Quan trọng là cách tính thuế trong Luật thuế TNCN thể hiện sự linh hoạt
khi sử dụng nhiều mức thuế suất khác nhau, áp dụng hai kiểu tính thuế suất là
thuế suất lũy tiến và thuế suất toàn phần, đồng thời khi tính thu nhập trong một
số trường hợp là tính thuế đối với riêng lẻ từng lo ại thu nhập rồi mới tính tổng
số tiền thuế cần nộp. Cách tính như này đảm bảo việc điều tiết thu nhập cá
nhân là hợp lí, không lấy đi quá nhiều thu nhập như cách tính thuế suất lũy tiến
đối với tổng thu nhập như pháp lệnh gây ra phản ứng thuế tiêu cực từ phía
người nộp thuế.
Có thể nói, căn cứ tính thuế là một trong những nội dung quan trọng nhất
của một loại thuế. Căn cứ tính thuế được xác định phù hợp mới tạo ra tính
hoàn thiện của một luật thuế. Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 đã hoàn
thành khá tốt nhiệm vụ này.
19 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2785 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Phân tích làm rõ những ưu điểm chủ yếu, nổi bật trên từng khía cạnh của Luật thuế thu nhập cá nhân so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Phân tích làm rõ những ưu điểm chủ
yếu, nổi bật trên từng khía cạnh của
Luật thuế thu nhập cá nhân so với Pháp
lệnh thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao
2
Khái quát chung :
Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế trực thu có tác động
lớn nhất, trực tiếp nhất đến đời sống kinh tế xã hội. Nó là loại thuế thể hiện sâu
sắc, rõ nét mối quan hệ trách nhiệm hai chiều giữa nhà nước và công dân trong
quá trình xây dựng và duy trì sự tồn tại của xã hội công cộng. Do đó, hơn bao
giờ hết, đây được đánh giá là loại thuế quan trọng trong hệ thống thuế của mỗi
quốc gia, cần được chú trọng cả về mặt lập qui và thực thi.
Theo dòng lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống thuế trên thế giới,
chúng ta có thể thấy : thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng từ rất lâu trên
thế giới như : ở Anh vào năm 1841, Nhật ( 1887 ), Đức ( 1899 ), Mỹ (1903 ),
Pháp ( 1916 ), Liên Xô cũ ( 1922 )… 1
Ở Việt Nam, loại thuế này cũng xuất hiện khá sớm trong chế độ cũ của
miền Nam nước ta ngay từ năm 1962 và được gọi xem xét là thuế thu nhập dân
cư, với tên gọi là thuế lợi tức lương bổng, sau đó, nó được cải cách vào năm
1972.
Song, khi chúng ta thống nhất nước nhà hai miền Nam Bắc và thực hiện
chính sách kinh tế bao cấp, áp dụng hình thức bình quân thu nhập, nên loại
thuế thu nhập không được đặt ra.
Nhưng khi chúng ta thay đổi cơ chế kinh tế sang hạch toán, định hướng thị
trường thì vấn đề điểu tiết thu nhập cá nhân lại được đặt ra, dù chỉ mới áp dụng
đối với những người có thu nhập cao. Chính vì vậy, đến ngày 27/12/1990, Hội
đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao. Pháp lệnh này được sửa đổi nhiều lần qua những năm 1993, 1994, 1997,
1999 và được thay thế bằng Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao 2001, sửa đổi bổ sung năm 2004. Hiện nay, Pháp lệnh này đang có hiệu
lực pháp luật. Tuy nhiên, đến ngày 1/1/2009, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
sẽ có hiệu lực thay thế cho pháp lệnh trên trong vấn đề điều tiết thu nhập cá
nhân. Đây là lần đầu tiên chính thức có văn bản luật qui định về thuế thu nhập
cá nhân, chứng tỏ tầm quan trọng, cần thiết của loại thuế này trong chính sách
thuế của Việt Nam.
Việc chúng ta cho ra đời Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, có hiệu lực từ
ngày 1/1/2009 trong giai đoạn này là xuất phát từ sự đòi hỏi của thực tiễn. Sự
đòi hỏi này bắt nguồn từ chính sự thay đổi trong bối cảnh, bản chất của đời
sống kinh tế - xã hội Việt Nam khi chúng ta ngày càng hội nhập sâu với khu
vực, quốc tế. Hiện thực này đã làm cho nội dung các qui định của pháp lệnh
thuế thu nhập đối với người thu nhập cao hiện hành không còn phù hợp với
thực tiễn và nhu cầu cần điều tiết thu nhập cá nhân từ phía Nhà nước, xã hội.
1 Giáo trình thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam, Trường Đại học Ngoại thương, NXB giáo dục, Hà Nội, 2003,
Tr.205
3
Do đó, có thể xem, sự ra đời của văn bản luật này là sự tất yếu của quá trình
phát triển chính sách thuế thu nhập cá nhân của Nhà nước.
Bài viết ngắn sau đây sẽ đề cập đến vấn đề này dưới góc độ lập pháp,
theo hướng đi sâu phân tích làm rõ những ưu điểm chủ yếu, nổi bật trên
từng khía cạnh của Luật thuế thu nhập cá nhân so với Pháp lệnh thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao.
I. Việc xác định đối tượng chịu thuế :
Chúng ta thấy, việc xác định đối tượng chịu thuế theo qui định của Luật
thuế thu nhập cá nhân ( sau đây gọi tắt là Luật thuế TNCN ) so với cách xác
định của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (sau đây gọi
tắt là Pháp lệnh ) đảm bảo tính hợp lí hơn rất nhiều và về cơ bản là xác định
đúng, đầy đủ đối tượng cần điểu tiết thu nhập. Sở dĩ là bởi lí do sau :
1. Nguyên tắc đánh thuế :
Như chúng ta đã biết, tại Điều 1 của Pháp lệnh và nghị định số
147/2004/NĐ – CP ngày 23/7/2004 qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế
thu nhập đối với người có thu nhập cao có xác định đối tượng chịu thuế thu
nhập là :
“ - Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động nước
ngoài có thu nhập;
- Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không
thời hạn tại Việt Nam có thu nhập;
- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam kể cả người nước ngoài không
sinh sống ở Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.”
Theo tinh thần của điều luật trên, có thể thấy, nguyên tắc đánh thuế đối
với người có thu nhập cao của Việt Nam hiện hành dựa trên tiêu chí quốc tịch
phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài, đồng thời, cũng kết hợp với
tiêu chí cư trú của đối tượng nộp thuế để phân biệ giữa những người không
mang quốc tịch Việt Nam với nhau. Theo đó, người nước ngoài (bao hàm cả
người không quốc tịch) được chia làm ba loại để áp dụng những cách tính
thuế khác nhau như sau :
a. Người nước ngoài định cư không thời hạn ở Việt Nam thì chịu
sự điều tiết thu nhập như người Việt Nam ở trong nước;
b. Người nước ngoài cư trú có thời hạn ở Việt Nam hưởng thuế
suất theo qui định như người Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài và
chịu sự điều tiết phần thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam;
c. Người nước ngoài không cư trú ở Việt Nam chịu sự điều tiết
đối với toàn bộ những thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.
Cách xác định như trên thể hiên sự phức tạp trong cách tư duy của
người làm luật, đồng thời tạo tâm lý, ấn tượng không tốt cho người nước ngoài
khi vào Việt Nam. Vì rõ ràng ở đây có sự phân biệt giữa người công dân Việt
Nam và người nước ngoài, sự phân biệt không cần thiết giữa người nước ngoài
4
cư trú không thời hạn và người nước ngoài cư trú có thời hạn. Chính vì vậy,
ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của nhà nước.
Chính vì hạn chế trên mà đến Luật thuế TNCN 2007, nguyên tắc đánh
thuế thu nhập đã được thay đổi. Trong việc xác định đối tượng chịu thuế, Nhà
nước chỉ dựa trên tiêu chí là yếu tố cư trú của đối tượng nộp thuế. Cụ thể : tại
điều 2 của văn bản luật này có qui định :
“Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu
thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam; và cá nhân không cư trú có
thu nhập chịu thuế quy định phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.”
Điều này có nghĩa là dù là người Việt Nam hay nước ngoài nếu thỏa mãn
điều kiện xác định là cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì đều chịu chính sách
thuế như nhau.
Việc qui định như vậy tạo sự bình đẳng giữa công dân Việt Nam và người
nước ngoài, đồng thời cũng tránh được sự phức tạp trong việc xác định đối
tượng chịu thuế. Hơn nữa, nó còn thể hiện thiện chí của nước ta trong việc nỗ
lực thực hiện chế độ đãi ngộ quốc gia ( National Treatment ), tạo môi trường
rộng mở và tâm lí yên tâm cho nhà đầu tư, người nước ngoài khi vào làm việc
và sinh sống tại Việt Nam.
2. Căn cứ xác định yếu tố cư trú :
Như chúng ta đã biết, cách xác định đối tượng cư trú ở các nước cũng
khác nhau:
Một số nước quy định cá nhân cư trú là người sống thường xuyên ở
quốc gia đó từ 183 ngày trở lên trong một năm.
Một số nước khác lại quy định cụ thể hơn. Chẳng hạn ở Pháp một
người được coi là cư trú tại Pháp nếu coi Pháp là nơi hành nghề chính hay có
trung tâm quyền lợi đặt tại Pháp hoặc thường xuyên có mặt tại Pháp trên 6
tháng trên một năm hoặc Pháp là nơi mang lại phần lớn thu nhập.
Ở Nhật còn quy định cụ thể 3 trường hợp: cư trú thường xuyên(là người
định cư thường xuyên ở Nhật bị đánh thuế đối với mọi nguồn thu nhập nhưng
phải thường trú ở Nhật từ 5 năm trở lên); cư trú không thường xuyên(là người
không có ý định cư trú thường xuyên tại Nhật nhưng có thường trú ở Nhật từ
1-5 năm thuế sẽ đánh vào nguồn thu nhập phát sinh tại Nhật); đối tưọng không
cư trú(là người không có định cư hoặc sống ở Nhật dưới một năm và phải có
hợp đồng lao động hoặc giấy tờ tuỳ thân khác chứng minh) thì không phải nộp
thuế thu nhập.
Ở Mỹ cá nhân cư trú là công dân Mỹ và những người sinh sống tại Mỹ
tối thiểu là 330 ngày đêm.
Ở Hồng Kông thì không phân biệt theo yếu tố cư trú mọi người sống ở Hồng
Kông đều phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập phát sinh ở Hồng
Kông.
5
Ở Việt Nam, việc xác định yếu tố cư trú trong Luật thuế TNCN về cơ bản
là đảm bảo bao quát hết những đối tượng có ý định cư trú ở Việt Nam. Nó dựa
trên hai căn cứ để xác định. Đó là nơi ở và thời gian có mặt ở Việt Nam, chỉ
cần thỏa mãn một trong hai điều kiện. Cụ thể như sau: tại khoản 2 điều 2 của
Nghị định số 100/2008/NĐ – CP qui định chi tiết một số điều của Luật thuế
TNCN có xác định :
“Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch
hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá
nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
- Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;
- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời
hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế.”
Việc qui định này khắc phục được thực tế là có rất nhiều người nước
ngoài đến công tác tại Việt Nam, rõ ràng là có ý định cư trú nhưng vẫn không
thuộc diện chịu thuế. Bởi lẽ, có thể là do nhu cầu công tác nên họ không
thường xuyên có mặt tại Việt Nam, không thỏa mãn điều kiện cư trú là “ở tại
Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính cho 12 tháng kể từ khi đến Việt Nam” theo
qui định tại điểm b khoản 1 điều 6 của nghị định số 147/2004/NĐ – CP ngày
23/7/2004 qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao. Nhưng chắc chắn rằng khi họ đến cư trú làm việc ở Việt Nam thì
đều phải thuê nhà và đăng kí thường trú. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở đế xác
định điều kiện cư trú dựa trên các yếu tố này.
Do đó, có thể nói, việc đặt ra tiêu chí xác định yếu tố cư trú như trên đảm
bảo xác định tối đa đối tượng cư trú cần điều tiết thu nhập để tạo công bằng xã
hội, đồng thời, cũng tạo điều kiện dễ dàng cho cơ quan quản lí thuế trong việc
xác định đối tượng cần nộp thuế, diện chịu thuế.
II. Việc xác định thu nhập chịu thuế :
Việc xác định thu nhập chịu thuế trong Luật thuế TNCN có sự thay đổi
hoàn toàn theo hướng rõ ràng, cụ thể, chi tiết và hợp lí hơn so với cách xác
định thu nhập chịu thuế của Pháp lệnh. Đây được đánh giá là bước cải tiến,
cách tân lớn, mang tính ưu điểm nổi trội của Luật thuế TNCN.
1.Cách phân loại thu nhập chịu thuế hợp lí và mang tính khoa học:
Cách phân loại thu nhập chịu thuế trong Luật thuế TNCN dựa theo tiêu chí
nguồn gốc phát sinh thu nhập tỏ ra hợp lí hơn so với cách phân loại trong Pháp
lệnh là dựa theo tính chất ổn định của thu nhập. Cụ thể, chúng ta có thể thấy :
6
Trong Pháp lệnh tại điều 2 và nghị định 147/2004/NĐ – CP quy định chi
tiết thi hành pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, có phân
loại thu nhập chịu thuế dựa trên mức độ ổn định của thu nhập mà đối tượng
nộp thuế có được nên qui định hai loại thu nhập phải chịu sự điều tiết là thu
nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Cụ thể : tại điều 2 của
nghị định có qui định :
“ Thu nhËp chÞu thuÕ bao gåm thu nhËp thêng xuyªn vµ thu nhËp kh«ng
thêng xuyªn, trõ c¸c kho¶n thu nhËp quy ®Þnh t¹i §iÒu 4 NghÞ ®Þnh nµy.
1. Thu nhËp thêng xuyªn gåm:
a) C¸c kho¶n tiÒn l¬ng, tiÒn c«ng, kÓ c¶ c¸c kho¶n thu nhËp ®îc chi tr¶
hé kh«ng tÝnh trong tiÒn l¬ng, tiÒn c«ng nh tiÒn nhµ, ®iÖn, níc, riªng tiÒn
nhµ tÝnh theo sè thùc chi tr¶ hé nhng kh«ng qu¸ 15% tæng thu nhËp chÞu
thuÕ; c¸c kho¶n thu nhËp kh¸c do tham gia dù ¸n, hiÖp héi kinh doanh, héi
®ång qu¶n trÞ doanh nghiÖp; c¸c kho¶n phô cÊp, c¸c kho¶n thëng b»ng tiÒn
vµ hiÖn vËt;
b) C¸c kho¶n thu nhËp vÒ tiÒn b¶n quyÒn sö dông s¸ng chÕ, nh·n hiÖu, t¸c
phÈm; thu nhËp vÒ tiÒn nhuËn bót; thu nhËp vÒ dÞch vô khoa häc, kü thuËt;
dÞch vô tin häc, dÞch vô t vÊn, thiÕt kÕ, ®µo t¹o, dÞch vô ®¹i lý; hoa hång m«i
giíi;
c) C¸c kho¶n thu nhËp ngoµi tiÒn l¬ng, tiÒn c«ng do tham gia ho¹t ®éng s¶n
xuÊt, kinh doanh, dÞch vô kh«ng thuéc ®èi tîng nép thuÕ thu nhËp doanh
nghiÖp nh: thu nhËp tõ ho¹t ®éng biÓu diÔn, tæ chøc biÓu diÔn, tr×nh diÔn thêi
trang, qu¶ng c¸o vµ dÞch vô kh¸c.
2. Thu nhËp kh«ng thêng xuyªn gåm:
a) Thu nhËp vÒ chuyÓn giao c«ng nghÖ, trõ trêng hîp biÕu, tÆng;
b) Tróng thëng xæ sè díi c¸c h×nh thøc, kÓ c¶ tróng thëng khuyÕn m¹i.”
Như chúng ta thấy, cách phân loại thu nhập như trên là không hợp lí bởi
ngoài tiền lương, tiền công được coi là ổn định thì không phải mọi khoản
thu nhập được liệt kê trong thu nhập thường xuyên đều là thu nhập mà
người nộp thuế có ổn định và lâu dài theo đúng cách phân loại của nhà làm
luật.
Ví dụ : thu nhập về tiền nhuận bút, không phải lúc nào cũng là thu nhập
thường xuyên. Giả sử, có người lâu lâu mới viết một tác phẩm, hoặc có khi
cả đời mới sáng tác được 1 tác phẩm và được xuất bản, tiền nhuận bút đó
nằm trong giới hạn chịu thuế và phải nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng điều
đó không có nghĩa là tiền nhuận bút của họ là thu nhập thường xuyên. Trong
trường hợp này, xét về bản chất là thu nhập không thường xuyên, nhưng
theo qui định của luật hiện hành thì lại không được xếp vào thu nhập không
thường xuyên.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể lấy những ví dụ tương tự cho các hoạt
động như thu nhập về dịch vụ khoa học, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn,
thiết kế, hoa hồng môi giới ... Bởi lẽ, những hoạt động này chỉ có thu nhập
7
thường xuyên khi nó là một nghề của người nộp thuế. Còn trong trường hợp
ngược lại, thì hoạt động không phải lúc nào cũng mang lại thu nhập thường
xuyên mà chỉ là những thu nhập “mùa vụ”, theo từng vụ việc.
Chính vì vậy, khi chúng ta gọi tên không chuẩn xác thu nhập mà người
nộp thuế phải chấp hành thì sẽ không tạo được tâm lí thoải mái, thuyết phục
từ phía họ. Thậm chí, trên thực tế còn gặp phải những trường hợp phản ứng
thuế tiêu cực gây khó khăn cho công tác kê khai, nộp thuế từ phía người nộp
và công tác quản lí thuế từ phía cơ quan công quyền. Đây là một trong
những hạn chế điển hình thuộc về mặt kĩ thuật lập pháp khi ban hành văn
bản điều chỉnh thuế thu nhập hiện hành.
Trong khi đó, tại điều 3 của Luật thuế TNCN có cách phân loại thu nhập
cần chịu thuế theo nguồn gốc phát sinh như sau :
“Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây
1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc
chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định
của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp
độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc
có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định
của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy
giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp
thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản
trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội;
c) Tiền thù lao dưới các hình thức;
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban
kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức;
đ) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc
không bằng tiền;
e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà
nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng
quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo
hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
8
a) Tiền lãi cho vay;
b) Lợi tức cổ phần;
c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái
phiếu Chính phủ.
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước;
d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.
6. Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
a) Trúng thưởng xổ số;
b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;
c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino;
d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng
thưởng khác.
7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền
sở hữu trí tuệ;
b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức
kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu
hoặc đăng ký sử dụng.
10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức
kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu
hoặc đăng ký sử dụng”
Việc qui định như này tạo sự dễ dàng cho việc tiến hành kê khai, thu, nộp
thuế. Vì chỉ cần xem nguồn gốc, bản chất phát sinh thu nhập và mức thu nhập
có trong diện phải điều tiết hay không là đảm bảo xác định đúng thu nhập chịu
thuế. Mặt khác, việc phân loại thu nhập như trên còn tạo sự thuận lợi cho việc
xác định mức thuế suất phù hợp với từng loại thu nhập, đảm bảo tính hợp lí
hơn rất nhiều so với việc chỉ xác định hai loại thu nhập cần chịu thuế và áp
9
dụng đồng loạt một mức thuế suất cho từng nhóm. Vấn đề này sẽ được phân
tích cụ thể ở phần sau khi nói đến căn cứ tính thuế.
2. Bổ sung thêm một số loại thu nhập chịu thuế :
So với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thì các thu
nhập phải thuộc diện chịu thuế trong Luật thuế TNCN là nhiều và đa dạng
hơn, thể hiện tính phù hợp với thực tiễn điều tiết kinh tế của Nhà nước. Cụ thể,
chúng ta thấy có thêm những loại thu nhập chịu thuế sau :
- Thu nhập từ đầu tư vốn
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
- Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn
- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn.
- Thu nhập từ trúng thưởng trong các hính thức cá cược, casino, trong các
cuộc chơi, cuộc thi và hình thức trúng thưởng khác.
Sở dĩ, Luật thuế thu nhập cá nhân có sự điều tiết rộng đến hầu hết các thu
nhập cơ bản xuất hiện trong đời sống của cá nhân, sự tác động này rõ ràng là
có phạm vi rộng hơn so với pháp lệnh hiện hành là bởi những lí do chủ yếu
sau:
Thứ nhất, sự khác nhau trong mục đích của các văn bản pháp luật. Hay nói
cách khác, đó chính là sự khác nhau trong mục tiêu điều chỉnh của từng văn
bản. Nếu như khi ban hành văn bản Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao, Nhà nước chỉ nhằm mục đích chính là thực hiện công bằng xã
hội giữa người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp, trung bình,
đồng thời kèm theo là động viên một phần thu nhập của cá nhân có thu nhập
cao cho ngân sách nhà nước; thì đến khi ban hành Luật thuế TNCN mục tiêu
đó đã có sự thay đổi theo hướng phát triển coi trọng cả hai mục tiêu là thực
hiện công bằng xã hội, tăng thu ngân sách. Thế nên trong Luật thuế TNCN
diện chịu thuế đã được mở rộng không chỉ bó hẹp trong số những người có thu
nhập cao và diện thu nhập phải chịu cũng đã đa dạng, nhiều hơn.
Thứ hai, sự thay đổi của tình hình kinh tế, chính sách kinh tế - xã hội của
Nhà nước. Cụ thể :
- Do hiện nay, tình hình kinh tế của nước ta đang khởi sắc khi chúng ta
ngày càng hội nhập sâu vào xu hướng toàn cầu hóa, kinh tế quốc tế nên những
hình thức đầu tư, hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại cũng phát
triển rất nhanh chóng và trở thành nghề mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ
cho cá nhân các nhà đầu tư, kinh doanh. Chính vì lẽ đó, Nhà nước thấy cần
phải điều tiết nguồn thu nhập của những cá nhân này để tạo ra sự công bằng
10
và tăng thu hợp lí, đáng kể cho ngân sách nhà nước. Hơn nữa, sở dĩ, trong
Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành không điều
tiết nguồn thu nhập này là bởi chính sách kinh tế vào thời điểm khi ban hành
văn bản pháp lệnh này có xu hướng khuyến khích các cá nhân kinh doanh,
làm giàu; mặt khác, lúc đó, các hình thức kinh doanh này chưa phát triển nên
không áp dụng đánh thuế đối với các thu nhập có nguồn gốc kinh doanh cá
nhân.
- Việc Nhà nước điều tiết các khoản thu nhập từ trúng thưởng trong các
hình thức khuyến mại, các trò chơi, cuộc thi có thưởng là do hiện nay trên
thực tế thu nhập từ những phần thưởng của các chương trình này thông
thường có giá trị rất lớn, người trúng thưởng do may mắn, ngẫu nhiên mà có
nên việc trích một phần thu nhập để đóng góp cho ngân sách nhà nước, phục
vụ lợi ích công cộng là hòan tòan hợp lí.
Còn đối với thu nhập có được từ trúng thưởng trong các hình thức cá
cược, casino, cần điều tiết để hạn chế hành vi hành vi sử dụng dịch vụ đó. Đây
chính là cách thức Nhà nước dùng công cụ kinh tế để định hướng cách tiêu
dùng, giải trí của người dân.
- Vấn đề điều chỉnh thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản không phải
chỉ đến Luật thuế TNCN mới điều tiết mà Nhà nước đã thực hiện quyền này
bằng cách qui định mức thuế suất chuyển quyền sử dụng đất cao đối với
những chủ thể này.Tuy nhiên, để tạo tính thống nhất trong hệ thống thuế trực
thu, tạo sự công bằng giữa các chủ thể có thu nhập, nhà nước đã quyết định
điều tiết thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản trong luật thuế TNCN.
- Vấn đề điều tiết thu nhập có nguồn gốc từ việc nhận thừa kế, nhận quà
tặng chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất
động sản và tài sản khác phải đăng kí sở hữu hoặc đăng kí sử dụng được thực
hiện lần đầu tiên kể từ khi Luật thuế TNCN có hiệu lực 1/1/2009 nhằm giảm
thiểu tình trạng, hiện tượng của một số cá nhân lợi dụng việc thừa kế, tặn quà
để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước đang diễn ra rất phổ biến.
Có thể thấy, việc xác định thu nhập chịu thuế trong Luật thuế TNCN cho
thấy tính thực tiễn và phù hợp của văn bản luật đối với thực tế kinh tế xã hội
của đất nước. Nó thể hiện được đúng đắn quan điểm của Đảng trong việc chỉ
đạo chính sách thuế là “ mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lí thu nhập” để
“mở rộng diện thuế trực thu và tăng tỷ lệ thu từ thuế trực thu”. Đây được xem
là ưu điểm nổi trội của Luật thuế TNCN so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối
với người có thu nhập cao.
3. Quy định chặt chẽ việc quy đổi thu nhập chịu thuế:
Bên cạnh việc qui định phải qui đổi thu nhập bằng ngoại tệ ra đồng Việt
Nam để xác định giá trị tính thuế thì cả Pháp lệnh và Luật thuế TNCN đều qui
định việc thu nhập chịu thuế không thể hiện bằng tiền.
11
Tuy nhiên, cách qui định tại điều 8 của Pháp lệnh thể hiện sự không chặt
chẽ khi xác định “ Thu nhập bằng hiện vật được tính theo giá thị trường tại
thời điểm phát sinh thu nhập”. Hạn chế này đã được khắc phục trong Luật thuế
TNCN khi qui định cụ thể, linh động cách xác định giá trị của thu nhập tại
khoản 2 điều 6 của Luật như sau: “ Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng
tiền phải được qui đổi ra đồng Việt Nam theo giá trị thị trường của sản phẩm,
dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự tại thời điểm phát
sinh thu nhập”.
III. Quy định các trường hợp miễn thuế, giảm thuế :
Trên cơ sở kế thừa các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế của
Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật thuế TNCN đã
thay đổi, gọi đúng bản chất là thu nhập được miễn thuế và bổ sung một số
khoản thu nhập được miễn thuế khác theo hướng quy định cụ thể, rõ ràng
hơn .
Bởi lẽ, trong Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn, vấn đề miễn giảm
thuế qui định chung chung như : tại điều 15 của nghị định 147/ 2004/NĐ –
CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao :
“ 1. Trường hợp đối tượng nộp thuế bị thiên tai, địch họa, tai nạn làm thiệt
hại đến tài sản, thu nhập, và đời sống; mức xét giảm. miễn thuế tương ứng
với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp;
2. Trường hợp đặc biệt, nếu việc nộp thuế của cá nhân làm ảnh hưởng đến
lợi ích kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia, Bộ tài chính trình thủ tướng
Chính phủ quyết định miễn, giảm thuế đối với từng trường hợp cụ thể”
Do đó, các trường hợp được miễn thuế thu nhập trong Pháp lệnh là rất ít.
Đồng thời, cách qui định như trên cho thấy, sự lúng túng của cơ quan công
quyền trong việc quyết định các trường hợp được miễn giảm thuế.
Hạn chế này đã được khắc phục khi chúng ta ban hành Luật thuế TNCN.
Chúng ta có thể thấy tại điều 4 của Luật thuế TNCN có qui định rất chi tiết, rõ
ràng và có cơ sở các trường hợp được miễn thuế như sau :
“Điều 4. Thu nhập được miễn thuế
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ
với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại
với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền
với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy
nhất.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
12
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha
đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng
với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông
ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các
sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà
nước giao để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối.
9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với
tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
10. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.
11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;
b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương
trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền
bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi
thường khác theo quy định của pháp luật.
13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện,
nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện,
nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt.”
Sở dĩ, tại Luật thuế TNCN có qui định rõ, nhiều trường hợp được miễn
thuế là bởi : diện chịu thuế thu nhập theo luật định là rất rộng, trong khi đó,
thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, tác động trực tiếp và có ảnh hưởng
lớn đến đời sống người dân nên Nhà nước thể hiện sự cẩn trọng và kĩ lưỡng
trong việc thực hiện quyền đánh thuế bằng cách miễn thuế thu nhập cho các
trường hợp trên vì nhận thấy bản chất của hầu hết những thu nhập trên là nhằm
mục đích thỏa mãn nhu cầu đời sống, không mang mục đích kinh doanh.
Trong một số trường hợp, việc miễn thuế thu nhập là nhằm mục đích hỗ
trợ, khuyến khích phát triển kinh tế, làm giàu như trường hợp miễn thuế đối
với thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các
13
sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, hoặc thu nhập từ chuyển đổi
đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để sản xuất.
Những thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng cũng được miễn vì khi
Nhà nước thực hiện miễn thuế là nhằm hai mục đích : khuyến khích việc người
dân gửi tiền vào ngân hàng để huy động vốn cho nền kinh tế; mặt khác, khi
đặc trưng của người Việt Nam khi gửi tiền tiết kiệm là tích lũy cho tương lai,
đảm bảo vật chất cho sau này, hầu hết đều không nhằm mục tiêu kinh doanh
lợi nhuận nên không cần thiết phải điều tiết thu nhập. Trong khi đó, trong Pháp
lệnh thì lại đưa thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm vào diện tạm thời không chịu
thuế thu nhập gây ra tâm lý lo lắng trong nhân dân trước chính sách thuế của
nhà nước.
Chúng ta cũng có thể thấy: lí do thứ hai ở phần trên cũng được giải thích
cho trường hợp thu nhập từ lãi bảo hiểm nhân thọ thuộc diện được miễn thuế.
Ngoài ra, thu nhập từ làm các chính sách an sinh xã hội, chế độ lao động
làm thêm giờ cũng được miễn nhằm mục đích ưu đãi người lao động; thu nhập
từ kiều hối cũng không bị điều tiết để thực hiện chính sách ngoại hối của nhà
nước là thu hút ngoại tệ cho quốc gia.
IV. Căn cứ tính thuế :
Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế thu nhập, vì vậy nó
cũng mang đầy đủ các đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của thuế trực thu.
Trong đó có nhược điểm là gây ra phản ứng thuế từ những chủ thể nộp thuế
đây cũng chính là chủ thể gánh chịu thuế. Do đó pháp luật về thuế thu nhập nói
chung và thuế thu nhập nói riêng luôn có quy định rất chi tiết đầy đủ các căn
cứ tính thuế. Điều này giúp nhà nước quản lý tốt hơn các khoản thuế thu nhập
đồng thời tạo tâm lý thoải mái và hợp tác giữa các chủ thể có nghĩa vụ nộp
thuế. Điểm nổi bật trong cách tính thuế thu nhập chính ở các căn cứ tính thuế,
nếu như trong thuế gián thu nhà nước quy định căn cứ tính thuế là giá trước
thuế và thuế suất thì trong thuế thu nhập các căn cứ tính thuế dựa trên 2 tiêu
chí thu nhập của cá nhân và biểu thuế suất. Tuy nhiên tuỳ từng thời kỳ mà
những tiêu chí này có sự khác biệt nhất định. Sự phù hợp của các tiêu chí với
thực tiễn được thể hiện cụ thể qua sự phát triển của hai văn bản pháp luật thuế
thu nhập dành cho cá nhân là:
- Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 2001 được
sửa đổi bổ sung năm 2004;
- Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm
2009.
Trước tiên các căn cứ tính thuế trong pháp luật thuế thu nhập của Việt
Nam cũng có sự khác biệt với thuế thu nhập các nước trên thế giới. Theo pháp
luật thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam căn cứ tính thuế theo lĩnh vực nếu
thuộc những lĩnh vực đó thì cá nhân có thu nhập mới phải chịu thuế. Pháp lệnh
14
về thuế thu nhập đối với nguời có thu nhập cao năm 2001 được sửa đổi bổ
sung năm 2004 thì có các khoản thu nhập chịu thuế ( các khoản thu nhập chịu
thuế bao gồm các khoản thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường
xuyên), các khoản thu nhập không chịu thuế ( bao gồm các khoản thu nhập
nhằm đảm bảo điều tiết thu nhập hợp lý và các khoản thu nhập nhằm thực hiện
những chính sách xã hội của Nhà nước như thu nhập từ tiền trợ cấp xã hội, bồi
thường bảo hiểm thu nhập của chủ hộ kinh doanh cá thể thuộc diện chịu thuế
thu nhập doanh nghiệp…)(Điều 2 và Điều 3). Mặc dù đã phân chia ra nhiều
lĩnh vực với tính chất ổn định khác nhau của thu nhập cá nhân tuy nhiên vẫn
chưa thể bao quát hết các khoản thu nhập phải chịu thuế của cá nhân. Vì vậy
không đảm bảo tối đa được tính chất điều tiết thu nhập của pháp luật thuế đối
với người có thu nhập cao.
1. Xác định căn cứ tính thuế hợp lí :
Luật thuế TNCN năm 2007 không giống với Pháp luật thuế thu nhập đối
với người có thu nhập cao tại đây không có quy định về phân loại thành các
khoản thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên mà căn cứ
theo nguồn gốc thu nhập mà đưa ra quy định rất chi tiết các khoản thu nhập
phải chịu thuế và các khoản thu nhập không phải chịu thuế tại Điều 3 và Điều
4 như đã phân tích ở phần trên.
Từ đó, Luật thuế thu nhập năm 2007 sử dụng tiêu chí cư trú và không
cư trú làm căn cứ xác định các khoản thu nhập chịu thuế. Theo đó, giống
như pháp luật của nhiều nước khác, Luật thuế TNCN qui định đối tượng cư trú
phải nộp thuế với các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh ở cả nước cư trú và
cả ngoài nước cư trú. Còn đối tượng không cư trú chỉ phải nộp thuế với khoản
thu nhập phát sinh ở nước sở tại. Cụ thể : theo điều 2 của Luật thuế TNCN :
Thu nhập chịu thuế của những người cư trú tại Việt Nam là toàn bộ
những khoản thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Thu nhập của cá nhân không cư trú tại Việt Nam chỉ chịu thuế những
khoản thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Điều này là hoàn toàn hợp lí, thể hiện sự thống nhất của Luật thuế
TNCN, đồng thời phù hợp xu hướng chung trên thế giới trong cách điều chỉnh
thuế thu nhập cá nhân.
Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 cũng rất mới khi đưa ra quy định cụ
thề về các căn cứ, đặc biệt là áp dụng các mứcthuế suất riêngphù hợp cho
hai trường hợp là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Các quy định này
đã thể hiện sự thống nhất về nghĩa vụ thuế giữa cá nhân cư trú và cá nhân
không cư trú. Từ đó, tạo sự bình đẳng giữa người Việt Nam và người nước
ngoài tại Việt Nam.
Đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam thu nhập tính thuế được xác định cụ
thể tại các Điều 10 đến điều 21:
Luật thuế thu nhập năm 2007 đưa ra biểu thuế luỹ tiến từng phần với
mức thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công tăng dần từ
15
thấp tới cao mức thuế suất thấp nhất là 5% áp dụng với thu nhập tính thuế từ 5
triệu đồng trên tháng và mức cao nhất là 35% với thu nhập tính thuế từ 80 triệu
đồng trên tháng trở lên.(Điều 22 Luật thuế thu nhập năm 2007). So với Pháp
lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã được sửa đổi bổ sung năm
2004 mức thuế suất cao nhất là 40% áp dụng với người có thu nhập tính thuế
từ 40 triệu đồng trên tháng trở lên. Như vậy mức thuế suất Luật thuế thu nhập
cá nhân năm 2007 đề ra được xem là tương đối phù hợp đối với thu nhập của
người dân Việt Nam hiện nay. Khi mà mức lương tối thiểu của người dân chỉ
là 540000 đồng/ tháng.
Với những khoản thu nhập ngoài kinh doanh, tiền lương, tiền công thì áp
dụng biểu thuế toàn phần để điều tiết thu nhập. Ở đây, sự đổi mới, ưu điểm nổi
trội của Luật thuế TNCN là qui định nhiều mức thuế đối với từng loại thu nhập
để đảm bảo sự điều tiết hợp lí. Cụ thể :
Đối với thu nhập từ đầu tư, bản quyền thương mại, nhượng quyền thương
mại chỉ áp dụng thuế suất 5% để đảm bảo nhà đầu tư, kinh doanh có lợi nhuận
để tích lũy tái hoạt động về sau. Hơn nữa, mức thuế suất thấp và cách điều tiết
theo từng loại thu nhập khác hẳn kiểu điều tiết lũy tiến nhưng tính trên tổng
thu nhập như Pháp lệnh đã tạo sự an tâm, chính sách thuế nới lỏng của Việt
Nam đối với các hoạt động đầu tư. Từ đó, nó tạo động lực thúc đẩy môi trường
đầu tư lớn mạnh.
Mặt khác, có những thu nhập tính thuế như thu nhập từ bản quyền, trúng
thưởng, nhượng quyền thương mại, thừa kế, qua tặng thì mức thu nhập khởi
điểm tính thuế là trên 10 triệu đồng trên từng lần. Qui định mức khởi điểm
chịu thuế như vậy là thấp hơn so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người thu
nhập cao để đảm bảo việc điều tiết tối đa các nguồn thu nhập trong xã hội.
Mức thuế cao nhất là 25% thu nhập thu được từ chuyển nhượng bất động
sản, do chuyển nhượng bất động sản là một trong những hoạt động có được lợi
nhuận cao. Việc qui định như vậy để tạo ra tính công bằng trong điều tiết thu
nhập xã hội. Tuy nhiên không phải hoạt động chuyển nhượng bất động sản nào
cũng phải chịu thuế thu nhập. Ví dụ như : thu nhập từ chuyển nhượng bất động
sản giữa những ngưởi thân, không nhằm mục đích lợi nhuận như : vợ chồng;
cha đẻ mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng mẹ chồng
với con dâu; cha vợ mẹ vợ với con rể; ông nội bà nội với cháu nội, ông ngoại
bà ngoài với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau(khoản 1 và 2 Điều 4 Luật
thuế thu nhập cá nhân năm 2007).
Đối với cá nhân không cư trú tại Việt Nam: mức thu nhập tính thuế là
toàn bộ thu nhập mà cá nhân đó có được nhờ các hoạt động của mình tại Việt
Nam như thu nhập từ kinh doanh, tiền lương tiền công, chuyển nhượng bất
động sản… Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không
cư trú tại Việt Nam được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền
công, (thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công là tổng số tiền lương tiền
công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam
không phân biệt nơi trả thù lao) nhân với thuế suất 20%. Mức thuế suất 20% là
16
mức thuế suất chung áp dụng cho tất cả các khoản thu nhập chịu thuế mà
không phân chia thành từng mức như thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú tại
Việt Nam. Trong khi đó, với qui định của Pháp lệnh thì mức thuế suất đối với
tòan bộ thu nhập cảu người nước ngòai không cư trú tại Việt Nam là 25%. Tức
là, nếu so với pháp lệnh thì mức thuế suất qui định trong Luật thuế TNCN đối
với cá nhân không cư trú, trong đó chủ yếu là người nước không cư trú đã
giảm đi 5%. Việc giảm thuế suất này thể hiện thiện chí của Việt Nam trong
việc tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngòai vào lam ăn, sinh sống tại
Việt Nam.
Ngoài ra khác với quy định về thu nhập chịu thuế đối với người có thu
nhập cao năm 2001 sửa đổi năm 2004 quy định người không cư trú tại Việt
Nam phải có thu nhập tính thuế từ 8 triệu đồng trên tháng mới phải chịu thuế
thu nhập thì nay pháp luật không quy định mức thu nhập khởi điểm đối với
người không cư trú tại Việt Nam.
Nó tạo ra sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế thu nhập của mọi cá nhân trong
và ngoài nước từ đó thúc đẩy cá nhân tích cực tham gia nghĩa vụ thuế tránh
tình trạng trốn tránh gây thất thoát cho ngân sách nhà nước
2. Qui định cách tính mức thu nhập chịu thế hợp lí:
Luật thuế thu nhập năm 2007 có qui định việc giảm trừ những chi phí
hợp lí liên quan mà người có thu nhập phải chi phí khi tính thu nhập chịu thuế
để đảm bảo sự công bằng và hợp lí. Cụ thể : thu nhập tính thuế đối với thu
nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định
tại Điều 10 và Điều 11 có trừ đi các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp với một số ngành nghề phải tham gia
bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ như giảm trừ gia cảnh, giảm trừ các
khoản đóng góp từ thiện nhân đạo.
Mức thu nhập chịu thuế với những khoản thu nhập mang tính chất không
thường xuyên trước đây là 2 triệu đồng năm 2001 sau sửa đổi thành 15 triệu
đồng trong từng lần vào năm 2004 tuy nhiên đến năm Luật thuế thu nhập năm
2007 mức thu nhập chịu thuế cho từng lần giảm xuống chỉ còn trên 10 triệu
đồng. Như vậy mức thu nhập chịu thuế này nằm trong khoảng giữa 2 mức thu
nhập tính thuế nói chung nó thật sự phù hợp với thực tế.
Ví dụ : Nếu mức thu nhập chịu thuế so với mỗi lần trúng thưởng là 2 triệu
đồng con số này quá thấp chẳng hạn một người trúng xổ số 1 lần duy nhất 2
triệu đồng phải đóng thuế trong khi đó người có thu nhập tiền lương hàng
tháng từ 3 triệu trở lên mới phải đóng thuế. Như vậy không phát huy được tính
điều tiết thu nhập của thuế thu nhập cá nhân.
Cũng tương tự như vậy với trường hợp mức thu nhập tính thuế từ 15 triệu
đồng trở lên cũng không phù hợp. Có thể thấy Luật thuế thu nhập năm 2007 đã
xác định cụ thể về thu nhập tính thuế để đảm bảo rõ ràng và dễ hiểu cho mọi
cá nhân.
17
Không chỉ đặc biệt ở mức thuế suất quy định phù hợp Luật thuế thu nhập
năm 2007 được xem là một trong những luật thuế tiên tiến hiện nay. Luật thuế
thu nhập cá nhân hứa hẹn sẽ thu được hiệu quả rất cao khi áp dụng vào thực
tiễn đời sống từ ngày 1 tháng 1 năm 2009. Luật thuế thu nhập cá nhân đã tính
tới những yếu tố miễn trừ thuế hết sức phù hợp. Khi tính thuế đối với cá nhân
cư trú có tính đến các khoản giảm trừ gia cảnh, giảm trừ đối với các khoản
đóng góp nhân đạo từ thiện trừ vào thu nhập trước khi tính thuế. Đây là điểm
mới đáng ghi nhận cảu Luật thuế TNCN mà pháp lệnh thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao không có. Nó được xem như là sự khắc phục hạn chế
lớn nhất của Pháp lệnh trong điều tiết thuế thu nhập. Quy định này đã làm
giảm nhược điểm về tính luỹ thoái của thuế thu nhập cá nhân. Cùng với thu
nhập như nhau nhưng nếu cá nhân nào có người phụ thuộc sẽ được giảm trừ
một số tiền trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền
thu nhập từ kinh doanh của đối tượng nộp thuế. Đồng thời thu nhập tính thuế
cũng được trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp đối với một số nghành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt
buộc và các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo(Điều 19, 20, 21 Luật thuế thu
nhập cá nhân năm 2007).
Quan trọng là cách tính thuế trong Luật thuế TNCN thể hiện sự linh hoạt
khi sử dụng nhiều mức thuế suất khác nhau, áp dụng hai kiểu tính thuế suất là
thuế suất lũy tiến và thuế suất toàn phần, đồng thời khi tính thu nhập trong một
số trường hợp là tính thuế đối với riêng lẻ từng loại thu nhập rồi mới tính tổng
số tiền thuế cần nộp. Cách tính như này đảm bảo việc điều tiết thu nhập cá
nhân là hợp lí, không lấy đi quá nhiều thu nhập như cách tính thuế suất lũy tiến
đối với tổng thu nhập như pháp lệnh gây ra phản ứng thuế tiêu cực từ phía
người nộp thuế.
Có thể nói, căn cứ tính thuế là một trong những nội dung quan trọng nhất
của một loại thuế. Căn cứ tính thuế được xác định phù hợp mới tạo ra tính
hoàn thiện của một luật thuế. Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 đã hoàn
thành khá tốt nhiệm vụ này.
18
Lời kết :
Nói tóm lại, như chúng ta đã biết : sau hơn ba năm chuẩn bị kỹ lưỡng với
hàng trăm cuộc hội thảo và sau gần một năm công bố rộng rãi để lấy ý kiến
đóng góp của nhân dân, ngày 20/11/2007, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước
Cộng hoà XHCH Việt nam khoá XII đã thông qua Luật thuế Thu nhập cá
nhân. Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009. Mặc dù còn những ý kiến
khác nhau về Luật thuế TNCN, song có thể nói, đây là một văn bản luật được
soạn thảo công phu nhất từ trước đến nay, phản ánh khá đầy đủ ý chí, nguyện
vọng của nhân dân với nhiều điểm mới so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao và phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta
hiện nay. Nó ra đời xuất phát từ sự đòi hỏi cần thiết của thực tế, góp phần tạo
điều kiện cho chúng ta triển khai tốt việc thực hiện chủ trương công khai, minh
bạch thu nhập và tài sản của cá nhân vì việc thực hiện Luật thuế này buộc cá
nhân có thu nhập chịu thuế phải kê khai thu nhập tiến tới quản lý, kiểm soát
thu nhập dân cư.
Trong khuôn khổ bài viết nhỏ trên đã đưa ra những ưu điểm chủ yếu của
Luật thuế TNCN so với pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
như một sự minh chứng cho sự phát triển và nỗ lực hoàn thiện chính sách thuế
thu nhập cá nhân của Việt Nam trong thời kì hội nhập.
19
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_uu_diem_cua_luat_thue_tncn_2008_so_voi_pl_ttn_doi_voi_nguoi_co_th_.pdf