. Sự cần thiết nghiên cứu:
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã, đang
và sẽ tiếp tục phát huy nguồn nội lực cũng như đẩy mạnh hội nhập, không ngừng
phấn đấu đưa đất nước mình ngày một phát triển. Tuy nhiên mỗi quốc gia có
điểm xuất phát không giống nhau.
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, có vị trí địa lý, có điều kiện về thời
tiết khí hậu, điều kiện tự nhiên như: đất đai màu mỡ do hàng năm phù sa bồi đắp,
nguồn nước dồi dào phong phú thích hợp để có thể phát triển một nền nông
nghiệp toàn diện. Vì vậy trong những năm gần đây nền nông nghiệp nước ta đã
có những tiến triển vượt bậc, từ chỗ sản xuất không đủ ăn đến có thể đáp ứng nhu
cầu trong nước và vươn lên thành một quốc gia xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy
nhiên đời sống nông dân vẫn còn nhiều khó khăn, việc đầu tư phát triển nông
nghiệp không cao lắm, thêm vào đó là tác động của các yếu tố khách quan như
bão, lũ lụt, sâu hại, dịch bệnh gây khó khăn, thất bát trong mùa màng của nông
dân. Do đó cho vay hộ sản xuất sẽ là vấn đề quan trọng và cần thiết giúp cho
nông dân có hướng giải quyết kịp thời, là chỗ dựa cho nông dân khi có khó khăn
về vốn.
Lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn cần sự đầu tư rất lớn, lâu dài và từ
nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn vốn ngân hàng là quan trọng.Vì đây là
một kênh huy động vốn mà người nông dân dễ tiếp cận nhất và chi phí thấp nhất.
Để phát triển nông nghiệp, cần chú trọng cải tiến công nghệ sản xuất về chiều
sâu, phát triển chiều rộng của các hoạt động khuyến nông và chuyển giao công
nghệ. Đồng thời chú trọng khôi phục và phát triển các ngành nghề ở nông thôn
theo hướng sản xuất đa dạng hóa và phát triển toàn diện nông thôn. Do đó, sự cần
thiết phải có sự hỗ trợ về vốn của các ngân hàng là điều tất yếu để có thể khai
thác các tiềm năng kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hóa nông thôn.
-5-
Thị trường nông thôn là mục tiêu của các ngân hàng thương mại và là mối
quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước. Tuy nhiên việc cho vay hộ sản xuất
vẫn còn nhiều tồn tại và rủi ro. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao hạn chế được rủi
ro và ngăn ngừa nợ quá hạn giúp cho việc kinh doanh đạt hiệu quả.
Với những lý do trên mà đề tài “Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất và rủi
ro trong cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Bình Minh” là một hướng nghiên cứu mang tính thực tiễn và cấp thiết.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:
Từ việc nghiên cứu tình hình cho vay hộ sản xuất với những thành công,
những tồn tại và hạn chế qua 3 năm sẽ:
- Tạo tiền đề và làm cơ sở để đơn vị rút ra những bài học kinh nghiệm, góp
phần hoạch định chiến lược kinh doanh an toàn và phù hợp với thực tiễn.
- Góp phần phục vụ kịp thời và có hiệu quả nhu cầu vay vốn của các hộ sản
xuất.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Các ngân hàng thương mại hoạt động vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận đồng
thời đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng và góp phần làm cho nền kinh tế -
xã hội ngày càng phát triển. Bình Minh là một huyện có điều kiện tự nhiên thuận
lợi để phát triển nông nghiệp, dân số ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông, số còn
lại sống bằng nghề thủ công nghiệp, dịch vụ và một số ngành nghề khác. Vì vậy
phần lớn khách hàng của ngân hàng là nông dân, chính vì thế đi sâu nghiên cứu
cho vay hộ sản xuất sẽ thấy rõ được thực trạng tín dụng, những nguyên nhân gây
nên rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất để từ đó đưa ra những giải pháp
nhằm ngăn ngừa rủi ro, mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tình hình huy động vốn để xem xét công tác huy động vốn từ đó
thấy được tình hình nguồn vốn cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của
ngân hàng.
-6-
- Phân tích thực trạng tín dụng hộ sản xuất để thấy được tình hình hoạt động
của ngân hàng, làm cơ sở để đánh giá hoạt động tín dụng hộ sản xuất của ngân
hàng.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất từ đó có những nhận xét
để có thể đề xuất những giải pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực.
- Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất, tìm ra nguyên nhân
nên rủi ro trong hoạt động cho vay của NHNo & PTNT huyện Bình Minh.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Phạm vi không gian:
- Đề tài được nghiên cứu chủ yếu tại NHNo & PTNT huyện Bình Minh và
bao gồm địa bàn các xã như: Thuận An, Thành Lợi, Đông Thạnh, Mỹ Hòa, Đông
Bình, Tân Hưng, Tân An Thạnh, Tân Bình, Tân Lược, Thành Đông, Thành
Trung, Tân Thành, Tân Quới, Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Đông Thạnh,
Đông Bình, Đông Thành thuộc NHNo & PTNT huyện Bình Minh quản lý.
1.3.2. Phạm vi thời gian:
- Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài qua 3 năm từ năm 2004 đến
năm 2006.
- Thời gian nghiên cứu đề tài là hơn 3 tháng, từ 05/03/2007 đến 11/06/2007.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT
huyện Bình Minh thông qua số liệu trong 3 năm (từ năm 2004 đến năm 2006) và
trong phạm vi các xã (như đã nêu ở phần 1.3.1) mà ngân hàng này quản lý.
86 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3135 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất và rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không thấp lắm nhưng người dân lại chậm trễ
trong việc trả nợ ngân hàng, vì vậy cần theo dõi, đôn đốc việc trả nợ tránh làm
ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
Về chăn nuôi trong năm 2004 cũng không phát sinh nợ quá hạn, đến năm 2005
là 46 triệu đồng, năm 2006 là 67 triệu đồng tăng 21 triệu đồng hay tăng 45,65%
so với năm 2005. Nguyên nhân là do một vài năm trước đây giá dê giống rất
mắc, khoảng 500.000 đồng/kg, người dân đã ồ ạt chuyển từ chăn nuôi heo sang
nuôi dê. Nhưng thời điểm hiện tại trên thị trường giá dê giống đã giảm xuống
thấp không chênh lệch mấy so với giá dê thịt, chỉ ở khoảng 25.000 đồng/kg. Do
-63-
thị trường biến động như vậy đã làm cho một bộ phận người dân lao đao vì lỗ giá
xuống thấp lại không tìm được thị trường tiêu thụ kéo theo nợ quá hạn trong chăn
nuôi trung – dài hạn của ngân hàng tăng lên.
Để thấy được rủi ro trong cho vay trung – dài hạn ta xét tỷ lệ nợ quá hạn trung
– dài hạn:
Bảng 18. TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ TRUNG - DÀI HẠN
ĐVT: Triệu đồng
NỢ QUÁ HẠN DƯ NỢ TRUNG - DÀI HẠN NỢ QUÁ HẠN/DƯ NỢ (%)
ĐỐI TƯỢNG 2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006
1. Cải tạo vườn 3 19 34 1.461 1.134 858 0,21 1,68 3,96
2. Điện 23 151 - 409 215 12 5,62 70,23 0,00
3. Máy nông nghiệp 4 613 529 62.102 53.506 47.984 0,01 1,15 1,10
4. XD, sửa chữa nhà - 217 236 22.873 20.048 21.300 0,00 1,08 1,11
5. Chăn nuôi - 46 67 7.621 9.193 8.362 0,00 0,50 0,80
6. TTCN - dịch vụ - - - 1.954 7.567 8.818 0,00 0,00 0,00
7. Khác - 45 105 4.153 4.366 4.515 0,00 1,03 2,33
Tổng cộng 30 1091 971 100.573 96.029 91.849 0,03 1,14 1,06
Nguồn: phòng kế toán
Qua bảng trên ta thấy trong những năm qua, nợ quá hạn có tăng đáng kể tuy
nhiên một cách tổng quát tỷ số nợ quá hạn trung - hạn tương là đối thấp.
Về cải tạo vườn nợ quá hạn tăng với tốc độ cao làm cho tỷ lệ nợ quá hạn cũng
tăng. Cụ thể năm 2004 là 0,21%, năm 2005 tăng lên 1,68% đến năm 2006 là
3,96%. Điều này phản ánh việc cho vay đối tượng vườn có hiệu quả không cao
do việc xoá bỏ vườn tạp, lập vườn mới vào giai đoạn kiến thiết là còn đang trong
giai đoạn chăm sóc, thu hoạch ruộng năm đầu năng suất không cao, điều này làm
hạn chế khả năng trả nợ đối với những món nợ có thời hạn không phù hợp với
thời kỳ sinh trưởng của cây trồng. Trong thời gian tới ngân hàng cần phải cố
gắng hơn nữa để đồng vốn cho vay đạt được hiệu quả và hạn chế nợ quá hạn
bằng cách ngân hàng cần có chính sách thời hạn cho phù hợp với từng loại cây,
tùy từng giai đoạn cây trồng.
Về điện thì nợ quá hạn tăng với tốc độ cao làm cho tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng
mạnh, năm 2004 là 5,62%, sang năm 2005 là 70,23%. Đây là ngành không thu
lợi nhuận trực tiếp nên ngân hàng khó thu hồi vốn, là khoản cho vay mà ngân
hàng thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên nhằm mục đích cải tạo, điện khí hoá
-64-
nông thôn. Vì vậy mà hiệu quả tín dụng rất thấp. Đến năm 2006 tỷ lệ này đã
giảm xuống mức tối đa.
Về máy nông nghiệp nợ quá hạn có biến động tăng rất mạnh năm 2005 nhưng
đến năm 2006 có phần giảm xuống và tỷ lệ nợ quá hạn cũng tương ứng với tình
hình nợ quá hạn. Cụ thể năm 2004 là 0,01%, năm 2005 là 1,15% và năm 2006 là
1,10%. Trong năm 2005, 2006 do kinh doanh lĩnh vực máy nông nghiệp gặp một
số khó khăn như sự cạnh tranh phát triển công nghệ thêm vào đó là kiến thức sử
dụng cũng như bảo trì còn hạn chế khiến tỷ lệ nợ quá hạn có phần tăng lên,
nhưng tỷ lệ này là tương đối thấp, chưa có gì ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động
tín dụng của ngân hàng.
Về xây dựng, sửa chữa nhà trong những năm qua nợ quá hạn có biến động
tăng làm cho tỷ lệ nợ quá hạn trong lĩnh vực này cũng tăng lên, năm 2004 không
có nợ quá hạn, năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,08%, năm 2006 là 1,11%. Đây là
một tỷ lệ nợ quá hạn không cao nên không ảnh hưởng đến tình hình chung của
ngân hàng. Sự gia tăng doanh số cho vay nhờ ngân hàng đã tìm kiếm những dự
án phát triển nông thôn, nên quy mô lớn hơn, ngân hàng đã sâu sát món vay hơn
và công tác thu nợ cũng được ngân hàng thực hiện triệt để. Tuy nhiên cũng cần
phải thận trọng do xây dựng là một ngành không phải sản xuất trực tiếp ra sản
phẩm cho nên khó tính được hiệu quả kinh tế, do đó cần có sự kết hợp chặt chẽ
với chính quyền địa phương nhằm tìm kiếm những dự án mới và kết hợp giám
sát món vay thật chặt chẽ.
Về chăn nuôi, doanh số cho vay tăng qua các năm, nợ quá hạn cũng tăng lên,
tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn lại không cao, năm 2005 là 0,5%, năm 2006 là 0,80%.
Điều này cho thấy công tác mở rộng cho vay đối với chăn nuôi trung – dài hạn
mới áp dụng nhưng có hiệu quả. Người dân đã bắt đầu chuyển sang chăn nuôi dê,
trâu, bò…là những ngành ngày càng phát triển và có lợi thế về kinh tế.
Nhìn chung nợ quá hạn trung – dài hạn trong 3 năm có biến động tăng giảm
nhưng tỷ lệ nợ quá hạn không cao, năm 2004 là 0,03%, năm 2005 là 1,14%, đến
năm 2006 là 1,06%. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng tương
đối tốt cả về công tác mở rộng cũng như hiệu quả các món vay.
-65-
Để đi sâu hơn vào các khoản nợ quá hạn ta xét đến khoản nợ có khả năng thu
hồi và những khoản nợ khó đòi.
Bảng 19. NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN
ĐVT: Triệu đồng
NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 NỢ QUÁ HẠN Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I.Ngắn hạn 580 95,08 717 39,66 552 36,24
1. Dưới 180 ngày 242 39,67 306 16,92 297 19,50
2. Từ 180 – 360 ngày 318 52,13 332 18,36 158 10,37
3. Trên 360 ngày 20 3,28 79 4,37 97 6,37
II. Trung – dài hạn 30 4,92 1.091 60,34 971 63,76
1. Dưới 180 ngày 3 0,49 377 20,85 358 23,51
2. Từ 180 – 360 ngày 4 0,66 344 19,03 350 22,98
3. Trên 360 ngày 23 3,77 370 20,46 263 17,27
Tổng cộng 610 100,00 1.808 100,00 1.523 100,00
Nguồn: phòng kế toán
Qua bảng trên ta thấy rằng nợ quá hạn ngắn hạn trong năm 2004 chiếm tỷ
trọng cao 95,08% trên tổng nợ quá hạn trong năm. Sang những năm 2005, 2006
thì nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn, khoảng trên 60% trong
tổng nợ quá hạn.
Trong nợ quá hạn ngắn hạn thì ta thấy số nợ quá hạn dưới 180 ngày mà ngân
hàng có hy vọng thu hồi chiếm tỷ trọng không cao lắm, vì vậy ngân hàng cần
phải quan tâm nhiều hơn, đôn đốc thu hồi, những khoản nợ này phải có cách xử
lý linh hoạt để tránh tình trạng nợ quá hạn chuyển sang nợ khó đòi. Những khoản
nợ từ 180 ngày đến 360 ngày chiếm tỷ trọng khá cao trong năm 2004 là 52,13%
nhưng sang năm 2005 còn 18,36% và năm 2006 chỉ chiếm 10,37%. Điều này
chứng tỏ ngân hàng đã quản lý tốt nợ quá hạn “nóng” này bởi vì nợ quá hạn có
khả năng mất vốn (trên 360 ngày) chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Cụ thể năm 2004 là
3,28%, năm 2005 là 4,37% và năm 2006 là 6,37%.
Trong nợ quá hạn trung – dài hạn, ta thấy số nợ quá hạn dưới 180 ngày có
phần tăng qua các năm. Năm 2004 nợ quá hạn chiếm tỷ trọng 0,49%, năm 2005
là 20,85% và năm 2006 là 23,51%. Như vậy ngân hàng cần phải giám sát, tăng
cường hơn nữa công tác thu nợ tránh trình trạng nợ quá hạn chuyển sang nợ khó
đòi. Những khoản nợ từ 180 đến 360 ngày chiếm tỷ trọng thấp trong năm 2004 là
-66-
0,66% nhưng đến năm 2005 là 19,03% và năm 2006 là 22,98%. Tỷ trọng này
cũng khá thấp nhưng một thực tế cho thấy rằng ngân hàng chưa thật sự quản lý
tốt nguồn nợ này bởi vì nợ quá hạn trên 360 ngày là khá cao và có xu hướng
tăng, năm 2004 là 23 triệu đồng, chiếm 3,77% đến năm 2005 là 370 triệu đồng,
chiếm 20,46% và năm 2006 là 263 triệu đồng, chiếm 17,27% trong tổng nợ quá
hạn.
4.3.2. Nợ quá hạn theo địa bàn:
Bảng 20. NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỊA BÀN
ĐVT: Triệu đồng
NỢ QUÁ HẠN NĂM 2004
TỶ
TRỌNG
(%)
NĂM
2005
TỶ
TRỌNG
(%)
NĂM
2006
TỶ
TRỌNG
(%)
Hội sở huyện 102 16,72 431 23,84 352 23,11
Thuận An 5 0,82 17 0,94 20 1,31
Thành Lợi 15 2,46 77 4,26 75 4,92
Đông thạnh - - 40 2,21 32 2,10
Mỹ Hoà 44 7,21 134 7,41 98 6,43
Đông Bình 22 3,61 71 3,93 33 2,17
KD Thị Trấn 16 2,62 92 5,09 94 6,17
CN Tân Lược 89 14,59 347 19,19 279 18,32
Tân Hưng 25 4,10 70 3,87 49 3,22
Tân An Thạnh 21 3,44 106 5,86 81 5,32
Tân Bình 3 0,49 50 2,77 52 3,41
Tân Lược 40 6,56 121 6,69 97 6,37
CN Tân Quới 139 22,79 336 18,58 280 18,38
Thành Đông - - 63 3,48 65 4,27
Thành Trung 55 9,02 52 2,88 35 2,30
Tân Thành 23 3,77 87 4,81 62 4,07
Tân Quới 61 10,00 134 7,41 118 7,75
CN Mỹ Thuận 76 12,46 215 11,89 184 12,08
Mỹ Thuận 58 9,51 146 8,08 113 7,42
Nguyễn Văn Thảnh 18 2,95 69 3,82 71 4,66
CN Đông Bình 179 29,34 417 23,06 379 24,89
Mỹ Hoà 55 9,02 125 6,91 103 6,76
Đông Thạnh 38 6,23 95 5,25 84 5,52
Đông Bình 45 7,38 104 5,75 98 6,43
Đồng Thành 41 6,72 93 5,14 94 6,17
P.GDịch 25 4,10 62 3,43 49 3,22
Tổng 610 100,00 1.808 100,00 1.523 100,00
Nguồn: Phòng kế toán
-67-
Qua bảng trên ta thấy nợ quá hạn của các địa bàn có sự biến động tăng giảm
khác nhau qua các năm. Cụ thể trong năm 2004 nợ quá hạn của chi nhánh Đông
Bình đạt 179 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các chi nhánh 29,34%
trong tổng nợ quá hạn. Xét trên địa bàn các xã thì Tân Quới có nợ quá hạn trong
năm là lớn nhất 61 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,00% trong tổng nợ quá hạn các
xã. Nguyên nhân là do Tân Quới kinh doanh chủ yếu là ngành trồng trọt và nhiều
nhất là khoai lang, vì thời tiết không ưu đãi và vì sâu bệnh nên thất mùa, khiến
nông dân không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Kế đến Mỹ Thuận có nợ quả
hạn là 58 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,51% tổng nợ quá hạn. Tân Bình là xã có nợ
quá hạn thấp nhất 3 triệu đồng chiếm 0,49% trên tổng nợ quá hạn trong năm.
Sang năm 2005, tổng nợ quá hạn tăng hơn năm 2004 là 1.808 triệu đồng trong
đó hội sở huyện có nợ quá hạn lớn nhất là 431 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 23,84%
trong tổng nợ quá hạn trong năm. Doanh số cho vay tại hội sở huyện tăng lên
nhưng nợ quá hạn cũng tăng, vì vậy ngân hàng cần quan tâm giám sát các món
vay để giảm bớt rủi ro nợ quá hạn. Xét về địa bàn các xã thì Thuận An là xã có
nợ quá hạn thấp nhất là 17 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 0,49% tổng nợ quá hạn
năm 2005. Đây là vùng trồng nhiều loại hoa màu nhất là xà lách xoong, là một
trong thế mạnh của vùng. Do chu kỳ sản xuất tương đối ngắn giúp việc quay
vòng vốn nhanh hơn làm tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng theo đúng thời hạn
đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng vì vậy mà nợ quá hạn thấp.
Đến năm 2006, nợ quá hạn có phần giảm xuống còn 1.523 triệu đồng. Trong
đó thì nợ quá hạn của hội sở huyện tuy có giảm hơn năm 2005 nhưng vẫn chiếm
tỷ trọng khá cao 23,11% (352 triệu đồng). Chi nhánh có nợ quá hạn cao nhất là
chi nhánh Đông Bình 379 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24,89% tổng nợ quá hạn
trong năm. Nguyên nhân là do trong thời gian đó Mỹ Hoà, Đông Thạnh đang đầu
tư cải tạo vườn tạp để chuyển sang trồng những loại cây có hiệu quả kinh tế cao
hơn như bưởi năm roi, xoài cát Hoà Lộc… mà công việc cải tạo vườn thì cần có
thời gian dài nên ngân hàng đã gia hạn nợ cho khách hàng làm nợ quá hạn tăng
lên. Trong năm nợ quá hạn thấp nhất vẫn là Thuận An 20 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 1,31% trong tổng nợ quá hạn năm 2006.
Nợ quá hạn là vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng gặp phải và là vấn đề
luôn được quan tâm, theo dõi chặt chẽ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến nợ quá
-68-
hạn, là nguồn gốc có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
4.3.3. Nguyên nhân nợ quá hạn:
a) Nguyên nhân khách quan:
Đây là những nguyên nhân gây thiệt hại cao và nặng nề nhất bởi vì nó mang
tính bất ngờ và bất khả kháng. Tuy nhiên trong hoạt động của NHNo & PTNT
Bình Minh thì cho vay hộ sản xuất tập trung phần lớn vào trồng trọt và chăn
nuôi. Mặt khác, Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa có nhiều thiên tai bão lụt,
hạn hán, dịch bệnh. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến nền nông nghiệp và
hoạt động của ngân hàng. Những năm qua ta cũng có thể thấy rằng những món
vay được gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn đều bắt nguồn từ những nguyên nhân
này gây ra.
Sản phẩm nông nghiệp thường có thời hạn ngắn nhất là các mặt hàng trái
cây, mặt khác để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng hoặc xuất khẩu thì phải
trải qua nhiều công đoạn trung gian và thời gian rất lâu. Cho nên nông dân
thường bị ép giá. Chưa có nhiều tổ chức đứng ra làm trung gian đưa sản phẩm
của nông dân đến tay người tiêu dùng hay bao tiêu sản phẩm, vì vậy mà nông dân
chưa yên tâm sản xuất.
Chăn nuôi cũng không nằm ngoài những tình trạng khó khăn như dịch cúm
gia cầm, lở mồm long móng ở heo…Việc chăn nuôi vẫn còn mang tính tự phát,
qui mô nhỏ, phân tán không tập trung nên khi có dịch bệnh thì rất khó cho việc
phòng trừ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hơn nữa vẫn còn lúng túng khi có
dấu hiệu dịch bệnh, việc tiến hành khoanh vùng và xử lý mầm bệnh nhằm hạn
chế sự lây lan gây thiệt hại cho người nuôi thường thực hiện chậm. Vì vậy mà
không thể không có thiệt hại khi dịch bệnh xuất hiện và ngân hàng khó quản lý
được nguồn vốn tín dụng của mình để điều chỉnh kịp thời.
Ngoài ảnh hưởng bởi giá cả nông sản luôn biến động theo chiều hướng bất lợi
cho nông dân do luôn phải cạnh tranh với các vùng lân cận như Cần Thơ, Đồng
Tháp…và nông sản trên thế giới như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc.... Thêm
vào đó giá cả của nguyên liệu, hàng hóa đầu vào như thức ăn gia súc, phân bón,
-69-
thuốc trừ sâu, cây giống, con giống cũng luôn biến động gây thiệt hại lớn cho hộ
sản xuất nông nghiệp. Làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
b) Nguyên nhân do phía khách hàng:
Do thiếu trung thực trong vay vốn, sử dụng vốn sai mục đích. Chẳng hạn như
họ vay để chăn nuôi, trồng trọt nhưng họ lại dùng tiền làm những công việc khác
như tiêu xài, buôn bán, hoặc chỉ sử dụng một phần vốn vay để sản xuất hình thức
để đối phó với sự kiểm tra của ngân hàng, hoặc khi cán bộ tín dụng đến kiểm tra
xong là họ bán con giống đi, và sử dụng vốn vào việc khác. Chính vì vậy mà ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của hộ nông dân.
Trình độ khoa học kỹ thuật của người dân còn thấp, do không nắm vững kỹ
thuật, quy trình canh tác nên khi làm thì áp dụng một cách tùy tiện cho năng suất
thấp, dẫn đến tâm lý chán nản, đầu tư không đến nơi đến chốn vì vậy hiệu quả
mang lại sẽ không cao. Sản xuất nông nghiệp ngày nay cũng đòi hỏi phải có trình
độ vì sản phẩm làm ra không phải là để tự tiêu dùng mà còn phải có những sản
phẩm đủ chất lượng đem ra thị trường thế giới.
Mặc dù phần lớn nông dân đã có ý thức làm ăn hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn
một số người ỷ lại do được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho nên có thái
độ cố ý chây ỳ, trông chờ vào xóa nợ.
Khi đi tập huấn kỹ thuật thì người đi tập huấn không phải là người sẽ thực
hiện sản xuất. Vì vậy mà không nắm được kỹ thuật hoặc có nắm được kỹ thuật
nhưng lại quyết định sản xuất không đúng khuyến cáo của ngành chức năng về
lịch thời vụ cũng như mật độ nuôi trồng.
c) Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
Những nguyên nhân gây ra nợ quá hạn ngoài những yếu tố thiên tai, dịch
bệnh mang tính chất bất khả kháng thì nguyên nhân một phần cũng có là do từ
phía ngân hàng.
Do số lượng cán bộ tín dụng hạn chế, đặc biệt là khi vào mùa vụ. Thực tế khó
cho việc mở rộng tín dụng vừa đảm bảo được chất lượng tín dụng trong khi khối
lượng công việc cho một cán bộ tín dụng là quá nhiều và không đồng bộ giữa các
công việc cần phải làm chẳng hạn như trong một ngày cán bộ tín dụng có thể vừa
-70-
đi phát giấy báo nợ vừa phải đi xử lý nợ quá hạn và vừa phải thẩm định,… do đó
không đủ thời gian để thực hiện những công việc này một cách cẵn kẽ và đầy đủ.
Thêm nữa là địa bàn hoạt động rộng lớn và đường xá lại không thuận tiện,
thường phải đi đò hàng giờ, lại còn có những xã mà khi cán bộ đi thẩm định phải
đi bộ gần chục cây số vì đường xá rất lầy lội.
Xử lý nợ quá hạn một cách cứng nhắc đó cũng là một nguyên nhân gây nợ quá
hạn nhưng vì một nguyên nhân nào đó khách hàng chưa có tiền để thanh toán kịp
thời hạn, chẳng hạn như chưa thu hoạch trái cây, chưa bán heo…nhưng ngân
hàng xiết nợ dẫn đến khó khăn nhiều hơn và bán ra có thể trả được nợ cho ngân
hàng nếu ngân hàng gia hạn nợ hoặc cho khách hàng điều chỉnh kỳ hạn nợ. Tuy
nhiên nợ quá hạn do nguyên nhân này là rất khó xác định.
4.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất:
4.4.1. Chỉ số về vốn huy động trên tổng nguồn vốn:
Bảng 21. VỐN HUY ĐỘNG TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Vốn huy động 134.840 159.108 148.025
Tổng nguồn vốn 246.537 258.266 280.554
VHĐ/TNV (%) 54,69 61,61 52,76
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng, thường thì tỷ lệ
vốn huy động trên tổng nguồn vốn đạt 70% trở lên được xem là tốt. Năm 2004
ngân hàng huy động được 54,69%, sang năm 2005 thì vốn huy động chiếm
61,61% tổng nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy công tác huy động vốn địa
phương của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, đó là do ngân hàng đã đa dạng hoá
các hình thức huy động như khuyến mãi tặng nón, móc khóa,… cho khách hàng,
quảng cáo trên các phương tiện như báo, đài…, và nhiều dịch vụ khác, cán bộ tín
dụng tận tình hướng dẫn người dân tham gia tiết kiệm, nhất là ngân hàng luôn có
chính sách lãi suất huy động phù hợp và ưu đãi như sử dụng lãi suất bậc thang,
nếu khách hàng gửi với số tiền lớn và thời hạn dài hơn thì lãi suất sẽ cao hơn, vì
vậy đã thu hút được lượng lớn vốn nhàn rỗi trong dân cư,. Đến năm 2006, vốn
huy động chiếm 52,76% trong tổng vốn nguồn vốn. Tuy vốn huy động giảm
không đáng kể so với 2005 nhưng trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh
-71-
hơn nữa công tác huy động vốn để có thể nâng cao vốn huy động từ nguồn vốn
nhàn rỗi của địa phương.
4.4.2. Chỉ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn:
Bảng 22. TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Tổng dư nợ 239.036 252.052 270.849
Tổng nguồn vốn 246.537 258.266 280.554
TDN/TNV (%) 96,96 97,59 96,54
Qua bảng trên ta thấy dư nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Năm
2004 là 96,96%, đến năm 2005 là 97,59% tăng hơn so với 2004, sang 2006 là
96,54%. Điều này khả năng cho vay của ngân hàng là cao, tuy nhiên cần xem xét
tổng dư nợ cao là do doanh số cho vay cao hay do nợ quá hạn cao. Từ đó có biện
pháp phù hợp để ngân hàng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn.
4.4.3. Chỉ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động:
Bảng 23. TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Tổng dư nợ 239.036 252.052 270.849
Tổng vốn huy động 134.840 159.108 148.025
TDN/TVHĐ (%) 177,27 158,42 182,98
Ta thấy rằng, tỷ số tổng dư nợ trên tổng vốn huy động luôn đạt trên 100% và
liên tục tăng lên qua ba năm. Cụ thể là trong năm 2004 tổng dư nợ chiếm
177,27% trong tổng vốn huy động, sang năm 2005 tăng lên là 158,42%, đến năm
2006 tiếp tục tăng 182,98%. Điều này cho thấy vốn huy động không thể đáp ứng
đủ nhu cầu vay vốn của người dân, ngân hàng phải sử dụng đến nguồn vốn điều
chuyển từ ngân hàng cấp trên. Trong thời gian tới, ngân hàng cần đẩy mạnh hơn
nữa công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức, nhất là về lãi suất huy động để
thu hút vốn từ những nơi thừa vốn nhằm tăng vốn huy động để đáp ứng cho
những nơi thiếu vốn hoặc không có vốn.
-72-
4.4.4. Chỉ số doanh số thu nợ trên doanh số cho vay:
Bảng 24. DOANH SỐ THU NỢ TRÊN DOANH SỐ CHO VAY
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Doanh số thu nợ 303.525 384.397 380.238
Doanh số cho vay 293.559 397.413 399.035
DSTN/DSCV (%) 103,39 96,72 95,29
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng, chỉ tiêu này cho ta thấy
trong một đồng vốn cho vay thì ta thu hồi được bao nhiêu đồng nợ. Mặc dù
doanh số cho vay tăng qua các năm nhưng đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng
đáng kể, điều này làm cho chỉ tiêu doanh số thu nợ trên doanh số cho vay luôn
đạt trên 95%. Cụ thể là trong năm 2004, tỷ số này là 103,39% sang năm 2005 là
96,72% và năm 2006 là 95,29%. Điều này phản ánh hiệu quả đầu tư tín dụng của
ngân hàng tốt và chỉ số luôn luôn gần bằng 1, có nghĩa là bên cạnh việc tăng
trưởng tín dụng ngân hàng luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng, những khoản
cho vay gần như đều được thu hồi trong năm. Một phần là do sự nỗ lực của các
cán bộ tín dụng trong việc vận động, đôn đốc thu hồi nợ, mặt khác là do thiện chí
trả nợ của người dân ngày một cao hơn.
4.4.5. Vòng quay vốn tín dụng:
Bảng 25. VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Doanh số thu nợ 303.525 384.397 380.238
Dư nợ bình quân 242.487 245.544 261.451
DSTN/DNBQ (lần) 1,25 1,57 1,45
Trong ba năm qua, vòng quay vốn tín dụng có biến động qua các năm nhưng
luôn trên 1 lần. Nguyên nhân là do dịch cúm bùng phát trở lại gây không ít thiệt
hại về kinh tế đối với các hộ chăn nuôi gia cầm, ngoài ra giá cả nông sản không
ổn định làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng dẫn đến việc luân
chuyển vốn có phần chậm hơn. Trong những năm tới, ngân hàng có xu hướng
mở rộng cho vay trung và dài hạn, đây là khoản vay có thời hạn tương đối dài. Vì
-73-
vậy cần quan tâm và thẩm định kỹ trước khi cho vay để không làm ảnh hưởng
đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng.
4.4.6. Tỷ lệ nợ quá hạn:
Bảng 26. NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Nợ quá hạn 610 1.808 1.523
Dư nợ 239.036 252.052 270.849
NQH/DN (%) 0,26 0,72 0,56
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng, nếu tỷ lệ này thấp thể
hiện tín dụng đạt chất lượng cao và ngược lại. Thông thường tỷ lệ nợ quá hạn chỉ
chấp nhận ở mức 2% tổng dư nợ, do đó tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo & PTNT
Bình Minh là khá khả quan. Theo bảng số liệu trên thì tỷ lệ này là 0,26% trong
năm 2004 và đến năm 2005 tăng lên là 0,72%. Điều này phản ánh nợ quá hạn đã
tăng lên, trong năm 2005 hiệu quả sản suất kinh doanh ngành nông nghiệp không
cao. Đặc biệt là trong chăn nuôi, dịch cúm gia cầm cũng như bệnh lở mồm long
móng ở heo làm cho hiệu quả kinh tế của nông dân huyện giảm đáng kể. Sau khi
đã được ngân hàng gia hạn cũng như điều chỉnh kỳ hạn trả nợ mà vẫn không trả
được nợ, do đó làm cho khoản nợ quá hạn trong năm tăng lên. Đến năm 2006, tỷ
lệ này lại giảm xuống còn 0,56%. Do nợ quá hạn trong năm có phần giảm, mặt
khác nó cũng cho thấy ngân hàng thu hồi nợ khá tốt. Tuy nhiên cần bám sát và có
những biện pháp thu hồi những khoản nợ đến hạn, hạn chế để xảy ra nợ quá hạn
nhằm tránh những rủi ro cho ngân hàng.
-74-
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
5.1. Tăng cường nguồn vốn huy động:
Mặc dù trong những năm gần đây nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng
nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động. Thế nhưng nhu cầu vay vốn
của người dân cũng ngày một tăng, vì vậy để đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất
kinh doanh cho người dân và để giảm vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên thì
ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa nhằm khai thác những tiềm năng về vốn.
Một khi sản xuất thu được lợi nhuận cao thì ngoài việc chi tiêu cho cuộc sống,
người dân sẽ còn một phần vốn nhàn rỗi chưa sử dụng. Chính vì thế mà NHNo &
PTNT Bình Minh cần có những chính sách để khuyến khích người dân tiết kiệm
trong tiêu dùng nhằm đầu tư vào sản xuất, chẳng hạn trong khi thu nợ, cán bộ tín
dụng có thể động viên người dân gửi tiền sau khi họ trả nợ còn dư ra. Đưa ra các
hình thức thu hút huy động như tiền gửi tiết kiệm có thưởng. Mỗi khách hàng khi
gửi tiền tiết kiệm đều được cấp một sổ tiết kiệm, trong đó có số tài khoản riêng,
hàng năm xổ số trúng thưởng dưới hình thức quay số hoặc bốc thăm.
Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là áp dụng mức lãi suất thích hợp,
hấp dẫn người dân bằng cách luôn theo dõi lãi suất huy động vốn của các ngân
hàng khác để điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp, khi thấy ng ư ời . Lãi suất là
một công cụ rất quan trọng trong việc huy động vốn, do đó việc xác định lãi suất
thích hợp là một yếu tố hết sức cần thiết. Trong từng thời kỳ, Chi nhánh cần điều
chỉnh mức lãi suất một cách linh hoạt phù hợp với tỷ lệ lạm phát và tình hình
kinh tế để khách hàng tin tưởng gửi tiền vào mà không sợ đồng tiền của mình bị
mất giá. Ngoài ra, Chi nhánh cần phải có chính sách ưu đãi về lãi suất, áp dụng
lãi suất bậc thang tức là với mỗi số dư tiền gửi là một mức lãi suất, số dư tiền gửi
càng lớn và thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Ưu đãi về lãi suất cho những
khách hàng giao dịch lâu năm với Chi nhánh cộng thêm với những hành động
thiết thực như tặng quà, tặng phiếu ưu đãi. Do ảnh hưởng đến đầu ra, tức là nếu
phí bao gồm cả lãi suất và chi phí cho các hoạt động nhằm tăng vốn huy động
cao thì sẽ ảnh hưởng đến lãi suất cho vay cũng phải cao. Vì vậy mà ngân hàng
-75-
nên thực hiện các hình thức huy động nêu trên theo một thời gian nhất định nào
đó chứ không phải thực hiện liên tục. Và theo đó, ngân hàng sẽ duy trì được
những khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới và khuyến khích họ gắn bó với
Chi nhánh qua mọi dịch vụ, đồng thời thu hút thêm nguồn vốn vay cho nông dân.
Khách hàng chỉ gửi tiền của vào nơi mà họ tin tưởng. Vì vậy cần tạo uy tín
ngày càng cao đối với khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác an toàn khi họ
gửi tài sản của mình vào ngân hàng. Mặt khác, cần nâng cao chất lượng phục vụ
đảm bảo an toàn, chính xác, nhanh chóng, mọi thắc mắc của khách hàng phải
được giải đáp kịp thời. Muốn vậy thì cán bộ làm công tác huy động phải có
nghiệp vụ, khi giao tiếp với khách hàng ngoài việc nói năng lịch sự, thái độ niềm
nở, cán bộ còn phải biết tư vấn, cho lời khuyên, trả lời các câu hỏi của khách
hàng một cách thỏa đáng các vấn đề liên quan đến lãi suất, thể lệ chế độ tiển gửi,
việc thanh toán, chuyển tiền,…Những điều này sẽ giúp khách hàng tin tưởng và
an tâm hơn khi gửi tiền của mình vào ngân hàng.
5.2. Biện pháp mở rộng tín dụng:
Đầu tư mở rộng tín dụng vào những lĩnh vực ít rủi ro là mục tiêu của ngân
hàng. Vì vậy ngoài những khách hàng chủ yếu của ngân hàng là nông dân ở nông
thôn trong những năm qua thì khu vực kinh doanh Thị trấn là nơi mà ngân hàng
cần quan tâm trong thời gian tới. Đa số những hộ ở đây có thu nhập cao, nhu cầu
chi tiêu lớn vì vậy mà ngân hàng cần nắm bắt để tạo điều kiện mở rộng tín dụng.
Chi nhánh có thể quảng cáo, treo băng rôn ở khu vực Thị trấn để thu hút khách
hàng, ngân hàng nên mạnh dạn cho vay vào những lĩnh vực mới, hạ lãi suất cho
vay đến mức thấp nhất có thể, và nâng thời hạn cho vay trong điều kiện cho
phép.
Ngoài ra, ngân hàng cần tập trung tìm kiếm những dự án phát triển địa phương
để đầu tư một cách tập trung có hiệu quả. Việc lồng ghép cho vay các chương
trình, dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ngoài mục đích tăng
trưởng nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn một cách an toàn mà còn nâng cao
chất lượng tín dụng. Nguyên nhân là do người vay bắt buộc sử dụng vốn vay
đúng mục đích theo sự giám sát của địa phương. Hơn nữa khi cho vay có phân kỳ
trả nợ, tạo điều kiện cho người vay có nguồn trả nợ. Ban quản lý dự án có trách
-76-
nhiệm thường xuyên cùng ngân hàng đôn đốc thu nợ, lãi theo định kỳ, nên nợ
quá hạn ít.
Việc cho vay theo dự án từng bước sẽ giảm được tình trạng quá tải đối với cán
bộ tín dụng vì có nhiều hộ nông dân cùng có mục đích xin vay, cùng một đối
tượng, cùng một kỳ hạn trả nợ nên dẽ dàng quản lý, đôn đốc thu nợ. Đó là những
đối tượng để ngân hàng đầu tư vốn tín dụng một cách đa dạng và đó cũng là từng
bước củng cố và mở rộng thị trường tín dụng trong điều kiện có sự cạnh tranh
gay gắt giữa các ngân hàng.
Ngoài ra cũng cần củng cố quan hệ giữa chính quyền địa phương nhằm tạo
dựng mối quan hệ lâu dài trong cho vay tín dụng nông thôn. Đồng thời giữ vững
khách hàng truyền thống bằng cách luôn giữ phong cách phục tận tình, thái độ
niềm nở, vui vẻ, tỏ ra thân thiện. Nhưng quan trọng nhất vẫn là mức lãi suất, là
điều mà khách hàng nào cũng đều quan tâm, vì vậy ngân hàng có thể phân loại
khách hàng theo các hạng A, B, C trong đó A là loại tốt dùng để chỉ khách hàng
lớn, lâu năm và có uy tín thông qua việc nghiên cứu lịch trả nợ, kế đến là loại B
v.v. Thông qua đó có chính sách ưu đãi cho họ, chẳng hạn như đối với khách
hàng loại tốt có thể cho vay không cần tài sản đảm bảo đối với những khoản vay
dưới khoảng 30 triệu. Giữ vững khách hàng truyền thống cũng là một biện pháp
để mở rộng tín dụng vì nhu cầu khách hàng không chỉ dừng lại mà luôn tăng lên
tương xứng với tiềm năng của họ.
5.3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng:
Như ta đã biết những nguyên nhân khách quan thì ngân hàng không thể phòng
ngừa và tránh được hết. Còn những nguyên nhân do khách hàng hoặc ngân hàng
thì có khả năng phòng ngừa. Có thể nói những nguyên nhân từ phía khách hàng
là do ngân hàng và chỉ có ngân hàng mới có thể tự khắc phục được mà thôi.
Khách hàng thì không quan tâm đến rủi ro cho ngân hàng mà chỉ quan tâm làm
sao hạn chế rủi ro cho bản thân họ mà thôi. Chính vì thế mà làm sao cho họ thực
hiện đúng hợp đồng tín dụng cũng là một cách hạn chế được rủi ro cho ngân
hàng. Như vậy để hạn chế được rủi ro thì ngân hàng phải làm tốt từng giai đoạn,
từ khâu xét duyệt đến khâu giám sát và cuối cùng là giai đoạn thu nợ.
-77-
5.3.1. Giai đoạn xét duyệt:
Đây là giai đoạn mà ngân hàng đưa ra quyết định có nên cho khách hàng vay
vốn hay không. Để làm tốt giai đoạn này thì cán bộ tín dụng cần phải nắm vững
tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn mình phụ trách và cần phải biết được khách
hàng có đủ năng lực pháp lý và hành vi dân sự để vay vốn ngân hàng hay không?
Khách hàng vay vốn để làm gì? Dự án có khả thi hay không? Khách hàng có
thực sự muốn làm ăn hay không hoặc sẽ bê tha trong công việc? Thông qua
phỏng vấn khách hàng ta sẽ biết được những điều này. Điều quan trọng nhất vẫn
là cần xem xét khả năng sinh lợi của dự án bởi vì nó liên quan trực tiếp đến khả
năng trả nợ của khách hàng. Muốn vậy ngân hàng cần phải lưu ý:
Không nên xem tài sản đảm bảo là căn cứ có tính quyết định khi cho vay. Hiện
nay NHNo & PTNT huyện Bình Minh chỉ cho vay không có tài sản đảm bảo đối
với những trường hợp sau:
- Đơn vị trực tiếp cho vay được quyền chủ động lựa chọn khách hàng đủ điều
kiện để cho vay không có đảm bảo bằng tài sản.
- Đơn vị trực tiếp cho vay được áp dụng cho vay không có bảo đảm bằng tài
sản trong trường hợp Chính phủ có quy định về cho vay không có bảo đảm bằng
tài sản đối với khách hàng vay và nhu cầu vay vốn cụ thể.
Mặc dù vay không có bảo đảm bằng tài sản nhưng điều kiện để được vay thì
khách hàng phải có “khả năng tài chính” để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đồng thời
phải “cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm tài sản theo yêu cầu của đơn vị trực
tiếp cho vay nếu như sử dụng vốn vay không đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng, đồng thời cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện
pháp bảo đảm bằng tài sản theo quy định”. Thế thì những người nông dân không
có ruộng, phải thuê ruộng để cày cấy, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất nên không thể vay theo hình thức có tài sản đảm bảo, thế nhưng lại lấy đâu ra
tài sản để “cam kết” nếu muốn vay vốn theo hình thức không có tài sản đảm bảo?
Do đó, cán bộ tín dụng khi thẩm định dự án xin vay vốn thì điều quan tâm đầu
tiên là tính khả thi, hiệu quả của nó bên cạnh tài sản đảm bảo. Ngân hàng cần xét
đến chi phí của dự án kết hợp với vốn tự có của khách hàng, trong đó ngân hàng
chỉ cho vay tối đa là 90% tổng chi phí của dự án, đồng thời thời hạn vay phải phù
-78-
hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nguồn trả nợ chính của khách hàng phải là
thu nhập của dự án. Bất kỳ một ngân hàng nào khi cho vay đều muốn đồng vốn
của mình tham gia cùng với vốn tự có của khách hàng vào quá trình sản xuất đạt
hiệu quả cao. Biểu hiện của sự hiệu quả ấy là lợi nhuận của dự án. Vì vậy mà
không nên đặt cao vấn đề tài sản thế chấp, nếu khách hàng có đủ tài sản đảm bảo
nhưng phương án sản xuất kinh doanh hoặc phương án trả nợ không khả thi thì
cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay và ngược lại thì nên cho vay để khuyến
khích những phương án có hiệu quả. Tuy nhiên cần xem xét kỹ việc lập dự án
đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở khoa học. Các cán bộ tín
dụng phải có kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực mình phụ trách, dự kiến được
năng lực sản xuất, kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ, thị trường tiêu thụ sản phẩm,
dự kiến thu nhập, lãi và thời gian hoàn vốn.
5.3.2. Giai đoạn giám sát nợ vay:
Đây cũng là khâu không kém phần quan trọng trong công tác cho vay của
ngân hàng. Trong quá trình giám sát cán bộ tín dụng cần xem xét xem khách
hàng có sử dụng vốn đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng hay không? Hộ sản
xuất sử dụng vốn có hiệu quả hay không? Đây là khâu rất quan trọng góp phần
chặn đứng nợ quá hạn khi nó có điều kiện phát sinh. Không phải khi phát vay
xong là dừng lại chờ đến ngày thu nợ mà cán bộ tín dụng cần theo dõi xem công
việc làm ăn của người vay như thế nào, có gặp trở ngại gì không để có thể kịp
thời ngăn chặn từ xa nguy cơ không thu hồi được nợ. Nhờ khâu giám sát này mà
ngân hàng có thể phát hiện được những hộ làm ăn không hiệu quả và kịp thời tư
vấn cho họ một phương thức khác để thực hiện mục đích có hiệu quả hơn. Kịp
thời chấn chỉnh đồng vốn tín dụng và đồng thời kiên quyết thu hồi vốn khi thấy
khách hàng làm trái với cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
5.3.3. Giai đoạn thu nợ:
Đây là khâu cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn này nếu đạt
kết quả tốt tức là khách hàng đã sử dụng vốn có hiệu quả và trả nợ ngân hàng thì
cần xem xét tiếp để có thể tiếp tục cho khách hàng quan hệ vay vốn ngân hàng.
Đối với nợ đến hạn: Chủ động gởi giấy báo nợ đến hộ để đôn đốc nhắc nhở
việc trả nợ vay, hạn chế tối đa việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ.
-79-
Đối với nợ gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ: Chi nhánh có kế hoạch thu ngay
tại từng thời điểm cụ thể, không chờ đến khi nợ gia hạn đến hạn vì đây là những
món nợ đã có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Cần linh động trong công tác thu nợ, khách hàng trục trặc trong quá trình trả
nợ nếu vì lý do khách quan chưa thể trả ngay khi đến hạn nhưng tương lai gần thì
họ hoàn toàn có thể, thì ngân hàng cần phải gia hạn nợ hay điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ cho khách hàng chứ không nên xiết nợ gắt gao quá làm cho nông dân càng rơi
vào tình trạng khó khăn hơn trong khi họ có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, ngân
hàng cũng cần phải kiên quyết đối với những tình trạng dây dưa không muốn trả
nợ ngân hàng khi họ có khả năng trả nợ. Tuyệt đối chấm dứt quan hệ với những
hộ này bởi vì phẩm chất đạo đức của họ không đạt yêu cầu.
Như vậy làm tốt các công việc trên sẽ hạn chế được tối đa những rủi ro do
khách hàng và tất nhiên sẽ không còn những rủi ro cho phía ngân hàng.
-80-
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận:
Với phương thức đi vay để cho vay, trong những năm qua NHNo & PTNT
huyện Bình Minh đã thực sự trở thành chỗ dựa, là người bạn thân thiết của nông
dân. Đồng thời đóng góp không nhỏ nhằm cải thiện đời sống và đổi mới bộ mặt
của nông thôn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong huyện.
Trong những năm qua ngân hàng đã không ngừng hỗ trợ vốn để đáp ứng thiếu
hụt về vốn trong sản xuất, kinh doanh cho người dân trong huyện, đầu tư trang
thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó
ngân hàng còn đầu tư cho vay với dự án phát triển sản xuất sau thu hoạch, cho
nông dân vay để xây mới và sửa chữa nhà cửa, nước sạch sinh hoạt,…nhằm nâng
cao điều kiện sống. Nhờ vào vốn của ngân hàng, nông dân đã mạnh dạn ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như trồng nhiều giống cây mới, các tiến bộ
công nghệ trồng trọt, chăn nuôi được sử dụng để đưa sản lượng hàng hóa ngày
càng tăng, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi cũng như tăng thu
nhập cho nông dân.
Có được thành quả như trên một phần là nhờ vào sự nỗ lực của các nhân viên
trong ngân hàng, nội bộ đoàn kết nhất trí tạo sức mạnh để hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ được giao. Vì vậy đã đem lại cho ngân hàng một kết quả kinh doanh
đáng khích lệ như đã phân tích ở những phần trước.
Tuy nhiên trong thời gian qua NHNo & PTNT huyện Bình Minh còn có một
số khó khăn và tồn tại cần khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh
của mình, góp phần vào sự phát triển kinh tế của huyện. Hiện nay, trong cơ cấu
cho vay thì tín dụng trung và dài hạn còn chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ.
Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa trong những dự án phát triển nông thôn để
nâng cao tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn đồng thời góp phần thay đổi bộ mặt
nông thôn một cách nhanh chóng. Ngoài ra ngân hàng còn gặp một số khó khăn
như: Nông nghiệp nông thôn là khu vực sản xuất có nhiều ngành nghề, nhiều
tiềm năng kinh tế và thị trường rộng lớn nhưng thị trường tài chính nông thôn lại
kém phát triển, thu nhập của người dân còn thấp và hạn chế trong khi nhu cầu về
-81-
vốn cho sản xuất lại rất lớn. Khó khăn nữa là món vay của hộ nông dân thường
nhỏ làm cho đồng vốn bị manh mún và trải dài trên địa bàn rộng, việc đi lại khó
khăn dẫn đến chi phí của việc giải ngân và thu hồi nợ cao. Đồng thời khu vực
kinh tế nông nghiệp chứa đựng rủi ro cao do đặc điểm sản xuất của khu vực này
phụ thuộc phần lớn vào yếu tố khách quan như thời tiết, giá cả thị trường…từ đó
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Trong thời gian tới, ngân hàng cần đề ra được hướng đi đúng đắn để phát huy
hết thế mạnh của mình góp phần đưa hoạt động của ngân hàng ngày càng vững
mạnh, đời sống nông dân ngày càng ổn định, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi
sắc hơn.
6.2. Kiến nghị:
6.2.1. Đối với chi nhánh NHNo & PTNT huyện Bình Minh:
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu em nhận thấy hoạt động kinh doanh và hoạt
động tín dụng hộ sản xuất của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Bình Minh thật
sự có hiệu quả, biểu hiện qua lợi nhuận ngày một tăng. Tuy nhiên em cũng xin
đưa ra một vài kiến nghị:
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn là vấn đề cần thiết, có thể kêu gọi
vốn đầu tư từ các tổ chức trên thế giới để có nguồn vốn ổn định, lâu dài giúp Chi
nhánh đầu tư vào các món vay trung, dài hạn.
- Phân loại khách hàng trên cơ sở uy tín, số dư tiền gửi hay giao dịch lay năm
để áp dụng mức lãi suất thích hợp và cần có hành động thiết thực như tặng quà,
xổ số trúng thưởng,…nhằm duy trì khách hàng cũ, khuyến khích khách hàng
mới.
- Việc cho vay không nên chỉ chú trọng vào tài sản đảm bảo mà nên xem xét
phương án sản xuất kinh doanh và trả nợ có khả thi hay không.
- Nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, vì thế cần
có chính sách mở rộng thêm các dịch vụ góp phần gia tăng lợi nhuận.
- Thường xuyên thực hiện phân loại nợ vay căn cứ vào tình hình tài chính, khả
năng thanh toán nợ vay ngân hàng của khách hàng.
-82-
- Phát động phong trào thi đua hàng quí và đột xuất đối với những cán bộ thu
hồi nợ tốt.
- Cần kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền để tranh thủ sự hỗ trợ nhằm
giúp cho hoạt động của ngân hàng cang hiệu quả, nhất là đối với công tác thu hồi
nợ.
6.2.2. Đối với chính quyền địa phương:
- Cần có quy hoạch tổng thể trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng,
vật nuôi hợp lý, phù hợp với thực tế của địa phương và nhu cầu của xã hội.
- Sớm quy hoạch khu dân cư và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng
như xác lập quyền sở hữu tài sản đối với các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn
để người dân có điều kiện tiếp cận đồng vốn ngân hàng, đặc biệt là vốn trung và
dài hạn.
- Cần có nhiều chương trình khuyến nông hỗ trợ các biện pháp cải tạo giống,
áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua phòng nông nghiệp huyện, xã.
- Cần có những trung tâm giống đảm bảo chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu
cho hộ nông dân.
- Nâng cao trình độ dân trí, xóa mù chữ ở nông thôn, tuyên truyền tập huấn
nhằm tạo cho người dân có ý thức vay và sẵn sàng trả nợ vay khi đến hạn.
-83-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Th.sĩ Thái Văn Đại (năm 2005). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương
mại,Trường Đại học Cần Thơ.
2. Nguyễn Thị Chiết Giang (2006). Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình cho
vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Bình Minh, Trường Đại học Cần Thơ.
3. Phó Giáo Sư – Phó Tiến Sĩ Lê Văn Tê, Phó Tiến Sĩ Ngô Hướng, Phó Tiến Sĩ
Đỗ Linh Hiệp, Phó Tiến Sĩ Hồ Diệu, Phó Tiến Sĩ Lê Thẩm Dương. Nghiệp vụ
ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 62 Nguyễn Thị
Minh Khai - Quận 1.
4. Cẩm nang tín dụng (năm 2001), lưu hành nội bộ.
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................1
GIỚI THIỆU .....................................................................................................................4
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu: ..........................................................................................4
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu:..................................................................................4
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:.........................................................................5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................5
1.2.1. Mục tiêu chung: ..............................................................................................5
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:...............................................................................................5
1.3. Phạm vi nghiên cứu:...............................................................................................6
1.3.1. Phạm vi không gian: .......................................................................................6
1.3.2. Phạm vi thời gian: ...........................................................................................6
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................6
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: .........................................6
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................7
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................7
2.1. Phương pháp luận: .................................................................................................7
2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng:..............................................................................7
2.1.2. Một số vấn đề về hộ sản xuất và tín dụng hộ sản xuất..................................10
2.1.3. Một số vấn đề về việc cho vay hộ sản xuất:..................................................11
2.1.5. Giới thiệu các chỉ tiêu phân tích: ..................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................17
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:.......................................................................17
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu: .....................................................................17
CHƯƠNG 3 ....................................................................................................................19
GIỚI THIỆU HUYỆN BÌNH MINH VÀ NHNO & PTNT ............................................19
3.1. Giới thiệu huyện Bình Minh: ...............................................................................19
3.2. Khái quát về NHNo & PTNT huyện Bình Minh:.................................................20
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển:...................................................................20
3.2.2. Cơ cấu tổ chức: .............................................................................................21
3.2.3. Vai trò của NHNo & PTNT huyện Bình Minh trong việc phát triển kinh tế
hộ sản xuất: .............................................................................................................24
3.2.3. Khái quát về kết quả kinh doanh qua 3 năm: ................................................25
CHƯƠNG 4 ....................................................................................................................30
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO & PTNT
HUYỆN BÌNH MINH ....................................................................................................30
4.1. Phân tích tình hình huy động vốn: .......................................................................30
4.2. Phân tích hoạt động cho vay hộ sản xuất: ............................................................34
4.2.1. Phân tích tình hình cho vay theo thời gian và theo mục đích sử dụng vốn: .37
4.2.2. Phân tích tình hình cho vay theo địa bàn: .....................................................54
4.3. Tình hình nợ quá hạn và rủi ro trong cho vay hộ sản xuất:..................................58
4.3.1.Nợ quá hạn của từng đối tượng theo thời gian:..............................................58
4.3.2. Nợ quá hạn theo địa bàn: ..............................................................................66
4.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất: .............................................70
4.4.1. Chỉ số về vốn huy động trên tổng nguồn vốn: ..............................................70
4.4.2. Chỉ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn:........................................................71
4.4.3. Chỉ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động:........................................71
4.4.4. Chỉ số doanh số thu nợ trên doanh số cho vay:.............................................72
4.4.5. Vòng quay vốn tín dụng:...............................................................................72
-85-
4.4.6. Tỷ lệ nợ quá hạn:...........................................................................................73
CHƯƠNG 5 ....................................................................................................................74
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO ....................................................74
5.1. Tăng cường nguồn vốn huy động: .......................................................................74
5.2. Biện pháp mở rộng tín dụng: ...............................................................................75
5.3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng: ..........................76
5.3.1. Giai đoạn xét duyệt: ......................................................................................77
5.3.2. Giai đoạn giám sát nợ vay:............................................................................78
5.3.3. Giai đoạn thu nợ:...........................................................................................78
CHƯƠNG 6 ....................................................................................................................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................80
6.1. Kết luận: ...............................................................................................................80
6.2. Kiến nghị:.............................................................................................................81
6.2.1. Đối với chi nhánh NHNo & PTNT huyện Bình Minh:.................................81
6.2.2. Đối với chính quyền địa phương:..................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................83
-86-
PHỤC LỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. TỔNG KÉT MỨC LÃI SUẤT CỐ ĐỊNH QUA 3 NĂM.........................10
Bảng 2. TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN CỦA NHNo & PTNT BÌNH MINH.............24
Bảng 4. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN .................................................................31
Bảng 5. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT.....35
Bảng 6. TỔNG DOANH SỐ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT....................................37
Bảng 7. DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN .......................................................38
Bảng 8. DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN.....................................42
Bảng 9. TỔNG DOANH SỐ THU NỢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT...................46
Bảng 10. DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN ........................................................47
Bảng 11. DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN......................................48
Bảng 12. DƯ NỢ NGẮN HẠN ..................................................................................50
Bảng 13. DƯ NỢ TRUNG – DÀI HẠN....................................................................52
Bảng 14. DOANH SỐ CHO VAY, DOANH SỐ THU NỢ, DƯ NỢ THEO ĐỊA
BÀN................................................................................................................................54
Bảng 16. TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ NGẮN HẠN.....60
Bảng 17. NỢ QUÁ HẠN TRUNG – DÀI HẠN ......................................................61
Bảng 18. TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ TRUNG - DÀI HẠN ..63
Bảng 19. NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN.........................................................65
Bảng 20. NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỊA BÀN .............................................................66
Bảng 21. VỐN HUY ĐỘNG TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN..................................70
Bảng 22. TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN ........................................71
Bảng 23. TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG ................71
Bảng 24. DOANH SỐ THU NỢ TRÊN DOANH SỐ CHO VAY........................72
Bảng 25. VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG .............................................................72
Bảng 26. NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ ....................................................73
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất và rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Minh.pdf