Luận văn Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Cần Thơ

Đặt vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Hơn thế nữa, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, mọi thành phần kinh tế đều ra sức đầu tư và phát huy nguồn lực của mình để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp, nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp thì hoạt động của ngân hàng cũng không kém phần náo nhiệt. Việt Nam đã bắt đầu những ngày tháng đầu tiên trong lộ trình thực hiện cam kết gia nhập WTO về lĩnh vực tài chính. Các hoạt động ngân hàng bán lẻ thật sự sôi động và có tính cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài (HSBC, Standard Chartered Bank, ACB, Sacombank, ABBank ). Hòa với xu thế phát triển chung, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được đánh giá là cánh chim đầu đàn của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần. Sacombank luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động và hiện đại hóa chi nhánh ngân hàng. Với chiến lược xây dựng Sacombank thành một ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam, toàn thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên Sacombank nói chung và Sacombank Cần Thơ nói riêng đã phấn đấu và đổi mới không ngừng để gia tăng giá trị khách hàng, cổ đông và các nhà đầu tư. Hiện nay hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín rất phong phú và đa dạng. Trong đó phải kể đến hoạt động huy động vốn – vấn đề quan trọng hàng đầu trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Vốn không những giúp cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng luôn phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Vấn đề đặt ra là làm sao để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi với nhiều mức lãi suất tương ứng với nhiều kì hạn khác nhau và sử dụng nguồn vốn đó một cách hiệu quả. Nhận thức vấn đề quan trọng của việc huy động vốn tại ngân hàng trong thời điểm hiện nay vì vậy em chọn đề tài “Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ ” làm luận văn, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp Sacombank – chi nhánh Cần Thơ nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, đồng thời phát huy được thế mạnh sẵn có của mình trong tương lai. ----- MỤC LỤC ----- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu . 1 1.1.1. Lý do chọn đề tài . 1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu . 3 1.4.1. Không gian 3 1.4.2. Thời gian . 3 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.5. Lược khảo tài liệu tham khảo 4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận 5 2.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 5 2.1.2. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại . 5 2.1.2.1. Vốn điều lệ 5 2.1.2.2. Vốn huy động 6 2.1.2.3. Vốn điều chuyển 8 2.1.2.4. Các nguyên tắc quản lý tiền gửi của khách hàng 8 2.1.2.5. Vai trò của công tác huy động vốn 8 2.1.3. Hoạt động tín dụng 9 2.1.3.1. Khái niệm tín dụng 9 2.1.3.2. Phân loại tín dụng 10 2.1.3.3. Các nguyên tắc tín dụng 10 2.1.3.4. Các khái niệm liên quan đến tín dụng . 10 2.1.3.5. Một số vấn đề về rủi ro tín dụng . 12 2.2. Phương pháp nghiên cứu . 14 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 14 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 14 CHƯƠNG 3:GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1. Sự hình thánh và phát triển 16 3.2. Cơ cấu tổ chức . 17 3.3. Mạng lưới hoạt động . 19 3.4. Sản phẩm dịch vụ chủ yếu . 20 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1. Tình hình nguồn vốn và huy động vốn . 21 4.1.1. Tình hình nguồn vốn . 21 4.1.2. Tình hình huy động vốn 23 4.1.2.1 Tiền gửi thanh toán 24 4.1.2.2. Tiền gửi tiết kiệm 27 4.1.2.3. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng 29 4.2. Tình hình sử dụng vốn . 32 4.2.1. Doanh số cho vay 32 4.2.2. Doanh số thu nợ . 37 4.2.3. Dư nợ . 42 4.2.4. Nợ xấu . 46 4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 2006-2008 51 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI SACOMBANK CẦN THƠ 5.1. Tóm tắt kết quả 56 5.2. Giải pháp . 57 5.2.1. Giải pháp huy động vốn 57 5.2.2. Giải pháp phát triển mảng sản phẩm thanh toán – thẻ ATM 58 5.2.3. Giải pháp đối với hoạt động sử dụng vốn . 60 5.2.4. Giải pháp đối với rủi ro tín dụng . 60 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận . 62 6.2. Kiến nghị . 63 6.2.1. Đối với ngân hàng Nhà nước 63 6.2.2. Đối với chính quyền địa phương . 63 Tài liệu tham khảo . 64

pdf76 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rủi ro như phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, giá cả thị trường và đối thủ cạnh tranh rất lớn trong lĩnh vực này là ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cũng ảnh hưởng đến công tác cho vay trong lĩnh vực này 4.2.2. Doanh số thu nợ * Doanh số thu nợ theo thời hạn Bảng 12: Doanh số thu nợ theo thời hạn Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh số thu nợ 454.494 100 569.818 100 657.851 100 115.324 25,37 88.033 15,54 Ngắn hạn 264.242 58,14 371.042 65,12 452.012 68,71 106.800 40,42 80.970 21,82 Trung và dài hạn 190.252 41,86 198.776 34,88 205.839 31,29 8.524 4,48 7.063 3,55 ( Nguồn: Phòng Hành Chánh ) Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng, việc sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào công tác thu nợ của ngân hàng cũng như việc trả nợ của khách hàng. Nếu ngân hàng thu nợ hay khách hàng trả nợ đúng hạn thì xem như số lượng vốn đó được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả, từ đó cho thấy đồng vốn có thể luân chuyển một cách dễ dàng. Theo nguyên tắc vay vốn trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng tín dụng đã ký kết, từ đó có thể nói Hình 6: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn - 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đồ ng Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Nông nghiệp www.kinhtehoc.net 38 doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ở mỗi thời kỳ. Vì vậy chúng ta cần phân tích doanh số thu nợ để thấy được hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2006, doanh số thu nợ là 454.494 triệu đồng, tăng 25,37% vào năm 2007 là 569.818 triệu đồng, lại tăng 15,45% trong năm 2008 là 657.851 triệu đồng. Nhìn chung tình hình thu nợ của Sacombank Cần Thơ có những bước tiến so với năm trước. Điều này chứng tỏ hoạt động của ngân hàng ổn định và đạt hiệu quả trong công tác thu nợ nhằm đảm bảo cho đồng vốn quay vòng nhanh, nâng cao hiệu quả hoạt động trong kỳ tiếp theo. Doanh số thu nợ theo thời hạn bao gồm doanh số thu nợ ngắn và doanh số thu nợ trung và dài hạn. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trung bình trên 64% trong tổng doanh số thu nợ; còn thu nợ trung và dài hạn chỉ chiếm trung bình trên 36% . Một nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với doanh số thu nợ ngắn hạn là do thời hạn cho vay kéo dài nên trong khoản thời gian này chưa đến hạn thu hồi. Qua bảng số liệu ta thấy: Năm 2006 thu nợ ngắn hạn là 264.242 triệu đồng, năm 2007 đạt 371.042 triệu đồng tăng 106.800 triệu đồng hay 40,42% so với 2006, năm 2008 là 452.012 triệu đồng tăng 80.970 triệu đồng hay 21,82% so với 2007. Năm 2006 thu nợ trung và dài hạn là 190.252 triệu đồng, năm 2007 đạt 198.776 triệu đồng tăng 8.524 triệu đồng hay 4,48% so với 2006, năm 2008 là 205.839 triệu đồng tăng 7.063 triệu đồng hay 3,55% so với 2007. Ta thấy tốc độ tăng doanh số thu nợ có xu hướng giảm, thu nợ ngắn hạn năm 2008 là 21,82% giảm 18,6% so với 2007 và thu nợ trung và dài hạn trong năm 2008 cũng giảm với 0,93% so với 2006. Nguyên nhân là trong năm 2008, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nước ta còn phải đối mặt với một số khó khăn nhất định. Đó là sự xuất hiện của thiên tai, dịch bệnh, chỉ số CPI tăng cao đã gây ra một số tác động nhất định cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Cần Thơ nói riêng. Cuộc sống của người dân đã gặp phải không ít khó khăn do những hậu quả đó để lại, từ đó doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm làm ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng đã tập trung nổ lực chấn chỉnh công tác tín dụng, hạn chế cho vay đối www.kinhtehoc.net 39 với đối tượng có tiềm năng rủi ro cao để đạt được kết quả như trên do đó không những doanh số cho vay tăng mà cả chất lượng các món vay cũng tăng. * Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn Bảng 13: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh số thu nợ 454.494 100 569.818 100 657.851 100 115.324 25,37 88.033 15,45 SXKD 232.816 51,23 308.696 54,17 362.167 55,05 75.880 32,59 53.471 17,32 Tiêu dùng 173.253 38,12 209.461 36,76 241.378 36,69 36.208 20,90 31.917 15,54 Nông nghiệp 48.425 10,65 51.661 9,07 54.306 8,26 3.236 6,68 2.645 5,12 ( Nguồn: Phòng Hành Chánh ) + Doanh số thu nợ sản xuất kinh doanh: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn bao gồm: thu nợ trong sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và sản xuất nông nghiệp. Với đặc điểm thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long nên hoạt động thương mại nơi đây diễn ra khá mạnh mẽ nên doanh số thu nợ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, năm 2006 thu nợ sản xuất kinh doanh là 232.816 triệu đồng chiếm 51,23% trong doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn, năm 2007 thu nợ trong sản xuất kinh doanh là 308.696 triệu đồng tăng 75.880 triệu đồng chiếm 54,17%, vào năm 2008 là 362.167 triệu đồng tăng 53.471 triệu đồng chiếm 55,05% trong doanh số thu nợ. Xu hướng tín dụng ngắn hạn của chi nhánh là tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thu hồi vốn Hình 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn - 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đồ ng Ngắn hạn Trung và dài hạn www.kinhtehoc.net 40 nhanh và đạt hiệu quả cao, thêm vào đó công tác thẩm định hồ sơ tốt nên quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả vì vậy công tác thu nợ nhanh chóng và gặp nhiều thuận lợi. + Doanh số thu nợ tiêu dùng: Doanh số thu nợ ở lĩnh vực tiêu dùng cũng khả quan. Năm 2006 thu nợ tiêu dùng là 173.253 triệu đồng, tăng hơn 20,9% vào năm 2007 là 209.461 triệu đồng, qua năm 2008 tốc độ tăng chỉ đạt 15,24% giảm 5,66% với số tiền là 241.378 triệu đồng. Yếu tố góp phần làm cho tốc độ tăng doanh số thu nợ năm 2008 giảm so với năm 2007 là do khách hàng vay ở lĩnh vực tiêu dùng chủ yếu là mua xe, đầu tư bất động sản, đến cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 thị trường bất động sản không ổn định và rủi ro trong lĩnh này là rất lớn. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao, giá cả leo thang nên lượng vay tiêu dùng giảm dần trong năm 2008. Tốc độ thu hồi nợ giảm sút là xu hướng chung của nền kinh tế. + Doanh số thu nợ nông nghiệp: Doanh số thu nợ nông nghiệp năm 2006 là 48.425 triệu đồng, năm 2007 đạt 51.661 triệu đồng tăng 3.236 triệu đồng hay 6,68% so với 2006, năm 2007 tăng 2.645 triệu đồng hay 5,12%. Tình hình công tác thu hồi nợ trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ tăng nhẹ do công tác theo dõi, thu và xử lý nợ trong này của ngân hàng ngày càng siết chặt, vì các sản phẩm nông nghiệp thường phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết mà những năm vừa qua thì dịch bệnh, mất mùa và nông dân không chủ động được đầu ra cho nông sản và thường bị thương lái ép giá cả nên tâm lý của người dân là trì hoãn việc trã nợ càng lâu càng tốt. Hình 8: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn - 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đồ ng Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Nông nghiệp www.kinhtehoc.net 41 Để hiểu rõ về công tác thu hồi nợ của ngân hàng, ta tìm hiểu chỉ số hệ số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng: * Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay (hệ số thu nợ) Bảng 14: Hệ số thu nợ Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Doanh số thu nợ Triệu đồng 454.494 569.818 657.851 Doanh số cho vay Triệu đồng 589.454 736.392 821.352 Hệ số thu nợ % 77,10 77,38 80,09 Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng hay là khả năng trả nợ của khách hàng, công tác thu hồi nợ càng hiệu quả thì chỉ tiêu này càng cao. Từ bảng số liệu ta thấy, hệ số thu hồi nợ qua 3 năm là khá cao, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Chi nhánh là rất tốt. Năm 2006 là 77,10%, năm 2007 là 77,38% tăng 0,28% so với năm 2006, tình hình thu nợ càng được cải thiện trong năm 2008 tăng 2,71% là 80,09%. Điều này giúp ta giúp ta có thể nhận định rằng công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được nâng lên từng bước, tức là Ngân hàng khẳng định được nguồn vốn của mình được bảo đảm, hoạt động của Ngân hàng có cơ sở vững chắc để tiếp tục vồn tại và phát triển. Ngân hàng cần cố gắng giữ vững và phát huy tỷ lệ lên càng lớn càng tốt. * Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (Vòng quay vốn tín dụng) Bảng 15: Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Doanh số thu nợ Triệu đồng 454.494 569.818 657.851 Dư nợ bình quân Triệu đồng 506.358 641.930 850.132 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,9 0,89 0,77 Vòng quay vốn tín dụng phản ánh khả năng quay vòng vốn của ngân hàng là nhanh hay chậm, việc luân chuyển vốn để cho vay đối với khách hàng nhiều hay ít. Năm 2006 vòng quay vốn tín dụng đạt 0,9 vòng; năm 2007 vòng quay vốn của chi nhánh chỉ còn 0,89 vòng, năm 2008 là 0,77 vòng. Vòng quay tín dụng giảm qua các năm do tỷ lệ tăng của doanh số thu nợ và dư nợ bình quân không đều nhau, ngân hàng thực hiện ngày càng hiệu quả công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải có biện pháp nhằm làm vòng quay vốn www.kinhtehoc.net 42 tín dụng tăng lên, ổn định nhằm làm cho khả năng sinh lợi từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn, tạo điều kiện cho việc tăng thêm lợi nhuận. 4.2.3. Dư nợ * Dư nợ theo thời hạn Bảng 16: Dư nợ theo thời hạn Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dư nợ 673.838 100 840.412 100 1.003.913 100 166.574 24,72 163.501 19,45 Ngắn hạn 348.556 51,73 458.343 54,54 539.541 53,74 109.787 31,50 81.198 17,72 Trung và dài hạn 325.282 48,27 382.069 45,46 444.372 44,26 56.787 17,46 62.303 16,31 ( Nguồn: Phòng Hành Chánh ) Dư nợ là kết quả để đánh giá sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Năm 2006 tổng tổng dư nợ là 673.938 triệu đồng, đến cuối năm 2007 là 840.412 triệu đồng, tăng tuyệt đối là 166.574 triệu đồng và tỷ lệ tăng tương đối là 24,72% so với năm 2006. Đến năm 2008, dư nợ là 1.003.913 triệu đồng tăng tuyệt đối là 163.501 triệu đồng tương ứng tăng tương đối là 19,45% so với năm 2007. Nhìn chung tổng dư nợ qua ba năm đều tăng trưởng rõ rệt. Tuy năm 2008 tỷ lệ tăng trưởng không bằng năm 2007 nhưng đây cũng là một kết quả khả quan cho thấy trong thời gian qua ngân hàng luôn có một lượng khách hàng ổn định và thêm vào đó ngân hàng cũng đã nổ lực thu hút thêm khách hàng mới đến với ngân hàng. Dư nợ ngắn hạn tại chi nhánh năm 2006 là 348.556 triệu đồng chiếm 51,73% trong tổng dư nợ, năm 2007 tăng lên 458.343 triệu đồng về số tuyệt đối tăng 109.787 triệu đồng hay tăng 31,5% so với 2006, chiếm 54,54% tổng dư nợ. Năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 539.541 triệu đồng, về số tuyệt đối tăng 81.198 triệu đồng hay tăng 17,72% so với năm 2007. Tình hình kinh tế đạt nhịp độ tăng trưởng cao năm 2007 mức tăng trưởng kinh tế là 8,5%, doanh số thu nợ và doanh số cho vay ngắn hạn tăng cao làm cho dư nợ ngắn hạn cuối năm 2007 cũng tăng theo. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn năm 2008 chỉ đạt 17,72% giảm so với năm 2007 là 31,5% là do tăng trưởng của doanh số cho vay và thu nợ ngắn hạn trong năm đều giảm. www.kinhtehoc.net 43 Song song với tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn là tốc độ tăng trưởng của dư nợ trung và dài hạn, năm 2007 tăng so với 2006 là 56.787 triệu đồng (tương đương với 17,46%), qua năm 2008 tăng 62.303 triệu đồng (tương đương với 16,31%). Mặc dù tổng dư nợ trung và dài hạn tăng nhưng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn lại giảm (năm 2007 là 45,46%, 2008 là 44,26%). Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn phải từng bước phù hợp với tỷ trọng huy động vốn của ngân hàng. Do đó tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn giảm là do ngân hàng đang dần cơ cấu lại dư nợ trung và dài hạn. Bởi vì nếu dư nợ vay trung và dài hạn nhiều mà nguồn vốn huy động trung và dài hạn thấp thì khả năng thanh khoản của Ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro. Với phong cách năng động, nhạy bén và biết cách điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, đã đem lại sự tăng trưởng nhanh nâng cao mức cạnh tranh với các ngân hàng quốc doanh trên địa bàn nên chi nhánh đã thu được nhiều kết quả khả quan. Dư nợ chính là nguồn thu lợi nhuận của ngân hàng chính do đó dư nợ càng cao thì qui mô tín dụng của chi nhánh càng lớn. Tuy nhiên chi nhánh cũng cần quan tâm đến chất lượng tín dụng để đảm bảo mức dư nợ cao nhưng vẫn thu hồi được và giảm thiểu rủi ro tín dụng. - 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung và dài hạn Hình 9: Dư nợ theo thời hạn www.kinhtehoc.net 44 * Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn Bảng 17: Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dư nợ 673.838 100 804.412 100 1.003.913 100 166.574 24,72 163.501 19,45 SXKD 351.604 52,18 417.553 51,91 516.706 51,47 65.949 18,76 99.153 23,75 Tiêu dùng 183.029 27,16 227.982 28,59 249.575 24,86 46.953 25,75 19.593 8,52 Nông nghiệp 139.205 20,66 192.877 23,98 237.632 23,67 53.672 38,56 44.755 23,20 ( Nguồn: Phòng Hành Chánh ) + Dư nợ sản xuất kinh doanh Như ta đã biết dư nợ là kết quả của việc cho vay và thu nợ. Qua biểu đồ ta thấy dư nợ sản xuất kinh doanh năm 2006 là 351.604 triệu đồng, năm 2007 là 417.533 triệu đồng tăng 65.959 triệu đồng (tương đương tăng 18,86%) so với năm 2006, năm 2008 là 516.706 triệu đồng tăng 99.153 triệu đồng (tương đương tăng 23,75%) so với năm 2007. Dư nợ sản xuất kinh doanh tăng là do ngân hàng luôn hướng hoạt động tín dụng đến đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho xã hội. Dư nợ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình trên 51,85%, sau đó là dư nợ tiêu dùng có tỷ trọng trung bình trên 26,87%, còn lại là dư nợ sản xuất nông nghiệp với tỷ trọng trung bình trên 21,28%. Trên địa bàn Cần Thơ nền kinh tế thương mại là chủ yếu nên ngân hàng tập trung cho vay để bổ sung vốn kinh doanh, mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của xã hội. Công tác tiếp thị được chi nhánh thực hiện thường xuyên để giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống đồng thời mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trên địa bàn và từng bước tăng trưởng tín dụng. Đây cũng là nhóm khách hàng thường xuyên đến giao dịch với chi nhánh và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ đi kèm như thanh toán, chuyển tiền…để tăng lợi nhuận. + Dư nợ tiêu dùng Bên cạnh cho vay sản xuất kinh doanh, chi nhánh cũng tập trung cho vay tiêu dùng để nâng cao dư nợ đối với mục đích sử dụng vốn này. Năm 2006 dư nợ cho vay tiêu dùng là 183.028 triệu đồng, năm 2007 là 229.982 triệu đồng tăng 46.935 triệu đồng (tương đương tăng 25,65%) so với năm 2006; năm 2008 là 249.575 triệu đồng tăng 19.593 triệu đồng (tương đương tăng 8,52%). Về số www.kinhtehoc.net 45 tuyệt đối thì dư nợ năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên nhìn về số tương đối thì dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2008 chỉ còn 8,52% giảm 17,13% so với năm 2007 là do chỉ số giá tiêu dùng tăng, ngân hàng nhà nước hơn 6 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản kiềm chế lạm phát, lãi suất huy động tăng kéo lãi suất cho vay cũng tăng theo để bù đắp chi phí, làm lượng vay tiêu dùng trong năm 2008 giảm, doanh số cho vay tiêu dùng 2008 cũng chỉ đạt 4,83%. + Dư nợ nông nghiệp Năm 2006 dư nợ nông nghiệp là 139.205 triệu đồng, năm 2007 là 192.877 triệu đồng tăng 53.672 triệu đồng hay 38,56% so với năm 2006, năm 2008 là 237.632 triệu đồng 44.755 triệu đồng hay 23,2% so với năm 2007. Dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tăng nhẹ qua các năm. Đối tượng cho vay trong lĩnh vực này đã được sàng lọc và thẩm định kỹ. Tuy nhiên Ngân hàng đang có xu hướng hạn chế cho vay nông nghiệp vì sản xuất nông nghiệp chưa hiệu quả, bị ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai, thời tiết, dịch cúm gia cầm… Nhìn chung, tình hình dư nợ của chi nhánh qua ba năm đã có những bước phát triển rất đáng kể. Với chính sách “luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng”, chi nhánh đã thật sự là nơi tin cậy của khách hàng. Bên cạnh đó, sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ tín dụng đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng. - 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Nông nghiệp Hình 10: Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn www.kinhtehoc.net 46 Để hiểu rõ về khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, ta tìm hiểu về chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động: Chỉ tiêu này dùng để xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay qúa nhỏ đều không tốt vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp và ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả. Bảng 18: Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Tổng dư nợ Triệu đồng 673.838 804.412 1.003.913 Tổng vốn huy động Triệu đồng 312.501 431.469 499.275 Tổng dư nợ/ Vốn huy động Lần 2,16 1,86 2,01 Qua đây ta thấy rằng năm 2006 cứ 2,16 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động, năm 2007 giảm xuống; cứ 1,86 đồng dư nợ thì có sự đóng góp của 1 đồng vốn huy động, sang năm 2008 thì tỷ lệ này tăng lên ; cứ 2,01 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động. Nhận xét qua 3 năm thì ta thấy dư nợ đã vượt qua nguồn vốn huy động như vậy nhu cầu sử dụng vốn cho sản xuất và tiêu dùng của các cá nhân và doanh nghiệp tăng rất đáng kể và tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ chưa đủ mạnh mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ hội sở, mà thường thì lãi suất điều chuyển sẽ cao hơn lãi suất huy động vốn từ nền kinh tế. Điều này có nghĩa khả năng huy động vốn của ngân hàng từ dân cư còn rất thấp. Vì vậy, bên cạnh đầu tư vào hoạt động tín dụng thì Ngân hàng cần chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm đem lại lợi nhuận cao 4.2.4. Nợ xấu * Nợ xấu theo thời hạn Nợ xấu thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng nên đây là vấn đề được các ngân hàng hết sức quan tâm và quản lý Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nợ xấu là điều không thể tránh khỏi. Nợ xấu là những khoản nợ khách hàng vay Ngân hàng, do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó mà đến hạn không trả được, chịu lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Các khoản nợ xấu của Ngân hàng càng lớn thì chất lượng tín dụng kém, hiệu quả tín dụng không cao, chứa đựng nhiều rủi ro. Chính vì vậy, việc theo dõi và xem xét nợ xấu www.kinhtehoc.net 47 luôn là hoạt động cần thiết của Ngân hàng để hạn chế được những rủi ro có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của Ngân hàng. Bảng 19: Nợ xấu theo thời hạn Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nợ xấu 3.942 100 3.491 100 4.727 100 -451 -11,44 1.236 35,41 Ngắn hạn 2.475 62,80 2.310 66,17 2.976 62,96 -165 -6,67 666 28,83 Trung và dài hạn 1.467 37,20 2.082 33,83 1.751 37,04 -286 -19,50 570 48,26 ( Nguồn: Phòng Hành Chánh ) Theo số liệu, năm 2006 nợ xấu là 3.942 triệu đồng. Sang năm 2007 với sự quản lý chặt chẽ, nổ lực đôn đốc thu nợ của cán bộ tín dụng nên nợ xấu trong năm giảm 451 triệu đồng tương đương 11,44% so với 2006, trong đó nợ xấu ngắn hạn giảm 165 triệu đồng tương đương 6,67%, còn nợ xấu trung và dài hạn giảm 286 triệu đồng tương đương 19,5%. Đến năm 2008 nợ xấu là 4.727 triệu đồng tăng 1.236 triệu đồng tương đương 35,51% so với 2007, trong đó nợ xấu ngắn hạn tăng 666 triệu đồng còn nợ xấu trung và dài hạn tăng 570 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho nợ xấu tăng là do các yếu tố khách quan như sự biến động của tình hình kinh tế, tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát tăng cao làm cho chi phí tăng đáng kể vì vậy một số đối tượng khách hàng hoạt động kém hiệu quả làm cho tình hình thu nợ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để giảm bớt khả năng phát sinh nợ xấu thì ngoài việc ngân hàng tiến hành thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng còn phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, quản lý tốt công tác thu nợ trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng. www.kinhtehoc.net 48 * Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn Bảng 20: Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nợ xấu 3.942 100 3.491 100 4.727 100 -451 -11,44 1.236 35,41 SXKD 1.819 46,14 1.278 36,61 2.361 49,95 -541 -29,74 1.083 84,74 Tiêu dùng 1.162 29,48 1.316 17,70 1.408 29,80 154 13,25 92 7,00 Nông nghiệp 961 24,38 897 25,69 958 20,25 -64 -6,66 61 6,80 ( Nguồn: Phòng Hành Chánh ) + Nợ xấu sản xuất kinh doanh Nợ xấu là dấu hiệu cảnh báo cho ngân hàng biết khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính nên khó có thể thanh toán nợ dẫn đến ngân hàng có thể gặp rủi ro về tín dụng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Tất cả các ngân hàng trong quá trình hoạt động đều tồn tại nợ xấu, ít hay nhiều còn phụ thuộc vào các yếu tố như: chính sách tín dụng, kỳ hạn cho vay, chính sách thu nợ…Do dư nợ tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên nợ xấu ở lĩnh vực này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trung bình trên 44,23% tổng nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn. Năm 2007 nợ xấu lĩnh vực này giảm 541 triệu đồng tương đương 29,74% so với 2006 là do trong năm này đã có những chính sách kịp thời để xử lý nợ xấu, tùy từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng đã vận dụng các biện pháp xử lý và ngăn ngừa phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong công tác tín dụng của Hình 11: Nợ xấu theo thời hạn - 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng ngắn hạn trung hạn và dài hạn www.kinhtehoc.net 49 Ngân hàng. Sang năm 2008 nợ xấu sản xuất kinh doanh lại tăng 1.083 triệu đồng tương ứng 84,74% so với 2007. Với những biến động của nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế mở và hội nhập như hiện nay, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên nợ xấu cho vay sản xuất kinh doanh tăng là điều tất yếu. Hơn nữa nợ xấu tăng còn do trong lĩnh vực góp chợ, năm 2008 nền kinh tế tăng trưởng chậm, tình hình kinh doanh không được khả quan, lãi suất cho vay góp chợ cũng cao hơn các mảng cho vay khác, tâm lý khách hàng không muốn trả nợ. Mặc dù lĩnh vực này mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng song song đó thì nó cũng tiềm ẩn rủi ro cao, vì vậy ngân hàng nên giám sát chặt chẽ mục đích cũng như tình hình sử dụng nợ của khách hàng. + Nợ xấu tiêu dùng Nợ xấu cho vay tiêu dùng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm dần. Năm 2006 là 1.162 triệu đồng, 2007 tăng 154 triệu đồng (tương đương 13,25%) so với 2006, 2008 tăng 92 triệu đồng (tương đương 7,0%) so với năm 2007. Nợ xấu tiêu dùng tăng là do dư nợ chiếm tỷ trọng lớn và khủng hoảng kinh tế nên khả năng trả nợ của khách hàng bị chậm lại, và một số người không có thu nhập vì thất nghiệp nhiều nên không có khả năng trả nợ. Do đó chi nhánh cần phải quan tâm hơn nữa đối với lĩnh vực này + Nợ xấu nông nghiệp Năm 2007 nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp giảm 64 triệu đồng tức là 6,66% so với 2006. Nợ xấu trong lĩnh vực này cũng giảm chủ yếu là do ngân hàng đang có xu hướng thu hẹp cho vay trong lĩnh vực này .Năm 2008 tăng 61 triệu đồng tương đương 6,8% so với năm 2007. Trong năm này các dịch bệnh thiên tai diễn ra nhiều ở các quận, huyện thuộc địa bàn thành phố, tình trạng mất mùa, mất giá do không có kế hoạch sản xuất phù hợp mà chủ yếu là tự phát nên việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với giá cao là rất khó. Vì vậy nợ xấu xảy ra thường xuyên xảy ra nếu như cán bộ tín dụng không theo dõi thường xuyên và đôn đốc kịp thời. www.kinhtehoc.net 50 - 500 1.000 1.500 2.000 2.500 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Nông nghiệp Để hiểu rõ hơn về chất lượng tín dụng, ta cần phân tích thêm chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ: Bảng 21: Nợ xấu trên tổng dư nợ Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Nợ xấu Triệu đồng 3.942 3.491 4.727 Tổng dư nợ Triệu đồng 673.838 804.412 1.003.913 Nợ xấu/ Tổng dư nợ % 0,58 0,42 0,47 Đây là chỉ số cần có sự quan tâm đúng mức vì nếu không kiểm soát được tỷ lệ này thì thiệt hại mà ngân hàng phải gánh chịu là không hề nhỏ, cụ thể tỷ lệ này quá cao, rủi ro trong nợ xấu thuộc dạng khó đòi và làm cho ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu của chi nhánh đang có xu hướng giảm, năm 2006 là 0,58%, năm 2007 là 0,42% và năm 2008 là 0,47% chưa đến 1% dưới chứng tỏ công tác quản lý nợ của ngân hàng rất tốt. Từ đó cho ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng hiệu quả, qua các năm ta thấy nợ xấu rất ít so với dư nợ là do chi nhánh có khả năng thu hồi qua phát mãi tài sản thế chấp. Trong khi tình hình kinh tế - chính trị phức tạp, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị áp lực từ nhiều phía, môi trường đầu tư tín dụng là khá nhiều rủi ro tiềm ẩn, trước hoàn cảnh đó mà Sacombank Cần Thơ giảm được tỷ lệ nợ quá hạn còn 0,47% có thể nói là sự cố gắng và nỗ lực rất lớn của Ngân hàng. Trong tương lai để hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả hơn nữa thì ngân hàng phải đề cao quyết tâm khắc phục nợ quá Hình 12: Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn www.kinhtehoc.net 51 hạn, trong đó phải thực hiện tốt công tác thẩm định đối với khách hàng vay vốn là điều kiện trước tiên Nhận xét chung: Đi đôi với công tác huy động vốn thì hoạt động tín dụng đang là nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng. Tình hình sử dụng vốn ngày càng có những chuyển biến tích cực: doanh số cho vay, dư nợ cùng doanh số thu nợ tăng, ngân hàng cần tiếp tục giữ vững nhịp độ này đồng thời quan tâm đến công tác phòng chống rủi ro tín dụng khi các khoản nợ xấu đang có xu hướng gia tăng mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ rất thấp. Xác định đối tượng khách hàng truyền thống là các cá nhân, hộ kinh tế gia đình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên ngân hàng cần tập trung phát triển chiều sâu hơn vào hệ khách hàng này, đẩy mạnh các phương thức ưu đãi và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm nắm chắc phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là những đối tượng rất có tiềm năng ở hiện tại và tương lai bởi sự phát triển cả về số lượng cũng như hiệu quả kinh doanh của chúng. Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn với tỷ trọng cao tổng doanh số cho vay ,vì với cho vay ngắn hạn thì Ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro và quay đồng vốn nhanh. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần chú trọng cho vay trung dài hạn kết hợp với công tác thẩm định chặt chẽ hơn nhằm mang lại lợi nhuận cao. 4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng (2006-2008) Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng thương mại. Hơn thế nữa, ngân hàng lại là lĩnh vực rất nhạy cảm với thị trường nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy mục tiêu làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng các quy định của NHNN luôn là vấn đề quan tâm của các ngân hàng nói chung và ngân hàng Sacombank nói riêng. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau: www.kinhtehoc.net 52 Bảng 22: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 I. Tổng thu nhập 85.279 104.084 119.057 Thu nhập từ lãi 81.538 99.734 112.173 + Thu từ hoạt động tín dụng 81.195 99.360 111.780 + Thu lãi tiền gửi TCTD 343 374 393 Thu nhập ngoài lãi 3.741 4.350 6.884 + Thu dịch vụ thanh toán & quỹ 2.854 3.578 4.715 + Thu nhập bất thường 672 495 847 + Hoạt động khác 215 277 1.322 II. Tổng chi phí 72.858 88.832 102.765 Chi trả lãi 65.180 80.219 92.256 + Lãi điều hòa vốn 41.930 46.996 52.109 + Lãi huy động 23.250 33.223 40.147 Chi phí ngoài lãi 7.678 8.613 10.509 + Dịch vụ thanh toán & quỹ 334 380 665 + Chi hoạt động khác 383 258 498 + Chi điều hành 6.879 7.902 9.265 + Nộp thuế và phí 82 73 81 Lợi nhuận 12.421 15.252 16.292 ( Nguồn: Phòng Hành Chánh ) Bảng 23 :So sánh tình hình hoạt động kinh doanh 2006-2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu nhập 18.805 22,05 14.973 14,39 Chi phí 15.974 21,93 13.933 15,69 Lợi nhuận 2.831 22,79 1.040 6,82 * Về thu nhập: Nguồn thu nhập gồm các nguồn thu từ hoạt động tín dụng, lãi tiền gửi TCTD, thu dịch vụ thanh toán và quỹ, thu nhập bất thường và thu từ hoạt động khác..trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng là chủ yếu. Nhìn chung, tình hình www.kinhtehoc.net 53 thu nhập qua 3 năm không ngừng tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng thu nhập của năm 2007 so với năm 2006 cao hơn tốc độ tăng của năm 2008 so với năm 2007. Cụ thể, tổng thu nhập năm 2006 đạt 85.279 triệu đồng, sang năm 2007 con số này đã tăng lên 104.084 triệu đồng tương đương tăng 18.805 triệu đồng cùng với tốc độ tăng trưởng là 22,05% so với năm 2006. Sang năm 2008, tổng thu nhập của Sacombank Cần Thơ là 119.057 triệu đồng, tăng 14.973 triệu đồng, tương đương 14,39% so với năm 2007. Tổng thu nhập của ngân hàng tăng liên tục qua các năm thể hiện sự phát triển của ngân hàng trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó cũng phải kể đến sự nổ lực nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng của năm 2008 giảm so với năm 2007 nhưng vẫn đảm bảo tình hình hoạt động của ngân hàng đạt kết quả tốt * Về chi phí: Đi đôi với thu nhập tăng thì chi phí của Chi nhánh cũng tăng lên. Cụ thể, năm 2006 tổng chi phí là 72.858 triệu đồng, tăng hơn 21,93% vào năm 2007 là 88.832 triệu đồng, và tăng hơn 15,69 % vào năm 2008 là 102.765 triệu đồng . Trong đó chi trả lãi của ngân hàng tăng đều qua 3 năm và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng chi phí, nguyên nhân là do việc sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở ngày càng tăng nhằm đáp ứng đầy đủ vốn trong các hoạt động nghiệp vụ và chi phí huy động vốn tăng do tăng lãi suất huy động cạnh tranh với các ngân hàng khác. Thực tế chi phí lãi điều hòa tăng 5.066 triệu đồng, chi phí lãi huy động tăng 9.973 triệu đồng trong năm 2007 và năm 2008 chi lãi điều hòa tăng 5.113 triệu đồng tăng 10,88%, chi lãi huy động tăng 6.924 triệu đồng tăng 20,84% so với 2007. Điều này cho thấy nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được trong năm 2008 đã tăng lên so với năm 2007, vốn điều chuyển của Ngân hàng vì thế mà cũng ít hơn. Ngân hàng dần dần chủ động được nguồn vốn của mình, phần lãi điều hòa có phần được hạn chế. Mặt khác, chi phí ngoài lãi hàng năm đều năm sau cao hơn năm trước là do ngân hàng có nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng như tặng nón bảo hiểm, rút thăm trúng thưởng,…ngày càng tăng. Trong khoản mục chi phí ngoài lãi thì chi phí điều hành chiếm tỷ trọng khá cao. Khoản mục này tăng qua các năm là do công tác quản lý của ngân hàng khá www.kinhtehoc.net 54 phức tạp, chỉ số giá cả tăng nên chi phí quản lý và chi phí lương tăng để góp phần tăng chất lượng công tác quản lý của ngân hàng nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung * Về lợi nhuận: Qua bảng số liệu trên ta thấy ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận của ngân hàng biến động qua các năm với tốc độ tăng trưởng không ổn định. Năm 2007 lợi nhuận của ngân hàng đạt được 15.252 triệu đồng, tăng gần 22,79% so với năm 2006 là 2.831 triệu đồng. Bước sang năm 2008 về số tuyệt đối lợi nhuận tăng tương trưởng thấp so với năm 2007, cụ thể tăng 1.040 triệu đồng tương đương tăng 6,82%. Nguyên nhân là trong năm 2008 ngân hàng chủ trương hi sinh một phần mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận để chống lạm phát, mục tiêu đã được thay đổi từ tăng tốc nhanh, hiệu quả đến tập trung cao nhất cho mục tiêu an toàn trong các hoạt động: thanh khoản, quản lý rủi ro, tăng trưởng tín dụng…để đảm bảo khả năng tăng trưởng trong dài hạn. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau: Nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có lãi trong thời gian qua do tốc độ tăng của thu nhập luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí. Có thể nói lợi nhuận là yếu tố quan trọng đảm bảo duy trì ổn định hoạt động kinh doanh của ngân hàng và là nguồn lực quan trọng để phát triển ngân hàng về mọi mặt. Trong 3 năm vừa qua, tại Cần Thơ đã xuất hiện ngày càng nhiều những ngân hàng cạnh tranh, giá cả thị trường biến động mạnh mẽ… đã khiến cho môi trường kinh Hình 13: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Cần Thơ - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đồ ng Thu nhập Chi phí Lợi nhuận www.kinhtehoc.net 55 doanh Sacombank Cần Thơ trở nên khắc nghiệt hơn. Chúng ta có thể kể đến như: sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về lãi suất huy động đã khiến cho chi phí lãi huy động tăng cao, làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận. Đây là một bất lợi mà đối với bất kỳ ngân hàng nào cũng phải chấp nhận, đòi hỏi ngân hàng cần có chính sách hoạt động hiệu quả đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. www.kinhtehoc.net 56 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1. Tóm tắt kết quả Trong thời gian qua ngân hàng Sacombank không ngừng phát triển và vươn lên trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam hiện nay. Tiền đề này đã tạo lập niềm tin cho khách hàng tại Sacombank Cần Thơ nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Một số thành tựu mà Sacombank Cần Thơ đạt được trong giai đoạn 2006-2008 là: – Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, lợi nhuận của ngân hàng luôn tăng qua các năm. – Đối với mảng sản phẩm tiền gửi thì tiền gửi thanh toán đang dần trở thành thế mạnh của ngân hàng, tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong năm 2008 đã có bước tăng đột phá vượt qua tiền gửi tiết kiệm và chiếm 50,27% tổng vốn huy động. – Công tác thu nợ và quản trị rủi ro trong họat động tín dụng của ngân hàng rất tốt. – Dư nợ tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trong năm 2008 chậm lại , qua đó thể hiện qui mô tín dụng của ngân hàng cũng không ngừng tăng lên. – Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là rất thấp trong giai đoạn 2006 – 2008. Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình hoạt động, ngân hàng vẫn còn những mặt hạn chế: – Công tác huy động vốn tại chi nhánh mặc dù đạt kết quả khá tốt nhưng vốn điều chuyển của ngân hàng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn, điều này cho thấy ngân hàng chưa chủ động được nguồn vốn cho vay. Điều đó đã góp phần làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Hơn thế nữa, việc huy động vốn ngày càng khó khăn do sự phát triển của thị trường vốn, các ngân hàng trong cùng địa bàn không ngừng mở chi nhánh, phòng giao dịch mới cạnh tranh khách hàng với Sacombank. – Để thu hút khách hàng đến giao dịch nên Sacombank Cần Thơ đã áp dụng mức lãi suất huy động vốn cạnh tranh tương đối cao nên lãi suất cho vay đầu ra cũng tăng tương ứng. Điều này cũng một phần ảnh hưởng một phần đến công tác cho vay của ngân hàng www.kinhtehoc.net 57 – Vòng quay vốn tín dụng giảm, tốc độ tăng dư nợ nhanh hơn tốc độ tăng của vốn huy động đồng nghĩa với với việc tình hình huy động vốn chưa đáp ứng hết nhu cầu tín dụng. – Tốc độ tăng doanh số cho vay giảm trong năm 2008 do biến động của thị trường tác động tiêu cực đến khách hàng vay vốn. Thêm vào đó, lãi suất tăng cao nên các khoản vay chứa đựng nhiều rủi ro hơn trong hoạt động tín dụng. – Địa bàn hoạt động của Sacombank khá xa, đi lại khó khăn nên không ít trở ngại cho việc giám sát quá trình thực hiện vốn vay. 5.2. Giải pháp 5.2.1. Giải pháp huy động vốn Qua số liệu phân tích ta thấy rằng tình hình huy động vốn giai đọan 2006- 2008 chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng do đó phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển của hội sở để cho vay. Qua đó ta thấy rằng tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ chưa đủ mạnh. Ngân hàng cần hạn chế vốn điều chuyển xuống càng thấp càng tốt. Ngân hàng cần chú trọng quan tâm hơn đến công tác huy động vốn, chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ, góp phần làm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thêm dồi dào cho phép ngân hàng chủ động trong việc cho vay đối với các đơn vị kinh tế và dân cư bằng một số giải pháp như: Hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển sản phẩm dịch vụ mới để dành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, một trong những định hướng để phát triển là hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các dịch vụ truyền thống hiện có, đồng thời phát triển thêm các sản phẩm tài chính ngân hàng hiện đại. Cụ thể: – Đa dạng hoá các hình thức huy động như: tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm gửi góp,... – Chi nhánh nên hường xuyên cập nhật tình hình lãi suất trên địa bàn để có chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp vói lãi suất thị trường và khung lãi suất theo quy định của Hội sở. – Giảm bớt các thủ tục hành chính để giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng. Tìm biện pháp tiếp cận và thu hút nguồn vốn huy động của công ty, các doanh nghiệp nhà nước có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. www.kinhtehoc.net 58 – Ngân hàng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống, đồng thời khai thác khách hàng tiềm năng. Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để củng cố quan hệ khách hàng nhằm nắm bắt nguyện vọng, tâm tư, và tìm hiểu nhu cầu đòi hỏi của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách khách hàng thích hợp. – Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người dân biết được về lãi suất, cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của Ngân hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng. – Cần có sự ưu đãi về phí dịch vụ đối với những đơn vị có quan hệ thanh toán thường xuyên và phát sinh cao tạo niềm tin và sự an tâm khi khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. – Đời sống ngày càng nâng cao thì càng đòi hỏi sự tiện nghi, nhanh chóng. Vì vậy áp dụng những công nghệ mới chính là đòn bẩy giúp ngân hàng có thể khẳng định vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. – Ngân hàng cần mở rộng địa bàn hoạt động đến các thị tứ, góp phần giảm thiểu tình trạng cạnh tranh do tập trung thị phần vào trung tâm thành phố. 5.2.2.Giải pháp phát triển mảng sản phẩm thanh toán – thẻ ATM Hiện nay, với doanh số phát hành thẻ của ngân hàng liên tục tăng qua các năm đã cho thấy người dân đã dần chấp nhận việc thanh toán không dùng tiền mặt. Thế nhưng thói quen sử dụng tiền mặt của người dân vẫn không thể thay đổi. Bằng chứng là đại đa số người dân vẫn xem thẻ ATM như một nơi chỉ để họ cất tiền, khi cần họ vẫn rút tiền mặt để sử dụng chứ không dùng thẻ như một phương thức để thanh toán. Thói quen này vẫn tồn tại đa phần là do sự thiếu hiểu biết của người dân nhưng đó cũng chính là thiếu sót của ngân hàng bởi vì sau khi phát hành thẻ cho khách hàng, ngân hàng thường chỉ hướng dẫn sơ lược cho khách hàng biết về các chức năng cơ bản của thẻ như cách đăng nhập vào tài khoản, cách xem số dư nhưng chủ yếu chỉ là hướng dẫn cách rút tiền, còn về những chức năng khác như chuyển khoản hay thanh toán bằng thẻ vẫn chưa được quan tâm nhiều. Hiện nay ở Cần Thơ, trong lĩnh vực thẻ thì ngân hàng Ngoại Thương và ngân hàng Đông Á là hai ngân hàng chiếm thị phần cao nhất. Do đó, nếu muốn phát triển trong lĩnh vực này ngân hàng cần: www.kinhtehoc.net 59 Giảm phí phát hành thẻ và nếu có thể thì mở những đợt phát hành thẻ miễn phí, đặc biệt là phát hành thẻ miễn phí đối với những đối tượng là học sinh, sinh viên, công nhân vì đây là những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Nên rút ngằn thời gian cũng như giảm bớt những thủ tục không cần thiết khi phát hành thẻ. Một điều cần lưu tâm nữa đó chính là số tiền lưu trong tài khoản thẻ, ngân hàng nên cho khách hàng sử dụng hết toàn bộ số tiền trong thẻ vì đối với những người có thu nhập thấp, đôi khi với số tiền lưu trong tài khoản như hiện nay đó cũng là một số tiền lớn với họ. Chắc chắn, trong một tương lai gần, khi người dân đã quen với việc sử dụng thẻ thì thẻ ATM sẽ không đơn thuần là chỉ để rút tiền. Hiện nay, Sacombank Cần Thơ chỉ có năm sản phẩm thẻ, do đó nếu muốn phát triển về mảng thẻ thì ngân hàng cần đa dạng hóa hơn nữa sản phẩm của mình nhằm phục vụ cho từng đối tượng riêng biệt, chẳng hạn như sản phẩm thẻ Ladies First đã có trong hệ thống của ngân hàng nên được áp dụng để thu hút sự chú ý của quý khách hàng nữ tại Cần Thơ. Ngoài ra thị trường thẻ hiện là thị trường tiềm năng đối với các ngân hàng, do đó cần tăng cường những lợi ích thanh toán của thẻ như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, thanh toán qua các cửa hàng, siêu thị , khách sạn... đặc biệt phát huy vai trò của các loại thẻ quốc tế vì nhu cầu đi nước ngoài của người dân ngày càng tăng lên. Vì vậy ngân hàng cần có những chính sách tiếp thị, quãng bá các sẩn phẩm của mình đến mọi tầng lớp dân cư, cần đẩy mạnh công tác marketing trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình… để tìm kiếm nguồn khách hàng mới. Điều mà khách hàng quan tâm khi sử dụng dịch vụ thẻ đó chính là sự thuận tiện. Nếu muốn tăng số lượng thẻ phát hành thì ngân hàng cần tăng tính thuận tiện hơn. Trong khi đó số điểm chấp nhận thẻ ATM của Sacombank trong nội ô Quận Ninh Kiều hiện nay chí có hai, và trên toàn địa bàn Cần Thơ chỉ có bảy điểm giao dịch thẻ. Với số điểm chấp nhận thẻ hạn chế như thế sẽ nảy sinh những khó khăn nhất định cho khách hàng mặc dù ngân hàng có liên kết thanh toán qua các ngân hàng khác nhưng tâm lý chung của khách hàng là khi sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng nào thì thường giao dịch với máy ATM của ngân hàng đó vì sợ tốn thêm phí giao dịch. Vì vậy ngân hàng cần lắp đặt thêm một số máy ATM www.kinhtehoc.net 60 ở những điểm công cộng như siêu thị hay các khu dân cư đông đúc để tạo thuận tiện hơn cho khách hàng. 5.2.3. Giải pháp đối với hoạt động sử dụng vốn Bên cạnh việc huy động vốn vào Ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn thì Ngân hàng cũng phải nổ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tránh đồng tiền không bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì Ngân hàng phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. – Đối với khách hàng truyền thống cần giữ quan hệ lâu dài, khi cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu mới của khách hàng và đi sâu vào và giải quyết những nhu cầu đó của họ.. – Mở rộng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế kết hợp với lựa chọn kỹ khách hàng trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất và khả năng tài chính của khách hàng. – Tình hình vòng quay vốn tín dụng giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi lại trong năm 2008. Để làm cho vòng quay vốn tín dụng trở lại cần phải đẩy mạnh công tác thu các khoản nợ đến hạn đồng thời sẽ hạn chế được nguy cơ trở thành nợ xấu của các khoản nợ quá hạn đó. Muốn như vậy cần phải có đội ngũ cán bộ theo sát tình hình thu nợ, không để cho các khỏan nợ quá hạn tăng lên và phải chủ động liên hệ với khách hàng, đôn đốc khách hàng khi gần đến hạn thanh tóan – Đối với tình hình lãi suất tăng cao, lãi suất tăng cao sẽ gây không ít khó khăn cho hoạt động cho vay bởi vì mức lãi suất cao trong một thời gian dài sẽ là gánh nặng cho người vay và sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn của khách hàng do chi phí cao. Nhằm mục đích tránh tình trạng trên lãi suất sẽ thay đổi theo lãi suất thị trường, khi đó cơ hội cho khách hàng có được lãi suất thấp trong tương lai sẽ cao hơn. Đây là biện pháp được sử dụng nhằm đối phó với t ình trạng lãi suất tăng cao trong một khỏan thời gian ngắn. 5.2.4. Giải pháp đối với rủi ro tín dụng Đối với Việt Nam, sức ép của lạm phát trong thời gian qua vẫn còn rất lớn nhiều doanh nghiệp đã thu hẹp qui mô, cắt giảm nhân sự, có doanh nghiệp bên bờ vực phá sản, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng không ngừng tăng lên, khả năng www.kinhtehoc.net 61 thu thuế và các nguồn thu giảm, nhập siêu, bội chi ngân sách vẫn ở mức cao. Mặc dù chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp ngăn chặn nguy cơ suy giảm, vực dậy nền kinh tế và ổn định an sinh xã hội. Nhận thức được những khó khăn đó, đối với lĩnh vực ngân hàng đặc biệt là lĩnh vực tín dụng chắc chắn rủi ro phát sinh nợ xấu sẽ không ngừng tăng lên. Ngân hàng cần theo dõi chặt chẽ các món nợ phát sinh, kết hợp với việc phân tích, đánh giá và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời đối với các khoản nợ vay có dấu hiệu suy giảm khả năng thanh toán, phát sinh nợ quá hạn. Làm tốt công tác thẩm định kết hợp với việc thường xuyên kiểm tra, nắm sát tình hình huy động và thu nhập của khách hàng. Thường xuyên cập nhật và cảnh báo kịp thời về tình hình thị trường, định kỳ họp phân tích đưa ra biện pháp ngăn ngừa, xử lý và thu hồi nợ kịp thời đối với các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ quá hạn. www.kinhtehoc.net 62 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Là một chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ Phần trên địa bàn tỉnh Cần Thơ, có vai trò chủ đạo huy động vốn để cho vay, đầu tư cho các thành phần kinh tế phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Trong 3 năm qua, Chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu không ngừng và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kết quả phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cho thấy Chi nhánh đã chủ động được trong việc quản lý hoạt động của mình một cách khá hiệu quả, tình hình lợi nhuận qua các năm không ngừng tăng lên, sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng ngân hàng thông qua kết quả của việc tăng doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ trong 3 năm cho thấy chi nhánh có những bước tiến rất khả quan về tín dụng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn gặp phải một số hạn chế nhất định. Đó là ngân hàng vẫn chưa chủ động được trong nguồn vốn của mình, vì còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều hòa từ Hội sở và rủi ro tín dụng mang lại cho Ngân hàng sẽ tiềm ẩn rất cao vì thu nhập chủ yếu của Ngân hàng vẫn là từ hoạt động tín dụng. Do đó, Ngân hàng cần có những chính sách phù hợp nâng cao công tác huy động vốn và quản lý tín dụng đồng thời tránh được những rủi ro tiềm ẩn phát sinh trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng. .Với ưu điểm là thời gian thu hồi vốn nhanh, phân tán rủi ro nên tín dụng ngắn hạn cần được mở rộng trong thời gian tới. Đặc biệt là tín dụng góp chợ, loại hình tín dụng đặc trưng ở Sacombank đang được triển khai khá hiệu quả và rất được sự đồng tình ủng hộ của các tiểu thương tại thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, chi nhánh nên mở rộng và nâng cao các loại hình dịch vụ như: thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ,… nhưng mảng dịch vụ này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mặc dù việc thu hút vốn từ các hình thức dịch vụ này có chi phí rẻ hơn và ít rủi ro hơn nhiều Với chủ trương hy sinh một phần mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận để chống lạm phát và đứng trước sự phát triển của nền kinh tế cùng với sức ép cạnh tranh gay gắt hiện nay, đòi hỏi Sacombank Cần Thơ phải không ngừng nổ lực hơn nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát triển, trở thành một Ngân hàng hoạt động có hiệu quả nhất trên thị trường tài chính. www.kinhtehoc.net 63 6.2. Kiến nghị 6.2.1. Đối với ngân hàng Nhà Nước - Tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật về ngân hàng, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển ngành và lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng - Đề ra các chính sách tiền tệ bám sát mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng trước những biến động của tình hình tài chính quốc tế. - Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng - Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu phòng ngừa và phân tán rủi ro tín dụng; cần có các chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán nước ta phát triển mạnh và sôi động hơn nữa nhằm làm giảm sức ép lên Ngân hàng trong việc cấp vốn hoạt động cho doanh nghiệp. 6.2.2. Đối với chính quyền địa phương - Chính quyền địa phương phải tích cực hợp tác giúp đỡ Ngân hàng, tìm ra những dự án nhằm phát triển địa phương để Ngân hàng đầu tư vốn tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu vay vốn của khách hàng. - Tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển thông qua các chính sách và khuôn khổ luật pháp tốt và thông thoáng hơn vì sự phát triển của ngân hàng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế. www.kinhtehoc.net 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ---- 1. Báo cáo hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008 và kế hoạch kinh doanh năm 2009 của NHTMCP Sacombank chi nhánh Cần Thơ. 2. ThS Thái Văn Đại (2005). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ. 3. ThS Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2005). Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ. 4. GS - TS. Lê Văn Tư (2005). Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 5. PGS – TS. Lê Văn Tề (1999). Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, TP.HCM. 6. Bản tin nội bộ Sacombank 2006, 2007, 2008. www.kinhtehoc.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ.pdf
Luận văn liên quan