Phân tích dư nợ theo ngành ta thấy dư nợ bình quân trên mỗi
khách hàng ở ngành thương mại dịch vụ rất cao. Cụ thể, năm 2005 là 218,4 triệu
đồng tăng 19,4 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 lại tiếp tục tăng 6,1 triệu
đồng đẩy số dư nợ bình quân trên mỗi khách hàng lên 224,5 triệu đồng dẫn đến
nợ quá hạn cũng cao. Vì vậy, Ngân hàng nên điều chỉnh số dư nợ bình quân trên
mỗi khách hàng ở mức phù hợp. Để làm được điều đó chi nhánh cần tập trung
nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở rà soát, phân tích và dánh giá toàn diện
về khách hàng; từ đó tiến hành phân loại khách hàng (tốt, xấu, trung bình) để cho
vay ở mức hợp lý và đảm bảo an toàn dư nợ đã cho vay.
Cần xác định chính xác chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng
trước khi cho vay để tránh trường hợp khi tới hạn khách hàng chưa thu hồi vốn
nên không thể trả nợ cho Ngân hàng vì thời hạn cho vay của Ngân hàng ngắn
hơn thời gian thu hồi vốn của khách hàng.
75 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i với đời sống của người dân
Bạc Liêu. Đối với những hộ nghèo không có vốn sản xuât, các doanh nghiệp
thiếu vốn sản xuất và tái sản xuất...mà không có đồng vốn của Ngân hàng thì họ
sẽ đi vay ở các tổ chức khác với lãi suất nặng nề hơn. Vì vậy, nguồn tín dụng mà
ngân hàng cung cấp sẽ giải quyết vấn đề trên. Khi vay được vốn với lãi suất phù
hợp họ sẽ yên tâm sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất phục vụ cho tiêu dùng
địa phương và tạo ra nhiều lợi nhuận.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 47
3.3.1.3 Hiệu quả đối với nền kinh tế - xã hội
Theo thống kê, hiên nay NHCTBL đứng thứ 3 với tổng doanh số cho
chiếm khoảng 18% tổng số vốn đầu tư vào nền kinh tế - xã hội. Trong những
năm qua, NHCTBL đã mở rộng cho vay nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau.
Với kết quả đạt được như vậy, NHCTBL cũng một phần thúc đẩy quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hạ thấp tỷ lệ đói nghèo, nâng cao đời sống nhân
dân. Cụ thể vào năm 2006 có khoảng 900 hộ dân đã thoát khỏi cảnh nghèo đói do
chính sách cho vay viện trợ tại Ngân hàng, giải quyết 7% tỷ lệ thất nghiệp còn
tồn đọng. Trong 3 năm qua, nợ quá hạn còn tồn tại nhưng với tỷ lệ thấp, điều này
cho thấy chất lượng tín dụng ngày càng hoàn thiện, nhiều hộ nông dân nhờ vào
đồng vốn này xây dựng cơ sở, các doanh nghiệp, công ty mở rộng sản xuất và tái
sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân.
3.3.2 Đánh giá hoạt động tín dụng của NHCTBL qua 3 năm
Nhìn chung, trong những năm qua hoạt động tín dụng tại NHCTBL có
sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự biến động như sau:
- Tình hình huy động vốn
Trong những năm qua tình hình huy động vốn đều tăng dần, tuy tốc độ
tăng từng năm không cao nhưng vẫn đáp ứng được mục tiêu đề ra của Ngân
hàng. Với phương châm “đi vay để cho vay” Ngân hàng luôn đa dạng các hình
thức huy động vốn nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền. Ngoài các loại tiền gửi
của cá nhân, tổ chức kinh tế, Ngân hàng còn phát hành kỳ phiếu để huy động
vốn. Đây là loại hình còn mới mẻ đối với người dân Bạc liêu nên nguồn vốn huy
động được từ loại hình này thấp chiếm khoảng 4,5% tổng vốn huy đông vào năm
2005. Năm 2006 tiền nhận được từ kỳ phiếu tăng 0,4% so với 2005. đó là do
người dân hiểu biết sâu hơn về việc mua kỳ phiếu, hơn nữa lãi suất kỳ phiếu cao
hơn lãi suất tiền gửi nên thu hút người dân đến mua kỳ phiếu.
- Tình hình cho vay
Mặc dù trên cùng địa bàn thị xã Bạc Liêu có sự cạnh tranh giữa các
Ngân hàng nhưng không gây ảnh hưởng đến tổng doanh số cho vay mà có chiều
hướng tăng dần trong những năm qua. Với kết quả đạt được đã khẳng định uy tín,
chất lượng nghiệp vụ tại Ngân hàng khá tốt. Kết hợp thêm phong cách lịch sự,
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 48
nhiệt tình của cán bộ tín dụng đã góp phần tăng doanh số cho vay của Ngân
hàng.
- Tình hình dư nợ và thu nợ
Tương tự như doanh số cho vay thì dư nợ cũng tăng dần qua 3 năm bởi
vì dư nợ phụ thuộc vào thu nợ và cho vay. Trong các lĩnh vực sản xuất kinh
doanh thì dư nợ đối với ngành thương mại dịch vụ là cao nhất và tăng đều qua
các năm, điều này chứng tỏ người dân Bạc Liêu đang tập trung vào phát triển
thương mại dịch vụ khá mạnh. đối với công tác thu nợ cũng tăng trưởng rất mạnh
qua 3 năm. Điều này cho thấy cán bô tín dụng đã tích cực vận động, nhắc nhở bà
con đóng lãi và gốc đúng hạn. Bên cạnh đó, khách hàng làm ăn có hiệu quả và có
thiện chí trả nợ cho Ngân hàng ngày một tốt hơn.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 49
Chƣơng 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG BẠC LIÊU
4.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DOANH SỐ CHO VAY
Bảng 21: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DSCV THEO NGÀNH KINH DOANH
Ngành
Số lần cho vay/ngành
(lần)
Số tiền cho vay/lần vay
(triệu đồng)
2004 2005 2006 2004 2005 2006
CN-TTCN
TMDV
NLN
TS
CV khác
3,9
2,8
2,1
1,4
2,6
3,5
3,3
2,9
1,2
2,7
3,5
3,7
2,8
1,1
2,7
46.151
160.877
24.406
135.413
8.028
44.768
188.131
22.289
124.313
18.901
33.120
238.367
21.345
120.445
25.073
Nguồn: phòng kinh doanh NHCTBL
4.1.1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến DSCV của năm 2005 so với 2004
Xác định đối tượng phân tích
Gọi Q04 là doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh năm 2004
Q05 là doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh năm 2005
a04, a05 lần lượt là số lần cho vay/ngành năm 2004, năm 2005
b04, b05 lần lượt là số tiền cho vay/lần vay năm 2004, năm 2005
Q04 = a04b04 = (3,9 x 46.151) + (2,8 x 160.877) + (2,1 x 24.406) +
+ (1,4 x 135.413) + (92,6 x 8.028) = 892.146 triệu đồng
Q05 = a05b05 = (3,5 x 44.768) + (3,3 x 188.131) + (2,9 x 22.289) +
+ (1,2 x 124.313) + (2,7 x 25.073) = 1.042.367 triệu đồng
Q = Q05 – Q04 = 1.042.367 – 892.146 = +150.221 triệu đồng
Như vậy doanh số cho vay tăng so với năm trước là 150.221 triệu
đồng. Doanh số cho vay tăng là do các nhân tố sau đây:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng
- Ảnh hưởng bởi số lần cho vay/ngành
+ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp:
a = a05b04 – a04b04 =3,5 x 46.151 – 3,9 x 46.151 = - 18.460 triệu đồng
+ Thương mại dịch vụ
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 50
a = a05b04 – a04b04 = 3,3 x160.877 – 2,8 x 160.877 = +80.439 triệu đồng
+ Nông lâm nghiệp
a = a05b04 – a04b04 = 2,9 x 24.406 – 2,1 x 24.406 = + 19.525 triệu đồng
+ Thủy sản
a = a05b04 – a04b04 = 1,2 x 135.413 – 1,4 x 135.413= -27.083 triệu đồng
+ Cho vay khác
a = a05b04 – a04b04 = 2,7 x 8.028 – 2,6 x 8.028 = + 803 triệu đồng
a = + 55.224 triệu đồng
- Ảnh hưởng bởi số tiền cho vay/lần vay
+ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp:
b = a05b05 – a05b04 =3,5 x 44.768 – 3,5 x 46.151 = - 4.841 triệu đồng
+ Thương mại dịch vụ
b = a04b05 – a05b04 = 3,3 x188.131– 3,3 x 160.877 = +89.939 triệu đồng
+ Nông lâm nghiệp
b = a05b05 – a05b04 = 2,9 x 22.289 – 2,2 x 24.406 = - 6.139 triệu đồng
+ Thủy sản
b = a05b05 – a05b04 = 1,2 x 124.313 – 1,4 x 135.413 = -13.320 triệu đồng
+ Cho vay khác
b = a05b05 – a05b04 = 2,7 x 18.901 – 2,7 x 8.028 = + 29.358 triệu đồng
b = + 94.997 triệu đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
Bảng 22: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
ĐVT: Triệu đồng
Nhân tố
Ngành
Số lần
cho vay/ngành
Số tiền
cho vay/lần vay
Tổng hợp
nhân tố
CN-TTCN
TMDV
NLN
TS
CV khác
- 18.460
80.349
19.525
- 27.083
803
- 4.841
89.939
- 6.139
- 13.320
29.358
- 23.301
170.378
13.386
- 40.403
30.161
Tổng cộng 55.224 94.997 150.221
Nguồn: kết quả phân tích từ bảng 21
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 51
Nhận xét
- Đối với ngành CN-TTCN, doanh số cho vay giảm so với năm trước
23.301 triệu đồng, do số lần cho vay giảm 0,4 lần đã làm doanh số cho vay giảm
18.460 triệu đồng, số tiền cho vay /lần vay giảm 1.383 triệu đồng đã làm doanh
số cho vay giảm 4.841 triệu đồng. Có nghĩa là trong năm các ngành CN-TTCN
tỉnh nhà không phát triển và mở rộng sản xuất nên doanh số cho vay giảm xuống.
- Ngành thương mại dịch vụ, doanh số cho vay tăng so với năm trước là
170.378 triệu đồng, do số lần cho vay tăng 0,5 lần đã làm doanh số cho vay tăng
80.439 triệu đồng, số tiền cho vay /lần vay tăng 27.245 triệu đồng đã làm doanh
số cho vay tăng 89.939 triệu đồng. Đó là do có nhiều doanh nghiệp kinh doanh
vàng bạc đá quý, trang trí nội thất, các công ty du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách
sạn... nên lượng vốn đáp ứng cho nhu cầu này rất cao.
- Ngành nông, lâm nghiệp, doanh số cho vay tăng so với năm trước
13.386 triệu đồng, do số lần cho vay tăng 0,8 lần đã làm doanh số cho vay tăng
19.525 triệu đồng, số tiền cho vay /lần vay giảm 2.117 triệu đồng đã làm doanh
số cho vay giảm 6.139 triệu đồng. Chứng tỏ Ngân hàng mở rộng cho vay ngành
nông, lâm nghiệp, tạo điều kiện cho bà con nông dân có vốn cải tạo ruộng đất,
cải tạo mùa màng, xây dựng chuồng trại, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
- Ngành thủy sản, doanh số cho vay giảm so với năm trước là 40.403
triệu đồng, do số lần cho vay giảm 0,2 lần đã làm doanh số cho vay giảm 27.083
triệu đồng, số tiền cho vay /lần vay giảm 11.100 triệu đồng đã làm doanh số cho
vay giảm 13.320 triệu đồng. Nguyên nhân là do Ngân hàng không mở rộng cho
vay mà chỉ cho vay đối với những khách hàng truyền thống.
- Đối với cho vay khác, doanh số cho vay tăng so với năm trước là
30.161 triệu đồng, do số lần cho vay tăng 0,1 lần đã làm doanh số cho vay tăng
803 triệu đồng, số tiền cho vay /lần vay tăng 10.873 triệu đồng đã làm doanh số
cho vay tăng 29.358 triệu đồng.
4.1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến DSCV năm 2006 so với năm 2005
Xác định đối tượng phân tích
Gọi Q06 là doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh năm 2006
a06, b06 lần lượt là số lần cho vay/ngành, số tiền cho vay/lần vay
năm 2006
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 52
Q06 = a06b06 = (3,5 x 33.120) + (3,7 x 238.367) + (2,8 x 21.345) +
+ (1,1 x 120.445) + (2,7 x 25.073) = 1.257.830 triệu đồng
Q = Q06 – Q05 = 1.257.830 – 1.042.367 = + 215.463 triệu đồng
Như vậy doanh số cho vay tăng so với năm trước là 215.463 triệu
đồng. Doanh số cho vay tăng là do các nhân tố sau đây:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng
- Ảnh hưởng bởi số lần cho vay/ngành
+ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
a = a06b05 – a05b05 =3,5 x 44.768 – 3,5 x 44.768 = 0 triệu đồng
+ Thương mại dịch vụ
a = a06b05 – a05b05 = 3,7 x188.131– 3,3 x 188.131 = +75.252 triệu đồng
+ Nông lâm nghiệp
a = a06b05 – a05b05 = 2,8 x 22.289 – 2,9 x 22.289 = - 2.229 triệu đồng
+ Thủy sản
a = a06b05 – a05b05 = 1,1 x 124.313 – 1,2 x 124.313 = - 12.431 triệu đồng
+ Cho vay khác
a = a06b05 – a05b05 = 2,7 x 18.901 – 2,7 x 18.901 = 0 triệu đồng
a = + 60.592 triệu đồng
- Ảnh hưởng bởi số tiền cho vay/lần vay
+ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp:
b = a06b06 – a06b05 =3,5 x 33.120 – 3,5 x 44.768= - 40.768 triệu đồng
+ Thương mại dịch vụ
b = a06b06 – a06b05 = 3,7 x 238.367– 3,7 x 188.131 = +185.873 triệu đồng
+ Nông lâm nghiệp
b = a06b06 – a06b05 = 2,8 x 21.345 – 2,8 x 22.289 = - 2.643 triệu đồng
+ Thuỷ sản
b = a06b06 – a06b05 = 1,1 x 120.445 – 1,1 x 124.313 = - 4.255 triệu đồng
+ Cho vay khác
b = a06b06 – a06b05 = 2,7 x 25.073 – 2,7 x 18.901 = + 16.664 triệu đồng
b = + 154.871 triệu đồng
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 53
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
Bảng 23: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN DSCV
CỦA NĂM 2006 SO VỚI NĂM 2005
ĐVT: Triệu đồng
Nhân tố
Ngành
Số lần
Cho vay/ngành
Số tiền
Cho vay/lần vay
Tổng hợp
nhân tố
CN-TTCN
TMDV
NLN
TS
CV khác
0
75.252
- 2.229
- 12.431
0
- 40.768
185.873
- 2.643
- 4.255
16.664
- 40.768
261.125
- 4.872
- 16.686
16.664
Tổng cộng 60.592 154.871 215.463
Nguồn: kết quả phân tích từ bảng 21
Nhận xét
Do số lần cho vay tăng đối với ngành (TMDV 0,4 lần) và giảm với các
ngành (NLN 0,1 lần, TS 0,1 lần) nên làm cho doanh số cho vay tăng 60.592 triệu
đồng.
Do số tiền cho vay/lần tăng với các ngành (TMDV 50.236 triệu đồng,
cho vay khác 6.172 triệu đồng), và giảm với các ngành (CN-TTCN 11.648 triệu
đồng, NLN 19.116 triệu đồng, TS 3.868 triệu đồng) đã làm cho doanh số cho vay
tăng 154.871 triệu đồng.
Qua phân tích ta thấy, doanh số cho vay ngành nông nghiệp giảm
xuống, đó là do có sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trên cùng địa
bàn khuyến khích cho vay đối với nông nghiệp. Mặt khác, doanh số cho vay
cũng giảm đối với ngành CN-TTCN, đó là do các ngành công nghiệp tỉnh nhà
không phát triển và không mở rộng sản xuất. Mặt khác, doanh số cho vay cũng
giảm đối với ngành thủy sản là do Ngân hàng cũng không mở rộng cho vay lĩnh
vực này.
Mặc dù, doanh số cho vay giảm đối với các ngành nông, lâm nghiệp,
thủy sản và CN-TTCN nhưng doanh số cho vay trong năm vẫn tăng chứng tỏ
Ngân hàng đang mở rộng đầu tư đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 54
4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG DOANH SỐ THU NỢ
Bảng 24: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DSTN THEO NGÀNH NGHỀ KINH
DOANH
Ngành
Số lần thu nợ/ngành
(lần)
Số tiền thu nợ/lần thu
(triệu đồng)
2004 2005 2006 2004 2005 2006
CN-TTCN
TMDV
NLN
TS
CV khác
3,9
2,7
2,0
1,3
2,5
3,5
3,2
3,0
1,3
2,2
3,9
3,5
2,9
1,2
2,5
45.213
162.088
24.664
137.385
8.088
45.097
185.281
22.138
125.468
18.402
32.736
238.373
21.008
116.462
24.566
Nguồn: phòng kinh doanh NHCTBL
4.2.1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh số thu nợ năm 2005 so với 2004
Xác định đối tượng phân tích
Gọi Q04 là doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh doanh năm 2004
Q05 là doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh doanh năm 2005
a04, a05 lần lượt là số lần thu nợ/ngành năm 2004, năm 2005
b04, b05 lần lượt là số tiền thu nợ/lần thu năm 2004, năm 2005
Q04 = a04b04 = (3,9 x 45.123) + (2,7 x 162.088) + (2,0 x 24.664) +
+ (1,3 x 137.385) + (2,5 x 8.008) = 862.117 triệu đồng
Q05 = a05b05 = (3,5 x 45.097) + (3,2 x 185.281) + (3,0 x 22.138) +
+ (1,3 x 125.468) + (2,2 x 18.402) = 1.020.744 triệu đồng
Q = Q05 – Q04 = 1.020.744 – 862.117 = +158.627 triệu đồng
Như vậy doanh số thu nợ tăng so với năm trước là 158.627 triệu
đồng. Doanh số thu nợ tăng là do các nhân tố sau đây:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng
- Ảnh hưởng bởi số lần thu nợ/ngành
+ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
a = (a05 – a04)b04 = (3,5– 3,9) x 45.213 = - 18.085 triệu đồng
+ Thương mại dịch vụ
a = (a05 – a04)b04 = (3,2 – 2,7) x 162.088 = +81.044 triệu đồng
+ Nông lâm nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 55
a = (a05 – a04)b04 = (3,0 – 2,0) x 24.664 = + 24.664 triệu đồng
+ Thuỷ sản
a = (a05 – a04)b04 = (1,3 – 1,3) x 137.385= 0 triệu đồng
+ Cho vay khác
a = (a05 – a04)b04 = (2,2 – 2,5) x 8.088 = - 2427 triệu đồng
a = + 85.196 triệu đồng
- Ảnh hưởng bởi số tiền thu nợ/lần thu
+ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp:
b = a05(b05 – b04) = 3 x (45.097 – 45.213) = - 406 triệu đồng
+ Thương mại dịch vụ
b = a05(b05 – b04) = 3,2 x (185.281 – 162.088) = + 74.217 triệu đồng
+ Nông lâm nghiệp
b = a05(b05 – b04) = 3,0 x (22.138 – 24.664) = - 7.578 triệu đồng
+ Thuỷ sản
b = a05(b05 – b04) = 1,3 x (125.468 – 137.385) = -15.492 triệu đồng
+ Cho vay khác
b = a05(b05 – b04) = 2,2 x (18.402 – 8.088) = + 22.690 triệu đồng
b = + 73.413 triệu đồng
Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng
Bảng 25: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN DSTN
CỦA NĂM 2005 SO VỚI NĂM 2004
ĐVT: Triệu đồng
Nhân tố
Ngành
Số lần
thu nợ/ngành
Số tiền
thu nợ/lần thu
Tổng hợp
nhân tố
CN-TTCN
TMDV
NLN
TS
CV khác
-18.085
81.044
24.664
0
- 2.427
- 406
74.217
- 7.578
- 15.492
22.690
- 18.491
155.261
17.086
- 15.492
20.263
Tổng cộng 85.196 73.431 158.627
Nguồn: kết quả phân tích từ bảng 24
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 56
Nhận xét
- Đối với ngành CN-TTCN, doanh số thu nợ giảm so với năm trước
18.491 triệu đồng, do số lần thu nợ giảm 0,4 lần làm cho DSTN giảm 18.085
triệu đồng, do số tiền thu nợ giảm 116 triệu đồng nên làm cho DSTN giảm 406
triệu đồng. Điều này có nghĩa là các ngành CN-TTCN làm ăn không hiệu quả
dẫn đến không có tiền trả nợ cho Ngân hàng.
- Đối với ngành TMDV, doanh số thu nợ tăng so với năm trước 155.261
triệu đồng, do số lần thu nợ tăng 0,5 lần làm cho DSTN tăng 81.044 triệu đồng,
do số tiền thu nợ tăng 23.293 triệu đồng nên làm cho DSTN tăng 74.271 triệu
đồng. Đó là do nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu sinh hoạt và đời sống
người dân ngày một nâng cao nên tạo điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh
của các doanh nghiêp sản xuất kinh doanh, các công ty dịch vụ.
- Đối với nông lâm nghiệp, doanh số thu nợ cũng tăng so với năm trước
17.086 triệu đồng, do số lần thu nợ tăng 1 lần làm cho DSTN tăng 24.664 triệu
đồng, do số tiền thu nợ tăng 2.526 triệu đồng nên làm cho DSTN tăng 7.578 triệu
đồng. Nguyên nhân là do Ngân hàng mở rộng cho vay tạo điều kiện cho nông
dân làm ăn, nên đã thu được lợi nhuận từ việc trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi
nên bà con có tiền trả nợ cho Ngân hàng.
- Đối với thủy sản, doanh số thu nợ giảm so với năm trước là 15.492
triệu đồng, do số tiền thu nợ giảm 11.917 triệu đồng nên làm cho DSTN giảm
15.492 triệu đồng. Đó là do người dân nuôi tôm bị chết hàng loạt nên mất khả
năng thanh toán nợ cho Ngân hàng.
- Cho vay khác, doanh số thu nợ tăng so với năm trước 20.263 triệu
đồng, do số lần thu nợ giảm 0,3 lần làm cho DSTN giảm 2.427 triệu đồng, do số
tiền thu nợ tăng 10.314 triệu đồng nên làm cho DSTN tăng 22.690 triệu đồng.
4.2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến DSTN năm 2006 so với năm 2005
Xác định đối tượng phân tích
Gọi Q06 là doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh doanh năm 2006
a06, b06 lần lượt là số lần thu nợ/ngành, số tiền thu nợ/lần thu năm 2006
Q06 = a06b06 = (3,9 x 32.736) + (3,5 x 238.373) + (2,9 x 21.008) +
+ (1,2 x 116.462) + (2,5 x 24.566) = 1.224.068 triệu đồng
Q = Q06 – Q05 = 1.224.068 – 1.020.744 = + 203.324 triệu đồng
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 57
Như vậy doanh số thu nợ tăng so với năm trước là 203.324 triệu
đồng. Doanh số thu nợ tăng là do các nhân tố sau đây:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng
- Ảnh hưởng bởi số lần thu nợ/ngành
+ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
a = (a06 – a05)b05 = (3,9 – 3,5) x 45.097 = +18.039 triệu đồng
+ Thương mại dịch vụ
a = (a06 – a05)b05= (3,5 – 3,2) x 185.281 = +55.584 triệu đồng
+ Nông lâm nghiệp
a = (a06 – a05)b05= (2,9 – 3 0) x 22.138 = - 2.214 triệu đồng
+ Thủy sản
a = (a06 – a05)b05= (1,2 – 1,3) x 125.468 = - 12.547 triệu đồng
+ Cho vay khác
a = (a06 – a05)b05= (2,5 – 2,2) x 18.402 = + 5.521 triệu đồng
a = + 64.383 triệu đồng
- Ảnh hưởng bởi số tiền thu nợ/lần thu
+ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
b = a06(b06 – b05) =3,9 x (32.736 – 45.097) = - 48.208 triệu đồng
+ Thương mại dịch vụ
b = a06(b06 – b05) = 3,5 x (238.373 – 185.281) = +185.822 triệu đồng
+ Nông lâm nghiệp
b = a06(b06 – b05) = 2,9 x (21.008 – 22.138) = - 3.277 triệu đồng
+ Thuỷ sản
b = a06(b06 – b05) = 1,2 x (116.462 – 125.468) = - 10.807 triệu đồng
+ Cho vay khác
b = a06(b06 – b05) = 2,5 x (24.566 – 18.402) = + 15.411 triệu đồng
b = + 138.941 triệu đồng
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 58
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
Bảng 26: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN DSTN
C ỦA NĂM 2006 SO VỚI NĂM 2005
ĐVT: Triệu đồng
nhân tố
Ngành
Số lần
thu nợ/ngành
Số tiền
thu nợ/lần thu
Tổng hợp
nhân tố
CN-TTCN
TMDV
NLN
TS
CV khác
18.039
55.584
- 2.214
- 12.547
5.521
- 48.208
185.822
- 3.277
- 10.807
15.411
- 30.169
241.406
- 5.491
- 23.354
20.932
Tổng cộng 64.383 138.941 203.324
Nguồn: kết quả phân tích từ bảng 24
Nhận xét
- Do số lần thu nợ tăng ở các ngành (CN-TTCN 0,4 lần, TMDV 0,3
lần...) và giảm với các ngành (NLN 0,1 lần, TS 0,1 lần) nên làm cho doanh số thu
nợ tăng 64.383 triệu đồng.
- Do số tiền thu nợ/lần tăng với các ngành (TMDV 53.092 triệu đồng,
cho vay khác 6.164 triệu đồng), và giảm với các ngành (CN-TTCN 12.361 triệu
đồng, NLN 1.130 triệu đồng, TS 9.006 triệu đồng) làm cho doanh số thu nợ tăng
138.941 triệu đồng.
Qua phân tích ta thấy, doanh số thu nợ ngành thương mại tăng rất cao,
đó là do các công ty, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên, DSTN lại
giảm ở ngành thủy sản là do bà con nuôi tôm bị chết mà Ngân hàng không mở
rộng cho vay vốn nên không có vốn để tái sản xuất dẫn đến không có tiền trả nợ
cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ cũng giảm đối với ngành nông,
lâm nghiệp đó là do những hộ trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi bị thua lỗ nên không
có khả năng trả nợ.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 59
4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG DƢ NỢ
Bảng 27: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG DƯ NỢ THEO NGÀNH NGHỀ KINH
DOANH
Ngành
Số khách hàng dƣ nợ
(khách hàng)
Số dƣ nợ bình quân/khách hàng
(triệu đồng)
2004 2005 2006 2004 2005 2006
CN-TTCN
TMDV
NLN
TS
CV khác
1.524
805
806
4.573
270
1.880
861
743
4109
303
1.206
1.050
693
3.867
353
30
199
29,5
30
30
23,7
218,4
30
30
61,8
27,2
224,5
30,5
30
70,7
Nguồn: phòng kinh doanh NHCTBL
4.3.1 Các nhân tố ảnh hƣởng dƣ nợ của năm 2005 so với 2004
Xác định đối tượng phân tích
Gọi Q04 là dư nợ theo ngành nghề kinh doanh năm 2004
Q05 là dư nợ theo ngành nghề kinh doanh năm 2005
a04, a05 lần lượt là số khách hàng dư nợ năm 2004, năm 2005
b04, b05 lần lượt là số dư nợ bình quân/khách hàng năm 2004, năm 2005
Q04 = a04b04 = (1.524 x 30) + (805 x 199) + (816 x 29,5) +
+ (4.574 x 30) + (272 x 30) = 375.365 triệu đồng
Q05 = a05b05 = (1.880 x 23,7) + (861 x 218,4) + (743 x 30) +
+ (4.109 x 30) + (303 x 61,8) = 396.988 triệu đồng
Q = Q05 – Q04 = 396.988 – 375.365 = +21.623 triệu đồng
Như vậy dư nợ tăng so với năm trước là 21.623 triệu đồng. Dư nợ tăng
là do các nhân tố sau đây:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng
- Ảnh hưởng bởi số khách hàng dư nợ
+ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
a = (a05 – a04)b04 = (1.880 – 1.524) x 30= + 10.680 triệu đồng
+ Thương mại dịch vụ
a = (a05 – a04)b04 = (861 - 805) x 199 = +11.144 triệu đồng
+ Nông lâm nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 60
a = (a05 – a04)b04 = (743 - 816) x 29,5 = - 2.154 triệu đồng
+ Thuỷ sản
a = (a05 – a04)b04 = (4.109 – 4.573) x 30 = - 13.920 triệu đồng
+ Cho vay khác
a = (a05 – a04)b04 = (303 - 270) x 30 = + 990 triệu đồng
a = + 6.740 triệu đồng
- Ảnh hưởng bởi số dư nợ bình quân/khách hàng
+ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp:
b = a05(b05 – b04) = 1.880 x (23,7 - 30) = - 11.844 triệu đồng
+ Thương mại dịch vụ
b = a05(b05 – b04) = 861 x (218,4 - 999) = + 16.720 triệu đồng
+ Nông lâm nghiệp
b = a05(b05 – b04) = 743 x (30 – 29,5) = + 372 triệu đồng
+ Thuỷ sản
b = a05(b05 – b04) = 4.109 x (30 - 30) = 0 triệu đồng
+ Cho vay khác
b = a05(b05 – b04) = 303 x (61,8 - 30) = + 9.635 triệu đồng
b = + 14.883 triệu đồng
Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng
Bảng 28: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN DƯ
NỢ CỦA NĂM 2005 SO VỚI NĂM 2004
Đơn vị tính: Triệu đồng
nhân tố
Ngành
Số khách hàng
dƣ nợ
Số dƣ nợ bình
quân/khách hàng
Tổng hợp
nhân tố
CN-TTCN
TMDV
NLN
TS
CV khác
10.680
11.144
- 2.154
- 13.920
990
- 11.844
16.720
372
0
9.635
- 1.164
27.864
- 1.782
-13.920
10.625
Tổng cộng 6.740 14.883 21.623
Nguồn: kết quả phân tích từ bảng 27
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 61
Nhận xét
- Đối với ngành CN-TTCN, dư nợ giảm so với năm trước là 1.146 triệu
đồng, do số khách hàng dư nợ tăng 356 khách hàng làm cho dư nợ tăng 10.680
triệu đồng, do số dư nợ bình quân/khách hàng giảm 6,3 triệu đồng nên làm cho
dư nợ giảm 11.844 triệu đồng. Điều này chứng tỏ hoạt động của lĩnh vực CN-
TTCN chưa phát triển tốt, người dân chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng ngành nghề
nhằm phục vụ đời sống tốt hơn.
- Đối với ngành thương mại dịch vụ, dư nợ tăng so với năm trước
27.864 triệu đồng, do số khách hàng dư nợ tăng 56 khách hàng làm cho dư nợ
tăng 11.144 triệu đồng, do số dư nợ bình quân/khách hàng tăng 19,4 triệu đồng
nên làm cho dư nợ tăng 16.720 triệu đồng. Điều này cho thấy, để phục vụ tốt hơn
nhu cầu sinh hoạt và đời sống của người dân nên các công ty dịch vụ, du lịch,
khu vui chơi giải trí, nhà hàng... đã đầu tư vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm
thu hút khách hàng qua các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, các cửa
hàng, thương hiệu kinh doanh...mọc lên càng nhiều.
- Ngành nông, lâm nghiệp dư nợ giảm so với năm trước 1.782 triệu
đồng, do số khách hàng dư nợ giảm 73 khách hàng làm cho dư nợ giảm 2.154
triệu đồng, do số dư nợ bình quân/khách hàng tăng 0,5 triệu đồng nên làm cho dư
nợ tăng 372 triệu đồng. Đó là do sự cạnh tranh của các Ngân hàng trong việc
khuyến khích cho vay đối với nông nghiệp nên doanh số cho vay giảm dẫn đến
dư nợ cũng giảm.
- Ngành thủy sản, dư nợ giảm so với năm trước 13.920 triệu đồng, do số
khách hàng dư nợ tăng 464 khách hàng làm cho dư nợ tăng 13.920 triệu đồng.
Nguyên nhân là do Ngân hàng không mở rộng cho vay và công tác thu hồi nợ
không được thuận lợi do bà con nuôi tôm bị chết nên dẫn đến dư nợ giảm. Mặt
khác, có những hộ có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có vốn để tiếp tục sản
xuất vì vậy không thể trả nợ cho Ngân hàng.
- Cho vay khác, dư nợ tăng so với năm trước là 10.625 triệu đồng, do số
khách hàng dư nợ tăng 33 khách hàng làm cho dư nợ tăng 990 triệu đồng, do số
dư nợ bình quân/khách hàng tăng 31,8 triệu đồng nên làm cho dư nợ tăng 9.635
triệu đồng. Có thể là do Ngân hang xác định chu kỳ sản xuất kinh doanh của
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 62
khách hàng không chính xác nên khi tới hạn không có khả năng thanh toán nợ
cho Ngân hàng.
4.3.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến dƣ nợ năm 2006 so với năm 2005
Xác định đối tượng phân tích
Gọi Q06 là dư nợ theo ngành nghề kinh doanh năm 2006
a06, b06 lần lượt là số khách hàng dư nợ, số dư nợ bình quân/khách
hàng năm 2006
Q06 = a06b06 = (1.206 x 27,2) + (1.050 x 224,5) + (693 x 30,5) +
+ (3.867 x 30) + (353 x 70,7) = 430.750 triệu đồng
Q = Q06 – Q05 = 430.750 – 396.988 = + 33.762 triệu đồng
Như vậy dư nợ tăng so với năm trước là 33.762 triệu đồng. Dư nợ tăng
là do các nhân tố sau đây:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng
- Ảnh hưởng bởi số khách hàng dư nợ
+ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp:
a = (a06 – a05)b05 = (1.206 – 1.880) x 23,7 = - 15.974triệu đồng
+ Thương mại dịch vụ
a = (a06 – a05)b05= (1.050 - 861) x 218,4 = + 41.291 triệu đồng
+ Nông lâm nghiệp
a = (a06 – a05)b05= (693 - 743) x 30 = - 1.500 triệu đồng
+ Thuỷ sản
a = (a06 – a05)b05= (3.867 – 4.109) x 30 = - 7.260 triệu đồng
+ Cho vay khác
a = (a06 – a05)b05= (353 - 303) x 61,8 = +3.090 triệu đồng
a = + 19.647 triệu đồng
- Ảnh hưởng bởi số dư nợ bình quân/khách hàng
+ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp:
b = a06(b06 – b05) =1.206 x (27,2 – 23 7) = + 4.221triệu đồng
+ Thương mại dịch vụ
b = a06(b06 – b05) = 1.050 x (224,5 – 218,4) = +6.405 triệu đồng
+ Nông lâm nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 63
b = a06(b06 – b05) = 693 x (30,5 - 30) = + 347 triệu đồng
+ Thuỷ sản
b = a06(b06 – b05) = 3.867 x (30 - 30) = 0 triệu đồng
+ Cho vay khác
b = a06(b06 – b05) = 353 x (70,7 – 61,8) = + 3.142 triệu đồng
b = + 14.115 triệu đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
Bảng 29: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ DƯ NỢ
CỦA NĂM 2006 SO VỚI NĂM 2005
ĐVT: Triệu đồng
Nhân tố
Ngành
Số khách hàng
dƣ nợ
Số dƣ nợ bình
quân/khách hàng
Tổng hợp nhân
tố
CN-TTCN
TMDV
NLN
TS
CV khác
- 15.974
41.291
- 1.500
- 7.260
3.090
4.221
6.405
347
0
3.142
- 11.753
47.696
- 1.153
- 7.260
6.232
Tổng cộng 19.647 14.115 33.762
Nguồn: kết quả phân tích tà bảng 27
Nhận xét
- Do số khách hàng dư nợ tăng ở các ngành (TMDV 189 khách hàng,
cho vay khác 50 khách hàng) và giảm với các ngành (CN-TTCN 674 khách
hàng, nông lâm nghiệp 50 khách hàng...) nên làm cho dư nợ tăng 19.647 triệu
đồng. Ta thấy dư nợ ngành thương mại dịch vụ rất cao, nguyên nhân chủ yếu vẫn
là do các cửa hàng, thương hiệu kinh doanh những mặt hàng mỹ nghệ, đồ gỗ cao
cấp, xe gắn máy...mọc lên càng nhiều.
- Do số dư nợ bình quân/khách hàng đối với các ngành đều tăng nhưng
không đáng kể (CN-TTCN 3,5 triệu đồng, TMDV 6,1 triệu đồng, NLN 0,3 triệu
đồng, cho vay khác 8,1 triệu đồng và chỉ riêng ngành thủy sản là không tăng) làm
cho dư nợ tăng 14.115 triệu đồng.
4.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG NỢ QUÁ HẠN
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 64
Bảng 30: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH NGHỀ
KINH DOANH
Ngành
Số khách hàng quá hạn
(khách hàng)
Số nợ quá hạn bình quân/khách
hàng
(triệu đồng)
2004 2005 2006 2004 2005 2006
CN-TTCN
TMDV
NLN
TS
CV khác
42
17
20
230
26
40
10
29
330
20
60
12
23
424
19
30
199
29,5
30
30
23,7
218,4
30
30
61,8
27,2
224,5
30,5
30
70,7
Nguồn: phòng kinh doanh NHCTBL
4.4.1 Các nhân tố ảnh hƣởng nợ quá hạn của năm 2005 so với 2004
Xác định đối tượng phân tích
Gọi Q04 là nợ quá hạn theo ngành nghề kinh doanh năm 2004
Q05 là nợ quá hạn theo ngành nghề kinh doanh năm 2005
a04, a05 lần lượt là số khách hàng quá hạn năm 2004, năm 2005
b04, b05 lần lượt là số nợ quá hạn bình quân/khách hàng năm 2004,
năm 2005
Q04 = a04b04 = (42 x 30) + (17 x 199) + (20 x 29,5) +
+ (230 x 30) + (26 x 30) = 12.918 triệu đồng
Q05 = a05b05 = (40 x 23,7) + (10 x 218,4) + (29 x 30) +
+ (330 x 30) + (20 x 61,8) = 15.141 triệu đồng
Q = Q05 – Q04 = 15.141 – 12.918 = + 2.223 triệu đồng
Như vậy nợ quá hạn tăng so với năm trước là 2.223 triệu đồng. Nợ quá
hạn tăng là do các nhân tố sau đây:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng
- Ảnh hưởng bởi số khách hàng quá hạn
+ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
a = (a05 – a04)b04 = (40 - 42) x 30 = - 60 triệu đồng
+ Thương mại dịch vụ
a = (a05 – a04)b04 = (10 - 17) x 199 = - 1393 triệu đồng
+ Nông lâm nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 65
a = (a05 – a04)b04 = (29 - 20) x 29, 5 = + 263,5 triệu đồng
+ Thủy sản
a = (a05 – a04)b04 = (330 - 230) x 30 = + 3.000 triệu đồng
+ Cho vay khác
a = (a05 – a04)b04 = (20 - 26) x 30 = - 180 triệu đồng
a = + 1.630,5 triệu đồng
- Ảnh hưởng bởi số nợ quá hạn bình quân/khách hàng
+ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp:
b = a05(b05 – b04) = 40 x (23,7 - 30) = - 252 triệu đồng
+ Thương mại dịch vụ
b = a05(b05 – b04) = 10 x (218,4 - 999) = + 194 triệu đồng
+ Nông lâm nghiệp
b = a05(b05 – b04) = 29 x (30 – 29,5) = + 14 5 triệu đồng
+ Thủy sản
b = a05(b05 – b04) = 330 x (30 - 30) = 0 triệu đồng
+ Cho vay khác
b = a05(b05 – b04) = 20 x (61,8 - 30) = + 636 triệu đồng
b = + 592,5 triệu đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
Bảng 31: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN NỢ
QUÁ HẠN CỦA NĂM 2005 SO VỚI NĂM 2004
ĐVT: Triệu đồng
Nhân tố
Ngành
Số khách hàng
quá hạn
Số nợ quá hạn bình
quân/khách hàng
Tổng hợp
nhân tố
CN-TTCN
TMDV
NLN
TS
CV khác
- 60
- 1.393
263,5
3.000
- 180
- 252
194
14,5
0
636
-312
- 1.199
278
3.000
456
Tổng cộng 1.630,5 592,5 2.223
Nguồn: kết quả phân tích từ bảng 30
Nhận xét
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 66
- Đối với ngành CN-TTCN, nợ quá hạn giảm so với năm trước 312 triệu
đồng, do số khách hàng quá hạn giảm 2 khách hàng làm cho nợ quá hạn giảm 60
triệu đồng, do số nợ quá hạn bình quân/khách hàng giảm 6,3 triệu đồng nên làm
cho nợ quá hạn giảm 252 triệu đồng. Điều này có nghĩa là một số doanh nghiệp
kinh doanh có hiệu quả nên nợ quá hạn giảm xuống.
- Đối với ngành thương mại dịch vụ, nợ quá hạn giảm so với năm trước
1.199 triệu đồng, do số khách hàng quá hạn giảm 7 khách hàng làm cho nợ quá
hạn giảm 1.393 triệu đồng, do số nợ quá hạn bình quân/khách hàng tăng 19,4
triệu đồng nên làm cho nợ quá hạn tăng 194 triệu đồng. Điều này cho thấy các
doanh nghiệp kinh doanh có lời nên có tiền trả nợ cho Ngân hàng.
- Ngành nông, lâm nghiệp nợ quá hạn tăng so với năm trước 278 triệu
đồng, do số khách hàng quá hạn tăng 9 khách hàng làm cho nợ quá hạn tăng
263,5 triệu đồng, do số nợ quá hạn bình quân/khách hàng tăng 0,5 triệu đồng nên
làm nợ quá hạn tăng 14,5 triệu đồng. Đó là do những hộ trồng lúa, hoa màu, chăn
nuôi bị lỗ, trong khi chi phí giá cả đầu vào tăng cao nhưng đầu ra thấp dẫn đến
lỗ. Bên cạnh đó có những hộ sử dụng vốn sai mục đích góp phần tăng cao nợ quá
hạn.
- Ngành thủy sản, nợ quá hạn tăng so với năm trước 3.000 triệu đồng, do
số khách hàng quá hạn tăng 100 khách hàng làm cho nợ quá hạn tăng 3.000 triệu
đồng. Nguyên nhân là do các hộ nuôi tôm bị ảnh hưởng của môi trường nước,
dẫn đến việc xử lý ao nuôi tôm trước khi thả giống không có hiệu quả và xảy ra
hiện tượng tôm chết hàng loạt, nên để nợ quá hạn.
- Cho vay khác, nợ quá hạn tăng so với năm trước là 456 triệu đồng, do
số khách hàng dư nợ giảm 6 khách hàng làm cho nợ quá hạn giảm 180 triệu
đồng, do số nợ quá hạn bình quân/khách hàng tăng 31,8 triệu đồng nên làm cho
nợ quá hạn tăng 636 triệu đồng.
4.4.2 Các nhân tố ảnh hƣởng nợ quá hạn năm 2006 so với năm 2005
Xác định đối tượng phân tích
Gọi Q06 là nợ quá hạn theo ngành nghề kinh doanh năm 2006
a06, b06 lần lượt là số khách hàng quá hạn, số nợ quá hạn bình
quân/khách hàng năm 2006
Q06 = a06b06 = (60 x 27,2) + (12 x 224,5) + (23 x 30,5) +
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 67
+ (424 x 30) + (19 x 70,7) = 19.089 triệu đồng
Q = Q06 – Q05 = 19.089 – 15.141 = + 3.948 triệu đồng
Như vậy nợ quá hạn tăng so với năm trước là 3.948 triệu đồng. Nợ quá
hạn tăng là do các nhân tố sau đây:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng
- Ảnh hưởng bởi số khách hàng quá hạn
+ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
a = (a06 – a05)b05 = (60 - 40) x 23,7 = + 474 triệu đồng
+ Thương mại dịch vụ
a = (a06 – a05)b05= (12 - 10) x 218,4 = + 432 triệu đồng
+ Nông lâm nghiệp
a = (a06 – a05)b05= (23 - 29) x 30 = - 180 triệu đồng
+ Thủy sản
a = (a06 – a05)b05= (424 - 330) x 30 = + 2.820 triệu đồng
+ Cho vay khác
a = (a06 – a05)b05= (19 - 20) x 61,8 = - 62 triệu đồng
a = + 3.484 triệu đồng
- Ảnh hưởng bởi số nợ quá hạn bình quân/khách hàng
+ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp:
b = a06(b06 – b05) = 60 x (27,2 – 23 7) = + 210 triệu đồng
+ Thương mại dịch vụ
b = a06(b06 – b05) = 12 x (224,5 – 218,4) = +73 triệu đồng
+ Nông lâm nghiệp
b = a06(b06 – b05) = 23 x (30,5 - 30) = + 12 triệu đồng
+ Thủy sản
b = a06(b06 – b05) = 424 x (30 - 30) = 0 triệu đồng
+ Cho vay khác
b = a06(b06 – b05) = 19 x (70,7 – 61,8) = + 169 triệu đồng
b = + 464 triệu đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 68
Bảng 32: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN NỢ
QUÁ HẠN CỦA NĂM 2006 SO VỚI NĂM 2005
ĐVT: Triệu đồng
Nhân tố
Ngành
Số khách hàng
quá hạn
Số nợ quá hạn bình
quân/khách hàng
Tổng hợp
nhân tố
CN-TTCN
TMDV
NLN
TS
CV khác
474
436
- 180
2.820
- 62
210
73
12
0
169
684
509
- 172
2.820
107
Tổng cộng 3.484 464 3.948
Nguồn: kết quả phân tích từ bảng 30
Nhận xét
- Do số khách hàng quá hạn tăng ở các ngành (CN-TTCN 20 khách
hàng, TMDV 2 khách hàng, thủy sản 94 khách hàng) và giảm ở các ngành (nông
lâm nghiệp 6 khách hàng, cho vay khác 1 khách hàng) nên làm cho nợ quá hạn
tăng 3.484 triệu đồng.
- Do số nợ quá hạn bình quân/khách hàng đối với các ngành đều tăng
nhưng không đáng kể (CN-TTCN 3,5 triệu đồng, TMDV 6,1 triệu đồng, NLN
0,3 triệu đồng...) làm cho nợ quá hạn tăng 464 triệu đồng.
- Qua phân tích thấy nợ quá hạn ngành thủy sản tăng so với năm trước
2.820 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu cũng do nông dân nuôi tôm bị chết, các
hộ nuôi tôm chuyển sang nuôi thiên nhiên nhưng thu nhập vẫn không cao, vẫn
không có khả năng trả nợ. Ngoài ra, Nợ quá hạn cũng tăng cao ở ngành CN-
TTCN và thương mại dịch vụ đó là do có những hộ sử dụng vốn sai mục đích
góp phần tăng cao nợ quá hạn chẳng hạn như phong trào mua xe Trung Quốc
phát triển rầm rộ ở nông thôn, có những hộ vay tiền để sản xuất nhưng thực chất
là mua sắm xe. Bên cạnh đó, có thể do Ngân hàng xác định chu kỳ sản xuất kinh
doanh của khách hàng sai. Mặt khác, việc quản lý nợ của một số cán bộ chưa
chặt chẻ, việc đôn đốc, nhắc nhở khách hàng đóng lãi chưa kịp thời đã chuyển nợ
quá hạn.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 69
Chƣơng 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG BẠC LIÊU
5.1 TỒN TẠI VÀ NGHUYÊN NHÂN
5.1.1 Tình hình huy động vốn
Từ bảng 3 cho thấy nguồn vốn huy động tại chổ của NHCTBL mặc dù
tăng qua các năm, năm 2005 tăng 27.653 triệu đồng tương đương 7% so với năm
2004, năm 2006 tăng 35.051 triệu đồng tương đương 8,3% so với năm 2005
nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho vay ở địa phương, còn phụ thuộc khá
nhiều vào vốn điều chuyển của Ngân hàng trung ương, vì vậy hiệu quả kinh
doanh của Ngân hàng chưa cao.
5.1.2 Tình hình sử dụng vốn
- Đối với công tác cho vay
Địa bàn rộng, vùng sâu vùng xa, phương tiện đi lại khó khăn trong khi
số lượng cán bộ tín dụng là 17 cán bộ phải quản lý trên 450 khách hang ảnh
hưởng đến công tác thẩm định trước khi cho vay và thu hồi nợ của cán bộ tín
dụng.
Từ bảng 6 ta thấy doanh số cho vay đối với ngành thủy sản giảm đều
qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 giảm 40.402 triệu đồng tương đương 21,3% so với
năm 2004, năm 2006 vẫn tiếp tục giảm với số tiền 16.686 triệu đồng tương
đương 11,25 so với năm 2005. Từ bảng 27 cho thấy số khách hàng dư nợ đối với
ngành thủy sản cũng giảm đều qua 3 năm. Nhưng điều này chứng tỏ Ngân hàng
chưa mở rộng đầu tư tín dụng với những khách hàng mới về lĩnh vực thủy sản,
chỉ cho vay đối với những khách hàng truyền thống. Vì vậy dẫn đến doanh số
cho vay không đạt kế hoạch và người dân sẽ không có vốn để kinh doanh.
Từ bảng 6, qua 3 năm doanh số cho vay đối với ngành thương mại
dịch vụ có sự tăng trưởng rất cao. Cụ thể, năm 2005 tăng 170.377 triệu đồng
tương đương 37,85 so với năm 2004, năm 2006 tăng 261.127 triệu đồng tương
đương 42,1% so với năm 2005. Đó là do Ngân hàng mở rộng cho vay đối với
ngành thương mại dịch vụ. mặt khác qua 3 năm có nhiều doanh nghiệp kinh
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 70
doanh vàng bạc đá quý, cửa hàng xe gắn máy, nhà hàng, khách sạn...nên lượng
vốn đáp ứng cho nhu cầu này rất cao vì vậy góp phần tăng cao doanh số cho vay.
- Đối với công tác thu hồi nợ
Tuy có nhiều cố gắng trong công tác thu nợ nhưng nợ quá hạn qua 3
năm đều tăng. Cụ thể từ bảng 18, năm 2005 tăng 2.223 triệu đồng tương đương
17,2% so với năm 2004, năm 2006 tăng 3.948 triệu đồng tương đương 26,1% so
với năm 2005. Trong đó, nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở hai ngành thủy sản và
thương mại dịch vụ.
Nguyên nhân nợ quá hạn tăng cao ở ngành thủy sản là do các hộ nuôi
tôm tại địa phương đang gặp khó khăn. Cụ thể là do ảnh hưởng của thời tiết, mặt
khác việc quy hoạch và hệ thống thủy lợi phục vụ cho thủy sản còn hạn chế dẫn
đến tôm chết hàng loạt, tình hình tài chính khó khăn nên việc thu hồi nợ trở nên
khó khăn hơn.
Nợ quá hạn cũng chiếm tỷ trọng cao ở ngành thương mại dịch vụ,
nguyên nhân chủ yếu là do số nợ quá hạn bình quân trên mỗi khách hàng qua 3
năm đều tăng, mặt khác do giá cả ngày một leo thang các doanh nghiệp kinh
doanh bị thua lỗ nên không thể trả nợ cho Ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn.
Bên cạnh đó, Có những hộ sử dụng vốn sai mục đích góp phần tăng cao
nợ quá hạn, chẳng hạn phong trào mua xe Trung Quốc phát triển rầm rộ ở nông
thôn, có những hộ vay tiền để sản xuất nhưng thực chất là mua sắm xe.
Mặt khác, việc quản lý nợ của một số cán bộ tín dụng chưa chặt chẽ,
việc đôn đốc khách hàng đóng lãi chưa kịp thời nên đã chuyển nợ quá hạn.
Ngoài ra nợ quá hạn vẫn còn tồn tại ở các ngành khác, có thể là do Ngân
hàng xác định chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng sai.
Tóm lại, nợ quá hạn vẫn còn tồn tại ở Ngân hàng và đây là rủi ro trong
hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Khi rủi ro này xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến
hoạt động của Ngân hàng. Như vậy, để đảm bảo cân đối vốn trong kinh doanh,
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam buộc tất cả các chi nhánh trong hệ thống
phải trích dự phòng rủi ro điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và lợi
nhuận của Mgân hàng. Bên cạnh đó, khi nợ quá hạn quá cao có thể Ngân hàng
không có vốn để tái đầu tư hay nói cách khác là không có tiền trả cho khách hàng
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 71
gửi tiền sẽ làm giảm uy tín của Ngân hàng. Vì vậy, cần có giải pháp để giảm
thiểu nợ quá hạn góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.
5.2 GIẢI PHÁP
Từ những tồn tại và nguyên nhân trên, em đã rút ra được một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.
5.2.1 Đối với tình hình huy động vốn
Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Công Thương
Bạc Liêu hoạt động kinh doanh bằng vốn huy động là chủ yếu. Qua phân tích,
nguồn vốn huy động mặc dù tăng qua các năm nhưng còn phụ thuộc khá nhiều
vào vốn điều chuyển của Ngân hàng trung ương. Vì vậy, Ngân hàng cần có các
chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn.
Đa dạng hoá các hình thức gửi tiền trên cơ sở nghiên cứu đưa ra các
hình thức huy động mới và nghiên cứu các sản phẩm mới về huy động vốn của
các Ngân hàng thương mại khác để cải biên áp dụng tại đơn vị. Chẳng hạn như:
sản phẩm tiết kiệm tích luỹ, sản phẩm tiết kiệm bậc thang, sản phẩm tiết kiệm
bảo an...
Áp dụng chính sách lãi suất phù hợp với thị trường trên cơ sở đó tham
khảo cập nhật tình hình lãi suất của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn
để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể, mức lãi suất đối với tiền gửi kỳ hạn
12 tháng là 0,7%, lãi suất vốn điều hoà 0,74% vì vậy, Ngân hàng có thể tăng lãi
suất lên khoản 0,72% để có thể cạnh tranh trên thị trường.
Cần huy động thêm vàng và ngoại tệ đồng thời mở rộng các hình thức
thanh toán qua Ngân hàng để thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu và các kiều bào nước ngoài tham gia.
Khẩn trương triển khai nâng cấp quỹ tiết kiệm lên thành điểm giao
dịch đồng thời triển khai các dịch vụ ngân hàng tại điểm giao dịch đó để tối đa
hoá năng suất lao động, tăng lượng khách hàng tiềm năng thông qua các dịch vụ
của Ngân hàng.
Tiến hành thông báo và quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông
tin truyền thông để cho người dân biết được cơ chế lãi suất linh hoạt, hấp dẫn,
hình thức trả lãi phong phú bằng một nguồn quỹ chính thức.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 72
5.2.2 Tình hình sử dụng vốn
- Đối với hoạt động cho vay
Để doanh số cho vay vượt kế hoạch trong điều kiện phải đối đầu với sự
cạnh tranh của nhiều chi nhánh Ngân hàng khác, Ngân hàng Công Thương Bạc
Liêu cần đưa ra các biện pháp sau đây:
Nên tăng số lượng cán bộ tín dụng vì thực tế địa bàn hoạt động của chi
nhánh rất rộng, trong khi đó cán bộ của Ngân hàng còn ít dẫn đến tình trạng quá
tải công việc cho cán bộ tín dụng.
Qua phân tích doanh số cho vay theo ngành cho thấy doanh số cho vay
ở ngành thủy sản qua 3 năm giảm một cách đáng kể, nên để tăng doanh số cho
vay chi nhánh nên mở rộng đầu tư đối với một số khách hàng mới trong ngành
thủy sản nhưng có giá trị tài sản thế chấp cao hoặc có phương án sản xuất kinh
doanh khả thi vừa đảm bảo doanh số cho vay theo kế hoạch đã đề ra vừa tạo vốn
cho người dân làm ăn.
Qua phân tích doanh số cho vay theo ngành thì nhìn chung qua 3 năm
doanh số cho vay đối với ngành thương mại dịch vụ có sự tăng trưởng rất cao vì
vậy để đảm bảo kết quả trên chi nhánh có thể cơ cấu lại dư nợ theo hướng mở
rộng thêm đối tượng cho vay các ngành chiến lược như sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ nhưng cần phân tích và đánh giá khách hàng chính xác trước khi cho vay
để đảm bảo tăng doanh số cho vay và hạn chế rủi ro.
- Đối với công tác thu nợ
Trong những năm qua, nhờ vào sự nổ lực của lãnh đạo ngân hàng và
cán bộ tín dụng nên doanh số thu nợ của Ngân hàng đều tăng. Tuy nhiên, nợ quá
hạn vẫn còn phát sinh vì vậy để tăng hiệu quả hoạt động thì chi nhánh cần hạn
chế nợ quá hạn đến mức thấp nhất.
Qua phân tích nợ quá hạn theo ngành cho thấy nợ quá hạn phát sinh
nhiều ở ngành thủy sản, do đó cần lưu ý khi cho vay đối với ngành này. Ngân
hàng nên thường xuyên thực hiện việc dự báo tình hình thủy văn cho cán bộ tín
dụng nắm để có định hướng trong cho vay. Mặt khác, đối với nhưng khách hàng
có nợ quá hạn nếu xét thấy có khả năng thu hồi và khách hàng có thiện trí trả nợ
nhưng hiện tại chưa có khả năng vì cần thêm vốn thì Ngân hàng có thể cho vay
thêm để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 73
Qua phân tích dư nợ theo ngành ta thấy dư nợ bình quân trên mỗi
khách hàng ở ngành thương mại dịch vụ rất cao. Cụ thể, năm 2005 là 218,4 triệu
đồng tăng 19,4 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 lại tiếp tục tăng 6,1 triệu
đồng đẩy số dư nợ bình quân trên mỗi khách hàng lên 224,5 triệu đồng dẫn đến
nợ quá hạn cũng cao. Vì vậy, Ngân hàng nên điều chỉnh số dư nợ bình quân trên
mỗi khách hàng ở mức phù hợp. Để làm được điều đó chi nhánh cần tập trung
nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở rà soát, phân tích và dánh giá toàn diện
về khách hàng; từ đó tiến hành phân loại khách hàng (tốt, xấu, trung bình) để cho
vay ở mức hợp lý và đảm bảo an toàn dư nợ đã cho vay.
Cần xác định chính xác chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng
trước khi cho vay để tránh trường hợp khi tới hạn khách hàng chưa thu hồi vốn
nên không thể trả nợ cho Ngân hàng vì thời hạn cho vay của Ngân hàng ngắn
hơn thời gian thu hồi vốn của khách hàng.
Tích cực lựa chọn, tìm kiếm những khách hàng thực sự lành mạnh về
tình hình tài chính hay phương án sản xuất kinh doanh khả thi để đầu tư cho vay,
không tập trung dư nợ vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên
quan với nhau nhằm hạn chế rủi ro.
Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành
nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả đúng hạn cả gốc và lãi. Để làm được điều đó,
lãnh đạo ngân hàng nên phát động phong trào thi đua khen thưởng những cán bộ
xuất sắc trong công tác thu nợ cũng như kỷ luật, phê bình những cán bộ tín dụng
để phát sinh nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao.
Cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt công tác sâu xác địa bàn và khách
hàng của mình nhằm hạn chế khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
Cán bộ tín dụng nên xây dựng mối quan hệ mật thiết với các Ngân
hàng khác trên cùng địa bàn để học tập kinh nghiệm, nắm thêm thông tin về
khách hàng, sớm phát hiện và từ chối cho vay những khách hàng không có uy
tín.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 74
Chƣơng 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và tạo ra lợi nhuận cao nhất cho
Ngân hàng, thật vậy, kết quả mà chi nhánh NHCTBL đạt được trong những năm
qua được thể hiện trong công tác huy động vốn mỗi năm đều tăng với tốc độ rất
cao, bằng nhiều hình thức huy động vốn phong phú đã thu hút được vốn nhàn rỗi
trong nhân dân và đã tạo hiệu quả cho đồng vốn huy động bằng việc mở rộng
quy mô tín dụng thông qua các chính sách ưu đãi khách hàng đã tạo được niềm
tin và uy tín cho khách hàng vay vốn. Từ đó giúp cho hoạt động của Ngân hàng
ngày càng hiệu quả.
Đối với công tác thu hồi nợ trong những năm qua, nhờ vào sự quan
tâm và giám sát của lãnh đạo ngân hàng với sự nổ lực của đội ngũ cán bộ, nhân
viên chi nhánh đầy tinh thần trách nhiệm đã đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ
đúng hạn nên doanh số thu nợ mỗi năm đều tăng.
Để tạo mối quan hệ liên kết lâu dài trong giao dịch giữa Ngân hàng và
khách hàng, hàng năm Ngân hàng đều tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe
ý kiến của họ, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, NHCTBL vẫn còn một số hạn chế
mà tự bản thân mình không thể khắc phục mà cần có sự giúp đở của các cấp lãnh
đạo địa phương và Ngân hàng Công Thương Việt Nam nhằm nâng cao hiêụ quả
hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Những hạn chế này được trình
bày trong phần kiến nghị.
6.2. KIẾN NGHỊ
Qua thời gian thực tập tại NHCTBL, được sự giúp đở tận tình của các
cô chú, anh chị ở chi nhánh, bản thân đã rút ra một số kiến nghị sau đây:
6.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng
Cần phát huy tốt vai trò hổ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp
thông tin về khách hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho khách hàng giúp cho hoạt
động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thị Nghị 75
Đối với những vụ kiện khách hàng có nợ quá hạn nên giúp đở nhiệt
tình không thu phí.
Cần quan tâm hơn nữa trong việc xử lý nợ và tổ chức thành lập trung
tâm phát mại tài sản cầm cố, thế chấp để Ngân hàng thu hồi vốn để tái đầu tư.
Trong những năm qua, vấn đề nuôi tôm không có hiệu quả làm ảnh
hưởng đến đời sống của người dân. Đây là vấn đề cần được chính quyền địa
phương quan tâm nhiều hơn nữa, Nhà nước cần hỗ trợ Ngân hàng cho vay, đặc
biệt là vay ưu đãi để người dân có vốn tái sản xuất nâng cao đời sống kinh tế của
người dân tỉnh nhà.
Nên có những hình thức hạn chế đối với cán bộ xã, phường ký xác
nhận với hộ vay vốn không chặt chẽ, không đúng đối tượng gây ảnh hưởng đến
hoạt động của Ngân hàng.
6.2.2 Đối với Ngân hàng Công Thƣơng Bạc Liêu
Cần tăng cường cán bộ tín dụng để đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra,
kiểm soát, đôn đốc thu nợ và nhằm hạn chế rủi ro do việc mở rộng quy mô tín
dụng.
Ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh và đẩy mạnh công tác thu nợ. Từng
bước hạ thấp nợ quá hạn ở chi nhánh xuống mức có thể chấp nhận.
Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên ngân hàng trong
việc thẩm định tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả
nợ của khách hàng.
Phát triển hệ thống chi nhánh rộng khắp huyện nhà vừa phục vụ tốt
hơn cho người dân vừa giảm chi phí cho cả đôi bên và cũng nhằm tránh nhằm
tránh ùn tắc công việc gây mất thời gian cho Ngân hàng.
6.2.3 Đối với Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ tín để nâng cao
trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhằm thực hiện tốt
công tác được giao.
Nên xử lý các văn bản chế độ và kiến nghị của chi nhánh nhanh chóng,
kịp thời.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.pdf