Máy móc thiết bị của Công ty phần lớn đều là những máy cũ, một số
máy ở thế hệ năm 1990 thì còn có khả năng sử dụng được nhưng đối với một
số máy ở thế hệ năm 1980 thì đã cũ lạc hậu, vẫn dùng được nhưng năng suất
kém hay bị hỏng hóc, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, năng lượng cần phải thay đổi
cho phù hợp.
17 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2495 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty xây dựng dân dụng Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Phân tích tình hình kinh
doanh của Công ty xây dựng
dân dụng Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Xây Dựng Dân Dụng Hà Nội được thành lập tháng 3/1972
theo quyết định số 121/TCCQ của UBHC thành phố Hà Nội để thực hiện
nhiệm vụ chuyên xây dựng các công trình dân dụng, dịch vụm phúc lợi công
cộng của thành phố.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể chia thành các
giai đoạn:
1.1. Giai đoạn 1972 - 1975
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập Công ty Xây Dựng Dân Dụng
Hà Nội đã lập được nhiều chiến công xuất sắc như: chống lụt tại đê quoai
Thanh Trì, cứu sập, giải quyết hậu quả ở kho lương thực Vĩnh Tuy, khu phố
Khâm Thiên...., san lấp hố bom, sửa chữa, khôi phục các xí nghiệp, trường
học, bệnh viện... được hội đồng Nhà nước tặng thưởng 01 huân chương chiến
công hạng ba.
Về sản xuất kinh doanh, thời kỳ này Công ty mới được thành lập từ
những đơn vị có quy mô vừa và nhỏ, vốn liếng ít ỏi, cả Công ty có 4.350.000
đồng cơ sở vật chất nhỏ bé lại phân tán, máy móc thiết bị già cỗi, lạc hậu,
thiếu đồng bộ lại phải nhanh chóng tập trung xây dựng một đơn vụ đủ sức xây
dựng các công trình lớn đa dạng, phức tạp, đòi hỏi kỹ mỹ thuật cao của thành
phố.
Tuy vốn XDCB bị cắt giảm do phải tập chung cho chiến tranh nhưng
trong các năm 1973 - 1975 Công ty vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch hàng
năm đã bàn giao được 114 công trình với 99.086m2. Sau thời kỳ này tổ chức
của Công ty ngày một vững vàng, lực lượng sản xuất ngày một phát triển về
số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất đã được tăng thêm, tổ chức thi công đã
có nhiều tiến bộ, Công ty Xây Dựng Dân Dụng Hà Nội ngày càng củng cố
thêm lòng tin của các bộ lãnh đạo cấp trên cũng như cảm tình của nhân dân
thủ đô.
1.2. Giai đoạn 1976 - 1986.
Giai đoạn này Công ty nhận được khối lượng công trình gấp đôi so với
giai đoạn trước, để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Công ty đã nhanh chóng
xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời quan tâm đến hạch toán
kinh tế và chỉ tiêu kỹ thuật.
* Về tổ chức sắp xếp lại sản xuất và bố trí cán bộ.
Đầu năm 1976 Công ty đã có 2765 cán bộ công nhân viên các năm sau
đã liên tục tiếp nhận hàng năm từ 200 - 400 học sinh học nghề ở trường đào
tạo công nhân số 3 của Công ty ra trường. Đầu năm 1977 do yêu cầu phát
triển xây dựng, thành phố đã quyết định tách phân xưởng bê tông của Công ty
ở Vĩnh Tuy thành lập xí nghiệp bê tông Vĩnh Tuy, tách xí nghiệp cửa gỗ dân
dụng của Công ty ở Giáp Bát thành xí nghiệp mộc cửa Giáp Bát, tách đội xây
dựng 6 của Công ty sang xí nghiệp nhà xưởng, tách công trường 1 ở Đông
Anh cùng với công trường của Công ty Xây Lắp Công nghiệp thành Công ty
Xây dựng Đông Anh trực thuộc Sở Xây dựng.
Năm 1981 Công ty Xây dựng nhà ở số 4 lại được sát nhập vào Công ty
Xây Dựng Dân Dụng Hà Nội song hàng năm Công ty vẫn phải tuyển thêm
hàng trăm học sinh trung cấp, kỹ thuật, nghiệp vụ, hàng trăm lao động phổ
thông ở các quận, huyện, nội, ngoại thành. Đến năm 1984 Công ty đã có 4048
CBCNV, đây là thời kỳ Công ty có số cán bộ công nhân viên đông nhất. Dưới
Công ty là tổ chức các công trường có quy mô lớn thường có từ 400 - 500
công nhân, đặc biệt công trường 1 có lúc lên đến 700 người. Văn phòng của
Công ty có lúc đông nhất đến 187 người.
Sau khi phân xưởng bê tông, xí nghiệp mộc của Công ty tách ra, để chủ
động cung cấp một số cấu kiện bê tông, cửa gỗ Công ty phải xây dựng ngay
một đội bê tông và một đội mộc trực thuộc Công ty.
Thời kỳ này, lực lượng CBCNV phát triển nhanh chóng về số lượng và
chất lượng. Trong 10 năm Công ty đã đào tạo được hơn 300 học sinh học
nghề bậc II gần 400 thợ bậc III, bồi dường hơn 200 tổ trưởng sản xuất, nâng
bậc được hàng trăm thợ kỹ thuật bậc V, bậc VI... Do đó, trình độ kỹ thuật,
nghiệp vụ được nâng cao, là nhân tố quan trọng giúp Công ty hoàn thành xuất
sắc mọi nhiệm vụ được giao, được Sở Xây dựng đánh giá là một đơn vị làm
tốt công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ.
Trong công tác quản lý Công ty đã chú trọng tới công tác quản lý kinh
tế nội bộ bằng nhiều biện pháp và hình thức như thành lập thêm phòng kinh
tế, phòng tổng thầu kế hoạch 3, từng bước tiến hành thí điểm theo tinh thần
của Bộ tài chính và Ngân hàng Kiến thiết cấp vốn lưu động cho đơn vụ xây
lắp, thực hiện thanh toán gọn theo kiểu chìa khoá trao tay, áp dụng thí điểm
tổng thầu khoán gọn. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đến năm 1981
Công ty không phải đề nghị Nhà nước bù lỗ, từ năm 1982 trở đi đã có một
phần tích luỹ.
Song song với việc phát triển lực lượng, phát triển sản xuất tăng cường
công tác quản lý kỹ thuật Công ty đã duy trì một phong trào thi đua xã hội chủ
nghĩa, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất...
Thời kỳ này Công ty đã được tặng thưởng một huân chương lao động
hạng ba cùng nhiều cở thưởng thi đua, bằng khen xuất sắc của Uỷ ban nhân
dân thành phố, Tổng Công Đoàn Việt Nam.
1.3. Thời kỳ 1987 đến nay.
Đây là thời kỳ chuyển đổi cơ chế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trường hoạt động xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của
Nhà nước. Giai đoạn này Công ty còn 3603 người, tổ chức sản xuất theo mô
hình 4 cấ: Công ty, công trường, công trình, tổ. Nhiều đầu mối trung gian
cồng kềnh kém hiệu lực, vốn tự có không có là bao, thường xuyên phải vay
nợ ngân hàng, đã có lúc phải vay tới 1,5 tỷ đồng.
Sau một thời gian trăn trở, Công ty đã tiến hành sắp xếp lại sản xuất và
lực lượng lao động, hình thành mô hình 3 cấp: Công ty - đội - tổ sản xuất, tổ
chức hạch toán và phân cấp quản lý kinh tế trong nội bộ trên cơ sở sẵn có, đã
tìm ra hướng đi đúng đắn và thích hợp với cơ chế. Công ty đã tạo ra một phần
vốn, từng bước xây dựng được lòng tin và chữ tín với khách hàng, đồng thời
luôn đảm bảo cơ chế chính sách pháp luật, đảm bảo hài hoà giữa ba lợi ích
Nhà nước - tập thể - người lao động. Công ty đã xác định được chỗ đứng của
mình trong cơ chế thị trường cho tới ngày nay đang từng bước phát triển đi
lên.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã nhanh chóng chuyển từ
phương thức làm thuê sang kết hợp phương thức kinh doanh bất động sản,
tăng cường liên doanh, liên kết, nắm chắc thông tin kinh tế kỹ thuật, bám sát
thị trường, chủ động tham gia đấu thầu, nhận thầu khai thác kịp thời các điều
kiện thuận lợi mà Thành phố và Sở Xây dựng đã mở ra để khai thác, tìm kiếm
việc làm, tận dụng đất xây dựng nhà bán, trên cơ sở pháp lý cho phép.
Năm 1998 Công ty đã vay vốn của Nhà nước trên 1 tỷ đồng để chủ
động trong sản xuất kinh doanh và chỉ sau hai năm Công ty đã trả hết nợ đồng
thời cân đối giữa tích luỹ và thu nhập, đảm bảo không ngừng nâng cao thu
nhập cho cán bộ công nhân viên thành một tỷ lệ thích hợp cho phát triển vốn.
Mặt khác, tích cực huy động vốn bằng hình thức liên doanh với các đối tác có
vốn để đầu tư kinh doanh bất động sản.
Năm 1990, Công ty đã mạnh dạn mở hướng đầu tư liên doanh với nước
ngoài qua dự án khách sạn Phương Đông và liên doanh này đang phát huy có
hiệu quả. Năm 1993 Công ty liên doanh với Singapore xây dựng tổ hợp khách
sạn và văn phòng cho thuê tiêu chuẩn năm sao, Tháp trung tâm Hà Nội. Năm
1995, một liên doanh thứ ba gồm 4 bên Bắc Kinh, Hồng Kông và Việt Nam
thành lập Công ty Xây dựng Hà Nội - Bắc Kinh đã được cấp giấy phép đầu tư
và đi vào hoạt động, Công ty đã cùng các bên đối tác nước ngoài tổ chức thực
hiện các dự án liên doanh đảm bảo tiến bộ, nhanh chóng phát huy hiệu quả
của vốn đầu tư.
Trong cơ chế mới, Công ty đã từng bước đứng vững và có tín nhiệm
với khách hàng, cùng với chất lượng luôn được đảm bảo là tiến độ thi công
nhanh, dứt điểm gọn, hạ giá thành, đồng thời chú ý đến lợi ích của cácung cấp
bên tham gia liên doanh, liên kết.
Nhờ cớ hướng đi đúng đắn Công ty đã thu hút được vốn, xây dựng
được lòng tin với khách hàng nên sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao, đời
sống của cán bộ công nhân viên được nâng lên, hàng năm Công ty đêù hoàn
thành kế hoạch đề ra. Kết quả 29 năm tồn tại và phát triển Công ty Xây Dựng
Dân Dụng Hà Nội được Thành phố và Sở Xây dựng đánh giá là đơn vụ thi
công có chất lượng tốt nhất của ngành Xây dựng Hà Nội, có nhiều công trình
đạt huy trường vàng như:
+ Công trình Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
+ Công trình Nhà hát chèo Trung ương
+ Công trình chợ Đồng Xuân
+ Công trình nhà ở Vạn Phúc
+ Công trình Bách Hoá số 5 Lê Duẩn
+ Công trình Tháp trung tâm Hà Nội...
Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng hai huân chương lao động hạng
nhất, 1 huân chương lao động hạng nhì, một huân chương lao động hạng ba,
hai huân chương chiến công hạng ba, năm huy chương vàng chất lượng công
trình và nhiều cờ thưởng, bằng khen của Bộ Xây dựng, của Thành phố, của
quận Đống Đa và của các đoàn thể xã hội.
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Công ty Xây Dựng Dân Dụng Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước
trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là xây
dựng các công trình công cộng, các công trình nhà ở, kinh doanh nhà.... so với
các ngành sản xuất khác, sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản có những đặc
điểm riêng.
- Sản phẩm xâp lắp là những công trình, hạng mục công trình xây dựng,
vật kiến trúc... có quy mô, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian
sản xuất xây lắp kéo dài.
- Sản phần xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất
khác như: xe, máy, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động... phải di
chuyển đến đặc điểm đặt sản phẩm.
- Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp kéo dài do đó chất lượng công
trình, thiết kế ban đầu cần phải đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho bàn giao
công trình.
Việc tổ chức sản xuất các đơn vị xây dựng luôn mang tính đặc thù riêng
về sản phẩm. Hoạt động xây lắp diễn ra dưới điều kiện thiếu tính ổn định,
luôn biến đổi theo đặc điểm thi công và giai đoạn thi công nên Công ty đã lựa
chọn phương án tổ chức thi công thích hợp, đó là khoán thi công.
- Do chu kỳ sản xuất kéo dài nên để đẩy nhanh tiến bộ thi công, tránh
tổn thất, rủi ro, ứ đọng vốn Công ty đã áp dụng hình thức khoán cho các đội
thi công, điều này giúp Công ty hoàn thành và bàn giao sản phẩm đúng thời
gian quy định.
- Quá trình sản xuất diễn ra trong một phạm vi hẹp với số lượng công
nhân và vật liệu lớn Công ty đã phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các bộ
phận và giai đoạn công việc đảm bảo quá trình thi công diễn ra một cách liên
tục, không bị gián đoạn.
- Sản phẩm xây lắp phải diễn ra ngoài trời nên Công ty đã có các biện
pháp bảo đảm an toàn lao động cho công nhân như: trang bị cho họ mũ bảo
hiểm xây dựng, quần áo bảo hộ, dây thắt an toàn...
Để phân công lao động cho nhiều đặc điểm thi công khác nhau ứng với
mỗi công trình một cách có hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu suất công tác
quản lý, Công ty đã tổ chức lực lượng thi công thành các xí nghiệp, các đội
xây dựng và thực hiện khoán nội bộ, chính điều này đã giúp góp phần vào sự
phát triển của Công ty thể hiện Công ty liên tục làm ăn có lãi.
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây
Dựng Dân Dụng Hà Nội
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000 2001
KH TH KH TH
Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 32.000 31.019 35.000 29.870
Tổng doanh thu Triệu đồng 19.000 13.074 22.000 12.310
Nộp ngân sách Triệu đồng 1.352 1.108 1.320 1.580
Lợi nhuận Triệu đồng 460 407 489 629
Tổng quỹ lương Triệu đồng 2.958 2.190 3.500 3.600
Thu nhập bình quân Nghìn đồng 550 558 650 700
Qua bảng trên ta thấy, mặc dù tổng doanh thu giảm do vẫn còn một số
công trình chưa bàn giao nên chưa thu hồi vốn về được nhưng Công ty vẫn
đạt lợi nhuận cao. Năm 2001 lợi nhuận tăng 28,6% so với kế hoạch đề ra và
tăng hơn năm thực hiện 2000 là 54,5% khẳng định sự phát triển đi lên của
Công ty. Tổng quỹ lương năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 64,4%, thu
nhập bình quân đầu người năm 2001 là 700.000 đồng tăng hơn so với năm
1999 là 25,2% giúp cải thiện đáng kể đời sống của cán bộ công nhân viên
toàn Công ty giúp chi phí tiền lương đem lại hiệu quả là kích thích sản xuất,
tăng năng suất lao động.
Năm 2001, Công ty đạt giá trị sản lượng 29,87 tỷ trong năm 2002 Công
ty phấn đấu đạt 36 tỷ đồng sản lượng với tổng doanh thu đạt 29,246 tỷ đồng.
Hiện nay, Công ty đang tăng cường công tác tiếp thụ để nắm bắt tình hình,
chuẩn bị hồ sơ tham gia đấu thầu các công trình mới.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Xây Dựng Dân Dụng
Hà Nội.
Công ty Xây Dựng Dân Dụng Hà Nội là một đơn vị kinh tế hạch toán
độc lập có tư cách pháp nhân, với địa bàn hoạt động rộng nên việc sản xuất
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: thời tiết, địa hình, giá cả thị trường, liên tục
di chuyển... Để điểu hành sản xuất tốt, kinh doanh có lãi, cạnh tranh thắng
thầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải dồi dào về năng lực, trình độ, vật tư,
tiền vố, thiết bị nhân lực mới đảm bảo thắng thầu thi công. Để phù hợp với
đặc điểm về lao động, đặc điểm về sản xuất kinh doanh. Giám đốc Công ty
Xây Dựng Dân Dụng Hà Nội đã bố trí bộ máy quản lý cảu Công ty phù hợp
theo sơ đồ sau:
Sơ đồ: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Xây Dựng Dân Dụng Hà Nội
Ban giám c
Kh i tr c ti p
S n xu t chính
C khí i n n c
i xây d ng s 1
i xây d ng s 2
i xây d ng s 3
XN xây l p s 4
XN xây l p s 5
i xây d ng s 6
XN xây l p s 7
S n xu t ph tr
X ng m c
Máy thi công
XN cung ng
Kh i gián ti p
Phòng k ho ch
k thu t
Phòng tài v
Phòng ti p th
Phòng t ch c
L TL
Phòng hành chính
y t
Ban d án
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Công ty, là đại
diện pháp nhân của Công ty để ký kết hợp đồng kinh tế, hợp tác liên doanh.
Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất trong Công ty, phụ trách quản lý
cán bộ, tài chính, kế toán, công tác đầu tư.
- Phó giám đốc phụ trách kế hoạch - kỹ thuật là người giúp Giám đốc
Công ty và chịu trách nhiệm các khâu.
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất từng quý, tháng và tổ chức điều hành
sản xuất theo kế hoạch đã được xác định.
+ Phụ trách công tác kỹ thuật - chất lượng - an toàn lao động - phòng
chống cháy nổ - phòng chống lụt bão.
+ Phụ trách công tác quản lý lao động và thanh toán tiền lương...
- Phó giám đốc kinh doanh giúp Giám đốc Công ty và chịu trách
nhiệm.
+ Tiếp cận thị trường phát triển và điều hành các dự án nội bộ của
Công ty, kinh doanh nhà và các hoạt động dịch vụ theo đăng ký kinh doanh.
+ Tìm kiếm việc làm chỉ đạo công tác nhận thầu đấu thầu, chỉ đạo,
kiểm tra, đôn đốc công tác thanh quyết toán thu hồi vốn.
- Phòng tiếp thị: Tham mưu cho Giám đốc về khai thác công việc chủ
động quan hệ để tìm kiếm việc làm. Dự báo các thông tin về thị trường như:
xu hướng, nhu cầu, giá cả, yêu cầu kỹ thuật... Đồng thời phối hợp với các
phòng ban, các đơn vụ thi công trong công tác tổ chức, quản lý thi công và
thanh quyết toán các công trình.
- Phòng kế hoạch - kỹ thuật: Tham mữu cho Giám đốc xây dựng kế
hoạch sản xuất kinh doanh, nghiên cứu hồ sơ thiết kế, tham mưu cho các xí
nghiệp, các đội về các giải pháp kỹ thuật, kiểm tra dự toán thi công các công
trình....
- Phòng kế toán - tài vụ: Giúp Giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán
thống kê và làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế, tài chính của Nhà nước tại
Công ty. Chịu trách nhiệm về vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh theo dõi
khâu thanh quyết toán thu hồi vốn...
- Phòng tổ chức - lao động tiền lương:
+ Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty và
nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị trực thuộc đề xuất với Giám đốc bố
trí sắp xếp, sử dụng lao động hiện có và kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo tuyển
dụng cán bộ công nhân viên.
+ Lập kế hoạch lao động tiền lương, giám sát các đội, xí nghiệp thực
hiện, duyệt lương khoán sản phẩm và chế độ hàng thàng đối với các đội.
+ Thực hiện phân phối tiền lương, thưởng, giải quyết các chế độ chính
sách...
- Phòng hành chính - y tế: Quản lý chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công
nhân viên, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng tháng thực hiện công tác vệ
sinh lao động, phòng chống nóng chống rét, dịch bệnh..
- Ban dự án: Giới thiêụ tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi các dự án để
thu hút vốn đầu tư cho dự án, tổ chức quản lý, khai thác, phát huy hiệu quả
của dự án.
- Khối trực tiếp sản xuất: Gồm các xí nghiệp, các đội sản xuất chính các
đơn vị sản xuất phụ trợ. Các đơn vị này là lực lượng trực tiếp sản xuất thi
công có nhiệm vụ tổ chức sản xuất hợp lý đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng
và hiệu quả đối với từng hạng mục công trình.
3.1. Đặc điểm về lao động của Công ty Xây Dựng Dân Dụng Hà Nội.
* Đặc điểm về công nhân sản xuất.
Theo thống kê năm 2000 của Công ty Xây Dựng Dân Dụng Hà Nội,
Công ty có 403 công nhân sản xuất, trong đó 313 công nhân chính, 67 công
nhân phụ và 23 công nhân phục vụ có trình độ tay nghề tương đối phù hợp.
Qua bảng trên cho ta thấy được trình độ tay nghề của công nhân khá
cao, tuy bậc 6 và bậc 7 còn ít công nhân nhưng ở bậc 4 và bậc 5 lại khá nhiều
thể hiện trình độ tay nghề đồng đêù và tương đối phù hợp với công việc.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nữ trong công nhân sản xuất lại chiểm tỷ lệ
khác cao 38,46% tương ứng là 155 người. Với đặc điểm công việc ngành xây
dựng là khá vất vả, việc thi công, giám sát công trình... phù hợp với nam giới
hơn thì một tỷ lệ khá cao trong công nhân sản xuất sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất.
* Về lao động quản lý:
Công ty Xây Dựng Dân Dụng Hà Nội có đội ngũ quản lý với trình độ
chuyên môn tương đối dồi dào, có khả năng đảm nhiệm kỹ thuật công việc có
tính chất phức tạp đòi hỏi năng lực vững vàng.
Bảng 2: Cơ cấu lao động quản lý theo trình độ chuyên môn.
Chỉ tiêu
1999 2000 2001
TS Nữ TS Nữ TS Nữ
Trên đại học 0 0 0 0 0 0
Cao đẳng và Đại học 65 18 64 17 69 17
Trung cấp 60 36 57 36 45 32
Sơ cấp 10 8 9 8 12 8
Không đào tạo 3 1 3 1 3 1
Tổng số 138 63 133 62 129 58
Tổng số lao động quản lý qua các năm giảm do Công ty đang thực hiện
tinh giảm biên chế, tăng hiệu quả quản lý với một bộ máy quản lý gọn nhẹ.
Những cán bộ có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chiếm đa số trong
đội ngũ quản lý của toàn Công ty. Năm 2001 số người có trình độ Đại học
chiếm 53,48% một tỷ lệ khác cao so với các năm 1999, 2000, thể hiện điểm
mạnh của Công ty nằm rất lớn ở bộ máy quản lý hứa hẹn cho việc quản lý
hiệu quả trong các năm tới. Tuy nhiên, trong bộ máy quản lý của Công ty vẫn
còn một bộ phận người quản lý có trình độ chuyên môn kém chiếm 11,6% ở
năm 2001 tăng hơn so với các năm 1999, 2000. Điều này Công ty cần khắc
phục để trong những năm tới phấn đấu không có người quản lý có trình độ
chưa đạt yêu cầu.
4. Đặc điểm về máy móc thiết bị của Công ty.
Máy móc thiết bị của Công ty phần lớn đều là những máy cũ, một số
máy ở thế hệ năm 1990 thì còn có khả năng sử dụng được nhưng đối với một
số máy ở thế hệ năm 1980 thì đã cũ lạc hậu, vẫn dùng được nhưng năng suất
kém hay bị hỏng hóc, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, năng lượng cần phải thay đổi
cho phù hợp. Để thấy rõ hơn về đặc điểm của máy móc thiết bị phục vụ cho
sản xuất kinh doanh ta có thể đánh giá qua bảng sau:
Bảng 3: Tình hình máy móc thiết bị của Công ty
Tên thiết bị Năm sản xuất Số
lượng
Tình trạng kỹ thuật
Máy trộn bê tông 1990 9c Vẫn sử dụng tốt
Máy hàn biến áp 1992 20c -
Máy trộn vữa 1990 11c -
Đầm dùi 1993 29c -
Đầm bàn 1990 10c -
Máy bơm nước 1994 12c -
Cần cẩu XDK 13,5 1986 1c Sử dụng 80% công suất
Cần cẩu KC 2561 1984 1c Sử dụng 70% công suất
Ô tô JIN 130 1989 5c Vẫn sử dụng tốt
Ô tô Maz 1992 2c -
Súng kiểm tra bê tông 1995 1c -
Máy xúc ủi Belaut 1989 1c -
Dàn máy vi tính 1999 9c -
Máy khoan đứng 1983 1c Sử dụng 70% công suất
Bảng tính trình độ chuyên môn kỹ thuật của khối công nhân sản xuất Công ty Xây Dựng Dân Dụng Hà Nội
STT Nghề nghiệp Tổng số
(người)
Bậc thợ Nữ Cấp bậc thợ BQ I II III IV V VI VII
1 Nề 86 19 50 17 15 3,98
2 Mộc 56 2 7 38 9 3,96
3 Sắt, sắt xưởng 48 1 9 32 5 1 10 3,92
4 Sơn vôi 11 3 6 2 9 3,9
5 Lắp đặt điện 18 7 10 1 1 3,67
6 Vận hành máy TC 11 6 4 1 6 3,54
7 Lắp đặt ống dẫn 9 2 5 2 3,0
8 Tiện nguội 1 1 1 5,0
9 Hàn điện 6 1 3 2 1 4,17
10 Trắc địa 5 5 2 5,0
11 Sửa chữa ô tô 7 5 2 4,28
12 Lái xe, phụ xe 11 2 8 1 2,09
13 Phụ nề, lao động 117 1 1 8 52 51 4 105 4,39
14 Vận tải, bốc dỡ 6 6 5 2,0
15 Lái cẩu 4 1 2 1 4,0
16 Lái ủi 5 1 2 2 4,2
17 Lái xúc 2 1 1 4,5
Tổng 403 3 20 67 207 101 5 155
(%)/ tổng số 100% 0,74% 4,96% 16,62% 51,36% 25,06% 1,2% 38,46%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty xây dựng dân dụng Hà Nội.pdf