MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung .2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 3
2.1 Phương pháp luận .3
2.1.1 Một số vấn đề về tín dụng 3
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng 3
2.1.1.2 Vai trò của tín dụng .3
2.1.1.3 Nguyên tắc tín dụng 4
2.1.1.4 Điều kiện tín dụng 4
2.1.1.5 Các loại đảm bảo tín dụng .5
2.1.1.6 Rủi ro tín dụng 7
2.1.1.7 Một số hình thức tín dụng 8
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng .8
2.1.2.1 Doanh số cho vay .8
2.1.2.2 Doanh số thu nợ .9
2.1.2.3 Tình hình dư nợ 9
2.1.2.4 Tình hình nợ quá hạn .9
2.1.2.5 Hệ số thu nợ .10
2.1.2.6 Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động 10
2.1.2.7 Vòng quay vốn tín dụng .10
2.1.2.8 Tỷ số rủi ro tín dụng .10
2.2 Phương pháp nghiên cứu 10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .10
2.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 11
6
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 12
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng 12
3.1.1 Khát quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương .12
3.1.2 Khát quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh
Cần Thơ .13
3.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng .14
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức .14
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận .14
3.3 Một số quy định chung trong hoạt động tín dụng của NH TMCP SGCT
chi nhánh Cần Thơ .15
3.3.1 Đối tượng cho vay 15
3.3.2 Thể loại cho vay .16
3.3.3 Phương thức cho vay 16
3.3.4 Quy trình cho vay .17
3.4 Vị thế cạnh tranh của Ngân hàng 17
3.4.1 Thuận lợi 17
3.4.2 Khó khăn 18
3.5 Kết quả hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm (2004-2006) .19
3.5.1 Về thu nhập 19
3.5.2 Về chi phí .21
3.6 Định hướng phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới 22
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NH TMCP
SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 24
4.1 Phân tích tình hình huy động vốn .24
4.1.1 Vốn huy động tại chỗ .24
4.1.1.1 Tiền gửi tiết kiệm .24
4.1.1.2 Tiền gửi thanh toán 25
4.1.2 Vốn vay (điều chuyển) từ Hội sở .27
4.2 Phân tích tình cho vay vốn tại Ngân Hàng 27
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay 27
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo ngành 27
7
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo thời gian 32
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ .35
4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo ngành .35
4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thời gian 39
4.2.3 Phân tích dư nợ .42
4.2.3.1 Dư nợ theo ngành .42
4.2.3.2 Dư nợ theo thời gian 46
4.2.4 Phân tích nợ quá hạn và rủi ro tín dụng 48
4.2.4.1 Nợ quá hạn .48
4.2.4.2 Rủi ro tín dụng .51
4.3 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng 52
4.3.1 Hệ số thu nợ 52
4.3.2 Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động 52
4.3.3 Vòng quay tín dụng 53
4.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 55
Chương 5: BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 57
5.1 Tồn tại và nguyên nhân .57
5.2 Biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 58
5.3 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 60
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .62
6.1 Kết luận .62
6.2 Kiến nghị .63
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sau hơn 20 năm cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp nói riêng. Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra giá trị cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM ở nước ta, nó mang lại 80 - 90% thu nhập của mỗi ngân hàng, song rủi ro của nó cũng là lớn nhất. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ hủy hoại giá trị của ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản. Do đó, đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam với các NHTM nước ngoài, mà trước mắt là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, đã trở nên cấp thiết đối với hệ thống NHTM Việt Nam.
Thành phố Cần Thơ đang là trung tâm quan trọng nhất của vùng đồng bằng
sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật, Kinh tế phát triển thì các doanh nghiệp ngày càng muốn trang bị cho mình một sức mạnh cạnh tranh, cũng như cần có đủ vốn để bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (NHTMCP) Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ với vai trò là ngân hàng thương mại đã và đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động, khẳng định vị thế của mình đối với kinh tế địa phương. Làm thế nào để bổ sung được vốn cho nền kinh tế, sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động là điều mà các ngân hàng quan tâm, NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Ngày từng bước khẳng định là cầu nối giữa nơi cần vốn và nơi thiếu vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, đã góp phần quan trọng vào việc tạo thu nhập cho ngân hàng cũng như hỗ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
12
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với ngân hàng, cho nên em quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm gần đây và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong tương lai.
81 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3204 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suất cao. Cộng thêm thời gian dài, thu hồi vốn lâu sẽ làm giảm vòng quay vốn
của NH nên Ngân hàng cũng khá thận trọng trong hình thức tín dụng này. Ngoài
ra, với số vốn huy động được, ngân hàng ưu tiên cho tín dụng ngắn hạn nên tín
dụng trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn. Điều này tuy có làm giảm
đi một phần thu nhập do lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn ngắn hạn nhưng
bù lại, nếu đầu tư nhiều cho tín dụng ngắn hạn, ngân hàng có thể giảm bớt rủi ro,
tăng vòng quay của vốn,…Vì vậy sự định hướng này cũng khá hợp lý.
Tóm lại, doanh số cho vay của Ngân hàng có sự biến động tăng giảm, điều
này một phần phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội. Năm 2005 giảm so với năm
xv
2004 là 128.157 triệu đồng, nhưng đến năm 2006 lại tăng trở lại với tốc độ lớn
hơn so với tốc độ giảm (tỷ lệ 58,38%). Góp phần lớn vào sự biến động đó là do
doanh số cho vay ngắn hạn thay đổi. Qua đây phần nào cho thấy xu hướng đầu tư
tín dụng của ngân hàng. Với những ưu thế của mình, tín dụng ngắn hạn đã chiếm
vai trò quan trọng trong cơ cấu cho vay của chi nhánh.
388.254
313.949
582.716
154.598
100.746
74.065
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
700.000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Triệu đồng
Trung, dài hạn
Ngắn hạn
Hình 2: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN
4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ
4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo ngành
* Ngành công nghiệp chế biến
Doanh số thu nợ của ngành tăng giảm theo doanh số cho vay. Năm 2005, như
đã phân tích, với những biến động của thị trường, cộng thêm tình hình giá cả của
một số mặt hàng tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu, đã tác động khá lớn đến tình
hình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của các nhà đầu tư. Vì vậy làm cho doanh
số thu nợ của Ngân hàng giảm 42,27% so với năm 2004, tương ứng với số tiền là
70.068 triệu đồng. Đây là vấn đề làm bận tâm không chỉ ban lãnh đạo mà còn là
của tập thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, đặc biệt là cán bộ tín dụng.
Nhưng đây phần lớn là do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng.
xvi
xvii
Năm 2006, cùng với sự vực dậy của ngành công nghiệp chế biến: nhiều hợp
đồng xuất khẩu gạo được ký kết, chế biến thủy sản cũng có nhiều khởi sắc. Các
doanh nghiệp nhanh chóng thanh toán khoản nợ thiếu nhằm tạo uy tín để có thể
quan hệ lâu dài với Ngân hàng sau này. Tính đến cuối năm, ngân hàng thu được
189.941 triệu đồng, tăng 98,47% so với năm 2005. Kết quả này không chỉ có ý
nghĩa riêng đối với doanh số thu nợ của ngành công nghiệp chế biến, nó còn góp
phần lớn làm tăng tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng trong năm 2006.
* Ngành thủy sản
Có thể nói có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa ngành công nghiệp chế biến và
ngành thủy sản. Bởi lẽ, thủy sản chính là nguyên liệu đầu vào của công nghiệp
chế biến (chế biến thủy sản), hay nói cách khác, công nghiệp chế biến là đầu ra
cho ngành thủy sản. Vì thế, ngành này có biến động thì ngành kia cũng không thể
ổn định. Giống như ngành công nghiệp chế biến, doanh số thu nợ của riêng
ngành thủy sản cũng giảm 30.457 triệu đồng trong năm 2005 và tăng 19.721 triệu
đồng trong năm 2006.
* Ngành thương nghiệp
Trong những năm qua, thương nghiệp là ngành được Ngân hàng quan tâm
đầu tư, doanh số cho vay ngành này liên tục tăng lên. Do đó, doanh số thu nợ của
ngành cũng tăng lên theo doanh số cho vay. Như đã trình bày, khách hàng ở
ngành này chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, đây là thành phần kinh tế kinh
doanh độc lập chủ yếu dựa vào vốn tự có và vốn vay của ngân hàng. Vì họ là
người tự chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ vay vốn của mình nên đa số họ sử
dụng vốn vay đúng mục đích, từ đó kết quả kinh doanh đạt lợi nhuận cao và họ
cũng có ý thức trách nhiệm trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.
Theo số liệu thống kê cho thấy, doanh số thu nợ ngành thương nghiệp tăng
liên tục qua các năm với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004 tăng
11,03% so với 2004 và năm 2006 tăng 37,61% so với 2005. Đây là dấu hiệu đáng
mừng đối với hoạt động tín dụng của ngành nghề này. Ngân hàng cần tiếp tục
phát huy trong thời gian kế tiếp.
* Ngành nông nghiệp
Tuy chiếm tỷ trong không cao trong tổng cơ cấu tín dụng của Ngân hàng,
nhưng hoạt động hiệu quả của khách hàng nông nghiệp cũng góp phần đem lại
So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005
xviii
Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH QUA 3 NĂM 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng doanh số thu nợ 479.292 403.817 591.044 -75.475 -15,75 187.227 46,36
- Nông nghiệp 5.000 8.322 12.032 3.322 66,44 3.710 44,58
- Công nghiệp chế biến 165.773 95.705 189.941 -70.068 -42,27 94.236 98,47
- Thủy sản 59.421 28.964 48.685 -30.457 -51,26 19.721 68,09
- Thương nghiệp 73.723 81.857 112.641 8.134 11,03 30.784 37,61
- Các ngành khác 175.375 188.969 227.745 13.594 7,75 38.776 20,52
lợi nhuận cho Ngân hàng. Với phương thức kinh doanh mới, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, những nhà nông đã đầu tư có hiệu
quả và làm tốt nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng. Điều này thể hiện ở doanh số thu
nợ ngành nông nghiệp tăng qua từng năm. Năm 2005, tăng 3.322 triệu đồng so
với 2004. Năm 2006 tăng 3.710 triệu đồng so với 2005.
* Các ngành khác
Có thể khẳng định, đa dạng hóa đầu tư đã đem lại kết quả tốt trong hoạt động
tín dụng của Ngân hàng. Không chỉ làm giảm bớt rủi ro tín dụng, lợi nhuận từ
việc cho vay đa ngành nghề còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho Ngân hàng.
Dấu hiệu đáng mừng là doanh số thu nợ các ngành khác cũng không ngừng tăng
qua 3 năm, mặc dù trong đó cũng có ngành tăng, ngành giảm nhưng tính chung
lại là tăng. Năm 2004, doanh số thu nợ các ngành khác là 175.375 triệu đồng.
Trong năm 2005, con số này tăng thêm 13.594 triệu đồng. Và năm 2006, doanh
số thu nợ là 227.745 triệu đồng.
Bên cạnh đội ngũ khách hàng truyền thống về công thương nghiệp, chi nhánh
đang mở rộng thêm loại hình cho vay tiêu dùng với nhiều hình thức cho vay ưu
đãi, hấp dẫn. Nhìn chung, các khoản vay cá nhân có chất lượng tốt, đảm bảo khả
năng trả nợ Ngân hàng. Kết quả này còn phải kể đến sự đóng góp của các ngành
như vận tải kho bãi, thông tin liên lạc, …Trên nền tảng những gì đạt được, Ngân
hàng cần tiếp tục phát huy, mở rộng đối tượng cho vay nhưng không dễ dãi trong
thẩm định để cho kết quả thu nợ không ngừng được nâng lên.
Từ những phân tích trên, ta có thể rút ra nhận xét: Trong năm 2005,
doanh số thu nợ giảm 75.475 triệu đồng so với 2004, nguyên nhân là do doanh
thu ngành công nghiệp chế biến, thủy sản,…giảm. Năm 2006, doanh số thu nợ
đạt cao nhất trong 3 năm (591.044 triệu đồng), tăng 46,36% so với năm 2005.
Đây là dấu hiệu đáng mừng vì sau thời gian giảm, doanh số thu nợ đã tăng cao.
Điều này có thể lý giải bằng nhiều lý do. Doanh số thu nợ cao hay thấp phụ thuộc
phần lớn ở doanh số cho vay nhiều hay ít, vì thế sự tăng giảm của số tiền cho vay
cũng ảnh hưởng đến con số thu vào. Ngoài ra, nó còn cho thấy công tác thu nợ
của Ngân hàng có tiến triển tốt, cộng thêm thái độ hợp tác tốt của người đi vay,
quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng ngày càng được cải thiện.
xix
Doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu nợ
tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ vì thế sự biến động của
doanh thu ngắn hạn ảnh hưởng lớn đến con số tổng thu. Năm 2005, như đã phân
tích, với những biến động xấu của thị trường các ngành công nghiệp chế biến,
thủy sản (những ngành chiếm đa số doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng)
làm cho doanh số thu nợ năm này giảm 86.523 triệu đồng với tỷ lệ 22,91%.
Ngoài thiện chí trả nợ của khách hàng, doanh số thu nợ còn phụ thuộc vào
doanh số cho vay cũng như thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng
với khách hàng về kỳ hạn trả nợ. Từ đó nói lên một điều là mặc dù số tiền thu nợ
qua các năm có tăng hoặc giảm cũng không thể hiện hoàn toàn rằng ngân hàng
kinh doanh có hiệu quả hay không.
Đi đôi với công tác cho vay thì việc thu nợ cũng là công tác hết sức khó khăn
và vô cùng quan trọng. Doanh số thu nợ cũng phần nào thể hiện hiệu quả công
tác tín dụng và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo thời gian
Hình 3: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
Nông
nghiệp
Công
nghiệp
Thủy sản Thương
nghiệp
Các
ngành
khác
Triệu đồng
chế biến
xx
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005
xxi
Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng doanh số thu nợ 479.292 403.817 591.044 -75.475 -15,75 187.227 46,36
Tỷ trọng (%) 100 100 100
- Ngắn hạn 377.586 291.063 500.620 -86.523 -22,91 209.557 72,00
Tỷ trọng (%) 78,78 72,08 84,70 -6,70 12,62
- Trung, dài hạn 101.706 112.754 90.424 11.048 10,86 -22.330 -19,80
Tỷ trọng (%) 21,22 27,92 15,30 6,70 -12,62
Đối với các khoản vay ngắn hạn thì kỳ hạn trả nợ thường là sau một chu kỳ
sản xuất hoặc một số khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, việc đầu tư
vốn vay ngân hàng đạt hiệu quả và thu hồi vốn trước hạn thì khách hàng mới tiến
hành trả nợ vay cho ngân hàng. Năm 2006, cùng với doanh số cho vay tăng thì
doanh số thu nợ cũng cao, tăng 209.557 triệu đồng với tỷ lệ 72%. Đạt được kết
quả này, ngoài nguyên nhân do khách hàng đầu tư kinh doanh hiệu quả, có thiện
chí trả nợ thì phải kể đến nổ lực hết mình của cán bộ tín dụng trong công tác thu
hồi nợ.
Đối với các khoản vay trung dài hạn, do kỳ hạn trả nợ dài, các khoản cho vay
năm nay có thể mấy năm sau mới thu được, do đó rủi ro cao hơn so với tín dụng
ngắn hạn. Vì thế, doanh số cho vay trung dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong tổng
doanh số cho vay và doanh số thu nợ cũng vậy. Năm 2005, doanh số thu nợ trung
dài hạn cao hơn 2004 là do các khoản nợ đến hạn thanh toán. Cùng với xu hướng
giảm doanh số cho vay trung dài hạn nên doanh số thu nợ cũng giảm trong năm
2006. Điều này có thể nói là bình thường.
377.586
291.063
500.620
101.706
112.754
90.424
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
700.000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Triệu đồng
Trung, dài hạn
Ngắn hạn
Hình 4: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI GIAN
xxii
xxiii
Nhìn một cách tổng quát thì doanh số thu nợ năm 2005 có giảm so với 2004
(giảm 75.475 triệu đồng, tỷ lệ 15,75%) nhưng sang năm 2006, doanh số này lại
tăng 187.227 triệu đồng, tỷ lệ 46,36%. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng lớn
của doanh số thu nợ ngắn hạn. Năm 2005, thu nợ ngắn hạn giảm mặc dù thu nợ
trung dài hạn có tăng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ không đủ bù đắp lượng giảm
của ngắn hạn, làm tổng doanh thu nợ giảm. Trong năm 2006 thì ngược lại.
4.2.3. Phân tích dư nợ
4.2.3.1. Dư nợ theo ngành
Thực hiện từng bước giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong GDP
của tỉnh để tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Theo chủ
trương đó của Đảng và Nhà nước, những năm vừa qua, vốn cho vay của Ngân
hàng cũng đã chuyển hướng đầu tư để thực hiện mục tiêu này. Thể hiện tỷ trọng
đầu tư tín dụng vào các khu vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ luôn cao hơn
so với khu vực nông nghiệp.
* Ngành công nghiệp chế biến
Qua số liệu cho thấy dư nợ ngành công nghiệp chế biến liên tục tăng qua 3
năm. Năm 2004, dư nợ là 46.648 triệu đồng, tăng 22,36% so với năm 2004. Và
trong năm 2006, dư nợ đạt mức 72.453 triệu đồng, tăng 55,32% so với năm 2005,
nguyên nhân là do trong năm này, doanh số cho vay của Ngân hàng tăng cao
(tăng gần 107% so với năm 2005). Không chỉ tăng về số lượng, cả tỷ trọng trong
tổng dư nợ của Ngân hàng cũng tăng từ 18,66% (2004) lên 25,79% (2006). Dư
nợ tăng, chứng tỏ Ngân hàng đang mở rộng tín dụng đối với ngành công nghiệp
chế biến-ngành hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Riêng năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến trên địa bàn tăng cao
so với năm 2005. Với giá trị này, Cần Thơ vẫn là địa phương dẫn đầu về ngành
công nghiệp chế biến ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là cơ hội rất
lớn để Ngân hàng phát huy được thế mạnh của mình. Đặc biệt là sau khi nước ta
gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu sẽ ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài.
Vì vậy, cán bộ tín dụng Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi diễn biến của tình
hình thực tế để có những quyết định hợp lý.
So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005
xxiv
Bảng 7: DƯ NỢ THEO NGÀNH QUA 3 NĂM 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ 204.302 215.180 280.917 10.878 5,32 65.737 30,55
- Nông nghiệp 5.027 9.339 11.869 4.312 85,78 2.530 27,09
- Công nghiệp chế biến 38.123 46.648 72.453 8.525 22,36 25.805 55,32
- Thủy sản 26.724 29.207 35.727 2.483 9,29 6.520 22,32
- Thương nghiệp 14.410 20.392 38.708 5.982 41,51 18.316 89,82
- Các ngành khác 120.018 109.594 122.160 -10.424 -8,69 12.566 11,47
* Ngành thủy sản
Đối với những hộ nuôi trồng thủy sản quy mô lớn thì việc đầu tư cơ sở hạ
tầng như hệ thống ao, các trại sản xuất giống, máy móc thiết bị…đây là những tài
sản có giá trị trên thị trường và dễ mua bán, do đó Ngân hàng có thể mở rộng tài
sản đảm bảo tiền vay bằng các tài sản này nhằm giúp các hộ sản xuất có thể thực
hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn Ngân hàng
và tăng khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng.
Ưu tiên cho vay các hộ nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật, mở rộng hình
thức cho vay các dự án khả thi, thực hiện cho vay thế chấp quyền sử dụng đất.
Dư nợ của ngành thủy sản trong những năm qua liên tục tăng cao. Năm 2005
tăng 2.483 triệu đồng (9,29%) so với năm 2004. Năm 2006 tăng 6.520 triệu đồng
so với năm 2005, với tốc độ tăng 22,32%.
* Ngành thương nghiệp
Đây là khách hàng truyền thống và là ngành kinh tế trọng điểm được Ngân
hàng đặc biệt quan tâm đầu tư. Điều đó được thể hiện ở chỉ tiêu dư nợ và tỷ trọng
liên tục tăng. Cụ thể, nếu như năm 2004, dư nợ ngành này chỉ chiếm 7,05% tổng
dư nợ, năm 2005 là 9,48% thì năm 2006 chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm
(13,78%).
Với vị thế là trung tâm của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là sau khi được công
nhận là thành phố trực thuộc Trung ương, cơ cấu kinh tế Cần Thơ có bước
chuyển mình đáng kể, biểu hiện là các ngành thương nghiệp, dịch vụ ngày càng
phát triển phong phú đa dạng. Để tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng
quy mô kinh doanh thì vốn vay ngân hàng là vô cùng cần thiết. Đáp ứng nhu cầu
đó, NH TMCP SGCT chi nhánh Cần Thơ đã xem xét, chọn lọc và tăng cuờng
nguồn vốn đầu tư tín dụng đến các công ty thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Dư
nợ tăng bình quân trên 65% / năm. Năm 2006, dư nợ ngành thương nghiệp đạt
38.708 triệu đồng.
* Ngành nông nghiệp
Dư nợ ngành nông nghiệp cũng tăng qua 3 năm. Năm 2005 tăng 4.312 triệu
đồng so với năm 2004 (tăng 85,78%). Sang năm 2006, tốc độ tăng có giảm lại
(27,09%) chỉ tăng thêm 2.530 triệu đồng so với năm 2005.
xxv
Tuy định hướng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng
với đặc trưng là một đô thị đồng bằng, cơ cấu dân số nông nghiệp vẫn chiếm đa
số. Nên sau khi hội nhập WTO, hàng hóa chủ lực hiện nay và trong thời gian gần
của Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng cũng sẽ là nông
sản. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp luôn chứa đựng nhiều rủi ro: thiên tai, dịch
bệnh, thị trường bấp bênh - được mùa mất giá, mất mùa được giá. Do đó, để có
thể phát triển lâu dài, Nhà nước cần phải có chủ trương và quy hoach cụ thể, hợp
lý. Và cũng để an toàn nguồn vốn đầu tư của mình, Ngân hàng cần phải luôn theo
dõi những định hướng, chủ trương đó.
* Các ngành khác
Ngoài việc mở rộng cho vay các ngành công nghiệp chế biến, thủy sản,
thương nghiệp, nông nghiệp. Ngân hàng còn không ngừng đa dạng hóa đối tượng
đầu tư vào các ngành khác như: xây dựng, khách sạn, nhà hàng, vận tải kho bãi,
thông tin liên lac,…Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng cho các ngành này còn nhiều
biến động, dẫn đến dư nợ tăng giảm qua các năm. Năm 2005, giảm 8,69% so với
năm 2004. Năm 2006 tăng 11,47% so với 2005.
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
Nông
nghiệp
Công
nghiệp chế
biến
Thủy sản Thương
nghiệp
Các ngành
khác
Triệu đồng
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Hình 5: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH
xxvi
xxvii
Tóm lại, trong những năm vừa qua, tín dụng đầu tư của Ngân hàng đã bám
sát định hướng của ngành và chủ trương của Thành phố Cần Thơ nhằm chuyển
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong thời gian sắp tới, chủ trương của Ngân hàng là tiếp tục đầu tư tăng tỷ
trọng dư nợ cho khu vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, thủy sản, xây dựng.
Giữ vững tỷ trọng dư nợ trong khu vực nông nghiệp.
Tuy nhiên, trước những diễn biến rất phức tạp về giá cả của một số mặt hàng
có liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng, chi nhánh cần phải
theo dõi chặt chẽ các thông tin có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của các
cá nhân, tổ chức sử dụng vốn vay ngân hàng để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.
4.2.3.2. Dư nợ theo thời gian
Có thể nói rằng, trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của chi nhánh được
mở rộng, Ngân hàng chủ động cho vay ngắn hạn phục vụ nhu cầu vốn lưu động
của khách hàng, cho vay trung dài hạn phục vụ đầu tư chiều sâu, xây dựng cơ sở,
mở rộng quy mô,…
Dư nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Tổng dư nợ cho vay đến
31/12/2006 đạt 280.917 triệu đồng, tốc độ tăng 30,55% so với đầu năm. Kết quả
trên đạt được là do Ngân hàng đã có những định hướng đúng đắn trong hoạt động
tín dụng: cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay cá nhân và hộ gia đình, cho
vay có bảo đảm bằng tài sản; tích cực tìm kiếm khách hàng sản xuất, kinh doanh
có hiệu quả, có uy tín trong quan hệ tín dụng.
Xét về cơ cấu, dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư
nợ của Ngân hàng và có xu hướng tăng dần qua 3 năm cả về dư nợ lẫn tỷ trọng.
Năm 2005 tăng 22.886 triệu đồng so với năm 2004 và năm 2006 tăng thêm
82.096 triệu đồng so với 2005. Về tỷ trọng, từ chỗ chiếm 57,57% (2004) tăng lên
79,24% (2006). Qua đây có thể thấy xu hướng đầu tư tín dụng của chi nhánh, ưu
tiên cho vay ngắn hạn bởi thời gian thu hồi vốn nhanh, giảm rủi ro, tăng vòng
quay vốn.
Trong khi đó, dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm dần. Năm 2005, dư nợ
trung dài hạn giảm 13,85% so với 2004 và 2006 tiếp tục giảm 21,9% so với
2005. Nguyên nhân là do trong thời gian gần đây, đơn vị đã thu hồi nợ của những
năm trước chuyển sang do đã đến kỳ hạn trả nợ. Ngoài ra, do nguồn vốn
So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005
xxviii
Bảng 8: DƯ NỢ THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Chi tiêu
2004 2005 2006
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ 204.302 215.180 280.917 10.878 5,32 65.737 30,55
Tỷ trọng (%) 100 100 100
- Ngắn hạn 117.608 140.494 222.590 22.886 19,46 82.096 58,43
Tỷ trọng (%) 57,57 65,29 79,24 7,73 13,95
- Trung, dài hạn 86.694 74.686 58.327 -12.008 -13,85 -16.359 -21,90
Tỷ trọng (%) 42,43 34,71 20,76 -7,73 -13,95
huy động chủ yếu là ngắn hạn nên ngân hàng không mạo hiểm dùng nguồn
này để cho vay trung dài hạn nên doanh số cho vay trung dài hạn cũng giảm. Do
đó, trong thời gian tới, chi nhánh cần tăng cường huy động vốn dài hạn để đáp
ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn bằng cách đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và
cung cấp thông tin tư vấn đến doanh nghiệp và hộ dân để mở rộng cho vay trung
dài hạn.
Nợ quá hạn trung dài hạn đã tăng nhanh trong năm 2005. Năm 2005, nợ quá
hạn trung dài hạn là 4.327 triệu đồng tăng 2.251,63% so với năm 2004 và cũng
Tương ứng với tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ, nợ quá hạn ở Ngân hàng
TMCP SGCT chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2004-2006 cũng đã có những biến
động lớn. Tổng nợ quá hạn năm 2004 là 794 triệu đồng, sang năm 2005 là 4.327
triệu đồng, tăng 3.533 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 444,96%. Đây là
năm mà chi nhánh đứng trước thách thức to lớn. Tuy nhiên, đến năm 2006, tổng
dư nợ quá hạn chỉ còn 799 triệu đồng, giảm 81,53% so với năm 2005. Phân tích
nợ quá hạn theo từng loại cho vay cụ thể, ta thấy như sau:
4.2.4. Phân tích nợ quá hạn và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
4.2.4.1. Nợ quá hạn
Hình 6: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI GIAN
117.608
140.494
222.590
86.694
74.686
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
58.327
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
Triệu đồng
Tru
xxix
ng, dài hạn
Ngắn hạn
So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005
xxx
Bảng 9: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN QUA 3 NĂM 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ (TDN) 204.302 223.191 255.829 18.889 9,25 32.638 14,62
Tổng nợ quá hạn (NQH) 794 4.327 799 3.533 444,96 -3.528 -81,53
- Ngắn hạn 610 0 0 -610 -100,00 0 -
- Trung, dài hạn 184 4.327 799 4.143 2251,63 -3.528 -81,53
NQH / TDN (%) 0,39 1,94 0,31 1,55 -1,63
chiếm 100% tổng dư nợ quá hạn của năm. Nhưng đến năm 2006, nợ quá hạn
chỉ còn 799 triệu đồng, giảm 81,53% so với năm 2005. Trong khi đó, nợ quá hạn
ngắn hạn tại đơn vị năm 2004 là 610 triệu đồng. Sang năm 2005 và cả 2006, dư
nợ quá hạn đã giảm xuống bằng 0. Sự chuyển biến tích cực này là một kết quả
cần được khẳng định.
Quan điểm mở rộng tín dụng đi kèm nâng cao chất lượng tín dụng của chi
nhánh luôn được quán triệt. Tuy nhiên, năm 2005, do tình hình khó khăn chung,
đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, nông nghiệp,
vận tải kho bãi…nên khách hàng trả nợ Ngân hàng chưa đúng hạn.
Trong thời gian qua, nợ quá hạn chủ yếu tập trung tại một số doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh khá nhạy cảm trước những biến động của thị trường. Chi
nhánh đã rất quan tâm, đốc thúc đơn vị trong việc chi trả nợ gốc và lãi vay.
Trong năm 2006, nhiều khoản nợ quá hạn đã được giải quyết.
610
0 0
184
4.327
799
0
500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
4.000
4.500
5.000
2004 2005 2006 Năm
Triệu đồng
Trung, dài hạn
Ngắn hạn
Hình 7: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN
Về tỷ trọng thì nợ quá hạn trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ
quá hạn của chi nhánh. Nguyên nhân là do tác động của tình hình kinh tế, trong
thời gian qua, mặt bằng giá cả có xu hướng ngày càng tăng, khách hàng đầu tư
xxxi
kinh doanh không hiệu quả, lãi suất vay trung, dài hạn cũng cao,…nên công tác
thu hồi nợ gặp khó khăn. Ngoài ra, còn có một số khách hàng chây ỳ không trả
nợ ngân hàng, còn chiếm dụng vốn ngân hàng để thanh toán các khoản khác.
Mặc dù nợ quá hạn của ngân hàng có sự biến động, nhưng nhìn chung thì
không cao và đã đạt mục tiêu đề ra. Phần lớn các khoản nợ quá hạn đều có khả
năng thu hồi do được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao, chủ yếu là bất
động sản.
4.2.4.2. Tỷ số rủi ro tín dụng
Tín dụng là nghiệp vụ hàng đầu và có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của ngân hàng. Do đó, nhiệm vụ bảo tồn vốn cho vay cả gốc
và lãi là vấn đề cơ bản nhất cần được các ngân hàng quan tâm xem xét. Một
trong những dấu hiệu cơ bản nhất của rủi ro tín dụng đó là nợ quá hạn. Nợ quá
hạn càng lớn thì ngân hàng càng có nhiều nguy cơ gặp rủi ro cao trong hoạt động
tín dụng. Vì vậy, chỉ tiêu nợ quá hạn và rủi ro tín dụng có liên quan mật thiết với
nhau.
Rủi ro tín dụng phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài
chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với ngân hàng, bao gồm cả việc không
thực hiện thanh toán nợ, cho dù đó là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn
Mặc dù tốc độ dư nợ tăng trưởng khá cao nhưng Chi nhánh luôn quan tâm
đến chất lượng đầu tư, tăng cường khâu kiểm định vốn vay chặt chẽ nên nợ quá
hạn trên tổng dư nợ cho vay trong thời gian qua luôn giữ ở mức thấp, mặc dù tỷ
lệ này có lúc tăng, lúc giảm. Ngân hàng đã luôn duy trì một khoản dự phòng để
bù đắp rủi ro.
Năm 2005, tỷ lệ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ tăng 1,55% so với năm 2004.
Nhưng với sự nỗ lực không nhỏ của lãnh đạo Chi nhánh trong việc làm lành
mạnh tình hình tài chính, nợ quá hạn đến thời điểm cuối năm 2006 chỉ có: 799
triệu đồng, chiếm 0,31% trên tổng dư nợ, giảm 1,63% so với năm 2005 – năm
thực hiện phân loại nợ theo Quyết định 493. Đây là một xu hướng đáng khích lệ.
Với áp lực tăng lãi suất huy động như hiện nay, việc tiếp tục điều chỉnh tăng
lãi suất cho vay trong thời gian tới là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, khi lãi suất huy
động và lãi suất cho vay không có bước gia tăng tương ứng thì rất có thể các
ngân hàng phải chấp nhận giảm lợi nhuận, mặt khác lãi suất cho vay tăng cao
xxxii
cũng làm tăng khả năng gia tăng nợ khó đòi, đây là một rủi ro lớn nhất mà các
NHTM phải đối mặt.
4.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP
SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.3.1. Hệ số thu nợ (%)
Qua 3 năm, hệ số thu nợ của ngân hàng biến động giảm rồi lại tăng. Nguyên
nhân của sự biến động này chủ yếu vẫn là nguyên nhân khách quan, phụ thuộc
vào tình hình thị trường, kết quả kinh doanh cũng như thiện chí trả nợ của khách
hàng, do nguồn vốn cho vay chưa đến kỳ thu nợ,…
Tuy nhiên, trong thời gian qua, hệ số thu nợ của chi nhánh luôn giữ được ở tỷ
lệ cao. Từ 88,29% trong năm 2004, tăng lên 97,38% (năm 2005) và năm 2006 là
89,99%. Như vậy, tính trung bình, hệ số thu nợ của NHTMCP Sài Gòn Công
Thương chi nhánh Cần Thơ trong thời gian qua là 91,89%, nghĩa là khi ngân
hàng cho vay 100 đồng trong kỳ thì thu được trung bình 91,89 đồng (vì hệ số thu
nợ cho ta biết khả năng thu nợ của ngân hàng so với đồng vốn cho vay). Đây là
con số khá cao, phần nào cho thấy hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Đó là kết
quả của sự cố gắng của toàn đơn vị, bằng những giải pháp thích hợp như áp dụng
biện pháp thi đua, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ tín dụng để động viên tinh
thần hăng say, tích cực trong công tác cho vay và thu nợ, thường xuyên theo dõi
quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả nợ.
Ngoài ra, tại nhiều địa phương, các cấp chính quyền, đoàn thể đã phối hợp
với NH trong việc thúc đẩy khách hàng trả nợ đúng hạn. Chính quyền nhận thức
rõ vai trò của NH trong phát triển kinh tế địa phương, như tạo công ăn việc làm,
nâng cao thu nhập. Do đó họ đã cùng với NH tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy người
vay trả nợ NH. Quan hệ tích cực này hình thành trên cơ sở nhận thức đúng đắn
của cả cấp chính quyền, Đảng, đoàn thể và NH về kỷ luật tín dụng.
4.3.2. Tỷ lệ Dư nợ / Vốn huy động (lần)
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu
này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng
huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử
dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
xxxiii
xxxiv
Nhận xét thấy trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng còn
thấp được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2004 bình
quân 6,64 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2005 tình
hình huy động vốn của ngân hàng có cải thiện hơn so với năm 2004, bình quân
5,01 đồng dư nợ chỉ có 1 đồng vốn huy động tham gia cùng. Tỷ lệ Dư nợ / Vốn
huy động giảm xuống, chứng tỏ nguồn vốn huy động tại chỗ ngày càng tăng, khả
năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn tại ngân hàng cũng được cải thiện hơn, ngân
hàng đã quan tâm nhiều đến công tác huy động vốn tại chỗ bằng nhiều biện pháp
tích cực.
Tuy nhiên, nếu không nhanh chóng đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn
tại chỗ trong khi nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng lớn thì dễ dẫn đến
việc thiếu hụt vốn để đầu tư. Điều này được thể hiện trong năm 2006, công tác
huy động vốn có tăng nhưng không cao trong khi tổng dư nợ cũng tăng nên chỉ
số Dư nợ / Vốn huy động có tăng so với năm 2005. Bình quân 5,25 đồng dư nợ
thì có 1 đồng vốn huy động trong đó. Vì nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng
nhu cầu vốn vay của khách hàng nên ngân hàng đã tiếp nhận lượng lớn nguồn
vốn điều chuyển từ Hội sở. Tuy nhiên, chi phí của nguồn vốn vay từ Hội sở là
cao hơn so với vốn huy động tại chỗ. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh, ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn để khai thác nguồn
vốn nhàn rỗi trên địa bàn.
Tóm lại, trong 3 năm qua (2004-2006), nguồn vốn huy động tại chỗ chỉ đáp
ứng được một phần nhu cầu tín dụng của khách hàng. Tuy nhiên, chi nhánh cũng
đã tăng cường nhiều biện pháp để huy động vốn (nguồn vốn huy động tại chỗ
tăng liên tục qua 3 năm), đồng thời cũng đã tăng cường mở rộng tín dụng, đảm
bảo dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước.
4.3.3. Vòng quay vốn tín dụng (lần)
Vòng quay tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua có sự biến động
không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự giảm và sau đó lại tăng. Năm
2004, vòng quay vốn tín dụng là 2,74 vòng nhưng năm 2005 chỉ có 1,89 vòng,
giảm 0,85 vòng so với năm 2004. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do trong
năm 2005, thị trường có nhiều biến động, giá cả xăng dầu không ổn định, lại
thêm thiên tai, dịch bệnh,…đã làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ của NH.
So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005
xxxv
Bảng 10: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Vốn huy động (VHĐ) 30.768 44.537 48.775 13.769 44,75 4.238 9,52
Tổng dư nợ (TDN) 204.302 223.191 255.829 18.889 9,25 32.638 14,62
Doanh số cho vay 542.852 414.695 656.781 -128.157 -23,61 242.086 58,38
Doanh số thu nợ 479.292 403.817 591.044 -75.475 -15,75 187.227 46,36
Nợ quá hạn (NQH) 794 4.327 799 3.533 444,96 -3.528 -81,53
Dư nợ bình quân (DNBQ) 174.974 213.747 239.510 38.773 22,16 25.763 12,05
Hệ số thu nợ (%) 88,29 97,38 89,99 9,09 -7,39
DN / VHĐ (lần) 6,64 5,01 5,25 -1,63 0,23
NQH / TDN (%) 0,39 1,94 0,31 1,55 -1,63
Vòng quay tín dụng (vòng) 2,74 1,89 2,47 -0,85 0,58
Năm 2006, nhu cầu vay vốn của nền kinh tế tăng cao, do đó doanh số cho vay
của Ngân hàng tăng nhanh. Với sự điều hành, chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo,
cộng với việc trả nợ ngân hàng đúng hạn do khách hàng làm ăn có lời, nên doanh
số thu nợ được cải thiện. Trong năm này, vòng quay vốn tín dụng là 2,47 vòng,
tăng lên một ít so với năm 2005 là 0,58 vòng.
Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng qua 3 năm là tương đối cao, trung bình
đạt 2,37 vòng, cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tại Ngân hàng là nhanh, thời gian
thu hồi nợ vay nhanh. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, chi nhánh đã giảm cho
vay trung, dài hạn nên nó phần nào làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn tín dụng
của NH.
4.3.4. Tỷ lệ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ (%)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ
rệt. Qua 3 năm, tỷ lệ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ tại NHTMCP SGCT chi nhánh
Cần Thơ lần lượt như sau: 0,39% năm 2004, năm 2005 là 1,94% và năm 2006 là
0,93%. Ta thấy, dư nợ của chi nhánh trong thời gian gần đây liên tục tăng, chứng
tỏ quy mô tín dụng không ngừng mở rộng. Nếu đảm bảo tỷ số rủi ro tín dụng
luôn ở mức thấp thì chất lượng tín dụng sẽ cao. Tuy năm 2005, tỷ số rủi ro tín
dụng có tăng nhưng với những giải pháp kịp thời của ngân hàng cũng như thiện
chí trả nợ của khách hàng, tỷ số này đã giảm đáng kể trong năm 2006. Nhìn
chung, tỷ lệ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ vẫn nằm ở mức cho phép, thấp hơn nhiều
so với 5% (theo tiêu chí của ngành ngân hàng).
Để đạt được kết quả như trên, ngân hàng đã xây dựng, ban hành các qui trình
hướng dẫn về cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng, quy định phân
loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tạo
hành lang pháp lý cho Chi nhánh hoạt động an toàn hiệu quả. Tiếp tục tăng
cường công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng góp phần ngăn chặn tình trạng cho
vay buông lỏng quy trình, quy định, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín
dụng của đơn vị.
Phương hướng trong thời gian tới được Ban lãnh đạo chi nhánh đề ra là:
- Nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng dư nợ vào những ngành có lợi
thế so sánh, những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả, tình hình tài
chính lành mạnh.
xxxvi
- Giảm nợ quá hạn, giảm dư nợ đối với khách hàng có năng lực tài chính yếu
kém, sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ...
- Công tác xử lý tài sản thu hồi nợ tồn đọng được xem là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm, cố gắng thực hiện kế hoạch SGCTNH giao.
xxxvii
CHƯƠNG 5
BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Sau khi phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP SGCT chi nhánh Cần
Thơ, có thể nhận thấy một số tồn tại và nguyên nhân như sau:
* Về công tác huy động vốn tại chỗ còn hạn chế: xuất phát từ các nguyên
nhân sau:
Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế dù được duy trì ở mức cao trong nhiều năm
nhưng thu nhập quốc dân bình quân đầu người trên địa bàn vẫn còn thấp, tiết
kiệm và tích lũy trong dân cư tuy đã tăng nhưng còn ở mức khiêm tốn và dân cư
vẫn chưa thực sự tin tưởng khi gửi tiết kiệm và sử dụng các dịch vụ của Ngân
hàng. Bên cạnh đó, quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ bé, hoạt động chủ
yếu bằng vốn vay ngân hàng, nhu cầu đầu tư cao trong khi khả năng tự tích luỹ,
tài trợ thấp.
Hai là, yếu tố giá cả tăng mạnh trong những năm gần đây gây ra tâm lý e ngại
gửi tiền VND dài hạn vào hệ thống ngân hàng, dẫn đến việc người dân chuyển
sang đầu tư vào bất động sản, hoặc tích trữ dưới dạng USD và vàng.
Ba là, mức độ cạnh tranh trên thị trường vốn ngày càng cao, việc huy động
vốn của các NHTM phải cạnh tranh với các kênh thu hút vốn khác như tiết kiệm
bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư bất động sản, đầu tư cổ phiếu, trái
phiếu trên thị trường tài chính.
* Về nguyên nhân chung của rủi ro trong hoat động tín dụng ngân hàng:
Về phía Ngân hàng, phải kể đến nguyên nhân là:
- Chính sách và quy trình cho vay, phương pháp xem xét, phân tích còn hạn
chế, chưa chính xác.
- Việc cho vay còn tập trung vào một ngành hàng, hoặc một nhóm khách
hàng, ngành hàng có liên hệ với nhau như công nghiệp chế biến, thương nghiệp,
thủy sản,…
- Tập trung, quá chú trọng vào tài sản bảo đảm, coi bảo đảm là cơ sở để quyết
định cho vay, còn các yếu tố khác không chú trọng đúng mức.
xxxviii
Về phía người vay nợ, có những nguyên nhân khách quan và cả chủ quan:
- Nguyên nhân khách quan xuất phát từ những tác động bên ngoài như thiên
tai, do sự ổn định của nền kinh tế chưa chắc chắn, chính sách quản lý kinh tế thay
đổi đột ngột, do hành lang pháp lý chưa phù hợp, do biến động của thị trường
trong và ngoài nước, do quan hệ cung cầu hàng hóa thay đổi.
- Nguyên nhân chủ quan là vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp còn rất ít so với nhu cầu. Năng lực điều hành còn hạn chế, thiếu thông tin
thị trường và các đối tác, trong đó cũng phải kể đến việc thiếu thiện chí trả nợ
vay ngân hàng ngay từ khi xin vay vốn.
5.2. BIỆN PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG
* Về công tác huy động vốn:
Để có thể tăng cường quản lý rủi ro, giảm chi phí huy động vốn cũng như
nâng cao lượng vốn huy động cho NH trong điều kiện hội nhập hiện nay, xin đề
xuất một số giải pháp cụ thể sau:
- Sử dụng chính sách lãi suất huy động hợp lý. Với một hệ thống lãi suất tiết
kiệm theo nhiều bậc, Ngân hàng có thể tạo ra những sản phẩm đa dạng và hấp
dẫn hơn để thu hút các khách hàng với lượng tiền gửi lớn, đồng thời có thể giảm
chi phí vốn đối với các tài khoản tiền gửi có số dư thấp; khuyến khích khách
hàng gửi tiền tham gia vào các đợt tiết kiệm dự thưởng và đưa ra cơ chế lãi suất
cao hơn cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài; phát triển các sản phẩm thanh toán
và quản lý vốn, dịch vụ thẻ để thu hút khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng và
sử dụng số dư trên các tài khoản này nhằm giảm chi phí vốn, tăng độ ổn định của
nguồn vốn..
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ
chức kinh tế, cải tiến các thủ tục gởi tiền, lãnh tiền, rút ngắn thời gian giao dịch
đối với khách hàng, tăng cường tiếp thị, xây dựng phong cách giao dịch văn
minh lịch sự, chú trọng đến chất lượng giao dịch và các dịch vụ tiện ích, các
chương trình hỗ trợ chăm sóc khách hàng để không ngừng thu hút lượng khách
hàng giao dịch và duy trì khách hàng truyền thống vốn có của Chi nhánh.
- Về nguồn vốn huy động luôn được coi trọng công tác huy động vốn, tìm
mọi biện pháp để tiếp xúc khách hàng, gởi thư ngỏ, tăng cường quảng bá về
xxxix
khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng…Đối với khách hàng lớn và
có mối quan hệ thường xuyên, Ngân hàng cần có chính sách ưu đãi đặc biệt,
thăm hỏi, tặng quà trong dịp lễ, tết,…
- Ngoài ra, khách hàng mở tài khoản tiền gởi tại Ngân hàng còn được hỗ trợ
bằng những dịch vụ gia tăng tiện ích như Mobile Banking, Internet Banking,
giúp cho khách hàng có thể xem số dư tài khoản tại thời điểm hiện tại, in liệt kê
giao dịch tài khoản tiền gởi thanh toán, xem thông tin tỷ giá, xem thông tin lãi
suất tiền gởi tiết kiệm.
- Tiếp tục tăng cường tỷ trọng huy động vốn từ dân cư để đảm bảo duy trì
nguồn vốn ổn định, tích cực huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để đảm
bảo cân đối giữa cơ cấu huy động và cho vay.
* Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên:
Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ ngân hàng, cùng với
việc tập huấn nghiệp vụ để nâng cao hiểu biết và thông thạo nghiệp vụ để việc
giải quyết công việc với khách hàng đạt được chất lượng, hiệu quả. Điều đặc biệt
quan tâm là tiếp tục đổi mới công nghệ thông tin, trang bị máy móc hiện đại, đi
đôi với việc đào tạo con người sử dụng các công nghệ đó một cách thành thạo
* Mở rộng quan hệ với khách hàng:
- Do công việc thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên phong cách phục
vụ của cán bộ ngân hàng cũng chính là việc thể hiện sự tổ chức, đào tạo nhân lực
có đạt hiệu quả hay không từ trình độ chuyên môn, lối ứng xử giao tiếp với khách
hàng…Tạo cho khách hàng sự tin tưởng, an tâm, hài lòng khi đến giao dịch,
nhằm tăng số lượng khách hàng giao dịch và thanh toán qua ngân hàng. Tăng
cường tiếp thị, cung cấp các tiện ích cho khách hàng để giữ nguồn tiền gửi ổn
định.
- Bám sát các chương trình, các dự án trọng điểm của địa phương về lĩnh vực
kinh tế - xã hội, nhằm phát hiện ra những thị trường tiềm năng để có thể tranh
thủ được thời gian thu hút khách hàng trước các đối thủ khác.
* Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh:
- Đa dạng hóa các phương thức cấp tín dụng. Tuy nhiên, áp dụng phương
thức nào là còn phụ thuộc vào đặc điểm của lĩnh vực sản xuất cũng như đặc điểm
của từng loại khách hàng
xl
- Phát triển các dịch vụ thanh toán, các sản phẩm thanh toán nhằm giảm chi
phí vốn đầu vào.
5.3. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
An toàn luôn là tiêu chí trong mọi hoạt động của Ngân hàng. Để làm tốt điều
này, chi nhánh đã chú trọng quản lý rủi ro trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có rủi
ro tín dụng. Với kiến thức của mình, em xin góp ý thêm một số biện pháp nhằm
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại đơn vị.
* Đối với công tác phát vay:
- Điều quan trọng là không ngừng nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín
dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng vì điều này có ảnh hưởng rất
lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng.
- Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong
quy trình giải quyết các khoản vay
- Trong nghiệp vụ chuyên môn cần nghiêm túc thực hiện theo đúng quy trình
tín dụng, theo sự hướng dẫn của hệ thống ngành, các văn bản pháp luật có liên
quan.
- Coi trọng quy trình và thể lệ cho vay là cơ sở thu hồi nợ, đảm bảo lành
mạnh về vốn đầu tư và sinh lợi. Đo lường rủi ro ngay từ giai đoạn đầu giải ngân
cho đến khi thu hồi được hết nợ. Vì thế quá trình thẩm định phải thực hiện thật
kỹ trước và trong khi cho vay tức là phải nắm vững thông tin về khách hàng vay
vốn như: về phương án sản xuất kinh doanh, nguồn thu nhập trả nợ, tài sản thế
chấp, các thông tin khác có liên quan đến khách hàng vay vốn.
- Có chiến lược cụ thể từng thời điểm về tài sản thế chấp, địa bàn cho vay, đối
tượng cho vay, loại hình cho vay và lãi suất cho vay.
* Đối với công tác quản lý và xử lý nợ:
- Định kỳ hạn thu nợ và lãi tiền vay phù hợp sẽ giúp khách hàng trả nợ thuận
lợi hơn, hạn chế trường hợp không có đủ tiền trả nợ đến hạn hoặc có nguồn thu
nhưng chưa đến hạn trả, khách hàng có thể sử dụng vào việc khác.
- Ngân hàng thường xuyên phân loại các khoản nợ để đề ra biện pháp thu hồi,
xử lý phù hợp với tình hình thực tế của từng khách hàng, từng khoản vay.
xli
- Công tác đôn đốc, thu hồi nợ gắn liền với công tác đối chiếu, kiểm tra, kiểm
soát trong hoạt động tín dụng.
-Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ phù hợp với từng khoản nợ quá hạn. Đôn
đốc, thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình tài
chính, tài sản bảo đảm,... để có những biện pháp thích hợp, kịp thời giúp đỡ
khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính, trả nợ cho ngân hàng.
- Miễn giảm tiền lãi vay đối với khách hàng bị tổn thất tài sản hình thành từ
vốn vay do các nguyên nhân khách quan, nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính
cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng trả được nợ gốc và phần lãi còn
lại, có điều kiện lập lại quan hệ tín dụng bình thường.
- Đối với khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng, có khả
năng trả nợ và cần vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể xem
xét tạm khoanh nợ cũ, cho vay thêm để khách hàng vượt qua khó khăn, có điều
kiện trả nợ ngân hàng.
- Đối với khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, tùy mức độ vi phạm, có thể
xử lý tạm ngừng cho vay, chấm dứt cho vay hoặc khởi kiện trước pháp luật.
- Việc xử lý tài sản bảo đảm cần tiến hành khẩn trương, kiên quyết nhằm
nhanh chóng giải quyết vốn vay bị ứ đọng. Trong thời gian chưa xử lý được tài
sản, ngân hàng có thể có biện pháp thích hợp để thu giữ, khai thác, sử dụng các
tài sản đó nhằm tạo nguồn thu nợ.
- Cuối cùng, giải pháp tốt nhất là mỗi cán bộ tín dụng phải thật cẩn trọng
trước khi đặt bút quyết định một món vay mới.
xlii
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Trong thời gian vừa qua, môi trường hoạt động của chi nhánh có những thuận
lợi cơ bản nhưng cũng gặp không ít khó khăn tác động. Dưới sự chỉ đạo của Ban
lãnh đạo, với sự phấn đấu khắc phục khó khăn thử thách trong cơ chế thị trường,
Ngân hàng đã thu được một số kết quả nhất định:
- Lĩnh vực huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng. Tuy nhiên,
tiền gởi tiết kiệm còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn huy động, điều này có
nghĩa là Ngân hàng còn phải chịu chi phí lãi suất cao.
- Tổng doanh số cho vay, Tổng doanh số thu nợ, Tổng dư nợ cho vay, trung
bình đều tăng: tương ứng là 17,38%, 15,31% và 17,94%.
- Việc giải quyết vấn đề nợ quá hạn đã đạt kết quả đáng kể, khối lượng tín
dụng đang lưu hành tương đối lành mạnh, các khoản nợ quá hạn cũ còn lại với tỷ
lệ thấp.
Nói chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trên lĩnh vực đầu tư tín dụng
trong thời gian qua đạt hiệu quả cao với tổng doanh thu từ lĩnh vực này trung
bình chiếm 89,35% trên tổng doanh thu của Ngân hàng.
Để tiếp tục phát triển, Chi nhánh Cần Thơ cần phải chú trọng phát triển
"khách hàng mục tiêu" là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể.
Điều quan trọng là chi nhánh cần phải tiếp tục đa dạng hóa mục đích cho vay
như: sản xuất kinh doanh, sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu, đầu tư dự án, các
tiểu dự án nông nghiệp - nông thôn, mua nhà, mua xe, sửa chữa nhà, và kể cả vay
vốn làm kinh tế phụ gia đình…
Trong tương lai, hoạt động kinh doanh của NHTMCP SGCT chi nhánh Cần
Thơ sẽ tiếp tục đối phó với nhiều khó khăn phức tạp, nhưng với kinh nghiệm,
trình độ nghiệp vụ của cán bộ được tích lũy từ nhiều năm. Ngân hàng có thể tin
tưởng chắc chắn rằng, với đà tăng trưởng phát triển nhiều mặt nghiệp vụ phong
phú, đa dạng, sẽ đạt thành quả lớn hơn trong thời gian sắp tới, để thiết thực lập
công chào mừng 10 năm thành lập chi nhánh, và gần hơn là chào mừng 20 năm
thành lập SGCTNH, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần đầu tiên ở Việt Nam.
xliii
6.2. KIẾN NGHỊ
* Đối với các ngành hữu quan:
- Hiện nay về cơ bản, lãi suất đã được tự do hoá, tuy nhiên, khả năng can
thiệp để điều chỉnh lãi suất bằng các công cụ gián tiếp, thông qua nghiệp vụ thị
trường mở của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là rất hạn chế. Do đó, khi lãi suất
huy động bị đẩy lên quá cao sẽ gây khó khăn trong công tác huy động vốn, nhất
là vốn trung và dài hạn của hệ thống NHTM. Vì vậy, NHNN cần có các giải pháp
hoàn thiện các công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ, hoàn thiện
nghiệp vụ thị trường mở để có đủ năng lực điều tiết cung cầu về vốn, điều chỉnh
lãi suất tạo thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trung và dài hạn của các
NHTM.
- NHNN cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn
phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước phải được đổi mới theo hướng cho phép
các tổ chức tín dụng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và
trích lập dự phòng rủi ro.
- Cần tổ chức thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả kinh tế
của các ngành kinh tế, tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng thẩm định, đánh giá
khách hàng, chu trình đầu tư,.... một cách thích đáng.
- Các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ, nếu có
xảy ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự, không nên hình sự hoá các quan hệ tín
dụng. Luật các tổ chức tín dụng là hành lang pháp lý cao nhất buộc các tổ chức
tín dụng phải tuân thủ, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức tín
dụng theo đúng pháp luật.
* Đối với NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ:
- Tăng cường hơn nữa công tác huy động vốn, thực hiện chính sách khuyến
mãi, trúng thưởng, tặng thưởng, tiết kiệm tại nhà,…nhằm thu hút ngày càng
nhiều nguồn vốn huy động tại chỗ. Phối hợp với các cơ quan ban ngành, các
doanh nghiệp để thực hiện dịch vụ chi trả lương cho cán bộ công nhân viên qua
ngân hàng, từ đó có thể tăng cường vốn huy động thông qua hình thức tiền gửi
thanh toán.
xliv
- Cán bộ tín dụng trong quá trình xuống địa bàn thẩm định, kết hợp với công
tác tuyên truyền, phát tờ bướm cho người dân về các chính sách khuyến mãi, lãi
suất huy động, lãi suất cho vay, nhằm quảng bá thương hiệu Ngân hàng và thu
hút khách hàng.
- Thường xuyên quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo,
đài hay in biểu ngữ đặt ở nơi đông người để thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Thống nhất nhận thức và nhất quán trong thực hiện chính sách tín dụng với
tầm nhìn dài hạn.
- Quan tâm đúng mức đến đa dạng hóa, hiện đại hóa các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng khác, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng. Đây là điều
kiện tăng thu nhập từ dịch vụ, giảm áp lực tăng trưởng tín dụng đơn thuần, phòng
ngừa rủi ro.
- Hợp tác và cạnh tranh hợp pháp là một điều khoản quan trọng trong luật các
tổ chức tín dụng mà các NHTM phải quan tâm, phối hợp thực hiện với các hình
thức đồng tài trợ nhằm tăng năng lực thẩm định, tăng khả năng cung ứng vốn,
tăng khả năng giám sát vốn vay và có thể phân tán được rủi ro.
- Tổ chức các buổi hội thảo phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích đưa ra các biện
pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu nhất ở tất cả các lĩnh vực: tín dụng, kế toán,
thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, kho quỹ... cung cấp nhiều thông tin bổ
ích cho đội ngũ cán bộ tại các phòng nghiệp vụ.
xlv
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.s Thái Văn Đại, Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Trường
Đại Học Cần Thơ, năm 2005.
2. T.s Hồ Diệu, Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, năm 2000.
3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo tình hình cho vay, thu nợ
năm 2004, 2005, 2006 của NH TMCP SGCT Cần Thơ.
4. Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ.
6. www.google.com.vn
5. www.saigonbank.com.vn
xlvi
PHỤ LỤC
LÃI SUẤT TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
A. Bằng đồng Việt Nam (VND)
Lãnh lãi cuối
kỳ (%/tháng)
Lãnh lãi
hàng quý
(%/tháng)
Lãnh lãi
hàng tháng
(%/tháng)
Lãnh lãi
trước (%/kỳ
hạn)
Không kỳ
hạn
- 0,25 -
Có kỳ hạn
01 tháng 0,610 - 0,610 0,606
02 tháng 0,640 - 0,638 1,264
03 tháng 0,720 0,720 0,715 2,114
05 tháng 0,730 - 0,720 3,521
06 tháng 0,740 0,732 0,727 4,251
08 tháng 0,750 - 0,731 5,660
09 tháng 0,760 0,743 0,738 6,402
11 tháng 0,770 - 0,741 7,809
12 tháng 0,780 0,747 0,742 8,559
13 tháng 0,785 - 0,748 9,260
18 tháng 0,790 0,754 0,750 12,450
24 tháng 0,820 0,757 0,751 16,444
xlvii
B. Bằng Dollar Mỹ (USD)
Lãnh lãi khi đáo hạn (%/năm)
Không kỳ hạn 1,50
Có kỳ hạn
01 tháng 4,10
02 tháng 4,20
03 tháng 4,45
06 tháng 4,55
09 tháng 4,70
12 tháng 4,85
13 tháng 4,86
18 tháng 4,90
24 tháng 4,91
36 tháng 4,93
xlviii
LÃI SUẤT TIỀN GỬI THANH TOÁN
A. Bằng đồng Việt Nam (VND)
Lãi suất (%/tháng)
Không kỳ hạn 0,25
Có kỳ hạn
01 tháng 0,54
02 tháng 0,58
03 tháng 0,64
06 tháng 0,66
09 tháng 0,68
12 tháng 0,70
13 tháng 0,71
18 tháng 0,73
24 tháng 0,75
B. Bằng Dollar Mỹ (USD)
Lãi suất (%/năm)
Không kỳ hạn 0,50
Có kỳ hạn
01 tháng 1,20
02 tháng 1,20
03 tháng 1,20
06 tháng 1,20
09 tháng 1,50
12 tháng 1,50
18 tháng 1,50
xlix
LÃI SUẤT NGẮN HẠN
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Đi vay
Vốn điều hòa 0,67 0,72 0,75
Tiền gửi 0,20 – 0,68 0,25 – 0,70 0,25 – 0,73
Cho vay 0,90 – 1,00 0,93 – 1,05 1,05 – 1,20
LÃI SUẤT TRUNG, DÀI HẠN
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Đi vay
Tiền gửi 0,69 – 0,72 0,70 – 0,75 0,70 – 0,77
Cho vay 0,95 – 1,20 1,10 – 1,20 1,10 – 1,30
l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ.pdf