Luận văn Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ

Cụ thể, năm 2006, dưnợcho vay đối với cá thểchiếm tỷtrọng lớn nhất, đến năm 2007, dưnợcho vay doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷtrọng lớn nhất và dư nợcho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷtrọng lớn nhất năm 2008. Nguyên nhân là do, năm 2006, doanh sốcho vay đối với cá thểlà lớn nhất, đến năm 2007, doanh sốcho vay doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷtrọng lớn nhất. Bước sang năm 2008, doanh sốcho vay cá thểchiếm tỷtrọng lớn nhất nhưng dư nợcho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷtrọng lớn nhất là do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp khó khăn nhiều trong tình hình kinh tế đầy biến động trong nước và cuộc khủng hoảng kinh tếtài chính thếgiới gián tiếp ảnh hưởng đến nước ta. Tình hình cụthểnhưsau: Dưnợcho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước năm 2007 là 302.6014 triệu đồng tăng vềmặt tuyệt đối là 262.619 triệu đồng, vềmặt tương đối tăng 656,84% so với năm 2006 là 39.982 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm này doanh sốcho vay doanh nghiệp Nhà nước tại chi nhánh tăng mạnh. Nhưng đến năm 2008, dưnợcho vay đối vơi ngành này là 0. Để đạt dược kết quảnày là do NH luôn cốgắng mởrộng địa bàn hoạt động, thẩm tra xem xét các dựán sản xuất kinh doanh đểtập trung nguồn vốn cho vay, đẩy mạnh công tác thu nợ Đồng thời, các đơn vịsản xuất và hoạt động có hiệu quảdẫn đến việc hoàn vốn cho Ngân hàng đúng thời hạn.

pdf87 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5. 47 5 48 , 26 24 5. 06 8 24 6, 56 11 . 01 4 3, 20 Th u ỷ sả n 2. 00 0 1, 13 6. 48 0 1, 26 2. 82 0 0, 38 4. 48 0 22 4 - 3. 66 0 - 56 , 48 Th ươ n g m ại - D ịc h v ụ 16 . 06 8 9, 10 22 . 42 0 4, 34 23 . 53 6 3, 20 6. 35 2 39 , 53 1. 11 6 4, 98 N ôn g n gh iệ p 10 1 0, 06 52 0, 01 35 0, 01 - 49 - 48 , 51 - 17 - 32 , 69 Cá c n gà n h kh ác 59 . 02 1 33 , 42 14 2. 58 8 27 , 63 35 4. 67 5 48 , 15 83 . 56 7 14 1, 59 21 2. 08 7 14 8, 74 D ư n ợ ch o v a y 17 6. 58 3 10 0, 00 51 6. 00 1 10 0, 00 73 6. 54 1 10 0, 00 33 9. 41 8 19 2, 21 22 0. 54 0 42 ,7 4 ( N gu ồn : Ph òn g K há ch hà n g cá n hâ n và Ph òn g K há ch hà n g do a n h n gh iệ p ) Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 54 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh  Dư nợ cho vay ngành Thủy sản Dư nợ cho vay đối với ngành Thủy sản năm 2007 là 6.480 triệu đồng tăng về mặt giá trị là 4.480 triệu đồng, về mặt tỷ lệ tăng 224% so với năm 2006 là 2.000 triệu đồng là do doanh số cho vay ngành này trong năm 2007 tăng mạnh và do các khoản nợ trung - dài hạn chưa đến hạn trả. Đến năm 2008, dư nợ cho vay ngành Thủy sản tại ACB Cần Thơ là 2.820 triệu đồng giảm về mặt tuyệt đối là 3.660 triệu đồng, giảm về mặt tỷ lệ là 56,48% so với năm 2007 là 6.480 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2008, doanh số cho vay ngành này giảm bởi vì Ngân hàng muốn hạn chế rủi ro trong ngành thủy sản.  Dư nợ cho vay ngành Thương mại - Dịch vụ Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ cho vay ngành Thương mại - Dịch vụ tại ACB Cần Thơ liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007, dư nợ cho vay đối với ngành này là 22.420 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 6.352 triệu đồng, tăng về mặt tương đối là 39,53% so với năm 2006 là 16.068 triệu đồng. Nguyên nhân là do, năm 2007, Việt nam chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới, các doanh nghiệp cần nguồn vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển và mở rộng quy mô sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam. Bước sang năm 2008, dư nợ cho vay đối với ngành Thương mại – Dịch vụ là 23.536 triệu đồng tăng về mặt giá trị là 1.116 triệu đồng, về mặt tỷ lệ tăng 4,98% so với năm 2007 là 22.420 triệu đồng. Trong năm này, do ảnh hưởng từ nhiều khía cạnh khác nhau như cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, tình hình trong nước có nhiều biến động. Vì thế, Ngân hàng đẩy mạnh chính sách cho vay đối với ngành này nên dư nợ cho vay ngành Thương mại - Dịch vụ đã tăng lên trong năm qua.  Dư nợ cho vay ngành Nông nghiệp Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy dư nợ cho vay ngành Nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại ACB Cần Thơ qua 3 năm là do Chi nhánh không chú trọng cho vay trong lĩnh vực này. Năm 2007, dư nợ cho vay ngành Nông nghiệp là 52 triệu đồng giảm 49 triệu đồng (tương ứng với 48,51%) so với năm 2006 là 101 triệu đồng. Đến năm 2008, dư nợ cho vay đối với ngành này là 35 triệu đồng giảm 17 triệu đồng (tương ứng với 36,69%) so với năm 2007 là 52 triệu đồng. Nguyên nhân là do, doanh số cho vay Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 55 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh ngành Nông nghiệp tại ACB Cần Thơ trong năm 2007 và 2008 là 0. Các khoản dư nợ còn lại tại Ngân hàng chủ yếu là các khoản cho vay trung – dài hạn chưa đến hạn trả và các khoản nợ quá hạn của ngành kinh tế này.  Dư nợ cho vay các ngành khác Dựa vào bảng số liệu có thể nói dư nợ cho vay đối với các ngành khác liên tục tăng qua các năm là do doanh số cho vay các ngành khác tại Chi nhánh tăng trưởng mạnh từ năm 2006 – 2008. Cụ thể, năm 2007, dư nợ cho vay đối với các ngành khác tại Ngân hàng là 142.588 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 83.567 triệu đồng, về mặt tương đối tăng 141,59% so với năm 2006 là 59.021 triệu đồng. Đến năm 2008, dư nợ cho vay là 354.675 triệu đồng tăng về mặt giá trị là 212.087 triệu đồng, tăng về mặt tỷ lệ là 148,74% so với năm 2007 là 142.588 triệu đồng. Ngân hàng đẩy mạnh chính sách cho vay đối với các ngành khác nhằm góp phần kích cầu cho nền kinh tế và làm tăng an sinh xã hội. 4.2.5. Phân tích tình hình nợ quá hạn Nói đến hoạt động tín dụng bao giờ người ta cũng đề cập đến tình hình nợ quá hạn. Đây là dạng nợ cần phải hạn chế đến mức thấp nhất. Khoản nợ này phát sinh cao hay thấp là phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của NH từ lúc khách hàng xin vay đến khi thu hồi nợ. Phân tích tình hình nợ quá hạn sẽ cho thấy thực tế về số tiền mà NH cho vay nhưng không thể thu hồi được khi đến hạn. 112 152 13.887 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Nợ quá hạn Hình 8: Tình hình nợ quá hạn tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 Trên nguyên tắc nợ quá hạn chứa đựng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nợ quá hạn càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao. Mặt khác nợ quá hạn còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng vì khả năng thu hồi nợ Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 56 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh gốc đã khó, khả năng thu lãi còn khó hơn. Trong đầu tư tín dụng, chất lượng tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu, mục tiêu đặt ra của Chi nhánh đã được xác định là trong quá trình mở rộng đầu tư trước tiên phải giải quyết nợ quá hạn tồn đọng, hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh. 4.2.5.1. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thời gian Tình hình nợ quá hạn theo thời gian tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 – 2008 được thể hiện qua bảng 12 trang 57. Qua bảng số liệu, ta thấy nợ quá hạn đối với cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong năm 2006 so với cho vay trung và dài hạn. Nhưng đến năm 2007 và 2008, tỷ trọng nợ quá hạn của cho vay trung và dài hạn trong tổng nợ quá hạn tại ACB Cần Thơ lại lớn hơn tỷ trọng nợ quá hạn đối với cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản nợ vay trung - dài hạn tại Ngân hàng của các doanh nghiệp chủ yếu là để xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến máy móc, thiết bị sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất. Khi đến hạn trả nợ, một số doanh nghiệp gặp khó khăn do các dự án đầu tư đó chưa mang lại hiệu quả. Đặc biệt, trong năm 2008, thị trường thế giới và trong nước có nhiều biến động ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế làm cho nợ quá hạn tăng mạnh trong năm này. Tình hình cụ thể như sau: Nợ quá hạn đối với cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh năm 2007 là 52 triệu đồng giảm về mặt giá trị là 49 triệu đồng, về mặt tỷ lệ giảm 48,51% so với năm 2006 là 101 triệu đồng. Đạt được kết quả này là do Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ đối với các khoản nợ đến hạn, kiên quyết đòi nợ đối với các khoản nợ quá hạn và kết hợp với chính quyền địa phương xử lý tài sản thế chấp. Đến năm 2008, hoạt động tín dụng ngắn hạn của ACB Cần Thơ gặp nhiều rủi ro với số nợ quá hạn là 4.965 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 4.913 triệu đồng, về mặt tương đối tăng 9.448,08% so với năm 2007 là 52 triệu đồng. Nguyên nhân là do, giá cả nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng, làm tăng chi phí sản xuất, đội giá thành, dẫn đến tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu trì trệ ảnh hưởng đến tiến độ thu nợ của ngân hàng, đẩy nợ quá hạn cho vay của Chi nhánh tăng. Tình hình nợ quá hạn đối với cho vay trung và dài hạn tại ACB Cần Thơ qua 3 năm đều tăng. Ph ân tíc h tìn h hì n h hu y độ n g vố n và ch o va y tạ i N gâ n hà n g Á Ch âu ch i n há n h Cầ n Th ơ G V H D : Th S. T rư ơn g C hí H ải - 57 - SV TH : N gu yễ n Th ị M ộn g K ha nh Bả n g 12 : Tì n h hì n h n ợ qu á hạ n th eo th ờ i g ia n tạ i N gâ n hà n g Á C hâ u C hi n há n h C ần Th ơ qu a 3 n ăm 20 06 - 20 08 Đ ơ n v ị t ín h: tr iệ u đ ồn g N ăm 20 06 N ăm 20 07 N ăm 20 08 So sá n h 20 07 /2 00 6 So sá n h 20 08 /2 00 7 C hỉ tiê u Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Tu yệ t đ ối Tư ơ n g đ ối (% ) Tu yệ t đ ối Tư ơ n g đ ối (% ) Ch o v ay n gắ n hạ n 10 1 90 , 18 52 34 , 21 4. 96 5 35 , 75 - 49 - 48 , 51 4. 91 3 9. 44 8, 08 Ch o v ay tr u n g - dà i h ạn 11 9, 82 10 0 65 , 79 8. 92 2 64 , 25 89 80 9, 09 8. 82 2 8. 82 2, 00 N ợ qu á hạ n 11 2 10 0, 00 15 2 10 0, 00 13 . 88 7 10 0, 00 40 35 ,7 1 13 . 73 5 9. 03 6, 18 (N gu ồn : Ph òn g K há ch hà n g cá n hâ n và Ph òn g K há ch hà n g do a n h n gh iệ p) Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 58 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh Cụ thể năm 2007, nợ quá hạn đối với cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh là 100 triệu đồng tăng 89 triệu đồng (tương ứng với 809,09%) so với năm 2006 là 11 triệu đồng. Bước sang năm 2008, nợ quá hạn là 8.922 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 8.822 triệu đồng, tăng về mặt tỷ lệ là 8.822% so với năm 2007 là 100 triệu đồng. Nguyên nhân là do các đối tượng vay vốn trung và dài hạn để phát triển sản xuất gặp khó khăn khăn, các dự án đầu tư trung và dài hạn không đem lại hiệu quả do tác động của thiên tai, dịch bệnh và tình hình biến động của nền kinh tế thị trường trên thế giới và trong nước. 4.2.5.2. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại ACB Cần Thơ qua 3 năm được thể hiện qua bảng 14 trang 59. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy nợ quá hạn tại Chi nhánh chủ yếu là ở thành phần kinh tế cá thể qua các năm 2006 và 2007. Đến năm 2008, do tình hình kinh tế tài chính có nhiều biến động nên nợ quá hạn có ở cả thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể. Đặc biệt, tại Ngân hàng không có nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh là do Ngân hàng chỉ cho vay các đơn vị làm ăn có hiệu quả, có chọn lọc qua nhiều năm. Nợ quá hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ACB Cần Thơ năm 2006 và 2007 không có. Nhưng sang năm 2008, nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế này là 7.141 triệu đồng chiếm tỷ trọng 51,42% trong tổng nợ quá hạn tại Chi nhánh. Nguyên nhân là do trên thế giới và trong nước có nhiều biến động lớn về giá cả các loại nguyên nhiên liệu đầu vào như nguyên liệu ngành nhựa, xăng dầu,… đã tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai dự án, hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng và đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng vì phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thất bại. Ngoài ra, do tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến không ít trường hợp nhân viên tín dụng đánh giá sơ sài về hiệu quả đầu tư dự án, phương án sản xuất kinh doanh, không thường xuyên giám sát vốn vay đặc biệt là những khách hàng có trụ sở giao dịch ngoài địa bàn hoạt động,… Và điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Ph ân tíc h tìn h hì n h hu y độ n g vố n và ch o va y tạ i N gâ n hà n g Á Ch âu ch i n há n h Cầ n Th ơ G V H D : Th S. T rư ơn g C hí H ải - 59 - SV TH : N gu yễ n Th ị M ộn g K ha nh Bả n g 13 : Tì n h hì n h n ợ qu á hạ n th eo th àn h ph ần ki n h tế tạ i A C B C ần Th ơ từ n ăm 20 06 - 20 08 Đ ơ n v ị t ín h: tr iệ u đ ồn g N ăm 20 06 N ăm 20 07 N ăm 20 08 So sá n h 20 07 /2 00 6 So sá n h 20 08 /2 00 7 C hỉ tiê u Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Tu yệ t đ ối Tư ơ n g đ ối (% ) Tu yệ t đ ối Tư ơ n g đ ối (% ) D o an h n gh iệ p N hà n ướ c - - - - - D o an h n gh iệ p n go ài QD - - 7. 14 1 51 , 42 - 7. 14 1 - Cá th ể 11 2 10 0 15 2 10 0 6. 74 6 48 , 58 40 35 , 71 6. 59 4 4. 33 8, 16 N ợ qu á hạ n 11 2 10 0 15 2 10 0 13 . 88 7 10 0, 00 40 35 ,7 1 13 . 73 5 9. 03 6, 18 (N gu ồn : Ph òn g K há ch hà n g cá n hâ n và Ph òn g K há ch hà n g do a n h n gh iệ p) Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 60 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh Đối với thành phần kinh tế thể nhân, nợ quá hạn năm 2007 là 152 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 40 triệu đồng, tăng về mặt tương đối là 35,71% so với năm 2006 là 112 triệu đồng. Đến năm 2008, nợ quá hạn đối với cá thể là 6.746 triệu đồng tăng về mặt giá trị là 6.954 triệu đồng, về mặt tỷ lệ tăng 4.338,16% so với năm 2007 là 152 triệu đồng. Nguyên nhân nợ quá hạn của cá thể tăng mạnh qua các năm, đặc biệt tăng rất mạnh vào năm 2008 là do thành phần này hoạt động đa dạng, ngoại trừ một số làm ăn hiệu quả, phần còn lại do năng lực yếu kém, thiếu trình độ chuyên môn, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu, kết quả kinh doanh có lãi thấp hoặc lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ đúng hạn, và một phần do lãi suất nợ quá hạn thấp nên người đi vay chú trọng trả nợ bên ngoài (đi vay nặng lãi). 4.2.5.3. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 được thể hiên qua bảng 15 trang sau Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy nợ quá hạn theo ngành kinh tế qua các năm có sự chuyên biến rõ rệt. Năm 2006, ngành Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ không có nợ quá hạn. Sang năm 2007, ngoài 2 ngành trên thì có thêm ngành Thủy sản không có nợ quá hạn. Nhưng đến năm 2008, tất cả các đối tượng theo ngành kinh tế có vay vốn tại ACB Cần Thơ đều có nợ quá hạn.  Tình hình nợ quá hạn của ngành Thương mại - Dịch vụ Qua bảng số liệu, ta có thể thấy các doanh nghiệp trong ngành Thương mại - Dịch vụ hoạt động có hiệu quả trong năm 2006 và 2007 nên đã hoàn trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đối với Ngân hàng. Đến năm 2008, nợ quá hạn của ngành thương mại - Dịch vụ tại ACB Cần Thơ là 439 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,16% trong tổng số nợ quá hạn tại Chi nhánh. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp trong ngành này kinh doanh bị thua lỗ, một số trường hợp khác do trình độ quản lý còn yếu kém, gặp phải sự tồn đọng trên thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, trong năm này do chính sách thắt chặc chi tiêu của người dân, đặc biệt là chi tiêu vào các dịch vụ. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng và khiến cho nợ quá hạn tăng lên. Ph ân tíc h tìn h hì n h hu y độ n g vố n và ch o va y tạ i N gâ n hà n g Á Ch âu ch i n há n h Cầ n Th ơ G V H D : Th S. T rư ơn g C hí H ải - 61 - SV TH : N gu yễ n Th ị M ộn g K ha nh Bả n g 14 : Tì n h hì n h n ợ qu á hạ n th eo n gà n h ki n h tế tạ i N gâ n hà n g Á C hâ u C hi n há n h C ần Th ơ qu a 3 n ăm 20 06 - 20 08 Đ ơ n v ị t ín h: tr iệ u đ ồn g N ăm 20 06 N ăm 20 07 N ăm 20 08 So sá n h 20 07 /2 00 6 So sá n h 20 08 /2 00 7 C hỉ tiê u Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Tu yệ t đ ối Tư ơ n g đ ối (% ) Tu yệ t đ ối Tư ơ n g đ ối (% ) Cô n g n gh iệ p - X ây dự n g - - 6. 70 2 48 , 26 - 6. 70 2 - Th u ỷ sả n 55 49 , 11 - 53 0, 38 - 55 - 10 0, 00 53 - Th ươ n g m ại - D ịc h v ụ - - 43 9 3, 16 - 43 9 - N ôn g n gh iệ p 23 20 , 53 52 34 , 21 35 0, 25 29 12 6, 09 - 17 - 32 , 69 Cá c n gà n h kh ác 34 30 , 36 10 0 65 , 79 6. 65 8 47 , 94 66 19 4, 12 6. 55 8 6. 55 8, 00 D ư n ợ ch o v a y 11 2 10 0, 00 15 2 10 0, 00 13 . 88 7 10 0, 00 40 35 ,7 1 13 . 73 5 9. 03 6, 18 ( N gu ồn : Ph òn g K há ch hà n g cá n hâ n và Ph òn g K há ch hà n g do a n h n gh iệ p ) Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 62 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh  Tình hình nợ quá hạn của ngành Công nghiệp - Xây dựng Năm 2006 và 2007, ngành Công nghiệp - Xây dựng không có nợ quá hạn. Nguyên nhân là do, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh ngành này đều là doanh nghiệp lớn thuộc Trung ương và các doanh nghiệp có quy mô lớn. Trong năm này do nhu cầu xây dựng có chiều hướng tăng cao, các ngành công nghiệp hoạt động có hiệu quả nên hoàn trả vốn cho Ngân hàng đúng thời hạn. Đến năm 2008, nợ quá hạn đối với ngành Công nghiệp - Xây dựng là 6.702 triệu đồng chiếm tỷ trọng 48,26% trong tổng số nợ quá hạn tại ACB Cần Thơ. Nợ quá hạn đối với ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng đột biến như thế là do trong năm 2008 nền kinh tế gặp khó khăn, nhu cầu xây dựng và tiêu dùng của các cơ quan, tổ chức và cá nhân giảm. Thêm vào đó, có nhiều doanh nghiệp mới nhập ngành và nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động do hiệu quả kinh doanh trong năm 2007 đem lại. Tuy nhiên, theo khảo sát của Ngân hàng đa phần các khách hàng hoạt động khá hiệu quả khi còn ở quy mô vừa và nhỏ, nhưng sau khi đầu tư phát triển lớn mạnh với nhiều dự án kinh doanh lớn thì khả năng quản lý không theo kịp với tốc độ tăng trưởng và đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, phát sinh những khoản chi phí, thiệt hại, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay khi đến hạn cho ngân hàng.  Tình hình nợ quá hạn của ngành Thủy sản Nợ quá hạn của ngành Thủy sản năm 2006 là 55 triệu đồng chiếm tỷ trọng 49,11% trong tổng số nợ quá hạn tại Ngân hàng. Nguyên nhân là do trong năm 2006 cả nước gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu, đó là vụ kiện bán phá giá của Mỹ và việc kiểm duyệt kháng sinh 100% lô hàng khi xuất vào Nhật. Đến năm 2007, các doanh nghiệp thuộc ngành Thủy sản không có nợ quá hạn tại ACB Cần Thơ. Trong năm này, Cần Thơ thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường, quảng bá thương hiệu, thông tin thị trường; liên doanh liên kết với nhiều đơn vị tại nhiều thành phố lớn trong nước tăng lượng hàng xuất khẩu; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mua thêm hàng chục ngàn tấn thủy sản nguyên liệu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào các khâu chế biến, bảo quản sản phẩm. Do đó, các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực này hoạt động có hiệu quả, hoàn trả nợ đúng tiến độ cho Chi nhánh. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 63 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh Bước sang năm 2008, nợ quá hạn đối với ngành Thủy sản là 53 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,38% trong tổng nợ quá hạn tại Ngân hàng. Trong năm qua, do suy giảm kinh tế cùng với việc phá vỡ quy hoạch trong nuôi trồng thủy sản ở các địa phương, làm cho sản phẩm ứ đọng. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng tới sự ổn định thị trường xuất khẩu làm cho khả năng thanh toán nợ của các doanh nghiệp giảm, nợ quá hạn trong ngành Thủy sản lại xuất hiện tại ACB Cần Thơ.  Tình hình nợ quá hạn của ngành Nông nghiệp Năm 2007, nợ quá hạn đối với ngành Nông nghiệp là 52 triệu đồng tăng về mặt giá trị là 29 triệu đồng, về mặt tỷ lệ tăng 126,09% so với năm 2006 là 23 triệu đồng. Đến năm 2008, nợ quá hạn của ngành này tại Chi nhánh là 35 giảm về mặt tuyệt đối là 17 triệu đồng, về mặt tương đối giảm 32,69% so với năm 2007 là 52 triệu đồng. Các khoản nợ quá hạn tại Ngân hàng năm 2007 và 2008 chính là số dư nợ cho vay bởi năm 2007 và 2008, ACB Cần Thơ không cho vay đối với loại hình kinh tế này. Nguyên nhân là do, Các hộ gia đình, các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Á Châu để kinh doanh nông sản, chăn nuôi gia cầm, gia súc, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bảo lụt, dịch bệnh đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ vay. Ngoài ra, trong quá trình cấp tín dụng, rủi ro phát sinh phần lớn là do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay; từ đó dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Tuy nhiên, Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác thu nợ đối với các đối tượng này nên nợ quá hạn tại Chi nhánh giảm trong năm 2008. Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu nợ hơn nữa để không ảnh hưởng chung đến hiệu quả hoạt động tín dụng.  Tình hình nợ quá hạn của các ngành khác Nợ quá hạn của các ngành khác tại ACB Cần Thơ tăng liên tục về mặt giá trị và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ quá hạn tại Chi nhánh qua các năm. Cụ thể, năm 2007, nợ quá hạn đối với các ngành khác là 100 triệu đồng tăng 66 triệu đồng (tương ứng với 194,12%) so với năm 2006 là 34 triệu đồng. Đến ngày 31/12/2008, nợ quá hạn đối với các đối tượng này là 6.658 triệu đồng tăng về mặt giá trị là 6.558 triệu đồng , về mặt tỷ lệ tăng 6.5588% so với năm 2007 là 100 triệu đồng. Nợ quá hạn của các ngành khác tăng liên tục như vậy là do Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các đối tượng này vì thế rủi ro tín Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 64 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh dụng là khó tránh khỏi. Ngoài ra, do tình hình kinh tế thi trường gặp khó khăn trong năm 2008 nên mới có sự chậm chi trả các khoản nợ đến hạn như vậy làm cho nợ quá hạn của ACB Cần Thơ tăng mạnh trong năm này. Mặc dù vậy, do cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh nên Ngân hàng đã chạy theo quy mô, đối với một số khoản vay đã bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay, thiếu kiểm tra giám sát vốn vay, và thiếu thông tin trung thực về khách hàng nên ngân hàng luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Ngoài các nhân tố chủ quan xuất phát từ phía Ngân hàng, còn có nhân tố khách quan xuất phát từ phía khách hàng dẫn đến rủi ro tín dụng như việc sử dụng vốn sai mục đích, việc chiếm dụng vốn của Ngân hàng… Như đã phân tích, nợ quá hạn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, là hiện tượng khó tránh khỏi và có tác động xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và của ACB Cần Thơ nói riêng. Nó làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị ứ đọng, vòng quay tín dụng bị chậm lại. Vì thế, muốn phát triển sản phẩm tín dụng an toàn và có hiệu quả Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa các biện pháp tích cực nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, tăng cường công tác quản lý và thu hồi nợ, tăng cường các khâu thẩm định khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ và góp phần làm giảm nợ quá hạn. 4.2.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua một số chỉ tiêu và kết quả hoạt động kinh doanh tại ACB Cần Thơ 4.2.6.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua một số chỉ tiêu Đối với các doanh nghiệp nói chung việc làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận trên tổng số vốn đầu tư của mình cũng như nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh mà yếu tố quyết định là hiệu quả sử dụng vốn luôn là vấn đề quan trọng được đặt ra hàng đầu. Để đánh giá tốt hiệu quả hoạt động cho vay và thu nợ của Chi nhánh thì bên cạnh việc phân tích các yếu tố như trên ta cần phải phân tích thêm một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 – 2008 được thể hiện qua bảng 15 trang 65. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 65 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh Bảng 15: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 – 2008 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Doanh số cho vay triệu đồng 460.310 1.410.931 6.516.351 2. Doanh số thu nợ triệu đồng 371.326 1.071.513 6.295.811 3. Dư nợ triệu đồng 176.583 516.001 736.541 4. Nợ quá hạn triệu đồng 112 152 13.887 5. Vốn huy động triệu đồng 261.229 429.120 554.096 6. Hệ số thu nợ = (2)/(1) % 80,67 75,94 96,62 7. Dư nợ/Vốn huy động % 67,60 120,25 132,93 8. Nợ quá hạn/Dư nợ % 0,06 0,03 1,89 (Nguồn: tổng hợp từ các bảng số liệu trước)  Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, nó cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu hồi được trong một thời gian nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Qua bảng chỉ tiêu cho thấy hệ số thu nợ biến động qua các năm. Năm 2006, hệ số thu nơ đạt 80,67 hay nói cách khác cứ 100 đồng doanh số cho vay thì Ngân hàng thu hồi nợ được 80,67 đồng. Nhưng hệ số này lại giảm vào năm 2007 chỉ còn 75,94%. Đến năm 2008, hệ số thu nợ tại Ngân hàng lại tăng lên 96,62%. Đây thực sự là một kết quả khả quan cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong công tác thu nợ của Chi nhánh. Ngoài ra, để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng đòi hỏi bản thân Ngân hàng cần có sự nỗ lực, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn.  Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng như thế nào, con số này lớn quá hay nhỏ quá đều không tốt. Qua 3 năm tỷ lệ này tăng liên tục, từ 67,60% năm 2006 tăng lên 120,25% năm 2007 và 132,936% năm Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 66 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh 2008. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động tăng như vậy là do tốc độ tăng của dư nợ cao hơn tốc độ tăng của vốn huy động. Điều này cho thấy đồng vốn huy động của Ngân hàng đã được sử dụng có hiệu quả, Ngân hàng ngày càng mở rộng huy động cũng như cho vay trong ba năm. Tuy nhiên, do nguồn vốn huy động tại ACB Cần Thơ không đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng trên địa bàn nên phải giải quyết bằng nguồn vốn điều hòa từ Hội sở. Đối với bất kỳ nguồn vốn nào, dù là vốn tự huy động hay vốn điều chuyển, Ngân hàng đều phải chịu một khoản chi phí. Do vậy, Ngân hàng phải điều hành giữa vốn tự huy động và vốn vay sao cho đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng và tốn chi phí là ít nhất thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ tăng.  Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ Một điều mà bất kỳ một ngân hàng nào đều cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ quá hạn, nhưng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng đó cao hay thấp. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của một Ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Qua bảng chỉ tiêu trên ta thấy tỷ lệ này nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại ACB Cần Thơ biến động khá phức tạp qua các năm. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ quá hạn được phép nhỏ hơn hoặc bằng 5% và ở mức 2% thì hoạt động của Ngân hàng được coi là bình thường. Năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Chi nhánh là 0,06%, đến năm 2007 giảm còn 0,03% do Ngân hàng đã tăng cường công tác thu nợ, xử lý nợ và ý thức trả nợ của khách hàng tăng lên đã giúp cho tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm. Nhưng đến năm 2008, tỷ lệ này là 1,89% tăng đột biến so với các năm trước. Năm 2008, trước tình hình kinh tế phức tạp, hầu hết khách hàng làm ăn không thuận lợi, sức mua giảm doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại ACB Cần Thơ vẫn nằm trong mức hoạt động bình thường theo quy định. Điều này chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng rất tốt. Và kết quả thực tế đã công nhận sự nổ lực từ nhiều phía: từ sự quản lý hiệu quả của Ban lãnh đạo Ngân hàng và sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ tín dụng cộng thêm thiện chí trả nợ của khách hàng, điều này nên được duy trì và phát huy hơn nữa trong tương lai. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 67 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh 4.2.6.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 16: Kết quả hoạt động tín dụng và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu 26.128 49.552 168.590 23.424 89,65 119.038 240,23 2. Chi phí 19.361 40.127 155.207 20.766 107,26 115.080 286,79 3. Lợi nhuận 6.767 9.425 13.383 2.658 39,28 3.958 41,99 4. Thuế TNDN (28%) 1.895 2.639 3.747 744 39,28 1.108 41,99 5. Lợi nhuận ròng 4.872 6.786 9.636 1.914 39,28 2.850 41,99 TS lợi nhuận (%) = (3)/(1) 25,90 19,02 7,94 ( Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Cần Thơ)  Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ qua 3 năm 4.872 6.786 9.636 0 2 4 6 8 10 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Lợi nhuận ròng Hình 9: Lợi nhuận ròng tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 Qua bảng trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ngày càng có hiệu quả. Điều này được thể hiện qua lợi nhuận ròng tăng nhanh qua các năm. Năm 2007, lợi nhuận ròng ACB Cần Thơ đạt 6.786 triệu đồng tăng 1.914 triệu đồng (tương Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 68 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh ứng với 39,28%) so với năm 2006 là 4.872 triệu. Đến năm 2008, lợi nhuận ròng của chi nhánh là 9.636 triệu đồng tăng 2.850 triệu đồng (tương ứng với 41,99%) so với năm 2007 là 6.786 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận ròng qua các năm được thể hiện qua hình 10 trang 67. Đạt được kết quả trên là do các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây: + Nguyên nhân khách quan: do xu thế phát triển khá mạnh và bền vững của toàn bộ hệ thống ngân hàng TMCP trong cả nước, chúng ta chứng kiến sự đảo chiều khá ngoạn mục về phía các ngân hàng TMCP từ năm 2006 đến nay, chứng minh sức sống và sự phát triển của loại hình ngân hàng này. Sự phát triển ngoạn mục này thể hiện ở những khía cạnh sau: Vốn chủ sở hữu tăng lên nhanh chóng, lợi nhuận bình quân ngày càng cao, quy mô tăng trưởng cả về nguồn vốn, doanh thu, tổng dư nợ cho vay và đầu tư, chiến lược nguồn nhân lực có sự đột phá, sự đa dạng về dịch vụ ngân hàng và áp dụng công nghệ thông tin… Bên cạnh đó sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng là một động lực cho sự phát triển của các ngân hàng TMCP. Ngoài ra, trong những năm gần đây ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản mới nhằm hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP. + Nguyên nhân chủ quan: ACB Cần Thơ đã tập trung phát triển các sản phẩm thị trường, không ngừng cải thiện hoàn thiện các sản phẩm hiện tại cho phù hợp yêu cầu của thực tế và đảm bảo lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng hoạt động trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với xu thế thương mại điện tử và nền kinh tế tri thức, chuẩn bị điều kiện và khả năng hội nhập được với thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng khu vực và quốc tế. Nếu xét về lợi nhuận ròng thì rõ ràng hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang rất có hiệu quả. Tuy nhiên khi xem xét mối quan hệ giữa sự gia tăng doanh thu và chi phí ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Cụ thể, năm 2007 doanh thu tăng 89,65% so với năm 2006 thì chi phí lại tăng 107,26%. Đến năm 2008, doanh thu tăng 240,23% thì chi phí lại tăng 286,79% so với năm 2007. Sự biến động không đều giữa doanh thu và chi phí Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 69 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh này có thể được giải thích là vào những năm 2007, 2008 ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ cần tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới, nên tăng chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hệ thống thiết bị máy tính, mở rộng mạng lưới giao dịch, nâng cấp sàn giao dịch vàng, đào tạo nhân viên nâng cao trình độ nghề nghiệp, chuyên môn. Trước mắt điều này làm cho chí phí tăng nhanh, tuy nhiên trong những năm tiếp theo chắc chắn tốc độ tăng của chi phí sẽ giảm lại vì khi đó ngân hàng đã có đầy đủ các điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết, chỉ tập trung phát triển sản phẩm và gia tăng doanh thu. 26.128 19.361 49.552 40.127 168.590 155.207 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Doanh thu Chi phí Hình 10: Tình hình doanh thu & chi phí tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008  Tỷ suất lợi nhuận Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy năm 2006, lợi nhuận đạt được từ hoạt động của Ngân hàng là 6.767 triệu đồng với tỷ suất lợi nhuận là 25,90% có nghĩa là cứ thu được 100đ doanh thu thì Ngân hàng có lợi nhuận 25,9đ. Sang năm 2007 và 2008, mặc dù lợi nhuận liên tục tăng trưởng nhưng tỷ suất lợi nhuận lại giảm. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận năm 2007 là 19,02% và tỷ suất lợi nhuận năm 2008 là 7,94% . Trong 2 năm này do tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu làm cho tỷ suất lợi nhuận không cao bằng năm 2006. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 70 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh CHƯƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY 5.1. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN Như ta đã biết, công tác huy động vốn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các Ngân hàng TMCP nói chung và của ACB Cần Thơ nói riêng. Đây là cơ sở để Ngân hàng có được một nguồn vốn ổn định và tạo thế chủ động trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, có được một nguồn vốn đủ lớn, đủ mạnh còn là cơ sở quyết định cho sự tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng. Một ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Trước khi đề cập đến các biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Chi nhánh, ta cần nhìn lại những điểm mạnh và điểm yếu của ACB Cần Thơ trong công tác huy động vốn từ năm 2006 - 2008. Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu,..) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, nhưng qua phân tích cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng Á châu vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm. Tình hình cụ thể như sau: - Nguồn vốn huy động qua 3 năm 2006 - 2008 có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào ACB ngày càng cao. Nguyên nhân là do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tín dụng trên địa bàn. - Các hình thức huy động chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế, trong đó tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng cao. Và trong tiền gửi tiết kiệm của dân cư thì tiền gửi có kỳ hạn là chủ yếu. Qua phân tích có thể thấy, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi của dân cư và tăng trưởng mạnh qua các năm, còn tiền gửi không kỳ hạn thì tăng giảm không đều. Khác với tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế lại chiếm tỷ trọng nhiều hơn tiền gửi có kỳ hạn. Tuy nhiên, tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn biến động từ năm 2006 - 2008. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 71 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh Sau đây đề tài xin nêu ra một số giải pháp mà Ngân hàng cần làm để hoạt động huy động vốn thực sự mang lại hiệu quả thiết thực hơn: - Ngân hàng cần giữ vững mối quan hệ với các khách hàng cũ, đồng thời khai thác khách hàng tiềm ẩn. Trên cơ sở đảm bảo uy tín với khách hàng, thực hiện chi trả chính xác, kịp thời, đảm bảo lợi nhuận và đảm bảo an toàn vốn cho khách hàng, tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi với khách hàng và khuyến khích họ gia tăng doanh số tiền gửi. - Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người dân biết được về lãi suất, cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của Ngân hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Nội dung của các hình thức tuyên truyền phải được trình bày sao cho khách hàng hiểu và nhận thức lợi ích của việc gửi tiền là có lợi cho cả hai bên, mà chủ yếu là có lợi cho khách hàng. - Ngân hàng cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc huy động vốn ở nông thôn như định kỳ cử cán bộ đến các khu vực vùng sâu, vùng xa khác nhau, đến những địa bàn mà Ngân hàng chưa có Chi nhánh hay phòng giao dịch để quảng bá về Ngân hàng và vận động dân cư tham gia các loại hình dịch vụ của Ngân hàng. Đây là thị trường tiềm năng về vốn rất lớn vì hiện nay nông thôn có nhiều hộ gia đình làm ăn rất có hiệu quả nhưng đa phần tích lũy theo cách truyền thống là mua vàng ở địa phương. - Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: Nhu cầu về vốn của khách hàng ngày một tăng, do đó Chi nhánh cần có nhiều hình thức huy động để phát triển nguồn vốn, cần chú trọng vai trò của tiền gửi tiết kiệm, nhất là những khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm để gia tăng vốn trung - dài hạn. - Khuyến khích các khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán qua Ngân hàng, thanh toán các giấy tờ có giá như Séc, trái phiếu, lệnh phiếu… trên cơ sở đó thu hút một lượng tiền gửi cao hơn. 5.2. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Nhìn chung hoạt động tín dụng của Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ trong thời gian qua tăng trưởng nhanh và khá cao. Nếu phân tích theo thời hạn cho vay, thì tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn cao hơn tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn. Bởi vì, về khía cạnh thời hạn thì những món vay có thời Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 72 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Cho nên, Ngân hàng luôn có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay. Cơ cấu cho vay nếu phân loại theo thành phần kinh tế thì đến cuối năm 2008 cho thấy: chiếm tỷ lệ cao nhất là khách hàng thể nhân kế đến là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần còn lại cho vay các doanh nghiệp Nhà nước. Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng của Ngân hàng Á Châu tiếp tục thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế phi Nhà nước nhằm hỗ trợ mạnh nhu cầu về vốn cho sự phát triển. Khách hàng của ngân hàng mở rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế. Với chính sách hợp lý, Ngân hàng Á Châu đã và đang xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đa dạng, đông đảo, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng. Tình hình dư nợ nhìn chung qua các năm đều tăng cao, sự tăng trưởng này là có cơ sở và gắn liền với các yếu tố thúc đẩy như: nhu cầu vốn từ khách hàng, từ nền kinh tế nói chung và kinh tế Cần Thơ nói riêng. Và chất lượng tín dụng thì quan trọng hơn việc mở rộng tín dụng. Phần phân tích chỉ tiêu dư nợ tín dụng ở trên cho thấy sự tăng trưởng khá cao của chỉ tiêu này trong thời gian qua. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tín dụng. Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhưng trên thực tế, vấn đề nợ quá hạn cũng là một vấn đề mà Ngân hàng Á Châu cần phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong tương lai sắp tới, để có thể xử lý nợ quá hạn tốt hơn thì việc tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả hơn là điều rất cần thiết. Như đã phân tích ở phần tình hình cho vay tại ACB Cần Thơ, rủi ro tín dụng có thể xảy ra từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ chính bản thân ngân hàng, từ khách hàng và từ cả môi trường kinh tế bên ngoài. Nhận diện được những nguyên nhân trên là điều kiện cơ bản để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Trong giai đoạn vừa qua, Ngân hàng đã thực hiện khá nhiều giải pháp hiệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 73 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh quả để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, quản lý rủi ro là một quá trình liên tục trong một ngân hàng thương mại nên để hiệu quả hoạt động bền vững thì nhất thiết không ngừng đề ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý rủi ro, đặc biệt trong tình hình hiện nay. Một số giải pháp như sau: - Xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp, cụ thể là xây dựng các chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng, quy mô và cơ cấu tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, khả năng quản lý và nhân lực. - Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay. Mặc dù, quy trình cho vay đang được áp dụng tại Ngân hàng Á Châu được xây dựng khá khoa học và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì một số khâu vẫn còn khá lỏng lẻo. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng. Từ đó, quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. - Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng do công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra. - Cần phải có có các giải pháp để đối phó với các yếu tố từ bên ngoài như sự thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, sức ép từ việc thực hiện các cam kết theo thông lệ, các diễn biến phức tạp của xu thế thị trường, tác động tiêu cực của các thông tin truyền thống bất cân xứng... - Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô. Bộ phận này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, địa bàn nông thôn và thành thị tại các tỉnh đồng bằng song Cửu Long. Trên cơ sở đó, Ngân hàng có thể thực hiện các gải pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 74 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Trong thời gian qua, hoạt động huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ đã đạt được những kết quả đáng kể. Cụ thể, huy động vốn và dư nợ cho vay tăng trưởng ở mức cao, quản lý rủi ro tốt và kinh doanh hiệu quả, trong đó ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù chịu áp lực cạnh tranh khá lớn trên thị trường nhưng Ngân hàng vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao cả về huy động vốn và cấp tín dụng. Ngân hàng đã tận dụng hệ thống giao dịch ngân hàng trực tuyến và danh mục sản phẩm huy động và cho vay phong phú, đa dạng của mình để tập trung thực thi chiến lược thâm nhập thị trường. Ngân hàng đã từng bước nâng năng lực phục vụ khách hàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm gắn với nhu cầu của người dân. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. ACB Cần Thơ đã có kế hoạch và nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cho vay. Cụ thể, cho vay đối với khách hàng thể nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao; tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được điều chỉnh hợp lý. Ngân hàng đã chú trọng đến công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng. Quản lý tín dụng được đặc biệt kiện toàn, cụ thể là xây dựng chính sách tín dụng trong đó thực hiện nghiêm túc quy định, chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, xác định rõ các giới hạn cho vay để định hướng cho việc tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm soát. Và nhiệm vụ này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh nhưng không chỉ dừng ở chỗ phát hiện và yêu cầu khắc phục mà còn phải phân tích nguyên nhân, đề xuất biện pháp giải quyết thích hợp và triệt để. Với những kết quả trên, có thể kết luận rằng những biện pháp mà Ngân hàng Á Châu đã áp dụng trong thời gian qua nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng đã có những tác dụng nhất định, chất lượng tín dụng phần nào cũng được cải thiện và quan trọng nhất là đã được nhìn nhận và đánh giá đúng hướng, đúng bản chất. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 75 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hiệu quả hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng nói riêng. Cụ thể là nguồn vốn huy động tại chỗ vẫn chưa tương xứng với nhu cầu tín dụng trên địa bàn, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ có xu hướng tăng vào năm 2008, đồng thời việc xử lý nợ xấu, thu hồi lãi và gốc còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn vẫn lớn, ngay cả đối với một số món nợ chưa đến hạn nhưng chất lượng không cao. Tóm lại, với mọi nỗ lực nhằm kinh doanh an toàn và có hiệu quả, tăng cường công tác huy động vốn, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cho thấy công tác tín dụng tại Ngân hàng Á Châu trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể: quy mô tăng trưởng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng ở mức cao, tỷ trọng nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ, tuy nhiên có xu hướng tăng vào năm 2008. Và do hoạt động này vẫn luôn ẩn chứa nhiều rủi ro vì vậy cần có biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, tư vấn cho các ngân hàng thương mại thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các ngân hàng thương mại có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng thương mại, đồng thời quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các ngân hàng thương mại về việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức nhưng không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các ngân hàng thương mại để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp. Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 76 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh vững của hệ thống ngân hàng thương mại, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng thương mại. 6.2.2. Kiến nghị đối với chính quyền Thành phố Cần Thơ Hiện đại hóa nền hành chính nhằm tạo điều kiện cải tiến quy trình làm việc nhanh, gọn hơn giúp người dân nói chung và các khách hàng của các Ngân hàng nói riêng giải quyết được các thủ tục có liên quan theo yêu cầu của phía Ngân hàng. Nhanh chóng tạo quỹ đất sạch đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư, đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo môi trường kinh doanh thong thoáng hơn để thu hút các nhà đầu tư. Đối với các cơ quan thi hành pháp luật cần đẩy mạnh tiến độ xét xử các vụ án liên quan đến tài sản đảm bảo, tránh để kéo dài thời gian gây thiệt hại cho các Ngân hàng. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Thái Văn Đại (2007). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 2. Edward W.Reed, Edward K.Gill (2004). Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê – Hà Nội. 3. Nguyễn Minh Kiều (2006). Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê – Hà Nội. 4. Lê Văn Tư (2005). Quản trị ngân hàng thương mại, Bộ Tài chính - Hà Nội. 5. Lê Văn Tư (2005). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Bộ Tài chính - Hà Nội. 6. Báo cáo tín dụng năm 2006, 2007 và 2008 của Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Cần Thơ. 7. Wedsite:      

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ.pdf
Luận văn liên quan