Luận văn Phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Hoàn thiện phân tích tài chính tại các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là yêu cầu cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp bất động sản và của các đối tượng quan tâm. Việc hoàn thiện phân tích tài chính trên phương diện xây dựng hệ thống chỉ tiêu, cách thức thực hiện và nội dung phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính. Về cơ bản cần đảm bảo những yêu cầu sau: + Đảm bảo phân tích tài chính khoa học, rõ rang đáp ứng tốt yêu cầu về phân tích tài chính của các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán nói riêng, của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán nói chung. + Trong phân tích tài chính các chỉ tiêu được phân theo nhóm có tính liên đới giữa các chỉ tiêu. + Có tính khoa học, dễ dàng tiếp cận, dễ hiểu không gây sự nhầm lẫn. + Phù hợp với đặc thù công ty cổ phần bất động sản niêm yết Việt Nam. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng phân tích tài chính, từ đó đưa ra những quan điểm, những giải pháp để hoàn thiện phân tích tài chính của các CTCP BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nhằm hạn chế những tồn tại đang có về tình hình phân tích tài chính, tăng tính hiệu quả thông tin phân tích tài chính, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin như nhà quản lý, nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước,. có những quyết định đúng đắn của riêng mình khi tham gia hoặc có giao dịch liên quan đến thị trường

pdf90 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng nhất về phương pháp nghiên cứu: có công ty thực hiện phân tích trong 2 năm, 3 năm, 5 năm; Số ít công ty sử dụng phương pháp so sánh năm phân tích với năm gốc, hầu hết các công ty không so sánh. (5) Một số chỉ tiêu khác Hầu hết các công ty phân tích 4 – 5 chỉ tiêu như phân tích ở trên. Số ít công ty còn sử dụng những chỉ tiêu khác như: ASM sử dụng thêm chỉ tiêu: Lãi cơ bản trên cổ phiếu, ASM đưa ra số liệu năm gốc và năm phân tích cho chỉ tiêu này, Có so sánh sự biến động của chỉ tiêu Lãi cơ bản trên cổ phiếu. D11 cũng phân tích chỉ tiêu về cổ phiếu: EPS và Giá trị sổ sách. D11 đưa ra giá trị của EPS và Giá trị sổ sách trong năm gốc và năm phân tích, nhưng không có sự so sánh sự biến động giữa các năm. LCG phân tích chỉ tiêu về cổ phiếu là: Tỷ số giá trị thị trường, Khối lượng cổ phiếu giao dịch, EPS, Giá trị sổ sách. Qua việc phân tích thực trạng phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản, thấy rằng các công ty chưa chú trọng phân tích các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu, chỉ một số ít công ty đã đề cập đến chỉ tiêu này nhưng không có sự đồng nhất giữa các công ty, và số lượng chỉ tiêu phân tích còn hạn chế. 3.2.3 Đánh giá thực trạng phân tích tài chính của các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tại các công ty cổ phần bất động sản niêm yết, công tác phân tích tài chính vẫn chưa thực sự được chú trọng. Điều này thể hiện ở: tổ chức công tác phân tích còn sơ sài, phương pháp phân tích còn đơn điệu, không thống nhất, nội dung phân tích chưa toàn diện. Qua thực tế thực trạng phân tích tài chính của các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam công bố công khai. Tác giả đưa ra một số đánh giá sau: 57  Về tổ chức phân tích: Các công ty bất động sản tiến hành phân tích tài chính chưa có sự chuyên nghiệp và khoa học. Có công ty không tiến hành phân tích tài chính chiếm 4/58 công ty gồm: API, HQC, LHG, PVC. Công tác phân tích tài chính tại các công ty cổ phần bất động sản niêm yết chưa được quan tâm đúng mức, chưa có bộ phận phân tích tài chính riêng biệt mà thường chung với bộ phận kế toán. Hiệu quả của việc phân tích thông tin và thông tin cung cấp chưa cao, Chưa khai thác hết tầm quan trọng của công cụ phân tích tài chính để cung cấp thông tin tài chính tổng thể và khoa học cho người sử dụng thông tin.  Nội dung phân tích tài chính và nguồn số liệu: được các công ty cổ phần bất động sản niêm yết phân tích chủ yếu là bốn chỉ tiêu phản ánh: cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, năng lực hoạt động. Tuy nhiêu, chưa thực sự đầy đủ và cách tính còn nhiều bất cập. Số lượng các nội dung cần phân tích ở các công ty là khác nhau. Trong cùng một nội dung phân tích số lượng chỉ tiêu phân tích ở các công ty là khác nhau, cách tính các chỉ tiêu là khác nhau, thời gian phân tích các chỉ tiêu khác nhau. Chủ yếu số liệu trình bày mang tính chất liệt kê, không có sự so sánh giữa các năm với nhau và so sánh với công ty khác, với ngành khác. Bảng phân tích nhiều công ty trình bày lộn xộn các chỉ tiêu, bảng phân tích sơ sài không khoa học. Cùng một chỉ tiêu mà đơn vị tính khác nhau. Số lượng các chỉ tiêu tính toán còn thiếu, không có sự liên kết với nhau, chỉ đưa ra những nhận định mang tính sơ bộ cho từng chỉ tiêu mà mất đi tính khái quát. Do vậy, các chỉ tiêu phân tích của các công ty bất động sản chưa thể hiện được toàn bộ các mặt của tình hình tài chính công ty, dễ gây nhầm lẫn và sai lệch cho người sử dụng thông tin. Để phân tích tài chính chỉ tập trung vào báo cáo tài chính, chủ yếu là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó, đôi khi nhận định được đưa ra còn phiến diện và thiếu tính chính xác.  Về Tên gọi: tên gọi của một số chỉ tiêu chưa phù hợp với chế độ kế toán. Như hệ số khả năng thanh toán hiện hành công ty CSC được xác định bằng Tổng TS/Nợ phải trả đây là hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nhanh (tiền và tương đương tiền/Nợ ngắn hạn) đây là hệ số khả năng thanh toán tức thời. 58  Về công bố phân tích tài chính: Việc công bố phân tích tài chính là nội dung thông tin bắt buộc các công ty niêm yết phải công bố trong bản cáo bạch và báo cáo thường niên. Nhưng thực tế, có những công ty công ty không đầy đủ các chỉ tiêu phân tích, có những chỉ tiêu lại công bố thừa bị trùng lắp như khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty CSC. Các công ty API, HQC, LHG, PVC không có bảng phân tích tài chính trong báo cáo thường niên. ITA không công bố công khai báo cáo thường niên năm 2014; IDV không công bố công khái báo cáo thường niên năm 2013 và 2014.  Phƣơng pháp phân tích: Các công ty bất động sản niêm yết số ít sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích. Phương pháp so sánh là phương pháp dễ sử dụng, nhưng phần lớn các công ty chỉ liệt kê số liệu chỉ tiêu của năm báo cáo, hay năm liền kề mà không so sánh với số liệu của năm trước vận dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để biết được mức độ và tốc độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Do vậy, việc phân tích các công ty thường không phản ánh được xu hướng và nhịp điệu tăng/giảm của các chỉ tiêu tài chính. Trong phân tích các công ty có thể sử dụng kết hợp rất nhiều phương pháp như: phương pháp Dupont, phương pháp loại trừ, phương pháp phân tích chi tiết chỉ tiêu. Nhưng đã không được tất cả các công ty vận dụng, tạo nên sự đơn điệu trong quá trình phân tích, không hiệu quả về mặt số liệu cho người sử dụng thông tin, khó đă ra nhận định đúng đắn và toàn diện về tình hình tài chính của công ty. Việc thực hiện phương pháp so sánh mới được một số công ty vận dụng, nhưng mới chỉ áp dụng trong phạm vi công ty, mà chưa so sánh với công ty khác hay với trung bình ngành để biết được vị thế của công ty, để có được quyết định tài chính phù hợp. Do phương pháp phân tích của các công ty cổ phần bất động sản chưa đa dạng, chủ yếu là thống kê chi tiết, một số ít vận dụng phương pháp so sánh, nên chưa xác định được nguyên nhân và nhân tố tác động đến các chỉ tiêu phân tích tài chính, cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố là tích cực hay tiêu cực đển chỉ tiêu phân tích. Từ đó, gây ra ảnh hưởng đến công tác ra quyết định và quản lý tài chính, không có hướng đi rõ rang và khoa học. 59 Kết luận chƣơng 3 Chương 3 đã làm rõ những nội dung sau: - Tổng quan về các công ty bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phân tích thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trên cơ sở pháp luật và qua khảo sát thực tế, phân tích và đánh giá tình hình phân tích tài chính của các công ty cổ phần bất động sản niêm yết công bố công khai. Từ nghiên cứu và đánh giá thực trạng, để góp phần tăng hiệu quả của phân tích tài chính, tăng tính minh bạch của thông tin trên TTCK. Thì các CTCP niêm yết nói chung, CTCP BĐS niêm yết nói riêng cần tự lực hoàn thiện trong việc nâng cao chất lượng thông tin công bố trên thị trường. Qua nghiên cứu thực tế tình hình phân tích báo cáo tài chính của các CTCP BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam thấy rằng việc phân tích báo cáo tài chính chưa được xây dựng một cách phù hợp. Các chỉ tiêu phân tích tài chính đã được công bố và trình bày trên bản cáo bạch và báo cáo thường niên của các công ty, tuy nhiên chất lượng thông tin còn chậm trễ, chưa cung cấp đầy đủ cho các đối tượng sử dụng, còn nhiều sai sót. Do vậy, việc hoàn thiện hệ thống phân tích tài chính nhằm nâng cao hiệu quả phân tích tài chính các CTCP BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam là vấn đề cần được quan tâm thực hiện. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phân tích tài chính, đã cung cấp bức tranh thực tế về phân tích tài chính của các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, tác giả đã đưa ra những đánh giá về kết quả thực hiện và những tồn tại cần khắc phục. Làm căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán ở chương 4. 60 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 4.1 SỰ CẦN THIẾT HOÀN HIỆN HỆ THỐNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - Từ thực trạng phân tích tài chính của các công ty cổ phần BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất sơ sài và nhiều hạn chế. Cho thấy việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính là thực sự cần thiết. Đây là mối quan tâm không chỉ của doanh nghiệp, của ngành BĐS mà còn là của cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư và đối tác của doanh nghiệp. - Hoàn thiện phân tích tài chính các công ty cổ phần BĐS niêm yết là cần thiết vì mục đích quan trọng và thiết thực: nâng cao hiệu quả phân tích tài chính của các công ty, đảm bảo lợi ích cho chính các công ty cổ phần BĐS, đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng và góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Tựu chung lại, Phân tích tài chính phải xem xét trên những quan điểm sau: Chỉ tiêu phân tích tài chính phải thể hiện tính công khai, minh bạch, dễ hiểu, kịp thời, đơn giản, khách quan, tổng thể cho các đối tượng sử dụng thông tin. 4.1.1 Phân tích tài chính phải đảm bảo tính công khai, minh bạch Đặc điểm giao dịch công khai giúp cho TTCK duy trì tính minh bạch trong các giao dịch tài chính. Vì tính minh bạch nên tất cả những người tham gia đều nắm được thông tin về giá cả của các cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường và những người tham gia còn có thể truy cập vào những thông tin tương tự giúp cho họ có thể giao dịch tự do và hiệu quả. Trong Dự thảo phát triển thị trường chứng khoán năm 2010 – 2020, qua đó thấy được mục tiêu của Ủy ban chứng khoán: minh bạch và công khai thông tin của thị trường phục vụ nhà đầu tư là con đường để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Do vậy, việc hoàn thiện phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản nói riêng là cần thiết cho giai đoạn này. 61 4.1.2 Hệ thống phân tích tài chính phải dễ hiểu Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cần dễ hiểu, phù hợp với chế độ kế toán tài chính hiện hành. Giúp mọi đối tượng sử dụng thông tin dễ dàng tiếp cận và hiểu đúng, tránh gây sự nhậm lẫn, nâng cao hiệu quả về sử dụng thông tin phân tích tài chính do các công ty cổ phần bất động sản niêm yết công bố công khai. 4.1.3 Hệ thống phân tích tài chính phải kịp thời, khách quan Thông tin phân tích tài chính cần kịp thời giúp cho thông tin không bị mất giá trị, người sử dụng thông tin sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn. Khách quan không bóp méo thông tin vì bất kì mục đích nào, cho mọi đối tượng sử dụng thông tin. Từ đó, đảm bảo tính kịp thời, khách quan phản ánh đúng bản chất của tình hình tài chính khi đối tượng quan tâm sử dụng thông tin. 4.1.4 Hệ thống phân tích tài chính phải đảm bảo tính tổng thể Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cần được bao quát tổng thể các mặt của tài chính, giúp cho bất kỳ đối tượng sử dụng thông tin nào cũng có được cơ sở cần thiết cho việc ra quyết định của mình. 4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC CTCP BĐS NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM 4.2.1 Các phƣơng pháp sử dụng trong phân tích Phương pháp phân tích tài chính bao gồm các cách thức, các công cụ để nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính nhằm tiếp cận, đánh giá tình hình, xu hướng và bản chất biến động của các chỉ tiêu tài chính, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để phân tích tài chính doanh nghiệp, thường sử dụng nhiều phương pháp phân tích tài chính khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Các phương pháp hay sử dụng như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp loại trừ, phương pháp Dupont, phương pháp liên hệ cân đối.  Phƣơng pháp so sánh phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính nhằm đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của đối tượng đang nghiên 62 cứu. Để áp dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích cần chú trọng đến một số nội dung cơ bản: điều kiện so sánh của các chỉ tiêu, gốc so sánh, các dạng so sánh chủ yếu. Trong phân tích tài chính, phương pháp so sánh thường sử dụng là so sánh ngang và so sánh dọc. So sánh bằng số tuyệt đối để thấy được sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích, so sánh bằng số tương đối để thấy được tốc độ hay tỷ lệ tăng hay giảm bao nhiêu % của chỉ tiêu phân tích. So sánh ngang (hay kỹ thuật phân tích ngang) là so sánh mỗi chỉ tiêu theo thời gian hoặc theo không gian khác nhau có tính chất tương đồng. So sánh dọc (hay còn gọi là kỹ thuật phân tích dọc) là so sánh bằng số tương đối từng bộ phận với tổng thể, hoặc bộ phận này với bộ phân khác. So sánh với chỉ tiêu trung bình ngành, so sánh với từng bối cảnh của nền kinh tế. Khi áp dụng phương pháp so sánh các nhà phân tích cần lưu ý các chỉ tiêu để so sánh phải thống nhất về nội dung, phương pháp phản ánh. Thống nhất về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường. Đồng thời, phải xác định gốc so sánh, về thời gian gốc so sánh có thể là kỳ kế hoạch, kỳ trước., về không gian gốc so sánh có thể là chỉ tiêu tổng thể, hay bộ phận của tổng thể.  Phƣơng pháp phân tích nhân tố Tất cả các chỉ tiêu kinh tế đều có thể phân tích chi tiết bằng nhiều nhân tố. Từ đó, giúp đánh giá chính xác và toàn diện hơn chỉ tiêu phân tích, biết được từng nhân tố ảnh hưởng theo chiều hướng nào đến chỉ tiêu phân tích.  Phƣơng pháp loại trừ Phương pháp loại trừ được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích nhân tố. Khi xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố, thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.  Phƣơng pháp liên hệ cân đối Là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh, như sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn, sự cân đối giữa thu và chi. Phương pháp liên hệ cân đối được vận dụng thể xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với các chỉ tiêu phân tích được thể hiện dưới dạng hiệu số và tổng số. Khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ta chỉ cần xác định số chênh lệch của các nhân tố trong các kỳ. Giữa các nhân tố thường mang tính độc lập và tách biệt nhau. 63  Phƣơng pháp Dupont Phương pháp thực hiện dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính để biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành tích nhiều chỉ tiêu chi tiết, sau đó thu thập những số liệu liên quan, tính toán và đưa ra kết luận về mức ảnh hưởng của từng chỉ tiêu chi tiết tới chỉ tiêu tổng hợp. Khi thực hiện phương pháp Dupont, nhà phân tích thu thập số liệu liên quan đến từng bộ phận kế toán, sử dụng bảng tính để tính toán. Từ đó, rút ra nhận xét và kết luận về kết quả tính toán. Phương pháp Dupont yêu cầu mối quan hệ giữa các nhân tố là mối quan hệ tích số, các nhân tố có quan hệ chặt chẽ với nhau trong cách tính toán. Phương pháp Dupont có nhiều ưu điểm trong việc đưa ra những hạn chế, những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng tài chính. Nhưng phương pháp Dupont chỉ xác định được mức độ tác động của từng nhân tố đến kết quả từng kỳ và sự thay đổi của từng nhân tố tác động đến sự thay đổi của kết quả giữa các kỳ trong cùng công ty hay khi so sánh kết quả giữa các công ty với nhau hoặc so sánh với kết quả bình quân ngành. Vì vậy, nên áp dụng kết hợp với phương pháp khác. Ngoài các phương pháp trên, phân tích tài chính doanh nghiệp còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp hồi qua, phương pháp đồ thị, phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng,. Tùy vào mục đích sử dụng và khai thác thông tin mà sử dụng một phương pháp nào đó hay kết hợp nhiều phương pháp với nhau, nhằm nâng cao hiệu quả phân tích 4.2.2 Tiến hành phân tích Đánh giá khái quát tình hình phân tích: Đưa ra những nhận định sơ bộ về tình hình phân tích và sử dụng các chỉ tiêu tài chính của các công ty, sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá khái quát tình hình phân tích. Phân tích nhân tố ảnh hưởng: Dựa trên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phân tích với nhân tố ảnh hưởng sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu phân tích. Tổng hợp kết quả phân tích, đưa ra đánh giá, giải pháp khắc phục: nhà phân tích tiến hành tổng hợp kết quả phân tích. Từ đó, đưa ra đánh giá về tình hình phân 64 tích tài chính của các công ty cổ phần bất động sản, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong tương lai. Nêu kết luận phân tích: đưa ra kết quả phân tích, kết luận về thực trạng phân tích tài chính công khai của công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, thể hiện rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại cũng như tiềm năng để có kế hoạch về chiến lược xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích hoàn thiện trong tương lai. Lập báo cáo phân tích: là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân tích. Báo cáo phân tích được trình bày dưới dạng văn bản, nội dung gồm ba phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. Báo cáo phân tích được trình bày để thu thập ý kiến đóng góp, thảo luận các phương hướng, biện pháp đã nêu trong báo cáo phân tích. Nêu rõ thực trạng, tiềm năng, phương hướng và biện pháp hoàn thiện. Hoàn thiện hồ sơ phân tích: hồ sơ phân tích bao gồm những tài liệu và sản phẩm của quá trình phân tích, được lưu trữ cùng tài liệu công ty. 4.3. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÁC CTCP BĐS NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM Trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống PTTC các CTCP BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện như sau: 4.3.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính 4.3.1.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình huy động vốn và sử dụng vốn Tình hình huy động vốn của CTCP BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng quan trọng đến nhiều đối tượng như: cổ đông, công ty chứng khoán, nhà đầu tư tiềm năng, chủ nợ.. Vốn là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh tài chính của doanh nghiệp là mạnh hay yếu. Thông tin về vốn được thể hiện qua các nội dung:  Nợ ngắn hạn, gồm toàn bộ các khoản nợ phải trả trong thời hạn một niên độ kế toán. Các khoản nợ phải trả ngắn hạn thường bao gồm: các khoản nợ nhà cung cấp do công ty mua hàng chưa thanh toán, các khoản nợ vay từ các tổ chức tín 65 dụng, các ngân hàng thương mại Chỉ tiêu này được lấy từ mã số 310 trong bảng cân đối kế toán.  Nợ dài hạn, gồm toàn bộ các khoản nợ phải trả trong thời gian dài hơn một niên độ kế toán. Chỉ tiêu này được lấy từ mã số 330 trong bảng cân đối kế toán.  Vốn chủ sở hữu, là phần vốn còn lại của công ty ngoài phần nợ phải trả, không liên quan đến cam kết thanh toán. Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu lấy dữ liệu từ mã số 400 trong bảng câng đối kế toán. Khi phân tích vốn chủ sở hữu, nhà phân tích phân tích bộ phận cấu thành vốn chủ sở hữu từ vốn góp, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận giữ lại, các quỹ. Từ đó, giúp nhà phân tích đánh giá được thực lực tài chính của công ty cổ phần bất động sản niêm yết.  Tổng NV là tổng số vốn công ty huy động được tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính. Chỉ tiêu tổng nguồn vốn được xác định bằng nợ phải trả cộng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được lấy từ mã số 440 trong bảng cân đối kế toán. Với bốn chỉ tiêu trên, tình hình huy động vốn của doanh nghiệp được thể hiện rõ. Ý kiến của tác giả về tổng hợp các chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn trong bảng sau: Bảng 4.1: Bảng đánh giá khái quát tình hình huy động vốn Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với Kỳ gốc Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % Biến động về tỷ trọng (%) Nợ phải trả ngắn hạn Nợ phải trả dài hạn Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn (Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn) 66 Bảng 4.2: Bảng đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % Biến động tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tổng tài sản (Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn) 4.3.1.2 Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính Việc đánh giá mức độ độc lập về mặt tài chính là vấn đề được nhiều đối tượng quan tâm. Mức độ độc lập tài chính giúp cho biết được năng lực tài chính của doanh nghiệp. Mức độ độc lập tài chính được phân tích qua các chỉ tiêu: Hệ số tự tài trợ, hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn. Tiến hành so sánh sự biến động của các chỉ tiêu trên hai phương diện: (1) Phương diện thời gian: Để biết được xu hướng biến động mức độ độc lập tài chính của công ty; (2) So sánh với trung bình ngành bất động sản để xác định được vị trí hay mức độ độc lập tài chính của công ty đang ở mức nào (cao, thấp hay trung bình). Từ việc so sánh trên hai phương diện trên, đánh giá được thực trạng và xu hướng của mức độ độc lập tài chính. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những chính sách phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể để công ty cổ phần bất động sản niêm yết. Hệ số tài trợ cho biết vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn. Cho biết tài sản của doanh nghiệp được trang trải bao nhiêu phần trăm bằng vốn chủ sở hữu. Số liệu về “vốn chủ sở hữu” và “tổng nguồn vốn” được lấy từ mã số 400 và 440 trên Bảng cân đối kế toán. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn cho biết lượng tài sản dài hạn được trang trải bằng bao nhiêu phần trăm vốn chủ sở hữu. Số liệu “Tài sản dài hạn” được lấy từ mã số 200 trên Bảng cân đối kế toán. 67 Bảng 4.3: Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính Chỉ tiêu Công thức Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc Trung bình ngành +/- % 1. Hệ số tự tài trợ VCSH Tổng nguồn vốn 2.Hệ số tự tài trợ TSDH VCSH TSDH (Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn) 4.3.1.3. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán phản ánh năng lực mà các công ty cổ phần bất động sản niêm yết có được trong việc thanh toán các khoản nợ ở bất kỳ thời điểm nào. Đối với nhà quản lý, việc nắm rõ khả năng thanh toán giúp nhà quản lý có được chính sách tài chính phù hợp, tránh được tình trạng lâm vào mất khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán phản ánh năng lực tài chính của công ty, thể hiện qua các tài sản mà công ty đang nắm giữ có thể quy đổi thành tiền tệ nhanh hay chậm để đảm bảo nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp. Nghĩa vụ nợ cuả doanh nghiệp có thể nợ của người bán, nợ của người lao động, vay nợ ngân hàng, các khỏan nợ nhà nước. Việc quản lý khả năng thanh toán của doanh nghiệp là việc khớp được thời gian quy đổi thành tiền của các tài sản để đảm bảo khớp với thời hạn các khoản nợ, vay. Giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng không có tiền trả nợ khi đến hạn, dẫn đến mất uy tín, niềm tin từ các đối tác. Hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá trên các chỉ tiêu: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, Hệ số khả năng thanh toán nhanh và Hệ số khả năng thanh toán ngay nợ đến hạn. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, có ý nghĩa tổng tài sản của công ty cổ phần bất động sản niêm yết tại thời điểm lập báo cáo có khả năng thanh toán các khoản nợ tại thời điểm đó không? Tổng tài sản có khả năng thanh toán bao nhiêu phần trăm tổng nợ phải trả. Số liệu của “Tổng taì sản” và “Nợ phải trả” được lấy từ mã số 270, 300 trên bảng cân đối kế toán. 68 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, cho biết khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Số liệu “Tài sản ngắn hạn”, “Nợ ngắn hạn” được lấy từ mã số 100, 310 trên bảng cân đối kế toán. Hệ số khả năng thanh toán tức nhanh, đo lường nợ phải trả ngắn hạn được thanh toán nhanh bằng giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn sau khi trừ đi giá trị hàng tồn kho trong một niên độ kế toán. Số liệu của “tài sản ngắn hạn”, “Hàng tồn kho”, “nợ ngắn hạn” được lấy từ các mã số 100, 140, 310 trên bảng cân đối kế toán. Hệ số khả năng thanh toán tức thời, đo lường khả năng thanh toán tức thời các khỏan nợ ngắn hạn sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất để thanh toán ngay. Số liệu của “tiền và tương đương tiền”, “nợ ngắn hạn” được lấy từ mã số 110, 310 trên bảng cân đối kế toán. Hệ số khả năng thanh toán ngay nợ đến hạn, chỉ tiêu này đo lường lượng “tiền và tương đương tiền” đáp ứng các khoản nợ đến hạn thanh toán. Số liệu của “tiền và tương đương tiền” được thu thập từ mã số 110 trong bảng cân đối kế toán, Số liệu của các khoản nợ đến hạn được ghi chi tiết trong “Sổ chi tiết thanh toán” và Chi tiết trên bản thuyết minh báo cáo tài chính. Bảng 4.4: Bảng đánh giá khái quát khả năng thanh toán Chỉ tiêu Công thức Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc +/- % 1.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Tổng tài sản Tổng nợ phải trả 2.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn TSNH − HTK NNH 3.Hệ số khả năng thanh toán nhanh Tiền và tương đương tiền NNH 4.Hệ số khả năng thanh toán tức thời Tổng tài sản Tổng nợ phải trả 5.Hệ số khả năng thanh toán ngay nợ đến hạn Tiền và tương đương tiền Các khoản nợ đến hạn (Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn) 69 4.3.1.4. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng sinh lời Qua khảo sát thực trạng và đánh giá thực trạng khả năng sinh lời của các CTCP BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả đưa ra cách thống nhất đối với các chỉ tiêu ROE, ROA, ROS đều sử dụng lợi nhuận sau thuế để tính, không sử dụng lợi nhuận gộp hay lợi nhuận trước thuế. Đồng thời thống nhất gọi tên các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời là tỷ suất thay vì là hệ số hay tỷ số. Thông tin về khả năng sinh lời của các CTCP BĐS niêm yết quyết định đến sức hấp dẫn của công ty đối với nhà đầu tư, hay sự quan tâm của các đối tác. Để có được thông tin nhanh nhất theo luận văn nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng sinh lời của các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán gồm: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA), Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS). Những chỉ tiêu này được lấy số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bảng 4.5: Bảng đánh giá khái quát khả năng sinh lời Chỉ tiêu Công thức Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc +/- % 1.Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) 𝐋𝐍𝐓𝐓 𝐯à 𝐋𝐕 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐓𝐒 𝐛𝐪 ∗ 𝟏𝟎𝟎 2.Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) 𝐋𝐍𝐒𝐓 𝐕𝐂𝐒𝐇 𝐛𝐪 ∗ 𝟏𝟎𝟎 3.Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) 𝐋𝐍𝐒𝐓 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐓𝐒 𝐛𝐪 ∗ 𝟏𝟎𝟎 (Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn) 4.3.1.5. Hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá khái quát năng lực hoạt động Phân tích năng lực hoạt động giúp cho doanh nghiệp biết được năng lực của doanh nghiệp đó đang ở mức độ nào. Năng lực hoạt động thể hiện trên các yếu tố: (1) Số vòng quay của tổng tài sản, chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh các tài sản quay được bao nhiêu vòng, Số vòng quay của tài sản càng lớn 70 chứng tỏ tài sản vận động càng nhanh, là nhân tố đẩy mạnh tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Số liệu “Doanh thu thuần” được lấy từ mã số 11 trên BCKQHĐKD, “Tổng tài sản” được lấy từ mã số 270 trên BCĐKT. (2) Số vòng quay các khoản phải thu, chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu từ khách hàng được bao nhiêu vòng. Số liệu phải thu bao gồm phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn, chủ yếu là phải thu của khách hàng. Số liệu phải thu ngắn hạn khách hàng được lấy từ mã số 131 trên BCĐKT, số liệu phải thu dài hạn khách hàng được lấy từ mã số 211 trên BCĐKT. Số liệu “Doanh thu thuần” được lấy từ mã số 10 trên BCKQHĐKD. (3) Số vòng quay hàng tồn kho, chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng, số vòng quay hàng tồn kho càng lớn chứng tỏ hàng tồn kho không bị tồn đọng nhiều. Việc phân tích số vòng quay hàng tồn kho đối với các công ty cổ phần bất động sản là rất quan trọng, bởi hoạt động của doanh nghiệp được tiến triển tốt thì số vòng quay sẽ lớn, hàng tồn kho lưu thông tốt, không bị ứ đọng. Số liệu “Giá vốn hàng bán” được lấy từ mã số 11 trên BCKQHĐKD, Số liệu “Hàng tồn kho”lấy từ mã số 140 trên BCĐKT. Tác giả xây dựng bảng đánh giá năng lực hoạt động như sau: Bảng 4.6: Bảng đánh giá năng lực hoạt động Chỉ tiêu Công thức Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc +/- % 1.Số vòng quay của tổng tài sản 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 (𝐭𝐡𝐮ầ𝐧) 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐓𝐒 𝐛𝐪 2.Số vòng quay các khoản phải thu 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 (𝐭𝐡𝐮ầ𝐧) 𝐂á𝐜 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐡𝐮 𝐛𝐪 3.Số vòng quay hàng tồn kho 𝐆𝐢á 𝐯ố𝐧 𝐡à𝐧𝐠 𝐛á𝐧 𝐇𝐓𝐊 𝐛𝐪 (Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn) Có thể tổng hợp phần giải pháp hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua bảng 4.6 sau: 71 Bảng 4.7: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính STT Tên chỉ tiêu Công thức tính Thực trạng sử dụng các chỉ tiêu Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính + Chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình huy động vốn 1 Tỷ trọng từng loại nguồn vốn Giá trị của từng loại nguồn vốn Tổng nguồn vốn Chưa sử dụng – nên bổ sung + Chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn 2 Cơ cấu tài sản Giá trị từng loại tài sản Tổng tài sản Số ít công ty đã sử dụng + Chỉ tiêu đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính 3 Hệ số tài trợ VCSH Tổng NV Chưa sử dụng – nên bổ sung 4 Hệ số tự tài trợ TSDH VCSH TSDH Chưa sử dụng – nên bổ sung + Chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán 5 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn TSNH NNH Đã sử dụng 6 Hệ số khả năng thanh toán nhanh Tiền và tương đương tiền NNH Đã sử dụng 7 Hệ số khả năng 0thanh toán tức thời Tiền và tương đương tiền Nợ đến hạn và quá hạn Chưa sử dụng – nên bổ sung + Chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng sinh lời 8 Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) LNST ∗ 100 VCSH BQ Đã sử dụng – cần thống nhất cách tính 9 Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) LNST ∗ 100 Tổng TS bq Đã sử dụng – cần thống nhất cách tính 10 Tỷ suất sinh lợi LNST ∗ 100 DTT Đã sử dụng – Cần 72 doanh thu thống nhất cách tính + Chỉ tiêu đánh giá khái quát năng lực hoạt động 11 Số vòng quay của tổng tài sản 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 (𝐭𝐡𝐮ầ𝐧) 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐓𝐒 𝐛𝐪 Hầu hết đã sử dụng 12 Số vòng quay các khoản phải thu 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 (𝐭𝐡𝐮ầ𝐧) 𝐂á𝐜 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐡𝐮 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 Số ít công ty đã sử dụng – nên bổ sung 13 Số vòng quay hàng tồn kho 𝐆𝐢á 𝐯ố𝐧 𝐡à𝐧𝐠 𝐛á𝐧 𝐇𝐓𝐊 𝐛𝐪 Hầu hết đã sử dụng (Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn) 4.3.2 Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính chuyên sâu Các chỉ tiêu phân tích chuyên sâu tình hình tài chính các CTCP BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam cho phép người sử dụng thông tin đánh giá được hiệu quả theo từng mặt hoạt động hoặc thực trạng tài chính tại từng thời điểm, nắm được các nguyên nhân tác động đến tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty. Về các chỉ tiêu phân tích tài chính chuyên sâu, tác giả cho rằng tại các CTCP BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán cần phải có đầy đủ các chỉ tiêu phản ánh các mặt khác nhau của tài chính doanh nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu phân tích bao gồm: chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính, chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính. 4.3.2.1 Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính Qua khảo sát thực trạng phân tích tài chính các CTCP BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam. Cấu trúc tài chính đã được đề cập ở tất cả các công ty về cơ cấu nguồn vốn và được đề cập ở một số ít công ty về cơ cấu tài sản. Đã được tác giả đề cập trong phần đánh giá khái quát tình hình tài chính. Cấu trúc tài chính trong phân tích chuyên sâu được xem xét trên góc độ mối quan hệ của tài sản và nguồn vốn. Về cơ sở dữ liệu để tính toán phân tích chuk2yên sâu cấu trúc tài chính, sử dụng số liệu trên BCĐKT mã số: 100, 200, 270, 300, 330, 400. Bảng 4.8: Bảng phân tích mối quan hệ tài sản và nguồn vốn Chỉ tiêu Công thức Kỳ Kỳ Kỳ phân tích 73 gốc phân tích so với kỳ gốc +/- % 1. Hệ số NNH so với TS NNH Tổng TS 2. Hệ số NDH so với TS NDH Tổng TS 3. Hệ số nợ so với TS NNH + NDH Tổng TS 4. Hệ số TSNH so với VCSH TSNH VCSH 5. Hệ số TSDH so với VCSH TSDH VCSH 6. Hệ số TS so với VCSH Tổng TS VCSH (Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn) 4.3.2.2 Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tình hình thanh toán Với các thông tin khái quát về khả năng thanh toán đã được tác giả đưa ra các chỉ tiêu nhằm hoàn thiện, để có được thông tin chuyên sâu hơn về tình hình thanh toán cho những đối tượng sử dụng thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp như nhà cung cấp, tình hình thu hồi công nợ của khách hàng và tốc độ thanh toán. Phân tích chuyên sâu tình hình thanh toán của công ty cổ phần bất động sản niêm yết, trên các phương diện: Đánh giá chung tình hình thanh toán, Phân tích tình hình thanh toán ngắn hạn, Phân tích tình hình thanh toán dài hạn. Cụ thể: Chỉ tiêu đánh giá chung tình hình thanh toán: phản ánh mối quan hệ giữa việc công ty đi chiếm dụng vốn của các chủ nợ (chủ nợ là nhà cung cấp, người lao động, nhà nước, ngân hàng, các tổ chức tín dụng) với các con nợ (con nợ có thể là khách hàng, người mua hàng, nhà nước, các đơn vị thành viên của công ty.). Số liệu “Nợ phải thu” bao gồm “Các khoản phải thu ngắn hạn” và “Các khoản phải thu dài hạn” đượclấy từ mã số 130 và 210 trên BCĐKT, Số liệu “Nợ phải trả” được lấy từ mã số 300 trên BCĐKT. Chỉ tiêu phân tích tình hình thanh toán ngắn hạn: chỉ tiêu này phản ánh mức độ công ty đi chiếm dụng vốn trong thời gian dưới một năm tài chính. Cơ sở lấy số liệu từ báo cáo 74 tài chính các chỉ tiêu liên quan đến phải thu và phải trả trong bảng cân đối kế toán. Số liệu “Các khoản phải thu ngắn hạn” và “Nợ ngắn hạn” được lấy từ mã số 130, 310 trên BCĐKT. Chỉ tiêu phân tích tình hình thanh toán dài hạn: chỉ tiêu này phản ánh tình hình chiếm dụng vốn trên một năm tài chính. Cơ sở lấy số liệu là báo cáo tài chính năm trong sổ chi tiết phải thu và phải trả của công ty cổ phần bất động sản niêm yết và mã số 210 và 330 trên BCĐKT. Tác giả đưa ra bảng phân tích tình hình thanh toán của công ty cổ phần bất động sản niêm yết, được phân tích chuyên sâu trong bảng sau: Bảng 4.9: Phân tích tình hình thanh toán trên mối quan hệ nợ phải thu và nợ phải trả Chỉ tiêu Công thức Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc +/- % 1.NPT so với nợ phải trả Nợ phải thu Nợ phải trả 2.Nợ phải thu quá hạn so với nợ phải trả quá hạn Nợ phải thu quá hạn Nợ phải trả quá hạn 3.Phải thu ngắn hạn so với phải trả ngắn hạn Nợ phải thu ngắn hạn Nợ phải trả ngắn hạn 4.Phải thu dài hạn so với phải trả dài hạn Nợ phải thu dài hạn Nợ phải trả dài hạn (Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn) Phân tích tốc độ thanh toán phản ánh tình hình thanh toán của công ty. Tình hình thanh toán của công ty là tốt khi tốc độ thanh toán cao và ngược lại. Do thông tin về tốc độ thanh toán của các công ty cổ phần bất động sản niêm yết là rất quan trọng. Tốc độ thanh toán của công ty được đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu, số vòng quay các khoản phải trả và thời gian thu hồi nợ, thời gian thanh toán. Tác giả đưa ra bảng phân tích tốc độ thanh toán như sau: Bảng 4.10: Bảng phân tích tốc độ thanh toán Chỉ tiêu Công thức Kỳ gốc Kỳ phân Kỳ phân tích so với kỳ gốc 75 tích +/- % 1.Số vòng quay các khoản phải thu DTT NPT bq 2.Số vòng quay các khoản phải trả Số tiền hàng mua chịu Nợ phải trả bình quân 3.Thời gian thu hồi tiền Thời gian kỳ phân tích Số vòng quay các Khoản phải trả (Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn) 4.3.2.3 Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích rủi ro Phân tích rủi ro tài chính là chỉ tiêu không những chủ doanh nghiệp quan tâm mà các cổ đông, các nhà đầu tư hay các chủ nợ đều quan tâm. Vì vốn của họ phụ thuộc vào sự lớn mạnh của tài chính của công ty. Rủi ro tài chính trong các công ty cổ phần bất động sản niêm yết được tác giả quan tâm đến hai chỉ tiêu: Rủi ro thị trường, rủi ro họa động. Bảng 4.11: Bảng phân tích rủi ro Chỉ tiêu Công thức Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc +/- % Giá trị rủi ro thị trường Vị thế ròng * Giá TS * Hệ số rủi ro Giá trị rủi ro hoạt đông Tỷ lệ (%) * Chi phí duy trì hoạt động (Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn) 4.3.2.4 Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích luồng tiền Phân tích luồng tiền là phân tích rất quan trọng trong phân tích tài chính các công ty cổ phần nói chung, các công ty cổ phần BĐS niêm yết nói riêng. Bảng 4.12: Bảng phân tích luồng tiền Chỉ tiêu Công thức Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc +/- % Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền Nợ phải trả Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 76 Hệ số đảm nhận nợ cổ tức Cổ tức Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Hệ số dòng tiền trên doanh thu Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Doanh thu Hệ số dòng tiền trên tổng tài sản Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Tài sản Hệ số khả năng thanh toán tiền vay EBIT + Khấu hao Lãi vay + Nợ gốc đến hạn trả (Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn) 4.3.2.5 Phân tích chỉ tiêu về cổ phiếu Chỉ tiêu về cổ phiếu là chỉ tiêu được các công ty niêm yết, các cổ đông, nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Qua phân tích tài chính, Chỉ tiêu về cổ phiếu giúp người sử dụng thông tin biết được giá trị của cổ phiếu, biết được sức mạnh của cổ phiếu đó trên thị trường. Tác giả đưa ra bảng phân tích giá trị cổ phiếu. Bảng 4.13: Các chỉ tiêu về cổ phiếu Chỉ tiêu Công thức Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc +/- % Phân tích sinh lời tài chính Lợi nhuận bình quân một CP thường đang lưu hành (EPS) LNST − Cổ tức chi trả CP ưu đãi Số lượng CP thường lưu hành Hệ số giá so với LN cổ phiếu (P/E) Giá thị trường mỗi CP thường LN cho mỗi CP thường (EPS) Cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phiếu thường (D/E) Cổ tức trả mỗi CP thường LN mỗi CP thường (EPS) Hệ số giá trị sổ sách của cổ phiếu phố thông (BVPS) TS − Nợ − Vốn CP ưu đãi Số CP phổ thông Phân tích tình hình tăng trƣởng Tốc độ tăng (giảm) giá trị ghi sổ CP thường (Tcp) Gcpck − Gcpđk Gcpđk Tốc độ tăng (giảm) về giá trị thị trường CP thường (TGtt) Gttck − Gttđk Gttđk 77 Tốc độ tăng (giảm) về thu nhập bình quân CP thường (Teps) EPS1 − EPS0 EPS0 Tốc độ tăng trưởng bền vững (Tbv) Thay đổi VCSH VCSH đầu kỳ (Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn) 4.4. Những điều kiện cơ bản nhằm hoàn thiện hệ thống phân tích tài chính tại các CTCP bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam 4.4.1. Về phía công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Có thể nói, việc thành công hay thất bại của việc phân tích tài chính phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, quan điểm và mục đích của các công ty cổ phần bất động sản niêm yết. Nhiều công ty chạy theo lợi ích trước mắt mà thực hiện công bố thông tin chỉ mang tính hình thức, không phản ánh thực tế tình hình tài chính của công ty. Để thông tin phân tích tài chính được công khai, kịp thời, chính xác, đầy đủ để tạo lập và củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Bên cạnh việc nhận thức tầm quan trọng của phân tích tài chính, các công ty cổ phần bất động sản niêm yết cần bồi dưỡng trình độ cán bộ tài chính kế toán đáp ứng yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Cần có bộ phận chuyên môn về phân tích tài chính có kiến thức chuyên môn cao, có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được Bộ Tài chính quy định, am hiểu những quy định của pháp luật về phân tích tài chính và có trách nhiệm cao trong công việc. Để chuẩn bị cơ sở dữ liệu cho việc phân tích trong đó có dữ liệu quan trọng nhất là báo cáo tài chính các công ty, cần công bố trung thực, kịp thời, trọng yếu là điều rất cần thiết. Với cơ sở dữ liệu phân tích được đầy đủ, các công ty cổ phần bất động sản nên có bộ phận chuyên môn phân tích tài chính và kết hợp sử dụng phần mềm để tính toán và cập nhật số liệu phân tích tài chính một cách hiệu quả và kịp thời cho người sử dụng thông tin. 4.4.2 Về phía Ủy ban chứng khoán Nhà nước Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) với vai trò là cơ quan chủ trì trong việc xây dựng, quản lý, giám sát và định hướng cho sự phát triển và hoạt động của TTCK. UBCKNN chắc chắn sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thiện chỉ 78 tiêu phân tích tài chính của các công ty cổ phần niêm yết nói chung, các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán nói riêng. Trước hết, UBCKNN cần nhận thức tầm quan trọng về việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thống nhất, thiết lập cơ chế giám sát TTCK một cách bài bản, chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế nhằm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tăng tính công khai, minh bạch và lòng tin của nhà đầu tư, từ đó nhằm đảm bảo tính ổn định của thị trường. Xây dựng cơ cở hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ và hiện đại. UBCKNN cần có một lộ trình rõ ràng cho việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích. Cần có sự kiểm soát chặt chẽ và kỹ lưỡng trong việc tuân thủ pháp luật về việc công bố thông tin phân tích tài chính trên thị trường chứng khoán. Đảm bảo đúng thời gian, đầy đủ các chỉ tiêu phân tích tối thiểu đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà phân tích được dễ dàng và nhanh chóng, có thể đánh giá về thị trường, về từng ngành, từng nhóm ngành hay từng doanh nghiệp. 4.4.3. Về phía sở giao dịch chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán cần thường xuyên kiểm tra tình hình chấp hành của các công ty cổ phần bất động sản niêm yết, đảm bảo cho các hoạt động giao dịch được diễn ra liên tục, thông suốt. Sở giao dịch chứng khoán phải có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc các công ty cổ phần bất động sản trong việc công bố thông tin tài chính trên thị trường. Thông tin tài chính công bố cần được công khai, minh bạch, kịp thời nhằm tạo ra một môi trường đầu tư công bằng, cung cấp kịp thời các thông tin, dữ liệu cần thiết cho các nhà đầu tư. Bên cạnh việc kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trong việc công bố thông tin trên thị trường, Sở giao dịch chứng khoán cần nghiên cứu nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các phương tiện, hoàn thiện nội dung công bố thông tin tài chính trên thị trường đảm bảo cho người sử dụng thông tin dễ dàng tiếp cận, có được thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác. 79 Kết luận chƣơng 4 Chương bốn nghiên cứu việc hoàn thiện phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Nội dung của chương 4 trình bày những vấn đề sau: - Sự cần thiết hoàn thiện hệ thống phân tích tài chính - Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân tích tài chính tại các công ty cổ phần BĐS trên TTCK Việt Nam - Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính các CTCP BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam - Những điều kiện cơ bản nhằm hoàn thiện phân tích tài chính các CTCP BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam. Những giải pháp mà chương 4 đề cập sẽ giúp công tác phân tích tài chính của các CTCP BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam khắc phục những nhược điểm đang tồn tại trong thực trạng, giúp phân tích tài chính được hiệu quả hơn. Từ đó cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho chính công ty, cho nhà đầu tư và các đối tượng quan tâm khác. 80 KẾT LUẬN Hoàn thiện phân tích tài chính tại các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là yêu cầu cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp bất động sản và của các đối tượng quan tâm. Việc hoàn thiện phân tích tài chính trên phương diện xây dựng hệ thống chỉ tiêu, cách thức thực hiện và nội dung phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính. Về cơ bản cần đảm bảo những yêu cầu sau: + Đảm bảo phân tích tài chính khoa học, rõ rang đáp ứng tốt yêu cầu về phân tích tài chính của các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán nói riêng, của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán nói chung. + Trong phân tích tài chính các chỉ tiêu được phân theo nhóm có tính liên đới giữa các chỉ tiêu. + Có tính khoa học, dễ dàng tiếp cận, dễ hiểu không gây sự nhầm lẫn. + Phù hợp với đặc thù công ty cổ phần bất động sản niêm yết Việt Nam. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng phân tích tài chính, từ đó đưa ra những quan điểm, những giải pháp để hoàn thiện phân tích tài chính của các CTCP BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nhằm hạn chế những tồn tại đang có về tình hình phân tích tài chính, tăng tính hiệu quả thông tin phân tích tài chính, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin như nhà quản lý, nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước,.... có những quyết định đúng đắn của riêng mình khi tham gia hoặc có giao dịch liên quan đến thị trường. 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài chính, 2007. Quyết định số 13/2007/QĐ – BTC ngày 13/3/2007. 2. Bộ tài chính, 2007. Thông tư 38/2007/TT – BTC ngày 18/4/2007. 3. Bộ tài chính, 2010. Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010. 4. Nguyễn Trọng Cơ và Nguyễn Thị Thà, 2009. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính. 5. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Nhà xuất bản lao động xã hội. 6. Nguyễn Năng Phúc, 2015. Phân tích báo cáo tài chính. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 7. Trần Ngọc Thơ, 2007. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. NXB Thống Kê. 8. Lê Thị Xuân, 2010. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Danh mục các website: 9. Báo cáo thường niên năm 2014 của 30 công ty nguồn từ 10. Website bộ tài chính: 11. Website hiệp hội Bất Động Sản Việt Nam: Phụ lục 01: Danh sách 58 Công ty cổ phần Bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam STT Mã CK Tên công ty Sàn 1 API CTCP đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương HNX 2 ASM CTCP Đầu tư và Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang HOSE 3 BCI CTCP Đầu tư xây dựng Bình Chánh HOSE 4 CCL CTCP Đầu tư và phát triển Dầu khí Cửu Long HOSE 5 CLG CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà đất Cotec HOSE 6 CSC CTCP Đầu tư và Xây dựng Thành Nam HNX 7 D11 CTCP Địa ốc 11 HNX 8 D2D CTCP phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 HOSE 9 DIG Tổng CTCP Đầu tư phát triển Xây dựng HOSE 10 DLG CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai HOSE 11 DRH CTCP Đầu tư căn nhà mơ ước HOSE 12 DTA CTCP Đệ Tam HOSE 13 DXG CTCP Dịch vụ và Xây dụng địa ốc Đất Xanh HOSE 14 DLR Công ty cổ phần Địa ốc Đà Lạt HNX 15 HAG CTCP Hoàng Anh Gia Lai HOSE 16 HBC CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình HOSE 17 HDC CTCP phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu HOSE 18 HDG CTCP Tập đoàn Hà Đô HOSE 19 HQC CTCP Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân HOSE 20 IDI CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia HOSE 21 IDJ CTCP Đầu tư tài chính Quốc tế và phát triển doanh nghiệp IDJ HNX 22 IDV Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc HNX 23 IJC Công ty cổ phần Phát triển Hà tầng Kỹ thuật HOSE 24 ITA CTCP Đầu tư – Công nghiệp Tân Tạo HOSE 25 ITC Công ty cổ phần Đầu tư - Kinh doanh Nhà HOSE 26 KAC Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Khang An HOSE 27 KBC Tổng công ty phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP HOSE 28 KDH CTCP Đầu tưu và Kinh doanh Nhà Khang Điền HOSE 29 LCG Công ty cổ phần LICOGI 16 HOSE 30 LGL CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang HOSE 31 LHG Công ty cổ phần Long Hậu HOSE 32 NBB Công ty cổ phần đầu tư Năm Bảy Bảy HOSE 33 NDN Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng HNX 34 NHA Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội HNX 35 NTL Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm HOSE 36 NVT CTCP Bất động sản Du Lịch Ninh Vân Bay HOSE 37 OGC Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương HOSE 38 PDR CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt HOSE 39 PPI Công ty CP phát triển hạ tầng và Bất động sản Thái Bình Dương HOSE 40 PVL Công ty cổ phần Địa ốc Dầu Khí HNX 41 QCG Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai HOSE 42 RCL Công ty cổ phần Địa ốc Chợ Lớn HNX 43 REE Công ty cổ phần Cơ điện lạnh HOSE 44 SC5 Công ty cổ phần xây dựng số 5 HOSE 45 SCR Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín HNX 46 SDU CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà HNX 47 SJS Công ty CP Đầu tư phát triển Đô thị & Khu công nghiệp Sông Đà HNX 48 SZL Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành HOSE 49 TDH Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức HOSE 50 TIG Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long HNX 51 TIX Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và đầu tư Tân Bình HOSE 52 TKC CTCP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Tân Kỷ HNX 53 UDC Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu HOSE 54 UIC CTCP Đầu tư phát triển Nhà và Đô Thị IDICO HOSE 55 VCR CTCP Đầu tư và phát triển Du Lịch Vinaconex HNX 56 VIC Tập Đoàn VinGroup – Công ty cổ phần HOSE 57 VPH Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng HOSE 58 VRC Công ty cổ phần Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu HOSE

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phan_tich_tai_chinh_cac_cong_ty_co_phan_bat_dong_sa.pdf
Luận văn liên quan