Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố quan trọng của chi phí sản xuất, nó có quan hệ trực tiếp và tác động nhân quả đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với các chủ doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố .
73 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2996 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích kế toán tiền lương tại công ty TNHH ld công nghệ thực phẩm An Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều này giúp cho thị phần
mở rộng, nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của công ty
g thu nhập tăng.
tháng còn lại trong năm tương đối ổn định, ngoại trừ các
đồng/ người), tháng 10 (582,793 đồng/ người), và tháng 11
gười ) tương đối thấp. Điều này là do sự cạnh tranh gay gắt
inh doanh cùng sản phẩm trên thị trường dẫn đến lượng tiêu
thị phần của Công ty bị thu hẹp.
Trang Trang 41
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA NĂM 2002 - 2003
-
500.000
1.000.000
1.500.000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2002
2003
SỐ TIỀN (đồng)
¾ Nhận xét:
* Qua đồ thị ta thấy: thu nhập bình quân của các tháng từ tháng 1 đến
tháng 7/2003 đều cao hơn so với năm 2002, trong đó có tháng 4/2003 biến
động đột ngột khi tăng với tỷ lệ 46.4%
* Thu nhập bình quân của các tháng 8, 9, 10, 11 của năm 2003 thấp
hơn so với năm 2002, cụ thể như sau:
_ Thu nhập bình quân của tháng 8/2003 (730,482 đồng/người)
thấp hơn thu nhập bình quân của tháng 8/2002 (1,475,886 đồng/người) với tỷ
lệ là 50%.
_ Thu nhập bình quân của tháng 9/2003 ( 559,277 đồng/người )
thấp hơn thu nhập bình quân của tháng 9/2002 ( 1,169,880 đồng/người ) với tỷ
lệ là 52.2%
_ Thu nhập bình quân của tháng 10/2003 ( 582,793 đồng/người )
thấp hơn thu nhập bình quân của tháng 10/2002 ( 782,276 đồng/người ) với tỷ
lệ là 25.5%
_ Thu nhập bình quân của tháng 11/2003 ( 536,343 đồng/người )
thấp hơn thu nhập bình quân của tháng 11/2002 ( 745,810 đồng/người ) với tỷ
lệ là 28.08%
⇒ Điều này là do các nguyên nhân sau:
_ Tổng thu nhập của các tháng 8, 9, 10, 11 của năm 2003 đều thấp
hơn so với năm 2002.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 42
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
_ Tuy nhiên, số lao động trong các tháng 8, 9, 10, 11 của năm
2003 lại lớn hơn so với năm 2002. Cụ thể là:
ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN SỐ LAO ĐỘNG CỦA THÁNG 8, 9, 10, 11
CỦA NĂM 2002 – 2003
196 198
201
210
217 217
211 210
185
190
195
200
205
210
215
220
1 2 3 4
Năm 2002
Năm 2003
Do đó đã dẫn đến thu nhập bình quân của các tháng 8, 9, 10, 11
trong năm 2003 thấp hơn so với năm 2002.
* Đến tháng 12/2003, thu nhập bình quân của người lao động lại tăng
so với năm 2002 với tỷ lệ 1.3%.
3.2 Tính và thanh toán lương, các khoản trích theo lương:
3.2.1 Tính và thanh toán lương:
Việc tính lương của Công ty được thực hiện như sau:
9 Doanh thu tính lương. Trong đó, đơn giá tiền lương theo kế
hoạch hàng năm và đã được xây dựng trước từ đầu năm.
Ví dụ: Đơn giá tiền lương Năm 2002 là: 900,000 đồng/ người/ tháng
Năm 2003 là: 1,000,000 đồng/ người/ tháng
Năm 2004 là: 1,100,000 đồng/ người/ tháng
9 Định mức lao động (dao động theo sản lượng và doanh thu).
9 Cấp bậc, thâm niên, hệ số công việc và kế hoạch quỹ lương
được xây dựng từ đầu năm.
9 Mức lương áp dụng theo Nghị định 26/CP của Thủ tướng
Chính phủ quy định.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 43
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Sau đây là kết cấu tỷ trọng tiền lương trên doanh thu của Công ty
qua hai năm 2002 và 2003:
Đơn vị tính: đồng
CHÊNH LỆCH
CHỈ TIÊU NĂM 2002 NĂM 2003
SỐ TIỀN
TỶ LỆ
(%)
Tổng quỹ tiền
lương
1,985,907,888 2,312,365,482 326,457,594 16.4%
Doanh thu 52,317,241,415 50,084,298,281 -2,232,943,130 -4.26%
Tỷ lệ % tiền lương/
doanh thu
3.8% 4.6% 0.8 21%
¾ Nhận xét:
Tổng quỹ tiền lương phụ thuộc vào doanh thu của Công ty. Khi doanh
thu năm 2003 giảm 4.26% thì quỹ tiền lương sẽ giảm. Tuy nhiên, quỹ tiền
lương năm 2003 lại tăng 16.4% so với năm 2002 vì:
_ Công ty áp dụng chính sách trả lương mới ( lương cơ bản từ
210,000 đồng lên 290,000 đồng).
_ Số lao động của Công ty tăng nên Công ty phải tăng tỷ lệ phân
bổ tiền lương trong doanh thu ( từ 3.8% của năm 2002 lên 4.6% của năm
2003).
¾ Tiền lương thanh toán cho CB-CNV tại Công ty An Thái gồm 2
khoản: lương theo Nghị Định 26/CP (lương kỳ 1) và lương theo sản phẩm
(lương kỳ 2).
Để tính lương cho nhân viên theo Nghị định 26/CP, Công ty TNHH
LD CNTP An Thái căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, thang lương và hệ số
lương theo quy định của Nhà nước.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 44
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
9 Cụ thể ta có cấp bậc và hệ số lương nhân viên của Công ty thuộc
phòng Kế toán – Tài vụ như sau:
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ
HỆ SỐ CẤP
BẬC
1 Thiều Thị Bích Vân Kế toán trưởng 4.32
2 Huỳnh Thị Hồng Mỹ Phó phòng (Cán sự) 1.94
3 Trần Thị Mỹ Hoa Kế toán viên trung cấp 1.94
4 Huỳnh Thị Ngọc Bích Kế toán viên trung cấp 1.82
5 Dương Thị Sua Kế toán viên trung cấp 1.46
6 Nguyễn Thanh Điền T.thị, giao nhận hàng N2B16 1.47
7 Nguyễn Thị Thu Vân Kế toán viên trung cấp 1.46
8 Nguyễn Thị Thái Hiền Thủ quỹ 1.40
9 Sau đây là cách tính lương cụ thể cho phòng Kế toán – Tài vụ,
với số liệu minh họa trong tháng 6/2003:
Cụ thể tính lương trong tháng cho từng nhân viên theo Nghị định
26/CP (tính lương kỳ 1) như sau:
NCTTi Lương kỳ 1 trong tháng
của từng nhân viên
= ( HSCBi + HSPC (nếu có)) × 290.000 ×
NCTC
Trong đó:
o HSCBi : Hệ số cấp bậc nhân viên i.
o HSPC : Hệ số phụ cấp ( Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức vụ,
phụ cấp nguy hiểm độc hại, phụ cấp đắt đỏ).
o NCTTi : Ngày công thực tế của nhân viên i ( Có cộng số ngày nghỉ
phép năm được hưởng lương theo quy định).
o NCTC : Ngày công tiêu chuẩn theo quy định của Công ty là 26
ngày
o Lương hệ số theo quy định của Nhà nước: 1 hệ số = 290.000 đồng.
¾ Cụ thể tính cho từng nhân viên trong phòng Kế toán là:
Trong tháng 6/2003, tiền lương kỳ 1 ( lương theo NĐ 26/CP ) phải
trả cho kế toán trưởng - Thiều Thị Bích Vân là:
25
Tiền lương kỳ 1 = 4.32 × 290,000 ×
26
= 1,204,615 đồng
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 45
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Tương tự ta có lương từng nhân viên phòng Kế toán:
HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ
HỆ
SỐ
CẤP
BẬC
HỆ
SỐ
PHỤ
CẤP
LƯƠNG
CƠ BẢN
NC
THỰC
TẾ
LƯƠNG
THEO NĐ
26/CP
Thiều T. Bích Vân KT trưởng 4.32 290,000 25 1,204,615
Huỳnh T. Hồng Mỹ Phó Phòng 1.94 0.2 290,000 25 596,731
Trần T. Mỹ Hoa KT viên 1.94 290,000 25 540,962
Huỳnh T. Ngọc Bích KT viên 1.82 290,000 25 507,500
Dương Thị Sua KT viên 1.46 290,000 25 407,115
Nguyễn Thanh Điền T.thị, GNH 1.47 290,000 24.5 401,706
Nguyễn T. Thu Vân KT viên 1.46 290,000 25 407,115
Ng. Thị Thái Hiền Thủ quỹ 1.40 0.1 290,000 25 418,269
9 Trong đó:
à Hệ số phụ cấp 0.2 của nhân viên Hồng Mỹ là phụ cấp chức vụ
(chức vụ: phó phòng).
à Hệ số phụ cấp 0.1 của nhân viên Thái Hiền là phụ cấp trách nhiệm
(chức vụ: thủ quỹ).
Để tính lương cho nhân viên theo sản phẩm, Công ty An Thái căn cứ
vào thời gian làm việc thực tế, hệ số công việc theo quy định của Nhà nước,
đơn giá được xây dựng theo kế hoạch từ đầu năm của Công ty và điểm số thi
đua theo quy định của Công ty.
Cụ thể công thức tính lương cho nhân viên của Công ty theo sản phẩm
( tính lương kỳ 2 ) như sau:
Lương theo sản phẩm
của từng nhân viên
= NC × HSCV × Điểm số thi đua × Đơn giá
Trong đó:
o NC : Ngày công
o HSCV : Hệ số công việc
9 Đơn giá cố định được xây dựng từ đầu năm của năm 2003 là
298.55 đồng.
9 Điểm số thi đua được tính theo quy định của Công ty.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 46
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Cụ thể, trong tháng 6/2003, lương theo sản phẩm ( tính lương kỳ 2)
của kế toán trưởng - Thiều Thị Bích Vân là:
25 × 5 × 30 × 298.55 = 1,119,563 đồng
Tương tự ta có lương theo sản phẩm của từng nhân viên phòng Kế toán:
HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ
NGÀY
CÔNG
HỆ SỐ
CÔNG
VIỆC
ĐIỂM SỐ
THI ĐUA
LƯƠNG
THEO SẢN
PHẨM
Thiều T. Bích Vân KT trưởng 25 5.00 30 1,119,563
Huỳnh T. Hồng Mỹ Phó Phòng 20 3.00 30 537,390
Trần T. Mỹ Hoa KT viên 25 1.60 30 358,260
Huỳnh T. Ngọc Bích KT viên 25 1.60 30 358,260
Dương Thị Sua KT viên 24 1.60 30 343,930
Nguyễn Thanh Điền T.thị,GNH 23.5 1.60 30 336,764
Nguyễn T. Thu Vân KT viên 25 1.60 30 358,260
Ng. Thị Thái Hiền Thủ quỹ 24 1.60 30 343,930
3.2.2 Tính và thanh toán các khoản trích theo lương:
Các khoản trích theo lương tại Công ty An Thái gồm có: bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và Đảng phí (đối với các đối
tượng là Đảng viên).
Việc trích lập các khoản BHXH, BHYT dựa vào lương căn bản.
Mức lương nộp BHXH, BHYT được xác định trên hệ số cấp bậc ( cộng phụ
cấp trách nhiệm nếu có) tiền lương của công nhân viên. Việc xác định mức
lương đóng BHXH, BHYT được thực hiện như sau:
Mức lương nộp BHXH, BHYT = 290.000 × hệ số cấp bậc
Công ty tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vẫn theo chế độ của
Nhà nước ( theo thông tư số 103/TT _ LB ban hành 02/12/1995 và thông tư số
58TC/HCSN ban hành ngày 24/07/1995 ) như sau:
Trích BHXH 20% trên tiền lương phải trả cho công nhân viên.
Trong đó doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí 15%, người lao động chịu trừ
vào lương 5%.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 47
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Trích BHYT 3% trên tiền lương phải trả cho công nhân viên.
Trong đó trích 2% doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí, 1% trừ vào lương
của công nhân viên.
Hàng tháng, kế toán tiền lương phải tính và lên mức lương trích
BHXH, BHYT, đồng thời mỗi quý kế toán tiền lương của Công ty phải lên
danh sách lao động nộp bảo hiểm xã hội trong từng tháng của quý.
Vào cuối quý, phòng kế toán có nhiệm vụ tính số nộp BHXH,
BHYT. Sau đó mang lên nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Đối với kinh phí công đoàn: mức trích 2% trên tổng thu nhập,
do công ty chịu và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Khoản này được trích
dựa trên lương thực tế trả trong tháng áp dụng cho toàn bộ công nhân viên
Công ty ( gồm cả 2 kỳ: kỳ 1 + kỳ 2).
Và kinh phí công đoàn cũng được nộp cho cơ quan cấp trên vào
cuối quý.
Sau đây là ví dụ thực tế về các khoản trích theo lương của nhân
viên phòng kế toán, lấy số liệu tháng 6/2003 tại Công ty An Thái:
Cụ thể các khoản trích theo lương của kế toán trưởng - Thiều Thị
Bích Vân là:
9 Mức trích BHXH một nhân viên:
290.000 × 4.32 × 20% = 250,560 đồng
Trong đó: doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí:
290,000 × 4.32 × 15% = 187,920 đồng
Người lao động chịu trừ vào lương:
290,000 × 4.32 × 5% = 62,640 đồng
9 Mức trích BHYT một nhân viên:
290,000 × 4.32 × 3% = 37,584 đồng
Trong đó: doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí:
290,000 × 4.32 × 2% = 25,056 đồng
Người lao động chịu trừ vào lương:
290,000 × 4.32 × 1% = 12.528 đồng
9 Mức trích KPCĐ một nhân viên:
Doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí:
290,000 × 4.32 × 2% = 25,056 đồng
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 48
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
⇒ Cộng các khoản trích theo lương của nhân viên Thiều T. Bích
Vân gồm BHXH, BHYT, KPCĐ và Đảng phí là:
62,640 + 12,528 = 75,168 đồng
Tương tự ta có các khoản trích theo lương của từng nhân viên trong
phòng kế toán:
LƯƠNG CĂN BẢN
TÊN NHÂN
VIÊN
HS CẤP
BẬC
TIỀN
LƯƠNG
TRỪ
5%
BHXH
TRỪ
1%
BHYT
CỘNG CÁC
KHOẢN
TRÍCH
Bích Vân 4.32 290,000 62,640 12,528 75,168
Hồng Mỹ 2.14 290,000 31,030 6,206 37,236
Mỹ Hoa 1.94 290,000 28,130 5,626 33,756
Ngọc Bích 1.82 290,000 26,390 5,278 31,668
Dg. Thị Sua 1.46 290,000 21,170 4,234 25,404
Thanh Điền 1.47 290,000 21,315 4,263 25,578
Thu Vân 1.46 290,000 21,170 4,234 25,404
Thái Hiền 1.40 290,000 20,300 4,060 24,360
Vậy tiền lương thực lĩnh của từng nhân viên trong Công ty được
xác định như sau:
Lương
thực lĩnh
=
Lương kỳ 1
(lương theo NĐ
26/CP)
+
Lương kỳ 2
(lương theo sản
phẩm)
-
Các khoản
trích theo
lương
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 49
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Cụ thể, tiền lương thực lĩnh của Kế toán trưởng - Thiều T. Bích Vân là:
1,204,615 + 1,119,563 – 75,168 = 2,324,010 đồng
Tương tự ta có tiền lương thực lĩnh của từng nhân viên trong phòng
Kế toán như sau:
ĐVT: đồng
HỌ VÀ TÊN
LƯƠNG KỲ 1
(THEO NĐ
26/CP)
LƯƠNG KỲ 2
( THEO SP )
CÁC
KHOẢN
TRÍCH
LƯƠNG
THỰC
LĨNH
Thiều T. Bích Vân 1,204,615 1,119,563 75,168 2,324,010
Huỳnh T. Hồng Mỹ 596,731 537,390 37,236 1,096,885
Trần T. Mỹ Hoa 540,962 358,260 33,756 865,466
H. Thị Ngọc Bích 507,500 358,260 31,668 834,092
Dương Thị Sua 407,115 343,930 25,404 725,641
Ng. Thanh Điền 401,706 336,764 25,578 712,892
Ng. Thị Thu Vân 407,115 358,260 25,404 739,971
Ng. Thị Thái Hiền 418,269 343,930 24,360 737,839
Công ty trong tháng 6/2003 không có trích nộp thuế thu nhập cá nhân
vì tiền lương (theo sản phẩm) của các nhân viên trong công ty dưới mức khoản
nộp thuế thu nhập. Nếu có khoản nộp thuế thu nhập, Công ty trích trên tiền
lương thực trả của các cá nhân trong tháng.
Thanh toán tiền lương:
Khi thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên thì tiền lương
thực lĩnh của CNV gồm 2 khoản: lương theo sản phẩm và lương theo NĐ
26/CP.
Thực tế công tác chi lương cho cán bộ công nhân viên mà Công ty
tiến hành chi chia thành 2 kỳ:
9 Thanh toán lương kỳ 1: ngày 25 hàng tháng chi lương theo
NĐ 26/CP. Cụ thể là: sau khi tiến hành tính toán lương cho từng cán bộ công
nhân viên sẽ lên bảng tạm ứng kỳ 1, sau đó chuyển chứng từ cho kế toán thu
chi để lập phiếu chi tạm ứng lương rồi chuyển sang thủ quỹ để tiến hành chi
lương cho cán bộ công nhân viên.
9 Thanh toán lương kỳ 2: ngày 5 của tháng sau chi lương theo
sản phẩm. Thanh toán lương kỳ 2 là khoản tiền lương còn lại của cán bộ công
nhân viên sau khi đã khấu trừ các khoản trích, các khoản tạm ứng lương kỳ 1,
các khoản cá nhân khác,… Đồng thời ngoài các khoản phụ cấp tiền lương thì
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 50
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
nhân viên nào có trợ cấp BHXH (ốm đau, thai sản… ) sẽ được chi trả ở kỳ
này.
Kế toán phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương:
Sau khi tính toán và thanh toán lương cho công nhân viên, cuối
tháng kế toán tiến hành phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ trong
tháng vào các đối tượng chịu chi phí như sau:
Đối với chi phí quản lý (TK 642): theo quy định của Công ty
thì lương và các khoản trích theo lương của các phòng ban sau đây được tính
vào chi phí quản lý doanh nghiệp:
9 Ban Giám đốc.
9 Phòng tổ chức hành chính.
9 Phòng kế toán.
Đối với chi phí bán hàng (TK 641): theo quy định của Công ty
thì lương và các khoản trích theo lương của các phòng ban sau đây được tính
vào chi phí bán hàng:
9 Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu
9 Phòng kinh doanh.
9 Cửa hàng trưng bày
9 Chi nhánh TP HCM
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất (TK 622): tài khoản này
tập hợp lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của
tất cả công nhân trực tiếp sản xuất tại các tổ như: tổ nồi hơi, tổ thành phẩm ca
A, tổ thành phẩm ca B, tổ gia vị và phòng kỹ thuật cơ điện.
Đối với chi phí sản xuất chung (TK 627): bao gồm lương
quản lý các phân xưởng sản xuất, BHXH, BHYT, KPCĐ được tập hợp vào tài
khoản này.
⇒ Hàng tháng, kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả công
nhân viên trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng lao động và tính, trích BHXH,
BHYT, KPCĐ theo quy định trên cơ sở tổng hợp tiền lương phải trả và các tỷ
lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện trên Bảng phân bổ tiền lương
và BHXH.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 51
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG THÁNG 6/2003
ĐVT: Đồng
TK GHI CÓ TÀI KHOẢN 334 - PHẢI TRẢ CÔNG NHÂN VIÊN
TK
GHI NỢ
TIỀN
LƯƠNG
CHÍNH
TIỀN
LƯƠNG
PHỤ
CÁC KHOẢN
PHỤ CẤP
CỘNG
TK 622 64,422,291 57,644,400 2,712,138 124,778,829
TK 627 8,907,082 7,734,278 364,936 17,015,296
TK 641 23,304,064 3,597,887 472,758 27,374,709
TK 642 15,405,330 9,229,361 597,168 25,231,859
CỘNG 112,038,767 78,214,926 4,147,000 194,400,693
ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN VIỆC PHÂN BỔ LƯƠNG CHO TỪNG ĐỐI
TƯỢNG SỬ DỤNG THÁNG 6/2003
13%
14%
9% 64%
TK 622
TK 627
TK 641
TK 642
¾ Nhận xét:
o Qua đồ thị ta thấy: tiền lương phân bổ cho bộ phận trực tiếp sản
xuất chiếm tỷ lệ cao nhất 64% vì bộ phận này tập hợp lương của tất cả các
công nhân trực tiếp sản xuất của công ty.
o Kế đến là bộ phận bán hàng với tỷ lệ tiền lương được phân bổ là
14%, bộ phận này tập hợp lương của nhân viên ở các phòng như: phòng kế
hoạch XNK, phòng kinh doanh, cửa hàng trưng bày và chi nhánh của công ty
tại TP HCM.
o Bộ phận quản lý bao gồm: ban giám đốc, phòng tổ chức hành
chính và phòng kế toán tiền lương được phân bổ với tỷ lệ 13%.
o Sau cùng là bộ phận sản xuất chung được phân bổ tiền lương với
tỷ lệ 9%. Do bộ phận này chỉ tập hợp tiền lương của các nhân viên quản lý các
phân xưởng.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 52
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
BẢNG PHÂN BỔ BHXH – BHYT – KPCĐ THÁNG 6/2003
TK
GHI
CÓ
TÀI KHOẢN 334
TK
GHI
NỢ
LƯƠNG
CHÍNH
CỘNG
TK 334
TK 3382
KPCĐ
(trích 2%
của cộng
TK 334)
TK 3383
BHXH
(trích 15%
lương
chính)
TK 3384
BHYT
(trích 2%
lương
chính)
CỘNG
TK 338
TK 622 64,422,291 124,778,829 2,495,577 9,663,344 1,288,446 13,447,367
TK 627 8,907,082 17,015,296 340,306 1,336,062 178,142 1,854,510
TK 641 23,304,064 27,374,709 547,494 3,495,610 466,081 4,509,185
TK 642 15,405,330 25,231,859 504,637 2,310,799 308,106 3,123,543
CỘNG 112,038,767 194,400,693 3,888,014 16,805,815 2,240,775 22,934,604
ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN VIỆC PHÂN BỔ BHXH – BHYT - KPCĐ CHO
TỪNG ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THÁNG 6/2003
14%
58%8%
20%
TK 622
TK 627
TK 641
TK 642
¾ Nhận xét:
Tương tự như việc phân bổ tiền lương, việc phân bổ BHXH, BHYT,
KPCĐ theo từng đối tượng chịu chi phí cũng được thực hiện, trong đó tỷ lệ
trích BHXH – BHYT – KPCĐ của bộ phận trực tiếp sản xuất là cao nhất:
58%, do tiền lương phân bổ cho bộ phận này cũng là cao nhất. Tiếp theo là bộ
phận bán hàng với tỷ lệ 20%, bộ phận quản lý với tỷ lệ 14% và bộ phận sản
xuất chung với tỷ lệ 8%.
Mục đích sử dụng các quỹ:
Về BHXH: Công ty nộp hết số tiền trích 20% BHXH cho cơ
quan BHXH cấp trên để cơ quan này chi các khoản trợ cấp hưu trí, chôn cất,
tử vong cho công nhân viên về sau, và bù đắp các khoản ốm đau thai sản, tai
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 53
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
nạn lao động. Khi phát sinh các trường hợp được hưởng chế độ BHXH, thì
người sử dụng dụng lao động phải lập hồ sơ và tách ra khoản trợ cấp theo
đúng qui định. Hàng quý kế toán lập bảng tổng hợp những ngày nghỉ hưởng
chế độ BHXH theo từng chế độ.
Về BHYT: Nộp 3% cho cơ quan BHYT thành phố, tỉnh để cơ
quan này đóng tiền cho các bệnh viện địa phương mà công nhân viên công ty
có đăng ký BHYT để các bệnh viện chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho
công nhân viên.
Về KPCĐ: Nộp lên liên đoàn lao động cấp trên 1% để cơ quan
này chi cho các kinh phí phục vụ quyền lợi công nhân viên và giữ lại 1% ( do
công đoàn cơ sở quản lý) để chi trực tiếp các kinh phí phát sinh tại công đoàn
công ty.
Tại công đoàn công ty giữ lại 1% KPCĐ để chi trả các khoản
phát sinh như sau:
¾ Chi cho cán bộ công nhân viên khi gia đình có tai nạn, ốm
đau, cha mẹ ( chồng hoặc vợ) mất được công đoàn đi thăm.
¾ Chi khi cán bộ công nhân viên công ty bị bệnh, ốm đau được
nghỉ phép, trợ cấp gia đình khó khăn.
¾ Chi khi cán bộ công nhân viên có tiệc cưới hỏi. Công đoàn
chi tiền cho công ty đi.
¾ Chi tiền thưởng cho hoạt động công đoàn vào dịp lễ, Tết.
¾ Chi tổ chức cho công nhân viên đi nghỉ mát.
Thực hiện các khoản phụ cấp, trợ cấp tại Công ty:
o Các khoản phụ cấp: Hiện nay công ty có quy định nhiều mức
phụ cấp cho cán bộ công nhân viên của công ty như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp
trách nhiệm, phụ cấp độc hại nguy hiểm, nhằm tăng cường và gắn trách nhiệm
của cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ công nhân viên chức đảm đương
công việc quan trọng như: trưởng phòng, phó phòng, giám đốc,… Các điều
kiện hưởng phụ cấp theo quy định của công ty là:
9 Hoàn thành công việc được giao theo đúng kế hoạch ( chất
lượng, số lượng, thời gian )
9 Không để xảy ra bất cứ sự cố nào hoặc gây hậu quả ảnh
hưởng đến công việc sản xuất kinh doanh của công ty và kế hoạch sản xuất
9 Không để xảy ra thất thoát hư hỏng hàng hoá, vật tư thuộc
phạm vi quản lý.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 54
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
o Căn cứ để tính phụ cấp là hệ số phụ cấp tính trên lương cơ bản
trong tháng:
Đối với phụ cấp chức vụ:
_ Trưởng phòng, quản đốc hệ số là 0.3
_ Phó phòng, phó quản đốc hệ số là 0.2
Đối với phụ cấp trách nhiệm:
_ Trưởng phòng tổ chức hành chính hệ số là 0.3
_ Các tổ trưởng, thủ quỹ hệ số là 0.1
Đối với phụ cấp độc hại nguy hiểm:
Áp dụng hệ số 0.2 cho các đối tượng sau đây:
_ Những công nhân KCS của phòng kế hoạch XNK
_ Tổ nồi hơi, soup, định hình, cắt hấp
_ Tố gia vị
o Các khoản trợ cấp: bên cạnh các khoản phụ cấp trên, công nhân
viên còn hưởng các khoản trợ cấp như: trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp.
Phương pháp hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT &
KPCĐ:
(1)_ Tổng hợp tiền lương phải trả cho CBCNV tháng 6/2003 ở các bộ
phận như sau:
Nợ TK 622 124,778,829
Nợ TK 627 17,015,296
Nợ TK 641 27,374,709
Nợ TK 642 25,231,859
Có TK 334 194,400,693
(2)_ Trích 5% BHXH, 1% BHYT trừ vào lương cơ bản của công nhân
viên:
Nợ TK 334 6,722,326
Có TK 3382 1,120,388 (112,038,767 × 1%)
Có TK 3383 5,601,938 (112,038,767 × 5%)
(3)_ Chi thanh toán lương và các khoản khác cho công nhân:
Nợ TK 334 194,400,693
Có TK 111 194,400,693
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 55
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
(4)_ Trích 15% BHXH, 2% BHYT trên lương căn bản của bộ phận
trực tiếp sản xuất, sản xuất chung, quản lý doanh nghiệp, bán hàng đưa vào chi
phí, kế toán ghi:
Nợ TK 622 10,951,789 (64,422,291 × 17%)
Nợ TK 627 1,514,204 (8,907,082 × 17%)
Nợ TK 641 3,961,691 (23,304,064 × 17%)
Nợ TK 642 2,618,906 (15,405,330 × 17%)
Có TK 3383 16,805,815 (112,038,767 × 15%)
Có TK 3384 2,240,775 (112,038,767 × 2%)
_ Trích 2% KPCĐ trên lương thực tế tháng 6/2003 của các bộ phận
vào chi phí (Bảng phân bổ BHXH – BHYT – KPCĐ tháng 6/2003):
Nợ TK 622 2,495,577
Nợ TK 627 340,306
Nợ TK 641 547,494
Nợ TK 642 504,637
Có TK 3382 3,888,014
(5)_ Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ:
Nợ TK 3382 1,944,006 (194,400,693 × 1%)
Nợ TK 3383 22,407,753 (112,038,767 × 20%)
Nợ TK 3384 3,361,163 (112,038,767 × 3%)
Có TK 111 27,712,922
(6)_ BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho công nhân viên tháng 6/2003:
Nợ TK 3382 3,888,014
Nợ TK 3383 16,805,815
Nợ TK 3384 2,240,775
Có TK 334 22,934,604
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 56
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Toàn bộ quá trình ghi chép kế toán có thể mô tả sơ đồ kế toán sau:
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG & CÁC KHOẢN THANH TOÁN VỚI
CNV
(2)
5,601,938
3383
(3)
194,400,693
111 642
641
627
622
(2)
1,120,388
25,231,859
(1)
(1)
27,374,709
(1)
17,015,296
(1)
124,778,829
3343382
(1) Tổng hợp tiền lương phải trả cho CB-CNV tháng 6/2003 ở các bộ
phận
(2) Trích 5% BHXH, 1% BHYT trừ vào lương cơ bản của công nhân
viên
(3) Chi thanh toán lương và các khoản khác (BHXH, BHYT, KPCĐ)
phải trả cho công nhân viên tháng 6/2003
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 57
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN BHXH, BHYT, KPCĐ
(4) Trích 15% BHXH, 2% BHYT trên lương căn bản, trích 2% KPCĐ
trên lương thực tế tháng 6/2003 của bộ phận trực tiếp sản xuất, sản xuất
chung, quản lý doanh nghiệp, bán hàng đưa vào chi phí
(5) Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ
641
642
3,123,543
(4)
(4)
4,509,185
(4)
1,854,510
627
(4)
13,447,366
622
334
(6)
22,934,604
27,712,922
(5)
111 338
(6) BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho công nhân viên tháng 6/2003
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 58
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Lên sổ cái TK 334
Đơn vị: Cty TNHH LD CNTP An Thái
SỔ CÁI
Tháng 06/2003
Tên tài khoản: Phải trả công nhân viên SHTK: 334
CHỨNG TỪ SỐ TIỀN
SỐ NGÀY
DIỄN GIẢI
TK
ĐỐI
ỨNG
NỢ CÓ
Số dư đầu kỳ 17,850,380
Số phát sinh
505 25/06
_ Tiền lương công nhân
sản xuất
622 124,778,829
505 25/06
_ Tiền lương CNV phân
xưởng
627 17,015,296
505 25/06
_ Tiền lương nhân viên
bán hàng
641 27,374,709
505 25/06
_ Tiền lương nhân viên
quản lý DN
642 25,231,859
505 25/06
_ Khấu trừ vào lương
khoản BHXH, BHYT,
KPCĐ
338 6,722,326
505 25/06
_ BHXH, BHYT, KPCĐ
phải trả trong tháng cho
CNV
338 22,934,604
505 30/06
_ Thanh toán lương cho
CNV
111 194,400,693
Cộng phát sinh 201,123,019 217,335,297
Số dư cuối kỳ 1,368,102
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 59
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Lên sổ cái tài khoản 338
Đơn vị: Cty TNHH LD CNTP An Thái
SỔ CÁI
Tháng 06/2003
Tên tài khoản: Phải trả, phải nộp khác SHTK: 338
CHỨNG TỪ SỐ TIỀN
SỐ NGÀY
DIỄN GIẢI
TK
ĐỐI
ỨNG
NỢ CÓ
Số dư đầu kỳ 9,323,394
Số phát sinh
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ:
505 25/06
_ Tính vào chi phí nhân công
trực tiếp
622 13,447,366
505 25/06
_ Tính vào chi phí sản xuất
chung
627 1,854,510
505 25/06 _ Tính vào chi phí bán hàng 641 4,509,185
505 25/06 _ Tính vào chi phí quản lý DN 642 3,123,543
505 25/06
_ Khấu trừ vào lương khoản
BHXH, BHYT, KPCĐ
334 6,722,326
505 25/06
_ BHXH, BHYT, KPCĐ phải
trả trong tháng cho CNV
334 22,934,604
505 25/06 _ Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ 111 27,712,922
Cộng phát sinh 51,471,146 29,656,930
Số dư cuối kỳ 31,137,628
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 60
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
4. Phân Tích Chung Tình Hình Thực Hiện Chi Phí Tiền Lương Trong
Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty An Thái:
Để hiểu rõ hơn tình hình thực hiện chi phí tiền lương trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty An Thái ta sẽ đi vào phân tích các chỉ tiêu về xác
định chênh lệch chi phí tiền lương, tỷ suất chi phí tiền lương qua các số liệu
thực tế tại công ty trong năm 2002, 2003. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến chi phí tiền lương để thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố như: doanh thu, tiền lương bình quân, năng suất lao động vào chi phí tiền
lương tại công ty.
4.1 Các chỉ tiêu chủ yếu:
Chỉ tiêu xác định chênh lệch về chi phí tiền lương: là xác định
chênh lệch giữa tổng chi phí tiền lương thực hiện so với kế hoạch mà công ty
đã đề ra.
Chênh lệch tổng
chi phí tiền lương
=
Tổng chi phí tiền
lương thực hiện
-
Tổng chi phí tiền
lương kế hoạch
Cụ thể, chênh lệch tổng chi phí tiền lương của công ty là:
2,312,365,482 - 1,985,908,888 = 326,456,594 đồng
Từ đó ta cũng có thể xác định được % thực hiện chi phí tiền lương so với
kế hoạch theo công thức:
Tổng chi phí tiền lương thực hiện
% thực hiện =
Tổng chi phí tiền lương kế hoạch
× 100%
Ta thấy, tỷ lệ % thực hiện chi phí tiền lương của công ty trong năm 2003
là:
2,312,365,482 đồng
1,985,908,888 đồng
× 100% = 116%
Như vậy, tỷ lệ % chênh lệch giữa tổng chi phí tiền lương thực hiện so với
tổng chi phí tiền lương kế hoạch sẽ được xác định theo công thức:
Chênh lệch tổng chi phí tiền lương
% chênh lệch =
Tổng chi phí tiền lương kế hoạch
× 100%
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 61
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Cụ thể, tỷ lệ % chênh lệch của chi phí tiền lương tại công ty năm 2003
so với năm 2002 là:
326,456,594 đồng
1,985,908,888 đồng
× 100% = 16%
Ta thấy rằng, trong năm 2003 tổng chi phí tiền lương của công ty
tăng 16% so với năm 2002, đây là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, để đánh giá chính
xác hơn việc tăng tổng chi phí tiền lương trong năm 2003 ta sẽ sử dụng công
thức có liên hệ với kết quả sản xuất:
Sản lượng thực hiện Chênh lệch tổng chi
phí tiền lương điều
chỉnh theo sản lượng
=
Tổng chi
phí tiền
lương thực
hiện
-
Tổng chi
phí tiền
lương kế
hoạch
×
Sản lượng kế hoạch
Cụ thể, chênh lệch tổng chi phí tiền lương điều chỉnh theo sản lượng
của công ty là:
52,634,101 sp
2,312,365,482 đ - 1,985,908,888 đ ×
64,006,092 sp
= 268,454,594 đ
Điều này cho thấy: khi đánh giá chênh lệch tổnng chi phí tiền lương của
năm 2003 so với năm 2002 có điều chỉnh theo sản lượng thì số chênh lệch vẫn
tăng 268,454,594 đồng nhưng với tỷ lệ thấp hơn khi không điều chỉnh theo sản
lương là 21.6%. Tuy nhiên, đây là kết quả chính xác hơn vì được đánh giá
trong mối quan hệ với kết quả sản xuất của công ty.
Tương tự ta có công thức xác định tỷ lệ % thực hiện có liên hệ với kết
quả sản xuất:
Tổng chi phí tiền lương thực hiên
Sản lượng thực hiện
% thực hiện có
liên hệ với kết
quả sản xuất
=
Tổng chi phí tiền
lương kế hoạch
×
Sản lương kế hoạch
× 100%
Cụ thể, % thực hiện có liên hệ với kết quả sản xuất của công ty là:
2,312,365,482 đ
52,634,101 sp
1,985,908,888 đ ×
64,006,092 sp
× 100% = 142%
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 62
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Như vậy, tỷ lệ % thực hiện của tổng chi phí tiền lương trong năm 2003
xét trong mối quan hệ với sản lượng là 142%.
¾ Nhận xét:
Trong sản xuất kinh doanh, một trong những mục tiêu của doanh
nghiệp là: tiền lương cho người lao động phải đảm bảo được đời sống thiết
yếu của người lao động và chỉ khi thực hiện được mục tiêu này thì doanh
nghiệp mới có thể đạt được những mục tiêu khác như: nâng cao hiệu quả kinh
tế, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà
nước.
Ta thấy, trong năm 2003: tổng chi phí tiền lương của doanh nghiệp
tăng, điều này cho thấy công ty An Thái đã có sự thay đổi trong chính sách
lương nhằm mục tiêu ngày càng phù hợp với chế độ lương theo quy định của
Nhà nước, để đảm bảo đời sống cho công nhân viên của công ty và hoàn thành
mục tiêu của công ty.
Chỉ tiêu về tỷ suất chi phí tiền lương:
o Trong phân tích chi phí tiền lương thì việc phân tích chỉ tiêu về
tỷ suất chi phí tiền lương là rất cần thiết, vì trên cơ sở phân tích biến động của
tỷ suất chi phí tiền lương để nhằm mục đích đánh giá tình hình chung của chi
phí tiền lương tại công ty.
Tỷ suất chi phí tiền lương được xác định như sau:
Tổng chi phí tiền lương
Tỷ suất chi phí tiền lương =
Doanh thu
× 100%
Cụ thể, tỷ suất chi phí tiền lương của công ty năm 2002 là:
1,985,907,888 đ
52,317,241,415 đ
× 100% = 3.8%
Cụ thể, tỷ suất chi phí tiền lương của công ty 2003 năm là:
2,312,365,482 đ
50,084,298,281 đ
× 100% = 4.6%
CHÊNH LỆCH
CHỈ TIÊU
NĂM
2002
NĂM
2003
SỐ CHÊNH
LỆCH
TỶ LỆ
(%)
1.Tỷ suất chi phí tiền lương 3.8% 4.6% 0.8 21%
2.Tiền lương bình quân
(đ/người/tháng)
859,700 843,313 - 16,387 -1.9%
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 63
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
¾ Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy:
o Tỷ suất chi phí tiền lương năm 2003 tăng so với năm 2002 với tỷ lệ
là 21%, trong khi đó tiền lương bình quân của người lao động trong năm 2003
lại giảm hơn so với năm 2002 với tỷ lệ là 1.9%. Điều này cho thấy: hiệu quả
sử dụng lao động của công ty thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả lao động và ảnh
hưởng đến đời sống của công nhân viên của công ty.
o Vì vậy, công ty cần cải tiến toàn bộ hoạt động của công ty, đặc biệt
là việc sử dụng lao động như: cải tiến tổ chức bộ máy quản lý, cái tiến mạng
lưới kinh doanh, phân phối lao động ở các bộ phận cho hợp lý, xem xét lại kết
cấu lao động của công ty, nâng cao tay nghề và trình độ của người lao động.
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương để thấy được
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như: doanh thu, tiền lương bình quân, năng
suất lao động đến quỹ tiền lương của công ty; từ đó có những biện pháp thích
hợp, kịp thời nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả sử dụng lao động, quan tâm
đến thu nhập của công nhân viên cũng như đời sống của công nhân viên trong
công ty.
• Tình hình về doanh thu và tiền lương bình quân:
CHÊNH LỆCH
KHOẢN MỤC NĂM 2002 NĂM 2003
SỐ TIỀN
TỶ LỆ
(%)
1.Doanh thu (đồng) 52,317,241,415 50,084,298,281 - 2,232,943,134 - 4.26%
2.Lao động bình quân
(người)
193 229 36 18.6%
3.Tiền lương bình quân
người/tháng (đồng)
859,700 843,313 - 16,387 đ - 1.9%
Ta có công thức:
Quỹ tiền lương =
Số lao động
(bình quân)
× Tiền lương
(bình quân)
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 64
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
9 Cụ thể, quỹ tiền lương năm 2002 của công ty là:
193 người × 859,700 đồng/người/tháng = 165,922,100 đồng
9 Quỹ tiền lương năm 2003 của công ty là:
229người × 843,313 đồng/người/tháng = 193,118,677 đồng
⇒ Ta thấy, chênh lệch quỹ tiền lương của năm 2003 so với năm 2002 là:
193,118,677 đ - 165,922,100 đ = 27,196,577 đ
o Mức độ ảnh hưởng của nhân tố lao động:
( 229 – 193) × 859,700 = 30,949,200 đồng
o Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tiền lương bình quân:
( 843,313 – 859,700) × 229 = - 3,752,623 đồng
⇒ Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
30,949,200 - 3,752,623 = 27,196,577 đồng
¾ Nhận xét:
Nhân tố lao động tăng 36 người đã làm tăng quỹ tiền lương:
30,949,200 đồng.
Nhân tố tiền lương bình quân giảm 16,387 đồng/người làm giảm
quỹ tiền lương: - 3,752,623 đồng.
Tuy nhiên, để xét đến chất lượng quản lý, cần xét thêm nhân tố năng
suất lao động bình quân. Ta có công thức sau:
Doanh thu
Năng suất lao động (bình quân) =
Số lao động (bình quân)
• Tình hình về doanh thu và năng suất lao động:
CHÊNH LỆCH
KHOẢN MỤC KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
SỐ TIỀN
TỶ LỆ
(%)
1.Doanh thu 52,317,241,415 50,084,298,281 - 2,232,943,134 - 4.26%
2.Lao động bình quân
(người)
193 229 36 18.6%
3.Năng suất lao động
bình quân
271,073,790 218,708,726 - 52,365,064 - 19.3%
4.Lương bình quân
người/ tháng
859,700 843,313 - 16,387 - 1.99%
5.Quỹ tiền lương 1,985,907,888 2,312,364,482 326,457,246 16.4%
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 65
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Công thức quỹ tiền lương được viết lại theo mối quan hệ với các
nhân tố: doanh thu, năng suất lao động, tiền lương bình quân:
Doanh thu
Quỹ tiền lương =
Năng suất lao động (bình quân)
× Tiền lương
(bình quân)
¾ Chênh lệch quỹ tiền lương là:
50,084,298,281 52,317,241,415
218,708,726
× 843,313 -
271,073,790
× 859,700
=
193,118,677 - 165,922,100 = 27,196,577 đồng
o Mức độ ảnh hưởng của nhân tố doanh thu:
50,084,298,281 – 52,317,241,415
271,073,790
× 859,700 = - 7,081,692 đồng
o Mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động:
1 1
50,084,298,281 ×
218,708,726
-
271,073,790
× 859,700 = 38,030,892 đ
o Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tiền lương bình quân:
50,084,298,281
218,708,726
× (843,313 – 859,700) = - 3,752,623 đồng
⇒ Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố:
- 7,081,692 + 38,030,892 - 3,752,623 = 27,196,577 đồng
¾ Nhận xét:
o Nhân tố doanh thu giảm 4.26% đã làm giảm quỹ tiền lương: -
7,081,692 đồng. Ta thấy rằng, quỹ tiền lương giảm do doanh thu giảm là điều
bình thường.
o Nhân tố năng suất lao động giảm 19.3% đã làm tăng quỹ tiền
lương: 38,030,892 đồng. Tốc độ giảm năng suất lao động cao hơn tốc độ giảm
tiền lương bình quân (1.9%) là phù hợp với xu hướng phát triển.
o Nhân tố tiền lương bình quân giảm 1.9% đã làm giảm quỹ tiền
lương: - 3,752,623 đồng. Điều này phù hợp với các nội dung phân tích đã nêu.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 66
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Tuy vậy, tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố cho thấy: quỹ tiền
lương thực hiện tăng 27,196,577 đồng. Thông qua kết quả phân tích ảnh
hưởng của các nhân tố: doanh thu, năng suất lao động, tiền lương bình quân
doanh nghiệp sẽ phát hiện sự tác động khác nhau của các nhân tố đến tiền
lương; từ đó, các chính sách như tăng cường quản lý, sử dụng lao động và quỹ
tiền lương tốt hơn sẽ được doanh nghiệp áp dụng để mang lại hiệu quả.
PHẦN KẾT LUẬN
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 67
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
1.Nhận xét:
Về tình hình sử dụng lao động:
Công ty có lực lượng cán bộ - công nhân viên với trình độ kỹ thuật, tay
nghề cao, công tác đào tạo - bồi dưỡng công nhân viên cũng được công ty chú
trọng để phù hợp với đòi hỏi của thị trường.
Tình hình số lượng lao động trong công ty không đều nhau giữa các
tháng trong năm. Mặc dù số lao động định biên làm việc tại các phòng ban,
phân xưởng chiếm đa phần nhưng do công ty sử dụng lực lượng lao động thời
vụ linh hoạt theo hoạt động sản xuất kinh doanh nên đã dẫn đến sự dao động
về số lượng lao động trong công ty.
• Ưu điểm của việc sử dụng lao động thời vụ là tiết kiệm được chi
phí trong giá thành sản phẩm trong những trường hợp công ty dư thừa lao
động vì có ít đơn đặt hàng, từ đó sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và
tăng lợi nhuận cho công ty.
• Bên cạnh đó cũng có mặt hạn chế là: khi hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng, cần tăng cường số
lao động thời vụ thì việc tìm kiếm số lao động thời vụ có đủ tiêu chuẩn, trình
độ tay nghề phù hợp với công việc sản xuất của công ty đôi lúc sẽ gặp khó
khăn. Do thị trường lao động không đủ đáp ứng hoặc tâm lý người lao động
không thích làm việc theo thời vụ mà ngược lại họ muốn có một công việc thật
ổn định để có thể đảm bảo cuộc sống của mình.
Về thu nhập bình quân của người lao động trong công ty:
Qua Bảng báo cáo thu nhập bình quân của người lao động trong 2 năm:
2002 và 2003 ta thấy, thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2003
giảm so với năm 2002. Điều này là do: tốc độ tăng của số lao động trong công
ty lớn hơn tốc độ tăng của tổng thu nhập. Do vậy, mặc dù quỹ tiền lương của
năm 2003 tăng nhưng số lao động trong công ty lại tăng cao hơn đã làm cho
thu nhập bình quân của người lao động giảm.
Tuy nhiên, nhìn chung thu nhập bình quân của người lao động trong
công ty vẫn đảm bảo được đời sống của công nhân viên trong công ty. Cụ thể
là, trong năm 2003 công ty đã áp dụng chế độ trả lương mới theo đúng quy
định của Nhà nước, cùng với việc hỗ trợ các khoản phụ cấp, phúc lợi, khen
thưởng đã làm cho thu nhập bình quân của người lao động qua các tháng
tương đối ổn định.
Về tổng quỹ tiền lương của công ty:
Quỹ tiền lương của công ty để chi trả cho công nhân viên trong năm
2003 tăng so với năm 2002. Nguyên nhân là do: số lao động trong công ty
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 68
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
tăng nên công ty phải tăng tỷ lệ phân bổ tiền lương trả cho người lao động.
Đồng thời, trong năm 2003 Nhà nước quy định mức lương cơ bản mới và công
ty đã áp dụng chính sách trả lương mới này để chi trả cho người lao động
trong công ty nhằm phù hợp với chế độ lương theo quy định của Nhà nước.
Về công tác kế toán tiền lương tại công ty:
Tiền lương thanh toán cho CB - CNV tại Công ty An Thái gồm 2 khoản:
lương theo Nghị định 26/CP và lương theo sản phẩm. Thực tế công tác chi
lương tại công ty tiến hành chi thành 2 kỳ: kỳ 1 chi lương theo NĐ 26/CP vào
ngày 25 hàng tháng và kỳ 2 chi lương theo sản phẩm vào ngày 5 của tháng
sau. Trong đó:
• Căn cứ để tính lương theo NĐ 26/CP là: thời gian làm việc thực tế,
thang lương và hệ số lương theo quy định của Nhà Nước.
• Căn cứ để tính lương theo sản phẩm là: thời gian làm việc thực tế,
hệ số công việc theo quy định của Nhà nước, điểm số thi đua theo quy định
của công ty và đơn giá được xây dựng theo kế hoạch từ đầu năm của công ty
dựa vào quỹ tiền lương của năm trước, được áp dụng cho mọi đối tượng trong
công ty.
Ta thấy rằng, trong cách tính lương theo NĐ 26/CP và lương theo sản
phẩm đều có liên quan đến ngày công, giờ công thực tế của CBCNV. Hiện
nay, công tác chấm công của công ty được thực hiện ở các phòng ban, tổ sản
xuất sau đó gởi bảng chấm công cho Kế Toán lao động tiền lương để làm căn
cứ tính lương cho công nhân viên. Điều này cho thấy: việc chấm công lao
động như vậy chưa được chính xác, chưa phản ánh đúng tinh thần trách nhiệm
cũng như thái độ của người lao động đối với công việc. Bởi lẽ có trường hợp
CNV đi trễ về sớm không đảm bảo giờ công nhưng vẫn được tính một ngày
làm việc. Điều này làm cho công tác tính lương không được chính xác, làm
hạn chế tính công bằng.
Ngoài việc thanh toán tiền lương cho CNV thì tại công ty An Thái việc
tính và thanh toán các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ cũng
được thực hiện theo tỷ lệ quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, công ty còn trích
1% Đảng phí khấu trừ vào lương của CNV đối với những đối tượng là Đảng
viên. Đối với kinh phí công đoàn: công ty chịu 2% tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh đồng thời trích 1% đoàn phí công đoàn trừ vào lương của CNV.
Như vậy, tiền lương thực lĩnh của từng nhân viên trong công ty = lương
theo NĐ 26/CP + lương theo sản phẩm - các khoản trích theo lương.
Về phân bổ chi phí tiền lương cho từng đối tượng sử dụng:
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 69
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Hàng tháng, công ty tiến hành phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT,
KPCĐ theo từng đối tượng chịu chi phí của công ty như sau:
à Đối với chi phí quản lý (TK 642): gồm lương và các khoản trích
theo lương của Ban giám đốc, phòng tổ chức hành chánh và phòng kế toán.
à Đối với chi phí bán hàng (TK 641): gồm lương và các khoản trích
theo lương của phòng kế hoạch xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh, cửa hàng
trưng bày và chi nhánh TPHCM.
à Đối với chi phí công nhân trực tiếp sản xuất (TK 622): gồm lương,
BHXH, BHYT, KPCĐ của tổ nồi hơi, tổ thành phẩm ca A, tổ thành phẩm ca
B, tổ gia vị và phòng kỹ thuật cơ điện.
à Đối với chi phí sản xuất chung (TK 627): gồm lương, BHXH,
BHYT, KPCĐ của quản lý các phân xưởng sản xuất.
Qua tình hình thực tế của công ty cho thấy: tỷ lệ lương và các khoản trích
theo lương được phân bổ nhiều nhất cho bộ phận trực tiếp sản xuất vì nó tập
hợp lương của tất cả công nhân trực tiếp sản xuất của công ty. Kế đến là bộ
phận bán hàng, bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất chung.
Về chi phí lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
Qua việc phân tích chỉ tiêu về xác định chênh lệch chi phí tiền lương, chỉ
tiêu về tỷ suất chi phí tiền lương để hiểu rõ hơn tình hình chi phí tiền lương
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Cụ thể, trong năm 2003: tổng chi phí tiền lương của công ty tăng. Điều
này cho ta thấy rằng: công ty An Thái đã có áp dụng sự thay đổi trong chính
sách lương mới của Nhà nước, một mặt để đảm bảo đời sống cho CNV đồng
thời hoàn thành mục tiêu của công ty là nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong năm 2003, tỷ suất chi phí tiền lương trên doanh thu tăng so với
trong năm 2002, trong khi đó tiền lương bình quân của người lao động lại
giảm. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động trong công ty thấp đã ảnh
hưởng đến năng suất lao động và đời sống của CNV.
Bên cạnh đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương để thấy
được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố vào chi phí tiền lương tại công ty.
Thông qua kết quả phân tích, doanh nghiệp phát hiện sự tác động khác nhau
của từng nhân tố; từ đó mà công ty có các chính sách phù hợp để áp dụng và
mang lại hiệu quả.
2. Kiến nghị:
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty An Thái:
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 70
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Như đã nhận xét ở trên, ngày công lao động là một yếu tố quan trọng
để tính lương cơ bản cho CB - CNV. Ngoài việc phản ánh mức độ hao phí mà
người lao động bỏ ra, nó còn phản ánh tinh thần trách nhiệm và thái độ của
công nhân viên đối với công việc. Do đó, việc chấm công lao động chính xác
không những từ đó tính lương hợp lý, công bằng đối với nhân viên theo
nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít mà còn giúp cho công ty
nhận thấy mức độ quan tâm, cố gắng của từng người lao động đối với công
việc.
Tại công ty, kế toán lao động tiền lương có nhiệm vụ tổng hợp ngày công
làm việc thực tế của CB - CNV. Còn số liệu chấm công hàng ngày do những
người được giao nhiệm vụ chấm công ở các phòng ban trực tiếp chấm. Cán bộ
lao động tiền lương không phải là người trực tiếp theo dõi công việc chấm
công. Bởi lẽ, việc đi trễ về sớm thường không đảm bảo giờ công làm việc và
không được thể hiện trong bảng chấm công. Do vậy, để khắc phục tình trạng
này cán bộ lao động tiền lương nên thường xuyên theo dõi việc chấm công ở
các phòng ban để việc chấm công được chính xác hơn. Hơn nữa, cán bộ lao
động tiền lương cũng nên theo dõi giờ công làm việc của CB - CNV.
¾ Biện pháp để nâng cao trách nhiệm cũng như thái độ làm việc cho
người lao động:
o Nếu đi trễ hoặc về sớm 3 lần trong một tháng thì sẽ bị trừ ¼ ngày công.
o Nếu đi trễ hoặc về sớm 3 – 5 lần trong một tháng sẽ bị trừ ½ ngày công.
o Nếu đi trễ hoặc về sớm trên 5 lần trong một tháng sẽ bị trừ 1 ngày công.
Để tiền thưởng thật sự là đòn bẩy kích thích tinh thần làm việc của
người lao động, động viên CB - CNV làm việc thì công ty nên xây dựng quy
chế thưởng cụ thể cho người lao động nhằm hạn chế tính bình quân trong việc
chi trả thưởng. Do vậy, công ty nên sử dụng thêm hình thức thưởng hàng
tháng theo hệ số đóng góp vào công việc để tính mức thưởng và chi trả thưởng
cho CB - CNV.
Để đánh giá hệ số đóng góp của người lao động, công ty nên dựa theo
một số chỉ tiêu thiết yếu sau:
o Đảm bảo ngày công lao động
o Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy công ty
o Đề xuất sáng kiến trong quản lý, tổ chức lao động, sản xuất kinh
doanh của công ty.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 71
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Công ty cần có chiến lược kinh doanh thích hợp hơn thông qua các kỳ
hội chợ, các tổ chức kinh tế, thực hiện việc gia tăng xuất khẩu, mở rộng thị
trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước.
Công ty cần xem xét lại nhu cầu của đối tác và những hạn chế của
mình để tìm cách khắc phục. Bên cạnh đó, công ty nên gia tăng việc tiếp thị
sản phẩm đến người tiêu dùng ở cả thành thị lẫn nông thôn. Công ty cũng cần
có những chiến lược bán hàng khuyến mãi hấp dẫn hơn để kích thích người
tiêu dùng đến với sản phẩm.
Trên thị trường hiện nay, Công ty An Thái có rất nhiều đối thủ cạnh
tranh lớn. Do đó, công ty cần phải có một đội ngũ nhân viên kinh nghiệm,
chuyên nghiên cứu về các đối thủ này nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho
sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty cần tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm,
nâng cao khả năng cạnh tranh từ đó mới khẳng định được vị trí sản phẩm của
công ty ở thị trường trong nước. Công ty cũng cần thường xuyên nghiên cứu
để tìm ra sản phẩm mới, chất lượng cao, nâng cao uy tín trên thị trường.
Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho CB – CNV
nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của nền kinh tế thị trường.
3. Kết luận:
Sau gần 3 tháng thực tập tại doanh nghiệp, em thấy:
Lao động của con người là một trong những yếu tố quan trọng và giữ vai
trò quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh, được biểu hiện ở khả năng
tư duy sáng tạo. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, doanh nghiệp
nào thu hút, sử dụng tốt lao động sáng tạo, chất xám thì doanh nghiệp đó sẽ
đứng vững và phát triển. Muốn vậy, doanh nghiệp đó phải có chính sách tiền
lương tiến bộ, đảm bảo sự công bằng và hợp lý. Bởi lẽ, việc trả lương công
bằng và hợp lý sẽ góp phần quan trọng làm cho người lao động quan tâm đến
công việc, để họ thấy rằng sức lao động của họ bỏ ra được đánh giá đúng mức,
từ đó sẽ toàn tâm toàn ý phục vụ cho mục đích của doanh nghiệp.
Thật vậy, công tác tổ chức tiền lương có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong
doanh nghiệp. Dù bất cứ loại hình doanh nghiệp nào thì tiền lương luôn là vấn
đề được quan tâm của người lao động và người sử dụng lao động vì nó ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động và tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, công tác tổ chức tiền lương một
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 72
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
cách khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp là một
vấn đề hết sức quan trọng và thiết thực.
Trong vài năm gần đây, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH LD CNTP An Thái khá khả quan. Bên cạnh đó, công tác tổ
chức và phân phối tiền lương khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, còn một vài điểm
chưa chính xác làm hạn chế tính công bằng trong trả lương.
Qua việc làm đề tài này, em thấy bản thân được tiếp thu thêm rất nhiều
kinh nghiệm và kiến thức rất bổ ích cho em chuẩn bị vào đời. Em đã biết nhiều
hơn về cách tính và thanh toán tiền lương, cách doanh nghiệp quan tâm về
người lao động…đó là những vấn đề có thể nói là rất quan trọng trong việc tồn
tại và phát triển ở doanh nghiệp.
Qua đây, em xin đóng góp một phần nhỏ cho công ty nhằm hoàn thiện
hơn công tác tính và thanh toán lương cho người lao động, cũng như đề xuất
một số giải pháp để tăng cường khả năng kinh doanh, tăng lợi nhuận cho công
ty, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho công nhân viên.
Với thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên em không tránh
khỏi những sai sót trong việc đánh giá, nhận xét cũng như đưa ra những kiến
nghị về công tác trả lương, trả thưởng tại công ty. Vì thế, em rất mong Ban
Lãnh Đạo Công Ty, quý Thầy Cô và các bạn góp ý để bài luận văn có thể
hoàn thành tốt hơn.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 73
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1334_luan_van_de_tai_phan_tich.pdf