Luận văn Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh Tây Đô

+ Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới. + Tuyển thêm cán bộ tín dụng và chuyên viên máy tính để phân tán rủi ro và ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động của ngân hàng. + OCB Phương Đông cần phải cải cách mô hình tổ chức kinh doanh, tăng cường năng lực quản trị điều hành hệ thống OCB. Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

pdf89 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9988 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh Tây Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sang năm 2007 đạt 362.753 triệu đồng so với năm 2006, tăng 110.748 triệu đồng, tỷ trọng 43,95. Đến năm 2008 tăng 142.726 triệu đồng, tương đương tăng 39,35% so với năm 2007, tức thu được 505.479 triệu đồng, trong đó: Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 48 SVTH: Nguyễn Thị Tươi a) Cho vay ngắn hạn: Năm 2006, Ngân hàng thu nợ 90.625 triệu đồng, chiếm 35,96% trong tổng doanh số thu nợ của năm. Đến năm 2007 thu được 213.042 triệu đồng, chiếm 135,08% so với năm 2006, tăng 122.417 triệu đồng. Sang năm 2008 đạt 345.873 triệu đồng, tỷ trọng 68,42%, tăng 132.831 triệu đồng, tương đương tăng 62,35 % so với năm 2007. Ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn có doanh số thu nợ ngày càng cao và tỷ trọng chiếm càng lớn, đó là do Ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu để quay đồng vốn nhanh và giảm rủi ro, thứ hai nữa là do những chính sách thông thoáng, đãi ngộ của Chính quyền thành phố đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm cho tình hình kinh tế trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh mẽ, hoạt động sản xuất kinh ngày càng hiệu quả nên việc tạo ra lợi nhuận dễ dàng hơn và việc trả nợ được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Đây là những chuyển biến tích cực mà Chi nhánh đã thực hiện được. Trong những năm tới, Chi nhánh cần khai thác sâu hơn đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ vì họ thường vay số vốn ít nên việc trả nợ cũng dễ dàng hơn. b) Cho vay trung và dài hạn: Năm 2006, Ngân hàng thu nợ được 163.380 triệu đồng, chiếm 64,84%. Năm 2007, giảm xuống còn 149.711 triệu đồng, tỷ trọng 41,27%, so với 2006 thì giảm 13.669 triệu, tức giảm 0,84%. Đến năm 2008 tăng lên 9.895 triệu đồng tương đương tăng 6,61% so năm 2007, tức đạt được 159.606 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 31,58% trong tổng doanh số thu nợ trung hạn trong năm. Ta thấy tình hình thu nợ trung hạn biến động nhiều do Ngân hàng giảm dần lượng tiền cho vay ở hình thức này vì không mấy hiệu quả. Thực tế những năm qua, doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng, nhưng riêng phần cho vay trung hạn thì doanh số thu nợ giảm do nợ quá hạn của năm trước vẫn chưa thu hồi được. Song phải nhìn nhận một điều rằng, ta dùng chỉ tiêu so sánh giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ chỉ có thể đánh giá một cách tương đối về tính hiệu quả của công tác thu nợ, bởi vì doanh số thu nợ mỗi năm phụ thuộc rất nhiều vào kỳ hạn trả nợ theo hợp đồng của khách hàng. Vì đây là loại tiền đưa lại lợi nhuận cao nếu khách hàng trả nợ đúng hạn, nên Ngân hàng cần chú trọng hơn hình thức này, tăng cường cho vay kết hợp với thẩm định, kiểm tra cũng như phân tích tình hình hiện tại, những chiều hướng tương lai của các khách hàng vay để bảo đảm việc thu nợ đúng kỳ hạn. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 49 SVTH: Nguyễn Thị Tươi 4.2.2.3 Dư nợ cho vay theo thời hạn: Dư nợ là kết quả để đánh giá sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Qua 3 năm dư nợ cho vay tăng vì Ngân hàng tiến hành mở rộng nhiều hình thức cho vay tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh. Bảng 13: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008. ( Đơn vị tính: Triệu đồng) 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 110.991 39,45 201.973 48,03 256.538 51,26 90.982 81,97 54.565 27,02 Trung, dài hạn 170.372 60,55 218.580 51,97 243.948 48,74 48.208 28,3 25.368 11,61 Tổng cộng: 281.363 100 420.553 100 500.486 100 139.190 49,47 79.933 19,01 (Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô) 110 .991 201 .973 256 .538 170 .372 243 .948 281 .363 420 .553 500 .486 218 .58 0 .0 0 0 1 0 0 .0 0 0 2 0 0 .0 0 0 3 0 0 .0 0 0 4 0 0 .0 0 0 5 0 0 .0 0 0 6 0 0 .0 0 0 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tr iệu đồ ng Ngắn hạn Trung , dài hạn Tổng cộng Hình 08: BIỂU ĐỒ BIỂU THỊ DƯ NỢ CHO VAY THEO THỜI HẠN. Tổng dư nợ cho vay càng ngày càng tăng, trong đó Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, với tỷ trọng ngày càng cao. Năm 2006 là 110.991 triệu đồng, năm 2007 là 201.973 triệu đồng, tăng 81,97% so năm 2006, sang năm 2008 thì dư nợ ngắn hạn là 256.538 triệu đồng, tăng 54.565 triệu tương đương 27,02% so Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 50 SVTH: Nguyễn Thị Tươi năm 2007. Kết quả đạt được là do tình hình kinh tế phát triển nên nhu cầu vốn cho sản xuất tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh tăng lên, do TP Cần Thơ đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Cho nên các nhà đầu tư đã đầu tư những dự án làm ăn vào Cần Thơ, các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ thì tăng cường hiệu quả sản xuất, mở rộng quy mô để tìm được chỗ đứng vững chắc cho mình, và các ngân hàng chính là nơi cung cấp vốn cho họ. Từ những nguyên do đó, vốn vay trung hạn cũng tăng lên. Ngân hàng tập trung cho vay các dự án xây dựng, mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp. Năm 2006 là 170.372 triệu đồng, năm 2007 đạt 218.580 triệu đồng, tăng 28,3% so năm 2006, đến năm 2008 là 243.948 triệu, tăng 11,61% so với năm 2007. Ta thấy rõ ràng, năm 2008 Ngân hàng đã bắt đầu quan tâm đến hình thức cho vay này vì nền kinh tế ngày càng phát triển nhanh và xu hướng chung của các doanh nghiệp đi vay là nỗ lực hơn trong kinh doanh tạo lợi nhuận và uy tín cho mình. Bên cạnh đó cũng cần tranh thủ tiếp cận những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có uy tín để khai thác những lợi ích từ hình thức cho vay này đem lại. Về tỷ trọng ta thấy có sự biến đổi rõ rệt, các khoản dư nợ dài hạn và trung hạn có xu hướng giảm, trong khi dư nợ ngắn hạn có khuynh hướng tăng và dư nợ ngắn hạn lúc nào cũng chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ, trên hoặc gần bằng 45% ở mỗi năm. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn chiếm 39,45% năm 2006, đến năm 2007 tăng lên 51,26%. Còn dư nợ trung và dài hạn giảm đều với tỷ trọng 60,55% ở năm 2007 giảm xuống còn 51,97%. Sang năm 2008 lại tiếp tục giảm xuống còn 48,74%. Nhưng nhìn chung về dư nợ thì lượng thay đổi dư nợ trung, dài hạn còn kém xa so với dư nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là ngân hàng muốn cho vay với thời gian ngắn để luân chuyển vốn nhanh và giảm thiểu rủi ro. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 51 SVTH: Nguyễn Thị Tươi 4.2.2.4 Nợ quá hạn theo thời hạn. Bảng 14: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN PHÂN THEO THỜI HẠN, GIAI ĐOẠN 2006 - 2008. ( Đơn vị tính : Triệu đồng) 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Sốtiền % Ngắn hạn 6.695 26,52 9.602 34,61 12.165 35,17 2.907 43,42 2.563 26,69 Trung, dài hạn 18.546 73,48 18.142 65,39 22.427 64,83 -404 -2,18 4.285 23,62 Tổng cộng: 25.241 100 27.744 100 34.592 100 2.503 9,92 6.848 24,68 (Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô) 12.165 18.546 18.142 22.427 9.602 6.695 0.000 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tri ệu đồ ng Ngắn hạn Trung, dài hạn Hình 09: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM 2006 - 2008 Qua bảng và biểu đồ ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh tăng chậm ở năm 2007 nhưng đến năm 2008 lại tăng nhanh hơn. Cụ thể, năm 2006 là 25.241 triệu đồng, đến năm 2007 nợ quá hạn tăng lên 27.744 triệu, tăng 2.503 triệu chiếm 9,92 % so với năm 2006. Sang năm 2008 nợ quá hạn lại tiếp tục tăng lên là 6.848 triệu, tương đương 24,68 % so với năm 2007. Nguyên nhân dư nợ của ngân hàng tăng cao chứng tỏ số hợp đồng vay cũng tăng, do đó chi nhánh đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng thiếu thời gian để đôn đốc khách hàng đóng lãi đúng hạn dẫn đến Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 52 SVTH: Nguyễn Thị Tươi nợ chuyển nợ quá hạn quá nhiều. Từ những nguyên nhân đó, nợ quá hạn ngắn hạn cũng tăng theo, năm 2006 là 6.695 triệu, đến năm 2007 tăng lên 9.602 triệu, đến năm 2008 thì tăng chậm lại nhưng vẫn còn cao. Mặc khác khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, một số ít người không lo làm ăn mà chỉ ỷ lại và trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, cũng như của Nhà nước. Bên cạnh đó cũng phải kể đến trách nhiệm của Ngân hàng, không phải việc gì làm cũng là tuyệt đối, vấn đề đặt ra là Ngân hàng phải làm đúng nguyên tắc thì mới có thể ngăn ngừa được rủi ro tín dụng, khi cho vay Ngân hàng phải đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Bên cạnh đó, thiên tai dịch bệnh lại xảy ra liên tục nên người dân làm ăn không được như dịch lở mồm lông móng, dịch cúm gia cầm… 4.3 PHÂN TÍCH TÍN DỤNG THEO NGÀNH KINH TẾ. 4.3.1 Doanh số cho vay . Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu cung cấp cho các tổ chức kinh tế gồm cho vay về nông – lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng và thương mại dịch vụ. Bảng 15: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM. ( Đơn vị tính: Triệu đồng) 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Nông – Lâm nghiệp 70.684 117.587 50.462 46.903 66,36 -67.125 -57,09 Thủy sản 87.579 128.187 180.261 40.608 46,37 52.074 40,62 Xây dựng 68.125 76.999 120.046 8.874 13,03 43.047 55,91 Thương mại dịch vụ 100.390 179.170 234.643 78.780 78,47 55.473 30,96 Tổng cộng: 326.778 501.943 585.412 175.165 53,60 83.469 16,63 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 53 SVTH: Nguyễn Thị Tươi Tỷ trọng từng khoản mụcChỉ tiêu 2006 (%) 2007 (%) 2008 (%) Nông – Lâm nghiệp 21,63 23,43 8,62 Thủy sản 26,80 25,54 30,79 Xây dựng 20,85 15,34 20,51 Thương mại dịch vụ 30,72 35,70 40,08 Tổng cộng: 100 100 100 (Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô) 70.684 117.587 50.462 87.579 128.187 180.261 68.125 76.999 120.046 100.39 179.17 234.643 0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tri ệu đồ ng Nông – Lâm nghiệp Thủy sản Xây dựng Thương mại dịch vụ Hình 10: BIỂU ĐỒ BIỂU THỊ TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ. Tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng có sự biến động giữa các ngành trong tổng doanh số cho vay. Tương tự như tổng doanh số cho vay theo thời hạn, tổng doanh số cho vay theo ngành kinh tế cũng tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2006 là 326.778 triệu đồng, năm 2007 là 501.943 triệu đồng, tăng 175.165 triệu đồng gần 53,60 % so với năm 2006. Sang năm 2008 lại tiếp tục tăng lên là 83.469 triệu đồng, tương đương 16,63% so với năm 2007. Nguyên nhân cũng giống như trên là do vốn huy động được ở năm 2007 tăng mạnh và đến năm 2008 thì tốc độ này tăng chậm lại làm doanh số cho vay cũng ảnh hưởng theo. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 54 SVTH: Nguyễn Thị Tươi Nhìn chung doanh số cho vay ở từng ngành có xu hướng tăng trừ ngành nông nghiệp có xu hướng giảm từ năm 2006 đến năm 2008. Cụ thể năm 2006 có 70.684 triệu đồng đến năm 2007 có 117.587 triệu, tăng 46.903 triệu chiếm 66,36% nhưng đến năm 2008 chỉ có 50.462 triệu, giảm 67.125 triệu chiếm 57,09 %. Nguyên nhân là do chi nhánh cắt giảm cho vay nông nghiệp trong khi các khoản vay trước đó đã đến hạn thu hồi cho nên làm giảm doanh số cho vay của ngành. Bên cạnh đó, ngành thủy sản tăng mạnh ở năm 2007 và tăng chậm ở năm 2008. Và ngành thương mại dịch vụ, xây dựng thì tăng đều qua các năm. Nhìn lại doanh số cho vay được phân bố khá đồng đều ở từng ngành kinh tế đã chứng tỏ ngân hàng áp dụng chính sách phân tán rủi ro đều ở các ngành kinh tế làm giảm đi nguy cơ đầu tư không hiệu quả của ngân hàng. Hơn thế nữa tỷ trọng của ngành thương mại và dịch vụ luôn chiếm trên 30 % so với tổng doanh số cho vay vì hiện nay TP Cần Thơ là thành phố “ trẻ” trực thuộc trung ương nên ngành thương mại và dịch vụ đang trên đà phát triển nên nhu cầu vốn theo đó mà tăng và chiếm tỷ lệ cao. 4.3.2 Doanh số thu nợ. Bảng 16: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008. ( Đơn vị tính: Triệu đồng) 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Nông – Lâm nghiệp 58.015 88.148 80.850 30.133 51,94 -7.298 -8,28 Thủy sản 75.213 98.456 147.585 23.243 30,90 49.129 49,90 Xây dựng 45.127 60.322 94.357 15.195 33,67 34.035 56,42 Thương mại dịch vụ 73.650 115.827 182.687 42.177 57,27 66.860 57,72 Tổng cộng: 252.005 362.753 505.479 110.748 43,95 142.726 39,35 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 55 SVTH: Nguyễn Thị Tươi Tỷ trọng từng khoản mụcChỉ tiêu 2006 (%) 2007 (%) 2008 (%) Nông – Lâm nghiệp 23,02 24,30 15,99 Thủy sản 29,85 27,14 29,20 Xây dựng 17,91 16,63 18,67 Thương mại dịch vụ 29,23 31,93 36,14 Tổng cộng: 100 100 100 (Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô) 58.015 88.148 80.8575.213 98.456 147.585 45.127 60.322 94.357 73.65 115.827 182.687 0.000 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 200.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tri ệu đồ ng Nông – Lâm nghiệp Thủy sản Xây dựng Thương mại dịch vụ Hình 11: BIỂU ĐỒ BIỂU THỊ TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ. Qua bảng và biểu đồ ta thấy, tổng doanh số thu nợ theo ngành kinh tế cũng biến đổi tăng từ năm 2006 đến năm 2008: từ 252.005 triệu đồng năm 2006 tăng lên 362.753 triệu năm 2007 và 505.479 triệu năm 2008 và tình hình thu nợ theo ngành kinh tế cũng rất khả quan. Vế cơ cấu ngành kinh tế ta thấy doanh số thu nợ chi nhánh luôn tăng, cụ thể các ngành kinh tế như thủy sản, xây dựng, thương mại và dịch vụ có số tiền và tốc độ tăng tương đối đều qua các năm. Còn ngành nông nghiệp thì có doanh số thu nợ tăng năm 2007 nhưng lại giảm nhẹ vào năm 2008, cụ thể năm 2006 là 58.015 triệu, sang năm 2007 tăng lên 30.133 triệu tương đương 51,94% so với năm 2006. Đến năm 2008 lại giảm xuống nhưng chỉ Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 56 SVTH: Nguyễn Thị Tươi giảm nhẹ khoảng 8,28 % so với năm 2007. Nhưng nhìn chung tình hình thu nợ ở các ngành kinh tế tăng, nguyên nhân là Ngân hàng có mối quan hệ tốt với khách hàng trong việc đưa ra các chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay, thường xuyên quan tâm, chăm sóc khách hàng cũ như chúc tết, tặng quà vào dịp lễ hội, vào ngày sinh nhật, lôi kéo khách hàng mới… nên quan hệ tín dụng của khách hàng tại chi nhánh là khá tốt. Về tỷ trọng từng ngành kinh tế thì hầu như doanh số thu nợ của ngành nào cũng có tỷ trọng biến đổi tăng. Chỉ trừ ngành nông nghiệp là giảm, năm 2006 là 23,02%, năm 2007 chiếm 24,3% và đến năm 2008 giảm còn 15,99%. Điều này cho thấy ngân hàng đang chuyển hướng dần đầu tư sang các ngành khác và giàm mức cho vay ở ngành nông nghiệp nên doanh số thu nợ giảm. Mặc khác, ta thấy tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng đều qua các năm. Điều này đã chứng minh Ngân hàng đã tận dụng lợi thế của mình trong việc mở rộng các phòng giao dịch tại TP Cần Thơ để cho vay trong ngành thương mại và dịch vụ tạo ra được lợi nhuận cao mà thời gian thu hồi vốn lại nhanh. 4.3.3 Dư nợ cho vay. Bảng 17: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM. ( Đơn vị tính: Triệu đồng) 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Nông – Lâm nghiệp 68.015 97.454 67.066 29.439 32,28 -30.388 -31,18 Thủy sản 82.625 112.356 145.032 29.731 35,98 32.676 29,08 Xây dựng 50.215 66.892 92.581 16.677 33,21 25.689 38,40 Thương mại dịch vụ 80.508 143.851 195.807 63.343 78,68 51.956 36,12 Tổng cộng: 281.363 420.553 500.486 139.190 49,47 79.933 19,01 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 57 SVTH: Nguyễn Thị Tươi Tỷ trọng từng khoản mụcChỉ tiêu 2006 (%) 2007 (%) 2008 (%) Nông – Lâm nghiệp 24,17 23,17 13,40 Thủy sản 29,37 26,72 28,98 Xây dựng 17,85 15,91 18,50 Thương mại dịch vụ 28,61 34,21 39,12 Tổng cộng: 100 100 100 (Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô) 68.015 97.454 67.066 82.625 112.356 145.032 50.215 66.892 92.581 80.508 143.851 195.807 0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tri ệu đồ ng Nông – Lâm nghiệp Thủy sản Xây dựng Thương mại dịch vụ Hình 12: BIỂU ĐỒ BIỂU THỊ TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ. Cũng tương tự như dư nợ theo thời hạn, dư nợ theo ngành kinh tế cũng tăng mạnh vào năm 2007 và tăng nhẹ vào năm 2008. Năm 2006 là 281.363 triệu đồng, năm 2007 là 420.553 tăng 139.190 triệu tương đương 49,47 % so với năm 2006. Sang năm 2008 tiếp tục tăng lên là 79.933 triệu, tương đương 19,01 % với số tiền là 500.486 triệu so với năm 2007. Về cơ cấu từng ngành thì ta thấy các ngành thủy sản, xây dựng, thương mại và dịch vụ thì dư nợ tăng đều qua các năm, tăng nhanh vào năm 2007 nhưng tăng chậm vào năm 2008. Và ngành thương mại dịch vụ luôn có dư nợ tăng cao nhất luôn tăng gấp đôi so với dư nợ cho vay của các ngành khác. Còn ngành nông Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 58 SVTH: Nguyễn Thị Tươi nghiệp thì có dư nợ cho vay tăng giảm không ổn định, năm 2006 đạt 68.015 triệu đến năm 2007 có 97.454 triệu tăng 29.439 triệu chiếm 32,28% so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 thì lại giảm xuống còn 67.066 triệu giảm 30.388 triệu tương đương 31,18 % so với năm 2007. Nguyên nhân là ngân hàng muốn tăng các khoản vay ngoài nông nghiệp để thu lợi nhuận cao mà thời gian hoàn vốn lại nhanh, hơn nữa trong những năm gần đây thị trường bất động sản đang nóng và thị trường xuất khẩu thủy sản mở rộng liên tục nên nhu cầu vốn tăng cao. Do đó Ban giám đốc đã nghiên cứu, dự đoán và tính toán đến khả năng biến động của thị trường nên có các chính sách phân tán rủi ro cho tất cả các ngành nhằm giúp ngân hàng cân đối tốt vốn và có lợi nhuận cao. Về tỷ trọng các ngành, ta thấy các ngành đều biến đổi tăng chỉ trừ ngành nông nghiệp có tỷ trọng giảm xuống. Năm 2006 là 24,17%, đến năm 2007 giảm xuống còn 23,17%, sang năm 2008 tỷ trọng này lại tiếp tục giảm xuống còn 13,4% giảm mạnh so với năm 2007. Bởi vì trong những năm gần đây ngân hàng chủ yếu cho vay ở các ngành phi nông nghiệp mà giảm cho vay ở lĩnh vực này. Mặc khác, nền kinh tế Thành phố Cần Thơ phát triển, các doanh nghiệp ở các địa phương khác thi nhau mở các chi nhánh, văn phòng đại diện hay khu sản xuất trên địa bàn, nên đòi hỏi lượng vốn khá lớn để thành lập. Các khu công nghiệp, khu chế xuất đi vào hoạt động nên số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng từ đó tăng theo. Đây là một thị trường rộng lớn để Ngân hàng khai thác. Cho nên các Ngân hàng đầu tư vào chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới, đồng thời tăng cường đa dạng hoá các hình thức cho vay để thu hút ngày càng nhiều hơn. 4.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY. 4.4.1 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động. Bảng 18: TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG QUA 3 NĂM 2006– 2008. Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 1.Tổng dư nợ Triệu đồng 281.363 420.553 500.486 2. Tổng vốn HĐ Triệu đồng 149.522 218.780 319.191 Tổng dư nợ / Tổng NV HĐ Lần 1,88 1,92 1,57 (Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay qúa nhỏ đều không tốt vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 59 SVTH: Nguyễn Thị Tươi vốn của Ngân hàng thấp và ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả. Qua 3 năm ta thấy, tình hình nguồn vốn tương đối thấp, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2006, bình quân 1,88 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2007 tăng lên, cứ 1,98 đồng đồng dư nợ thì có sự đóng góp của 1 đồng vốn huy động, sang năm 2008 thì tỷ lệ này giảm xuống, 1,57 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động. Qua 3 năm ta thấy nguồn vốn huy động đã đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn, có thể nói là dư cho sản xuất và tiêu dùng của các cá nhân và các doanh nghiệp, buộc chi nhánh phải có chính sách hợp lý để không xảy ra rủi ro về thanh khoản. Song, do địa bàn TP Cần Thơ là TP trẻ đang trên đà phát triển có rất ít lượng vốn gửi vào ngân hàng và nhu cầu vốn vay ở đây rất cao, do đó ngân hàng đã kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động cho toàn ngành. Mặc dù, chỉ tiêu này thấp nhưng hầu như tiền gửi ở ngân hàng là tiền gửi tiết kiệm nên ngân hàng có thể cân đối dễ dàng do đó không có trường hợp rủi ro thanh khoản xảy ra. 4.4.2 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Bảng 19: NỢ QUÁ HẠN TÊN TỔNG DƯ NỢ QUA 3 NĂM 2006 - 2008. Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 1. Nợ quá hạn Triệu đồng 25.241 27.744 34.592 2. Tổng dư nợ Triệu đồng 281.363 420.553 500.486 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ % 8,97 6,60 6,91 (Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô) Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động sử dụng vốn, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ta thấy tình hình nợ quá hạn của ngân hàng có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn còn cao, năm 2006 là 8,97%, năm 2007 là 6,60% và năm 2008 là 6,91% và chiếm chưa đến 10% so với tổng dư nợ. Từ đó cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng hiệu quả. Công tác tín dụng cho vay là hoạt động mạnh nhất của OCB Tây Đô. Nguyên nhân ngân hàng đã thường xuyên giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc và chăm sóc khách hàng tận tình của nhân viên ngân hàng là tốt. Bên cạnh đó đã chứng tỏ việc thẩm định khách hàng trước khi vay của ngân hàng cũng rất hiệu quả, kết quả dường như không có hay rất ít khách hàng sai hẹn trả, nên nguy cơ về rủi ro tín dụng ít xảy ra. Trong những năm tới, đi đôi với việc thu hồi nợ tồn đọng thì Ngân Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 60 SVTH: Nguyễn Thị Tươi hàng phải tiến hành thẫm định kỹ hơn các doanh nghiệp và các nhân vay vốn như tư vấn, tham gia đầu tư trực tiếp vào các dự án, vừa tăng lợi nhuận cho chi nhánh vừa đảm bảo chất lượng tín dụng đạt hiệu quả. 4.4.3 Vòng quay vốn tín dụng. Bảng 20: VÒNG VAY VỐN TÍN DỤNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008. Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 1. Doanh số thu nợ Triệu đồng 252.005 362.753 505.479 2. Dư nợ bình quân Triệu đồng 243.666 350.958 460.520 D.Số thu nợ / Dư nợ bình quân Lần 1,03 1,03 1,10 (Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô) Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả của đồng vốn tín dụng qua tính luân chuyển của nó. Đồng vốn quay vòng càng nhanh càng có hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Nhìn chung, vòng vay vốn tín dụng của Chi nhánh trong những năm qua có xu hướng sụt giảm, năm 2006, 2007 là 1,03 lần, sang năm 2008 là 1,1 lần. Tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng tương đối tốt, số thu nợ phù hợp trên dư nợ cho vay bình quân đã chứng tỏ ngân hàng hoạt động khá hiệu quả công tác thu hồi nợ, đồng vốn được đẩy vào chu kỳ sinh lợi nagỳ càng nhiều. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải có biện pháp nhằm làm vòng quay vốn tín dụng tăng lên, ổn định nhằm làm cho khả năng sinh lợi từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn, tạo điều kiện cho việc tăng thêm lợi nhuận. 4.4.4 Hệ số thu hồi nợ: Bảng 21: HỆ SỐ THU HỒI NỢ QUA 3 NĂM 2006 – 2008. Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 1. Doanh số thu nợ Triệu đồng 252.005 362.753 505.479 2. Doanh số cho vay Triệu đồng 326.778 501.943 585.412 D.Số thu nợ / D.số cho vay % 77,12 72,27 86,35 (Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô) Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng hay là khả năng trả nợ của khách hàng, công tác thu hồi nợ càng hiệu quả thì chỉ tiêu này càng cao. Từ bảng số liệu ta thấy, hệ số thu hồi nợ qua 3 năm biến động không ổn định, nhưng hệ số thu hồi nợ cũng được xem là khá cao. Năm 2006 là 77,12%, Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 61 SVTH: Nguyễn Thị Tươi năm 2007 là 72,27 %, sang năm 2008 là 86,35%, tăng 14,08 % so với năm 2007. Điều này giúp ta nhận định rằng công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được nâng lên từng bước, tức Ngân hàng khẳng định được nguồn vốn của mình được đảm bảo, họat động của Ngân hàng có cơ sở vững chắc để tiếp tục tồn tại và phát triển. Nhận xét chung: Qua phân tích tình hình sử dụng vốn ta thấy Ngân hàng sử dụng vốn chủ yếu vào việc cho vay đối với các thành phần kinh tế theo các kỳ hạn. Đi đôi với công tác huy động vốn thì hoạt động tín dụng đang là nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng. Tình hình sử dụng vốn ngày càng có những chuyển biến tích cực: doanh số cho vay và dư nợ cùng doanh số thu nợ tăng, điều này thể hiện chất lượng tín dụng được nâng cao, đặc biệt năm 2007 là bước chuyển thực sự trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn với tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay ,vì với cho vay ngắn hạn thì Ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro và quay đồng vốn nhanh, trong khi cho vay trung dài hạn chưa được Ngân hàng quan tâm nhiều. Vì vậy, Ngân hàng cần chú trọng cho vay trung dài hạn kết hợp với công tác thẩm định chặt chẽ hơn nhằm mang lại lợi nhuận cao. Trong những năm gần đây, Việt Nam gia nhập WTO, nhu cầu vốn để tiêu dùng, mở rộng sản xuất cũng như tăng năng lực sản xuất để đủ sức cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài của các doanh nghiệp, Ngân hàng cần chủ động vốn chủ yếu từ huy động tại chỗ và một phần nhận vốn điều chuyển từ các phòng giao dịch để đáp ứng đầy đủ kịp thời cho khách hàng. Đây không những sẽ tạo lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế khu vực và cả nước phát triển. 4.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẮP TỚI CỦA OCB TÂY ĐÔ. 4.5.1 Thuận lợi: Ngân hàng OCB Tây Đô có được những thành tựu như hôm nay là nhờ sự tận dụng những nguồn lực sẵn có và phát huy tối đa mọi lợi thế của mình. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 62 SVTH: Nguyễn Thị Tươi - Việc Cần Thơ trở thành TP trực thuộc trung ương cũng đã đem lại cho ngân hàng nhiều cơ hội trong tham gia đầu tư, tài trợ, cho vay, huy động vốn… làm gia tăng hoạt động của ngân hàng cũng như góp phần vào sự phát triển của thành phố. - Trong thời gian qua, Chính phủ đã điều chỉnh, bổ sung và ban hành nhiều chính sách vĩ mô phù hợp với điều kiện thực tiễn, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng nên tốc độ kinh tế của cả nước nói chung, của Cần Thơ nói riêng tiếp tục phát triển ổn định. Nhiều chỉ tiêu tăng qua các năm và vượt mục tiêu đề ra, trong đó nhiều khách hàng của chi nhánh đạt được hiệu quả kinh doanh cao, tạo môi trường an toàn, ít rủi ro hơn cho hoạt động ngân hàng. - Bên cạnh đó, Chi nhánh còn đuợc sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời sát sao của Ủy Ban Nhân Dân quận ủy Ninh Kiều, TP Cần Thơ, NHNN chi nhánh Cần Thơ và nhất là Ngân hàng TMCP Phương Đông đã tạo điều kiện thuận lợi về cung ứng nguồn vốn đầy đủ và kịp thời góp phần giúp chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ của mình. 4.5.2 Khó khăn: - Hiện nay trên địa bàn TP Cần Thơ có nhiều ngân hàng cùng hoạt động nên cạnh tranh rất quyết liệt, đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất, thủ tục vay, chất lượng dịch vụ và tiện ích ngân hàng. - Khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên trước sự biến động của thị trường, các doanh nghiệp đều rất cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn có những tồn tại đã ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. - Cơ cấu tín dụng ở một số phòng giao dịch chủ yếu cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp nên mức rủi ro cao, chưa có điều kiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng sang lĩnh vực khác. - Mặc dù kết quả huy động vốn đều tăng trưởng qua các năm nhưng địa điểm của chi nhánh không nằm trên vị trí thuận lợi nên việc sử dụng vốn cũng hạn chế và gặp nhiều khó khăn. 4.5.3 Định hướng phát triển sắp tới: - Xác định thị trường mục tiêu là ngân hàng bán lẻ cung cấp các tiện ích ngân hàng phục vụ cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thể nhân, các hộ nông nghiệp và cư dân thành thị. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 63 SVTH: Nguyễn Thị Tươi - Phát triển hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ như phát triển các tiện ích của ngân hàng, làm phong phú các loại hình cho vay để phục vụ các doanh nghiệp vùa và nhỏ, các tiểu thương, hộ gia đình và tiêu dùng cá nhân. - Mở rộng đầu tư, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân sự cho việc phát triển mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 64 SVTH: Nguyễn Thị Tươi CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG. 5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN. Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của Ngân hàng thương mại, chính đặc thù này đã giúp cho các Ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hiện nay trên địa bàn đã hiện diện cơ bản đầy đủ các chi nhánh Ngân hàng thương mại như: Ngân hàng Ngoại Thương, Á Châu, Eximbank, Sacombank, An Bình, Ngân Hàng Công Thương, Nông Nghiệp,... Thực tế cho thấy nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững khi nguồn tiền để đầu tư chủ yếu phải là từ tiết kiệm của dân chúng, tiết kiệm của nền kinh tế và tiền gửi của các tổ chức kinh tế. - Chi nhánh phải nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ tài khoản doanh nghiệp nhằm thu hút nhiều hơn nữa các tổ chức kinh tế trên địa bàn gửi tiền vào Ngân hàng. Bởi đây là một lượng vốn khá lớn của doanh nghiệp khi họ chưa cần để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Trong năm 2008 thì trong tổng nguồn vốn mà chi nhánh huy động được thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm 70.768 triệu đồng. Trong thời gian tới chi nhánh cần nâng cao uy tín của mình hơn nữa, có nhiều chính sách khuyến mãi, quan tâm tới khách hàng doanh nghiệp. Cần duy trì và cải thiện khả năng thanh khoản của chi nhánh để tạo tâm lý an toàn cho khách hàng khi gửi tiền vào Ngân hàng. - Về lãi suất thì chi nhánh phải ổn định lãi suất huy động của mình, cần có nhiều hình thức áp dụng lãi suất ưu đãi với số tiền gửi lớn và kỳ hạn gửi dài, gửi tiết tiệm tích luỹ và cho phép rút từng phần theo nhu cầu khách hàng, tặng quà khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng và kèm theo các dịch vụ hỗ trợ thanh toán, chuyển tiền thuận lợi cho khách hàng... - Cần hoàn thiện cho mình một chính sách khách hàng hợp lý và có hiệu quả. Tư vấn và hỗ trợ người dân làm các thủ tục liên quan đến gửi tiền, hướng dẫn người dân cách sử dụng tiền nhàn rỗi hợp lý, đồng thời giúp người dân hiểu rõ vai trò và những dịch vụ tiện ích của Ngân hàng. Có chính sách khuyến khích Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 65 SVTH: Nguyễn Thị Tươi giúp người dân có tiền gửi Ngân hàng tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ vốn của Ngân hàng. - Ngân hàng quan tâm hơn nữa đến công tác quảng cáo, tiếp thị hiệu quả các dịch vụ tiện ích của chi nhánh như: bảo mật, an toàn, thuận tiện và sinh lãi tới khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau: Báo chí, Internet, Truyền hình hay phát tờ bướm khi khách hàng đến giao dịch... - Ngân hàng nên tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp để huy động các nguồn vốn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế năm 2008 và trong những năm tới. Trong đó, chú trọng điều chỉnh cơ cấu và kỳ hạn của nguồn vốn huy động cho phù hợp với cơ cấu tín dụng của mình. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN. Bên cạnh việc huy động vốn vào Ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn thì Ngân hàng phải nỗ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiện nay, nhu cầu vốn cho đầu tư đã và đang tăng trưởng ở mức cao. Việt Nam chính thức gia nhập WTO, tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế đang tích cực mở rộng hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh, nên cung - cầu tín dụng đều tăng. Thị trường bất động sản đang ấm lên, dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng. Trong thời gian tới OCB Tây Đô cần quan tâm triển khai thực hiện một số giải pháp để tiếp tục mở rộng tín dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế. - Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo quy định của NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng thương mại. Tiếp tục thực hiện các giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống. - Đẩy mạnh khả năng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, tránh tình trạng lạm dụng lãi suất để cạnh tranh thiếu lành mạnh, dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Rút ngắn thời gian phê duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng đồng thời đẩy mạnh công tác thu hồi nợ. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 66 SVTH: Nguyễn Thị Tươi - Cán bộ tín dụng theo dõi tình hình tài chính, tín dụng phương thức hoạt động kinh doanh cũng như nhu cầu vốn của káhch hàng để có những biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng có dấu hiệu không đủ khả năng trả nợ. - Nâng cao năng lực thu thập thông tin, nhận biết, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác. Kiểm soát chặt chẽ rủi ro đối với các khoản cho vay có khả năng rủi ro ở mức cao, như cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, cho vay tiêu dùng... - Xây dựng một quy trình tín dụng riêng áp dụng cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu là điều rất cần thiết hiện nay. Quy trình này cần bám sát vào đặc điểm và đặc trưng của từng đối tượng khách hàng để có những thiết kế nội dung phù hợp cũng như có những bước cần nhấn mạnh và khắc phục những hạn chế trong quy trình tín dụng hiện hành. Tóm lại, các giải pháp trên cần được OCB Tây Đô thực hiện một cách đồng bộ và kết hợp với nhau để đạt được kết quả cao nhất trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của Ngân hàng cần có sự hợp tác của khách hàng, cũng như sự hỗ trợ của cơ quan chức năng. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 67 SVTH: Nguyễn Thị Tươi CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN. Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế nước ta và trên thế giới thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mỗi ngân hàng là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn đòi hỏi các ngân hang không ngừng nỗ lực hơn nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát triển. Bằng chính nghị lực của mình, OCB Tây Đô đã vượt qua bao khó khăn, thử thách như khó khăn về biến động của thị trường, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn, những thử thách trong quá trình hội nhập, … để đạt được những thành công nhất định. Qua quá trình phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng có thể đưa ra những kết luận sau: - Về huy động vốn: Nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm có nhiều biến động, tuy nhiên, điều đáng mừng là vốn huy động của ngân hàng luôn tăng liên tục qua các năm. Theo xu hướng này thì trong những năm tới vốn huy động sẽ tiếp tục tăng góp phần làm tăng nguồn vốn cho ngân hàng. - Về tình hình sử dụng vốn: Tín dụng OCB Tây Đô được phân theo thời hạn và theo ngành kinh tế. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ đều tăng đều qua các năm, tình hình dư nợ cũng tăng khả quan. Quy mô tín dụng không ngừng mở rộng, công tác thu nợ đạt hiệu quả, nợ quá hạn có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ vẫn còn thấp so với mức quy định của NHNN. - Về hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận tăng liên tục qua các năm, thu nhập tăng trưởng với mức cao ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận. Bên cạnh đó thì chi phí cũng tăng trưởng ở mức cao nên đã làm giảm mức tăng trưởng của lợi nhuận. Có thể nói, hội nhập kinh tế đã và sẽ tiếp tục thúc đẩy OCB Tây Đô phát triển mạnh. Những cơ hội và thách thức là hai mặt của một vấn đề, chúng đan xen, chuyển hóa lẫn nhau. Điều đó đòi hỏi OCB Tây Đô phải biết vận dụng linh hoạt những giải pháp trong những tình huống cụ thể. OCB Tây Đô cần có sự liên kết và sự phối hợp đồng bộ với các chi nhánh khác trong hệ thống OCB, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển, thực hiện đúng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 68 SVTH: Nguyễn Thị Tươi 6.2. KIẾN NGHỊ. Hoạt động tiền tệ tín dụng ở bất kỳ tổ chức kinh tế hay cá nhân nào dù đang ở trong thời kỳ hưng thịnh đều không thể tránh khỏi những thiếu sót. Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Tây Đô, tôi có một vài ý kiến mang tính chất tham khảo sau: - Đối với OCB Tây Đô: + Chi nhánh cần ổn định và phát triển hoạt động huy động vốn của mình trong thời gian tới. + Mở rộng mạng lưới hoạt động bằng cách mở các phòng giao dịch, và tăng cường các máy rút tiền tự động để đẩy mạnh hoạt động thẻ trên địa bàn, nâng cao năng lực cạnh tranh. + Cần tăng cường huy động vốn trung và dài hạn để phục vụ cho hoạt động tín dụng trung, dài hạn. + Có những chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống, từ đó tạo sức hút các đối tượng có quan hệ với những khách hàng truyền thống. + Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, khuyếch trương thương hiệu, tạo ấn tượng tốt, niềm tin nơi khách hàng. + Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý hoạt động của các phòng giao dịch của chi nhánh. - Đối với OCB Phương Đông. + Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới. + Tuyển thêm cán bộ tín dụng và chuyên viên máy tính để phân tán rủi ro và ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động của ngân hàng. + OCB Phương Đông cần phải cải cách mô hình tổ chức kinh doanh, tăng cường năng lực quản trị điều hành hệ thống OCB. Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. - Đối với chính quyền địa phương, ban nghành: + Chính quyền địa phương cần hỗ trợ Ngân hàng trong việc cung cấp các thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 69 SVTH: Nguyễn Thị Tươi + Đối với thị truờng bất động sản cần đưa ra khung giá hợp lý xác thực với thị trường. + Xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 70 SVTH: Nguyễn Thị Tươi TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại (2007). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, Trường Đại Học Cần Thơ. 2. Nguyễn Thanh Nguyệt.(2005). Giáo trình Quản trị Ngân hàng, Đại học Cần Thơ. 3. Lê Thị Thu Hà (2005). Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Chi nhánh Cần Thơ, luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ 4. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Lê Hải Nam.(2002). Tiền tệ Ngân hàng – Thị trường tài chính. Nhà xuất bản Tài Chính. 5.Ngân hàng TMCP Phương Đông Chi nhánh Tây Đô (2006,2007,2008). Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Phương Đông – Tây Đô. 6. Ngân hàng TMCP Phương Đông Chi nhánh Tây Đô (2006,2007,2008). Bảng cân đối kế toán, bảng chi phí, thu nhập của NHTMCP Phương Đông – Tây Đô. 7. Các tạp chí Ngân hàng (2008). 8. Các trang Web: www.Eximbank.com.vn www.vnn.vn www.mof.gov.vn www.saigontimes.com.vn www.ocb.com.vn Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 71 SVTH: Nguyễn Thị Tươi MỤC LỤC CHƯƠNG 1. 3 1.1. Lý do chọn đề tài:..................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung: ...............................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ...............................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu. ...............................................................................2 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...3 2.1. Phương pháp luận..................................................................................3 2.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại. ................................................3 2.1.2 Các nguồn vốn của ngân hàng thương mại. ......................................3 2.1.2.1. Vốn chủ sở hữu: .......................................................................3 2.1.2.2. Nguồn vốn huy động: ...............................................................4 2.1.2.2.Vốn đi vay:................................................................................6 2.1.2.3. Nguồn vốn khác: ......................................................................7 2.1.3 Hoạt động tín dụng. .........................................................................8 2.1.3.1. Định nghĩa tín dụng: .................................................................8 2.1.3.2. Bản chất tín dụng: ....................................................................8 2.1.3.3. Nguyên tắc tín dụng: ................................................................8 2.1.3.4. Phân loại tín dụng:....................................................................9 2.1.3.5. Rủi ro tín dụng: ........................................................................9 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng thương mại. ...........................................................................13 2.1.4.1.Phân tích tổng quát nguồn vốn: ...............................................13 2.1.4.2. Phân tích nguồn vốn huy động: ..............................................13 2.1.4.3. Phân tích vốn vay: ..................................................................13 2.1.4.4. Phân tích vốn tự có của ngân hàng: ........................................14 2.1.4.5. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động sử dụng vốn:........................14 2.1.4.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng. .................................14 2.2 Phương pháp nghiên cứu. .....................................................................15 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu. ........................................................15 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu. ......................................................15 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 72 SVTH: Nguyễn Thị Tươi CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH TÂY ĐÔ .................................................16 3.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại Phương Đông- chi nhánh Tây Đô.16 3.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông.........16 3.1.1.1. Lịch sử hình thành:.................................................................16 3.1.1.2. Thành tựu: ..............................................................................17 3.1.2. Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông- chi nhánh Tây Đô. ........................................................................................19 3.2 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng.................................................20 3.2.1. Chức năng: ...................................................................................20 3.2.2. Nhiệm vụ: .....................................................................................20 3.2.2.1. Nhận các loại tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. .........................................................................20 3.2.2.2. Kinh doanh ngoại tệ và phát hành thẻ: ....................................20 3.2.2.3. Cung cấp dịch vụ kiểm ngân, thu và chi hộ.............................20 3.2.2.4. Cho vay trả góp, trả số tiền cố định hàng tháng hàng quý hoặc 6 tháng. ...............................................................................................21 3.2.2.5. Cho vay thông thường, trã lãi hàng tháng, vốn trả cuối kỳ: .....21 3.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự và nhiệm vụ chính của các phòng ban. ............22 3.3.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự: ................................................................22 3.3.2. Nhiệm vụ chính của các phòng ban:..............................................23 3.3.2.1. Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và 02 phó giám đốc. ...............23 3.3.2.2. Phóng tín dụng: ......................................................................24 3.3.2.3. Phòng kế toán và ngân quỹ: ....................................................24 3.3.2.4. Phòng kiểm soát nội bộ: .........................................................25 3.3.2.5. Phòng hành chánh quản trị: ....................................................26 3.3.2.6. Phòng vi tính: .........................................................................26 3.3.2.7. Phòng giao dịch......................................................................26 3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của OCB Tây Đô qua 3 năm 2006- 2008. ...................................................................................................................27 3.4.1. Về thu nhập: .................................................................................27 3.4.2. Về chi phí: ....................................................................................28 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 73 SVTH: Nguyễn Thị Tươi 3.4.3. Về lợi nhuận. ................................................................................29 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2006- 2008...........................30 4.1 Phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn giai đoạn 2006- 2008 ........30 4.1.1 Phân tích chung tình hình huy động vốn. .......................................30 4.1.1.1. Vốn huy động từ khách hàng: .................................................32 4.1.1.2. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng: ...................................32 4.1.2 Các phương thức huy động vốn. ....................................................33 4.1.2.1. Tiền gửi thanh toán: ...............................................................33 4.1.2.2. Tiền gửi tiết kiệm: ..................................................................34 4.1.2.3. Vốn huy động từ tổ chức tín dụng: .........................................36 4.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn.................................37 4.1.3.1. Tỷ trọng của từng phương thức huy động trên tổng vốn huy động. ...........................................................................................................37 4.1.3.2. Vốn huy động / tổng nguồn vốn: ............................................39 4.1.3.3. Vốn huy động có kỳ hạn / tổng nguồn vốn huy động. .............40 4.1.3.4. Vốn huy động của OCB Tây Đô / Tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn. .......................................................................41 4.2 Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2006- 2008 ..........42 4.2.1 Phân tích chung tình hình sử dụng vốn...........................................43 4.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn.....................................44 4.2.2.1. Doanh số cho vay: ..................................................................44 4.2.2.2. Doanh số thu nợ: ....................................................................46 4.2.2.3.Dư nợ cho vay theo thời hạn:...................................................49 4.2.2.4. Nợ quá hạn theo thời hạn........................................................51 4.4 Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế...................................52 4.4.1 Doanh số cho vay ..........................................................................52 4.4.2 Doanh số thu nợ. ............................................................................54 4.4.3 Dư nợ cho vay. ..............................................................................56 4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay...............................................58 4.3.1 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động.....................................58 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Tây Đô GVHD: Hồ Hồng Liên 74 SVTH: Nguyễn Thị Tươi 4.3.2 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ............................................................59 4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng.................................................................60 4.3.4. Hệ số thu hồi nợ:...........................................................................60 4.5. Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển sắp tới của OCB Tây Đô. ...................................................................................................................61 4.5.1. Thuận lợi: .....................................................................................61 4.5.2. Khó khăn: .....................................................................................62 4.5.3. Định hướng phát triển sắp tới:.......................................................62 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG................................64 5.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn. ..............................64 5.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn..................................65 CHƯƠNG 6: .................................................................................................67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................67 6.1 Kết luận................................................................................................67 6.2 Kiến nghị. ............................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH TÂY ĐÔ.pdf
Luận văn liên quan