Luận văn Phân tích lỗi sai của học sinh Việt Nam trong quá trình sử dụng câu chữ "了" trong tiếng Hán hiện đại

Đây là hai câu nói của người học trình độ sơ cấp. Người học chưa nắm vững và chưa dùng thành thạo cấu trúc câu này, hơn nữa, văn nói thường tùy tiện, người nói thường chỉ chú ý đến biểu đạt ý nghĩa mà có thể bỏ qua yếu tố quy phạm về hình thức. Hơn nữa, trọng điểm ngữ nghĩa của hai câu này không nằm ở chỗ biểu thị hành động sắp xảy ra, mà trọng tâm nằm ở việc biểu đạt kết quả trong vế câu sau. Người học có thể vì chú trọng đến việc biểu đạt phân câu sau mà bỏ qua hình thức của phân câu trước, gây ra lỗi sai thiếu “了”.

pdf70 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích lỗi sai của học sinh Việt Nam trong quá trình sử dụng câu chữ "了" trong tiếng Hán hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã được thực hiện, đã hoàn thành, hoặc biểu thị kết quả của hành động. Ở các ví dụ trên, người học muốn nhấn mạnh kết quả của hành động nên đã đều dùng “了” để biểu thị, gây ra lỗi sai thừa “了”. Như ở ví dụ “3”, người học muốn biểu đạt mục đích là “带来 了”chứ không phải là“带来”.“带来了”biểu thị hành động đã hoàn thành, nổi bật kết quả của hành động, còn“带来”biểu thị hành động chưa xảy ra, vì thế không biểu thị được ý nghĩa kết quả của hành động. Trong ví dụ (9), từ “了”có thể được hiểu như là bổ ngữ kết quả “到”, người học muốn nhấn mạnh kết quả của hành động nên dùng thừa “了”. 3.1.1.3 Lỗi dùng sai từ Ví dụ: (10)*但我认为,凡是人,生活之中或多或少也会犯了(过)错误。不管这种 错误是由自己的自私或自己的什么不好性格造成也要勇敢地面对并且承 认。(中级作文)。 39 (11)*另一方面,在这里我有机会跟中国人说话所以我觉得我的汉语水平提高 了(得)很快。(高级作文) (12)*贵校的教师队伍均从国内外有名各所大学毕业,有了(着)丰富经验, 对工作有很多心血。(高级作文) Ví dụ(10)đáng ra phải dùng “过” nhưng người học lại dùng nhầm thành “了”。 Dựa vào phân câu sau có thể thấy rằng, người học dùng “了” ở phân câu đầu là muốn biểu đạt “犯错误” là sự việc đã xảy ra hoặc đã từng xảy ra. Phân câu đầu nên đổi thành “生活之 中或多或少都曾犯过错误”。 Ví dụ (11) người học muốn biểu đạt trạng thái của hành động, đáng lý phải dùng trợ từ kết cấu biểu thị bổ ngữ “得” nhưng lại dùng nhầm thành “了”. Trong tiếng Trung, nếu như bổ ngữ là những từ ngữ biểu thị tốc độ, như “快、慢” thì sau động từ chỉ có thể dùng trợ từ “得” biểu thị bổ ngữ trạng thái mà không dùng được “了”. Ví dụ: 提高得很快 走得很慢 看得很快 *提高了很快 *走了很慢 *看了很快 Ví dụ (12) biểu thị có một tính chất gì đó, sau động từ không dùng được “了” mà cần dùng trợ từ “着”. 3.1.1.4 Lỗi sai vị trí Đôi khi người học có thể mắc những lỗi sai về vị trí dùng “了”, ví dụ như đáng ra phải dùng sau động từ trước tân ngữ thì lại nhầm thành sau tân ngữ. Ví dụ: (13)*到今天我国虽然不能说是很富强,但人民的生活方面已有巨大改变 了。(已有了巨大改变)(高级作文) 3.1.2 S2“V+了+O+分句” Cấu trúc câu S2 cũng là một cấu trúc câu tương đối phức tạp, chúng tôi dự đoán người học sẽ mắc nhiều lỗi sai ở cấu trúc câu này. Theo kết quả thống kê ngữ liệu của chúng tôi, ở trình độ sơ cấp S2 xuất hiện 6 lần, không có lỗi sai. Nhưng ở trình độ trung cấp và cao cấp thì đều có lỗi sai. Điều này chứng tỏ dự đoán của chúng tôi đã được kiểm nghiệm. Cấu trúc câu S2 xuất hiện bốn loại hình lỗi sai là thiếu “了”, thừa “了”, dùng sai từ và dùng sai vị trí. 3.1.2.1 Lỗi sai thiếu “了” 40 Ví dụ: (14)*听(了)神仙的话,种类都很开心,从明天开始每个种类都有名字了。 (中级作文) (15)*听(了)我的话后她笑(了)和(并)跟我说:“那可是检票员啊。” (中级作文) Hai câu trên đều biểu thị sau khi hành động thứ nhất xảy ra có một hành động thứ hai tiếp nối theo. Để biểu đạt ý nghĩa tương đương, tiếng Việt thường dùng từ “sau khi ” mà không dùng “đã” hay “rồi”. Người học có thể do chịu ảnh hưởng chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ mà gây ra lỗi sai thiếu “了” tương tự như trên. 3.1.2.2 Lỗi sai thừa “了” Trong số ngữ liệu thu thập được, chúng tôi chỉ phát hiện có một lỗi sai dùng thừa “了”: (16)刚到了中国最难受是我的习惯和语言。(中级作文) Ví dụ (16) sau động từ “到” không cần dùng “了” nhưng người học lại dùng, gây ra lỗi sai thừa “了”. Ở đây người học muốn biểu thị hành động “到中国” đã xảy ra và đã hoàn thành trong quá khứ, vì thế đã dùng trợ từ động thái 了. Trong câu này thực chất không cần dùng 了, vì“刚到中国” là một cụm từ chỉ thời gian tham chiếu cho sự việc phía sau nên sau động từ 到 không được dùng 了. 3.1.2.3 Lỗi sai dùng nhầm 了 Loại hình lỗi sai này chủ yếu thể hiện ở việc đáng ra phải dùng “了”thì lại dùng nhầm thành “过”. Ví dụ: (17)*我听过她的话,我脸都红了。(高级作文) (18)七月初我到了广州,留过几天然后跟姐姐去北京。(初级作文) Trợ từ “过” trong hai ví dụ trên phải đổi thành “了” mới phù hợp với quy tắc ngữ pháp tiếng Hán. Người học đã học qua những câu mà trong đó “了” có thể đổi thành “过” và đều biểu thị hành động hoàn thành, ví dụ câu“我吃了饭了”có thể nói thành“我吃过 饭了”. Người học có thể nhầm tưởng trong tất cả các trường hợp hai từ này đều có thể thay thế cho nhau, vì thế tạo ra lỗi sai dùng nhầm “过” thay cho “了” giống như hai ví dụ trên. Thực ra trong ví dụ (17), cấu trúc “听了某某的话+分句”chỉ có thể dùng “了”mà không dùng được “过”. Lỗi sai này do người học không nắm vững quy tắc ngữ pháp mà 41 gây ra. Ví dụ (18) có từ “留”dùng không thích hợp, câu này cần đổi thành“呆了几天然 后跟姐姐去北京”。 3.1.2.4 Lỗi sai vị trí của “了” Ở một vài ví dụ, đáng ra “了” phải được đặt sau động từ và trước tân ngữ, nhưng người học lại đặt “了” sau tân ngữ, gây ra lỗi dùng sai vị trí của “了”. Ví dụ: (19)*装满肚子了以后(装满了肚子以后),我们走路散步回宿舍。(中级作 文) (20)*离开他家了(离开了他家),我们一起坐公共汽车回宿舍。(中级作 文) (21)*另外,今天下午,吃中午饭了以后(吃了中午饭以后),一个中国朋友 陪我去北京路参观,买东西。 (高级作文) Chúng tôi phát hiện, dạng lỗi sai như ở các ví dụ trên, tức là đáng ra phải đặt “了” sau động từ trước tân ngữ nhưng người học lại dùng “了” sau tân ngữ, chiếm tỉ lệ cao nhất trong số lỗi sai nhầm vị trí “了”. Trong số 22 câu sai về vị trí, thì có đến 11 câu thuộc loại này, chiếm 50%. Nguyên nhân của tình trạng này là trong nhiều trường hợp, “了” dùng sau tân ngữ hoặc dùng ở cuối câu tương đương với “rồi” trong tiếng Việt. Trong khi đó, “了” dùng sau động từ trước tân ngữ trong rất nhiều trường hợp không có hình thức từ vựng tương đương trong tiếng Việt, đặc biệt là không có sự tương đương về vị trí cấu trúc, vì “đã” và “rồi” trong tiếng Việt đều không thấy xuất hiện giữa động từ và tân ngữ. Những hình thức ngữ pháp tương đương giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích luôn làm người học cảm thấy quen thuộc và dễ thụ đắc, dễ nắm bắt, đồng thời có xu hướng sử dụng những hình thức tương đương này để thay thế cho những hình thức không tương đương với tiếng mẹ đẻ. Chính vì lý do trên, người học Việt Nam thường gây ra những lỗi sai vị trí của “了”, đáng ra phải dùng sau động từ trước tân ngữ thì lại dùng “了” sau tân ngữ. 3.1.3 Câu liên động S3 Trong số ngữ liệu thu thập được, S3 chỉ xuất hiện ở ngữ liệu viết, không xuất hiện ở ngữ liệu nói. Tần suất xuất hiện của S3 trong ngữ liệu viết tương đối thấp (sơ cấp 4 ví dụ; trung cấp 2 ví dụ; cao cấp 5 ví dụ). Tuy nhiên ở trình độ sơ cấp và trung cấp đều xuất hiện lỗi sai, tần suất xuất hiện đứng ở vị trí 19 nhưng tần suất lỗi sai lại đứng ở vị trí 13. Người 42 học dùng ít mà lại xuất hiện nhiều lỗi sai, điều này chứng tỏ cấu trúc câu này có một độ khó nhất định. Xin mời xem các ví dụ sau: (22)* 然后他买(了)一束很美丽的花到一号点灯杆下等着小燕。(中级作 文) (23)*想了就做,他出(了)门向理发店走(去)。(初级作文) Hai ví dụ trên đều là lỗi sai thiếu “了”, người học dùng thiếu “了” sau động từ “买”và“出”。Cấu trúc câu tương ứng với câu liên động S3 tiếng Hán của tiếng Việt không dùng “đã” hoặc “rồi”,người học chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nên gây ra những lỗi sai tương tự hai ví dụ trên. 3.1.4 S4“V+了+趋向” Trong số ngữ liệu thu thập được có thấy xuất hiện lỗi sai của cấu trúc câu này, hơn nữa lỗi sai duy trì ở cả 3 trình độ sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Những lỗi sai của cấu trúc S4 mà chúng tôi thu thập được đều là lỗi sai thiếu “了”. Ví dụ: (24)*这两句诗虽然简短,但是把越南人们(人民)对胡伯伯的自豪感完全表 现(了)出来。(高级作文) Câu này trong tiếng Việt có thể dùng “đã”, tuy nhiên trật tự câu sẽ là “đã+动词+宾 语”, không xuất hiện bổ ngữ xu hướng, đồng thời “đã” có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu. Xin mời xem câu tiếng Việt sau: (24’)Hai câu thơ này tuy ngắn gọn nhưng đã thể hiện rõ niềm tự hào 词译: 两 句 诗 这 虽然 简短 但 đã 表现 清楚 自豪感 của người dân Việt Nam đối với Bác Hồ. 的 人民 越南 对 胡伯伯 义译:这两句诗虽然简短,但是把越南人民对胡伯伯的自豪感完全表现了出 来。 Ở đây người học không dùng cấu trúc“动词+了+宾语”là cấu trúc tương đương với “đã+动词+宾语”trong tiếng mẹ đẻ (ví dụ có thể nói “这两句诗虽然简短,但是完全 表现了越南人民对胡伯伯的自豪感”), mà lại chuyển thành câu chữ “把”, một cấu trúc không có cấu trúc tương đương hoàn toàn về trật tự từ trong tiếng mẹ đẻ, và lại có thể làm nổi bật tổ hợp động bổ của câu. Điều này chứng tỏ người học có trình độ tiếng Hán khá cao. Tuy nhiên người học nhầm tưởng sau động từ đã dùng bổ ngữ xu hướng thì trước bổ 43 ngữ không cần có “了” nữa, gây ra lỗi sai thiếu “了”. Thực ra tính chất lỗi sai này không nghiêm trọng, đây là một lỗi sai mang tính tích cực và phát triển, thể hiện sự quá độ trong ngôn ngữ của người học. 3.1.5 S5“V+了+V” Chúng tôi chỉ thu thập được ngữ liệu viết của cấu trúc câu này, tần suất sử dụng không cao, chỉ xuất hiện 11 lần. Chúng tôi không thu thập được lỗi sai ở trình độ sơ cấp và cao cấp, chỉ có 2 lỗi sai ở trình độ trung cấp. Mặc dù xuất hiện không nhiều nhưng vì lỗi sai chỉ xuất hiện ở một cấp bậc nên có thể sơ bộ khẳng định rằng cấu trúc câu này không quá khó đối với người học. Xin mời xem các ví dụ sau: (25)他手里拿着一束鲜花来电灯柱(旁)站着,等(了)很久。看手表(看 了看),与(还)说:“怎么还不来?”(中级作文) (26)*那时我弟弟不知道已经发生了什么事并要我打开豆豆先生的电影看。我 也随他而做了。看了看(看着看着)我不知不觉把自己和弟弟被雪包围 的事给忘了。(中级作文) Ví dụ(25)đáng ra phải dùng cấu trúc “V+了+V” để biểu thị hành động hoàn thành trogn khoảng thời gian ngắn nhưng người học lại sử dụng cấu trúc “看+宾语”。 Ví dụ (26) nhìn từ góc độ chỉnh thể ý nghĩa của toàn câu, người học muốn biểu đạt hành động “看”kéo dài trong một khoảng thời gian tương đối dài, đáng ra phải dùng cấu trúc“V着 V着”, nhưng người học lại sử dụng nhầm thành một cấu trúc biểu thị hành động xảy ra trong khoảng thời gian ngắn là“V+了+V”. 3.1.6 S6“V+了+动量” Trong số ngữ liệu thu thập được, tần suất sử dụng của cấu trúc này đứng ở vị trí 12, trong khi đó tần suất lỗi sai đứng ở vị trí thứ 7, lỗi sai duy trì ở cả ba cấp độ sơ, trung và cao cấp. Ví dụ: (27)*这次我气得瞪(了)他一眼。(高级作文) Trong tiếng Việt, những câu xuất hiện động lượng từ thường không dùng “đã” hoặc “rồi”,người học chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nên xuất hiện lỗi sai thiếu trợ từ “了”. 44 3.1.7 S7“V+了+数量” Từ kết quả thống kê ngữ liệu có thể thấy rằng tần suất sử dụng của S7 khá cao, đồng thời tỉ lệ lỗi sai cũng không hề thấp, lỗi sai duy trì ở cả ba cấp độ sơ trung và cao cấp, hơn nữa có xu hướng tăng dần. Điều này chứng tỏ S7 có độ khó tương đối cao đối với người học. 3.1.7.1 Lỗi sai thiếu “了” Xin mời xem các ví dụ sau: (28)*拔苗完,他回头看看,都苗高(了)一点。(初级口语) (29)*这位先生刚才讲(了)一个很有趣的笑话,请大家笑一笑。(中级作 文) (30)*但是我觉得我的语法有点,还是有点问题。还有我也买(了)一本书, HSK 的,在那里有些,很明显的句子,所以… …。(中级口语) Cả ba ví dụ trên đều có tân ngữ là số lượng từ hoặc tân ngữ mang định ngữ là số lượng từ. Những câu tương đương trong tiếng Việt đều không dùng “đã” hay “rồi”. Nguyên nhân lỗi sai là do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. 3.1.7.2 Lỗi sai thừa “了” Ví dụ: (31)*我每天吃了很多东西,半年的功夫我比以前胖了很多。(初级口语) (32)*这年冬天我们不怕没有米钱了,也可能还买了一块布送给老伴儿。(高 级作文) (33)*他希望:“天冷一些,天再冷一些",为了他卖了多炭,得到很多钱。 (高级作文) (34)*如果是这样他们的生活会可以好了一点儿啊。(高级作文) Trong tiếng Hán, những câu biểu thị một thói quen thường không dùng“了”sau vị ngữ. Ví dụ những câu như “他每天都看新闻”/“他往往星期一迟到十分钟”đều không thể thêm “了” vào sau động từ. Ngoài ra, đứng ở góc độ kết hợp từ ngữ thì câu dùng “每天” sẽ không thể xuất hiện “了” sau động từ vị ngữ. Người học do chưa nắm bắt hết các quy tắc ngữ pháp tương ứng của tiếng Hán nên đã dùng thừa “了” trong câu biểu thị thói quen, gây ra lỗi sai như ví dụ (31). 45 Ví dụ (32)và(33), người học muốn nhấn mạnh kết qủa của hành động, vì thế dùng thừa “了” sau động từ. Hai ví dụ này đều biểu thị sự việc trong tương lai, đều là những hành động chưa hoàn thành, vì thế cần bỏ “了”, hoặc có thể lần lượt thay “了” thành bổ ngữ kết quả “到” và “出”. Ví dụ (34) người học muốn biểu đạt một sự thay đổi, vì thế đã dùng “了” sau hình dung từ “好”. Người học đã bỏ qua một quy tắc là cấu trúc “Adj+了+数量词” chỉ có thể biểu thị một sự thay đổi nào đó đã xảy ra và mức độ của sự thay đổi đó, cấu trúc này không thể dùng để biểu đạt sự thay đổi trong giả thiết hay trong suy đoán. Chính vì lý do này nên người học đã gây ra lỗi sai dùng thừa “了”, ở đây cần lược bỏ “了” thì câu mới phù hợp với ý nghĩa cần biểu đạt. Trong tiếng Hán có thể nói“可以+形容词+一点+了” nhưng lại không thể nói“可以+形容词+了+一点”, vì “了 2” biểu thị sự thay đổi, có thể dùng được, còn“了 1” biểu thị hành động đã xảy ra hay đã hoàn thành trong thực tế, bị xung đột với “可以” nên không dùng được. 3.1.7.3 Lỗi sai dùng nhầm từ Lỗi sai dùng nhầm từ của cấu trúc S7 chủ yếu thể hiện ở việc người học dùng cấu trúc khác thay thế cho cấu trúc chữ “了”. Xin mời xem các ví dụ sau: (35)*虽然男女还没有完全平等,但女性的社会位置提高多得多。(中级作 文) (36)*妻子很可怜,她已为她丈夫吃苦得多了。(高级作文)。 Hai ví dụ trên đáng lẽ phải dùng cấu trúc “V+了+数量(+宾)”, nhưng người học lại dùng cấu trúc “V+程度补语”.Hai ví dụ này cần lần lượt sửa thành “提高了很多”和“吃了 很多苦了”. Trong tiếng Việt có thể dùng “nâng cao rất nhiều/nâng cao nhiều”(提高很多/ 提高多)và “chịu khổ nhiều rồi”(吃苦多了)để biểu thị ý nghĩa của cấu trúc “V+了+数 量(+宾)” trong tiếng Hán. Người học chịu ảnh hưởng chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ mà gây ra lỗi sai. 3.1.8 S8 “V+了+时量” Đối với cấu trúc câu S8 chúng tôi dự đoán người học Việt Nam sẽ xuất hiện những lỗi sai như thiếu “了”hoặc dùng “了”sai vị trí. Căn cứ vào ngữ liệu thu thập được của người học, có thể nhận thấy lỗi sai trong cấu trúc câu này duy trì ở cả ba cấp độ sơ, trung 46 và cao cấp, trong đó chủ yếu là lỗi thiếu “了”và dùng “了”sai vị trí. Điều này chứng tỏ dự đoán của chúng tôi được nghiệm chứng 3.1.8.1 Lỗi sai thiếu “了” Xin mời xem các ví dụ sau: (37)*老人辛苦地追赶到皇宫,太累了,他坐在外面休息(了)一会儿。(高 级作文) (38)*他不知道怎么帮禾苗快(点)长大。他想(了)很久,终于他想出一个 好办法。(中级作文) (39)何:听说中医药大学那边 HSK 成绩以后可以补交。 E:*可是我听说从去年来他不让我们可以补,有些男同学有四级 HSK, 他学(了)几个月但是以后他不能在那边学习。(初级口语) Trong ví dụ (37) sau động từ có thời lượng từ “一会儿” biểu thị hành động diễn ra trong thời gian ngắn. Cấu trúc tương đương trong tiếng Việt không dùng được “đã” và “rồi” vì khi dùng hai từ này câu thường biểu thị ý nghĩa người nói nhận thấy thời gian diễn ra hành động là dài. Người học chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nên gây ra lỗi sai thiếu “了”. Ví dụ (38) và (39) có thời lượng từ biểu thị thời gian diễn ra hành động dài. Cấu trúc tương đương trong tiếng Việt có thể dùng “đã” biểu thị ý nghĩa này, tuy nhiên “đã” đứng trước động từ, còn “了”trong tiếng Hán đứng sau động từ trước thời lượng từ. Chính vì lý do đó mà người học vẫn rất dễ mắc lỗi sai thiếu trợ từ “了”. 3.1.8.2 Lỗi sai nhầm vị trí Ví dụ: (40)A:你刚才的舞跳得真好。*B:哪啊,我刚学一年了(我刚学了一年)。 (初级作文) Trong ví dụ (40) người học muốn biểu đạt thời gian “一年”là tương đối ngắn, đáng lẽ “了”phải được dùng sau động từ trước thời lượng từ, nhưng người học lại dùng nhầm vị trí thành sau thời lượng từ. Nếu không xuất hiện phó từ biểu thị thời gian dài hay ngắn, cấu trúc“V+O+时量+了”khi là câu đơn thường biểu thị người nói nhận thấy khoảng thời gian đó là tương đối dài (周小兵,1997). Người học vì không nắm bắt được quy tắc này nên đã gây ra lỗi sai về biểu đạt. 47 3.1.9 Câu tồn hiện S9 Trong số ngữ liệu chúng tôi thu thập được, câu tồn hiện S9 chỉ xuất hiện trong ngữ liệu viết, ngữ liệu ngữ liệu nói không thu thập được ví dụ về cấu trúc câu này. Tần suất xuất hiện của S9 không cao, nhưng trong giai đoạn sơ cấp và cao cấp đều xuất hiện lỗi sai. Tần suất xuất hiện đứng ở vị trí 24, tần suất lỗi sai đứng ở vị trí 12, có thể nói tỉ lệ lỗi sai tương đối cao. Xin mời xem các ví dụ: (41)*一年以后,又来(了)一个胖和尚。(初级作文) (42)*城门开了,忽然出现(了)两位宫使,骑马向前走。(高级作文) Hai ví dụ trên biểu thị sự vật nào đó xuất hiện, để biểu đạt ý nghĩa này trong tiếng Việt không dùng được “đã” và “rồi”. Nguyên nhân gây lỗi sai của người học là chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. 3.1.10 S10“过+了+时量+分句” Cấu trúc câu S10“过+了+时量+分句” có cấu trúc tương đương trong tiếng Việt là “时量+sau+分句”(时量+以后+分句), cấu trúc này của tiếng Việt không dùng được “đã” hoặc “rồi”。 Trong số ngữ liệu thu thập được, S10 xuất hiện ở cả ngữ liệu viết và ngữ liệu nói, đặc biệt tần suất xuất hiện trong ngữ liệu viết tương đối cao mà không xuất hiện lỗi sai nào, tỉ lệ lỗi sai trong ngữ liệu nói cũng tương đối thấp. Người học sử dụng nhiều mà ít lỗi, chứng tỏ độ khó của cấu trúc câu này không cao. 3.1.11 S11“V+了” S11 là một cấu trúc câu có trợ từ “了” đứng sau động từ, không có tân ngữ đi kèm. Trong cấu trúc câu này “了” có vị trí và cách dùng gần tương đương với “rồi” trong tiếng Việt, tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt nhất định. Trong số ngữ liệu mà chúng tôi thu thập được, tần suất xuất hiện và tỉ lệ lỗi sai của cấu trúc câu này đều tương đối cao. Ngoài ra, có một điều đáng chú ý là tần suất xuất hiện của S11 cao hơn S1 nhưng tỉ lệ lỗi sai lại thấp hơn S1. Điều này chứng tỏ, S1 và S11 tuy cùng là hai cấu trúc câu có tần suất sử dụng cao, nhưng S1 có độ khó cao hơn S11. 3.1. 11.1 Lỗi sai thiếu “了” Ví dụ: (43)*不料,再一次,那个人把我的票撕掉(了)。(高级作文) 48 (44)*人力车正在大道奔跑时,车把不小心地把一个从马路边冲横过来的一位 老妇女碰倒(了)。(高级作文) (45)*他也在中山大学学习,我觉得他其实比我小一岁但是很聪明,我教 (了)他几个越南语,他记住(了),还有以后他跟我说。(中级口 语) (46)*他喝到醉(了)也不知道,因为他以为做朋友一定要这样。(中级作 文) Ví dụ(43)、(44)、(45)đều tường thuật một sự việc xảy ra trong quá khứ, sau (46) còn có một phân câu. Những câu này trong tiếng Việt đều không thể dùng “rồi”. Nguyên nhân gây ra lỗi sai thiếu “了” của người học là do chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, cả bốn ví dụ trên sau động từ đều có bổ ngữ, có thể người học nhầm tưởng có bổ ngữ sẽ không cần dùng “了”, vì thế gây ra lỗi sai thiếu “了”. Xin mời xem tiếp các ví dụ sau: (47)*天渐渐亮(了),阳光出现让天气慢(慢慢)暖(暖和了)起来。(高 级作文) (48)*天还没亮卖炭翁已经起床(了)。(高级作文) (49)*过了一会儿他的车马终于也回来(了),但在马头上有一件很薄的黄 布,那是炭的钱。(高级作文) Trong ba ví dụ trên trước động từ lần lượt xuất hiện các phó từ “渐渐、已经、终 于” làm trạng ngữ。Trong tiếng Việt, khi phó từ “dần dần” (渐渐) làm trạng ngữ thì sau động từ không dùng được “rồi”. Trong tiếng Việt, những câu tương đương với ví dụ(48), (49 )cũng có thể không cần dùng đến “rồi” còn tiếng Hán thì bắt buộc phải có . Người học chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ nên gây ra lỗi sai thiếu “了”. 3.1.11.2 Lỗi sai thừa “了” Ví dụ: (50)*这个(上个)周末我们的学校跟老师一起去肇庆旅游。我们有两天一起 玩,看风景。可是那个两天的天气不好,一直下雨了。(初级作文) Ví dụ(50)dùng phó từ “一直”,vì thế không được dùng “了”. Trong tiếng Trung, nếu trước động từ dùng “一直” thì sau động từ không được dùng “了”. Vì “一直” biểu thị 49 hành động hay trạng thái tiếp diễn, còn “了” thì lại biểu thị hành động hoàn thành, ngữ nghĩa của hai từ có sự xung đột. Mặc dù trợ từ “了” trong tiếng Hán không phải là tiêu chí của thời quá khứ, nhưng “了” thường xuyên xuất hiện cùng từ chỉ thời gian quá khứ. Người học thường liên hệ khái niệm thời gian quá khứ với trợ từ “了”, đặc biệt khi câu xuất hiện những từ chỉ thời gian quá khứ thì càng dễ tạo cho người học tâm lý cần phải dùng “了”, từ đó gây ra lỗi sai thừa “了”. Ví dụ (50) tường thuật một sự việc xảy ra trong quá khứ, câu có dùng từ chỉ thời gian trong quá khứ “那两天”, những nhân tố này đã dẫn dắt người học sử dụng “了” ở cuối câu. Đồng thời, vì người học chưa nắm vững được quy tắc trước động từ dùng “一直” thì sau động từ không được dùng “了”, gây ra lỗi sai dùng thừa “了”. 3.1.11.3 Lỗi sai dùng nhầm từ Ví dụ: (51)何:你们是哪一年来的? *T:我是去年来了(的)。(中级口语) (52)*一只大狼,你怎么能看不见了(呢)?(初级作文) (53)但不料放假前两天我才知道只有我买的,他们三个人都没买。(中级 作文) Ví dụ(51)cần dùng kết cấu“是… …的” để nhấn mạnh thời gian, người học lại dùng “了” thay thế cho “的”。Trong ví dụ này trước động từ có từ chỉ thời gian quá khứ “去年”, đây là một nhân tố dẫn dắt người học sử dụng “了”。 Ví dụ(52)là câu phản vấn, người học chưa nắm vững quy tắc câu phản vấn thường kết hợp trợ từ ngữ khí “呢”, vì thế dùng nhầm thành “了”。 Ví dụ(53)người học dùng nhầm “的” thay thế cho “了”。 3.1.12 S12 “V+O+了” Đây là một cấu trúc câu hoàn toàn giống với “V+O+ rồi” trong tiếng Việt. Chúng tôi dự đoán người học sẽ có những chuyển di tích cực từ tiếng mẹ đẻ và dễ dàng nắm bắt cấu trúc câu này, và sẽ không có lỗi sai. Tuy nhiên, thực tế ngữ liệu cho thấy S12 có xuất hiện lỗi sai, điều này đi ngược với dự đoán của chúng tôi. Phân tích thêm một bước nữa chúng tôi phát hiện, tần suất sử dụng của S12 tương đối cao, tỉ lệ lỗi sai tương đối thấp và 50 có xu hướng giảm rõ rệt từ sơ cấp đến trung cấp rồi đến cao cấp. Điều này chứng tỏ độ khó của cấu trúc câu này không cao. Xin mời xem các ví dụ sau: (54)*我觉得在五班我可以明白地上课,上课时候我听懂,但是我的姐姐让我 回四班可以有好的考试,所以我回四班(了)。(初级口语) (55)*现在我明白中国国庆的假期这么长的原因(了)。(中级作文) Ví dụ (54)trong tiếng Việt “rồi” có thể dùng cũng có thể không dùng, người học nhầm tưởng trong tiếng Hán cũng có quy tắc hoàn toàn giống như trong tiếng mẹ đẻ, nên gây ra lỗi sai thiếu “了” ở cuối câu. Ví dụ (55) biểu thị một sự thay đổi, một tình huống mới xuất hiện, trong tiếng Hán bắt buộc phải dùng “了”, trong tiếng Việt cũng bắt buộc phải dùng “rồi”. Vì thế nguyên nhân người học gây lỗi sai thiếu “了”không phải do chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ, cũng không phải do suy luận sai những quy tắc của ngôn ngữ đích. Trong ngữ liệu viết thu thập được của học sinh này, có những câu biểu thị sự thay đổi là câu đúng, vì thế lúc đầu chúng tôi nhận định câu (55)chỉ là một sự nhầm lẫn(mistake) mà không phải là lỗi sai mang tính hệ thống(error). Ellis(1994)cho rằng, nếu một sai sót cùng loại của người học có tần số xuất hiện cao thì sẽ là lỗi sai, còn nếu sai sót này chỉ đôi khi xuất hiện, còn tỉ lệ dùng đúng vẫn nhiều hơn thì chỉ là sự nhầm lẫn tạm thời chứ không phải lỗi sai mang tính hệ thống. Ngoài ra, nếu người học không thể tự mình chỉnh sửa sai sót đó, thì là lỗi sai; nếu người học có thể tự mình chỉnh sửa sai sót đó, thì đó là sự nhầm lẫn. Để kiểm chứng xem đây là lỗi sai hay là sự nhầm lẫn của người học, chúng tôi đã chọn một vài câu trong bài luận của người học này mà chúng tôi cho là nhầm lẫn và yêu cầu người học sửa. Tuy nhiên, người học đã không tự mình sửa được những câu đó. Điều này chứng tỏ đây là lỗi sai chứ không phải đơn thuần chỉ là sự nhầm lẫn. Khảo sát thêm một bước chúng tôi nhận thấy, những câu đúng biểu thị sự thay đổi trong bài luận của học sinh này đều là những câu có cấu trúc tương đối đơn giản. Ví dụ như“我不能去了,你自己去吧”;“那 时候我决定不回国了,在这儿去玩”;“我把我的事跟他说,要他帮我一个忙。他答 应(了)我,十几分钟以后,我可以开车了”. Còn trong ví dụ(55), tân ngữ có một kết cấu chủ vị làm định ngữ, câu tương đối dài, nội dung biểu đạt cũng khá phức tạp, nhìn từ góc độ tri nhận thì độ khó tương đối cao. Người đọc tập trung chú ý biểu đạt tân ngữ mà bỏ qua quy tắc cuối câu cần dùng“了”, gây ra lỗi sai thiếu “了”. Ngoài ra, trong ngữ 51 liệu của học sinh này, đều là biểu thị sự thay đổi nhưng câu phủ định nhiều hơn câu khẳng định rất nhiều. Trong tiếng Hán, để biểu đạt sự thay đổi một kế hoạch mà trước đó đã vạch định sẵn, vốn định thực hiện bây giờ lại không muốn thực hiện nữa, thì thường xuyên dùng cấu trúc “不+动词+了” mà trong đó“了”là trợ từ ngữ khí “了 2”. Có thể ngay từ giai đoạn đầu trong quá trình giảng dạy, cấu trúc “不+动词+了”đã được nhắc đến nhiều lần để biểu thị sự thay đổi, nên nó dễ dàng nắm bắt hơn. Đứng ở góc độ quá trình nhận biết và nắm bắt các loại cấu trúc câu thì câu khẳng định dễ nhận biết và nắm bắt hơn câu phủ định. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, ví dụ như biểu thị sự thay đổi một tình hình hay thay đổi một kế hoạch thì câu phủ định dễ học hơn, dễ nắm bắt hơn câu khẳng định. 3.1.13 S13“V(+O)+了+分句” Qua khảo sát ngữ liệu của học sinh cho thấy, S13 có tần số xuất hiện tương đối cao ở cả ba cấp độ sơ trung và cao cấp, tuy nhiên tỉ lệ lỗi sai lại tương đối thấp, đồng thời có chiều hướng giảm dần. Chúng tôi thu thập được 105 câu S13 trong tổng số ngữ liệu, trong đó chỉ có 5 câu sai thiếu “了” . Ví dụ: (56)还有我的朋友他说如果你读高中毕业以后你想做生意的话,你一直走出 去,成功(了)才回来,所以他们多去,多看,多做。(中级口语) Nếu dùng tiếng Việt để biểu đạt thì ví dụ (56) hoàn toàn có thể không dùng “rồi” sau động từ, người học gây ra lỗi sai thiếu “了”là do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. 3.1.14 S14“V+了+O/时量+了” S14 chia thành “V+了+O+了”và“V+了+时量+了”。Tuy nhiên trong số ngữ liệu thu thập được, chúng tôi không tìm được ngữ liệu của cấu trúc câu 14“V+了+O+ 了”. Còn S14“V+了+时量+了 có tần số xuất hiện tương đối thấp, tỉ lệ lỗi sai lại tương đối cao. Trong số 15 ví dụ thu thập được thì có đến 8 câu là lỗi sai, đồng thời lỗi sai còn duy trì ở cả ba giai đoạn là sơ trung và cao cấp. Người học dùng ít mà lỗi sai lại nhiều, chứng tỏ cấu trúc câu này có độ khó nhất định. Xin mời xem những ví dụ sau: 52 (57)*在这里我很放心,因为我哥哥在中大已经学了八年(了)。(中级作 文) Ví dụ(57)trong bài viết của người học thể hiện rõ là “我哥哥” hiện nay vẫn đang “在中大学习”, vì thế ví dụ này cần phải dùng “了” sau từ chỉ thời lượng để biểu thị hành động hay trạng thái vẫn đang tiếp diễn. Câu tương ứng trong tiếng Việt cũng cần phải dùng “rồi”. Nguyên nhân lỗi sai không phải do chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. Người học có thể nhầm tưởng “了” sau động từ đã biểu thị thời lượng mà hành động diễn ra, và không nắm được quy tắc trong cấu trúc “V+了 1+时量+了 2” việc dùng hay không dùng “了 2 ” ở cuối cấu trúc sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa là hành động có tiếp diễn đến thời điểm nói hay không. Xin mời xem tiếp ví dụ sau: (58)*在广州留学了不知不觉已经快两年了。(中级作文) Người học đã học cấu trúc“V+了+时量+了”biểu thị thời lượng của hành động xảy ra trong quá khứ kéo dài tới thời điểm nói, hành động có thể còn tiếp diễn, ví dụ:“我在广州 住了两年了”. Người học nhầm tưởng rằng tất cả các động từ đều có thể dùng trong cấu trúc này, vì thế gây ra lỗi sai như ví dụ(58). Nguyên nhân lỗi sai là do suy luận sai các quy tắc của ngôn ngữ đích. Thực ra, trong tiếng Hán, động từ li hợp mang tính tiếp diễn không thể dùng trực tiếp trong cấu trúc câu“V+了+时量+了”mà cần phải chia tách ra và lặp lại ngữ tố động từ mới có thể biểu đạt được ý nghĩa thời lượng của hành động bắt đầu từ quá khứ tiếp diễn đến thời điểm nói. Ví dụ những câu dưới đây đều không đúng: (59)*他洗澡了一个钟头了。 (60)*他跑步了三十分钟了。 Chúng ta cần chuyển chúng thành: (59’)他洗了一个钟头澡了。/他洗澡洗了一个钟头了。 (60’)他跑了三十分钟步了。/他跑步跑了三十分钟了。 Trong ví dụ (58)động từ “留学” là một động từ li hợp, cần tách ra mới có thể dùng trong cấu trúc “V+了+时量+了”,ví dụ:“他在日本留了两年学了,打算回国后 自己开公司”. Ví dụ(58)người học dùng “不知不觉” và “已经” làm trạng ngữ, trọng tâm của câu là biểu thị thời gian trôi rất nhanh. Phương án hay nhất để chỉnh sửa câu này là bỏ “了” sau động từ “留学”. Như vậy vừa có thể giữ nguyên ý người học muốn biểu đạt, 53 vừa không thay đổi cấu trúc câu, có thể biểu đạt thời lượng của hành động, đồng thời còn thể hiện hành động này có thể tiếp diễn 3.1.15 S15“V(+O)+时量+了” Cấu trúc câu S15“V(+O)+时量+了”có cấu trúc hoàn toàn giống với cấu trúc câu ““V(+O)+ thời lượng + rồi”trong tiếng Việt.Chúng tôi dự đoán người học về cơ bản sẽ không có lỗi sai trong cấu trúc câu này. Qua khảo sát ngữ liệu của người học cho thấy, tần suất sử dụng của cấu trúc câu này trong ngữ liệu viết tương đối cao, tuy nhiên giai đoạn sơ cấp và trung cấp không tìm thấy lỗi sai, giai đoạn cao cấp thì trong 22 câu S15 chỉ có một lỗi sai, tỉ lệ rất thấp. Trong ngữ liệu nói S15 xuất hiện hai lần, đều là lỗi sai thiếu trợ từ “了”. Điều này cho thấy S15 có tỉ lệ lỗi sai tương đối thấp, đúng với những gì chúng tôi dự đoán. Xin mời xem những ví dụ sau: (61)*我到广州已经两个月(了)。(高级作文) (62)何:你学习汉语多久了?F:*我学习汉语三个月(了)。(初级口语) Trong ví dụ(61)trước động từ có phó từ“已经”,người học có thể nhầm tưởng quy tắc giống với tiếng Việt là trước động từ dùng “đã” thì sau bổ ngữ thời lượng có thể không dùng“了”, vì thế gây ra lỗi sai thiếu“了”. Ví dụ(62)là ngữ liệu nói của một người học trình độ sơ cấp. Trong cuộc đối thoại này, người điều tra đã dùng trợ từ“了”ở cuối câu hỏi,nhưng người được điều tra vẫn thiếu “了”trong câu trả lời của mình. Trong trường hợp đã có sự gợi ý của người điều tra mà người nói vẫn không diễn đạt đúng cách biểu đạt khoảng thời gian diễn ra hành động. Điều này chứng tỏ người học chưa nắm vững được quy tắc ngữ pháp này. 3.1.16 S16“V+O+V+了+时量(+了)” S16 chia thành“V+O+V+了+时量+了”và“V+O+V+了+时量”.Trong ngữ liệu thu thập được chúng tôi không tìm được ngữ liệu của “V+O+V+了+时量+了”. S16“V+O+V+了+时量”dùng trợ từ động thái “了” sau động từ trước bổ ngữ thời lượng. Chúng tôi dự đoán người học sẽ dễ dàng mắc lỗi sai trong cấu trúc câu này. Qua khảo sát ngữ liệu thực tế cho thấy, S16 xuất hiện hai lần trong ngữ liệu của giai đoạn sơ cấp,và đều là câu đúng. Giai đoạn trung cấp không thu thập được ngữ liệu của S16. Đến 54 giai đoạn cao cấp S16 xuất hiện một lần và là lỗi sai. Mặc dù có thu thập được lỗi sai S16 của người học, nhưng vì số lượng ngữ liệu của S16 quá ít, nên rất khó có thể xác định người học khi học cấu trúc câu này liệu có thường xuyên xuất hiện lỗi sai hay không. 3.1.17 S17“时量+没+V+了” Cấu trúc câu S17“时量+没+V+了”có cấu trúc hoàn toàn giống với “thời lượng+chưa/không+V+rồi” trong tiếng Việt. Chúng tôi dự đoán người học về cơ bản sẽ không mắc lỗi sai khi học cấu trúc câu này. Khảo sát ngữ liệu cho thấy, ngữ liệu viết và ngữ liệu nói đều xuất hiện lỗi sai thiếu “了”. Kết quả khảo sát này đã phủ nhận dự đoán của chúng tôi. Tuy nhiên phân tích thêm một bước chúng tôi nhận thấy, tần suất lỗi sai so với tần suất xuất hiện thì thấp hơn khá nhiều, hơn nữa lỗi sai chỉ xuất hiện ở giai đoạn trung cấp, giai đoạn sơ và cao cấp có tìm được ngữ liệu nhưng không có lỗi sai. Điều này nói lên rằng cấu trúc câu S17 có độ khó vừa phải đối với người học Việt Nam. 3.1.18 S18“不+V+了” Kết quả khảo sát cho thấy, tần suất sử dụng và tỉ lệ lỗi sai của S18 trong ngữ liệu viết và ngữ liệu nói đều tương đối cao, lỗi sai duy trì ở cả ba cấp độ là sơ trung và cao cấp. Trong ngữ liệu viết, S18 có tần suất sử dụng đứng hàng thứ 7 trong tổng số 28 cấu trúc câu, tần suất lỗi sai đứng hàng thứ 4. Người học dùng nhiều nhưng lỗi sai cũng nhiều, đồng thời lỗi sai duy trì trong khoảng thời gian dài, chứng tỏ cấu trúc câu này có độ khó tương đối cao đối với người học Việt Nam. 3.1.18.1 Lỗi sai thiếu “了” Xin mời xem những ví dụ sau: (63)*中午的时候,卖炭翁觉得太疲劳了,连马也不能继续走(了)。(高级 作文) (64)*我有一个女朋友,她是中国人,因为上个学期我常常在这城楼(这栋 楼)的二楼学习,我认识(了)她,她很可爱,她很热情,她常常给我 讲课文,我不懂在什么地方她给我讲,然后我懂了,都懂了。(….)现 在天气很冷,在那里很冷,我不可以在那里学习(了),我在我的房间 学习。(初级口语) 55 Hai ví dụ trên có câu phủ định đều thiếu “了”, nguyên nhân lỗi sai đều do chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. Vì trong tiếng Việt, cấu trúc câu tương ứng “không + V + nữa” không dùng “rồi”. 3.1.18.2 Lỗi sai thừa “了” Trong số ngữ liệu thu thập được chúng tôi còn phát hiện có lỗi sai dùng thừa“了” ở cấu trúc câu S18. Xin mời xem ví dụ: (65)*我家南面有两座山又高又大,这两座山挡在家门口很不方便了。(初级 作文) (66)*在一个星期的旅游中,虽然时间太短但是我的知识已经提高了很多。我 想,这次旅行我永远不能忘掉了。(高级作文) Lý luận về ngôn ngữ quá độ (interlanguage) cho rằng ngôn ngữ quá độ của người học có sự biến dịch với ngôn ngữ tự nhiên. Sự biến dịch của ngôn ngữ quá độ bao gồm biến dịch ngữ cảnh và biến dịch tự do. Trong đó, biến dịch tự do có nghĩa là khi người học bắt đầu học một nội dung mới nào đó, họ không hiểu hết chức năng biểu đạt của nội dung ngôn ngữ đó và tùy ý sử dụng thì sẽ tạo ra một tình huống ngữ ngôn gọi chung là biến dịch tự do. Ví dụ(64)có thể được coi là biến dịch tự do của người học. Người học vừa bắt đầu học cấu trúc “不+V+了”, chưa nắm vững quy tắc sử dụng của cấu trúc này nên đã tùy ý sử dụng gây ra lỗi sai. Người học ở giai đoạn cao cấp có thể đã từng gặp những câu tương tự như “我们不能 忘了他的恩惠”. Tiếng Hán dùng “不会/能+V+了+O” biểu thị một sự việc sẽ không xảy ra hoặc không thực hiện, mang ngữ khí nhấn mạnh. Tuy nhiên, cấu trúc này có những điều kiện nhất định khi sử dụng, ví dụ như vị ngữ thường là động từ đơn âm tiết, sau động từ bắt buộc phải có tân ngữ. Người học vì chưa nắm được những quy tắc tương ứng nên trong ví dụ (65)đã dùng thừa “了” sau cấu trúc động bổ. Ví dụ này mặc dù có thể sửa thành“我想,我永远不能忘了这次旅行”,nhưng sau khi sửa như vậy thì ngữ khí quá nặng, đồng thời về kết cấu cũng có những khác biệt nhất định với cấu trúc câu ban đầu của người học. Cách sửa tốt nhất cho câu này là bỏ “了” ở cuối câu, đổi thành “我想,这次旅 行我永远不能忘记”. Xin mời xem tiếp những ví dụ sau: (66)*已经问很多人了,也找不到路了,我失去希望了,已经两个小时了,怎 么办呢?(高级作文) 56 Ví dụ này người học đã dùng thừa “了”ở sau hình thức phủ định của bổ ngữ khả năng. Trong tiếng Hán, hình thức phủ định của bổ ngữ khả năng có thể dùng “了”để biểu thị một sự thay đổi khuynh hướng nào đó, ví dụ: (67)以往的事情她已经记不清了。 (68)电影票我明明放在这儿,现在怎么找不到了呢? Nếu không biểu thị sự thay đổi khuynh hướng thì sau hình thức phủ định của bổ ngữ khả năng không được dùng“了”. Mời xem ví dụ sau: (69)a.她家里穷,买不起那些漂亮衣服。 b.她现在下岗了,漂亮衣服都买不起了。 (69a)không biểu thị sự thay đổi, vì thế không dùng được“了”;(69b)biểu thị sự thay đổi từ“以前买得起” thành “现在买不起”,vì thế có thể dùng“了”. Ví dụ(66)người học chưa nắm vững những quy tắc ngữ pháp liên quan nên đã dùng thừa “了”trong câu dùng bổ ngữ khả năng không biểu thị sự thay đổi, gây ra lỗi sai. 3.1.18.3 Lỗi sai dùng nhầm từ Trong ngữ liệu nói của người học chúng tôi còn thu thập được lỗi sai dùng nhầm từ, ví dụ: (70)*我以前买的,在学校买的,但是学校现在没卖,我不知道为什么,他说 领导说不能卖。(初级口语) Ví dụ(70)người học dùng hình thức phủ định của “V+了” là “没+V”. tuy nhiên ý nghĩa của câu lại không phải là phủ định sự hoàn thành của hành động, mà là thay đổi khuynh hướng ban đầu, biểu thị một sự thay đổi. Chính vì thế, trong ví dụ này “没卖” cần đổi thành “不卖了”. 3.1.19 S19 “没有+了” Trong số ngữ liệu thu thập được, chúng tôi cũng tìm được lỗi sai của S19. Tuy nhiên, tương quan với tần suất xuất hiện thì tần suất lỗi sai của S19 là khá thấp. Xin mời xem ví dụ sau: (71)*一看,大吃一惊!他不相信自己的眼睛。车里连一个梨也没有(了)。 (中级作文) 57 Trong ví dụ này, người học muốn biểu đạt sự thay đổi từ “有”đến“没有”, cần phải dùng“没有了”. Câu này trong tiếng Việt không thể dùng “rồi”,người học gây ra lỗi sai có thể do chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. 3.1.20 S20 “别+V+了” Cấu trúc câu S20 là một câu cầu khiến, chúng tôi dự đoán người học dễ mắc lỗi khi học cấu trúc câu này. Tuy nhiên trong số ngữ liệu thu thập được, chúng tôi không tìm thấy lỗi sai của S20, điều này ngược lại với dự đoán ban đầu của chúng tôi. 3.1.21 S21 “数量+了” Cấu trúc câu S21“名词/数量词+了”tương đương với “Danh từ/số từ + rồi” trong tiếng Việt, vì thế chúng tôi dự đoán người học sẽ không có lỗi sai khi dùng cấu trúc câu này. Trong số ngữ liệu thu thập được, chúng tôi không tìm được ngữ liệu của “名词+了” (danh từ + rồi), vì thế dự đoán về “名词+了” không được kiểm chứng. Trong ngữ liệu viết và ngữ liệu nói đều xuất hiện S21“数量+了”, đồng thời cũng đều xuất hiện lỗi sai, điều này cũng đi ngược lại với dự đoán ban đầu của chúng tôi. 3.1.22 S22 “快要/要/就要+V+了” Cấu trúc câu S22“快要/要/就要+V+了”tương đương với “sắp + V + rồi” trong tiếng Việt, chúng tôi dự đoán người học về cơ bản sẽ không mắc lỗi sai khi dùng cấu trúc câu này. Qua khảo sát ngữ liệu của người học cho thấy, trong ngữ liệu viết, S22 có tần suất xuất hiện tương đối cao, tần suất lỗi sai tương đối thấp, chứng tỏ dự đoán của chúng tôi về cơ bản đã được kiểm chứng. Trong ngữ liệu nói, S22 có tần suất xuất hiện thấp, tần suất lỗi sai lại tương đối cao, ngược lại với dự đoán của chúng tôi. Tuy nhiên vì số lượng ngữ liệu của S22 trong ngữ liệu nói tương đối ít, chỉ có 7 ví dụ, còn ngữ liệu của S22 trong văn viết nhiều hơn, tổng cộng có 35 ví dụ. Ngoài ra, còn một điều đáng chú ý là trong 7 ví dụ của ngữ liệu nói thì có 5 ví dụ là của một đối tượng người học trình độ sơ cấp. Chính vì thế, kết quả khảo sát của ngữ liệu viết sẽ khách quan hơn và phản ánh đúng thực chất vấn đề hơn. Từ đó có thể thấy rằng dự đoán ban đầu về S22 cơ bản đã được kiểm chứng. Xin mời xem các ví dụ dưới đây: (72)*她跟我说现在快到考试(了),所以她告诉我应该决定。(初级口语) (73)*过几天我就回国(了),我很高兴。(初级口语) 58 Ví dụ(72)và(73)biểu thị hành động sắp xảy ra, tiếng Hán dùng“快/快要/就 +V/Adj(+宾)+了”,trong tiếng Việt, cấu trúc câu tương ứng cũng phải dùng “rồi”. Vì thế lỗi sai thiếu“了”ở hai ví dụ này không phải là do chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. Đây là hai câu nói của người học trình độ sơ cấp. Người học chưa nắm vững và chưa dùng thành thạo cấu trúc câu này, hơn nữa, văn nói thường tùy tiện, người nói thường chỉ chú ý đến biểu đạt ý nghĩa mà có thể bỏ qua yếu tố quy phạm về hình thức. Hơn nữa, trọng điểm ngữ nghĩa của hai câu này không nằm ở chỗ biểu thị hành động sắp xảy ra, mà trọng tâm nằm ở việc biểu đạt kết quả trong vế câu sau. Người học có thể vì chú trọng đến việc biểu đạt phân câu sau mà bỏ qua hình thức của phân câu trước, gây ra lỗi sai thiếu “了”. 3.1.23 S23“太+Adj+了”和 S24“Adj+极了” Cấu trúc câu S23“太+Adj+了”và S24“Adj+极了”trong những cấu trúc tương ứng trong tiếng Việt đều không dùng “rồi”. Vì thế chúng tôi dự đoán người học dễ mắc lỗi sai khi dùng hai cấu trúc câu này. Khảo sát ngữ liệu của người học cho thấy, S23 xuất hiện ở cả trong ngữ liệu nói và ngữ liệu viết, tần suất xuất hiện tương đối cao, tần suất lỗi sai tương đối thấp, trong ngữ liệu nói và ở trình độ trung cao cấp trong ngữ liệu văn viết đều không có lỗi sai. Còn S24 chỉ xuất hiện trong ngữ liệu viết, không có lỗi sai. Những kết quả này đều ngược lại với dự đoán ban đầu của chúng tôi. 3.1.24 S25 câu có ngữ khí khẳng định Mẫu câu S25 dùng “了” để biểu thị ngữ khí khẳng định. Chúng tôi đưa ra hai dự đoán cho cấu trúc câu này. Thứ nhất, người học sẽ không dễ mắc lỗi sai khi học cấu trúc câu này, thứ hai là người học sẽ ít sử dụng cấu trúc câu này. Qua khảo sát ngữ liệu của người học cho thấy, S25 xuất hiện ở cả ba cấp độ của ngữ liệu viết và xuất hiện ở cấp độ trung cấp ở ngữ liệu nói, tần suất xuất hiện không hề thấp, điều này ngược với dự đoán của chúng tôi. Ngoài ra, trong ngữ liệu nói và ngữ liệu viết đều tìm thấy lỗi sai, điều này cũng ngược với dự đoán ban đầu của chúng tôi. Tuy nhiên tương quan với tần suất xuất hiện thì tần suất lỗi sai tương đối thấp. Còn một điều đáng chú ý là trong ngữ liệu viết S25 không có lỗi sai ở trình độ sơ trung cấp, còn trình độ cao cấp thì chỉ có hai lỗi sai. Xin mời xem các ví dụ sau : (74)*如果听你的话,珍惜时间,现在就不会这样(了)。(高级作文) 59 (75)*可以说在中大学习条件非常好。关于消遣方面就更有吸引力(了)。 (高级作文) Ví dụ(74)biểu thị một giả thiết phi hiện thực được đưa ra sau khi sự việc đã kết thúc, câu bao hàm ngữ khí khẳng định rất rõ rệt. Những câu giả thiết phi hiện thực như thế này trong tiếng Việt thường dùng “đã” mà không thể dùng được “rồi”. Người học mắc lỗi sai có thể là do chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, thiếu trợ từ ngữ khí“了”. Ví dụ(75)bao hàm ngữ khí khẳng định. Từ “rồi” trong tiếng Việt tuy có thể đặt sau câu biểu thị ngữ khí khẳng định, tuy nhiên trong ví dụ (75) thì câu tương đương trong tiếng Việt không dùng được “rồi”. Nguyên nhân là vì trước động từ dùng phó từ mức độ biểu thị sự so sánh “更” (càng), thì trong tiếng Việt thường sẽ không kết hợp cùng “rồi”. Nguyên nhân lỗi sai có thể do suy luận quy tắc ngữ pháp của ngôn ngữ đích. Người học đã học qua nguyên tắc câu dùng “更”biểu thị so sánh thì sẽ không dùng“了”, ví dụ:“中大的学 习环境非常好,但是休闲更有吸引力”;“我比他更有钱”. Vì thế, người học tưởng rằng trong mọi trường hợp dùng“更”biểu thị sự so sánh thì đều không dùng được“了”. Thực ra, trợ từ“了”trong cấu trúc này tạo sự hô ứng với phó từ“就”,khẳng định một sự thực nào đó, cả cấu trúc bao hàm ngữ khí khẳng định. 3.1.25 S26 câu có ngữ khí thông báo Mẫu câu S26 bao hàm ngữ khí thông báo. Chúng tôi dự đoán người học sẽ mắc lỗi sai khi dùng cấu trúc này. Chúng tôi thu thập được 3 ví dụ của S26, đều là câu đúng, ngược lại với dự đoán của chúng tôi. Vì lượng ngữ liệu quá ít nên khó có thể khẳng định độ khó của cấu trúc câu này đối với người học Việt Nam. 3.1.26 S27 câu có ngữ khí đề nghị Mẫu câu S27 bao hàm ngữ khí đề nghị, đề xuất. Chúng tôi dự đoán người học cơ bản sẽ không mắc lỗi ở mẫu câu này. Trong số ngữ liệu thu thập được, chúng tôi tìm được 9 ví dụ của S27, đều là câu đúng. Điều này chứng tỏ dự đoán của chúng tôi đã được nghiệm chứng. 3.2 Một vài kiến nghị trong việc dạy - học câu chữ “了” Kết quả khảo sát ở chương 2 cho thấy tần suất sử dụng và tỉ lệ lỗi sai các mẫu câu dùng “了” khá cao. Điều này một lần nữa khẳng định “了” là một điểm khó đối với người nước 60 ngoài học tiếng Hán nói chung và người Việt Nam học tiếng Hán nói riêng. Kết quả phân tích lỗi sai trong từng mẫu câu chữ “了” giúp chúng ta có một cái nhìn tổng thể về việc nắm bắt và sử dụng các cấu trúc chữ “了’ của người học cũng như độ khó của từng cấu trúc câu chữ “了”, từ đó có những định hướng và phương pháp rõ ràng hơn trong việc giảng dạy các cấu trúc câu này. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một vài kiến nghị cho người dạy và người học để làm sao đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy - học câu chữ “了”. ™ Giáo viên cần chỉ rõ cho người học nhận thấy được ý nghĩa ngữ pháp và cách dùng của trợ từ động thái “了 1” và trợ từ ngữ khí “了 2”. Chỉ rõ vai trò và quy luật ẩn hiện của hai trợ từ này trong câu. Ngoài ra, việc phân tích cho người học thấy được quy tắc và những ý nghĩa khác nhau khi hai trợ từ này kết hợp với nhau là vô cùng quan trọng và cần thiết. ™ Nhiều trường hợp trợ từ “了” trong tiếng Hán tương đương với khoảng trống từ vựng trong tiếng Việt, làm cho người học dễ mắc phải lỗi câu sai thiếu trợ từ “了”. Vì thế, giáo viên cần chỉ rõ những trường hợp này và có sự so sánh để người học nhận thấy sự khác biệt, từ đó không bị chịu ảnh hưởng của chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. ™ Đối với những cấu trúc câu có tần suất lỗi sai thấp, chứng tỏ độ khó thấp, người học dễ dàng nhận biết và sử dụng đúng, người dạy nên giới thiệu và luyện tập ở dạng cụm từ ngữ (语块) để người học dễ nhớ. Ví dụ như S22“快要/要/就要+V+了”, S23“太 +Adj+了”, S24“Adj+极了”. Kết quả khảo sát cho thấy những mẫu câu này được người học sử dụng tương đối chính xác và thành thạo, kể cả người học ở trình độ sơ cấp. Người dạy có thể luyện tập theo dạng cụm từ và không cần giải thích ý nghĩa của “了” trong những trường hợp này. ™ Đối với những mẫu câu có cấu trúc và ý nghĩa gần tương đương với một cấu trúc câu trong tiếng Việt, như S11 “V+了”, “V+O+了” , “V(+O)+时量+了” người dạy cần giới thiệu và luyện tập những mẫu câu này một cách trực tiếp, không cần so sánh với tiếng Việt. Đối với những ý nghĩa và cách dùng có sự khác biệt với tiếng Việt, dù là rất ít, thì người dạy cần chỉ ra cho người học thấy sự khác biệt đó để tránh lỗi sai. Kết quả khảo sát cho thấy những mẫu câu này có tần suất sử dụng khá cao và tần suất lỗi sai tương đối thấp, chứng tỏ độ khó không phải là quá lớn. Tuy nhiên, việc vẫn tồn tại lỗi sai, đặc biệt ở mẫu câu S11 chứng tỏ người học chưa hoàn toàn nắm được cách dùng của mẫu câu này. Người dạy cần chỉ ra những khác biệt giữa S11 và ‘V+ rồi’ trong tiếng Việt, ví dụ khi tường thuật 61 một sự việc xảy ra trong quá khứ thì tiếng Việt có thể không dùng hoặc thậm chí là không được dùng ‘rồi’, trong khi đó tiếng Hán lại bắt buộc phải dùng “了”. ™ Đối với những mẫu câu có cấu trúc hoàn toàn khác với tiếng Việt, như S1 “V+了 +O”, S5“V+了+V”, S6“V+了+动量”, S7“V+了+数量”, S8 “V+了+时量”, câu tồn hiện S9, người dạy có thể so sánh với tiếng Việt, nhấn mạnh điểm khác biệt để người học nắm được, đồng thời có thể lấy một số lỗi sai điển hình và chữa trước lớp để người học có thể tránh phạm phải những lỗi sai tương tự. ™ Trợ từ “了” trong tiếng Hán là một điểm khó đối với người học tiếng Hán nói chung và người học là người Việt Nam nói riêng. Để nắm vững và sử dụng đúng trợ từ này, người học còn cần phải đọc nhiều và sử dụng nhiều để tạo ngữ cảm tiếng Hán. Tiểu kết Phân tích lỗi sai ở từng mẫu câu dùng “了”và giải thích nguyên nhân lỗi sai cho chúng ta những kết quả sau : ™ Có những mẫu câu tỉ lệ lỗi sai rất thấp, chứng tỏ người học tương đối dễ dàng nắm bắt cách dùng của những mẫu câu này, ví dụ như S10“过+了+时量+分句”, S22 “快要/要/就要+V+了”, S23“太+Adj+了”, S24“Adj+极了”, S27 câu có ngữ khí đề nghị . ™ Có những mẫu câu có tần suất sử dụng khá cao nhưng tỉ lệ lỗi sai không đáng kể, chứng tỏ có độ khó vừa phải đối với người học Việt Nam, ví dụ như “V+O+了”, S5“V+ 了+V”, S13“V(+O)+了+分句”, S15“V(+O)+时量+了”, S17“时量+没+V+ 了”, S20 “别+V+了”, S25含肯定语气的句子. ™ Có những mẫu câu có tần suất sử dụng cao đồng thời tỉ lệ lỗi sai cũng tương đối cao và duy trì ở cả ba cấp độ sơ trung và cao cấp, chứng tỏ những mẫu câu này có độ khó tương đối cao đối với người học Việt Nam, ví dụ như S1“V+了+O”, S2“V+了+O+分 句”, Câu liên động S3, S6“V+了+动量”, S7“V+了+数量”, S8“V+了+时量”, S11 “V+了”, S14“V+了+O/时量+了”, S18“不+V+了”. Trong đó S1, S7, S8, S11, S14, S18 cùng xuất hiện cả lỗi sai thiếu “了” và lỗi sai thừa “了”. ™ Phân tích các lỗi sai cụ thể của những mẫu câu thường dùng cho thấy nguyên nhân phát sinh lỗi sai của người học tương đối đa dạng. Trong đó chủ yếu có những nguyên nhân như chuyển di từ tiếng mẹ đẻ, suy luận quy tắc ngôn ngữ đích một cách thái quá, 62 chiến lược giao tiếp của người học, sự gây nhiễu từ các thành phần ngôn ngữ trong câu hoặc trong đoạn văn v..v. Có những lỗi sai có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có những lỗi sai lại rất khó tìm ra nguyên nhân. Trong số ngữ liệu mà chúng tôi thu thập được, chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ là nguyên nhân chính gây ra lỗi sai thiếu “了”. 63 KẾT LUẬN Nghiên cứu phân tích lỗi sai đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ quá độ của người học cũng như quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của người học. Nghiên cứu phân tích lỗi sai giúp người dạy hiểu về tình trạng sử dụng ngôn ngữ thứ hai của người học, đánh giá một cách đúng mức độ khó của các nội dung ngôn ngữ và khả năng nắm bắt của người học, để từ đó có những điều chỉnh và định hướng cho công việc giảng dạy, biên soạn giáo trình. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đã tiến hành thu thập lỗi sai của người học Việt Nam trong 28 mẫu câu chữ “了” , trên cơ sở đó phân loại lỗi sai, miêu tả và giải thích nguyên nhân lỗi sai của người học. Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ lỗi sai liên quan đến “了” tương đối cao, chứng tỏ trợ từ này và những cấu trúc câu dùng “了” có độ khó cao. Lỗi sai của người học chủ yếu bao gồm 4 loại : thiếu trợ từ “了”, thừa trợ từ “了”, dùng nhầm từ, dùng sai vị trí. Trong đó lỗi sai thiếu trợ từ “了” chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn các loại hình lỗi sai khác. Nguyên nhân lỗi sai chủ yếu bao gồm chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ, suy luận quy tắc ngôn ngữ đích một cách thái quá, sách lược của người học, sự gây nhiễu từ các thành phần ngôn ngữ trong câu hoặc trong đoạn văn. Chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ là nguyên nhân chủ yếu khiến cho lỗi sai thiếu “了” có tỉ lệ cao hơn hẳn các loại hình lỗi sai khác. Kết quả phân tích lỗi sai ở từng mẫu câu cho thấy, có những mẫu câu tỉ lệ lỗi sai rất thấp, chứng tỏ độ khó không cao , có những mẫu câu có tần suất sử dụng khá cao nhưng tỉ lệ lỗi sai không đáng kể, chứng tỏ có độ khó vừa phải, có những mẫu câu có tần suất sử dụng cao đồng thời tỉ lệ lỗi sai cũng tương đối cao và duy trì ở cả ba cấp độ sơ trung và cao cấp, chứng tỏ có độ khó tương đối cao đối với người học Việt Nam. Dựa trên kết quả khảo sát và phân tích lỗi sai, chúng tôi cũng đưa ra một vài ý kiến cho việc day - học câu chữ “了” tiếng Hán. Hi vọng kết quả nghiên cứu của đề tài có những giá trị tham khảo nhất định đối với việc dạy và học câu chữ “了”, giúp người dạy hiểu hơn về tình trạng sử dụng câu chữ “了” của người học cũng như mức độ khó của từng mẫu câu. Đồng thời 64 cũng hi vọng người học có thể tìm hiểu về lỗi sai của chính mình, thông qua đó tránh được việc vi phạm những lỗi sai tương tự. Do thời gian và năng lực bản thân có hạn, đề tài chắc chắn vẫn còn những tồn tại và thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến phê bình, góp ý của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về hòm thư kimanhoi@yahoo.com. Xin trân trọng cảm ơn. 65 Tài liệu tham khảo Tiếng Hán 1. 房玉清(1980),《从外国学生的病句看现代汉语的动态范畴》,《语言教学与研 究》, (3)。 2. 房玉清(2001),《实用汉语语法》,北京大学出版社。 3. 傅雨贤(1999),《现代汉语语法学》,广东高等教育出版社。 4. 龚千炎(1994),《现代汉语的时间系统》,《世界汉语教学》,(1)。 5. 韩在均 (2003), 《韩国学生学习汉语“了”的常见偏误分析》《 汉语学习》 (4)。 6. 何黎金英 (2006),《越南学生汉语“了”的习得研究》,中山大学,博士学位 论文。 7. 胡明扬(1995),《汉语和英语的完成态》,《语言教学与研究》,(1)。 8. 黄冰(2004),《第二语言习得入门》,广东高等教育出版社。 9. 黄伯荣,廖序东(2002),《现代汉语》上/下,高等教育出版社。 10. 黄敏中,傅成劼(1997),《实用越南语语法》, 北京大学出版社。 11. 李大忠(1996),《外国人学汉语语法偏误分析》,北京语言文化大学出版社。 12. 陆俭明,马真(1985),《现代汉语虚词散论》, 北京大学出版社。 13. 吕叔湘(2002),《现代汉语八百词》,商务印书馆。 14. 吕文华(1992),《“了 2”语用功能初探》,《语法研究和探索(六)》,语文出 版社。 15. 吕文华(1999),《对外汉语教学语法探索》,语文出版社。 16. 任学良(1981),《汉英比较语法》,中国社会科学出版社。 17. 邵敬敏(2000),《汉语语法的立体研究》,商务印书馆。 18. 沈开木(1987),《“了 2”的探索》,《语言教学与研究》, (2)。 19. 孙德金(2002),《汉语语法教程》,北京语言文化大学出版社。 20. 王建勤.汉语作为第二语言的习得研究.北京语言文化大学出版社,1997 21. 余又兰. 英国汉语教学法与汉语虚词“了”的学习.对以英语为母语者的汉语教学研究 22. 赵立江(1997) ,《留学生“了”的习得过程考察与分析》,《语言教学与研 究》,(2) 。 66 23. 赵今铭(1997),《汉语研究与对外汉语教学》,语文出版社。 24. 赵世开、沈家煊 (1984),《汉语“了”字跟英语相应的说法》,《语言研 究》,(6)。 25. 赵玉兰(2002),《越汉翻译教程》,北京大学出版社。 26. 赵元任(2001),《汉语口语语法》,商务印书馆。 27. 周小兵(1997),《动宾组合带时量词语的句式》,《语言教学与研究》, (4)。 28. 朱德熙(1980),《现代汉语语法研究》,商务印书馆。 29. 朱德熙(1982),《语法讲义》,商务印书馆。 Tiếng Việt 30. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 31. Cao Xuân Hạo (1985), Về ý nghĩa thì và thể trong tiếng Việt.Ngôn ngữ,(5). 32. Do-Hurinville Danh Thành (2007), Tính đơn nghĩa của “đã” trong tiếng Việt so sánh với các thì trong tiếng Pháp. Ngôn ngữ,(1). 33. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt. Từ loại, NXB trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 34. Đỗ Hữu Châu (2000), Đại cương ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 35. Hoàng Trọng Phiến-Nguyễn Anh Quế-Phạm Thị Thành (1976), Giáo trình lý thuyết tiếng Việt, Hà Nội. 36. Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục. 37. Nguyễn Minh Thuyết (1995), Các tiền phó từ chỉ thời, thể trong tiếng Việt.Ngôn ngữ, ( 2). 38. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng-từ ghép-đoản ngữ, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 39. Nguyễn Văn Thành (2001) Tiếng Việt hiện đại (Từ pháp học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội) 40. Trần Kim Phượng (2004), Những trường hợp không thể dùng phó từ “đã” trong tiếng Việt, Ngôn ngữ và đời sống,(5) 41. Trần Kim Phượng (2004), Những nhân tố ảnh hưởng tới ý nghĩa thể của phó từ “đã” trong tiếng Việt, Ngôn ngữ,(5) 67 Tiếng Anh 41. Ellis, R. 1985 Understanding Second Language Acquisition. Oxford University Press. Các bài viết liên quan đến đề tài 1. Hà Lê Kim Anh(2006),《越南学生使用汉语“了”考察》, Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ nhất về nghiên cứu và giảng dạy tiếng Hán , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Nguyễn Hoàng Anh, Hà Lê Kim Anh Nghiªn cøu trî tõ “了” trong tiÕng H¸n hiÖn ®¹i (®èi chiÕu víi c¸c c¸ch biÓu ®¹t t-¬ng ®-¬ng trong tiÕng ViÖt), Đề tài cấp Đại học Quốc gia số QN 0505, 2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN-PHÂN TÍCH LỖI SAI CỦA HỌC SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG CÂU CHỮ 了 TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI.pdf