Luận văn Phân tích tình hình huy động và cho vay vốn tại ngân hàng công thương Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau

MỤC LỤC Bìa .i Lời cam đoan ii Lời cảm tạ iii Nhận xét của cơ quan thực tập .iv Bản nhận xét luận văn tốt nghiệp đại học .v Mục lục vi Danh mục biểu bảng ix Danh mục hình x Danh sách các từ viết tắt xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . .1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .1 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài 1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn .2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 1.3.1. Không gian 3 1.3.2. Thời gian .3 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .4 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN .4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .5 2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 5 2.1.2. Cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại .7 2.1.3. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 8 2.1.4. Hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng thương mại 10 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại .12 2.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng Thương mại . 13 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .14 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 14 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .15 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU 16 3.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH CÀ MAU 16 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 16 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .16 3.2. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU .17 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 17 3.2.2. Cơ cấu tổ chức 19 3.2.3. Các loại hình hoạt động 19 3.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Cà Mau qua 3 năm .20 3.2.5. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Công Thương Cà Mau 21 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU 24 4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG .24 4.1.1. Phân tích sự biến động và cơ cấu vốn của Ngân hàng 24 4.1.2. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng .27 4.1.3. Phân tích hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng qua các chỉ số 32 4.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY .35 4.2.1. Doanh số cho vay .37 4.2.2. Tình hình thu nợ 42 4.2.3. Tình hình dư nợ . 46 4.2.4. Tình hình nợ quá hạn 50 4.2.5. Phân tích hiệu quả cho vay vốn của Ngân hàng qua các chỉ số 56 4.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU .59 4.3.1. Môi trường .59 4.3.2. Đối thủ cạnh tranh .59 4.3.3. Chính sách pháp luật 60 4.3.4. Về phía khách hàng .60 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU .62 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 62 5.1.1. Hoạt động huy động vốn 62 5.1.2. Hoạt động cho vay vốn 62 5.2. GIẢI PHÁP 63 5.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn .63 5.2.2. Đối với hoạt động cho vay vốn 66 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .68 6.1. KẾT LUẬN .68 6.2. KIẾN NGHỊ .69 6.2.1. Đối với chính quyền địa phương .69 6.2.2. Đối với Ngân hàng Công Thương Cà Mau .71 6.2.3. Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam .71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

doc82 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình huy động và cho vay vốn tại ngân hàng công thương Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hồi được vốn, do đó có nhu cầu vay vốn trung dài hạn cao. Mà các doanh nghiệp được thành lập ở đây ngày càng nhiều nhu cầu về vốn trung và dài hạn của họ rất lớn. Mặc dù vậy, nền kinh tế tại Cà Mau phát triển chưa mạnh nên họ còn e ngại trong việc vay vốn Ngân hàng để đầu tư. b) Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế. Để hoạt động đầu tư của Ngân hàng đạt hiệu quả và có thể đánh giá chính xác tình hình cho vay của Ngân hàng, ngoài việc phân doanh số cho vay theo thời hạn thì việc phân doanh số cho vay theo thành phần kinh tế là không thể thiếu được. Đối tượng cho vay của Ngân hàng gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Bảng 4.10: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. Đơn vị tính: Triệu đồng Thành phần kinh tế Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối (%) - Doanh ngiệp Nhà nước 1.138.667 21,13 1.032.819 18,32 802.479 15,94 -105.848 -9,30 -230.340 -22,30 - Kinh tế ngoài quốc doanh 4.249.202 78,87 4.604.851 81,68 4.233.427 84,06 355.649 8,37 -371.424 -8,07 Tổng cộng 5.387.869 100 5.637.670 100 5.035.903 100 249.801 4,64 -601.767 -10,67 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Hình 4.4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ . - Chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong bảng số liệu đó là cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước. Nguyên nhân là do thành phần kinh tế Nhà nước ở tỉnh phát triển chậm, với số lượng ít. Trong đó, đa số là làm ăn thua lỗ, chỉ có vài doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả nợ vay tốt cho Ngân hàng. Do vậy Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã phải lựa chọn, xem xét kỹ lưỡng những doanh nghiệp Nhà nước có triển vọng phát triển ổn định để quan hệ tín dụng, nhằm mục đích bảo đảm hiệu quả và an toàn tín dụng. Cụ thể, tình hình cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước giảm liên tục qua 3 năm. Năm 2006 giảm 105.848 triệu đồng, tương ứng 9,30% so với năm 2005, sang năm 2007 lại tiếp tục giảm so với năm 2006, chỉ đạt 802.479 triệu đồng. - Đi ngược với xu hướng chậm phát triển của doanh nghiệp Nhà nước đó là tốc độ tăng nhanh của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay. Cụ thể, tỷ trọng của thành phần này qua 3 năm lần lượt là 78,87% - 81,68% - 84,07%. Đối tượng khách hàng thuộc thành phần kinh tế này khá đa dạng (cán bộ công nhân viên, cá nhân, công ty, xí nghiệp.…). Đây là thành phần kinh tế rất linh hoạt và nhạy bén trong kinh doanh, vốn đầu tư của họ luôn được quay vòng rất nhanh nên nhu cầu vay vốn cũng khá cao. Thực tế như sau, năm 2005 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này đạt 4.249.202 triệu đồng, chiếm 78,87% trong tổng doanh số cho vay, năm 2006 tăng 355.649 triệu đồng, tương ứng 8,37% so với năm 2005. Sang năm 2007, doanh số đạt 4.233.427 triệu đồng, chiếm 84,07% trong tổng doanh số cho vay, giảm nhẹ so với năm 2006. Nhìn chung, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà Ngân hàng đầu tư vốn đều làm ăn có hiệu quả và trả nợ vay khá tốt. Bên cạnh đó, việc mở rộng cho vay đối tượng này còn tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng như: thu hộ, chi hộ, lập séc…. Đạt được doanh số cho vay như vậy là do Ngân hàng có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, đồng thời cũng có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng mới đến giao dịch. Ngoài ra Ngân hàng nên tiếp tục duy trì và phát huy nhằm thoả mãn nhu cầu vốn cho đầu tư, kinh doanh của mọi đối tượng khách hàng, góp phần kích thích thành phần kinh tế quốc doanh cũng như thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển cân đối hài hoà hơn. 4.2.2. Tình hình thu nợ. Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Nó phản ánh khả năng theo dõi, quản lý nợ khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng. a) Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng. Bảng 4.11: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN. Đơn vị tính: Triệu đồng Thời hạn Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tươngđối(%) Ngắn hạn 4.989.526 97,35 5.445.797 97,81 4.885.715 95,44 456.271 9,15 -560.082 -10,28 Trung-dài hạn 136.041 2,65 122.046 2,19 223.097 4,36 -13.995 -10,29 101.051 82,80 Tổng cộng 5.125.567 100 5.567.843 100 5.118.812 100 442.276 8,63 -449.031 -8,07 (Nguồn: phòng kinh doanh) Hình 4.5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN. - Tương ướng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ từ cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể như sau, năm 2006 tăng 456.271 triệu đồng, tương ứng 9,15% so với năm 2005, tình hình thu nợ có thể đạt được như thế là do hoạt động mua bán của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trong thời gian này có nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả nên trả nợ Ngân hàng đúng kỳ hạn. Thế nhưng năm 2007 lại giảm, đạt 4.885.715 triệu đồng, giảm 650.082 triệu đồng, tương ứng 10,28% so với năm 2006. Do trong năm có một số doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng có hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, vòng quay vốn tín dụng còn chậm, hàng hóa còn tồn đọng nhiều trong kho nên khả năng trả nợ còn kém. Thêm vào đó các hộ sản xuất trước sự biến động liên tục của giá nguyên vật liệu và giá của nông sản đã gặp không ít rủi ro. Trong năm dịch bệnh(cúm gà, tai xanh, lỡ mồm long móng,…) liên tiếp xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều hộ sản xuất. Việc kinh doanh không đạt hiệu quả khiến các hộ sản xuất, hộ gia đình không còn khả năng trả nợ Ngân hàng hoặc trả nợ không đúng kỳ hạn. Công tác thu nợ của ngân hàng chưa đạt kết quả tốt do đó trong thời gian tới Ngân hàng cần có những biện pháp thiết thực hơn nữa để nâng cao doanh số thu nợ. - Nếu như doanh số cho vay ngắn hạn tăng giảm qua 3 năm thì tình hình thu nợ cho vay trung và dài hạn biến động theo chiều hướng ngược lại, tức là giảm rồi lại tăng. Năm 2006 doanh số thu nợ trung và dài hạn là 122.046 triệu đồng, giảm 13.995 hay 10,29% so với năm 2005, thế nhưng lại tăng đột biến trong năm 2007, tăng 101.051 triệu đồng, tương ứng 82,80% so với năm 2006. Đạt được kết quả như thế là nhờ vào sự nỗ lực của các nhân viên tín dụng không ngừng đôn đốc khách hàng trả nợ, làm tốt công tác thẩm định khách hàng. Trong năm qua Ngân hàng đã có những chính sách hợp lý để thu nợ cũng như tạo điều kiện cho người vay trả nợ đúng thời hạn. Đối với những hộ không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng có những biện pháp kiểm tra đối chiếu từng hộ về nợ vay, nợ trả, phân tích những nguyên nhân khách hàng vì sao không trả được nợ từ đó kết hợp với chính quyền địa phương đề ra những biện pháp xử lý tích cực đôn đốc người vay và gia đình của họ hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Đối với các tổ chức kinh tế thì Ngân hàng thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh, để kiểm tra đôn đốc thu nợ. b)Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế. Bảng 4.12: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. Đơn vị tính: Triệu đồng Thành phần kinh tế Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh ngiệp Nhà nước 1.118.079 21,81 1.204.125 21,63 1.220.650 23,85 86.046 7,70 16.525 1,37 Kinh tế ngoài quốc doanh 4.007.488 78,19 4.363.718 78,37 3.898.162 76,15 356.230 8,89 -465.556 -10,67 Tổng cộng 5.125.567 100 5.567.843 100 5.118.812 100 442.276 8,63 -449.031 -8,07 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Hình 4.6: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. - Doanh nghiệp Nhà nước: thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số thu nợ nhưng đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 số vốn thu hồi được là 1.204.125 triệu đồng, tăng 86.046 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với tỷ lệ tăng 7,70%; năm 2007 số vốn lại tăng 16.525 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 1,37% so với năm 2006. Nguyên nhân là do Ngân hàng đầu tư vốn vào các doanh nghiệp Nhà nước ít nên số nợ thu hồi được so với các thành phần kinh tế khác không cao. Mặt khác, Ngân hàng đã có sự chọn lựa kỹ đối với các doanh nghiệp này, chỉ quan hệ với những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có triển vọng tốt nên số vốn thu hồi được đạt tỷ lệ cao. - Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: đây là thành phần kinh tế đang mở rộng đầu tư và hoạt động khá hiệu quả, các doanh nghiệp trả nợ vay khá tốt, đây là dấu hiệu tốt để Ngân hàng mở rộng đầu tư và nâng cao hiệu quả trong hoạt động, hỗ trợ các ngành kinh tế phát triển theo định hướng của tỉnh. Tuy nhiên doanh số thu nợ của ngành kinh tế ngoài quốc doanh lại tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2006 doanh số đạt 4.363.718 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 356.230 triệu đồng với tỷ lệ tăng 8,89%, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 465.556 triệu đồng. Với kết quả trên ta thấy chính sách mở rộng đầu tư của Ngân hàng tương đối hợp lý. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần có những hiểu biết về tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp, tránh tình trạng cho vay đối với những doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ. 4.2.3. Tình hình dư nợ. Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan, dư nợ bao gồm nợ quá hạn, nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt động của chi nhánh. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng. a) Dư nợ theo thời hạn tín dụng. Bảng 4.13: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN. Đơn vị tính: Triệu đồng Thời hạn Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 991.130 78,29 939.865 81,09 879.411 79,77 -51.265 -5,17 -60.454 -6,43 Trung-dài hạn 274.889 21,71 219.238 18,91 222.970 20,23 -55.651 -20,25 3.732 1,70 Tổng cộng 1.266.019 100 1.159.103 100 1.102.381 100 -106.916 -8,45 -56.722 -4,89 (Nguồn: phòng kinh doanh) Hình 4.7: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN. - Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tại chi nhánh và giảm liên tục qua 3 năm. Dư nợ ngắn hạn năm 2005 là 991.130 triệu đồng chiếm 78,29% trên tổng dư nợ; năm 2006 là 939.865 triệu đồng, chiếm 81,09% trên tổng dư nợ; năm 2007 là 879.865 triệu đồng, chiếm 79,77% trên tổng dư nợ. Nhìn chung dư nợ ngắn hạn của chi nhánh giảm qua 3 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Có như vậy là do Ngân hàng tăng cường cấp tín dụng ngắn hạn dưới các hình thức là tín dụng theo hạn mức và tín dụng từng lần, nó rất phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chu kì của các doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, Ngân hàng đã chủ động tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là Ngân hàng áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trong việc cấp tín dụng và những chính sách nhằm giữ những khách hàng đã vay vốn nhiều lần và có thành tích tốt trong quá khứ, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong những năm qua. - Khác với dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung dài hạn tăng giảm không đều qua các năm. Dư nợ trung dài hạn năm 2006 đạt 219.238 triệu đồng, giảm 55.651 triệu đồng so với năm 2005, nhưng qua năm 2007 tăng 3.732 triệu đồng so với năm 2006, tức là đạt 222.970 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng vốn của người dân dần kéo dài ra do chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề, phân lớn là những ngành có thời gian hoàn vốn khá dài nên nhu cầu vay vốn trung và dài hạn cũng tăng theo. b) Dư nợ theo thành phần kinh tế. Bảng 4.14: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. Đơn vị tính: Triệu đồng Thành phần kinh tế Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tươngđối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh ngiệp Nhà nước 272.194 21,50 132.717 11,45 120.711 10,95 -139.477 -51,24 -12.006 -9,05 Kinh tế ngoài quốc doanh 993.825 78,50 1.026.386 88,55 981.670 89,05 32.561 3,28 -44.716 -4,36 Tổng cộng 1.266.019 100 1.159.103 100 1.102.381 100 -106.916 -8,45 -56.722 -4,89 (Nguồn: phòng kinh doanh) Hình 4.8: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. - Dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nền kinh tế, và giảm liên tục qua 3 năm. Dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước năm 2005 đạt 272.194 triệu đồng, chiếm 21,50% trong tổng dư nợ; năm 2006 đạt 132.717 triệu đồng, chiếm 11,45% trong tổng dư nợ; năm 2007 đạt 120.711 triệu đồng, chiếm 10,95% trong tổng dư nợ. Ta thấy tỷ lệ dư nợ qua các năm thấp là do Ngân hàng cố gắng thu các khoản nợ của các doanh nghiệp Nhà nước và hạn chế xét duyệt cho vay là vì đa số các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không có hiệu quả nên Ngân hàng chưa mạnh dạn đầu tư vào thành phần kinh tế này, dẫn đến dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước luôn thấp và giảm liên tục. - Dư nợ đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: ngược lại với doanh nghiệp Nhà nước, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trong cao trong tổng dư nợ nền kinh tế. Mặc dù vậy như tỷ trọng này biến động tăng giảm không đều qua các năm, năm 2006 đạt 1.026.386 triệu đồng, tăng 32.561 triệu đồng, với tốc độ 3,28% so với năm 2005, nhưng tốc độ này không duy trì được lâu, đến năm 2007 lại giảm chỉ đạt 981.670 triệu đồng. Nguyên nhân là do Cà Mau có nền kinh tế sản xuất nhỏ là chủ yếu, nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại rất nhiều, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các loại hình doanh nghiệp của tỉnh. Hoạt động của nó đã góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo ra được nhiều công ăn việc làm. Nhờ nhận thức được vai trò của các doanh nghiệp này Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ bằng cách đã ban hành nhiều Nghị Định để trợ giúp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy vậy, hoạt động của những doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn. Thấy được điều này Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã không ngừng nỗ lực để mở rộng quy mô hoạt động tín dụng với thành phần kinh tế này, nó được thể hiện qua dư nợ tín dụng đã tăng trong năm 2006. Trong năm 2007 dư nợ giảm là do Ngân hàng làm tốt công tác thu nợ đối với các thành phần kinh tế này. Mặt khác là do sự canh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn làm cho doanh số cho vay giảm, cũng góp phần làm giảm dư nợ. 4.2.4. Tình hình nợ quá hạn. Nợ quá hạn xấu luôn là điều trăn trở của bất cứ Ngân hàng thương mại nào. Cho vay phải thẩm định khách hàng là điều khó, song việc thu hồi nợ lại càng khó hơn. Do rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan làm cho tình hình nợ quá hạn luôn tồn tại trong hoạt động của Ngân hàng. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Vì thế phân tích nợ quá hạn giúp cho nhà quản trị nhìn lại tình hình sử dụng vốn trong quá khứ để có biện pháp thay đổi trong tương lai đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng. a) Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng. Như chúng ta đã biết, dư nợ của Ngân hàng càng tăng trưởng thì càng tốt, tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn ta phải xem chất lượng của dư nợ đó như thế nào tức là trong dư nợ đã có bao nhiêu phần trăm nợ quá hạn. Thông thường thì dư nợ càng nhiều, nợ quá hạn càng cao. Ta có bảng số liệu về tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng qua 3 năm như sau: Bảng 4.15: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN. Đơn vị tính: Triệu đồng Thời hạn Năm Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) - Ngắn hạn 17.123 25,02 19.434 24,30 11.889 22,42 2.311 13,50 -7.545 -38,82 - Trung-dài hạn 51.325 74,98 60.535 75,70 41.151 77,58 9.210 17,94 -19.384 -32,02 Tổng cộng 68.448 100 79.969 100 53.040 100 11.521 16,83 -26.929 -33,67 (Nguồn: phòng kinh doanh) Hình 4.9: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN. - Đối với ngắn hạn: Năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn là 17.123 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 25,02% trong tổng nợ quá hạn. Sang năm 200 là 19.434 triệu đồng tăng 2.311 triệu đồng, tương ứng 13,50% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 24,30%. Nguyên nhân của việc nợ quá hạn tương đối cao trong năm này là do ảnh hưởng bởi thời tiết, dịch bệnh, giá cả ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của khách hàng dẫn đến việc không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Đến năm 2007, với sự nỗ lực đôn đốc, thu nợ của đội ngũ cán bộ tín dụng nên một số hộ đã trả nợ cho Ngân hàng, nên nợ quá hạn ngắn hạn giảm chỉ còn 11.889 triệu đồng. - Đối với nợ quá hạn trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ quá hạn và tăng giảm không đều qua 3 năm, năm 2006 nợ quá hạn là 60.535 triệu đồng, tăng 9.210 triệu đồng, tương ứng 17,94% so với năm 2005. Năm 2007 nợ quá hạn là 41.151 triệu đồng, giảm 19.384 triệu đồng so với năm 2006. Việc giảm nợ quá hạn trung hạn trong năm 2007 là do khi vay vốn trung dài hạn người dân có thể xoay chuyển vốn vay và thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo trả nợ đúng hạn, nếu như năm đầu nông dân bị thất mùa thì qua năm sau có thể cải thiện kịp thời để trả nợ, bên cạnh đó Ngân hàng tăng cường thu hồi nợ bằng các biên pháp mạnh như nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng có thẳm quyền. Chính vì vậy nên nợ quá hạn trung dài hạn giảm với tốc độ tương đối nhanh trong năm qua. b) Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế. Khi phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế chúng ta sẽ biết được chất lượng của dư nợ tín dụng mà ngân hàng đã đầu tư vào mỗi thành phần. Ta có bảng số liệu qua 3 năm như sau: Bảng 4.16: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. Đơn vị tính: Tỷ đồng Thành phần kinh tế Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tươngđối (%) - Doanh ngiệp Nhà nước 12.731 18,60 16.874 21,10 9.865 18,60 4.143 32,54 -7.009 -41,54 - Kinh tế ngoài quốc doanh 55.717 81,40 63.095 78,90 43.175 81,40 7.378 13,24 -19.920 -31,57 Tổng cộng 68.448 100 79.969 100 53.040 100 11.521 16,83 -26.929 -33,67 (Nguồn: phòng kinh doanh) Hình 4.10: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. - Theo số liệu ta thấy nợ quá hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước là rất ít, năm 2005 là 12.731 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,60% trong tổng nợ quá hạn, năm 2006 là 16.874 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 21,10%, năm 2007 là 9.865 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,59%. Ta thấy vào năm 2006 nợ quá hạn của doanh nghiệp Nhà nước là 16.874 triệu đồng, tăng 4.143 triệu đồng so với năm 2005 hay tăng 32,54%. Tỷ lệ tăng tương đối cao do một phần là cơ cấu lại nợ, bên cạnh đó do sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp Nhà nước có khả năng tài chính kém, công nghệ lại lạc hậu, còn mang nặng tư tưởng bao cấp nên không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nhưng giảm mạnh ở năm 2007, nguyên nhân là do Ngân hàng Công Thương Cà Mau chủ yếu cho vay đối với các đơn vị làm ăn có hiệu quả, có chọn lọc qua nhiều năm, nên nợ quá hạn giảm. Mặt khác dư nợ chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên nợ quá hạn có phát sinh thì cũng ít hơn các thành phần kinh tế khác. - Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: đây là thành phần kinh tế đang phát triển mạnh ở tỉnh, mặc dù được đánh giá là làm ăn có hiệu quả nhưng ta thấy nợ quá hạn của các doanh nghiệp này vẫn phát sinh và chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Tình hình nợ quá hạn tăng giảm qua các năm như sau: năm 2006 nợ quá hạn là 63.095 triệu đồng, tăng 7.378 triệu đồng so với năm 2005 với tỷ lệ tăng là 13,24%; năm 2007 nợ quá hạn giảm 19.920 triệu đồng so với năm 2006. Do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, nhiều doanh nghiệp không thích ứng được cơ chế thị trường dẫn đến hoạt động kém hiệu quả nên không thể trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng, dẫn đến nợ quá hạn tăng ở năm 2006. Năm 2007 nợ quá hạn giảm là do sự cố gắng tận thu, ngăn chặng và xử lý kịp thời. Việc giao chỉ tiêu thu nợ xấu đến từng phòng, từng cán bộ tín dụng cũng có tác dụng tích cực thúc đẩy cán bộ có trách nhiệm hơn. Ngoài ra nhờ Trung ương chỉ đạo xử lý vào cuối năm, nên đã góp phần làm giảm nợ quá hạn. 4.2.5. Phân tích hiệu quả cho vay vốn của Ngân hàng qua các chỉ số. Bảng 4.17: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 - 2007) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Doanh số cho vay triệu đồng 5.387.869 5.637.670 5.035.903 2. Doanh số thu nợ triệu đồng 5.125.567 5.567.843 5.118.812 3. Dư nợ triệu đồng 1.266.019 1.159.103 1.102.381 4. Dư nợ bình quân triệu đồng 1.063.184 1.154.251 1.102.419 5. Nợ quá hạn triệu đồng 68.448 79.969 53.040 6. Vốn huy động triệu đồng 222.032 365.941 382.815 7. Tổng nguồn vốn triệu đồng 1.550.483 1.474.422 1.314.583 8. Vòng quay tín dụng Vòng 4,8 4,8 4,6 9. Hệ số thu nợ % 95,13 98,76 101,65 10. Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 81,65 78,61 83,86 11. Dư nợ/Vốn huy động % 570,20 316,75 287,97 12. Nợ quá hạn/Dư nợ % 5,41 6,90 4,81 (Nguồn: Phòng kinh doanh) a) Vòng quay vốn. Đây là yếu tố thể hiện số vốn đầu tư được quay nhanh hay chậm trong năm. Phân tích yếu tố này nhằm đánh giá được phần nào tình hình thu nợ so với dư nợ mà Chi nhánh đã phát vay để hiểu rõ hơn về tình hình luân chuyển vốn. Vòng quay vốn tín dụng có sự biến động nhẹ qua các năm. Năm 2005 là 4,8 vòng, năm 2006 vòng quay vốn không tăng không giảm, nhưng sang năm 2007 giảm xuống còn 4,6 vòng. Ta thấy yếu tố này giảm xuống chỉ còn 4,6 vòng là do năm 2007 tình hình thu nợ bị giảm vì có nhiều khách hàng trả nợ chậm với nhiều lý do khách quan như mất mùa, buôn bán chậm, chưa thu được những khoản nợ mà người mua còn thiếu,… nên chưa có khả năng hoàn nợ đúng hạn. Năm 2007 mặc dù vòng quay vốn có giảm nhưng sự giảm đó không đáng kể. Với kết như trên cho thấy Chi nhánh đã có những chính sách cho vay và thu nợ phù hợp. b) Hệ số thu nợ. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, nó cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu hồi được trong một thời gian nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Qua bảng chỉ tiêu cho thấy hệ số thu nợ tăng liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Hệ số thu nơ năm 2005 đạt 95,13%, năm 2006 đạt 98,76%, năm 2007 đạt 101,65%. Điều này cho thấy hoạt động của Ngân hàng đạt hiệu quả cao trong 3 năm qua, năm 2005 cứ 100 đồng doanh số cho vay thì Ngân hàng thu được 95,13 đồng, năm 2006 cứ 100 đồng doanh số cho vay thì Ngân hàng thu được98,76 đồng, năm 2007 cứ 100 đồng doanh số cho vay thì Ngân hàng thu được 101,65 đồng. Đây thực sự là một kết quả khả quan cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong công tác thu nợ của Chi nhánh. Để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động cho vay đòi hỏi bản thân Ngân hàng cần có sự nỗ lực, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn. c) Dư nợ trên tổng nguồn vốn. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình tập trung vốn cho hoạt động cho vay của Ngân hàng là rất lớn. Thông thường tỷ lệ này chỉ cần đạt được 50% là tốt nhưng trong 3 năm qua, Chi nhánh có tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn lớn hơn 78%, cụ thể: năm 2005, tỷ lệ này đạt 81,65%; năm 2006 giảm xuống 78,61%; sang năm 2007 tăng lên 83,86%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã khai thác tối đa nguồn vốn để cho vay đồng thời Ngân hàng cũng phải gánh chịu một mức rủi ro rất lớn. Tuy nhiên Chi nhánh sử dụng phần lớn nguồn vốn để cho vay ngắn hạn, đây là loại hình kinh doanh có khả năng thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn loại hình cho vay trung dài hạn nên đảm bảo hơn mục tiêu kinh doanh an toàn và hiệu quả. d) Dư nợ trên vốn huy động. Chỉ số này giảm liên tục qua 3 năm, năm 2005 tỷ lệ này là 570,20%, năm 2006 là 316,75% và năm 2007 là 287,97%. Nhìn chung qua 3 năm tỷ lệ này luôn rất lớn tức là vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay và Ngân hàng đã giải quyết bằng vốn điều hòa từ Ngân hàng Trung ương. Đối với bất kỳ nguồn vốn nào, dù là vốn tự huy động hay vốn điều hòa từ Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng đều phải chịu một khoản chi phí. Vì thế Ngân hàng phải điều hành giữa vốn tự huy động và vốn vay sao cho đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng và tốn chi phí là ít nhất thì hiệu quả cho vay vốn sẽ tăng. e) Nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của một Ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Qua bảng chỉ tiêu trên ta thấy tỷ lệ này biến động nhẹ qua các năm. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ quá hạn được phép nhỏ hơn hoặc bằng 5% và ở mức 2% thì hoạt động của Ngân hàng được coi là bình thường. Năm 2005 tỷ lệ này của Chi nhánh cao so với mức trung bình của ngành Ngân hàng, với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 5,41%. Hình 4.11: NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ. Năm 2005 nợ quá hạn cao là do từ phía khách hàng vay vốn, do nguyên nhân khách quan là khách hàng làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Tuy Ngân hàng có thể thu hồi nợ qua việc phát mãi tài sản thế chấp nhưng không đủ bù đắp. Trước tình hình kinh tế phức tạp, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh không thuận lợi, sức mua giảm… nói chung hoạt động tín dụng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Năm 2006 chỉ số này không giảm mà lại tăng lên 6,90%, cũng phần nào gây khó khăn cho Ngân hàng, nguyên nhân là do nợ quá hạn tiếp tục tăng trong năm. Nhưng sang năm 2007 thì tình khả quan hơn, chỉ số này giảm xuống chỉ còn 4,81%, nguyên nhân là do nợ quá hạn giảm mạnh, nhưng không phải do Ngân hàng thu, mà giảm là do chuyển nợ ngoại bảng để xử lý nên thật ra trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng chưa tốt, chưa phát huy hết tính năng của đồng vốn cho vay. Chính vì vậy Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn nữa chất lượng tín dụng tại đơn vị. 4.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU. 4.3.1. Môi trường. Môi trường kinh doanh có sự tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Nhất là hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO thì môi trường kinh tế chắc hẳn sẽ trở nên nóng bỏng, cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Do đó bất cứ một Ngân hàng thương mại nào hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều chịu ảnh hưởng, hoạt động Ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc biệt mang tính tổng hợp gắn liền với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội…Chất lượng hoạt động của Ngân hàng dụng phụ thuộc vào các yếu tố như: người cho vay (ngân hàng), người vay, môi trường kinh tế, môi trường pháp lí và các yếu tố khác. Một sản phẩm của hoạt động Ngân hàng là kết quả tổng hợp của các yếu tố này. Do đó việc thiết lập môi trường kinh tế, pháp lí đầy đủ và đồng bộ trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có ý nghĩa rất to lớn trong việc thúc đẩy, tăng cường và phát triển kinh tế. Có môi kinh tế ổn định, môi trường pháp lí chặt chẽ thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn nói riêng Thực tế, khi hòa mình vào xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước, tỉnh Cà Mau cũng đang từng bước thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế địa phương. Sự phát triển nền kinh tế tỉnh tạo những bước khởi sắc cho hoạt động của Ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu vốn của các nhóm khách hàng không ngừng tăng cao đây là cơ hội thuận lợi để Ngân hàng mở rộng thị trường, đa dạng hóa khách hàng. 4.3.2. Đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh trong tương lai sẽ lớn mạnh là một thách thức cho Ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngày nay môi trường kinh tế phát triển vượt bậc, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO tạo ra nhiều thử thách cho hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công Thương Cà Mau nói riêng. Sự cạnh tranh của các Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài là một thách thức lớn cho Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng còn gặp phải sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, đã tạo ra một áp lực lớn cho Ngân hàng trong kinh doanh, mà chủ yếu là huy động vốn và cho vay. 4.3.3. Chính sách pháp luật. Các chính sách và cơ chế quản lí kinh tế vĩ mô Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện, các doanh nghiệp không thể điều chỉnh kế hoạch kinh doanh kịp thời với sự thay đổi của cơ chế, chính sách vĩ mô. Vì thế trong những năm gần đây một số doanh nghiệp bị thua lỗ phá sản, vỡ nợ do hậu quả của quá trình thay đổi chính sách quản lí kinh tế. Thêm vào đó, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn quá chậm, trong khi đó chế độ quy định về thế chấp tài sản lại thường xuyên thay đổi nên hạn chế cho hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng. Hiệu lực của cơ quan hành chính pháp lí chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết tranh chấp để sớm thu hồi vốn cho Ngân hàng. Hiện nay việc phát mãi tài sản của khách hàng để xử lí nợ phải thông qua nhiều giai đoạn, mất nhiều thời gian để đưa ra tòa, chờ xử lí, bán tài sản… Các quá trình đó làm mất nhiều chi phí cũng như thời gian cho các Ngân hàng trong việc phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng. 4.3.4. Về phía khách hàng. Có nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích nhưng cũng không trả nợ cho Ngân hàng. Trường hợp khác là do khách hàng kinh doanh không có hiệu quả dẫn đến thua lỗ. Việc khách hàng kinh doanh thua lỗ vì sản phẩm của họ không cạnh tranh lại với những sản phẩm khác, dần dần khách hàng bị mất thị phần. Đồng thời vì thiếu kinh nghiệm quản lí nên không thể ứng phó với những tình huống xấu xảy ra trong kinh doanh, điều này đã làm cho khách hàng bị phá sản không trả nổi nợ cho Ngân hàng. Việc sử dụng vốn đúng mục đích đã được qui định trong nguyên tắc tín dụng. Khi đi vay, khách hàng phải trình bày mục đích sử dụng vốn vay của mình với Ngân hàng, mục đích vay vốn phải được Ngân hàng chấp thuận và được ghi trên hợp đồng tín dụng. Hiệu quả cho vay của Ngân hàng chính là việc khách hàng sử dụng vốn vay mang lại hiệu quả. Nguyên nhân xảy ra rủi ro là do khách hàng không sử dụng vốn vay được từ Ngân hàng để sản xuất, kinh doanh mà dùng vốn để tiêu sài hoặc đem vốn đầu tư vào ngành chứa nhiều rủi ro. Nguyên nhân này là nguyên nhân thường xuyên xảy ra nhất khi cho vay. Vì vậy, sau khi cho vay Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra vốn vay có được sử dụng đúng mục đích không. Tuy nhiên, nguyên nhân này cũng phải kể đến lỗi từ phía Ngân hàng. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CÀ MAU 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN Sự phấn đấu và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã giúp cho Ngân hàng đạt được những thành quả đáng kể trong công tác huy động vốn và cho vay vốn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn không thể tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót do nhiều nguyên nhân gây nên. 5.1.1. Hoạt động huy động vốn. - Công tác huy động vốn chưa chủ động năm bắt nhu cầu khách hàng, đánh giá khả năng, đối tượng huy động trên địa bàn. - Chưa có những chính sách huy động riêng, hầu hết đều chạy theo các đợt phát động của Trung ương. - Chưa phân tích đánh giá vốn đầu vào bình quân của từng loại vốn huy động để đưa ra những chính sách phù hợp trong từng thời kỳ. - Nguồn vốn huy động tăng trưởng chưa nhiều, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm đa số trong khi huy động từ dân cư rất ít dẫn đến thiếu tính ổn định, vẫn còn phụ thuộc vào nguồn vốn điều hoà từ Ngân hàng Trung ương. - Thực hiện Marketing chưa mang tính chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp còn yếu, hình thức tuyên truyền quảng bá thương hiệu, sản phẩm của Ngân hàng còn đơn điệu, thiếu biện pháp tiếp cận khách hàng. 5.1.2. Hoạt động cho vay vốn. - Hạn chế lớn nhất là dấu hiệu tuộc dốc của tổng dư nợ, mặc dù có sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại nhưng công tác điều hành nói chung của Ban Giám đốc, biện pháp phục vụ khách hàng nói riêng của Phòng Khách hàng, Phòng Kế toán và Phòng Tiền tệ kho quỹ chưa thật tốt, đôi lúc còn để xẩy ra phiền hà cho khách hàng, nên thay vì vay ở Ngân Hàng Công Thương Cà Mau, khách hàng lại vay ở các Ngân hàng khác. - Còn nhiều sai sót trong quá trình xử lý nghiệp vụ, nhất là việc có quá nhiều sai sót đối với dữ liệu trên Incas, và lập báo cáo thống kê. - Chất lượng thẩm định chưa đạt yêu cầu. Thời gian thẩm định và trả lời khách hàng thường rất chậm so với quy định của Ban Giám đốc. Còn có hiện tượng khách hàng chạy từ nơi này sang nơi khác trên cùng chi nhánh trên địa bàn. - Chất lượng tín dụng còn thấp, nợ xấu phát sinh nhiều và ở mức cao. Khả năng thu nợ tồn động ngoại bảng còn quá chậm so với số nợ tồn đọng quá lớn. - Trình độ cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập, không đồng đều, vừa thừa, vừa thiếu. Các Trưởng, Phó phòng nghiệp vụ chưa có kế hoạch kèm cập nâng cao tay nghề cho nhân viên, chưa tạo ra công cụ cho nhân viên mình quản lý một cách khoa học. - Hoạt động tín dụng của các Phòng khách hàng, Phòng Giao dịch chưa thể hiện rõ nét phương châm cấp tín dụng để phát triển dịch vụ, nhiều khách hàng có giao dịch tín dụng nhưng chưa được cán bộ tín dụng giới thiệu để bán sản phẩm dịch vụ tiền gửi, chuyển tiền, thẻ, chi trả kiều hối….. lãnh đạo các Phòng khách hàng, Phòng Giao dịch và cán bộ tín dụng chưa thể hiện sắc nét vai trò là đại diện của Ngân hàng, là cầu nối giữa Ban lãnh đạo Ngân hàng với khách hàng trong mọi giao dịch để khai thác hết các nhu cầu đa dạng, tiềm năng về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng của khách hàng 5.2. GIẢI PHÁP. Việc mở rộng hoạt động đầu tư của Ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý nhiều vấn đề từ việc tìm kiếm nguồn vốn đến hiệu quả cho vay vốn. Muốn thế cần phải phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng và Nhà Nước nhằm đề ra các biện pháp cụ thể để mở rộng hoạt động đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. 5.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn. Vốn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà trong đó quan trọng nhất là vốn huy động. Những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đủ để đáp ứng việc cho vay vốn, là do Ngân hàng đóng trên địa bàn mà người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và nuôi trồng nên rất khó cho đơn vị trong việc cân đối giữa vốn huy động và vốn cho vay, cho nên việc sử dụng vốn điều hòa của chi nhánh là điều tất yếu. Trên cơ sở tiếp tục duy trì các hình thức huy động hiện có đang phát huy hiệu quả, giữ được khách hàng truyền thống, Ngân hàng cần mạnh dạn áp dụng các hình thức huy động mới, phấn đấu đạt mức tăng trưởng nguồn vốn với nhịp độ cao, bền vững để đáp ứng được sự cân đối hài hoà với tốc độ tăng trưởng cho vay và các hoạt động kinh doanh khác. Từng bước tăng trưởng nguồn vốn huy động, giảm tỷ trọng nguồn vốn điều hoà từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn: * Huy động vốn từ dân cư: - Lãi suất huy động phải thật sự hấp dẫn người dân, luôn giữ nó ở mức tương đối ổn định, không nên thay đổi nhiều lần trong năm để người dân yên tâm gửi tiền vào Ngân hàng. - Áp dụng lãi suất thăng hoa, khách hàng gửi tiền càng lớn thì lãi suất càng cao. - Đẩy mạnh và đa dạng các hình thức huy động vốn như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gởi góp, tuyên truyền và khuyến khích mở tài khoản cá nhân…Tập trung làm tốt đợt huy động chứng chỉ tiền gửi dài hạn dự thưởng bằng vàng nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng đồng thời nhằm làm tăng thêm nguồn vốn trung và dài hạn. - Ngân hàng cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc huy động vốn ở nông thôn. Đây là thị trường tiềm năng về vốn rất lớn vì hiện nay nông thôn có nhiều hộ gia đình làm ăn rất có hiệu quả, họ tích lũy rất nhiều nhưng họ chỉ biết cất giữ bằng cách mua vàng. - Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người dân biết được về lãi suất, cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của Ngân hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng. - Thường xuyên cải tiến phong cách giao dịch, bố trí cán bộ giao dịch trực tiếp có kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao, tác nghiệp nhanh chóng, chính xác, hướng dẫn tận tình, rút ngắn được thời gian thực hiện các giao dịch nhằm là giảm bớt được sự cách biệt với sự hiện đại và đa dạng về sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thương mại khác. - Thường xuyên theo dõi diễn biến các sản phẩm, lãi suất huy động của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, để đưa ra những sản phẩm huy động có tính cạnh tranh, lãi suất hấp dẫn, phù hợp với tình hình cung cầu vốn trên thị trường và tâm lý của khách hàng. - Lựa chọn các hình thức khuyến mãi thích hợp trong việc thực thi các chính sách khách hàng đặc biệt đối với khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn; nên có tặng phẩm, gởi thiệp chúc mừng vào những ngày lễ, tết cổ truyền, ngày thành lập Ngân hàng. - Mỗi khách hàng quan hệ với Ngân hàng, Ngân hàng nên tiếp xúc với khách hàng cả hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay vốn, để khi khách hàng làm ăn tốt có lợi nhuận sẽ giữ tiền của họ tại Ngân hàng. - Ngân hàng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống, đồng thời khai thác khách hàng tiềm năng. * Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội: - Triển khai thực hiện tốt dịch vụ thu chi hộ đến các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có nguồn thu thường xuyên để khai thác nguồn tiền gửi không kỳ hạn. - Thực hiện các chính sách ưu đãi hợp lý đối với các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ cao để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, tăng nguồn huy động ngoại tệ, thực hiện tốt dịch vụ hỗ trợ khách hàng để mở rộng nghiệp vụ đã được triển khai như thẻ ATM, bảo lãnh… - Xây dựng các dự án đầu tư khép kín giữa sản xuất - chế biến – tiêu thụ sản phẩm, thanh toán xuất nhập khẩu để mở rộng cho vay và thu hút nguồn ngoại tệ. - Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty cổ phần, các đoàn thể chính trị - xã hội, cần có biện pháp tiếp cận, giới thiệu các sản phẩm tiện ích của Ngân hàng, vận động các đơn vị hành chính sự nghiệp trong việc thanh toán tiền lương cho cán bộ nhân viên thông qua việc mở tài khoản cá nhân và sử dụng thẻ ATM. 5.2.2. Đối với hoạt động cho vay vốn. Bên cạnh việc huy động vốn vào Ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt hấp dẫn thì Ngân hàng cũng phải nỗ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay vốn. Để tránh cho đồng tiền không bị đóng băng làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận thì Ngân hàng phải có những biện pháp thật sự hài hòa giữa việc huy động vốn và cho vay vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. - Thực hiện chiến lược khách hàng, mở rộng quan hệ tín dụng, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời duy trì khách hàng truyền thống của Ngân hàng. + Đối với khách hàng truyền thống, vay trả có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì Ngân hàng nên dùng một mức cho vay ưu đãi giúp cho doanh nghiệp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm tạo thế cạnh tranh có lợi hơn và qua đó tạo được mức lợi nhuận cao hơn. + Đối với tư nhân cá thể, việc cho vay đều thực hiện các tài sản thế chấp, tuy nhiên Ngân hàng không nên xem việc thế chấp là yếu tố quyết định cho sự cho vay mà chủ yếu xem xét mục đích vay có mang lại hiệu quả đích thực có khả năng trả được nợ mới quyết định cho vay. + Một vấn đề quan trọng nữa là trong và sau khi cho vay, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu. + Tăng cường thông tin giữa các Ngân hàng về tình hình tài chính của các doanh nghiệp và các sai phạm của khách hàng. Ngân hàng có thể sàng lọc đối tượng vay mạo hiểm, có triển vọng xấu khỏi quá trình cho vay để hạn chế rủi ro thông qua hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro. - Chuyên môn hóa của cán bộ tín dụng: Ban lãnh đạo Ngân hàng cử từng cán bộ tín dụng chuyên cho vay và thu hồi nợ ở từng khu vực địa bàn nhất định. Việc phân chia như vậy sẽ giúp cán bộ tín dụng nắm chắc được tình hình tài chính cũng như quan hệ làm ăn của từng khách hàng, hiểu được nhu cầu vay vốn của họ. Từ đó lập ra phương án cho vay có hiệu quả, vốn cho vay được cấp phát thật sự đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu qủa. Qua đó thu hồi nợ và lãi một cách nhanh chóng và thuận lợi khi đến kì hạn thanh toán - Phát triển nguồn nhân lực: Yếu tố con người luôn là yếu tố hàng đầu để hoạch định chính sách kinh doanh của Ngân hàng nói chung và chính sách tín dụng nói riêng. Vì thế Ngân hàng nên tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ công nhân viên ngày càng giỏi về nghiệp vụ giàu kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt. Muốn như vậy Ngân hàng có thể đầu tư cho nhân viên thông qua việc tạo điều kiện cho họ có dịp tìm hiểu, học hỏi nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ với mọi hình thức: huấn luyện tại chỗ, tham dự các cuộc hội thảo, các khóa đào tạo ngắn ngày, dài ngày trong nước cũng như nước ngoài khi có điều kiện. - Thực hiện công tác tuyên truyền: Ngân hàng nên tiến hành thông tin, quảng cáo trên báo chí, truyền hình về hoạt động của Ngân hàng, thông qua phương thức đổi mới kinh doanh. Đặc biệt Ngân hàng nên tiếp cận với khách hàng tiềm năng, có tên tuổi, chào mời họ tham gia vào danh sách các khách hàng của Ngân hàng qua hình thức tham dự hội chợ thương mại từ khâu sản xuất, tiếp thị cho đến khâu thương mại hóa sản phẩm. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Trong công cuộc phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường ở nước ta, Ngân hàng Công Thương Việt Nam không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tiền tệ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của tỉnh nhà, Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành trợ thủ đắc lực trong việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất, phục vụ tiêu dùng, góp phần nâng cao và cải thiện đời sống cho người dân. Bên cạnh đó, Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã nhanh chóng áp dụng cho vay chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra, đã nhanh chóng tạo nguồn vốn giúp người dân có điều kiện đầu tư phát triển nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy sản góp phần xóa đói giảm nghèo ở tỉnh. Ngân hàng thực hiện đầu tư đúng hướng theo sự phát triển của tỉnh. Vì thế góp phần phát triển được thế mạnh thúc đẩy thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội ở địa phương. Từ đó, bộ mặt Cà Mau từng bước thay đổi về kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn có những mặt hạn chế như nguồn vốn huy động tại địa phương còn thấp, do đó còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay của Ngân hàng Trung ương. Vì thế, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng. Do Cà Mau là tỉnh tận cùng phía nam Tổ quốc, có diện tích mặt biển khá lớn nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh, giá cả đầu vào tăng cao,… đã tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy sản và ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động Ngân hàng. Thứ hai, do địa Cà Mau không thuận lợi cho giao thông, gây khó khăn, tốn chi phí cao và mất thời gian trong công tác thẩm định, kiểm tra, đôn đốc thu nợ. Ngoài ra, tình hình huy động vốn nhàn rỗi trên địa bàn còn hạn chế vì thói quen giữ tiền mặt hoặc mua vàng của người dân, họ không quen gửi tiền vào Ngân hàng nên phần lớn nguồn vốn phải vay từ Ngân hàng Trung ương với lãi suất khá cao. Vì thế, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng. Mặt khác, sự phối hợp giữa Ngân hàng với các cơ quan hữu quan chưa đồng bộ gây trở ngại trong các thủ tục vay vốn cũng như xử lý các khoản nợ xấu chưa thu hồi được. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã cố gắng và làm việc hiệu quả nên đã đạt thành tựu đáng khích lệ trong những năm qua. Cụ thể công tác huy động vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm cho thấy uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng lên. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm đã đáp ứng phần nào kịp thời cho công tác cho vay của Ngân hàng, hỗ trợ nguồn vốn đắc lực cho các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ qua các năm. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay và thu nợ là dấu hiệu đáng mừng và đầy khả quan cho Ngân hàng Công Thương Cà Mau. Để đạt điều đó nhờ vào sự chỉ đạo kịp thời và hợp lý của Ban Giám đốc, các phòng ban,….và sự làm việc nhiệt tình, năng động và hiệu quả của từng cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Song bên cạnh đó nợ quá hạn của Ngân hàng qua các năm vẫn còn cao đây là một khó khăn mà Ngân hàng cần phải xem xét. Ngoài ra, dư nợ giảm qua 3 năm cho thấy công tác cho vay vốn của Ngân hàng còn yếu. Cho nên trong thời gian tới Ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa đối với công tác cho vay vốn và phải có những biện pháp quản lý nợ sao cho phù hợp để cân bằng và hợp lý giữa cho vay vốn và huy động vốn để đạt lợi nhuận cao nhất, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. 6.2. KIẾN NGHỊ Qua việc nghiên cứu đề tài, với mong muốn là hoạt động của Ngân hàng Công Thương Cà Mau luôn được phát triển vững mạnh, an toàn và hiệu quả vì thế em xin đóng góp một số kiến nghị mang tính chất tham khảo như sau: 6.2.1. Đối với chính quyền địa phương. - Cần hướng dẫn tạo điều kiện cho các hộ nông dân đầu tư sản xuất đúng định hướng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Để tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, UBND tỉnh cần có kế hoạch quy hoạch cụ thể phù hợp với từng vùng, khu vực, ngành nghề tránh tình trạng người dân đầu tư tự phát, tràn lan, ồ ạt như tình hình đào ao nuôi tôm hiện nay. Có kế hoạch hằng năm đầu tư bao nhiêu số lượng diện tích cây trồng vật nuôi vừa giúp cho Ngân hàng đầu tư đúng địa chỉ theo chương trình phát triển tại địa phương vừa giúp cho người dân tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh hạn chế tình trạng trúng mùa mất giá. - UBND tỉnh cần quan tâm đến công tác qui hoạch mời gọi các nhà đầu tư, xây dựng các khu kinh tế tập trung, định hướng phát triển kinh tế phù hợp với thực tế thị trường. Để thu hút các nhà đầu tư trước hết UBND tỉnh cần hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm bớt các thủ tục phiền hạ khi xin giấp phép đầu tư hay kinh doanh. - Trên địa bàn Cà Mau hiện nay phần lớn người dân sống bằng nghề nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy sản do đó chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc hỗ trợ kỹ thuật công nghệ cho người nông dân để hạn chế tình trạng dịch bệnh trong nông nghiệp, nuôi trồng như hiện nay, như bênh rầy nâu hay dịch cúm gia cầm đã có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người nông dân trong những năm qua. - Cần nhanh chóng củng cố kiện toàn các cơ quan khuyến nông, khuyến ngư và bảo vệ thực vật để hướng dẫn các hộ sản xuất sử dụng vốn tín dụng một cách tối ưu . - Phải có những biện pháp giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp. - Giáo dục phổ cập sâu rộng đến vùng sâu, vùng xa để người dân có thể tiếp cận với những kỷ thuật mới để nâng cao về số lượng và chất lượng sản phẩm nhằm tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường trong khu vực và trên thế giới. - Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp tích cực phối hợp với Ngân hàng trong việc xử lý nợ, thu hồi nợ. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan pháp luật xử lý mạnh những trường hợp đã khởi kiện; đối với trường hợp Toà đã xử, án đã có hiệu lực chỉ đạo cơ quan thi hành án thi hành triệt để. - Đề nghị các ngành chức năng xem xét lại các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân sao cho rút ngắn thời gian, thủ tục đơn giản. - Đề nghị UBND tỉnh cần tính toán lại cho phù hợp hơn để đưa mức quy định về giá trị đất, nhà ở cho sát với giá thị trường. Điều này không những giúp cho Ngân hàng có cơ sở đầu tư, mà người dân cũng có cơ hội vay được nhiều vốn hơn, không phải đi vay bên ngoài với lãi suất cao, mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn cho người dân. Đặc biệt khi giá trị tài sản được tính đúng, tính đủ sẽ giúp tăng thêm nguồn thu đáng kể hằng năm cho nhà nước. 6.2.2. Đối với Ngân hàng Công Thương Cà Mau. - Cần cải tiến giảm bớt thủ tục tạo thuận lợi cho các hộ sản xuất trong việc vay vốn phục vụ sản xuất mà không sai luật định. - Nâng cao khả năng huy động bằng các hình thức quảng cáo, khuyến mãi nhằm tăng nguồn vốn huy động, hạn chế việc sử dụng vốn của Ngân hàng Trung ương. - Tăng cường cho vay trung hạn, dài hạn nhằm tạo điều kiện cho người nông dân phát triển sản xuất đặc biệt là những vùng có khả năng trồng cây lâu năm, các vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. - Cần có những chính sách ưu đãi về lãi suất đối với khách hàng truyền thống . - Hoàn thiện cơ chế quản lí điều hành trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tạo mối quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể ngân hàng ngày càng tốt đẹp hơn. - Tăng cường việc đào tạo nhân viên, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành quản lí. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quá trình hoạt động để đảm bảo sức mạnh nội tại trong hệ thống ngân hàng. - Nghiên cứu thị trường để có thể mở thêm nhiều địa điểm huy động vốn tại các nơi đông dân cư. 6.2.3. Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam. - Mạnh dạng phân quyền cho chi nhánh Ngân hàng như quyền mua sắm tài sản phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh, tăng hạn mức phán quyết cho vay đối với mỗi khách hàng của chi nhánh. - Ngân hàng cần đầu tư nhiều hơn nữa vào việc nâng cấp hệ thống phần mềm máy vi tính để giảm các lổi về kỷ thuật để giảm thời gian khách hàng phải đợi lâu. - Tổ chức ngày càng nhiều các lớp huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ của Ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ThS. Thái Văn Đại (2005). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. 2. Thái Văn Đại – Nguyễn Thanh Nguyệt (2007). Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại. 3. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006). Nghiệp vụ Ngân hàng. 4. ThS. Bùi Văn Trịnh. Bài giảng Phân tích hoạt động kinh tế. 5. Website www.camau.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình huy động và cho vay vốn tại ngân hàng công thương việt nam - chi nhánh cà mau.doc
Luận văn liên quan