Cùng với sự hội nhập của đất nước vào nền kinh tế thế giới đầy những cơ hội và thách thức. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang đang từng bước tăng trưởng và phát triển tạo thế đứng vững chắc cho mình. Tuy nhiên, công ty cũng gặp không ít một số khó khăn khi nền kinh tế thế giới có chuyển biến xấu đi. Vì vậy, vai trò của việc phân tích hoạt động kinh tế là rất cần thiết cho công ty, và đó là công việc thường xuyên phải thực hiện để biết được những mặt hạn chế cần khắc phục và đề ra hướng kinh doanh có hiệu quả hơn cho công ty.
60 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2360 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn chấn thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 38% trong tổng sản lượng.
Mặt hàng gạo 15% tấm chịu sự sụt giảm về khối lượng, do đó cơ cấu đã giảm mạnh trong giai đoạn này. Năm 2009, chiếm hơn phân nửa trong tổng sản lượng, với tỷ lệ 60% đã sụt giảm mạnh chỉ còn 25% trong năm 2010. Đến năm 2011, lại tiếp tục giảm thêm 22% so với năm 2010, chỉ chiếm 3%. Đến 6 tháng đầu năm 2012, cơ cấu của mặt hàng này có phần tăng nhẹ trở lại và chiếm 9%, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011.
Hình 5 – Cơ cấu sản lượng theo mặt hàng gạo xuất khẩu của Công ty Chấn Thành từ năm 2009 – 6th/2012
Mặt hàng gạo 25% tấm chiếm 31% trong tổng sản lượng năm 2009, tăng thêm 14% trong năm 2010, chiếm một nửa sản lượng so với các mặt hàng còn lại. Đến năm 2011, mặt hàng này gặp phải sự sụt giảm về sản lượng, nên cơ cấu cũng giảm theo, chỉ đạt 29%, giảm 21% so với năm 2010. Đến 6 tháng đầu năm 2012, có sự tăng trưởng khá mạnh trở lại chiếm đến 53% trong tổng sản lượng, cao hơn 16% so với cùng kỳ năm 2011.
2.4.2.2 Về kim ngạch xuất khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn này biến động qua từng năm. Đạt 8.549 ngàn USD trong năm 2009, tăng 86% trong năm 2010. Nhưng đến năm 2011 lại giảm 41% so với năm 2010. Và tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2012, chỉ đạt 4.240 ngàn USD, giảm 39% so với cùng kỳ 2011.
Gạo 5% tấm có khối lượng xuất khẩu tăng qua các năm nên kim ngạch cũng tăng trưởng qua từng năm. Đạt 815 ngàn USD năm 2009 đã tăng lên gấp 3 lần đạt 3.906 ngàn USD trong năm 2010. Và tiếp tục tăng thêm 58% trong năm 2011 đạt 6.189 ngàn USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2012, khối lượng xuất khẩu mặt hàng này giảm nên kim ngạch cũng giảm 62% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 1.498 ngàn USD.
Kim ngạch mặt hàng gạo 15% tấm có xu hướng giảm khá mạnh trong giai đoạn này từ 5.134 ngàn USD năm 2009, giảm 2.250 ngàn USD xuống còn 2.884 ngàn USD năm 2010. Đến năm 2011 lại tiếp tục giảm thêm 92% so với năm 2010 chỉ còn 229 ngàn USD. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2012, do sản lượng tăng nên kim ngạch cũng tăng theo đạt 305 ngàn USD cao hơn 79 ngàn USD so với cùng kỳ năm 2011 với tỷ lệ 33%.
Kim ngạch mặt hàng gạo 25% tấm, tăng giảm không đều trong giai đoạn 2009 – 6th/2012. Trong năm 2009 đạt 2600 ngàn USD đã tăng gấp 2,5 lần đạt 9.145 ngàn USD năm 2010. Có sự tăng mạnh trong năm 2010 là do khối lượng xuất khẩu của mặt hàng trong năm này tăng mạnh. Nhưng đến năm 2011, lại giảm 67% so với năm 2008 và đạt mức 2.983 ngàn USD. Đến 6 tháng đầu năm 2012, đạt 2.438 ngàn USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 16 – KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 – 6TH/2012
Đơn vị tính: ngàn USD
Mặt hàng
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
6th/2011
6th/2012
Chênh lệch 10/09
Chênh lệch 11/10
Chênh lệch
6th2012/6th2011
+/-
%
+/-
%
+/-
%
5% tấm
815
3.906
6.189
3.956
1.498
3.091
379
2.283
58
-2.459
-62
15% tấm
5.134
2.884
229
229
305
-2.250
-44
-2.654
-92
76
33
25% tấm
2.600
9.145
2.983
2.718
2.438
6.545
252
-6.162
-67
-280
-10
Tổng
8.549
15.934
9.401
6.904
4.240
7.386
86
-6.533
-41
-2.664
-39
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012
2.4.2.3 Về giá xuất khẩu bình quân
Hình 6 – Giá trung bình xuất khẩu theo từng mặt hàng của Công ty Chấn Thành từ năm 2009 – 6th/2012
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010
Nhìn chung, giá xuất khẩu của các mặt hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2009 – 6th/2012, điều này phù hợp với tình hình chung của cả nước và trên thế giới. Do xu hướng đô thị hóa ở các nước trên thế giới, nên diện tích trồng lúa gạo đã bị thu hẹp ở nhiều nơi. Nguồn cung khan hiếm, nhưng cầu về lúa gạo thì không giảm. Từ đó, đẩy giá xuất khẩu gạo của công ty nói riêng, của thế giới nói chung có xu hướng tăng qua các năm.
Mặt hàng gạo 5% tấm, với mức giá 290 USD/tấn năm 2009 tăng gần 2 lần đạt mức 535 USD/tấn năm 2010, sau đó giảm còn 373 USD/tấn năm 2011 nhưng vẫn cao hơn năm 2009.
Về mặt hàng gạo 15% tấm, tuy giảm về số lượng và cơ cấu so với các mặt hàng khác, nhưng giá vẫn tăng qua các năm. Năm 2010 đạt mức 406 USD/tấn tăng gần 1,5 lần so với mức 287 USD/tấn năm 2009 và giảm xuống 335 USD/tấn năm 2011.
Mặt hàng gạo 25% tấm là có mức tăng cao nhất so với 2 mặt hàng còn lại. Năm 2010 đạt mốc 641 USD/tấn tăng 2,27 lần so với năm 2009 và giảm xuống 419 USD/tấn năm 2011, tuy nhiên vẫn cao hơn giá năm 2009, 1,48 lần.
Giá của các mặt hàng tăng mạnh trong năm 2010 là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến sự khan hiếm lương thực toàn cầu trong năm này, khiến giá gạo tăng đột biến. Sang năm 2011 tình hình thế giới bắt đầu bình ổn trở lại giá gạo có chiều hướng giảm xuống nhưng vẫn cao hơn so với năm 2009 và tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2012. Trong thời gian này, gạo 5% tấm đã tăng lên 428 USD/tấn, gạo 15% tấm đạt 381 USD/tấn, gạo 25% tấm đạt 508 USD/tấn. Mặt hàng gạo 25% tấm vẫn đạt mức tăng cao nhất so với 2 mặt hàng còn lại.
Điều đáng lưu ý ở đây là mặt hàng gạo 5% tấm có chất lượng cao hơn gạo 25% tấm nhưng lại có giá xuất khẩu trung bình thấp hơn so với mặt hàng gạo 25% tấm. Là do gạo 5% tấm được bán chủ yếu cho các khách hàng là nhà nhập khẩu trung gian. Những khách hàng này có vai trò như một đầu mối thu mua, sau đó phân phối lại cho các doanh nghiệp trong nước, phải trải qua nhiều kênh mới đến tay người tiêu dùng. Cộng thêm hợp đồng trả tiền ngay, vì vậy mà giá bán thường không cao. Trong khi đó gạo 25% tấm được bán qua hình thức đấu thầu tập trung cấp chính phủ. Với hình thức này thì các kênh phân phối trung gian ít hơn, lại hạn chế được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, các hợp đồng này thường xuất với đơn giá trả chậm từ 3 đến 4 tháng, rủi ro biến động giá cả cao hơn so với hình thức trả tiền ngay, cộng thêm chi phí lãi vay được tính vào giá bán. Vì vậy mà giá gạo 25% tấm lại cao hơn gạo 5% tấm.
Ngoài ra, mặt hàng gạo 25% phần lớn được xuất qua thị trường Philippines. Giá cả xuất sang thị trường này thường cao hơn so với các thị trường còn lại của công ty. Đây được xem là những lý do chính trong việc giải thích tại sao mặt hàng gạo 25% tấm lại có giá cao hơn so với 5% và 15% tấm.
2.5. Phân tích tác động của sản lượng và giá cả đến hoạt động xuất khẩu của Công ty.
2.5.1. Tác động tới doanh thu trong hoạt động xuất khẩu gạo
Bảng 17 – DOANH THU TỪ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 – 2011
Năm
Sản lượng
(Tấn)
Đơn giá
(USD/tấn)
Doanh thu
(1000 USD)
2009
29.870
286
8.548
2010
28.672
555
15.934
2011
24.379
386
9.401
6th/2011
17.475
395
6.904
6th/2012
9.100
466
4.240
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012
Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 6th/2012, doanh thu có sự tăng giảm qua các năm là do chịu ảnh hưởng bởi sự tăng giảm khác nhau của hai nhân tố chủ yếu là sản lượng xuất khẩu và đơn giá xuất khẩu. Để hiểu rõ sự tác động của từng nhân tố đến doanh thu ta tiến hành phân tích như sau:
Gọi Qi : Doanh thu xuất khẩu của năm thứ i (ngàn USD) qi : Sản lượng xuất khẩu năm thứ i (tấn)
pi: Đơn giá xuất khẩu bình quân năm thứ i (USD/tấn)
Ta có: Qi = qi x pi
Đối tượng phân tích ở đây là sự thay đổi của doanh thu qua từng năm
Qi = Qi - Qi-1
Do công ty có nhiều mặt hàng, mỗi mặt hàng lại xuất sang các thị trường khác nhau nên đơn giá cũng khác nhau. Để đơn giản cho việc nghiên cứu, đề tài sử dụng đơn giá bình quân theo từng mặt hàng gạo.
2.5.1.1. Phân tích sự ảnh hưởng của sản lượng và đơn giá đến doanh thu của công ty trong giai đoạn 2009 – 2010
Dựa vào công thức và nguồn số liệu thu được ta có đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn này là:
rQ10 = Q10 – Q09 = 15.934 – 8.548 = 7.386 (nghìn USD)
Doanh thu xuất khẩu gạo năm 2010 tăng thêm 7.386 nghìn USD so với năm 2007 là do sự ảnh hưởng của các nhân tố được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 18 - ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN LƯỢNG VÀ ĐƠN GIÁ ĐẾN DOANH THU XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009-2010
Mặt hàng
q09
P09
q10
p10
q10 - q09
p10 – p09
Ảnh hưởng của sản lượng
Ảnh hưởng của giá
5% tấm
2.805
290
7.300
535
4.495
245
1.306
1.785
15% tấm
17.868
287
7.100
406
-10.768
119
-3.094
844
25% tấm
9.197
283
14.272
641
5.075
358
1.435
5.110
Tổng cộng
29.871
-
28.672
-
-1.199
-
-354
7.739
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012
a) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng xuất khẩu
Tổng sản lượng xuất khẩu năm 2010 giảm 1.199 tấn dẫn đến doanh thu xuất khẩu giảm 354 ngàn USD. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm mạnh của mặt hàng gạo 15% tấm, giảm 10.768 tấn so với năm 2009 dẫn đến doanh thu từ mặt hàng này giảm 3.094 ngàn USD.
Nhưng do mặt hàng gạo 5% tấm và 25% tấm đều tăng về sản lượng, nên cả 3 mặt hàng chỉ làm doanh thu giảm 354 ngàn USD. Cụ thể:
Gạo 5% tấm trong năm 2010 xuất khẩu tăng 4.495 tấn so với năm 2009, do đó doanh thu của mặt hàng này đã tăng thêm 1.306 USD trong năm này.
Gạo 25% tấm xuất khẩu tăng 5075 tấn, dẫn đến doanh thu của mặt hàng này tăng 1435 ngàn USD.
Như vậy, giá trị xuất khẩu trong năm 2010 giảm là do sự sụt giảm của mặt hàng gạo 15% tấm. Hai mặt hàng còn lại tuy tăng về sản lượng nhưng mức tăng không cao bằng mặt hàng gạo 15% tấm, nên giá trị xuất khẩu này vẫn sụt giảm.
b) Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất khẩu
Đơn giá xuất khẩu của cả ba mặt hàng đều tăng trong năm 2010, với tổng lượng tăng thêm là 721 USD/tấn, đã làm tổng doanh thu tăng thêm 7.739 ngàn USD. Trong đó:
Đơn giá xuất khẩu của mặt hàng gạo 5% tấm tăng 245 USD/tấn, góp phần tăng doanh thu của mặt hàng này thêm một lượng là 1.785 ngàn USD.
Tuy giá xuất khẩu của gạo 15% tấm tăng ít hơn gạo 5% tấm, với mức tăng 119 USD/tấn, nhưng cũng giúp doanh thu của mặt hàng này tăng thêm 844 ngàn USD.
Mặt hàng gạo 25% tấm có mức tăng cao nhất với mức tăng 358 USD, nên doanh thu của mặt hàng này cũng tăng cao nhất, với 5.110 ngàn USD.
Như vậy, dù chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm của sản lượng xuất khẩu, nhưng do đơn giá xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng cao trong năm 2010, nên tổng doanh thu của năm 2010 vẫn tăng.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng = (-354) + 7.339 = 7.386 ngàn USD (đúng bằng đối tượng phân tích).
2.5.1.2. Phân tích sự ảnh hưởng của sản lượng và đơn giá đến doanh thu của công ty trong giai đoạn 2010 – 2011
Dựa vào công thức và nguồn số liệu thu được ta có đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2011 là:
rQ11 = Q11 – Q10 = 9.401 – 15.934 = - 6.533 (nghìn USD)
Doanh thu xuất khẩu gạo năm 2011 giảm xuống 6.533 nghìn USD so với năm 2010 là do sự ảnh hưởng của các nhân tố được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 19 - ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN LƯỢNG VÀ ĐƠN GIÁ ĐẾN DOANH THU XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2010 - 2011
Mặt hàng
q10
p10
q11
p11
q11 - q10
p11 - p10
Ảnh hưởng của sản lượng
Ảnh hưởng của giá
5% tấm
7.300
535
16.579
373
9.279
-162
4.964
-2.681
15% tấm
7.100
406
685
335
-6.415
-71
-2.606
-49
25% tấm
14.272
641
7.115
419
-7.157
-222
-4.586
-1.577
Tổng cộng
28.672
-
24.379
-
-4.293
-2.227
-4.306
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012
a) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng xuất khẩu
Sản lượng xuất khẩu trong năm 2011 vẫn tiếp tục giảm thêm 4.293 tấn, làm doanh thu trong năm giảm 2.227 ngàn USD. Tuy khối lượng xuất khẩu của mặt hàng gạo 5% tấm tăng 9.279 tấn, góp phần làm doanh thu tăng thêm 4.964 ngàn USD. Nhưng do, hai mặt hàng gạo còn lại đều giảm, tổng doanh thu giảm của hai mặt hàng này lại cao hơn so với lượng tăng của gạo 5% tấm nên làm doanh thu giảm theo. Cụ thể:
Gạo 15% giảm 6.415 tấn về khối lượng xuất khẩu, làm doanh thu của mặt hàng này giảm 2.607 ngàn USD.
Gạo 25% giảm nhiều hơn gạo 15% tấm, với mức 7.157 tấn, làm doanh thu của mặt hàng này giảm 4.586 ngàn USD.
Nếu giá không đổi, trung bình cứ giảm 1 tấn gạo xuất khẩu thì doanh thu trong năm giảm 519 USD.
b) Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất khẩu
Giá xuất khẩu của các mặt hàng trong năm 2011 đều giảm so với giá năm trước. Trong đó giá mặt hàng gạo 25% tấm là giảm nhiều nhất, với mức 222USD/tấn, làm doanh thu của mặt hàng này giảm 1.577 ngàn USD. Kế đến là mặt hàng gạo 5% tấm, giảm 162 USD/tấn, tuy có mức giảm thấp hơn gạo 25% tấm nhưng sản lượng trong năm cao hơn nên làm doanh thu giảm nhiều hơn với mức 2.861 ngàn USD. Sau cùng là mặt hàng gạo 15% tấm có mức giảm ít nhất với 62 USD/tấn, làm doanh thu của mặt hàng này giảm 49 ngàn USD.Tổng sự ảnh hưởng từ việc giảm giá của ba mặt hàng làm doanh thu giảmngàn USD.
Trong năm 2011, do chịu sự tác động tổng hợp của hai yếu tố sản lượng và giá cả đều giảm nên doanh thu trong năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng =(-2.227) + (-4.306)= -6533(ngàn USD) (đúng bằng đối tượng phân tích).
2.5.1.3. Phân tích sự ảnh hưởng của sản lượng và đơn giá đến doanh thu của công ty trong giai đoạn 6th/2012
Dựa vào công thức và nguồn số liệu thu được ta có đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn 6th/2012 là:
rQ6th/12 = Q6th/12 – Q6th/11 = 4.240 - 6.904 = - 2.664 (nghìn USD)
Doanh thu xuất khẩu gạo trong sáu tháng đầu năm 2012 giảm xuống 2.664 nghìn USD so với cùng kỳ năm trước là do sự ảnh hưởng của hai nhân tố sản lượng và đơn giá xuất khẩu được thể hiện qua bảng 24.
a) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng xuất khẩu
Sản lượng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm 8.375 tấn so với cùng kỳ năm 2011 làm doanh thu trong giai đoạn này giảm 3.281 ngàn USD. Sản lượng xuất khẩu giảm là do hai mặt hàng gạo 5% tấm và 25% đều giảm mạnh, làm doanh thu của hai mặt hàng này giảm theo. Cụ thể:
Gạo 5% giảm 6.800 tấn về khối lượng xuất khẩu, làm doanh thu của mặt hàng này giảm 2.612 ngàn USD.
Gạo 25% giảm ít hơn so với gạo 5% tấm, với mức 1.690 tấn, làm doanh thu của mặt hàng này giảm 708 ngàn USD.
Bảng 20- ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN LƯỢNG VÀ ĐƠN GIÁ ĐẾN DOANH
THU XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MEKONIMEX 6TH/2011 - 6TH/2012
Mặt hàng
q6th11
p6th11
q6th12
p6th12
Dq
Dp
Ảnh hưởng của sản lượng
Ảnh hưởng của giá
5% tấm
10.300
384
3.500
428
-6.800
44
-2.612
153
15% tấm
685
335
800
381
115
46
39
7
25% tấm
6.490
419
4.800
508
-1.690
89
-708
427
Tổng cộng
17.475
-
9.100
-
-8.375
-
-3.281
617
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012
Tuy khối lượng xuất khẩu của mặt hàng gạo 15% tấm tăng 115 tấn, làm doanh thu của mặt hàng này tăng 39 ngàn USD. Nhưng do mức tăng của mặt hàng này không cao bằng mức giảm khá mạnh của hai mặt hàng còn lại nên tổng doanh thu trong giai đoạn này vẫn bị ảnh hưởng sụt giảm.
b) Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất khẩu
Giá xuất khẩu của các mặt hàng trong sáu tháng đầu năm 2012 đều tăng so với giá của sáu tháng đầu năm 2011. Trong đó:
Giá mặt hàng gạo 25% tấm là tăng nhiều nhất, với mức tăng 89 USD/tấn, đạt 508 USD/tấn, làm doanh thu của mặt hàng này tăng 427 ngàn USD.
Kế đến là mặt hàng gạo 15% tấm, tăng từ 335 USD/tấn trong sáu tháng năm 2011 lên 381 USD/tấn trong sáu tháng đầu năm 2012, làm doanh thu tăng thêm 37 ngàn USD.
Tuy gạo 5% có mức tăng giá thấp hơn gạo 15% tấm nhưng sản lượng trong thời gian này cao hơn nên làm doanh thu tăng nhiều hơn với mức 153 ngàn USD. Tổng hợp sự tăng giá của ba mặt hàng đã làm doanh thu tăng thêm 617 ngàn USD.
Trong sáu tháng đầu năm 2012, tuy giá xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ năm trước làm tổng doanh thu tăng thêm, nhưng lại chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm mạnh của sản lượng nên doanh thu trong giai đoạn này vẫn giảm.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng = (-3.281) + 617 = -2664 (ngàn USD) (đúng bằng đối tượng phân tích).
2.5.2. Tác động đến chi phí sản xuất trong hoạt động xuất khẩu gạo
2.5.2.1 Tình hình chi phí sản xuất theo sản phẩm
a) Phân tích biến động
Bảng 21– CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY
CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6TH/2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Mặt hàng
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
6th/2011
6th/2012
Chênh lệch 10/09
Chênh lệch 11/10
Chênh lệch
6th2012/6th2011
+/-
%
+/-
%
+/-
%
5% tấm
12.774
64.212
117.929
71.585
28.035
51.438
403
53.715
84
-43.550
-61
15% tấm
77.450
56.057
4.631
4.531
6.152
-21.392
-28
-51.427
-92
1.621
36
25% tấm
39.546
100.386
45.503
40.465
38.280
60.840
154
-54.883
-55
-2.186
-5
Tổng
129.770
220.655
168.060
116.581
72.467
90.885
70
-52.595
-24
-44.115
-38
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012
Tổng chi phí sản xuất qua các năm có sự biến đổi không đều là do ảnh hưởng từ sản lượng xuất khẩu và giá thành của từng sản phẩm. Tổng chi phí sản xuất là 129.770 triệu đồng năm 2009 đã tăng 70% trong năm 2010, đạt mốc cao nhất trong giai đoạn này với 220.655 triệu đồng. Đến năm 2011, chi phí sản xuất giảm xuống 24% chỉ còn 168.060 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, chi phí tiếp tục giảm thêm 38% so với cùng kỳ năm 2011.
Trong đó, mặt hàng gạo 5% tấm có chi phí tăng mạnh từ năm 2009 đến 2011. Từ 12.774 triệu năm 2009 đã tăng lên 4 lần trong năm 2010, lên mức 64.212 triệu đồng. Sang năm 2011, lại tiếp tục tăng thêm 53.715 triệu đồng, với tỷ lệ 84%, đạt mức 117.926 triệu đồng. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2012, chi phí của mặt hàng này lại giảm mạnh chỉ còn 28.035 triệu đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2011.
Mặt hàng 15% tấm lại có phi phí sản xuất giảm dần trong giai đoạn này. Đạt 77.450 triệu đồng trong năm 2009, giảm 21.392 triệu đồng trong năm 2010, chỉ còn 56.057 triệu đồng. Đến năm 2011, tiếp tục giảm thêm 92% so với năm 2010, còn 4.631 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, do sản lượng tăng nên chi phí của mặt hàng này có phần thêm 36% so với cùng kỳ năm 2011.
Mặt hàng 25% tấm có chi phí sản xuất biến động không đều trong giai đoạn này, với mức 39.546 triệu đồng trong năm 2009 đã tăng 1,5 lần trong năm 2010, đạt mức 100.386 triệu đồng. Đến năm 2011, chi phí của mặt hàng này giảm ngược trở lại 55% so với năm 2010, chỉ còn 45.503 triệu đồng, tuy nhiên mức chi phí này vẫn cao hơn so với năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tiếp tục giảm nhẹ thêm 3% so với cùng kỳ năm 2011, còn 38.280 triệu đồng.
b) Phân tích cơ cấu:
Hình 7– Cơ cấu chi phí sản xuất theo mặt hàng của Công ty Chấn Thành từ năm 2009 – 6th/2012
Cơ cấu chi phí sản xuất của Công ty có thay đổi lớn trong giai đoạn này. Trong đó mặt hàng gạo 5% chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong năm 2009 với 10%, đến năm 2010 đã tăng lên 29%. Đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011, đến 70%, chiếm hơn phân nửa tổng chi phí sản xuất so với các mặt hàng còn lại. Trong 6 tháng đầu năm 2012, mặt hàng này có dấu hiệu sụt giảm trở lại với 39%, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2011.
Mặt hàng gạo 15% tấm có sự biến đổi ngược lại so với gạo 5%. Trong năm 2009, chi phí của mặt hàng này có tỷ trọng cao nhất với 60%, là mặt hàng chủ lực của Công ty trong năm, thì đến năm 2010 bắt đầu giảm sút, chỉ còn 25%, giảm đến 35%. Sang năm 2011 lại tiếp tục giảm mạnh, chỉ chiếm 3% trong tổng chi phí sản xuất. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tuy chi phí có phần tăng trở lại nhưng cũng chỉ đạt 8% trong tổng chi phí, cao hơn 4% so với cùng kỳ năm 2011.
Mặt hàng gạo 25% tấm, có chi phí sản xuất biến động ít hơn so với 2 mặt hàng trên. Trong năm 2009, chi phí của mặt hàng này chiếm 30% trong tổng chi phí sản xuất, đã tăng thêm 15% trong năm 2010, với tỷ lệ 45%. Sang năm 2011, lại giảm trở lại chỉ đạt 27%, thấp hơn cơ cấu trong năm 2009. Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2012, chi phí lại tăng mạnh chiếm hơn một nửa tổng chi phí sản xuất với 53% , cao hơn 20% so với cùng kỳ năm 2011.
2.5.2.2. Phân tích tác động từ các nhân tố ảnh hưởng
Chi phí sản xuất qua các năm có sự biến đổi không đều được trình bày ở phần trên là do sự tác động chủ yếu của hai yếu tố sản lượng và giá thành sản phẩm. Để biết rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chí phí sản xuất ta tiến hành phân tích tương tự như phần doanh thu:
Gọi Ci : Chi phí sản xuất của năm thứ i (triệu đồng) qi : Sản lượng xuất khẩu năm thứ i (tấn)
zi: Giá thành sản phẩm bình quân năm thứ i (đồng/kg) Ta có: Ci = qi x zi
Đối tượng phân tích ở đây là sự thay đổi của chi phí qua từng năm
rCi = Ci - Ci-1
Giá thành ở mỗi mặt hàng khác nhau và ở mỗi kênh thu mua cũng khác nhau, nhưng để đơn giản cho việc nghiên cứu, đề tài sử dụng giá thành sản xuất bình quân theo từng mặt hàng gạo.
a) Phân tích sự ảnh hưởng của sản lượng và giá thành đến chi phí sản xuất của công ty trong giai đoạn 2009 – 2010
Dựa vào công thức và nguồn số liệu thu được ta có đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn này là:
rC10 = C10 – C09 = 220.655 - 129.770 = 90.885 (triệu đồng)
Chi phí năm 2010 tăng 90.885 triệu đồng so với năm 2009, chi phí tăng đến 70% so với năm 2009. Chí phí tăng là do sự ảnh hưởng của sản lượng và giá thành sản xuất. Được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 22 - ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ THÀNH ĐẾN CHI PHÍ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2009-2010
Mặt hàng
q09
z09
q10
z10
q10 - q09
z10 – z09
Ảnh hưởng của sản lượng
Ảnh hưởng của giá
5% tấm
2.805
4.554
7.300
8.796
4.495
4.242
20.471
30.967
15% tấm
17.868
4.334
7.100
7.895
-10.768
3.561
-46.675
25.283
25% tấm
9.197
4.300
14.272
7.034
5.075
2.734
21.820
39.019
Tổng cộng
29.871
-
28.672
-
-1.199
-
-4.384
95.269
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010
* Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng
Sản lượng trong năm 2010 giảm 1.199 tấn so với năm 2009, làm chi phí giảm 4.384 triệu đồng. Chi phí giảm là do sản lượng của mặt hàng 15% tấm giảm mạnh với mức 10.768 tấn làm chi phí giảm 46.674 triệu đồng.
Tuy nhiên, tổng chi phí giảm không nhiều là do hai mặt hàng gạo 5% tấm và 25% tấm tăng về sản lượng, cụ thể:
Mặt hàng gạo 5% tấm tăng 4.495 tấn về sản lượng, làm chi phí tăng 20.471 triệu đồng.
Mặt hàng gạo 25% tấm tăng cao hơn với mức 5.075 tấn, nên làm chi phí tăng cao hơn mặt hàng gạo 5% tấm với mức tăng là 21.820 triệu đồng.
Tuy nhiên do mức tăng của hai mặt hàng trên không cao bằng mức giảm của mặt hàng gạo 15% tấm, nên chí phí vẫn giảm 4.384 triệu đồng.
Chi phí giảm do sản lượng giảm không được xem là một dấu hiệu tốt, mà nguyên nhân là do sản lượng xuất khẩu giảm nên làm sản lượng sản xuất bị thu hẹp theo. Cần có những biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao sản lượng sản xuất.
* Ảnh hưởng của nhân tố giá thành
Do các mặt hàng trong năm 2010 đều tăng giá so với năm 2009, nên chi phí trong năm này tăng cao so với năm 2009, với tỷ lệ 70%. Trong đó:
Giá thành của mặt hàng gạo 5% tấm là tăng cao nhất, tăng 4.242 đồng/kg so với năm 2009, làm chi phí sản xuất tăng thêm 30.967 triệu đồng.
Kế đến là mặt hàng gạo 15%, giá thành tăng 3.561 đồng/kg làm chi phí tăng thêm 25.283 triệu đồng.
Giá thành của mặt hàng gạo 25% tấm là tăng thấp nhất với mức 2.734 đồng/kg. Tuy nhiên do sản lượng của mặt hàng này chiếm tỷ lệ lớn nên có mức tăng chi phí cao nhất với mức 39.019 triệu đồng.
Việc giá thành của ba mặt hàng tăng đã làm tổng chi phí tăng thêm 95.269 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do nguyên liệu tăng giá theo tình hình thị trường, chứ không phải phát sinh từ nội bộ bên trong công ty. Để khắc phục tình trạng này, Công ty cần phải linh hoạt hơn trong việc nắm bắt tình hình thị trường, để kịp thời thu mua nguyên liệu trước đợt tăng giá, nhằm giảm một phần chi phí.
Như vậy, dù chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm của sản lượng, nhưng do giá thành của các mặt hàng đều tăng cao trong năm 2010, nên tổng chi phí của năm 2010 vẫn tăng.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng = (-4.384) + 95.269 = 90.885(triệu đồng)
b) Phân tích sự ảnh hưởng của sản lượng và giá thành đến chi phí sản xuất của công ty trong giai đoạn 2010 – 2010
Dựa vào công thức và nguồn số liệu thu được ta có đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn này là:
rC11 = C11 – C10 = 168.060 - 220.655 = - 52.595 (triệu đồng)
Chi phí năm 2011 giảm 52.595 triệu đồng so với năm 2010, là do sự ảnh hưởng từ sự biến động của sản lượng và giá thành sản xuất trong năm. Được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 23 - ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ THÀNH ĐẾN CHI PHÍ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2010-2011
Mặt hàng
q10
z10
q11
z11
q11 - q10
z11 - z10
Ảnh hưởng của sản lượng
Ảnh hưởng của giá
5% tấm
7.300
8.796
16.579
7.113
9.279
-1.683
81.618
-27.904
15% tấm
7.100
7.895
685
6.760
-6.415
-1.135
-50.649
-778
25% tấm
14.272
7.034
7.115
6.395
-7.157
-639
-50.338
-4.544
Tổng cộng
28.672
-
24.379
-
-4.293
-3.457
-19.369
-33.226
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012
* Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng
Tổng sản lượng của năm 2011 giảm 4293 tấn, so với năm 2010 đã làm chi phí giảm 19.369 triệu đồng. Cụ thể là do tác động của từng mặt hàng như sau:
Gạo 25% tấm có mức sản lượng giảm nhiều nhất với 7.157 tấn so với năm 2010, làm chi phí giảm 50.338 triệu đồng.
Gạo 15% tấm giảm 6.415 tấn, tuy mức giảm ít hơn gạo 25% tấm nhưng do giá của mặt hàng này cao hơn nên làm chi phí giảm nhiều hơn với mức 50.649 triệu đồng.
Nguyên nhân giảm sản lượng của hai mặt hàng trên vẫn là do sự giảm sút về khối lượng trong các hợp đồng xuất khẩu.
Gạo 5% tấm thì lại tăng 9279 tấn, làm chi phí tăng thêm 81.618 triệu đồng. Do sản lượng xuất khẩu của mặt hàng này qua các thị trường trong năm 2009 tăng, nên công ty đẩy mạnh sản xuất phục vụ cho hợp đồng xuất khẩu.
Mức giảm của hai mặt hàng gạo 25% tấm và 15% tấm cao hơn so với mức tăng của mặt hàng gạo 5% tấm nên tổng chi phí trong năm 2009 vẫn giảm 19.369 triệu đồng.
* Ảnh hưởng của nhân tố giá thành
Do giá thành của cả ba mặt hàng gạo trong năm 2011 đều giảm nên chi phí sản xuất cũng giảm theo. Cụ thể:
Mặt hàng gạo 5% tấm giảm nhiều nhất với mức 1.683 đồng/kg đã làm chi phí sản xuất mặt hàng này giảm 27.904 triệu đồng.
Mặt hàng gạo 15% tấm giảm 1.135 đồng/kg, nhưng do sản lượng của mặt hàng trong năm khá thấp nên chỉ làm chi phí giảm 778 triệu đồng.
Mặt hàng gạo 25% tấm chỉ giảm 639 đồng/kg, nhưng lại có sản lượng cao nên làm chi phí giảm 4.544 triệu đồng.
Giá thành của các mặt hàng giảm chủ yếu là do giá nguyên liệu thu mua ở thị trường trong nước đã giảm trở lại sau khi tăng giá vào năm 2010. Tổng chi phí cả năm chịu ảnh hưởng từ sự giảm giá cả ba mặt hàng, nên đã giảm 31.398 triệu đồng.
Trong năm 2011, cả hai nhân tố sản lượng và giá thành đều giảm, nên làm chí phí trong năm này giảm mạnh.
Tổng hợp các nhân tố = (-19.369) + (-33.226) = 52.595 (triệu đồng).
c) Phân tích sự ảnh hưởng của sản lượng và giá thành đến chi phí sản xuất của công ty trong giai đoạn 6th/2011 – 6th/2012
Dựa vào công thức và nguồn số liệu thu được ta có đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn này là:
C6th/12 = C6th/12 – C6th/11= 72.466 – 116.581 = - 44.115 (triệu đồng)
Chi phí trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm 44.115 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011, là do sự ảnh hưởng từ sự biến động của sản lượng và giá thành sản xuất trong thời gian qua. Tình hình cụ thể như sau:
Bảng 24 - ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ THÀNH ĐẾN CHI PHÍ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TRONG 6TH/2011 - 6TH/2012
Mặt hàng
q6th11
z6th11
q6th12
z6th12
Dq
Dz
Ảnh hưởng của sản lượng
Ảnh hưởng của giá
5% tấm
10.300
6.950
3.500
8.010
-6.800
1.060
-47.260
3.710
15% tấm
685
6.615
800
7.690
115
1.075
761
860
25% tấm
6.490
6.235
4.800
7.975
-1.690
1.740
-10.537
8.352
Tổng cộng
17.475
-
9.100
-
-8.375
-
-57.037
12.922
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012
* Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng
Tổng sản lượng của 6 tháng đầu năm 2012 giảm 48% so với cùng kỳ năm trước, với mức giảm 8.375 tấn, đã làm chi phí giảm 57.037 triệu đồng. Cụ thể là do tác động của hai mặt hàng sau:
Gạo 5% tấm có mức sản lượng giảm nhiều nhất với 6800 tấn so với 6 tháng đầu năm 2011, làm chi phí giảm đến 47.260 triệu đồng.
Gạo 25% tấm giảm 1.690 tấn, tuy mức giảm ít hơn gạo 5% tấm nhưng cũng góp phần làm doanh thu giảm thêm 10.537 triệu đồng.
Tuy khối lượng xuất khẩu của gạo 15% tấm tăng 115 tấn, góp phần làm chi phí tăng thêm 761 triệu đồng. Nhưng mức tăng của mặt hàng này vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức giảm của hai mặt hàng còn lại. Nên doanh thu trong thời gian này vẫn giảm mạnh với mức 57.037 triệu đồng.
* Ảnh hưởng của nhân tố giá thành
Do giá thành của cả ba mặt hàng gạo trong thời gian này đều tăng so với cùng kỳ năm trước nên chi phí sản xuất cũng bị ảnh hưởng và tăng theo. Cụ thể:
Mặt hàng gạo 5% tấm tăng 1060 đồng/kg đã làm chi phí sản xuất mặt hàng này tăng 3.710 triệu đồng.
Mặt hàng gạo 15% tấm tăng 1.075 đồng/kg, nhưng do sản lượng của mặt hàng trong năm tương đối thấp nên chỉ làm chi phí tăng 860 triệu đồng.
Mặt hàng gạo 25% tấm tăng cao mạnh nhất với mức 1.740 đồng/kg, lại có khối lượng lớn nên làm chi phí tăng 4.392 triệu đồng.
Giá thành của các mặt hàng đều tăng là do nguyên liệu thu mua trong giai đoạn này đa số rơi vào thời điểm tăng giá. Trong đó, mặt hàng 25% tấm có giá nguyên liệu thu mua vào thời điểm giá thị trường khá cao, so với 2 mặt hàng còn lại, có lúc giá lúa nguyên liệu lên đến 7.625 đồng/kg. Tổng chi phí cả năm chịu ảnh hưởng từ sự tăng giá cả ba mặt hàng, nên đã tăng 12.922 triệu đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, tuy giá cả tăng làm chi phí tăng theo, nhưng do chịu ảnh hưởng từ sự giảm mạnh của sản lượng nên chi phí trong thời gian này vẫn sụt giảm đáng kể.
Tổng hợp các nhân tố = (-57.037) + 12.922 = - 44.115 (triệu đồng).
2.6. Phân tích lợi nhuận
2.6.1. Lợi nhuận gộp trong hoạt động xuất khẩu gạo
Sau khi sản lượng và giá cả tác động đến doanh thu và chi phí. Hai chỉ tiêu này lại ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp trong hoạt động xuất khẩu gạo như sau:
Bảng 25 - ẢNH HƯỞNG CỦA DOANH THU VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐẾN LỢI NHUẬN GỘP CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ 2009 - 6TH/2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010/2009
2011/2010
6th2012/6th2011
Chênh lệch doanh thu
140.648
-100.814
-45.404
Chênh lệch chi phí
90.885
-52.595
-44.114
Chênh lệch lợi nhuận gộp
49.763
-48.219
-1.291
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010
Lợi nhuận gộp qua từng năm có sự tăng giảm là do chịu ảnh hưởng từ thay đổi của doanh thu và chi phí. Trong năm 2010, lợi nhuận tăng gần 50.000 triệu đồng so với năm 2009, là do sự tăng mạnh của doanh thu trong năm với mức tăng 140.648 triệu đồng, vì chịu ảnh hưởng từ giá xuất khẩu tăng cao đột biến. Tuy chi phí trong năm này cũng tăng thêm 90.885 triệu đồng, nhưng mức tăng chi phí không cao bằng mức tăng doanh thu. Nên lợi nhuận gộp trong năm 2010 vẫn tăng so với năm 2009.
Sang năm 2011, chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm của giá xuất khẩu lẫn giá nguyên liệu thu mua, nên doanh thu và chi phí đồng thời giảm mạnh. Trong đó, chi phí giảm 52.595 triệu đồng so với năm 2010, nhưng doanh thu giảm mạnh hơn, với mức 100.814 triệu đồng. Nên lợi nhuận trong năm này không tăng, mà còn giảm 48.219 triệu đồng.
Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, doanh thu tiếp tục giảm hơn 45 tỷ đồng so với sáu tháng đầu năm 2011. Do sản lượng xuất khẩu thấp hơn khá nhiều đã ảnh hưởng mạnh tới doanh thu. Nhưng cũng chính vì lý do đó nên chi phí trong thời gian này cũng giảm mạnh với mức 44.114 triệu đồng. Vì vậy, lợi nhuận gộp từ xuất khẩu gạo chỉ giảm 1.290 triệu đồng.
2.6.2. Tình hình tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2009 – 6th/2012
Hình 8 – Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty Chấn Thành từ năm 2009 – 6th/2012
Phụ thuộc nhiều vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo nên tổng lợi từ hoạt động kinh doanh của Công ty biến đổi không đều trong giai đoạn từ năm 2009 – 6th/2012. Mặt khác, lại chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2009 – 2012 đã làm lợi nhuận Công ty trong thời gian này giảm đến mức thấp nhất. Do đó trong năm 2009, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty tương đối thấp chỉ đạt 4.476 triệu đồng.
Năm 2010, lợi nhuận tăng mạnh đạt 47.696 triệu đồng, tăng 43.219 triệu đồng so với năm 2009. Là do sự tăng cao của lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu gạo trong năm này. Góp phần mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho công ty.
Đến năm 2011, do giá cả trong hoạt động xuất khẩu gạo ổn định trở lại, cộng thêm sản lượng xuất khẩu có phần sụt giảm nên tổng lợi nhuận cũng giảm theo, chỉ đạt 9.186 triệu đồng, giảm 81% so với năm trước.
Đến 6 tháng đầu năm 2012, hoạt động xuất khẩu gạo lại chịu sự sụt giảm mạnh từ sản lượng và giá cả so với cùng kỳ năm trước, từ đó làm lợi nhuận trong thời gian này giảm theo. Tuy nhiên, do lượng gạo tiêu thụ trong nước tăng 4.700 tấn. Hơn nữa, nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đã phục hồi trở lại, nên doanh thu các hoạt động khác đều tăng đáng kể. Vì vậy, tổng lợi nhuận không giảm mà còn tăng 48% so với cùng kỳ năm trước, đạt 9.326 triệu đồng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH CHẤN THÀNH
3.1. Nguồn nguyên liệu:
Chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào quyết định chất lượng sản phẩm, ngay từ đầu đã định vị sản phẩm là gạo vì sức khỏe và cam kết cung cấp sản phẩm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Để có nguồn nguyên liệu tốt, không dư lượng thuốc trừ sâu bước đầu công ty nên tiến hành thu mua lúa nguyên liệu từ nông dân, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm trên cơ sở nông dân và doanh nghiệp cùng có lợi, kiểm tra chất lượng đảm bảo độ thuần nhất của lúa nguyên liệu.
Về lâu dài, để đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định công ty nên xúc tiến qui hoạch vùng nguyên liệu chuyên trồng các loại lúa theo yêu cầu phát triển sản phẩm của công ty. Toàn bộ qui trình canh tác phải khép kín, tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn kỹ thuật từ lúc gieo sạ cho đến thu hoạch, bảo quản,… để đảm bảo có được lúa đủ chất lượng phục vụ kinh doanh.
Do ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nên tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ khâu thu mua nguyên liệu đến việc bán sản phẩm ra thị trường, để tránh được tình hình giá nguyên liệu ngày càng tăng cao công ty nên: thiết lập cho mình một hoặc nhiều hơn kênh thu mua nguyên liệu cho chính công ty mình. Vì khi làm như vậy công ty đã áp dụng mô hình sản xuất khép kín từ đầu vào cho đến đầu ra, dù giá nguyên liệu có biến động nhiều thì công ty cũng chỉ bị tác động nhẹ. Liên kết với nông dân thật thân thiết hơn, ta không nên bỏ họ khi giá nông sản bị sụt giảm. Hãy quan tâm đến họ nhiều hơn để lúc giá cá tăng cao thì nguồn nguyên liệu cung cấp cho công ty vẫn đảm bảo. Tạo thêm một số lợi ích khác để tạo sợi dây ràng buộc chặt chẽ giữa công ty và các nông dân. Hiện nay công ty đang có chính sách cho các hộ này vay để trang trải chi phí ban đầu sau đó họ bán nguyên liệu cho công ty, nhưng như vậy chưa có phần gắn kết sâu đậm. Để mối thâm giao này tốt hơn ta có thể lập ra các hợp đồng giao kèo về việc thu mua nguyên liệu.
3.2. Sản xuất, chế biến:
Đầu tư, nâng cấp các thiết bị máy móc để đảm bảo năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Đầu tư, hiện đại hóa máy móc để phục vụ cho việc xuất khẩu như lau bóng, sạch gạo, ít cồng kềnh, nhằm giảm thấp chi phí đầu vào tăng lợi nhuận cho công ty. Cập nhật các công nghệ hiện đại, từng bước thay thế lao động chân tay để nâng cao nâng suất lao động, tránh thất thoát và giảm được chi phí sản xuất.
Tiến hành kiểm tra chất lượng, tỷ lệ thành phẩm, loại bỏ những sản phẩm bị lỗi. Có kế hoạch kiểm tra máy móc thiết bị định kỳ, đảm bảo sản phẩm có chất lượng đồng nhất.
3.3. Nâng cao thương hiệu trên thị trường quốc tế:
Ngày nay có thể nói rằng là thời đại của các thương hiệu, nghĩa là để bán được sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thì thương hiệu sẽ chiếm vị trí hàng đầu. Thương hiệu của công ty đã được thị trường trong nước biết đến và là 1 trong 10 thương hiệu hàng đầu của Việt Nam hiện nay, tuy nhiên khi nói đến thương hiệu CHANTHANH ở các thị trường xuất khẩu thì tiếng tăm của ta chưa được khẳng định nhiều, do các đối thủ cạnh tranh khác quá lớn như Trung Quốc, Thái Lan. Để có thể tạo ra sự khác biệt với họ ta chỉ có cách nâng cao giá trị thương hiệu của mình đối với các khách hàng ngoài nước. Bước đầu tiên là khẳng định giá trị thương hiệu của công ty đối với các khách hàng của mình bằng cách mời các đối tác tham gia các hội chợ về nông sản ở Việt Nam, thông qua cơ hội đó giới thiệu thật kỹ về các đặc tính nổi trội của công ty mình so với các công ty khác. Ta nói cho họ biết vị trí hiện nay của ta đang ở đâu trong bản xếp hạng để các đối tác có thể biết được và đánh giá chính xác về mình.
Có thể mời người đại diện kí kết hợp đồng của bên công ty đối tác sang thăm công ty và nhân dịp đó kí các hợp đồng lớn. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có thể áp dụng đối với các khách hàng lớn vì chi phí bỏ ra cao nên để thu được lợi nhuận thì giá trị hợp đồng phải cao. Nếu ta nhìn ở tầm xa hơn thì đây là cách nâng cao giá trị thương hiệu của ta hiệu quả nhất, chỉ cần vận dụng một cách thật nhuần nhuyễn.
Theo chân chính phủ tham gia các hoạt động đối ngoại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Thương hiệu của một sản phẩm của một công ty không phải một sớm một chiều là có thể tạo ra tiếng tăm được, mà đây phải là công việc lâu dài bền bỉ tốn nhiều chi phí nhưng khi đạt được thì giá trị lợi nhuận mang lại gấp trăm lần. Do đòi hỏi thời gian nên việc nâng cao thương hiệu phải được chọn làm mục tiêu chiến lược lâu dài của công ty, công ty nên quan tâm hơn đến vấn đề này. Về vấn đề thương hiệu công ty cần lưu ý đăng kí thương hiệu khi ra thị trường nước ngoài. Bài học từ nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên và còn nhiều nữa các thương hiệu Việt Nam bị đánh cắp, do vậy bước đầu tiên công ty nên đăng kí thương hiệu của mình với các nước xuất khẩu và các nước dự định xuất khẩu vào, có nhìn xa như vậy mới có thể tránh được tình trạng bất ngờ xảy ra.
3.4. Giữ vững thị trường cũ và mở rộng thị trường mới:
3.4.1 Giữ vững thị trường cũ
Việc tìm hiểu, nghiên cứu phát triển thị trường mới thường gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều chi phí. Do đó, bên cạnh tìm kiếm thị trường mới thì công tác giữ vững thị trường cũ cũng rất cần được quan tâm, công tác này phải luôn luôn được đặt trong tình trạng sẵn sàng. Hiện nay, thị trường công ty xuất khẩu sang các thị trường như là Châu Á, châu Âu và Châu Phi, Châu Úc. Thị trường Châu Á là thị trường tiêu thụ gạo nhiều nhất của công ty và tăng dần qua các năm. Đây là thị trường mà có nhiều đối tác thân quen đã làm ăn lâu năm với công ty vì vậy ta cần giữ mối quan hệ với họ để hợp tác lâu dài hơn nữa. Chúng ta cần phải tranh thủ trả tiền và giao hàng đúng thời hạn. Chọn những công ty, cơ sở có uy tín để in bao bì đúng với khách yêu cầu để không bị trả hàng lại. Vì nếu làm chất lượng không tốt, không đúng cách thức của họ chẳng những mất thời gian, tốn chi phí mà còn tào ấn tượng không tốt. Điều đó rất dễ dẫn đến các đối tác sẽ tìm đến công ty khác. Hơn nữa, nếu là đối tác mới giao dịch, việc tranh thủ giao hàng đúng quy cách sẽ gây ấn tượng tốt tăng khả năng hợp tác lâu dài.
Đối với thị trường Châu Úc, Châu Âu sản lượng gạo công ty đã xuất khẩu vào thị trường này nhưng sản lượng chưa nhiều. Đây là thị trường đầy tiềm năng, để khai thác triệt để thị trường này hơn nữa nên dùng đến đội ngũ bán hàng, hoặc nên phát triển thị trường theo hướng chiều sâu, nghĩa là cùng với lượng khách hàng đó nhưng ta làm cho họ đặt hàng của ta với số lượng lớn hơn, kì đặt hàng khít hơn. Công ty nên cần có những chính sách chiết khấu bán hàng, ta sẽ tăng chiết khấu cho họ để họ nhận sản phẩm của ta thay cho sản phẩm của các đối thủ khác trên thị trường, bên cạnh đó công ty cũng cần quan tâm đến thương hiệu của công ty.
Đối với thị trường Châu Phi, thị trường này đang giảm dần, công ty cần nghiên cứu, đa dạng hóa các sản phẩm có chất lượng và giá cả phù hợp với thị trường này để có thể tăng doanh thu xuất khẩu.
Đối với thị trường nội địa, công ty cần bổ sung, theo dõi cung cấp nguồn hàng vào hệ thống siêu thị, đầu tư các phân cục nhỏ hơn chi nhánh nhưng lớn hơn văn phòng giới thiệu sản phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh, vì đây là nơi đông dân thị trường tiêu thụ rộng. Ngoài ra, công ty còn có thể giới thiệu các sản phẩm của công ty đến các nhà hàng khách sạn trong khu vực thuyết phục các chủ nhà hàng này tiêu thụ sản phẩm của công ty với nhiều cách thức: sử dụng phương pháp chiết khấu, phát hành các tờ bướm nơi công sở,… vì càng có nhiều nhà hàng chấp nhận bán sản phẩm của công ty thì cơ hội bán được hàng cho các khách hàng lại càng cao và lượng tiêu thụ sản phẩm tăng.
3.4.2 Mở rộng thị trường mới
Bên cạnh việc giữ vững thị trường cũ thì việc mở rộng thị trường mới cũng cần được quan tâm. Đây là công việc cần phải làm nếu như công ty muốn tồn tại và phát triển. Hiện nay, sản phẩm của công ty xuất khẩu sang các thị trường Châu Úc, Châu Âu chưa nhiều. Vì vậy, công ty có thể giới thiệu sản phẩm thông qua hình thức kí gởi cho các đại lý, siêu thị ở nước ngoài. Tham gia các kỳ hội chợ tại các nước mà công ty có định hướng mở rộng thị trường tại đó nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm. Có thể theo chân các đoàn chính phủ để tìm cơ hội hợp tác làm ăn. Hiện nay, chính phủ ta cũng đang học hỏi việc đem các thương gia đi kèm trong các kỳ thảo luận song phương, đây là cơ hội tốt để cho công ty tận dụng cơ hội để ký kết hợp đồng. Chính phủ có thể tặng các sản phẩm của công ty thông qua dùng bữa cơm với đối tác và nhân dịp đó có thể giới thiệu sản phẩm của công ty mình.
3.5. Nâng cao chiến lược R&D
Sau khi cổ phần hóa, cơ cấu quản lý của công ty đã có những thay đổi phù hợp với tình hình mới trên cơ sở kế thừa những nguồn lực của công ty trước đây. Công ty nên thành lập một bộ phận chuyên về kinh doanh gạo nội địa. Định kỳ, bộ phận này sẽ báo cáo với đơn vị về hiệu quả kinh doanh gạo nội địa. Như vậy công ty sẽ dễ dàng quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động.
Số lượng nhân viên ở phòng marketing còn hạn chế, một người kiêm nhiều việc ảnh hưởng đến hiệu quả công việc nên việc tuyển dụng thêm nhân viên bố trí vào phòng marketing là rất cần thiết. Có thể phân bổ nhân viên phụ trách marketing cho từng bộ phận kinh doanh để dễ dàng kiểm soát hiệu quả của các hoạt động marketing.
Cần chú ý đến công tác tìm kiếm, thu tập thông tin thị trường trong và ngoài nước, thông tin dự báo về thị trường một cách nhanh chóng và chính xác để đầu tư và mở rộng thị trường.
Xây dựng chiến lược giá, hoa hồng, ưu đãi đối với khách hàng thân thiết, nhà trung gian, các đại lý tiêu thụ Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động marketing để quảng bá sản phẩm mới góp phần quảng bá hình ảnh của công ty, thành công trong lĩnh vực kinh doanh gạo sẽ góp phần thúc đẩy doanh thu của các mặt hàng khác, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Thường xuyên tiến hành nghiên cứu thị trường để thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm từ đó có biện pháp cải tiến chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu khách hàng, tiến tới phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh gạo.
Thành lập đường dây nóng với số điện thoại mà khách hàng có thể liên hệ với công ty một cách nhanh nhất khi đặt hàng hoặc có những thắc mắc, khiếu nại cần giải quyết.
Tích cực tham gia các hội chợ nông nghiệp được tổ chức ở thành phố Cần Thơ và An Giang. Đây là cơ hội tốt để quảng bá sản phẩm. Mở rộng quảng cáo trên các đài truyền hình địa phương như đài truyền hình Vĩnh Long, đài truyền hình Đồng Tháp,… Thực hiện nhiều hơn nữa các hình thức khuyến mãi để thu hút khách hàng như chương trình khách hàng thân thiết, khách hàng được tặng quà tính trên doanh số mua hàng.
3.6. Nâng cao tay nghề công nhân, đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới vào sản xuất:
Để tiết kiệm nguồn nguyên liệu ta nên chọn những công nhân có tay nghề người làm việc lâu năm nên tay nghề có, kinh nghiệm có để họ đảm nhiệm ở các khâu quan trọng, phải thống nhất rằng những người làm trong các khâu đó là đã được trải qua khóa huấn luyện hay cuộc thi tay nghề. Dĩ nhiên lương của họ có phần cao hơn những người khác, nhưng nếu ta tính cái lợi cái hại thì lợi nhuận sẽ được tăng lên vì giá trị tiêu hao nguyên liệu giảm điều này làm cho lợi nhuận tăng và nó sẽ tăng cao hơn so với tiền lương trả cho công nhân đảm nhiệm trong vai trò ấy do vậy nếu chú trọng hơn trong khâu sàng lọc ta có thể tuyển lại những người ưu tú này thì hiệu quả công việc sẽ tăng cao.Bố trí hợp lí các công cụ dụng cụ, máy móc trang thiết bị trong quá trình sản xuất.
Các vật dụng thường dùng cho công việc thì nên để trong phạm vi tầm tay, cái nào sử dụng nhiều thì để gần nhất, ta sắp xếp làm sao cho chúng được thuận tiện nhất khi sử dụng. Hiệu quả của việc này không nhỏ vì các công ty Nhật đã chứng minh giá trị của việc này, họ đã thật sự thành công và thu được khoản tiết kiệm lớn khi áp dụng các lời khuyên của các chuyên gia. Do vậy để đạt hiệu quả cao hơn trong công việc thì việc bố trí các công việc theo qui trình logic luôn luôn phải được quan tâm. Nếu hiệu quả tăng cao, các chi phí khi được rút thấp nên giá thành cũng xuống thấp, giá thành xuống thấp thì khả năng cạnh tranh cao hơn và có thể đạt lợi nhuận cao hơn, đây là điều hằng mong của các doanh nghiệp. Sau khi đã có sản phẩm chất lượng tốt, giá thành thấp thì bước tiếp theo để nâng cao lợi nhuận của mình là công ty phải bán sản phẩm ấy ra thị trường càng nhiều càng tốt.
3.7. Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên:
Công ty cần đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại thương cho các cán bộ có năng lực, trình độ. Cử các cán bộ tham gia vào các khóa học, huấn luyện giúp nâng cao trình độ, đủ khả năng phán đoán những biến động của thị trường, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trình độ nhân sự là yếu tố quyết định cho sự phát triển của công ty. Thường xuyên tạo điều kiện cho nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Có những chính sách đãi ngộ hợp lý để giữ chân các nhân viên có trình độ nghiệp vụ và năng lực thực sự.
Công ty cần tuyển thêm nhân viên trẻ tuổi, vì trong công ty hiện tại các cán bộ công nhân viên đa số là người lớn tuổi và số lượng nhân viên còn ít. Do đó cần tuyển thêm những nhân viên trẻ tuổi nhưng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, tin học. Bởi những người này có khả năng học hỏi và có thể nắm bắt được các thông tin nhanh hơn, làm việc nhanh gọn…giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.8. Xây dựng chính sách bán hàng phù hợp:
Chính sách thu tiền bán hàng của công ty cũng cần xem xét lại, vì khoản phải thu làm cho việc quay vòng vốn chậm, vẫn biết chính sách thu tiền bán chịu sẽ dễ thu hút khách hàng nhưng nếu khách hàng nợ nhiều quá thì nó có thể trở thành mối lo ngại cho công ty.
Việt Nam trước thềm gia nhập vào WTO, ngoài việc tìm được những cơ hội từ việc thị trường mở rộng, song công ty cũng sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt với các công ty xuất nhập khẩu khác. Công ty nên tận dụng triệt để thời cơ đồng thời giảm thiểu mối đe dọa từ sân chơi này. Để làm tốt việc này công ty phải thường xuyên đánh giá lại kế hoạch kinh doanh của mình cho sát với sự biến động của thị trường, luôn phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng, người cung cấp nguyên vật liệu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Cùng với sự hội nhập của đất nước vào nền kinh tế thế giới đầy những cơ hội và thách thức. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang đang từng bước tăng trưởng và phát triển tạo thế đứng vững chắc cho mình. Tuy nhiên, công ty cũng gặp không ít một số khó khăn khi nền kinh tế thế giới có chuyển biến xấu đi. Vì vậy, vai trò của việc phân tích hoạt động kinh tế là rất cần thiết cho công ty, và đó là công việc thường xuyên phải thực hiện để biết được những mặt hạn chế cần khắc phục và đề ra hướng kinh doanh có hiệu quả hơn cho công ty.
Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy công ty đang có chuyển biến tốt, tăng về sản lượng xuất khẩu, sản lượng tiêu thụ cao. Doanh thu và lợi nhuận của công ty qua 2 năm không đều nhưng đạt được cao, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đến 6 tháng đầu năm 2012 tình hoạt động tốt, lợi nhuận từ 6 tháng đầu năm 2012 thu về đạt được cao hơn chỉ tiêu đề ra cho cả năm. Chất lượng của công ty ngày càng được cải thiện và là một trong những công ty được đánh giá là thương hiệu uy tín nhiều năm liền, nằm trong danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu cả nước. Công ty đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế pháp triển, thu ngoại tệ đóng góp cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, muốn đạt được lợi nhuận cao thì ngoài việc nâng cao doanh thu thì phải tìm cách giảm chi phí. Công ty cần chú trọng hơn đến việc quảng bá thương hiệu của mình đến thị trường nước ngoài, đa dạng hóa sản phẩm, chủng loại, mẫu mã… để đáp ứng được nhiều thành phần khách hàng. Việc xuất khẩu lương thực, chủ yếu là mặt hàng gạo là khâu mang lại lợi nhuận cao, nhiều ngoại tệ cho công ty, vì vậy công ty cần phát huy những cơ hội và khắc phục những khó khăn để hiệu quả ngày càng cao, công ty phát triển ngày càng vững chắc.
2. Kiến nghị
6.2.1 Kiến nghị với Nhà nước
Nhà nước cần có chính sách đầu tư, thường xuất khẩu, hỗ trợ thêm vốn và tạo mọi điều kiện thuận lợi, tăng cường xúc tiến thương mại để hoạt động kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả cao.
Nghiên cứu cải tiến thêm nhiều giống lúa mới, giống lúa đặc sản với chất lượng cao, chi phí hợp lý để giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo khác trên thế giới. Chính phủ cần chú trọng hơn cho việc tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước ra nước ngoài để học hỏi, tạo điều kiện giao lưu, giới thiệu sản phẩm qua các chuyến viếng thăm hữu nghị, các chuyến hợp tác làm ăn …của chính phủ.
Các cơ quan chính quyền địa phương nên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công ty như thủ tục hành chính, các đoàn thể như ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi như cho vay tín chấp với thời hạn ưu đãi.
2.2 Kiến nghị với công ty
Nghiên cứu tốt và liên kết với người nông dân bằng cách đầu tư khép kín, từ việc bố trí cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân trồng và chăm sóc lúa, đến việc đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và bao tiêu sản phẩm với giá lúa cố định để tạo ra các giống lúa có chất lượng tốt cạnh tranh được với Thái Lan, Mỹ trên các thị trường gạo cao cấp như Nhật Bản và Châu Âu.
Các kênh phân phối gạo hiện tại của công ty còn quá nhiều trung gian, có những bất cập trong khâu thu mua và khâu xuất khẩu gây những hạn chế không nhỏ cho việc quản lý, phân phối gạo đến tay người tiêu dùng nước ngoài. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo ở thị trường nước ngoài, thiết lập các kênh phân phối thông qua siêu thị hay mở các phòng giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài để có thể cho các khách hàng nước ngoài hiểu thêm về sản phẩm của công ty từ đó có thể liên hệ trực tiếp với công ty nếu có nhu cầu về các sản phẩm của công ty.
Cử nhân viên ra nước ngoài để tìm hiểu thực tế về nhu cầu và hành vi tiêu thụ sản phẩm lương thực của công ty để giúp công ty có kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẤN THÀNH.doc