh nghiệp nhà nước nên ngân hàng chủ yếu cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cụ thể: Dư nợ của công ty cổ phần ngày càng tăng cao, năm 2005 là 15.480 triệu đồng, đến năm 2006 tăng 36.190 triệu đồng so với năm 2005, số tương đối tăng 233,78%, đến năm 2007 con số này không ngừng tăng lên thêm 57.916 triệu đồng so với năm 2006, số tương đối tăng 112,09%. Bên cạnh đó, dư nợ đối với công ty TNHH cũng tăng đáng kể, năm 2006 dư nợ đối với thành phần kinh tế này tăng 6,98% so với năm 2005, số tuyệt đối tăng 1.011 triệu đồng, đến năm 2007 dư nợ thành phần này tăng lên thêm 10.473 triệu đồng so với 2006, tương đối tăng 67,94%. Đạt được kết quả trên là do trong những năm qua doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế này không ngừng tăng lên nên kéo theo dư nợ tăng lên theo. Ngược lại, đối với HTX, DNTN, kinh tế cá thể có xu hướng giảm. Cụ thể là năm 2006 dư nợ đối với DNTN giảm 65,65% so với năm 2005, số tuyệt đối giảm 10.080 triệu đồng; đến năm 2007 lại tiếp tục giảm xuống thêm 12,75% so với năm 2006, số tuyệt đối giảm 673 triệu đồng. Đối với kinh tế cá thể dư nợ năm 2006 giảm 14.231 triệu đồng so với năm 2005, số tương đối giảm 26,98%; năm 2007 lại giảm 2.073 triệu đồng so với năm 2006, tương đối giảm 5,38%. Nguyên nhân là do trong những năm qua, doanh số cho vay đối với thành phần này thì giảm nhưng doanh số thu nợ lại tăng cao làm dư nợ có xu hướng giảm. Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 49 4.3.1. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo TPKT. Trong bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng đều không tránh khỏi những rủi ro trong quá trình hoạt động, hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng không ngoại lệ. Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng mức độ rủi ro được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn. Nhìn chung tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế chủ yếu tập trung vào Công ty TNHH, DNTN, kinh tế cá thể. Điều này thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế. Đơn vị tính: Triệu đồng 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tương đối (%) Số tiền Tương đối (%) I.DNNN 0 0 0 0 0 0 0 - 0 - II.DNNQD 803 100 855 100 334 100 52 6,47 -521 -60,94 1.Cty Cổ phần 0 0 0 0 0 0 0 - 0 - 2.Cty TNHH 60 7,47 0 0 0 0 -60 -100 0 - 3.HTX 0 0 0 0 0 0 0 - 0 - 4.DNTN 190 23,66 59 6,90 0 0 -131 -68,96 -59 -100 5.KT cá thể 553 68,87 796 93,10 334 100 243 43,94 -462 -58,04 Tổng 803 100 855 100 334 100 52 6,48 -521 -60,94 (Nguồn: Tổ Tín Dụng) 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2005 2006 2007 Năm ĐVT: Triệu đồng Cty Cổ phần Cty TNHH HTX DNTN KT Cá thể Tổng Hình 9: Đồ thị biễu diễn nợ quá hạn theo TPKT Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 50 Qua bảng số liệu cho thấy, tình hình nợ quá hạn đối với các thành phần kinh tế có xu hướng giảm, nợ quá hạn tập trung chủ yếu là DNTN và kinh tế cá thể. Nhưng các con số này không ngừng giảm dần qua các năm. Cụ thể là nợ quá hạn đối với DNTN năm 2005 là 190 triệu đồng, đến năm 2006 chỉ còn 59 triệu đồng, số tương đối giảm 68,96% so với năm 2005 và đến năm 2007 nợ quá hạn đối với thành phần này không còn. Bên cạnh đó, nợ quá hạn đối với kinh tế cá thể tại ngân hàng cũng có những biến đổi theo hướng khả quan, cụ thể là năm 2006 tăng 243 triệu đồng so với năm 2005, tương đối tăng 43,94%, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 462 triệu đồng, tương đối giảm 58,04%. Nguyên nhân là do trong những năm qua DNTN, kinh tế cá thể làm ăn có hiệu quả nhanh chóng trả được nợ cho ngân hàng. Mặt khác, đó cũng là nhờ sự đóng góp không nhỏ của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi và xử lý nợ xấu. 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ. 4.4.1 Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế. Qua bảng 13, doanh số cho vay theo ngành kinh tế chủ yếu tập chung ngành công nghiệp chế biến (chiếm trên 50% trong tổng doanh số cho vay), cho vay cá nhân, hộ gia đình ( chiếm trên 10% trên tổng doanh số cho vay ) và ngành kinh doanh xe, hàng dân dụng. Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 51 Bảng 13: tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu số tiền Tỷ trọng (%) số tiền Tỷ trọng (%) số tiền Tỷ trọng (%) số tiền Tương đối (%) số tiền Tương đối (%) 1.Nông- lâm- ngư nghiệp 2.596 1,99 13.068 8,79 11.624 3,65 10.472 403,38 -1.444 -11,05 2.Công nhgiệp chế biến 67.309 51,71 101.875 68,60 254.509 79,89 34.566 51,35 152.634 149,82 3.Xây dựng 4.980 3,83 2.690 1,81 3.760 1,18 -2.290 -45,98 1.070 39,78 4.Ngành khác 55.281 42,47 42.267 28,47 56.339 17,69 - 13.014 -23,54 14.072 33,29 -SX điện, khí đốt, nước 2.950 2,27 4.200 0,28 3.738 1,17 1.250 42,37 -462 -11 -Xe, hàng dân dụng 22.909 17,59 18.390 12,38 22.335 7,01 -4.519 -19,73 3.945 21,45 -Nhà hàng, khách sạn 1.609 1,25 1.060 0,71 488 0,15 -549 -34,12 -572 -53,96 -Vận tải, kho, thông tin 1.665 1,28 871 0,59 795 0,25 -794 -47,69 -76 -8,73 -Y tế, xã hội 180 0,15 439 0,29 0 0 259 143,89 -439 -100 -SX của cá nhân, gia đình, cộng đồng 21.257 16,33 11.747 13,29 21.286 6,68 -6.221 -23,96 1.539 7,79 Tổng 130.166 100 148.501 100 318.535 100 18.335 14,09 170.034 114.50 (Nguồn: Tổ Tín Dụng) ĐVT: Triệu đồng 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2005 2006 2007 Năm Nông- Lâm- Ngư nghiệp Công nghiệp CB Xây dựng Ngành khác Tổng Hình 10: Đồ thị biễu diễn doanh số cho vay theo ngành kinh tế Đối với ngành nông – lâm – ngư nghiệp, doanh số cho vay năm 2006 đạt số đáng kể 13.068 triệu đồng với con số này tăng 10.472 triệu đồng so với năm 2005, số tương đối tăng 403,38% năm 2007 giảm nhẹ 11,05% so với năm 2006. Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 52 Nguyên nhân là do trong những năm qua các ngành này không ngừng phát triển, ngành chăn nuôi heo, nuôi trồng thủy sản ngày càng mở rộng quy mô đã làm cho doanh số cho vay tăng lên. Đối với ngành công nghiệp chế biến: Doanh số cho vay không ngừng tăng cao, cụ thể là năm 2006 tăng 34.566 triệu đồng so với năm 2005, tương đối tăng 51,35% đến năm 2007 lại tăng lên thêm 149,82% so với năm 2006, số tuyệt đối tăng 152.634 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2006 ngành công nghiệp chế biến thủy sản không ngừng phát triển như công ty CP thủy sản Việt Thắng, công ty CP Cadovimex II, Công ty Cp QVD…ngày càng có nhiều nhu cầu về vốn để luân chuyển vốn, mở rộng quy mô nên doanh số cho vay đối với các ngành này ngày càng tăng lên. Đối với các ngành khác, doanh số cho vay tuy có giảm trong năm 2006, nhưng đến năm 2007 lại tăng lên chẳng hạn như ngành kinh doanh xe, hàng dân dụng, cho vay cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2006 nền kinh tế đất nước nói chung, thị xã Sa Đéc nói riêng có nhiều biến động …các ngành đang chuẩn bị cho thời kỳ hội nhập kinh tế..nên chưa có nhu cầu đầu tư phát triển nhiều cho các ngành mà đến năm 2007, doanh số cho vay đối với các ngành này tăng rõ rệt. Cụ thể là hàng kinh doanh xe, hàng dân dụng năm 2007 đạt 22.335 triệu đồng tăng 21,45% so với năm 2006. Điều này cho thấy khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng đông, công tác tiếp thị ngày càng có hiệu quả, ngân hàng tạo được sự tin tưởng cho khách hàng. Bên cạnh đó, doanh số cho vay đối với ngành sản xuất điện, khí đốt, nước, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vận tải, kho, thông tin, y tế - xã hội thì ngày càng giảm. Nguyên nhân là do trong những năm qua Phòng giao dịch chủ yếu cho vay đối với các ngành công nghiệp chế biến bởi vì đây là những ngành có thế mạnh trên địa bàn, do đó làm giảm doanh số cho vay đối với các ngành khác. 4.4.2. Phân tích doanh số thu nợ theo ngành kinh tế Qua bảng số liệu cho thấy, trong 3 năm qua tiến độ thu hồi nợ đối với các ngành kinh tế rất khả quan. Đây là một điều đáng mừng. Đó là nhờ sự nổ lực phấn đấu trong công tác thu hồi nợ của tất cả cán bộ tín dụng, mặt khác cũng cho thấy tình hình kinh doanh theo ngành nghề thu được hiệu quả cao. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 53 Bảng 14: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế. Đơn vị tính: Triệu đồng 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu số tiền Tỷ trọng (%) số tiền Tỷ trọng (%) số tiền Tỷ trọng (%) số tiền Tương đối (%) số tiền Tương đối (%) 1.Nông- lâm- ngư nghiệp 3.927 3,55 8.813 6,49 10.297 4,12 4.886 124,42 1.484 16,83 2.Công ngiệp chế biến 57.155 51,66 72.100 53,13 189.898 75,99 14.945 26,15 117.798 163,38 3.Xây dựng 7.627 6,93 3.886 17,07 2.508 1,00 -3.786 -49,35 -1.378 -35,46 4.Ngành khác 41.891 37,86 55.186 40,66 47.058 18,53 13.295 31,74 -8.128 -14,72 -SX điện, khí đốt, nước 2.813 2,54 298 2,19 515 2,06 167 5,94 2.170 72,81 -Xe, hàng dân dụng 16.091 14,54 24.157 17,79 19.394 7,76 8.066 50,13 -4.763 -19,71 -Nhà hàng, khách sạn 2.068 1,87 1.576 1,16 988 0,39 -492 -23,79 -588 -37,31 -Vận tải, kho, thông tin 3.597 3,25 3.196 2,35 2.357 0,94 -401 -11,14 -839 -26,25 -Y tế, xã hội 200 0,18 84 61,89 125 0,05 -116 -58 41 48,81 -SX của cá nhân,gia đình, cộng đồng 17.122 15,47 22.762 16,77 19.213 7,68 5.640 32,94 -3.549 -15,59 Tổng 110.645 100 135.715 100 249.870 100 25.070 22,66 114.155 84,11 (Nguồn: Tổ Tín Dụng) ĐVT: Triệu đồng 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2005 2006 2007 Năm Nông-Lâm -Ngư nghiệp Công nghiệp CB Xây dựng Ngành khác Tổng Hình 11: Đồ thị biễu diễn doanh số thu nợ theo ngành kinh tế Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 54 Đối với ngành nông - lâm - như nghiệp năm 2006 doanh số thu nợ tăng 124,42% so với năm 2005, tuyệt đối tăng 4.886 triệu đồng, đến năm 2007 doanh số này lại tăng thêm 1.484 triệu đồng so với năm 2006, tương đối tăng 16,83%. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ đối với các ngành công nghiệp chế biến tăng lên liên tục. Năm 2005 doanh số thu nợ ngành này là 57.155 triệu đồng, đến năm 2006 tăng lên thêm 14.945 triệu đồng so với năm 2005, tương đối tăng 26,15%; năm 2007 tăng lên thêm 117.798 triệu đồng so với năm 2006, tương đối tăng 163,38%. Có được kết quả đó là do trong những năm qua các công ty thủy sản, khu công nghiệp, hộ chăn nuôi làm ăn có hiệu quả, nhanh chóng trả được nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó cho thấy công tác thu hồi nợ đối với các ngành này ngày càng có hiệu quả hơn. Đối với các ngành khác như: kinh doanh xe, hàng dân dụng, sản xuất của cá nhân, gia đình, vận tải, kho, thông tin…có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do khách hàng các ngành này chủ yếu vay theo món và vay trung hạn với thời hạn dài tả nợ dần hàng năm nên mặc dù doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ qua các năm không cao (thu nợ đối với các ngành này thường tập trung vào năm cuối trong chu kỳ vay). 4.4.3. Phân tích tình hình dư nợ theo ngành kinh tế Nhìn chung, tình hình dư nợ theo ngành kinh tế có xu hướng giảm trong năm 2006 nhưng kại tăng lên trong năm 2007. Nguyên nhân là do doanh số cho vay đối với các ngành kinh tế giảm trong năm 2006, tăng lên trong năm 2007. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ đối với các ngành kinh tế tăng lên trong năm 2006 và giảm đi trong năm 2007 đã kéo theo tình hình dư nợ theo ngành kinh tế giảm tăng theo. Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 55 Bảng 15: Tình hình dư nợ theo ngành nghề kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tương đối (%) Số tiền Tương đối (%) 1.Nông-lâm- ngư nghiệp 3.255 3,32 1.080 0,98 1.313 0,73 -2.175 -66,82 233 21,57 2.Công nghiệp chế biến 32.325 32,94 60.100 54,18 124.711 69,44 27.775 85,92 64.611 107,51 3.Xây dựng 3.748 3,82 47.195 2,30 3.865 215 -1.195 -31,88 1.312 51,39 4. Ngành khác 58.814 59,93 47.195 42,55 49.704 27,68 -11.619 -19,76 2.509 5,31 -SX điện, khí đốt, nước 1.872 1,90 3.092 2,79 1.680 0,94 1.220 65,17 -1.412 -45,67 -Xe, hàng dân dụng 17.267 17,59 11.500 10,37 14.441 8.044 -5.767 -33,39 2.941 25,57 -Nhà hàng, khách sạn 1.016 1,01 500 0,46 0 0 -516 -50,78 -500 -100 -Vận tải, kho thông tin 5.497 5,61 3.172 2,86 1.601 0,89 -2.325 -42,29 -1.571 -49,52 -Y tế, xã hội 130 0,13 485 0,44 360 0,204 355 273,08 -125 -25,77 -SX của cá nhân, gia đình, cộng đồng 33.032 33,66 22.016 19,85 24.089 13.414 -11.016 -33,35 2.073 9,41 Tổng 98.142 100 110.928 100 179.593 100 12.786 13,03 68.665 61,90 (Nguồn: Tổ Tín Dụng) ĐVT: Triệu đồng 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 2005 2006 2007 Năm Nông-Lâm-Ngư nghiệp Công nghiệp CB Xây dựng Ngành khác Tổng Hình 12: Đồ thị biễu diễn dư nợ theo ngành kinh tế Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 56 Đối với ngành nông – lâm – ngư nghiệp, xây dựng, xe, hàng dân dụng, y tế, xã hội…năm 2006 giảm đi so với năm 2005 nhưng lại tăng lên trong năm 2007. Cụ thể là dư nợ ngành này trong năm 2005 là 3.255 triệu đông đến năm 2006 giảm 66,82% so với năm 2005, đến năm 2007 dư nợ tăng lên thêm 233 triệu đồng so với năm 2006, số tương đối tăng 21,57%. Dư nợ đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng năm 2005 là 33.032 triệu đồng, đến năm 2006 giảm xuống còn 22.016 triệu đồng, tương đối giảm 33,35% so với năm 2005, đến năm 2007 dư nợ thành phần này tăng lên thêm 2.073 triệu đồng so với năm 2006, tương đối tăng thêm 9,41%. Ngành kinh doanh xe, hàng dân dụng dư nợ năm 2006 giảm đi so với năm 2005 là 5.767 triệu đồng, tương đối giảm 33,39%, đến năm 2007 dư nợ lại tăng thêm 2.941 triệu đồng so với năm 2006, tương đối tăng 25,57%. Nguyên nhân là do trong những năm qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ đối với các ngành này giảm tăng không đều làm cho tình hình dư nợ giảm rồi lại tăng lên theo. Đối với ngành công nghiệp chế biến, dư nợ qua các năm không ngừng tăng lên, năm 2006 dư nợ tăng 27.775 triệu đồng so với năm 2005, tương đối tăng 85,92%. Đến năm 2007, dư nợ lại tăng lên 10,51% so với năm 2006, tuyệt đối tăng 64.611 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong 3 năm qua trên địa bàn có nhiều công ty kinh doanh trong lĩnh vực này không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng với ngân hàng. Đối với ngành khác như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vận tải, kho, thông tin thì tình hình dư nợ có xu hướng giảm đi là do doanh số cho vay các ngành này ít nhưng doanh số thu nợ đối với các ngành này cao làm cho dư nợ đối với các ngành này có xu hướng giảm đi. 4.4.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế Qua bảng số liệu cho thấy tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế chủ yếu tập trung vào ngành vận tải, kho, thông tin, kinh doanh xe, hàng dân dụng, nông – lâm – ngư nghiệp. Nhìn chung tình hình dư nợ có xu hướng giảm. Điều này rất đáng mừng, nó thể hiện trong những năm qua công tác thu hồi nợ, xử lý nợ xấu của phòng giao dịch không ngừng đạt hiệu quả. Mặt khác, cũng thể hiện các ngành nghề kinh tế làm ăn ngày càng có hiệu quả, nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng. Điều này thể hiện qua bảng số liệu sau: Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 57 Bảng 16: Tình hình nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu số tiền Tỷ trọng (%) số tiền Tỷ trọng (%) số tiền Tỷ trọng (%) số tiền Tương đối (%) số tiền Tương đối (%) 1.Nông- lâm- ngư nghiệp 113 14,07 122 14,27 75 22,46 9 7,96 -47 -38,52 2.Công ngiệp chế biến 10 1,25 10 1,17 0 0 0 0 -10 -100 3.Xây dựng 60 7,47 0 0 0 0 -60 -100 0 - 4.Ngành khác 620 77,21 723 84,56 259 77,55 103 16,61 - 464 -64,17 -SX điện, khí đốt, nước 0 0 0 0 0 0 0 - 0 - -Xe, hàng dân dụng 150 18,68 586 68,54 0 0 436 290,67 - 586 -100 -Nhà hàng, khách sạn 0 0 0 0 0 0 0 - 0 - -Vận tải, kho, thông tin 470 58,53 95 11,11 25 7,49 - 375 -79,78 -70 -73,68 -Y tế, xã hội 0 0 0 0 0 0 0 - 0 - -SX của cá nhân,gia đình, cộng đồng 0 0 42 4,91 0 0 42 - -42 -100 Tổng 803 100 855 100 334 100 52 6,48 - 521 -60,94 (Nguồn: Tổ Tín Dụng) 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2005 2006 2007 Năm ĐVT: Triệu đồng Nông-Lâm-Ngư nghiệp Công nghiệp CB Xây dựng Ngành khác Tổng Hình 13: Đồ thị biễu diễn nợ quá hạn theo ngành kinh tế Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 58 Đối với ngành nông – lâm – ngư nghiệp năm 2006 nợ quá hạn tăng lên 9 triệu đồng so với năm 2005, tương đối tăng 7,96%, nhưng dến năm 2007, tình hình dư nợ ngành này giảm 38,52% so với năm 2006, tuyệt đối giảm 47 triệu đồng. Điều này cho thấy năm 2006 ngành này kinh doanh không hiệu quả không thanh toán nợ kịp cho ngân hàng, năm 2007 ngành nông – lâm – ngư nghiệp làm ăn ngày càng đạt hiệu quả hơn nhanh chóng thanh toán nợ cho ngân hàng, làm giảm đi tình trạng nợ quá hạn so với năm 2006. Bên cạnh đó, nợ quá hạn ngành vận tải,kho, thông tin, kinh doanh xe, hàng dân dụng cũng có xu hướng giảm rõ rệt qua từng năm. Cụ thể như ngành kinh doanh xe, hàng dân dụng nợ quá hạn năm 2006 tăng 290,67% so với năm 2005, tuyệt đối tăng 436 triệu đồng, nhưng đến năm 2007, con số này giảm 100% so với năm 2006. Đối với ngành vận tải, kho, thông tin nợ quá hạn năm 2006 giảm 79,78% so với năm 2005, tuyệt đối giảm 375 triệu đồng, năm 2007 lại tiếp tục giảm 70 triệu đồng so với năm 2006, tương đối giảm 73,68%. Đạt được thành quả đó là do trong những năm qua ngân hàng thực hiện tốt công tác xử lý nợ quá hạn dẫn đến tình trạng nợ quá hạn không ngừng giảm qua các năm. 4.5. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn chiếm một tỷ trọng tuyệt đối quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Do đó hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ đem lại sự phát triển an toàn và vững mạnh, góp phần mở rộng quy mô và hoạt động tín dụng cho ngân hàng. Do đó cần xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua một số chỉ tiêu để từ đó có thể đưa ra những chiến lược thích hợp giúp cho ngân hàng có những bước tiến nhanh và vững vàng hơn. Nhìn chung qua ba năm 2005 - 2007 các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đang có chiều hướng chuyển biến tốt và đáp ứng được những yêu cầu đã đặt ra. Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 59 Bảng 17: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 109.397 123.969 165.688 Vốn huy động Triệu đồng 50.857 68.595 56.779 DS cho vay Triệu đồng 130.166 148.501 318.535 DS thu nợ Triệu đồng 110.645 135.715 249.870 Tổng dư nợ Triệu đồng 98.142 110.928 179.593 Nợ quá hạn Triệu đồng 803 855 334 Dư nợ bình quân Triệu đồng 68.549 101.500 150.000 VHĐ/Tổng NV % 46,49 55,33 34,26 DSCV/Tổng NV % 118 119 192 Dư nợ/VHĐ % 192,98 161,71 316,30 NQH/Tổng dư nợ % 0,82 0,77 0,19 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,61 1,33 1,67 (Nguồn: Tổ tín dụng) 4.5.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ vốn huy động/tổng nguồn vốn tăng giảm không đều qua 3 năm, năm 2005 là 46,49%, năm 2006 là 55,33%, năm 2007 là 34,26%. Có được kết quả đó là do năm 2005 và năm 2006 lãi suất huy động của ngân hàng hấp dẫn nên thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền làm tổng số vốn huy động tăng lên, từ đó làm cho tỷ số này tăng lên. Năm 2007 do lãi suất huy động vốn FPT của BIDV thấp và có sự cạnh tranh với nhiều tổ chức tín dụng cổ phần trên địa bàn làm cho vốn huy động năm này giảm đi, làm cho tỷ số này cũng giảm theo. 4.5.2. Doanh số cho vay / Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay/Tổng nguồn vốn năm 2005 là 118%, năm 2006 tỷ lệ 119%, năm 2007 tỷ lệ có tăng lên 192%. Điều đó cho thấy doanh số cho vay luôn ở mức cao so với tổng nguồn vốn chứng tỏ công tác cho vay đạt hiệu quả cao, vốn luôn chuyển nhiều, nguồn vốn không bị ứ đọng, hiệu quả tín dụng của ngân hàng được nâng cao. 4.5.3. Tổng dư nợ / Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao, thể hiện nguồn vốn huy động được sử dụng triệt để nhưng nếu quá Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 60 lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì việc sử dụng vốn của ngân hàng không đạt hiệu quả. Nhìn vào tỷ lệ dư nợ/Tổng vốn huy động qua 3 năm ta thấy tỷ lệ này luôn cao hơn 100%, năm 2005 tỷ lệ này là 192,98%, năm 2006 là 161,71% và năm 2007 là 316,30%. Điều đó chứng tỏ ngân hàng tận dụng triệt để nguồn vốn huy động để cho vay. Nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn còn thiếu và phải điều chuyển vốn từ ngân hàng chi nhánh cấp tỉnh để đáp ứng kịp thời vốn cho khách hàng vay. 4.5.4. Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ Chỉ tiêu này dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó phản ánh hiệu quả của việc đầu tư vốn, đánh giá năng lực làm việc, năng lực quản lý của cán bộ tín dụng và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Tỷ lệ này thể hiện mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại, tỷ lệ này không vượt quá 3% là tốt. Nhìn chung này có xu hướng ngày càng giảm luôn dưới mức 1%, chứng tỏ công tác thu hồi nợ và xử lý nợ xấu trong thời gian qua đạt kết quả cao. Nguyên nhân do trong năm này ngân hàng đã chấp hành tốt việc cơ cấu lại nợ nên làm cho nợ xấu giảm đi, tình hình thu nợ ngày càng tăng cao làm cho nợ quá hạn ngày càng giảm. Như vậy, có thể nói chất lượng tín dụng của ngân hàng trong 3 năm qua là khá tốt, ngân hàng cần cũng cố và phát huy hơn nữa để giảm tỷ lệ này và tối thiểu là giữ ở mức thấp hơn 3%. 4.5.5. Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này phản ánh mức độ quay vòng vốn nhanh hay chậm của số vốn đầu tư tín dụng trong thời kỳ nhất định. Vòng quay vốn thể hiện khối lượng quay vòng vốn là vốn ngắn hạn vì thời gian trả nợ ngắn. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng qua 3 năm tuy có giảm ít nhưng lại tăng lên trong năm 2007, cụ thể năm 2005 vòng quay vốn là 1,61 lần, năm 2006 là 1,33 lần nhưng đến năm 2007 vòng quay vốn tăng lên là 1,67 lần. Với việc điều hành sáng suốt và chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo ngân hàng đã làm cho doanh số thu nợ tăng lên trong 2 năm 2005, 2007. Sự cải thiện trong công tác thu hồi nợ đã làm cho vòng quay vốn tín dụng tăng lên vượt bậc ở năm 2007. Còn ở năm 2006, mặc dù doanh số Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 61 thu nợ có tăng lên, tuy nhiên dư nợ bình quân cũng tăng theo tốc độ của doanh số thu nợ do đó làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm so đi so với năm 2005. Tóm lại, qua việc tổng hợp, phân tích tình hình cho vay, thu nợ cũng như thông qua các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp – Phòng giao dịch Sa Đéc, ta nhận thấy trong những năm qua hoạt động của ngân hàng luôn phát triển tốt, ngân hàng đã đáp ứng đạt hiệu quả nhu cầu vốn cho nền kinh tế đồng thời chất lượng tín dụng tốt, an toàn và có tỷ lệ rủi ro thấp. Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 62 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 5.1. NHỮNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5.1.1. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng 5.1.1.1. Về huy động vốn * Những vấn đề còn tồn đọng Hiện nay việc huy động vốn của Phòng giao dịch chỉ thực hiện ở địa bàn thị xã Sa Đéc là chủ yếu, do mạng lước các phòng giao dịch chưa có mở rộng mạng lưới đến các huyện, thị trấn khác nên việc huy động vốn từ khách hàng ở nông thôn, các huyện rất khó khăn. Sản phẩm huy động vốn còn đơn giản, vẫn là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, các loại kỳ phiếu, trái phiếu … phương thức huy động chưa phong phú, chưa có sản phẩm đặc thù, do đó chưa tạo được lợi thế cạnh tranh riêng nên chưa huy động được hết vốn nhàn rỗi của dân cư. Trên địa bàn nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động trong đó Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín … đã góp phần làm cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn trở nên mạnh mẽ hơn. Do đó ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn, mở rộng thị phần và tăng trưởng. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển động của nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập, người dân ngày càng có nhiều sự chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn các kênh khác nhau để đầu tư vốn của mình như: mua bảo hiểm nhân thọ, mua vốn cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần … điều này phản ánh những khó khăn trong tương lai của các nhà hoạch định ngân hàng trong công tác huy động vốn trong thời gian sắp tới đây. Ngoài ra, những sản phẩm dịch vụ tiện ích phát triển chưa nhiều cũng làm hạn chế nguồn huy động vốn của ngân hàng như: dịch vụ thu tiền lưu động tại nhà, dịch vụ gửi tiền và thanh toán chi trả tại nhà, dịch vụ ATM gửi và rút qua máy ATM chưa được phát triển mạnh mẽ. Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 63 * Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn * Đối với đối tượng là các tầng lớp dân cư: Tiến hành thu hút vốn trong các tầng lớp dân cư thông qua các hình thức hấp dẫn, đa dạng hơn như: Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm trúng vàng, thực hiện đa dạng hoá hình thức thanh toán qua ngân hàng với tốc độ nhanh và chi phí thấp như thanh toán chi trả tiền gửi và nhận tiền gửi với số lượng lớn từ nhà làm cho khách hàng cảm thấy an toàn và thoải mái. Đồng thời thực hiện chương trình quản cáo để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ với những tiện ích đi kèm, cử cán bộ đi thực tế, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để vận động, giải thích; từ đó thu hút những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thân thuộc của ngân hàng. Với việc làm này, Ngân hàng có thể thu hút một lượng lớn tiền gửi từ dân cư, đồng thời tạo thói quen cho người dân sử dụng sản phẩm dịch của ngân hàng. * Đối với đối tượng là các doanh nghiệp - Ngoài các loại tiền gửi truyền thống đã và đang thực hiện, cần đẩy mạnh các dịch vụ: Thanh toán tiền lương qua ngân hàng, sử dụng dịch vụ ATM … Đối với các doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ của ngân hàng, huy động lãi suất cao để thu hút đồng thời phát triển các loại tiền gửi với nhiều mức độ thời gian, lãi suất ưu đãi, hấp dẫn. - Bên cạnh đó, đẩy mạnh các sản phẩm truyền thống hiện có trên cơ sở nâng cao thêm tiện ích và chất lượng như: Phục vụ thu nhận tiền tại doanh nghiệp khi có yêu cầu, thực hiện dịch vụ theo dõi tiền gửi và tiền vay tại cơ quan, mở rộng thêm hình thức ký quỹ bảo lãnh, tạo điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp và tăng huy động vốn tại Ngân hàng. Đồng thời sử dụng hạn mức thấu chi trên tài khoản để khuyến khích khách hàng là doanh nghiệp sử dụng tài khoản tiền gửi ở ngân hàng. - Thêm vào đó, Phòng giao dịch cần có những chính sách thu hút nguồn vốn ngoại tệ ở ngoài nước bằng cách triển khai rộng rãi công tác chi trả kiều hối và có biện pháp hổ trợ, tư vấn, giải thích cho người thực hiện các biện pháp chi trả qua ngân hàng trong nước nhanh chóng, thuận lợi và tiện ích. - Ngân hàng cần chú trọng xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, thông thạo về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ, với phong cách phục Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 64 vụ lịch sự, trân trọng khách hàng để tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái và hài lòng về cung cách phục vụ của ngân hàng và tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khách trên địa bàn. 5.1.1.2. Về hoạt động cho vay. * Những vấn đề còn tồn đọng - Lực lượng cán bộ tín dụng không nhiều mà địa bàn cho vay rộng, do đó sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, thiếu thời gian đi kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo nợ vay dẫn đến rủi ro tiềm ẩn phát sinh. - Đối với những ngành, những lĩnh vực sản xuất sản phẩm có tính mùa vụ, giá cả biến động sẽ rất khó xác định kỳ hạn và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh nên dễ dẫn đến mức vốn cho vay bị sai lệch, nợ quá hạn sẽ phát sinh. * Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong công tác thẩm định tín dụng. - Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tín dụng, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay dưới nhiều hình thức đào tạo, đồng thời tăng cường số lượng cán bộ tín dụng để đảm bảo việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tiến hành chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro trong tín dụng. - Tăng dần tỷ lệ tài sản đảm bảo ở các doanh nghiệp, công ty cổ phần bằng những chính sách: thế chấp, cầm cố toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động hiện có, tài sản hình thành từ vốn vay để hạn chế rủi ro. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đảm bảo nợ vay, phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp để phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn mà có kế hoạch xử lý cho phù hợp. - Cần xây dựng một chiến lược quản rủi ro, trong đó đặc biệt tập trung vào quản lý rủi ro tín dụng. Chiến lược quản trị rủi ro phải phù hợp với chiến lược phát triển và chính sách tín dụng của ngân hàng. Trước mắt, cần sớm giải quyết, khắc phục những nguyên nhân tồn tại thông qua đổi mới cơ cấu, nâng cao trình độ năng lực, hiện đại hóa công nghiệp với mục đích nâng cao khả năng quản trị ngân hàng. Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 65 - Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện rủi ro tiềm ẩn, bất ổn, thiếu sót trong hoạt động tín dụng của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời. 5.2. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THU HỒI NỢ VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN Do lực lượng cán bộ tín dụng còn ít mà số lượng khách hàng đến vay tại ngân hàng ngày càng nhiều nên việc kiểm tra các món nợ đến hạng không thường xuyên dẫn đến nợ quá hạn tăng lên. Bên cạnh đó, nợ quá hạn khó đòi khi khách hàng kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ, doanh nghiệp giải thể phải chờ thanh lý tài sản và quá trình giải quyết bán tài sản thu hồi nợ lại gặp nhiều khó khăn, kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó để hạn chế nợ quá hàn thì cần phải: - Phòng giao dịch cần tích cực trong công tác thu nợ khách hàng, phân loại các khoản nợ. Thường xuyên kiểm tra kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay cho đến khi thu hồi nợ, không để tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Thông qua công tác theo dõi này để ngân hàng có những chính sách kịp thời như thu hồi lại nợ cho vay hoặc hổ trợ thêm vốn kịp thời cho khách hàng trong quá trình kinh doanh gặp khó khăn về tài chính để có thể đảm bảo được nguồn vốn cho vay của ngân hàng. - Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra các khoản nợ đến hạn va quá hạn để thông báo đôn đốc khách hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán được nợ do những nguyên nhân khách quan nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc vay vốn tiếp để tăng cường sức mạnh tài chính cho khách hàng, nhằm giúp khách hàng khôi phục sản xuất nhưng ngân hàng cũng phải giám sát chặt chẽ khách hàng cho đến khi thu hồi được nợ. - Ngân hàng có những chính sách nhằm kiên quyết xử lý nợ xấu bao gồm các khoản nợ hạch toán nội bảng đủ điều kiện xử lý và nợ đã được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro hạch toán ngoại bảng. Rà soát, phân loại toàn bộ các khoản nợ đã xuất toán ngoại bảng để xây dựng kế hoạch tận thu hồi nợ. Tận thu và xử lý các món nợ trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất chi phí cho việc thu hồi nợ quá hạn Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 66 bằng cách thuyết phục khách hàng tìm nguồn vốn để trả nợ. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ thì yêu cầu khách hàng tự tìm người để bán tài sản với giá thích hợp, đảm bảo thanh toán được nợ vay. Trong trường hợp khách hàng không bán được tài sản, ngân hàng buộc phải đem phát mãi tài sản để thu hồi vốn vay. - Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, luôn đề cao và xem đây là nghiệp vụ then chốt trong nghiệp vụ tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro. Đối với công tác cho vay của ngân hàng, trong tất cả các bước thì việc thẩm định là bước quan trọng nhất để phát tiền vay đến tay người sử dụng, nếu công tác thẩm định không chính xác, đầy đủ thì rủi ro của ngân hàng là không thể tránh khỏi. Muốn như vậy thì đòi hỏi tập thể cán bộ phải có những kiến thức và khả năng am hiểu về luật, đặt biệt là những luật cơ bản liên quan đến hoạt động xử lý nợ quá hạn, nợ xấu như luật dân sự, luật đất đai, luật doanh nghiệp, pháp luật thi hành án, công chứng …, tăng cường ý thức chấp hành luật cũng như tuân thủ những quy trình, quy định của nhà nước và của ngành. - Cập nhật thường xuyên và phân tích đánh giá kịp thời khả năng xử lý từng tài sản ở từng địa phương cũng như tình hình giá cả thị trường, tình hình thiên tai địa phương, nắm rõ các định mức phát triển kinh tế kỹ thuật, đặc thù kinh tế của địa phương, các hồ sơ kinh tế địa phương để đầu tư chính xác mang lại hiệu quả cao. Khi rủi ro tín dụng nảy sinh sẽ làm đồng vốn kinh doanh mà ngân hàng bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả, làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngân hàng, chính điều đó mà trước khi cho vay, cán bộ tín dụng phải nắm bắt được các thông tin, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng, cũng như tính khả thi của dự án của họ mang lại, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán để theo dõi thường xuyên tình hình trả nợ của từng khách hàng. - Kết hợp với các ban ngành đoàn thể ở địa phương nhằm thuận tiện trong việc quản lý từng hộ. Đối với các bộ tín dụng thì có thể nắm rõ tình hình hoạt động của hộ và làm tốt công tác tư vấn cho khách hàng. Đồng thời có sự can thiệp của chính quyền địa phương trong những trường hợp đột xuất xảy ra, từ đó phát huy tính hệ thống trong BIDV, đặc biệt là ở những nơi có tài sản cần xử lý. - Cần đánh giá lại các khoản nợ xấu của ngân hàng để xác định lại các khoản nợ có khả năng thu hồi được, đồng thời dự kiến các chi phí có liên quan Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 67 đến việc khôi phục các khoản nợ này. Sau đó là lập phương án khôi phục các khoản nợ đó với sự tham gia của các ban ngành địa phương đối với từng đối tượng cụ thể chẳng hạn: + Đối với các khoản nợ xấu của doanh nghiệp thì ngân hàng có thể kiểm soát chặt chẽ các luồng tiền của doanh nghiệp, áp dụng biện pháp thanh toán qua ngân hàng, sắp xếp lại hoặc xác định giá trị của doanh nghiệp để kiểm soát có hiệu quả. + Đối với các hộ gia đình, cá nhân có dấu hiệu bất ổn, có khả năng thua lỗ trong khi thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh thì ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp rút một phần hoặc toàn bộ dư nợ đối với khách hàng này, đồng thời ngân hàng cần kiên quyết xử lý nhiều hơn nữa đối với những hộ vay chai ỳ, để có tác động tích cực đến những hộ khác có ý thức về việc vay vốn. 5.3. NHỮNG GIẢI PHÁP KHÁC - Nâng cao hiêu quả công tác Marketing đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng bằng các chương trình cụ thể, tiếp thị các khu công nghiệp mới hình thành và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với các thể thức cho vay linh hoạt nhằm mở rộng đối tượng khách hàng vay, qua đó phân tán rủi ro trong tín dụng. Ngoài ra để phân tán rủi ro, ngân hàng cũng có thể phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn để cùng cho vay một khách hàng có dự án với nhu cầu vốn lớn, hoặc chứa đựng nhiều rủi ro. - Việc này đòi hỏi phải có nhân viên chuyên trách ngân hàng có kiến thức sâu rộng về kinh tế thị trường, chuyên sâu vào các xí nghiệp, công ty, khu sản xuất … để có thể phân loại khách hàng và nghiên cứu thị trường để xác định được đâu là khách hàng chiến lược, đâu là khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và vòng đời lưu giữ khách hàng, nhằm nắm bắt được các thành phần có nhu cầu mở rộng, cải tiến, phát triển doanh nghiệp mình. Từ đó cung ứng tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức phát triển, đồng thời đầu tư vào các ngành, các dự án có tính khả thi cao. - Khi thu hút khách hàng sẽ phải cạnh tranh với các ngân hàng khác. Do đó muốn cạnh tranh tốt đòi hỏi ngân hàng không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm soát và đổi mới công nghệ ngân hàng, tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 68 - Thực hiện tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của ngân hàng nhiều hơn nữa trên các phương tiện thông tin như trên tạp chí ngân hàng, tên pano, áp phích, trên đài truyền hình, truyền thanh…về những thông tin có liên quan đến hoạt động tín dụng như lãi suất, các phương thức cho vay, thủ tục khi vay, đặc biệt là hiệu quả khi vay của từng đối tượng. - Tổ chức giao lưu hoặc tham gia vào các phong trào văn hoá nghệ thuật quần chúng, thể dục thể thao trên địa bàn huyện và những vùng lân cận. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho những khách hàng thuộc loại A, B, những khách hàng thường xuyên có mức dư nợ cao trong những ngày tết, lễ lớn hoặc những trường hợp hỷ sự của gia đình họ để có thể tìm hiểu nhiều hơn nữa về tình hình sử dụng vốn vay cũng như phát hiện nhu cầu về vốn của khách hàng tiềm năng, những khách hàng thân tín với họ. - Để mọi người thực hiện tốt thi việc thực hiện chính xác các quy định về chuyên môn nghiệp vụ, đòi hỏi cán bộ tín dụng cần cập nhập trên báo đài … nhằm giúp cho việc xử lý tín dụng thuận lợi, trôi trải. Tuân thủ đúng các quy chế về chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện đúng quy định là đòi hỏi hàng ngày trong hoạt động tín dụng ngày nay. - Nếu cần thì có thể đào tạo hoặc đào tạo lại trình độ của nhân viên ngân hàng. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, cần bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực kinh doanh để khắc phục công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn. - Tạo cơ hội cho cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác. Tạo cơ hội cho nhân viên phát huy hết mọi khả năng tiềm ẩn của mình. - Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức về nghề nghiệp cho nhân viên để họ nhận thức nhiều hơn nữa về điều này, và đây chính là biện pháp hữu hiệu nhất để thu hút khách hàng. - Có thể lập đoàn, tổ chức thu nợ và lưu động vào những vụ mùa cao điểm tại những nơi có mức dư nợ cao với thủ tục thuận tiện, dễ dàng nhằm giảm tải áp lực về việc khách hàng đến ngân hàng quá đông. Đồng thời khách hàng cũng giảm được những chi phí phát sinh và cũng giảm tải được công việc cho các cán bộ tín dụng trực tại cơ quan. Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 69 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Phòng giao dịch Sa Đéc – Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Đồng Tháp, có vai trò chủ đạo huy động vốn để cho vay, đầu tư cho các thành phần kinh tế phục vụ phát triển kinh tế địa phương trên địa bàn các huyện thị phía nam của tỉnh Đồng Tháp. Trong 3 năm qua mặc dù nền kinh tế tỉnh nhà gặp nhiều khó khăn nhưng ngân hàng đã nổ lực phấn đấu không ngừng và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Sự tăng trưởng cao của hoạt động tín dụng ngân hàng thông qua kết quả của việc tăng nguồn vốn huy động, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ trong 3 năm cho thấy phòng giao dịch có những bước tiến rất khả quan về tín dụng. Tuy nhiên trong 3 năm qua, ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình xử lý nợ quá hạn từ việc làm ăn thua lỗ của các thành phần kinh tế. Mặc dù đã linh hoạt trong việc xử lý nợ quá hạn bằng cách trích dự phòng rủi ro và chuyển hạch toán ngoại bảng nhưng cũng đã cho thấy những sơ sót trong việc kiểm soát các khoản nợ vay của ngân hàng. Do đó ngân hàng cần có những chính sách phù hợp để quản lý tín dụng đồng thời tránh được những rủi ro tiềm ẩn phát sinh trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Ngoài ra Phòng giao dịch cũng mở rộng và nâng cao các loại hình dịch vụ như: thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ… những mảng dịch vụ này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mặc dù việc thu hút vốn từ các dịch vụ này có chi phí rẻ hơn và ít rủi ro hơn nhiều. Tóm lại, qua phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Đồng Tháp – Phòng giao dịch Sa Đéc đã cho tôi nhiều kiến thức về hoạt động tín dụng tại ngân hàng, giúp tôi thấy được vai trò quan trọng của tín dụng đối với nền kinh tế tỉnh nhà. Đồng thời thông qua việc phân tích còn giúp cho tôi thấy được những khó khăn trong hoạt động tín dụng và vận hội trong nền kinh tế thời mở cửa. Thông qua điều này tôi mong rằng những giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng được đề xuất có thể đóng góp một phần nhỏ cho các nhà quản trị của ngân hàng trong quá trinh điều hành đạt được kết quả tốt hơn, góp phần vào Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng 70 sự phát triển chung của ngành và không ngừng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. 6.2. KIẾN NGHỊ Bên cạnh những thuận lợi trong công tác tín dụng, ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng gặp không ít khó khăn trong việc thẩm định, xét duyệt cho vay cũng như thu hồi nợ của khách hàng.Với mong muốn có được môi trường thuận lợi để nâng cao hiệu quả tín dụng cho ngân hàng, tôi xin đề xuất một vài kiến nghị sau: - Ngân hàng nhà nước kết hợp với các Ban ngành có biện pháp hổ trợ cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong việc thu hồi các khoản nợ xấu trong thời gian sớm nhất để vòng quay vốn tín dụng luân chuyển nhiều và mang lại thu nhập cho ngân hàng. Nếu việc thu hồi bị đình trệ, vốn tín dụng trở nên lãng phí, hiệu quả tín dụng sẽ giảm đi. - Đối với các khoản nợ vay được toà án tuyên án, đề nghị cơ quan thi hành án nhanh chóng thi hành để tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi vốn nhanh, tái tạo nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng. - Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Đồng Tháp, và rộng hơn nữa là Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cũng cần có chính sách hỗ trợ vốn cho Phòng giao dịch khi có nhu cầu đột xuất để có thể cấp tín dụng kịp thời cho các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện các cơ hội kinh doanh. Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Diệu (2006). Tín dụng Ngân hàng. NXB Thống kê. 2. Nguyễn Thanh Nguyệt, Thái Văn Đại (2004). Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại. Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ. 3. Thái Văn Đại (2006). Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Trường Đại học Cần Thơ. 4. Lê Văn Tề chủ biên (2001). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê TP HCM. 5. Lê Văn Tư (2004). Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng. NXB Thống kê TP HCM. 6. Phòng giao dịch Sa Đéc (2005-2007) . Các số liệu, văn kiện, báo cáo tổng kết của ngân hàng qua 3 năm 7. Các trang web: www.bidv.com.vn; www.newsgate.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển đồng Tháp - Phòng giao dịch Sa Đéc.pdf
Luận văn liên quan