Ngoài các loại tiềngửi truyền thống đã và đang thực hiện,cần khuyến khích
mởrộngmộtsố hình thức khác như: thanh toán tiềnlương qua ngân hàng,sửdụng
dịchvụ ATM Đốivới các doanh nghiệp chưasửdụngdịchvụcủa chi nhánh, chi
nhánh huy động lãi suất cao để thu hút đồng thời phát triển các loại tiềngửivới
nhiềumức độ thời gian (1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng ), lãi suất ưu đãi,hấpdẫn.
Song song đó, cánbộ tíndụngtăngcường tìm kiếm khách hàng (nhưdịchvụ cho
vay qua đêm, cho các ngân hàng thươngmại khác vay trong thời điểmcầnvốn), có
nhu cầu, khoản vaylớn, thời hạn vayngắn để thu lợi nhuận.
Bêncạnh đó, đẩymạnh cácsản phẩm hiện có trêncơsở nâng cao thêm tiện
ích và chấtlượng như: thực hiệndịchvụ Homebanking theo dõi tiềngửi và tiền vay
tạicơ quan,sửdụngdịchvụ Phonebanking để biếtsố tiền được chi ra hoặc được
thanh toán thông qua điện thoại di động
86 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2686 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Song Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của cấp trên để đáp ứng nhu cầu cho
vay và chi trả cho người gửi tiền. Chi nhánh chưa chủ động được nguồn vốn hoạt
động của mình.
Về doanh số cho vay: Cơ cấu cho vay tại chi nhánh chưa cân đối, chi nhánh
chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, đặc biệt cho vay để sản xuất mô hình kinh tế tổng
hợp, các khoản vay khác như: kinh doanh thương mại dịch vụ, trồng trọt, chăn nuôi,
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 49
tiêu dùng… tuy có đầu tư cho vay nhưng không nhiều. Chi nhánh cần duy trì và tiếp
tục cải tiến sản phẩm dịch vụ truyền thống như kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thanh
toán, dịch vụ bảo lãnh và mở rộng cho vay trên nhiều lĩnh vực như: cho vay đầu tư
dự án, và các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn khác (cho vay theo hạn mức thấu chi, bão
lãnh ngân hàng), nhằm làm tăng thêm sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được phong phú
hơn. Mặt khác, chi nhánh nên tăng cường huy động nguồn vốn trong dài hạn để đầu
tư cho vay trung và dài hạn, vì cho vay trung và dài hạn sẽ đem lại lợi nhuận cao cho
ngân hàng, do thời hạn vay dài, lãi suất cho vay cao. Mặt khác, ngân hàng nên chú
trọng cho vay lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ vì đây là khách hàng tiềm
năng, trong tương lai loại hình doanh nghiệp này càng phát triển, việc hình thành
mới doanh nghiệp và chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp là rất
hứa hẹn.
Về doanh số thu nợ: Chỉ số thu nợ của chi nhánh luôn ở mức cao (Năm 2006:
0,94 năm 2007: 0,92 năm 2008: 0,99), phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng
tương đối tốt, tuy nhiên qua phân tích cho thấy tốc độ tăng doanh số thu nợ thấp hơn
tốc độ tăng của doanh số cho vay, đáng chú ý là các khoản tín dụng trung và dài hạn
tiềm ẩn nhiều rủi ro, đối với cho vay doanh nghiệp tư nhân có biến động nhiều hơn,
doanh số cho vay qua các năm không tăng giảm theo một chiều hướng nhất định mà
diễn biến năm này tăng năm sau giảm.
Về tổng dư nợ: tình hình dư nợ của ngân hàng nhìn chung đạt mức tăng
trưởng năm 2007 so với năm 2006 tăng trưởng 12,95%; năm 2008 so với năm 2007
tăng trưởng 2,07%, đối với lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng
(68% tổng dư nợ của ngân hàng), năm 2008 kinh doanh thương mại dịch vụ, chăn
nuôi giảm xúc.
4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
Chất lượng tín dụng của ngân hàng thể hiện ở các khoản nợ quá hạn của
khách hàng là cao hay thấp. Nợ quá hạn là những khoản nợ mà khách hàng vay đã
vượt quá thời hạn trả nợ ngân hàng, do những nguyên nhân khách quan hay chủ
quan nào đó mà khách hàng không trả được nợ, là những khoản nợ mà sau khi được
ngân hàng tiến hành điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc không được ngân hàng chấp nhận
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 50
cho gia hạn nợ nhưng nợ vẫn không thu hồi được thì ngân hàng sẽ tiến hành chuyển
sang nợ quá hạn, áp dụng mức lãi suất cao, lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất tại
thời điểm cho vay. Khoản nợ quá hạn của ngân hàng càng lớn thì chất lượng tín
dụng càng kém, hiệu quả tín dụng không cao, chứa đựng nhiều rủi ro. Chính vì vậy,
việc theo dõi và xem xét nợ quá hạn luôn là công tác cần thiết của ngân hàng để hạn
chế được những rủi ro có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của ngân
hàng. Để hiểu rỏ hơn chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp Và
PTNT chi nhánh Song Phú, trên phương diện xem xét các lĩnh vực sau:
4.2.1.. Thực trạng rủi ro tín dụng theo thời hạn tín dụng
Qua bảng số liệu cho thấy, tình hình nợ quá hạn của chi nhánh biến động tăng
giảm qua ba năm cụ thể ở bảng 15 như sau:
Bảng 15: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền %
Số
tiền %
- Nợ xấu 500 100,00 1.624 100,00 912 100,00 1.124 224,80 (712) (43,84)
Ngắn hạn 209 41,80 1.379 84,91 645 70,72 1.170 559,81 (734) (53,23)
Trung và DH 291 58,20 245 15,09 267 29,28 (46) (15,81) 22 8,98
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)
a). Tình hình nợ xấu theo thời hạn
Năm 2006, nợ quá hạn là 500 triệu đồng. Trong đó, nợ quá hạn ngắn hạn lại
thấp hơn nợ quá hạn trong ngắn hạn, mặc dù dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng
cao (trên 80%) trong tổng dư nợ của ngân hàng.
Sang năm 2007 nợ quá hạn lại tăng cao đến 1.624 triệu đồng, trong đó nợ quá
hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao 84%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế trên địa
bàn gặp khó khăn, nhiều hộ nông dân sản xuất lúa bị mất mùa, lúa bị thêu hủy trên
Đvt: Triệu đồng
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 51
diện rộng, do dịch bệnh rầy nâu gây hại, ngân hàng không thu được nợ mà phải hỗ
trợ nông dân vay vốn để tái sản xuất.
Đến năm 2008, nợ quá hạn lại giảm xuống còn 912 triệu đồng. Việc kiểm
soát nợ của chi nhánh ngày càng được tăng cường và đạt hiệu quả, do vậy công tác
thu nợ của ngân hàng là khá tốt, chi nhánh còn thu hồi được nhiều khoản nợ đã quá
hạn từ những năm trước. Do đó, tình hình nợ quá hạn của chi nhánh hầu như đã
được khống chế.
b). Phân tích tỷ số rủi ro tín dụng theo thời hạn
Qua bảng 16 cho thấy, hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng là tương đối thấp
từ 0,91% đến 2,61%, chưa vượt mức rủi ro 5% do ngân hàng Nhà nước quy định,
nhưng xét về gốc độ tín dụng theo thời hạn sẽ cho ta thấy rỏ hơn về những rủi ro ẩn
chứa bên trong của nó, để có thể phòng ngừa được hiệu quả hơn.
Bảng 16: RỦI RO TÍN DỤNG THEO THỜI HẠN
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
- Rủi ro tín dụng 0,91 2,61 1,44
+ Ngắn hạn 0,46 2,65 1,26
+ Trung và dài hạn 3,10 2,43 2,16
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)
Qua phân tích cho thấy, tìm ẩn rủi ro tín dụng nhiều nhất là trong cho vay
trung và hạn, tuy doanh số cho vay thấp, nhưng nợ quá hạn lại chiếm tỷ trọng khá
cao tương đương với khoản nợ quá hạn ngắn hạn. Chi nhánh nên có công tác quản lý
các khoản cho vay trung và dài hạn tốt hơn, chặt chẽ hơn, đồng thời cán bộ tín dụng
nên thẩm định kỹ càng hồ sơ vay của khách hàng và phân phối thời gian trả nợ gốc
và lãi cho phù hợp để việc hoàn trả nợ vay của khách hàng được kịp thời và đúng
lúc hơn.
Đvt: %
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 52
4.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng theo loại hình kinh doanh
a). Tình hình nợ xấu theo loại hình kinh doanh
Từ bảng số liệu 17 cho thấy, nợ quá hạn của ngân hàng qua trong ba năm qua
tập trung chủ yếu là hộ sản xuất, cá nhân. Năm 2006 nợ quá hạn đối với hộ sản xuất,
cá nhân là 488 triệu đồng, sang năm 2007 nợ quá hạn lại tiếp tục tăng và tăng là
1.624 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn đối với hộ sản xuất và cá nhân chiếm 1.007
triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 124,78% so với năm 2006. Đối với khoản nợ
quá hạn của các doanh nghiệp tư nhân cũng tăng khá cao, nguyên nhân do năm 2007
tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn nên việc hoàn trả nợ
cho ngân hàng không đúng thời hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng, làm cho dư nợ
tăng cao.
Bảng 17: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO LOẠI HÌNH KINH DOANH
Chỉ tiêu Năm 2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Số tiền % Số tiền %
- Nợ xấu 500 1.624 912 1.124 224,80 (712) (43,84)
DNTN 52 617 0 565 1086,54 (617) (100,00)
Hộ SX, cá nhân 448 1.007 912 559 124,78 (95) (9,43)
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)
Đến năm 2008, nợ quá hạn của các doanh nghiệp tư nhân đã được cải thiện,
doanh nghiệp đã hoàn trả hết các khoản nợ đã quá hạn của năm trước, do hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp khả quan hơn, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đồng
vốn không bị ứ động, hàng hóa tiêu thụ mạnh. Các khoản nợ quá hạn đối với hộ sản
xuất, cá nhân cũng giảm rõ rệt, nợ quá hạn của hộ sản xuất và cá nhân chỉ còn 912
triệu đồng, có được kết quả này là do ngân hàng có chiến lược kinh doanh hiệu quả:
hạn chế các khoản vay quá hạn và tăng cường cho vay mới để tái đầu tư sản xuất.
Đvt: Triệu đồng
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 53
b). Phân tích tỷ số rủi ro tín dụng theo loại hình kinh doanh
Bảng 18: RỦI RO TÍN DỤNG THEO LOẠI HÌNH KINH DOANH
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
- Rủi ro tín dụng 0,91 2,61 1,44
+ DNTN 4,95 38,90 0,00
+ Hộ SX, cá nhân 0,83 1,63 1,46
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)
Qua bảng 18 cho thấy, mức độ rủi ro tín dụng tập trung nhiều nhất đối với
loại hình doanh nghiệp tư nhân. Năm 2006, tỷ số rủi ro tín dụng chung của ngân
hang thấp (0,91%), riêng đối với lĩnh vực cho vay doanh nghiệp lại chiếm rủi ro cao
4,95% sấp sĩ vượt mức giới hạn cho phép của ngân hàng Nhà nước, sang năm 2007
cho thấy mức độ rủi ro tín dụng đã vượt quá khả năng kiểm soát của chi nhánh, việc
đầu tư vốn vào cho vay sản xuất tư nhân không đạt hiệu quả, rủi ro xảy ra cao. Tuy
nhiên, việc xin vay vốn của khách hàng được hình thành trên cơ sở có đảm bảo bằng
tài sản thế chấp (bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng bảo lãnh của
bên thứ ba), là nguồn thu nợ thứ hai ngoài nguồn thu nợ thứ nhất nhằm đảm bảo tín
dụng cho ngân hàng.
Năm 2008, cho thấy tổng dư nợ cho các doanh nghiệp tư nhân vay tăng cao,
đạt 1.123 triệu đồng tăng 883 triệu đồng so với năm 2007. Bên cạnh đó, các khoản
nợ xấu đã được khống chế, các doanh nghiệp đã hoàn trả đầy đủ các khoản nợ qúa
hạn, đồng thời xin vay mới để tái đầu tư sản xuất, do đó dư nợ tăng nhanh. Đạt được
kết quả này là do ngân hàng đã thực hiện chiến lược giảm nợ xấu tăng cho vay mới
nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.
4.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng theo mục đích kinh doanh
a). Tình hình nợ xấu theo mục đích kinh doanh
Năm 2007 nợ quá hạn kinh doanh nông nhiệp là 678 triệu đồng tăng gấp 5
lần so với năm 2006, nợ xấu diễn biến nhiều nhất đối với cho vay sản xuất theo mô
Đvt: %
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 54
hình kinh tế tổng hợp. Đến năm 2008, tình hình nợ xấu có giảm, nhưng mức giảm
không nhiều, nợ xấu kinh tế tổng hợp chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu ngân hàng cho
vay ngắn hạn, được đảm bảo bằng tài sản thế chấp quyền sử dụng đất, và không cho
vay vượt quá 15% vốn tự có của họ. Riêng với đối tượng vay để chăn nuôi thường
vay để chăn nuôi bò chăn nuôi heo, nợ xấu diễn ra thấp và ổn định. Hiện nay đã có
thị trường tiêu thụ lớn, kênh phân phối ổn định, giá cả tăng cao, với tình hình như
trên ngân hàng có thể khống chế được nợ quá hạn trong những năm tới.
Đối với hình thức cho vay để kinh doanh thương mại dịch vụ, năm 2007 nợ
xấu tăng khá cao gấp 5 lần so với năm 2006, nguyên nhân là do sự biến động của giá
cả thị trường theo hướng leo thang, đặc biệt là giá cả nhiên vật liệu đã làm cho các
ngành nghề giảm hiệu quả kinh doanh thậm chí thua lỗ nên đã không đảm bảo chi
trả đúng thời hạn dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng tăng mạnh, nhưng năm 2008 nợ
xấu đã có chiều hướng giảm rõ rệt, còn 31 triệu đồng, ngân hàng đang tiến hành theo
dõi nợ và có kế hoạch xử lý thu hồi trong thời gian tới.
Bảng 19: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO MỤC ĐÍCH KINH DOANH
Chỉ tiêu Năm 2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Số tiền % Số tiền %
Nợ xấu 500 1.624 912 1124 224,80 (712) (43,84)
1. TM - DV 102 658 31 556 545,10 (627) (95,29)
2. Nông Nghiệp 146 678 515 532 364,38 (163) (24,04)
+ Chăn nuôi 28 166 105 138 492,86 (61) (36,75)
+ KTTH 118 512 410 394 333,90 (102) (19,92)
3. Khác 252 288 366 36 14,29 78 27,08
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)
Đối với lĩnh vực cho vay khác, tuy doanh số cho vay thấp nhưng diễn biến nợ
xấu tương đối ở mức cao, cụ thể năm 2007 nợ xấu 288 triệu đồng so với năm 2006.
Đến năm 2008 nợ xấu tăng đến 366 triệu đồng so với năm 2007, ngân hàng nên thực
hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ đặc biệt là các khoản nợ trung và dài hạn với
Đvt: Triệu đồng
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 55
mục đích sử dụng vốn vay cho tiêu dùng dư nợ không nhiều nhưng số lượng vay hồ
sơ vay vốn lớn, trong đó có xảy ra rủi ro đối với hợp đồng vay cho xuất khẩu lao
động. Cán bộ ngân hàng cần có biện pháp thích hợp để làm giảm nợ quá hạn đối với
đối tượng cho vay nay.
b). Phân tích tỷ số rủi ro tín dụng theo mục đích kinh doanh
Thực vậy qua phân tích cho thấy, tìm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất là lĩnh vực
cho vay khác, diễn biến theo hướng tăng qua từng năm năm 2007 tỷ số rủi ro tín
dụng là 3,25%, sang năm 2008 là 3,2% cho thấy tỷ số này đang nằm ở mức cao,
ngân hàng nên có biện pháp xử lý kịp thời các khoản đã quá hạn, đồng thời hạn chế
xảy ra những khoản vay mới có nhiều rủi ro.
Bảng 20: RỦI RO TÍN DỤNG THEO MỤC ĐÍCH KINH DOANH
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Rủi ro tín dụng 0,91 2,61 1,44
1. TM - DV 1,06 5,95 0,33
2. Nông Nghiệp 0,39 1,61 1,21
+ Chăn nuôi 0,68 3,42 3,02
+ KTTH 0,35 1,37 1,05
3. Khác 3,31 3,25 3,20
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)
Ngoài khoản cho vay khác có rủi ro cao, bên cạnh đó là cho vay lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp, với mục đích vay vốn để chăn nuôi cũng chứa đựng rủi ro cao,
mục đích vay để sản xuất mô hình kinh tế tổng hợp cũng có rủi ro theo chiều hướng
xấu đi. Cụ thể, tỷ lệ rủi ro của hai nhân tố trên tương ứng qua hai năm 2007 và 2008
là là 3,42; 1,37; 3,02; 1,05. Nguyên nhân do cho vay đối tượng này phụ thuộc khá
nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả thị trường bấp bênh, mặc dù được mùa nhưng
lại rớt giá nên việc thẩm định cho vay khó khăn và do kinh nghiệm kỹ thuật còn hạn
chế nên sản xuất bị thua lỗ, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng cao và không ổn định
qua các năm.
Đvt: %
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 56
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, nếu tỷ
lệ này cao thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại chỉ tiêu này
nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả
Nhận xét thấy trong 3 năm tình hình vốn huy động của ngân hàng còn thấp
được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2006 bình quân là
9,27 đồng dư nợ mới có một đồng vốn huy động tham gia. Năm 2007 tình hình huy
động vốn của ngân hàng có cải thiện hơn so với năm 2006, bình quân 4,66 đồng dư
nợ chỉ có một đồng vốn huy động tham gia cùng. Sang năm 2008 công tác huy động
vốn có tốt hơn, bình quân 2,61 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động trong đó:
Bảng 21: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng dư nợ Triệu đồng 55.020 62.415 63.434
Vốn huy động Triệu đồng 5.934 13.327 24.309
Nợ quá hạn Triệu đồng 500 1.624 912
Dư nợ/VHĐ Lần 9,27 4,66 2,61
Nợ xấu/TDN % 0,91 2,61 1,44
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)
Hình 9: Tình hình nợ xấu của ngân hàng qua ba năm
500
1,624
912
0
200
400
600
800
1,000
1,200
1,400
1,600
1,800
2006 2007 2008
Năm
Triệu đồng
- Nợ xấu
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 57
+ Nợ xấu trên tổng dư nợ: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng
của ngân hàng một cách rỏ rệt. Dư nợ tăng dần qua các năm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn
này còn ở mức thấp, đặc biệt năm 2006 chỉ có 0,91%. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007
tăng mạnh nhưng còn ở mức thấp và dưới mức cho phép của ngân hàng Nhà nước
(5%), sang năm 2008 tỷ lệ này lại giảm xuống còn 1,44%. Có được kết quả này là
do ngân hàng đã đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để, thực hiện những giải pháp
này nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn một cách tốt nhất.
Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có sự biến động
theo một chiều hướng tăng. Năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 1,32; năm 2007 là
1,45; năm 2008 là 1,55 lần. Vòng quay vốn tín dụng tăng, cho thấy khả năng quay
vòng vốn nhanh, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế. Cụ thể:
Bảng 22: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
DS
TN
(Tr.đ)
Dư nợ
BQ
(Tr.đ)
TN/DN
(vòng)
DS
TN
(Tr.đ)
Dư nợ
BQ
(Tr.đ)
TN/DN
(vòng)
DS
TN
(Tr.đ)
Dư nợ
BQ
(Tr.đ)
TN/DN
(vòng)
Tổng 69.488 52.702 1,32 85.232 58.583 1,45 97.527 62.789 1,55
THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG
Ngắn hạn 63.315 43.122 1,47 75.985 48.861 1,56 87.471 51.572 1,70
Tr và DH 6.173 9.580 0,64 9.247 9.722 0,95 10.056 11.226 0,90
THEO LOẠI HÌNH KINH DOANH
+ DNTN 3.010 595 5,06 2.450 645 3,80 4.944 681 7,26
+ Hộ sx, cn 66.478 52.107 1,28 82.782 57.938 1,43 92.583 62.108 1,49
THEO MỤC ĐÍCH KINH DOANH
1. TM-DV 20.497 9.049 2,27 25.764 10.330 2,49 30.570 10.207 3,00
2. NN 42.958 35.679 1,20 51.403 40.012 1,28 58.324 42.431 1,37
+ CN 3.535 3.836 0,92 6.611 4.495 1,47 10.189 4.163 2,45
+ KTTH 39.423 31.843 1,24 44.792 35.517 1,26 48.135 38.268 1,26
3. Khác 6.033 7.973 0,76 8.065 8.241 0,98 8.633 10.151 0,85
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 58
Xét hình thức tín dụng theo thời hạn qua các năm, cho thấy vòng quay tín
dụng ngắn hạn tương đối nhanh dao động ở mức 1,47 lần đến 1,70 lần. Tuy vòng
quay trong ngắn hạn nhanh nhưng chi nhánh nên tìm kiếm nhu cầu cho vay trung và
dài hạn vì lãi suất cho vay cao sẽ làm tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác,
sẽ làm giảm chi phí huy động vốn của ngân hàng.
Xét về hình thức tín dụng theo loại hình kinh doanh, ta thấy cho vay doanh
nghiệp thời gian thu hồi nhanh do chi nhánh phê duyệt cho các doanh nghiệp theo
hạn mức, chu kỳ sản xuất ngắn, và có tài sản làm đảm bảo cho các khoản vay, cho
nên hiệu quả tín dụng tương đối cao. Chi nhánh nên tìm kiếm đầu tư cho vay loại
doanh nghiệp nhằm tăng qui mô hoạt động, tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng, rủi
ro ít, hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cho vay hộ sản xuất, cá nhân cũng cần được duy trì,
quan tâm, ưu đãi đối với khách hàng truyền thống, đồng thời vận động những hộ vay
mới tham gia vay vốn ngân hàng, hỗ trợ, tư vấn họ nhiều hơn trong sản suất.
Xét hình thức tín dụng theo mục đích kinh doanh, cho thấy thương mại dịch
vụ có nhu cầu vay vốn cao, ngân hàng cho vay vốn quay vòng nhanh 2,27 vòng đến
3 vòng trong năm. Tuy nhiên vòng quay vốn nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào
theo tính chất thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lĩnh vực
nông nghiệp cũng cho kết quả cao, nhất là hoạt động sản xuất mô hình kinh tế tổng
hợp, chăn nuôi cũng tăng nhanh đáng kể, bà con trong vùng chuyên tâm sản xuất,
biết chú trọng đến những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ lớn nhằm
đạt hiệu quả cao. Điều này cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng
cũng như việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiểu quả.
Tóm lại: Chi nhánh đã khống chế được nợ xấu, hạn chế việc phát sinh nợ quá
hạn, dần thu hồi được các khoản nợ xấu của những năm trước, điều đáng nói là các
khoản nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế năm 2008 đã được thu hồi triệt để, nợ xấu
của hộ sản xuất, cá nhân còn tồn đọng lại 912 triệu đồng. Điều này cho thấy chi
nhánh đã có công tác thu hồi nợ tốt và chiến lược kinh doanh hiệu quả.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 59
4.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
4.3.1. Thuận lợi
Trụ sở ngân hàng được đặt gần Quốc lộ 1A, giao thông thuận tiện cho khách
hàng đến giao dịch và thuận lợi để nắm bắt thông tin kinh tế - xã hội.
Ban lãnh đạo với bề dài kinh nghiệm, tập thể cán bộ rất nhiệt tình, đoàn kết với
không khí làm việc thân thiện.
Trình độ dân trí tỉnh được nâng cao cũng ảnh hưởng tích cực đến công tác
huy động vốn của chi nhánh. Bởi vì trình độ dân trí cao sẽ liên quan đến sự hiểu biết
về những lợi ích của việc gửi tiền vào ngân hàng. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng
cho quyết định gửi tiền vào ngân hàng.
Chi nhánh nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban lãnh đạo ngân hàng Nông
nghiệp và PTNT tỉnh cùng với các Ban ngành địa phương trong suốt quá trình kinh
doanh.
Nền kinh tế của tỉnh có sự tăng trưởng tốt, các thành phần kinh tế, các loại
hình doanh nghiệp phát triển, hoạt động có hiệu quả cao do đó tạo điều kiện thuận
lợi để ngân hàng mở rộng cho vay và mở rộng dịch vụ.
Các quy chế, quy trình được chuyển hóa dần thiết lập nền tảng tốt, ổn định cho chi
nhánh hoạt động.
Chất lượng hoạt động ngày càng được củng cố, các biện pháp kiểm soát chất
lượng bước đầu phát huy tác dụng cho thấy hoạt động tín dụng có chiều hướng diễn
biến tích cực.
Sản phẩm dịch vụ dựa trên nền công nghệ hiện đại hóa (HĐH) phát triển khá
nhanh.
Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng, chuẩn hóa dần.
4.3.2. Khó khăn
Chi nhánh Song Phú là một xã nông thôn, cơ sở vật kỹ thuật hạ tầng nông
thôn còn nhiều yếu kém, đời sống nhân dân còn nhiều cơ cực thiếu thốn, vì vậy dẫn
đến tích luỹ nội bộ thấp.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 60
Huy động vốn của ngân hàng chưa cao, chỉ tập trung một số khách hàng quen
biết nên ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển để đầu tư cho vay, điều này
làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhất là đối với Ngân hàng hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn được xem là hoạt động kinh tế khó khăn và
phức tạp. Tín dụng nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro khách quan, ngoài tầm kiểm
soát của Ngân hàng như:
- Thường xuyên xảy ra sâu rầy, dịch hại gây mất mùa, chuột phá hoại cũng
gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng.
- Ngoài ra 2 năm gần đây xảy ra dịch cúm gia cầm, bệnh vàng lùn cây lúa
cũng làm cho nhiều hộ vay cũng mất khả năng chi trả nợ, khiến cho phần lớn các
khoản vay nông nghiệp trở thành những khoản nợ quá hạn, điều này ảnh hưởng lớn
đến công tác thu hồi vốn của Ngân hàng.
Các văn bản pháp quy liên quan đến tài sản, quyền sử dụng đất, khu quy
hoạch...đang triển khai cũng tạo tâm lý cho cán bộ tín dụng khó khăn trong việc định
giá tài sản thế chấp, ngại rủi ro trong giải ngân.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng và cho vay phát triển ngành nghề ở nông thôn,
nhiều chi nhánh chưa quan tâm đúng mức, do đó dư nợ đạt còn thấp.
4.3.3. Phương hướng hoạt động của ngân hàng
Về huy động vốn: Tiếp tục thực hiện và phát huy các giải pháp sẵn có trong
thời gian qua như làm công tác thanh toán, chuyển tiền, mở tài khoản tiền gửi, tích
cực tuyên truyền, gặp gỡ và vận động những cán bộ có tiền nhàn rỗi để gửi vào ngân
hàng, nhằm từng bước nâng cao tỷ lệ ROE tăng cao và quyết tâm phấn đấu thực
hiện bằng hoặc vượt kế hoạch huyện giao
Về tín dụng: Cho vay sản xuất, kinh doanh góp phần phát triển kinh tế - xã
hội địa phương; mở thêm đối tượng đầu tư như sửa chữa nhà ở; nhu cầu đời sống,
tiêu dùng... làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 61
Từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, tình hình tài chính cũng được lành
mạnh hoá hơn.
Trình độ nghiệp vụ tín dụng của cán bộ được chú trọng từng bước nâng lên.
Thay đổi chỉ tiêu đánh giá xác định nợ quá hạn cho phù hợp với những chuẩn
mực, trên cơ sở đó xác định mức dự phòng rủi ro phản ánh đúng mức độ rủi ro của
toàn bộ dư nợ.
Về tài chính: Theo kế hoạch Huyện giao hàng quý.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 62
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG
5.1. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT RỦI RO TÍN DỤNG
Ngày trả nợ và số tiền trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký không thực hiện
một cách đúng đắn mà không giải trình được lý do xác đáng phù hợp với thực tế của
bên vay.
Thời gian đầu trả nợ tương đối tốt, nhưng vào thời gian giữa và cuối việc trả
nợ không điều đặn, không đúng ngày, không đúng số tiền phải trả, con nợ liên tiếp
vi phạm hợp đồng tín dụng và liên tiếp làm đơn giản nợ với nhiều lý do đưa ra chưa
được ngân hàng kiểm chứng thực tế và chấp nhận.
Những thông tin không tốt đẹp về tình hình tài chính, khả năng thanh toán,
thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị, hàng tồn kho lớn, chậm tiêu thu, công nợ
chồng chất và ngày càng phát sinh lớn hơn, nợ thuế ngân sách và các khoản bắt buộc
phải trả khác (tiền lương, tiền điện,..) ngân hàng thu thập được thông tin qua công
tác phòng chống rủi ro, các nguồn thông tin khả tin khác và qua kiểm tra thực tế sau
khi cho vay.
Phát hiện vốn tự có của đơn vị đã khai man hoặc giảm dần một cách khó hiểu
và đáng nghi ngờ, vội vã bán hàng ra với bất cứ giá nào, kể cả dưới giá vốn rất nhiều
hoặc chấp nhận việc hạ giá bán một cách không bình thường, không logic để thu tiền
về mà không chịu trả hoặc trì hoản việc trả nợ cho ngân hàng. Tình hình sản xuất
kinh doanh bị đình đốn sản phẩm bị giảm dần về số lượng, số công nhân, cán bộ có
trình độ kỹ thuật xin nghỉ dần hoặc chuyển đi các đơn vị khác.
Với những dấu hiệu dẫn đến rủi ro như trên, ngân hàng cần tích cực tìm ra
các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo hiệu
quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để hiểu rõ thêm vấn đề này chúng ta
sẽ tìm hiểu ở phần sau đây.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 63
5.2. CĂN CỨ ĐỀ RA GIẢI PHÁP
Bảng 23: KẾT QUẢ NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Kết quả nhận định Giải pháp khắc phục
Về huy động vốn
-Nguồn vốn hoạt động của NH chủ yếu từ hai nguồn:
Vốn điều chuyển và vốn huy động tại chổ.
- Vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao 79% - 81%.
- NH huy động được vốn có nghĩa là NH tận dụng được
nguồn vốn giá rẽ để cho vay.
- Nâng cao hiệu quả trong
công tác huy động vốn
+ Đối với đối tượng là các
tầng lớp dân cư
+ Đối với đối tượng là các
doanh nghiệp
Về công tác cho vay
- Thế mạnh của vùng là sản xuất nông nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh của NH là kinh doanh đa thành
phàn kinh tế.
- NH tập trung cho vay ngắn hạn
- Khách hàng cho vay của NH chủ yếu là hộ sản xuất, cá
nhân.
- Nợ xấu ngắn hạn, trung và dài hạn tăng cao.
- Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn nhanh (1,7 vòng).
- Nâng cao hiệu quả và hạn
chế rủi ro trong công tác cho
vay:
+ Hoàn thiện công tác thẩm
định
+ Công tác thu hồi nợ
+ Tài sản đảm bảo
Về công tác thu nợ và xử lý nợ quá hạn
- Việc thu nợ kịp thời sẽ giúp cho doanh số cho vay tăng
nhiều hơn, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội
- Doanh số thu nợ phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt
động tín dụng của NH.
- Doanh số thu tập trung đối với hộ sản xuất, cá nhân.
Đặc biệt là lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
- Hoạt động tín dụng NH phụ thuộc nhiều vào tính chất
thời vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Ngăn ngừa các khoản vay
có dấu hiệu dẫn đến nợ quá
hạn.
+ Giải pháp xử lý nợ có rủi
ro.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 64
Kết quả nhận định Giải pháp khắc phục
Về nhân sự
- Chưa quản lý chặt chẽ các khoản cho vay.
- Cơ cấu cho vay chưa được cân đối, chưa nắm bắt được
cơ hội kinh doanh mới.
- Công tác thu hồi nợ chưa được phản ánh kịp thời.
- Nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn cho cán bộ NH.
Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro khác
- Về điều kiện tự nhiên.
- Về chính sách.
- Về môi trường pháp lý.
+ Nguyên nhân khách quan
+ Nguyên nhân chủ quan
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG
Mặt dù hoạt động tín dụng của chi nhánh trong ba năm qua phát triển khá tốt,
nhưng chi nhánh còn gặp phải những khó khăn trong công tác huy động vốn, cho
vay, thu nợ và xử lý các khoản nợ đã đến hạn và quá hạn. Để giải quyết những khó
khăn trên, tôi xin đề xuất một vài giải pháp sau đây:
5.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác huy động vốn
a). Đối với đối tượng là các tầng lớp dân cư:
Tiến hành chương trình thu hút vốn trong các tầng lớp dân cư thông qua các
hình thức hấp dẫn, đa dạng hơn như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết
kiệm trúng vàng. Tăng cường tiếp thị phù hợp và hiệu quả đối với từng đối tượng
khách hàng khác nhau như gặp gỡ khách hàng theo khu vực, theo nhóm theo ngành
nghề… Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: ti vi, báo đài,
tạp chí… Trong đó giới thiệu cụ thể các thủ tục, điều kiện và nêu bật lên được các
tiện ích khi khách hàng tìm đến giao dịch với ngân hàng.
Tăng cường phát hành thẻ để huy động vốn thông qua tiện ích của việc sử
dụng thẻ.
Xây dụng biểu lãi xuất hấp dẫn mang tính cạnh tranh để thu hút khách hàng
tăng tiền gửi vừa đảm bảo có lợi cho khách hàng vừa tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 65
Lãi suất là yếu tố nhạy cảm, nhất là trong điều kiện có sự cạnh tranh của các ngân
hàng thương mại trên cùng địa bàn. Do vậy việc vận dụng yếu tố lãi suất một cách
phù hợp, linh động sẽ thu hút được nguồn vốn huy động (đặc biệt là đối với khách
hàng truyền thống và các nguồn tiền gửi lớn), áp dụng lãi suất bậc thang, theo đó
khách hàng gửi tiền sẽ được hưởng theo mức lãi suất tương ứng với từng mức tiền
gửi theo quy tắc mức tiền gửi càng lớn lãi suất càng cao.
b). Đối với đối tượng là các doanh nghiệp
Ngoài các loại tiền gửi truyền thống đã và đang thực hiện, cần khuyến khích
mở rộng một số hình thức khác như: thanh toán tiền lương qua ngân hàng, sử dụng
dịch vụ ATM… Đối với các doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ của chi nhánh, chi
nhánh huy động lãi suất cao để thu hút đồng thời phát triển các loại tiền gửi với
nhiều mức độ thời gian (1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng…), lãi suất ưu đãi, hấp dẫn.
Song song đó, cán bộ tín dụng tăng cường tìm kiếm khách hàng (như dịch vụ cho
vay qua đêm, cho các ngân hàng thương mại khác vay trong thời điểm cần vốn), có
nhu cầu, khoản vay lớn, thời hạn vay ngắn để thu lợi nhuận.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh các sản phẩm hiện có trên cơ sở nâng cao thêm tiện
ích và chất lượng như: thực hiện dịch vụ Homebanking theo dõi tiền gửi và tiền vay
tại cơ quan, sử dụng dịch vụ Phonebanking để biết số tiền được chi ra hoặc được
thanh toán thông qua điện thoại di động.
5.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong công tác cho vay
a). Hoàn thiện công tác thẩm định
Thực hiện tốt qui trình tín dụng: Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải
thực hiện theo quy trình sau: Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng,
tiến hành phân tích và thẩm định, ra quyết định giải ngân, kết thúc hợp đồng tín
dụng. Qui trình tín dụng do Ban lãnh đạo chi nhánh ngân hàng thiết lập. Qui trình tín
dụng được thiết kế như sau:
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 66
Sơ đồ 2: Qui trình tín dụng của ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT
chi nhánh Song Phú
Qui trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của
ngân hàng. Về mặt hiệu quả, qui trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng
và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, qui trình tín dụng có các tác dụng:
phân định được trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt
động tín dụng; thiết lập nên hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chánh; chỉ rõ các
mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
Phân tích khách hàng: Đây là biện pháp tích cực nhất nhằm tạo ra các tuyến
phòng thủ đối với rủi ro của ngân hang. Bởi khi đánh giá khách hang một cách chính
xác thì mới biết được khả năng hoàn trả nợ của họ và từ đó có thể đưa ra những
quyết định đúng đắn cho vay hay không cho vay. Khi đánh giá khách hang thì cán
bộ ngân hang cần phân tích những khía cạnh sau đây:
+ Năng lực tài chính của khách hang;
+ Năng lực pháp lý của doanh nghiệp khách hang vay vốn;
+ Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn hiểu biết của người đứng đầu
doanh nghiệp;
+ Phân tích khả thi của phương án vay vốn.
Phân tích hoạt động tín dụng:
+ Chất lượng và hiệu quả tín dụng cần được phân tích thường xuyên;
Lập hồ sơ đề
nghị cấp TD
Phân tích tín
dụng
Quyết định
tín dụng
Giải ngân
Giám sát và
thanh lý hồ sơ
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 67
+ Khả năng mở rộng qui mô tín dụng của ngân hang được đánh giá đúng
mức;
+ Đánh giá về việc thực hiện đảm bảo tín dụng;
+ Đánh giá về năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng.
Phân tán rủi ro tín dụng
- Điều chỉnh lại cơ cấu cho vay, đầu tư cho vay đa ngành nghề, chia nhỏ
khoản vay cho nhiều đối tượng khác nhau.
- Mua bảo hiểm tín dụng cho một số ngành nghề chứa nhiều rủi ro.
- Ngân hàng phải tôn trọng giới hạn an toàn do ngân hàng Nhà nước qui định
“Dư nợ đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng;
Thực hiện đồng tài trợ; Bảo hiểm tín dụng; Trích lập dự phòng rủi ro.”
Điều tra tín dung: Là việc thu thập thông tin về khách hàng để xác định thiện
chí trả nợ và khả năng trả nợ của người vay, phù hợp với các điều khoản của hợp
đồng tín dụng, nhằm đánh giá tín dụng, phân loại khách hàng, và lưu trữ thông tin để
sử dụng khi cần thiết ra quyết định. Cán bộ tín dụng có thể điều tra dựa trên nhóm
yếu tố “6C” như sau:
+ Uy tín trong quan hệ tín dụng;
+ Năng lực vay nợ của khác hàng;
+ Nguồn tiền để trả nợ;
+ Thế chấp và cầm cố;
+ Các điều kiện kinh tế xã hội;
+ Sự kiểm soát của ngân hàng.
b). Công tác thu nợ
Đối với nợ đến hạn: chủ động gửi giấy báo nợ đến hộ thông qua tổ trưởng tổ
vay vốn để đôn đốc nhắc nhở thường xuyên đối với họ trong việc trả nợ vay, hạn
chế tối đa với việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ.
c). Tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của khách
hàng. Vậy để chứng minh được điều này phải có giấy chứng nhận sở hữu quyền
quản lý, sử dụng tài sản.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 68
- Xác định giá trị tài sản bảo đảm.
- Khả năng có thể thu hồi tài sản bảo đảm nợ vay là bao nhiêu trong trường
hợp phải xử lý tài sản bảo đảm.
5.3.3. Giải pháp đối với công tác thu nợ và xử lý nợ quá hạn
a). Ngăn ngừa các khoản vay có dấu hiệu dẫn đến nợ quá hạn
Thực hiện công tác phân loại khách hàng, phân loại các khoản nợ.
Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay cho đến
khi thu được nợ.
Khi phát hiện khoản vay có vấn đề, ngân hàng đến nơi xem xét để có quyết định
thu hồi lại nợ cho vay hoặc hỗ trợ thêm vốn kịp thời cho khách hàng trong quá trình
khách hàng gặp khó khăn… để có thể đảm bảo được nguồn vốn cho vay của ngân
hàng.
Thường xuyên kiểm tra các khoản nợ đến hạn và quá hạn để thông báo đôn
đốc khách hàng.
b). Trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
- Ngân hàng sẽ xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro nội bộ theo quy định của
Ngân hang Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
+ Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho
những tổn thất có thể gây ra do khách hàng của các chi nhánh ngân hàng không thực
hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hoạch toán
vào chi phí hoạt động của các ngân hàng (theo qui định tại quyết định số
493/2005/QĐ NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của thống đốc NHNNVN về phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của ngân
hàng.
Dự phòng cụ thể: Là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các
khoản nợ quy định sau đây để dự phòng cho tổn thất có thể xảy ra.
+ Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng
cho vay đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Với tỷ lệ
trích lập 0%.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 69
+ Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, hay là
các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại. Với
tỷ lệ trích lập 5%.
+ Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày
đến 180 ngày hày các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo
thời hạn đã cơ cấu lại. Với tỷ lệ trích lập 20%.
+ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360
ngày hay các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày
theo thời hạn đã cơ cấu lại. Với tỷ lệ trích lập 50%.
+ Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360
ngày hay các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời
hạn đã cơ cấu lại. Với tỷ lệ trích lập 100%.
5.3.4. Biện pháp về nhân sự
- Ban lãnh đạo ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo cán bộ tín
dụng theo lĩnh vực, chuyên ngành, nâng cao năng lực chuyên môn, tạo điều kiện để
nắm chắc hơn nữa tình hình tài chính cũng như quan hệ làm ăn của khách hàng, hiểu
được nguyên nhân vay vốn và việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không.
- Cán bộ tín dụng phải là người chịu trách nhiệm rõ ràng trong quá trình quản
lý nợ địa bàn. Phải linh hoạt, nhạy bén, nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời để quyết
định đầu tư, là người trực tiếp tham mưu đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm đạt
các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
-Tăng cường tính kỷ cương, kỷ luật trong điều hành hoạt động kinh doanh,
nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.
- Tăng cường công tác đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tiêu chuẩn
cán bộ tín dụng, đồng thời phải có chính sách thu hút những người có năng lực vào
làm việc, bố trí sử dụng cán bộ hợp lý, riêng đối với cán bộ tín dụng cần xây dựng
quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 70
- Nhằm đảm bảo chất lượng an toàn tín dụng, đủ khả năng tài chính cho vay
các khoản vay có cơ hội kinh doanh mới, việc tăng cường lực lượng cả về số lượng
lẫn chất lượng của đội ngủ cán bộ tín dụng là nhân tố quan trọng nhất trong hệ thống
kiểm soát nợ của ngân hàng.
- Tăng cường kiểm tra giám sát trong nội bộ ngân hàng.
- Kiểm tra việc thực hiện quy trình cho vay và quy trình phê duyệt tín dụng.
- Kiểm tra các khoản vay đến hạn, thông báo thời hạn thu lãi theo định kỳ.
Kiểm tra đơn xin gia hạn nợ của khách hàng như: tính hợp lý trong đơn của khách
hàng xin gia hạn, số tiền, thời gian, nguyên nhân chủ quan, khách quan.
- Kiểm tra hợp đồng vay vốn.
- Kiểm tra việc phân lọai tài sản có trích lập dự phòng rủi ro và an toàn vốn
tối thiểu.
5.3.5. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro khác
a). Đối với nguyên nhân khách quan.
Ngân hàng xem xét và trợ giúp cho khách hàng để họ có điều kiện tiếp tục
sản xuất và kinh doanh, tạo ra năng suất trả nợ ngân hàng được tốt hơn như:
+ Cho gia hạn nợ (đối với nợ ngắn hạn) và điều chỉnh kỳ hạn nợ (đối với nợ
trung hạn);
+ Tư vấn cho khách hàng (về kế hoạch sản xuất kinh doanh, về quá trình
quản lý doanh nghiệp, hộ sản xuất nhận biết được các yếu kém của mình trong sản
xuất kinh doanh từ đó đưa ra các biện pháp hợp lý nhằm khắc phục tình trạng lỗ, có
nguồn tài chính trả nợ cho ngân hàng);
+ Trợ giúp tài chính cho các khách hàng vay vốn: tức là có thể cho khách
hàng vay vốn một khoản tiền mới nhằm khắc phục lỗ (nếu khách hàng có một
phương án sản xuất kinh doanh cho món vay mới khả thi).
b). Đối với nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng.
- Giám đốc ngân hàng quyết định chuyển sang nợ quá hạn và thông báo cho
khách hàng biết áp dụng lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trần cho vay cùng
loại.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 71
- Áp dụng các biện pháp chế tài: xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện ra tòa.
- Nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương nơi khách hàng cư trú, đây là
cách tốt nhất hiệu quả nhất. Nhưng do luật của nước ta chưa đầy đủ đồng bộ. Trong
thực tế việc đưa ra xét xử vụ kiện dân sự thường rất tốn kém về tiền bạc, thời gian
và thật sự khó khăn trong thi hành án để thu nợ, cho nên cần phải có quan hệ khá tốt
với các cấp chính quyền địa phương và cơ quan pháp luật.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 72
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Qua 3 năm hoạt động, tuy còn những khó khăn nhất định nhưng hoạt động
của Chi nhánh đã từng bước đi vào ổn định; thu nhập, lợi nhuận đều có sự gia tăng
(lợi nhuận trước thuế năm 2006: 4.734 triệu đồng , 2007: 5.776 triệu đồng, 2008:
5.485 triệu đồng).
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn phát triển theo đúng định hướng
của chỉ đạo của ngành. Cụ thể, tỷ lệ an toàn đều thỏa mãn các tỷ lệ chung của ngành,
không vượt giới hạn tín dụng cho phép. Chi nhánh luôn chú trọng nâng cao chất
lượng tín dụng và tăng cường huy động vốn, mở rộng cho vay trên nhiều lĩnh vực
kinh doanh, đồng thời, hoạt động của ngân hàng chỉ thực sự đạt hiểu quả cao khi nào
ngân hàng hạn chế được những rủi ro đến mức thấp nhất.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Song Phú đã phối
hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là với
hội nông dân đã nhanh chóng tuyên truyền, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ về vốn cho
nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên khá giàu, gắn kết việc xác định mục tiêu
sản xuất kinh doanh với việc xây dựng và phát triển cộng đồng dân cư trong việc
phát triển nông nghiệp – nông thôn và đô thị mới một cách sáng tạo, hiệu quả. Cũng
nhờ nguồn vốn tín dụng Ngân hàng mà Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông
thôn chi nhánh Song Phú đã đánh thức tiềm năng kinh tế, khơi dậy động lực phát
triển kinh tế hộ nông dân, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu cây trồng vật nuôi theo chủ trương của tỉnh.
Qua thực tế phân tích cho thấy, hoạt động tín dụng của ngân hàng bị ảnh
hưởng rất lớn do sự biến động của nền kinh tế trong nước và ngoài nước. Năm 2008,
tình hình cho vay trên địa bàn xã tăng chậm, dư nợ thấp, nợ xấu có dấu hiệu gia
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 73
tăng. Do đó trong thời gian tới, chi nhánh cần đặc biệt chú ý đến việc theo dõi nợ,
xử lý nợ quá hạn để hạn chế nợ quá hạn phát sinh và tăng thêm nữa.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương
- Cần tăng cường giúp đỡ ngân hàng nắm được tình hình kinh tế địa phương,
kinh tế từng hộ vay.
- Khi xác nhận cần đúng sự thật và nhanh chóng giúp cho khách hàng và
ngân hàng đỡ tốn thời gian và chi phí.
- Các cấp chính quyền địa phương có thẩm quyền liên quan cần quan tâm
giúp đỡ ngân hàng trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ và khi phát mãi tài sản.
6.2.2. Đối với ngân hàng Agribank chi nhánh Song Phú.
- Chi nhánh cần tăng cường công tác huy động vốn hơn nữa bằng việc áp
dụng các biện pháp đề ra và tiếp tục phát huy các biện pháp huy động sẵn có của
ngân hàng. Khả năng huy động vốn của ngân hàng càng cao có thể giảm đi vốn điều
chuyển xuống. Do đó sẽ làm giảm đi chi phí trả lãi vay của ngân hàng, từ đó có thể
làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
- Duy trì và mở rộng cho vay thêm nhiều khách hàng nhằm làm tăng doanh
số cho vay, đồng thời giúp những khách hàng mới có nhu cầu vay vốn làm quên với
ngân hàng để khách hàng thấy được lợi ích của việc vay vốn và sử dụng vốn vay
một cách hiệu quả.
- Cần xây dựng bộ phận tư vấn riêng cho khách hàng nhằm hướng dẫn thực
hiện hồ sơ vay vốn, trả nợ. Đồng thời, tiếp nhận ý kiến, giải đáp thắc mắc cho khách
hàng.
- Cán bộ tín dụng cần quan tâm người dân hơn nữa nhằm giám sát, theo dõi
khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không. Đồng thời phát hiện kịp
thời những khoản vay có vấn đề, xử lý kịp thời, nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp
nhất cho ngân hàng.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song Phú
GVHD: Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Kim Thoa 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sinh viên Quan Cảnh Chân, (năm 2008), Luận Văn Tốt Nghiệp Phân Tích Thực
Trạng Huy Động Vốn Và Cho Vay Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và PTNT Huyện
Tam Bình Chi Nhánh Song Phú.
2. Sinh viên Nguyễn Thanh Dung, (năm 2006), Luận Văn Tốt Nghiệp Phân Tích
Hoạt động Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Kiên Giang.
3. Thái Văn Đại, (năm 2007), Bài giảng Nghiệp Vụ Kinh Doanh Ngân Hàng Thương
Mại,Tủ sách trường Đại Học Cần Thơ.
4. Thái Văn Đại – Nguyễn Thanh Nguyệt, (năm 2008), Quản Trị Ngân Hàmg
Thương Mại, Tủ sách trường Đại Học Cần Thơ.
5. Sinh viên Trần Thị Gia Hạnh, (năm 2006), Luận Văn Tốt Nghiệp Phân Tích Hoạt
động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Tỉnh Tiền Giang.
6. TS. Nguyễn Minh Kiều, (năm 2008), Nghiệp Vụ Ngân Hàng, Nhà xuất bản thống
kê năm 2008, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM.
7. Tài liệu thực tế của ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú –
huyện Tam Bình.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ptnt chi nhánh song phú.pdf