- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Mỹ cần có
nhiều chính sách về đầu tư, cho vay, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp. Đối
với chính sách tín dụng cần quan tâm:
+ Thủ tục cho vay đơn giản
+ Giảm phí tín dụng đến mức thấp nhất cho nông dân
+ Lãi suất cho vay phải thấp hơn các ngành sản xuất khác
+ Nông dân ứng dụng các mô hình sản xuất khác nhau nên chu kì sản xuất
cũng khác nhau, vì vậy Ngân hàng cần điều chỉnh thời hạn cho vay để vốn vay
phát huy hiệu quả
+ Khi nông dân ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất có sự
chứng nhận của chính quyền địa phương thì Ngân hàng nên xem xét điều kiện
cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của những hộ này
104 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2455 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại Xã Xà Phiên, Huyện Long Mỹ, Tỉnh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c bước sau:
- Bước 1: Giải thích ý nghĩa các hệ số
+ Hệ số tương quan bội R: Ta thấy R = 0,879 = 87,9%, tức là giữa năng
suất (Y) với các loại chi phí như: giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, tưới tiêu và
các nhân tố: diện tích, kinh nghiệm sản suất, trình độ học vấn và số lần tham gia
học lớp tập huấn có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau.
+ Hệ số xác định R2: Ta thấy R2 = 0,772 = 77,2%, có nghĩa là 77,2% sự
thay đổi trong năng suất là do sự thay đổi của các các loại chi phí như: giống lúa,
phân bón, thuốc trừ sâu, tưới tiêu và các nhân tố: diện tích, kinh nghiệm sản suất,
trình độ học vấn và số lần tham gia học lớp tập huấn.
- Bước 2: Kiểm định toàn bộ phương trình
+ Đặt giả thuyết
H0: θ1 = θ2 = θ3 = θ4 = θ5 = θ6 = 0 tức là 6 yếu tố: trình độ học vấn, số lần
tham gia học lớp tập huấn và các loại chi phí giống, chi phi phân bón, chi phi
thuốc trừ sâu, chi phi tưới tiêu, chi phi làm đất không ảnh hưởng đến năng suất.
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 63 SVTH: Thị Thơm
H1: θ1 = θ2 = θ3 = θ4 = θ5 = θ6 ≠ 0 tức là 6 yếu tố: trình độ học vấn, số lần
tham gia học lớp tập huấn và các loại chi phí giống, chi phi phân bón, chi phi
thuốc trừ sâu, chi phi tưới tiêu, chi phi làm đất có ảnh hưởng đến năng suất.
+ Giá trị kiểm định F = 20,343
+ So sánh giá trị tra bảng và giá trị kiểm định
F = 20,343 > Fk, n-k-1,α = F6, 43, 5% = 2,34 hoặc Sig = 0 < α = 0,05 = 5%
+ Kết luận: Với độ tin cậy α = 5% ta bác bỏ giả thuyết H0. Tức là khi cố
định các yếu tố khác ngoài các yếu tố đã nêu ở trên thì các yếu tố đã nêu có ảnh
hưởng đến năng suất.
BẢNG 31: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NS TRONG
PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI CỦA VỤ HT ÁP DỤNG KHKT MỚI
Các khoản mục Chỉ số B Mức ý nghĩa (Sig)
Hằng số a 300.095 0,000
Chi phí giống 0,002 0,018
Chi phí phân bón, thuốc BVTV 0,001 0,001
Chi phi tưới tiêu -0,002 0,004
Chi phí làm đất 0,004 0,049
Trình độ học vấn 3,454 0,046
Số lần học lớp tập huấn 7,377 0,044
(Nguồn: Tổng hợp từ 50 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Từ bảng số liệu trên ta có phương trình hồi qui về năng suất như sau:
Y = 300.095 + 0,002 X1 + 0,001X2 - 0,002X3 +0,004X4 + 3,454X5
+7,377X6
- Giải thích phương trình:
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí giống tăng một đơn vị sẽ làm cho
năng suất tăng 0,002 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí phân thuốc tăng một đơn vị sẽ làm
cho năng suất tăng 0,001 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí tưới tiêu tăng một đơn vị sẽ làm cho
năng suất giảm 0,002 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, trình độ học vấn của nông dân tăng lên 1 cấp
sẽ làm cho năng suất 3,454 kg/công
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 64 SVTH: Thị Thơm
+ Khi các yếu tố khác cố định, nông dân tham gia học lớp tập huấn 1 lần sẽ
làm cho năng suất tăng 7,377 đơn vị.
Nhìn chung, sự tăng lên hay giảm xuống của năng suất nó phụ thuộc rất
nhiều yếu tố nhưng chính nhất vẫn là 6 yếu tố trên nó tác động một cách trực tiếp
đến năng suất, khi có sự thay đổi của các yếu tố này thì năng sẽ thay đổi theo,
như số lần tham gia học lớp tập huấn chỉ tăng lên 1 đơn vị mà năng suất tăng lên
đến 7,377 đơn vị. Như vậy để đạt hiệu quả cao trong sản xuất lúa thì các nông
hộ nên chú ý các nhân tố này nhiều hơn.
4.2.7.5. Viết và giải thích phương trình hồi quy tương quan cho bảng 25,
bảng 27, bảng 39 và bảng 31.
Ta gọi: Biến phụ thuộc Y: Năng suất (kg/công)
Các biến độc lập bao gồm:
X1: Chi phí giống (đồng/công)
X2: Chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (đồng/công)
X3: Chi phi tưới tiêu (đồng/công)
X4: Chi phílàm đất (đồng/công)
X5: Trình độ học vấn (cấp)
X6: Tham gia học lớp tập huấn (lần/măm)
4.2.8. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập ròng (lợi nhuận)
trong từng vụ
Chúng ta chỉ xem xét mức độ ảnh hưởng của các chi phí đầu vào bao gồm
các chi phí: chi phí lúa giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc trừ sâu, chi phí
chuẩn bị đất, chi phí gieo sạ, cấy, chi phí chăm sóc (xịt thuốc, bón phân), chi phí
tưới tiêu, chi phí thu hoạch và vận chuyển, tiền lãi phải trả cho số tiền đầu tư vào
đồng ruộng, các chi phí khác và đầu ra như năng suất đạt được, giá bán xem các
yếu tố này chúng có mối quan hệ như thế nào đối với thu nhập ròng.
4.2.8.1. Vụ Đông Xuân không áp dụng khoa học kỹ thuật mới
Khi xử lý các số liệu bằng phần mềm SPSS về sự hồi qui tương quan giữc
các loại chi phí đến thu nhập ròng, ta chỉ giữ lại các biến có Sig<0,05. Sau đây là
bảng tổng hợp lại các số liệu đã được xử lý bằng phần mềm SPSS:
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 65 SVTH: Thị Thơm
BẢNG 32: TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ
Các chỉ số Các giá trị
Hệ số tương quan bội (R) 0,791
Hệ số xác định (R2) 0,782
Tỷ số F 187,315
Mức ý nghĩa F (Sig.F) 0,000
(Nguồn: Tổng hợp 46 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Kết quả trên được giải thích qua các bước sau:
- Bước 1: Giải thích ý nghĩa các hệ số
+ Hệ số tương quan bội R: Ta thấy R = 0,791 = 79,1%, tức là giữa thu
nhập ròng (Y) với các loại chi phí như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ,
giậm, tưới tiêu, thu hoạch và vận chuyển, năng suất, giá bán có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau.
+ Hệ số xác định R2: Ta thấy R2 = 0,782 = 78,2%, có nghĩa là 78,2% sự
thay đổi trong thu nhập ròng là do sự thay đổi của các các loại chi phí như:
giống, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, giậm, tưới tiêu, thu hoạch và vận chuyển,
năng suất, giá bán.
- Bước 2: Kiểm định toàn bộ phương trình
+ Đặt giả thuyết
H0: θ1 = θ2 = θ3 = θ4 = θ5 = θ6 = θ7 = 0 tức là 7 yếu tố các loại chi phí như:
giống, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, gậm, tươi tiêu, thu hoạch và vận chuyển,
năng suất và giá bán không ảnh hưởng đến thu nhập ròng.
H1: θ1 = θ2 = θ3 = θ4 = θ5 = θ6 = θ7 ≠ 0 tức là 7 yếu tố các loại chi phí như:
giống, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, gậm, tưới tiêu, thu hoạch và vận chuyển,
năng suất và giá bán có ảnh hưởng đến thu nhập ròng
+ Giá trị kiểm định F = 187,315
+ So sánh giá trị tra bảng và giá trị kiểm định
F = 187,315 > Fk, n-k-1,α = F7, 38, 5% = 2,25 hoặc Sig = 0 < α = 0,05 = 5%
+ Kết luận: Với độ tin cậy α = 5% ta bác bỏ giả thuyết H0. Tức là khi cố
định các yếu tố khác ngoài các yếu tố đã nêu ở trên thì các yếu tố đã nêu có ảnh
hưởng đến thu nhập ròng.
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 66 SVTH: Thị Thơm
Bảng 33: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNR TRONG
PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI CỦA VỤ ĐX KHÔNG ÁP DỤNG KHKT MỚI
Các khoản mục Chỉ số B Mức ý nghĩa (Sig)
Hằng số a -3.378.877,231 0,000
Chi phí giống -1,678 0,000
Chi phí phân bón, thuốc BVTV -1,113 0,000
Chi phí gieo sạ, cấy -0,991 0,008
Chi phi tưới tiêu -2,931 0,025
Chi phí thu hoạch và vận chuyển -2,195 0,008
Năng suất 4.572,336 0,000
Giá bán 735.199 0,000
(Nguồn: Tổng hợp từ 46 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Từ bảng số liệu trên ta có phương trình hồi qui về thu nhập ròng như sau:
Y = - 3.378.877,231 - 1,678X1 - 1,113X2 - 0,991X3 - 2,931X4 - 0,195X5 +
4.572,336X6 + 735.199X7
- Giải thích phương trình:
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí giống tăng một đơn vị sẽ làm cho thu
nhập ròng giảm 1,678 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí phân bón tăng một đơn vị sẽ làm cho
thu nhập ròng giảm 1,113 đơn vị..
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí gieo sạ, giậm tăng một đơn vị sẽ làm
cho thu nhập ròng giảm 0,991 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí tưới tiêu tăng một đơn vị sẽ làm cho
thu nhập ròng giảm 2,931 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí thu hoạch và vận chuyển tăng một
đơn vị sẽ làm cho thu nhập ròng giảm 2,195 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, năng suất tăng một đơn vị sẽ làm cho thu
nhập ròng tăng 4.572,336 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, giá bán tăng một đơn vị sẽ làm cho thu nhập
ròng tăng 735.199 đơn vị.
Nhìn chung, sự tăng lên hay giảm xuống của thu nhập ròng nó phụ thuộc rất
nhiều yếu tố nhưng chính nhất vẫn là 7 yếu tố trên nó tác động một cách trực tiếp
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 67 SVTH: Thị Thơm
và rõ ràng nhất đến thu nhập ròng, chỉ cần có sự thay đổi nhỏ của các yếu tố này
thì thu nhập ròng có sự thay đổi rất lớn, như năng suất chỉ tăng lên 1 đơn vị mà
thu nhập tăng lên đến 4.572,336 đơn vị. Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất lúa
thì các nông hộ nên chú ý các nhân tố này để có thể tiết kiệm được một phần chi
phí góp nâng cao thu nhập ròng cho gia đình.
Viết và giải thích phương trình hồi quy tương quan
Ta gọi: Biến phụ thuộc Y: Thu nhập ròng (đồng/công)
Các biến độc lập bao gồm:
X1: Chi phí giống (đồng/công)
X2: Chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (đồng/công)
X3: Chi phí gieo sạ, cấy (đồng/công)
X4: Chi phí tưới tiêu (đồng/công)
X5: Chi phí vận chuyển và thu hoạch (đồng/công)
X6: Năng suất (kg/công)
X7: Giá bán (đồng/kg)
4.2.8.2. Vụ đông xuân áp dụng khoa học kỹ thuật mới.
Tương tự khi xử lý các số liệu bằng phần mềm SPSS có có bảng sau:
BẢNG 34: TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ
Các chỉ số Các giá trị
Hệ số tương quan bội (R) 0,787
Hệ số xác định (R2) 0,774
Tỷ số F 141,259
Mức ý nghĩa F (Sig.F) 0,000
(Nguồn: Tổng hợp 50 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Kết quả trên được giải thích qua các bước sau:
- Bước 1: Giải thích ý nghĩa các hệ số
+ Hệ số tương quan bội R: Ta thấy R = 0,787 = 78,7%, tức là giữa thu nhập
ròng (Y) với các loại chi phí như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, giậm,
tưới tiêu, thu hoạch và vận chuyển, năng suất, giá bán có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau.
+ Hệ số xác định R2: Ta thấy R2 = 0,774 = 77,4%, có nghĩa là 77,4% sự
thay đổi trong thu nhập ròng là do sự thay đổi của các các loại chi phí như:
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 68 SVTH: Thị Thơm
giống, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, giậm, tưới tiêu, thu hoạch, vận chuyển,
năng suất và giá bán.
- Bước 2: Kiểm định toàn bộ phương trình
+ Đặt giả thuyết
H0: θ1 = θ2 = θ3 = θ4 = θ5 = θ6 = θ7 = 0 tức là 7 yếu tố các loại chi phí như:
giống, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, gậm, thu hoạch, vận chuyển, năng suất
và giá bán không ảnh hưởng đến thu nhập ròng.
H1: θ1 = θ2 = θ3 = θ4 = θ5 = θ6 = θ7 ≠ 0 tức là 7 yếu tố các loại chi phí như:
giống, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, gậm, thu hoạch, vận chuyển, năng suất
và giá bán có ảnh hưởng đến thu nhập ròng
+ Giá trị kiểm định F = 141,259
+ So sánh giá trị tra bảng và giá trị kiểm định
F = 141,259 >Fk, n-k-1,α = F7, 42, 5% = 2,25 hoặc Sig = 0 < α = 0,05 = 5%
+ Kết luận: Với độ tin cậy 95% ta bác bỏ giả thuyết H0. Tức là khi cố định
các yếu tố khác ngoài các yếu tố đã nêu ở trên thì các yếu tố đã nêu có ảnh hưởng
đến thu nhập ròng.
BẢNG 35: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNR
TRONG PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI CỦA VỤ ĐX ÁP DỤNG KHKT MỚI
Các khoản mục Chỉ số B Mức ý nghĩa (Sig)
Hằng số a -2.233.628,224 0,000
Chi phí giống -1,060 0,002
Chi phí phân bón, thuốc BVTV -0,987 0,000
Chi phí gieo sạ, giậm -0,845 0,014
Chi phi tưới tiêu -2,697 0,010
Chi phí thu hoạch và vận chuyển -1,069 0,040
Năng suất 4.349,459 0,000
Giá bán 477,092 0,005
(Nguồn: Tổng hợp từ 50 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Từ bảng số liệu trên ta có phương trình hồi qui về thu nhập ròng như sau:
Y = - 2.233.628,224 - 1.060 X1 - 0,978 X2 - 0,845X3 - 2,697 X4 -
1,069X5 + 4.349,459 X6 + 477,092X7
- Giải thích phương trình:
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 69 SVTH: Thị Thơm
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí giống tăng một đơn vị sẽ làm cho thu
nhập ròng giảm 1,060 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí phân bón tăng một đơn vị sẽ làm cho
thu nhập ròng giảm 0,978 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí gieo sạ, giậm tăng một đơn vị sẽ làm
cho thu nhập ròng giảm 0,845 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí tưới tiêu tăng một đơn vị sẽ làm cho
thu nhập ròng giảm 2,697 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí thu hoạch và vận chuyển tăng một
đơn vị sẽ làm cho thu nhập ròng giảm 1,069 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, năng suất tăng một đơn vị sẽ làm cho thu
nhập ròng tăng 4.349,459 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, giá bán tăng một đơn vị sẽ làm cho thu nhập
ròng tăng 477,092 đơn vị.
Nhìn chung, sự tăng lên hay giảm xuống của thu nhập ròng nó phụ thuộc rất
nhiều yếu tố nhưng chính nhất vẫn là 7 yếu tố trên. Nó tác động một cách trực
tiếp đến thu nhập ròng, chỉ cần có sự thay đổi nhỏ của các yếu tố này thì thu nhập
ròng có sự thay đổi rất lớn, như năng suất chỉ tăng lên 1 đơn vị mà thu nhập tăng
lên đến 4.349,459 đơn vị. Chính vì vậy để đạt hiệu quả cao trong sản xuất lúa thì
các nông hộ nên chú ý các nhân tố này nhiều hơn.
Viết và giải thích phương trình hồi quy tương quan
Ta gọi: Biến phụ thuộc Y: Thu nhập ròng (đồng/công)
Các biến độc lập bao gồm:
X1: Chi phí giống (đồng/công)
X2: Chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (đồng/công)
X3: Chi phí gieo sạ, cấy (đồng/công)
X4: chi phí tưới tiêu (đồng/công)
X5: Chi phí vận chuyển và thu hoạch (đồng/công)
X6: Năng suất (kg/công)
X7: Giá bán (đồng/kg)
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 70 SVTH: Thị Thơm
4.2.8.3. Vụ Hè Thu không áp dụng khoa học kỹ thuật mới
Khi xử lý các số liệu bằng phần mềm SPSS về sự hồi qui tương quan giữc các
loại chi phí đến thu nhập ròng thì có bảng tổng hợp các chỉ sau:
BẢNG 36: TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ
Các chỉ số Các giá trị
Hệ số tương quan bội (R) 0,793
Hệ số xác định (R2) 0,785
Tỷ số F 232,825
Mức ý nghĩa F (Sig.F) 0,000
(Nguồn: Tổng hợp 46 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Kết quả trên được giải thích qua các bước sau:
- Bước 1: Giải thích ý nghĩa các hệ số
+ Hệ số tương quan bội R: Ta thấy R = 0,793 = 79,3 %, tức là giữa thu
nhập ròng (Y) với các loại chi phí như: giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo
sạ, giậm, tưới tiêu, thu hoạch và vận chuyển, năng suất, giá bán có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau.
+ Hệ số xác định R2: Ta thấy R2 = 0,785 = 78,5%, có nghĩa là 78,5% sự
thay đổi trong thu nhập ròng là do sự thay đổi của các các loại chi phí như: giống
lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, giậm, tưới tiêu, thu hoạch, vận chuyển,
năng suất và giá bán.
- Bước 2: Kiểm định toàn bộ phương trình
+ Đặt giả thuyết
H0: θ1 = θ2 = θ3 = θ4 = θ5 = θ6 = θ7 = 0 tức là 7yếu tố các loại chi phí như:
giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, gậm, thu hoạch và vận chuyển, năng
suất, giá bán không ảnh hưởng đến thu nhập ròng.
H1: θ1 = θ2 = θ3 = θ4 = θ5 = θ6 = θ7 ≠ 0 tức là 7 yếu tố các loại chi phí như:
giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, gậm, thu hoạch và vận chuyển, năng
suất, giá bán có ảnh hưởng đến thu nhập ròng
+ Giá trị kiểm định F = 232,825
+ So sánh giá trị tra bảng và giá trị kiểm định
F = 232,825 > Fk, n-k-1,α = F7, 38, 5% = 2,25 hoặc Sig = 0 < α = 0,05 = 5%
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 71 SVTH: Thị Thơm
+ Kết luận: Với độ tin cậy α = 5% ta bác bỏ giả thuyết H0. Tức là khi cố
định các yếu tố khác ngoài các yếu tố đã nêu ở trên thì các yếu tố đã nêu có ảnh
hưởng đến thu nhập ròng.
BẢNG 37: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNR
TRONG PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI CỦA VỤ HT KHÔNG ÁP DỤNG
KHKT MỚI
Các khoản mục Chỉ số B Mức ý nghĩa (Sig)
Hằng số a -2.126.662,396 0,000
Chi phí giống -1,079 0,016
Chi phí phân bón, thuốc BVTV -1,152 0,000
Chi phí gieo sạ, giậm -1,261 0,008
Chi phi tưới tiêu -0,991 0,035
Chi phí thu hoạch và vận chuyển -2,314 0,027
Năng suất 3.976,668 0,000
Giá bán 631,184 0,000
(Nguồn: Tổng hợp từ 46 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Từ bảng số liệu trên ta có phương trình hồi qui về thu nhập ròng như sau:
Y = - 2.126.662,396 - 1,079X1 - 1,152X2 - 1,261 X3 - 0,991 X4 - 2,314 X5 +
3.976,668X6 + 631,184X7
- Giải thích phương trình:
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí giống tăng một đơn vị sẽ làm cho
thu nhập ròng giảm 1,097 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí phân bón tăng một đơn vị sẽ làm
cho thu nhập ròng giảm 1,152 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí gieo sạ, giậm tăng một đơn vị sẽ
làm cho thu nhập ròng giảm 1,261 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí tưới tiêu tăng một đơn vị sẽ làm
cho thu nhập ròng giảm 0,991 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí thu hoạch và vận chuyển tăng một
đơn vị sẽ làm cho thu nhập ròng giảm 2,314 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, năng suất tăng một đơn vị sẽ làm cho thu
nhập ròng tăng 3.976,668 đơn vị.
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 72 SVTH: Thị Thơm
+ Khi các yếu tố khác cố định, giá bán tăng một đơn vị sẽ làm cho thu
nhập ròng tăng 631,184 đơn vị.
Nhìn chung, sự tăng lên hay giảm xuống của thu nhập ròng nó phụ thuộc
rất nhiều yếu tố nhưng nhiều nhất vẫn là 7 yếu tố trên nó tác động trực tiếp đến
thu nhập ròng, chỉ cần có sự thay đổi nhỏ của các yếu tố này thì thu nhập ròng có
sự thay đổi rất lớn, như năng suất chỉ tăng lên 1 đơn vị mà thu nhập tăng lên đến
3.976,668 đơn vị và chi cần tăng 1 đơn vị giá bán là thu nhập ròng tăng đến
631,184 đơn vị. Do vậy để sản xuất lúa có hiệu quả hơn thì các nông hộ nên quan
tâm, chú ý các nhân tố này nhiều hơn.
Viết và giải thích phương trình hồi quy tương quan
Ta gọi: Biến phụ thuộc Y: Thu nhập ròng (đồng/công)
Các biến độc lập bao gồm:
X1: Chi phí giống (đồng/công)
X2: Chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (đồng/công)
X3: Chi phí gieo sạ, cấy (đồng/công)
X4: chi phí tưới tiêu (đồng/công)
X5: Chi phí vận chuyển và thu hoạch (đồng/công)
X6: Năng suất (kg/công)
X7: Giá bán (đồng/kg)
4.2.8.4. Vụ Hè Thu áp dụng khoa học kỹ thuật mới
Sau đây là bảng tổng hợp lại các số liệu đã được xử lý bằng phần mềm SPSS:
BẢNG 38: TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ
Các chỉ số Các giá trị
Hệ số tương quan bội (R) 0,786
Hệ số xác định (R2) 0,773
Tỷ số F 140,060
Mức ý nghĩa F (Sig.F) 0,000
(Nguồn: Tổng hợp 50 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Kết quả trên được giải thích qua các bước sau:
- Bước 1: Giải thích ý nghĩa các hệ số
+ Hệ số tương quan bội R: Ta thấy R = 0,786 = 78,6%, tức là giữa thu nhập
ròng (Y) với các loại chi phí như: giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ,
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 73 SVTH: Thị Thơm
giậm, tưới tiêu, thu hoạch và vận chuyển, năng suất và giá bán có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau.
+ Hệ số xác định R2: Ta thấy R2 = 0,773 = 77,3%, có nghĩa là 77,3% sự
thay đổi trong thu nhập ròng là do sự thay đổi của các các loại chi phí như: giống
lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, giậm, tưới tiêu, thu hoạch và vận chuyển,
năng suất và giá bán.
- Bước 2: Kiểm định toàn bộ phương trình
+ Đặt giả thuyết
H0: θ1 = θ2 = θ3 = θ4 = θ5 = θ6 = θ7 = 0 tức là 7 yếu tố các loại chi phí như:
giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, gậm, tưới tiêu, thu hoạch vận chuyển,
năng suất và giá bán không ảnh hưởng đến thu nhập ròng.
H1: θ1 = θ2 = θ3 = θ4 = θ5 = θ6 = θ7 ≠ 0 tức là 7 yếu tố trên có ảnh hưởng đến
thu nhập ròng
+ Giá trị kiểm định F = 140,060
+ So sánh giá trị tra bảng và giá trị kiểm định
F = 140,060 > Fk, n-k-1,α = F7, 42, 5% = 2,25 hoặc Sig = 0 < α = 0,05 = 5%
+ Kết luận: Với độ tin cậy α = 5% ta bác bỏ giả thuyết H0. Tức là khi cố
định các yếu tố khác ngoài các yếu tố đã nêu ở trên thì các yếu tố đã nêu như:
giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ, gậm, tưới tiêu, thu hoạch vận chuyển,
năng suất và giá bán có ảnh hưởng đến thu nhập ròng.
BẢNG 39: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNR
TRONG PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI CỦA VỤ HT ÁP DỤNG KHKT MỚI
Các khoản mục Chỉ số B Mức ý nghĩa (Sig)
Hằng số a -2.635.115,425 0.000
Chi phí giống -1,004 0,009
Chi phí phân bón, thuốc BVTV -0,978 0,000
Chi phí gieo sạ, giậm -0,770 0,000
Chi phi tưới tiêu -2,798 0,013
Chi phí thu hoạch và vận chuyển -1,375 0,000
Năng suất 4.322,962 0,000
Giá bán 627,759 0,000
(Nguồn: Tổng hợp từ 50 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 74 SVTH: Thị Thơm
Từ bảng số liệu trên ta có phương trình hồi qui về thu nhập ròng như sau:
Y = - 2.635.115,425 - 1,004X1 - 0,978X2 - 0,770X3 - 2,798X4 - 1,375X5 +
4.322,962X6 + 627,759X7
- Giải thích phương trình:
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí giống tăng một đơn vị sẽ làm cho thu
nhập ròng giảm 1,004 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí phân bón tăng một đơn vị sẽ làm cho
thu nhập ròng giảm 0,978 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí gieo sạ, giậm tăng một đơn vị sẽ làm
cho thu nhập ròng giảm 0,770 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí tưới tiêu tăng một đơn vị sẽ làm cho
thu nhập ròng giảm 2,798 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, chi phí thu hoạch và vận chuyển tăng một
đơn vị sẽ làm cho thu nhập ròng giảm 1,375 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, năng suất tăng một đơn vị sẽ làm cho thu
nhập ròng tăng 4.322,962 đơn vị.
+ Khi các yếu tố khác cố định, giá bán tăng một đơn vị sẽ làm cho thu nhập
ròng tăng 627,759 đơn vị.
Nhìn chung, sự tăng lên hay giảm xuống của thu nhập ròng nó phụ thuộc rất
nhiều yếu tố nhưng phụ phụ thuộc nhiều nhất là 7 yếu tố trên, chỉ cần có sự thay
đổi nhỏ của các yếu tố này thì thu nhập ròng sẽ có sự thay đổi rất lớn, chẳng hạn
như năng suất chỉ tăng lên 1 đơn vị mà thu nhập tăng lên đến 4.322,962 đơn vị và
giá bán cũng vậy chỉ tăng lên 1 đơn vị là thu nhập sẽ tăng 627,759 đơn vị.
Viết và giải thích phương trình hồi quy tương quan
Trước tiên ta gọi:
Biến phụ thuộc Y: Thu nhập ròng (đồng/công)
Các biến độc lập bao gồm:
X1: Chi phí giống (đồng/công)
X2: Chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (đồng/công)
X3: Chi phí gieo sạ, cấy (đồng/công)
X4: Chi phí tưới tiêu (đồng/công)
X5: Chi phí vận chuyển và thu hoạch (đồng/công)
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 75 SVTH: Thị Thơm
X6: Năng suất (kg/công)
X7: Giá bán (đồng/kg)
4.2.9. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của khoa học kỹ thuật trong sản
xuất lúa.
4.2.9.1. Thuận lợi
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp với sản xuất nông nghiệp, có tiềm năng
to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, theo đánh giá của
các nông hộ thì điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc trồng lúa như: không có
sâu rầy nhiều, thời tiết thuận lợi, không có thiên tai,… nhất là vụ Đông – Xuân
(bắt đầu từ tháng 10 năm trước cho đến tháng 3 năm sau) đây là những tháng mà
thời tiết rất thuận lợi, có đủ nước tưới tiêu nên nông dân thu hoạch năng suất cao
hơn các vụ khác trong năm.
Điều kiện về kinh tế
Được sự hỗ trợ của các viện nghiên cứu nước ngoài như viện nghiên cứu
DANIDA – Đan Mạch nhằm nâng cao kỹ thuật cho nông dân đã hỗ trợ cho xã
các mô hình có kinh phí lớn như mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)… Đây
là nguồn tài trợ rất lớn và quan trọng đối với xã.
Xà Phiên là một xã nghèo, có tiềm năng trong phát triển nông nghiệp nên
được các cơ quan ban ngành chuyên môn hỗ trợ giống, phân, thuốc,… cho các
hộ trồng thử nghiệm đối với các loại giống mới.
Nhận thức của nông dân
Mặc dù trình độ dân trí còn thấp nhưng nông dân có kinh nghiệm và truyền
thống trong trồng lúa nên các mô hình liên quan đến cây lúa thường dễ dàng
truyền đạt và nhân rộng. Ngoài ra, nông dân rất năng động, tích cực học hỏi
những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật đều
được nông dân tham gia nhiệt tình (trừ các hộ ở xa không có điều kiện đi lại
thuận lợi), nên càng ngày người dân càng có sự hiểu biết nhiều và áp dụng các
tiến bộ khoa học cũng dễ dàng thu được hiệu quả cao.
Trong các năm qua xã Xà Phiên đã nhận được nhiều sự quan tâm của các
cơ quan ban ngành trong việc chuyển giao kỹ thuật đến tay người nông dân nên
trình độ canh tác của nông dân ngày càng được nâng cao.
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 76 SVTH: Thị Thơm
Người nông dân ở đây có quan hệ mật thiết với nhau nên họ dễ dàng học
hỏi và làm theo nhau, khi một người nông dân học lớp tập huấn và thực hiện có
hiệu quả trên mảnh ruộng của mình thì lập tức những người nông dân sống lân
cận sẽ học hỏi và làm theo, do đó mô hình rất dễ nhân rộng.
4.2.8.2. Khó khăn
Điều kiện tự nhiên
Các mô hình như sạ lúa theo hàng, mô hình IPM, đều phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện tự nhiên nhất là diễn biến của thời tiết, sâu hại, dịch bệnh cụ thể như:
- Sự xuất hiện của ốc bưu vàng là nguyên nhân lớn nhất khiến nông dân tại
xã khó khăn trong việc áp dụng phương pháp sạ lúa theo hàng.
- Sự phát triển quá nhanh của sâu bệnh đã làm cho nông dân không mạnh
dạng ứng dụng mô hình IPM một cách triệt để, theo nhận định của cán bộ giản
dạy mô hình IPM, khi nông dân ứng dụng mô hình IPM chi phí thuốc, nông dược
vẫn còn cao hơn rất nhiều so với ruộng thí nghiệm, có một vài nơi mô hình IPM
đã không phát triển được do sự phát triển quá nhanh của sâu bệnh.
Sâu bệnh cũng là một trở ngại lớn đối với ruộng trồng lúa OM 2395, OM
5930, OM 4900, OM 4872, OM4498, MTL 500, IR 64, OM 2717 vì giống lúa
này không kháng được rầy và chịu đựng rất kém đối với sâu nên những năm có
sự phát triển mạnh của rầy và sâu bệnh thì năng suất của ruộng trồng các loại lúa
này giảm mạnh, thậm chí còn thấp hơn cả những ruộng trồng giống lúa thường.
Kỹ thuật canh tác.
Đa số các nông hộ có trình độ học vấn còn thấp đa số người dân ở đây chỉ
học đến cấp 2 nên khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học còn hạn chế.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các nông hộ chưa mạnh dạn
áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
Các nông hộ chủ yếu canh tác theo kiểu truyền thống và theo kinh nghiệm
bản thân là chính. Có nhiều lớp tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng lúa,
nhưng mức độ tham gia và áp dụng còn rất ít, trong 80 hộ được phỏng vấn chỉ có
32 hộ là có tham gia học lớp tập huấn.
Các nông hộ còn gieo sạ quá dày, do đó sâu bệnh dễ phát sinh. Đa số nông
hộ còn sử dụng giống có chất lượng chưa cao như: IR 50404,… dẫn đến năng
suất thấp. Chưa xử lý giống khi gieo sạ nên giống nẩy mầm yếu và chết nhiều.
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 77 SVTH: Thị Thơm
Đa số nông hộ bón phân không theo nguyên tắc 4 đúng và bón với lượng
quá nhiều (40-50kg/1000m2) gây lãng phí chi phí và công sức, trái lại năng suất
cũng không cao.
Nông dân ở đây còn sử dụng nông dược quá nhiều có hại đến sức khỏe con
người và gây tâm lý đến người tiêu dùng.
Mô hình ứng dụng các giống mới: Do chưa quen với đặc điểm, thời gian
sinh trưởng, cách thức bón phân, kỹ thuật canh tác nên trong giai đoạn đầu năng
suất không được cao lắm.
Về cơ cấu mùa vụ, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của khí hậu thời
tiết rất lớn. Qua thực tế điều tra cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về năng suất
giữa vụ đông xuân và hè thu.
Vốn sản xuất
Xã Xà Phiên là một xã nghèo, thu nhập tính trên đầu người thấp, trong khi
đó để ứng dụng được khoa học kỹ thuật một số mô hình đòi hỏi chi phí cao như:
- Mô hình sạ lúa theo hàng: để thực hiện được người dân phải tốn chi phí
mua máy sạ lúa theo hàng, trong khi đó nhà nước chưa có sự hỗ trợ thích đáng về
chi phí sản xuất.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nông Nghiệp huyện Long Mỹ thì mỗi công
ruộng của người dân chỉ được vay khoản 15.000.000 đồng, số vốn này chỉ đủ để
mua các yếu tố đầu vào như giông, phân, thuốc,... chứ không đủ để mua các thiết
bị máy móc phục vụ trong sản xuất.
Thị trường
Tuy hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ
trong việc bán sản phẩm nhưng thị trường tiêu thụ ở xã chưa phát triển mạnh,
đầu ra của sản phẩm bán cho thương lái là chủ yếu nên nông dân thường bị
thương lái ép giá.
Thị trường tiêu thụ là vấn đề quan trọng nhất quyết định tính tham gia mô
hình của người dân. Trong thời gian qua, giá cả của một số sản phẩm chính của
xã giao động mạnh khiến người dân không mạnh dạng tham gia hoặc từ bỏ một
số mô hình mới. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định là nguyên nhân
chính khiến nông dân không mạnh dạng bỏ vốn đầu tư vào một số mô hình ứng
dụng khoa học kỹ thuật mới.
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 78 SVTH: Thị Thơm
Bên cạnh thị trường đầu ra giá cả không ổn định, thị trường cung cấp vật tư
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đa số là của tư nhân nên chưa có sự kiểm soát,
hợp tác và liên kết hỗ trợ cho nông hộ. Vì vậy giá vật tư nông nghiệp có sự dao
động lớn gây trở ngại và rủi ro cho nông dân.
Nhận thức và tâm lý của nông dân
Trình độ canh tác thấp, phần lớn là người Khmer không rành tiếng Việt,
một số không biết tiếng Việt nên có sự bất đồng ngôn ngữ giữa cán bộ hướng dẫn
và nông dân thực hiện, gây cản trở rất lớn trong việc chuyển giao khoa học kỹ
thuật, do đó người nông dân thường không nắm bắt được toàn bộ nội dung mà
cán bộ truyền đạt. (Theo ý kiến của một số cán bộ giảng dạy trong chương trình
phòng trừ dịch hại tổng hợp).
Khi ứng dụng khoa học kỹ thuật nông dân bị sức ép tâm lý rất lớn khi thấy
những bất lợi trước mắt trên mảnh ruộng của mình cũng như sự thất mùa của
ruộng kế bên. Cụ thể:
- Mô hình sạ hàng: khi thấy các dấu hiệu như ruộng thưa (0 – 25 ngày tuổi),
sâu bệnh,… nông dân sợ mất mùa họ nhanh chóng cấy thêm lúa để cánh đồng
trông dầy hơn. Trước sự cắn phá của ốc bưu vàng, một số hộ đã ứng phó không
kịp nên đã bị thất mùa thì hàng loạt các hộ khác không tiếp tục sử dụng phương
pháp sạ hàng.
- Mô hình IPM: nông dân thường sử dụng thuốc hóa học với hàm lượng cao
hơn nhiều so với chỉ dẫn của cán bộ vì họ vẫn chưa tin tưởng tuyệt đối vào các
mô hình khoa học kỹ thuật mới.
Người dân tại đây chưa nhận thấy được tất cả các vai trò của các mô hình
ứng dụng khoa học kỹ thuật, chưa nhận thấy được hiệu quả về môi trường của
các mô hình mới như mô hình IPM, không đánh giá cao sự thuận tiện trong chăm
sóc, thu hoạch của mô hình sạ hàng, khi mảnh ruộng của họ ít sâu bệnh họ
thường không công nhận đó là do các biện pháp canh tác mới mang lại mà nghĩ
nguyên nhân là do yếu tố thời tiết, khí hậu thuận lợi mang lại.
Phần lớn những người dân có thời gian nhàn rỗi lớn (ngoài làm những công
việc đồng án thì họ không có là gì thêm), các ngành nghề thủ công truyền thống
không phát triển do không có đầu ra ổn định nên đối với nông dân vai trò tiết
kiệm lao động của một số mô hình là không đáng quan tâm.
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 79 SVTH: Thị Thơm
Cơ sở hạ tầng.
Tuy hiện nay hệ thống thủy lợi đã được đầu tư nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh
vẫn còn thiếu nước trong vụ Hè Thu.
Qua kết quả phỏng vấn, có đến 40 hộ (50%) cho là cơ sở hạ tầng rất tệ, điều này
chứng tỏ rằng việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng không đồng đều giữa các ấp
trong cùng một xã và điều này ảnh hưởng rất xấu đến việc tổ chức và tham giam
các lớp học tập huấn đồng thời làm cho việc tiếp thu các tiến bộ về khoa học kỹ
thuật của các hộ tại địa phương cũng rất hạn chế.
Một số khó khăn khác
Do hạn chế về kinh phí nên số lượng các mô hình trình diễn ít, chưa có sự
quan tâm đúng mức đến việc nhân rộng mô hình, sau khi thực hiện xong mô hình
cơ quan thực hiện không tổ chức điều tra xem mô hình phát triển ra sao, đang
gặp những thuận lợi hay khó khăn gì để từ đó tìm ra các giải pháp để hỗ trợ kịp
thời.
Mặc dù lợi ích kinh tế là lớn nhưng một số mô hình có phần chưa phù hợp với
yêu cầu của thị trường, điều kiện kinh tế cũng như trình độ canh tác của nông dân
như:
- Các mô hình chưa được triển khai đến các nông hộ vùng sâu cùng xa.
Các mô hình chỉ được tổ chức riêng lẻ, chưa có sự quan tâm đến vấn đề
thâm canh tổng hợp nhằm phối hợp các biện pháp kỹ thuật lại với nhau.
Các cơ quan ban ngành chưa thật sự hỗ trợ cho nhau trong quá trình đưa khoa
học kỹ thuật vào xã.
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 80 SVTH: Thị Thơm
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ KHOA HỌC KỸ
THUẬT VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN
5.1. KỸ THUẬT
Nâng cao kỹ thuật canh tác của nông dân, đẩy mạnh chuyển giao đến nông
dân các biện pháp canh tác thích hợp trên các mô hình bằng các phương pháp
sau:
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho nông dân về các biện pháp canh tác mới
như: thường xuyên tổ chức giao lưu với những người nông dân giỏi, tăng cường
tập huấn tại chỗ, đúng từng thời điểm sinh trưởng cụ thể của cây lúa để nông dân
hiểu rõ hơn về các kỹ thuật đã được học.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vùng sâu, vùng xa có điều kiện đến
tham dự các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật như: những nơi mà nông dân
không có điều kiện đi tham gia tập huấn vì nơi tổ chức tập huấn qua xa nhà của
họ thì các cán bộ giảng dạy nên mượn một nơi nào đó mà gần chỗ bà con ở để
phổ biến cho bà con.
- Mỗi mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật cần phải xây dựng nhiều điểm
trình diễn, ở nhiều nơi, tạo mọi điều kiện để nông dân thấy được hiệu quả của mô
hình trình diễn, sau đó tổ chức tập huấn cho nông dân thực hiện và làm theo mô
hình.
- Huyện cần cung cấp cho bà con nông dân giống xác nhận có độ thuần cao,
thời gian sinh trưởng ngắn, được trồng là: OM 1490, VND 95- 20.
- Đẩy mạnh công tác giống, đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản
xuất đại trà. Khuyến cáo nông dân không canh tác các giống lúa kém chất lượng
như: IR 50404,… Cải thiện tập quán sản xuất kém hiệu quả của nông dân như: sạ
lan, sử dụng nhiều và chưa đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón …
Từng bước cơ giới hoá khâu thu hoạch lúa.
- Về nguyên tắc bón phân, nông hộ cần bón phân theo nguyên tắc 4 đúng:
đúng liều, đúng lúc, đúng cách, đúng loại; kết hợp với 3 giảm theo hướng dẫn
của cán bộ kỹ thuật
- Về cơ cấu mùa vụ, cần gieo sạ đúng mùa vụ, tránh trường hợp sạ trễ bị
ảnh hưởng bởi thời tiết mất mùa, mất giá và sâu bệnh nhiều.
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 81 SVTH: Thị Thơm
Ngoài ra bà con cần xử lý giống trước khi gieo sạ bằng hóa chất có tác dụng
giúp giống nảy mầm mạnh, ngăn chặn côn trùng phá hoại.
5.2. VỐN
Khi chuyển giao các mô hình mới đến nông dân, các cơ quan ban ngành cần
có chính sách hỗ trợ lâu dài về vật tư, kỹ thuật, giống, tiền mặt cho hộ nông dân
thông qua việc tìm kiếm và ký kết các hợp đồng bao tiêu giá và sản phẩm cho
nông dân.
Ngân hàng cần phải hỗ trợ vốn với mức lãi suất ưu đãi và thời gian hợp lý
để nông dân có thể trang bị đầy đủ các máy móc, vốn sản xuất để tham gia các
mô hình mới vì làm nông nghiệp người dân không có lời nhiều.
Khuyến khích, mời gọi và tranh thủ nguồn vốn tài trợ của các dự án nước
ngoài.
Thành lập các câu lạc bộ nông dân, tổ hùng vốn để tự giúp nhau trong sản
xuất nhất là trong những lúc cần vốn nhanh, kịp thời.
5.3. THÔNG TIN
Thông tin là yếu tố cần thiết để nông dân nhanh chóng nắm bắt được các
tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng phó kịp trước những thay đổi của thị trường và
môi trường sản xuất. Đặc biệt là các mô hình mới thường có tính rủi ro cao,
thông tin góp phần nông dân làm chủ được thị trường. Vì vậy cần phải:
- Nâng cao vai trò của nhà thông tin xã trong việc cung cấp các thông tin
cần thiết về thị trường, khoa học kỹ thuật v.v.
- Nâng cao nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của thông tin thị
trường, kiến thức, về kỹ thuật sản xuất, giúp họ hiểu được tầm quan trọng của
thông tin đối với đời sống.
5.4. THỊ TRƯỜNG
Cần lập các tổ hợp tác để ký hợp đồng với các nhà tiêu thụ nông sản.
Tăng cường tạo mối quan hệ tốt giữa nông dân với các cơ sở thu mua nông
sản, khuyến khích bao tiêu sản phẩm, xây dụng các Hợp tác xã thu mua nông
sản.
Xây dựng và hoàn thiện dần mạng lưới thị trường tiêu thụ sản phẩm có sự
liên thông gắn kết từ Xã – Huyện – Tỉnh để đảm bảo tại chợ xã phải có các cửa
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 82 SVTH: Thị Thơm
hàng, cơ sở của chợ huyện, của xã khác đặt tại đó, tạo điều kiện phát triển thương
mại, dịch vụ mà trọng tâm là tiêu thụ nông sản.
5.5. CƠ SỞ HẠ TẦNG
Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tập trung đầu tư trước mắt
là hệ thống thủy lợi để đảm bảo đủ nước tưới tiêu vào mùa khô và sau đó là đầu
tư xây dựng các con đường đan, bê tông để việc đi lại thuận tiện hơn cho các
nông hộ ở vùng xa, vùng sâu; góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
Phải đặc biệt quan tâm, ưu tiên đối với những công trình thủy lợi nằm trong
vùng có điều kiện khó khăn về nguồn nước.
Thành lập thêm các tổ chức Hợp tác xã phấn đấu mỗi ấp đều có một Hợp
tác xã để có thể tất cả nông dân đều tham gia vào các tổ chức này để thông qua
đó nắm bắt đầy đủ những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất.
5.6. ĐỐI VỚI NÔNG DÂN
Nâng cao trình độ dân trí cho nông dân vì chỉ có giáo dục mới cho phép
nông dân tiếp thu được thông tin và hiểu biết những vấn đề kỹ thuật mới như: tổ
chức dạy học bổ túc văn hóa cho những người không đi học và khuyên khích bà
con cho con em mình đi học đến nơi đến chốn.
Nội dung, hiệu quả, phương pháp thực hiện của các mô hình ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật cần phải được tuyên truyền rộng rãi đến nông dân thông
qua các cán bộ nông nghiệp và phương tiện truyền thanh đại chúng. Đưa lên
truyền hình, truyền thanh nhiều bài phóng sự về các mô hình mới đang được ứng
dụng thành công tại xã.
5.7. CÁC CƠ QUAN BAN NGÀNH
Cán bộ khuyến nông tích cực hơn trong việc đưa vào các mô hình mới có
sức hút đối với thị trường, giá trị kinh tế cao nhằm góp phần cải thiện đời sống
cho nông dân như mô hình lúa – tôm, mô hình lúa – màu bằng cách tổ chức các
buổi tập huấn về kỹ thuật và tìm kiếm những nguồn giống mới và tốt để cho bà
con sản xuất thử.
Các ứng dụng khoa học kỹ thuật cần phải xuất phát từ nhu cầu thị trường,
điều kiện kinh tế cũng như nguyện vọng của nông dân, chủ trương định hướng
sản xuất của địa phương.
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 83 SVTH: Thị Thơm
Khi nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, trong giai đoạn đầu cần có
chính sách hỗ trợ giá phân bón, giống, thuốc hóa học (có thể hỗ trợ 100% giống,
hoặc hỗ trợ bằng tiền mặt để khuyến khích người dân áp dụng một cách triệt để)
và bao tiêu giá và sản phẩm (ổn định đầu ra cho nông dân).
Tổ chức nhiều mô hình trình diễn để chứng minh cho nông dân thấy cụ thể
về lợi ích của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 84 SVTH: Thị Thơm
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu tại xã Xà Phiên tôi rút ra được kết luận như sau:
Xã Xà Phiên là một xã nghèo, có trình độ dân trí thấp. Từ những năm 2004 đến
nay, khoa học kỹ thuật về nông nghiệp đã từng bước được triển khai đến xã, các
tiến bộ khoa học kỹ thuật được triển khai thông qua các dự án, các mô hình và
được thực hiện bởi các cơ quan ban ngành nhà nước như: Sở khoa học công
nghệ, Chi cục bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông huyện Long Mỹ, Trung tâm
khuyến nông Tỉnh Hậu Giang. Kinh phí thực hiện mô hình được cung cấp bởi
Nhà nước và các Viện nghiên cứu nước ngoài.
Có thể nói khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi đáng kể tình hình sản xuất
nông nghiệp tại xã và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong việc nâng cao
hiệu quả sản xuất nông nghiệp, và được thể hiện qua các mặt sau:
- Từ phương pháp canh tác truyền thống, nông dân đã từng bước ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật như: kỹ thuật sạ lúa theo hàng, ứng dụng phương pháp
phòng trừ dịch hại (IPM), bón phân cân đối theo bảng so màu lá lúa, sử dụng
giống lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao,… và bắt đầu thực hiện chương trình 3
giảm – 3 tăng.
- Từ chỗ người nông dân còn xa lạ, ngỡ ngàng với việc tiếp cận, áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới thì nay đã tiến lên từng bước làm chủ công
nghệ.
Qua kết quả điều tra 80 hộ sản xuất trên địa bàn nghiên cứu, đề tài rút ra được
một số kết luận sau:
+ Số nhân khẩu trung bình của hộ là 5 người, nhưng lao động trực tiếp sản
xuất là 2 người. Trình độ học vấn của nông hộ tuy chưa cao (trung bình học đến
cấp 2) nhưng điều kiện sống hiện tại đã giúp họ nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ
thuật nhanh hơn trước đây và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
+ Các hộ thường nhận được thông tin về kỹ thuật từ nhiều nguồn nhưng
phần lớn là từ cán bộ khuyến nông và phương tiện thông tin đại chúng. Có 32 hộ
(40%) có tham gia tập huấn kỹ thuật, đơn vị tổ chức tập huấn chủ yếu là cán bộ
khuyến nông.
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 85 SVTH: Thị Thơm
+ Phần lớn, nông dân chọn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là do
yêu cầu của thị trường và làm theo phong trào, đặc biệt là khâu chọn giống thì
nông dân sử dụng các loại giống mới do giống cũ đã thoái hóa, chất lượng gạo
không cao, năng suất thấp và bán được giá không cao.
+ Các mô hình khoa học kỹ thuật được nông dân ứng dụng là giống mới,
IPM, sạ hàng và cũng có hộ ứng dụng kết hợp các mô hình như giống mới – IPM,
giống mới – IPM – sạ hàng. Đói với nông hộ áp dụng kỹ thuật sản xuất mới thì
năng suất bình quân đạt được 768,25kg/công, tăng 3,19% so với nông hộ áp dụng
kỹ thuật mới.
Qua kiểm định thì
+ Năng suất chịu ảnh hưởng chi phí giống, phân bón, thuốc hóa học, chi phí
sạ giậm, chi phí tưới tiêu,,trình độ học vấn và số lần học lớp tập huấn.
+ Thu nhập ròng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: chi phí giống, phân bón,
thuốc hóa học, chi phí gieo sạ, tưới tiêu, thu hoạc vận chuyển, năng suất, giá bán
và 3 loại chi phí: chi phí giống, chi phí phân bón, thuốc hóa học, chi phí thu
hoạch chiếm tỷ trọng rất lớn; Năng suất và giá bán có tác động tỷ lệ thuận với thu
nhập ròng, trong đó năng suất ảnh hưởng rất lớn.
Vì vậy, nông hộ cần giảm bớt các loại chi phí có tỷ trọng cao và ảnh hưởng
lớn đến thu nhập đồng thời bằng các biện pháp canh tác theo khoa học để tăng
năng suất, tìm nguồn tiêu thụ tốt để bán được giá cao hơn – có như vậy thì thu
nhập ròng của nông hộ sẽ tăng lên đáng kể.
6.2. KIẾN NGHỊ
Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật, tình hình các
các chính sách triển khai khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa, thuận lợi, khó
khăn và tình hình ứng dụng khoa học kỹ thuật của 50 hộ tại xã Xà Phiên, đề tài
xin đưa ra một số kiến nghị sau:
6.2.1. Đối với nông hộ
- Nên áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất vì hiệu quả sản
xuất và hiệu quả kinh tế đối với nộng hộ ứng dụng khoa học kỹ thuật cao hơn so
với hộ không ứng dụng và nên ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật có tính
chất bổ sung cho nhau như giống mới – IPM, giống mới – IPM – sạ hàng tăng để
đạt hiệu quả cao.
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 86 SVTH: Thị Thơm
- Nông dân nên tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, tham
gia học hỏi kinh nghiêm từ các mô hình khoa học kỹ thuật được nông dân khác
ứng dụng có hiệu quả. Đồng thời không ngừng nâng cao kiến thức trong sản xuất
bằng cách tìm đọc sách báo, nghe đài, xem tivi… về những mô hình khoa học kỹ
thuật được ứng dụng trong sản xuất lúa.
- Khi đã quyết định theo mô hình nào thì phải cố gắng ứng dụng triệt để,
nếu gặp khó khăn do chưa nắm rõ kỹ thuật nên tìm cán bộ khuyến nông, cán bộ
nông nghiệp để được tư vấn.
- Tích cực tìm thị trường tiêu thụ và nắm bắt giá cả nông sản thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng.
- Cần tính toán chi phí, lợi nhuận sau mỗi vụ hoặc mỗi năm khi ứng dụng
các mô hình khoa học kỹ thuật.
- Nông dân nên liên kết lại để sản xuất và thu hoạch cùng một lúc để tìm
được người mua với số lượng lớn nhằm giảm bớt khâu trung gian để bán được
giá cao hơn.
6.1.2. Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành
Để thúc đẩy mô hình khoa học kỹ thuật được triển khai và ứng dụng rộng
rãi tại địa phương, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị đối với chính quyền địa
phương và các cơ quan có liên quan như sau:
- Cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân nghe, hiểu và thực hiện nên
công tác truyền thông là rất quan trọng. Vì vậy, cán bộ khuyến nông, cán bộ
nông nghiệp của xã Xà Phiên và huyện Long Mỹ cần kết hợp nhau để:
+ Tăng cường công tác khuyến nông, tổ chức nhiều lớp tập huấn các mô
hình khoa học kỹ thuật như cách gieo trồng các loại giống mới, ứng dụng các mô
hình IPM, sạ hang,… và khuyến khích, tạo điều kiện cho nông dân tham gia tập
huấn nhiều hơn.
+ Tăng cường công tác trình diễn thí điểm, nhân rộng mô hình khoa học kỹ
thuật đạt hiệu quả cao tại các ấp khác nhau trong xã, từ đó nông dân có thể chọn
mô hình khoa học kỹ thuật phù hợp với nguồn lực sẵn có của mình để ứng dụng.
- Tổ chức những cuộc gặp gỡ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các nông
dân sản xuất giỏi với các nông dân trong vùng. Giới thiệu, biểu dương những
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 87 SVTH: Thị Thơm
nông dân áp dụng thành công các mô hình khoa học kỹ thuật để khuyến khích
nông dân khác trong vùng làm theo.
Đối với cán bộ nông nghiệp xã:
- Phải theo dõi và cập nhật thường xuyên tình hình sản xuất của nông hộ,
tình hình phát triển của sâu bệnh trong vùng để kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn nông
dân khi có những diễn biến bất lợi phát sinh.
- Xem xét từng thời điểm xuất hiện của dịch hại, sâu bệnh… để lên kế
hoạch cho nông dân đồng loạt phun, xịt thuốc để đảm bảo tiêu diệt hết các loại
sâu hại, thiên địch trong thời điểm đó.
Ủy Ban nhân dân xã Xà Phiên cần quan tâm thực hiện các vấn đề sau:
- Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn và thủy lợi nội
đồng để phục vụ tốt hơn cho nông dân trong việc đi lại và sản xuất. Đồng thời
xây dựng cơ sở hạ tầng (giáo dục, đào tạo nghề, y tế,… ) nhằm mục đích nâng
cao trình độ dân trí, tạo điều kiện cho nông dân dễ dàng tiếp thu các biện pháp
khoa học kỹ thuật và ứng dụng trong sản xuất để tăng năng suất và tăng hiệu quả
sản xuất.
- Cán bộ các ban ngành có liên quan cần cập nhật các thông tin về giá cả
đầu ra, đầu vào cho nông dân một cách kịp thời.
- Hình thành tổ chức thu mua lúa của nông dân để bán cho các công ty, nhà
máy thì giá bán sẽ cao hơn so với nông dân bán riêng lẻ cho thương lái hoặc tìm
nhà tiêu thụ để kí hợp đồng với nông dân.
- Tổ chức theo từng ấp hoặc trên phạm vi toàn xã 1 nhóm hoặc câu lạc bộ
cung cấp lao động khi thu hoạch cho nông dân để tránh tình trạng khan hiếm lao
động khi thu hoạch ngày càng cao.
6.1.3. Đối với Nhà nước
Vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan trọng trong nền kinh
tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhà nước cần có chính sách liên kết 4
nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp để giúp đỡ, hỗ trợ cho
nhà nông trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Nhà nước cần phải hỗ trợ đủ kinh phí để giúp các cơ quan ban ngành
trong việc xây dựng và triển khai mô hình đến nông dân như: Kinh phí xây dựng
các điểm trình diễn ở nhiều khu vực kể cả những vùng thuộc vùng sâu, vùng xa;
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 88 SVTH: Thị Thơm
Kinh phí thực hiện các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật và kinh phí vận động
nông dân đặc biệt là nông dân vùng sâu, vùng xa đến tham dự; Kinh phí tuyên
truyền và vận động nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; Kinh phí
tổ chức điều tra xem các mô hình mới tiến triển như thế nào.
- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Mỹ cần có
nhiều chính sách về đầu tư, cho vay, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp. Đối
với chính sách tín dụng cần quan tâm:
+ Thủ tục cho vay đơn giản
+ Giảm phí tín dụng đến mức thấp nhất cho nông dân
+ Lãi suất cho vay phải thấp hơn các ngành sản xuất khác
+ Nông dân ứng dụng các mô hình sản xuất khác nhau nên chu kì sản xuất
cũng khác nhau, vì vậy Ngân hàng cần điều chỉnh thời hạn cho vay để vốn vay
phát huy hiệu quả
+ Khi nông dân ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất có sự
chứng nhận của chính quyền địa phương thì Ngân hàng nên xem xét điều kiện
cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của những hộ này.
- Nhà nước tạo điều kiện cho các Viện, Trường tăng cường công tác lai tạo,
nghiên cứu giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái
của từng vùng khác nhau, sau đó phổ biến đến nông dân thông qua các lớp tập
huấn.
Và cuối cùng, Nhà nước cần có chính sách để bình ổn giá đầu ra và đầu
vào, cần có các biện pháp đảm bảo cho nông dân không bị thiệt thòi khi mua vật
tư nông nghiêp với giá cao hoặc bán nông sản với giá thấp và không ổn định.
Thành lập một Hợp tác xã đại diện cho nông dân đứng ra thu mua nông sản và
tìm kiếm thị trường ký kết các hợp đồng thu mua nông sản với nông dân để đảm
bảo ổn định giá cả cho nông dân.
Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Xà Phiên
GVHD: Trần Bá Trí 89 SVTH: Thị Thơm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Minh Hải. Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp, Trường Đại học
An Giang Khoa KT – QTKD.
2. TS. Đinh Phi Hổ (2003). Kinh tế nông nghiệp, Nhà Xuất bản Thống kê.
3. PGS.TS. Lâm Quang Huyên. Giáo trình kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác
trong nông nghiệp Việt Nam, NXB trẻ
4. Võ Thị Thanh Lộc, MBA (2001). Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh
doanh và knih tế, Nhà xuất bản Thống Kê.
5. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết. Quản trị Tài chính, Tủ sách Đại học Cần
Thơ.
6. TS. Vũ Đình Thắng (2002). Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, NXB
Thống Kê Hà Nội.
7. Niên giám thống kê huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, năm 2007.
8. Viện kinh tế nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bộ vào sản xuất cây
lương thực và thực phẩm, NXB Nông nghiệp – Hà Nội.
Trang web:
www.haugiang.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG.pdf