Luận văn Phân tích tình hình cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng

Trong những năm tới ngành công nghiệp sẽ được xem là ngành trọng điểm của nền kinh tế, vì vậy việc đẩy mạnh cho vay đối với ngành này chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chi nhánh; đây sẽ là ngành giải quyết đầu ra đáng kể cho Ngân hàng trong tương lai. Ngay từ bây giờ cần phải có một đội ngũ CBTD am hiểu về lĩnh vực này để có thể trao đổi một cách khoa học với khách hàng nhằm mục đích cùng với khách hàng tối đa hóa lợi nhuận cho hai bên. Bên cạnh đó, ngành vận tải là ngành động lực để thúc đẩy quá trình phát triển hiện nay; vì vậy đây sẽ là ngành phát triển mạnh trong tương lai cần phải đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với ngành này.

doc48 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2889 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả hoạt động tín dụng chung của ngân hàng. Vì vậy nợ quá hạn luôn là mối quan tâm của các nhà quản trị ngân hàng, họ sẽ luôn tìm cách làm giảm tỷ lệ này. Nhưng thực tế không hoạt động kinh tế nào lại diễn ra suôn sẽ, vì vậy nợ quá hạn tồn tại như một tất yếu khách quan. Chi có thể hạn chế tỷ lệ này mà không thẻ triệt tiêu được. tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ bình quân thể hiện việc hoàn trả vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp, qua đó cho biết tình hình tài chính doanh nghiệp có lành mạnh hay không ? 1.2.5.3. Nợ khó đòi trong cho vay trung và dài hạn. Nợ khó đòi hiện là một vấn đè nhức nhối và đáng quan tâm ở từng ngân hàng vì nó ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế của một đất nước. Ngân hàng vẫn phải trả lãi tiền gữi huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế trong khi đồng vốn cho vay ra lại không thu đươc gốc và lãi gây thất thoát vốn của nhà nước. Tuy nhiên đây là một tất yếu trong hoat động cho vay kinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế thị trường đó là kinh doanh sẽ luôn gặp những rũi ro bất ngờ mà ngân hàng không thể lường trước được. đây la một chỉ tiêu quan trong để đánh giá chất lượng hoạt động của một ngân hàng. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI NHNo&PTNT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG QUA 3 NĂM 2008-2009-2010. 2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng 2.1.1 Vài nét về Chi nhánh NHNo&PTNT quận Liên Chiểu. Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Quận Liên Chiểu được thành lập theo quyết định số 515/QĐ-NHNo-02 ngày 16/12/1996 của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Từ ngày đầu mới thành lập nguồn vốn hoạt động cũng như dư nợ tín dụng rất khiêm tốn do nhận bàn giao từ một Ngân hàng cấp bốn thuộc NHNo&PTNT huyện Hòa Vang cũ với nguồn vốn tiền gởi cá nhân và các tổ chức kinh tế là 843 triệu đồng, dư nợ tín dụng cho vay 7.046 triệu đồng. Với số liệu hoạt động trong thực trạng như vậy nhưng được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Ngân hàng cấp trên cũng như chính quyền địa phương, Ban giám đốc NHNo&PTNT quận Liên Chiểu cùng toàn thể cán bộ công nhân viên ổn định tổ chức, vừa chú trọng công tác hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, tiếp cận chiếm lĩnh thị trường, thu hút khách hàng, không ngừng thay đổi tác phong giao dịch phù hợp với cơ chế và mở rộng quy mô cũng như công nghệ Ngân hàng, đảm nhận mọi dịch vụ Ngân hàng để phục vụ tốt cho khách hàng. Nhờ vậy mà Chi nhánh NHNo&PTNT quận Liên Chiểu ngày một phát triển và trưởng thành vượt bậc. Chẳng hạn, đến cuối năm 1997 nguồn vốn đạt 6.820 triệu đồng tăng 709%, dư nợ đạt 16.558 triệu đồng tăng 135% so với ngày nhận bàn giao. Ngoài ra, Ngân hàng còn đảm nhận dịch vụ ủy thác cho Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm hỗ trợ chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương, dịch vụ chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính đơn vị cũng rất chú trọng và không ngừng mở rộng nên thu hút khách hàng ngày càng nhiều. Số món thanh toán trong năm 2000 là 2.468 món với số tiền thanh toán trên 400 tỷ đồng. Nhìn chung, các mặt hoạt động của đơn vị ngày càng lớn mạnh, đó là nhờ sự lãnh đạo , chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng cấp trên, sự giúp đỡ tận tình cuae cấp ủy, chính quyền địa phương và sự phối hợp chặt chẻ của các ban ngành hữu quan. Về phía con người, Ban giám đốc cũng như toàn thể Cán bộ công nhân viên trong đơn vị không ngừng phấn đấu tạo được sự đoàn kết nội bộ, tạo uy tín mạnh mẽ trong mọi tầng lớp, luôn luôn xem sự thành đạt của khách hàng là sự hưng thịnh của Ngân hàng. Hiện nay, Chi nhánh NHNo&PTNT quận Liên Chiểu đã có trụ sở đặt tại 136 Nguyễn Lương Bằng, Chi nhánh chợ Hòa Khánh và thuê mặt bằng đặt phòng giao dịch tại 139 Tôn Đức Thắng, phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ và đặt các bàn huy động tại khu giải tỏa cụm công nghiệp. Với đội ngũ cán bộ nhiệt tình trong công tác và sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc đã tạo uy tín mạnh mẽ trong các tầng lớp khách hàng. Đây là nền tảng vững chắc là điều kiện để Ngân hàng nâng cao hơn nữa trong công tác mở rộng quy mô tín dụng trong tương lai. 2.1.2 Chức năng,nhiệm vụ, hoạt động của Ngân hàng 2.1.2.1 Chức năng Là một ngân hàng thương mại quốc doanh, chi nhánh ngân hàng No & PTNT Quận Liên Chiểu cũng như các ngân hàng chuyên doanh khác có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng. 2.1.2.2 Nhiệm vụ 1. Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. 2.Nhận vốn tài trợ để cho vay phát triển sản xuất, tạo lập doanh nghiệp và việc làm. 3.Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế. 4.Cho vay ưu đãi lãi suất đối với các đơn vị thu mua chế biến sản xuất hàng xuất khẩu 5.Cho vay thế chấp, cầm cố tài sản, cho vay tiêu dùng. 6. Bão lãnh tín dụng bằng VND và ngoại tệ. 7.Thực hiện thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, thanh toán Séc du lịch, chi trả kiều hối, chiết khấu bộ chứng từ . 8.Thực hiện thanh toán chuyển tiền nhanh bằng điện tử. 2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. Sơ đồ bộ máy quản lý của NH No & PTNT Quận Liên Chiểu. Giám Đốc PGĐ phụ trách KD PGĐ phụ trách KT Phòng KT- NQ Phòng NVKD PGD Hòa Khánh PGD Hòa Minh : Quan hệ trực tuyến. : Quan hệ chức năng. Đứng đầu chi nhánh là giám đốc, là người tổ chức quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, là người chịu trách nhiệm cao nhất và cũng là người chịu trách nhiệm trước ngân hàng cấp trên về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Giám đốc là người truyền đạt kịp thời những thông tin, những văn bản, những chủ trương, chính sách về huy động vốn về cho vay, về những qui định của ngành và của nhà nước cho các phòng ban chức năng để theo đó thực hiện theo đúng chế độ. Giám đốc giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, là người giải quyết mọi vấn đề trong hoạt động của Chi nhánh. Dưới giám đốc là phó giám đốc phụ trách quản lý các hoạt động liên quan đến phòng nghiệp vụ kinh doanh và Phòng kế toán. Hai phó giám đốc này thay mặt giám đốc điều hành về kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về những công việc mà mình đã giải quyết. Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Có chức năng giao dịch với khách hàng vay vốn, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn, có trách nhiệm thẩm định kiểm tra trước và sau khi cho vay. Phòng Kế toán- Ngân quỹ: Hạch toán kế toán và thanh toán toàn bộ hoạt động kinh doanh và tài sản của ngân hàng.Quản lý quỹ : Ngoại tệ, nội tệ, bảo quản giấy tờ có giá và các giấy tờ khác liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt. Phòng giao dịch Hòa Khánh, Hòa Minh: Các phòng giao dịch này thì có chức năng huy động vốn, cho vay và dịch vụ khác, được giao nhiệm vụ huy động vốn theo ủy nhiệm của Giám đốc dưới các hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, đầu tư, kinh doanh trực tiếp đến các hộ sản xuất kinh doanh theo đúng Điều lệ, chế độ ngành và theo luật định 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNN thành phố Đà Nẵng qua ba năm 2008-2009-2010. 2.2.1 Tình hình huy động của NHNo&PTNT Quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng BẢNG 1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG QUA BA NĂM 2008- 2009-2010 năm Chỉ Tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%) Mức chênh lệch Tỷ lệ (%) Mức chênh lệch Tỷ lệ (%) Tiền gửi dân cư 389,031 67,6% 591,000 84,25% 735,000 87,46% 201,969 52% 144,000 24,36% Tiền gửi TCKT 39,927 6,94% 40,000 5,7% 45,000 5,35% 73 0,2% 5,000 12,5% Tiền gửi TCTD 503 0,09% 501 0,07% 400 0,048% (2) (0,4)% (101) 20,16% Tiền gửi kho bạc 146,037 25.4% 70,000 9,98% 60,000 7,14% (76,037) (52.07)% (10,000) 14,28% Tổng NVHĐ 575,498 100% 701,501 100% 840,400 100% 126,003 21,89% 138,899 19,8% (nguồn số liệu: Phòng NVKD của Chi nhánh NHNo&PTNT Liên Chiểu-ĐN) NHẬN XÉT:Trong 3 năm vừa qua ,nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế tăng ,để đáp ứng nhu cầu cho vay thì buộc các NH đẩy mạnh công tác huy động cùng với nhiều hình thức như tiết kiệm có dự thưởng ,tiết kiệm tích lũy với mức lãi suất hấp dẫn ,NHNo&PTNT Quận Liên Chiểu đã giữ được mức tăng trưởng ổn định Qua bảng số liệu cho thấy tình hình huy động vốn qua 3 năm 2008-2009-2010 rất khả quan ,nguồn vốn huy động của chi nhánh ngày càng tăng .Tổng nguồn vốn huy động cuối năm 2009 đạt 701,501 triệu đồng ,tăng 126,003 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng với tốc độ 21,89%.Trong môi trường cạnh tranh về lãi suất như hiện nay thì mức huy động của ngân hàng đạt được là khả quan vì muốn duy trì hoạt động thì cần có một nguồn vốn ổn định để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra .Đến cuối năm 2010 ,mức huy động tại ngân hàng tăng so với năm 2009 đạt 840,400 triệu đồng ,tăng 138,899 triệu đồng với tốc độ tăng 19,8%.Với những chiến lược và mục tiêu đề ra cùng với những giải pháp thích hợp kèm theo như :áp dụng việc tăng lãi suất ,có chế độ khen thưởng với cán bộ chuyên trách tìm hiểu ý kiến của người dân,đồng thời áp dụng việc tặng quà kèm theo khi khách hàng có mức tiền gửi vào ngân hàng lớn…….. - Nguồn vốn huy động từ Tiền gửi dân cư .Đến cuối năm 2009 , tăng 201,966 triệu đồng so với năm 2008 ,tương ứng với tốc độ 52% và sang năm 2010 thì tăng 144,000 triệu đồng so với năm 2009 ,với tốc độ 24,36% .Để có được thành tích này thì NH đã mở rộng hoạt động marketing ,thu hút tiền gửi dân cư với hình thức phổ biến l gốc là trả lãi suất cho khách hàng như gửi tiền 1 lần nhưng rút gốc linh động cho nhu cầu chi tiêu vẫn được lãi suất cao ,gửi tiết kiệm gắn với bảo hiểm nhân thọ… -Nguồn vốn huy động từ Tiền gửi của Tổ Chức Kinh Tế(TCKT) đến cuối năm 2009 tăng 73 triệu đồng so với năm 2008 ,với tốc độ 0,2% và sang năm 2010 thì tăng 5,000 triệu đồng tương ứng với tốc độ 12,5%.Do NH có hệ thống cho vay rộng khắp , đối tượng khách hàng đa dạng và có sự hiểu biết tâm lý ,tập quán của KH ,đó là thế mạnh quan trọng để tạo nên các chủ thể tiền gửi rộng rãi nên nguồn vốn huy động từ TCKT tăng cao hơn -Nguồn vốn huy động từ Tổ Chức Tín Dụng(TCTD) đến cuối năm 2009 giảm 2 triệu đồng ,tương ứng giảm 0,4% so với năm 2008.Đến cuối năm 2010 giảm 101 triệu đồng ,tương ứng với tốc độ 20,16% so với năm 2009 .Do tình hình kinh tế hiện nay có nhiều khó khăn nên việc huy động vốn từ TCTD giảm đi nhiều so với năm trước -Nguồn vốn huy động từ tiền gửi kho bạc năm 2009 giảm 76,037 triệu đồng tương ứng giảm 52,07%so với năm 2008. Đến năm 2010 giảm 10,000 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 14,28% -Trong 3 năm qua thì năm 2010 đã có sự gia tăng về vốn nhưng như vậy vẫn chưa đạt .NH cần tiếp tục đưa ra các chính sách ,nâng cao hơn nữa tính tiện ích thông qua chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm huy động .NH cần liên kết với các phương tiện truyền thông ,xây dựng chương trình định kì ,giúp người dân hiểu rõ hơn và dễ tiếp cân hơn 2.2.2. Tình hình hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng ĐVT: Triệu đồng BẢNG 2: TÌNH HÌNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2008– 2009-2010 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 .Doanh số cho vay 181,900 100(%) 228,800 100(%) 299,400 100(%) 46,900 25.78(%) 70,600 30.86(%) Ngắn hạn 136,896 75.26(%) 173,888 76(%) 201,000 67.13(%) 36,992 27.02(%) 27,112 15,6(%) Trung-dài hạn 45,004 24.74(%) 54,912 24(%) 98,400 32.87(%) 9,908 22.02(%) 43,488 79.20(%) 2.doanh số thu nợ 152,574 100(%) 197,627 100(%) 268,400 100(%) 45,053 29.53(%) 70,773 35.81(%) Ngắn hạn 124,120 81.35(%) 130,232 65.90(%) 180,454 67.23(%) 6,112 4.92(%) 50,222 38,56 (%) Trung-dài hạn 28,454 18.65(%) 67,395 34.10(%) 87,946 32.77(%) 38,941 136.86(%) 20,551 30,5 (%) 3.dư nợ bình quân 173,827 100(%) 205,000 100(%) 236,000 100(%) 31,173 17.93(%) 31,000 15.12(%) Ngắn hạn 62,925 36.20(%) 80,100 39.07(%) 95,210 40.34(%) 17,175 27.29(%) 15,110 18,86(%) Trung-dài hạn 110,902 63.80(%) 124,900 60.93(%) 140,790 59.66(%) 13,998 12,62(%) 15,890 12,72(%) 4.Nợ quá hạn 3,935 100(%) 4,530 100(%) 4,190 100(%) 595 15.12(%) (340) (7.51)(%) Ngắn hạn 2,715 69(%) 2,500 55.19(%) 2,550 60.86(%) (215) (7.92)(%) 50 2(%) Trung-dài hạn 1,220 31(%) 2,030 44.81(%) 1,640 39.14(%) 810 66.39(%) (390) (19,21)(%) (nguồn số liệu: Phòng NVKD của Chi nhánh NHNo&PTNT Liên Chiểu-ĐN) NHẬN XÉT:Qua bảng số liệu ,ta thấy doanh số cho vay luôn tăng lên trong 3 năm qua ,cụ thể là năm 2009 đạt 228,800 triệu đồng ,tăng 46,900 triệu đồng ,tăng 25,78% so với năm 2008 ,đến năm 2010 đạt 299,400 triệu đồng tăng 70,600 triệu đồng ,tăng 30,86% so với năm 2009,một con số không hề ít đối với các chi nhánh NH lân cận nguyên nhân làm cho doanh số cho vay tăng lên như vậy là do năm 2010 có những nguyên nhân khách quan và chủ quan như: +Về nguyên nhân khách quan :nhờ có chủ trương phát triển kinh tế ,xã hội trong cả nước nói chung và trong phạm vi TP Đà Nẵng nói riêng.TP Đà Nẵng đã có sự phát triển mạnh mẽ ,công cuộc đổi mới ,chỉnh trang đô thị đã mang lại cho Đà Nẵng một bộ mặt khác ,trong đó có rất nhiều dự án đầu tư ,nhiều công trình lớn được đầu tư vào ĐN góp phần làm doanh số cho vay của NH tăng lên ,tăng thu nhập hiện tại và hứa hen một khoản thu nhập cao hơn trong tương lai .Từ đó nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng lên và để giải quyết nhu cầu này thì NH chính là nơi mà người tiêu dùng hướng đến vay vốn trung dài hạn +Về nguyên nhân chủ quan :sự nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh ,chất lượng hoạt động của cán bộ tín dụng được nâng cao đảm bảo khả năng quản lí các khoản nợ có thời gian dài ,giá trị lớn ,tạo điều kiện vay vốn cho mọi đối tượng Trong bảng số liệu doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn trung và dài hạn điều này chứng tỏ NH đã sử dụng nguồn vốn rất hiệu quả và đúng đắn .chính nhờ công tác phục vụ chu đáo và tận tình của nhân viên NH đã thu hút khá đông DN và dân cư tín nhiệm vào NH nên mới tạo được con số cho vay như thế ,cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2009 tăng 36,990 triệu đồng ,tăng 27,02% so với năm 2008,đến năm 2010 tăng 27,112 triệu đồng ,tăng 15,6% so với năm 2009.Trung dài hạn trong năm 2009 tăng 9,908 triệu đồng ,tương ứng với 22,02%,so với năm 2008,đến năm 2010 tăng lên 43,488 triệu đồng ,tỷ lệ 79,20% so với năm 2009 , Trong quá trình triển khai cho vay,các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm túc việc thẩm định hồ sơ vay vốn ,chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay ,thực hiện kiểm tra trước ,trong và sau khi cho vay nên các hành vi chạy nợ rất khó xảy ra ,Chứng minh là doanh số thu nợ năm 2009 tăng 45,053 triệu đồng với tốc độ là 29,53% so với năm 2008.Năm 2010 tăng 70,773 triệu đồng ,với tốc độ 35,81% so với năm 2009 .Trong đó doanh số thu nợ ngăn hạn của năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 6,112triêu đồng ,tăng 4,92%,đến năm 2010 tăng 50,222 triệu đồng ,tăng 38,56% so với năm 2009 .Doanh số thu nợ trung dài hạn cũng tăng lên đáng kể cụ thể cuối năm 2009 tăng lên 38,941 triệu đồng ,tỷ lệ 136,86% so với năm 2008,Đến cuối năm 2010 tăng lên 20,551 triệu đồng,tỷ lệ 30,5% so với năm 2009 Bất cứ nghiệp vụ kinh doanh nào nói chung,hoạt động cho vay vốn nói riêng đều có rủi ro ,song hoạt động tín dụng NH có độ rủi ro lớn hơn vì vậy NH phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo từng nhóm nợ ,thu hồi nợ khi đến hạn kèm theo các thống kê về doanh số cho vay ,doanh số thu nợ ,thì dư nợ lại tăng .Đến năm 2009 dư nợ binh quân tăng 31,173 triệu đồng ,tỷ lệ 17,93% so với năm 2008,cuối năm 2010 tăng lên 31,000triệu đông ,tỷ lệ 15,12% so với năm 2009 Bên cạnh đó thì NH có Nợ quá hạn thấp ,đây là điều đáng mừng tính đến năm 2009 tăng lên 595 triệu đồng ,tỷ lệ 15,12% so với năm 2008,đến cuối năm 2001 thì giảm được 340 triệu đồng ,tương ứng giảm 7,51% so với năm 2009 Ngân hàng đang đứng trên địa thế vững chắc ,có đội ngũ công nhân viên năng nổ ,có trình độ chuyên môn nên đã đem lại kết quả tốt cho NH.Mặt khác NH cũng đã áp dụng các biện pháp hữu hiệu làm cho việc thẩm định ,xét duyệt cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ,cá nhân ,cũng như việc thu hồi nợ hoàn thành tốt. 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh. BẢNG 3:KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH NĂM 2008-2009-2010 ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Mức tăng giảm Tỷ lệ (%) Mức tăng giảm Tỷ lệ (%) 1. Thu nhập 51,650 100% 68,620 100% 86,030 100% 16,970 32,86% 17,410 25.37% Thu lãi 20,850 40,37% 24,600 35,85% 30,680 35,67% 3,750 17.99% 6,080 24,72% Thu ngoài tín dụng 650 1,26% 820 1,2% 1,200 1,4% 170 26.15% 380 46.34% Thu khác 30,150 58,37% 43,200 62,95% 54,150 63% 13,050 43.28% 10,950 25,35% 2.Chi phí 43,530 100% 56,858 100% 71,710 100% 13,328 30.60% 14,860 26.34% Chi trả lãi 41,150 94,53% 54,100 95,15% 68,500 95,5% 12,950 31.47% 14,400 26.62% Chi khác 2,380 5,47% 2,750 4,84% 3,210 4,5% 370 15.55% 460 16,735 3. Lợi nhuận 8,120 100% 11,770 100% 14,320 100% 3,650 44.95% 2,550 21.67% (nguồn số liệu: Phòng NVKD của Chi nhánh NHNo&PTNT Liên Chiểu-ĐN) NHẬN XÉT: Qua bảng số liệu tình hình hoạt động kinh doanh của NH năm 2008-2009-2010 cho ta thấy lợi nhuận tăng ,cụ thể năm 2008 là 8,120 triệu đồng ,năm 2009 11,770 triệu đồng ,năm 2010 là 14,320 triệu đồng để có được những con số trên là nhờ vào các hoạt động KD của NH . Riêng thu nhập đã có sự gia tăng khá lớn năm 2009 tăng 16,970 triệu đồng,tốc độ 32,86% so với năm 2008,đến năm 2010 tăng 17,410 triệu đồng ,tốc độ 25,37% so với năm 2009. Trong đó Thu Lãi của năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 cụ thể là tăng 3,750 triệu đồng,tốc độ 17,99% .Đến năm 2010 tăng 6,080 triệu đồng ,tốc độ 24,72% so với năm 2009.Do hoạt đông cho vay tăng nên nguồn thu lãi của ngân hàng cũng tăng đáng kể. Nguồn thu ngoài tín dụng của năm 2009 tăng 170 triệu đồng ,tốc độ 26,15% so với năm 2008,đến năm 2010 tăng 380 triệu đồng ,tốc độ 46,34% so với năm 2009, Nguồn thu khác cũng chiếm tỷ trọng cao cụ thể là năm 2009 tăng 13,050 triệu đồng ,tốc độ 43,28%,so với năm 2008,đến năm 2010 tăng 10,950 triệu đồng ,tốc độ 25,35%so với năm 2009 . Một số yếu tố để cấu thành nên dịch vụ ,các hoạt động trong NH đó là chi phí Trong 3 năm qua chi phí cho tất cả các hoạt động cũng tăng ,năm 2009 tăng 13,328 triệu đồng ,tốc độ 30,60%so với năm 2008,đến năm 2010 cũng tăng 14,860 triệu đồng ,tốc độ 26,34%so với năm 2009 Trong chi phí thì có chi trả lãi và chi khác.Chi trả lãi chiếm tỷ trong cao do vay từ các tổ chức khác ,từ NHNN Cụ thể chi trả lãi trong năm 2009 tăng 12,950 triệu đồng ,tốc độ 31,47% so với năm 2008,đến năm 2010 tăng 14,400 triệu đồng ,tốc độ 26,62% so với năm 2009 Nguồn chi khác chiếm tỷ trọng thấp Từ các số liệu trên cho ta thấy được Nh đã và đang trên đà phát triển ,có uy tín trên thị trường ,mặt khác cũng có thể đánh giá được quá trình hoạt động chặt chẽ ,hạn chế sơ hở trong công việc để mang lại kết quả tốt nhất .Với môi trường cạnh tranh gây gắt và tình hình kinh tế có nhiều khó khăn ,đặc biệt trong năm 2010 song NH đã không ngừng đa dạng hóa dịch vụ ,phát triển dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước .Đồng thời mở rộng dịch vụ TD nên đã đem lại lợi nhuận tăng dần qua các năm và hoạt động từ cho vay sẽ tăng hơn nếu NH có những biện pháp giảm chi phí trên cơ sở đào tạo điều kiện tăng khả năng cạnh tranh ,thu hút được nhiều khách hàng ,góp phần tăng thu nhập cho NH. 2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NHNo&PTNT QUẬN LIÊN CHIỂU ,TP ĐÀ NẴNG 2.3.1 Phân tích tình hình cho vay trung dài hạn theo thành phần kinh tế năm 2008-2009-2010 Ở Việt Nam ,với sự phát triển của cơ chế thị trường hiện đang có sự tồn tại của 6 thành phần kinh tế ,vừa phát triển vừa cạnh tranh gay gắt lẫn nhau .song với nội dung của đề tài có thể gộp 6 thành phần này thành 2 nhóm : -thành phần kinh tế quốc doanh :đây là thành phần do nhà nước trực tiếp qlý , chỉ huy mọi hoạt động kinh doanh và sẽ trở thành thành phần kinh tế chủ lực của đất nước trong tương lai -Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh : đây là các DNTN ,công ty CP ,công ty TNHH ,các HTX ,các cá nhân ,hộ tiêu dùng .Đây là lực lượng kinh tế sôi động và phát mạnh mẽ trong những năm gần đây BẢNG 4:TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT:triệu đồng năm chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 ST TT% ST TT% ST TT% ST TL(%) ST TL% 1.DSCV 181,900 100% 228,800 100% 299,400 100% 46.900 25.78% 70,600 38.86% TPKT QD 126,833 69,73% 168,039 73,44% 213,200 71,21% 41,206 32,49% 45,161 26,87% TPKT ngoài QD 55,067 30,27% 60,761 26,56% 86,2 28,79% 5,694 10,34% 25,439 41,87% 2.DSTN 152,574 100% 197,627 100% 268,400 100% 45.053 29.53% 70,773 35.81% TPKT QD 112,098 73,47% 138,765 70,22% 189,935 70,76% 26,667 23,79% 51,17 36,88% TPKT ngoài QD 40,476 26,53% 58,862 29,78% 78,465 29,24% 18,386 45,42% 19,603 33,30% 3.DNBQ 173,827 100% 205,000 100% 236,000 100% 31,173 17.93% 31,000 15.12% TPKT QD 129,579 74,35% 142,681 69,60% 169,868 72% 13,102 10,11% 27,187 19,05% TPKT ngoài QD 44,248 25,65% 62,319 30,40% 66,132 28% 18,071 40,84% 3,813 6,12% 4.Nợ quá hạn 3,935 100% 4,530 100% 4,190 100% 595 15.12% (340) (7.5)% TPKT QD 0 0 1,547 34,15% 1,042 24,87% 1,547 _ (0,505) (32,64) TPKT ngoài QD 3,935 100% 2,983 65,85% 3,148 75,13% (0,952) (24,2)% 0,165 5,53% (nguồn số liệu: Phòng NVKD của Chi nhánh NHNo&PTNT Liên Chiểu-ĐN) NHẬN XÉT : Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng ở NHNo Quận Liên Chiểu thì hoạt động cho vay trung dài hạn vẫn tập trung chủ yếu ở TPKT QD (chủ yếu cho vay đối với các DNNN)các TPKT QD chiếm tỷ lệ cao trong doanh số cho vay ,cụ thể năm 2009 tăng 41,206 triệu dồng ,tỷ lệ 32,49% so với năm 2008,năm 2010 tăng lên 45,161 triệu đồng ,tỷ lệ 26,87% so với năm 2009,TPKT ngoài QD năm 2009 tăng 5,694 triệu đồng ,tỷ lệ 10,34%so với năm 2008,năm 2010 tăng 25,439 triệu đồng ,tỷ lệ 41,87% so với năm 2009 .Từ số liệu thực tế ta thấy NH ưu tiên các TPKT QD hơn ,vì các DN này là của nhà nước ,nếu có rủi ro xảy ra thì nhà nước có trách nhiệm chi trả các khoản nợ Về doanh số cho vay :năm 2010 là năm NH rất thành công trong nỗ lực thu hồi các khoản nợ cho vay và kết quả là năm 2009 tăng 45.053 triệu đồng ,chiếm tỷ lệ 29.53% so với năm 2008,năm 2010 tăng 70,600 triệu đồng ,tỷ lệ 38.86% so với năm 2009 cụ thể TPKT QD trong năm 2009 /2008 tăng lên 26,667 triệu đồng ,tỷ lệ 23,79%,năm 2010/2009 tăng lên 51,17 triệu đồng ,tỷ lệ 36,88%,TPKT ngoài QD năm 2009/2008 tăng 18,386 triệu đồng ,tỷ lệ 45,42%,năm 2010/2009 tăng 19,603 triệu đồng ,tỷ lệ 33,30%.Có thể thấy rằng hầu như các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ở địa bàn làm ăn có hiệu quả nên việc trả nợ cũng diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả do vậy góp phần vào việc nâng cao doanh số thu nợ ở các thành phần này .Đối với TPKT QD ta thấy họ cũng rất có trách nhiệm với các khoản nợ vay nên doanh số thu nợ tăng lên Dư nợ bình quân trong lĩnh vực cho vay trung dài hạn tăng lên ,năm 2009 tăng lên 31,173 triệu đồng ,tỷ lệ 17.93% so với năm 2008,năm 2010 tăng lên 31,000 triệu đồng ,tỷ lệ 15.12% so với năm 2009 .Trong đó TPKT QD năm 2009 tăng 13,102 triệu đồng ,tỷ lệ 10,11% so với năm 2008,năm 2010 tăng 27,187 triệu đồng ,tỷ lệ 19,05% so với năm 2009,TPKT ngoài QD năm 2009 tăng 18,071 triệu đồng ,tỷ lệ 40,84% so với năm 2008,năm 2010 tăng 3,813 triệu đồng ,tỷ lệ 6,12% so với năm 2009 Nợ quá hạn đến năm 2010 giảm rõ rẹt ,đó là điều đáng mừng cho NH ,năm 2010 giảm 340 triệu đồng ,tỷ lệ giảm 7.5% so với năm 2009.Cụ thể TPKT QD năm 2008 bằng 0 nhưng đến năm 2009 tăng lên 1,547 triệu đồng ,đến năm 2010 giảm xuống 0,505 triệu đồng ,tỷ lệ giảm 32,64% so với năm 2009,TPKT ngoài QD năm 2009 giảm 0,952 triệu đồng ,tỷ lệ 24,2% so với năm 2008,đến năm 2010 là 0,165 triệu đồng ,tỷ lệ 5,53% so với năm 2009 Qua 3 năm 2008-2009-2010 ta thấy hoạt động tín dụng ở TPKT QD có sự chững lại ,tuy nhiên tỷ trọng của các TPKT ngoài QD vẫn còn nhỏ do vậy cần phải tăng cường hơn nữa hoạt động cho vay trung dài hạn đối với thành phần này bởi vì chính họ mới thực sự là những chủ thể làm ăn ,kinh doanh ,sử dụng đồng vốn vay 1 cách có hiệu quả nhất.Ngoài ra cần có biện pháp hữu hiệu để khắc phục và giảm tỷ lệ nợ quá hạn,tăng cường thẩm định ,giám sát quản lí vốn vay ,có chính sách thu hút khách hàng đến với NH nhiều hơn nữa ,có như vậy thì hoạt động cho vay trung dài hạn mới thực sự sôi động và có hiệu quả hơn . 2.3.2 Phân tích Tình Hình Cho vay trung dài hạn theo hình thức đảm bảo Trong 3 Năm 2008-2009-2010 BẢNG 5: TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG DÀI HẠN THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO ĐVT:triệu đồng năm chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 ST TT% ST TT% ST TT% ST TL(%) ST TL% 1.DSCV 181,900 100% 228,800 100% 299,400 100% 46,900 25,78% 70,600 30,86% Có ĐB bằng TS 136,425 75% 154,432 67,5% 174,700 58,35% 18,007 13,2% 20,268 13,12% Tín Chấp 45,475 25% 74,368 32,5% 124,700 41,65% 28,893 63,54% 50,332 67,68% 2.DSTN 152,574 100% 197,627 100% 268,400 100% 45,053 29,53% 70,773 35,8% Có ĐB bằng TS 109,837 71,99% 147,450 74,6% 199,836 74,45% 37,61333 34,24% 52,386 35,53% Tín Chấp 42,737 28,01% 50,177 25,4% 68,564 25,55% 7,440 17,41% 18,387 36,6% 3.DNBQ 173,827 100% 205,000 100% 236,000 100% 31,173 17,9% 31,000 15,12% Có ĐB bằng TS 112,849 64,92% 178,675 87,16% 187.983 79,65% 65,826 58,3% 9,308 5,21% Tín Chấp 60,978 35,08% 26,325 12,84% 48,017 20,35% (34,653) (56,8) 21,692 82,4% 4.Nợ quá hạn 3,935 100% 4,530 100% 4,190 100% 595 15,12% (340) (7,5) Có ĐB bằng TS 1,565 39,77% 2,036 44,9% 1,873 44,7% 471 30,1% (163) (8) Tín Chấp 2,370 60,23% 2,494 55,1% 2,317 55,3% 124 5,23% (177) (7,1) (nguồn số liệu: Phòng NVKD của Chi nhánh NHNo&PTNT Liên Chiểu-ĐN) NHẬN XÉT :Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro là điều mà NH luôn luôn mong muốn thực hiện ,do vậy trong hoạt động TD của NH thì tỷ trọng cho vay đối với các khoản vay có đảm bảo bằng tài sản thường cao hơn nhiều so với tỷ trọng cho vay tín chấp ở.Ở NHNo&PTNN Quận Liên Chiểu cũng vậy .Năm 2008 tỷ trọng cho vay trung dài hạn ở hình thức có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ trọng khá cao 75% ,con số đó cho tới năm 2010 là 58,35% trong tổng doanh thu cho vay trung dài hạn .Ta có thể nhận thấy rằng NH tập trung và chú trọng hơn đến việc cho vay trung dài hạn đối với những khách hàng có đảm bảo tài sán ,cụ thể tốc độ tăng về doanh số cho vay ở năm 2009 tăng 25,78% ,tương ứng với số tiền 46,900 triệu đồng so với năm 2008,cuối năm 2010 tăng lên 30,86%,với số tiền 70,600 triêu đồng so với năm 2009 trong đó cho vay có đảm bảo bằng tài sản trong năm 2009 tăng 18,007 triệu đồng ,tỷ lệ 13,2% so với năm 2008 và đến năm 2010 tăng lên 20,268 triệu đồng ,tỷ lệ 13,12% so với năm 2009.Cho vay tín chấp năm 2009 tăng 28,893 triệu đồng ,tỷ lệ 63,54% so với năm 2008,đến năm 2010 tăng lên 50,332 triệu đồng ,tỷ lệ 67,68% so với năm 2009 Về doanh số thu nợ ,có thể thấy được sự gia tăng đáng kể trong công tác thu nợ của NH ,ở hình thức cho vay tín chấp ,đây là hình thức chứa đựng rủi ro vì vậy NH đẩy mạnh công tác thu nợ với tốc độ tăng doanh số thu nợ ở hình thức này .Cuối năm 2009 doanh số thu nợ tăng 45,05 triệu đông ,tỷ lệ đạt 29,53% so với năm 2008,Đến cuối năm 2010 thì doanh số thu nợ tăng lên 70,77 triệu đồng ,tỷ lệ 35,8% so với năm 2009 ,trong đó doanh số thu nợ có đảm bảo bằng tài sản năm 2009 tăng 34,24% với số tiền là 37,613 triệu đồng so với năm 2008 và tiếp tục tăng lên trong năm 2010 ,doanh số thu nợ tín chấp cũng tăng lên cụ thể năm 2009 tăng 7,440 triệu đồng ,tỷ lệ 17,41% so với năm 2008 ,tới năm 2010 tăng lên 18,387 triệu đồng ,tỷ lệ 36,6% so với năm 2009 Dư nợ bình quân trong lĩnh vực cho vay trung dài hạn tăng ,năm 2008 là 173,827 triệu đồng đến năm 2009 tăng lên 205,000 triệu đồng và đến năm 2010 thì tăng lên 236,00 triệu đồng ,trong đó có đảm bảo bằng tài sản năm 2009 chiếm tỷ trọng 58,3% tương ứng với số tiền 65,826 triệu đồng so với năm 2008 ,đến năm 2010 thì chiếm tỷ trọng 5,21% ,với số tiền 9,308 triệu đồng so với năm 2009,dư nợ bình quân bằng tín chấp giảm đáng kể ,năm 2009 giảm 34,653 triệu đồng ,tốc độ giảm 56,8 so với năm 2008 ,đến năm 2010 thì tăng 21,692 triệu đồng ,tốc độ 82,4% so với năm 2009 Nợ quá hạn bình quân năm 2009 tăng 595 triệu đồng ,tỷ lệ 15,12% so với năm 2008 ,đến năm 2010 thì nợ quá hạn bình quân giảm đáng kể cụ thể là năm 2010 giảm 340 triệu đồng ,tốc độ giảm 7,5% so với năm 2009 ,đó là điều đáng mừng cho NH. Như vậy ,với sự cố gắng ,nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên NH ,tình hình cho vay trung dài hạn năm 2010 đã thu hút được lượng khách hàng tham gia,dư nợ bình quân tăng ,nợ quá hạn đã giảm được 1 lượng đáng kể .Trong những năm tới NH cần tích cực phát huy hơn nữa để hoạt động cho vay trung dài hạn thu hút được nhiều khách hàng hơn ,góp phần thúc đẩy NH phát triển 2.3.3 Tình Hình Cho Vay Trung dài hạn theo Ngành Kinh Tế Năm 2008-2009-2010 Nước ta vừa thoát khỏi cảnh nghèo nàn ,lạc hậu,kinh tế có phần phát triển .Trong những năm gần đây các ngành kinh tế ngày càng đa dạng và hoạt động diễn ra sôi nổi ,đặc biệt là đã có sự chuyển nhượng cơ cấu giữa các ngành ở địa bàn quận Liên Chiểu ,TP Đằ Nẵng cũng vậy ,hiện nay đã có sự tham gia và đóng vai trò quan trọng của ngành CN-XD và nhất là TMDV đang phát triển khá cao do vậy tình hình tín dụng trung dài hạn đối với các ngành diễn ra sôi nổi BẢNG 6: TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG DÀI HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ ĐVT:triệu đồng Năm chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 ST TT% ST TT% ST TT% ST TL(%) ST TL% 1.DSCV 181,900 100% 228,800 100% 299,400 100% 46,9 25,78% 70,6 30,86% -CN-XD 73,15 40,2% 101,212 44,23% 123,320 41,19% 28,062 38,36% 22,108 21,84% -TMDV 64,76 35,6% 82,431 36,02% 103,665 34,62% 17,671 27,29% 21,234 25,76% -Ngành khác 43,99 24,2% 45,157 19,74% 73,415 24.52% 1,167 2,65% 28,258 62,58% 2.DSTN 152,574 100% 197,627 100% 268,400 100% 45,053 29,53% 70,773 35,81% -CN-XD 80,01 52,44% 86,478 43,76% 134,112 49,97% 6,468 8,08% 47,632 55,08% -TMDV 52,56 34,45% 67,345 34,08% 85,764 31,95% 14,785 28,13% 18,419 27,35% -Ngành khác 20,004 13,11 43,804 22,16% 48,524 18,08% 23,8 118,9% 4,72 10,77% 3.DNBQ 173,827 100% 205,000 100% 236,000 100% 31,173 17,93% 31 15,12% -CN-XD 63,125 36,3% 79,002 38,54% 92,174 39,06% 15,877 25,15% 13,172 16,67% -TMDV 71,682 41,2% 83,674 40,81% 89,435 37,90% 11,992 16,73% 5,761 6,88% -Ngành khác 39,02 22,45% 42,324 20,64% 54,391 23,04% 3,304 8,47% 12,067 28,51% 4.Nợ xấu 3,935 100% 4,530 100% 4,190 100% 0,595 15,12% (0,34) (7,5)% -CN-XD 1,544 39,24% 1,985 43,82% 1,629 38,88% 0,441 28,56% (0,356) (17.93)% -TMDV 1,365 34,67% 1,736 38,32% 1,598 38,14% 0,371 27,18% (0,138) (7,95)% -Ngành khác 1,026 26,07% 0,809 17,86% 0,963 23% (0,217) (21,15) 0,154 19,06% (nguồn số liệu: Phòng NVKD của Chi nhánh NHNo&PTNT Liên Chiểu-ĐN) NHẬN XÉT:Về doanh số cho vay năm 2009 tăng 46,9 triệu đồng ,với tốc độ 25,78% so với năm 2008.Năm 2010 tăng lên 70,6 triệu đồng ,với tốc độ 30,86% so với năm 2009.Trong đó doanh số cho vay đối với ngành CN-XD chiếm tỷ trọng cao nhất ,năm 2009 tăng lên 28,062 triệu đồng ,tỷ lệ 38,36 % so với năm 2008,đến năm 2010 tăng lên 22,108 triệu đồng ,tỷ lệ 21,84% so với năm 2009 .Sang năm 2010 thì ngành TMDV đã có bước phát triển đáng kể năm 2008 đạt 64,76 triệu đồng ,năm 2009 tăng lên 82,431 triệu đồng ,năm 2010 tăng lên 103,665 triệu đồng .Năm 2009/2008 tăng 17,671 triệu đồng ,tỷ lệ 27,29% ,năm 2010/2009 tăng 21,234 triệu đồng ,tỷ lệ 25,76%.Điều này cho thấy ,các doanh nghiệp đã bỏ vốn đầu tư ngày càng nhiều để phát triển du lịch ở Đà Nẵng ,thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với ĐN.Ở ngành CNXD cũng có sự gia tăng về doanh số cho vay nhưng không đáng kể ,các ngành khác thì đa số lại giảm ,điều này phản ánh tín dụng trung và dài hạn của NH chưa thực sự sôi động ,cần có chính sách phù hợp để các ngành kinh tế có sự phát triển đồng đều Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay ,NH cũng luôn tăng cường công tác thu nợ ,vì thế tình hình thu nợ của NH được thực hiện khá hiệu quả .Năm 2009 nguồn cho vay trung dài hạn của NH thu hồi đạt được là 197,627 triệu đồng ,tăng 45,053 triệu đồng ,tỷ lệ 29,53% so với năm 2008 ,năm 2010 đạt 268,400 triệu đồng ,tăng 70,773 triệu đồng ,tỷ lệ 35,81 % so với năm 2009 .Sự gia tăng doanh số thu nợ của Nh chủ yếu là nguồn thu nợ từ các DN thuộc ngành thương mại ,dịch vụ ,xây dựng …Để có được kết quả như vậy bên cạnh sự chỉ đạo của NH còn có sự hỗ trợ từ các ngành ,thương mại ,dịch vụ ,năm 2009 doanh số thu nợ ngành CNXD tăng 6,468 triệu đồng ,tỷ lệ 8,08% so với năm 2008,năm 2010 tăng 47,632 triệu đồng ,tỷ lệ 55,08% so với năm 2009 .Ngành TMDV năm 2009 tăng 14,785 triệu đồng ,tỷ lệ 28,13%so với năm 2008,đến năm 2010 tiếp tục tăng lên 18,419 triệu đồng ,tỷ lệ 27,35% so với năm 2009.Các ngành khác có tăng lên nhưng chiếm tỷ trọng thấp so với tổng DSTN ,năm 2009 tăng 23,8 triệu đồng ,tỷ lệ 118,9 % so với năm 2008,năm 2010 tăng lên 4,72 triệu đồng ,tỷ lệ 10,77% so với năm 2009 . Cùng với việc áp dụng nhiều biện pháp ưu đãi đối với khách hàng ,NH đã thây đổi lãi suất đầu ra để đáp ứng nhu cầu vay vốn khác nhau của KH ,vì thế đã khuyến khích các DN thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau đến vay vốn tại NH,tạo điều kiện cho DN mở rộng sản xuất ,làm cho dư nợ bình quân tăng lên ,năm 2009 tăng lên 31,173 triệu đồng .tỷ lệ 17,93% so với năm 2008,năm 2010 tăng lên 31 triệu đồng ,tỷ lệ 15,12% so với năm 2009.Trong đó dư nợ bình quân ngành CNXD năm 2009/2008 tăng lên 15,877 triệu đồng ,tỷ lệ 25,15%,năm 2010/2009 tăng lên 13,172 triệu đồng ,tỷ lệ 16,67%.Ngành TMDV cũng tăng lên đáng kể năm 2009/2008 tăng 11,992 triệu đồng ,tỷ lệ 16,73%,năm 2010/2009 tăng 5,761triệu đồng ,tỷ lệ 6,88% .Các ngành khác cũng tăng lên nhưng chiếm tỷ trọng thấp . Qua báng số liệu ta thấy nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn qua 3 năm chủ yếu là do năng lực quản lý và sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn kém hiệu quả nên dẫn đến khả năng không trả được nợ cho NH ,nhưng điều đáng mừng là trong năm 2010 nợ quá hạn đã giảm xuống 0,34 triệu đồng ,tỷ lệ giảm 7,5 % so với năm 2009 .nhờ vào năng lực của cán bộ tín dụng ,luôn kiểm tra ,đôn đốc các món vay ,phân tích đúng đắn những phương án sản xuất kinh doanh ,giúp cho NH tiến hành công tác thu nợ và xử lí nợ tốt hơn Như vậy qua phân tích trên ta thấy rằng hoạt động cho vay trung dài hạn của NH chưa thực sự sôi động ,là NHNo nhưng cho vay trung dài hạn để phát triển lĩnh vực nông lâm nghiệp ,thủy sản còn hạn chế ,có thể là ở địa bàn khu công nghiệp Hòa Khánh chương trình phát triển kinh tế -xã hội chưa phù hợp để có thể đầu tư mở rộng ,thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ,còn đầu tư vào ngành CNXD và TMDV đã có xu hướng gia tăng ,chủ yếu là đầu tư ,phát triển du lịch biển song vẫn còn nhiều hạn chế do tiềm năng về biển của quân Liên Chiểu.NH cần đẩy mạnh công tác cho vay trung dài hạn ,có chính sách ưu tiên khuyến khích vay để phát triển cơ sở hạ tầng ,mua sắm trang thiết bị hiện đại cho các DN làm ăn có hiệu quả ,từ đó có thể trả nợ cả gốc lẫn lãi cho NH ,làm cho lợi nhuận NH ngày càng nâng cao. CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN LIÊN CHIỂU ,TP ĐÀ NẴNG QUA BA NĂM 2008-2009-2010 3.1. Những thuận lợi và khó khăn. 3.1.1. Những thuận lợi. Trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì Đà Nẵng là một khu vực đầy tiềm năng về mọi mặt, do đó mở rộng hoạt động cho vay trung dài hạn là định hướng mang tính chiến lược tạo điều kiện khai thác tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Đà Nẵng đang là một trong những thành phố đô thị loại I đang trong thời kì rất phát triển do vậy sẽ mở ra nhiều cơ hội cho ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng NHNN&PTNN thành phố Đà Nẵng nói riêng. - Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn cao và rất năng động, có tính thần học hỏi, có phòng cách làm việc nhanh nhẹn, tận tình phục vụ một cách tốt nhất vì lợi ích của ngân hàng. - Cơ chế cho vay được điều chỉnh phù hợp, ngày càng đơn giản, gọn nhẹ song vẫn đảm bảo tính pháp lý, đảm bảo an toàn. - Với việc phát hành thẻ ATM của ngân hàng sẽ góp phần tăng thu dịch vụ, tăng trưởng nguồn vốn không là hạn cũng như tạo thêm uy tín cho toàn hệ thống. - Ngân hàng có một cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, trụ sở được xây dựng tại vị trí thuận lợi, thể hiện được sự lớn mạnh của ngân hàng, tạo thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình giao dịch với khách hàng, hệ thống máy tính, công nghệ thanh toán nhanh tiện lợi. - Doanh số cho vay nói chung và cho vay trung dài hạn nói riêng của ngân hàng có xu hướng tăng lên theo thời gian, đây là lợi thế rất lớn của ngân hàng. 3.1.2. Những khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi thì ngân hàng NHNN&PTNN Quận Liên Chiểu Thành Phố Đà Nẵng còn vấp phải những khó khăn sau: - Mặc dù kinh tế Đà Nẵng có những bước phát triển nhưng qui mô vẫn còn thấp, một số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh hiện đang gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh dẫn đến việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp nhiều trở ngại. - Ngày nay ngày càng có nhiều ngân hàng và công ty tài chính ra đời làm cho việc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, đòi hỏi ngân hàng cần có những kế hoạch, những chính sách để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ năng lực cao, tuy nhiên một số cán bộ trẻ còn chưa có kinh nghiệm nên cần phải thường xuyên học hỏi, làm quen với công việc 3.2. Những biện pháp nhằm thu hút khách hàng và tìm kiếm nhu cầu tín dụng của khách hàng. a) Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên Mọi sự thành công hay thất bại của ngân hàng phụ thuộc rất lớn về đội ngũ nhân viên giao dịch, nhân viên tín dụng với khách hàng vì vậy việc nâng cao trình độ đội ngũ này rất quan trọng. Hiện nay, đội ngũ cán bộ nhân viên này có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh nhưng với sự phát triển xã hội cũng như sự phát triển của thành phố, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải am hiểu sâu và trên nhiều lĩnh vực thì mới có thể đảm đương được công việc trong tình hình mới. Ngân hàng cần đào tạo cán bộ tín dụng theo hướng: Nên có chế độ ưu đãi cho CBTD đi học những văn bằng tiếp theo sắp xếp thời gian và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ đi học. Mời các giáo viên của các tổ chức quốc tế, ngân hàng quốc tế hoặc các trường đại học để huấn luyện cho các nghiệp vụ mới. Học qua thực tế là một vấn đề mà ngân hàng quan tâm như cử đoàn cán bộ đi học tập những tiến bộ và thành công ở những Ngân hàng bạn trong và ngoài hệ thống. Đội ngũ nhân viên thường xuyên cải cách phong cách giao tiếp, thực hiện văn minh trong giao dịch để lấy họ làm kênh truyền thông giới thiệu khách hàng khác. Ngoài ra mỗi CBTD phải không ngừng học hỏi, tự hoàn thiện mình để không chỉ chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng mà còn có kiến thức về thị trường, nắm bắt những yếu tố cơ bản về từng đối tượng cho vay để giải quyết cho vay đúng hiệu quả. b) Hoàn thiện hơn nữa về cơ cấu tổ chức và trang thiết bị tại chi nhánh. Tăng cường hơn nữa về cơ cấu tổ chức tại chi nhánh, bằng cách thành lập thêm các phòng ban với chức năng tư vấn giải thích cho khách hàng những thủ tục cần thiết trước khi quan hệ với chi nhánh. Như vậy sẽ giảm thiểu những công việc thật sự không cần thiết cho cán bộ tín dụng khi giải quyết cho vay khách hàng mới. Đồng thời khách hàng cũng được hướng dẫn cặn kẽ hơn, hiểu biết đầy đủ hơn những thủ tục, cách thức lập thủ tục cũng như những trình tự cần thiết khi tiến hành quan hệ vì họ được cán bộ có chuyên môn và chuyên nhiệm hướng dẫn. Mua sắm thêm những trang thiết bị mới chuyên dụng. Khi thực hiện điều này một mặt sẽ tạo cho chi nhánh một diện mạo mới, làm cho khách hàng thấy khi tham gia quan hệ với chi nhánh sẽ có cảm giác an tâm tin tưởng vào tiềm lực của chi nhánh. Mặc khác, với những trang thiết bị mới hiện đại sẽ góp phần tăng năng suất lao động trong hoạt động của chi nhánh, giảm thiểu đi những công việc không cần thiết phải thực hiện thủ công mà có thể thay bằng máy móc. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thông tin là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình kinh doanh, nắm bắt được thông tin kịp thời và chính xác thì thành công sẽ càng cao hơn. Do vậy, trong quá trình hoạt động của mình chi nhánh càng đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thu nhập và phân tích thông tin trong nước, trong khu vực hay xa hơn là trên toàn thế giới. Nhằm có được thông tin đủ tin cậy và đúng lúc hỗ trợ cho hoạt động của chi nhánh như vậy hiệu quả hoạt động sẽ chắc chắn được nâng cao. Các giải pháp cụ thể có thể thực hiện là khai thác triệt để thông tin trên internet - mạng thông tin toàn cầu lớn nhất. 3.3. Những biện pháp nhằm tăng cường, mở rộng hoạt động cho vay trung dài hạn. a). Đa dạng hoá các hình thức cho vay. Biện pháp đặt ra cho ngân hàng NHNo&PTNN thành phố Đà Nẵng là tiếp tục duy trì, giữ vững thành quả cho vay trung dài hạn theo thành phần kinh tế đã đạt được trong năm 2007 và 2008. Đa dạng hóa hơn nữa thành phần kinh tế tham gia vay vốn trung dài hạn đối với hộ buôn bán nhỏ có nguồn thu nhập, có thể là chưa ổn định nhưng mặt hàng kinh doanh của họ có thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định. - Mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vì trong điều kiện xã hội hiện nay Nhà nước khuyến khích để phát triển và tạo sự bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với lợi thế là năng động, nhảy bến với thị trường. Do đó chi nhánh cần tập trung đầu tư trung dài hạn vào thành phần này. - Trước mắt chi nhánh cần tập trung đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân công ty CP- TNHH vì các thành phần này hứa hẹn đem lại cho chi nhánh nhiều lợi nhuận thông qua việc sử dụng có hiệu quả các khoản vay - Cần phải duy trì và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng đối với có thu nhập ổn định với kỳ hạn cho lớn hơn 12 tháng, vì cho vay đối với thành phần này Chi nhánh có khả năng thu được nợ bởi họ có nguồn thu nhập ổn định. - Như tình hình cho vay trung dài hạn theo ngành kinh tế đã chỉ ra thành phố Đà Nẵng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ. Trong phương hướng phát triển của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như thành phố đã xác định thành phố Đà Nẵng trở thành trọng điểm phát triển kinh tế của miền trung với trọng tâm phát triển là nhằm vào công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. Xu hướng trong thời gian đến trong hoạt động tín dụng nói chung và trung dài hạn nói riêng thì chi nhánh nên tích cực đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên chi nhánh cần phải xem xét các doanh nghiệp xin vay một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định cho vay vốn. - Đi kèm với các biện pháp đẩy mạnh sử dụng vốn, chi nhánh cũng cần có những biện pháp thu hồi nợ đối với tất cả các thành phần kinh tế cũng như các ngành kinh tế. b) Thủ tục đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý. Hoạt động cho vay trung dài hạn của ngân hàng nói chung và ngân hàng NHNo&PTNN thành phố Đà Nẵng nói riêng thường mang nhiều rủi ro cao. Bởi vậy thủ tục xin vay thường trải qua nhiều giai đoạn trong qui trình nghiệp vụ cho vay. Vì thế muốn thu hút nhiều khách hàng đến với mình, điều cần thiết là Chi nhánh cần phải làm sao giảm bớt thủ tục, giấy tờ không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo tình an toàn nhằm mục đích làm cho khách hàng cảm nhận được rằng đến với ngân hàng mình ta tiện lợi nhất, nói như vậy không phải cứ thế lượt bỏ những ứng đoạn trong qui trình nghiệp vụ cho vay bởi vì thiếu một trong những qui trình ấy nhân tố pháp lý sẽ không còn tác dụng, tạo điều kiện cho những đối tượng lợi dụng, lừa đáo ngân hàng. Do đó ngân hàng cần cân nhắc, xem xét, tính toán đâu mới thực sự là nhân tố dư thừa trong thủ tục để từ đó cắt bỏ chúng mà tính pháp lý trong cho vay vẫn đảm bảo an toàn. c). Mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế khác và xác định trọng tâm đầu tư trung dài hạn. Cần mở rộng cho vay đối với nhiều hơn nữa các thành phần kinh tế, có thể mở rộng cho vay trung dài hạn đối với hộ buôn bán nhỏ có nguồn thu nhập có thể là chưa ổn định, nhưng mặt hàng kinh doanh của họ có thị trường tiêu thụ rộng lớn chẳng hạn như các hộ buôn bán các mặt hàng nhu yếu phẩm. Bằng cách áp dụng một cách linh hoạt trong việc điều chỉnh kỳ hạn nợ, là một Ngân hàng hàng đầu như Ngân hàng NHNo & PTNT thì trong tương lai đây là những khách hàng tiềm năng của chi nhánh. Tập trung cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vì trong xu thế cổ phần hóa hiện nay tạo ra hàng loạt công ty cổ phần non trẻ nguồn vốn chưa nhiều đây là cơ hội để chi nhánh mở rộng việc cho vay. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với lợi thế là năng động nhạy bén với thị trường, quyền lợi của chủ doanh nghiệp gắn liền với quyền lợi và sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, chi nhánh cần tăng cường đầu tư hơn nữa vào DNTN, công ty CP, TNHH; các thành phần này hứa hẹn đem lại cho chi nhánh nhiều lợi nhuận thông qua việc sử dụng có hiệu quả các khoản vay. Phải thường xuyên cử cán bộ theo dõi tình hình các doanh nghiệp (mới đi vào hoạt động) trong thành phố để thực hiện công tác Marketting nhằm lôi kéo các doanh nghiệp, công ty đó đến với Ngân hàng. d) Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế tiềm năng. Trong những năm tới ngành công nghiệp sẽ được xem là ngành trọng điểm của nền kinh tế, vì vậy việc đẩy mạnh cho vay đối với ngành này chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chi nhánh; đây sẽ là ngành giải quyết đầu ra đáng kể cho Ngân hàng trong tương lai. Ngay từ bây giờ cần phải có một đội ngũ CBTD am hiểu về lĩnh vực này để có thể trao đổi một cách khoa học với khách hàng nhằm mục đích cùng với khách hàng tối đa hóa lợi nhuận cho hai bên. Bên cạnh đó, ngành vận tải là ngành động lực để thúc đẩy quá trình phát triển hiện nay; vì vậy đây sẽ là ngành phát triển mạnh trong tương lai cần phải đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với ngành này. KẾT LUẬN Việc kinh doanh của các Ngân hàng hiện nay đang ngày càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết và lẽ dĩ nhiên thị trường nào hoạt động đều có qui luật phát triển riêng của nó, thị trường hoạt động của các Ngân hàng không nằm ngoài quy luật đó, Ngân hàng nào hoạt động không có hiệu quả sẽ bị đào thải theo qui luật thị trường. Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường đầy sôi động thì NHNo&PTNT TP Đà Nẵng cần có những bước đi chiến lược đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới và với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo, có chuyên môn cao của NHNo&PTNT TP ĐN thì việc phát triển chi nhánh chỉ là vấn đề thời gian. Để đưa NHNo&PTNT TP ĐN thành một trong những Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và lớn mạnh nhất Đà Nẵng. Nhận xét của cơ quan thực tập Đà Nẵng , ngày tháng năm 2011 ( Ký tên, đóng dấu) Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Đà Nẵng , ngày tháng năm 2011 Nhận xét của giáo viên phản biện Đà Nẵng , ngày tháng năm 2011 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN CỦA NHTM 2 1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại. 2 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại. 2 1.1.2. Chức năng của Ngân hàng. 2 1.1.2.1. Chức năng trung gian tài chính. 2 1.1.2.2. Chức năng tạo phương tiện thanh toán. 2 1.1.2.3. Chức năng trung gian thanh toán. 3 1.1.3.Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại. 3 1.1.3.1.Hoạt động tạo vốn của Ngân hàng thương mại. 3 1.1.3.2. Hoạt động tài sản có của Ngân hàng thương mại. 5 1.2.Những vấn đề chung về cho vay trung dài hạn tại NHTM. 6 1.1.1 Khái niệm cho vay trung dài hạn. 6 1.2.2. Nguồn vốn cho vay trung dài hạn. 6 1.2.3. Phân loại cho vay. 6 1.2.3.1. Căn cứ vào mục đích. 7 1.2.3.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay. 7 1.2.3.3. Căn cứ vào hình thức bảo đảm. 7 1.2.3.4. Căn cứ vào đối tượng của tín dụng. 7 1.2.3.5..Căn cứ vào phương pháp hoàn trả. 8 1.2.3.6.Căn cứ vào phương thức cho vay. 8 1.2.4. Quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng thương mại: 9 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá. 11 1.2.5.1. Doanh số cho vay, dư nợ bình quân, dư nợ quá hạn bình quân. 11 1.2.5.2. Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay trung và dài hạn/dư nợ bình quân : 11 1.2.5.3. Nợ khó đòi trong cho vay trung và dài hạn. 12 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI NHNo&PTNT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG QUA 3 NĂM 2008-2009-2010. 13 2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng 13 2.1.1 Vài nét về Chi nhánh NHNo&PTNT quận Liên Chiểu. 13 2.1.2 Chức năng,nhiệm vụ, hoạt động của Ngân hàng 14 2.1.2.1 Chức năng 14 2.1.2.2 Nhiệm vụ 14 2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. 15 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNN thành phố Đà Nẵng qua ba năm 2008-2009-2010. 16 2.2.1 Tình hình huy động của NHNo&PTNT Quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng 16 2.2.2. Tình hình hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng 18 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh. 22 2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NHNo&PTNT QUẬN LIÊN CHIỂU ,TP ĐÀ NẴNG 24 2.3.1 Phân tích tình hình cho vay trung dài hạn theo thành phần kinh tế năm 2008-2009-2010 24 2.3.2 Phân tích Tình Hình Cho vay trung dài hạn theo hình thức đảm bảo Trong 3 Năm 2008-2009-2010 27 2.3.3 Tình Hình Cho Vay Trung dài hạn theo Ngành Kinh Tế Năm 2008-2009-2010 30 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN LIÊN CHIỂU ,TP ĐÀ NẴNG QUA BA NĂM 2008-2009-2010 34 3.1. Những thuận lợi và khó khăn. 34 3.1.1. Những thuận lợi. 34 3.1.2. Những khó khăn. 34 3.2. Những biện pháp nhằm thu hút khách hàng và tìm kiếm nhu cầu tín dụng của khách hàng. 35 3.3. Những biện pháp nhằm tăng cường, mở rộng hoạt động cho vay trung dài hạn. 36 KẾT LUẬN 40

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_tich_tinh_hinh_cho_vay_trung_dai_han_tai_nhno_ptnt_tp_da_n_ng_03_.doc
Luận văn liên quan