Sự cần thiết của đề tài
Bước sang thế kỷ mới, nền kinh tế dần được cải thiện, có nhiều chính sách
của Nhà nước về khuyến khích phát triển kinh tế trong nước và không ngừng
cải thiện môi trường đầu tư nên ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập
và mở rộng kinh doanh, nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đã tăng lên. Hoạt động
đầu tư phát triển là sự đầu tư luôn gắn với hoạt động tạo ra các nguồn lực, tài
sản mới cho nền kinh tế và xã hội. Đầu tư phát triển có tác động trực tiếp đến
tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định,
phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế. Hoạt động đầu tư phát triển thường
phải sử dụng một nguồn vốn lớn, một yếu tố không thể thiếu cho quá trình tăng
trưởng kinh tế ở mọi quốc gia, mọi lãnh thổ và ngành kinh tế. Nhưng trước hết,
để có được nguồn vốn đó các doanh nghiệp cần thiết phải có sự hỗ trợ của các
Ngân hàng, chính vì thế mà sự phát triển của các Ngân hàng thương mại là
điều tất yếu. Phân tích tình hình tài chính, tín dụng của các Ngân hàng thương
mại có nghĩa là chúng ta đang xem xét một trong những nền tảng của sự phát
triển kinh tế đất nước.
Trong những năm gần đây, Sacombank nổi lên như một Ngân hàng thương
mại lớn nhất Việt Nam. Với đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, Sacombank đã góp phần quan trọng vào sự thành công của các
doanh nghiệp Việt Nam. Riêng khu vực Thành phố Cần Thơ, trung tâm kinh tế
của Đồng bằng Sông Cửu Long, một khu vực kinh tế vô cùng năng động đang
trên đường phát triển, nhu cầu cấp vốn lại càng cấp thiết, đặc biệt là nguồn vốn
trung và dài hạn do có nhiều công trình đang trong giai đoạn đầu tư. Hơn nữa,
hợp đồng cho vay vốn trung và dài hạn có độ rủi ro cao hơn so với cho vay
ngắn hạn nên được Sacombank luôn quan tâm. Từ những lí do trên, tôi quyết
định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn
tại Sacombank chi nhánh Cần thơ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với hi
vọng tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực Ngân hàng, bổ sung thêm kiến thức phục vụ
công việc sau này.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
a. Căn cứ khoa học
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở những kiến thức các môn học mà quý
thầy cô khoa Kinh tế - QTKD đã truyền đạt:
- “Phân tích hoạt động kinh doanh”: Phân tích tình hình hoạt động chung
cũng như hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn
Thương tín - chi nhánh Cần thơ, qua đó thấy được xu hướng cho vay cũng như
xu hướng phát triển của ngân hàng, từ đó tìm ra được những nguyên nhân dẫn
tới xu hướng đó.
- “Nghiệp vụ ngân hàng”: Xác định cơ cấu các loại tín dụng theo thời hạn
cho vay, theo đối tượng sử dụng, theo mục đích sử dụng để hiểu sâu hơn
trên tất cả các khía cạnh của hoạt động tín dụng trung và dài hạn.
- “Quản trị ngân hàng”, “Quản trị tài chính”: Đánh giá các chỉ số tài
chính, từ đó xem xét hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
- “Quản trị nhân sự”: Xem xét trong các khâu tuyển dụng, đào tạo đội ngũ
cán bộ nhân viên, các chính sách đãi ngộ nhân viên thích hợp nhằm giữ chân
nhân viên giỏi, có năng lực, thu hút nhân tài mới cho Ngân hàng.
b. Căn cứ thực tiễn
Việc phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ trước hết góp phần
nắm rõ xu hướng tín dụng của Ngân hàng trong những năm gần đây, thấy được
xu hướng phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới đặc biệt là sau khi nước
ta vừa trãi qua cuộc khủng hoảng tài chính khá trầm trọng, qua đó đề ra những
chính sách cấp vốn hợp lý, giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó
khăn, góp phần vực dậy nền kinh tế đất nước.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình hình tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Thương Mại
cổ phần Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ, qua đó đề ra những giải
pháp cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn đạt hiệu quả, phù hợp với xu thế
phát triển của thời đại mới - thời kỳ kinh tế hội nhập.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình nguồn vốn đầu vào cho hoạt động tín dụng trung và dài
hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần
Thơ.
Nhận xét tình hình hoạt động cho vay chung của Ngân hàng, từ đó cho thấy
vai trò của tín dụng trung và dài hạn trong hệ thống tín dụng chung.
Phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn của Sacombank chi nhánh
Cần Thơ thông qua các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,
nợ quá hạn.
Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn cho
Ngân hàng, góp phần thực hiện tốt kế hoạch mà Ngân hàng đã đặt ra trong năm
2009.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ trong những năm vừa
qua có đạt hiệu quả hay không? Ngân hàng có những chính sách nào để thu hút
vốn từ khách hàng?
- Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng của
chi nhánh như thế nào? Cơ cấu ra sao?
- Trong tín dụng trung và dài hạn, những mặt mạnh và hạn chế còn tồn tại
của Sacombank Cần Thơ là gì?
- Định hướng phát triển hoạt động tín dụng trung và dài hạn trong thời gian
tới của chi nhánh ra sao?
Đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài
hạn?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Không gian
Luận văn tập trung nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ.
1.4.2. Thời gian
Thời gian thực hiện Luận văn là 3 tháng bắt đầu từ 02/02/2009. Luận văn
trình bày dựa trên thông tin số liệu thu thập trong 3 năm 2006, 2007, 2008 của
Sacombank Cần Thơ.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề có liên quan đến tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng
Sacombank Cần Thơ qua ba năm gần đây.
1.5. Lược khảo tài liệu tham khảo
- Phạm Ngọc Trinh - Đại học Dân lập Cửu Long, (2006), “Phân tích tình
hình tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín chi nhánh Cần Thơ”.
- Phạm thị kim khoa - Đại học Dân lập Cửu Long, (2007), “Phân tích tình
hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín -
chi nhánh Cần Thơ”.
- Võ Thị Phương Châm, (2006), “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và
biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân
hàng Công Thương Long An”
82 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3372 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu nợ luôn tăng. Khi xét về mặt tỷ trọng trong cơ
cấu thu nợ trung và dài hạn, tỷ trọng thu nợ tiêu dùng liên tục tăng lên và
chiếm vị trí ngày càng quan trọng, tỷ trọng lần lược qua 3 năm là 38,18%,
37,96%, và 44,18%, việc giảm nhẹ tỷ trọng trong năm 2007 là do tỷ trọng thu
nợ sản xuất kinh doanh tăng cao, nhưng đến năm 2008, trong khi doanh số và
tỷ trọng thu nợ sản xuất kinh doanh đều giảm thì doanh số thu nợ tiêu dùng
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 41- SVTH: Lê Hữu Trị
vẫn tăng ở mức cao, tốc độ tăng là 20,51% trong khi năm 2007 tốc độ này chỉ
là 4,05%, điều này cho thấy các khoản vay tiêu dùng trung và dài hạn là các
khoản vay có độ an toàn cao, cần có sự chú trọng trong tương lai.
c. Tình tình thu nợ nông nghiệp
Trong tất cả các lĩnh vực tín dụng của Sacombank Cần Thơ, lĩnh vực tín
dụng nông nghiệp ít được quan tâm nhất, doanh số cho vay cũng như thu nợ
luôn ở mức thấp. Năm 2006 doanh số thu nợ trung và dài hạn nông nghiệp đạt
20.262 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10,65% trong cơ cấu thu nợ trung và dài hạn,
năm 2007 doanh số thu nợ là 14.887 triệu đồng, tỷ trọng 7,49%, sang năm
2008 doanh số thu nợ tiếp tục giảm chỉ còn 13.482 triệu đồng với tỷ trọng chỉ
còn 6,55% trong cơ cấu thu nợ trung và dài hạn của toàn chi nhánh. Từ tình
hình công tác thu hồi nợ trong lĩnh vực nông nghiệp cho thấy công tác tín dụng
của chi nhánh trong việc hỗ trợ nông dân sản xuất, chăn nuôi có xu hướng
giảm, nguyên nhân của vấn đề trên là do việc chăn nuôi và sản xuất nông
nghiệp trong những năm qua trên địa bàn thành phố Cần Thơ có rất nhiều biến
động và chịu tác động từ nhiều phía, một mặt trong những năm qua thời tiết
thay đổi thất thường, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, điển hình như năm 2006,
2007 dịch cúm gia cầm bùng phát làm nhiều hộ chăn nuôi ở Cờ Đỏ, Ô Môn bị
mất vốn, bên cạnh đó dịch hại trên cây trồng cũng xảy ra như rầy nâu, lùn xoắn
lá lúa, sâu bệnh trên cây ăn trái làm người dân ở Phong Điền, Cái Răng, Ô
Môn mất mùa…Đối với người nông dân thì nguồn thu chính là các sản phẩm
nông nghiệp nên khi mất nguồn thu này nông dân thường không có nguồn khác
để trả nợ Ngân hàng, họ thường trì hoãn việc trả nợ và chờ tới mùa sau. Mặt
khác mặc hàng nông sản giá cả đầu ra không ổn định, thường phải chịu điệp
khúc “được mùa mất giá”, cùng với việc giá nhân công, phân bón, thuốc trừ
sâu luôn ở mức cao và có xu hướng tăng trong khi giá nông sản, điển hình là
lúa có lúc giảm xuống rất thấp, dẫn đến việc sản xuất của người dân lỗ
lã…Đây cũng là một nguyên nhân làm cho việc thu nợ nông nghiệp khó khăn
hơn. Tuy nhiên khi xét tốc độ giảm doanh số thu nợ qua các năm, doanh số thu
nợ 2007 giảm 26,53%, năm 2008 chỉ giảm 9,44%, điều này thể hiện sự trưởng
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 42- SVTH: Lê Hữu Trị
thành của Ngân hàng, trong những năm đầu thành lập Ngân hàng cho vay đại
trà để có được nhiều khách hàng, khi đã có được chổ đứng, Ngân hàng chú
trọng hơn công tác thẩm định, khả năng trả nợ của đối tượng vay được xem xét
kĩ càng hơn, do đó việc việc thu hồi nợ cũng được cải thiện hơn.
4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA
SACOMBANK CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng
SO SÁNH
2007/2006
SO SÁNH
2008/2007 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008
Số tiền % Số tiền %
Doanh nghiệp quốc
doanh
5.285 5.139 5.084 -146 -2,76 -55 -1,06
Doanh nghiệp tư nhân 13.812 17.756 16.735 3.944 28,55 -1.021 -5,75
Cá thể 171.155 175.881 184.020 4.726 2,76 8.139 4,62
Tổng 190.252 198.776 205.839 8.524 4,84 7.063 3,55
(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ)
Hình 4: Biểu đồ doanh số thu nợ trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo
thành phần kinh tế
5.139 5.0845.285
13.812 17.756 16.735
171.155 175.881 184.020
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
160.000
180.000
200.000
2006 2007 2008
Năm
Tr
iệ
u
đ
ồ
n
g
Doanh nghiệp quốc doanh Doanh nghiệp tư nhân Cá thể
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 43- SVTH: Lê Hữu Trị
a. Doanh số thu nợ doanh nghiệp nhà nước
Trong cơ cấu thu nợ theo thành phần kinh tế thì doanh nghiệp nhà nước
luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất, doanh số thu nợ luôn giảm qua các năm. Năm
2006 doanh số thu nợ của thành phần kinh tế này là 5.285 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 2,87%, năm 2007 là 5.139 triệu đồng, tỷ trọng là 2,59%, đến năm 2008
con số này tiếp tục giảm xuống chỉ còn 5.084 triệu đồng và tỷ trọng chỉ còn
2,47% trong cơ cấu thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng. Nguyên nhân của
tình hình giảm liên tục như trên một phần là do doanh số cho vay liên tục giảm
như đã phân tích ở phần doanh số cho vay, cùng với việc thanh lý tài sản thế
chấp của các doanh nghiệp này thường gặp khó khăn, điều này cũng ảnh hưởng
không tốt đến công tác thu nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên nếu so sánh về tốc độ
tăng giảm giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ qua các năm ta thấy việc
thu nợ thành phần kinh tế này đang có tiến triển khả quan, cụ thể doanh số cho
vay năm 2007 giảm 30,99% trong khi tốc độ thu nợ chỉ giảm 2,76%, năm 2008
tốc độ cho vay giảm 34,35% trong khi tốc độ thu nợ chỉ giảm 1,07%. Tuy sự
so sánh này chỉ mang tính chất tương đối do đây là nguồn vốn trung và dài
hạn, doanh số cho vay và thu nợ trong năm không có mối liên hệ với nhau mà
chỉ liên hệ với các năm trước đó, nhưng phần nào cũng cho thấy khả năng thu
nợ thành phần kinh tế này đang chuyển biến tốt, đây là kết quả của việc rút
kinh nghiệm trong quá trình hoạt động, Ngân hàng quan tâm nhiều hơn đến
công tác thẩm định cho vay, điều này làm doanh số cho vay giảm xuống đáng
kể nhưng bù lại công tác thu nợ được tiến hành thuận lợi, thể hiện tính hiệu
quả trong hoạt động của Ngân hàng.
b. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trong cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế, doanh nghiệp ngoài quốc
doanh có một vị trí quan trọng vì đây sẽ là nguồn khách hàng lâu dài mà các
Ngân hàng Thương mại cần hướng tới. Tuy việc thu nợ thành phần kinh tế này
có phần dễ dàng hơn thành phần kinh tế nhà nước do việc xử lý tài sản thế
chấp đơn giản hơn, nhưng nhìn chung việc thu nợ thường chịu ảnh hưởng
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 44- SVTH: Lê Hữu Trị
mạnh bởi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và sự biến động nền kinh tế.
Năm 2006 doanh số thu nợ thành phần kinh tế này đạt 13.812 triệu đồng chiếm
7,63% trong cơ cấu thu nợ của Ngân hàng, đến 2007 doanh số tăng lên 3.944
triệu đồng đạt 17.756 triệu đồng tăng 28,55% so với năm 2006. Việc tăng lên
của doanh số thu nợ trong năm 2007 chủ yếu là do tính hiệu quả trong hoạt
động của các doanh nghiệp được nâng lên sau khi được đầu tư mạnh trong thời
kỳ đầu hội nhập WTO, mặt khác trong giai đoạn này nhiều lĩnh vực sản xuất
kinh doanh vẫn còn được sự hỗ trợ của Nhà nước, hai yếu tố này giúp cho
doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn, doanh nghiệp có đủ tiền để trả nợ
vay Ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2008, doanh số thu nợ thành phần kinh tế
này chỉ còn 16.735 triệu đồng giảm 5,8% so với năm 2007, nguyên nhân của
sự giảm sút trên là do trong năm 2008 việc kinh doanh của các doanh nghiệp
gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp không còn cao như trước, nhiều doanh nghiệp
thua lỗ thậm chí phá sản… dẫn đến việc thu nợ của Ngân hàng gặp rất nhiều
khó khăn.
Qua phân tích trên cho thấy thành phần kinh tế tư nhân chịu ảnh hưởng rất
lớn của sự biến động thị trường, chính vì thế Ngân hàng cần đề cao hơn nữa
việc thẩm định trước khi cho vay, không chỉ ở lĩnh vực dự án mà còn ở năng
lực kinh doanh của các doanh nghiệp, có như thế chất lượng tín dụng đối với
thành phần kinh tế tư nhân mới được bảo đảm.
c. Tình hình thu nợ cá thể
Trong cơ cấu tín dụng của Ngân hàng, thành phần kinh tế cá thể luôn
chiếm tỷ trọng cao cả về doanh số cho vay và doanh số thu nợ (trên 87%). Mặt
khác thành phần kinh tế này rất phức tạp, bao gồm những tiểu thương, hộ gia
đình, sản xuất nông nghiệp,… chính vì những điều trên cùng với việc định
hướng phát triển trở thành Ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam mà
trong những năm qua Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác thẩm định cho vay đối
với thành phần kinh tế này, tạo điều kiện cho công tác thu nợ tiến hành thuận
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 45- SVTH: Lê Hữu Trị
tiện hơn, làm doanh số thu nợ liên tục tăng qua các năm. Năm 2006 doanh số
thu nợ cá thể đạt 171.155 triệu đồng chiếm tỷ trọng 89,96% doanh số thu nợ
trung và dài hạn, năm 2007 đạt 175.881 triệu đồng tăng 2,76% so với năm
2006. Sự tăng lên này một mặt là do các khoản vay đa số nhỏ lẻ, tài sản thế
chấp thường dễ thanh lý, cùng với đời sống người dân Cần Thơ năm 2007 khá
ổn định nên họ dễ dàng thanh toán các món nợ đến hạn làm doanh số thu nợ
tăng lên. Trong năm 2008, mặc dù doanh số thu nợ của tất cả các thành phần
kinh tế khác đều giảm nhưng nhưng doanh số thu nợ cá thể vẫn tăng đạt
184.020 triệu đồng với tốc độ tăng 4,26%. Nguyên nhân của tình hình trên là
do thành phần quan trọng trong doanh số thu nợ cá thể là thu nợ tiêu dùng tăng
mạnh trong năm 2008, mặt khác do thành phần kinh tế này rất phức tạp bao
gồm rất nhiều đối tượng nên công tác thẩm định của ngân hàng càng được thực
hiện thận trọng hơn, chính những điều trên đã làm doanh số thu nợ cá thể tăng
cao.
Đánh giá chung về tình hình thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng cho
thấy việc thu nợ đang diễn ra với hiệu quả tương đối cao, doanh số thu nợ luôn
tăng qua các năm. Năm 2007 doanh số thu nợ đạt 198.776 triệu đồng tăng
4,84% so với năm 2006, điều này thể hiện cho tính hiệu quả trong việc tổ chức
lại cơ cấu Ngân hàng, đó là Trà Vinh và Vĩnh Long việc tách chi nhánh đã tạo
điều kiện tốt hơn cho Ngân hàng trong việc quản lý nợ và thẩm định trước khi
cho vay. Đến năm 2008, mặc dù nền kinh tế bị khủng hoảng ảnh hưởng mạnh
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhưng trong năm qua doanh
số thu nợ của Ngân hàng vẫn tăng đạt 205.839 triệu đồng với tốc độ tăng 3,6%,
điều này cho thấy sự trưởng thành của Ngân hàng, công tác thẩm định được
tiến hành kỹ càng giúp công tác thu nợ thuận lợi hơn. Đây là điểm tích cực mà
Ngân hàng cần phát huy trong thời gian tới.
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 46- SVTH: Lê Hữu Trị
4.2.3. Dư nợ trung và dài hạn
4.2.3.1. Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn
Bảng 8: DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN
THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN
ĐVT: Triệu đồng
SO SÁNH
2007/2006
SO SÁNH
2008/2007 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008
Số tiền % Số tiền %
Sản xuất kinh doanh 172.096 213.444 263.661 41.348 24,02 50.217 23,52
Tiêu dung 85.202 84.315 82.265 -887 -1,04 -20,50 -2,40
Nông nghiệp 67.984 84.310 98.446 16.326 24,01 14.136 16,77
Tổng 325.282 382.069 444.372 56.814 17,46 62.276 16,30
(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ)
Hình 5: Biểu đồ dư nợ trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo mục
đích sử dụng vốn
213.444
263.661
172.096
85.202 84.315 82.265
67.984
84.310 98.446
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
2006 2007 2008
Năm
Tr
iệ
u
đ
ồ
n
g
Sản xuất kinh doanh Tiêu dung Nông nghiệp
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 47- SVTH: Lê Hữu Trị
a. Sản xuất kinh doanh
Trong cơ cấu dư nợ, dư nợ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh luôn ở mức
cao. Năm 2006, dư nợ trung và dài hạn đối với lĩnh vực này đạt 172.096 triệu
đồng, chiếm 52,91% trong tổng dư nợ trung và dài hạn. Đến 2007, do sức ép
cạnh tranh sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp phải đầu tư
máy móc thiết bị nhiều hơn, do đó doanh số cho vay trung và dài hạn mà Ngân
hàng đã giải ngân tăng lên đáng kể làm dư nợ tăng mạnh đạt 231.448 triệu
đồng với tốc độ tăng là 24,02% so với năm 2006. Đến năm 2008 dư nợ vẫn còn
tăng với tốc độ rất cao là 23,53 %, đạt 263.661 triệu đồng. Nguyên nhân của
việc tăng tăng trên là trong năm 2008, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, các
doanh nghiệp làm ăn không đạt hiệu quả, việc trả nợ Ngân hàng gặp khó khăn
nên mặc dù tốc độ tăng doanh số cho vay có giảm nhưng dư nợ vẫn tăng rất
cao.
b. Dư nợ cho vay phục vụ đời sống
Bên cạnh việc cho vay sản xuất kinh doanh, ngân hàng cũng chú trọng đến
lĩnh vực cho vay tiêu dùng, dư nợ cho vay tiêu dùng cũng chiếm vị trí khá
quan trọng. Mặc dù số cho vay luôn tăng nhưng dư nợ lại có xu hướng giảm cả
về số dư nợ và tỷ trọng cơ cấu dư nợ. Cụ thể năm 2006 dư nợ tiêu dùng đạt
85.202 triệu đồng chiếm tỷ trọng 26,19%, năm 2007 dư nợ tiêu dùng là 84.315
triệu đồng với tỷ trọng đạt 22,07%, đến năm 2008 dư nợ lĩnh vực này tiếp tục
giảm chỉ còn 82.265 triệu đồng với tỷ trọng chỉ còn 18,51% trong cơ cấu dư nợ
trung và dài hạn của Ngân hàng. Mặc dù dư nợ biểu hiện cho nguồn thu tương
lai của Ngân hàng, dư nợ giảm cho thấy nguồn thu trong tương lai của Ngân
hàng trong lĩnh vực này giảm nhưng thực chất đây lại là dấu hiệu tốt, vì trong
những năm qua doanh số cho vay tiêu dùng luôn tăng, điều này cho thấy việc
thu nợ tiêu dùng luôn đạt hiệu quả cao, dư nợ giảm chỉ biểu hiện cho nợ xấu
giảm.
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 48- SVTH: Lê Hữu Trị
c. Dư nợ nông nghiệp
Trong lĩnh vực cho vay sản xuất nông nghiệp, doanh số cho vay có xu
hướng giảm nhưng dư nợ lại luôn tăng qua các năm. Năm 2006, dư nợ nông
nghiệp là 67.984 triệu đồng, năm 2007 là 84.230 triệu đồng, đến năm 2008 dư
nợ tiếp tục tăng lên đạt 98.146 triệu đồng. Việc dư nợ tăng trong khi doanh số
cho vay giảm là một dấu hiệu không tốt, điều này cho thấy nợ xấu đang có xu
hướng tăng. Tuy nhiên, khi quan sát đồng thời giữa doanh số cho vay và dư nợ
ta thấy có một nét biến chuyển tích cực, năm 2007, tốc độ giảm doanh số cho
vay nông nghiệp giảm 13,36%, năm 2008 tốc độ giảm là 11,51%, điều này cho
thấy tốc độ cho vay nông nghiệp qua các năm có xu hướng tăng. Khi xét tốc độ
tăng dư nợ, tốc độ tăng dư nợ năm 2007 là 24,01%, năm 2008 là 16,77%, ta
thấy tốc độ tăng dư nợ có xu hướng giảm. Việc tốc độ cho vay có xu hướng
tăng trong khi dư nợ có xu hướng giảm cho thấy tình hình thu nợ của ngân
hàng trong lĩnh vực này có biến chuyển theo chiều hướng tốt hơn, điều này đã
được trình bày cụ thể ở phần doanh số thu nợ nông nghiệp.
4.2.3.2. Dư nợ theo đối tượng sử dụng
Bảng 9: DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN
THƠ THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN
SO SÁNH
2007/2006
SO SÁNH
2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Số tiền % Số tiền %
Doanh nghiệp quốc doanh 13.805 13.077 11.665 -728 -5.27 -2.188-16.73
Doanh nghiệp tư nhân 23.927 34.149 49.135 10.222 42.72 14.986 43.88
Cá thể 287.550334.843 384.348 47.293 16.44 49.505 14.37
Tổng 325.282 382.069 444.372 56.814 17,46 62.276 16,30
(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ)
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 49- SVTH: Lê Hữu Trị
Hình 6: Biểu đồ dư nợ trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo đối
tượng sử dụng vốn
a. Dư nợ doanh nghiệp nhà nước
Trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn theo đối tượng sử dụng, doanh
nghiệp nhà nước luôn có doanh số cho vay thấp, do đó dư nợ của đối tượng
này cũng không cao và luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dư nợ trung và
dài hạn của Ngân hàng. Năm 2006, dư nợ của đối tượng này là 13.805 triệu
đồng với tỷ trọng 4,24%, năm 2007 dư nợ là 13.077 triệu đồng tỷ trọng giảm
xuống còn 3,24%, năm 2008 dư nợ tiếp tục giảm chỉ còn 10.889 triệu đồng với
tỷ trọng là 2,45% trong tổng dư nợ trung và dài hạn của Ngân hàng. Khi xét về
doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước ở Bảng 5 ta thấy tốc độ giảm doanh
số cho vay rất lớn, năm 2007 tốc độ giảm cho vay 33,99%, năm 2008 tốc độ
giảm là 34,35%, trong khi tốc giảm dư nợ chỉ là 5,27% và 16,73%. Nguyên
nhân của tình hình trên là do công tác thu nợ thành phần kinh tế này thường
gặp khó khăn như phân tích ở phần doanh số thu nợ doanh nghiệp nhà nước.
Trong năm 2008, việc thu nợ thành phần kinh tế này có nhiều chuyển biến tích
13.077 11.66513.805
23.927 34.149 49.135
287.550
334.843
384.348
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
400.000
450.000
2006 2007 2008
Năm
Tr
iệ
u
đ
ồ
n
g
Doanh nghiệp quốc doanh Doanh nghiệp tư nhân Cá thể
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 50- SVTH: Lê Hữu Trị
cực làm dư nợ giảm nhanh hơn với tốc độ 16,73%, tuy nhiên, nếu so với tốc
độ giảm của doanh số cho vay thì tốc độ giảm dư nợ vẫn còn chậm. Ngân hàng
cần đẩy mạnh hơn nữa việc thu nợ đối với thành phần kinh tế này để hoạt động
tín dụng đạt hiệu quả cao hơn.
b. Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đối với Ngân hàng Thương mại, các doanh nghiệp tư nhân là các đối tác
dài hạn với mức độ rủi ro thấp hơn so với doanh nghiệp nhà nước, chính vì thế
mà trong những năm qua Sacombank Cần Thơ đã đẩy mạnh công tác cho vay
đối với đối tượng này làm dư nợ liên tục tăng qua các năm cả về số tiền và tỷ
trọng. Năm 2006 dư nợ đạt 23.927 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,36%, năm 2007
doanh số cho vay tăng cao làm dư nợ tăng đáng kể đạt 34.149 triệu đồng với
tốc độ tăng 42,72%. Đến năm 2008 dư nợ của đối tượng doanh nghiệp tư nhân
tiếp tục tăng với tốc độ rất cao 43,88% với số dư nợ đạt 49.135 triệu đồng, tốc
độ tăng dư nợ cao trong năm 2008 một phần là do việc thu nợ trong năm 2008
gặp khó khăn khi các doanh nghiệp vay vốn làm ăn không đạt hiệu quả cao.
Như vậy, mặc dù tốc độ tăng dư nợ năm 2008 cao hơn năm 2007 nhưng xét về
mặt hiệu quả tín dụng lại không bằng năm 2007, Ngân hàng cần có chính sách
thu nợ có hiệu quả để chất lượng tín dụng được nâng cao hơn.
c. Dư nợ cá thể
Trong lĩnh vực cho vay theo đối tượng sử dụng vốn, Sacombank Cần Thơ
chủ yếu cho vay đối tượng cá nhân. Đây chính là khách hàng chủ yếu của chi
nhánh, nhằm hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng đầu
Việt Nam. Chính vì thế doanh số cho vay đối tượng này luôn tăng làm dư nợ
liên tục tăng qua các năm. Năm 2006 dư nợ cá thể đạt 287.550 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 88,4%, năm 2007 dư nợ đạt 334.843 triệu đồng với tỷ trọng
87,64%, đến năm 2008 dư nợ cá thể tiếp tục tăng đạt 384.348 triệu đồng chiếm
86,49% tổng dư nợ trung và dài hạn của Ngân hàng. Xét qua 3 năm ta thấy dư
nợ có xu hướng tăng nhưng tỷ trọng đang giảm, nguyên nhân của tình hình trên
là do trong những năm qua các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành phố
Cần Thơ phát triển rất mạnh, Ngân hàng cũng đặc biệt chú ý đến đối tượng này
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 51- SVTH: Lê Hữu Trị
làm doanh số cho vay và dư nợ của đối tượng doanh nghiệp tư nhân tăng cao
kéo theo việc giảm tỷ trọng của đối tượng cá thể cả về doanh số cho vay và dư
nợ. Vì đối tượng khách hàng cá thể tuy có tổng doanh số cho vay cao, việc thu
hồi cũng dễ dàng, tuy nhiên, từng cá thể lại có quy mô vay nhỏ, trong đó vay
tiêu dùng lại chiếm phần quan trọng, việc hợp tác với Ngân hàng thường chấm
dứt sau khi mục đích tiêu dùng đã thực hiện xong, họ cũng có thể dễ dàng
chuyển sang một Ngân hàng khác với các điều kiện hấp dẫn hơn. Chính vì vậy,
để phát triển bền vững Ngân hàng cần tạo một nền tảng vững chắc, cần có
những khách hàng lâu dài làm điểm tựa giúp cho Ngân hàng vượt qua những
giai đoạn khó khăn, có khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài cập
bến Việt Nam ngày càng nhiều, và việc mở rộng sang đối tượng doanh nghiệp
tư nhân được xem là một giải pháp đúng đắn.
Nhìn chung, qua kết quả phân tích dư nợ trung và dài hạn của Ngân hàng,
ta thấy dư nợ trung và dài hạn đang tăng với tốc độ ổn định, năm 2007 tốc độ
tăng là 17,45% đạt 382.069 triệu đồng, năm 2008 là 16,30% với tổng dư nợ là
444.372 triệu đồng. Dư nợ thể hiện cho nguồn thu tương lai của Ngân hàng,
việc dư nợ liên tục tăng cho thấy quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng
mở rộng, tuy nhiên, cũng cần phải quan tâm đến công tác thu nợ và tỷ lệ nợ
xấu, có như vậy mới đánh giá được toàn diện về chất lượng tín dụng của Ngân
hàng.
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 52- SVTH: Lê Hữu Trị
4.2.4. Nợ xấu trung và dài hạn
4.2.4.1. Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn
Bảng 10: NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN
THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN
ĐVT: Triệu đồng
SO SÁNH
2007/2006
SO SÁNH
2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Số tiền % Số tiền %
Sản xuất kinh doanh 716 562 848 -407 -33,28 547 67,03
Tiêu dùng 283 168 215 205 27,37 68 7,13
Nông nghiệp 438 451 688 37 7,36 51 9,44
Tổng 1.437 1.181 1.751 -256 -17,80 570 48,26
(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ)
Hình 7: Biểu đồ nợ xấu ngắn trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo
mục đích sử dụng vốn
562
848
716
283
168 215
438 451
688
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
2006 2007 2008
Năm
Tr
iệ
u
đ
ồ
n
g
Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Nông nghiệp
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 53- SVTH: Lê Hữu Trị
a. Sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cá nhân luôn
tìm ẩn những rủi ro trong quá trình kinh doanh cũng như những biến động bất
thường của nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế thị trường mở cửa hội
nhập như hiện nay. Năm 2006, nợ xấu trong lĩnh vực này là 716 triệu đồng
chiếm 50,85% trong cơ cấu nợ xấu trung và dài hạn. Đến năm 2007, do nền
kinh tế đầu thời kỳ WTO các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả
cao nên việc trả nợ Ngân hàng được thực hiện tốt làm nợ xấu giảm xuống chỉ
còn 562 triệu đồng tỷ trọng chỉ còn 47,59%. Tuy nhiên, đến năm 2008, nợ xấu
trung và dài hạn của lĩnh vực sản xuất tăng lên rất lớn đến 848 triệu đồng
chiếm 48,31% trong cơ cấu nợ xấu. Nguyên nhân của tình hình trên là do trong
các năm trước, các doanh nghiệp vay vốn với một lượng rất lớn để đầu tư sản
xuất kinh doanh như đã phân tích ở phần doanh số cho vay, đến năm 2008 các
món vay này đã đến hạn trong lúc nền kinh tế lâm vào cuộc khủng hoảng
nghiêm trọng đã dẫn đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp không đạt
hiệu quả như mong đợi làm ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ cho Ngân hàng, kết
quả là nợ xấu của Ngân hàng tăng lên.
b. Nợ xấu tiêu dùng
Trong các lĩnh vực cho vay trung và dài hạn thì tiêu dùng là lĩnh vực cho
vay ít rủi ro nhất, nợ xấu luôn có tỷ trọng thấp trong cơ cấu nợ xấu trung và dài
hạn của ngân hàng. Năm 2006 nợ xấu tiêu dùng là 283 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 19,29% trong cơ cấu nợ xấu. Đến năm 2007, đời sống người dân thành
phố Cần Thơ đi vào ổn định do nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, việc trả nợ
Ngân hàng được thực hiện tốt hơn do đó nợ xấu chỉ còn 136 triệu đồng chiếm
tỷ trọng 14,23%. Sang năn 2008, mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động rất lớn
làm nợ xấu tiêu dùng có tăng lên đôi chút, tuy nhiên, các khoản nợ vay tiêu
dùng tương đối nhỏ, việc trả nợ không gặp nhiều khó khăn, nợ xấu chỉ tăng rất
ít là 47 triệu đồng, tỷ trọng trong cơ cấu nợ xấu trung và dài hạn chỉ chiếm
12,29%. Cùng với việc doanh số cho vay và thu nợ cao, việc tỷ trọng nợ xấu có
xu hướng giảm càng cho thấy tín dụng tiêu dùng có độ an toàn và hiệu quả cao.
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 54- SVTH: Lê Hữu Trị
c. Nợ xấu nông nghiệp
Trong cơ cấu tín dụng trung và dài hạn theo mục đích sử dụng, tín dụng
nông nghiệp được coi là có độ rủi ro cao nhất, doanh số cho vay và thu nợ luôn
giảm, trong khi nợ xấu lại tăng và luôn chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2006, nợ
xấu cho vay sản xuất nông nghiệp là 438 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 29,86%.
Năm 2007, trong khi tình hình thu nợ các đối tượng khác diễn ra thuận lợi, nợ
xấu giảm thì lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nợ xấu vẫn tăng với khoản nợ xấu
là 451 triệu đồng. Bước sang năm 2008, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn thành phố Cần Thơ lại càng gặp nhiều khó khăn hơn, không chỉ chịu tác
động của các yếu tố tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng biến động kinh tế như đã
nêu trong phần doanh số cho vay và doanh số thu nợ, cùng với việc nợ đến hạn
trong năm 2008 nhiều điều này làm nợ xấu cho vay nông nghiệp tăng lên đến
688 triệu đồng, chiếm 39,40% nợ xấu trung và dài hạn của Ngân hàng. Nhìn
một cách tổng quát về tín dụng nông nghiệp, ta thấy doanh số cho vay và thu
nợ giảm, nợ xấu có xu hướng tăng, đây là vấn đề rất đáng quan tâm và cần có
hướng giải quyết trong tương lai, cải thiện chất lượng tín dụng nông nghiệp
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 55- SVTH: Lê Hữu Trị
4.2.4.2. Nợ xấu theo đối tượng sử dụng
Bảng 11: NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK
CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng
SO SÁNH
2007/2006
SO SÁNH
2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Số tiền % Số tiền %
Doanh nghiệp quốc doanh 368 375 461 7 1.90 86 22.93
Doanh nghiệp tư nhân 354 154 365 -200 56,50 211 137,01
Cá thể 745 702 925 -93 -12,48 223 31,77
Tổng 1.437 1.181 1.751 -256 -17,80 570 48,26
(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ)
Hình 8: Biểu đồ nợ xấu trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo
thành phần kinh tế
375
461
368 354
154
365
745
702
925
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
2006 2007 2008
Năm
Tr
iệ
u
đ
ồ
n
g
Doanh nghiệp quốc doanh Doanh nghiệp tư nhân Cá thể
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 56- SVTH: Lê Hữu Trị
a. Nợ xấu cho vay doanh nghiệp nhà nước
Như đã phân tích ở các phần trên, doanh số cho vay và thu nợ doanh
nghiệp nhà nước đang có xu hướng giảm nhưng nợ xấu lại có xu hướng tăng
lên. Năm 2006, nợ xấu đối tượng này là 368 triệu đồng chiếm 25,09% nợ xấu
trung và dài hạn của ngân hàng. Đến năm 2007, trong khi các doanh nghiệp tư
nhân làm ăn có hiệu quả, nợ xấu giảm mạnh thì nợ xấu các doanh nghiệp nhà
nước vẫn tăng nhẹ với tốc độ 1,9% chiếm tỷ trọng 31,75%. Năm 2008, cũng
như các thành phần kinh tế khác, doanh nghiệp nhà nước bị cuốn vào khủng
hoảng kinh tế, các khoản nợ đến hạn lại nhiều làm nợ xấu tăng lên đạt đến 461
triệu đồng, chiếm tỷ lệ 26,33% nợ xấu trung và dài hạn của ngân hàng. Trước
tình hình đó, việc giảm dần doanh số cho vay, cùng với việc thẩm định khắc
khe hơn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đầu vào, giảm dần tỷ lệ nợ xấu
trong tương lai được xem là biện pháp tối ưu đối với Ngân hàng trong giai
đoạn hiện nay.
b. Nợ xấu cho vay doanh nghiệp tư nhân
Trong các thành phần kinh tế, doanh nghiệp tư nhân được xem là chịu
ảnh hưởng lớn nhất của sự biến động kinh tế. Doanh số cho vay, thu nợ cũng
như nợ xấu đều có xu hướng tăng giảm tương ứng với sự phát triển hay suy
thoái của nền kinh tế. Năm 2006 nợ xấu của đối tượng này là 354 triệu đồng
chiếm 24,15% tổng nợ xấu trung và dài hạn. Đến năm 2007, nền kinh tế đang
trong giai đoạn ổn định, các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh có hiệu quả nên
nên nợ xấu giảm xuống đáng kể chỉ còn 157 triệu đồng. Bước sang năm 2008,
nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, việc thu nợ ngân hàng đối với thành phần
kinh tế này gặp khó khăn. Do đó, nợ xấu cũng tăng lên đạt mức 365 triệu đồng
chiếm 20,85% trong cơ cấu nợ xấu trung và dài hạn. Qua phân tích ta thấy, nợ
xấu đối tượng gắn liền với tình hình kinh tế, nền kinh tế khủng hoảng thì nợ
xấu sẽ tăng, ngược lại nên kinh tế đi vào ổn định thì nợ xấu có xu hướng giảm,
do đó công tác dự báo kinh tế và thẩm định năng lực kinh doanh của các doanh
nghiệp, đánh giá khả năng vượt qua những giai đoạn khó khăn được xem là
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 57- SVTH: Lê Hữu Trị
biện pháp quan trọng mà Ngân hàng cần thực hiện. Đây là công việc hết sức
khó khăn, đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn và năng lực cao của cán bộ thẩm định.
c. Nợ xấu cá thể
Định hướng tương lai của Sacombank là trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện
đại hàng đầu Việt Nam, vì vậy tín dụng cá thể được ngân hàng đặc biệt quan
tâm, từ doanh số cho vay, công tác thu nợ đến tỷ lệ nợ xấu. Năm 2006, nợ xấu
cá thể là 745 triệu đồng chiếm 50,78% tổng nợ xấu trung và dài hạn. Năm
2007 nợ xấu đối tượng này giảm xuống còn 702 triệu đồngvới tỷ trọng
55,21%. Bước sang năm 2008, do nợ xấu những người tiêu dùng cá thể và sản
xuất nông nghiệp tăng lên làm nợ xấu cá thể cũng tăng lên đạt mức 925 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng 52,85% tổng nợ xấu trung và dài hạn của ngân hàng. Như
vậy, nợ xấu cá thể không vượt quá 56% trong tổng nợ xấu trung và dài hạn,
trong khi doanh số cho vay và thu nợ luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu
tín dụng, trên 87%. Điều này cho thấy tín dụng cá thể đạt hiệu quả rất cao,
càng thể hiện tính đúng đắn trong định hướng phát triển của Sacombank là trở
thành Ngân hàng bán lẻ đa năng, đối tượng chủ yếu nhằm vào là khách hàng cá
thể.
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 58- SVTH: Lê Hữu Trị
4.3. Đánh giá tình hình tín dụng của Sacombank qua các chỉ tiêu
Bảng 12: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI
SACOMBANK CẦN THƠ
ĐVT:triệu đồng
CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2006 2007 2008
Tổng nguồn vốn (1) Triệu đồng 705.739 871.074 897.170
Vốn huy động (2) Triệu đồng 312.501 431.469 441.275
Tổng doanh số cho vay (3) Triệu đồng 589.468 830.680 821.345
Tổng doanh số thu nợ (4) Triệu đồng 454.494 642.772 657.851
Tổng dư nợ (5) Triệu đồng 673.838 840.412 889.671
Dư nợ bình quân (6) Triệu đồng 506.358 722.216 850.132
Tổng nợ xấu (7) Triệu đồng 3.942 3.491 4.727
Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 44,28 49,53 49,19
Dư nợ / Tổng nguồn vốn % 95,48 96,48 99,16
Dư nợ / Vốn huy động Lần 2,156 1,948 2,016
Hệ số thu nợ (4/3) % 77,10 77,38 80,09
Vòng tín dụng quay vốn (4/6) Vòng 0,90 0,89 0,77
Nợ xấu / Tổng dư nợ % 0,59 0,42 0,53
(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ)
4.3.1. Dư nợ/ tổng nguồn vốn
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng
đều tăng qua các năm và luôn trên 95%. Điều này cho thấy Ngân hàng sử dụng
vốn vào hoạt động tín dụng là chủ yếu và hoạt động tín dụng ngày càng được
nâng cao về tỷ trọng, điều này cũng có nghĩa là Ngân hàng ít tập trung vốn để
đầu tư vào các lĩnh vực tài chính khác. Năm 2006 tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn
vốn chiếm 95,48%, tỷ lệ này được tăng lên 1% ở năm 2007 đạt 96,48%, và
sang năm 2008 tiếp tục tăng lên 2,68%, đạt 99,16%. Ngân hàng tập trung vốn
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 59- SVTH: Lê Hữu Trị
vào hoạt động tín dụng ngày càng nhiều, mặc dù hoạt động này đem lại lợi
nhuận cao cho Ngân hàng nhưng rủi ro cũng rất lớn. Mặc dù Ngân hàng hoạt
động rất tốt trong lĩnh vực tín dụng biểu hiện ở doanh số cho vay, doanh số thu
nợ và dư nợ đều tăng qua các năm, nợ xấu chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng để có thể hạn
chế rủi ro hơn nữa và để trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại,
Sacombank cần có những chính sách cân đối tín dụng hợp lý, không nên tập
trung qua nhiều vào lĩnh vực cho vay để tránh rủi ro, đồng thời nâng cao các
hoạt động tài chính khác như: bổ sung nhiều dịch vụ đi kèm với tín dụng, mở
rộng hoạt động thanh toán, đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ khác, tham gia đầu
tư tài chính,…
4.3.2. Dư nợ/ Vốn huy động
Qua bảng số liệu cho thấy tình hình sử dụng huy động vốn của ngân hàng
khá tốt, đặc biệt vào năm 2007, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy
động vào dư nợ. Năm 2006 bình quân 2,16 đồng dư nợ mới có một đồng vốn
huy động tham gia vào. Năm 2007 tình hình huy động vốn của ngân hàng khá
tốt so với 2006, bình quân 1,95 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham
gia cùng. Sang năm 2008 công tác huy động vốn lại bị hạn chế hơn so với năm
2007, bình quân 2,02 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động trong đó. Cho
thấy, mặc dù ngân hàng đã cố gắng cải thiện tình hình huy động vốn của mình
bằng các chính sách, chiến lược thu hút khách hàng nhưng do điều kiện khách
quan của nền kinh tế năm 2008 đã phần nào ảnh hưởng đến khả năng huy động
vốn của ngân hàng, làm ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển cho
hoạt động tín dụng nhiều hơn với chi phí vốn cao hơn.
4.3.3. Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như cho
thấy khả năng trả nợ vay của khách hàng. Hệ số thu nợ năm 2006 đạt 77,1%,
năm 2007 đạt 77,38%, tăng 0,28% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 80,09%,
tăng 2,71% so với năm 2007. Cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khá
tốt qua các năm. Mặc dù nền kinh tế nước ta năm 2008 bị ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thậm chí phá sản,…
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 60- SVTH: Lê Hữu Trị
nhưng dựa vào khả năng quản lý, chính sách thu nợ hiệu quả, kinh nghiệm ứng
phó tình thế của ngân hàng mà hệ số thu nợ đều tăng qua các năm.
4.3.4. Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong những năm qua luôn giảm
đều qua các năm. Năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 0,9 nhưng đến năm
2007 giảm xuống còn 0,89 vòng, giảm 0,01 vòng so với năm 2006. Đến năm
2008 lại tiếp tục giảm xuống còn 0,77 vòng, giảm 0,12 vòng. Nguyên nhân của
sự giảm sút này là do năm 2007, 2008 tình trạng dịch cúm gia cầm phát triển
trên diện rộng, thời tiết thất thường, giá cả nông sản giảm mạnh trong khi đầu
vào tăng nhanh, nền kinh tế giảm sút, thị trường chứng khoán và thị trường bất
động sản giảm sút mạnh, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến công tác thu nợ
của ngân hàng. Ngoài ra, các khoản cho vay trung và dài hạn của ngân hàng
tăng, ảnh hưởng đến vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng. Như vậy, rất khó
để đánh giá chất lượng tín dụng qua vòng quay vốn, vòng quay càng lớn có
nghĩa việc thu nợ và cho vay thực hiện nhanh đồng nghĩa với việc các khoản
này tương đối ngắn hạn, Ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí cho việc tìm kiếm
khách hàng; ngược lại vòng quay nhỏ có thể là do thời hạn các khoản vay dài,
Ngân hàng hàng thu được lợi nhiều với chi phí tìm khách hàng thấp hơn. Do
đó để đánh giá chính xác cần quan tâm đến hệ số rủi ro tín dụng.
4.3.5. Hệ số rủi ro tín dụng
Ta nhận thấy dư nợ của Sacombank Cần Thơ tăng dần qua các năm nhưng
tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp, đặc biệt là năm 2007 chỉ có 0,42%. Tỷ lệ nợ xấu
năm 2008 có tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp và dưới mức cho phép, chỉ đạt
0,53%, cũng như nguyên nhân dẫn đến nợ xấu được đề cập trong những phần
phân tích ở trên. Có được kết quả này là do Ngân hàng đã đề ra những giải
pháp hữu hiệu và triệt để thực hiện giải pháp này, nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu
đến mức thấp nhất, thu nợ đạt kết quả cao, cán bộ tín dụng được đào tạo
thường xuyên về công tác thẩm định lẫn công tác thu nợ,…
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 61- SVTH: Lê Hữu Trị
Chương 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.1. Tồn tại và nguyên nhân
Từ quá trình phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Sacombank Cần
Thơ ngoài những điểm mạnh mà ngân hàng đã đạt được thì ngân hàng còn
những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu sau:
- Mạng lưới chi nhánh và PGD chưa rộng khắp các quận huyện TP.Cần
Thơ do chính sách kinh doanh của Ngân hàng không muốn mở rộng thêm về
các khu vực dân cư thưa thớt, xa trung tâm thành phố, điều này ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của chi nhánh khi người dân ở xa ngại đến ngân hàng
giao dịch.
- Về cơ cấu nguồn vốn: Ngân hàng vẫn chưa thật sự chủ động trong hoạt
động kinh doanh của mình vì nguồn vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ trọng cao
trong tổng nguồn vốn. Ngân hàng chưa huy động được triệt để nguồn vốn nhàn
rỗi từ dân cư do công tác tiếp thị của Ngân hàng chưa phát huy được hiệu quả,
và do phong tục tập quán của người dân thích giữ tiền mặt hơn là gửi tiền vào
Ngân hàng.
- Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho
Ngân hàng, nhưng nó lại là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất, Ngân hàng có thể
khó thu hồi vốn và kinh doanh kém hiệu quả nếu công tác thẩm định thực hiện
không tốt, mặt khác cán bộ tín dụng phải quản lý toàn bộ từ khâu nhận hồ sơ,
thẩm định, giám sát các khoản vay cho đến khâu thu hồi nợ, điều này sẽ dẫn
đến rủi ro khi cán bộ có biểu hiện tiêu cực về đạo đức, việc giám sát thường
xuyên các khoản vay cũng gặp trở ngại nên chỉ tập trung vào các khoản vay
lớn, gần trung tâm thành phố.
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 62- SVTH: Lê Hữu Trị
- Các chính sách marketing của Ngân hàng chưa thật sự phát huy hết hiệu
quả, khách hàng có thể chưa biết hết được các sản phẩm, dịch vụ của ngân
hàng để có thể lựa chọn, có thể biết hết nhưng lại không hiểu hết những tiện
ích của các sản phẩm, dịch vụ đó. Người dân ngại hỏi, các nhân viên giao dịch
lại không biết được ai cần để tư vấn, dẫn đến các sản phẩm của ngân hàng
chưa được sử dụng hết tính năng.
- Tín dụng nông nghiệp thực hiện với hiệu quả chưa cao, doanh số cho vay
giảm sút trong khi công tác thu nợ tiến hành chưa thật hiệu quả, Ngân hàng cần
có biện pháp cải thiện tình hình trên.
- Ngân hàng đang phải cạnh tranh gay gắt với việc các ngân hàng mọc lên
hàng loạt, còn phải đối phó với các đối thủ hiện tại như: ngân hàng Á Châu,
Đông Á, Seabank, VPBank,…khi các Ngân hàng đặt sát nhau đặc biệt là tại
trung tâm thương mại Cái Khế. Ngoài ra, các ngân hàng quốc doanh đang thực
hiện và đi đến việc cổ phần hóa mà điển hình là Ngân hàng ngoại thương Việt
Nam đã chính thức trở thành NH TMCP, các ngân hàng quốc doanh có lợi thế
tài chính cũng như công nghệ thông tin hiện đại, đây chính sức ép đối với
Sacombank.
5.2. Biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại
Sacombank Cần Thơ
Từ những tồn tại và nguyên nhân được phân tích ở trên tôi đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần
Thơ như sau:
5.2.1 Mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh
Hiện nay chi nhánh có 4 phòng giao dịch là Ninh Kiều, 3 Tháng 2, Cái Khế
và Thị Trấn Thốt Nốt, các điểm giao dịch và này đặt trong tại các khu vực
đông dân cư, trung tâm của thành phố, thị trấn, do đó các khách hàng ở khu
vực nông thôn, xa trung tâm thành phố không được tiếp cận với các sản phẩm
dịch vụ của ngân hàng. Hiện tại, hai quận Ô Môn và quận Cái Răng, huyện
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 63- SVTH: Lê Hữu Trị
Phong Điền, huyện Vĩnh Thạnh,…vẫn chưa có các phòng giao dịch của ngân
hàng, chưa khai thác hết các khách hàng tiềm năng ở các quận, huyện này. Do
đó, với lợi thế về thương hiệu và uy tín của ngân hàng, cần mở thêm các
phòng, các điểm giao dịch tại các khu vực này nhằm thu hút được nguồn vốn
cũng như cung cấp các sản phẩm tiền vay, dịch vụ ngân hàng đến người dân,
tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng.
5.2.2. Tăng cường hoạt động huy động vốn
Mặc dù ngân hàng đã có những chính sách cải thiện cơ cấu nguồn vốn, thu
hút được ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế nhưng nguồn
vốn điều chuyển của chi nhánh vẫn còn chiếm một tỷ trọng cao chiếm hơn
50% trong tổng nguồn vốn. Chi phí trả lãi cho nguồn vốn này cao hơn nhiều so
với nguồn vốn huy động trực tiếp từ dân cư, điều này ảnh hưởng đến chi phí và
lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, cần có nhiều chính sách thu hút tiền gửi của
các tổ chức kinh tế cũng như các cá nhân, đưa ra nhiều sản phẩm, chương trình
dự thưởng, khuyến mãi, lãi suất huy động hấp dẫn, mở rộng mạng lưới hoạt
động, đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên mà như ngân hàng đã
thực hiện trước đó, tổ chức tốt hơn công tác tiếp thị - tiếp thị từng đợt theo
“ngành nghề” của khách hàng, có kiểm tra và đánh giá kết quả đối với nhân
viên. Cần nắm bắt nhu cầu của người dân, họ thích sử dụng sản phẩm nào,
muốn gửi tiền bằng cách nào, có mong muốn gì từ ngân hàng, …nhằm giảm
đến mức tối đa nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở, từ đó chủ động hơn trong
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cần triển khai
hệ thống ATM để thu hút triệt để nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tuy nhiên
đây là vấn đề không đơn giản do thị trường thẻ trên địa bàn Cần Thơ hiện nay
đang cạnh tranh rất gay gắt, đòi hỏi phải có sự đầu tư phù hợp.
5.2.3. Chú trọng đến các sản phẩm, dịch vụ cá nhân, đem lợi ích đến
khách hàng
Mục tiêu phát triển của Sacombank là trở thành một Ngân hàng bán lẻ đa
năng, hiện đại thì việc phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng,
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 64- SVTH: Lê Hữu Trị
đặc biệt là khách hàng cá nhân cần được chú trọng. Khoản tiền gửi tiết kiệm
của Ngân hàng trong năm 2008 giảm so với năm 2007, điều này ảnh hưởng
nhiều đến tình hình huy động vốn cũng như lợi nhuận của Ngân hàng, cho thấy
các chính sách thu hút tiền gửi chưa thực sự tốt. Các tiện ích sản phẩm cá nhân
của Ngân hàng chưa được người dân sử dụng tối đa, Ngân hàng cần tạo điều
kiện để khách hàng có thể tiếp cận được với những sản phẩm mới, đa dạng
bằng nhiều biện pháp như: Đào tạo cán bộ nhân viên tư vấn cho khách hàng,
quảng cáo trên các pano, áp phích, brochure,….Bên cạnh đó cần tiến hành
Marketing đến từng khách hàng, nâng cao hình ảnh Ngân hàng như người bạn
thân thiết bằng cách mở thêm nhiều tài khoản như tài khoản du học, ươm mầm
tuổi thơ nhằm thu hút triệt để nguồn vốn dân cư. Mặt khác, cần có biện pháp
tăng thu dịch vụ ngân hàng: Khuyến khích khách hàng hiện tại chuyển tất cả
các dịch vụ thanh toán về thực hiện tại Sacombank, tiếp thị mở rộng tài trợ và
cung cấp dịch vụ cho khách hàng xuất nhập khẩu, quảng bá các loại dịch vụ
ngân hàng đến người dân tại địa phương, tiếp tục thực hiện chủ trương giảm
dần lệ thuộc vào nguồn thu tín dụng, tận dụng hệ thống mạng lưới để phát triển
hoạt động dịch vụ.
5.2.4. Nâng cao hiệu quả cơ cấu tổ chức cán bộ nhân viên
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp quản lý các khoản cho vay từ khâu nhận
hồ sơ, thẩm định, giám sát đến khâu thu hồi nợ, tuy nhiên bộ phận này ở các
phòng giao dịch còn tương đối mỏng, cùng với việc thuyên chuyển nhân viên
làm cho việc bàn giao và quản lý hồ sơ nợ đôi khi gặp khó khăn. Vì vậy Ngân
hàng cần tăng cường hơn nữa công tác tự đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ tại
chi nhánh, định biên nhân sự hợp lý hơn, ưu tiên nhân sự thuộc bộ phận giao
dịch viên, bán hàng và thẩm định, bên cạnh đó, Ngân hàng cần có chính sách
thuyên chuyển nhân viên hợp lý hơn, có sự bổ sung kịp thời cho các đơn vị vừa
thuyên chuyển, nhân viên mới đến cần được quan tâm tốt hơn.
5.2.5. Quan tâm nhiều hơn đến tín dụng nông nghiệp
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 65- SVTH: Lê Hữu Trị
Đối với tín dụng nông nghiệp, Ngân hàng cần có sự quan tâm đúng mực
hơn, cần có sự liên kết với các phòng nông nghiệp huyện, đầu tư cho các buổi
tập huấn hội thảo nông dân, nâng cao khả năng sản xuất từ đó việc thu nợ sẽ dễ
dàng hơn, bên cạnh đó mối quan hệ giữa Ngân hàng và người dân được cải
thiện, Ngân hàng có thể cho vay được nhiều hơn.
5.2.6. Phát huy các điểm mạnh mà ngân hàng đã đạt được
Với lợi thế về uy tín, kinh nghiệm, thương hiệu, tài chính mạnh,… như
Sacombank đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh, cộng
thêm sự lãnh đạo của Ban giám đốc, trình độ chuyên môn của cán bộ nhân
viên, tình thần đoàn kết trong môi trường làm việc, am hiểu khách hàng, môi
trường đầu tư thuận lợi đã giúp Ngân hàng đạt được những kết quả khả quan
trong năm 2008, mặc dù nền kinh tế biến động có nhiều khó khăn. Biểu hiện ở
lợi nhuận luôn tăng qua các năm, tình hình huy động vốn, doanh số cho vay,
dư nợ cũng như công tác thu hồi nợ luôn có những kết quả cao. Nợ xấu tuy có
tăng ở năm 2008 nhưng vẫn ở mức cho phép, đó cũng là biểu hiện chung của
nhiều ngân hàng khác. Ngân hàng cần phát huy hơn nữa những điểm mạnh này
trong hoạt động kinh doanh của mình để tăng lợi nhuận, tạo đà phát triển cho
những năm tiếp theo.
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 66- SVTH: Lê Hữu Trị
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
6.1.1. Những khó khăn còn tồn tại
- Năm 2008 kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Cần Thơ ngoài việc
chịu sự ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế còn chịu ảnh hưởng và
tác động bởi sự biến động về nhân sự, đặc biệt là sự thay đổi nhiều đối với cấp
quản lý trung gian, cần phải có những nổ lực tổ chức lại trong năm 2009.
- Trong giai đoạn hiện nay, Sacombank không chỉ phải cạnh tranh với các
Ngân hàng Thương mại khác mà còn phải đối mặt với việc các Ngân hàng
nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, đòi hỏi bản thân
Sacombank cần có sự nổ lực hơn nữa trong tương lai.
- Việc quản lý nợ và thu nợ gặp một số khó khăn đặc biệt đối vối đối tượng
vay sản xuất nông nghiệp.
6.1.2. Những mặt tích cực mà Ngân hàng đã đạt được
- Việc quản lý nợ xấu đang được thực hiện tốt, tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức
thấp so với doanh số cho vay và thu nợ.
- Doanh số cho vay và thu nợ luôn ổn định và tăng qua các năm mặc dù nền
kinh tế có thời điểm khủng hoảng trầm trọng.
- Các giải pháp được đề ra nhằm hạn chế những mặt yếu, phát huy những
mặt mạnh như: mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao hiệu quả huy động
vốn, chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đem lại những tiện ích cho
khách hàng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản cho vay nhằm hạn chế đến
mức thấp nhất nợ xấu cho ngân hàng, phát huy những lợi thế và điểm mạnh mà
Ngân hàng đã đạt được, tăng cường cán bộ nhân viên trong quan hệ khách
hàng, tuyên truyền marketing sâu rộng đến từng người.
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 67- SVTH: Lê Hữu Trị
Trong bối cảnh rất khó khăn của nền kinh tế cũng như của ngành Ngân
hàng Việt Nam trong thời gian qua, Sacombank Cần Thơ vẫn duy trì được hoạt
động hiệu quả là một điều rất đáng vui mừng và cần được đánh giá cao.
6.2. Kiến nghị
6.2.1. Đối với cơ quan nhà nước
- Nhà nước cần đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp với xu hướng
phát triển kinh tế thế giới, với từng vùng trong nước, tạo điều kiện phát triển
kinh tế ổn định và bền vững trong những năm sắp tới.
- TP. Cần Thơ cần có định hướng phát triển kinh tế - xã hội rõ ràng trong
thời gian tới, đặc biệt là có các chính sách cụ thể phát triển các ngành kinh tế
mũi nhọn. Từ đó, ngân hàng có cơ sở cho vay hợp lý tránh trường hợp cho vay
vào các ngành kinh tế kém hiệu quả.
- Cơ quan Nhà nước cần sớm cấp chứng nhận quyền sử dụng đất để có thể
hoàn tất thủ tục vay một cách nhanh chóng cho người dân.
- Cơ quan tòa án tỉnh, thành phố cần tạo điều kiện cho ngân hàng trong
trường ra tòa khởi kiện, hoàn tất thủ tục thanh lý tài sản.
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước vay vốn tại chi nhánh, trong trường
hợp không trả nợ nợ vay, cơ quan Nhà nước cho phép ngân hàng thanh lý tài
sản đảm bảo để thu hồi được nợ.
6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Ngân hàng Nhà nước cần điều chỉnh các chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy
sản xuất kinh doanh, ngăn chặn suy giảm kinh tế, kiểm soát chặt hơn chất
lượng tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho một số doanh nghiệp, tăng cường đầu tư để
kích cầu.
- Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, các chính
sách tín dụng để hướng các Ngân hàng thương mại hoạt động đúng hướng với
sự phát triển của nền kinh tế.
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 68- SVTH: Lê Hữu Trị
- Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết hợp tác
giữa các Ngân hàng, là cầu nối giữa Ngân hàng trong nước với các Ngân hàng
nước ngoài nhằm mục đích hoàn thiện hơn công nghệ Ngân hàng, tăng cường
năng lực tài chính, hỗ trợ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm góp phần phát
triển nền kinh tế và đưa sản phẩm dịch vụ đến tay người dân một cách thuận
lợi.
6.2.3. Đối với Ngân hàng Hội sở
- Nghiên cứu các quy trình nghiệp vụ để rút ngắn thời gian chờ đợi của
khách hàng. Căn cứ vào quy mô và chất lượng tín dụng tại từng chi nhánh có
thể nâng mức phán quyết để các chi nhánh chủ động hơn trong việc cấp tín
dụng cho khách hàng.
- Cải tiến công nghệ thông tin để hạn chế thấp nhất tình trạng lỗi, đứt mạng
dẫn đến thời gian giao dịch với khách hàng bị kéo dài hoặc khó khăn cũng như
giảm bớt áp lực mệt mỏi vì thời gian làm việc mỗi ngày thường chấm dứt sau
18h.
- Đề nghị phòng xây dựng cán bộ sớm hỗ trợ chi nhánh việc khởi công xây
trụ sở tại Ninh Kiều, tạo điều kiện cho hoạt động của chi nhánh được thuận lợi
hơn.
- Cần sớm nâng cấp và bổ sung nhiều tiện ích cho hệ thông ATM để có đủ
khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao khả năng huy động vốn của
Ngân hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sacombank Cần Thơ.pdf