CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu .2
1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định .2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu .2
1.4 Phạm vi nghiên cứu .3
1.4.1 Không gian 3
1.4.2 Thời gian .3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4
2.1 Phương pháp luận . 4
2.1.1 Lý thuyết về hiệu quả thu mua và hiệu quả cung ứng 4
2.1.2. Một số khái niệm và chỉ tiêu kinh tế liên quan đến quá trình thu
mua 7
2.1.3 Mô hình hàm sản lượng thu mua và lỳ thuyết kiểm định . 8
2.1.4 Các nhân tố tác động đến sản lượng thu mua sữa nguyên liệu của nhà
máy . 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu 11
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu . 11
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 11
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 12
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu - v i i - SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU MUA SỮA TƯƠI TẠI NHÀ MÁY SỮA
CẦN THƠ TRONG NHỮNG NĂM QUA 13
3.1 Sơ lược về công ty 13
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 13
3.1.2. Mục tiêu tổng quát của nhà máy 14
3.1.3. Mục tiêu cụ thể của nhà máy . 14
3.1.4 Cơ cấu tổ chức . 15
3.1.5 Chức năng các phòng ban . 17
3.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất của Nhà máy sữa Cần Thơ
trong những năm qua (2004-2006) 19
3.2 Thuận lợi và khó khăn của Nhà máy sữa Cần Thơ 21
3.2.1 Thuận lợi . 21
3.2.2 Khó khăn . 22
3.3 Phương hướng hoạt động của Nhà Máy . 22
3.4. Thực trạng thu mua nguyên liệu sữa tươi của nhà máy 22
3.4.1 Qui trình thu mua sữa tươi từ những hộ chăn nuôi bò sữa tại Cần Thơ
và các vùng lân cận 23
3.4.2 Qui trình thu mua sữa tươi từ Thành Phố Hồ Chí Minh . 31
3.4.3 So sánh hiệu quả thu mua từ hai khu vực .33
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG NGUYÊN LIỆU THU MUA TỪ NÔNG HỘ .39
4.1 Sơ lược về nông hộ .39
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu mua .40
CHƯƠNG 5:GIẢI PHÁP NHẰM TỐI THIỂU GIÁ NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO 44
5.1 Những thuận lợi và tồn tại của việc phát triển nguồn nhiên liệu gần nhà máy 44
5.1.1. Thuận lợi 44
5.1.2 Tồn tại .45
5.2 Giải pháp nhằm tăng sản lượng sữa thu mua tại khu vực gần nhà máy.46
5.2.1 Giải pháp nhằm tăng sản lượng và số lượng đàn bò .47
5.2.2 Giải pháp về quãng đường vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ48
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu - v i i i - SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
5.2.3 Giải pháp về giá thu mua nguyên liệu .48
5.2.4 Lợi ích mang lại từ giải pháp đề xuất 49
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .51
6.1 Kết luận .51
6.2 Kiến nghị .52
6.2.1 Đối với Nhà Nước .52
6.2.2 Đối với công ty 53
6.2.3 Đối với những hộ nuôi bò .54
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Với tốc độ phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới, quá trình hội nhập đang là vấn đề chung của toàn cầu. Việt Nam đang từng bước chuyển mình để có thể hòa vào xu thế chung ấy. Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp ngoài nước, Việt Nam phải xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đi đôi với sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để có được sự thành công trong công cuộc hội nhập kinh tế thế giới và có tiếng nói “riêng” trên trường Quốc tế, điều này thật không đơn giản, đòi hỏi ở nền kinh tế nước nhà phải thật sự hùng mạnh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng được nâng cao.
Vinamilk- Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm 75% thị phần sữa ở Việt Nam. Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô và đa dạng hóa sản phẩm- Nhà máy sữa Cần Thơ là một trong những đơn vị trực thuộc Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam. Tuy còn non trẻ nhưng nhà máy đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công chung của công ty. Đa dạng hoá sản phẩm là điều doanh nghiệp đang hướng đến; tuy nhiên, vấn đề cần đặc biệt quan tâm là yếu tố nguyên liệu đầu vào bởi vì nó trực tiếp cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Nguồn nguyên liệu chủ yếu của nhà máy là sữa bò tươi. Nhận biết được sự thiết yếu của nhân tố này nên việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ” là điều tất yếu.
70 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2856 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.401.682 2.461.501 2.531.379 59.819 2,49 69.878 2,84
Đơn giá (đồng/kg) 3.500 3.900 4.300 400 11,43 400 10,26
Thành tiền (đồng/kg) 8.405.887.000 9.599.853.900 10.884.929.700 1.193.966.900 14,20 1.285.075.800 13,39
Chi phí trung gian 97.126.421 103.592.269 112.646.366 6.163.084 6,35 7.820.314 7,57
Chi phí vận chuyển (đồng) 72.907.860 78.460.344 86.066.886 5.552.484 7,62 7.606.542 9,69
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -29-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Chi phí khác (đồng) 24.218.561 25.131.925 26.579.480 913.364 3,77 1.447.555 5,76
Tổng chi phí (đồng) 8.503.013.421 9.703.446.169 10.997.576.066 1.200.432.748 14,12 1.294.129.897 13,34
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng số liệu, ta thấy có sự biến động về sản lượng thu mua và tình hình
chi phí nguyên vật liệu khi mua từ thành phố Hồ Chí Minh.
Về sản lượng: Năm 2005/2004 tăng 59.819 (kg) tương đương 2,49% và năm
2006/2005 tăng 2,84%. Ta thấy: Ở năm 2005 số lượng sữa tươi thu mua tại Cần
Thơ tăng lên 4,42% và sản lượng vận chuyển từ thành phố cũng tăng một ít. Năm
2006 sản lượng mua tại Cần Thơ tăng là 13,9% thì sản lương vận chuyển về là
2,84%. Nhìn chung, sản lượng mua về không có sự biến động lớn lắm mặc dù lượng
sữa mua tại Cần Thơ tăng lên do nhà máy đã sản xuất nhiều hơn ở các sản phẩm sữa
tươi tiệt trùng và các sản phẩm được chế biến từ sữa.
Do Vinamilk ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hộ nông dân nhằm đảm
bảo lượng sữa sản xuất ra từ các hộ nông dân có nguồn tiêu thụ ổn định nên giá sữa
tươi thu mua ở các nơi trên nước ta là như nhau, trung bình là 3.500 (đồng/kg) năm
2004, 3.900 (đồng/kg) năm 2005 và 4.300 (đồng/kg) năm 2006. Do đó, dù sản lượng
năm 2005 có tăng ít so với 2004 nhưng chi phí mua hàng vẫn tăng 14,2%. Mặc dù
sản lượng sữa năm 2006 chỉ tăng 2,84% nhưng giá cho 1kg sữa tăng 10,26% nên chi
phí mua hàng tăng đến 13,39%.
Nguồn nguyên liệu sữa tươi khi vận chuyển từ thành phố về luôn được đảm
bảo chất lượng về độ béo, độ khô..., đã được kiểm tra cẩn thận từ khâu thu mua ở
các hộ nông dân nên khi về đến nhà máy, thủ kho kiểm tra số lượng và kế toán kho
tiến hành nhập hàng; không cần lấy mẫu kiểm tra như thu mua trực tiếp từ các hộ
nông dân. Thay vào đó, phải chịu chi phí vận chuyển sữa cho việc thu mua này. Chi
phí này tăng qua các năm do giá cả xăng dầu luôn luôn biến động dẫn đến chi phí
vận chuyển năm 2005/2004 tăng 7,62% và năm 2006/2005 tăng 9,69%.
Bên cạnh đó, đoạn đường vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về Cần Thơ
luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên xuất hiện khoản chi phí khác như chi phí hao hụt cho
việc chuyên chở hoặc những chi phi phí phát sinh khác. Khoản chi phí này tăng ở
năm 2005 so với 2004 là 3,77% và năm 2006 là 5,76%. Nhìn chung khoản chi phí
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -30-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
này không biến động lắm. Điều đáng quan tâm ở đây là chi phí vận chuyển luôn
luôn thay đổi theo sự biến động của giá cả xăng dầu của thị trường nên khó kiểm
soát được.
Tất cả những điều trên làm cho tổng chi phí cho việc thu mua sữa từ thành
phố năm 2005 tăng 1.200.432.748 đồng (14,12%) và năm 2006 tăng là
1.294.129.897 (13,34%)
3.4.3 So sánh hiệu quả thu mua từ hai khu vực
Như chúng ta biết, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì
nhà máy luôn phấn đấu để cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng tốt với giá cả
phải chăng phục vụ mọi tầng lớp nhân dân. Với lượng sữa thu mua như hiện nay tại
địa bàn thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận thì không thể đáp ứng được năng lực
sản xuất của nhà máy do đó phải chuyển từ thành phố về. Để đưa ra sự lựa chọn
đúng đắn cho tình hình thu mua nguyên vật liệu, ta thử nhìn lại sản lượng thu mua
tại hai nơi từ nhiều góc độ.
Bảng 6: SẢN LƯỢNG THU MUA TỪ HAI KHU VỰC QUA 3 NĂM
Sản lượng (kg)
Khoản mục Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
798.341 833.666Tại địa phương 949.577
Tại thành phố 2.401.682 2.461.501 2.531.379
Nguồn: Phòng kế toán
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
2004 2005 2006
Nam
Sa
n
lu
on
g
(k
g)
Khu vuc lan can
Thanh pho HCM
Hình 6: Biểu đồ sản lượng thu mua từ hai khu vực qua 3 năm
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -31-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Qua biểu đồ ta thấy, có sự chênh lệch lớn từ việc thu mua này, năm 2004 và
2005 số lượng thu mua sữa tươi từ thành phố chuyển về gấp 3 lần sản lượng thu mua
gần nơi sản xuất. Năm 2006 sản lượng sữa nguyên chất được cung cấp từ các hộ
nông dân ở tại địa bàn nhà máy tăng lên gần bằng ½ sản lượng sữa mua về do những
chính sách ưu đãi của công ty.. Hằng năm Vinamilk cũng đã tăng giá thu mua sữa
tươi cho những hộ nông dân. Đặc biệt, đối với những hộ giao sữa đạt chất lượng tốt,
giao sữa với số lượng lớn sẽ được hưởng chiết khấu thương mại và tăng số tiền thu
mua lên. Điển hình là đối với hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth- Sóc Trăng, nhà
máy luôn tạo mọi đều kiện thuận lợi để hợp tác xã giao sữa đúng quy định và đạt
chất lượng tốt. Nhà máy đã hỗ trợ kỹ thuật làm lạnh CIP nhằm bảo quản lượng sữa
thu mua từ các hộ nông dân. Giá sữa tươi thu mua trung bình là 4.300đồng/kg,
nhưng đối với hợp tác xã giá thu mua là 4.728đồng/kg. Bên cạnh đó, nhà máy cũng
cử đại diện đến hướng dẫn các hộ nông dân kỹ thuật vắt sữa và biện pháp bảo quản
sữa sao cho bảo đảm an toàn vệ sinh, tổ chức các hoạt động thanh tra đột xuất kiểm
tra chuồng trại xem có thoáng mát tạo điều kiện cho đàn bò phát triển tốt và cho
năng suất cao. Bên cạnh đó, Nhà máy sữa Cần Thơ là nơi tiêu thụ sữa bò tươi
nguyên chất ổn định và vững chắc của những hộ nông dân, đảm bảo đầu ra của
những nông hộ nuôi bò. Chính vì vậy, trong năm gần đây đã thu hút được những hộ
nông dân cung cấp sữa cho nhà máy ngày càng nhiều.
Để so sánh những khoản chi phí từ việc thu mua ở hai nơi được thuận
tiện, chúng ta quy chúng về cùng một đơn vị như sau:
Bảng 7: SO SÁNH CHI PHÍ MUA SỮA TÍNH TRÊN 1000kg
TỪ HAI KHU VỰC NĂM 2004
STT Khoản mục Trong khu vực TPHCM Chênh lệch
1 Sản lượng (kg) 1.000 1.000 -
2 Đơn giá (đồng) 3.500 3.500 -
3 Thành tiền (đồng) 3.500.000 3.500.000 -
4 Chi phí thử nghiệm (đồng) 13.000 0 -13.000
5 Chi phí vận chuyển (đồng) 0 30.357 30.357
6 Chi phí khác (đồng) 0 10.084 10.084
7 Tổng chi phí (đồng) 3.513.000 3.540.441 27.441
(Nguồn: Phòng kế toán)
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -32-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Qua bảng phân tích trên ta thấy, trong năm 2004 thay vì vận chuyển từ thành
phố về, nếu tiếp nhận nguồn nguyên liệu tại chỗ thì chúng ta sẽ tiết kiệm được một
khoản chi phí đáng kể là :27,441*2.401.682=65.904.555,76 đồng
Tương tự với năm 2005 và 2006
Bảng 8: SO SÁNH CHI PHÍ MUA SỮA TÍNH TRÊN 1000kg
TỪ HAI KHU VỰC NĂM 2005
STT Khoản mục Trong khu vực TPHCM Chênh lệch
1.0001 Sản lượng (kg) 1.000 -
2 Đơn giá (đồng) 3.900 3.900 -
3 Thành tiền (đồng) 3.900.000 3.900.000 -
4 Chi phí thử nghiệm (đồng) 13.000 0 -13.000
5 Chi phí vận chuyển (đồng) 0 31.875 31.875
6 Chi phí khác (đồng) 0 10.210 10.210
Tổng chi phí (đồng) 3.913.000 3.942.085 29.0857
(Nguồn: Phòng kế toán)
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -33-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Nếu không mua từ thành phố thì lượng tiền tiết kiệm được là :
29,085*2.461.501=71.592.756,585 đồng
Bảng 9: SO SÁNH CHI PHÍ MUA SỮA TÍNH TRÊN 1000kg
TỪ HAI KHU VỰC NĂM 2006
STT Khoản mục Trong khu vực TPHCM Chênh lệch
1 Sản lượng (kg) 1.000 1.000 -
2 Đơn giá (đồng) 4.300 4.300 -
3 Thành tiền (đồng) 4.300.000 4.300.000 -
4 Chi phí thử nghiệm (đồng) 13.500 0 -13.500
5 Chi phí vận chuyển (đồng) 0 34.000 34.000
6 Chi phí khác (đồng) 0 10.500 10.500
7 Tổng chi phí (đồng) 4.313.500 4.344.500 31.000
(Nguồn: Phòng kế toán)
Và năm 2006 sẽ tiết kiệm được khoảng tiền là :
31*2.531.379=78.472.749 đồng
Đánh giá kết quả
a) Về chi phí:
Khi nhà máy thu mua sữa từ các hộ nông dân ở Cần Thơ và các tỉnh lân cận
thì sẽ tiết kiệm được một khoảng chi phí đáng kể. Cụ thể: khi mua từ vùng gần nhà
máy sẽ không tốn những khoảng chi như: vận chuyển và hao hụt... Đặc biệt chi phí
vận chuyển chịu ảnh hưởng trực tiếp của giá xăng dầu trong nước và trên thế giới.
Giá xăng dầu luôn luôn biến động theo chiều hướng gia tăng qua các năm, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển nguyên liệu về nhà máy. Trái lại, khi hộ
nông dân giao sữa trực tiếp cho nhà máy thì khoản chi phí này đã được bao hàm
trong giá sữa, và khoản cách từ nơi giao đến nơi nhận là không xa lắm nên rất thuận
tiện cho việc cung cấp sữa cho Vinamilk.
b) Vấn đề về thời gian giao nhận:
Ngoài việc xem xét yếu tố chi phí, chúng ta thử nhìn từ khía cạnh thời gian
giao nhận hàng, ta thấy:
Quy trình điều kho vận chuyển nội bộ tuy không trãi qua nhiều giai đoạn lắm
nhưng cũng đủ tốn thời gian gây ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Cụ thể,
nhà máy gởi bảng dự trù nguyên vật liệu, giấy đề nghị cung cấp nguyên vật liệu và
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -34-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
chờ Ban xuất nhập khẩu kiểm tra gởi thông tin phản hồi... Từ khi yêu cầu mua hàng
đến lúc hàng về đến đơn vị cũng tốn ít nhất 5 ngày. Các nhà quản trị cung ứng phải
rất chính xác trong việc hoạch định một chính sách tồn kho để việc giao nhận hàng
diễn ra đúng tiến độ nhằm đảm bảo tiến trình sản xuất diễn ra một cách liên tục
không bị gián đoạn bởi bất cứ nhân tố nào. Trong khi đó, khoảng cách từ những hộ
nông dân chăn nuôi bò sữa đến nhà máy là không xa lắm luôn đảm bảo tiến độ giao
sữa trong vòng 1 tiếng đồng hồ sau khi vắt sữa (đối với nông hộ thuộc địa bàn Cần
Thơ) nên vẫn đảm bảo sữa thơm ngon và bổ dưỡng. Đặc biệt, lượng sữa thu mua tại
Cần Thơ được giao dịch hằng ngày hoặc cách một, hai ngày đối với hợp tác xã. Do
đó, có thể nói quá trình thu mua sữa tại nơi đây diễn ra một cách nhanh, gọn, lẹ theo
đúng quy định của hợp đồng được ký kết từ trước.
c) Mức độ rủi ro
Đấy chỉ mới là vấn đề thời gian, từ thành phố Hồ Chí Minh, đoạn đường dài
khoảng 200 km luôn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Nếu tình trạng ùng tắc giao
thông hay những yếu tố bất trắc nào đó ngoài dự kiến xảy ra sẽ ảnh hưởng đến tiến
độ thu mua, có thể hàng về chưa kịp lúc, dẫn đến tình trạng quá trình sản xuất bị
gián đoạn, gây ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, uy tín công ty và còn những tác
động tiêu cực khác. Thêm vào đó, mỗi khi kế hoạch sản xuất bị thay đổi phải báo
trước với ban xuất nhập khẩu trong thời gian nhất định để họ sắp xếp theo dõi khả
năng cung ứng của mình và có chính sách điều nguyên liệu một cách hợp lý nhất.
Ngược lại khi thu mua tại Cần Thơ và Sóc Trăng cùng các tỉnh lân cận thì mức độ
rủi ro dường như rất thấp. Các hộ nông dân vắt sữa và giao sữa trong vòng một tiếng
luôn đảm bảo sữa đạt tiêu chuẩn, chất lượng.
Kết luận
Như đã phân tích ở trên, chi phí cho việc mua sữa tại địa điểm gần sẽ tiết
kiệm được một khoảng chi phí khá lớn. Thêm vào đó, giá cả xăng dầu là vấn đề
nhạy cảm, nó luôn luôn biến động một cách thất thường gây ảnh hưởng cho việc vận
chuyển nguồn nguyên liệu từ nơi khác đến. Việc quyết định tăng tỷ trọng thu mua
sữa từ nơi đâu không chỉ liên quan đến yếu tố chi phí; mà phải xét đến tính thời gian
giao nhận hàng và mức độ rủi ro cho việc thu mua. Trên thực tế, lượng chuyển từ
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -35-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
thành phố về là quá lớn, nó cao khoảng gấp ba lần lượng sữa thu mua tại địa
phương. Do đó, để giảm chi phí cho việc thu mua nguyên liệu phục vụ quá trình sản
xuất thì phải làm sao chủ động được nguồn nguyên liệu, nhằm đảm bảo lượng sữa
tối đa cho nhà máy hoạt động là một trong những vấn đề đang đặt biệt quan tâm của
các nhà quản trị. Trong những năm qua, công ty luôn tìm mọi giải pháp đẩy mạnh sự
phát triển các vùng nguyên liệu sữa tươi, nhằm thay thế dần nguồn nguyên liệu
ngoại nhập. Mục tiêu của nhà máy là mở rộng quy mô các vùng nguyên liệu tại chỗ
nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu chăn nuôi, khai thác sữa, bảo quản
và cung cấp cho người tiêu dùng; đảm bảo giải quyết đầu ra sản phẩm sữa bò tươi
cho bà con nông dân.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -36-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG
NGUYÊN LIỆU THU MUA TỪ NÔNG HỘ
4.1 Sơ lược về nông hộ
Trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần một số nhân tố đầu
vào nhất định. Đối với hoạt động chăn nuôi bò sữa của nông hộ, những yếu tố về
tuổi tác, trình độ văn hoá, mức độ áp dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động
được xem là nguồn vốn vô hình. Độ tuổi, thời gian tham gia vào hoạt động sản xuất
của những người nông dân phản ánh kinh nghiệm đúc kết được trong sản xuất; trình
độ văn hoá hỗ trợ nông hộ có cái nhìn rộng hơn, toàn diện hơn các mặt của vấn đề.
Qua sự điều tra, nghiên cứu cho thấy: người nông dân ở độ tuổi trung bình là 41
tuổi; trong đó có người lớn tuổi nhất là 57 tuổi và thấp nhất là 22 tuổi. Phụ nữ chiếm
30% trong tổng số nông hộ chăn nuôi bò sữa. Điều này chứng tỏ, không có sự phân
biệt về giới tính và độ tuổi khi tham gia hoạt động này.
Trình độ văn hoá: nhìn chung trình độ văn hoá người dân còn tương đối thấp
khoảng hết bậc trung học cơ sở. Trong khi đó, vẫn có người trình độ 12/12; có người
chỉ học hết cấp một, rõ ràng sự chênh lệch giữa họ là khá lớn. Bên cạnh những hộ
nông dân chuyên tham gia hoạt động sản xuất này cũng có những hộ vừa tham gia
hoạt động sản xuất, vừa làm công ăn lương và tham gia vào hoạt động chăn nuôi
khác như lợn, gà, vịt...Các hộ nông dân chăn nuôi theo ý thức tự phát, chăn nuôi nhỏ
lẻ, phân tán, không tập trung. Thức ăn của bò chủ yếu là cỏ xanh: cỏ voi, bắp, cỏ
mồm, cỏ lông tây... Bên cạnh còn có các phụ phẩm nông nghiệp khác: bả đậu nành,
xác đậu nành, bả bia...và thức ăn công nghiệp: C4O...Nguồn thức ăn này chủ yếu do
nông hộ mua được hoặc tự trồng lấy. Đa số các hộ nông dân có áp dụng khoa học
vào chăn nuôi. Nhưng do ngành này còn mới nên việc áp dụng kỹ thuật vào chăn
nuôi thì rất hạn chế. Các nông hộ chủ yếu nắm bắt thông tin kỹ thuật từ trung tâm
khuyến nông, phương tiện truyền thông đại chúng: báo, đài...
Hiện nay, Nhà máy sữa Cần Thơ đang là khách hàng thân thiết của hợp tác xã
nông nghiệp Evergowrh, Trung tâm giống nông ngiệp Cần Thơ, Xí nghiệp chăn
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -37-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Bảng 10: SỐ LƯỢNG BÒ TẠI CÁC NHÀ CUNG CẤP NĂM 2006
Các chỉ t iêu Số lượng (con)
Nông trường Sông Hậu 1.375
Trung tâm giống nông nghiệp 145
Hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth 1.567
Các hộ nông dân 100
(Nguồn: Phòng kế toán)
Theo sự điều tra mức độ thoả mãn của khách hàng về cách thức thanh toán của
nhà máy thì đa số các nông hộ đều rất hài lòng về hình thức thanh toán cũng như
thời điểm thanh toán và thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ công nhân viên Nhà
máy sữa Cần Thơ. Hình thức thanh toán hay thời điểm thanh toán là tùy vào sự thoả
thuận của hai bên. Do đó, không có sự phàn nàn hay cản trợ nào do hình thức thanh
toán gây ra đối với hoạt động thu mua nguyên liệu sữa. Bên cạnh đó, nhà máy luôn
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những hộ nông dân giao sữa. Các nông hộ có thể
giao sữa cho nhà máy bất kỳ lúc nào kể cả ngày nghỉ, lễ. Để đảm bảo sữa thu được
luôn đạt chất lượng tốt, công tác quản lý giám sát chuồng trại của nông hộ được
triển khai một cách thường xuyên. Trước khi vắt sữa 30 phút, phải vệ sinh cho bò.
Thời gian thích hợp để lấy sữa đạt chất lượng tốt nhất của những hộ nông dân là
7g30 phút và 16g30 phút mỗi ngày vì vào thời gian này nhiệt độ vừa phải rất thích
hợp cho công tác lấy sữa.
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu mua
Sau khi có quyết định số 167 của Thủ Tướng Chính Phủ về chương trình
phát triển đàn bò sữa quốc gia, một số vùng đã phát triển một cách rầm rộ. Sau năm
năm áp dụng chương trình này, đàn bò sữa cả nước tăng lên vượt bậc, đã đáp ứng
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -38-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
được 22% nhu cầu sữa trong nước. Đối với Vinamilk đã ký hợp đồng bao tiêu sản
phẩm đảm bảo mức tiêu thụ ổn định cho người dân. Toàn bộ sữa mà các hợp tác xã,
nông trường thu mua hay tự sản xuất đều cung cấp cho nhà máy theo hợp đồng kinh
tế đã ký kết giữa hai bên. Do đó, khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tình
hình thu mua sữa tươi tại đơn vị thì ta tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến số
lượng thu mua từ các hộ nông dân.
Sản lượng sữa bò cung cấp cho Nhà máy sữa Cần Thơ chịu chi phối bởi
nhiều nhân tố khác nhau như: năng suất sữa bò/ngày, giá bán ra bên ngoài của các
hộ nông dân, sản lượng bán ra bên ngoài, quãng đường vận chuyển từ nơi cung cấp
đến nơi tiêu thụ sản phẩm...Sau khi thu thập và xử lý số liệu với sự hỗ trợ của phần
mềm excel, ta có mô hình hàm hồi quy tuyến tính về sản lượng sữa thu mua với
bảng kết quả sau:
Mô
hình R
2 đHệ số Hệ số xác
định R2
iều
chỉnh
Độ lệch chuẩn F Sig.hồi quy (R) số trung bình
F
7 1 0,90 0,844 0,882 597,2895 14,465 0,011
Bảng 11: KẾT QUẢ MÔ HÌNH HÀM SẢN LƯỢNG SỮA THU MUA
Từ kết quả phân tích cho thấy Sig.(F) = 1,1% nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý
nghĩa α =10%. Điều này cho thấy phương trình hồi qui chúng ta đưa ra là có ý
nghĩa. Với R2 = 84,4% có nghĩa là trong 100% sự thay đổi của sản lượng nguyên
liệu sữa đầu vào mà nhà máy thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa thì có
84,4
% là
do
sự
tác
độn
g của các yếu tố trên, còn lại 15,6% là do ảnh hưởng của các yếu tố khác mà những
yếu tố này không được đưa vào mô hình hồi quy. Ngoài ra, R=90,7% thể hiện mối
quan hệ khá chặt chẽ giữa các yếu tố được phân tích trong phương trình. Để đảm
Biến Giá trị hệ số P-value
Hệ số hồi quy 29.881,909 0,042054
Số lượng bò sữa (con) 575,599 0,003215
Năng suất bò sữa (kg/con/ngày) 68,659 0,024295
Giá bán bên ngoài (đồng) -5,701 0,040365
Số km vận chuyển đến Vinamilk (km) -0,386 0,063863
Sản lượng bán bên ngoài (kg) 5,795 0,267922
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -39-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
bảo tính xác thực của mô hình ta tiến hành kiểm định giả thuyết về mối tương quan
giữa sản lượng sữa thu mua từ các nông hộ chăn nuôi bò sữa của Vinamilk (biến phụ
thuộc) với các tác nhân nêu trên (biến độc lập).
Giả thuyết: H0: b0 = b1 = b2= b3 = b4 = b5 = 0 (1)
H1: α ≠ 0 (2) i
(1): Các nhân tố: số lượng bò, năng suất bò sữa, giá bán sữa bên ngoài, quãng
đường vận chuyển sữa đến Vinamilk, và sản lượng sữa bán bên ngoài không làm
ảnh hưởng đến sản lượng sữa thu mua từ các nông hộ của Vinamilk.
(2): Tồn tại ít nhất một nhân tố nêu trên ảnh hưởng đến sản lượng sữa đầu vào
của Vinamilk từ các nông hộ.
Kết quả kiểm định cho thấy giá trị Sig. F << α, do đó ta bác bỏ giả thuyết nêu
trên tức là sản lượng sữa mà nhà máy thu mua phụ thuộc ít nhất vào một trong các
nhân tố nêu trên.
Nếu xét riêng từng biến: Số lượng bò sữa, năng suất bò sữa, giá bán sữa ra
bên ngoài và số km vận chuyển đến nhà máy, ta thấy P-Value< α, do đó, sản lượng
sữa bò mà nhà máy thu mua chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố trên. Riêng đối với
nhân tố sản lượng sữa bán ra bên ngoài nhà máy có P-value =26,79%> α nên sản
lượng sữa mà nhà máy thu mua không chịu ảnh hưởng bởi nhân tố này với mức ý
nghĩa α=10%.
Lúc này phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:
Sản lượng sữa thu mua (Y) = 29.881,909 + (575,599 * Số lượng bò sữa) +
(68,659* Năng suất bò sữa) – (5,701* Giá bán bên ngoài) – (0,386* Số km vận
chuyển đến Vinamilk).
Giải thích mối tương quan theo hệ số tỷ lệ:
+ Số lượng bò sữa: Với P=0,3215% nhỏ hơn so với α= 10% nên sản lượng
sữa mà nhà máy thu mua phụ thuộc vào số lượng đàn bò của các nông hộ. Khi số
lượng bò sữa của các nông hộ chăn nuôi tăng lên một con thì sản lượng sữa nguyên
liệu thu mua của nhà máy trong năm qua (2006) từ các nông hộ này sẽ tăng lên
575,599kg, với điều kiện các nhân tố khác không đổi. Mặc dù với tổng số lượng đàn
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -40-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
bò của nông hộ không quyết định lượng sữa giao cho nhà máy nhưng nó là ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình thu mua nguyên liệu vì đây là nhân tố tiên phong trong
các nhân tố ảnh hưởng đến việc quá trình thu mua.
+ Năng suất bò sữa: Với P= 2,4%<10% nên năng suất của đàn bò có ảnh
hưởng đến sản lượng sữa mà nhà máy thu mua. Khi năng suất bò tăng lên
1kg/con/ngày thì sản lượng thu mua (Y) của nhà máy tăng lên 68,659kg trong điều
kiện các nhân tố khác không đổi. Đây là nhân tố rất quan trọng trong cơ cấu các
nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thu mua và nó quyết định hiệu quả chăn nuôi của
người nông dân. Chính vì thế, người dân luôn tìm mọi cách để nâng cao chất lượng
đàn bò nhằm tạo ra năng suất tối ưu. Họ quan tâm nhiều hơn về chất lượng con
giống, về vệ sinh chuồng trại, về thức ăn ...áp dụng khoa học kỹ thuật ngày càng
nhiều hơn trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Đặc biệt là
ngành chăn nuôi bò sữa đòi hỏi khoa học kỹ thuật rất cao.
+ Giá bán bên ngoài: Khi P-value= 4,0365% nhỏ hơn so với 10% nên nhân
tố này có ảnh hưởng đến lượng sữa thu mua của nhà máy. Nếu giá bán sữa ra bên
ngoài của những hộ nông dân tăng lên 1 đồng thì sản lượng sữa thu mua của nhà
máy giảm đi 5,701kg trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Rõ ràng, lượng
sữa thu vào của hộ nông dân tỷ lệ nghịch với giá bán lẻ của nông hộ. Người dân sẵn
sàng cung cấp sữa ra bên ngoài cho những cơ sở sản xuất kinh doanh sữa chua với
số lượng ít để hưởng mức giá ưu đãi.
+ Quãng đường vận chuyển: Nhìn vào mô hình ta thấy, P =6,38%< α=10%
nên biến này có ý nghĩa đối với hàm sản lượng sữa thu mua của nhà máy. Như
chúng ta biết, đoạn đường chuyên chở có thuận lợi thì quá trình trao đổi hàng hoá,
vật tư mới diễn ra một cách thuận tiện. Một khi số km vận chuyển đến nhà máy tăng
lên một km thì sản lượng sữa mà hộ nông dân cung cấp cho nhà máy giảm đi
0,368kg khi các yếu tố khác không đổi. Rõ ràng, đoạn đường chuyên chở có ảnh
hưởng đến quá trình thu mua của nhà máy. Nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường
hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng gia tăng, giá cả xăng dầu luôn luôn biến động theo
chiều hướng không mấy khả quan. Do đó, nếu giao sữa với quãng đường khá xa sẽ
ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đầu vào của những hộ nông dân. Riêng đối với
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -41-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
những hợp tác xã hay nông trường dù đoạn đường có xa hàng chục km, nhưng hai
bên đã ràng buộc bằng những hợp đồng kinh tế dài hạn đảm bảo cung cấp toàn bộ
sữa cho nhà máy và nơi đây là nơi tiêu thụ sữa đầu ra vững chắc nhất của những hộ
nông dân .
Nhìn chung, sản lượng sữa thu mua của nhà máy chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố có những nhân tố đã xác định được, có những nhân tố còn đang tìm ẩn ảnh
hưởng đến tình hình thu mua sữa. Nhận biết được những nhân tố này để chính sách
phát triển nguồn nguyên liệu hợp lý đảm bảo lượng sữa cung cấp cho Vinamilk .
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -42-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NHẰM TỐI THIỂU GIÁ NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO
Vùng sông nước Cửu Long là nơi đất lành chim đậu, thuộc khu vực khí hậu
nhiệt đới ẩm, gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho thảm thực vật phát triển nhanh-là
thức ăn xanh và bổ dưỡng cho đàn bò. Như đã phân tích trên, để đảm bảo nguồn
nguyên liệu cung cấp cho sản xuất được thường xuyên và liên tục thì phải hoạch
định ra chính sách tồn kho nguyên vật liệu một cách rõ ràng, chính xác để có thể vận
chuyển hàng từ thành phố về một cách kịp thời. Chi phí tiêu hao nguyên liệu khi vận
chuyển từ thành phố về là khá cao chưa kể các yếu tố khác tác động. Vì vậy, định
hướng trong tương lai là phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ gần nhà máy thay vì
vận chuyển từ nơi khác đến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà máy trong hoạt
động sản xuất kinh doanh tiết kiệm được một phần chi phí thu mua không nhỏ cho
nhà máy.
5.1 Những thuận lợi và tồn tại của việc phát triển nguồn nhiên liệu gần nhà
máy
5.1.1. Thuận lợi
Một là chương trình bò sữa là một trong những chương trình đang được đặc
biệt quan tâm bởi các cấp các ngành. Nước ta đang từng bước chuyển mình trong
công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế mà ngành công nghiệp sữa đang được nhà nước
quan tâm hàng đầu. Phát triển vùng nguyên liệu là một trong những nhiệm vụ quan
trọng và cấp thiết. Và điều quan trọng hơn là phát triển vùng nguyên liệu này ở đâu
cho hợp lý! Từ 10/2001 Thủ Tướng Chính Phủ ban hành QĐ 167 chỉ định các tỉnh
Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng... phát triển ngành chăn nuôi bò sữa nhằm cung cấp
nguồn nguyên liệu tại chỗ cho nhà máy thay thế nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Do
là chương trình quốc gia nên, các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa được quan tâm
đúng mức, được sự hướng dẫn bởi chính quyền địa phương, tổ chức các cuộc tư vấn
kỹ thuật chăn nuôi vắt sữa tiêm phòng bệnh dịch...tạo điều kiện để người dân chăn
nuôi có hiệu quả.
Ngoài ra, chương trình bò sữa còn được sự tài trợ của ngân hàng chính sách
nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nuôi bò sữa rất cần vốn để nuôi bò giống 11-
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -43-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
14 triệu, xây dựng chuồng trại, trồng cỏ thâm canh (triêụ đồng/ha) thuê các dịch vụ
như: thụ tinh, thú y, chuyên chở sữa đến nơi bán...Do đó, rất cần chương trình tính
dụng của các ngân hàng cho nông dân vay vốn trung hạn với lãi suất ưu đãi. Tại Cần
Thơ đã cho nhân dân vay vốn từ 3-4 tỷ đồng để nhân dân nuôi bò sữa.
Nhờ có Nhà máy sữa Cần Thơ mà các hộ nông dân bớt phần lo lắng về yếu tố
đầu ra trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa.Vì nhà máy có thể thu mua tất cả sản lượng
mà nông hộ cung cấp, đảm bảo nguồn tiêu thụ sản lượng sữa tươi ổn định nhất của
nông dân. Đây là yếu tố quyết định đầu tiên của sự phát triển đàn bò sữa nơi đây.
Ba là Đồng Bằng Sông Cửu Long đi sau về chăn nuôi bò sữa nên tiếp thu đầy
đủ các thành tựu khoa học đã đúc kết hàng chục năm trước. Có nhiều mô hình nông
dân nuôi bò sữa giỏi ở Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ nhằm áp dụng khoa học hiện
đại trong việc chăn nuôi.
Các hộ nông dân được sự quan tâm nhiệt tình của công ty. Nhằm tạo mối
quan hệ thân thiết với nhà cung cấp, công ty đã cử lực lượng cán bộ kỹ thuật, thường
xuyên đến các hợp tác xã, nông trại hộ gia đình kiểm tra, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật
nuôi bò sữa để đàn bò khỏe mạnh và cho năng suất cao đạt chất lượng tốt.
5.1.2 Tồn tại
Bên cạnh những thuận lợi trong công tác phát triển đàn bò của Đồng Bằng
Sông Cửu Long thì vẫn còn chứa đựng nhiều vấn đề cần giải quyết. Điểm yếu của
ngành chăn nuôi bò sữa nước ta hiện nay là nằm ở khâu quản lý kỹ thuật, tổ chức và
nhất là người nông dân.
Chính vì ngành này còn non trẻ, mới lạ so với người nông dân, họ còn thiếu
kinh nghiệm chăn nuôi nên đã mua những con giống không tốt, không đem lại hiệu
quả, thậm chí còn thua lỗ. Thêm vào đó, đây là ngành đòi hỏi công nghệ cao, vốn
lớn, hàm chứa nhiều rủi ro. Ấy vậy mà người nông dân chưa được huấn luyện tốt lại
phát triển bò sữa một cách ồ ạt góp phần đẩy giá con giống lên cao càng làm tăng
chi phí đầu vào cho những hộ nông dân. Từ khi có chương trình phát triển nuôi bò
sữa , nhiều nơi đã mở rộng chăn nuôi bò mà không tính đến điều kiện và hậu quả
chăn nuôi. Họ không tính đến những cái lợi và thiệt nên đã đầu tư một cách ồ ạt làm
giá con giống tăng nhanh, vô tình họ đã đẩy chi phí đầu vào trong chăn nuôi cao lại
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -44-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
càng cao gây trở ngại trong công tác nuôi bò sữa.. Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào chăn nuôi còn chậm và nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có
chuyên môn cao còn thiếu, số lượng còn ít...Như vậy, thử hỏi việc chăn nuôi có hiệu
quả chăng?
Thức ăn xanh là phần cốt lõi của việc chăn nuôi bò sữa. Do đó, nông dân nuôi
bò phải chuyển từ đất nông nghiệp sang trồng cỏ cho bò, không thể chỉ dựa vào cỏ
mua hay phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ hoặc phụ thuộc quá mức vào thức ăn
công nghiệp đến khi giá thức ăn tăng cao thì người nông dân phải chịu một chi phí
rất lớn. Một số nơi đã tự trồng cỏ để cung cấp thức ăn xanh cho bò nhưng vẫn còn
một số nơi cắt cỏ tự nhiên, hoặc thiếu cỏ cho bò trong thời gian mùa mưa lũ nên
giảm khẩu phần của bò. Điều này, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cho sữa
của bò.
Một số vấn đề còn đang tồn tại nơi đây là hiện nay quy mô chăn nuôi bò sữa
còn nhỏ lẻ, phân tán , hình thức chăn nuôi chủ yếu là hộ gia đình, không tập trung
nên khó khăn cho vấn đề chuyên chở đến nơi tiêu thụ.
Khi bắt đầu khởi động chương trình chăn nuôi bò sữa, một số địa phương đã
phân bổ mỗi hộ nuôi một hai con phát triển bò sữa mang tính phong trào.Thậm chí
đã nhập khẩu ồ ạt bò giống thuần về nuôi trong khi chưa trang bị kỹ lưỡng cơ sở hạ
tầng, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng thú y, phong trào bị đẩy lên qua nóng trong khi
cung cầu giống về bò sữa chênh lệch nhau. Đến khi chương trình bò sữa chựng lại
thì gi con giống sụt xuống làm cho những hộ nông dân chăn nuôi vì mục tiêu giống
đã không trả được vốn.
5.2 Giải pháp nhằm tăng sản lượng sữa thu mua tại khu vực gần nhà máy
Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và thực hiện đa dạng hoá
sản phẩm thì Nhà máy sữa Cần Thơ phải cần một lượng sữa đáng kể để phục vụ sản
xuất. Với lượng sữa thu mua từ những nhà cung cấp cho nhà máy không đủ để sản
xuất nên phải vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về. Điều đó, gặp một số ít trở
ngại. Do đó, phát triển chăn nuôi bò sữa là hết sức cần thiết phù hợp với định hướng
phát triển của Nhà nước.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -45-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Từ những thuận lợi và tồn tại của việc phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ,
trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sản lượng sữa thu mua tại các
vùng lân cận nhà máy.
5.2.1 Giải pháp nhằm tăng sản lượng và số lượng đàn bò
Phát triển đàn bò sữa là chương trình quốc gia liên quan đến nhiều đối tượng.
Đây là chương trình ở tầm vĩ mô cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa bốn nhà, đó là:
Nhà nước- Nhà khoa học-Nhà sản xuất và Nhà nông. Các đối tượng này phải gắn
kết với nhau, hỗ trợ nhau thì chương trình này mới đi đến kết quả hoàn hảo nhất .
Về con giống: Trước tiên, đối với người nông dân, trong giai đoạn chọn lựa
con giống phải hết sức cẩn thận, chọn đúng giống tốt có chất lượng cao, phù hợp với
điều kiện tự nhiên và khí hậu hiện nơi sinh sống, đảm bảo con giống cho năng suất
sữa cao, đạt chất lượng tốt, khả năng kháng bệnh tốt ...với mức giá hợp lý.
Về công tác quản lý, khoa học kỹ thuật: cần nâng cao kiến thức khuyến
nông cho cán bộ quản lý, trao dồi trình độ chuyên môn để họ có thể hướng dẫn
những người nông dân chăn nuôi một cách có hiệu quả nhất, cần phải hướng dẫn,
tuyên truyền cho nông hộ biết những kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ trong
chăn nuôi, đưa hộ đi tập huấn, tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm từ những
vùng, nông trại chăn nuôi có hiệu quả nhằm giúp họ tích lũy vốn kiến thức cho mình
để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, có như thế thì mới cải thiện được lượng sữa mà các
hộ nông dân cung cấp cho nhà máy. Hiện nay chỉ những nông trại hay hợp tác xã
mới được hướng dẫn khoa học kỹ thuật đến nơi đến chốn.
Về thức ăn cho bò: Bên cạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác
chăn nuôi thì vấn đề thức ăn cho bò cũng đặt biệt quan tâm. Cần phát triển nguồn
thức ăn xanh tại chỗ nhằm cung cấp đầy đủ nguồn năng lượng cho chúng. Người
chăn nuôi cần chủ động trong việc nuôi trồng cỏ bằng cách tăng diện tích đất trồng
cỏ tạo nguồn thức ăn dồi dào cho bò chứ không đơn thuần là tận dụng các nương
liếp vườn để trồng cỏ. Phát triển bò phải gắn liền với cơ sở chế biến sữa, với vùng
chuyên canh nguyên liệu cho chế biến sữa như: dứa, mía... Đồng thời, dành phần đất
phù hợp trồng những giống cỏ có năng suất cao, chất lượng tốt như cỏ voi,
Pănggola, cỏ họ đậu...nhằm phục vụ cho công tác chăn nuôi bò sữa.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -46-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
5.2.2 Giải pháp về quãng đường vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
thụ
Qui mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán nên tốn nhiều chi phí. Do đó, nên
chăn nuôi một cách tập trung nhằm thuận tiện trong công tác thu mua chuyên chở từ
nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ sản phẩm. Nếu chăn nuôi một cách phân tán như thế,
nhà cung cấp chỉ có thể vận chuyển sữa đến nhà máy bằng phương tiện vận chuyển
thô sơ, không có kế hoạch và với số lượng ít cho từng lần chuyên chở. Như thế chi
phí cho quá trình chuyên chở tăng cao gây ảnh hưởng đến hiệu quả trong chăn nuôi
của những hộ nông dân. Ngoài ra nên phát triển mô hình chăn nuôi hợp tác xã hay
nông trại như hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth và nông trường Sông Hậu để
thuận tiện trong công tác thu mua và vận chuyển. Như chúng ta được biết, sản phẩm
sữa là thức uống dinh dưỡng nhưng dễ hỏng. Sau khi vắt được vài giờ nếu không
đưa vào sản xuất với nhiệt độ bình thường rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát
triển. Do đó, cần phải làm lạnh sữa và chở đến nhà máy bằng xe chuyên dụng nhằm
hạn chế sự phát triển của vi sinh. Để làm được đìều đó cần phải nuôi một cách tập
trung để thuận tiện trong vấn đề chuyên chở.
Để hỗ trợ đầu ra cho người chăn nuôi nên lập các trạm trung chuyển nhằm
vận chuyển sữa đến nhà máy vừa nhanh và thuận tiện nhằm giảm chi phí giá thành
cho sữa. Tuy nhiên, nên lập các trạm trung chuyển ở những nơi chăn nuôi tập trung
vì với số lượng nông hộ quá ít thì không thể lập trạm thu mua được.
5.2.3 Giải pháp về giá thu mua nguyên liệu
Một trong những nhân tố góp phần quan trọng quyết định sản lượng sữa thu
mua của nhà máy là giá nguyên liệu đầu vào. Nhằm giúp hoạt động chăn nuôi có
hiệu quả đồng thời gia tăng sản lượng sữa thu mua, công ty hỗ trợ người nông dân
bằng cách tăng giá sữa tươi thu mua. Đây là nguồn động lực, cổ vũ mạnh mẽ đối với
người dân trong công tác chăn nuôi bò sữa. Vinamilk quyết định tăng giá thu mua
sữa tươi cho các hộ nông dân không chỉ là việc chia sẻ lợi nhuận cùng người dân mà
còn khuyến khích người nông dân yên tâm sản xuất, đảm bảo sự ổn định chất lượng
sữa tươi cũng như tin tưởng vào sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt
Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -47-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Bên cạnh việc tăng giá thu mua sữa tươi cho nhà cung cấp, nhà máy có chính
sách khen thưởng nhằm khuyến khích họat động chăn nuôi của những hộ nông dân
cụ thể như sau: Nếu các hộ nông dân giao sữa đúng thời gian quy định được thưởng
300đồng/kg thay vì 50đồng/kg như trước đây. Thưởng 100đồng/kg sữa tươi cho các
đơn vị và các hộ nông dân giao sữa trực tiếp cho nhà máy nếu giao trên 150kg/ngày.
Thêm vào đó, đối với những hộ nông dân luôn đảm bảo vệ sinh chuồng trại sẽ được
thưởng 100đồng/kg thay vì 50đồng/kg như trước đây.
Tóm lại : Phát triển bò sữa tại địa bàn thành phố Cần Thơ và các tỉnh thuộc
lân cận không những là định hướng của công ty mà còn phù hợp với các định
hướng phát triển của Nhà nước nhằm phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ. Trên
những thuận lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi bò sữa, từ đó tìm ra giải pháp
khắc phục là nhân tố cực kỳ quan trọng đang được nhà nước quan tâm. Muốn phát
triển đàn bò sữa, cần nghiên cứu thật chu đáo về điều kiện tự nhiên và khí hậu, con
giống, thức ăn và thú y, bảo quản, quy mô chăn nuôi... Với điều kiện tự nhiên của
miền Tây Nam Bộ là hoàn toàn có khả năng phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, góp
phần làm gia tăng số lượng bò sữa trong cả nước. Tuy nhiên, nơi đây thuộc khu vực
khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, thảm thực vật phát triển nhanh. Đồng thời, cũng tạo
điều kiện cho sâu rầy phát triển làm hủy hoại hoa màu, cây cỏ. Tuy nhiên, “vạn sự
khởi đầu nan”, bất cứ sự khởi đầu nào cũng gặp không ít những khó khăn, vướng
mắc. Nhưng biết được nguyên nhân và có hướng giải quyết thoả đáng thì nhất định
sẽ thành công.
5.2.4 Lợi ích mang lại từ giải pháp
Từ khi chương chương trình nuôi bò sữa được Đồng Bằng Sông Cửu Long
triển khai đã mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng: Mang lại lơi ích kinh tế cho
doanh nghiệp và mang lại hiệu quả xã hội cho đất nước.
5.2.4.1 Lợi ích kinh tế cho doanh ngiệp
Khi phát triển nguồn nguyên liệu tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, giúp doanh
nghiệp giảm được chi phí thu mua nguyên liệu đầu vào vì tiết kiệm được những chi
phí phát sinh trong quá trình chuyên chở, vận chuyển- Góp phần hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Phát
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -48-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
triển đàn bò Đồng Bằng Sông Cửu Long làm gia tăng nguồn cung cấp nguyên liệu
sữa, góp phần tăng sản lượng thu mua sữa trong nước, nhằm hạn chế lượng sữa nhập
về vốn dĩ rất đắt. Điều đó, giúp doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu, đây là
nhân tố rất quan trọng quá trình sản xuất. Vì một khi nguồn nguyên liệu có dồi dào
thì mới có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, tăng thị phần
trong và ngoài nước.
5.2.4.2 Lợi ích xã hội từ vệc chăn nuôi
Bên cạnh những lợi ích mà doanh nghiệp đạt được. Dự án nâng cao đời sống
nông thôn đã mang đến niềm phấn khởi cho hầu hết nông dân nơi đây.
Chương trình đã giúp các nông hộ giải quyết được việc làm, nâng cao đời sống
nhân dân, giúp các hộ nông dân nghèo trong vùng dự án ổn định được cuộc sống,
thoát nghèo và vươn lên. Đồng thời, đã giải quyết được tình trạng thất nghiệp cho xã
hội. Từ chương trình bò sữa kéo theo các nghề mới xuất hiện. Người nông dân vùng
sông nước Cửu Long bắt đầu làm giàu lên bằng nghề nuôi trồng cỏ làm thức ăn cho
bò. Hiện nay, nhiều địa phương đã triển khai kế hoạch nuôi trồng phát triển nhanh
đồng cỏ, vừa phục vụ cho lợi ích bảo vệ môi trường sinh thái, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nuôi bò sữa. Trong những năm gần đây, cỏ trở thành sản phẩm hàng hoá đưa
ra thị trường, cũng là cây xoá đói giảm nghèo của nhiều nông hộ. Theo thống kê ở
những tỉnh An Giang, Đồng Tháp, An Giang Vĩnh Long, Cần Thơ đã có hàng chục
hecta đất nông nghiệp chuyển sang chuyên canh trồng cỏ cung cấp cho các trại bò
sữa và bò thịt trong vùng. Cỏ tươi bán 200-220 đồng/kg. Tính ra trồng cỏ nhàn hơn
trồng các loại cây trồng khác, chi phí đầu vào lại thấp hơn và lãi thu được cũng cao.
Hiện nay, tại các tỉnh này đã xuất hiện những nông trại vừa chăn nuôi bò vừa trồng
cỏ nhằm đảm bảo nguồn thức ăn vừa xanh và sạch cho đàn bò; đồng thời, cung cấp
nguyên liệu sữa tươi có chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất của nhà máy.(Báo quân
đội nhân dân-Vùng sông nước Cửu Long làm hiàu từ đồng cỏ)
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -49-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp
trong và ngoài nước nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình dưới mọi
hình thức: đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm,…
nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Công ty cổ phần sữa Việt Nam là một
trong những công ty sữa đứng đầu trong ngành chế biến sữa. Công ty đã cho ra đời
hơn 200 mặt hàng đáp ứng mọi yêu cầu khách hàng từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn
tuổi. Quy mô công ty đã không ngừng mở rộng, hiện có nhiều chi nhánh, nhà máy,
trực thuộc công ty có mặt trên khắp mọi miền của Tổ Quốc từ Bắc - Trung – Nam.
Nhà máy sữa Cần Thơ là một trong những đơn vị sản xuất của công ty Vinamilk.
Nhà máy nằm ở trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu Long, là nơi có vị thế chiến
lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hằng năm, nhà máy đã cho ra đời những
sản phẩm đạt chất lượng cao, giàu chất dinh dưỡng phục vụ nhu cầu thiết yếu của
con người.
Để làm được điều đó, nhà máy đã thu mua một lượng sữa tươi nguyên liệu rất
lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Với sản lượng sữa thu mua này, tại
địa phương không thể cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho nhà máy họat động sản
xuất nên phải mua từ thành phố về. Nhưng so sánh những mặt thuận lợi và bất lợi
của công tác thu mua này để có quyết định đúng đắn là nhiệm vụ hết sức quan trọng
của nhà quản trị.
Với cùng sản lượng như nhau khi mua tại Cần Thơ sẽ tiết kiệm được một
khoản chi phí khá lớn. Đồng thời, hạn chế được rủi ro cũng như đảm bảo thời gian
giao nhận hàng đúng tiến độ, nhằm đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục
và không bị gián đoạn bởi bất cứ nhân tố nào. Do đó, phát triển nguồn nguyên liệu
tại chỗ là một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp.
Công ty đã có những giải pháp thiết thực để gia tăng đàn bò trên cả nước,
thực hiện đúng định hướng phát triển đàn bò sữa giai đoạn 2001 – 2010 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thực hiện bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữa
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -50-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
nhằm tạo đầu ra ổn định nhất cho người nông dân. Hỗ trợ, giúp đỡ người trong công
tác chăn nuôi.
Bên cạnh đó, để chương trình bò sữa đi đến thắng lợi thì phải có sự phối hợp
giữa các cấp, các ngành, địa phương, nhà khoa học, nhà sản xuất và bản thân người
nông dân. Các đối tượng này phải liên kết với nhau, hỗ trợ nhau nhằm đạt kết quả
hoàn hảo nhất.
6.2 Kiến nghị
6.2.1 Đối với Nhà Nước
Nhà nước cần xác lập cơ chế thu mua sữa hợp lý, với hình thức Nhà nước,
doanh nghiệp chế biến và nông dân cùng thỏa thuận nhằm đảm bảo sự hài hòa về lợi
ích giữa nhà chế biến sữa và người nông dân. Bên cạnh đó, cần thực hiện đồng bộ
các giải pháp về giống, điều kiện, quy mô chăn nuôi, hệ thống thu mua sữa và tập
huấn kỹ thuật... Cụ thể, các địa phương tiến hành thống kê, đánh giá, chọn lọc lại
đàn bò sữa, kiên quyết loại thải những con giống kém chất lượng, quy hoạch thành
từng vùng chăn nuôi bò sữa (vừa thuận lợi cho việc tổ chức các dịch vụ thú y, thức
ăn, trao đổi giống, vừa là nơi để nông dân học hỏi kinh nghiệm và hình thành những
tổ hợp tác). Cần thu hẹp diện phát triển bò sữa, tập trung vào các vùng thuận lợi về
khí hậu, thức ăn, nhất là thức ăn thô xanh, nâng cao trình độ kỹ thuật của người nuôi
tương đối tốt. Đồng thời, có chính sách về vốn cho các hộ nông dân mở rộng quy
mô chăn nuôi và trợ giúp kỹ thuật thông qua đào tạo kiểu mẫu, tài trợ các hộ nông
dân, đưa họ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm của những vùng đã tiên phong trong
công tác chăn nuôi bò sữa.
Ngoài ra đưa các cán bộ, nhân viên có trình độ đi tập huấn tham quan học hỏi
kinh nghiệm của nước ngoài trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa như: Úc, Hà Lan,
Nhật...Nhằm nâng cao khả năng quản lý, tổ chức của cán bộ để họ về huấn luyện,
truyền đạt lại cho các hộ nông dân.
Nuôi bò sữa cần rất nhiều vốn cho công tác chuẩn bị trang bị kỹ thuật, quy mô
chuồng trại, thức ăn, thú y, con giống ...Do đó, đòi hỏi có sự tham gia của các cơ
quan chính quyền địa phương, các tổ chức tín dụng hỗ trợ giúp đỡ nông hộ khi họ
có yêu cầu. Ngành chăn nuôi bò sữa còn quá non trẻ do đó đòi chính quyền địa
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -51-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
phương, phải thường xuyên động viên họ, nên tổ chức các buổi sinh hoạt văn hoá
liên quan đến vấn đề chăn nuôi bò sữa nhằm lòng ghép kiến thức chăn nuôi vào các
buổi giao lưu ấy của các xã phường để người dân thú vị hơn trong việc tiếp thu kiến
thức chăn nuôi. Địa phương nên đưa ra những hình thức khen thưởng đối với những
hộ nuôi bò cho năng suất cao, hiệu quả tốt và tuyên dương họ trước xã phường nhằm
động viên họ nâng cao năng suất chăn nuôi.
Để thuận tiện trong công tác vận chuyển chuyên chở, tiêu thụ sữa bò thì nên
phát triển đàn bò sữa tốt nhất là trong phạm vi bán kính cách nhà máy tối đa 100 -
120 km. Nơi phát triển bò sữa ở quá xa nhà máy sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc
vận chuyển nhanh sữa tươi về nhà máy. Ở mỗi vùng, cần tạo lập các trạm lạnh để
thu nhận sữa. Những trạm này đảm trách một số xã có đàn bò sữa tối thiểu từ 200 -
300 con, với lượng sữa từ 1500 - 2500 lít/ngày, đủ công suất đặt một bồn lạnh. Các
hộ nuôi bò sữa cách trạm tối đa 5 km, đưa sữa đến trạm tối đa 1 giờ sau khi vắt là tốt
nhất. Nếu phát triển bò sữa quá phân tán, các hộ nuôi bò sữa ở quá xa trạm thu mua
sữa, sẽ không thể đảm bảo chất lượng sữa khi giao sữa, do đó dễ bị trừ tiền, giá bán
thấp.
Ngoài ra, Nhà nước nên can thiệp vào giá cả xăng dầu nhằm bình ổn giá cả để
tiện cho những hộ nông dân trong việc giao sữa cho nhà máy. Nhất là trong thời
gian hiện tại, tình hình biến động của giá cả xăng dầu luôn ảnh hưởng trực tiếp đến
những hộ nông dân và công tác thu mua của nhà máy.
6.2.2 Đối với công ty
Tổ chức các buổi tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho những
người nông dân.
Hỗ trợ các hộ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi, hướng dẫn họ về kỹ thuật vắt
sữa sao cho đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Doanh nghiệp đã tài trợ cho những trang trại chăn nuôi bò sữa kỹ thụât làm
lạnh nhằm giữ cho sữa tươi mua vào được bảo quản tốt mà vẫn đạt chất lượng cao.
Hiện nay đã có nông trại được đầu tư một hệ thống vắt sữa tự động hiện đại nhất của
Thụy Điển và đây là mô hình chăn nuôi kiểu mẫu sẽ được Vinamilk nhân rộng trong
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -52-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
thời gian tới. Và địa bàn tỉnh Sóc Trăng là nơi sẽ được áp dụng mô hình này đầu tiên
tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Những nông hộ đã rất hài lòng về cách thức thanh toán tiền cũng như thái độ
thân mật, vui vẻ , hài hoà của cán bộ công nhân viên Nhà máy sữa Cần Thơ khi tiếp
xúc, chỉ dẫn người dân các kỹ thuật bảo quản sữa, vệ sinh chuồng trại...Do đó, phải
không ngừng phát huy những ưu điểm ấy để tạo mối quan hệ tốt với những nhà cung
cấp, mức độ thoả mãn nhu cầu “khách hàng” cũng góp quan trọng tạo nên hiệu quả
thu mua của nhà máy.
Bên cạnh đó, nhà máy nên có chính sách khen thưởng những hộ nông dân
giao sữa tốt, đạt chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, phải
làm sao để các hộ nông dân không giao sữa theo ý thức tự phát. Cần có hình thức
tương tự như khuyến mãi để thu hút sự tham gia các nông hộ giao sữa cho nhà máy.
Cụ thể như: nếu giao sữa tốt liên tục trong thời gian bao nhiêu tháng thì được
thưởng bằng chính sản phẩm của nhà máy. Như vậy, chúng ta vừa giới thiệu được
sản phẩm của mình vừa tạo thêm sự phấn khởi đối với người dân trong việc giao sữa
cho nhà máy.
6.2.3 Đối với những hộ nuôi bò
- Về con giống: Chọn những con giống có chất lượng tốt như năng suất cao,
khả năng sinh sản tốt, thích hợp với môi trường, kháng bệnh tốt, chất lượng sữa tốt
đảm bảo độ béo, đạm...
- Về quy mô chăn nuôi: nâng dần quy mô chăn nuôi để giảm chi phí, tăng
hiệu quả chăn nuôi, nên nuôi tập trung không nên phân tán. Ở mỗi tỉnh chỉ nên tập
trung vào 2-3 huyện thị, mỗi huyện chỉ tập trung một vài xã có điều kiện thuận lợi
nhất để phát triển bò sữa.
- Về thức ăn cho bò: Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi có điều kiện thuận lợi
để trồng lúa nước; ruộng lúa bao la, cò bay thẳng cánh. Đây là nơi cung cấp các phụ
phẩm nông nghiệp lớn nhất nước. Thế nhưng những hộ nông dân lại không biết tận
dụng nguồn nguyên liệu này để chăn nuôi bò. Đại bộ phận rơm đã bị đốt ngay tại
ruộng, vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường, thải CO2 vào khí quyển. Nếu có
thu được rơm về nhà cũng chủ yếu dùng để trồng nấm rơm xuất khẩu. Tỷ lệ rơm sử
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -53-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
dụng cho bò nói chung và cho bò sữa nói riêng là quá ít. Tại sao chúng ta không sử
dụng nguồn nguyên liệu sẵn có này để làm thức ăn cho bò sẽ tiết kiệm một phần chi
phí đáng kể cho những hộ nông dân.
- Đặc biệt, Đồng Bằng Sông Cửu Long có nguồn phụ phế phẩm rất dồi dào mà
thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ rất muốn khai thác như thân cây
ngô, ngọn mía, vỏ dứa, bã đậu. Đây là tiềm năng mà các hộ nông dân chưa khai thác
được.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -54-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp - Thạc sĩ Trương Hòa Bình và Đỗ Thị Tuyết
2. Thống kê ứng dụng
3. Kế toán tài chính – Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2005 – Tiến sĩ Võ Văn Nhị
4. Quản trị sản xuất- Tủ sách Đại học Cần Thơ - Thạc sĩ Trương Chí Tiến và
Nguyễn Văn Duyệt
5. Hướng dẫn công việc - Nhà máy sữa Cần Thơ
6. Các trang web:
www.google.com.vn +
+ www.vinamilk.com.vn
+ www.nhamaysuacantho.com.vn
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -55-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ.pdf